Tin Việt Nam – 01/06/2019
Tình trạng tài khoản bị khóa ở Việt Nam
và cách Facebook giải quyết
Hòa Ái, RFA
Cư dân mạng tại Việt Nam ghi nhận kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm 2019 đến nay, tình trạng tài khoản mạng xã hội trên Facebook bị khóa và bị mất ngày càng nghiêm trọng.
Thế nhưng, một số nạn nhân của vụ việc này than phiền rằng Facebook đã không giúp đỡ họ khi họ thông báo với Facebook tình trạng vừa nêu.
Càng ngày càng nghiêm trọng
Hàng loạt người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam trong những tháng gần đây liên tục cầu cứu với Facebook giúp đỡ giải quyết tình trạng tài khoản của họ bị mất và bị khóa.
Qua ứng dụng messenger, Nhà văn Phạm Lưu Vũ chia sẻ với RFA là tài khoản Facebook của ông bị người khác kiểm soát từ lâu, nhưng ông không nhận biết và đến hôm 24 tháng 5 thì bị mất hẳn luôn, ông không thể nào lấy lại được.
Một trường hợp khác bị mất tài khoản Facebook là Facebooker Thái Văn Đường. Anh Thái Văn Đường kể với RFA rằng tài khoản tên “Thái Văn Đường bị mất hồi đầu tháng 3:
“Cái tài khoản chính của mình ‘Thái Văn Đường’ đã bị người ta làm giả mạo giấy chứng tử để báo cáo với Facebook là mình đã bị chết và hiện nay Facebook khóa treo tài khoản này của mình. Vào tài khoản ‘Thái Văn Đường’ thấy mọi người tưởng nhớ vì nghĩ rằng mình đã chết rồi, nhưng thực tế thì mình không truy cập được vào tài khỏan đó. Còn tài khoản phụ thì bị đánh sập ngày 4/4 và bây giờ cũng không lấy lại được nữa.
Mình nhiều lần gửi báo cáo cho Facebook về địa chỉ ‘mail’ cũng như hộp thư tự động trên Facebook thì đều không được hồi âm. Sau khi mất hai tài khoản đấy, mình lập tới 21 tài khoản nữa nhưng đều bị Facebook khóa vì Facebook đã quét hình ảnh của mình, quét tên của mình cũng như quét cả IP vì cái IP dùng là cố định cho nên mình không lập được tài khoản mới.”
Không chỉ các chủ tài khoản Facebook ở Việt Nam bị mất hay bị khóa tài khoản mà cả những người Việt Nam ở nước ngoài có tài khoản Facebook được nhiều người trong nước theo dõi (follow) cũng bị rơi vào tình trạng tương tự, như Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải ở Mỹ, ông Nguyễn Gia Kiểng ở Pháp…
Cái tài khoản chính của mình ‘Thái Văn Đường’ đã bị người ta làm giả mạo giấy chứng tử để báo cáo với Facebook là mình đã bị chết và hiện nay Facebook khóa treo tài khoản này của mình. Vào tài khoản ‘Thái Văn Đường’ thấy mọi người tưởng nhớ vì nghĩ rằng mình đã chết rồi, nhưng thực tế thì mình không truy cập được vào tài khỏan đó. Còn tài khoản phụ thì bị đánh sập ngày 4/4 và bây giờ cũng không lấy lại được nữa. Mình nhiều lần gửi báo cáo cho Facebook về địa chỉ ‘mail’ cũng như hộp thư tự động trên Facebook thì đều không được hồi âm
-Anh Thái Văn Đường
Facebook giải quyết thế nào?
Trước những than phiền rằng Facebook đã không có bất cứ hồi đáp nào khi các chủ tài khoản bị mất hay bị khóa liên lạc để yêu cầu giúp đỡ khôi phục lại, Đài RFA gửi thư điện tử đến Facebook liên quan vấn đề này và được bà Sarah Pollack hồi âm với nội dung đề nghị chúng tôi gửi các đường dẫn (link) và/hoặc email đăng ký của những tài khoản bị mất để họ tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, sau khi Đài RFA gửi đi một vài thông tin của các tài khoản bị mất tại Việt Nam thì chúng tôi vẫn chưa nhận được trả lời từ Faebook.
Trong khi đó, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút của tờ báo Việt ngữ Thoibao.de cho biết ông cùng với Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đang thực hiện chương trình có tên “1000+ Facebook Vietnam” để giúp đỡ cho các chủ tài khoản Facebook bị mất hay bị khóa.
Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết Facebook ở Đức đang phụ trách làm việc liên quan chương trình bảo trợ “1000+ Facebook Vietnam”:
“Chúng tôi đang làm việc với Facebook tại Đức và đang tích cực cùng với chúng tôi tìm nguyên nhân. Ngoài ra, rất ngạc nhiên là họ có hỏi một số trường hợp tù nhân lương tâm đã bị bắt bỏ tù rồi mà tại sao vẫn đăng Facebook được. Họ cũng biết rõ như thế. Tôi đã cung cấp một số thông tin nguyên nhân tại sao và như thế nào, trong đó có những tài khoản bị an ninh Việt Nam kiểm soát và họ tiếp tục dùng tài khỏan của những người bị bắt vào tù đó để theo dõi những người bên ngoài. Tôi báo cho Facebook để họ có biện pháp phòng tránh những việc như vậy vì các hoạt động đó giống như hoạt động gián điệp.”
Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết thêm hiện đợt đầu tiên gửi danh sách đến Facebook ở Đức gồm 51 tài khoản bị tấn công bằng hình thức báo cáo sai trái, nhằm mục đích khóa tài khoản của họ. Các chủ tài khoản này là những người thường xuyên viết bài phản biện và có đến đến 1 triệu ‘follow’.
Theo ghi nhận của nhà báo Lê Trung Khoa, trong vòng hai tháng qua, hàng trăm tài khoản liên tục bị tấn công và bị mất. Hiện tại ông và RSF đang cùng Facebook tại Đức nỗ lực làm việc với nhau để xác minh, cũng như phân tích những sai sót trong hệ thống dữ liệu của Facebook.
Nhận định về phản hồi của Facebook trong việc giải quyết tình trạng mất tài khoản tại Việt Nam một cách nghiêm trọng, Nhà báo Lê Trung Khoa nhấn mạnh:
“Không phải cảm nhận mà rõ ràng họ viết cho mình bằng thư để hỏi rất nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Không những cái danh sách mà mình đưa cho Facebook mà họ đang làm việc và họ phân tích từng trường hợp mà mỗi trường hợp bị nhiều lần khóa hay bị báo cáo như thế nào…Họ còn tìm những người khác đưa cho mình để mình cùng kiểm tra với họ. Tức là họ rất cầu thị và rất mong muốn làm cho hệ thống của họ được tốt hơn và chặt chẽ hơn. Có thể nói rằng Facebook gần đây tỏ ra rất thiện chí, đặc biệt sau khi họ nhận được thư của Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Đức yêu cầu giải trình vấn đề tại sao lại khóa tài khoản Facebook của Thoibao.de trong thời gian qua. Bây giờ họ hành động rất tích cực, nhanh và chi tiết. Nói chung mình thấy như vậy là tốt.”
Chủ bút Thoibao.de nói rằng ông sẽ trình bày dự án “1000+ Facebook Vietnam” cùng các thông tin cụ thể trước hàng trăm nhà báo quốc tế, tại Hội nghị báo chí lớn nhất của Đức tổ chức ở Hàn Quốc trong hai ngày 14 và 15 tháng 6.
Còn bị hạn chế bởi nhiều hình thức
Bên cạnh tình trạng tài khoản bị khóa hay bị mất, không ít chủ tài khoản Facebook tại Việt Nam còn bị nhiều hình thức hạn chế khi họ tương tác với mạng xã hội này.
Bà Nguyễn Thị Châu, vợ của Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh là người bị bắt vào dịp lễ 2-9 năm 2018 với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cho RFA biết tài khoản tên “An Duong” của bà bị mất sau khi chồng bà bị bắt khoảng một tháng. Vào hôm 28 tháng 5, qua tài khoản mới“ Duong An”, bà Châu đăng thông tin tòa án tỉnh Bến Tre sẽ xét xử chồng bà vào ngày 6/6/2019 tới đây, thì sau khi có 32 lượt ‘share’ bất thình lình nút ‘share’ biến mất. Bà Nguyễn Thị Châu kể lại:
“Hôm tôi đưa thông tin của ông xã lên thì cư dân mạng chia sẻ được, còn những người ‘copy’ về chia sẻ thì bị chặn. Những nút ‘share’ bài viết của tôi thì bị chặn hết, với những ‘comment’ tôi cảm ơn những người chia sẻ bài viết của tôi cũng bị xóa luôn. Thêm nữa, mỗi lần tôi đi thăm ông xã về và đăng bài lên thì mạng internet của tôi hay bị chập chờn, chậm hay bị cắt trong vòng 3,4 ngày rồi tôi phải kêu thợ đến sửa thì mới chạy lại bình thường.”
Chúng tôi đang làm việc với Facebook tại Đức và đang tích cực cùng với chúng tôi tìm nguyên nhân. Ngoài ra, rất ngạc nhiên là họ có hỏi một số trường hợp tù nhân lương tâm đã bị bắt bỏ tù rồi mà tại sao vẫn đăng Facebook được. Họ cũng biết rõ như thế. Tôi đã cung cấp một số thông tin nguyên nhân tại sao và như thế nào, trong đó có những tài khoản bị an ninh Việt Nam kiểm soát và họ tiếp tục dùng tài khỏan của những người bị bắt vào tù đó để theo dõi những người bên ngoài. Tôi báo cho Facebook để họ có biện pháp phòng tránh những việc như vậy vì các hoạt động đó giống như hoạt động gián điệp
-Nhà báo Lê Trung Khoa
Từ Australia, Chuyên gia Công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu cho biết ông ghi nhận tình trạng không thể ‘share’ hay không thể bấm ‘like’ và cả nhiều hình thức rất lạ khác đang xảy ra khi đăng tải những nội có liên quan đến Việt Nam. Ông Hoàng Ngọc Diêu, qua ứng dụng messenger đưa ra dẫn chứng trường hợp cá nhân của ông:
“Ví dụ, trang Facebook của tôi có rất nhiều người vào xem không được. Vào là bị treo cứng. Riêng tình trạng vào mà không thấy được live stream, mãi đến nửa giờ đồng hồ hoặc sau đó mới thấy. Còn tình trạng bấm vào live stream bị rớt ra thì thường xuyên.”
