Tin khắp nơi – 09/04/2019
Tổng thống Mỹ
gọi Vệ binh Cách mạng Iran là ‘khủng bố’
Tổng thống Donald Trump đã định danh lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ (IRGC) của Iran là một tổ chức khủng bố nước ngoài.
Đây là lần đầu tiên Mỹ gán cho quân đội của một quốc gia khác là một tổ chức khủng bố.
Iran trả đũa bằng cách tuyên bố lực lượng Mỹ ở Trung Đông là một tổ chức khủng bố, truyền thông nhà nước Iran đưa tin.
Trump: tình báo Mỹ ‘ngây thơ’ và nên ‘đi học lại’
Thủ tướng Israel thề sáp nhập khu định cư Bờ Tây
Hạt nhân Iran: Mỹ ủng hộ cáo buộc của Israel
Nếu bạn đang làm kinh doanh với Vệ binh Cách mạng, tức là bạn đang tài trợ cho khủng bốTổng thống Donald Trump
Căng thẳng Washington-Tehran đã tăng lên kể từ khi ông Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân quốc tế Iran.
Dán nhãn Vệ binh Cách mạng là một tổ chức khủng bố sẽ cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt tiếp theo – đặc biệt ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh, do sự tham gia của Vệ binh Cách mạng vào nền kinh tế Iran.
Một số thực thể của lực lượng này và các tổ chức liên kết đã bị Mỹ nhắm các lệnh trừng phạt vào vì các hoạt động bị cáo buộc là phổ biến, hỗ trợ cho khủng bố và vi phạm nhân quyền.
Tuyên bố của ông Trump hôm thứ Hai, 08/4/2019, nói:
“Bước tiến chưa từng có này, do Bộ Ngoại giao dẫn dắt, công nhận thực tế rằng Iran không chỉ là Nhà tài trợ khủng bố của Nhà nước, mà Vệ binh Cách mạng còn tích cực tham gia, tài trợ và thúc đẩy khủng bố như một công cụ của nhà nước.”
Tổng thống Trump nói thêm rằng động thái này nhằm “mở rộng đáng kể phạm vi và quy mô” áp lực đối với Iran.
“Nếu bạn đang làm kinh doanh với Vệ binh Cách mạng, tức là bạn đang tài trợ cho khủng bố”, ông Trump nói.
Các biện pháp sẽ có hiệu lực trong một tuần nữa, theo Bộ Ngoại giao.
Bất đồng trong chính quyền?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, cả hai nhân vật diều hâu đối với Iran, đã bảo vệ quyết định, nhưng không phải tất cả các quan chức đều ủng hộ.
Ông Pompeo nói với các phóng viên hôm thứ Hai, Mỹ sẽ tiếp tục trừng phạt và gây áp lực với Iran để buộc nước này “hành xử như một quốc gia bình thường” và kêu gọi các đồng minh của Mỹ hành động tương tự.
“Giới lãnh đạo của Iran không phải là những nhà cách mạng và người dân xứng đáng được hưởng điều tốt hơn”, ông Pompeo nói. “Họ là những kẻ cơ hội.”
Chúng tôi sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào được thực hiện chống lại lực lượng này bằng một hành động đối ứngTuyên bố từ Nghị viện Iran
Trong một thông điệp sau đó trên Twitter, ông nói Trump thêm: “Chúng tôi phải giúp người dân Iran lấy lại tự do.”
Ông Bolton nói rằng việc dán nhãn Vệ binh Cách mạng là khủng bố là “định danh đúng đắn”.
Nhưng một số quan chức Lầu Năm Góc, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Joe Dunford, đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của quân đội, báo Wall Street Journal đưa tin.
Giới chức quân sự cảnh báo việc định danh này có thể gây ra bạo lực đối với các lực lượng Hoa Kỳ ở Trung Đông mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Iran.
Tin cho hay Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) cũng đã phản đối động thái này.
Phản ứng của Iran
Hội đồng an ninh quốc gia Iran tuyên bố Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ (Centcom) là một tổ chức khủng bố sau khi Ngoại trưởng Javad Zarif viết cho Tổng thống Hassan Rouhani kêu gọi đáp trả như vậy, kênh tin tức nhà nước IRINN cho hay.
Centcom là một cánh của Bộ Quốc phòng giám sát các lợi ích an ninh của Washington trên toàn khu vực trung tâm của bản đồ thế giới, nổi bật nhất là Afghanistan, Iraq, Iran, Pakistan và Syria.
Cộng hòa Hồi giáo Iran cảnh báo sẽ trả đũa cụ thể vào tuần trước, sau khi tin tức về kế hoạch của chính quyền Trump lần đầu tiên xuất hiện.
“Chúng tôi sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào được thực hiện chống lại lực lượng này bằng một hành động đối ứng”, một tuyên bố được đưa ra bởi 255 trong số 290 nghị sĩ Iran cho biết, theo hãng tin IRNA của nhà nước.
Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đang tranh đấu cho sống còn về chính trị trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba 09/4, đã cổ vũ cho động thái của Hoa Kỳ.
Vệ binh Cách mạng, đơn vị quân sự tinh nhuệ nhất của Iran, được thành lập ngay sau cuộc cách mạng năm 1979 của Iran để bảo vệ chế độ Hồi giáo của đất nước, và để tạo đối trọng trước các lực lượng vũ trang thông thường.
Vệ binh Cách mạng đã trở thành một lực lượng quân sự, chính trị và kinh tế lớn ở Iran, với mối quan hệ chặt chẽ với Lãnh tụ tối cao, Ayatollah Ali Khamenei, và nhiều nhân vật cấp cao khác.
Lực lược này ước tính có hơn 150.000 nhân viên hoạt động, tuyên bố rằng có các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân của riêng mình, và giám sát vũ khí chiến lược của Iran, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo.
Vệ binh Cách mạng gây ảnh hưởng ở những nơi khác ở Trung Đông bằng cách cung cấp tiền, vũ khí, công nghệ, đào tạo và tư vấn cho các chính phủ đồng minh và các nhóm vũ trang thông qua lực lượng hoạt động trong bóng tối ở nước ngoài được biết đến là Lực lượng Quds (Jerusalem).
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47859066
Mỹ làm ngược xoay trục sang châu Á
Trong khi người tiền nhiệm Obama nói nhiều về nước Mỹ xoay trục sang châu Á thì đương kim Tổng thống Mỹ Trump đang cố gắng làm ngược lại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (nhiệm kỳ trước) nói nhiều về việc xoay trục sang châu Á. Còn đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump thì lại nỗ lực làm cho châu Á xoay trục sang Mỹ.
Trong 2 năm qua, Tổng thống Trump đã làm nhiều việc để tăng sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng ông vẫn phải làm nhiều nữa mới đạt được mục tiêu của mình. Cuộc cạnh tranh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một cuộc chay đua marathon chứ không phải một cuộc chạy nước rút.
Washington đang cần suy nghĩ nghiêm túc về cách để duy trì chiến lược khu vực này trong dài hạn, qua năm 2020. Và những gì Mỹ thực hiện cần nằm trong chiến lược tổng thể duy trì ổn định tại các khu vực chính trên thế giới và bảo đảm tự do căn bản (về đường không, đường biển, vũ trụ và không gian mạng) có lợi cho Mỹ và tất cả các nước khác.
Coi trọng an ninh quốc gia
Nhà Trắng đã bác bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng vẫn chưa đưa ra được một thỏa thuận tốt hơn để thay thế. Nhưng mặt khác, chính quyền ông Trump lại rất rõ ràng về các chiến lược an ninh quốc gia của nước Mỹ. Washington không có ý định nhượng bộ không gian ở châu Á. Về sau, Mỹ đã gia nhập đội ngũ các quốc gia có cùng quan điểm về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.
Trong hai năm qua, ba vấn đề khu vực chiếm phần lớn sự chú ý của Washington là Afghanistan, Triều Tiên, và Trung Quốc.
Vào tháng 8/2017, Tổng thống Mỹ công bố chiến lược Afghanistan. Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Afghanistan theo hướng bảo đảm nước này không quay trở lại thành thánh địa cho chủ nghĩa khủng bố liên quốc gia và bảo đảm rằng xung đột ở quốc gia này không trở thành nguyên nhân gây bất ổn định ở Nam Á.
Liên quan đến Triều Tiên, Mỹ có 2 lợi ích cốt lõi: ngăn ngừa chiến tranh ở Đông Bắc Á và bảo vệ đất liền Mỹ khỏi việc bị đe dọa tấn công hạt nhân. Nếu đàm phán Mỹ-Triều Tiên về phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên mà thành công thì điều này rõ ràng đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực.
Trung Quốc vẫn là trọng điểm số 1 trong chiến lược của Mỹ
Tất nhiên trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ vẫn là Trung Quốc. Cách tiếp cận truyền thống của Mỹ là cố gắng thích ứng, hợp tác với Bắc Kinh và tránh đối đầu ở mức có thể. Còn Tổng thống Mỹ Trump hiện nay thì lại xoay ngược cách tiếp cận đó. Nước Mỹ dưới thời ông Trump đã chủ động tìm kiếm mọi điểm ganh đua trên khắp các lĩnh vực quân sự, an ninh, ngoại giao và kinh tế. Mỹ vừa rồi đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập tự do hàng hải ở Biển Đông, đối mặt trực tiếp với Bắc Kinh bằng thuế quan, đưa ra yêu cầu cao trong đàm phán thương mại với Trung Quốc và chỉ trích đại sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Bằng việc thách thức Trung Quốc trên các phương diện này, chính quyền ông Trump muốn ép Bắc Kinh công nhận các lợi ích của Washington và do đó đạt được một mối quan hệ ổn định hơn giữa 2 cường quốc.
Trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ cần đến mối quan hệ đồng minh mạnh và quan hệ đối tác chiến lược trong khu vực. Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 đồng minh lớn nhất trong khu vực, Washington còn để ý tới mối quan hệ với các nước như Bangladesh (có thái độ cảnh giác với Trung Quốc), rồi các đảo quốc ở Thái Bình Dương – tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng chiến lược.
Mỹ không cần một NATO Thái Bình Dương. Mỹ phải tôn trọng ASEAN nhưng đồng thời phải trông cậy thêm vào nhóm Bộ tứ Đối thoại An ninh Quad (gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) – một mạng lưới phi chính thức nhưng rất quan trọng đối với Mỹ.
Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis đưa ra khái niệm mà ông gọi là “Triển khai Lực lượng Động”. Mục tiêu là phát triển các cách thức tốt hơn để có thể điều nhanh các lực lượng có hạn tới những nơi cần thiết.
Trung Quốc biết rõ Mỹ không đủ lực lượng để hiện diện ở mọi nơi. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể dè chừng Mỹ nếu Mỹ đưa thêm tàu ngầm vào căn cứ Guam, đầu tư thêm vào tàu ngầm tấn công ở mức tối đa, đầu tư vào một phi cơ không người lái tàng hình tấn công tầm xa có thể phóng từ tàu sân bay, và tái thiết lập sự hiện diện không quân ở Thái Lan
http://biendong.net/dam-luan/27316-my-lam-nguoc-xoay-truc-sang-chau-a.html
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung:
Có tiến bộ nhưng còn chông gai
Giới chức Hoa Kỳ “chưa hài lòng” về tất cả mọi vấn đề đang tồn đọng trên con đường tiến tới một thỏa thuận chấm dứt thương chiến Mỹ-Trung dù có đạt tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc hồi tuần trước, một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc cho Reuters biết ngày 8/4.
Mỹ và Trung Quốc rơi vào cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng từ tháng 7 năm ngoái, làm ảnh hưởng tới các thị trường tài chính toàn cầu và các chuỗi cung ứng thế giới, gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hàng tỷ đô la.
Mỹ đang hối thúc Trung Quốc thay đổi để giải quyết những quan ngại lâu nay về việc Bắc Kinh trợ cấp công nghiệp, buộc doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ và lơi lỏng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Hai bên kết thúc vòng đàm phán mới nhất tại Washington vào tuần trước và sẽ nối lại các cuộc thảo luận trong tuần này.
“Chúng tôi đang đạt tiến bộ trong nhiều vấn đề và có nhiều chuyện chúng tôi chưa hài lòng,” ông Clete Willems, giới chức thương mại hàng đầu của Tòa Bạch Ốc, cho biết.
Ông không nêu cụ thể những vấn đề chưa được giải tỏa.
Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quốc và Hoa Kỳ đã nhất trí về một cơ cấu thực thi mà qua đó Washington có quyền trả đũa Bắc Kinh nếu Trung Quốc không tôn trọng những điều khoản trong thỏa thuận.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo có thể đôi bên sẽ đạt được một thuận trong vòng 1 tháng tới.
Mỹ-Brazil bàn cách tăng áp lực
buộc Tổng thống Venezuela rời chức
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gặp người đồng cấp phía Brazil, Hamilton Mourao, tại Tòa Bạch Ốc hôm 8/4 để thảo luận về các biện pháp chế tài và ngoại giao nhằm tăng áp lực để Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội của Venezuela, Nicolas Maduro, phải ra đi.
Mục đích của ông Pence là khuyến khích Phó Tổng thống Brazil dùng kinh nghiệm và ảnh hưởng để thúc đẩy giới lãnh đạo quân sự Venezuela-cũng như Trung Quốc và Nga-thôi ủng hộ ông Maduro, một giới chức Tòa Bạch Ốc cho Reuters biết.
Hoa Kỳ và đa số các nước phương Tây hậu thuẫn lãnh đạo đối lập Venezuela, Juan Guaido, người tự xưng là Tổng thống lâm thời từ đầu năm nay viện dẫn lý do rằng việc ông Maduro tái đắc cử hồi năm ngoái là bất hợp lệ.
Ông Maduro – người được hậu thuẫn bởi Nga và Trung Quốc và vẫn còn nắm quyền kiểm soát các định chế nhà nước và quân đội quốc gia – gọi ông Guaido là con rối của Mỹ.
Nguồn tin của Reuters cũng nhận định rằng Phó Tổng thống Brazil, Mourao, là người trong vị thế rất tốt để đương đầu với sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga dành cho ông Maduro, vì Brazil là một đối tác trong các nước thuộc BRICS, nhóm các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn nhất.
Mỹ chế tài công ty dầu khí quốc doanh Venezuela PDVSA từ đầu năm nay, nhằm cắt các nguồn thu từ dầu khí của chính quyền Maduro, đồng thời cũng trừng phạt các ngân hàng, các công ty vận tải của Venezuela cùng các cá nhân có liên hệ với ông Maduro.
Tòa Bạch Ốc muốn thấy các đồng minh như Brazil có các biện pháp kinh tế tương tự để cô lập Venezuela, theo giới chức Tòa Bạch Ốc được Reuters thuật lời.
Công ty lữ hành: Có sự dàn xếp thương lượng
trong vụ phóng thích du khách Mỹ ở Uganda
Nữ du khách người Mỹ và hướng dẫn viên của bà bị bắt cóc tại Uganda tuần trước được phóng thích sau khi đạt được một sự dàn xếp thương lượng với những kẻ bắt cóc, công ty tổ chức chuyến dã ngoại cho du khách này tiết lộ với Reuters hôm 8/4.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã lên Twitter kêu gọi truy tìm các thủ phạm.
Hôm 7/4, chính quyền Uganda loan báo bà Kimberley Sue Endecott, 35 tuổi, và tài xế Jean Paul được giải cứu an toàn sau khi bị các tay súng bắt cóc ở Công viên quốc gia Queen Elizabeth hôm 2/4 và đòi tiền chuộc 500 ngàn đô la.
Tin về những sự thương lượng với những kẻ bắt cóc được đưa ra sau khi truyền thông địa phương loan tin rằng tiền chuộc đã được giao trước khi hai nạn nhân được phóng thích.
“Một sự dàn xếp thương lượng đã diễn ra với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ,” một người phát ngôn của công ty lữ hành Wild Frontiers Safaris Uganda cho Reuters biết nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể.
Hãng tin New Vision của Uganda dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết khoản tiền chuộc 30 ngàn đô la đã được chi trả.
Phát ngôn nhân cảnh sát Uganda, Polly Namaye, nói bà không thể xác nhận việc chi trả tiền chuộc.
Chưa rõ ai thực hiện vụ bắt cóc đòi tiền chuộc này.
Mỹ phá vỡ âm mưu tấn công gần thủ đô
của một kẻ ủng hộ IS
Một người đàn ông ở tiểu bang Maryland theo tư tưởng cực đoan của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) âm mưu lao chiếc xe tải U-Haul đánh cắp vào những người đi bộ tại một sự kiện có đông người ở địa điểm có nhiều khách du lịch ngay ngoại ô thủ đô Mỹ, các công tố viên liên bang cho biết hôm 9/4.
Hồ sơ truy tố của công tố viên bang Maryland yêu cầu thẩm phán ra lệnh tiếp tục giam bị cáo 28 tuổi, tên Rondell Henry, vì đã lái chiếc xe tải đánh cắp từ bang này sang bang khác. Cảnh sát đã bắt giữ nghi can này hôm 28/3 sau khi các nhân viên an ninh phát hiện chiếc xe tải bị đánh cắp và thấy nghi can đang tìm cách trèo qua rào an ninh.
Henry sau đó đưa ra những tuyên bố cho thấy các bước mà nghi can này dự định hành động để tối đa hóa thiệt hại, các công tố viên cho biết.
“Tôi chỉ tiếp tục lao xe vào, lao xe vào và lao xe vào, không dừng lại,” hồ sơ truy tố nộp lên tòa trích lời Henry trả lời các nhân viên công lực. Các công tố viên nói rằng nghi can muốn gây ra “hoảng loạn và hỗn loạn”, giống như cuộc thảm sát bằng xe tải đâm vào đám đông ở Nice, Pháp, năm 2016, giết chết nhiều người.
Sau khi bị bắt, Henry đã được đưa đi giám định tâm thần và sau đó bị FBI tiếp tục giam giữ, theo một quan chức thực thi pháp luật không được ủy quyền công khai thảo luận về vụ điều tra cho biết với điều kiện không nêu danh tính.
Tòa sẽ mở phiên khai chứng dự kiến vào ngày 9/4 tại Greenbelt, Maryland. Chưa rõ liệu các công tố viên sẽ truy tố thêm nghi can này âm mưu gây hại nào nữa hay không. Tội danh lái xe đánh cắp xuyên tiểu bang có thể nhận mức án tối đa lên đến 10 năm tù.
Luật sư bào chữa cho Henry từ chối bình luận.
Bản kiến nghị giam giữ dài sáu trang của chính phủ mô tả Henry là người mang tư tưởng căm thù “những ai không tin” vào Hồi giáo và tìm cách làm theo các chiến binh Nhà nước Hồi giáo mà ông ta thấy trên các video chặt đầu và chiến đấu ở nước ngoài. Trong chiếc điện thoại mà các công tố viên nói rằng ông ta đã vứt bỏ trên đường cao tốc rõ ràng nhằm để che giấu bằng chứng, nhà chức trách đã tìm thấy hình ảnh cờ ISIS, các chiến binh ISIS
có vũ trang và người đàn ông thực hiện vụ thảm sát tại một hộp đêm ở Orlando, Florida, ba năm trước.
