Tin Việt Nam – 10/06/2019
Trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ
vẫn thu phí tiếp tục sau ngày 10/6
Trạm thu phí BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn tiếp tục thu phí sau ngày 10/6, mặc dù Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã văn bản yêu cầu nhà đầu tư tạm dừng thu phí.
Truyền thông trong nước dẫn thông tin từ nhiều chủ phương tiện cho biết, trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn hoạt động thu phí phương tiện bình thường, không có việc trạm bị dừng như thông báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước đó.
Chủ đầu tư cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ giải thích sở dĩ vẫn thu phí tiếp tục vì không có một văn bản nào của Tổng Cục đường bộ Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư phải dừng thu phí từ ngày 10/6, mà chỉ có văn bản đề nghị đến ngày 10/6 phải nâng cấp xong thiết bị sao lưu dữ liệu theo đúng thông tư 49.
Trước đó, vào ngày 6/6/2019, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng tổng cục đường bộ Việt Nam, có văn bản yêu cầu nhà đầu tư trạm thu phí BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dừng việc thu phí bắt đầu từ ngày 10/6.
Văn bản nêu rõ, từ cuối năm 2018 tổng cục đường bộ đã yêu cầu nhà đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện ngay việc sao lưu dữ liệu thu phí tại trạm thuộc dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thứ BOT.
Tuy nhiên, sau khi kết quả kiểm tra cho thấy đến nay trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn chưa tiến hành thực hiện việc sao lưu dữ liệu thu phí. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải quyết định yêu cầu dừng việc thu phí bắt đầu từ ngày 10/6/2019 cho đến khi nhà đầu tư thực hiện yêu cầu trước đó theo đúng quy định.
Một người Mỹ gốc Việt sẽ bị đem ra xét xử
vì cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ”
Ông Michael Phương Minh Nguyễn, người Mỹ gốc Việt và 2 thanh niên là Huỳnh Đức Thanh Bình cùng với Trần Long Phi sẽ bị chính quyền Việt Nam đem ra xét xử tại tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 ngày 24 và 25/6/2019 tới đây với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một người khác là ông Huỳnh Đức Thịnh, cha của anh Thanh Bình bị xét xử về hành vi “Không tố giác tội phạm”.
Thông tin này được luật sư Nguyễn Văn Miếng, luật sư đại diện cho Huỳnh Đức Thanh Bình, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do vào chiều ngày 10/6/2019. Ông nói qua điện thoại như sau:
“Sáng nay anh cũng nhận được thông tin đó, phiên tòa xử 4 người về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ diễn ra vào ngày 24, 25/6.
Trong cáo trạng thì ông Phương Minh có về Việt Nam, có liên kết với 1 số người đi chụp hình quay phim một số buổi biểu tình. Điển hình là cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 về nhà làm thành những cái clip rồi đưa lên mạng”.
Bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của anh Huỳnh Đức Thanh Bình cho biết bà đã được gặp con trai mình 3 lần kể từ tháng 4 do kết thúc giai đoạn điều tra, tuy nhiên không được nói gì nhiều về vụ án.
“Bình vẫn khỏe mạnh bình thường, rất an nhiên tự tại. Bình có nói là con lớn rồi, con tự chịu trách nhiệm về những hành động của con chứ không có thời gian nói nhiều vì có công an mà.
Công an có 3 người luôn nên đâu có nói được gì đâu, chỉ nói chuyện ăn uống, sức khỏe và gia đình và gặp trong nửa tiếng.”
Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Miếng thì vụ án này có điều bất thường là hồ sơ chỉ gồm 2 tập hồ sơ, ít hơn rất nhiều so với các vụ án về an ninh quốc gia khác do hành vi của các bị cáo đơn giản, chỉ đơn thuần là lập nhóm và bàn bạc hành động.
Theo Quyết định đem vụ án ra xét xử của Tòa án nhân dân TPHCM, ông Michae Phương Minh Nguyễn, Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi bị bắt giữ vào ngày 14/7/2018, tức là khoảng hơn 1 tháng sau các cuộc biểu tình rầm rộ chống Luật Đặc khu và An ninh mạng mà 3 người này có tham gia.
Hồi tháng 10/2018, có hai mươi mốt dân biểu Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa gửi thư đến Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo yêu cầu gây áp lực phía Việt Nam nhằm trả tự do cho ông Michael Phương Minh Nguyễn, người đang bị phía Việt Nam tạm giam để điều tra về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Cả 3 bị truy tố theo khoản 1 điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức án từ 12 đến 20 năm nếu bị tuyên là có tội.
Hồi tháng 5/2019, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố một bản danh sách gồm 128 Tù nhân lương tâm Việt Nam hiện vẫn đang bị giam giữ, đây là những người bị chính quyền Việt Nam cầm tù vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ một cách bất bạo động.
Xử phúc thẩm Vũ ‘nhôm’ và hai tướng Công an
Sáng 10/6, Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao tại Hà Nội đã mở phiên xử phúc thẩm ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘nhôm’) và 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an, cùng một số cán bộ công an liên quan trong vụ án thâu tóm bảy dự án đất vàng tại Đà Nẵng và TP.HCM, gây thiệt hại hơn một ngàn tỷ đồng.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết Tòa đã triệu tập nhiều người làm chứng là lãnh đạo các công ty bất động sản có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; cũng như đại diện Bộ Công an, UBND TP. Đà Nẵng, UBND TP.HCM. Phiên tòa phúc thẩm vụ án dự kiến diễn ra đến ngày 15/6.
