Tin Việt Nam – 08/05/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 08/05/2019

BOT Hòa Lạc – Hòa Bình phải xả trạm

hai ngày liên tiếp

Trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình buộc phải xả trạm lần hai vào ngày 8/5, sau khi bị ùn tắc kéo dài do nhiều người dân dừng xe phản đối.

Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày, cho biết thêm tình trạng ùn tắc tại đây kéo dài hàng cây số và còn diễn biến phức tạp hơn vào buổi chiều.

Trước đó, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 7/5, trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình cũng buộc phải xả trạm để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông do người dân sống xung quanh trạm BOT phản đối.

Theo đó, người dân tại các xã lân cận trạm thu phí đã tụ tập tại trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình để yêu cầu miễn giảm 100% cho các hộ dân xung quanh, kể cả hơn 200 xe không chính chủ, tức xe chưa đổi tên chủ sở hữu. Mặc dù trước đó, phía Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng với nhà đầu tư BOT đã thống nhất miễn giảm cho các xe của nhà dân trong bán kính 5km xung quanh trạm và hơn 100 xe chính chủ của hộ dân lân cận thường xuyên qua trạm thu phí.

Các chủ xe cho biết họ sẽ tiếp tục phản đối đến khi kiến nghị của họ được các cơ quan chức năng xem xét và giải quyết.

Như vậy chỉ trong 6 ngày chính thức thu phí, Trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình đã phải xả trạm 2 lần.

Vẫn tin liên quan đến BOT, sau khi đề xuất dùng ‘trạm thu tiền’ thay cho ‘trạm thu phí’ của Bộ Giao thông – Vận tải gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận, Đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng thuộc Bộ Giao thông – Vận tải đã lên tiếng giải thích việc lấy tên ‘trạm thu tiền’ là để phù hợp với Luật giá.

Vẫn theo lời người đại diện nói với Báo Lao Động, tuy ‘trạm thu phí’ là cách gọi quen thuộc nhưng khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải sử dụng văn viết chứ không thể sử dụng văn nói và cái quan trọng là nội hàm thông tư.

Ngoài ra, Vụ Kết cấu hạ tầng cũng cho rằng việc sử dụng cụm từ ‘trạm thu tiền’ không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp hay các văn bản liên quan. Hơn nữa, đề xuất này chỉ nằm trong dự thảo để lấy ý kiến của các bộ, ngành và người dân.

Vì thế, người đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng hy vọng sẽ nhận được đóng góp từ phía người dân để sớm hoàn thiện và ban hành thông tư.

Đây không phải lần đầu tiên Bộ Giao thông Vận tải dùng từ thay thế cho cụm từ ‘trạm thu phí’. Trước đó, vào năm 2016, Bộ Giao thông – Vận tải đã ban hành thông tư 35/2016 đề nghị sử dụng ‘trạm thu giá’ thay vì ‘trạm thu phí’, nhưng sau khi gặp nhiều phản đối do cụm từ ‘trạm thu giá’ không có ý nghĩa nên Bộ sử dụng lại ‘trạm thu phí’.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hoa-lac-hoa-binh-bot-toll-fee-booth-has-to-discharge-in-2-days-05082019082137.html

 

Khuất tất quá trình điều tra

vụ bé gái bị xâm hại tình dục

Thanh Trúc, RFA

Một bé gái chưa được 3 tuổi tình nghi bị xâm hại tình dục bởi một người đàn ông trên 70 tuổi ở gần nhà, mà báo chí đăng tải từ tháng Tư, là trường hợp mới nhất về tội ấu dâm đang khiến công luận phẩn nộ.

Tuy vậy việc điều tra vụ việc bị phía gia đình nạn nhân cho là có khuất tất.

Cháu bé sinh ngày 7 tháng Sáu 2016, đang sống cùng cha mẹ và em trai tại xã Xuân Phú, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Hôm 16 tháng Tư, cha mẹ của bé trình báo với công an về việc cháu bị xâm hai trong ngày 15 tháng Tư vào khi ba cháu là ông Phạm Quang Liêm không có mặt ở nhà.

Vì nghi ngờ cháu bị người hàng xóm mà cháu gọi là ông già, đụng chạm và xâm hại đến cơ thể, ông Liêm và vợ mang cháu đến bệnh viện để được xét nghiệm. Thậm chí lời khai của cháu gái nạn nhân với bác sĩ cũng được gia đình ghi âm lại.

Cha của bé gái, ông Phạm Quang Liêm, nêu đích danh và tuổi tác của nghi phạm mà công an ghi trong biên bản làm việc. Đó là ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1948.

Theo lời ông Liêm thì nhà ông nằm trong một dãy gồm 8 căn nhà, có một đường đi chung ra hẻm lớn bên ngoài mà ông gọi là hành lang. Hàng ngày, vợ ông thường cho bé gái ra ngoài chơi, đi dọc hành lang tức con đường chung đó và cứ chừng 15, 20 phút thì mẹ lại ngó ra để canh chừng:

Bà xã chạy ra ngó thì thấy cháu bé hay đứng gần cái ông già đang chăm sóc cây cảnh trước cửa nhà ổng. Mỗi khi đi chơi về thì cháu có một nắm kẹo, ngày nào cũng thế, sáng đi chơi về cũng có kẹo, chiều về cũng có kẹo. Khi xảy ra sự việc thì công an có hỏi vì sao vào nhà ông già như thế thì cháu bé trả lời “nhà ông già cho kẹo”, mình nghĩ đó là lý do ông dụ cháu bé.

Vụ việc được trình báo với công an xã Phú Xuân, nơi gia đình ông Phạm Quang Liêm cư ngụ. Công an xã Phú Xuân sau đó chuyển lên công an huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ông Phạm Quang Liêm nói ông cảm thấy hoang mang trước cung cách điều tra của công an:

Có  nhiều công an, năm sáu công an, hỏi cháu bé với  những câu hỏi giống nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày lấy lời khai, họ hỏi thì cháu bé trả lời rất dứt khoát, rất đúng, không có trả lời lúc thế này lúc thế khác.

Còn một vấn đề nữa là tả lót và quần áo mà cháu bé mặc ngày 15 tháng Tư 2019 khi cháu bị xâm hại thì công an xã Phú Xuận có ghi nhận vào biên bản. Nhưng khi công an hình sự huyện Nhà Bè làm việc thì họ không có đưa cái đó vào biên bản. Chúng tôi có mang lên Bệnh Viện Pháp Y của thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra về vân tay, về dấu vết thương tật của cháu bé. Đến Bệnh Viện Pháp Y thì công an hình sự Nhà Bè không giao nộp những tang chứng vật chứng đó cho bên Pháp Y. Mãi đến ngày 25 tháng Tư 2019 thì họ mới chịu lấy tả áo quần như tôi vừa kể đưa lên Bệnh Viện Pháp Y. Tôi có hỏi bác sĩ ở trong đó tại sao chiều ngày 17 tháng Tư cô không nhận những thứ này. Cô bác sĩ đó trả lời rất rõ rằng công an hình sự huyện Nhà Bè không giao nộp tang chứng vật chứng này thì có đâu mà bệnh viện lấy.

Công an cũng báo cho ông Phạm Quang Liêm biết người đàn ông 71 tuổi bị tình nghi xâm hại cháu bé là một người có nhân thân tốt, từng là giáo viên, gốc gác gia đình tốt:

Họ nói rằng ông đó bị bịnh tim, bệnh tiểu đường, cao huyết áp…Nói  chung nhiều thứ bệnh lắm, anh chị coi có nên tiếp tục hay không, anh chị nên cân nhắc để mai mốt sau này về là khó sống chỗ đó vì hai nhà gần nhau.

Trong luật có qui định đầy đủ hết, còn vấn đề xâm hại trẻ em bất cứ hình thức nào cũng là tội ác…Bảo vệ các em là vấn đề cần tuyên truyền cho mọi người, cha mẹ, nhà trường, phải cho các em biết các em luôn luôn được bảo vệ. – LS. Ngọc Nữ

Hôm 20 tháng Tư 2019, túc là 4 ngày sau khi vợ chồng ông Phạm Quang Liêm trình báo công an việc cháu bé con họ bị ông già hàng xóm xâm hại tình dục, gia đình người bị kiện đã kéo sang nhà ông Liêm vào lúc 7 giờ tối, lớn tiếng đe dọa vì sao dám vu cáo và dám đưa cha họ đi giám định ADN.

Vì không muốn gây thêm sốc cho cháu bé, gia đình ông Liêm  đã tạm lánh đi nơi khác.  Để tìm hiểu thêm, chúng tôi đã gọi cho công an tên Lượng là trưởng nhóm điều tra về nghi án xâm hại tình dục đối với con gái nhỏ của ông Phạm Quang Liêm. Người công an này nghe câu hỏi xong liền trả lời là chúng tôi gọi nhầm số rồi gác máy.  Đường dây cũng được nối về máy của một công an khác trong nhóm điều tra ở Nhà Bè nhưng người này không bắt máy.

Theo qui định của pháp luật Việt Nam, những vụ án thuộc loại hình sự, đặc biệt các trường hợp xâm hại tình dục hoặc ấu dâm, thì trong vòng 20 ngày cơ qua điều tra bên công an phải thông báo quyết định có khởi tố hay không khởi tố vụ án cho các bên biết:

Nếu tính từ thời điểm cháu bé bị xâm hại chiều 15 tháng Tư đến giờ thì đã tròn 20 ngày rồi. Chiều ngày 6 tháng Năm 2019 bên cơ quan công an vẫn nói chưa ra quyết định gì cả.

Trong các buổi điều tra của công an đều có sự hiện diện của luật sư Lê Ngọc Luân và luật sư Võ Thị Anh Loan là hai người bảo vệ pháp lý cho con gái nhỏ của ông Liêm.

Buổi chiều ngày 7 tháng Năm 2019, 2 luật sư đã trở lại công an huyện Nhà Bè, luật sư Lê Ngọc Luân giải thích:

Bởi vì hôm nay là thời hạn cuối cùng để cơ quan điều tra xem xét có khởi tố vụ án hay không. Nhằm bảo vệ quyền lợi tối đa cho thân chủ và cho bé thì nên để sau khi có quyết định đã thì chúng tôi mới trả lời được.

Một vị luật sư khác cũng đang theo dõi vụ việc này là bà Trần Thị Ngọc Nữ, hội trưởng Hội Bảo Vệ Quyền Lợi Trẻ Em, nói với đài Á Châu Tự Do:

Ngay từ ban đầu khi bé bị là có đưa đi giám định, bị buổi tối thì sáng mai đi giám định là đúng qui trình. Nếu ra quyết định không khởi tố thì mình sẽ tìm lý do tại sao, còn quyết định khởi tố thì mình sẽ làm cái gì tiếp. Khi mà các em bị xâm hại thì quan trọng là chứng cứ và giám định, còn cái kết quả giám định được thông báo cho người nhà chứ không thông báo cho luật sư. Ở đây phải nói chứng cứ là vấn đề khắc khe nhất, bất kỳ cái gì cũng phải đợi kết quả giám định. .

