Tin khắp nơi – 17/05/2019
Nhập cư Mỹ: Trump ưu tiên
cho diện có trình độ hơn là diện bảo lãnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/5 loan báo muốn chỉnh sửa toàn diện chính sách di trú theo hướng ưu tiên cho những người trẻ, nói tiếng Anh và được các công ty Mỹ nhận hơn là những di dân dựa vào quan hệ gia đình với công dân Mỹ.
Tuy nhiên, kế hoạch di trú này ít có cơ hội được Quốc hội thông qua.
Đề xuất của ông Trump, bị Đảng Dân chủ và các tổ chức ủng hộ di dân chỉ trích nặng nề, có mục đích đoàn kết Đảng Cộng hòa vì một số thành viên muốn tăng cường di dân trong khi những người khác muốn hạn chế trước năm bầu cử Tổng thống và Quốc hội 2020.
“Nếu vì nguyên nhân nào đó, có lẽ là nguyên nhân chính trị, mà chúng ta không thể làm cho Đảng Dân chủ tán thành kế hoạch an ninh cao dựa trên sự xứng đáng này, chúng ta sẽ thông qua nó ngay sau bầu cử khi chúng ta giành lại Hạ viện, giữ được Thượng viện và, đương nhiên, giữ được Nhà Trắng,” ông Trump phát biểu ở Vườn Hồng trước các nghị sỹ Cộng hòa và các thành viên nội các.
Hiện khoảng 2/3 trong tổng số 1,1 triệu người được phép di dân đến Mỹ hàng năm được cấp quy chế thường trú nhân, tức thẻ xanh, là dựa trên quan hệ gia đình.
Ông Trump đề xuất giữ con số chung đó ổn định nhưng chuyển sang hệ thống di trú dựa trên sự xứng đáng tương tự như ở Canada – kế hoạch mà ông nói rằng phải dẫn đến 57% số thẻ xanh được cấp là dựa trên việc làm và trình độ.
Trước khi bài diễn văn được đưa ra, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng ‘sự xứng đáng’ là một từ ‘mang tính miệt thị’.
“Có phải họ nói rằng quan hệ gia đình là không xứng đáng? Có phải họ nói rằng những người đã từng đến Mỹ trong lịch sử đất nước chúng ta là không xứng đáng bởi vì họ không có tấm bằng kỹ sư?” bà Pelosi nói trước báo giới.
Kế hoạch này được soạn thảo bởi con rể đồng thời là cố vấn của ông Trump, ông Jared Kushner, và ông Stephen Miller, một cố vấn được biết đến với lập trường cứng rắn trên các vấn đề di trú.
Cần phải có sự ủng hộ của Đảng Dân chủ để thông qua bất cứ đạo luật nào ở Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, chưa kể tới Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát.
Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ trong Thượng viện phê phán Nhà Trắng đã không tham vấn các nhà lập pháp Dân chủ, và rằng điều đó cho thấy đề xuất đó là ‘không nghiêm túc’.
Kế hoạch của ông Trump bao gồm đề xuất tăng cường an ninh ở biên giới để ngăn cản di dân tìm cách vượt biên bất hợp pháp và các thay đổi pháp lý nhằm ngăn chặn làn sóng di dân từ các nước Trung Mỹ đến Mỹ xin tị nạn.
Tuy nhiên, kế hoạch đã bỏ qua vấn đề gai góc là làm thế nào xử lý khoảng 11 triệu di dân sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ và những biện pháp bảo vệ dành cho ‘Dreamers’, tức là những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ – ưu tiên hàng đầu của các nghị sỹ Dân chủ.
“Nếu nói nó chết ngay khi ra mắt là còn quá hào phóng,” ông Pili Tobar, phó giám đốc America’s Voice, tổ chức hỗ trợ cho các di dân không có giấy tờ, nói về đề xuất của Tổng thống.
Kế hoạch của ông Trump cũng không có những điều khoản trợ giúp các nông dân và những chủ thuê mướn công nhân theo thời vụ có thể có thêm lao động nhập cư hay những cải cách về chương trình thị thực công nghệ.
Các nhóm kinh doanh nói bản kế hoạch này là bước đi đầu tiên và là bước đi tốt nhưng nhấn mạnh các giải pháp cần bao quát hơn và phải mang tính phi đảng phái.
Đọ sức Mỹ-Trung:
Đằng sau thương mại là chủ nghĩa dân tộc
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, nhất là sau vòng đàm phán kết thúc ngày 10/05/2019 tại Washington mà không đạt kết quả, đã có dấu hiệu gay gắt hẳn lên, cụ thể là với mức thuế quan 25% mà Mỹ áp đặt trên 200 tỷ đô la hàng nhập Trung Quốc chính thức có hiệu lực, kèm theo mệnh lệnh của tổng thống Mỹ khởi động thủ tục áp thuế trên 300 tỷ đô la hàng nhập Trung Quốc còn lại. Bắc Kinh đã đáp trả bằng thông báo ngày 13/05 là sẽ đánh thuế lên đến 25% trên 60 tỷ đô la hàng nhập của Mỹ kể từ ngày 01/06.
Tuy nhiên lần này, giới quan sát nhận định là phản ứng của Trung Quốc có phần dữ dội hơn, đặc biệt là với việc truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc nhập cuộc, kích động chủ nghĩa dân tộc để chống lại điều được mệnh danh là hành vi “bắt nạt” của Washington đối với Bắc Kinh.
Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 14/05 đã nêu bật diễn biến mới này trong bài “Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc nhắm vào Mỹ trên vấn đề chiến tranh thương mại”. Hãng tin Mỹ AP ngày 15/05 thì nói thẳng thừng hơn: “Trung Quốc lớn tiếng phô trương sức mạnh, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc xung quanh cuộc chiến thương mại”. Riêng hãng tin Pháp AFP, trong một bài phân tích ngay từ hôm 13/05 đã nhận xét rằng: “Đằng sau thương chiến Mỹ-Trung là một cú va chạm giữa hai chủ nghĩa dân tộc”.
Nhân định chung của AFP rất rõ ràng: “Một bên là ‘Giấc Mơ Trung Hoa’ đối chọi với bên kia là ‘Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại’. Phía sau cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới còn là sự va chạm của hai chủ nghĩa dân tộc, giữa một Trung Quốc đang vươn lên và một nước Mỹ bị nỗi e ngại mất vị thế ám ảnh.”
Theo AFP, từ Đài Loan, Bắc Triều Tiên cho đến các chiến dịch tuần tra của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, rồi các cáo buộc gián điệp, thái độ nghi kỵ và những quyết định nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi, cuộc đua tranh Mỹ-Trung sẽ tiếp diễn không ngừng, kể cả khi hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại.
Vả lại, triển vọng có được thỏa thuận ngày thêm xa vời với việc Mỹ áp thêm thuế cuối tuần qua. Các nhà đàm phán hai bên hôm 10/05 vừa qua đã kết thúc vòng thương lượng tại Washington,mà không đạt kết quả gì và cũng không ấn định ngày họp lại.
Căng thẳng giữa hai bên còn kèm theo những nỗi bất mãn giữa hai đối thủ từng được xem là đối tác của nhau từ những năm 1970 cho đến gần đây.
Về phía Mỹ, tổng thống Donald Trump đã lấy Trung Quốc làm đối tượng công kích trong cuộc vận động tranh cử tổng thống 2016, tố cáo Bắc Kinh “ăn cắp việc làm” của người Mỹ.
Va chạm giữa hai xu hướng dân tộc chủ nghĩa
Một chi tiết mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cực đoan từ phía Mỹ đã được AFP ghi nhận.
Tại một diễn đàn về an ninh vào tháng Tư vừa qua, bà Kiron Skinner, một quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ, đã gây ngạc nhiên khi mô tả cuộc tranh đua với Trung Quốc là « một cuộc đấu với một nền văn minh thật sự khác biệt với một ý thức hệ rất khác ».
Bà còn nói thêm rằng đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ đứng trước « một đối thủ lớn mà không phải là người da trắng ».
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, đánh giá rằng cách xem xét quan hệ song phương trên quan điểm « va chạm văn minh và cả chủng tộc » là điều « phi lý và không thể chấp nhận được ».
Về phía Trung Quốc, theo AFP, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan cũng không thua kém.
Từ lúc ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc đã chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, chủ tịch Trung Quốc đã “bán” cho đồng hương của ông “giấc mơ của sự phục hưng” sau thời kỳ bị phương Tây hạ nhục từ thế kỷ XIX.
Trên mạng Twitter, hôm thứ 11/05, Hồ Tích Tiến (Hu Xi Jin), chủ bút tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhận xét : « Một cách khách quan, cuộc chiến thương mại đã củng cố hơn bao giờ hết tinh thần thù địch giữa hai xã hội Trung Quốc và Mỹ ».
Đối với tổng biên tập của tờ báo Trung Quốc nổi tiếng với quan diểm dân tộc chủ nghĩa này: « Thái độ thù nghịch lẫn nhau này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, gây nên một bước lùi nghiêm trọng của toàn bộ quan hệ quốc tế ».
Bill Bishop, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc, người phát hành bản tin Sinocism tại Mỹ, cho rằng cuộc chiến thương mại mà ông Trump đã khởi động từ năm ngoái, 2018, đã « làm cho nhiều người Trung Quốc, không chỉ riêng trong giới công chức, tin là Washington muốn ngăn cản đà vươn lên của đất nước họ ».
Theo ông Bishop, Bắc Kinh muốn lợi dụng tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Trung Quốc, nhưng đó là “một con dao hai lưỡi” có thể phản lại chủ nhân nếu người dân cảm nhận là Bắc Kinh mềm yếu trước Washington.
Nhìn chung theo chuyên gia này, ở Trung Quốc có sự kỳ thị đối với người nước ngoài và đặc biệt là tâm lý bài Mỹ, điều đó có thể dẫn đến những lời kêu gọi tẩy chay hàng Mỹ, cho dù Bắc Kinh đến nay đã cẩn thận loại bỏ khỏi các mạng xã hội Trung Quốc những lời kêu như vậy.