Trước đó hồi cuối tháng 1 trong phiên xử sơ thẩm, Tòa đã tuyên án ông Phan Văn Anh Vũ 15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau đó, Vũ ‘nhôm’ đã kháng cáo cho rằng mình hoàn toàn không phạm tội và không đồng ý với nội dung án sơ thẩm đã tuyên.
Cũng tại phiên sơ thẩm, cựu thứ trưởng Trần Việt Tân bị án 36 tháng tù, cựu thứ trưởng Bùi Văn thành 30 tháng tù, với cùng tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Bùi Văn Thành sau đó cũng kháng cáo, đề nghị được hưởng án treo. Ông Trần Việt Tân không chấp nhận phát quyết của tòa cũng như hình phạt bị tuyên.
Hai bị cáo khác liên quan đến vụ án là ông Phan Hữu Tuấn (cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an) và ông Nguyễn Hữu Bách (cựu cán bộ Tổng cục V). Hai người này cùng bị tuyên 5 năm tù giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Phan Văn Anh Vũ sinh năm 1975 tại Đà Nẵng, từng kinh doanh nhôm, kính nên có biệt danh Vũ ‘nhôm’. Ông này có hàm thượng tá công an, từng là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Bắc Nam 79 ở Đà Nẵng và Công ty Cổ Phần Nova 97 ở TP.HCM.
Ông bị Bộ Công an truy nã vào tháng 12/2017 và bị bắt giữ tại Singapore sau đó vì vi phạm luật di trú của nước này. Đầu tháng 1/2018, Vũ ‘nhôm’ bị dẫn độ về Việt Nam.
Tháng 7/2018, Vũ ‘nhôm’ bị tuyên án 9 năm (sau đó được giảm xuống còn 8 năm) vì tội làm lộ bí mật nhà nước.
Vào ngày 7/6/2019 tại phiên phúc thẩm vụ án thất thoát hơn 3 ngàn tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DAB), Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao tại TP.HCM cũng đã tuyên y án 17 năm tù đối với ông Phan Văn Anh Vũ về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Các nạn nhân khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh ra tòa
Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) đại diện cho gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) gây ra hồi đầu tháng 6 năm 2016 sẽ chính thức khởi kiện công ty này cùng 17 công ty khác ra tòa tại Đài Loan vào ngày 11/6. Thông cáo báo chí của JfFV cho biết như vậy hôm 10/6.
Theo thông cáo báo chí, mục đích của vụ kiện là nhằm yêu cầu Tập đoàn FHS phải bồi thường thỏa đang cho các nạn nhân và làm sạch vùng biển bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên.
Trong số 18 công ty bị khởi kiện, ngoài FHS, còn có một số công ty khác tại Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore và Cayman.
Vụ kiện FHS lần này còn được sự hỗ trợ của 5 tổ hợp Luật sư như Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (ERF) và Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường.
Cũng theo thông cáo báo chí, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International – ERI) tại New Jersey, Mỹ cũng sẽ đại diện các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có trụ sở của Công ty Formosa Mỹ.
Vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển hồi năm 2016 đã làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn người dân dọc 4 tỉnh miền trung Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, khiến hàng trăm tấn cá chết dạt lên bờ. Sau vụ việc, Fomrosa đã phải công khai xin lỗi và nộp 500 triệu đô la tiền bồi thường.
Tuy nhiên, nhiều người dân là nạn nhân của thảm họa này cho rằng việc bồi thường không đủ và cuộc sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Hồi năm 2016, khoảng 500 người dân đã ký đơn kiện công ty Formosa Hà Tĩnh ra tòa ở Việt Nam đòi bồi thường. Tuy nhiên đơn kiện đã bị trả về. Chính quyền Hà Tĩnh nói với báo giới rằng các đơn kiện của người dân “không đưa ra được chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/victims-sue-formosa-hatinh-06102019091411.html
Báo Anh: Tội phạm Việt khai là ‘trẻ em’
để trốn đi trồng cần sa
Một báo Anh nêu ra ví dụ luật chống nô lệ hiện đại có lỗ hổng khiến có tội phạm người Việt khai là ‘trẻ em’ để trốn công lý và tiếp tục gây án.
Hiện tượng này đã được một số người trong cộng đồng gốc Việt tại Anh nói đến từ lâu, nhưng nay, tờ The Sunday Times (09/06/2019) mới có bài chi tiết.
Bài của David Collins cho hay cơ quan công tố Anh đã họp với nội các ở London để nói về hiện tượng không ít người trồng cần sa đến từ Việt Nam khai man tuổi.
Lợi dụng một lỗ hổng trong luật chống buôn người yêu cầu cảnh sát trong vòng 24 giờ phải chứng minh người bị tạm giữ là trẻ em hay người lớn, các nghi phạm Việt này đồng loạt khai là họ mới 16 tuổi, thuộc nhóm vị thành niên.
Bi hài nghề làm móng tay ở Anh
Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh
Do đâu người Việt biểu tình trước tòa ở Anh?
Luật Anh khi đó yêu cầu cảnh sát chuyển các ‘trẻ em’ này cho cơ quan chăm sóc trẻ, và coi họ là nạn nhân của tội ác buôn người, chứ không còn là thủ phạm.
Có vẻ như ngay sau khi vào Anh để hành nghề trồng sa, một số người Việt khi bị bắt đã lập tức nói họ là ‘trẻ em’.
Hệ thống này và điều 45 của Luật chống buôn người và nô lệ hiện đại, đã bị lợi dụng nghiêm trọng, theo bài báo.
Tác giả Collins cũng cho hay đây là lỗ hổng nghiêm trọng, cho thấy cải cách tư pháp của bà Theresa May đưa ra khi còn làm bộ trưởng Nội vụ Anh “là thất bại”.
“Cải cách nhằm tạo ra cơ chế bảo vệ trẻ em bị buôn bán vào Anh Quốc, còn gọi là điều bảo vệ trẻ số 45, nhằm bảo vệ bất cứ ai dưới 18 tuổi không bị xử phạt kể cả khi họ phạm tội trồng cần sa…nhưng nay cơ chế này bị lạm dụng nghiêm trọng.”
Mẹ 30 xưng là 16 tuổi
Bài báo đăng ảnh của ba nhân vật Việt Nam, có tên là Kim Tien Tran, Huy Hoang Nguyen và Thanh Thi Nguyen. Cả ba đều khai man là “mới 16 tuổi”.
Riêng trường hợp Kim Thiên Tran được nhà báo Anh mô tả khá kỹ.
“Khi tới Anh trong xe thùng và bị bắt ở Milton Keynes năm 2017, Kim Thien Tran ngay lập tức nói, ‘Tôi mới 16 tuổi, tôi bị đưa vào lậu'”.
Được đưa vào cơ quan bảo vệ trẻ ở địa phương theo cơ chế có tên là National Referral Mechanism (NRM), Tran sau đó đã bỏ trốn.
Bài báo viết tiếp:
“Tháng 3 năm ngoái, cảnh sát ở Lancashire bắt được một băng đảng trồng cần sa tại Bootle, Merseyside gồm sáu người Việt, trong đó có Tran. Một lần nữa, Tran khai là mới 16 tuổi.”
Tuy nhiên việc khai man này không qua được mắt một thanh tra viên cảnh sát là Stuart Peall.
Ông lấy vân tay của Kim Thien Tran, đối chiếu với dữ liệu trong hệ thống và tìm ra đây chính là “em nhỏ” trốn khỏi Milton Keynes năm trước nữa.
Chỉ tin vào lời khai lần trước của Kim Thien Tran thì cô ta đã phải trên 18 tuổi, theo Stuart Peall, và ông quyết định tìm hiểu thêm.
Tuy vậy, vẫn theo luật bảo vệ trẻ là nạn nhân buôn người, Tran được giao cho hội đồng địa phương để chăm sóc như một ‘trẻ em’.
Trong vòng chưa đầy 8 giờ, cô ta đã chuồn mất, khiến Stuart Peall rất giận.
Vào laptop thu được của Tran, ông Peall thấy trang Facebook cá nhân của cô ta dùng tên khác, hình từ lễ sinh nhật 30 tuổi kèm ảnh bánh ngọt, chồng và hai con.
Có đủ bằng chứng phụ nữ Việt này là một người lớn phạm tội, cảnh sát Anh tung ra cuộc truy nã và bắt được Kim Thien Tran ở một trại cần sa mới tại Blackpool.
Khi bị bắt, cô ta lại khai: “Tôi 16 tuổi và là nạn nhân buôn người” (I’m 16 and trafficked).
Tòa Anh đã xử Kim Thien Tran 28 tháng tù.
Người Việt và các trại cần sa ở Anh
Các ngiên cứu tại châu Âu đã chỉ ra rằng nghề trồng cần sa (cannabis) có liên hệ tới thị trường ma tuý châu Âu, như Anh, Hà Lan.
Riêng tại Anh, hiện tượng này gắn liền với các băng đảng Việt.
Số liệu của cảnh sát Anh Quốc cho hay từ tháng 1/2016 tới tháng 4/2018, chỉ riêng tại London, nhà chức trách phát hiện ra 314 ‘trại cần sa’ (cannabis farms).
Báo Anh viết hồi 2015, hai người Việt Nam (Chien Nguyen và Hien Nguyen) bị bắt trong một trại cần sa trị giá 100 nghìn bảng Anh trong 11 căn phòng ở nhà bốn tầng tại Leeds, West Yorkshire.
Cả hai khai trước tòa họ nghĩ họ trồng ‘một loại rau Phương Tây'(Western vegetables) chứ không biết đó là thứ phi pháp.
Riêng về việc các tiệm làm móng tay bị tố giác là “sử dụng lao động trẻ em”, tác giả David Hoàng từ Anh Quốc đã từng viết trên trang Diễn đàn của BBC News Tiếng Việt rằng cần chú ý cả chuyện người bị bắt khai gian tuổi:
“Ví dụ khá khôi hài là ngay trong 14 trường hợp khai rằng họ là trẻ vị thành niên và bị bắt làm nô lệ trong đợt kiểm tra vừa qua, thông tin tự điều tra của người viết cho thấy ít nhất 5/14 nghi phạm đã ở độ tuổi 22-30.