Hồ sơ truy tố cáo buộc rằng Henry, một kỹ sư máy tính đã tự ý nghỉ việc hôm 26/3 và đã lấy trộm một chiếc xe tải U-Haul từ nhà để xe của một trung tâm mua sắm ở Virginia sau khi nghi can này xác định rằng chiếc ô tô con của hắn quá nhỏ “sẽ không gây được thiệt hại thảm khốc như hắn ta mong muốn.”
Ban đầu, Henry dự định tấn công tại sân bay quốc tế Dulles, nhưng không thành công, và hắn đã đến National Harbor – khu phức hợp nhà hàng, bán lẻ và khách sạn ở Maryland.
“Tuy nhiên, vào lúc còn sớm của một ngày thường trong tuần,” theo lời viết các công tố viên, “bị cáo thấy đám đông không đủ lớn như mong muốn để ra tay tấn công.”
Henry đã trốn lên chiếc thuyền và ở đó qua đêm. Nghi can đã bị bắt vào sáng ngày 28/3 khi đang tìm cách vượt qua hàng rào an ninh từ boong thuyền, theo hồ sớ truy tố.
Những người quen của Henry bày tỏ ngạc nhiên trước các cáo buộc trên.
Osman Alaalla, 61 tuổi, đến cầu nguyện tối ngày 8/4 lúc 5 giờ chiều tại buổi lễ ở Hiệp hội Hồi giáo của Germantown. Ông nói Henry thường xướng kinh tại các buội cầu nguyện ở đó. Alaalla mô tả Henry là một người trầm tính, tốt bụng nhưng nói rằng ông ta không biết gì về cuộc sống cá nhân của Henry. Ông nói ông chỉ đến cầu nguyện rồi đi.
Theo ông Alaalla, Henry là một người “rất lành.”
Vụ bê bối ‘chạy trường’ ở Mỹ:
Nữ diễn viên Hollywood nhận tội
Nữ diễn viên Felicity Huffman và 13 người khác đã đồng ý nhận tội tham gia vào vụ lừa đảo tuyển sinh đại học mà các công tố viên cho rằng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.
Reuters dẫn lời các công tố viên liên bang hôm 8/4 nói rằng 14 người trên nằm trong số 50 người, gồm các cha mẹ giàu có và các huấn luyện viên đội tuyển thể thao của các trường đại học, bị các công tố viên liên bang ở Boston cáo buộc tham gia vào chuyện gian lận tuyển sinh, trong đó có việc gian dối tại các kỳ thi đầu vào và trả khoảng 25 triệu đôla hối lộ để con cái họ được nhận vào các trường đại học danh tiếng như Yale, Georgetown và Đại học Nam California.
Theo thỏa thuận nhận tội, các công tố viên đồng ý đề nghị án tù từ khoảng bốn tới 10 tháng đối với bà Huffman như theo hướng dẫn về việc kết án ở cấp liên bang.
Nữ diễn viên tham gia bộ phim “Desperate Housewives” (Những bà nội trợ kiểu Mỹ) còn đồng ý trả khoản tiền phạt và bồi thường 20 nghìn đôla Mỹ.
Vụ gian lận tuyển sinh đại học Mỹ: Vì đâu nên nổi?
Trong một thông cáo ra ngày 8/4, bà Huffman, vợ nam diễn viên William H. Macy, nói rằng bà cảm thấy “xấu hổ vì đã gây ra đau khổ cho con gái, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng giáo dục”, theo Reuters.
Nữ diễn viên từng được đề cử giải Oscar cho hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” nói thêm: “Con gái tôi hoàn toàn không hay biết gì về hành động của tôi, và với hành động sai lầm sâu sắc của tôi, tôi đã phản bội con gái”.
Các công tố viên nói rằng vụ lừa đảo do nhà tư vấn tuyển sinh đại học ở California, ông William “Rick” Singer, điều hành. Ông này cũng đã nhận tội lừa đảo và hối lộ.
Các công tố viên nói rằng bà Huffman, 56 tuổi, đóng góp 15 nghìn đôla vào quỹ của ông Singer để đổi lấy việc một cộng sự của ông này bí mật sửa câu trả lời trong bài thi SAT, một trong các bài kiểm tra xét tuyển đầu vào, của con gái nữ diễn viên tại một trung tâm khảo thí do ông Singer kiểm soát.
n%E1%BB%AF-di%E1%BB%85n-vi%C3%AAn-hollywood-nh%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i/4867708.html
Mỹ tiếp tục giam
người phụ nữ TQ bị bắt tại khu nghỉ của TT Trump
Một người phụ nữ Trung Quốc bị cáo buộc lừa dối để vào khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Trump ở Florida sẽ tiếp tục bị giam giữ trong ít nhất một tuần nữa, một thẩm phán liên bang ra phán quyết hôm 8/4.
Bà Yujing Zhang bị bắt sau khi nêu các lý do trái ngược nhau về chuyện có mặt tại câu lạc bộ Mar-a-Lago trong khoảng thời gian ông Trump tới đó vào cuối tuần.
Reuters cho rằng vụ việc này lại một lần nữa gây ra quan ngại về vấn đề an ninh tại khu nghỉ dưỡng của tổng thống Mỹ.
Các công tố viên nói với thẩm phán William Matthewman rằng bà Zhang không đáng tin, cáo buộc bà nói dối với các nhà điều tra về lý do vì sao bà có mặt tại khu nghỉ ở Florida.
FBI điều tra người phụ nữ TQ vào khu nghỉ dưỡng của Trump
Họ cho biết rằng khi khám xét phòng khách sạn của người phụ nữ này, họ đã tìm thấy một thiết bị phát hiện các máy quay được che giấu, 5 sim điện thoại di động và hơn 8 nghìn đôla tiền mặt.
Ba nguồn tin an ninh quốc gia và thực thi pháp luật nói với Reuters hôm 8/4 rằng một số cơ quan của Mỹ đang xem xét xem liệu vụ việc trên có liên hệ tới tình báo Trung Quốc hay không.
Họ cho rằng việc bà Zhang tìm cách vào câu lạc bộ trên là một hành động nghiệp dư, nhưng nói rằng vẫn tiếp tục đánh giá xem liệu người phụ nữ này có phải làm vậy để thử xem an ninh tại khu nghỉ của tổng thống hoạt động ra sao hay không.
Các công tố viên trước đó nói rằng bà Zhang mang theo bốn điện thoại di động, một máy tính xách tay, một ổ cứng và một thiết bị lưu trữ di động mà các nhà điều tra nói có chứa “phần mềm độc hại”.
Trump sa thải Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải giám đốc Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, nơi cung cấp sự bảo vệ cho Tổng thống và các giới chức hàng đầu của Mỹ, Tòa Bạch Ốc cho biết ngày 8/4.
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen từ chức.
Vụ sa thải Giám đốc Cơ quan Mật vụ Randolph “Tex” Alles diễn ra giữa những thay đổi lớn về lãnh đạo tại Bộ An Ninh Nội địa. Giám đốc Cơ quan Mật vụ có nhiệm vụ báo cáo cho Bộ trưởng An ninh Nội địa.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sarah Sanders, cho hay ông James Murray, một đặc vụ kỳ cựu của Cơ quan Mật vụ, sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cơ quan này vào tháng sau.
Một giới chức cao cấp trong chính quyền Trump cho biết Tổng thống yêu cầu Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen từ chức khi hai người gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/4.
Giám đốc Cơ quan Mật vụ Alles là người mới nhất trong danh sách hàng loạt các vụ sa thải và từ chức trong chính quyền Trump.
Bộ trưởng Nielsen từ chức trong lúc làn sóng di dân leo thang tại biên giới Mỹ-Mexico. Trong 16 tháng đương chức, bà Nielsen là người trông coi các chính sách di trú gây tranh cãi của ông Trump.
Cơ quan Mật vụ Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ các quan chức cấp cao kể cả Tổng thống và Phó Tổng thống, các cựu Tổng thống Hoa Kỳ và nguyên thủ các nước trong các chuyến công du tới Mỹ.
Theo CNN, Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Di trú và Quốc tịch, L. Francis Cissna, theo dự kiến cũng sắp rời chức.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-sa-thai-giam-doc-co-quan-mat-vu-hoa-ky-/4867268.html
Venezuela : Phong tỏa quốc lộ
phản đối tình trạng mất nước kéo dài
Trong những ngày gần đây, tình trạng mất nước và điện ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Venezuela. Người dân tại một khu phố nghèo phía nam thủ đô Caracas ngay từ lúc hơn 5 giờ sáng hôm qua, 08/04/2019, đã phong tỏa một trong các xa lộ lớn hướng về thủ đô để đòi chính quyền có biện pháp.
Rốt cục đòi hỏi của người dân đã tạm thời được đáp ứng. Phóng sự của thông tín viên Benjamin Dellile từ Caracas :
« Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng thứ Hai 08/04, nhiều cư dân khu phố nghèo La Vega, phía nam thủ đô, đã phong tỏa một trong các xa lộ lớn dẫn đến thủ đô, xa lộ mang tên Panamerica. Một linh mục tại khu phố, cha Alfredo Infante, có mặt tại chỗ, kể lại : Ở khu này có nhiều nơi đã hơn một năm nay không có nước, một số nơi khác từ sáu tháng nay. Rất hiếm nơi nhận được nước, và nếu nước có đến thì cũng mau chóng bị cắt. Tình trạng này dẫn đến nhiều căn bệnh ngoài da, các vấn đề như kiết lỵ. Tất cả đều do thiếu nước.