Giành nhau quyền thống trị thế giới
Theo AFP, điều rõ nét là Trung Quốc và Mỹ đang ganh đua với nhau, đối đầu với nhau để áp đặt ảnh hưởng của mình lên phần còn lại của thế giới.
Trung Quốc đang cố thực hiện tham vọng này qua Con Đường Tơ Lụa Mới, một dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ bị phía Mỹ chỉ trích là « khoe khoang ».
Trên bình diện quân sự, Trung Quốc cố gắng hiện đại hóa nhanh chóng quân đội, dành cho quốc phòng một ngân sách lớn hàng thứ 2 thế giới.
Cho nên, theo ông Hoa Pha (Hua Po) một nhà chính trị học độc lập ở Bắc Kinh được AFP trích dẫn, cho dù hai bên có ký được một thỏa thuận thương mại đi chăng nữa, thì sự tranh đua giữa hai bên vẫn ác liệt. Đối với chuyên gia này, « Hoa Kỳ không sai khi tỏ ra quan ngại về Trung Quốc, vì dù vẫn là một quốc gia đang phát triển, nhưng Trung Quốc đang kiên quyết bắt kịp Mỹ ».
Thậm chí vấn đề công nghệ học còn có vẻ lấn át tranh chấp thương mại với nhận định cho rằng cường quốc thống trị của thế kỷ này là nước tiên tiến nhất trên mặt sáng chế.
Giáo sư Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), thuộc Trường Quan Hệ Quốc Tế Đại Học Nhân Dân ở Bắc Kinh, khẳng định : « Chiến tranh thương mại không phải là vấn đề thặng dư hay thất thu. Chìa khóa là công nghệ cao ». Đối với ông, gây căng thẳng về thương mại với Trung Quốc là cách Mỹ sử dụng để buộc Trung Quốc phải tiến hành một số thay đổi trong hệ thống kinh tế và chính sách công nghiệp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190517-do-suc-my-trung-dang-sau-thuong-mai-la-chu-nghia-dan-toc
Hoa Kỳ gia hạn thuế chống phá giá
đối với tháp điện gió của Việt Nam
Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) vừa ra công báo về kết luận cuối cùng vụ việc rà soát biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, trang Federal Register cho biết hôm 17/5.
Thông báo đề ngày 9/5 của USITC cho rằng việc chấm dứt áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ có khả năng khiến ngành sản xuất trong nước tiếp tục chịu thiệt hại đáng kể.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định sẽ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tháp gió thêm 5 năm nữa và hàng năm có thể sẽ tiến hành rà soát hành chính để điều chỉnh mức thuế áp dụng.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, vụ việc này Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra vào tháng 1/2012 đến tháng 12/2012, sau khi nhận được khiếu nại từ một hiệp hội của bốn công ty trong ngành này ở Mỹ. Kể từ đó, cả DOC và USITC đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nói trên của Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam cho biết bị đơn bắt buộc trong cuộc điều tra là Công ty CS Wind Corporation và Công ty TNHHH CS Wind Việt Nam, bị áp biên độ phá giá là 51,50%, trong khi tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu khác của Việt Nam bị áp 58,49%.
Chủ tịch Hạ viện:
Trump không có quyền phát động chiến tranh
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump không được phép của Quốc hội để phát động chiến tranh với Iran, Chủ tịch Hạ viện hôm 16/5 cảnh báo giữa lúc căng thẳng dâng cao trong khu vực.
Bà Nancy Pelosi nói với các phóng viên rằng bà ủng hộ điều mà dường như là sự dị ứng của ông Trump đối với khả năng xung đột quân sự thật sự với Tehran.
“Tôi thích những gì tôi nghe từ Tổng thống – rằng ông không hứng thú gì với việc này,” bà nói. Tờ Washington Post dẫn một số quan chức Mỹ giấu tên hôm 15/5 nói rằng ông Trump cảm thấy bực bội khi các cố vấn của ông đang khẩn trương tiến hành chiến tranh và rằng ông thích có một cách tiếp cận mang tính ngoại giao và đối thoại trực tiếp với Iran hơn.
Bà Pelosi cũng cho báo giới biết thêm rằng chính quyền của Đảng Cộng hòa sẽ có một buổi cập nhật thông tin mật cho các nhà lập pháp hàng đầu – còn được gọi là Nhóm Tám Vị – về Iran vào cuối ngày 16/5.
Tuy nhiên, chính quyền Trump cho đến nay đã bác bỏ yêu cầu cập nhật cho toàn thể Hạ viện về vấn đề Iran cũng như họ đã từng từ chối yêu cầu của Quốc hội muốn biết thêm thông tin về Triều Tiên và Venezuela, bà phát biểu tại cuộc họp báo.
“Đây là một phần của cách hành xử không đúng bởi vì chúng tôi có trách nhiệm – trách nhiệm theo Hiến pháp là Quốc hội mới có quyền tuyên chiến – do đó tôi hy vọng các cố vấn của Tổng thống thừa nhận rằng họ không được phép xúc tiến chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào,” bà nói.
Luật về Quyền sử dụng sức mạnh Quân sự được thông qua hồi năm 2001 không thể được sử dụng để cho phép hành động quân sự ở Iran, bà nói thêm.
Boeing hoàn tất nâng cấp phần mềm của 737 Max
Boeing vừa hoàn tất việc phát triển bản cập nhật phần mềm cho máy bay 737 Max, vốn đang bị cấm bay sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng trong vòng năm tháng.
Công ty Mỹ tuyên bố đã bay 737 Max với phần mềm được cập nhật trên 207 chuyến bay.
Họ nói thêm rằng sẽ cung cấp dữ liệu cho Cục Hàng không Liên bang (FAA) về cách phi công tương tác với hệ thống điều khiển và hiển thị trong các tình huống khác nhau.
FAA dự trù Boeing sẽ gửi bản nâng cấp để xin chứng nhận vào tuần tới.
Một chuyến bay của hãng hàng không Etopian Airlines đã bị rơi vào tháng 3, làm chết tất cả 157 người trên máy bay.
Trước đó là thảm họa của hãng Lion Air ở Indonesia vào tháng 10, khiến 189 người chết.
Cả hai sự cố đều liên quan tới hệ thống MCAS của Boeing 737 Max – một tính năng mới được thiết kế để cải thiện khả năng xử lý của máy bay và ngăn không cho nó bay lên ở góc quá cao.
Tiết lộ ban đầu nguyên nhân Boeing 737 rơi
Garuda hủy hợp đồng mua Boeing 737 Max
Việt Nam chưa cấp phép cho Boeing 737 MAX 8
Boeing cho biết một khi thông tin về cách phi công làm việc với hệ thống mới nâng cấp được gửi tới FAA, họ sẽ làm việc với cơ quan quản lý để lên lịch bay thử để cấp chứng nhận và nộp tài liệu liên quan cần thiết.
Công ty cũng cho biết đã hoàn thành thử nghiệm giả lập liên quan trên hệ thống nâng cấp và đã phát triển tài liệu đào tạo và huấn luyện hiện đang được FAA, cơ quan quản lý toàn cầu và các khách hàng của hãng hàng không xem xét.
FAA cho biết vào đầu tuần này rằng họ sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 23 tháng 5 với các nhà quản lý hàng không từ khắp nơi trên thế giới để cung cấp thông tin mới liên quan đến các đánh giá về việc sửa chữa phần mềm của Boeing và tài liệu đào tạo mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-48293012
Thị trưởng New York
Bill de Blasio tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ
Thị trưởng New York Bill de Blasio đăng một video lên Youtube công bố chiến dịch tranh cử tổng thống của ông và sau đó xuất hiện trên chương trình “Good Morning America” vào sáng ngày 16/5.
Trong video này, ông de Blasio nêu bật sự bất bình đẳng trong thu nhập và biến đổi khí hậu, và cam kết giải quyết các vấn đề đó nếu được bầu làm tổng thống.
“Phải chặn olg Donald Trump lại,” ông nói trong video. “Trước đây, tôi đã đánh bại ông ấy và tôi sẽ lại làm được điều đó. Tôi là Bill de Blasio và tôi ra tranh cử tổng thống bởi vì đã đến lúc chúng ta cần tôn vinh người lao động lên trên hết.”
Chủ đề chính của chiến dịch tranh cử của ông de Blasio sẽ là “Người lao động trên hết.”
Ông de Blasio đang làm thị trưởng thành phố New York nhiệm kỳ thứ 2. Với việc công bố này, ông tham gia vào nhóm khoảng 20 thành viên đảng Dân chủ tìm cách vào Nhà Trắng.
Hồi đầu tuần này khi chủ trì một sự kiện tại Tòa tháp Trump ở New York, ông de Blasio cảnh báo rằng 8 trong số các tòa nhà mang tên tổng thống sẽ nợ thành phố 2,1 triệu USD mỗi năm nếu Tổ chức Trump không có các thay đổi để cắt giảm khí thải nhà kính. Phiên bản Green New Deal của thành phố New York trong chương trình để đối phó với biến đổi khí hậu sẽ có hiệu lực vào ngày 17/5, theo NBC News.
Ông de Blasio làm thị trưởng thành phố New York từ tháng 1/2014. Trên cương vị của mình, ông đã tiến hành chương trình mầm non phổ quát và ký một sắc lệnh hành pháp nhằm thay thế các loại nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thay thế có thể phân hủy hoặc tái chế với mục đích giảm thiểu lượng khí thải carbon, ô nhiễm nhựa và những mối nguy cho động vật hoang dã.
Hồi tháng 1, ông de Blasio nói trên chương trình The View về kế hoạch cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi người ở New York, bao gồm cả 300.000 người dân của thành phố hiện không có giấy tờ.
