CS Tuyên Vận Qua Truyền Thông Giải Trí

Cac Bai Khac

No sub-categories

CS Tuyên Vận Qua Truyền Thông Giải Trí

Tuyên vận là mặt trận của chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị. Phe CS nói chung coi hình thái chiến tranh này quan trọng, thiết yếu hơn khối Tự do. CS thường lồng tuyên truyền quân, dân, địch vận, tuyên truyền đen, xám của họ qua truyền thông giải trí. CS không ngại tốn tiền cho công tác này. CSVN từ lâu, Bộ Chánh trị bộ quyền hành nhứt của Đảng Nhà Nước CS đã ban hành pháp lịnh, xuất số tiền tính bằng tỷ Mỹ Kim để thi hành Nghị Quyết 36.

Còn Trung Cộng giàu, mạnh, bạo hơn CSVN nên TC làm công tác tuyên truyền quốc ngoại đen, trắng, xám mạnh, bạo hơn CSVN cả trăm lần trong đó có trên truyền thông giải trí thế giới. Nhìn Trung Cộng mướn các cơ quan truyền hình quốc tế lớn như CNN của Mỹ và BBC của Anh chạy quảng cáo những chương trình giải trí của TC để tuyên vận, mà lo cho truyền hình tiếng Việt và các trung tâm văn nghệ của người Việt ở hải ngoại.

Báo Le Monde Pháp từng có bài phân tích, được đài phát thanh Pháp Quốc tế RFI điểm báo, rất đáng cho người Việt hải ngoại suy gẫm. Về điều mà báo Le Monde mô tả là «Trung Quốc đang tự làm mới hình ảnh» dưới gốc độ giải trí truyền thông. Hay nói theo kiểu người Việt tỵ nạn CS thường nói là TC tuyên vận bằng giải trí truyền hình.

Thực sự ra, tin phân tích trên cũng không có gì mới lạ vì tuyên truyền quốc ngoại là công tác quan trọng hàng đầu của các chế độ CS từ lâu rồi. Tốn bao nhiêu CS cũng không tiếc vì đó là công tác dân vận, địch vận, quốc tế vận, một mặt trận chiến tranh chánh trị vô cùng cần thiết cho CS. Nhưng cái đáng chú ý là thời đại tin học này, CS dùng giải trí để lồng tuyên truyền vào. TC muốn phát  bằng quảng cáo ngay trên hệ thống truyền thông, phát thanh, phát hinh, báo chí trong luồng của các đại siêu cường của Tây Phương. Rất tốn kém cho CS. Nhưng là mối lợi lớn cho truyền thông Tây Phương.

CS biết khai thác cái sống, cái  chết của truyền thông, phát thanh, phát hình, báo chí, của các nước tự do, dân chủ, đại đa số do tư nhân làm chủ, các cơ quan tư nhân này sống hay chết phần lớn là do quảng cáo. Mà các nước CS thì sẵn sàng chi cho tuyên truyền quốc ngoại với bất cứ giá nào.

Trở lại bản tin phân tích của báo Le Monde, TC sẽ mướn các  đài truyền hình quốc tế lớn như BBC, CNN chiếu những thước phim quảng cáo. Quảng cáo khoản 50 nhân vật nổi tiếng  về văn nghệ, kịch nghệ, phim ảnh tức bộ môn giải trí của Trung Quốc như diễn viên điện ảnh Thành Long, Chân Tử Đang, đạo diễn Ngô Vũ Xâm, thần đồng Piano Lang Lãng…

TC bây giờ nhiều tiền lắm. Họ chơi rất sang, nhứt là những vấn đề mặt mũi của Đảng Nhà Nước trước thế giới thì tốn kém bao nhiêu cũng chi. Những thước phim quảng cáo này, CS Bắc Kinh lúc nào cũng mướn những tập đoàn quảng cáo ngoại quốc lọai thượng thừa thực hiện. Như năm 2009, TC mướn tập đoàn quảng cáo thứ tư thế giới là Interpublic (Hoa Kỳ) dàn dựng với chủ đề: «Bảo vệ hàng Trung Quốc» khi mà hàng hoá rẻ tiền của TC xuất cảng tràn ngập thị trường Tây  Âu, Bắc Mỹ nhưng bị dân chúng than phiền, kêu ca, khiếu kiện là hàng giả, độc.

Năm 2010 này, đợt quảng cáo tung ra trên tuyền hình thế giới là để quảng cáo điều mà TC gọi là  «quảng bá về một hình ảnh một Trung Quốc thịnh vượng, dân chủ, cởi mở và khoan hòa». Nhưng rút kinh nghiệm  thất bại năm 2009  nhơn kỷ niệm 60 quốc khánh TC, TC tung ra một bộ phim ‘hoành tráng’ «Đại Nghiệp Kiến Quốc» của đạo diễn Hàn Tam Bình. Nhưng theo báo Le Monde phim «Đại Nghiệp Kiến Quốc» là «một bộ phim sử tuyên truyền được thực hiện một cách vụng về» thô sơ nên không hiệu quả..