Xe cộ bị kẹt cứng, do phong tỏa xa lộ, buộc cảnh sát phải can thiệp cấp tốc. Những người biểu tình chấp nhận mở lối cho xe đi, đổi lại họ có được một cuộc gặp với các giới chức công ty Nhà nước Hydrocapital, phụ trách cấp nước. Bà Vianeth là một trong những đại diện gặp Hydrocapital. Bà nói : Chúng tôi đã có ba thỏa thuận. Thứ nhất là tìm hiểu ngay hôm nay xem lý do gì khiến các trạm bơm không hoạt động. Thỏa thuận thứ hai là (công ty) sẽ chuyển một số vật tư đến nơi để sửa chữa. Và thỏa thuận thứ ba là, vào 15 giờ, ngày thứ Sáu, nước sẽ phải trở lại.
Nếu mục tiêu không thực hiện được, dân chúng sẽ lại xuống đường. Tuy nhiên, những cư dân khu phố La Vega cũng có thể xem mình là những người may mắn, bởi trong những ngày gần đây, nhiều cuộc biểu tình khác như kiểu này đã bị chính quyền dùng vũ lực giải tán ».
Trong hai ngày, hôm qua và hôm nay, 08 và 09/04, đại diện 13 quốc gia châu Mỹ Latinh và Liên Hiệp Quốc họp tại Quito, thủ đô Ecuador, để bàn về việc hỗ trợ tài chính quốc tế cho các chương trình trợ giúp khoảng 3,5 triệu dân Venezuela (tức 10% dân số) phải chạy ra nước ngoài tị nạn, kể từ đầu khủng hoảng. Hồi tháng 11, nhiều chính phủ châu Mỹ, châu Âu và châu Á cùng một số định chế quốc tế đã cam kết rót tổng cộng 550 triệu đô la cho Ecuador để hỗ trợ quốc gia này trong việc tiếp đón khoảng 250.000 di dân Venezuela.
Theo Liên Hiệp Quốc, có thể có thêm gần 2 triệu người Venezuela rời bỏ đất nước từ nay đến cuối năm.
NATO tập trận, Hạm đội Biển Đen của Nga báo động
Bộ Quốc phòng Nga thông báo các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu giữa lúc NATO tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đen.
Hãng Tass ngày 8.4 dẫn nguồn từ Trung tâm Kiểm soát quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho hay Hạm đội Biển Đen đang tiến hành một loạt biện pháp nhằm giám sát các hoạt động của tàu NATO.
Trong đó, các nhóm tàu giám sát, tàu tấn công hải quân, các hệ thống tên lửa bờ biển Bastion và Bal cùng máy bay hải quân đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu tại các khu vực được chỉ định ở Biển Đen nhằm ứng phó với những tình huống khẩn cấp tiềm tàng.
Cùng ngày, cuộc tập trận mang tên Lá chắn Biển 2019 của NATO đã diễn ra ở các khu vực phía tây nam của Biển Đen, với sự tham gia của các tàu chiến và máy bay từ Mỹ, Bulgaria, Hy Lạp, Canada, Hà Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các lực lượng vũ trang của Georgia và Ukraine.
Tàu khu trục của Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Essen trong một lần tham gia tập trận ở Crimea hồi năm 2017
http://biendong.net/bi-n-nong/27312-nato-tap-tran-ham-doi-bien-den-cua-nga-bao-dong.html
Công nghiệp và công nghệ cao,
châu Âu thua Trung Quốc ?
Bắc Kinh và Bruxelles bàn thảo những gì nhân thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc mở ra ngày 09/04/2019 ? Sau nhiều năm mở rộng cửa đón các doanh nghiệp Trung Quốc, châu Âu bắt đầu dè chừng với ông khổng lồ châu Á này khi thấy Trung Quốc đã ít nhiều làm chủ một số hải cảng lớn và sân bay quốc tế trên Lục Địa Già, mua lại nhiều tập đoàn công nghiệp từng làm nên tên tuổi của châu Âu.
Mũi nhọn công nghệ thế kỷ 21 : Châu Âu mất thế thượng phong
Cuối tháng 02/2019 Paris và Berlin đã thông qua kế hoạch mang tên “Chiến lược công nghiệp châu Âu“. Bước sang đầu tháng 3/2019, Ủy Ban Châu Âu thành lập một tổ nghiên cứu mang tên European Innovation Council (EIC). Mục tiêu đề ra nhằm “đưa Liên Hiệp Châu Âu vào trung tâm bàn cờ công nghệ cao của thế giới”. Ngân sách hoạt động dành cho EIC trong giai đoạn đầu tiên dự trù 2 tỷ euro. Bruxelles đang tăng tốc các dự án đầu tư vào công nghệ số, vào công nghệ high tech sau khi đã nhận thấy rằng có một sự chậm trễ thực sự so với Hoa Kỳ và cả với Trung Quốc.
Báo Les Echos số ngày 11/03/2019 cho biết trong năm 2018 vào lúc Mỹ đầu tư 31 tỷ euro cho lĩnh vực “công nghệ mới“, 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu mới huy động được 6 tỷ.
Riêng với Trung Quốc, Ủy Ban Châu Âu cho công bố một tài liệu báo động, trong một thời gian ngắn kỷ lục những ông “khổng lồ high tech” của Trung Quốc đã lần lượt ra đời và đang trở thành một mối đe dọa đối với các tập đoàn của châu Âu. Một trong những nguyên nhân chính là Trung Quốc không mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp châu Âu vào quốc gia này.
Văn bản nói trên chỉ ra rằng nhìn đến những lĩnh vực được coi là “chiến lược trong tương lai“, Trung Quốc đang chiếm 50 % thị trường xe hơi điện thế giới, và đang làm chủ công nghệ chế tạo bình điện sử dụng trong công nghiệp chế tạo xe hơi. Về năng lượng mặt trời, 7 trong số 10 tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới là Trung Quốc, châu Âu không chen chân được vào câu lạc bộ khép kín này.
Chưa hết, nếu nhìn đến 50 tập đoàn đang thống lĩnh thế giới về công nghệ cao, về kỹ thuật số, 5 ông khổng lồ lớn nhất là các hãng của Mỹ như Microsoft, Apple, Facebook, Google hay Amazon ; tiếp theo sau, từ hạng 6 đến hạng thứ 10 là bốn doanh nghiệp châu Á mà hai trong số này mang nhãn hiệu Trung Quốc : Tencent và Alibaba.
Tập đoàn đầu tiên của châu Âu ở hạng mục này là hãng Thụy Điển Spotify cung cấp dịch vụ nghe nhạc và tải tài liệu âm thanh trên mạng …
Trong số 50 tập đoàn đang làm chủ công nghệ thời đại kỹ thuật số, Mỹ và châu Á ngang ngửa nhau với 22 tập đoàn mỗi bên, châu Âu chỉ có 5 công ty đại diện. Nhìn về thị phần, các hãng Mỹ chiếm 70 %, châu Á là 27 % … Châu Âu bị bỏ xa với 3 %.
Với bản phân tích này, mọi người dễ hiểu là Bruxelles đã cấp tốc khởi động chiến dịch để “đưa Liên Hiệp Châu Âu vào trung tâm bàn cờ high tech của thế giới”.
Điều ngạc nhiên là châu Âu không thiếu nhân tài và các doanh nhân châu Âu nổi tiếng là có đầu óc sáng tạo và cũng không thiếu phương tiện để đầu tư vào các nền công nghệ tương lai. Nhưng từ năm 1996, Đài Quan Sát Khoa Học và Kỹ Thuật của Pháp (OST) đã báo động : châu Âu đang mất dần thế thượng phong trong những lĩnh vực then chốt của nền công nghệ thế giới thế kỷ 21. Tài liệu được công bố cách nay 23 năm nêu đích danh một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông …
Vẫn báo cáo này khi đó đã lưu ý : Châu Âu đang bị Mỹ và cả châu Á bỏ lại phía sau. Châu Âu đã bị các đối tác Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á qua mặt. Nghiên cứu của đài quan sát OST năm 1996 không đề cập đến trường hợp của Trung Quốc.
Vậy hơn 20 năm qua, chẳng lẽ Liên Hiệp Châu Âu đã lơ là về chiến lược phát triển và đâu là những thiếu sót của Liên Âu ? Julien Marcilly, kinh tế gia cơ quan bảo hiểm ngoại thương Pháp, COFACE cho rằng Liên Âu thiếu những đại tập đoàn kiểu như Tencent hay COSCO của Trung Quốc, những Walmart, General Electric của Mỹ …
Nhà nghiên cứu Guntram Wolf thuộc trung tâm Bruegel tại Bỉ, thì cho rằng châu Âu không có được những trung tâm nghiên cứu và những “lò phát minh” tầm cỡ như MIT của Hoa Kỳ.
Nhưng có lẽ nhược điểm của Bruxelles là không có được một tầm nhìn xa về chính sách công nghiệp và đã quá ngây thơ khi tin vào hiệu quả của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, xem WTO lá bùa hộ mạng, trước những đòn cạnh tranh bất bình đẳng giữa các thành viên ?
Giành lại sân chơi
Giữa tháng ba vừa qua, đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm châu Âu, quảng bá cho dự án Một Vành Đai Một Con Đường, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 kết nối Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới, Liên Hiệp Châu Âu lần đầu tiên coi Trung Quốc là một “đối thủ kinh tế, là một mối đe dọa nguy hiểm” và đề xuất một lộ trình 10 điểm để tự vệ trước những tham vọng kinh tế của Bắc Kinh. Bởi Trung Quốc không chỉ vượt qua châu Âu trong những lĩnh vực “công nghệ mới”, công xưởng sản xuất của thế giới này còn đe dọa cả mạng lưới công nghiệp truyền thống của châu Âu. Sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn Trung Quốc đã khai tử nhiều hãng của Tây Âu, người ta nói đến hiện tượng phi công nghiệp hóa trên Lục Địa Già. Ngành dệt may và điện tử chẳng hạn tại nhiều quốc gia đã bị xóa sổ. Do vậy kế hoạch của Bruxelles khá đơn giản : giành lại sân chơi, tránh để mạng lưới công nghiệp của châu Âu “chết dần chết mòn”, như ghi nhận của bộ trưởng Kinh Tế Pháp và Đức.