Ông de Blasio là người thân thuộc với nhiều đảng viên Dân chủ kỳ cựu có nhiều kinh nghiệm trong việc tranh cử tổng thống. Ông là người quản lý chiến dịch tranh cử vào thượng viện của bà Hillary Clinton năm 2000. Ông tuyên thệ nhậm chức thị trưởng New York lần thứ nhất tại buổi lễ do cựu Tổng thống Bill Clinton chủ trì. Trong năm nay, ông đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 trước Thượng nghị sỹ Bernie Sanders.
Hội Đồng Toàn Châu Âu
mở đường cho nghị sĩ Nga trở lại Nghị Viện
Hôm nay, 17/07/2019, 47 quốc gia thành viên Hội Đồng Toàn Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua một tuyên bố chung, đáp ứng một phần các đòi hỏi của Matxcơva, mở đường cho việc làm dịu căng thẳng với Nga, bùng phát kể từ năm 2014, sau khi Matxcơva sát nhập bán đảo Crimée của Ukraina.
Hiện tại, Nga đứng trước nguy cơ bị khai trừ khỏi Hội Đồng Toàn Châu Âu, do hai năm liền không đóng góp kinh phí, tính đến tháng 6/2019. Việc Matxcơva đình chỉ việc đóng góp vào ngân sách là nhằm để trả đũa Nghị Viện Hội Đồng Toàn Châu Âu tước quyền bỏ phiếu của các nghị sĩ Nga, do vụ sát nhập Crimée.
Tuyên bố chung hôm nay của Hội Đồng khẳng định, đúng như lập trường của Nga, là chỉ duy nhất Ủy ban các ngoại trưởng, được coi là cơ quan hành pháp của Hội Đồng, mới có quyền quyết định đình chỉ tư cách thành viên của một quốc gia, căn cứ theo Hiệp ước Luân Đôn năm 1949. Tuy nhiên, đổi lại, Hội Đồng Toàn Châu Âu kêu gọi Nga thực hiện nghĩa vụ đóng góp bắt buộc.
Theo Reuters, bản tuyên bố chung đã được hội nghị các ngoại trưởng của Hội Đồng Toàn Châu Âu, họp tại Helsinki hôm nay thông qua, rồi được các nghị sĩ họp Strasbourg (Pháp), bỏ phiếu với 39 phiếu thuận trên tổng số 47. Pháp và Đức đã nỗ lực để tránh việc Nga rút khỏi tổ chức này.
Hôm qua, Nga cũng bắn tiếng là sẽ tỏ ra mềm dẻo hơn. Bộ Ngoại Giao Nga ra thông cáo nhấn mạnh là việc Matxcơva tham gia vào Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu (CEDH) sẽ rất có lợi cho việc cải thiện hệ thống tư pháp và nhà tù ở Nga. CEDH là định chế quốc tế thành lập năm 1959, trực thuộc Hội Đồng Toàn Châu Âu. Nhiều nhà đối lập Nga, như ông Alexei Navalny, thường xuyên kiện lên Tòa án này, mỗi khi các khiếu nại bị tư pháp Nga bác bỏ.
Thêm một dấu hiệu hòa giải khác, thông cáo của ngoại trưởng Nga cũng cho biết đang xem xét nối lại phần đóng góp ngân sách chung của Nga.
Na Uy xác nhận vai trò hòa giải
giữa chính quyền và đối lập Venezuela
Chính quyền Na Uy hôm nay 17/05/2019 xác nhận đang làm trung gian hòa giải giữa các đại diện chính quyền và phe đối lập Venezuela, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ bốn tháng qua.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Na Uy xác nhận : « Đã có những cuộc tiếp xúc sơ bộ» với từng phe đại diện cho những nhân tố chính ở Venezuela, « trong khuôn khổ giai đoạn thăm dò, nhằm đóng góp vào việc tìm kiếm một giải pháp ».
Một trong những nguồn tin được Reuters trích dẫn cũng nói rằng mỗi bên đều trao đổi riêng với các nhà ngoại giao Na Uy.
Tại Venezuela, thủ lãnh đối lập Juan Guaido cho biết các đại diện của đối lập tham gia vào tiến trình « hòa giải » của Na Uy, nhưng nhấn mạnh « không hề có việc thương lượng ».
Phía tổng thống Nicolas Maduro không công nhận các cuộc tiếp xúc, nhưng hôm qua khẳng định bộ trưởng Thông Tin Jorge Rodriguez tham gia vào « một nhiệm vụ rất quan trọng vì hòa bình đất nước tại châu Âu ».
Theo kênh truyền hình công NRK của Na Uy, thì các cuộc tiếp xúc đã diễn ra tại một địa điểm bí mật ở Oslo « trong nhiều ngày », và hai phái đoàn đã trở về Caracas hôm qua.
Cũng trong hôm qua, ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Canada, Chrystia Freeland, cho biết sẵn sàng « tham gia vào những sáng kiến xúc tiến một cuộc đối thoại với chính quyền Venezuela trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế ».
Trên lãnh vực nhân đạo, một máy bay thứ ba chở hàng cứu trợ từ Trung Quốc với 64 tấn thuốc và dụng cụ y tế, đã hạ cánh xuống Venezuela hôm qua. Chuyến hàng viện trợ thứ tư của Trung Quốc sẽ đến trong hai tuần nữa. Trước đó, đợt hàng cứu trợ đầu tiên gồm 24 tấn của Hồng Thập Tự đã được đưa sang Caracas hôm 16/4, và Nga cũng đã viện trợ lúa mì, dược phẩm hồi tháng Ba.
Lạm phát năm nay tại Venezuela có thể lên đến con số khủng khiếp là 10 triệu phần trăm, hàng hóa khan hiếm trầm trọng và cả nước liên tục bị cúp điện.
Brexit: Bà May đồng ý
lên thời biểu chọn tân thủ tướng Anh
Bà Theresa May hứa hẹn sẽ lên thời biểu cho việc bầu người kế vị bà sau vòng bỏ phiếu tới đây về Brexit, theo kế hoạch sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng Sáu.
Thỏa thuận được đưa ra sau cuộc họp giữa bà thủ tướng và các dân biểu cao cấp của đảng Bảo thủ, những người đòi hỏi phải có ngày cụ thể cho việc bà May rời khỏi Phủ thủ tướng ở Downing Street.
Brexit: Anh quốc hỏi ‘bao giờ cho tới tháng Mười’
Brexit: Thủ tướng Anh gặp lãnh đạo Đức, Pháp
Brexit: Thủ tướng Anh tìm cách giải thế bế tắc trong nước và EU
Hiện dân biểu Boris Johnson đã tuyên bố ông sẽ chạy đua vào vị trí lãnh đạo một khi bà May ra đi. Ông Johnson từng giữ chức thị trưởng London và ngoại trưởng Anh Quốc.
Bà May đã qua được vòng bỏ phiếu tín nhiệm của các dân biểu đảng Bảo thủ hồi cuối năm ngoái, và theo quy định của đảng này thì bà không thể bị thách thức một cách chính thức một lần nữa trong vòng một năm kể từ vòng bỏ phiếu đó, tức là cho tới tháng Mười Hai.
Tuy nhiên, bà thủ tướng đã bị áp lực ngày càng gia tăng, đòi bà phải rời Downing Street trong hè này, giữa lúc tiến trình Brexit vẫn đang bế tắc và đảng Bảo thủ thu được kết quả tồi tệ trong kỳ bầu cử địa phương mới đây tại xứ Anh.
Biên tập viên cao cấp chuyên về chính trị của BBC, Laura Kuenssberg nói rằng các nguồn tin cao cấp nói việc bà thủ tướng tiếp tục tại vị trong trường hợp các dân biểu lần thứ tư bác bỏ kế hoạch Brexit của bà sẽ là chuyện “không thể tưởng tượng được”.
Vào lúc này, người ta cho rằng vòng bỏ phiếu tới đây sẽ không đạt kết quả (cho dù về lý thuyết thì không phải là Số 10 Downing Street đang trong thế vô phương xoay chuyển tình thế), phóng viên BBC nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48295761
Ba Lan đổi luật để tăng gấp đôi án tù cho tội ấu dâm
Ba Lan công bố kế hoạch tăng gấp đôi án tù đối với tội ấu dâm sau khi bộ phim tài liệu về vụ tu sỹ lạm dụng tình dục được công bố, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở nước này.
Các đối tượng bị kết tội ấu dâm nay có thể phải đối diện mức án tù tối đa là 30 năm. Các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể bị tù chung thân.
Trong bộ phim tài liệu có những lời khai đau lòng của các nạn nhân. Phim đã được xem 18 triệu lượt.
VN có dùng khoa học chống nạn ấu dâm?
VN: Có ít nhất 8 vụ ấu dâm trong tháng Tư
Nền tư pháp đóng góp ít cho quản trị quốc gia?
Tuyên bố được đưa ra 10 ngày trước khi có kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu, và đề xuất sẽ được đưa lên Thượng viện Ba Lan.
Chính phủ của đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền đưa ra thay đổi và nói những sửa đổi này đã được đưa ra xem xét trong hàng tháng.
Đảng hữu khuynh cầm quyền tại Ba Lan hiện đang chạy đua sát sao vớil liên danh châu Âu (KE), một tập hợp các đảng phái đối lập, trong kỳ bầu cử sắp tới.
Thủ tướng Mateusz Morawiecki nói: “Án treo là điều không nên áp dụng đối với tội ấu dâm. Chúng tôi nhận thức mạnh mẽ vấn đề này, và chính phủ muốn có luật thực thi điều đó.”
“Khó để tưởng tượng ra được một tội nào nghiêm trọng hơn so với việc phản bội lại sự tin cậy của những người nhỏ tuổi, những người được người khác bảo hộ.”