Vẫn theo luật sư Ngọc Nữ, tố cáo ra công an việc cháu bé ở Nhà Bè bị  xâm hại tình dục là việc làm đúng vì trẻ em cần được Luật Pháp bảo vệ. Luật Việt Nam qui tội hình sự đối với mọi hành động cưỡng dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, quan hệ với trẻ em hoặc ấu dâm :

Trong luật có qui định đầy đủ hết, còn vấn đề xâm hại trẻ em bất cứ hình thức nào cũng là tội ác. Nhưng cũng có cái không rõ ràng, thí dụ nói dâm ô là phải sờ vào vùng kín nhưng chúng tôi không chịu,chúng tôi nói rằng nựng má hoặc hôn cũng là dâm ô,đụng vào cơ thể, sờ mó các em đều là vi phạm pháp luật hết.

Bảo vệ các em là vấn đề cần tuyên truyền cho mọi người, cha mẹ, nhà trường, phải cho các em biết các em luôn luôn được bảo vệ.

Chúng tôi tiếp tục theo dõi diễn biến vụ việc cháu bé dưới 3 tuổi ở Nhà Bè tình nghi bị xâm hại như vừa nêu để cập nhật thông tin đến quí vị.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-probing-process-of-a-paedophile-case-tt-05072019132037.html

 

Dân Quảng Ngãi chặn xe vào khu công nghiệp

phản đối ô nhiễm

Người dân phản đối ô nhiễm, đã dùng cành cây, băng rôn chắn đường không cho xe ra vào Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi.

Chính quyền phường Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi xác định thông tin vừa nói với truyền thông trong nước hôm 8/5.

Cụ thể vào tối ngày 7/5/2019, Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Quảng Phú trong quá trình xử lý đã gây ra mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân các tổ dân phố 23 và 24, nên hàng trăm người dân đã tập trung, chặn đường Lê Thánh Tông để phản đối.

Việc chặn đường kéo dài nhiều giờ cho đến khi lực lượng chức năng có mặt.

Tin cho biết, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư 42 tỷ đồng xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp này và đưa vào hoạt động năm 2012. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm hoạt động, Trạm xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Quảng Phú đã “quá tải”, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Người dân cho biết ngoài ô nhiễm mùi hôi, họ còn ngửi phải mùi thuốc khử của Trạm xử lý nước thải. Dân chúng yêu cầu đưa trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

Đây là vụ mới nhất người dân phải tập trung biểu tình phản đối nhà máy xử lý rác và nước thải gây ô nhiễm cho cư dân địa phương.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-ngai-people-blocked-vehicles-to-industrial-zones-to-oppose-pollution-05082019093242.html

 

Người dân dựng rào trên sông chống khai thác cát

Hàng trăm hộ dân ở tổ dân phố Lại Bằng 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã dựng một hàng rào bằng tre và đá trên sông Bồ, để phản đối doanh nghiệp khai thác cát gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng.

Báo chí trong nước loan tin vừa nói hôm 8/5.

Trước đó, người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương về trình trạng tàu khai tác cát sỏi diễn ra tấp nập trên sông Bồ nhưng không được cơ quan chức năng xử lý.

Theo người dân địa phương, trong vòng khoảng 2 năm qua, nhiều điểm sạt lở trên sông Bồ đã bị khoét sâu vào chân núi hàng chục mét, nên việc dựng cọc tre trên sông Bồ chỉ nhằm mục đích bảo vệ vườn tược, tính mạng của người dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế vào ngày 7 tháng 5 tiến hành cuộc họp khẩn và chỉ đạo cho lãnh đạo thị xã Hương Trà và huyện Phong Điền, vận động người dân tháo dỡ các cọc tre đã đóng xuống sông Bồ để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đi lại.

Tuy nhiên, khi trả lời báo chí trong nước, một số người dân cho rằng, việc tự tháo dỡ hàng rào nói trên chỉ diễn ra khi cơ quan chức năng có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác cát tại sông Bồ.

Vào tháng tư vừa qua tại xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ người dân cũng phải đến tại Ủy Ban Nhân Dân xã đánh trống, giăng biểu ngữ để phản đối nạn khai thác cát khiến đất canh tác ven sông của dân bị sụt lở. Người dân báo chính quyền giải quyết nhưng nhiều lần vẫn không được giải quyết nên họ phải biểu tình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/people-set-up-fences-in-the-river-against-sand-exploitation-05082019094844.html

 

Blogger Anh Ba Sàm kể lại

chuyện trong và ngoài trại giam

Quốc PhươngBBC Tiếng Việt

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, người vừa mãn hạn năm năm tù giam và được trao trả tự do hôm 05/5/2019, nói với BBC News Tiếng Việt về dự định tương lai của ông, trong đó có công ty mà ông từng vận hành trước khi bị bắt.

Trả lời BBC qua điện thoại hôm 07/05 từ nhà riêng tại Hà Nội trong một phỏng vấn dài hơn mà dưới đây là trích lược, ông Nguyễn Hữu Vinh trước hết nói về tình hình sức khỏe của ông và cảm nghĩ khi đoàn tụ với gia đình:

“Sức khỏe của tôi trong ba hôm nay có thể nói là rất tốt so với khi mới bước chân ra khỏi trại. Cảm giác lớn nhất của tôi là tôi như từ một thế giới này bước sang một thế giới khác.”

Anh Ba Sàm: Ngày về của ‘một tù nhân bận rộn’

Sách ‘Anh Ba Sàm’ lên kệ Amazon

Phúc thẩm y án Anh Ba Sàm

Về những cản trở mà ông và gia đình gặp phải khi có khách tới thăm, ông nói:

Chỉ có buổi chiều tôi về thì cản trở kinh khủng, tức là mọi người đến, đem lẵng hoa đến rất nhiều, nhưng gần như không ai vào đượcBlogger Nguyễn Hữu Vinh

“Chỉ có buổi chiều tôi về thì cản trở kinh khủng, tức là mọi người đến, đem lẵng hoa đến rất nhiều, nhưng gần như không ai vào được, chỉ có một vị đi xe ôm và cái nạng trên người nên hình như người ta nghĩ là thương binh, nên người ta không cản trở. Còn tất cả không vào được.

“Luật sư Trần Vũ Hải cũng không vào được, cãi nhau ầm ĩ cả lên và họ chốt khắp xung quanh khu nhà của chúng tôi. Khu này trở thành một khu náo loạn.”

Cách đối xử trong tù

“…Tôi có thể tóm tắt một điều là cái mà tràn ngập trong 5 năm đối với tôi và tràn ngập trong việc của tôi hàng ngày và suy nghĩ của tôi hàng ngày là những cái mà tôi tạm gọi, mà tôi nghĩ tôi phải dùng một từ vừa phải nhẹ nhàng là đầy những phong cách và cách làm mà tôi gọi là “ăn gian”.

“Tức là lách luật, phạm luật rồi vô nguyên tắc thì rất là nhiều, ở hai giai đoạn là hai năm rưỡi của các thủ tục tố tụng và hai năm rưỡi là các thủ tục mà gọi là thi hành án, tức là trại giam. Đầy rẫy những sự vô nguyên tắc và sai trái, kể cả nhân đạo cũng kém, kém so với những cái mà tiêu chuẩn bây giờ đáng nhẽ phải có và đương nhiên là so sánh với các nước khác trên thế giới.”

So sánh với các nhóm khác ở trong trại giam là các bạn tù thường phạm và nói về sự khác biệt trong việc được ứng xử bởi những người quản lý trại giam, ông Vinh cho biết:

Tôi chỉ lấy một ví dụ có thể là đập vào mắt ngay, tức là một phòng của chúng tôi hai người thì có ba camera theo dõi, hai cái ở trong và một cái ở sân nhỏ ở ngoài

“Cách dùng từ cho mười mấy người chúng tôi trong một khu riêng thì không biết cách dùng từ gì. Bởi vì chính những cán bộ trại và hình như hệ thống trại giam này, họ đều không có một ngôn ngữ nào, từ nào, cái tên nào để đặt cho một dạng phạm nhân của chúng tôi.

“Ở phân trại này có một khu riêng, chúng tôi có khoảng 15 người, thế còn ở toàn bộ trại ấy có mấy nghìn người đều là tù tội phạm hình sự, phạm các tội hình sự, kinh tế, còn trong số chúng tôi tạm gọi gần như là phạm tội về an ninh quốc gia, trong khung về an ninh quốc gia. Thì họ cũng không nói là khu [tội phạm] an ninh quốc gia, mà họ cũng không nói là khu chính trị, đương nhiên rồi, vì họ không bao giờ công nhận là tù chính trị.

“Thế nên khu của tôi, về phạm nhân tạm gọi là ‘an ninh quốc gia và chính trị’ này có những cái hơn phạm nhân hình sự, nhưng có những cái kém hơn nhiều. Ví dụ như là hơn có thể là điều kiện chỗ ăn, chỗ ở rộng rãi hơn, riêng biệt hơn.

“Nhưng về tinh thần có những cái, tôi hình dung, bởi vì tôi không được chỗ của phạm nhân hình sự, nhưng tôi cố gắng tìm hiểu, và trước đây tôi cũng đã tìm hiểu rồi, có những cái soi và o ép là hơn hẳn phạm nhân hình sự. Tôi chỉ lấy một ví dụ có thể là đập vào mắt ngay, tức là một phòng của chúng tôi hai người thì có ba camera theo dõi, hai cái ở trong và một cái ở sân nhỏ ở ngoài. Tức là hai người được ba camera đó.

“Còn ở ngoài bên phạm nhân hình sự thì 70 người không có một cái camera nào. Thì đấy là một ví dụ thôi, nhưng mà đối với chúng tôi có thể quen rồi thì chúng tôi coi là bình thường, nhưng mà có thể người ở ngoài, rồi người ở các nước văn minh thì họ có thể lại suy nghĩ khác. Nhưng đơn giản một điều, làm cách đó tôi cho là chéo ngoe và ngược đời.

“Tức là phạm nhân hình sự rất hay xảy ra những chuyện đánh nhau rồi vi phạm đủ các thứ, cái đó là phải công nhận, bởi vì tính chất của tội phạm cũng dễ xảy ra chuyện ấy. Thì đáng nhẽ những phạm nhân đó là đối tượng cần phải theo dõi bằng camera giám sát nhiều hơn, thì ngược lại chúng tôi lại là những người bị theo dõi bằng phương tiện đó và không những thế khi mà chúng tôi ra sân chơi, sân nhỏ nhỏ chơi, thì lúc nào cũng phải có cán bộ, mặc dù chỉ có hơn mươi người.

“Còn phạm nhân hình sự 70 người, họ ra một sân của khuôn viên ở khu của họ ở thì không bao giờ cần phải có cán bộ cả. Họ khóa cửa ngoài và cán bộ ở ngoài thôi. Nó có những trái ngược như thế. Cái đó về phía hệ thống trại giam nên xem lại. Còn rất nhiều điều khác… nhưng tôi chỉ có thể lấy một ví dụ nho nhỏ như thế.”

‘Chỉ là cưỡi ngựa xem hoa’

Khi được hỏi về các cuộc thăm viếng trại giam của giới chức trong chính quyền ông Nguyễn Hữu Vinh nói:

“Trong luật thi hành án thì có nói là giám sát việc thi hành án có nào là Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc… không nói về mặt báo chí, nhưng chỉ trước khi tôi ra cách đây chỉ ít ngày thôi, với hai năm rưỡi thi hành án đó, tôi tích tụ lại và làm một cái đơn khiếu nại và khuyến nghị, gửi đến hai vị rất cao cấp trong hệ thống Đảng và nhà nước Việt Nam.

