Tin khắp nơi – 13/04/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 13/04/2019

Mỹ chế tài thêm 4 công ty vận tải,

9 tàu chở dầu từ Venezuela

Mỹ hôm thứ Sáu thông báo sẽ có thêm các chế tài nhắm vào các công ty vận chuyển dầu từ Venezuela, đưa vào danh sách đen bốn công ty vận tải và chín tàu. Bộ Tài Mỹ nói một số trong số này chở dầu đến Cuba.

Bộ Tài chính Mỹ xác định các công ty này là Jennifer Navigation Ltd, Lima Shipping Corp và Large Range Ltd cùng đặt tại Liberia, và PB Tankers S.P.A đặt tại Ý.

Bộ đưa vào danh sách đen một tàu chở dầu thuộc sở hữu của mỗi công ty Liberia và sáu tàu chở dầu thuộc sở hữu của công ty Ý.

Một thông cáo của Bộ Tài chính cho biết ngành dầu khí của Venezuela tiếp tục “cung cấp phao cứu sinh cho chế độ bất chính danh” của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

“Chúng tôi tiếp tục nhắm mục tiêu vào các công ty vận chuyển dầu của Venezuela đến Cuba, vì họ đang kiếm lời trong khi chế độ Maduro chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên,” Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói.

“Dầu của Venezuela thuộc về người dân Venezuela, và không nên được sử dụng như một công cụ mặc cả để chống lưng cho những kẻ độc tài và kéo dài sự áp bức,” ông nói.

Các chế tài nghiêm cấm các giao dịch với các công ty của công dân Mỹ và chặn các lợi ích tài chính của các công ty này tại Mỹ.

Một tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt chế tài lên 34 tàu thuộc sở hữu hoặc được vận hành bởi công ty dầu khí quốc doanh của Venezuela, Petróleos de Venezuela, S.A hay PDVSA, và lên hai công ty và một tàu vận chuyển dầu cho Cuba vào tháng 2 và tháng 3.

Tuy nhiên, PDVSA đã vận chuyển 1 triệu thùng dầu đến Cuba sau đợt chế tài cuối cùng, Reuters cho biết, dẫn ra tài liệu của PDVSA và dữ liệu theo dõi tàu chở dầu.

https://www.voatiengviet.com/a/my-che-tai-them-4-congt-ty-van-tai-9-tau-cho-dau-tu-venezuela/4873899.html

 

Pompeo: ‘Mỹ sẽ không từ bỏ cuộc chiến ở Venezuela’

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 12/4 đã biện hộ cho các biện pháp chế tài Venezuela và nói rằng Hoa Kỳ sẽ không ‘từ bỏ cuộc chiến’ ở quốc gia Mỹ Latin theo chủ nghĩa xã hội vốn đã đắm chìm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày một sâu sắc.

Ông Pompeo đang có chuyến công du ba ngày đến Chile, Paraguay và Peru – một nhóm các nước phát triển nhanh ở một khu vực mà quan ngại của Washington tập trung vào sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như cuộc khủng hoảng Venezuela.

“Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ không từ bỏ cuộc chiến này,” ông phát biểu tại thủ đô Santiago của Chile và nói thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Venezuela ‘dũng cảm đứng lên giành dân chủ cho quê hương’.

Washington đang gây áp lực buộc Tổng thống Nicolas Maduro phải ra đi và kêu gọi thêm các nước tham gia vào liên minh ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido. Khu vực Nam Mỹ đã chứng kiến sự dịch chuyển về phía cánh hữu trong những năm qua và hầu hết các nước trong khu vực tuyên bố ủng hộ Guaido.

“Lúc này là cơ hội lịch sử khi chúng ta có tất cả các nước, ngoại trừ một vài nước, đã hoàn toàn là theo cơ chế thị trường và có chế độ dân chủ – điều mà chúng ta không thấy ở Nam Mỹ trong hàng chục năm,” ông Pompeo phát biểu khi đang trên đường đến Santiago nơi ông sẽ gặp Tổng thống Chile Sebastián Piñera.

Vào Chủ nhật tới ông sẽ có chuyến thăm đến Cucuta, một thành phố biên giới ở Colombia đã tiếp nhận đông đảo người dân Venezuela vượt biên sang để thoát khỏi nạn đói và bạo lực ở quê nhà.

Những người chỉ trích đã cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Venezuela có thể làm tổn thương dân thường ở đất nước này vốn đã khốn khổ trước tình trạng siêu lạm phát cũng như lương thực và thuốc men thiếu thốn. Ông Pompeo nói rằng người dân Venezuela nhận ra rằng Hoa Kỳ không có lỗi trong khủng hoảng ở đất nước họ.

“Tôi cho rằng họ hiểu được ai là nhân tố xấu ở đây và tôi nghĩ rằng họ sẽ thấy tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Mỹ, thật sự là muốn giúp đỡ họ,” ông nói.

Ông Pompeo cũng cáo buộc Trung Quốc là góp phần làm cho kinh tế Venezuela sụp đổ bằng cách vung tiền cho chính phủ của ông Maduro và rằng sự hiện diện của quân đội Nga ở Venezuela là ‘sự khiêu khích rõ ràng’.

Ông cũng sẽ cố gắng nhấn mạnh những lợi ích mà các nước Nam Mỹ có được từ hợp tác kinh tế và thương mại với Mỹ mà ảnh hưởng trong khu vực đang ngày càng bị Trung Quốc thách thức.

Khi được hỏi về Trung Quốc ở Santiago, ông Pompeo đã cảnh báo về cách cho vay kiểu ‘ăn tươi nuốt sống’ và những hành động ‘hung hiểm’.

“Không thể nhầm lẫn được: các hoạt động thương mại của Trung Quốc được gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ an ninh quốc gia và các mục tiêu công nghệ của họ, mong muốn của họ muốn ăn cắp sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ và tiến hành các hoạt động không phải thuần là kinh tế,” ông cảnh báo.

https://www.voatiengviet.com/a/pompeo-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%BD-kh%C3%B4ng-t%E1%BB%AB-b%E1%BB%8F-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-%E1%BB%9F-venezuela-/4873878.html

 

Sắp thắng Trung, Mỹ tiếp đòn áp thuế lên EU

Thành công từ thỏa thuận mới với Trung Quốc đang thúc đẩy Mỹ dùng chiêu thức áp đặt thuế quan hàng hóa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 tuyên bố sẽ áp thuế  nhập khẩu đối với hàng hóa trị giá 11 tỷ USD từ Liên minh châu Âu (EU).

Viết trên Twitter cá nhân, ông Trump nhắc lại phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng, trợ cấp của EU cho Airbus gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho Mỹ.

“WTO nhận thấy rằng các khoản trợ cấp của EU cho Airbus đã ảnh hưởng xấu đến Mỹ. Mỹ hiện sẽ áp đặt thuế quan lên các hàng hóa trị giá 11 tỷ USD của EU! EU đã tận dụng lợi thế của Mỹ về thương mại trong nhiều năm. Điều đó sẽ sớm dừng lại!” – ông Trump viết.

Hôm 9/4, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng cho biết Washington đang cân nhắc thuế quan đối với một loạt các mặt hàng xuất khẩu của châu Âu sang Mỹ, bao gồm cả máy bay thương mại lớn và các bộ phận, cũng như rượu vang, phô mai và các sản phẩm từ sữa.

Danh sách sơ bộ các mặt hàng EU dự kiến sẽ chịu thuế bổ sung gồm thuế đối với máy bay phi quân sự và các bộ phận được sản xuất tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha hoặc Vương quốc Anh – các quốc gia sản xuất các bộ phận khác nhau của máy bay Airbus.

Đây là hành động đáp trả lại việc EU trợ cấp cho nhà sản xuất máy bay Airbus, đã gây thiệt hại cho Mỹ và có hoạt động không phù hợp với các luật lệ của WTO.

“(WTO) đã phát hiện nhiều lần rằng các khoản trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) cho Airbus đã gây ra tác động bất lợi cho Mỹ. Hôm nay, USTR bắt đầu quá trình của mình để xác định các sản phẩm của

EU sẽ bị áp thuế bổ sung cho đến khi EU loại bỏ các khoản trợ cấp đó” – USTR cho biết trong một thông cáo.

Theo USTR, các khoản trợ cấp của EU cho máy bay dân dụng cỡ lớn đã gây ra thiệt hại ước tính khoảng 11 tỷ đô la Mỹ trong hoạt động thương mại mỗi năm.

Mỹ khẳng định rằng khoản trợ cấp này, nhằm mục đích giúp Airbus ra mắt tất cả các mẫu máy bay của họ, đã làm giảm doanh số của Boeing và dẫn đến việc tập đoàn này mất thị phần tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết: “Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đạt được thỏa thuận với EU nhằm chấm dứt tất cả các khoản trợ cấp không phù hợp với WTO đối với máy bay dân dụng cỡ lớn. Khi EU chấm dứt các khoản trợ cấp có tác động có hại này, các thuế quan bổ sung của Mỹ áp dụng để đáp trả có thể được dỡ bỏ”.

Trong khi đó, EU lập tức phản ứng trước hành động này của Washington.