Hồi hạ tuần tháng 5, Reuters dẫn lời người phát ngôn của Facebook rằng Facebook nhiều lần phải hạn chế truy cập nội dung ở một quốc gia vì vi phạm luật của quốc gia đó, mặc dù không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, khi trả lời liên quan số liệu Facebook gia tăng lượng nội dung bị giới hạn tiếp cận tại Việt Nam đến hơn 500% từ nửa cuối năm 2018.
Một số người dùng Facebook ở Việt Nam lên tiếng cho rằng Facebook đang bội tín đối với khách hàng qua việc làm vừa nêu, vì Facebook hứa hẹn không kiểm duyệt và không thỏa hiệp với các quốc gia có vi phạm nhân quyền, nhưng lại đứng về phía Chính phủ Hà Nội, gián tiếp hạn chế các quyền tự do biểu đạt và chia sẻ thông tin của dân chúng Việt Nam.
Trong khi rất nhiều Facebooker kêu gọi Facebook hãy tôn trọng và bảo vệ khách hàng tại Việt Nam, thì một số tổ chức quốc tế ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Facebook không được khuất phục biện pháp kiểm duyệt của Chính phủ Hà Nội, cũng như sẽ vận động để tạo một số áp lực hoặc mở những cuộc điều trần với Facebook tại Quốc hội Hoa Kỳ nhằm yêu cầu Facebook phải có những hành xử đúng đắn hơn trong việc bảo vệ quyền tự do của các facebooker ở những quốc gia độc tài, bao gồm cả Việt Nam.
Nhà báo chụp hình nhà của cán bộ có phạm luật?
Trung Khang, RFA
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu khi tham dự buổi thảo luận tổ của Quốc hội về kinh tế – xã hội vào cuối tháng 5 năm 2019 cho rằng: “Bây giờ nhà báo cứ nhăm nhăm đi chụp ảnh nhà của ông này, ông kia đưa lên mạng rồi đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra để làm nhà. Trong khi đó, tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là của cơ quan chức năng. Nhưng mạng cứ đưa tràn lan mà không ai xử lý, vi phạm pháp luật mà không ai xử lý!?”
Luật sư Nguyễn Duy Bình, khi trao đổi với chúng tôi hôm 31/5 từ Sài Gòn qua tin nhắn, cho rằng:
“Nhận định như vậy là thiếu chính xác và có tính chất chụp mũ. Nhà báo có đăng và hỏi như vậy cũng chỉ muốn cán bộ giải trình về nguồn gốc tài sản nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh nghi ngờ từ quần chúng nhân dân, chưa có gì vì phạm pháp luật.”
Nhận định như vậy là thiếu chính xác và có tính chất chụp mũ. Nhà báo có đăng và hỏi như vậy cũng chỉ muốn cán bộ giải trình về nguồn gốc tài sản nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh nghi ngờ từ quần chúng nhân dân, chưa có gì vì phạm pháp luật.
-Luật sư Nguyễn Duy Bình
Theo Luật sư Bình, hiện luật báo chí và các văn bản pháp luật khác không có quy định nào cấm nhà báo thực hiện những hành vi đó. Về địa vị xã hội, nhà báo cũng là một công dân nên có quyền giám sát, kiểm tra, phản biện nên khi thấy cán bộ có tài sản lớn vượt quá mức thu nhập thì có quyền hỏi, nghi ngờ và chính cán bộ đó phải có nghĩa vụ giải trình với cơ quan, tổ chức và với cả nhân dân. Vì vậy, ông cho rằng, một vị chủ tịch hội nhà báo mà có phát biểu ấu trĩ như vậy thì thật là đáng tiếc.
Từ Hà Nội, Nhà báo Ngô Nhật Đăng thì cho rằng, ông Chủ tịch Hội Nhà báo đã một lần nữa khẳng định, báo chí nhà nước Việt Nam là báo chí công cụ. Ông nói tiếp:
“Chúng ta cũng biết, thiên chức của nhà báo, ngoài chuyện đưa tin các vấn đề xã hội, cũng là người phản ánh những chuyện xã hội quan tâm, người dân phẫn uất… ví dụ như chuyện tham nhũng, mà ông Chủ tịch Hội Nhà báo lại cho rằng chụp ảnh nhà quan chức là vi phạm pháp luật thì tôi cho rằng chính ông ta đã làm nhục cái danh hiệu nhà báo.”
Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Khả Thành cũng cho rằng, đây là quyền của nhà báo:
“Thật sự cái đó là quyền của nhà báo mà, có gì đâu mà nói vi phạm cái này cái khác. Ông Chủ tịch Hội nhà báo dùng từ ‘nhăm nhăm’ thì tôi nghĩ không có nhà báo nào ‘nhăm nhăm’ đi làm chuyện đó, mà có lẽ trong công tác họ tình thấy việc đó… hoặc do người dân phản ánh về vấn đề đó thì họ mới chụp thôi.”
Luật báo chí 2016 được ban hành ngày 05/4/2016 và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2017. Trong đó, theo quy định tại Điều 25 nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí.v.v…
Từ Sài Gòn, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định:
“Tôi nghĩ điều 4 Hiến pháp Việt Nam đã nói rất rõ, là Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với dân, chịu sự giám sát của dân, và chịu mọi trách nhiệm với việc họ làm ra. Cũng như điều 25 của Hiến pháp đã nêu rõ, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Ngoài ra luật tiếp cận thông tin có hiệu lực tháng 7 năm 2018 có quy định rất rõ về tiếp cận thông tin, vì vậy ông Thuận Hữu với tư cách là một nhà báo, mà lại là tờ báo nhân dân, thì tôi nghĩ rằng chính ông ta đang vi phạm pháp luật khi phát ngôn như vậy.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, luật Việt Nam không cấm nhà báo và người dân dùng thiết bị để ghi hình, định vị, để thực hiện nghiệp vụ của mình. Như luật báo chí có quy định, họ có thể sử dụng nghiệp vụ để chống tham nhũng, hay điều tra tội phạm, nhưng mà phải làm sao đừng phạm hiến định. Bởi trong hiến pháp 2013, điều 21 có quy định, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, đời sống gia đình. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Nhưng ta có thể dùng cách khác, cái chụp hình ảnh đó người dân họ biết hết, nhà nào to, quan chức nào… làm sao qua mắt người dân… mình sẽ làm kiểu khác. Chống tham nhũng nhưng phải chính xác, có phải nhà của cán bộ đó không hay người khác đứng tên, vì cán bộ đó phải kê khai tại sao họ có. Cho nên phải có bằng cớ và phải chính xác. Cuộc chiến chống tham nhũng phức tạp, khó khăn nên mình phải cẩn trọng, vì đôi khi mình tích cực thì lại vi phạm luật.”
Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực tháng 7 năm 2018 có quy định rất rõ về tiếp cận thông tin, vì vậy ông Thuận Hữu với tư cách là một nhà báo, mà lại là tờ báo nhân dân, thì tôi nghĩ rằng chính ông ta đang vi phạm pháp luật khi phát ngôn như vậy.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, cần cẩn trọng bởi vì, Việt Nam khi thông qua Bộ luật dân sự 2014, có một cái quyền là quyền cá nhân đối với hình ảnh, tức là sử dụng hình ảnh của một cá nhân thì phải được người đó đồng ý, vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao. Chỉ có những trường hợp sử dụng hình ảnh phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng… mà không tổn hại uy tín danh dự của người đó… thì không cần xin phép.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cũng cho rằng tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên Luật sư Nguyễn Khả Thành lại không đồng tình:
“Những trường hợp người ta thấy ông này ông kia tự nhiên giàu bất chính, thì những tài sản đó làm sao luật bảo vệ được. Quy định là một chuyện, nhưng làm được hay không là chuyện khác. Nếu làm nghiêm được những gì pháp luật quy định bây giờ, thì sẽ giảm bớt những cái không rạch ròi. Thành ra quy định và thực hiện nếu song hành được với nhau thì quá tốt.”
Cũng có ý kiến cho rằng, những vi phạm trên mạng xã hội như lời ông Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nêu lên thì đã có Luật An Ninh Mạng kiểm soát. Tuy nhiên cũng có lo ngại, tuyên bố của ông Thuận Hữu có phải là bước tiếp theo của Luật An Ninh Mạng để bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng nhận định:
“Luật An Ninh Mạng cũng đã có hiệu lực vài tháng rồi, như chúng ta cũng thấy, những người đưa những chuyện tiêu cực hay phản ứng trên mạng lại nhiều hơn. Thành ra tôi thấy rằng, ông Chủ tịch Hội Nhà báo nói như vậy thì theo tôi, nhà nước đã cảm thấy luật an ninh mạng không có tác dụng gì với nhân dân cả.”
Luật An ninh mạng của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2018 với hơn 86% phiếu tán thành, và đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, bất chấp những phản đối của nhiều người dân và những quan ngại được một số tổ chức quốc tế và Hoa Kỳ đã nêu ra trước đó. Lý do phản đối vì quan ngại luật này được làm ra để xiết chặt thêm nữa quyền tự do ngôn luận của người dân.
Ông Nguyễn Hữu Linh dùng tên giả
vì sợ mất danh dự
Truyền thông trong nước hôm 1/6 cho biết cựu Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh đã dùng tên giả lúc làm việc ban đầu với gia đình nạn nhân và ban quản lý chung cư liên quan đến vụ ông dâm ô bé gái trong thang máy. Lý do được đưa ra là vì ông sợ mất danh dự.
Hình ảnh trích xuất từ camera ở thang máy một chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 1/4 cho thấy ông Nguyễn Hữu Linh đã có những hành động sờ mó, hôn hít một bé gái ngay trong thang máy.
Sau khi vụ việc bị phát hiện, ông Linh đã bị truy tố với tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Theo truyền thông trong nước, vào sáng ngày 2/4, trưởng ban quản lý chung cư nơi vụ việc xảy ra đã mời ông Linh xuống làm việc với sự có mặt của bố mẹ nạn nhân. Tại buổi làm việc ông Linh đã nhận mình là người trong clip và xin lỗi gia đình cháu bé. Tuy nhiên, do sợ mất danh dự nên ông Linh đã khai mình là Nguyễn Văn Hưng với số chứng minh thư khác.