Tức là hỏi, thấy nói không vừa ý mình thì vị ấy thôi, khó chịu và đi luôn, không có hỏi tại sao tốt cái gì cả? Tất cả những chuyện xuống đây có tính chất kiểm tra thì thấy chỉ là làm rất hình thức

“Tôi nêu nhiều vấn đề, trong đó tôi đưa ra một hiện tượng là trong Luật thi hành án thì có hẳn một câu như thế – là các cơ quan này, tổ chức này giám sát, phối hợp với các hoạt động thi hành án, nhưng hai năm rưỡi và trước cả tôi nữa, những người ở trước, chưa bao giờ nhìn thấy người của Mặt trận, rồi Hội đồng Nhân dân, rồi Quốc hội gì cả. Không bao giờ thấy và không bao giờ nghe thấy ở ngoài có.

“Nhưng về phía ngành Công an, cơ quan quản lý trại giam, trước là Tổng Cục 8 còn bây giờ là Cục C10, thì cũng một năm một lần, có khi là hai lần các vị xuống, nhưng mà xuống tôi nói chính xác là cưỡi ngựa xem hoa. Tức là có lần là cấp đại tá trưởng phòng ở trên Tổng Cục xuống, và có một lần cao nhất, một ông thiếu tướng xuống và vào hẳn phòng tôi rồi hỏi thăm này khác, nhưng mà vị đó hỏi tôi là sống thế nào, tốt không, mọi thứ.

“Ở đây tốt không? Thì tôi cũng nói thẳng ra là có những cái tốt, khá lên, nhưng có nhiều cái là chưa tốt, thì vị đó tỏ ra là khó chịu, và cũng không hỏi là thế thì không tốt là cái gì? Tức là hỏi, thấy nói không vừa ý mình thì vị ấy thôi, khó chịu và đi luôn, không có hỏi tại sao tốt cái gì cả? Tất cả những chuyện xuống đây có tính chất kiểm tra thì thấy chỉ là làm rất là hình thức.

“Và trước khi những vị này xuống, họ thừa biết là tôi và gia đình tôi có hàng loạt những kiến nghị thay đổi, ít nhất là ở trong khuôn viên của chúng tôi có hàng loạt thay đổi. Những cuộc như thế đáng lẽ họ xuống họ phải hỏi, họ phải giải quyết được chuyện, tránh được chuyện là phạm nhân sợ không nói ra với trại, thì họ phải hỏi riêng chúng tôi. Ví dụ như thế. Nếu họ cần kiểm tra, thì họ không có cái chuyện ấy…”

Cộng sự Anh Ba Sàm ‘muốn ổn định cuộc sống’

Thấy gì qua việc VN ‘lặng lẽ’ xây dựng ở Trường Sa?

Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Bài học nào cho chính phủ và doanh nhân?

Những chuyến thăm ‘đặc biệt’

Về khách thăm nước ngoài, quốc tế tới thăm ông khi ở trong tù, ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại:

Có bốn đợt các bạn tôi vào thăm, cái này là một điều rất quý hóa

“Rất là may và rất là hiếm có, nó có một chuyện rất cảm động, nhưng mà lại rất khôi hài. Tức là có hai ông nghị sỹ Đức, sau này tôi mới được biết là hai ông nghị sỹ Đức cùng với đại diện của Sứ quán Đức và Bộ Ngoại giao đến trại này thăm, trong mục đích đặt ra thì có thăm trại rồi thăm tôi có rõ ràng trong những yêu cầu không, nhưng trong đó có mục là thăm tôi, nhưng mà không được phép.

“Thế và họ có gửi cho tôi một cái đồng hồ để tặng tôi, đồng hồ treo tường mà ông nghị sỹ Đức mua từ Đức, đem sang tận bên này để ông tặng tôi. Thế nhưng trong suốt hơn một năm trời nó đã diễn ra những chuyện rất kỳ quái và rất đáng xấu hổ trong hệ thống trại giam ở Việt Nam này, nhưng mà cụ thể là trong trại của chúng tôi. Ông ấy tặng tôi, nhưng cuối cùng trại lại nói là tặng cho giám thị trại, cho trại. Khi được thông báo, tôi hỏi thì họ cứ giấu giấu, diếm diếm, họ không nói gì với tôi là có người đến thăm và có người gửi đồng hồ cả.

“Đến lúc mà họ không giấu được, thì họ mới nói là tặng trại chứ không phải tặng tôi…và chuyện này nó rất là hài kịch và gia đình tôi đã đưa ra công luận rồi và một ngày nào đó tôi sẽ viết về chuyện này với một góc độ khác, mà tôi tin là mọi người nhìn trong chuyện này thì nó sẽ rất là thú vị.”

Ông Vinh cho biết thêm về các chuyến thăm của bạn bè trong ngành công an và an ninh:

“Có bốn đợt các bạn tôi vào thăm, cái này là một điều rất quý hóa. Tôi cũng phải nói mình là một người trong ngành công an mà ra khỏi ngành, dứt áo đi, gọi là một đi không trở lại và đến một ngày làm những việc mà ngành công an cho là – mà phải dùng từ là “thế lực thù địch”, đối đầu với mình, mà các bạn tôi, cả những người đương chức và cả những người đã về hưu và cương vị đều cao, từ cấp phòng cho đến cấp Tổng cục, thì họ vào thăm tôi tình cảm, rất là vui vẻ.

“Hoàn toàn là chuyện bạn bè, chứ không có chuyện vào để giáo dục, khuyên bảo mà nói là “mày phải thế này, mày phải thế kia” và “phải cải tạo tốt” thì hoàn toàn không có, mà chuyện bạn bè rất vui, thì cái đó là một chuyện cảm động.

“Thế nhưng cũng có chuyện kỳ quái là mặc dù bạn tôi vào thăm và rất có cương vị như thế, và đến độ có đoàn mà trại còn phải đãi đằng rất là trọng thị, thế nhưng ngược lại Tết vừa rồi cán bộ Trại lại dọa cả tôi và vợ tôi là khi ra tù thì trước đấy phải nói với bạn bè như thế nào để khi mà ra tù đừng để có bạn bè đến đây băng rôn, khẩu hiệu này nọ, làm thế nọ, thế kia, (nếu) thế thì Trại sẽ đem tôi ra, quăng tôi ra đâu đó ngoài đường ngoài rừng, chứ không để ra ở cổng Trại.

“Tôi ngạc nhiên kinh khủng và tôi phải viết thư cho vợ tôi để nói với các bạn tôi là phải đưa lên mạng để cho các bạn tôi đọc được, các bạn học ở trong trường công an đấy, tôi phải nói là “họ làm điều ấy là sỉ nhục các bạn” và làm cho, ngoài tôi ra, tất cả những ai biết chuyện ấy người ta sẽ nghĩ, sẽ đánh dấu hỏi về tình cảm, việc đến thăm của các bạn. Tôi không muốn nói ra nhưng chắc ai cũng hiểu là “người ta sẽ nghi ngờ là các ông đến có phải là thăm bạn không, hay là các ông đến lại nhấm nháy với Trại là phải xử, hay phải rắn với thằng này chẳng hạn?”

Rồi tôi hỏi, thì bảo là ở Bộ Công an, tôi hỏi Bộ Công an thì không giới thiệu tên, không giới thiệu đơn vị, không giới thiệu cấp chức gì cả, tôi hỏi cấp chức thì nói ỡm ờ

“Bởi vì nó rất logic là họ đến thăm như thế mà Trại lại có kiểu xử rắn với tôi. Rõ ràng theo logic của người dân bình thường, người ta nghĩ rằng mấy ông công an này bạn bè cái gì, các ông đến thì giả vờ như thế thôi, chứ rồi các ông lại nhăm nhe với Trại là phải đừng có nhân nhượng với thằng cha này, ví dụ như thế. Nhưng mà tôi tin, tôi hiểu các bạn tôi và chúng tôi chơi với nhau sau khi ra trường hàng chục năm nay. Tôi tin các bạn tôi rất quý tôi.”

“Ngoài ra cũng có bốn, năm cuộc thăm rất đặc biệt, cái này lúc nào có dịp tôi sẽ nói kỹ, nhưng mà tôi tóm tắt là những cuộc thăm không bình thường, không nằm trong nguyên tắc gì cả. Và có những cuộc chẳng có màu sắc gì cả, mà nếu nói xã hội đen thì nó hơi quá, nhưng có những người vào đây, cán bộ nói tôi là ra làm việc nhưng mà ra thì có mấy ông trẻ, mặc thường phục.

“Rồi tôi hỏi, thì bảo là ở Bộ Công an, tôi hỏi Bộ Công an thì không giới thiệu tên, không giới thiệu đơn vị, không giới thiệu cấp chức gì cả, tôi hỏi cấp chức thì nói ỡm ờ, thế rồi tôi hỏi việc của các vị đến đây làm việc cái gì, thì nói là đến chơi, thăm tôi. Tôi lạ, tôi bảo không phải bạn bè gì cả, thăm gì, các vị muốn gì? Đại khái là rất là buồn cười và sau này tôi cũng phản ứng mạnh với Trại, tôi nói là yêu cầu cho tôi biết mấy vị đấy là ai và đến mục đích gì? Ví dụ thì nó có một cuộc như thế, còn có một số cuộc khác thì có thể sau đó họ rút kinh nghiệm, thì có hai cuộc, thì họ cũng đàng hoàng, có cấp chức này khác, nhưng cuối cùng cũng không hết chuyện không đàng hoàng…”

Bạn của bộ trưởng

Ông Nguyễn Hữu Vinh từng học ở trường Trường Sỹ quan An ninh và tốt nghiệp cùng khóa với đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Nay ông nói về quan hệ của ông Tô Lâm với ông trước và sau khi vào tù:

“Tôi rất khó để mà biết được đầy đủ và chính xác, tôi chỉ có một vài chi tiết nho nhỏ thông tin thì tôi cũng xin thưa với quý đài. Thứ nhất là tôi vẫn coi chuyện bạn bè vẫn là bạn bè. Cách khi tôi bị bắt khoảng mươi ngày, một tuần gì đấy, thì tôi với bạn Tô Lâm đã cùng nhau ngồi trong một bữa tiệc, một bữa liên hoan nho nhỏ của bọn chúng tôi để mừng một ông bạn lên Thiếu tướng. Thì bạn Tô Lâm cũng ngồi cạnh tôi và chúng tôi cũng nói chuyện vui vẻ.

“Thì cách ngày tôi bị bắt, ngày 5/5/2014, khoảng mươi ngày gì đó. Còn trước đấy nữa thì chúng tôi vẫn thường hay gặp nhau và có đàm đạo, và có nhiều chuyện nữa tôi không muốn nói ở đây. Nhưng sau đấy, khi tôi vào tù, thời gian tôi ở Trại B14, thì tôi cũng không có gì, vì thời gian đó hoàn toàn ngăn cách, giới hạn trong chuyện quyền của tôi được làm việc nọ, việc kia.