“Do đó, những ai là giám hộ trong các tổ chức, gồm cả các tổ chức thế tục lẫn của Giáo hội, đều sẽ phải chịu các hình phạt thậm chí nghiêm khắc hơn. Điều này cũng được phản án trong đề xuất của chúng tôi.”
Phim tài liệu “Đừng Nói Với Ai” có những cảnh quay bằng máy quay bí mật, cho thấy các nạn nhân chặn, chất vấn các linh mục về chuyện họ bị lạm dụng tình dục.
Thách thức chưa từng có với Giáo hoàng Francis
Một số giáo sỹ thừa nhận những việc đó từng xảy ra.
Cảnh sát đã ngăn được việc đưa phim này chiếu lên bức tường mặt tiền một nhà thờ ở Warsaw và cả ở Gdansk.
Bộ trưởng Nội vụ Zbigniew Ziobro đã bổ nhiệm một nhóm các công tố viên tiến hành điều tra vụ việc, Văn phòng Công tố Quốc gia nói với trang thenews.pl.
Các giám mục bị cáo buộc đã không có biện pháp xử lý hiệu quả đối với các vụ lạm dụng.
Tổng giám mục Wojciech Polak, một lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Công giáo La Mã ở Ba Lan, đã xin lỗi các nạn nhân.
Hồi tháng Ba, Giáo hội Ba Lan thừa nhận có gần 400 giáo sỹ đã lạm dụng tình dục trẻ em trong suốt thời gian 30 năm qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48302540
Iran bác bỏ đề nghị đối thoại của Mỹ
Quan hệ Teheran và Washington tiếp tục căng thẳng. Hôm qua, 16/05/2019, ngoại trưởng Iran thẳng thừng bác bỏ đề nghị đối thoại của tổng thống Trump nhằm tìm giải pháp hạ nhiệt không khí đối đầu Mỹ – Iran khiến vùng Vịnh như bên bờ vực chiến tranh.
Theo AFP, trong chuyến công du Nhật Bản, ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định ông không hiểu vì sao tổng thống Mỹ lại tin tưởng là phía Teheran sẽ chấp nhận một đề xuất như vậy. Trước đó một hôm, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chắc nịch: « Tôi tin là Iran rất muốn sớm đối thoại… Tôi hy vọng là họ sẽ gọi cho tôi ».
Cùng với việc bác bỏ đề nghị đối thoại của Mỹ, Teheran cáo buộc Hoa Kỳ là thủ phạm của tình trạng leo thang « không thể chấp nhận được », cũng như tình trạng « gây áp lực tối đa » bằng các trừng phạt kinh tế, kể từ khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, cách nay một năm.
Chính quyền Iran, cho dù vừa quyết định đình chỉ một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, vẫn khẳng định không muốn xé bỏ thỏa thuận này. Thỏa thuận cho phép Iran được dỡ bỏ trừng phạt kinh tế, đổi lại Teheran không được phép theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Hôm nay, ngoại trưởng Iran tới Trung Quốc – một trong các quốc gia ký kết thỏa thuận hạt nhân 2015 – để tìm hậu thuẫn. Tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif kêu gọi cộng đồng quốc tế có « các hành động cụ thể » để cứu vãn thỏa thuận này. Cụ thể là thực thi việc tháo dỡ dần dần các trừng phạt kinh tế đối với Iran.
Tình hình tại vùng Vịnh căng thẳng đến mức đối lập Hoa Kỳ phải gia tăng sức ép lên chính quyền Trump, để ngăn ngừa xung đột bùng phát. Hôm qua, 16/05, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cảnh báo là bất cứ hành động quân sự nào chống lại Iran cũng phải được Quốc Hội cho phép.
Bản thân bà Pelosi cũng nhấn mạnh là cá nhân tổng thống Mỹ không muốn chiến tranh với Iran, và đồng thời lên án một số thành phần diều hâu trong chính quyền Trump. Theo nhiều nhà quan sát, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, thành phần chủ trương gây chiến với Iran, rất có thể sẽ bị cách chức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190517-iran-bac-bo-de-nghi-doi-thoai-cua-my
Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của Hàn Quốc
trong cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ – Trung
ở Biển Đông hiện nay
Khu vực Biển Đông là nơi đang diễn ra cuộc cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay. Sự vận động đó đòi hỏi các nước khu vực như Hàn Quốc phải có sự điều chỉnh, lựa chọn chính sách phù hợp để thể hiện thái độ và phản ứng trong vấn đề này.
Hàn Quốc tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á
Để tránh bị mắc kẹt giữa cuộc chiến giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc, Chính quyền Hàn Quốc hiện nay đang tìm cách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, đặc biệt với các nước tầm trung ở Đông Nam Á. Điều này đã giúp Hàn Quốc giảm sự cô lập trước đây khi chỉ quan tâm đến các nước lớn là Trung Quốc, Mỹ và Nhật, đồng thời thu được các lợi ích kinh tế, an ninh.Về kinh tế, Đông Nam Á là thị trường lao động, tiêu dùng lớn thứ ba trên thế giới, có thế mạnh về khoảng cách địa lý. Khối lượng thương mại giữa Hàn Quốc và Đông Nam Á đã tăng 19 lần, từ 8,2 tỷ USD năm 1989 lên 160 tỷ USD năm 2018. ASEAN đã vượt Mỹ, EU và Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc. Làn sóng Hàn Quốc đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy trao đổi giữa Đông Nam Á và Hàn Quốc. Ngược lại văn hóa Đông Nam Á cũng đang được phổ biến rộng rãi ở Hàn Quốc. Hiện có khoảng 500.000 người Đông Nam Á đang sinh sống tại Hàn Quốc và hơn 400.000 người Hàn Quốc sống ở Đông Nam Á, đóng vai trò là cầu nối quan trọng.
ASEAN còn mang lại các lợi ích chiến lược cho Hàn Quốc. Nhiều nước Đông Nam Á hiện có mối quan hệ ngoại giao tốt với Triều Tiên và cả hai nước trên bán đảo Triều Tiên đều là thành viên của Diễn đàn An ninh khu vực (ARF). Các cơ chế này hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với Triều Tiên và thúc đẩy các ý tưởng hợp tác. Trong chuyến thăm Indonesia, Việt Nam, Philippines (11/2017), Tổng thống Moon Jea-in đã tuyên bố “Chính sách hướng Nam mới” với trọng tâm nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Hàn Quốc và ASEAN, lên ngang tầm với mối quan hệ giữa Hàn với bốn cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Chính sách gồm ba mục tiêu chính nhằm hướng tới một cộng đồng vì con người; một khu vực hòa bình và một cộng đồng cùng tồn tại và phát triển thịnh vượng. Với mục đích đó, chính phủ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu tăng khối lượng thương mại song phương của Hàn Quốc với ASEAN lên 200 tỷ USD Mỹ vào năm 2020, tương đương với khối lượng thương mại hiện nay giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Điều chỉnh chính sách nhằm cân bằng quan hệ với Trung Quốc
Dưới thời Tổng thống Park, quan hệ của Hàn Quốc với Trung quốc rất nồng ấm.Tuy nhiên, sau khi chính quyền Moon quyết định triển khai THAAD, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc nhanh chóng rơi vào trạng thái xấu nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Những dấu hiệu kinh tế và ngoại giao cho thấy Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp trả đũa và gây sức ép với Hàn Quốc, ngăn cản Hàn Quốc đi gần hơn với Mỹ. Điển hình là trong ngày kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày 24/8/2017, hai nước đã không cùng nhau tổ chức như thường lệ mà tổ chức riêng. Trong khi Hàn Quốc đã cử phái
đoàn đại diện cấp cao tới buổi lễ kỷ niệm tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul thì Trung Quốc chỉ cử phái đoàn nhỏ tới dự buổi lễ kỷ niệm tại Đại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh. Trong bối cảnh những khó khăn, phức tạp trong quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc và chính sách tương đối độc lập, hạn chế gần Mỹ của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jea-in, chính sách của Hàn Quốc đối với Trung Quốc sẽ mềm mỏng, ôn hòa hơn. Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức ở Việt Nam vào tháng 11/2017, hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Moon Jae-in đã có cuộc gặp gỡ bên lề nhằm nhanh chóng cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Tại đây, Hàn Quốc đưa ra “ba không” cho Trung Quốc là không triển khai thêm THAAD ở Hàn Quốc; không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ lãnh đạo và không tạo ra liên minh quân sự ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Để hạn chế những tác động tiêu cực về kinh tế từ Trung Quốc, Tổng thống Moon Jea-in đã lên kế hoạch tạo thêm nhiều việc làm cho giới trẻ ở cả khu vực công và tư nhân, cắt đứt sợi dây liên kết mờ ám giữa chính trị và kinh tế, nâng cao quyền lực cho các cổ đông nhỏ trong các tập đoàn lớn, xây dựng đạo luật nhằm khuyến khích và bảo vệ doanh nghiệp khởi nghiệp, mở rộng quỹ rủi ro lên 5 triệu won vào năm 2022 so với 3,2 triệu won năm 2016, và tăng gấp đôi chi phí nghiên cứu và triển khai cho các doanh nghiệp. Chính quyền Hàn Quốc dự kiến tạo hơn 800.000 việc làm trong khu vực công, tăng chỉ tiêu việc làm cho người trẻ trong các tổ chức công lên 5% so với mức 3% hiện tại, khuyến khích các doanh nghiệp thuê người lao động trẻ tuổi bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho nhân công trẻ tuổi. Chính phủ Hàn Quốc cũng chú trọng phát triển khoa học công nghệ, lập Ủy ban Chính phủ về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hướng tới thương mại hóa mạng 5G. Hàn Quốc sẽ đầu tư vào các công nghệ cốt lõi là trí thông minh nhân tạo và công nghiệp mới hướng tới tương lai cho giá trị gia tăng cao
Thể hiện lập trường trong đối đầu Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông
Giữa một bên là sức ép và mối quan hệ lợi ích từ Trung Quốc, với một bên là mối quan hệ đồng minh với Mỹ, Hàn Quốc đã thể hiện cách tiếp cận riêng trong vấn đề Biển Đông. Chính quyền của Tổng thống Mon Jea-in tăng cường hợp tác quốc phòng với ASEAN, phản đối quân sự hóa ở Biển Đông, ủng hộ duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trong các tuyên bố, Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, an toàn và tự do hàng hải, cùng nhận thức phải giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện hiệu quả và toàn diện Tuyên bố các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC).