Vụ việc một cựu quan chức ngành kiểm sát có hành vi dâm ô với trẻ nhỏ đã khiến dư luận ở Việt Nam bức xúc và yêu cầu công an phải vào cuộc điều tra và khởi tố ông Linh.
Tuy nhiên, phải đến ngày 22/5, Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4 mới hàon tất cáo trạng truy tố ông Linh về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi theo điều 146 Bộ Luật Hình sự với mức hình phạt có thể lên tới 3 năm tù.
Viện Kiểm sát cũng đề nghị cho ông Linh được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành thực khai báo, phạm tội lần đầu, mà theo đánh giá của một số luật sư có thể khiến án phạt của ông Linh giảm xuống thành án treo.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-huu-linh-used-fake-name-06012019092930.html
Quan Chức Ăn Chận
Tiền Xóa Đói Giảm Nghèo 7,4 Tỉ Đồng VN
Nhiều quan chức phụ trách bộ phận xóa đói giảm nghèo tại Sài Gòn đã không những không giúp cho dân nghèo mà còn ăn chận tiền của dân đến 7,4 tỉ đồng VN, theo bản tin của báo Kinh Tế Đô Thị cho biết.
Bản tin viết rằng, “Chỉ trong 4 năm làm công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN), bị cáo lập 267 hồ sơ khống vay vốn, chiếm đoạt gần 7,4 tỷ đồng.
“Chiều 30/5, TAND TP Hồ Chí Minh kết thúc xét xử vụ án “Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. HĐXX tuyên phạt bị cáo Quách Vân Loan (nguyên Cán bộ chuyên trách giảm nghèo, tăng hộ khá tại UBND phường 11, quận 6) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
“Đối với 2 bị cáo nguyên Phó Chủ tịch UBND phường 11, nguyên Trưởng ban Xoá đói giảm nghèo (XĐGN): Trần Ngọc Tân bị tuyên 3 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Thanh Lan bị tuyên 3 năm tù; Phùng Thị Lộc (nguyên thủ quỹ Ban XĐGN phường) 3 năm 6 tháng tù. Cả 3 bị xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc bị cáo Loan phải trả gần 7,4 tỷ đồng chiếm đoạt từ quỹ XĐGN. Trước đó, bị cáo và gia đình đã khắc phục hơn 1,4 tỷ đồng.
“Tại tòa, đại diện Viện KSND TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị HĐXX yêu cầu Cơ quan điều tra Công an TP tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm một số cá nhân trong Ban XĐGN phường 11 (quận 6) vào thời điểm xảy ra vụ án. Đồng thời làm rõ những vấn đề liên quan tới bà Hồng Diễm Kiều, vì theo lời khai của bị cáo Loan, thời điểm đó bà Kiều làm Phó Trưởng Phòng LĐTB & XH quận 6) đã chỉ dẫn cho bị cáo Loan cách thức rút tiền từ quỹ XĐGN, gây áp lực đòi nợ. Tuy nhiên, bà Kiều khẳng định không quan hệ giao dịch gì với bị cáo Loan.
“Theo cáo trạng của Viện KSND TP, từ năm 2012 – 2015, Loan là cán bộ chuyên trách giảm hộ nghèo, tăng hộ khá kiêm kế toán Ban giảm nghèo, tăng hộ khá phường 11. Lợi dụng vị trí công việc, Loan lập 267 hồ sơ khống vay vốn quỹ XĐGN. Ngoài ra, sau khi thu hồi vốn vay quỹ XĐGN, Loan chiếm dụng tổng cộng gần 7,4 tỷ đồng. Dù Loan chiếm dụng vốn quỹ XĐGN trong thời gian dài, nhưng với vai trò, trách nhiệm được giao, các bị cáo Tân, Lan và Lộc không kiểm tra, ký duyệt vào các hồ sơ xin vay để chuyển lên Ban chỉ đạo giảm hộ nghèo, tăng hộ khá quận 6.”
https://vietbao.com/a294765/quan-chuc-an-chan-tien-xoa-doi-giam-ngheo-7-4-ti-dong-vn
Gian lận thi cử Sơn La: Bị can hoàn tiền,
gia đình thí sinh không nhận
Theo thông tin mới nhất, tám bị can đã thừa nhận “được nhờ nâng điểm thi”, một số người còn lại thì nói chỉ “được nhờ xem điểm thi” hoặc phủ nhận, theo báo Tuổi Trẻ.
Đến thời điểm này, công an đã làm việc với 18 đối tượng trung gian và 42 trường hợp là người thân, cha, mẹ của 44 thí sinh trong danh sách những thí sinh được nâng điểm.
Trong đó có 6 gia đình thừa nhận chuyển thông tin thí sinh để “nhờ nâng điểm”, 21 trường hợp thừa nhận có chuyển thông tin nhưng là chỉ để “nhờ xem điểm thi”.
15 trường hợp còn lại không thừa nhận liên quan, khai không chuyển thông tin và cũng không hề nhờ vả “nâng điểm” hay “xem điểm”.
Nên học ngành mình thích hay ngành dễ kiếm tiền?
Ông Nhạ ‘không thể không chịu trách nhiệm’
Sinh viên dùng ‘lò viết tiểu luận’ để gian lận thế nào
Theo lời khai của bị can, mỗi trường hợp rút bài sửa nâng điểm có ‘giá’ trung bình là 1 tỷ đồng.
Một số bị can đã tự giác nộp hoàn lại số tiền. Tuy nhiên, gia đình một số thí sinh không thừa nhận là tiền “nhờ nâng điểm” đến từ mình.
Các quan chức “bị nhờ nâng/xem điểm”
Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La
Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT Sơn La
Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La,
Nguyễn Thị Hồng Nga, Chuyên văn Phòng khảo thí và quản lý chất lượng
Lò Văn Huynh, Trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng
Nguyễn Thanh Nhàn, Phó phòng khảo thí và quản lý chất lượng
Cầm Thị Bun Sọn, Phó phòng Chính trị-tư tưởng
Đặng Hữu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La
Những người đã “nhờ nâng điểm”
Ông Hoàng Tiến Đức trước đó đã khai được những người này đã “nhờ vả nâng điểm”:
Nguyễn Quang Việt, Cục trưởng Cục thuế Sơn La, nhờ xem điểm cho con trai, thí sinh N.Đ.A.
Đỗ Kim Quang, Giám đốc VNPT Sơn La, nhờ xem điểm cho con trai, thí sinh Đ.M.H.
Bùi Minh Hải, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Mai Sơn, nhờ xem cho con trai, thí sinh B.T.N.
Dương Đức Toàn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sơn La, nhờ xem cho con ông Toàn, D.T.T.H và Đ.T.N.K, cháu ông Toàn.
Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT, xin nâng điểm cho con, thí sinh N.Y.K và thí sinh T.T.M.A.
Tuy nhiên hiện giờ các ông Hải, Toàn, Việt đều khẳng định không chuyển thông tin thí sinh và không nhờ vả gì ông Đức và “không rõ vì sao ông Đức lại khai như vậy”.
Đến tháng 1/2019, ông Đức lại thay đổi lời khai cho rằng không có ai nhờ vả hay chuyển thông tin như cấp dưới của ông, ông Trần Xuân Yến khai.
Tuy vậy, còn hàng chục thí sinh khác đã được nhiều quan chức, cá nhân địa phương nhờ vả “nâng điểm” hoặc “xem điểm”.
Ông Nguyễn Ngọc Hà, trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La thì khai được “nhờ xem điểm” bởi:
Lê Văn Thời, chủ nhà hàng Sơn Hồng Phúc, TP Sơn La, nhờ xem điểm cho thí sinh N.H.P
Bà Vân, công tác tại Đảng ủy khối cơ quan trung ương, cho thí sinh N.M.P
Nguyễn Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND Sơn La, nhờ “xem điểm” cho T.Q.M
Nguyễn Thị Hương, Trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT, nhờ “xem điểm” cho N.Đ.A và L.V.T.
Trần Thị Thu Phương, giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mộc Châu, nhờ “xem điểm” cho L.V.H
Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Sơn La, được “nhờ nâng điểm” cho 8 thí sinh
Dương Thị Đạt, giáo viên trường THPT tại TP Sơn La, nhờ xem điểm cho D.H.V và P.A.D.
Những người gửi gắm nâng điểmcòn lại
Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La
Phan Ngọc Sơn, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Sơn La
Nguyễn Thị Dung, Trạm trưởng Y tế, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn
Nguyễn Minh Khoa, ở TP Sơn La
Trần Văn Điện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên TP Sơn La
Trần Văn Phúc, hiệu trưởng trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn
Đinh Hải Sơn, cán bộ Công an tỉnh
Đỗ Khắc Hưng, cán bộ Công an tỉnh
Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phù Yên
Đinh Thị Thắng, em dâu bà Nguyễn Thị Hồng Nga
Và đây là những phụ huynh đã thừa nhận “nhờ nâng điểm”.
Lù Thị Kem, giáo viên Trường tiểu học Mường Bú, huyện Mường La, xin nâng điểm cho L.C.C. để đủ vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Đào Thị Nhung, hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn huyện Phù Yên, xin nâng điểm cho con P.X.D
Đinh Thị Lan, ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, xin nâng điểm cho con M.V.T. cho vào trường Sĩ quan Lục quân
Nguyễn Thị Xuyên, giáo viên Trường THCS Mường Bằng 1, huyện Mai Sơn, xin nâng điểm cho con V.H.L để vào Trường đại học Y Hà Nội
Lò Thị Trường, ở TP Sơn La, xin cho con L.M.H. đủ điểm vào Học viện An ninh
Phía cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra và làm rõ thêm về những người liên quan.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm
Sáng 31/5, trong buổi làm việc cuối của phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo nói ông nhận trách nhiệm.
“Nguyên nhân, chúng tôi với trách nhiệm cá nhân tôi, xin nhận trách nhiệm và thiếu sót…” ông Nhạ nói.
Ông nói ba thiếu sót chính gây ra là phần mềm chấm thi trắc nghiệm có kẽ hở, công tác chấm thi chưa tốt, việc thanh kiểm tra còn thiếu sót. Công tác chọn cán bộ coi thi chưa tốt đã dẫn đến tiêu cực, có sự thông đồng để gian lận.
“Chúng tôi sẽ cho ra khỏi ngành những cá nhân trong ngành mà có học sinh, con em gian lận”, ông Nhạ nói.
Về hướng khắc phục, ông Nhạ nói sẽ hướng tới việc mã hoá đề thi, lấp lỗ hổng phần mềm, tăng cường các camera giám sát.
“Sự nghiệp đổi mới cần có thời gian, có những đổi mới mà hôm nay chưa thể đạt kết quả ngay được. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến để có hướng khắc phục trong thời gian tới”, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Dư luận nói gì?
Ignacio De Loyola Phong: Ai trả lại tương lai cho các thí sinh bị rớt do gian lận?! Đảng làm ơn trả lời dùm dân.
Linh Van Nguyen: Thiết nghĩ trích số tiền 1 tỷ/đứa chạy điểm đền bù phần nào cho những em bị rớt oan do bị ăn cướp suất vào đại học. Phần còn lại nên giúp đỡ các điểm trường khó khắn cần nâng cấp hoặc xây mới. Không nhận lại kệt tía chúng, nhưng vẫn khởi tố bọn chúng.
Xuanhathudong HN:Những cán bộ nhận tiền cho nghỉ việc. Phụ huynh nêu danh tính trên thông tin đại chúng và cảnh cáo tại cơ quan. Con em những nhà chạy điểm nêu tên và cho nghỉ học. Các thí sinh bị cướp quyền trúng tuyển sẽ được đặc cách tuyển sinh vào năm nay. Tiền chạy điểm bổ xung xây dựng trường lớp nghèo miền núi. Có như vậy mới có tính răn đe và công bằng.
Nguyen Ky:Thầy cô Sơn La tốt nhỉ. Không có lợi ích gì cũng nâng điểm cho con các quan.
Châu Đạt Nhận lại tiền, chẳng khác nào nhận mình phạm tội hối lộ, kiểu như: lạy Ông Tôi ở bụi này… và sẽ đi tù cùng người ăn hối lộ. Thôi tiền đó coi như có một Ông Bụt tốt tính nào đó tặng cho Công quỹ Nhà Nước. Nếu làm đúng theo Pháp luật đã qui định thì: Tịch thu tiền hối lộ và khởi tố cả người đưa và nhận hối lộ nếu đã có chứng cứ đầy đủ.
Thủy Phan: Tiền đó hổng phải của nhà tui đâu. Con tui học giỏi có tiếng mà!
Thanh Vo Viet: Các phụ huynh này đâu có hối lộ tiền bạc. Có lẽ là do” các thế lực phản động “đưa đó .
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48458532
“Nhà báo Quốc tế” đã học theo gương ai?
Gió Bấc
Việc thăng tiến, bổ nhiệm, khen thưởng đều không thực hiện minh bạch, dân chủ công khai mà chỉ được xem xét, quyết định bởi một cá nhân hay nhóm người. Chính thể chế ấy đã kích thích, thậm chí cưỡng bách người ta mua bằng, giả bằng cấp, giả lý lịch, giả thành tích, chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy cơ cấu…. Giả danh, mạo danh, mua bán danh để trục lợi, tiến thân là bản chất của chế độ cộng sản.
Mạng xã hội Việt Nam đã lật tẩy vụ lừa đảo của “Nhà báo Quốc Tế”, “tiến sĩ danh dự” Lê Hoàng Anh Tuấn. Oái oăm là đối tượng bị lừa là những tổ chức chuyên ngành pháp luật, khoa học báo chí cao nhất Việt Nam như; Hội Nhà Báo, Hội Luật Gia, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viên Báo chí Tuyên Truyền, Học viện Cảnh Sát nhân dân và một số cá nhân như ông Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao, PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập tạp chí Người Làm Báo…. Vì sao hàng loạt quan chức Việt bị lừa?
Cảnh Sát, Giáo sư, Tiến sĩ ngồi nghe tài xế dạy chống tham nhũng
Một tài xế taxi đi xuất khẩu lao động ở Công Hòa Séc trở về hóa thành Tiến sĩ, nhà báo quốc tế, Tổng biên tập tạp chí Chống tham nhũng và hợp tác quốc tế. Các văn bằng của Séc được Đại sứ quán VN hợp thức hóa lãnh sự hẳn hoi. Đại học Luật Hà Nội mở rộng cửa đón nhận làm sinh viên học hệ văn bằng 2 ở cấp cử nhân rồi cao học. Học Viện báo chí tuyên truyền, Học viện cảnh sát rộng cửa mời Nhà báo quốc tế thỉnh giảng cho sinh viên báo chí, học viên sĩ quan cảnh sát.
Oách hơn nữa, không chỉ giảng dạy sinh viên, ông Nhà Báo quốc tế này còn được mời tham luận trong các hội thảo khoa học của Học Viện Báo Chí, thuyết giảng cho giới khoa học của Học Viện này học tập.
Hội Luật Gia Việt Nam lập tức thành lập Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu và phong Tuấn là Viện trưởng, cấp xe sang biển số xanh 80 A cho Tuấn đi lại.
Hội nhà báo VN kết nạp Nhà Báo Quốc tế này làm hội viên dù theo điều lệ Hội, Tuấn thiếu tiêu chuẩn quan trọng nhất là Thẻ Nhà Báo Việt Nam do Bộ TT&TT cấp. Tạp chí Người Làm Báo của Hội đăng nhiều bài ca tụng Nhà báo quốc tế này với lời khen có cánh.
Đặc biệt, Tuấn đã dàn dựng buổi lễ “vinh quy bái tổ” về thăm trường cũ ở Hà Tĩnh, nhà trường phải cho 1.200 học sinh nghỉ học để tiếp đón vì tháp tùng theo Tuấn có các khách mời là quan chức Trung ương.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao chỉ đạo Viện KSND tỉnh tham dự và trao hoa.
Vì sao một kẻ giả danh, lừa đảo, thậm xưng như con voi Ma Mút đã đâm xuyên hàng chục lỗ kim quản lý tưởng như cực kỳ chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam?
Giả danh trục lợi
Báo Tuổi Trẻ đã có bài “Thói hám danh”, lý giải rằng “Đó chính là thói hám danh. Nó nảy nòi từ xã hội vừa thoát khỏi cảnh thiếu ăn chưa lâu. Và cũng được sinh ra, nuôi dưỡng trong một nền giáo dục chuộng hình thức và thành tích giả dối.
Hệ quả là sự mù quáng của những người vì hám danh mà đánh mất cả lý trí, cả suy nghĩ có tính phản biện với bất cứ con người, sự việc, sự vật hay hiện tượng nào mà mình thấy ngoài đời để có kết luận đúng sai, phải trái.
Đồng thời có rất nhiều kẻ hãnh tiến, háo danh dựa vào tâm lý này để trục lợi dễ dàng” {1}
Lập luận bài viết này khá xác đáng, tuy nhiên có thể do điều kiện của báo chí lề phải, tác giả chỉ có thể nói một phần của sự thật và không nói được bản chất của sự thật. Nhà báo Quốc tế này không hám danh, xã hội ngày nay cũng không chỉ hám danh mà tệ hại hơn ý thức việc mạo danh, giả danh thành mục tiêu sống còn để tiến thân.
Chưa có kết luận điều tra nhưng có rất nhiều đơn thư, dư luận tố cáo Nhà báo Quốc tế này dính líu tới những bê bối về tiền bạc: vụ hứa tặng nhà cho 40 gia đình nghèo ở Hà Tỉnh rồi xù làm cho các gia đình đổ nợ, bị tố cáo vi phạm hợp đồng chiếm trên 500 trệu đồng của một doanh nghiệp. Luật sư Trần Đình Triển đã tố cáo đích danh Lê Vũ Anh Tuấn câu kết với Võ Kim Cự nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Hà Tĩnh, chạy án làm một doanh nhân bị tù oan và mất trắng hơn 10 tỉ đồng.
Không phải tự nhiên mà khi vụ việc vỡ lở, tạp chí Người Làm Báo lập tức rút các bài báo online ca ngợi Nhà báo quốc tế, Hội Nhà báo ra quyết định xóa tên hội viên. Hội Luật gia cũng ra quyết định đình chỉ chức Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu của Tuấn và đồng thời thanh tra hoạt động của Viện này.
Hám danh có lẽ là thuộc tính chung của con người, xã hội nào, dân tộc nào cũng có. Thời phong kiến và ngay trong thời Pháp thuộc, chính quyền đều có bán những danh hiệu, phẩm trật cho người có tiền làm nguồn thu cho ngân sách gọi nôm na là chức Hàm hay chức danh dự, nhưng đây chỉ thuần túy là danh hiệu, không có thực quyền. Người mang danh này không thể dựa vào chức danh hàm mua được mà tác yêu tác quái.
Thời ấy, các nhà điền chủ ở Nam Kỳ đều bỏ tiền ra mua chức huyện, phủ, Hội đồng để được xưng hô trong vọng nhưng không được tham chính.
Chức vụ thật, danh vị thật chỉ trao cho người có khả năng, có đóng góp hiệu quả theo chế độ quan chế hay hành chính của triều đình, chính quyền. Lịch sử chưa ghi nhận trường hợp nào mua điểm, chạy điểm thành công, chưa trường hợp nào vi phạm thi cử lại được dung túng. Học giả thần đồng Lê Quý Đôn bị biếm giáng chức, thi sĩ thần đồng Cao Bá Quát bị tuyên án tử.
Ở một góc độ khác, hám danh với ý nghĩa tính cực, chính danh mang ý nghĩa tích cực với cá nhân và xã hội đó là lòng tự trọng, tự hào của con người về giá trị của mình. Dân gian có câu “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, Nguyễn Công Trứ khẳng định “phải có danh gì với núi sông. Nho học đề cao “lưu danh thiên cổ”. Trong chừng mực nào đó, biết sử dụng hợp lý, tính háo danh là yếu tố khuyến khích nỗ lực phấn đấu của cá nhân đóng góp cho xã hội.