“Nhưng từ khi về Trại 5 thi hành án, thì tôi rất để ý việc thực hiện nghiêm túc hay không của Trại với pháp luật, thì tôi phát hiện nhiều cái rất dở của khâu thi hành án, kể cả văn bản pháp luật. Ví dụ một Thông tư từ đời ông Lê Hồng Anh, tiền nhiệm của ông Tô Lâm, có những câu rất là nguy hiểm trong một số nội dung, và trong những khâu thi hành án của Trại có nhiều vấn đề, thì tôi viết thư riêng cá nhân, bạn bè thôi. Tôi viết cho ông Lâm và tổng cộng trong mấy tháng, tôi viết ba thư và tôi chỉ hoàn toàn góp ý chuyện ấy.

Hôm bà già mày mất, bọn tao đi viếng, thì bạn Lâm có gọi tao đến Văn phòng, vì đi công tác, có nhờ tao chuyển phong bì phúng viếng Cụ, thắp hương hộ. Thì tao cũng đã làm việc ấy rồi

“Và tôi thể hiện ngay trong ấy là tôi hoàn toàn không cần và không muốn có một sự gọi là chiếu cố, đãi ngộ gì với tôi, mà chỉ là công việc, chỉ là giúp cho ông ấy, góp cho ông ấy công việc. Ví dụ trong Thông tư 40 về Nội quy trại giam, câu đầu tiên của Nội quy trại giam, đọc vào là thấy chối kinh khủng.

“Tôi thấy đã nguy hiểm quá, nói yêu cầu là “Phạm nhân phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cán bộ trại giam”. Thì tôi thắc mắc, tôi bảo thế mệnh lệnh trại giam trên cả các luật và thậm chí cả Hiến pháp à? Tuyệt đối mà! Và thứ hai là cán bộ gì? Cán bộ y tế, cán bộ căng-tin, cũng phải chấp hành hết à? Rồi cán bộ bảo “phải đánh thằng này, đánh thằng kia” thì cũng phải tuân thủ à?”

Ông Nguyễn Hữu Vinh nói tiếp:

“… Khi tôi về Trại 5 này thì một trong bốn tốp bạn tôi lên, thì có một người bạn cũng khá thân với tôi thì có nói, tôi xin phép được thuật nguyên văn, bảo là: “Hôm bà già mày mất, bọn tao đi viếng, thì bạn Lâm có gọi tao đến Văn phòng, vì đi công tác, có nhờ tao chuyển phong bì phúng viếng Cụ, thắp hương hộ. Thì tao cũng đã làm việc ấy rồi.”

“Tôi nói là thế thì gửi lời cảm ơn ông ấy. Đấy là trong thời gian chỉ sau khi tôi bị bắt mấy tháng thôi thì bà cụ mất. Thế còn khi tôi về Trại 5 mà thi hành án, sau khi tôi có những thư như thế, tôi nghĩ là trừ khả năng ở dưới họ giấu, họ không đưa cho ông ấy thì tôi không nói làm gì, nhưng nếu ông biết chuyện ấy thì ông nên có tối thiểu những sự hồi âm. Nó đúng với tính chất cải cách hành chính của Chính phủ.

“Bởi vì lâu nay nhân dân có đề đạt gì, các cơ quan nhà nước đều có hồi âm tối thiểu. Nhưng đây không có một hồi âm nào cả và khi mà tôi bắt đầu gửi cái thư đầu tiên thì rất là vất vả. Cán bộ Trại xét lên, xét xuống, tôi biết chắc gửi lên Tổng Cục để duyệt này nọ, rồi làm khó tôi, hỏi tôi có biết địa chỉ nhà hay biết địa chỉ cơ quan, tức là họ cứ làm như là họ không biết. Thế và quan trọng là sau khi gửi đi thì không thấy hồi âm.

“Nhưng tôi cũng phải nói công bằng là cũng không phải chỉ có thư cho ông Tô Lâm, sau đó tôi gửi một thư cho ông Trần Đại Quang. Cũng là theo cách thư riêng thân tình thôi. Bởi vì ông Trần Đại Quang cũng có một thời gian làm cùng một Cục với tôi và lúc đó ông Tô Lâm cũng thế, ba người cùng đơn vị. Thì tôi cũng góp ý với ông Quang tương tự như góp ý với ông Lâm.

Tôi sẽ đảm trách việc kinh doanh ít thôi, tôi không tốn thời gian nhiều, tôi không muốn làm và cũng không có khả năng để làm giàu

“Tôi cũng phải nói thêm là trong những thư của tôi, tôi nhấn mạnh hai điều. Điều một là thực hi văn bản thi hành án rất có vấn đề và thứ hai nữa là vấn đề gọi là tù chính trị, thì họ phải lưu ý là dư luận ở ngoài quốc tế họ vẫn cứ hay tạm gọi là chĩa mũi dùi vào Việt Nam về vấn đề tù chính trị, thế nên phải có cách cư xử làm sao để đừng có tai tiếng hoặc là người ta thấy những cái nổi cộm những cái không bình thư trong cư xử đối với một số phạm nhân, những dạng phạm nhân mà tạm gọi là tù chính trị đấy.”

Dự định tương lai

Về dự định tương lai của mình, ông Nguyễn Hữu Vinh nói:

“Về chuyện mưu sinh của mình, tôi cũng tạm chưa nghĩ tới lắm, bởi vì riêng chuyện công ty tôi cũng phải choán thời gian một chút để nói về chuyện mưu sinh, bởi vì nó cũng lại rất liên quan đến chuyện tôi bị bắt. Công ty của tôi quá khác thường và 6 năm liền Bộ Công an tìm mọi cách để thu hồi giấy phép nhưng mà không được; cuối cùng sau 6 năm là phải chịu chấm dứt sức ép ấy. Thế nhưng họ cũng không ngừng.

“Một người bạn trong cùng một khóa (trường an ninh) nói riêng với tôi là: “Chúng tôi rất ủng hộ bạn ra kinh doanh như thế, nhưng tôi nói thật với bạn là công ty của bạn còn để cái tên như thế là còn mệt đấy.”

“Khi tôi bị bắt, thì trong suốt thời gian ấy công ty của tôi là ngừng luôn, đông cứng luôn và không hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn nộp thuế không đáng kể, theo đúng luật.

“Cách đó nửa năm, gia đình tôi nói là Sở Kế hoạch và Đầu tư có gửi giấy dọa là sẽ thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tôi, thì tôi viết đơn mời luật sư vào để cùng tôi xử lý việc này. Thế mà suốt gần một năm, Trại không cho gửi cái đơn đó, chẳng có lý do gì hết.

Gặp mọi người, để mọi người, nhiều người hiểu biết, có kiến thức và sáng kiến thì sẽ cùng với mình góp ý và sẽ tìm một cách làm nó hay hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn

“Bây giờ, nếu tôi muốn trở lại việc kinh doanh, bắt đầu rảnh, tôi sẽ khởi động lại, hoặc là lấy lại giấy phép, hoặc là làm thủ tục cho nó khỏi bị lấy giấy phép chẳng hạn. Rồi tôi sẽ giao cho ai đấy làm kinh doanh, cho tôi vẫn rảnh thời gian.

“Tôi sẽ đảm trách việc kinh doanh ít thôi, tôi không tốn thời gian nhiều, tôi không muốn làm và cũng không có khả năng để làm giàu, đủ tiền để sống và làm việc theo chí hướng của mình.

“Còn cái dự định thì nhiều lắm, trong tù nghĩ nhiều dự định, nhất là tất cả những gì tôi biết được trong 5 năm vừa qua và mình đã cố gắng những đấu tranh của mình, thì nó nhiều kinh khủng, đấy là cả một khối lượng công việc rất lớn rồi. Thế còn những việc khác, những việc thời sự, thì tôi vẫn rất muốn, bởi vì mục tiêu của tôi trước đây tôi càng ngày tôi thấy càng quá đúng và quá hợp với tôi.

“Bây giờ tôi cũng vẫn rất muốn, chỉ có cái là mình phải tìm hiểu, mình phải biết ở ngoài hiện nay, rồi tình thế xã hội trong nước, ngoài nước rồi vân vân. Các quy định pháp luật mới mình phải cố gắng tìm hiểu, cập nhật thật nhiều.

“Và gặp mọi người, để mọi người, nhiều người hiểu biết, có kiến thức và sáng kiến thì sẽ cùng với mình góp ý và sẽ tìm một cách làm nó hay hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn chẳng hạn. Thì tôi vẫn đang dự tính nhiều hướng, có thể hơi khác nhau tí thôi, nhưng xu hướng chung vẫn là như thế, không thay đổi,” blogger Anh Ba Sàm nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48192766

 

700 dân Thủ Thiêm ‘mòn mỏi’ chờ Thủ tướng

Cuộc tiếp xúc cử tri quận 2, TP Hồ Chí Minh của đoàn đại biểu Quốc Hội hôm 7/5 lại nóng lên vì vụ đất Thủ Thiêm vẫn chưa được giải quyết.

“Sai phạm tại Thủ Thiêm hiện đã thành một mớ hỗn độn…. Nhưng không hy vọng cũng phải hy vọng. Vì ít nhất nếu chúng tôi ngưng lại thì vụ việc sẽ bị chìm xuồng,” bà Nguyễn Thùy Dương nói với BBC ngay sau cuộc họp hôm 7/5.

Thùy Dương là người phụ nữ ‘ném giầy’ gây xôn xao dư luận trong một buổi họp khác giữa đoàn đại biểu Quốc Hội và người dân Thủ Thiêm năm 2018.

Đã có 700 người dân Thủ Thiêm ký đơn gửi Thủ tướng chính phủ và các cơ quan liên quan, đề nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai của họ ở Thủ Thiêm, theo Tuổi Trẻ.

“Thêm một ngày chờ đợi là một ngày người dân Thủ Thiêm sống trong chui rúc, mỏi mòn, đau khổ.Bà Nguyễn Thùy Dương, người dân TP Hồ Chí Minh

Đây là những hộ thuộc 5 khu phố của ba phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh với tổng diện tích đất 4,3 ha được cho là bị giải tỏa ‘oan sai’ để làm khu đô thị mới Thủ Thiêm, đẩy hàng ngàn hộ ở đây vào cảnh ăn nhờ ở đậu và khiếu kiện kéo dài 20 năm qua.

Khu đất này hiện đang được chính quyền TP Hồ Chí Minh xem xét xác định là nằm ngoài ranh quy hoạch.

‘Dân Thủ Thiêm sống mòn trong nắng nóng’

“Nóng khủng khiếp. Một số bà con đã chuyển lên chung cư tạm nhưng chịu không nổi tiền điện nước. Và cũng chỉ ở tạm đấy thôi chưa giải quyết gì. Khu tạm cư thì xuống cấp,” bà Nguyễn Thùy Dương nói với Mỹ Hằng của BBC.

‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’

Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm

Vụ Thủ Thiêm: ‘Dân mất, chính quyền cũng mất’

“Chỗ ở tạm quây bốn mặt tôn nóng khủng khiếp. Một số hộ nước thải đen ngập nhà, hôi thối. Ở trên thì nóng ở dưới thì nước cống,” bà Dương mô tả lại đời sống các hộ dân Thủ Thiêm bị giải tỏa hiện nay theo chứng kiến của cá nhân bà.