Do những tốn kém để xác định chính xác tuổi của một người dựa vào X-ray răng nên đa số trường hợp chính quyền sử dụng lời khai cho việc xác định tuổi. Lỗ hổng này đang được khai thác từ nhiều phía,” tác giả từ Anh viết hồi tháng 1/2017.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48580208
Trương Duy Nhất: Công an Việt Nam khám xét chỗ ở
Bộ Công an Việt Nam loan báo đã tiến hành khám xét chỗ ở của ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng ngày 10/6.
Hai tướng công an bị phạt 2 năm rưỡi và 3 năm tù
Ông Trương Duy Nhất: Những ngày trên đất Thái Lan
Thông cáo nói đây là một phần cuộc điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” do bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại thành phố Đà Nẵng.
Ông Trương Duy Nhất nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011) tại thành phố Đà Nẵng.
Bộ Công an nhắc lại trước đó, họ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Chính quyền Việt Nam không tiết lộ đã bắt ông Duy Nhất ngày nào.
Tuy nhiên, một văn bản được gia đình ông Nhất đưa lên mạng, là sổ tiếp tế xác nhận việc vợ ông Nhất đến thăm chồng ở trại tạm giam T16.
Tờ giấy này ghi ông Nhất bị bắt ngày 28/1/2019.
Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân của trang blog “Một góc nhìn khác”, từng bị tù 2 năm tại Việt Nam.
Ông bị bắt hôm 26/5/2013 tại nhà riêng ở Đà Nẵng.
Phiên tòa ở Đà Nẵng năm 2014 kết tội ông “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Cáo trạng nói ông Nhất có các bài viết “không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng”.
Ông ra tù hôm 26/5/2015.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48581608
VN: Các nhóm lợi ích dùng ‘an ninh quốc gia’
để bủa vây xã hội dân sự?
Bùi ThưGửi đến BBC từ TP HCM
Vụ cưỡng hôn trong thang máy ở Hà Nội chỉ bị phạt 200.000 đồng và việc cựu viện phó viện kiểm sát Đà Nẵng có hành vi dâm ô với bé gái trong thang máy ở chung cư Galaxy 9, TP HCM đã bị hàng loạt tổ chức xã hội dân sự gay gắt lên án.
‘Có nhóm lợi ích sau luật Biểu tình và Bia rượu?’
Thế nào là 18 ‘suy thoái’ và 9 ‘tự diễn biến’?
Dân Việt trả 30 nghìn bảng để vào lậu nước Anh
‘Báo chí chưa có bao giờ được như hôm nay’
Thắng lợi của xã hội dân sự
Chiến dịch “Nhân phẩm 200k” được khởi xướng từ sự kiện trên với lời kêu gọi đổi avatar cùng khẩu hiệu ‘Không bây giờ thì bao giờ’ xuất hiện khắp các trang Facebook.
Đây là chiến dịch được nhóm GBVNet – Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam cùng với bảy tổ chức xã hội dân sự khác thực hiện nhằm kiến nghị Quốc hội sửa đổi pháp luật liên quan đến quấy rối tình dục.
Theo GBVNet, cán bộ phụ trách mảng Nội chính của Văn phòng Chính phủ đã liên hệ đề xuất cuộc gặp với các thành viên của GBVNet để trao đổi chi tiết hơn, dự kiến Nghị định 167 sẽ được bổ sung nội dung Quấy rối tình dục với các quy định cụ thể.
Đây là một trong những trường hợp hiếm hoi mà sức ép từ tổ chức xã hội dân sự thực sự buộc chính quyền phải trả lời về quyền phụ nữ trong các vụ án quấy rối tình dục.
Trong một diễn biến khác, hàng loạt cư dân chung cư Galaxy 9 đã ký đơn kiến nghị tập thể gửi tới UBND TP HCM, VKSND Tối cao, VKSND TP HCM, VKSND quận 4 để kêu gọi xử phạt cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh về tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Mạng xã hội lan truyền hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh xuất hiện trên những chiếc xe ô tô cùng dòng chữ “Thành phố đáng sống phải nhốt sạch ấu dâm”.
Nhóm OTO+ với hơn 700.000 thành viên trên diễn đàn và mạng xã hội đã hàng chục nghìn poster có hình ảnh và dòng chữ tương tự được chia sẻ, phát miễn phí cho các tài xế từ Bắc, Trung, Nam dán lên xe để tạo sức ép dư luận buộc vụ việc phải được đưa ra xét xử.
Ngay sau đó, Công an quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Hữu Linh, cấm ông đi khỏi nơi cư trú về hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
So với 5 năm trước, một vụ dâm ô trẻ em tương tự với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) ở Bà Rịa – Vũng Tàu dâm ô các bé gái ở chung cư Lakeside, gia đình các bé phải mất đến 4 năm đấu tranh kẻ dâm ô mới bị xét xử.
Đây là dấu hiệu cho thấy các tổ chức xã hội dân sự và sự quan tâm đến các vấn đề xã hội của người dân đã bắt đầu có tiếng nói và gây ảnh hưởng đến các quyết sách về luật định và chính sách.