Nhưng liệu rằng sự thức tỉnh đó có quá trễ ?
Giới quan sát đồng thanh đưa ra kết luận rằng, châu Âu đang trong thế trên đe dưới búa và không có sự lựa chọn nào khác, giữa một bên là chính sách America First của Donald Trump và bên kia là giấc mơ của Tập Cận Bình đưa Trung Quốc lên thành “siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050”. Thống kê châu Âu – Eurostat chỉ ra rằng, vào lúc Mỹ dành ngân sách tương đương với 2,73 % GDP cho các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung Quốc là 2,13 %. Trong Liên Hiệp Châu Âu, trung bình, các thành viên chỉ dành khoảng hơn 2 % GDP cho khoản này.
Năm 2013 Bắc Kinh đã huy động 150 nhà nghiên cứu, học giả và cả những quan chức trong chính quyền tìm ra một hướng đi mới. Một năm sau, Trung Quốc thông báo kế hoạch Made in China 2025. Trong đó 10 lĩnh vực được coi là “chìa khóa” cho phép Trung Quốc “nuốt chửng châu Âu và qua mặt luôn cả Hoa Kỳ” trong một vài thập niên sắp tới. Những lĩnh vực then chốt đó gồm công nghệ thông tin, trang thiết bị cung cấp năng lượng, ngành công nghệ bào chế thuốc ngành sản xuất robot phục vụ cho cỗ máy sản xuất … từ trí thông minh nhân tạo đến công nghệ không gian.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190409-cong-nghiep-va-cong-nghe-cao-chau-au-thua-trung-quoc
Thượng đỉnh Trung-Liên Âu:
Hai bên cố đàm phán để ra được tuyên bố chung
Ép Trung Quốc đến cùng, Liên Hiệp Châu Âu dường như đang thành công. Ít giờ trước thượng đỉnh giữa thủ tướng Trung Quốc với các lãnh đạo châu Âu tại Bruxelles chiều ngày 09/04/2019, nhiều khả năng hai bên sẽ ra được tuyên bố chung, với một số nhân nhượng quan trọng từ Bắc Kinh.
AFP dẫn một nguồn tin thân cận với chủ đề này cho biết « áp lực cho đến phút chót đã mang lại kết quả ». Cuối tuần trước, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk hết sức kiên quyết, khi yêu cầu các nước thành viên « bác dự thảo tuyên bố chung », nếu Bắc Kinh không chấp nhận sửa đổi.
Việc Trung Quốc không nhường bước khiến đàm phán kéo dài. Rốt cuộc, trong kỳ nghỉ cuối tuần và ngày thứ Hai 08/04, chính quyền Bắc Kinh đã nhượng bộ : chấp nhận tăng cường quy định pháp lý về việc Nhà nước trợ giá cho công nghiệp trong nước « trong khuôn khổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ». Một đòi hỏi hàng đầu của Liên Âu.
Dự thảo tuyên bố chung cũng nhấn mạnh đến việc cần tránh « cưỡng bức chuyển giao công nghệ ». Bắc Kinh thường xuyên bị lên án ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ, mới được tạo điều kiện để làm ăn.
Theo giới quan sát, Bruxelles – bị đẩy vào bước đường cùng, bị kẹp giữa hai đối thủ nặng ký, một bên là Trung Quốc, bên kia là chính quyền Trump với chính sách đơn phương, coi « nước Mỹ trên hết » – đã buộc phải đoàn kết và cứng rắn hơn. Liên Âu buộc phải tái cân bằng thương mại với Bắc Kinh, với thâm hụt khoảng 200 tỉ đô la. Hôm 12/03/2019 Ủy Ban Châu Âu công bố một chương trình 10 điểm, khẳng định Trung Quốc, vừa là đối tác, vừa là một « đối thủ mang tính hệ thống ».
Tài trợ cho Airbus : Mỹ chuẩn bị trừng phạt châu Âu
Văn phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) ngày 08/04/2019 đã công bố danh sách các sản phẩm châu Âu có thể bị áp thuế. Đây là hành động trả đũa Liên Hiệp Châu Âu trợ giá cho tập đoàn chế tạo máy bay Airbus.
Trong danh sách đề nghị áp thuế, không chỉ có các sản phẩm như phi cơ thương mại cỡ lớn của châu Âu, trực thăng và các loại phụ tùng máy bay, mà còn có cả các mặt hàng như phô mai, sữa và rượu vang…
Cơ quan thương mại Hoa Kỳ ước tính thiệt hại mà các khoản trợ cấp Airbus gây ra cho Mỹ lên đến 11,2 tỷ đô la mỗi năm, do đó tổng trị giá hàng bị áp thuế quan cũng lên đến mức đó. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đe dọa là thuế quan trong diện này sẽ được duy trì cho đến khi mà châu Âu chấm dứt chế độ tài trợ.
Liên Hiệp Châu Âu đã lập tức phản pháo vào hôm nay, 09/04. Một quan chức Ủy Ban Châu Âu cho rằng các số liệu đã bị phía Mỹ “thổi phồng quá lố“, và “chỉ dựa trên các ước tính nội bộ của Mỹ, không được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới công nhận“.
Từ năm 2004 Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu tố cáo lẫn nhau là đã tài trợ bất hợp pháp cho các tập đoàn chế tạo máy bay của mình, Boeing trong trường hợp của Mỹ, và Airbus trong trường hợp châu Âu. Hồ sơ kiện mà hai bên đã nộp lên đến hàng ngàn trang kết luận.
Mỹ chưa hài lòng về tiến trình đàm phán với Trung Quốc
Vừa đe dọa châu Âu, chính quyền Donald Trump vừa đe dọa Trung Quốc. Phát biểu ngày hôm qua, 08/04 bên lề một sự kiện do Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tổ chức, ông Clete Willems, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng phụ trách thương mại tuyên bố Washington “chưa hài lòng” về một số hồ sơ đang đàm phán với Bắc Kinh, khiến cho việc ký kết một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung bị ngăn chặn.
Ông Willems không xác định đâu là vấn đề gây trở ngại, cũng như không cho biết lịch trình thảo luận kế tiếp với Trung Quốc, chỉ khẳng định rằng phía Mỹ “không vội vàng” mà chỉ “muốn làm mọi thứ một cách đúng đắn“.
Vào tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hai bên có thể đạt được một thỏa thuận trong khoảng bốn tuần.
Vòng đàm phán thương mại sau cùng giữa hai bên đã kết thúc vào cuối tuần trước tại Washington. Trong một bản thông cáo, bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết hai phái đoàn đã thảo luận về các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, nạn chuyển giao công nghệ bắt buộc, tin tặc, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các ngành nông nghiệp, dịch vụ và cơ chế thực thi thỏa thuận.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190409-tai-tro-cho-airbus-my-chuan-bi-trung-phat-chau-au
Một sinh viên tại Anh đi tù
vì tống tiền người sử dụng mạng khiêu dâm
Một sinh viên kiếm hàng trăm nghìn bảng bằng các cuộc tấn công mạng, tống tiền những người dùng trang mạng khiêu dâm, đã bị bỏ tù.
Zain Qaiser từ Barking, London, đã sử dụng các kỹ năng lập trình học được để lừa đảo khách truy cập vào các trang web khiêu dâm trên khắp thế giới.
Các nhà điều tra phát hiện ra khoảng 700.000 bảng tiền lãi của Qaiser – nhưng mạng lưới của anh ta có thể đã kiếm được hơn 4 triệu bảng.
Tấn công bệnh viện qua mạng dễ như trở bàn tay?
Hacker không cần phải thông minh?
Nên dùng người hay máy để thu ngân?
Qaiser, 24 tuổi, đã bị tuyên án hơn sáu năm tù tại Tòa án Kingston Crown.
Bị cáo này là tội phạm mạng kiếm nhiều tiền nhất bị kết án ở Anh.
Thẩm phán Timothy Lamb nói: “Tác hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra rất lớn – rộng đến mức dường như không có trường hợp nào từng biết mà có thể so sánh được.”
Án tù 6 năm, năm tháng này với Qaiser là một thành công lớn thứ hai của Cơ quan tội phạm quốc gia (NCA) sau khi đã bỏ tù hồi đầu năm 2019 một người đàn ông người Anh đột nhập, đánh phá mạng internet toàn quốc.
Tấn công từ phòng ngủ
Qaiser lần đầu tiên bị bắt gần năm năm trước – nhưng vụ việc đã bị trì hoãn vì sự phức tạp của cuộc điều tra và các quan ngại về sức khỏe tâm thần.
Ban đầu làm việc từ phòng ngủ của mình tại nhà của gia đình ở Barking, Qaiser bắt đầu kiếm tiền thông qua các cuộc tấn công đòi tiền chuộc (ransomware attacks) khi chỉ mới 17 tuổi.
Đây là một hình thức tấn công trong đó một máy tính bị tấn công và đóng băng bởi một phần mềm nhỏ cho đến khi người dùng trả một khoản phí cho việc phát hành.
Hàng triệu cuộc tấn công này xảy ra mỗi ngày trên khắp thế giới – ví dụ nổi tiếng nhất ở Anh là cuộc tấn công “Wannacry” vào hệ thống Y tế quốc gia (NHS) năm 2017.
Qaiser đã liên hệ với nhà điều khiển của Nga về một trong những công cụ tấn công mạnh nhất và đồng ý chia lợi nhuận nếu hoạt động tống tiền theo kế hoạch của anh ta thành công. Đổi lại, anh ta giả mạo liên lạc với tội phạm trực tuyến từ Trung Quốc và Hoa Kỳ để giúp chuyển tiền mặt.