“Thêm một ngày chờ đợi là một ngày người dân Thủ Thiêm sống trong chui rúc, mỏi mòn, đau khổ. Từng ngày, từng ngày héo hon, hao mòn. Sống không được được, chết không xong. Sai phạm của quan chức trả giá bằng tuổi trẻ, hạnh phúc, sinh tồn của người dân,” bà Dương nói.

‘Chiếm nhà không căn cứ’

Trong video quay lại nội dung cuộc họp sáng 7/5, người ta nhìn thấy bà Nguyễn Thị Kim Phượng, một công dân phường An Bình, kể lại việc bị cưỡng chế nhà vô căn cứ.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm dù được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, di dời khoảng 15.000 hộ dân, chi gần 30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình, theo Zing.vn.

Bà Phượng cho hay nhà của hai chị em bà bị cưỡng chế lần lượt trong hai năm 2011 và 2012. Hiện chị gái bà phải đi ở nhà thuê, trong khi bà Phượng hiện đang ở trong căn chòi tôn 2 mét vuông để ‘giữ đất và thờ chồng’.

Ủy ban Nhân dân quận 2 đã căn cứ vào cái không có để cướp nhà và đất của chúng tôi.Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, phường An Bình

“Căn chòi này dựng lên từ chính căn nhà cũ bị đập của vợ chồng tôi trước đây, có diện tích 87,61m2 tại quận 2, khu đô thị mới Thủ Thiêm,” bà Phượng nói.

Bà Phượng cầm trên tay quyết định cưỡng chế đất số 1997 ngày 10/5/2002 của của chủ tịch TP Hồ Chí Minh – văn bản mà theo bà, được chính quyền quận 2 lấy làm căn cứ để lấy đất của gia đình bà.

“Quyết định này đã được tòa án xác định không phải là quyết định thu hồi đất hành chính của người dân, mà chỉ là quyết định chỉ đạo điều hành nội bộ của bộ máy ủy ban thành phố. Vậy tại sao chính quyền quận 2 lại căn cứ vào đó đập nhà chúng tôi, đẩy chúng tôi ra đường? Và không có quyết định này thì tại sao lại ban hành được quyết định bồi thường?”

“Căn cứ trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử hữu đất ở, hai chị em tôi vẫn là chủ sở hữu của các mảnh đất đó cho tới thời điểm hiện nay. Ủy ban Nhân dân quận 2 đã căn cứ vào cái không có để cướp nhà và đất của chúng tôi.”

“Vừa rồi chị tôi đã kiện ra tòa, yêu cầu quận 2 đưa ra bản đồ 1/5.000 quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm mà họ căn cứ vào đó để đập nhà chúng tôi. Nhưng bản đồ đó không hề có. Vậy căn cứ vào đâu để họ đập nhà chúng tôi? Tại sao lại căn cứ vào cái không có để chiếm đoạt tài sản của người dân?”

“Sau khi lấy đất của chúng tôi thì chính quyền biến chúng tôi thành người vô hình. Vừa rồi tôi đi kê khai dân số thì được cán bộ cho biết là không có hộ nào có tên như thế ở địa chỉ như thế. Sau khi tôi làm dữ lên thì họ nói là lỗi phần mềm,” bà Phượng phát biểu tại cuộc họp với đoàn đại biểu Quốc Hội.

‘Mất niềm tin toàn diện’

Ông Cao Thăng Ca, một người dân quận 2 thì nói đã năm trôi qua kể từ khi ông Nguyễn Thiện Nhân về họp tại chính hội trường này, hứa hẹn giải quyết vụ Thủ Thiêm và ‘đã có kết quả nhất định’.

Sau một năm ông Nhân về họp tại đây thì kết quả là gây bức xúc, căng thẳng thêm, đặc biệt gây mất toàn diện niềm tin của nhân dân vào chính quyền.Ông Cao Thăng Ca, Thủ Thiêm

“Kết quả đó là gây bức xúc thêm, căng thẳng thêm, và đặc biệt gây mất toàn diện niềm tin của nhân dân vào chính quyền,” ông Ca nói trong những tràng vỗ tay tán thưởng của người dân dự họp.

“Cách giải quyết của chính quyền TP Hồ Chí Minh qua ba lần tiếp xúc cử tri là lại tìm cách lừa gạt bà con. Ông Chủ tịch TP Hồ Chí Minh từng nói ‘chúng tôi làm lãnh đạo ở đây không vì dân thì vì cái gì? Vì cái gì ở đây thì thưa ông, ai cũng biết.”

“Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh kêu gọi bà con hợp tác với chính quyền để giải quyết khiếu nại… nhưng con đường của ông nêu ra là con đường của nhóm lợi ích. Càng chậm giải quyết khiếu nại bao nhiêu thì càng lộ ra ai là tàn dư của nhóm lợi ích… , càng chậm càng mất niềm tin của dân.”

“Tôi kiến nghị rằng tại kỳ họp sắp tới 3.000 đại biểu nêu vụ đại án Thủ Thiêm ra trước Quốc Hội thì điều đó mới chứng tỏ các vị không thờ ơ với người dân Thủ Thiêm chúng tôi,” ông Ca nói.

Chúng tôi có quyền làm người không?Bà Phạm Thị Hồng, Thủ Thiêm

Trong khi đó, cử tri Trương Văn Sinh (phường Bình Trưng Tây) kiến nghị tổ đại biểu Quốc hội kiểm tra, giám sát việc UBND TP Hồ Chí MInh tổ chức đối thoại với người dân 5 khu phố tại 3 phường có 4,3ha nằm ngoài ranh dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình.

Bức xúc tại cuộc họp với đoàn đại biểu Quốc Hội dâng cao khi bà Phạm Thị Hồng, một người dân mất đất ở phường An Khánh, Thủ Thiêm, đặt câu hỏi: “Chúng tôi có quyền làm người không?”

Chính quyền nói gì?

Ông Như Khuê nói “mong bà con yên tâm vì thành phố đang quyết liệt giải quyết và đều có trao đổi với các cơ quan trung ương. Quá trình hơn 20 năm qua có những sai sót, lần này phải giải quyết và không được phép sinh ra những sai sót khác”, ông Khuê được trích lời trên báo Tuổi Trẻ.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thì nói “”Chúng tôi nói là làm chứ không phải nói rồi để đó” và khẳng định bà và các đại biểu vẫn tiếp tục đốc thúc và giám sát mạnh mẽ vấn đề này.

Trong khi đó, bà Thùy Dương nói với BBC rằng sự bế tắc hiện nay của chính quyền trong giải quyết vấn đề Thủ Thiêm “nằm ở lợi ích nhóm”.

“Để sửa cái sai cũ họ lấy cái sai khác chồng lên. Hiện nay sai phạm tại Thủ Thiêm và những nơi bị liên lụy đã tạo thành một mớ hỗn độn.

“Để giải quyết vấn đề này cần ngưng tạo thêm sai phạm. Nhận sai, sửa sai và quan trọng là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đáng tiếc hiện nay vẫn chưa thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra, kiểm toán toàn bộ Thủ Thiêm và Quận 2. Kế đến phải ‘thay máu’ toàn bộ nhân sự lãnh đạo.

“Tránh hậu quả về sau nên có sự sửa chữa về luật đất đai. Ít nhất về đền bù giải tỏa: Người dân phải được thương lượng, đảm bảo quyền lợi dù có là quy hoạch với mục đích gì đi nữa. Không thanh tra không thể khởi tố,” bà Dương bình luận.

Đã có nhiều cuộc họp giữa chính quyền thành phố với bà con Thủ Thiêm trong suốt một năm qua nhưng đến nay tình hình khiếu kiện vẫn chưa chấm dứt.

Kiến nghị của 700 hộ dân cho hay các vi phạm về ranh quy hoạch, giao đất cho các chủ đầu tư làm dự án; bất cập về giá đền bù, chính sách tái định cư, v.v… đã được Thanh tra Chính phủ và Thanh tra TP.HCM kết luận trước đây, và cũng được bà con phản ánh trong các cuộc gặp với lãnh đạo, nhưng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48182907

 

Đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ VN Pharma

Bộ Công an chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố 12 bị can về tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” trong vụ án buôn bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma.

Tin trong nước cho biết đây là kết luận điều tra lại theo yêu cầu của Tòa án Nhân dân cấp cao TP. HCM hồi tháng 10 năm 2017. Kết quả điều tra lại cho thấy công ty cổ phần VN Pharma được thành lập từ tháng 10 năm 2011 do ông Nguyễn Minh Hùng làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc.

Công ty này nhập thuốc chữa ung thư là H-Capita 500mg từ Canada về VN từ năm 2012 và ông Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả một số giấy tờ về tiêu chuẩn thuốc mà phía công ty ở Canada không cung cấp được.

Cũng theo kết quả điều tra lại thì ban giám đốc VN Pharma đã có chủ trương chi tiền cho trình dược viên để bán thuốc.

Trước đó vào tháng 7 năm 2017, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng 12 năm tù về tội buôn lậu; ông Võ Mạnh Cường, giám đốc CTy TNHH Thương Mại Hàng Hải Quốc Tế, người môi giới cho VN Pharma nhập lô thuốc trị ung thư không rõ nguồn gốc cũng bị tuyên 12 năm tù cùng tội danh nêu trên. Ngoài ra còn có 7 bị cáo khác bị kết án về tội buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tháng 10 năm 2017, toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM đã cấp phúc thẩm tuyên hủy để điều tra lại và cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 3 bị can, nâng tổng số bị can trong vụ án lên 12 người.

Liên quan tình trạng ung thư tại Việt Nam, thống kê mới nhất cho thấy hiện trong nước có hơn 300 ngàn người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/12-in-the-vn-pharma-case-prosecuted-05082019090448.html

 

Nhà thờ Bùi Chu và đóng góp của Công giáo

 cho xã hội VN

TS Đoàn Xuân LộcGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Anh Quốc

Báo chí chính thống, mạng xã hội và dư luận Việt Nam nói chung đang quan tâm rất nhiều đến Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Bùi Chu ở Nam Định.

Một bản tin ngày 17/4 trên trang web của Giáo phận cho biết ngôi thánh đường 134 tuổi sẽ phải hạ giải vào ngày 13/05 này. Như bản tin này viết, quyết định hạ giải nhà thờ là một chuyện không dễ dàng đối với Giáo phận Bùi Chu vì “nhà thờ Chính Toà cổ kính, gắn chặt với những thăng trầm của đời sống đức tin giáo phận suốt trên 100 năm.”

Chuyên gia quốc tế nói gì về vụ Nhà thờ Bùi Chu?

Quanh việc ‘đại tu’ Nhà thờ Bùi Chu

Quan hệ Vatican-Việt Nam có nồng ấm hơn?

Trả lời Báo Tiền Phong hôm 4/5, Đức Giám mục Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Ðình Hiệu cho biết “nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng”.

Ngài cũng nhấn mạnh: “Việc tụ họp hàng nghìn giáo dân để dâng lễ trong khi đó nguy cơ sụp đổ, mất an toàn rất dễ xảy ra. Chính vì thế việc chúng tôi đưa lên hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn tiếp đó là mục đích thờ phượng, sau đó mới tính đến các giá trị khác như kiến trúc, di sản.”