Ai phát động giả danh trục lợi?
Chính quyền cộng sản tận dụng và kích thích tính hám danh phát triển đến tột cùng để phục vụ cho chế độ. Chính Hồ Chí Minh đã lập ra phong trào “thi đua yêu nước” với đủ thứ danh hiệu để huy động sức dân nào anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, dũng sĩ diệt Mỹ, chiến sĩ thi đua….
Các thế hệ cầm quyền kế tiếp lại càng rộng tay ban phát thêm danh hiệu, giải thưởng nào là nghệ sĩ, thầy thuốc, nghệ nhân ưu tú, nhà giáo nhân dân, ưu tú; giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước,…. Các cơ quan trung ương cũng đẻ ra bao danh hiệu sao đỏ, sao xanh,… để mua bán, ban phát.
Bộ máy tuyên truyền đã mở hết công suất để tuyên truyền về những tấm gương giả hiệu từ Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi…. để nhân dân học tập, thi đua.
Mỗi đứa trẻ bước vào trường học đã cạnh tranh nhau về danh hiệu học sinh tiên tiến, xuất sắc; cạnh tranh vào đội cờ đỏ, đội Thiếu niên tiền phong, tiếp lên PTTH cạnh tranh được vào đoàn Thanh niên cộng sản….
Tiếp đó bằng mọi giá phải có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ để được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn cán bộ.
Ở khu dân cư, cá nhân gia đình tranh nhau danh hiệu gia đình văn hóa, thôn khóm, phường xã cũng tranh nhau danh hiệu văn hóa. Biết bao thứ danh mà chế độ đặt ra, ban phát để người ta phải tranh giành.
Khác biệt so với các thể chế trước đây, chế độ công sản danh đi kèm theo lợi. Không chỉ đơn giản quyền lợi phần thưởng tiền bạc, chế độ chính sách mà quan trọng hơn là quyền lực chính trị. Những danh hiệu, thành tích là bậc thang để người ta bước lên thăng tiến. Trước hết là được kết nạp đảng. Không có đảng viên thì đừng mong thăng tiến trong hệ thống công quyền. Điển hình gần nhất là trường hợp 13 trưởng phó phòng của Báo Thanh Niên bị đồng loạt bãi chức vì không có đảng viên.
Sự gắn kết hữu cơ Danh và Lợi, Quyền không phải đơn lẻ mà thành bản chất, là yếu tố quyết định trong cơ cấu vận hành của guồng máy chế độ. Việc thăng tiến, bổ nhiệm, khen thưởng đều không thực hiện minh bạch, dân chủ công khai mà chỉ được xem xét, quyết định bởi một cá nhân hay nhóm người. Chính thể chế ấy đã kích thích, thậm chí cưỡng bách người ta mua bằng, giả bằng cấp, giả lý lịch, giả thành tích, chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy cơ cấu…. Giả danh, mạo danh, mua bán danh để trục lợi, tiến thân là bản chất của chế độ cộng sản. Chiến dịch diệt ruồi đả hổ của Tập Cận Bình hay đốt lò của Tổng Trọng thực chất là giả danh, nhân danh chống tham nhũng để triệt tiêu đối thủ, thâu tóm quyền lực về cá nhân, phe nhóm của mình.
Anh hùng giả, Ủy viên trung ương đảng thật!
Vụ Nhà báo quốc tế Lê Vũ Anh Tuấn không phải là cá biệt. Nó ồn ào do tính phô trương đình đám nhưng nhỏ xíu về tầm vóc so với một số vụ mạo danh trục lợi vỡ lở gần đây. Thí dụ như vụ Hồ Xuân Mãn – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, bị thu hồi danh hiệu anh hùng lực lương vũ trang do khai thành tích giả trong chiến tranh. Một câu hỏi lớn vẫn treo lơ lửng là ngay việc Mãn được kết nạp đảng lúc nào cũng chưa xác định.
Trên fb của các cựu chiến binh Lê Bá Dương (tác giả bài thơ nổi tiếng Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm…..), Phan Trí Đinh, Dương Đình Lương vv nhiều năm qua đã đưa bằng chứng xác đáng chứng minh rằng hồi ký Một thời hoa lửa của Thượng tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Hữu Hiệu viết về trận chiến Quảng Trị là ăn cắp, lắp ghép từ các tư liệu của các cựu chiến binh các đơn vị tham chiến ở Quảng Trị. Tướng Hiệu và đơn vị của ông ta không hề tham chiến ở Quảng Trị trong giai đoạn Mùa hè đỏ lửa.
Hơn thế nữa, ông Hiệu còn tham gia với một nhóm người giả danh là Cựu Chiến Binh Quảng Trị dựng ra một thành tích ảo quy tập hài cốt 400 liệt sĩ …{3}
Thể chế chính trị nuôi dưỡng và bảo vệ tệ nạn mạo danh, giả danh để trục lợi được hỗ trợ bởi hệ thống đào tạo, hình thức và đầy bất trắc của ngành giáo dục Việt Nam, cộng thêm lượng bằng cấp dỏm được du nhập từ nước ngoài thì khó có thể thống kê được tỉ lệ bao nhiêu quan chức VN mạo danh giả danh là tiến sĩ, thạc sĩ. Chỉ riêng một học viện của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia được báo chí gọi là “Lò ấp tiến sĩ” với một dúm thầy lèo tèo trong ba năm đã chiêu sinh “ấp” 1100 tiến sĩ, 4800 thạc sĩ với vô số sai sót, lỏng lẻo.{4}
Ngay cả ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hiện nay cũng bị tố với các chứng cứ cụ thể là đạo văn. Đơn tố cáo gửi đến ngay Tống Bí Thư đốt lò và Chủ tịch nước nhưng ông Nhạ vẫn bình chân như vại, vẫn tổ chức các kỳ thi quốc gia đầy gian dối, giả trá với hàng trăm bài thi được sửa nâng điểm. Hàng chục cán bộ đã bị bắt, nhưng ông Nhạ vẫn bình an. Điều này càng chứng minh mạo danh, gian dối bằng cấp học lực là điều bình thường và là sự ưu việt của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Học tập theo tấm gương “Người”!
Điều trớ trêu là không lâu trước khi bị tước danh hiệu anh hùng LLVT, Hồ Xuân Mãn khi đang chức là 1 trong 3 Bí thư Tỉnh ủy được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tuyên dương là “Tấm gương tiêu biểu” trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” {5}
Nông Đức Mạnh quả không lầm khi tuyên dương Hồ Xuân Mãn, qua những việc đã làm cho thấy Mãn không chỉ học mà còn thực hành rất nhuần nhuyễn, thấu đáo tấm gương của người đi trước.
Xưa nay, qua cuốn sách mượn tên Trần Dân Tiên viết thành tích đạo đức của Hồ Chi Minh, qua các tài liệu chính trị của đảng người dân vẫn được cung cấp thông tin Hồ Chí Minh, Nguyễn Tất Thành chính là Nguyễn Ái Quốc viết Thỉnh Nguyện Thư gửi Hội nghị Versailles. Một trong những tài liệu chính thống của đảng viết ấm ớ như sau: “Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây. Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện {6}
Trong Hồ Chí Minh toàn tập có hơn 700 trang in đăng những bài báo, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Sách Bản án chế độ thực dân Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc cũng được khằng định là của Hồ Chì Minh. Những bài báo này có nội dung súc tích thể hiện trí tuệ. Hồ Chí Minh được người dân trong nước và kiều bào ngưỡng mộ bắt đầu từ những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc. Cái tên Nguyễn Ái Quốc có tiếng vang rất lớn từ Sài Gòn cho đến Paris đã tạo cho Hồ Chí Minh một ấn tượng đẹp trong lòng người dân. Nguyễn Ái Quốc là cái tên đẹp nhất, là hình ảnh lý tưởng nhất trong những cái tên và trong những con người đa dạng của Hồ Chí Minh.
Thế nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc không phải là tên cá nhân mà là bút danh chung của nhóm Ngũ Long, năm nhà cách mạng VN ở Paris gồm Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Trong năm người thì Luật sư Phan Văn Trường, Phó Bảng Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền đều là những trí thức uyên bác, nhiều năm sống tại Pháp. Thời điểm đó, tầm nhìn chính trị, vốn tiếng Pháp và cả nguồn thông tin tư liệu của một thanh niên làm phụ bếp như Nguyễn Tất Thành không đủ để viết những bài báo hay Thỉnh Nguyện Thư gửi Hôi nghị Versailles. Tác giả Thụy Khê đã có bài nghiên cứu chi tiết về sự kiện này.{7}
Nhà báo quốc tế Lê Vũ Anh Tuấn cũng học theo tấm gương vĩ đại ấy Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của các nhà cách mạnhg cha chú, đàn anh. Không chỉ vì hám danh mà việc mạo danh thành công giá trị lợi lạc không thể lường hết được.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
1. https://tuoitre.vn/thoi-ham-danh-20190510073818974.htm
6. http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=583
7. http://www.geocities.ws/xoathantuong/tk_ch18nhanvangp.htm
Chủ Công Ty Nhật Cường
Thoát Tay Công An Nhờ Tin Mật Báo
HÀ NỘI — Nhiều nguồn dư luận nghi ngờ việc ông chủ công ty Nhật Cường thoát khỏi bàn tay công an là vì có tin mật bên trong mách nước cho biết trước, dù Bộ Công An CSVN đã có giải thích, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 31 tháng 5 cho biết.
Bản tin viết như sau.
“Người phát ngôn của Bộ Công an ngày 31/5 cho biết ông Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, không trình diện, cũng không có mặt ở nơi cư trú kể từ lúc khám xét cho đến khi khởi tố vụ án.
“Thông tin trên được Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng-Người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam, đưa ra trong cuộc họp báo Chính phủ vào ngày 31/5, giữa lúc ngay tại Hà Nội vừa xảy ra vụ bỏ trốn mới nhất của người đứng đầu công ty Nhật Cường, một doanh nghiệp đang bị nghi có dính dáng đến “nhóm lợi ích” hay “sân sau của ai đó”.
“Thành lập vào năm 2011, Nhật Cường Software ban đầu chỉ là một trung tâm công nghệ thông tin với một chuỗi các cửa hàng điện thoại di động ở Hà Nội.