Trong hơn 18 tháng, tội phạm vị thành niên này đóng giả là nhà cung cấp hợp pháp các chương trình khuyến mại trực tuyến và đặt chỗ quảng cáo trên một số trang web khiêu dâm hợp pháp phổ biến nhất thế giới.
Nhưng mỗi quảng cáo được quảng cáo trên các trang web đều chứa một công cụ độc hại có tên là “Angler”.
Bất kỳ ai truy cập vào trang mạng người lớn và nhấp vào một trong những quảng cáo giả mạo của Qaiser sẽ kích hoạt tải xuống máy tính của họ bộ công cụ tấn công của anh ta.
Nếu máy tính gia đình không được bảo vệ bằng phần mềm chống vi-rút cập nhật, Angler sẽ tìm kiếm các lỗ hổng và nếu có thể, sẽ cung cấp “phần mềm ransomware” đã chiếm quyền kiểm soát máy.
Nó ngay lập tức tung ra một tin nhắn toàn màn hình cho người dùng, chủ yếu là từ “FBI” và các cơ quan thực thi pháp luật khác, cáo buộc người dùng vi phạm pháp luật – cảnh báo họ phải đối mặt tới ba năm trừ khi họ trả tiền phạt ngay lập tức tương đương khoảng 200 đô la hoặc 100 bảng .
“Vì sợ sự bối rối gặp phải nếu bạn bè hoặc thành viên gia đình phát hiện ra việc mình đã truy cập nội dung khiêu dâm, nhiều người dùng đã trả tiền chuộc”, công tố viên Joel Smith nói với Kingston Crown Court.
“Vì lý do rõ ràng rất ít người phàn nàn với các quan chức thực thi pháp luật.”
Để làm cho đe dọa tồi tệ hơn, trang cảnh báo tuyên bố rằng cảnh sát đã chụp được hình ảnh webcam của người dùng trong khi họ truy cập vào trang web dành cho người lớn – và đưa ra thời hạn thanh toán.
Cơ quan tội phạm quốc gia (NCA) nói rằng không thể biết chính xác có bao nhiêu người đã trả tiền – nhưng dữ liệu hình sự đã tiết lộ hoạt động của Qaiser là rất lớn.
Một màn hình lấy từ hệ thống kiểm soát của Qaiser tiết lộ rằng tội phạm này đã kiếm được 11.000 bảng chỉ trong tháng 7/2014.
Trong một thao tác thử nghiệm, NCA chỉ tính một trong những quảng cáo giả xuất hiện trên 21 triệu trình duyệt web mỗi tháng – bao gồm 870.000 lần xuất hiện trên các trang khiêu dâm được truy cập ở Anh.
Đổi lại, gói phần mềm tấn công mạng này đã được tải xuống trên khoảng 165.000 máy tính cá nhân. Khoảng 5% trong số đó – khoảng 8.000 người dùng – có khả năng trở thành nạn nhân của yêu cầu đòi tiền chuộc.
Các nhà điều tra tài chính đã chứng minh rằng các hoạt động của Qaiser đã chuyển ít nhất 4 triệu bảng thông qua một chuỗi các hệ thống tiền điện tử kỹ thuật số – mặc dù phần lớn lợi nhuận này đã được bơm trở lại vào các phi vụ lừa đảo bằng cách mua ngày càng nhiều các không gian quảng cáo.
Các nhà điều tra tài chính của NCA xác định rằng cựu sinh viên công nghệ máy tính đã nhận được gần 550.000 bảng vào thời điểm bị bắt giữ.
Trong quá trình điều tra kéo dài khi anh ta được tại ngoại, các thám tử nhận thấy anh ta đã nhận thêm 100.000 bảng khi các cộng sự của anh ta chuyển tiền qua Gibraltar và Belize vào một tài khoản trực tuyến có thể truy cập ở Anh.
Qaiser được cho là đã đầu tư nhiều hơn vào tiền điện tử trực tuyến do từng tiết lộ trong chính các cuộc trò chuyện trực tuyến đã kiếm được những khoản đó trên hệ thống tín dụng tiền kỹ thuật số.
Mike Hulett, người đứng đầu các cuộc điều tra mạng tại cơ quan tội phạm quốc gia, nói: “Chúng tôi coi Zain Qaiser có lẽ là tội phạm mạng quan trọng nhất mà NCA từng điều tra.
“Khối lượng và độ phức tạp của các hành động – số lượng người mà anh ta kết nối trên toàn thế giới và tần suất hoạt động của anh ta đã khiến nó thành công và dẫn đến việc anh ta kiếm được lượng tiền mà anh ta đã làm được.
“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ biết được số người thực sự đã trả tiền.”
Trong thời gian phạm tội, Qaiser không có thu nhập hợp pháp – nhưng anh ta vẫn duy trì lối sống cao sang.
Tội phạm vị thành niên này đã chi gần 5.000 bảng cho một chiếc đồng hồ Rolex và 2.000 bảng cho một lần lưu trú tại khách sạn Chelsea. Anh ta thường xuyên chi tiền cho gái mại dâm, ma túy và cờ bạc, bao gồm gần 70.000 bảng trong một sòng bạc trong một trung tâm mua sắm cao cấp.
Đe dọa giới môi giới quảng cáo
Mặc dù có vẻ như không có người sử dụng trang mạng người lớn nào cảnh báo trực tiếp với cảnh sát ở bất cứ đâu trên thế giới, các nhà môi giới quảng cáo vô tình đặt quảng cáo phần mềm độc hại của Qaiser đã làm công việc này.
Khi một công ty Canada bán không gian quảng cáo yêu cầu Qaiser phải dừng lại, tội phạm này đã phát động một cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào nó, gây thiệt hại hàng trăm ngàn bảng cho doanh nghiệp.
“Thực sự, sẽ tốt hơn nếu chúng ta hợp tác cùng nhau”, Qaiser đưa ra cảnh báo trong một tin nhắn cho nhà môi giới quảng cáo.
“Chúng ta có thể kiếm một số tiền nghiêm túc cùng nhau. Đó là cách của tôi hoặc không có cách nào. VUA (K!NG) đã trở lại.”
Công ty Canada đã liên lạc với cảnh sát.
Elizabeth Lambert, bào chữa, nói rằng Qaiser đã phải chịu đựng những cơn bệnh tâm thần và đã bị những tội phạm mạng có tổ chức lâu năm hơn, có kinh nghiệm hơn tác động.
Qaiser ban đầu phủ nhận tội ác và tuyên bố rằng chính anh ta đã bị tấn công mạng, trước khi nhận tội với 11 tội danh – bao gồm tống tiền, lừa đảo, xâm phạm máy tính và sở hữu tài sản tội phạm.
Các vi phạm tấn công đòi tiền chuộc đã được thực hiện giữa năm 2012 và 2014.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47870961
Pháp kết thúc “Thảo luận toàn quốc”
: Bất mãn về thuế, điểm nổi bật nhất
Tại Pháp, cuộc Thảo luận toàn quốc ba tháng, do chính quyền chủ trì, để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Áo Vàng, vừa khép lại. Hôm qua, 08/04/2019, tại Grand Palais, Paris, thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã dành hai tiếng rưỡi đồng hồ để trình bày bản tổng hợp những kiến nghị của khoảng 2 triệu người dân.
Thủ tướng Philippe ghi nhận bốn nguyên vọng căn bản của dân chúng. Trước hết là nỗi bất bình cao độ của người dân trước tình trạng bất công về thuế. Thủ tướng Pháp xác nhận là nguyện vọng của đông đảo dân chúng tập trung vào vấn đề này đã chỉ rõ cho chính phủ hướng phải đi sắp tới. Giảm thuế một cách nhanh chóng là hứa hẹn đầu tiên của chính phủ.
Đọc thêm : Khủng hoảng Pháp : Đối thoại Áo Vàng ‘‘Hồi 1’’
Ba nguyện vọng quan trọng khác: 1- một nền dân chủ mà các công dân được tham gia nhiều hơn vào quá trình đưa ra các quyết định, 2- các dịch vụ công gần gũi với người dân, và 3 – phản ứng mạnh mẽ hơn đối với tình trạng khẩn cấp về khí hậu hiện nay.
Nhiệm vụ của thủ tướng giới hạn trong việc tổng hợp các kiến nghị, mà không đề ra bất cứ biện pháp cụ thể nào. Dựa trên các nguyện vọng căn bản của người dân, tổng thống Emmanuel Macron sẽ đưa ra các phương hướng cải cách trong những ngày tới.
Sau phần tổng hợp kiến nghị của dân chúng, hôm nay, tại Hạ Viện và ngày mai, tại Thượng Viện thủ tướng Philippe trình bày về « ý nghĩa chính trị » của cuộc tham vấn ý kiến dân chúng rộng lớn chưa từng có tại Pháp.
« Một sinh hoạt dân chủ đặc biệt »
Theo báo cáo được công bố hôm nay, 09/04, của một tiểu ban, được giao phó trách nhiệm bảo đảm « tính độc lập » của cuộc Thảo luận toàn quốc, thì cuộc Thảo luận đã « cho phép rất đông đảo người Pháp lên tiếng », đúng như các cam kết của chính phủ, biến hoạt động này thành « một dịp sinh hoạt dân chủ đặc biệt », cho dù các ý kiến tham gia Thảo luận chưa phải đã đại diện cho toàn thể dân chúng Pháp.
Tiểu ban bao gồm 5 nhân vật có tên tuổi, trong đó có cựu thành viên Hội Đồng Bảo Hiến Guy Canivet, nhà chính trị học, chuyên gia về xã hội học bầu cử Pascal Perrineau, tổng thư ký Liên đoàn ngành sư phạm Nadia Bellaoui.
Nếu hình thức thảo luận này được tiếp nối trong thời gian tới, tiểu ban nói trên khuyến nghị duy trì cơ chế như hiện nay, với việc huy động nhiều hình thức tham gia (hội họp theo sáng
kiến địa phương, trên mạng internet, hội thảo theo chuyên đề, hội thảo công dân theo vùng, sổ kiến nghị tại tòa thị chính, trưng bày lưu động…), nhưng các thảo luận cần tập trung vào « những đề tài hẹp hơn », với thời lượng thảo luận dài hơn, và nhiều câu hỏi gợi mở hơn.
Nga ký thỏa thuận thả cá voi sau nhiều phản đối
Nga hôm 8/4 ký thỏa thuận với một nhóm các nhà khoa học quốc tế để thả về môi trường tự nhiên gần 100 con cá voi bị bắt và giữ trong các khu nuôi nhốt chật chội ở miền Viễn Đông của nước này sau những chỉ trích dữ dội từ dư luận.
Hình ảnh của 10 con cá voi sát thủ (ocra) và 87 con cá voi trắng (beluga), bị nhốt trong các hàng rào vây kín ở một vịnh gần cảng Nakhodka của Biển Nhật Bản, lần đầu xuất hiện sau khi chúng bị một công ty đánh bắt vào mùa hè năm ngoái và công ty này dự định bán những con cá voi đó cho các công viên hải dương hay các công viên có bể nuôi cá ở Trung Quốc.
Ý định này làm những nhóm bảo vệ quyền động vật giận dữ và làm dấy lên một thỉnh nguyện thư kêu gọi thả những con cá voi bị bắt, được diễn viên điện ảnh Leonardo DiCaprio chia sẻ trên mạng xã hội với khoảng 1,5 triệu người tham gia ký tên. Nữ diễn viên Pamela Anderson cũng đăng tải một bức thư ngỏ gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin trên trang web của cô.
Điện Kremlin đã phải vào cuộc và yêu cầu các quan chức địa phương hành động, lập tức khiến cho cơ quan an ninh FSB của Nga đưa ra các cáo buộc đối với 4 công ty đã vi phạm luật đánh bắt cá.
Mặc dù điện Kremlin đồng ý rằng những con cá voi bị nhốt trong các điều kiện ác nghiệt, phủ tổng thống Nga lại nói rằng rất khó để thả chúng trở lại với môi trường tự nhiên hoang giã mà không khiến chúng bị tổn thương.
Mặc dù vậy, hôm 8/4, các nhà khoa học quốc tế, gồm Jean-Michel Cousteau, con trai của chuyên gia hải dương học Jaques Cousteau, ký một thỏa thuận chung với các nhà khoa học Nga, được các giới chức địa phương ủng hộ, để thả những con cá voi này.
Việc thả những con cá voi bị bắt nhiều khả năng sẽ được thực hiện từng bước.
“Một quyết định về mặt nguyên tắc đã được đưa ra nhằm thả những con cá voi trở về với thế giới hoang dã,” Oleg Kozhemyako, thống đốc Khu vực Primorsky, nói với các phóng viên tại buổi lễ ký kết thỏa thuận kể trên.
“Các nhà khoa học trong nhóm của ông Cousteau và các nhà khoa học Nga sẽ quyết định xem khi nào và những con cá voi nào sẽ được thả,” theo ông Kozhemyako.
Theo thỏa thuận, một khu điều trị phục hồi giành cho các voi sẽ được dựng lên với các điều kiện gần giống nhất với môi trường tự nhiên của chúng. Bất cứ con cá voi nào ở Biển Nhật Bản bị tổn thương hoặc có vấn đề sẽ được điều trị tại trung tâm này, ông Kozhemyako cho biết.
Nhà khoa học Cousteau cho các phóng viên biết rằng đây là một khoảnh khắc rất cảm động đối với ông và các nhà khoa học sẽ làm tất cả những gì có thể để cứu các con cá voi này.
“Tôi biết rằng có rất nhiều việc phải làm nhưng tôi chắc rằng chúng tôi sẽ thành công.”
Các nhà khoa học hứa hẹn rằng vào tháng sau họ sẽ chỉnh sửa kế hoạch thả những con cá voi, mà trong số đó có một số con bị bắt nhốt từ tháng 7 năm ngoái.
Điện Kremlin nói Nga không có lệnh cấm trực tiếp nào đối với việc săn bắt cá voi nhưng chúng chỉ có thể được đánh bắt một cách hợp pháp trong một số tình huống nhất định, vì các mục đích khoa học hoặc giáo dục.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-ky-thoa-thuan-tha-ca-voi-sau-nhieu-phan-doi/4866868.html
Hong Kong: Các thủ lĩnh biểu tình
‘không bỏ cuộc’ dù bị tuyên có tội
Chín nhà hoạt động dân chủ bị kết tội vi phạm trật tự công cộng liên quan đến các cuộc biểu tình rầm rộ đòi quyền tự trị lớn hơn từ Trung Quốc.
Trong số đó có ba nhà hoạt động nổi tiếng được coi là gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ ở Hong Kong.
Họ có thể bị tuyên án tù tới bảy năm vì tham gia cuộc biểu tình “Dù vàng” năm 2014.
Hong Kong: Biểu tình tại phiên xử lãnh đạo ‘Occupy’
Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong
Hong Kong: Joshua Wong bị phạt tù lần hai
Hong Kong thả người biểu tình phản đối
Thời điểm đó, hàng ngàn người tuần hành đòi quyền cho Hong Kong chọn nhà lãnh đạo của riêng mình.
Trong số những người bị kết tội có nhóm “Bộ ba” [Occupy Trio] của giáo sư xã hội học Chan Kin-man, 59 tuổi, giáo sư luật Benny Tai, 54 tuổi và mục sư Baptist Chu Yiu-ming, 74 tuổi.
“Bất kể chuyện gì xảy ra hôm nay, chúng tôi sẽ kiên trì và không bỏ cuộc”, ông Tai nói với các phóng viên trước khi có phán quyết.
Hàng trăm người chen vào tòa án ở Hong Kong hôm 9/4 để nghe phán quyết về phiên xử một số thủ lĩnh phong trào dân chủ “Occupy” năm 2014.
Theo Reuters, ba trong số các bị cáo bị buộc tội đóng vai trò chính trong việc lên kế hoạch và huy động những người ủng hộ trong suốt 79 ngày chiếm giữ đường phố năm 2014.
Họ đối mặt với các cáo buộc âm mưu gây rối trật tự công cộng và kích động gây rối trật tự công cộng.
Bộ ba không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc, mà mỗi tội phải chịu tối đa bảy năm tù.
Ông Tai nói với Reuters: “Lý do mà chúng tôi phải bất tuân dân sự là vì chúng tôi muốn công lý cho người Hong Kong.”
Có tổng cộng chín bị cáo thuộc phong trào bất tuân dân sự năm 2014 phải ra tòa.
Các nhóm nhân quyền chỉ trích phán quyết. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng tòa án “đang gửi một thông điệp khủng khiếp”.
“[Điều này] có thể khích lệ chính phủ truy tố thêm các nhà hoạt động ôn hòa, làm nguội lạnh việc biểu đạt tự do ở Hong Kong”, nhà nghiên cứu Maya Wang nói với BBC.
Tại sao chính quyền Hong Kong quan tâm?
Là cựu thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng nơi này được hưởng nhiều quyền tự do hơn nhờ chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, mà Bắc Kinh đồng ý trao cho quyền tự trị và duy trì nguyên trạng hệ thống kinh tế và xã hội trong 50 năm.
Có những mối quan tâm rộng rãi trong thành phố về việc những quyền tự do đó đang dần bị xói mòn và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc lên Hong Kong là một vấn đề nhạy cảm.
Các cuộc biểu tình của sinh viên, kêu gọi dân chủ hơn, nổ ra năm 2014 làm tê liệt thành phố trong vài tuần. Một số nhà lãnh đạo phong trào bị kết án và thậm chí phải đối mặt với án tù. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình đó chỉ đơn thuần là về quá trình bầu cử dân chủ hơn – không nơi nào gây tranh cãi như vấn đề độc lập.
“Bắc Kinh và những nhà chức trách liên quan rất rõ về ‘ranh giới đỏ’ mà không được cho phép ở bất cứ nơi nào trong phạm vi công cộng,” Mathew Wong từ Đại học Hong Kong giải thích. “Cuộc nói chuyện của Andy Chan tại FCC là một trong số đó và là một ví dụ rõ ràng về những gì họ không muốn thấy.”
Tại sao Trung Quốc rất nhạy cảm về vấn đề này?
Trung Quốc cực kỳ – và ngày càng – nhạy cảm về những câu hỏi về chủ quyền quốc gia.
Hai tiêu điểm chính của sự nhạy cảm đó là Hong Kong và Đài Loan. Trong trường hợp Đài Loan, vị trí của Bắc Kinh là rất rõ ràng: Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh ly khai thuộc Trung Quốc một cách hợp pháp.
Trong trường hợp Hong Kong, tình hình mờ nhạt hơn. Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng vị thế đặc biệt của nó và những quyền tự do được trao cho công dân nơi đây có thể được coi là gián tiếp làm suy yếu sự kiểm soát cứng rắn của Trung Quốc với đại lục.
Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc kêu gọi độc lập cho Hong Kong, trên thực tế có rất ít sự ủng hộ công khai cho những người ủng hộ như ông Chan. “Không nhiều người thực sự nghĩ rằng Hong Kong có thể tự tồn tại trên thực tế,” ông Wong nói.