‘Nhà thờ Bùi Chu: Công trình đặc sắc’

Nhưng vì coi đó là một công trình kiến trúc đặc sắc, là một di sản văn hóa, tinh thần quý, đáng trân trọng, nên được bảo tồn, trong mấy ngày qua nhiều nhân sỹ, trí thức đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, Tòa thánh Vatican hay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xin can thiệp để duy trì, bảo tồn nó.

Chẳng hạn, một số kiến trúc sư, nhà bảo tồn di sản đã gửi đơn tới Thủ tướng, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, đề nghị xem xét can thiệp giữ lại ngôi thánh đường. Đơn thư ấy viết ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1885 “là di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa, được cha ông từ đời trước dày công tạo dựng một tác phẩm kiến trúc độc đáo không nơi nào ở Việt Nam có được, thuộc hàng di sản văn hóa quốc gia”.

Nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam (Save Heritage VietNam) cũng gửi thỉnh nguyện thư đến Đức Giáo hoàng Francis, xin ngài giải cứu nhà thờ. Trong thư, nhóm cho rằng “không thể mô tả toàn diện vẻ đẹp với lối kiến trúc pha trộn Đông Dương bản địa và Ba Rốc (Tây Ban Nha) và trên hết là các giá trị phi vật thể trong lịch sử của ngôi thánh đường này”.

Xây nhà thờ gỗ tạm thời cho Nhà thờ Đức Bà

Kỳ quan thiên nhiên ‘Nhà thờ đá cẩm thạch’

Nhà thờ đá Ethiopia và truyền kỳ ‘thiên thần trợ giúp’

Trước sự quan tâm của dư luận nói chung và của các kiến trúc sư, nhà bảo tồn văn hóa, Bộ VH-TT-DL cũng đã vào cuộc. Hôm 7/5, một thứ trưởng của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cũng đã dẫn đầu đoàn công tác của bộ này đi khảo sát thực tế tại nhà thờ Bùi Chu và làm việc với chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Từ trước tới giờ ở Việt Nam hiếm khi, nếu không muốn nói là chưa bao giờ, có một sự quan tâm, phản ứng tích cực, rộng rãi như vậy về một công trình kiến trúc – hay một hoạt động, đóng góp nào đó – của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.

Vì không phải là lĩnh vực chuyên môn, tôi không dám bàn đến chuyện nên hạ giải để xây dựng lại Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu hay đại trùng tu để bảo tồn ngôi thánh đường cổ kính này.

Nhưng là một người Công giáo, tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy vui vui về phản ứng đó vì xem ra những đóng góp của Giáo hội – ít nhất về kiến trúc – đối với đất nước Việt Nam đang được ghi nhận, coi trọng.

Ngoài việc mang đức tin hay một nền văn minh (tình thương) đến Việt Nam, Kitô giáo cũng đem đến cho đất nước này nhiều thứ giá trị khác.

Những kiến trúc độc đáo

Nhà thơ Bùi Chu được bắt đầu xây dựng năm 1884 dưới thời Đức Giám mục Wenceslao Onate Thuận, một người Tây Ban Nha.

Ngoài Nhà thờ Bùi Chu, còn có nhiều công trình kiến trúc Công giáo có giá trị khác được khởi công xây dựng vào khoảng thời gian đó – như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (năm 1887) và Nhà thờ Chính tòa (hay còn gọi là nhà thờ đá) Phát Diệm ở Ninh Bình (năm 1892).

Dù ít được biết đến, ở Yên Thành, Nghệ An có nhà thờ đá Bảo Nham. Nhà thờ đá duy nhất ở Nghệ An và cũng là một công trình kiến trúc kiểu Gothic độc đáo này được cha Adolphe Klinglé, một linh mục người Pháp, còn được biết với cái tên Cố Thông, khởi công xây dựng năm 1888.

Nhưng những nhà thờ cổ kính – hay các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách châu Âu hay kết hợp văn hóa Đông Tây rất có giá trị – chỉ là bề nổi và một phần nhỏ mà Kitô giáo đã và đang mang đến cho Việt Nam.

Quan hệ VN-Vatican ‘lên mức đại diện thường trú’?

Giáo phận Hà Nội có tân tổng giám mục

Người bất đồng chính kiến Công giáo bị ”ngắm”?

Ngôn ngữ

Một đóng góp rất ý nghĩa, to lớn khác của người Công giáo – mà đến giờ nhiều người ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ vẫn không biết – là chữ quốc ngữ.

Nếu không có cha Alexandre de Rhodes và các giáo sỹ phương Tây khác, chắc nhiều người Việt đã, đang và sẽ phải mù chữ vì chữ Hán hay chữ Nôm rất khó học. Và nếu không có Tiếng Việt, một ngôn ngữ riêng cho chính mình, chắc chắn Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và như vậy vấn đề thoát Trung đối với Việt Nam đã khó lại càng khó.

Nhưng, phần lớn vì hiềm khích hay nghi kỵ, vai trò, đóng góp của Giáo hội tại Việt Nam thường bị xem nhẹ, lãng quên.

Có những giai đoạn, đạo Công giáo bị coi là đạo của người Tây, là tà giáo, tả đạo và tất cả những gì liên quan đến Giáo hội đều bị coi là ngoại lai và bị khinh bỉ, loại bỏ.

Trong ba thế kỷ (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX), đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Ðức (1848-1883), nhiều người Công giáo đã bị bắt bớ, giam cầm, giết hại tàn nhẫn.

Năm 1988, Đức Giáo hoàng – và nay là Thánh – John Paul II, phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam, trong đó có 96 vị là người Việt Nam, 10 vị thuộc Hội Thừa sai Paris, Pháp và 11 vị thuộc dòng Ða minh Tây Ban Nha. Trong số 96 người Việt, có đến 32 vị thuộc tỉnh Nam Định.

Cái giá phải trả khi đất nước thay đổi chữ viết

Bước tiến của việc phong chân phước cho Hồng y Việt Nam

Việt Nam và sáu vị Hồng y

Dù giờ không còn bị bắt bớ, bách hại như trước, người Công giáo và những cống hiến của họ cũng chưa được hoàn toàn ghi nhận, coi trọng.

Tại một buổi tọa đàm ở Hà Nội Đầu tháng Tư vừa rồi, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đại học Liège, Vương quốc Bỉ, đã đưa ra một số đề xuất nhằm vinh danh linh mục Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ – như chọn ngày 5/11 (ngày mất của cha Alexandre de Rhodes) làm ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” hay xây dựng một không gian để bảo tồn chữ quốc ngữ.

Không biết những đề xuất, ý nguyện ấy có được lắng nghe, thực hiện hay không. Nhưng đáng lẽ ra những việc làm như vậy phải được Chính phủ hay cơ quan, tổ chức nhà nước của Việt Nam tiến hành từ lâu. Nhưng vì nghi kỵ, những đóng góp to lớn của cha Alexandre de Rhodes vẫn chưa được công nhận.

Giáo dục

Một thế mạnh, ưu tiên và cũng là lĩnh vực khác Giáo hội được mời gọi dấn thân là giáo dục – không chỉ về đức tin, nhân bản, luân lý mà còn về nhiều lĩnh vực khác nhằm thăng tiến con người, phát triển xã hội, đất nước.

Cũng vì vậy, trước đây ở Việt Nam, ngoài các nhà trẻ, có đến cả ngàn trường Công giáo đủ mọi cấp (từ tiểu học đến đại học), thuộc đủ loại, đủ ngành (như từ trường y, trường dạy nghề đến trường dành cho người khiếm thị khiếm thính, trường miễn phí cho sinh viên, học sinh nghèo), và tiếp nhận học sinh, sinh viên từ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt tôn giáo.

Học viện Công giáo chính thức mở cửa

‘Ngưng phá’ cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

Tôn giáo liệu có ngày diệt vong?

Chẳng hạn, một tổng kết về tình hình Giáo hội Việt Nam năm 1962-1963 cho thấy lúc đó Giáo hội có đến 93 trường trung học (với hơn 60 ngàn học sinh) và 1122 trường tiểu học (với gần 235 ngàn học sinh).

Theo một thống kê khác, trước 1975 ở miền Nam có đến 145 trường trung học và 1060 trường tiểu học Công giáo. Ngoài ra, còn có những đại học Công giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn.

Nhưng sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam các trường Công giáo lần lượt đều phải đóng cửa. Hầu hết trường học, cơ sở giáo dục bị tịch thu và Giáo hội không còn được tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

Thậm chí, sau này, khi chính quyền Việt Nam không còn ‘độc quyền’ giáo dục và ‘xã hội hóa’ lĩnh vực này, cho phép ‘tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục’ – như Thư Chung về Giáo dục Kitô Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2007 nêu – Giáo hội Công giáo vẫn phải ‘đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt Nam’.

Mãi tới năm 2016, một Học viện Công giáo mới được chính thức mở cửa. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một trường Công giáo ở cấp trung học hay đại học được thành lập và công khai hoạt động.

Vì luôn muốn thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục, không ngạc nhiên tại những quốc gia tự do, dân chủ, Giáo hội Công giáo luôn tham gia rất tích cực vào lĩnh vực này.

Các nước châu Á – như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines – đều có nhiều trường đại học Công giáo. Nhiều trường – như Catholic University of Korea ở Nam Hàn, Fu Jen Catholic University ở Đài Loan hay De la Salle University ở Philippines – được xếp hạng cao tại những quốc gia đó.

Nếu Giáo hội được tự do tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ở miền Bắc sau năm 1954 hay ở miền Nam sau 1975, chắc chắn giờ ở Việt Nam cũng có một số đại học Công giáo có uy tín như tại những quốc gia châu Á trên.

Với việc dư luận nói chung và các kiến trúc sư, nhà bảo tồn văn hóa đánh giá cao Nhà thờ Bùi Chu, lên tiếng xin cứu giải, bảo tồn nó và cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam đã vào cuộc và tới xem xét, khảo sát, đánh giá, hy vọng rằng xã hội, chính quyền Việt Nam sẽ có một cái nhìn khác và tích cực hơn về Giáo hội Công giáo, về những đóng góp, vai trò của Giáo hội trong đời sống xã hội, trong việc phát triển đất nước.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây bút người Công giáo hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48186502

 

Việt Nam sẽ khởi động các chuyến bay

 trực tiếp đến Mỹ trong năm nay

Các hãng hàng không tại Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện các chuyến bay thẳng đến Hoa Kỳ, mở đường cho một gia đoạn mới trong quan hệ kinh tế giữa Hà Nội và Washington.

Mạng báo Nikkei của Nhật loan tin vừa nêu vào ngày 7 tháng 5. Cụ thể ba hãng hàng không Việt Nam, trong đó có Vietnam Airlines, dự kiến bắt đầu những chuyến bay trực tiếp sang Mỹ ngay trong năm nay. Những chuyến bay thẳng như thế giảm thời lượng bay chừng 8 tiếng đồng hồ.

Hiện nay những chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đển San Francisco quá cảnh phi trường Incheon, Hàn Quốc phải mất hơn 20 tiếng.

Vào tháng 2 vừa qua, Cục Hàng Không Liên Bang Hoa Kỳ (FAA) công bố Việt Nam đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn quốc tế; tức các hãng hàng không Việt Nam có thể thực hiện bay thẳng sang Mỹ.