EU cho rằng tổng giá trị các biện pháp thuế đáp trả lên tới 11,2 tỷ USD – cũng chính là giá trị các khoản trợ cấp EU dành cho Airbus (theo ước tính của Mỹ) – mà Washington đòi áp đặt đối với một loạt hàng hóa của EU là quá cao.

Một nguồn tin Ủy ban châu Âu cho rằng con số trên chỉ là tính toán của riêng Mỹ và không được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) xác nhận. Nguồn tin cho biết EU đang chuẩn bị cho các biện pháp đáp trả.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng Mỹ và EU “không được phép” để xảy ra một cuộc tranh cãi mới liên quan tới Airbus

“Khi tôi nhìn vào tình hình tăng trưởng toàn cầu, tôi không thể tin rằng chúng ta có thể cho phép xảy ra một cuộc tranh cãi thương mại, thậm chí trong lĩnh vực căn bản như hàng không giữa Mỹ và châu Âu” – ông Le Maire nói.

Áp thuế quan hàng hóa lên EU, Mỹ cạnh tranh không lành mạnh với Airbus?

Việc áp đặt thuế quan hàng hóa của Mỹ với EU được cho là phương pháp yêu thích của nhà lãnh đạo Donald Trump.

Ông Trump đã từng tuyên bố điều tương tự với mặt hàng ô tô của Đức và cũng nhận lời cảnh báo đáp trả của Berlin.

Điều cho thấy thành công nhất từ việc áp đặt thuế quan này là việc Mỹ đã gần tiến tới việc có được một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc mà ở đó, lợi ích Mỹ được đẩy lên rất nhiều trong khi giảm đà phát triển của khoa học công nghệ của đối thủ cạnh tranh Mỹ là Trung Quốc.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27336-sap-thang-trung-my-tiep-don-ap-thue-len-eu.html

 

Trí thông minh nhân tạo: Microsoft hợp tác với Trung Quốc

Thu Hằng

Tập đoàn tin học Mỹ Microsoft đã kết hợp với nhiều chuyên gia Trung Quốc thuộc một viện quân sự để nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. Chương trình này có thể được sử dụng vào mục đích giám sát và kiểm duyệt.

Theo bản tin của AFP ngày 12/04/2019 có ít nhất 3 bài báo nghiên cứu khoa học được công bố năm 2018 mà đồng tác giả là một số kỹ sư của Microsoft Research Asia, một chi nhánh của Microsoft ở Bắc Kinh và nhiều nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Công Nghệ Quốc Phòng (NUDT) trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Những công trình trên nghiên cứu nhiều chủ đề liên quan đến trí thông minh nhân tạo, như diễn giải biểu đạt khuôn mặt của một cá nhân và tự lĩnh hội được các bài viết trên mạng nhằm giúp một cỗ máy hiểu được ý nghĩa và bối cảnh dựa vào một vài từ.

Trả lời AFP, bà Helena Legarda, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Trung Quốc Mercator (MERICS), đánh giá : « Rất nhiều công nghệ mũi nhọn này được sử dụng vào hai mục đích, dân sự và quân sự. Chúng có thể góp phần vào công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và giúp họ thực hiện tham vọng trở thành lực lượng quân sự mang tầm cỡ thế giới từ giờ đến năm 2049 ».

Vẫn theo nhà nghiên cứu trên, những công nghệ trên « còn có thể được sử dụng để trấn áp cộng đồng người thiểu số theo Hồi Giáo ở Tân Cương ». Vùng tự trị ở Tây Bắc Trung Quốc bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của công an, thông qua hệ thống camera giám sát sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và được lắp đặt ở các nơi công cộng, đền thờ Hồi Giáo, nhà hàng…

Trí thông minh nhân tạo « là một lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đạt được rất nhiều tiến bộ và họ sản xuất khối lượng dữ liệu, được cho là nguyên liệu của lĩnh vực này », theo đánh giá của bà Yu Zhou, giáo sư trường Vassar ở New York và là chuyên gia về công nghệ cao Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190413-tri-thong-minh-nhan-tao-microsoft-hop-tac-voi-trung-quoc

 

Liệu Julian Assange sẽ bị kết án ở Mỹ ra sao?

Jonathan TurleyGiáo sư Luật, George Washington University

Việc Julian Assange bị bắt giữ và dẫn độ đã làm ‘rục rịch’ những gì có thể sẽ trở thành vụ kiện tự do ngôn luận và báo chí tự do quan trọng nhất trong lịch sử. Hoặc không.

Assange bị kết án với tội danh duy nhất là đã cùng với Chelsea Manning tham gia vào vụ hack máy tính của tình báo Hoa Kỳ để tiết lộ các hoạt động tình báo gây tranh cãi ở nước này.

Đối với nhiều người, Assange là một nhà báo, một người lên tiếng tố cáo những sai trái, một anh hùng. Tuy nhiên, đối với những người khác ở Washington, ông là người gây bối rối cho giới chính khách trong Quốc hội Mỹ, cộng đồng tình báo và thậm chí giới truyền thông.

Phi cơ VNCH giúp đánh thắng Iraq năm 1991

Kỳ vọng gì nếu chủ tịch Trọng thăm Hoa Kỳ?

Liệu xung đột Trung-Mỹ có thể xảy ra?

Những kẻ thù đầy thế lực này có khả năng gây áp lực đáng kể để Assange không thể có một diễn đàn phô bày các hoạt động dẫn đến tổn thất dân sự lớn và các cuộc đình công quân sự không được tiết lộ; những thể loại thông tin từng được tờ New York Times đăng tải trong vụ “Hồ sơ Lầu năm góc” thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Đối với các nhà sử học ở cả Anh quốc lẫn Hoa Kỳ, có một cái gì đó cực kỳ quen thuộc trong cuộc tranh cãi này.

Gần 300 năm trước, nền tảng cho sự bảo vệ báo chí tự do của Mỹ đã được định hình trong phiên tòa xét xử John Peter Zenger.

Vụ án John Peter Zenger có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với vụ truy tố mà người sáng lập ra Wikileaks sắp phải đối mặt.

Trong vụ án Zenger, thống đốc đương nhiệm người Anh William Cosby lúc ấy là đề tài của một tài liệu nặc danh nêu chi tiết hành vi lạm dụng và tham nhũng của ông ở New York và New Jersey, từ chiếm đất của người da đỏ Bắc Mỹ bản xứ, đến việc ăn cắp tiền từ Ngân khố, rồi gian lận tranh cử.

Cosby ra lệnh đốt cháy trước công chúng bốn phiên bản của Tạp chí New York Weekly do Zenger xuất bản, và bắt giữ ông. Sau đó, Cosby cài một thẩm phán thiên vị trong phiên tòa – người ra phán quyết rằng luật sư bào chữa của Zenger phạm tội khinh miệt toà.

Mặc dù tìm mọi cách để trừng trị Zenger vì cái mà Cosby gọi là “những suy nghĩ nổi loạn, độc ác, sai trái và có chủ đích”, bồi thẩm đoàn không đồng ý và tha bổng cho Zenger.

Đó là thời khắc mang tính quyết định cho thuộc địa, và cuối cùng đã đưa đến việc nhà báo ở Hoa Kỳ được bảo vệ mạnh mẽ hơn so với báo giới ở Anh, như quy định trong tu chính thứ nhất của hiến pháp Mỹ rằng “Quốc hội sẽ không ban hành luật … hạn chế tự do… của báo chí.”

Báo chí ở Hoa Kỳ đã thay đổi nhiều, nhưng có lẽ không nhiều như chúng ta khẳng định.

Bộ Tư pháp Mỹ đổi cáo trạng với Julian Assange để tránh các mối quan ngại về hiến pháp trong việc truy tố – và tình trạng chưa ngã ngũ của Assange.

Bằng cách cáo buộc rằng Assange được cung cấp mật khẩu và đã giúp thiết lập một tài khoản đám mây (cloud) để Manning chia sẻ dữ liệu, chính phủ Hoa Kỳ không buộc Assange tội phân phối tài liệu, mà tội tích cực tham gia vào hành vi trộm cắp.

Tuy nhiên, bằng chứng nêu trong bản cáo trạng không niêm phong ở Alexandria, Virginia, rất yếu trong việc chứng minh Assange đóng vai trò tích cực trong việc trộm cắp hoặc sử dụng mật khẩu Manning cung cấp.

Thiết lập một tài khoản đám mây để chia sẻ thông tin có thể được đơn giản xem như một cách để tiết lộ tin từ một nguồn ẩn danh.

Nếu trước đây giới phóng viên từng thu xếp để nhận tin ẩn danh tại một địa điểm bí mật nào đó, thì bây giờ họ có thể sử dụng kỹ thuật số tương đương cho các trao đổi như vậy.

Thay vì điều tra lý do và nỗ lực tiết lộ các hoạt động tình báo gây tranh cãi, Assange có thể bị buộc phải giới hạn việc bào chữa của mình với tội danh ‘nhạt nhẽo’ hơn, đó là “xâm nhập máy tính”.

Tuy nhiên, bản cáo trạng hiển nhiên cho thấy rất ít bằng chứng về việc xâm nhập máy tính đó.

Chính phủ cáo buộc rằng Manning đã cho Assange “một phần” mật khẩu để “bẻ khóa”, vốn “được lưu trữ dưới dạng ‘hash’ trong tệp máy tính, chỉ có thể truy cập bởi người dùng có đặc quyền ở cấp quản trị”.