Tác động đến luật định và chính sách
Ngày 24/11/2015 việc Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) chính thức hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính – được coi là dấu mốc quan trọng đối với cộng đồng người chuyển giới.
Tôi đã hỏi chuyện luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu, chuyên gia độc lập trong lĩnh vực chính sách và quyền con người tại Việt Nam về chuyển biến này và ông nêu nhận định:
“Đây có thể được xem là thắng lợi của tổ chức xã hội dân sự vì lần đầu tiên, một tổ chức phi chính phủ – cụ thể là Viện iSEE được mời đi tập huấn trực tiếp cho đại biểu và tham gia việc biên soạn luật liên quan đến quyền của người LGBT”.
Trước đó, cuộc diễu hành Viet Pride được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2012, đánh dấu bước tiến quan trọng của phong trào, được thực hiện mà không có giấy phép chính thức.
Bà Nguyễn Thanh Tâm, một trong những thành viên ban tổ chức ở Hà Nội vào thời điểm đó cho tôi biết, ban tổ chức không thể đăng ký giấy phép, chỉ có sự hậu thuẫn của các tổ chức quốc tế về tài chính để thực hiện sự kiện.
Viet Pride diễn ra mà không có cấp phép là minh chứng cho một không gian tự do hội họp đang vô cùng thiếuBà Thanh Tâm
Bà Tâm nhìn nhận: “Cuộc diễu hành Viet Pride diễn ra mà không có sự cấp phép chính thức của chính quyền là minh chứng cho một không gian tự do hội họp đang vô cùng thiếu ở Việt Nam”.
Theo luật sư Duy Hậu, các phong trào dân sinh như luật liên quan đến quyền của người LGBT, quyền trẻ em, quyền phụ nữ thì mức độ tác động trực tiếp của các tổ chức tổ chức dân sự rất cao: Đoàn người biểu tình chống dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng 10/6 ở TP HCM.
“Trong một số trường hợp, các tổ chức này còn đóng vai trò cố vấn chính sách cho nhà nước như về luật liên quan đến quyền của người LGBT. Tuy nhiên, có những vùng khó vận động hơn và các vùng này tùy thuộc vào thời điểm” – ông Hậu nói.
Vậy đâu là “vùng cấm”?
Không phải lúc nào sự lên tiếng mạnh mẽ của xã hội dân sự cũng đạt được những kết quả đáng mừng như thế. Hoạt động của xã hội dân sự về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, tranh chấp đất đai hay nhân quyền thường gặp nhiều trở ngại.
Tuy có vùng cấm vẫn lạc quan
Cũng theo luật sư Duy Hậu, đối với chính phủ Việt Nam, “vùng khó vận động” là những vấn đề bị cho là đe dọa đến an ninh quốc gia, đến vị thế lãnh đạo của Đảng như chủ quyền, nhân quyền hay vấn đề ngoại giao.
Nhà báo tự do – blogger Phạm Đoan Trang thì cho rằng:
“Phong trào LGBT thành công trong chuyện vận động chính sách vì nhà nước Việt Nam không coi cộng đồng LGBT là nhóm đe doạ quyền lực chính trị. Trong ngoại giao, chính phủ Việt Nam thường nhấn mạnh thành tựu “xoá đói giảm nghèo”, “bảo vệ quyền của người LGBT” như đồ trang sức tốt để khoe với thế giới là mình cũng tôn trọng nhân quyền”.
Thực tế, cộng đồng LGBT “xuống đường” cầm cờ lục sắc thể hiện quyền và tiếng nói của mình trong xã hội (dù chưa có giấy phép chính thức) vẫn không bị đàn áp.
Nhưng người dân cầm biển phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dự luật Đặc khu, Luật An ninh mạng và các dự án thương mại hủy hoại môi trường lại bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn và bị xem là “thế lực thù địch”.
nhà nước Việt Nam không coi cộng đồng LGBT là nhóm đe doạ quyền lực chính trịBà Đoan Trang
Tờ Quân đội nhân dân trong bài viết “Từ cách mạng cây, cách mạng cá đến cách mạng màu” ngày 3/6 ghi:
“Cứ ở đâu có các dự án du lịch, du lịch sinh thái gắn với danh lam thắng cảnh thì ở đó lại xuất hiện một số trang mạng “chuyên đề” phản đối.
Đây là những chiêu trò mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua các tổ chức xã hội dân sự”.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn thì nêu ý kiến:
“Những bài viết trên báo Tổ Quốc, Quân Đội nhân dân lập luận rằng, những ai lên tiếng chống lại các dự án thương mại hóa các khu bảo tồn thiên nhiên đều là phản động. An ninh quốc gia là một con “ngáo ộp” thường xuyên được sử dụng để dẹp im những tiếng nói phản biện, giúp nhóm lợi ích dễ dàng phá rừng xây khu du lịch (Sơn Trà, Tam Đảo), lấp biển làm khu giải trí (Công viên Đại dương), lấn sông chia lô biệt thự (sông Hàn).”