Kỳ này Đảng Nhà Nước CS dùng giải trí đề lồng nhè nhẹ tuyên truyền vào; như thế  nhiều kết quả trên thế giới hơn vì ngoài TQ người dân có thừa mứa thông tin, nghị luận, giải trí nên dễ so sánh, nều thấy tuyên truyền thì người ta qua chương trình khác.

Tiêu đề trong đợt quảng cáo truyền hình dùng giải trí để tuyên truyền nhè nhẹ kỳ này, theo RFI điểm báo, TC muốn “đạt mục tiêu để cải thiện hình ảnh của mình, trấn an dư luận thế giới, để làm dịu bớt những chỉ trích về việc Tân Cương hay Tây Tạng, và để «khóa miệng» các thế lực có âm mưu phá hoại nhà nước Trung Quốc.

Ngân sách TC chánh thức công bố chỉ cho một chiến dịch mở rộng và tăng cường truyền truyền quốc ngoại bằng quảng cáo thôi mà đã tốn mất hơn 45 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ euro) cho chiến dịch mở rộng hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng. Con số thật bí mật trừ Bộ Chánh Trị của Đảng CS khó có ai biết. Đó là chưa kể hồi tháng 7, hãng tin Tân Hoa Xã đã tung ra kênh CNC World, một kênh truyền hình quốc tế phát sóng bằng tiếng Anh.

Sách lược hành động của đợt tuyên truyền quốc ngoại bằng quảng cáo lồng tuyên truyền vào giải trí, TC vẫn áp dụng kỹ thuật sử dụng «quyền lực mềm», thuyết phục thiên hạ, làm cho TQ hình ảnh đẹp hơn, thu hút hơn. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là người đã kêu gọi Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh «tăng cường chính sách quyền lực mềm».

Phóng chiếu sách lược của TC tuyên vận bằng giải trí truyền hình vào đường lối tuyên truyền quốc ngoại của CSVN. Cái CSVN cần trước mắt là dân vận, địch vận người Việt Hải Ngoại, là cộng đồng năng động chánh trị, mau tiến phát, kiên quyết đấu tranh chống Cộng. Trên lãnh vực truyền thông CSVN đã có truyền hình VT4 của Hà nội và Thuần Việt của TP/HCM do vệ tinh Mỹ phủ sóng ở Mỹ, coi gần như miễn phí. Đài VT4, Hà nội mướn vệ tinh Mỹ chuyển. Nhưng không thành công vì đa số người Mỹ gốc Việt là dân tỵ nạn CS gốc VN Cộng Hoà không quen kiểu ăn nói nhanh như cướp lời thiên hạ, dùng ‘từ CS’ gốc Tàu nghe chói tai người Việt của đài Hà nội. Sau đó Hà nội cho phát thêm đài Thuần Việt chương trình do đài TP/HCM thực hiện cho gần gũi với người Việt tỵ nạn CS hơn. Ở Miền Đông nước Mỹ hai truyền hình của CS này còn chuyển qua một vài làn sóng của địa phương digital miễn phí nữa.

Nhưng coi vậy chớ truyền hình của CS VT4, Thuần Việt nặng tuyên truyền dù miễn  phí cũng không bao nhiêu người Mỹ gốc Việt coi. Cái hại nhứt cho chánh nghĩa đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN, là CS thả lỏng cho truyền hình của người Mỹ gốc Việt lấy chương trình giải trí trong nước để phát. CS không cần đặt điều kiện hay buộc các cơ sở sản xuất ca nhạc kịch trong nước đòi các chương trình truyền hình hải ngoại đã sử dụng tác phẩm của họ phải trả tiền bản quyền. Họ khai thác cái nghèo, cái khó, cái thiếu của truyền hình tư nhân hải ngoại để phổ biến không công phần giải trí có lồng tuyền truyền của họ. Họ khỏi trả tiền  muớn loan tải chương trình giải trí có tuyên truyền như chạy quảng cáo mà TC đã làm. CS thả lỏng cho truyền hình hải ngoại lấy giải trí là CS “đạt yều cầu chánh trị” rồi.

Đối với dân chúng người Việt hải ngoại, tuyên truyền lồng trong văn nghệ, trong giải trí người ta thường ít chú ý chống đối. Nhưng những thứ đó càng ngày càng thẩm thấu vào tâm tư  thỉnh thoảng phát tiết ra ngoài  bị tuyên vận CS biến chế độ CSVN thành đất nước nhân dân VN, Tổ quốc VN thành Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đỏ lòm. Biến quốc ngữ chính thống của người Việt thành “từ CS, nhứt trí, đồng tình, hồ hởi, phấn khởi, bức xúc” người Việt hải ngoại nói, xài mà không để ý đó là ‘từ CS’.

Đối với giới văn nghệ sĩ hải ngoại, CS giết chết một cách êm đềm. Sáng tác ra không cơ quan truyền thông nào sử dụng vì sử dụng là phải trả tiền bản quyền, trong khi lấy giải trí trong nước thì khỏi trả tiền.

Thử tưởng tượng CS làm vậy trong 5 hay 10 năm, giới văn nghệ sĩ gốc Việt không đổi nghề thì cũng đổi đối tượng là người Mỹ để kiếm sống. Và như thế văn nghệ, ca nhạc Việt ở hải ngoại sẽ chết vì mất đất sống./.

Vi Anh