Có kinh tế thị trường là có tất cả

Cac Bai Khac

No sub-categories

Có kinh tế thị trường là có tất cả

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) – Nhiều năm trước, ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách Thủ tướng, đã đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền “kinh tế thị trường”, nhưng bất thành.
Mới đây, ngày 8 và 9 tháng 4/2019, ông Nguyễn Văn Bình với tư cách Trưởng ban kinh tế Trung ương – Ủy viên Bộ Chính trị, trong chuyến thăm Hoa Kỳ [1], tiếp tục “công việc dở dang” của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại, khi gặp Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương Mại Hoa Kỳ Karen Dunn Kelly.
Ngắn gọn về kinh tế thị trường
Trước hết phải xác định, thế giới chỉ công nhận hai khái niệm “kinh tế thị trường” và “kinh tế phi thị trường”.
Kinh tế thị trường” là gì? Thật dễ hiểu, bởi nó dựa trên quy luật cung – cầu, cùng với việc nhà sản xuất phải biết sản xuất cái gì và sản xuất cho ai. Một khi không xác định rõ điều giản dị này, nhà sản xuất buộc phải bị đào thải.
Giáo sư Robert M. Dunn Jr. Giáo sư Kinh tế Đại học George Washington, Washington D.C đã chỉ rõ: “Kinh tế thị trường không phải là một ý thức hệ mà là một hệ thống các tập tục và thiết chế đã được kiểm nghiệm qua thời gian để làm sao mọi cá nhân và xã hội có thể sống và thịnh vượng về phương diện kinh tế”. 
Cũng theo vị giáo sư khả kính nói trên, kinh tế thị trường phải mang đặc tính: Phi tập trung, linh hoạt, thực tế và có thể thay đổi được, đồng thời nó không có một trung tâm điểm.
 