Ông Tuấn nhìn nhận, các nhóm lợi ích đang dùng chiêu bài “an ninh quốc gia” để kiếm lợi khủng bằng việc hủy hoại môi sinh và bán đứng lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên, ông có cái nhìn khá lạc quan về các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam:
“Nếu nhìn xã hội 3-4 năm trở lại đây từ việc những tài xế phản kháng BOT bẩn, các bạn trẻ xuống đường bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, người dân biểu tình bảo vệ môi trường sau thảm họa Formosa hay những người nông dân chân lấm tay bùn phối hợp với nhau giữ đất ở Đồng Tâm sẽ thấy đây là điểm khởi bùng phong trào thúc đẩy dân quyền, phát huy dân chủ ở Việt Nam.”
Ngọc Diệp, đồng sáng lập SaveNet – tổ chức dân sự thúc đẩy tự do ngôn luận nhận định:
“Vận động chính sách đòi hỏi một tiến trình dài hơi và có chiến lược. Hiện tại ở Việt Nam, các cuộc vận động phụ thuộc nhiều vào mạng xã hội. Trong bối cảnh mạng xã hội bị chính quyền kiểm soát, bị các nhóm lợi ích tác động thì việc vận động của các tổ chức xã hội dân sự sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, sự tham gia sôi nổi của hai cộng đồng tổ chức xã hội dân sự có đăng ký và không đăng ký là điểm nhấn của phong trào xã hội dân sự trong 5 năm trở lại đây”.
Theo Ngọc Diệp, các tổ chức xã hội dân sự lên tiếng về những vấn đề bức xúc của xã hội là cách thúc đẩy người dân thực hành tham gia chính trị:
“SaveNet không chỉ khởi xướng chiến dịch phản đối luật An ninh mạng mà còn lên tiếng cùng GBVNet trong chiến dịch “Nhân phẩm 200k”. Đây là cách các tổ chức dân sự tạo đồng minh để chiến dịch có tiếng nói và chính danh hơn. Cuối cùng, những dự án giáo dục về những giá trị phổ quát như tự do, quyền con người nhằm lan tỏa hiểu biết chung cho xã hội là nền tảng cho các phong trào vận động trong tương lai” – Ngọc Diệp nói.
—
Bài viết thể hiện cách hành văn riêng của nữ tác giả, một cây bút tự do hiện sống tại TPHCM.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48538624
Về phát biểu ‘khác biệt’ của ông Lưu Bình Nhưỡng
PGS. TS. Phạm Quý ThọGửi tới BBC từ Hà Nội
Ngày 30/5/2019 Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã có phát biểu ‘khác biệt’ tại kỳ họp 7 Quốc hội khoá 14.
Ông không ít lần ‘gây bão’ trên nghị trường, nhưng lần này ông có cảm nhận khác, rằng ông đã nói ra điều “… rất động chạm, nhưng vì lương tâm, trách nhiệm của ĐBQH trước nhân dân, tôi xin được phép chịu rủi ro này…”.
Bài phát biểu được truyền hình trực tiếp và nội dung sẽ được tóm tắt dưới đây.
‘Không có chỉ đạo từ trên’
Tình trạng tham nhũng và các bực xúc xã hội khiến cho người dân giảm niềm tin vào chế độ. Chiến dịch chống tham nhũng khiến cho họ hiểu rằng nguyên nhân của tình hình là sự tha hoá của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Bất kể một tín hiệu về sự trừng phạt quan tham đều thu hút được sự chú ý của dân chúng.
Dân chúng có phản xạ suy đoán rằng mỗi khi Đảng chuẩn bị xử lý cán bộ lãnh đạo biến chất cụ thể nào trong chiến dịch chống tham nhũng thì truyền thông thường có thể được sử dụng như một công cụ dọn đường dư luận.
Tuy nhiên lần này, bài phát biểu của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng làm tăng sự nghi ngờ từ công luận, khi các báo giấy và mạng của nhà nước có vẻ ‘lờ đi’ sự việc này.
Dư luận thì thầm rằng ‘không có chỉ đạo từ trên’, và nếu là ý kiến riêng, thì vị ‘nghị sĩ’ này có thể gặp rắc rối với ‘cấp trên’ hoặc có thể chịu rủi ro về đạo đức.
Nội dung bài phát biểu dài của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng được ghi lại trong một ‘videoclip’ dài hơn 6 phút có thể tóm lược như sau:
-Trước nhiều bức xúc trong xã hội người dân ‘không còn niềm tin’ với một số lãnh đạo, ‘cơ quan đơn vị’ về cách giải quyết và xử sự của họ;
-Suy thoái về đạo đức và lối sống của họ là nguyên nhân của tình trạng ‘trên bảo dưới không nghe’;
-Một số cán bộ lãnh đạo ‘xử lý vấn đề đại biểu quốc hội đề nghị’ ‘rất hình thức, qua loa’ ‘thì nhân dân ‘thấp cổ bé họng’ còn biết trông cậy vào đâu!’
-Đề xuất ‘Quốc hội tổ chức giám sát chất lượng cán bộ’ và ‘đề nghị cán bộ công chức sai phạm, không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án nên tự xử để gỡ gạc một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không còn tôn trọng’.