Tại các cuộc Đối thoại thường niên ASEAN – Hàn Quốc, Hàn Quốc ủng hộ lập trường chung của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đề cao các nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết hoà bình các tranh chấp, không quân sự hóa. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Việt Nam (2018), Brunei, Malaysia và Campuchia (3/2019), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ mối quan tâm của khu vực đối với vấn đề Biển Đông khi kêu gọi các bên liên quan cần kiềm chế, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; cần thực hiện hiệu quả và toàn diện DOC, thúc đẩy sớm ký COC hiệu quả, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Nhìn chung, trong cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ – Trung Quốc ở Đông Nam Á và Biển Đông hiện nay, Hàn Quốc đang thực hiện chính sách linh hoạt nhằm củng cố quan hệ với Nhật Bản, độc lập nhất định với Mỹ, duy trì ổn định trong quan hệ với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN. Những điều chỉnh đối ngoại này vừa phản ánh tư tưởng chính trị của cá nhân Tổng thống Moon Jae-in, vừa phù hợp với nhu cầu an ninh, kinh tế, chính trị nội bộ của Hàn Quốc, đồng thời nhằm hạn chế tối thiểu tác động tiêu cực của tình hình khu vực, quốc tế, tận dụng cơ hội để bảo vệ an ninh và phát triển đất nước.
Ngày lịch sử của LGBT châu Á:
Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Quốc hội Đài Loan trở thành cơ quan đầu tiên ở Á châu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sau cuộc biểu quyết hôm thứ Sáu.
Hồi 2017, tòa hiến pháp Đài Loan ra phán quyết rằng các cặp đôi đồng tính có quyền kết hôn hợp pháp.
Tình yêu đồng giới và những định kiến ở VN
Mạng xã hội TQ thôi cấm nội dung đồng tính
Người ‘LGBT’ gặp khó khi ra nước ngoài lao động?
Quốc hội được trao thời hạn hai năm để đổi luật và được yêu cầu phải thông qua luật muộn nhất là ngày 24/5.
Các nhà lập pháp đã thảo luận ba dự thảo luật khác nhau về việc hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính; bản dự thảo do chính phủ đưa ra, cũng là bản có nội dung tiến bộ nhất, đã được thông qua.
Hàng ngàn người ủng hộ quyền của người đồng tính đã tụ tập dưới mưa bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Đài Bắc để chờ đợi quyết định lịch sử.
Đã có những tiếng thét gào vui sướng, những giọt nước mắt nghẹn ngào trào dâng khi kết quả được công bố.
Tuy nhiên, những người phản đối thì tức giận.
Dự thảo nói gì?
Hai phiên bản dự thảo không được thông qua là do các nhà lập pháp bảo thủ trình lên, trong đó gọi mối quan hệ giữa các cặp đôi đồng tính là “các mối quan hệ gia đình đồng tính”, hoặc “các quan hệ đồng tính” thay vì gọi là “các cuộc hôn nhân”.
Tuy nhiên, dự thảo của chính phủ, cũng là bản dự thảo duy nhất đưa ra các quyền nhận con nuôi có hạn chế, đã được thông qua với tỷ lệ 66 phiếu thuận, 27 phiếu chống. Dự thảo này nhận được sự ủng hộ từ các nhà lập pháp từ Đảng Dân Tiến chiếm đa số trong Quốc hội.
Dự luật sẽ cần được Tổng thống Thái Anh Văn chuẩn thuận để trở thành luật, có hiệu lực pháp lý.
Một số nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính nói trước khi có việc biểu quyết trong Quốc hội rằng bản dự thảo của chính phủ là bản duy nhất mà họ chấp nhận.
Hồi 2017, phán quyết của tòa hiến pháp Đài Loan về quyền kết hôn hợp pháp của người đồng tính đã gây phản ứng dữ dội trong công chúng, khiến chính phủ buộc phải tổ chức một loạt các cuộc trưng cầu dân ý.
Kết quả các cuộc trưng cầu cho thấy đa số cử tri Đài Loan bác bỏ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, và cho rằng định nghĩa về hôn nhân là để chỉ về sự kết hợp, ràng buộc giữa người đàn ông và người đàn bà.
Phản ứng của các bên
Do vậy, Đài Loan nói sẽ không thay đổi định nghĩa hôn nhân trong luật dân sự, và thay vào đó sẽ có luật đặc biệt cho hôn nhân đồng tính.
Nhiều người đã lên mạng xã hội để bày tỏ thái độ ăn mừng. Họ coi kết quả vừa rồi là một chiến thắng trong vấn đề bình đẳng hôn nhân.
Vào đầu giờ hôm thứ Sáu, bà Thái Anh Văn viết trên Twitter rằng với việc biểu quyết này, hòn đảo này đã có “một bước đi lớn hướng tới bình đẳng thực sự”.
Những người khác thì lên mạng xã hội tỏ ý phản đối.
“Đây là cái chết của nền dân chủ. Bảy triệu người đã bỏ phiếu phản đối hôn nhân đồng tính trong kỳ trưng cầu dân ý, và những lá phiếu của họ thế là đã không có nghĩa gì.”
“Hôn nhân đồng tính quan trọng, cấp bách đến vậy ư?” người dùng có tên là Liu Yan viết trên Quan hệ đồng tính tại các nước khác trong khu vực
Tại Á châu, Đài Loan là nơi đi đầu về quyền cho người đồng tính. Ở Đài Bắc, các cuộc diễu hành của người đồng tính được tổ chức hàng năm, thu hút sự tham dự của các nhóm LGBT từ khắp nơi trên châu lục kéo tới.
Luật mới của Đài Loan cũng được người LGBT trong khu vực hân hoan đón chào.
Paul Ng từ Singapore nói với BBC rằng anh và các bạn bè “coi đây như một dịp để ăn mừng, tuy chúng tôi không phải là người Đài Loan.”
“Đó là thành công cho chúng tôi, cho tất cả những người đồng tính luyến ái.”
“Với người Singapore, điều này đặc biệt quan trọng, chính phủ nước chúng tôi muốn giữ các giá trị ‘Á châu’… cho nên điều này gửi ra một thông điệp rất quan trọng tới các nước phát triển ở Á châu.”
Wong Ka Ying, một nghệ sỹ thuộc cộng đồng LGBT ở Hong Kong, nói rằng quyết định của Đài Loan sẽ giúp nâng cao nhận thức, tuy cô nghi ngờ việc điều này sẽ có tác động tới các nơi “bảo thủ hơn” như Hong Kong hay Trung Hoa đại lục.
Việt Nam đã phi hình sự hóa việc tổ chức đám cưới đồng tính kể từ 2015, nhưng chỉ dừng ở đó thay vì đi xa hơn trong việc thừa nhận tính hợp pháp của các quan hệ đồng tính.
Tại Trung Quốc, hôn nhân đồng tính vẫn là điều bất hợp pháp, nhưng việc quan hệ đồng tính đã không còn bị coi là tội phạm ở nước này kể từ 1997, và chính thức loại bỏ việc này ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần sau đó ba năm.
Tại các nước khác ở Á châu, luật pháp đang thay đổi để phản ánh thái độ dung hòa hơn đối với các nhóm LGBT.
Trong một quyết định lịch sử, hồi tháng 9/2018 Tòa Tối cao Ấn Độ ra phán quyết rằng tình dục đồng giới không còn bị coi là tội hình sự nữa.
Tuy nhiên, ở các nước Á châu khác, cái nhìn đối với quan hệ đồng tính vẫn còn những khác biệt.
Hồi tháng Tư, Brunei tuyên bố luật Hồi giáo mới, hà khắc, theo đó coi việc sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn và việc ngoại tình là các tội cần bị trừng phạt bằng hình thức ném đá đến chết, nhưng nói sẽ không cưỡng chế thi hành án tử đối với tình dục đồng giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48313892
Wikipedia bị chặn toàn diện ở Trung Quốc
Tổ chức Wikimedia xác nhận là phiên bản của tất cả mọi ngôn ngữ của trang Wikipedia đã bị chặn ở Trung Quốc đại lục từ tháng Tư.
Các nhà nghiên cứu kiểm duyệt Internet thấy rằng Wikipedia hiện nằm trong danh sách hàng ngàn trang web khác không thể truy cập được ở Trung Quốc.
TQ ra mắt ‘đối thủ của Wikipedia’ vào năm 2018
Giới trẻ TQ chơi chữ hiểm hóc chống kiểm duyệt
Quốc gia này trước đây đã chặn phiên bản tiếng Trung của Wikipedia, nhưng giờ việc này đã được mở rộng.
Wikimedia cho biết “không có thông báo” nào được gửi đến họ về thay đổi này.
Làm sao để trở thành biên tập viên Wikipedia?
Trong một tuyên bố, tổ chức Wikimedia cho biết: “Vào cuối tháng 4, Wikimedia Foundation xác định rằng Wikipedia không còn truy cập được ở Trung Quốc. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các báo cáo băng thông nội bộ, chúng tôi có thể xác nhận rằng phiên bản tất cả mọi ngôn ngữ của Wikipedia hiện đang bị chặn.”
Cuốn bách khoa toàn thư miễn phí do cộng đồng đóng góp đã bị chính quyền nhiều nơi trên thế giới chặn.