Tuy nhiên, chính phủ sau đó không nói rằng Assange cố mở khóa mã, mà chỉ nói “việc bẻ khóa mật khẩu sẽ cho phép Manning đăng nhập vào các máy tính dưới tên người dùng không thuộc về bà”.

Việc này khiến các nhà điều tra gặp khó khăn hơn trong việc xác định Manning là nguồn tiết lộ thông tin mật.

Assange có thể sẽ phải đối mặt với nhiều cáo buộc hơn khi ông ở Hoa Kỳ.

Một bản cáo trạng khác nữa có thể nêu vai trò của Wikileaks trong việc tung ra các email bị đánh cắp từ Đảng Dân chủ trong chiến dịch bầu cử năm 2016.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller truy tố 12 sĩ quan tình báo quân đội Nga vì đã tham gia vào vụ hack email này, và ám chỉ Wikileaks trong những bản cáo trạng đó, mặc dù ông không nêu đích danh.

Tuy nhiên, cho đến nay, không có người Mỹ nào bị truy tố vì bất kỳ cáo buộc âm mưu thông đồng nào với người Nga, còn Assange hiện đang bị truy tố vì hành vi tương tự việc hack mật khẩu Netflix!

Nhưng hiện tại, Mỹ chỉ muốn chỉ ra rằng theo luật dẫn độ, có cơ sở để tin rằng Assange phạm tội ở Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ cũng muốn tránh mọi cáo buộc hình sự có thể dẫn đến án tử hình.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ có thể sẽ làm những gì chính phủ Anh đã không làm được với Zenger.

Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tập trung vào các hành động như chia sẻ mật khẩu hoặc hack.

Bằng cách đó, chính phủ có thể khởi kiện để ngăn Assange có thêm động cơ hoặc tiết lộ thêm các hoạt động bí mật.

Bộ Tư pháp cũng có thể tuyên bố là hành vi này không nghiêm trọng. Bồi thẩm đoàn sẽ không được cung cấp loại bằng chứng mà luật sư của Zenger buộc phải đưa ra trong phiên xét xử. Assange sẽ đơn giản chỉ trông giống như một số hacker hình dạng trông gớm ghiếc người Úc.

Luật sư Tracey McCormick ở Virginia có thể thành công nếu bà đưa ra bất kỳ tội danh nào tập trung vào các hành vi kỹ thuật và chỉ hạn hẹp như vậy.

Nó sẽ giống như rút gọn toàn bộ vở bi kịch Macbeth của Shakespeare, chỉ giữ cảnh cuối cùng là Macduff chặt đầu Nhà vua, và do đó không tiết lộ gì về ý đồ hay lịch sử của ông ta.

Các cáo buộc được rút xuống, chỉ xoay quanh các hành vi ‘thiếu hiểu biết’, Macduff chỉ đơn giản trông giống như một kẻ điên trọng thương, hơn là một anh hùng báo thù cứu đất nước khỏi một nhà lãnh đạo chuyên chế.

Giống như vở kịch của Shakespeare, Wikileaks không thể bị đánh bại cho đến khi Assange đến Capitol Hill.

Bây giờ ông ta có thể đang trên đường đến phiên tòa, và phiên tòa xử Julian Assange có thể khiến phiên tòa xử Zenger trông giống như một kiểu mẫu về tính minh bạch và chính xác của toà.

Jonathan Turley là giáo sưluật tại đại học George Washington University ởWashington, DC.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47906110

 

Mỹ có 2 tháng để chung quyết luận cứ dẫn độ Assange

Các công tố viên Mỹ có chưa đầy hai tháng để trình cho nhà chức trách Anh luận cứ hình sự cuối cùng và chi tiết biện giải cho việc dẫn độ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange, Reuters đưa tin, dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ nói hôm thứ Sáu.

Quan chức này, yêu cầu ẩn danh khi thảo luận về vụ việc, cho biết nhà chức trách Mỹ đã gửi cho Anh lệnh bắt giữ tạm thời liên quan đến việc dẫn độ ông Assange sang Mỹ.

Nhưng trong vòng 60 ngày kể từ thứ Năm, khi cảnh sát Anh đưa ông Assange ra khỏi đại sứ quán Ecuador ở London, nơi ông vào tị nạn bảy năm trước, nhà chức trách Mỹ phải đệ trình một yêu cầu chính thức nêu rõ tất cả các cáo buộc pháp lí mà ông Assange sẽ đối mặt nếu ông bị chuyển sang cho Mỹ giam giữ.

XEM THÊM:

Mỹ cáo buộc Assange phạm tội xâm nhập tin tặc

Theo bản cáo trạng hình sự chống lại ông mà các công tố viên ở Virginia đã bí mật có được hơn một năm trước nhưng chỉ được công bố sau khi ông bị bắt giữ, ông bị buộc tội âm mưu với người từng là chuyên viên phân tích tình báo quân đội, Chelsea Manning, để truy cập trái phép máy tính của chính phủ.

Cáo trạng của Mỹ đệ trình vào tháng 3 năm 2018 cho biết ông Assange, vào tháng 3 năm 2010, đã tham gia một âm mưu giúp Manning bẻ khóa mật khẩu được lưu trữ trên các máy tính của Bộ Quốc phòng kết nối với Mạng Giao thức Internet Bí mật (SIPRNet), một mạng lưới của chính phủ Mỹ được sử dụng cho những tài liệu và những trao đổi liên lạc bảo mật.

Những liên lạc của ông Assange với cô Manning đã dẫn tới một trong những vụ rò rỉ thông tin bảo mật lớn nhất từ trước đến nay khi WikiLeaks công bố hàng trăm ngàn báo cáo quân sự và điện tín ngoại giao của Mỹ.

Quan chức Mỹ này nói rằng trong thời hạn 60 ngày, nhà chức trách Mỹ có thể sửa đổi hoặc bổ sung vào các cáo buộc hiện thời mà họ đã đệ trình chống lại ông Assange, theo Reuters. Quan chức này từ chối cho biết liệu có thể có thêm cáo buộc hay không, nhưng các chuyên gia pháp lí nói rằng chuyện này chắc chắn là có thể.

https://www.voatiengviet.com/a/my-co-hai-thang-de-chung-quyet-luan-cu-dan-do-assange/4873903.html

 

Công tố viên Hoa Kỳ truy tố người phụ nữ Trung Cộng

bị bắt giữ tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago

Palm Beach, Florida – The tin từ Bloomberg, một bồi thẩm đoàn liên bang ở quận Palm Beach vừa truy tố bà Yujing Zhang, một phụ nữ Trung Cộng bị bắt giữ ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump về tội xâm nhậm bất hợp pháp và khai báo gian dối.

Trước đó, bà Zhang bị bắt giữ và tịch thu 4 chiếc điện thoại di động, cùng một chiếc máy tính xách tay, một ổ đĩa cứng, và một chiếc USB bị nghi ngờ là có chứa mã độc. Đồng thời, tại thời điểm người phụ nữ này bị bắt giữ, Tổng thống Trump đang chơi golf ở gần đó.

Tuy nhiên, trong bản cáo trạng được đưa ra, ngoài hai tội danh bị truy tố như trên, bà Zhang không bị truy tố về tội làm gián điệp. Theo Bloomberg, tại phiên tòa của bà Zhang diễn ra hôm 8 tháng 4 ở West Palm Beach, công tố viên Rolando Garcia đưa ra nhận xét tương tự như bản cáo trạng, rằng không có thông tin nào cho thấy bà Zhang có hành động gián điệp. Tuy nhiên, ông Garcia khẳng định với thẩm phán rằng bên công tố vẫn sẽ tiếp tục xem xét về khả năng bà Zhang làm gián điệp.

Bên cạnh đó, theo một nguồn tin thân cận với sự việc, các điều tra viên vẫn tiếp tục xem xét vụ của bà Zhang như một phần của một cuộc điều tra có quy mô lớn hơn do FBI tiến hành. Cuộc điều tra này được mở ra nhằm điều tra về nghi vấn các gián điệp Trung Cộng đang nhắm vào Tổng thống Trump và khu nghỉ mát Mar-a-Lago, nhằm lấy thông tin về các chính sách liên quan đến Trung Cộng của chính quyền Hoa Kỳ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cong-to-vien-hoa-ky-truy-to-nguoi-phu-nu-trung-cong-bi-bat-giu-tai-khu-nghi-mat-mar-a-lago/

 

Chính sách trao trả người tị nạn về Mexico

 tạm thời có hiệu lực trở lại

Wilmington, Delaware – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (12 tháng 4), chính phủ Hoa Kỳ có thể  tạm thời tiếp tục trao trả người tầm trú trở về Mexico sau khi một quan tòa thuộc Tòa Kháng án Khu vực 9 đưa ra phán quyết có lợi cho Tổng thống Donald Trump.

Trước đó vào hôm thứ Hai, quan tòa Richard Seeborg đưa ra phán quyết ngăn chặn chương trình trao trả người tầm trú về Mexico và phán quyết sẽ có hiệu lực vào lúc 8 giờ tối thứ Sáu.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã yêu cầu Tòa Kháng án ở San Francisco can thiệp.