Video ghi lại lời phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng là khá ‘gay gắt’, song dù sao vị ĐBQH đã cố gắng sử dụng diễn đàn để phản ánh hiện tình bộ máy cán bộ và sự bất bình của người dân. Hơn thế, những giải pháp đề xuất cũng mang tính chất ‘xây dựng’.
Tuy nhiên, đại bộ phận các đại biểu quốc hội là đảng viên cộng sản, nhiều người trong số họ giữ các cương vị, chức vụ cao trong bộ máy đảng và nhà nước, họ sẽ nghĩ và biểu lộ thái độ thế nào?
Quốc hội giám sát công tác cán bộ của chính phủ là công việc khó khăn. Hơn thế, với tư cách là đại biểu quốc hội, thành viên trong hệ thống chính trị ông có thể gặp rắc rối với những lời phát biểu hoặc bị phán xét về mặt đạo đức?
Có thể gặp rắc rối?
Truyền thông của nhà nước ‘không đồng tình’ được hiểu là Đảng ‘không hài lòng’, nghĩa là ‘có vấn đề’. Nhưng với nội dung của bài phát biểu này thì việc chỉ trích công khai không phải là lựa chọn.
Trong trường hợp này sự rắc rối có thể là các hình thức xử lý nội bộ tổ chức đảng, mà không công khai, có thể là nhắc nhở hay kiểm điểm rút kinh nghiệm – giải pháp mang tính đức trị.
Đảng lãnh đạo toàn diện, đứng trên nhà nước là đặc trưng xuyên suốt của chế độ chính trị hiện hành.
Từ những ngày đầu giành được độc lập thế hệ khai quốc công thần chưa rõ ràng việc dùng luật pháp để cai trị đất nước do ảnh hưởng của “văn hóa phản kháng” với mục tiêu của họ là lật đổ chính quyền thực dân cùng với các chủ thuyết, triết lý của chính quyền đó, bao gồm việc tôn trọng luật pháp, dùng luật pháp làm công cụ quản lý xã hội. Điều đó phần nào giải thích vì sao các nhà lãnh đạo khi đó, và cho đến hiện nay, chọn ‘đức trị’ nhiều hơn là ‘pháp trị’.
Hệ thống chính trị đã và đang chuyển từ ‘pháp chế XHCN’ sang ‘nhà nước pháp quyền XHCN’ do sự ảnh hưởng của mô hình xô viết trước đây.
Việt Nam: Đổi Mới hay là Chết?
Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?
Khái niệm ‘pháp chế xã hội chủ nghĩa’ cùng bốn nguyên tắc chủ yếu. Đó là ‘đảng lãnh đạo’; luật pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị’; chính sách đảng cao hơn luật; và cá nhân phục tùng tập thể.
Nay đã sửa đổi, bổ sung. Theo chủ thuyết cai trị ‘nhà nước pháp quyền XHCN’ được ghi nhận chính thức vào Hiến pháp 2013, nhà nước dựa trên luật pháp được tách ra tương đối khỏi đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền có thể đặt ra các mục tiêu kinh tế – xã hội, còn nhà nước thì thực hiện các mục tiêu đó trên cơ sở tuân thủ hiến pháp của chính nó, và dùng luật pháp để quản lý hiệu quả đất nước.
Đảng CS Việt Nam vận hành theo điều lệ đảng, nhưng không nhất thiết bị ràng buộc bởi hiến pháp trong trường hợp hiến pháp và điều lệ đảng mâu thuẫn. Và nhà nước pháp quyền đó phải kiên định ý thức hệ chủ nghĩa xã hội. Đây là một trong những cơ sở cho việc ưu tiên sử dụng công cụ đức trị đối với những vấn đề nội bộ của đảng.
Về nguyên lý, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Hiến pháp công nhận là cơ quan lập pháp, quyền lực cao nhất, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ hệ thống chính trị ‘đảng lãnh đạo toàn diện’.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là một phần của hệ thống, ông buộc phải tuân theo ‘nguyên tắc vận hành’ của hệ thống này. Ông phải đặt lợi ích của tổ chức lên trên bản thân. Ngược lại, ông có thể gặp rắc rối.
Việt Nam chống được tham nhũng với thể chế này?
‘Có nhóm lợi ích sau luật Biểu tình và Bia rượu?’
Rủi ro đạo đức?
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng có thể được cho là đã ‘sử dụng tình huống diễn đàn’ để diễn đạt với lời lẽ bức xúc thái quá, mặc dù ông có nêu tính đại diện cho cử tri và các kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, các vị bộ trưởng, trưởng ngành…
Cái cách ông mô tả, được truyền hình trực tiếp rằng ‘cán bộ cao cấp’ mà ‘sống như thái tử, hoàng tử như là chúa rừng xanh, thái độ như là tuần phủ, tri phủ, chánh tổng’, ‘lợi dụng chức vụ vun vén đủ thứ, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu, đệ tử, sống xa hoa, thậm chí thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách’ không chỉ ‘đụng chạm’ mà còn làm nảy sinh rủi ro đạo đức cho bản thân.