“Tuy nhiên, việc công ty này sau đó “qua mặt” các ông lớn trong ngành viễn thông khi nhận được hàng loạt các hợp đồng cung cấp dịch vụ phần mềm cho các cơ quan nhà nước ở Hà Nội, trong đó có rất nhiều dịch vụ quan trọng như xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư của gần 8 triệu dân Hà Nội cho công an thành phố, phần mềm quản lý tội phạm, phần mềm hộ chiếu online, hệ thống quản lý quỹ nhà tái định cư các cấp…
“Khách hàng của Nhật Cường bao gồm một loạt các cơ quan công quyền ở Hà Nội, từ UBND thành phố, công an thành phố cho tới các Sở Y tế, Công thương, Giáo dục Đào tạo, Thông tin Truyền thông… Thực tế này đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh mối quan hệ thực chất của doanh nghiệp non trẻ này với các nhóm lợi ích trong bộ máy nhà nước.
“Khi lực lượng công an bất ngờ ập vào khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường Mobile vào ngày 9/5, không ít những người am hiểu về tình hình chính trị, thời sự Việt Nam đã đặt ngay câu hỏi trên các trang mạng xã hội về “động cơ đằng sau” của vụ “đánh Nhật Cường”.
“Sự việc càng trở nên thu hút sự chú ý của công luận hơn khi báo chí đưa tin Tổng giám đốc Bùi Quang Huy của công ty này bỏ trốn ngay trong thời gian Nhật Cường đang “trong tầm ngắm”, dẫn đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ công an, phải ra lệnh truy nã Bùi Quang Huy, 45 tuổi, vào ngày 18/5 về tội “Buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bản tin cũng cho biết thông tin như sau.
“Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội vào ngày 20/5, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng của Bến Tre cho rằng “có cơ sở” để nghi ngờ ông Bùi Quang Huy bỏ trốn “không phải là ngẫu nhiên”.
“Trường hợp này giống với vụ Vũ Đình Duy, nguyên tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex). Có ý kiến cho là có bàn tay trong để tiếp tay cho Huy bỏ trốn, không chỉ ngẫu nhiên”, báo Người Lao Động dẫn lời ông Lưu Bình Nhưỡng nói.
“Đại biểu của tỉnh Bến Tre còn cho rằng “có sự khuất tất” trong vụ này, khi ông đặt câu hỏi “Sao bắt hàng được mà bắt người thì không? Nhẽ ra lúc đó anh có thể khởi tố vụ án và bị can cùng lúc”.
“Vụ truy nã Bùi Quang Huy là sự việc mới nhất tiếp theo hàng loạt các vụ cán bộ tham nhũng, doanh nghiệp bị điều tra bỏ trốn ra nước ngoài nổi bật gần đây như Trịnh Xuân Thanh, Vũ “nhôm” (Phan Văn Anh Vũ), Vũ Đình Duy…
“Riêng Bùi Quang Huy, từ lúc khám xét đến lúc khởi tố vụ án, đã không đến trình diện, mặc dù đã vận động gia đình, và cũng không có mặt ở nơi cư trú. Do vậy, ngày 18/5, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy”, người phát ngôn Bộ Công an cho biết trong cuộc họp báo ngày 31/5.”
https://vietbao.com/a294768/chu-cong-ty-nhat-cuong-thoat-tay-cong-an-nho-tin-mat-bao
Việt Nam Không Sử Dụng Thiết Bị của Huawei
để phát triển mạng 5G
Thanh Trúc, RFA
Việt Nam đang có bước đi can đảm khi tự mình phát triển công nghệ cơ bản cho mạng 5G trong thời gian tới.
Đây là nhận định của tác giả Michael Sainsbury trong bài viết trên trang mạng InnovationAus.com hôm 17 tháng Năm, nói về Việt Nam như vậy sau khi nhắc lại chuyện Australia cấm sử dụng thiết bị hay linh kiện của tập đoàn Huawei để phát triển mạng 5G ở Úc hai tháng trước đó.
Đến ngày 25 tháng Năm, Viettel là nhà mạng di động lớn nhất của Việt Nam chính thức công bố đã hoàn thành thử nghiệm một trạm phát sóng thế hệ thứ năm, tức 5G, tại Hà Nội với tốc độ 600 đến 700Mbps (megabites/giây) ngang với tốc độ mạng 5G của Verizon ở Hoa Kỳ.
Điều đáng chú ý mà Viettel tuyên bố là sẽ tự phát triển các công nghệ cốt lõi cho mạng 5G, trong đó bao gồm cả chip và thiết bị 5G.
Như vậy, vào khi các nhà mạng di động tại một số quốc gia trong khu vực như Philippines, Thái Lan, tiếp tục sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G, bất chấp mọi tranh cãi và cáo buộc liên quan đến đến rủi ro bảo mật mà các thiết bị của Huawei có thể gây ra, thì Việt Nam lại gián tiếp đánh tiếng sẽ không nhập thiết bị hay linh kiện của Huawei để phát triển mạng 5G cho mình.
Tôi tin tưởng Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị 5G như vậy, bởi 4G thì nhà mạng Viettel đã chủ động sản xuất rồi, thứ hai là mạng 5G cũng không phải cái gì quá khó khăn. Ngay như chúng tôi cũng là một nhà sản xuất SmartPhone và chúng tôi cũng đang làm các thiết bị, các devices cho 5G, tôi tin công nghệ trong nước hiện nay đã sẵn sàng cho những công việc như vậy cả.
– Nguyễn Tử Quảng
Tiến sĩ Chu Tiến Dũng, giám đốc Công Ty Phần Mềm Quang Trung ở Sài Gòn, cho biết:
5G rất quan trọng thí dụ trong việc xây dựng thành phố thông minh và nền kinh tế số, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đặt vấn đề tiên phong ứng dụng 5G, cũng đã ký với Viettel và ký với Bộ Thông Tin-Truyền Thông để có thể là nơi đầu tiên thử nghiệm và ứng dụng 5G.
Thị trường của nền kinh tế số tất nhiên có nhiều khó khăn bởi trong thời gian qua các thiết bị cũng như dịch vụ rồi là ứng dụng rồi App vân vân mà Huawei đã cung cấp cho các nơi kể cả Hoa Kỳ cũng thật là lớn chứ không nhỏ. Ở đây theo tôi hiểu là vấn đề tầm nhìn, suy nghĩ về chuyện tương lai của mỗi một quốc gia cũng như một tổ chức phải có tầm nhìn để tính toán.
Đây là chuyện hãy còn mới với Việt Nam, tiến sĩ Chu Tiến Dũng nói, thế nhưng cơ bản phải tin là có thị trường mạnh thì có sự phát triển mạnh.
Từ Hà Nội, giám đốc Công Ty Phần Mềm BKAV, ông Nguyễn Tử Quảng, cho rằng không đi với linh kiện và thiết bị 5G của Huawei là một quyết định khôn ngoan:
Đã có những trao đổi công khai và sôi nổi về việc đó. Từ nhiều năm trước các nhà mạng đã từng dùng thiết bị của Huawei, đến nay thì họ tránh Huawei với lý do an ninh. Tôi nghĩ điều đó cũng có lý thôi bởi cho dù 2 nước là láng giềng của nhau, mối quan hệ cũng rất tốt, nhưng 2 nước láng giềng mà trong lịch sử đã có nhiều xích mích và chiến tranh thì dĩ nhiên Việt Nam phải đề phòng, việc để mình phải phụ thuộc vào cái hạ tầng của một nước láng giềng thì rõ ràng đấy là vấn đề rất lớn về an ninh. Tôi nghĩ lý lẽ chủ yết là như thế.
“Tại Sao Việt Nam Tránh Sử Dụng Công Nghệ 5G của Huawei “ là tựa đề mà cũng là câu hỏi chính trong bài tham khảo của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Bài viết ấn bản Anh ngữ được đăng trên trang mạng Khmer Times, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng quyết định của Việt Nam không sử dụng Huawei dường như xuất phát từ sự kết hợp cân nhắc về mặt kinh tế lẫn an ninh. Ông nói công nghệ 5G có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với kinh tế mà còn đối với an ninh của một quốc gia, đó là cái xương sống thông tin liên lạc nhiều ngành công nghệ khác nhau cũng như các liên lạc an ninh quốc phòng của một quốc gia. Hơn nữa, 5G không giống như 3G và 4G, do đó các quốc gia khi cân nhắc công nghệ 5G họ sẽ chú ý rất nhiều tới khía cạnh an ninh bên cạnh các lợi ích về mặt kinh tế.
Trong bối cảnh đó thì tôi cho rằng Việt Nam có lẽ đã sáng suốt khi quyết định không sử dụng Huawei để phát triển mạng 5G của mình. Chúng ta biết Trung Quốc vẫn là mối đe dọa an ninh đáng kể cho Việt Nam, đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông.
Trong thời gian qua cũng có nhiều cuộc tấn công mạng nhắm vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Việt Nam, ví dụ cuộc tấn công vào hệ thống làm thủ tục tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất hồi năm 2016 chẳng hạn.
Những sự cố như vậy lồng trong bối cảnh an ninh của Việt Nam hiện tại, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp phân tích tiếp, Việt Nam bắt buộc phải coi trọng vấn đề an ninh và muốn tránh rủi ro bằng cách không chọn Huawei mà thay vào đó là tự phát triển công nghệ của nước mình qua Viettel, chưa kể thực tế có sự phối hợp của Ericsson từ Thụy Điển như trường hợp Mobifone, hoặc Vinafone thì có đối tác là Samsung của Hàn Quốc, hay là Nokia từ Phần Lan:
Có thể lập luận rằng công nghệ của các hãng khác chưa chắc đã hoàn toàn đảm bảo yếu tố an ninh, nhưng trong bối cảnh của Việt Nam có lẽ sử dụng công nghệ của các đối tác đó an toàn hơn và ít rủi ro hơn là sử dụng cái công nghệ từ một nhà cung cấp Trung Quốc.
Cái thứ hai, Việt Nam hiện tại cũng đề cao việc đổi mới công nghệ rồi là tự lực tự cường về mặt công nghệ, đặc biết các ngành công nghệ cao, cho nên tôi nghĩ nhà chức trách Việt Nam cũng có lý do để không sử dụng các công nghệ được cho là khá hợp túi tiền của Huawei. Tại khi sử dụng các công nghệ có giá rẻ như vậy thì các công ty trong nước sẽ có ít động lực để có phát triển công nghệ bản địa.
Một khi Viettel khẳng định sẽ cố gắng sản xuất chip hay thiết bị 5G bản địa và chưa biết Viettel có thành công hay không, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp vẫn cho rằng điều này sẽ thúc đẩy các công ty hay các hãng xưởng trong nước mạnh dạn phát triển công nghệ của riêng mình:
Qua đó sẽ giúp Việt Nam đạt được tham vọng thay đổi công nghệ của riêng mình cũng như nâng cấp quá trình công nghiệp hóa của mình lên một bước cao hơn.
Vấn đề thứ ba, vẫn lời tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, phải chăng việc né tránh Huawei liên quan đến nỗ lực phát triển quan hệ an ninh quốc phòng của Việt Nam với một loạt đối tác chủ chốt, đặc biệt là Hoa Kỳ:
Chúng ta đều biết Hoa Kỳ đã đưa ra những cảnh báo về tác hại tiềm tàng về an ninh từ các công nghệ của Huawei, họ nói rõ rằng những quốc gia nào sử dụng thiết bị của Huawei, đặc biệt cho mạng 5G, thì sẽ không được tiếp tục hợp tác quốc phòng với Mỹ nhất là về mặt thông tin và tình báo.
Hiện tại Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa có những hợp tác thực chất về trao đổi thông tin tình báo, nhưng rõ ràng Việt Nam muốn lưu tâm tới cảnh báo của Hoa Kỳ để tạo điều kiện phát triển mối quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng với Mỹ trong tương lai.
Tuy nhiên điều vừa nói về mặt phát triển quan hệ với Hoa Kỳ chỉ là lý do thứ yếu chứ không phải là lý do quan trọng nhất, chuyên gia Lê Hồng Hiệp của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore nhấn mạnh. Ông nói thực tế cho thấy ngay cả trước khi Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo về Huawei thì Việt Nam cũng đã cố gắng hạn chế sử dụng thiết bị của Huawei, điển hình như Viettel trong mạng 4G của mình cũng đã cho hay không dùng thiết bị của Huawei rồi:
Lại nữa, trong trường hợp 5G thì có thể thấy Việt Nam không sử dụng công nghệ của Trung Quốc, cụ thể là Huawei, nhưng Việt Nam cũng không sử dụng công nghệ của Mỹ. Có thể thấy 3 đối tác của các nhà mạng Việt Nam lúc này, Ericsson, Nokia và Samsung, đều không phải là các công ty Mỹ. Có lẽ trong các lý do để không lựa chọn Huawei thì lý do quan trọng nhất là Việt Nam cố gắng tự chủ về mặt công nghệ và đảm bảo an ninh cho chính mình. Rõ ràng đây là trướng hợp cho thấy Việt Nam rất nhấn mạnh đến yếu tố tự chủ, đặc biết là tránh phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lãnh vực có thể phương hại tới an ninh quốc gia.
Câu hỏi tiếp ở đây là dù như đã hoàn thành thử nghiệm một trạm phát sóng thế hệ thứ năm tức 5G tại Hà Nội với tốc độ ngang bằng mạng 5G của Verizon ở Mỹ, thì những thách thức nào Viettel phải đối mặt trong những ngày tới? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng thời gian tới có thể gặp một số thách thức và cần có thời gian để phát triển.
Khi Viettel nói sẽ phát triển các chip 5G thì tôi tin rằng đấy không phải là nhiệm vụ đơn giản, họ sẽ cần rất nhiều thời gian, nỗ lực và đầu tư đáng kể mới có thể tự túc được công nghệ đấy và cũng có thể phải hợp tác với các đối tác không phải là của Trung Quốc để đạt được mục tiêu.
Và cho dù Viettel tự phát triển hay là phát triển dựa vào công nghệ của các đối tác không phải của Trung Quốc thì đây vẫn là sự lựa chọn thận trọng và khôn ngoan hơn là việc phụ thuộc vào các công nghệ của Trung Quốc, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp kết luận.
Từ vài năm nay Huawei đã có văn phòng đại diện ở Việt Nam, bên cạnh vài công ty lớn nhỏ khác của Trung Quốc như Oppo và Xiaomi. Có vẻ như tầm ảnh hưởng của Huawei đối với các nhà mạng nội địa không lớn cho tới khi mọi suy nghĩ và cân nhắc về Huawei nảy sinh từ vụ tai tiếng của tập đoàn này ở Canada và Hoa Kỳ. Đó là nguyên nhân không thể chối cãi khi Việt Nam cố ý tránh, không muốn bắt tay với Huawei liên quan đến mạng 5G đã nói lâu nay.
Trong bối cảnh đó thì tôi cho rằng Việt Nam có lẽ đã sáng suốt khi quyết định không sử dụng Huawei để phát triển mạng 5G của mình. Chúng ta biết Trung Quốc vẫn là mối đe dọa an ninh đáng kể cho Việt Nam, đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông.
– TS. Lê Hồng Hiệp
Theo nguồn từ Viettel, nhà mạng di động hàng đầu của Việt Nam, đang có kế hoạch tiến hành thử nghiệm trạm phát sóng 5G vừa hoàn thành ở Hà Nội với tốc độ 600-700 Mbps(Megabites/giây) vào cuối năm 2019 này để từ đó phát triển mạng lưới 5G vào năm 2020. Nếu hành công, Viettel sẽ sớm khởi sự dịch vụ 5G trong thời gian tới, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực vận hành mạng 5G.
Ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc công ty phần mềm BKAV ở Hà Nội, có đối tác là công ty Qualcomm ở Hoa Kỳ, bày tỏ hy vọng:
Tôi tin tưởng Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị 5G như vậy, bởi 4G thì nhà mạng Viettel đã chủ động sản xuất rồi, thứ hai là mạng 5G cũng không phải cái gì quá khó khăn. Ngay như chúng tôi cũng là một nhà sản xuất SmartPhone và chúng tôi cũng đang làm các thiết bị, các devices cho 5G, tôi tin công nghệ trong nước hiện nay đã sẵn sàng cho những công việc như vậy cả.
Không thể cùng một lúc và trong thời gian ngắn mà có thể hoàn thành ngay mạng 5G là ý kiến dè dặt của tiến sĩ Chu Tiến Dũng, giám đốc công ty phần mềm Quang Trung:
Để có hiệu quả thì chắc phải có bước đi từng nơi. Những nơi nào mà nhu cầu về thông tin, dữ liệu, xử lý, kết nối…tất cả nó cao thì nơi đó sẽ đi trước. Còn những nơi hẻo lánh xa xôi chưa có hiệu quả được thì sẽ đi sau. Tôi nghĩ là như thế chứ không thể có một cách nghĩ rằng là sẽ phủ đầy đủ trên một quốc gia, cái đó không phải là phương án thuận lợi.
Còn theo nhận định của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, khả năng công nghệ của Viettel vẫn còn hạn chế, vì thế hợp tác với các nhà mạng bên ngoài nhưng không phải Trung Quốc là việc rất quan trọng.
Về đường dài, nếu các công ty Việt Nam không thực hiện được kế hoạch của mình thì chi phí triển khai 5G sẽ bị đội lên cao do phụ thuộc vào các thiết bị đắt tiền hơn từ các nhà cung cấp không phải Trung Quốc.
Nếu chuyện đó xảy ra, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dự kiến, rất có thể Việt Nam phải coi lại cách tiếp cận của mình, và rất có thể sẽ cho phép Huawei được cung cấp các thiết bị không thuộc phần lõi.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-joins-in-huawei-ban-05312019130050.html
‘Trái mìn’ đã gài vào trạm thu phí T2 như thế nào?
Tờ Lao Động vừa nêu lại câu hỏi vốn không mới, đã được cả dân chúng lẫn hệ thống truyền thông chính thức lập đi, lập lại từ lâu nhưng không có bất kỳ cá nhân, cơ quan hữu trách nào thèm trả lời: Trạm thu phí T2 thu phí cho công trình giao thông nào (1)?
Trạm thu phí T2 ở Cần Thơ nói riêng và các vấn đề có liên quan đến những công trình giao thông được đầu tư theop phương thức BOT nói chung ở Việt Nam chính là những bằng chứng cho thấy, các liên minh ma quỉ đang dẫn dắt chính phủ…
***
Trạm thu phí T2 nằm trên quốc lộ 91, dài 142 km, bắt đầu từ đoạn quốc lộ 1 chạy ngang quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ) dẫn tới huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) rồi nối vào quốc lộ 2 của Campuchia.
Do quốc lộ 91 hư hỏng trầm trọng, trở thành đại họa giao thông trong khu vực, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) quyết định cải tạo quốc lộ này theo phương thức BOT và đặt một trạm thu phí có tên là T1 ở quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ).
Ngoài quốc lộ 91 chạy xuyên qua các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, ở Cần Thơ còn có quốc lộ 91B, dài chừng 18 km, chạy từ quận Cái Răng, xuyên qua các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn,… rồi chuyển thành quốc lộ 91C.
Quốc lộ 91B là một “huyền thoại” trong lịch sử phát triển hệ thống cầu đường tại Việt Nam: Mất 14 năm (1995 – 2009) để phê duyệt dự án. Chính phủ phải vay bá tánh thông qua phát hành trái phiếu để có 455 tỉ thực hiện dự án, tuy nhiên sau khi khánh thành (2010) chưa đầy một tuần đã… nát bấy và Bộ GTVT giải thích là do xe cộ lưu thông vượt mức thiết kế.
Trách nhiệm về chất lượng quốc lộ 91B nhì nhằng suốt từ đó cho đến năm 2014 thì Bộ GTVT quyết định cải tạo quốc lộ 91B thêm một lần nữa. Lần này theo phương thức BOT: Nhà đầu tư sẽ bỏ ra 600 tỉ để sửa quốc lộ 91B và có quyền tổ chức thu phí. Nhờ vậy, trách nhiệm của tất cả các cá nhân có liên quan tới 455 tỉ mà chính phủ từng vay để sửa quốc lộ 91B được phủi sạch (2).