Năm 2017, trang web này đã bị chặn ở Thổ Nhĩ Kỳ và nó thỉnh thoảng cũng bị chặn ở Venezuela trong năm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48263563
Vụ Huawei: TQ chính thức bắt hai người Canada
với cáo buộc gián điệp
Trung Quốc chính thức bắt hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp sau vài tháng tạm giam họ.
Michale Kovrig và Michael Spavor bị câu lưu hồi tháng Mười Hai năm ngoái, ngay sau khi Canada thay mặt Hoa Kỳ bắt lãnh đạo của Huawei là bà Mạnh Vãn Chu.
Hai người bị cáo buộc là gây tổn hại an ninh quốc gia, nhưng không chính thức có lệnh bắt giữ cho tới tận thứ Năm vừa rồi.
Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada là gián điệp
Mạnh Vãn Chu kiện chính quyền Canada
Cựu nhân viên CIA nhận tội âm mưu làm gián điệp cho TQ
Quyết định bắt giữ chính thức được đưa ra chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ áp thêm các biện pháp an ninh nhắm vào Huawei.
Bà Mạnh Vãn Chu hiện đang đệ đơn lên tòa án Canada chống lại lệnh dẫn độ bà về Mỹ.
Hoa Kỳ cáo buộc bà tội gian lận, liên quan tới cáo buộc Iran vi phạm các lệnh trừng phạt.
Ông Kovrig là cựu nhân viên ngoại giao Canada tại Hong Kong. Tại thời điểm bị bắt giữ hồi tháng 12 năm ngoái, ông đang làm việc cho tổ chức NGO International Crisis Group.
Ông Spavor là một doanh nhân có các mối quan hệ với Bắc Hàn.
Trung Quốc cáo buộc ông đã cung cấp bí mật quốc gia cho Kovrig, người cũng bị Bắc Kinh cáo buộc là làm gián điệp.
Vụ bắt giữ hai người này được nhiều người cho là chiến thuật ăn miếng trả miếng nhằm gây áp lực, buộc Canada phải thả bà Mạnh Vãn Chu.
Thủ tướng Justin Trudeau gọi vụ bắt giữ là “không thể chấp nhận được”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ các công dân Canada này. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ họ,” ông nói với truyền thông hôm thứ Năm.
Hai người thường xuyên được gặp các viên chức lãnh sự Canada và luật sư bảo vệ trong thời gian bị tạm giam.
Theo chính phủ Canada, luật Trung Quốc cho phép tiến hành tạm giữ một người tới 13 tháng rưỡi trước khi các cáo buộc được đưa ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48302538
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ được cho là nhằm hạn chế hoạt động thương mại quốc tế của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng cho biết Bắc Kinh phản đối các nước áp đặt lệnh trừng phạt đơn phương đối với các công ty Trung Quốc và sẽ có hành động.
Chính quyền Trump hôm thứ Tư ra sắc lệnh ngăn chặn việc sử dụng thiết bị của các hãng nước ngoài nghi ngờ đe dọa an ninh quốc gia.
Sắc lệnh này không nêu tên bất kỳ công ty nào, nhưng được cho là nhắm vào Huawei. Các sản phẩm của Huawei ngay lập tức đã bị cấm sử dụng trong các mạng của Mỹ.
VN có thể ‘không dùng Huawei’ cho mạng 5G?
Mỹ: Trump tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp’ vì Huawei?
Cựu nhân viên CIA nhận tội âm mưu làm gián điệp cho TQ
Bắc Kinh cáo buộc Tổng thống Trump đã phá hoại công nghiệp bằng cách lấy an ninh quốc gia làm “cái cớ để đàn áp doanh nghiệp nước ngoài”.
“Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng hành động này và thay vào đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc hợp tác kinh doanh,” ông Lục Khảng nói. Ông không đưa ra chi tiết nào về cách Trung Quốc lên kế hoạch trả đũa.
Cuộc đối đầu về Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, khi hai bên áp đặt mức thuế gắt gao đối với hàng nhập khẩu của nhau.
Viết trên tờ Evening Standard vào thứ Tư, Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh, cho rằng Trung Quốc không muốn có chiến tranh thương mại nhưng “không sợ nếu có và sẽ chiến đấu nếu cần thiết”.
“Trung Quốc luôn sẵn sàng đàm phán nhưng sẽ chiến đấu đến cùng nếu ‘chiến tranh thương mại’ nổ ra”, ông viết.
Sắc lệnh của Mỹ nói gì?
Theo thông cáo của Nhà Trắng, sắc lệnh của ông Trump nhằm “bảo vệ nước Mỹ khỏi những kẻ thù ngoại bang đang tích cực và tăng cường việc tạo ra cũng như khai thác các lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông”.
Pháp lệnh này cho phép bộ trưởng thương mại có quyền “cấm các giao dịch gây ra rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia,” thông cáo cho hay.
Theo Reuters, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã bổ sung Huawei và 70 chi nhánh vào “Entity List” (Danh sách thực thể) mà họ cấm mua các thành phần và công nghệ từ các công ty Hoa Kỳ mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Nó sau bộ này sửa đổi số lượng các chi nhánh xuống 68.
Danh sách này bao gồm các chi nhánh không thuộc Hoa Kỳ của Huawei ở Canada, Nhật Bản, Brazil, Anh và Singapore. Các yêu cầu phê duyệt cho việc mua bán sẽ được xem xét theo “chính sách giả định từ chối”, cho thấy việc xin phép sẽ rất khó khăn.
Huawei là công ty mua chất bán dẫn điện lớn thứ ba thế giới năm ngoái, chiếm 4,4% thị phần toàn cầu, chỉ sau Samsung Electronics Co Ltd và Apple Inc, theo Gartner, một công ty nghiên cứu.
Giới lập pháp Hoa Kỳ từ lâu đã lo sợ rằng thiết bị của Huawei sẽ được sử dụng để theo dõi người Mỹ, và đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ động thái của chính quyền Trump.
Một “nỗi sợ màu đỏ” mới?
Tara McKelvey, phóng viên Nhà Trắng
Sắc lệnh hành pháp của Trump được thiết kế để bảo vệ an ninh quốc gia, và không còn nghi ngờ gì nữa, công nghệ Trung Quốc có vẻ rất ghê gớm. Người Trung Quốc tích cực sử dụng các công cụ giám sát ở nước họ và Trump có lý do để lo ngại.
Dù vậy, một số nhà phân tích nói rằng lệnh của tổng thống đã đi quá xa. Họ chỉ có một vi phạm đáng kể, đó chính là việc Trung Quốc tuyển dụng một cựu sĩ quan CIA, Kevin Mallory – và điều đó đã được thực hiện qua một phương tiện công nghệ rất đơn giản: LinkedIn, một trang mạng xã hội.
Mallory bị kết tội gián điệp, và sẽ phải đối mặt với án tù chung thân (ông sẽ bị kết án vào thứ Sáu). Giới phân tích nói rằng mối đe dọa từ Trung Quốc có thật, nhưng viễn thông toàn cầu gần như không thể kiểm soát được và biện pháp phòng chống gián điệp tốt nhất không phải là lệnh hành pháp mà là sự cảnh giác từ xưa nay giữa những người sử dụng máy tính và công nghệ khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48305613
Điều gì từng khiến ông Tập phải thẳng thắn thừa nhận
kinh tế TQ “chỉ to mà không mạnh”?
Hai năm trước, ông Tập Cận Bình từng thẳng thắn chỉ ra rằng nền kinh tế của Trung Quốc “chỉ có bề ngoài to lớn chứ thực chất không mạnh mẽ” vì một điểm yếu lớn.
Cụ thể, tạp chí Cầu Thị (Qiu Shi) – ấn phẩm bán nguyệt san của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày hôm nay (16/5) đã đăng tải một đoạn trích dẫn từ bài phát biểu tháng 1/2016 của ông Tập Cận Bình về những vấn đề nền kinh tế Trung Quốc đang phải đương đầu.
Điều đặc biệt là bài viết này được đăng tải trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước Mỹ-Trung ngày càng leo thang, và nền kinh tế của Trung Quốc đang gặp không ít khó khăn vì cuộc xung đột này.
Trong bài phát biểu trên, ông Tập đã thẳng thắn nói rằng: “Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 2 thế giới, nhưng nó chỉ có bề ngoài to lớn chứ thực chất không mạnh mẽ. Những nhược điểm như sự cồng kềnh và yếu kém đều hiển hiện”.
“Điều này chủ yếu được phản ánh qua tình trạng thiếu sức mạnh trong khả năng sáng tạo, đây cũng chính là “gót chân Achilles” (điểm yếu) của nền kinh tế nước ta”, ông Tập cho biết.
Vào thời điểm đó, theo lời ông Tập thì năng lực kĩ thuật của Trung Quốc vẫn còn nằm trong top cuối của chuỗi giá trị toàn cầu, và các “nguồn lực” của đất nước dành cho khoa học và công nghệ còn rất lâu mới có thể đáp ứng được nhu cầu.
“Môi trường mà chúng ta đang mở cửa và phát triển [đất nước] ngày nay, nhìn chung là thuận lợi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, rủi ro và thách thức mà chúng ta phải đối mặt cũng ở mức độ chưa từng có tiền lệ. Nếu chúng ta không cẩn thận, thì chúng ta rất có thể sẽ rơi vào cái bẫy của những người khác”, ông Tập nói.
Ông Tập đã nhiều lần cam kết sẽ mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, trong đó bao gồm lời hứa về việc sẽ để thị trường đóng vai trò “quyết định” trong nền kinh tế. Đồng thời, ông cũng đã kêu gọi phát triển các doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh hơn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại hiện nay của hai nước Trung-Mỹ là việc các doanh nghiệp nước ngoài gặp hạn chế khi tiếp cận thị trường Trung Quốc. Không chỉ riêng Mỹ, mà Liên minh Châu Âu (EU) – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc – cũng lên tiếng khiếu nại về điều này.