Theo Reuters, Tòa Kháng án Khu vực 9 đã ban hành lệnh tạm thời nhằm vô hiệu hoá lệnh cấm của tòa án cấp dưới, trong khi các bên chuẩn bị nộp văn bản tranh luận đối với yêu cầu của chính phủ về việc vô hiệu lệnh cấm của tòa cấp dưới.

Theo văn bản đệ trình Tòa Kháng án hôm thứ Năm, chính phủ cho rằng Hoa Kỳ phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng nhân đạo và an ninh” tại biên giới phía nam, và cần áp dụng chính sách đối phó với số lượng người tầm trú đang gia tăng.

Hôm thứ Hai, quan tòa Seeborg phán quyết rằng chính sách của Tổng thống Trump đi ngược lại với luật di trú của Hoa Kỳ, do đó, ông ra lệnh cấm chính sách này trên toàn quốc, nhưng lại trì hoãn ngày phán quyết có hiệu lực để chính phủ có thời gian kháng án.

Theo Reuters, kể từ tháng 1, Hoa Kỳ đã trao trả hơn 1,000 người tầm trú, chủ yếu là những người di dân Trung Mỹ, trở về Mexico để họ chờ đến lượt tham gia phiên tòa di trú ở Hoa Kỳ.

Mặc dù chính phủ đang kháng án, và lệnh của tòa án cấp dưới vẫn chưa có hiệu lực, các phóng viên của Reuters xác nhận rằng chính quyền Tổng thống Trump đang cho phép một số người tầm trú ở Mexico quay trở lại Hoa Kỳ để chờ đợi. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/chinh-sach-trao-tra-nguoi-ti-nan-ve-mexico-tam-thoi-co-hieu-luc-tro-lai/

 

Trump nói đang cân nhắc

đưa người nhập cư trái phép vào các thành phố trú ẩn

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu nói ông đang cân nhắc đưa những người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ tới các thành phố được gọi là thành phố trú ẩn, khi ông chỉ trích phe Dân chủ chống đối nỗ lực của ông xây một bức tường dọc biên giới với Mexico và các hành động khác nhằm ngăn trở nhập cư.

“Vì phe Dân chủ không muốn thay đổi luật di trú rất nguy hiểm của chúng ta, chúng tôi, đúng như tin tức đã đưa, đang cân nhắc mạnh mẽ việc đưa người nhập cư bất hợp pháp vào các thành phố trú ẩn,” ông Trump viết trên Twitter.

Các thành phố trú ẩn (sanctuary cities) là những khu vực thẩm quyền pháp lí địa phương tránh hợp tác với các cơ quan nhập cư liên bang và giam giữ những người nhập cư không có giấy tờ để có thể trục xuất.

Những địa phương đó lập luận rằng họ không có trách nhiệm giúp thi hành luật nhập cư liên bang và làm như vậy có thể cản trở những nỗ lực cảnh sát trong cộng đồng.

Báo The Washington Post hôm thứ Năm loan tin đầu tiên rằng Nhà Trắng đang xem xét kế hoạch vận chuyển người nhập cư đang bị giam giữ và thả họ vào các thành phố trú ẩn vốn là thành trì của phe Dân chủ.

San Francisco, thành phố quê nhà của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, là một trong những nơi đó.

Phát biểu trước các phóng viên hôm thứ Sáu, bà Pelosi, người theo Đảng Dân chủ, nói bà không hay biết gì về tin tức này. Nhưng bà nói thêm, “đây là một ý tưởng nữa không xứng tầm tổng thống Hoa Kỳ và coi thường những thách thức mà chúng ta đang đối mặt, trong tư cách một quốc gia, một dân tộc, để cho thấy chúng ta là ai, một quốc gia của người nhập cư.”

Một chuyên gia về di trú phát biểu trong điều kiện giấu tên với Reuters rằng “đây là một trò gây chú ý. Nó không giúp nâng cao hiệu năng của quá trình này.”

Thách thức của ông Trump đối với phe Dân chủ được đưa ra một ngày sau khi Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người theo Đảng Cộng hòa như ông Trump, nói với các phóng viên rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán lưỡng đảng để tìm giải pháp cho những vấn đề về di trú.

Chỉ riêng trong tháng 3, 103.492 người nhập cư không giấy tờ đã bị câu lưu dọc biên giới phía nam hoặc bị xua đi. Nhiều người trong số họ đến từ El Salvador, Honduras và Guatemala và đang xin bảo hộ tị nạn tại Mỹ để tránh tội phạm bạo lực và ma túy bất hợp pháp ở quê nhà.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-dang-can-nhac-dua-nguoi-nhap-cu-trai-phep-vao-cac-thanh-pho-tru-an/4873898.html

 

Venezuela: Mỹ-Nga Kình Địch

Vi Anh

Venezuela đang ở bên bờ của cuộc chiến tranh giữa Thế Giới Tự do do Mỹ lãnh đạo và Phe CS còn sót lại sau Chiến tranh Lạnh do Trung Cộng hiện CS  và Nga hậu CS cùng nhà cầm quyền Maduro cộng sản đang bị Chủ Tịch Quốc Hội cùng nhân dân Venezuela đứng lên vận động đảo chánh.

Về phía Thế giới Tự do, Mỹ và hầu hết các nước phương Tây đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, người đã viện dẫn Hiến pháp vào tháng 1 để tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời. Và Ông tố giác Maduro tái đắc cử vào năm 2018 là gian lận, bất chánh. Với sự hậu thuẫn của chính quyền Trump, ông Guaidó dẫn đầu việc kêu gọi ông Maduro từ chức tổng thống vì sự bất mãn với chế độ xã hội chủ nghĩa của ông ngày càng tăng.

Mỹ đánh Ông Maduro bằng vũ khí kinh tế. TT Trump tuyên bố áp đặt chế tài lên các công ty từ các quốc gia khác làm ăn với Venezuela để cắt đứt nguồn thu của nhà cầm quyền Maduro. Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, John Bolton, công bố trên Reuters TV.

Dầu lửa cung cấp 90% nguồn thu từ xuất cảng cho Venezuela, một nước thành viên của OPEC. Mỹ áp đặt chế tài lên công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA vào tháng 1, ngăn cấm các công ty Mỹ giao dịch với công ty này trừ phi doanh thu chuyển tới một quỹ dành cho ông Guaido.

Chính quyền Trump chưa ban hành các chế tài đối với các công ty từ các quốc gia khác làm ăn với PDVSA – nhưng các quan chức Mỹ đã có những “cuộc trò chuyện” với các cơ sở giao dịch dầu mỏ và các chính phủ trên khắp thế giới để thuyết phục họ giảm bớt các giao dịch với ông Maduro. Đặc phái viên Venezuela của ông Trump, Elliott Abrams, đã tuyên bố, theo Reuters.

Về phía CS Trung Quốc hiện CS và Nga hậu CS ủng hộ ông Maduro, người đang nắm quyền kiểm soát các định chế nhà nước và vẫn duy trì được sự trung thành của quân đội. Ông Bolton cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, nói với Reuters rằng ông Trump đang xem xét các lựa chọn – bao gồm cả chế tài – để đáp lại sự hiện diện quân sự đang gia tăng của Nga tại Venezuela. Hai máy bay của không quân Nga chở gần 100 nhân viên quân sự đã hạ cánh bên ngoài thủ đô Caracas hôm thứ Bảy tuần trước.

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu cho biết, ông có thể sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cuộc khủng hoảng ở Venezuela.

Về đất nước và nhân dân Venezuela, Venezuela liên tục mất điện nặng nề hầu như trên toàn quốc. Cuộc sống thêm khó khăn cho nhân dân và cho chế độ đang bám quyền hành qua ba lần mất điện trên diện rộng.  Caracas và những thành phố lớn ở Venezuela chịu đợt mất điện mới dù chưa hồi phục sau lần mất điện đầu tiên, làm tê liệt đất nước nhiều ngày. Giao thông công cộng hỗn loạn, xe điện ngầm dừng hoạt động, hàng ngàn người phải đi bộ về nhà hoặc chen lấn trên xe buýt. Bệnh viện, nước sinh hoạt và các dịch vụ đều ảnh hưởng. Trường học, công sở đóng cửa. Mạng viễn thông mất liên lạc, mất nước, cửa hàng bị cướp bóc, giá cả leo thang. Chính phủ của Tổng thống Maduro đổ lỗi cho phe đối lập phá hoại hệ thống máy tính ở đập thủy điện chính của quốc gia, còn phe đối lập chỉ trích những chính sách đầu tư bất hợp lý và tham nhũng của chính quyền Maduro là nguyên nhân gây mất điện diện rộng.

Trong thời gian ấy, Ô Guaido cũng bôn ba ra ngoại quốc và nhiều vùng trong nước vận động cuộc cách mạng. Còn Ô Maduro thì đổ tội mất điện là do Mỹ nhúng tay vào, trong khi Ô Guaido tố cáo nhà cầm quyền không tu bổ máy móc khiến hư hại tại nhà máy điện lớn nhứt của Venezuela.

Ô Guaido cũng kêu gọi quân đội trở về với nhân dân, nay hơn 80% dân chúng muốn có một chánh quyền tự do, dân chủ. Chỉ một tướng lãnh không quân và một số nhỏ quân nhân bỏ hàng ngũ về với dân vì Ô Maduro lâu nay mua chuộc hàng tướng lãnh với nhiều đặc quyền đặc lợi. Ô Guaido cũng khéo léo ngỏ ý cho Nga và TC, là tân chánh quyền sẽ tôn trọng những hiệp ước và hợp đồng mà Venezuela đà ký với hai nước Nga và TQ, hai khách hàng mua bán lớn nhứt với Venzuela.

Ngoài ra vợ Ông cũng đi sang Mỹ, được chánh quyền Trump tiếp rước như đệ nhứt phu nhân của Venezuela.

Thấy tình hình làm cuộc cách mạng không đổ máu của Tổng Thống lâm thời Guaido khá thành công, phe của Maduro chơi trò bẩn. Kiểm toán viên Elvis Amoroso của cơ quan tài chính của nhà cầm quyền Maduro vạch lá tìm sâu, tố cáo báo cáo tài chính cá nhân của ông Guaidó không nhất quán. Rồi đơn phương cấm Guaidó giữ chức vụ công trong 15 năm, mức tối đa. Ông Guaidó phản bác tuyên bố mình là tổng thống lâm thời được sự ủng hộ của hơn 50 quốc gia, bao gồm Mỹ. “Quốc hội hợp pháp là bên duy nhất có quyền chỉ định tổng kiểm toán viên”.

Tuần trước, Chánh văn phòng của ông Guaidó, ông Roberto Marrero, 49 tuổi, bị buộc tội lên kế hoạch “các hành vi phá hoại” chống lại các quan chức sau khi bị bắt. Việc bắt giữ ông Marrero khiến quốc tế

lên án, với Mỹ, Liên minh châu  Âu và các quốc gia Mỹ Latinh đều yêu cầu trả tự do cho ông Marrero ngay lập tức.

Ông Guaidó nói lực lượng an ninh đã thực hiện một hành động “bất hợp pháp và vi hiến”, đồng thời cho biết Ông tin rằng những thứ được cho là tìm thấy tại nhà của ông Marrero đã bị cài ở đó.

Ngay sau khi ông Guaidó tuyên bố mình là lãnh đạo lâm thời, tài sản của ông đã bị đóng băng và Tòa án tối cao, bị chi phối bởi những người trung thành với chính phủ, đã ra lệnh cấm đi lại đối với ông.

Nhưng nhà lãnh đạo phe đối lập 35 tuổi đã bất chấp lệnh cấm đó vào tháng trước khi ông đi thăm các nước Mỹ Latinh để kêu gọi sự ủng hộ.

Ông Guaidó đã tiếp tục kêu gọi Tổng thống Maduro từ chức và kêu gọi các lực lượng an ninh, chủ yếu trung thành với chính phủ, đổi phe.

Tuần trước, công tố viên trưởng của Venezuela đã yêu cầu Tòa án Tối cao điều tra ông Guaidó vì cáo buộc phá hoại hệ thống điện của đất nước sau vụ cắt điện trong tháng này.

Ông Guaidó đã được hầu hết các quốc gia ở Mỹ Latinh công nhận là nhà lãnh đạo của Venezuela.

Phản ứng mới nhất từ ​​Mỹ và Nga, hôm thứ Năm, Moscow đã trả lời các bình luận của Tổng thống Trump sau khi ông nhấn mạnh rằng Nga nên “ra khỏi” Venezuela. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Nói với Nga rằng ‘Hãy ra khỏi Venezuela’ sẽ là hơi quá. Đây là một sự thô lỗ quy mô toàn cầu.”

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, kêu gọi Moscow “chấm dứt hành vi vô văn hóa” tại Venezuela.

Nga là một đồng minh quan trọng của Venezuela, cho họ vay hàng tỷ đô la và ủng hộ ngành công nghiệp dầu mỏ và quân sự của nước này.

Nhiều dấu chỉ cho thấy thâm ý của TC và Nga là muốn có chiến tranh tại Venezuela để Mỹ phải tập trung nỗ lực bảo vệ Nam Mỹ là sân sau nhà mình. Đó là cách làm giảm sức của Mỹ trong Chiến tranh Thương Mại và Chiến tranh Biển Đông mà Mỹ đang ưu thế hơn TC. Nhưng Nga và TC có thể sai lầm. Quân đôi Mỹ lúc nào cũng sẵn sàng cho hai ba mặt trận. Ngoại giao Mỹ mạnh hơn TC nhiều./.(VA)

https://vietbao.com/p123a292934/venezuela-my-nga-kinh-dich

 

Đạo tặc tấn công người chết ở thủ đô Caracas, Venezuela

Tại thủ đô Caracas của Venezuela, nạn đạo tặc hoành hành lan ra cả nghĩa trang, tấn công người chết.

Tại nghĩa trang Cementerio del Sur lớn nhất của thành phố, hầu như ngôi mộ nào cũng bị đào bới, không còn nguyên vẹn, thậm chí có những ngôi mộ của các nhân vật lịch sử cũng bị đập phá.

Xương người bị đào trộm, đem bán cho các nghi lễ tôn giáo Santeria. Các băng nhóm tội phạm cũng lùng kiếm răng vàng và đồ trang sức có giá trị.

Năm 2016, chính phủ nói rằng cảnh sát đã tăng cường tuần tra để đảm bảo an ninh. Nhân viên coi sóc nghĩa trang nói rằng mức hư hại vượt tầm kiểm soát.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-47921168

 

Trưng cầu dân ý lại về Brexit ‘là kịch bản có khả năng’

Ý tưởng về một cuôc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit rất có khả năng được đưa ra Quốc hội Anh một lần nữa mặc dù chính phủ của Thủ tướng Theresa May vẫn chống đối trưng cầu lại, Bộ trưởng Tài chính Anh cho biết hôm 12/4.

Ông Philip Hammond nói rằng ông hy vọng Quốc hội sẽ phá vỡ thế bế tắc Brexit bằng cách thông qua thỏa thuận trước cuối tháng Sáu và do đó sẽ chấm dứt lời kêu gọi trưng cầu dân ý lại và rằng ‘có cơ hội cao’ các cuộc đàm phán giữa chính phủ với Đảng Lao động sẽ có đột phá.

“Tôi vẫn lạc quan rằng trong một vài tháng tới chúng tôi sẽ thông qua được một thỏa thuận,” ông Hammond nói với các phóng viên ở Washington nơi ông tham dự cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng không thể loại trừ khả năng trưng cầu dân ý lần hai.

“Đó là đề xuất mà, dựa trên tất cả các bằng chứng, rất có thể được đưa ra Quốc hội vào một lúc nào đó,” ông nói.

Thủ tướng Anh Theresa May cho đến nay vẫn chưa thuyết phục được các thành viên Đảng Bảo thủ của bà ủng hộ thỏa thuận Brexit mà bà đã đàm phán với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hồi năm ngoái. Điều này khiến bà phải xin EU cho gia hạn Brexit và đã bắt đầu đàm phán với đảng đối lập để tìm cách phá thế bế tắc ở Quốc hội.

Nhiều nghị sỹ Lao động đang gây áp lực buộc lãnh đạo của họ Jeremy Corbyn đưa ra yêu sách trưng cầu dân ý lại trong các cuộc đàm phán với bà May.

Ông Hammond nói rằng mặc dù chính phủ của bà May chống đối trưng cầu dân ý lại, nhưng các đòi hỏi khác của Đảng Lao động – chẳng hạn như giữ lại liên minh thuế quan với EU – vẫn để ngỏ cho đàm phán.

Ông Hammond cũng nói rằng để tổ chức trưng cầu dân ý lại thì phải cần sáu tháng để chuẩn bị, do đó nếu Quốc hội bỏ phiếu trong vài tháng nữa để đặt điều kiện đưa thỏa thuận ra trưng cầu thì mới phê chuẩn thỏa thuận Brexit thì Anh không còn đủ thời gian thực hiện vì thời hạn mới mà EU cho nước Anh là đến ngày 31/10.

Là một trong những bộ trưởng ủng hộ ở lại EU mạnh mẽ nhất trong nội các của bà May, ông Hammond đã đối mặt chỉ trích của những người chủ trương Brexit cứng rắn khi ông nói rằng nước Anh cần gắn chặt với EU. Mới đây ông đã làm họ tức giận một lần nữa khi nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit là ‘đề xuất hoàn toàn đáng tin cậy’.

Quốc hội Anh trước đây đã bác bỏ ý tưởng tổ chức trưng cầu dân ý lại và các giải pháp khả dĩ khác để giải quyết bế tắc Brexit.

Ông Hammond nói rằng nguy cơ của Brexit không có thỏa thuận đã giảm bớt nhưng vẫn chưa thể tránh được với việc EU cho gia hạn Brexit và hậu quả như thế sẽ có tác động đến kinh tế toàn cầu.

https://www.voatiengviet.com/a/tr%C6%B0ng-c%E1%BA%A7u-d%C3%A2n-%C3%BD-l%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-brexit-l%C3%A0-k%E1%BB%8Bch-b%E1%BA%A3n-c%C3%B3-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-/4873874.html

 

Julian Assange, 7 năm tù túng trong 18 mét vuông

Thụy My

Vụ cảnh sát Anh vào đại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn bắt ông Julian Assange đã kết thúc một thời kỳ gần bảy năm sống cô độc của người sáng lập WikiLeaks, không ai bầu bạn, không hoạt động thể dục thể thao và thiếu ánh sáng tự nhiên.

Nhân vật người Úc 47 tuổi, mà sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất đã bị giảm sút trong thời gian tự giam cầm này, đã xuất hiện với vẻ yếu ớt, gương mặt mệt mỏi với bộ râu rậm rạp, bị các cảnh sát cưỡng bức ra khỏi tòa đại sứ.

Người lập ra WikiLeaks tị nạn trong tòa nhà bằng gạch đỏ nằm tại khu phố sang trọng Knightsbridge từ tháng 6/2012, để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị tố cáo hãm hiếp và tấn công tình dục.

Lần cuối cùng Julian Assange công khai xuất hiện là hồi tháng 5/2017, tại balcon sứ quán Ecuador, nắm tay giơ cao, sau khi tư pháp Thụy Điển ngưng truy tố.

« Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao »

Trong năm đầu tiên Assange tị nạn tại đại sứ quán Ecuador, cảnh sát Anh duy trì sự hiện diện 24/24 trước tòa nhà. Theo một số nguồn tin, tình trạng « trực chiến » này làm tốn kém hàng triệu euro cho người đóng thuế Anh.

Ở bên trong, cựu hacker đã phải cố sống như ở nhà mình, trong căn phòng có diện tích 18 mét vuông, có một chiếc giường, một vòi sen, một máy tính và một lò vi sóng.

Ông đã chia không gian này ra làm hai phần, một để làm văn phòng, nửa kia làm nơi sinh hoạt. Julian Assange cố gắng duy trì hoạt động rèn luyện thân thể tối thiểu, nhờ một thảm tập chạy. Ông cũng có một chiếc đèn cực tím để bù vào việc thiếu ánh sáng mặt trời.

Thỉnh thoảng Julian Assange cũng tiếp đón một số nhân vật đến thăm. Đó là các nhà báo, nhà ngoại giao, và một số người nổi tiếng đã công khai ủng hộ ông như nhà tạo mốt Anh Vivienne Westwood, hay ngôi sao điện ảnh Canada Pamela Anderson.

Nhưng lo sợ cho sự an toàn của bản thân, Julian Assange hầu như không ra khỏi balcon nơi trú ẩn. Bị kẹt ngay trung tâm thủ đô nước Anh, chỉ cách cửa hàng sang trọng Harrods nổi tiếng có vài chục mét, ông so sánh cuộc sống hàng ngày của mình như trên phi thuyền không gian.

« Tinh thần tôi không hề bị cầm tù » – ông nói với AFP năm 2013. « Về mặt vật chất thì điều kiện khá khó khăn, tuy nhiên mỗi ngày tôi đều làm việc ». Julian Assange trải qua phần lớn thời gian trước chiếc máy vi tính, tham gia các cuộc họp báo online, bày tỏ chính kiến thông qua mạng xã hội Twitter, thậm chí còn cộng tác với kênh truyền hình Nga RT.

« Sống như ở tù »

Sức khỏe tinh thần và thể chất của người sáng lập WikiLeaks dần sa sút. Các luật sư của ông liên tục đưa đơn chống lại lệnh bắt của Anh về việc vi phạm các điều kiện khi được tạm tha, vẫn đang đè nặng lên Assange, và tố cáo điều kiện sống « tương tự như ở tù ».

Nhấn mạnh đến quyết định của một ủy ban Liên Hiệp Quốc, hồi năm 2016 đã cho rằng Julian Assange bị « giam giữ một cách tùy tiện », các luật sư khẳng định ông đang gặp nguy hiểm vì không được chăm sóc sức khỏe và thiếu ánh sáng mặt trời. Trong một phiên tòa, họ cho biết Julian Assange bị trầm cảm, có các vấn đề về răng miệng và bị đau vai.

Quan hệ của Julian Assange với chính quyền Ecuador cũng dần dà xấu đi. Năm ngoái Quito đã cắt kết nối internet của Julian Assange và thu hồi điện thoại di động, cáo buộc ông vi phạm các « cam kết bằng văn bản », trong đó Assange hứa không can dự vào chính sách đối ngoại của các đồng minh.

Con mèo cũng gây tranh cãi

Quyết định này khiến Julian Assange khởi kiện chính phủ Ecuador vì vi phạm « các quyền căn bản »  « quyền tự do » của ông. Assange cũng khiếu nại rằng đại sứ quán Ecuador đòi hỏi những người khách đến thăm ông phải tiết lộ một số « chi tiết riêng tư hay mang tính chính trị, chẳng hạn tên trên các mạng xã hội ».

Ngay cả con mèo mà Julian Assange được tặng năm 2016 cũng trở thành chủ đề tranh cãi, sau khi ông tạo cho nó một tài khoản Twitter mang tên @EmbassyCat, thường đưa những thông tin châm chọc. Một công hàm từ Quito được báo chí Ecuador tiết lộ cho thấy chính quyền lo ngại cho tình trạng vệ sinh, thức ăn, chăm sóc đối với mèo, cảnh báo rằng con mèo có thể bị gởi vào một cơ sở dành cho thú nuôi.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190412-julian-assange-7-nam-tu-tung-trong-18-met-vuong

 

Lực lượng phòng không Syria

bắn hạ hỏa tiễn từ máy bay Israel

Cairo, Ai Cập – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (13 tháng 4), đài truyền hình  Syria và hãng tin tức SANA trích dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, vào hôm nay, các máy bay của Israel đã nhắm vào một vị trí quân sự ở Masyaf, gần tỉnh Hama, Syria. Tuy nhiên, lực lượng phòng không của Syria đã chặn đứng và bắn hạ một số hỏa tiễn trước khi những hỏa tiễn đó tiếp cận mục tiêu.

Theo hãng tin SANA, việc bắn hạ các hỏa tiễn cũng gây ra thiệt hại cho một số tòa nhà và khiến 3 binh sĩ bị thương.

Kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu tại Syria, Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấn công quân sự ở Syria. Cũng trong thời gian diễn ra nội chiến, Israrel cũng phải chống lại các quá trình chuyển giao vũ khí đáng ngờ của lực lượng Iran, cũng như các đồng minh Hezbollah của họ ở  Lebanon. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/luc-luong-phong-khong-syria-ban-ha-hoa-tien-tu-may-bay-israel/

 

Hàng trăm ngàn người Algeri

tiếp tục biểu tình đòi thay đổi chế độ

Trọng Nghĩa

Như thông lệ từ 8 tám tuần lễ liên tiếp, Thứ Sáu 12/04/2019, người biểu tình đã lại rầm rộ xuống đường trên toàn quốc Algeri, nhất là ở thủ đô Alger để phản đối chế độ Bouteflika. Bầu không khí tại thủ đô Algeri lần này có phần căng thẳng hơn bình thường, với một số vụ xô xát với cảnh sát làm một số người bị thương tích và gây ra nhiều thiệt hại vật chất.

Vào cuối cuộc biểu tình tại Alger, cảnh sát đã phải bắn hơi cay và sử dụng vòi rồng để giải tán một nhóm hàng trăm người không chịu tan hàng. Nhóm người này đã đáp trả bằng chai lọ, gạch đá, thùng rác… Sau cùng, chính những người biểu tình ôn hòa đã phải can thiệp để ngăn chặn bạo động lan ra.

Hình ảnh đăng tải trên các mạng xã hội còn cho thấy một chiếc xe của cảnh sát bị đốt cháy, nhiều chiếc xe khác bị phá hoại. Theo phía cảnh sát, thủ phạm gây nên các vụ bạo động là những thành phần côn đồ đã len lỏi vào hàng ngũ biểu tình. Tính ra đã có 83 nhân viên cảnh sát bị thương, trong đó có 4 trường hợp bị thương nặng. Cảnh sát cũng đã câu lưu 108 người.

Những người xuống đường cũng cho rằng các phần tử làm loạn không phải là những người biểu tình chân chính, nhưng họ cũng cảm thấy một sự cứng rắn hơn từ phía cảnh sát.

Theo hãng tin chính thức APS, những cuộc biểu tình đã diễn ra vào hôm qua tại 42 trên tổng số 48 vùng tại Algeri.

Sau khi đã thành công trong việc buộc tổng thống Bouteflika từ chức, vào ngày 02/04/2019, những người biểu tình tiếp tục đòi tổng thống lâm thời Abdelkader Bensalah, 77 tuổi, cũng phải ra đi, cùng với toàn bộ các nhân vật quan trọng trong bộ máy cầm quyền của ông Bouteflika.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190413-hang-tram-ngan-nguoi-algeri-tiep-tuc-bieu-tinh-doi-thay-doi-che-do

 

Người đứng đầu Hội đồng Quân sự Sudan từ chức

Khartoum, Sudan – Vào hôm thứ Sáu (12 tháng 4), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sudan đột ngột từ bỏ chức vụ lãnh đạo Hội đồng Quân sự chuyển tiếp, chỉ sau một ngày tại chức, khi những người biểu tình yêu cầu đất nước thay đổi nhanh hơn về mặt chính trị sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lực lượng  quân sự lật đổ.

Vài giờ sau khi Hội đồng Quân sự tìm cách xoa dịu cơn nóng giận của công chúng bằng cách hứa hẹn về một chính phủ dân sự mới, Bộ trưởng Quốc phòng Awad Ibn Auf đưa ra tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, ông từ bỏ chức vụ lãnh đạo Hội đồng.

Theo ông Ibn Auf, Trung tướng Abdel Fattah al-Burhan Abdelrahman sẽ là người đứng đầu Hội đồng mới. Ông cũng cho biết Tham mưu trưởng Kamal Abdelmarouf al-Mahi cũng từ chức Phó chủ tịch Hội đồng Quân sự chuyển tiếp.

Thông tin về sự thay đổi này khiến hàng ngàn người ăn mừng trên đường phố của thủ đô Khartoum. Trước đó, hội đồng quân sự dự đoán rằng quá trình chuyển tiếp sẽ kéo dài tối đa là hai năm, hoặc ít hơn nhiều nếu họ có thể tránh được tình trạng hỗn loạn.

Người đứng đầu Hội đồng Chính trị của Ủy ban Quân sự, ông Omar Zain al-Abideen, cho biết Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc đối thoại với các nhóm chính trị.

Theo Reuters, thông báo về một chính phủ dân sự trong tương lai có vẻ đã được đưa ra để trấn an những người biểu tình, tức những người gây áp lực trong nhiều tháng qua nhằm yêu cầu ông Bashir từ chức. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nguoi-dung-dau-hoi-dong-quan-su-sudan-tu-chuc/

 

Tiêm kích F-35 Nhật rơi có thể châm ngòi

cho chiến dịch phản gián trong lòng biển

Xác tiêm kích F-35A trong lòng biển có thể là “mỏ vàng” với các cơ quan tình báo nước ngoài muốn tìm hiểu công nghệ tàng hình Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua triển khai ba tàu chiến và một tàu cảnh sát biển để tìm kiếm xác tiêm kích tàng hình F-35A bị rơi ở vùng biển cách tỉnh Aomori, đông bắc nước này khoảng 135 km. Quân đội Mỹ sau đó cũng điều một máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon và một oanh tạc cơ B-52H tham gia chiến dịch tìm kiếm cứu nạn.

“Chúng ta có thể chứng kiến một trong những chiến dịch trinh sát và phản gián lớn nhất thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh. Nếu xác máy bay chìm sâu dưới Thái Bình Dương, nó có thể bị đối thủ trục vớt và khai thác. Nhiều khả năng Mỹ và Nhật sẽ triển khai nhiều lớp phòng vệ chống ngầm ở quanh khu vực máy bay rơi”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận định.

Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) cho biết các máy bay đã phát hiện vệt dầu loang, cùng một số mảnh cánh đuôi máy bay. Tuy nhiên, Nhật và Mỹ vẫn chưa phát hiện được xác chiếc F-35A cũng như số phận của phi công điều khiển.

“Rất khó định vị khu vực máy bay tàng hình rơi nếu phi cơ không mang thiết bị tăng diện tích phản xạ radar. Lực lượng cứu hộ có thể dựa vào dữ liệu từ đường truyền MADL tích hợp trên biên đội F-35A nếu nó được sử dụng trong chuyến huấn luyện tối 9/4”, Rogoway nói thêm.

Khu vực tiêm kích F-35A gặp nạn là vùng biển quốc tế, tàu thuyền các nước đều có thể tự do tiếp cận, làm dấy lên lo ngại về việc các cường quốc trong khu vực như Nga hay Trung Quốc sẽ sớm triển khai tàu trinh sát, tàu ngầm tới khu vực để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về mẫu chiến đấu cơ tàng hình tối tân này.

Trong trường hợp Mỹ và Nhật Bản không tìm thấy xác chiếc F-35A dưới lòng biển, các đối thủ hoàn toàn có thể bí mật tìm kiếm và thu hồi nó để tiếp cận với các công nghệ tàng hình, cảm biến hiện đại trên máy bay và thu được những dữ liệu “trời cho” về dòng tiêm kích này. Bởi vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng chiếc tiêm kích gặp nạn dưới lòng biển không khác gì “mỏ vàng” về thông tin tình báo đối với các đối thủ của Mỹ và Nhật.

JASDF hôm nay xác nhận tiêm kích gặp nạn mang số đuôi 79-8705, là chiếc F-35A đầu tiên được Nhật Bản tự lắp ráp và xuất xưởng ngày 6/6/2017. Máy bay lao xuống biển khi đang huấn luyện bay đêm trên Thái Bình Dương cùng ba tiêm kích khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya thông báo sẽ ngừng toàn bộ hoạt động của 12 tiêm kích F-35A còn lại trong biên chế JASDF, chiếc thứ 14 đang bay thử sau khi lắp ráp tại thành phố Nagoya cũng sẽ bị cấm bay.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27337-tiem-kich-f-35-nhat-roi-co-the-cham-ngoi-cho-chien-dich-phan-gian-trong-long-bien.html

 

Kim Jong-un chỉ gặp Donald Trump

nếu Mỹ ‘có thái độ đúng đắn’

Ông Kim Jong-un nói sẽ đợi đến cuối năm nay xem Mỹ có đưa ra các quyết định linh hoạt hơn hay không, theo Reuters.

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói rằng đổ vỡ trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ khiến hai bên có nguy cơ căng thẳng trở lại. Ông cũng nói chỉ quan tâm đến việc gặp lại Tổng thống Donald Trump nếu Hoa Kỳ có thái độ đúng đắn, thông tấn xã KCNA cho hay.

Ông Kim nói trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Tối cao vào thứ Sáu rằng “điều cần thiết là Hoa Kỳ phải dừng cách tính toán hiện nay và gặp chúng tôi với một kế hoạch mới”.

Trump gây nhầm lẫn với dòng tweet về Bắc Hàn

Bắc Hàn họp bàn cải cách đất nước

Bắc Hàn: ‘Mỹ vứt đi cơ hội vàng’

Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau hai lần, tại Hà Nội vào tháng 2/2019 và Singapore vào 6/2018. Hai bên xây dựng thiện chí nhưng không đạt được thỏa thuận dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Bắc Hàn từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Ông Trump cho biết hôm thứ Năm 11/4 rằng sẵn sàng gặp lại ông Kim.

Nhưng hôm thứ Sáu, ông Kim nói kết quả tại cuộc gặp ở Hà Nội khiến ông đặt câu hỏi về chiến lược ông đề ra năm ngoái về hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế.

“Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội khiến chúng tôi phải tự hỏi những quyết định chiến lược trước đây của mình có đúng hay không, và khiến chúng tôi thận trọng về việc liệu Hoa Kỳ thậm chí có thực sự cố gắng cải thiện mối quan hệ Triều Tiên-Hoa Kỳ hay không.”

“Tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã đến với các kế hoạch hoàn toàn không thể thực hiện được, và đã không thực sự sẵn sàng đối thoại trực tiếp với chúng tôi để giải quyết vấn đề,” ông Kim nói.

“Theo lối suy nghĩ đó, Hoa Kỳ sẽ không thể lay chuyển được chúng tôi kể cả khi họ ngồi với chúng tôi hàng trăm, hàng ngàn lần, và sẽ không có được những gì họ muốn,” ông nói.

“Tôi sẽ kiên nhẫn chờ đến cuối năm nay để xem Mỹ có can đảm đưa ra quyết định hay không, nhưng sẽ khó có cơ hội tốt như lần trước,” ông Kim nói.

Hoài nghi về thượng đỉnh lần ba

Ông Kim cho biết mối quan hệ cá nhân của ông với Trump vẫn tốt, nhưng ông không hứng thú với hội nghị thượng đỉnh lần ba nếu chỉ lặp lại cuộc gặp tại Hà Nội.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon tại Washington hôm thứ Năm, ông Trump tỏ ý sẵn sàng tổ chức hội nghị lần thứ ba với ông Kim nhưng nói rằng Washington sẽ giữ các lệnh trừng phạt.

Ông Kim nói rằng các lãnh đạo Hoa Kỳ “lầm tưởng nếu họ gây áp lực tối đa lên chúng tôi, họ có thể khuất phục chúng tôi. Chính sách trừng phạt và áp lực hiện tại của Hoa Kỳ giống như đổ dầu vào lửa,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông Kim cho biết sẽ không ngần ngại ký một thỏa thuận nếu nó xét đến lợi ích của cả hai quốc gia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47918168

 

Ông Kim Jong Un kêu gọi ‘giáng đòn nghiêm trọng’

vào các nước trừng phạt

Tuyên bố ngày 10-4 của nhà lãnh đạo Triều Tiên như một thông điệp ngầm nhắn gửi tới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người đang trên đường tới Mỹ gặp người đồng cấp Donald Trump.

Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11-4, phát biểu trong cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong Un tuyên bố Bình Nhưỡng cần “giáng một đòn nghiêm trọng” vào các thế lực thù địch – những kẻ tin rằng đất nước của ông sẽ nhượng bộ trước các lệnh trừng phạt.

Vũ khí để chống lại các lực lượng đó, theo ông Kim Jong Un, chính là một nền kinh tế tự lực dựa trên chính sức mạnh, tài nguyên và công nghệ của Bình Nhưỡng.

“Tự lực và một nền kinh tế độc lập cho người dân là nền tảng của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Triều Tiên và sẽ là huyết mạch vĩnh viễn quyết định số phận của cuộc cách mạng của chúng ta”, Chủ tịch Kim Jong Un khẳng định.

KCNA nhấn mạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nói rõ quan điểm của nước này trong cuộc gặp thượng đỉnh gần đây với tổng thống Mỹ tại Hà Nội.

“Chúng ta phải giáng một đòn nghiêm trọng vào các thế lực thù địch, những người đang lầm tưởng rằng có thể khiến chúng ta gục ngã thông qua các biện pháp trừng phạt, bằng cách thúc đẩy xây dựng xã hội chủ nghĩa đến mức độ tự chủ cao, phù hợp với hoàn cảnh và đất nước của chúng ta, dựa trên sức mạnh, công nghệ và tài nguyên của chính chúng ta”, ông Kim Jong Un tuyên bố.

Triều Tiên dự kiến sẽ khai mạc phiên họp đầu tiên của quốc hội khóa mới vào ngày hôm nay (11-4). Hôm 9-4, trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, ông Kim Jong Un cũng đánh giá tình hình hiện nay là “căng thẳng” và kêu gọi các quan chức dũng cảm xây dựng một nền kinh tế tự lực.

Giới quan sát đang dành nhiều sự chú ý cho cuộc họp lần này bởi chúng có thể truyền tải những thông điệp mới của Bình Nhưỡng.

Lời kêu gọi tự lực và chiến đấu chống lại các lệnh trừng phạt của nhà lãnh đạo Triều Tiên được phát đi trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân tiếp tục bế tắc và chưa có bất kỳ sự nới lỏng trừng phạt nào với Triều Tiên từ sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Nó cũng diễn ra ngay trước khi tổng thống Hàn Quốc đặt chân đến Mỹ. Ông Moon Jae In và ông Trump dự kiến sẽ gặp nhau vào ngày 11-4 theo giờ địa phương để bàn về các vấn đề liên quan đến phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

“Dù không đề cập trực tiếp tới Mỹ, tuyên bố của ông Kim Jong Un đã liên kết các biện pháp trừng phạt với những thế lực thù địch”, ông Shin Beom Chul, một nghiên cứu viên cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách châu Á, lưu ý với Hãng tin Reuters.

“Nếu anh tiếp tục trừng phạt tôi, anh là thế lực thù địch. Nếu anh nới lỏng các lệnh trừng phạt, anh không phải lực lượng đó”, ông Shin phân tích.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27368-ong-kim-jong-un-keu-goi-giang-don-nghiem-trong-vao-cac-nuoc-trung-phat.html

 

Chủ tịch Bắc Hàn cho Hoa Kỳ đến cuối năm để thay đổi thái độ

Seoul, Nam Hàn – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (13 tháng 4), Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn (KCNA) đưa tin, Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un cho biết thất bại trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ đã làm tăng nguy cơ hồi sinh sự căng thẳng giữa hai nước, và ông chỉ quan tâm đến việc gặp lại Tổng thống Donald Trump nếu Hoa Kỳ có thái độ mềm dẻo. Theo hãng tin KCNA, ông Kim tuyên bố rằng ông sẽ chờ đợi “đến cuối năm nay” để Hoa Kỳ quyết định về việc trở nên mềm dẻo hơn.

Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim đã gặp nhau hai lần, tại Hà Nội vào tháng 2 năm nay và Singapore vào tháng 6 năm trước, nhưng cả hai lại không đồng ý thỏa thuận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Bắc Hàn từ bỏ các chương trình nguyên tử và hỏa tiễn.

Vào hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump cho biết Tổng thống rất sẵn lòng gặp lại ông Kim, nhưng trong bài phát biểu vào hôm thứ Sáu vị chủ tịch Bắc Hàn lại cho biết kết quả tại Hà Nội đã khiến ông đặt nghi vấn về chiến lược mà ông thực hiện vào năm ngoái khi chấp nhận ngoại giao quốc tế và đàm phán với Hoa Kỳ.

Theo ông Kim Dong-yup thuộc Viện Kyungnam của Đại học Nghiên cứu Viễn Đông ở Nam Hàn, những bình luận của ông Kim thể hiện rõ việc ông sẽ không níu kéo các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ mãi mãi. Ông Kim cho biết rằng mối quan hệ cá nhân của ông với Tổng thống Donald Trump vẫn tốt, nhưng ông không có hứng thú với một hội nghị thượng đỉnh thứ ba nếu hội nghị này chỉ lặp lại kết quả tại Hà Nội. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/chu-tich-bac-han-cho-hoa-ky-den-cuoi-nam-de-thay-doi-thai-do/

 

Trung Quốc cảnh báo Úc tại WTO

về hạn chế đối với công nghệ 5G

Trung Quốc nói với Úc tại Tổ chức Thương mại Thế giới hôm thứ Sáu rằng hạn chế của Úc đối với công nghệ viễn thông 5G của Trung Quốc “rõ ràng có tính phân biệt đối xử” và dường như vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu, Reuters đưa tin, dẫn ra một biên bản họp mà hãng tin này nói đã xem qua.

Đại diện của Trung Quốc tại Hội đồng về Thương mại Hàng hóa của WTO nói các biện pháp hạn chế công nghệ 5G có “tác động lớn đến thương mại quốc tế” và sẽ không giải quyết những lo ngại về an ninh mạng, mà chỉ khiến các nước bị cô lập về mặt công nghệ.

Tháng 8 năm ngoái, Úc cấm công ty Công nghệ Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G, viện dẫn những rủi ro an ninh quốc gia. Huawei chỉ trích bước đi này là “mang động cơ chính trị.”

Reuters cho biết nhà ngoại giao Trung Quốc nói Úc không công bố bất kì tài liệu chính thức nào về lệnh cấm, dường như đã đi vào hiệu lực trước khi luật liên quan có hiệu lực vào ngày 18 tháng 9 năm 2018.

An ninh mạng và an ninh 5G cần có sự hợp tác quốc tế, nhà ngoại giao Trung Quốc nói, theo Reuters.

Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại và từ chối nhập khẩu từ một quốc gia cụ thể.

Tuy nhiên, họ có thể viện dẫn lí do an ninh quốc gia để được miễn trừ khỏi các quy tắc thương mại toàn cầu bình thường. Đó là một điều cấm kị từ nhiều thập niên qua vì các nhà ngoại giao và luật sư lo ngại các tuyên bố an ninh quốc gia sẽ trở thành chuẩn mực, làm suy yếu các quy tắc của WTO.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-uc-tai-wto-ve-han-che-doi-voi-cong-nghe-5g/4873892.html

 

Trung Quốc hứa không chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu

Trọng Nghĩa

Dự thượng đỉnh Dubrovnik- Croatia, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 12/04/2019 cam kết tôn trọng các quy tắc thương mại của Liên Hiệp Châu Âu. Lời trấn an này được đưa ra trong bối cảnh Bruxelles không còn che giấu mối lo ngại trước ý đồ của Trung Quốc, liên kết chặt chẽ với khối nước Đông và Trung Âu để chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu.

Phát biểu nhân buổi khai mạc thượng đỉnh thường được gọi là 16+1, ông Lý Khắc Cường khẳng định rằng Trung Quốc sẽ “hợp tác và tôn trọng các tiêu chuẩn của châu Âu”.

Tuyên bố này được cho là nhằm trấn an nhiều thành viên quan trọng trong Liên Âu, đặc biệt là Pháp và Đức – đã lo ngại Bắc Kinh có thể chia rẽ khối này khi thúc đẩy một cơ chế hội nghị thượng đỉnh riêng biệt tập trung vào quan hệ với các quốc gia phía đông châu Âu.

Bên cạnh đó, Bruxelles cũng đặc biệt bất bình trước việc Bắc Kinh đóng cửa thị trường Trung Quốc trong lúc lại lợi dụng tối đa khả năng truy cập để dàng vào thị trường châu Âu.

Thủ tướng Trung Quốc còn cam kết “đối xử bình đẳng với tất cả các công ty hoạt động tại Trung Quốc và tăng nhập khẩu từ các nước (châu Âu)”.

Ngoài việc trấn an Liên Hiệp Châu Âu nói chung, ông Lý Khắc Cường vẫn thúc đẩy chiến lược thắt chặt quan hệ với các nước Đông Âu một thành tố quan trọng của Sáng Kiến ​​Một Vành Đai Một Con Đường mà Bắc Kinh muốn đẩy mạnh.

Tại Croatia, thủ tướng Trung Quốc đã hoan nghênh Athens gia nhập khối các nước châu Âu hợp tác riêng với Trung Quốc, cho rằng việc Hy Lạp gia nhập khối “sẽ tăng cường mối quan hệ của Trung Quốc với Liên Hiệp Châu Âu”.

Với thành viên mới là Hy Lạp khối nước châu Âu hợp tác với Trung Quốc đã trở thành nhóm 17+1, chứ không còn là 16+1.

http://vi.rfi.fr/tong-hop/20190413-trung-quoc-hua-khong-chia-re-lien-hiep-chau-au