Trong những gần đây, thương mại song phương Việt- Mỹ tăng đáng kể. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất cho các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tại Mỹ, cộng đồng người Việt được thống kê chừng hơn 2 triệu.

Thống kê của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam cho thấy trong năm 2018, chừng 690 ngàn khách đi máy bay từ Hoa Kỳ sang Việt Nam, tăng 12% so với năm 2017 và 60% so với 5 năm trước đó.

Cũng theo thống kê này thì khách du lịch Mỹ đến Việt Nam đứng hàng thứ tư, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Số khách Việt Nam du lịch Mỹ là chừng 100 ngàn người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-to-start-direct-flight-to-us-as-early-as-this-year-05082019093933.html

 

Hà Nội sẽ đối thoại với các hộ dân bị cưỡng chế

tại đất rừng Sóc Sơn

Người dân thôn Minh Tân, xã Minh Trí, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã làm đơn tập thể gửi đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng việc thực hiện cưỡng chế nhà, đất đối với các hộ dân tại thôn này.

Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 8/5 dẫn ngườn từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Ông Phạm Chí Công, phó chánh văn phòng UBND thành phố cho biết, một số người dân tại thôn Minh Tân cho rằng kết luận thanh tra thành phố vào ngày 6/5/2019 về việc quản lý, sử dụng đất rừng từ năm 2008 đến nay vẫn còn nhiều nội dung chưa được người dân đồng tình. Do đó, tập thể người dân tại khu vực này đã gửi đơn đến Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tạm dựng kế hoạch cưỡng chế và cùng với Thanh tra thành phố đối thoại, trả lời công dân.

Phản ánh của một số hộ dân cho rằng từ năm 1985 đến 1988 UBND huyện Sóc Sơn có điều động một số hộ dân lên vùng kinh tế mới Đồng Đò để xây dựng phát triển kinh tế mới, trồng rừng và lập ra thôn Minh Tân ngày nay. Đã hơn 34 năm sinh sống người dân tại đây vẫn chưa được cấp sổ đỏ với lý do chính quyền đưa ra là nằm trong quy hoạch rừng 2008. Do đó, các hộ dân xây dựng nhà cửa hay công trình thường xuyên bị phía chính quyền lập biên bản vi phạm và nghiêm cấm xây dựng.

Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay khiến người dân bức xúc cho rằng mình có công trồng rừng lại trở thành người sống bất hợp pháp trên chính mảnh đất này và bị xử lý vi phạm.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thanh tra thành phố tiếp công dân, làm rõ các nội dung mà phía người dân phản ánh và không đồng tình. Đồng thời phải có văn bản trả lời, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-will-hold-a-dialogue-with-the-evictee-households-in-soc-son-forest-land-05082019082647.html

 

‘Thu phí, thu giá, thu tiền’: cả 3 chỉ 1 mục tiêu

Báo chí trong nước vào ngày 7/5 loan tin trích dẫn từ dự thảo mới của Bộ Giao thông – Vận tải có đề xuất dùng ‘trạm thu tiền’ thay cho ‘trạm thu phí’.

Đề xuất này của Bộ Giao thông – Vận tải nằm trong Dự thảo thông tư về xây dựng, tổ chức và hoạt động của ‘trạm thu tiền’ dịch vụ sử dụng đường bộ, thay thế cho thông tư 49/2016.

Đây không phải lần đầu tiên Bộ Giao thông Vận tải dùng từ thay thế cho cụm từ ‘trạm thu phí’. Trước đó, vào đầu năm 2018, Bộ cũng đã sử dụng ‘trạm thu giá’ nhưng sau khi gặp nhiều phản đối do cụm từ ‘trạm thu giá’ không có ý nghĩa và không cần thiết để thay đổi nên Bộ sử dụng lại ‘trạm thu phí’, nay lại đổi sang ‘trạm thu tiền’.

Lập tức đề xuất này được lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội kèm theo câu hỏi tại sao cần phải thay đổi cách goi thành trạm thu tiền?

Người dân đang phẫn nộ, bức xúc phản ánh những trạm BOT. Bây giờ họ mới đưa ra nói chuyển qua trạm thu tiền thì đang muốn lái dư luận để người dân không quan tâm đến chuyện đặt trạm và không phản đối nữa. – Nguyễn Minh Hùng

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về việc thay đổi cách gọi như vậy có phù hợp ý nghĩa trong hoàn cảnh nói hay không, Thạc sĩ Đinh Gia Hưng, Giảng viên Văn hóa học tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng giải thích:

“Cụm từ ‘trạm thu phí’ phản ánh chính xác nhất của ngôn ngữ cũng như ý nghĩa việc thu, vì đây là các loại dịch vụ mà dịch vụ thì người ta gọi là phí. Nhưng đổi thành trạm thu tiền thì nó không phản ánh được, vì chữ tiền rất chung chung, mơ hồ, không phản ánh được bản chất của công việc mà ở đây là dịch vụ công. Lâu nay từ ‘phí’ là từ chuẩn mực của thế giới và Việt Nam, không tranh cãi về chuyện này nữa. Công luận cũng biết từ trong kinh tế cũng như kinh doanh, thế nào là phí, thế nào là giá, và thế nào là tiền, người ta biết rất rõ.”

Còn Tiến sĩ kinh tế Đinh Trọng Thịnh lại cho rằng mặc dù dùng từ thu phí có vẻ hợp lý nhất, nhưng thực tế việc này không đáng để quan tâm, bởi vì thật ra thu phí, thu giá, hay thu tiền, cuối cùng vẫn là thu tiền. Ông nói thêm:

“Chúng ta hiểu với nhau rằng ở các trạm BOT người ta thu một cái phí hay một lượng tiền để bù đắp lại cái phí đã bỏ ra để xây dựng đường giao thông đó. Việc người ta (tài xế) trả ra chi phí cho hoạt động đi lại của họ đối với doanh nghiệp gọi là trả một cái phí hay chi một khoản tiền.”

Dưới góc nhìn cá nhân, anh Nguyễn Minh Hùng, một người dân quan tâm đến tình trạng BOT trên cả nước, vừa qua có thành lập một nhóm kiểm đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc, Khánh Hòa lại cho rằng việc thay đổi từ thu phí sang thu giá trước đây đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của giới trí thức, nên bây giờ chuyển cách gọi thành trạm thu tiền thì anh đang đặt nghi vấn về trình độ và bằng cấp của những người đề xuất.

Thạc sĩ Đinh Gia Hưng cho biết việc đổi cách gọi thu phí thành thu tiền trong đề xuất mới là không hợp lý:

“Bây giờ đổi lại một là xáo trộn các khái niệm không cần thiết, hai là không tôn trọng ngôn ngữ, bản chất chính xác của loại hình này. Tôi nghĩ các nhà quản lý Việt Nam làm những điều không thiết thực, gây lãng phí thời gian của công luận. Tôi không biết họ làm vậy với mục đích gì, học cố tình để công luận bị kéo theo những vấn đề rất nhỏ nhặt.”

Anh Nguyễn Minh Hùng cũng cho rằng có lẽ việc thay đổi cách goi này đang nhằm để hướng dư luận sang một vấn đề khác:

“Người dân đang phẫn nộ, bức xúc phản ánh những trạm BOT. Bây giờ họ mới đưa ra nói chuyển qua trạm thu tiền thì đang muốn lái dư luận để người dân không quan tâm đến chuyện đặt trạm và không phản đối nữa.”

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, vẫn còn một lý do vì sao Bộ Giao thông – Vận tải lại muốn thay đổi cụm từ ‘trạm thu phí’ hai lần trong vòng chưa đầy 18 tháng:

“Từ trước đến nay thói quen ở Việt Nam gọi là thu phí, nhưng người ta sợ lẫn với cái phí người dân vẫn hay trả cho nhà nước trong sinh hoạt. Vì thế người ta sợ nói thu phí thì không đầy đủ ý nghĩa trả theo mức thị trường mua bán với nhau trên cơ sở ngang giá của những trạm thu phí giao thông mà chúng ta vẫn nói nên cứ loay hoay chung quanh chuyện thu phí, thu giá hay thu tiền.”

Giải thích rõ hơn nguyên nhân này dưới góc nhìn người dân có quan tâm nhiều về tình hình các trạm BOT trên cả nước, anh Nguyễn Minh Hùng nói thêm:

“Họ sợ người dân nói là phí chồng phí vì phí sử dụng đường bộ thì người dân, những chủ xe đã đóng hàng năm rồi. Vậy thu phí nữa thì thu phí gì? Họ sợ người dân hỏi câu hỏi đó sẽ không trả lời được nên tìm mọi cách đổi thành thu giá hoặc thu tiền, để tránh người dân phản đối việc phí chồng phí.”

Gần đây, tình trạng tài xế và người dân sống xung quanh các trạm thu phí BOT phản đối diễn ra ngày càng nhiều.

Cụm từ ‘trạm thu phí’ phản ánh chính xác nhất của ngôn ngữ cũng như ý nghĩa việc thu, vì đây là các loại dịch vụ mà dịch vụ thì người ta gọi là phí. Nhưng đổi thành trạm thu tiền thì nó không phản ánh được, vì chữ tiền rất chung chung, mơ hồ. – Ths. Đinh Gia Hưng

Mới đây nhất, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 7/5, nhiều người dân xung quanh trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình đã chặn trước các chốt mua vé để phản đối việc thu phí, khiến xe ùn tắc kéo dài, buộc Ban Giám đốc dự án phải ra lệnh xả trạm để xe được lưu thông.

Vì vậy khi kiến nghị đổi cách gọi trạm thu phí sang trạm thu tiền, nhiều người bày tỏ bức xúc cho rằng tại sao lại quan tâm đến chuyện đổi tên trong khi các vấn đề bất cập của các trạm BOT gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người dân vẫn chưa được giải quyết như việc đặt sai vị trí, mức thu quá cao, thời gian thu vượt qui định…

Do đó, theo Thạc sĩ Đinh Gia Hưng, chính phủ cần xem lại cách quản lý của mình vì một vấn đề đã thành chuẩn mực rồi nhưng bây giờ lại trở thành vấn đề gây tranh cãi:

“Tôi nghĩ nó không xứng với tầm cỡ của nhà quản lý, làm mất thời gian của người dân, mất công sức, mất sự chú ý mà đáng ra cần để dành công sức, thời gian và tiền bạc để lo những chuyện lớn hơn của quốc gia.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/changing-bot-toll-fee-booth-to-collecting-money-05072019141435.html

 

Chỉ Lật Đổ Mới Hết CS

Vi Anh

Trọng còn hay mất, CS vẫn là CS, chỉ có cách mạng lật đổ CS thì mới hết CS.

Ba đài phát thanh quốc tế RFA, VOA của Mỹ và RFI của Pháp có chương trình tiếng Việt đều có đề cập việc Tổng bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước CSVN không có mặt trong phái đoàn Đảng Nhà Nước đến dự tang lễ của Tướng Lê Đức Anh Chủ Tịch Nước CS chết trong lễ quốc táng hai ngày.

Cả ba đài đều nhấn mạnh tới hai sự kiện là đảng nhà nước, Bộ ngoại giao và “báo đài” CSVN đều có công khai, minh thị, nhất tề thông báo Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang Lê Đức Anh nhưng khi làm lễ quốc táng thì không thấy ông Trọng ấy.