Nội dung bài phát biểu năm 2016 của ông Tập được tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải không lâu sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra nước cờ trừng phạt hà khắc tiếp theo nhằm vào tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Cụ thể, Washington đã ban lệnh cấm “người khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc tự do mua các linh kiện và kĩ thuật từ các công ty của Mỹ. Họ chỉ được làm điều đó khi có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
Trong một bài báo được đăng tải sau đó liên quan đến bài phát biểu năm 2016 của ông Tập, tạp chí Cầu Thị cũng đã trực tiếp nhắc tới cuộc chiến thương mại đầy cam go của hai nước Trung-Mỹ, cùng lời khích lệ gửi tới toàn thể nhân dân Trung Quốc.
“Toàn đảng cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để nỗ lực phấn đấu trong tình hình khó khăn hơn, gian khổ hơn, và đương đầu với thách thức lớn.
Nền kinh tế Trung Quốc có sức mạnh và sức bật rất lớn. Tinh thần tích cực đã được duy trì từ lâu và sẽ không thay đổi. Chúng ta chắc chắn có thể đối phó với những rủi ro và thách thức trước mắt, trong đó bao gồm các cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ”, tờ tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết luận.
Tung đòn trả đũa cực mạnh vào 5.410 mặt hàng Mỹ,
riêng “vàng đen” thì tạm tha: TQ đang lo sợ điều gì?
Mặt hàng dầu mỏ của Mỹ không nằm trong danh sách bị tăng thuế trong đòn trả đũa mới nhất của Trung Quốc, theo CNN.
Hôm 13/5 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã chính thức tuyên bố lệnh tăng thuế đối với 5.410 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỉ USD, và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6 tới. Được biết, đối tượng Trung Quốc nhắm đến cũng rất đa dạng, từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), cho đến bông, đậu tương và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Phía Trung Quốc gần đây đã cắt giảm việc nhập khẩu dầu mỏ từ Mỹ, tuy nhiên trong đòn đáp trả được công bố ngày 13/5, Bắc Kinh vẫn chưa vội “đánh” vào mặt hàng dầu thô của nhà sản xuất lớn nhất thế giới, CNN cho biết.
Quyết định tạm “tha” cho dầu mỏ Mỹ cho thấy Bắc Kinh vẫn muốn để ngỏ các lựa chọn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay – khi các cuộc xung đột tại Trung Đông leo thang, và nguồn cung dầu thô từ Iran và Venezuela sụt giảm đáng kể.
“Đánh thuế LNG an toàn hơn”, ông Ryan Fitzmaurice, một nhà chiến lược về năng lượng tại Rabobank, cho biết. “Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều dầu mỏ, đặc biệt là khi tầng lớp trung lưu của nước này ngày càng đông đảo”.
LNG trở thành “nạn nhân” của cuộc thương chiến
Trong số 5.410 mặt hàng Mỹ sắp bị Trung Quốc tăng thuế gồm có LNG, trước đó vốn đã bị áp mức thuế 10% kể từ tháng 9 năm ngoái.
Nếu như cuộc chiến thương mại chưa từng nổ ra, thì Trung Quốc và Mỹ có thể đã là một “cặp bài trùng” về LNG – khí thiên nhiên hóa lỏng có thể được vận chuyển qua đường thủy.
Hiện nay Trung Quốc là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về mặt hàng LNG, sau khi chính phủ Bắc Kinh ban hành chính sách sử dụng nhiên liệu thay thế than đá nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, Mỹ lại sở hữu trữ lượng khí thiên nhiên dồi dào, và hiện nay đang dần vươn lên trong top đầu các nhà nhà xuất khẩu LNG trên thế giới.
Tuy nhiên, kể từ sau khi mặt hàng này bị đánh thuế nhập khẩu, phía Mỹ chỉ xuất sang Trung Quốc vỏn vẹn 4 chuyến hàng, theo hãng tư vấn Wood Mackenzie. Trong vòng 5 tháng ngay trước khi lệnh thuế quan có hiệu lực (từ tháng 4 đến tháng 9/2018), phía Mỹ đã xuất sang Trung Quốc tổng cộng 35 chuyến hàng.
“Những đòn trả đũa thuế quan ấy sẽ khiến Mỹ mất đi những triển vọng phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu LNG, gây thiệt hại tới các công nhân của Mỹ, và sẽ chỉ khiến các đối thủ cạnh tranh của Mỹ ở nước ngoài càng có thêm lợi”, viện nghiên cứu dầu mỏ Mỹ, một tổ chức vận động đại diện cho ngành công nghiệp năng lượng của nước này, nhận định.
Việc Trung Quốc quyết định đánh thuế mặt hàng LNG của Mỹ cho thấy nước này có thể tìm được nguồn cung ứng khác ở bất cứ đâu mà không cần phụ thuộc vào Mỹ. Hiện vẫn còn nhiều quốc gia khác như Australia và Qatar sản xuất được lượng LNG lớn hơn Mỹ, mặc dù Mỹ được dự đoán sẽ vượt qua các nước này vào năm 2022.
Trung Quốc nhập khẩu số lượng dầu mỏ kỉ lục
Trái với thị trường LNG được mệnh danh là “thị trường của người mua”, thì thị trường dầu mỏ ngày càng bị thắt chắt do OPEC (Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ) cắt giảm nguồn cung, do những vấn đề địa chính trị, và do nhu cầu quá lớn từ Trung Quốc.
Kỉ lục nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc đã tăng lên mức trung bình 10,3 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng 11/2018, theo số liệu của RBC Capital Markets.
“Trung Quốc đang cố gắng dự trữ, nên đã nhập khẩu dầu với tốc độ ‘quá nhanh, quá nguy hiểm'”, ông Michael Tran, Giám đốc phụ trách chiến lược năng lượng toàn cầu của RBC cho hay.
Thực tế, lượng dầu được các nước Venezuela và Iran bán ra có thể đáp ứng được một phần nhu cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên việc Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với cả 2 quốc gia thuộc OPEC này, cùng với đó là cuộc khủng hoảng chưa thấy hồi kết ở Venezuela và xung đột địa chính trị tại Trung Đông, khiến Trung Quốc gặp khó trong việc nhập khẩu đủ số lượng dầu mình mong muốn.
Do những mối lo kể trên, Trung Quốc đang tăng tốc dự trữ khoảng 350.000 thùng dầu mỗi ngày, mà theo ông Tran thì đây giống như một loại quỹ để “đề phòng chuyện bất trắc”.
Hiện nay, tuy cuộc chiến thương mại vẫn chưa ngã ngũ, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục xuất khẩu một lượng dầu mỏ rất lớn sang Trung Quốc – mặc dù tốc độ có giảm đi ít nhiều.
Tính trong tháng 2 vừa qua, tổng lượng dầu mỏ được Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc lên đến 145.000 thùng mỗi ngày, theo số liệu gần đây nhất của Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với lần đạt đỉnh trước đó hồi tháng 6/2018: 510.000 thùng/ngày.
Dầu mỏ sẽ là “nạn nhân” tiếp theo?
Việc Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Mỹ có thể là dấu hiệu cho thấy sự bất định của cuộc chiến thương mại.
“Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đều do dự khi nhập dầu thô của Mỹ, do lo sợ sẽ phải hứng chịu thêm những đòn giáng thuế quan mới”, theo chuyên gia Fitzmaurice của Rabobank.
Ngoài ra, việc đánh thuế nhằm vào mặt hàng dầu mỏ của Mỹ có thể sẽ không đem lại nhiều hiệu quả, vì dầu thô là thị trường toàn cầu, và các chuyến hàng có thể được chuyển tới bất cứ nơi đâu.
“Trả đũa bằng cách này không thấm vào đâu [đối với Mỹ]”, ông Alan Gelder, Phó chủ tịch phụ trách thị trường lọc hóa dầu tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, cho biết.
Tuy nhiên, rồi sẽ đến lúc Trung Quốc không còn nhiều lựa chọn ngoài dầu mỏ để đánh thuế trả đũa Mỹ, nếu cuộc thương chiến tiếp tục leo thang.
Chính quyền Mỹ vừa qua thông báo rằng họ đang cân nhắc chuyện áp mức thuế 25% đối với 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc còn lại. Nếu viễn cảnh chiến tranh thương mại toàn diện ấy thực sự trở thành sự thật, thì Trung Quốc sẽ buộc phải đáp trả.
“Trung Quốc sắp hết lựa chọn để đánh thuế”, ông Tran nhận định. “Chắc chắn họ sẽ phải nhắm vào dầu mỏ trong nước cờ tiếp theo”.
Tin mới
Điều gì từng khiến ông Tập phải thẳng thắn thừa nhận kinh tế TQ “chỉ to mà không mạnh”? – 17/05/2019 06:30
Các tin khác
Giữa căng thẳng thương mại, báo đảng TQ gằn giọng: Nước quân tử có đạo quân tử, tiên lễ hậu binh – 16/05/2019 10:30
Điều khác biệt duy nhất khiến ông Trump quyết “đánh” TQ dữ dội nhưng lại cởi mở với Việt Nam – 16/05/2019 08:30
Bị ông Trump dồn ép nghẹt thở, Trung Quốc còn sợ gì mà chưa tung 3 “sát chiêu” cuối cùng? – 14/05/2019 11:30
Sau đòn trả đũa của Bắc Kinh, TT Trump nói gì về số phận của 325 tỉ USD hàng nhập khẩu TQ còn lại? – 14/05/2019 09:30
TT Trump nói “đập tơi tả” TQ, tuyên bố thắng giòn giã: Thu hàng chục tỉ USD, chia lương thực cho các nước! – 13/05/2019 13:30
Mỹ chính thức cấm Huawei: TQ thắng lớn
Trung Quốc có cơ hội kéo dài cuộc chiến thương mại chờ Tân Tổng thống Mỹ.
Sputnik thông tin, Bộ Thương mại Mỹ vừa đưa Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại.