Nhiều người tin rằng, do nhà đầu tư vào dự án sửa chữa quốc lộ 91B và nhà đầu tư vào dự án quốc lộ 91 là một nên Trạm thu phí T2 mới mọc lên ở vị trí hiện nay: Án ngữ lối ra vào các tỉnh Kiên Giang, An Giang thành ra phương tiện giao thông nào qua lại hai tỉnh này cũng phải lưu thông khoảng vài trăm mét trên quốc lộ 91 và do vậy, phải trả phí như các phương tiện lưu thông trên toàn tuyến quốc lộ 91.
Đó cũng là lý do cả dân chúng lẫn chính quyền hai tỉnh Kiên Giang, An Giang cùng phản đối. Đầu năm ngoái, đại diện Bộ GTVT chính thức thừa nhận, vị trí Trạm thu phí T2 “bất cập, không công bằng” nhưng chuyển đến vị trí khác hợp lý hơn thì có thể làm vỡ “phương án tài chính của dự án, tiền mà chủ đầu tư vay của ngân hàng sẽ trở thành ‘nợ xấu’ của quốc gia” (3).
Có một điểm rất đáng chú ý là lúc đó, trước sự phản ứng dữ dội của cả dân chúng lẫn chính quyền hai tỉnh Kiên Giang, An Giang, nhà đầu tư dự án cải tạo quốc lộ 91 theo hình thức BOT chỉ trả lời gọn bâng, đại ý: Họ không tự tiện dựng Trạm thu phí T2 ở vị trí ai cũng thấy là kỳ quái đó. Vị trí này không chỉ có sự đồng thuận của ngân hàng mà còn được Thủ tướng phê duyệt.
Nói cách khác, khi cho nhà đầu tư vay tiền, ngân hàng đã thẩm định và tin rằng, vị trí của Trạm thu phí T2 là “đắc địa”, tọa lạc tại vị trí ấy, nhà đầu tư sẽ trả đủ cả vốn lẫn lãi. Chính phủ – cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất trong quản trị, điều hành quốc gia – cũng chỉ thấy yếu tố “đắc địa”, không bận tâm đến sự “độc địa” của Trạm thu phí T2 đối với dân sinh, kinh tế – xã hội trong vùng, nên mới mạnh dạn phê duyệt.
“Trái mìn” Trạm thu phí T2 đã được gài như thế. Lợi ích của nhà đầu tư dự án cải tạo hai quốc lộ 91 và 91B đã rõ. Lợi ích của ngân hàng cũng rõ. Còn chính phủ, tại sao chính phủ tự gài vào thế “há miệng mắc quai”, phê duyệt cho nhà đầu tư đặt Trạm thu phí T2 ở vị trí “độc địa” như vậy? Vì chính phủ cũng có lợi. Ít nhất, lợi ích cũng là không phải bới tìm, nhận và truy cứu trách nhiệm đối với 455 tỉ đã chi cho cải tạo quốc lộ 91B!
Do ba bên cùng có lợi, thậm chí lợi ích quyện vào nhau nên tất nhiên là không bên nào muốn gỡ mìn. Viễn cảnh dự án cải tạo quốc lộ 91 vỡ phương án tài chính, vì chính phủ từng phê duyệt nên khoản tiền chủ đầu tư vay ngân hàng sẽ trở thành ‘nợ xấu’ của quốc gia mà đại diện Bộ GTVT đề cập hồi đầu năm ngoái không phải là giải thích cho xong, nó vừa bao hàm yếu tố răn đe, vừa khẳng định… phản đối có hữu lý cũng vô hiệu!
***
Cầu Vàm Cống (dài 2.970 mét, rộng 20,6 mét, trị giá 5.697 tỉ đồng, xây dựng chủ yếu bằng vốn do Nam Hàn hỗ trợ thông qua ODA ưu đãi, chính phủ Việt Nam chỉ bỏ một khoản nhỏ gọi là vốn đối ứng) đã hâm nóng sự bất bình đối với Trạm thu phí T2 vì các phương tiện giao thông qua lại cầu này phải trả phí cho cho nhà đầu tư dự án mở rộng quốc lộ 91, bất kể họ có sử dụng quốc lộ 91 hay không (4)?
Nhiệt độ của sự bất bình lên cao tới mức nhà đầu tư phải tạm ngưng thu phí (5). Cả dân chúng lẫn chính quyền các tỉnh Kiên Giang, An Giang cùng đòi dời trạm này đến chỗ nào đó mà nhà đầu tư chỉ có thể thu phí những phương tiện giao thông sử dụng quốc lộ 91. Mong muốn đó vốn hữu lý nhưng không được chấp nhận. Lý do vẫn là phải bảo vệ “phương án tài chính” của dự án mà chính phủ đã phê duyệt.
Do chính quyền tỉnh An Giang phản đối quyết liệt nhất, Bộ GTVT đã gợi ý, nếu muốn dời Trạm thu phí T2 đi chỗ khác, họ phải thanh toán khoảng 80 tỉ chi phí xây dựng trạm mới và 20 tỉ cho 700 mét quốc lộ 91 mà các phương tiện giao thông phải qua lại trước khi lên xuống cầu Vàm Cống (6). Nói cách khác, nơi nào muốn dời Trạm thu phí T2 khỏi vị trí hiện nay sẽ phải “thối” lại cho nhà đầu tư chừng… 100 tỉ!
100 tỉ không phải giấy lộn nên chính quyền tỉnh An Giang không chịu. Đại diện tỉnh này đề nghị cách khác: Lựa chọn – đặt định giải pháp để các phương tiện giao thông sử dụng bao nhiêu mét quốc lộ 91 thì trả bấy nhiêu phí (7). Tất nhiên là nhà đầu tư không mặn mòi với phương thức này. Song đáng ngạc nhiên là đại diện chính phủ cũng cũng không ưng, Bộ GTVT chỉ muốn giảm phí và đương nhiên, thời gian nhà đầu tư được phép thu phí sẽ dài hơn thời hạn mà Thủ tướng từng phê duyệt.
Chính phủ “của dân, do dân, vì dân” không xem 455 tỉ đã vay để cải tạo quốc lộ 91B là khoản đáng phải bận tâm, kể cả khi toàn dân vẫn đang gồng mình trả cho đủ cả vốn lẫn lãi một công trình không sinh lợi, mất cả chì lẫn chài. Còn khoản tiền mà nhà đầu tư mượn ngân hàng nấu cháo trong hai dự án quốc lộ 91, 91B thì chính phủ hết sức quan tâm và dứt khoát không để rơi rớt đồng nào, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
***
Từ 2016 đến nay, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiểm toán 68 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT. Ba báo cáo mà KTNN đã công bố cho thấy, gần như toàn bộ các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT cùng có những yếu tố quái gở như nhau:
– Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư mà chỉ định nhà đầu tư. Cũng vì vậy, lẽ ra BOT là cách để tận dụng vốn riêng của nhà đầu tư trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thì các nhà đầu tư hoặc được chính phủ “hỗ trợ” bằng cách đứng ra vay tiền của bá tánh (bán trái phiếu) rồi giao cho các nhà đầu tư… đầu tư. Hoặc làm ngơ cho các nhà đầu tư vay ngân hàng, biến nền kinh tế thành một loại con tin, phải nương theo các nhà đầu tư vì họ mà “hắt hơi”, quốc gia sẽ “sổ mũi”, do hệ thống ngân hàng phải ôm hàng trăm ngàn tỉ… nợ xấu.
KTNN còn phát giác một hình thái đầu tư chưa bao giờ và chẳng đâu có: Nhà đầu tư dùng các trạm thu phí chắt mồ hôi, nước mắt của dân lành gộp vào suất đầu tư và được hệ thống công quyền công nhận là “bổ sung vốn chủ sở hữu” để hưởng thêm đủ loại ưu đãi về mức phí được thu, về thời gian được thu phí.
– Không chỉ có thế, hệ thống công quyền còn cùng nhà đầu tư tính… sai đủ thứ (từ tổng mức đầu tư, khối lượng, đơn giá và nhiều thứ được gộp chung thành một gói, gọi là… “sai khác”). Nếu cộng “giá trị đầu tư” trong ba báo cáo mà KTNN đề nghị phải giảm xuống thì 68 dự án hạ tầng giao thông đã được đầu tư theo hình thức BOT bị khai khống, duyệt khống chừng… 3.670 tỉ đồng. Tổng thời gian được phép thu phí mà KTNN cho là cần giảm để tương xứng với giá trị thực của 68 suất đầu tư này đâu khoảng… 245 năm! Gấp 2,5 lần thời gian cha ông người Việt làm “tôi mọi” cho thực dân!
***
Tác hại của các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo phương thức BOT mang… bản sắc Việt Nam, đối với dân sinh, kinh tế – xã hội có lẽ không cần bàn thêm vì đã quá rõ. Chỉ có vài chuyện đáng bàn vì chưa bao giờ được làm rõ, đó là: Vì sao các sai phạm đã được nhận dạng nhưng chính phủ không nhận trách nhiệm, không sửa sai và dứt khoát không điều tra, truy cứu trách nhiệm của bất kỳ ai?
Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và đầu tư theo phương thức BOT đã cho chào đời những liên minh ma quỷ. Tại sao hệ thống công quyền từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài không ngăn chặn, diệt trừ mà còn để những liên minh ma quỷ này dẫn dắt, thậm chí chi phối tới mức xem những cá nhân chỉ phân biện đúng – sai là kẻ thù, trong một số trường hợp, sử dụng cả công quyền để trấn áp?
Quản trị, điều hành quốc gia như thế là “liêm chính” và “kiến tạo”?
Chú thích
(1) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/rot-cuoc-tram-bot-t2-thu-phi-cho-cai-gi-735916.ldo
(2) https://plo.vn/do-thi/vi-sao-quoc-lo-91b-co-tram-bot-723488.html
(3) https://tuoitre.vn/bo-thua-nhan-bot-quoc-lo-91-bat-cap-nhung-van-chua-di-doi-20180112082523023.htm
(6) https://tuoitre.vn/an-giang-khong-the-bo-ca-tram-ti-dong-de-doi-tram-bot-t2-20190528112419096.htm
https://www.voatiengviet.com/a/bot-t2-can-tho-ninh-kieu-quoc-lo-2/4940497.html