Thế là bàn ra tán vào ì xèo, dư luận nóng hổi. Nào Bộ Ngoại giao thông báo Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban tang lễ Lê Đức Anh – là nhằm đối phó với áp lực dư luận trong ngoài nước. Nào Ô. Trọng ‘mất tích’ tại đám tang Lê Đức Anh,  trưởng ban tang lễ giao cho Trương Hòa Bình – Phó thủ tướng thường trực, trái với nghị định 105 quy định ‘trưởng ban lễ tang là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước’. Nào việc Trọng không có mặt tại lễ tang Lê Đức Anh có thể là cú châm ngòi cho cuộc tranh đua quyền lực của các đại cán CS, lôi theo phe phái cấp dưới và địa phương. ‘ Sự cố’ chánh trị nội bộ ấy làm Quyền Trưởng Ban Lễ Tang Trương Hòa Bình  bị ‘ tẩu hoả nhập ma’, lẹo lưỡi xướng danh giới thiệu lầm Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân’ là chủ tịch nước, lộn tùng pheò như việc cử người  thay thế Trọng làm trưởng ban tang lễ.

Ngoài việc phó thủ tướng lại được thay làm trưởng ban tang lễ, Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc được đọc điếu văn, chớ không phải đại diện Bộ chánh trị hay trưởng ban Bí Thư đảng. Thế của chánh phủ vọt lên cao hơn Bộ Chánh Trị và đảng quyền. Một bản án bỏ túi mà những cột trụ đang tại chức và tiềm năng  dành cho Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc từng mang tiếng là Phúc ‘niểng’ có tật nghiêng đầu và nói tiếng Mỹ “ma dzê in VN” và  vô phép gọi CLMV (Cờ Lờ Mờ Vờ) là danh từ riêng viết tắt của các nước Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện) và Việt Nam.

Qua chuyện này cũng có một điều mà người  Miền Nam gọi là “ngộ quá”. Ông Phạm chí Dũng cán bộ CS từng làm việc cho nhiều ngành của Đảng Nhà Nước CS, sau đó gọi là ly khai đảng. Ông ấy tự do viết blog, gởi ra các đài ngoại quốc mà không bị công an, cảnh sát, nhà cầm quyền CS bắt bớ, kêu án bò tù, quản thúc gì như những nhà báo, những bloggers khác.

Thiết nghĩ vài ba cái đầu nhứt định không khôn hơn nhiều cái đầu vốn là kiến thức và kinh nghiệm của nhân dân VN trong ngoài nước. Nhân dân VN nghĩ Trọng còn hay Trọng mất, Đảng CS vẫn còn, nhà nước CS vẫn còn, đảng viên CS nào lên chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện vẫn còn. Chỉ có lật đổ CS bằng một cuộc cách mạng, làm ra một chánh quyền mới của dân,do dân, vì dân thì mới có tự do, dân chủ, nhân quyền VN, mới có tam quyền phân lập,dân chủ pháp trị.

Cho đến bây giờ dù Trọng lâm trọng bịnh, tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, miệng méo, hay chỉ sống thực vật, thở bình nhơn tạo đi nữa thì chế độ CSVN vẫn là chế độ CS của Trọng mà không có Trọng, như CSVN  bây giờ vẫn sống và làm việc theo tư tưởng Hồ chí

Minh dù ông này chết cả nửa thế kỷ rồi, mà đảng nhà nước CS vẫn ướp xác, sống trên cái thây ma của ông Hồ.

Thật là không tưởng, thật là cái bịnh chẻ sợi tóc ra làm đôi làm ba, bàn ra tán vào khi một lãnh tụ CS chết thì sẽ có đổi thay đường lối, sách lược, binh pháp của CS.

Lịch sử cho thấy chế độ CS chỉ có lật đổ họ bằng cách mạng đổ máu hay bạo lực thì mới vứt bỏ CS được, mới giải trừ CS được. Trong danh từ chánh trị CS, không có chữ thoả hiệp. CS quan niệm đấu tranh hay chiến tranh quân sự hay chánh trị là một mất một còn, ai thắng ai chớ không có thoả hiệp, hoà giải. Ngay như CS thất bại trong đường lối kinh tế tập trung, để cứu chế độ khỏi đột quị, CS phải chuyển sang kinh tế thị trường, cho đầu tư ngoại quốc vào làm ăn, cho tư nhân sản xuất kinh doanh, CSVN, CS Trung Quôc hai chế độ CS còn sót lại sau Chiến tranh Lạnh vẫn chuyển sang kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Cho đến bây giờ chưa thấy một thế lực quốc tế nào có thể tiếp nhân dân VN làm cuộc cách mạng lật đổ CS. Cũng chưa thấy một vài đại cán CSVN có tư tưởng tiến bộ như Gorbachev, Yeltsin ở Nga. Chưa thấy Mỹ động tịnh gì giúp nhân dân VN đứng lên, nổi dậy đông người, khắp nước làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền CS dù TT Trump lên tiếng kêu gào chống chủ nghĩa xã hội tức chủ nghĩa CS.

Nhưng cùng tắc biến. Dân số VN nay đã lên gần 100 triệu. Đàng CS chỉ chiếm có 4% dân số. Chỉ cần ¼ dân số VN đứng lên đánh đuổi CSVN, thì tình hình có thể khác. ¼ nôi lực dân tộc VN ấy đánh đuổi CS bằng mọi hình thức, biều tình, chống đối  bất tuân hành dân sự, đương đầu đổ máu, bạo lực ngầm hay công khai, cây dao ăn trầu của các bà mẹ quê cũng sử dụng chống CSVN, thì có thể chuyển cái suy của nhân dân VN thành cái thịnh của quốc gia dân tộc Việt. Không có cuộc cách mạng lật đổ nào, đánh đuổi bọn cầm quyền gian ác, đàn áp, bóc lột lương dân mà không đổ máu. Đừng nghe những nhà ngoai giao, chánh tri gia  giả đạo đức sống trong phòng lânh, ăn ở nhà hàng, di chuyển băng máy bay hạng A, xe hơi sang kêu gọi đấu tranh bất bạo động vi họ có mất nước, có bị đàn áp, bóc lột đâu, như người  dân Việt bị CS thống trị  gần một thế kỷ rồi.

Người dân Việt đứng lên làm cách mạng lật đổ CS chỉ cần hy sinh một số nhỏ hơn số đồng bào vượt biên bị CS rượt, băn chết, thì tình hình sẽ khác đi. Đặc biệt là hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt tỵ nạn CS nay đã thành công dân của các nước sở tại như My, Canada, các nước Liên Âu, Úc. VN hải ngoai sẽ biểu tình đánh động lương tâm Nhân Loại trước cuộc CSVN tàn sát người dân đòi tư do, dân chủ, quốc tế sẽ can thiệp ngay. Các nước như Mỹ sẽ giúp nhân dân VN như đang giúp nhân dân Venezuela một cách công khai. Chánh quyền các nước sẽ cô lập CSVN, phong toả kinh tế, thương mại CSVN. Và một cách bí mật các cơ quan tình báo của các siêu cường Tây Phương như Mỹ, Anh, Úc Pháp bằng cách nầy hay cách khách khác sẽ giúp nhân dân VN như Mỹ thời TT Reagan gíup nhân dân Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết.

Một số dấu chỉ cho thấy người Việt bắt đầu cuộc cách mạng lật đổ CS. Gần đây CSVN tuyên nhiều bản án tù với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Tiêu biểu RFI 5-10- 2018 loan tin trong phiên xử sơ thẩm, ngày 05/10/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Saigon tuyên án từ 8 đến 15 năm tù đối với năm người bị cáo buộc là thành viên của tổ chức «Liên minh Dân tộc Việt Nam», với tội danh «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân». Số anh chị em này không chút sợ sệt, trái lại tỏ ra tin tưởng hành động lật đổ chánh quyền CS là chánh nghĩa là chuyện phải làm./. (VA)

https://vietbao.com/a293852/chi-lat-do-moi-het-cs

 

Malaysia phản đối tàu cá Việt Nam xâm phạm lãnh hải

Malaysia hôm 8/5 chính thức phản đối việc nhiều tàu cá Việt Nam đã xâm phạm vùng biển của nước này thời gian qua.

Trang tin News Straight Times của Malaysia cho biết phía Malaysia đã đưa công hàm phản đối tới Đại sứ Việt Nam Lê Quý Quỳnh hôm 8/5.

Bộ Ngoại giao Malaysia trong cùng này đã triệu tập Đại sứ Việt Nam lên để giải thích về tình trạng nhiều tàu cá Việt Nam vào vùng nước của Malaysia, theo News Straight Times.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết tại cuộc gặp, Thứ trưởng Malaysia Raja Datuk Nushirwan Zailal Abidin cho biết tổng số có 748 tàu cá Việt Nam với hơn 7.000 ngư dân Việt Nam đã bị Malaysia bắt giữ từ năm 2006 đến năm 2019. Phía Malaysia cho rằng việc xâm phạm vùng nước không gây nguy hại cho công dân Malaysia nhưng đã vi phạm chủ quyền của nước này, đi ngược lại luật quốc tế.

Bộ Ngoại giao Malaysia cũng khẳng định tại cuộc gặp là quan hệ giữa hai nước vẫn tốt đẹp. Tuy nhiên việc các tàu cá Việt Nam liên tục xâm phạm vùng nước của Malaysia chỉ làm cản trở những nỗ lực trong việc tăng cường quan hệ hai nước.

Theo NST, Đại sứ Việt Nam đã ghi nhận phản đối của Malaysia và hứa sẽ truyền đạt thông tin này về cho các giới chức Việt Nam. Ông Quỳnh đồng thời cũng khẳng định việc tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng nước của nước khác là trái với luật của Việt Nam.

Những năm qua, ngày càng nhiều tàu cá Việt nam bị bắt giữ ở nước ngoài. Các ngư dân Việt Nam trong các phỏng vấn của RFA cho biết họ phải đi ra các vùng nước khác để đánh bắt cá vì nguồn cá gần bờ đã cạn kiệt.

Hồi cuối tháng trước, Indonesia đã bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam với cáo buộc các ngư dân này đánh bắt cá ở vùng nước của Indonesia. Việt Nam khẳng định các ngư dân này đang đánh bắt cá ở vùng nước của  Việt Nam.

Việt Nam hiện vẫn có vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế với Malaysia ở vùng Vình Thái Lan và với Indonesia ở gần đảo Hòn Cau.

Trong tháng 5 và tháng 6, một phái đoàn của Liên minh EU sẽ sang Việt Nam để kiểm tra việc chống đánh bắt cá lậu ở Việt Nam. Đây là cơ hội Việt Nam có thể thoát thẻ vàng về đánh bắt cá lậu mà Châu Âu đã đưa ra nhằm cảnh báo Việt Nam từ năm 2017. Tuy nhiên, nếu việc vi phạm vẫn tiếp tục, Việt Nam có thể đối mặt với thẻ đỏ của EU và điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ không xuất khẩu được thủy sản vào Châu Âu.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/malaysia-protests-over-trespassing-of-vietnam-fishing-boats-05082019110109.html