Bộ Thương mại Mỹ xác nhận, Tập đoàn công nghệ Huawei và 70 chi nhánh của nó đã bị đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ.
Động thái mới nhất đối với Huawei sẽ yêu cầu người bán hàng Mỹ phải có giấy phép từ Chính phủ Mỹ trước khi tiếp thị sản phẩm cho Tập đoàn Trung Quốc này.
Cơ quan này cho rằng, “có cơ sở hợp lý” để tin rằng “Huawei đang tham gia vào các hoạt động gây rủi ro với an ninh quốc gia Mỹ”.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 15/5 công bố quyết định trên, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm vào các công ty viễn thông thuộc sở hữu của “kẻ thù”.
Tổng thống Donald Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị do các hãng bị coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia sản xuất, trong đó nhắm mục tiêu tới tập đoàn Trung Quốc Huawei.
Sắc lệnh khẩn cấp đã trao quyền cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ trong việc ngăn chặn bất kỳ giao dịch nào có nguy cơ gây rủi ro cho các công nghệ và dịch vụ viễn thông hoặc công nghệ thông tin.
Ngoài ra, sắc lệnh cũng nhắm tới mục tiêu ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào trong lĩnh vực công nghệ có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia của Mỹ hoặc sự an toàn của người dân Mỹ.
Đề cập đến sắc lệnh mới ký của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Ross khẳng định: “Tổng thống Trump đang hành động một lần nữa để bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Sắc lệnh hành pháp này giải quyết mối đe dọa từ các đối thủ nước ngoài đối với chuỗi cung ứng dịch vụ và công nghệ thông tin, truyền thông của quốc gia”.
“Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, người Mỹ sẽ có thể tin tưởng rằng dữ liệu và cơ sở hạ tầng của chúng ta đang được bảo mật” – ông Ross nhấn mạnh.
Hai động thái mới từ cả Nhà Trắng và Bộ Thương mại Mỹ đã giáng một đòn nặng nề vào khả năng hoạt động của Huawei trên thị trường Mỹ, vốn đã bị đe dọa và chịu tác động tiêu cực thời gian qua.
Dẫu vậy, điều tích cực nhất có thể thấy rõ qua động thái của Mỹ là cuộc đối đầu thương mại Mỹ- Trung đã gia tăng, bất chấp việc ông Trump đang kêu gọi Bắc Kinh sớm ngồi vào bàn đàm phán.
Trung Quốc được cho là đã muốn kéo dài cuộc chiến thương mại với Mỹ sang năm 2020, khi đó, nước Mỹ bước vào một mùa bầu cử mới.
Tổng thống Trump đang có khả năng đối đầu khốc liệt với đối thủ của Đảng Dân chủ – cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phục vụ dưới quyền của Tổng thống Barack Obama, người có quan điểm mềm mỏng với Trung Quốc hơn.
Nếu không đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vào thời điểm này, thương chiến kéo dài sẽ chỉ mang tới các con số bất lợi cho ông Trump.
Một khi Tổng thống Trump càng tìm cách thúc đẩy thương mại khốc liệt với Trung Quốc, Bắc Kinh gặp khó nhưng người Mỹ cũng sẽ chịu thiệt. Khi mâu thuẫn dâng lên, chính quyền Tổng thống Trump càng chịu sức ép mạnh mẽ từ người dân Mỹ, những người nông dân bị ảnh hưởng bởi các đơn hàng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, những người tiêu dùng phải mua hàng hóa đắt đỏ hơn do tăng thuế nhập khẩu…
Chiến thuật này sẽ càng khiến ông Trump giảm dần uy tín đối với người dân và gây ra bất lợi cho cuộc bầu cử tới.
Thương chiến giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới mang lại thiệt hại nặng nề cho cả hai bên song chịu tác động lâu dài và tiêu cực hơn lại là chính quyền Tổng thống Trump.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28060-my-chinh-thuc-cam-huawei-tq-thang-lon.html
Trung Quốc: Mỹ phải thành thật trong đàm phán
Hoa Kỳ phải thể hiện sự thành thật của mình nếu muốn có các cuộc đàm phán thương mại có ý nghĩa, Trung Quốc nói hôm thứ Sáu, sau khi Tổng thống Trump nâng cao rủi ro xung đột với một cú giáng mạnh vào Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn chưa cho biết liệu họ có sẽ trả đũa hành động leo thang căng thẳng thương mại mới nhất của Mỹ hay không, dù giọng điệu của giới truyền thông nhà nước đang trở nên ngày càng gay gắt hơn. Báo Nhân dân của Đảng Cộng sản đương quyền cho đăng một bài bình luận trên trang nhất hôm nay, khơi dậy tinh thần yêu nước trong các cuộc chiến tranh trong quá khứ.
Đồng nhân dân tệ đã giảm giá xuống mức yếu kém nhất trong gần năm tháng qua, mặc dù mức thua lỗ đã được hãm lại sau khi nhiều nguồn tin nói với Reuters rằng ngân hàng trung ương sẽ đảm bảo đồng nhân dân tệ không tiếp tục tuột dốc xuống quá ngưỡng 1 đô la đổi được 7 nhân dân tệ trong trung hạn’.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang rơi vào một cuộc tranh chấp thương mại ngày càng gay gắt đã chứng kiến hai bên tăng mức thuế đánh trên hàng nhập khẩu của nhau trong khi diễn ra các cuộc đàm phán, làm tăng thêm lo ngại về rủi ro đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm lung lay các thị trường tài chính.
Được hỏi về những bài báo trên truyền thông nhà nước nói rằng sẽ không còn các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng trả lời rằng Trung Quốc luôn luôn khuyến khích việc giải quyết tranh chấp song phương qua đối thoại và tham vấn.
Tại cuộc họp báo thường ngày, ông nói thêm: “Tuy nhiên, vì một số điều mà phía Hoa Kỳ đã làm trong các cuộc tham vấn thương mại trước, chúng tôi tin rằng nếu muốn đàm phán có ý nghĩa, phía Mỹ phải thể hiện sự chân thành.”
Bản tin của Reuters dẫn lời ông Lục Khảng nói Hoa Kỳ nên tuân thủ các nguyên tắc là, giữa hai bên phải có sự tôn trọng lẫn nhau, phải có sự bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Mỹ cũng phải giữ lời, ông Lu nói thêm nhưng không cho biết rõ chi tiết.
Hôm thứ Năm, Washington đưa vào danh sách đen tập đoàn Huawei, tập đoàn sản xuất các thiết bị viễn thông lớn nhất và thành công nhất của Trung Quốc. Quyết định này có thể gây khó khăn cho tập đoàn công nghệ khổng lồ này trong việc làm ăn với các công ty Mỹ.
Động thái này diễn ra tiếp theo sau quyết định của Tổng thống Trump hôm 5/5, tăng thuế đối với 200 tỉ đôla hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, một bước leo thang tranh chấp lớn sau khi hai bên hầu như đang xích gần tới mục tiêu đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến thương mại.
Một quan chức chính phủ Trung Quốc hiểu biết về tình hình dự kiến Trung Quốc có thể chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại dài hạn với Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-noi-my-phai-thanh-that-trong-dam-phan/4921553.html
Singapore thúc Mỹ chấp nhận
sự trỗi dậy của Trung Quốc
Singapore thúc giục Mỹ để cho Trung Quốc có tiếng nói nhiều hơn trong việc định hình các quy tắc toàn cầu nhằm tránh một cuộc đụng độ kéo dài có thể buộc các nước nhỏ hơn phải lựa chọn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu tại một sự kiện ở Washington hôm 15/5, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan được Bloomberg trích lời nói rằng việc xem Trung Quốc như một kẻ thù phải bị kìm hãm là không có tác dụng và kêu gọi “sự cạnh tranh mang tính xây dựng” giữa các siêu cường. Một thế giới bị chia tách thành các khối đối thủ sẽ gây nguy hiểm cho những lợi ích đã đạt được theo trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo trong suốt 70 năm qua, theo ông Balakrishnan.
“Lời kêu gọi của tôi đối với Mỹ là tăng cường cam kết và cùng thụ hưởng thành quả,” Ngoại trưởng Singapore nói tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức.
“Singapore muốn có cả sự hiện diện bền vững của Mỹ, điều mà chúng tôi tin là tích cực, và chúng tôi cũng muốn Trung Quốc có thể đảm nhận vị trí xứng đáng của mình khi nước này lớn mạnh và trở thành một siêu cường theo đúng nghĩa của nó,” ông Balakrishnan được Bloomberg trích lời nói.
Trung Quốc rất khó có thể làm suy yếu hệ thống toàn cầu do Mỹ lãnh đạo vì chính họ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất, theo ông Balakrishnan. Tuy nhiên, ngoại trưởng Singapore nói thêm rằng mong muốn của Trung Quốc có quyền sửa đổi các quy tắc toàn cầu là “một sự kỳ vọng hoàn toàn hợp lý” vì họ đã không có tiếng nói khi các quy tắc đó đầu tiên được thiết lập cách đây mấy chục năm.
Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ tác động không tương xứng đến các quốc gia phụ thuộc vào thương mại như Singapore, ông Balakrishnan cho biết. Theo Bloomberg, ngoại trưởng Singapore nói thêm rằng đàm phán kéo dài gây ra “nghi ngờ và biến động lớn cho thị trường.”
“Đối với những nước ở giữa, đặc biệt là đối với các nước nhỏ (như Singpore), chúng tôi không muốn bị buộc phải đưa ra những lựa chọn gây ác cảm,” ông Balakrishnan nói. “Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng cả hai bên sẽ đưa ra một phản ứng chiến lược và tính đến sự ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, và cả hai bên sẽ tìm cách đáp ứng những lợi ích hợp pháp của nhau.”
https://www.voatiengviet.com/a/singapore-thuc-my-chap-nhan-su-troi-day-cua-trung-quoc/4921701.html