“Kinh tế phi thị trường” lại là nền kinh tế tập trung với bộ máy quản lý kinh tế nặng nề, cùng các chính sách kinh tế vĩ mô cho đến vi mô hầu như không thể thay đổi được. Nếu phải gọi là “thay đổi”, nó chỉ làm bộc lộ rõ sự phản khoa học, vì thế luôn thất bại và làm xã hội ngày càng rơi vào khủng hoảng, đặc biệt khủng hoảng về niềm tin. Trong khi đó, niềm tin là một trong các “đòn bẫy” quan trọng của “kinh tế thị trường”!
Lý do làm cho “kinh tế phi thị trường” trở nên “đổ đốn” như vậy, bởi vì nó có một trung tâm điểm rất lớn – Bộ Chính trị – nơi có thể nói rằng, quy tụ toàn bộ những bộ não thủ cựu, xơ cứng, phản khoa học và chống lại các quy luật kinh tế – xã hội.
Tính khoa học của “kinh tế thị trường” đã làm cho nó tồn tại bất chấp thời gian và không gian.
Cho đến nay, giải Nobel Kinh Tế – một giải thưởng danh giá của thế giới – chưa bao giờ trao cho bất kỳ một người cộng sản nào. Điều đó chứng minh, “kinh tế phi thị trường” không thuộc về khoa học. Những gì không thuộc về khoa học luôn mang đến ngu dốt, đói nghèo và chết chóc.
“Kinh tế phi thị trường” vì phản khoa học, nên nó đồng thời chống lại loài người. Chính vì lẽ đó, một quốc gia có nền “kinh tế phi thị trường” cũng là một quốc gia vi phạm nhân quyền rất nặng nề.
Nói cách khác, những quốc gia vi phạm nhân quyền không bao giờ thật tâm muốn có một nền “kinh tế thị trường”. Bởi kinh tế thị trường còn mang thuộc tính tự do.
Trong các dạng tự do, “tự do tư tưởng” là quan trọng nhất. Bởi nhờ nó mà con người luôn hứng khởi trong việc tạo ra những phát minh, làm ra những sản phẩm mới (không phải thứ đi ăn cắp như Trung Quốc đang bị cả thế giới chê cười). Kể cả lãnh vực văn hóa – nghệ thuật, vốn luôn đòi hỏi những sản phẩm mới hơn, lạ hơn và độc đáo hơn.
Ngoài ra, “tự do tư tưởng” cũng giúp con người tìm ra cung cách quản lý mới, cũng như các ứng dụng khoa học hiện đại nhằm phục vụ loài người ngày càng tốt đẹp hơn.
Tự do tư tưởng” cũng giúp cho loài người tính đến những viễn cảnh xa hơn, nơi các vì sao trong vũ trụ còn đầy bí ẩn.
Có kinh tế thị trường là có tất cả
Trong Hiến pháp của nước CHXHCNVN, tại điều 51 nói rằng “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (!). Trong khi đó, tại điều 52 lại cho hay “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường”. Thật nghịch lý!
Quy luật thị trường” chỉ có ý nghĩa và có giá trị đối với “kinh tế thị trường“. Vì lẽ đó, không một nhà kinh tế nào (dù đoạt giải Nobel Kinh Tế) có thể “giải nổi” bài toán “Dùng quy luật thị trường để giải quyết các vấn đề của kinh tế phi thị trường“, vốn do những bộ não “tuyệt luân” của các Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN đưa ra (!).
Tính phản khoa học đã bộc lộ rõ và nó gây ra sự nhạo báng, không chỉ đối với trong nước mà lan rộng ra thế giới từ văn bản “cao thứ nhì” sau văn bản “cao thứ nhất” mang tên “Cương lĩnh ĐCSVN“, vốn do ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước xác quyết một cách phản khoa học dù ông ta được biết là “giáo sư-tiến sĩ” chuyên ngành “Xây dựng đảng” (!).
Những ngày này, đông đảo người dân phẫn nộ dường như muốn “nổ tung lồng ngực” – không phải vì vui mừng cho ngày “giải phóng Sài Gòn” như ông Phạm Quang Nghị tuyên bố – mà là cho giá điện, giá xăng, giá dầu đang tăng đột biến, với phát ngôn vừa hàm hồ vừa tỏ ra thách thức và đe dọa người dân của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, ông ta nói [2]: “Nếu không tăng giá điện, EVN phá sản” (!).
Một quốc gia muốn phát triển hay bị suy thoái, trước hết từ lãnh vực năng lượng.
Việt Nam đang đương đầu với điều đó.
Người CSVN các cấp, họ không hiểu nổi, hậu quả giá năng lượng tăng vô lối, nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam không có nền “kinh tế thị trường“, mặc dù hầu hết họ đều có đủ học hàm “giáo sư” và đầy học vị “tiến sĩ” (!) Đó là điều vô cùng mỉa mai cho Bộ Chính trị nói riêng và thể chế độc đảng toàn trị nói chung.
Liệu rằng, việc công nhận Việt Nam có “kinh tế thị trường” như người CSVN xin Hoa Kỳ, sẽ giúp họ giải quyết được những gì, khi mà “Cương lĩnh ĐCSVN là số 1” và “Hiến Pháp (phản khoa học) là số 2” (?)
Rất tiếc! Người CSVN – mãi đến nay – vẫn không nhận ra, tự thân họ đang chới với giữa “không trung” của “cái nền” “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, mà vốn dĩ ông Nguyễn Phú Trọng từng ta thán [3]: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“, mặc dù, không rõ sức khỏe của ông ta hiện nay ra sao nữa (?!).
Hay là người CSVN các cấp họ nghĩ rằng:
Giá xăng, giá điện, giá dầu
Ba giá tăng đều, chẳng đáng lo đâu (?!)
Hãy để “kinh tế thị trường” dạy cho người CSVN một bài học, đến nỗi không còn gì có thể cứu vãn thể chế độc đảng toàn trị! Không lâu đâu!
_____________________________
Chú thích: