Tin Biển Đông – 09/04/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 09/04/2019

Vấn đề Biển Đông

tại Đối thoại Mỹ – ASEAN lần thứ 32

Từ 27 – 28/3, đã diễn ra Đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 31 tại thủ đô Washington của Mỹ. Tại Đối thoại, Mỹ và ASEAN đều đặc biệt quan tâm, thảo luận về diễn biến tình hình an ninh hàng hãi cũng như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Đây là Hội nghị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN và Mỹ nhằm kiểm điểm tiến trình hợp tác và thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN – Mỹ, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 234,2 tỷ USD, và là nhà đầu tư lớn thứ 5 vào ASEAN với tổng FDI đạt hơn 4,3 tỷ USD.

Các nội dung thảo luận bao gồm hợp tác sâu rộng giữa Mỹ và ASEAN trên các trụ cột chính trị, kinh tế và xã hội cũng như tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trong việc đảm bảo một khu vực Ấn độ-Thái bình dương mở và tự do. ASEAN cho rằng các chương trình hợp tác phát triển của Mỹ với ASEAN đều đang được triển khai hiệu quả, như Thoả thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), Sáng kiến hợp tác kinh tế mở rộng (E3), Sáng kiến kết nối ASEAN-Hoa Kỳ (ASEAN-US Connect), Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (LMI), Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), Chương trình Quan hệ Đối tác ASEAN-Hoa Kỳ về Quản trị tốt, Phát triển công bằng và bền vững và an ninh (PROGRESS)… Đồng thời, ASEAN hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục đưa ra những chương trình hợp tác phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo.

Các đại biểu cũng hoan nghênh cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai ở Hà Nội, ủng hộ sự cởi mở của Mỹ đối với các hoạt động ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách hoàn toàn và có thể kiểm chứng và ghi nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Các đại biểu cũng hoan nghênh sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế và các sáng kiến kinh tế cũng như sự thành công của các chương trình nhằm tăng cường giao lưu nhân dân giữa Mỹ và ASEAN. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải trong việc đảm bảo ổn định khu vực cũng như hợp tác hàng hải trong đối phó với nạn ô nhiễm chất thải nhựa và đánh bắt trái phép.

Các bên tái khẳng định sự cần thiết của giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ cho một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ý nghĩa và hiệu quả cho Biển Đông, tôn trọng các quyền của bên thứ ba và tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng (29/3) đã thay mặt các nước ASEAN trình bày về hợp tác an ninh biển. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, lĩnh vực hợp tác này đã trở nên hết sức quan trọng, được các nước quan tâm thúc

đẩy. Thời gian gần đây đã có một số chuyển biến tích cực, đặc biệt là những tiến triển trong thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc về COC. Tuy nhiên, khu vực vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ những tranh chấp chủ quyền, các hoạt động bồi đắp, quân sự hóa, nạn cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm môi trường biển, thiên tai… Điều này đòi hỏi ASEAN, Mỹ và các đối tác cần tiếp tục tăng cường hợp tác thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF). Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN, kiềm chế, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển năm 1982, đồng thời thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt COC hiệu lực, hiệu quả.

http://biendong.net/bien-dong/27320-van-de-bien-dong-tai-doi-thoai-my-asean-lan-thu-32.html

 

Kiểm ngư Việt Nam

đuổi hai tàu cá Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ

Kiểm ngư Việt Nam hôm 8/4 cho biết lực lượng này vừa đẩy đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép ở vùng biển phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ mà gần đây nhất là vụ đuổi hai tàu cá Trung Quốc ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Vnexpress trích thông tin từ Kiểm ngư Việt Nam cho biết vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 7/4, lực lượng kiểm ngư Việt Nam khi làm nhiệm vụ chấp pháp tại vùng Vịnh Bắc Bộ đã phát hiện hai tàu mang cờ Trung Quốc đang đánh bắt cá trái phép.

Khi thấy tàu của kiểm ngư Việt Nam, các tàu cá này đã vọi vàng tăng chạy về phía vùng biển Trung Quốc. Tàu kiểm ngư Việt Nam đã dùng vòi rồng để đẩy đuổi tàu Trung Quốc và dùng phát loa yêu cầu tàu cá nước ngoài không được đánh cá trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Vnexpress trích lời lãnh đạo Cục kiểm ngư Vùng 1 cho biết, thời gian gần đây, các tàu vỏ thép nước ngoài mang cờ Trung Quốc to ngang tàu kiểm ngư đã lợi dụng thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, liên tục xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Khu vực Vịnh Bắc Bộ là nơi Việt Nam và Trung Quốc đã có thỏa thuận phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá từ năm 2004. Hai bên thiết lập một vùng đánh cá chung rộng hơn 33.000 km2 có phạm vi từ vĩ tuyến 20 trở xuống đến đường cửa cửa vịnh, cách đường phân định 30,5 hải lý về mỗi phía.

Hai bên cũng thường xuyên có các hoạt động tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ.

Tuy nhiên, hiện cả Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa thể đi đến thống nhất trong việc phân định vùng cửa Vịnh Bắc Bộ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-repels-chinese-flagged-vessels-for-illegally-fishing-in-its-waters-04092019093935.html

 

Biển Đông: Chật Chội

Trần Khải

Chiến tranh Biển Đông có thể bùng nổ cách nào? Hải chiến? Hay tấn công giàn khoan dầu? Hay đánh chìm tàu cá ngư dân?

Bùng nổ chiến tranh Biển Đông là quan tâm trên một bài viết nhan đề “China vs. America: How a War in the South China Sea Could Start” trên tạp chí The National Interest. Tác giả bài viết là hai nhà bình luận Kerry K. Gershaneck, và James E. Fanell.

Dĩ nhiên, chỉ là giả thuyết thôi. Quân đội Trung Quốc đang ồn ào kêu gọi chiến tranh trên các vùng biển South China Sea, nơi dân tộc Việt Nam  gọi là Biển Đông và dân tộc Philippines gọi là Biển Tây Phi.

Trong bài nói chuyện này 20/12/2018, Đề Đốc Hải quân TQ Luo Yuan, Viện phó Học viện Khoa học Quân sự TQ, nói rằng chìa khóa TQ thống trị Biển Đông là đánh chìm 2 hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, làm chết nhiều lính thủy Hoa Kỳ càng nhiều càng tốt.

Đó là hù dọa, nhưng có thể là Hải quân TQ sẽ gây sự với các nước nhỏ.

Trong khi đó, bản tin Yahoo News hôm Thứ Hai cho biết Biển Đông chật thêm, vì trong lúc tranh chấp tiếp diễn tại Biển Đông, 2 tàu chiến Nga đến Philippines – tin chính thức ghi: khu trục hạm “đề đốc Tributs” và 1 tàu chở dầu ghé cảng Manila trong 1 chuyến viếng thăm thiện chí.

Đầu Tháng 1, 3 tàu Nga đến cảng của thủ đô Manila và được mô tả như là thể hiện ý định cổ vũ hòa bình, ổn định và hợp tác hàng hải. 2 bên định ký thỏa ước hợp tác vào Tháng 7 sẽ đưa tới các hoạt động huấn luyện phối hợp và viếng thăm qua lại của chiến hạm.

Tàu Nga tới Manila trong túc đang diễn ra cuộc diễn tập hải quân Balikatan giữa Philippines và Hoa Kỳ dự kiến kết thúc ngày 12-4.

Với hơn 7500 binh sĩ, diễn tập Balokatan gồm bắn đạn thật, đổ bộ, có chiến đấu cơ F-35 tham gia.

Tuần qua, Manila báo động: hàng trăm tàu Trung Cộng được nhận diện là “hải cảnh” tập trung quanh đảo Thitu – lực lượng này xuất hiện gần đảo Thitu từ Tháng 12, khi Philippines bắt đầu xạy dựng trên đảo.

Hôm Thứ Năm, TT Duterte tuyên bố ám chỉ đơn vị phòng thủ đảo sẽ nhận sứ mạng “quyết tử” nếu Trung Cộng đụng tới đảo này.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng theo Tân Hoa Xã hôm 7/4 đưa tin rằng một giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc sẽ được kéo vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông ngày 10/4.

Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói rằng giàn có tên gọi Dongfang 13-2 CEPB đã được đóng xong đầu tháng này tại tỉnh Quảng Đông.

Theo Tân Hoa Xã, giàn nổi này nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.

Giàn sản xuất dầu khí dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng Sáu.

Lưu vực Yinggehai, nơi dự kiến sẽ đặt giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc, nằm ở phía tây bắc Biển Đông, giữa Đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam.

Tới tối ngày 7/4 (giờ Hà Nội), chưa thấy có phản ứng từ phía Việt Nam.

Giữa năm 2014, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng phương bắc rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào khu vực Hoàng Sa mà Hà Nội nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Sự hiện diện của giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Đông đã dẫn tới các cuộc biểu tình bài Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam.

Trong khi đó, bản tin RFI kể về Biển Đông: Philippines đang trả giá cho chiến lược “hảo hảo” với Trung Quốc.

RFI ghi rằng sau ba năm duy trì chính sách hữu hảo, quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh trên cương vị tổng thống Philippines (nhậm chức ngày 30/06/2016), dường như ông Rodrigo Duterte đang nuốt trái đắng trước những thách thức lặp đi lặp lại của Trung Quốc đối với chủ quyền của Philippines.

Ngày 04/04/2019, chính quyền Manila buộc phải lên tiếng phản đối, thậm chí tổng thống Duterte đe dọa “tử chiến”, sau khi bộ Ngoại Giao nước này thông báo chỉ trong ba tháng đầu năm, có đến 275 tầu Trung Quốc lượn lờ quanh đảo Thị Tứ (Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, nhưng Philippines đang kiểm soát và gọi là Pag Asa). Đại sứ Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua) của Trung Quốc tại Manila khẳng định đó chỉ là tầu đánh cá và không có vũ khí.

“Đây là sự kiện chẳng tốt đẹp gì cho các nước trong vùng, như Philippines”, hiện đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, theo đánh giá của giáo sư kinh tế Panos Mourdoukoutas, trường đại học LIU Post ở New York và đại học Colombia, trong bài viết “Philippines đang bắt đầu trả giá cho chính sách quay ngoắt về Biển Đông của Duterte” trên trang Forbes (06/04).

Ngoài ra, sự căng thẳng trong khu vực sẽ tác động đến hoạt động kinh tế của vùng trong tương lai vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dè chừng trước những rủi ro địa-chính trị.

Trung Quốc coi Biển Đông là “ao nhà” và sẵn sàng làm mọi việc để đòi quyền kiểm soát từng hòn đảo/đá, dù là tự nhiên hay bồi đắp. Sau khi chiếm đóng và xây dựng các căn cứ quân sự với đường bay, hệ thống radar và nhiều cơ sở khác trên các đảo có tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông, ngày 21/01/2019, Bắc Kinh thông báo khai trương một trung tâm cứu hộ trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), mà cả Việt Nam và Philippines đều khẳng định chủ quyền.

Tuy nhiên, thay vì phản đối hành động của Trung Quốc, phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, lại nực cười tuyên bố rằng “chúng ta nên biết ơn Trung Quốc đã lập cơ sở đó vì có thể hỗ trợ ngư dân Philippines gặp nạn”.

Ngư dân Philippines lại là nạn nhân thường xuyên trong các vụ uy hiếp do chính lực lượng tuần duyên Trung Quốc tiến hành, theo thông báo mới đây của đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.

Để bảo vệ ngư dân Philippines, dựa vào lời chứng và nhân danh họ, cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và cựu thanh tra viên Conchita Carpio-Morales đã kiện đích danh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì “các tội ác chống nhân loại” như làm mất nguồn sống của ngư dân Philippines do tiến hành xây dựng ồ ạt ở Biển Đông nhằm phục vụ “kế hoạch chiếm khu vực này một cách có hệ thống”.

Thông rấn RFI cũng ghi rằng, nhà báo Val Abelgas, trong mục “Ý kiến” trên trang Manila Standard (06/04), lại chua chát nhận thấy chính quyền của tổng thống Duterte đã không công nhận đơn kiện của hai cựu quan chức trên và khẳng định Tòa án Hình sự Quốc tế không có quyền tài phán vì Philippines chính thức rút khỏi định chế này từ ngày 17/03/2019. Đồng thời, Manila tiếp tục trấn an Bắc Kinh rằng quan hệ song phương vẫn tiếp tục nồng ấm bất chấp đơn kiện trên.

Đáp lại thịnh tình của Philippines, Trung Quốc lại “cử” nhiều đội tầu, được báo chí miêu tả như một lực lượng dân quân biển, đến vây quanh đảo Pag Asa (tên gọi Philippines của đảo Thị Tứ/Thitu), nơi chỉ có khoảng 100 cư dân, chủ yếu làm nghề đánh cá.

Tác giả Val Abelgas lên án chính quyền Manila đã nhiều lần nói dối về việc phản đối những hành động khiêu khích và vi phạm chủ quyền mà Trung Quốc vẫn thường xuyên làm. Một ví dụ được ông đơn cử là phát biểu của cựu ngoại trưởng Alan Peter Cayetano, theo đó bộ Ngoại Giao Philippines đã trao “hàng chục, khoảng 50, thậm chí là hàng trăm công hàm phản đối” đến Trung Quốc, nhưng lại chưa từng công bố bản nào trong số đó.

Sau vụ 275 tầu Trung Quốc bủa vây đảo Thị Tứ, ngoại trưởng hiện nay, Toedorro Locsin, cũng khẳng định đã gửi “hàng loạt bản ghi chú ngoại giao” đến chính phủ Trung Quốc. Như người tiền nhiệm, ông lại “nuốt” lời sau khi hứa chắc như đinh đóng cột sẽ công bố một bản sao.

Thực ra con số 275 tầu Trung Quốc cũng được chính ngoại trưởng Philippines giảm bớt so với con số 600 tầu mà quân đội nước này đưa ra trước đó và theo ông, có thể những con tầu trên chỉ đơn thuần tuần tra khu vực.

Than ôi… Philippines mà sơ hở thì Việt Nam cũng suy yếu. Bây giờ may ra tàu chiến Nga, Ấn, Úc, Anh, Pháp, Mỹ… vào có may gì hơn chăng? May ra, Biển Đông chật chội  cũng là một mưu kế ngăn cản Hải quân TQ?

https://vietbao.com/p123a292784/bien-dong-chat-choi