Ông có thể bị phán xét về mặt đạo đức, kiểu như ‘ăn cây nào rào cây đó’ hoặc ông là một phần của hệ thống, nên chắc ông góp phần và ‘sự yếu kém’ của hệ thống đó. Ông không có quyền lên tiếng, ‘gay gắt’ phê phán hệ thống này…
Gần đây các cử tri nhận thấy mặc dù chất lượng các đại biểu quốc hội chưa đồng đều, nhưng không khí thảo luận trên nghị trường đã cởi mở hơn. Ngày càng có nhiều hơn ý kiến thẳng thắn, tranh luận, các câu hỏi chất vấn ‘trúng vấn đề’ và yêu cầu giải trình trách nhiệm. Đó là tiền đề để giảm bớt những phán xét về đạo đức chung chung, thay vì pháp lý chính xác.
Theo tôi, những cá nhân nêu các ý kiến về những vấn đề cố hữu bên trong hệ thống nên được khuyến khích thay vì phán xét về mặt ‘lập trường, quan điểm’ hay đạo đức. Hơn thế, trên diễn đàn quốc hội những ý kiến như vậy giúp mọi người bên ngoài và bên trong hệ thống nhìn ra vấn đề thực chất hơn.
Trong các chế độ dân chủ ở những nước có tam quyền phân lập và tự do báo chí, thì những phát biểu kiểu như của vị nghị sỹ kia sẽ được phản ánh đa chiều, nhưng sẽ không làm ông ta cảm thấy có rắc rối và rủi ro đạo đức.
Giá như ở nước ta có các điều luật, án lệ, cơ chế hữu hiệu hơn nhằm bảo vệ quyền lợi những người, những ý kiến dũng cảm lên tiếng tiết lộ các hành vi sai trái, phạm pháp của chính các hệ thống, tổ chức, hay đơn vị mà họ là thành viên. Điều đó giúp nhà nước phát hiện và trừng phạt các hành vi phạm pháp, ảnh hưởng đến quyền lợi chung của các cơ quan, đơn vị.
Đó sẽ là một giải pháp trung gian cần cân nhắc trong thể chế hiện hành.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48581677
Nhà cầm quyền CSVN sẽ thuê người ngoại quốc
cai quản đặc khu Vân Đồn
Tin Quảng Ninh – Báo Dân trí ngày 9 tháng 6 năm 2019 loan tin, để xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra kế hoạch huy động 96,400 tỷ đồng vốn đầu tư ngoại quốc, cùng với đó là chính sách thuê người ngoại quốc vào cai quản.
Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ xây dựng chính sách để thu hút các nhà khoa học ngoại quốc có trình độ, kinh nghiệm đến để làm việc, làm tư vấn và cai quản một số lĩnh vực kinh tế. Tỉnh này giải thích, chuyện thuê người ngoại quốc cai quản ở các đặc khu, khu kinh tế là việc rất phổ biến trên thế giới. Một số nước còn thuê người ngoại quốc nắm quyền cai quản ở vị trí trưởng đặc khu hoặc thị trưởng.
“Kế sách” này của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh đã khiến cho dư luận trên mạng xã hội bất mãn. Họ cho rằng CSVN đang tìm mọi cách để đánh lạc hướng, dẹp yên dư luận để hợp thức hoá việc cho Trung Cộng làm chủ đặc khu Vân Đồn, biến Việt Nam thành thuộc địa của Trung Cộng theo hiệp định Thành Đô.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-csvn-se-thue-nguoi-ngoai-quoc-cai-quan-dac-khu-van-don/
Hãng Sharp muốn chuyển sản xuất máy tính cá nhân
Sharp, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản có kế hoạch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế xuất sang Mỹ, khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày một gia tăng.
Hãng tin NHK của Nhật Bản hôm 7/6/2019 trích các nguồn tin cho biết, công ty Sharp có kế hoạch tạm thời chuyển sản xuất máy tính cá nhân sang Đài Loan trước khi chuyển sang sản xuất sang nhà máy mới tại Việt Nam.
Nhà máy mới của Sharp dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động sau tháng 10 năm nay.
Theo NHK, Sharp ban đầu dự định sản xuất các linh kiện điện tử tại nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng rõ ràng Sharp đang thay đổi kế hoạch, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục.
Đây là một động thái đáng chú ý, sau các thông báo của nhiều công ty đa quốc gia về việc chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh các tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Trước đó vào tháng 5 năm 2019, nhà sản xuất giày dép Brooks Running của Hoa Kỳ cho biết họ sẽ chuyển phần lớn sản xuất giày từ Trung Quốc sang Việt Nam trong năm nay. Sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, Việt Nam sẽ tạo ra 65% giày dép của Brooks Running, trong khi Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất khoảng 10%.
Các nhà cung cấp của Apple cũng đã có những động thái tương tự. Nhà máy lắp ráp iPhone Đài Loan Foxconn đã đầu tư trong một khu công nghiệp ở miền bắc Việt Nam, trong khi GoerTek của Trung Quốc năm ngoái đã yêu cầu tất cả các nhà cung cấp tham gia vào việc sản xuất AirPod của mình, chuyển tất cả các vật liệu cần thiết đến Việt Nam.
Hãng Samsung tháng 12 năm ngoái đã đóng cửa một trong hai nhà máy điện thoại tại Trung Quốc để tập trung nhiều hơn vào các quốc gia có chi phí thấp như Việt Nam và Ấn Độ để sản xuất.