Ông bổ sung rằng trong khi có nhiều người có thể lên tiếng cho tự do thảo luận những ý tưởng như vậy, họ sẽ ngần ngại làm như vậy trong trường hợp này, vì họ có nguy cơ bị xem là ủng hộ chủ nghĩa ly khai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47849570
Huawei bị yêu cầu
gỡ thẻ wifi khỏi hệ thống CCTV của Pakistan
Leo Kelion & Sajid IqbalBBC Monitoring
Huawei đã tháo gỡ các thẻ phát tín hiệu wifi khỏi các hộp thuộc hệ thống camera theo dõi an ninh (CCTV) đặt tại Pakistan sau khi bị nhân viên dự án này phát hiện.
Cơ quan quản lý an toàn thành phố Punjab (Punjab Safe City Authority – viết tắt là PSCA) nói với chương trình Panorama của BBC rằng họ đã yêu cầu Huawei phải tháo gỡ các module hồi 2017 “do có thể bị sử dụng sai mục đích”.
Huawei có thể bị cấm ở khu chính phủ Anh
‘Những rủi ro dài hạn’ từ Huawei đối với viễn thông Anh
Laptop của Huawei gây ‘lo ngại về bảo mật’
Giới chức nói rằng hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc trước đó đã nhắc tới các thẻ này trong tài liệu dự thầu. Nhưng một nguồn liên quan tới dự án nói rằng phần nội dung này viết rất khó hiểu.
Một phát ngôn viên của Huawei nói rằng đã có sự “hiểu nhầm”. Ông nói thêm rằng các thẻ đã được cài đặt để cung cấp thông tin nhằm chẩn đoán lỗi, nhưng nói ông không thể chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này.
PSCA xác nhận rằng cách giải thích mà họ nhận được là việc kết nối wifi đã được cài đặt để các kỹ sư dễ phát hiện trục trặc hơn khi đứng cạnh các hộp kỹ thuật mà không cần phải mở hộp ra.
Hai người liên quan tới dự án Lahore là người đã báo cho BBC biết, và họ yêu cầu được giữ kín danh tính.
Một người nói rằng Huawei chưa bao giờ cung cấp app cần thiết để đường link wifi trở nên khả dụng, và nói thêm rằng các hộp kỹ thuật đã có thể được quản lý từ xa thông qua mạng lưới chính của hệ thống theo dõi giám sát rồi.
Một chuyên gia an ninh mạng từ Anh nói rằng việc bên bán thiết bị cài đặt thêm thứ khác vào để họ có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung trong tương lai cho khách hàng không phải là chuyện hiếm gặp.
Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE
Huawei và cuộc tấn công mạng ‘bí hiểm’ ở châu Phi
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng vụ việc trên cho thấy ích lợi của việc theo dõi giám sát, bởi nếu như giới chức vẫn không nhận biết về sự tồn tại của các thẻ wifi thì họ không thể có các bước đi cần thiết để kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh từ các thẻ đó.
“Ngay khi quý vị trao cho ai đó thêm một biện pháp kết nối từ xa thì tức là quý vị đang trao cho họ thêm một biện pháp tấn công,” Alan Woodward bình luận.
“Nếu quý vị đưa một thẻ wifi vào thì khi đó quý vị đang trao cho ai đó khả năng tiếp cận từ xa dưới một số hình thức khác. Quý vị có thể nói rằng việc đó được làm vì một mục đích nhất định, nhưng ngay khi quý vị làm thế thì đã làm phát sinh nguy cơ sử dụng sai mục đích.”
Hiện không có bằng chứng nào cho thấy các thẻ đã tạo ra tình trạng dễ bị tổn thương, và một trong các nguồn tin xác nhận rằng cho đến nay vẫn chưa có cơ hội nào để thử nghiệm xem chúng có thể bị khai thác trước khi bị tháo gỡ không.
“Phản ứng nhanh chóng”
Chương trình Thành phố An toàn của Lahore lần đầu tiên được công bố hồi 2016, sau khi nơi này bị một loạt các vụ đánh bom khủng bố.
Chương trình nhằm cung cấp một mạng lưới camera CCTV và các thiết bị cảm ứng khác, cùng hệ thống liên lạc mới tinh phục vụ các dịch vụ khẩn cấp của thành phố.
Huawei đã lắp đặt 1.800 hộp CCTV, mà trong đó hãng đặt thêm các module wifi ở đằng sau các thiết bị khác.
Giám đốc điều hành PSCA nói với BBC rằng Huawei đã “nhanh chóng” phản ứng với yêu cầu gỡ bỏ các thẻ này, và đã hoàn toàn “tuân thủ các chỉ thị của chúng tôi”.
“Các bên trong hợp đồng luôn có quyền lựa chọn trong việc chốt lại chi tiết kỹ thuật, các module, theo yêu cầu của mình và dựa trên các điều kiện địa phương,” ông Akbar Nasir Khan nói thêm.
“PSCA bác bỏ việc cho rằng có bất kỳ đe dọa nào tới an ninh của dự án, và hệ thống đã tiếp tục được kiểm tra bởi các nhà tư vấn của chúng tôi, gồm cả các hãng có danh tiếng từ Anh.”
Các lo ngại ở địa phương đã được nêu lên liên quan tới chương trình Thành phố An toàn sau khi có các tường thuật rằng có những hình ảnh đã bị rò rỉ và được truyền tay nhau qua mạng xã hội hồi đầu năm nay, cho thấy các cặp đôi đi cùng nhau trong xe hơi.
Thế nhưng không có gợi ý nào cho rằng điều này có liên quan tới Huawei, và cho dù bất kỳ thế nào thì các module wifi đến thời điểm đó cũng đã được gỡ bỏ.
PSCA cũng bác bỏ việc có bất kỳ ai trong văn phòng của họ có liên quan tới vụ việc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47866596
TQ ủng hộ
Liên minh chủ nghĩa đa phương của Pháp, Đức
Chính phủ Trung Quốc ngày 8/4 bày tỏ sự ủng hộ với Liên minh chủ nghĩa đa phương do Pháp và Đức đưa ra mới đây.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 8/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng một lần nữa khẳng định sự kiên định của Chính phủ Trung Quốc trong việc gìn giữ, ủng hộ và thực hiện chủ nghĩa đa phương, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ việc thành lập Liên minh chủ nghĩa đa phương.
Ông Lục Khảng nhấn mạnh: “Trung Quốc ủng hộ những cố gắng tích cực của cộng đồng quốc tế, trong đó có Pháp, Đức, trong việc gìn giữ chủ nghĩa đa phương, sẵn sàng cùng với các bên duy trì trật tự và hệ thống quốc tế lấy tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc làm hạt nhân, gìn giữ hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc và lấy Tổ chức Thương mại Thế giới làm hạt nhân, kiên trì chủ nghĩa đa phương.”
Ông cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa trên thế giới đang ngày càng phát triển, thách thức toàn cầu không ngừng tăng lên như hiện nay, thế giới cần đến chủ nghĩa đa phương hơn bao giờ hết.
Trước đó, ngày 2/4, Pháp và Đức đã công bố sáng kiến thành lập Liên minh chủ nghĩa đa phương, đồng thời cảnh báo trật tự dựa trên quy tắc được các tổ chức như Liên Hợp Quốc xem là hình mẫu, đang đứng trước nguy cơ bị tan rã. Hai nước cũng nhấn mạnh liên minh này không nhằm vào Mỹ, đồng thời chào đón Mỹ gia nhập liên minh.
Được biết, sáng kiến này sẽ được chính thức giới thiệu vào tháng 9/2019 – thời điểm diễn ra Kỳ họp thường niên lần thứ 74 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc
TQ mua cả Su-35, Su-57 Nga: Điều gì đang xảy ra?
Theo giới quan chức Nga, Trung Quốc sẽ mua chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 và mua thêm cả chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35S.
Hai thông tin chấn động của giới quân sự Nga
Trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất, ông Viktor Kladov, Giám đốc chuyên trách Hợp tác quốc tế và Chính sách khu vực của tập đoàn Rostec đã công bố hai tin quan trọng liên quan đến sự hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung.
Thông tin đầu tiên: Chính phủ Nga sắp cấp giấy phép xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là Sukhoi Su-57. Theo ông Kladov, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Vịnh Ba Tư là các khach hàng tiềm năng nhất của máy bay này.
Thông tin thứ hai: Trung Quốc có thể sẽ mua thêm chiến đấu cơ thế hệ 4++ Sykhoi Su-35S của Nga. Theo ông, có khả năng trong hai năm tới Nga và Trung Quốc sẽ ký hợp đồng về cung cấp thêm hoặc hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu Su-35S, mà trước đó Nga đã giao cho Trung Quốc 24 chiếc máy bay loại này.
Cuộc phỏng vấn của một trong những nhà lãnh đạo tập đoàn Rostec đã gây ra tiếng vang lớn trên truyền thông Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự nước này tập trung chú ý đến khả năng Trung Quốc mua các máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 của Nga.
Trong bài trả lời phỏng vấn của “Thời báo Hoàn Cầu” (Global Times), các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, không quân nước này có thể mua một số lượng hạn chế các máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 để nghiên cứu.
Đáng chú ý là điều này lại trái ngược với xu thế là trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và nhiều chuyên gia quân sự nước này đã khoe khoang đầy tự tin là tiêm kích thế hệ 5 Chengdu J-20 của Trung Quốc có tính năng còn mạnh hơn Sukhoi Su-57 của Nga.
Khả năng của chiến đấu cơ thế hệ 5 vẫn là…bí mật
Sputnik đã đề nghị chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận về thông tin này. Theo vị chuyên gia quân sự này, trái ngược với sự tự tin của Trung Quốc về chiến đấu cơ J-20, tình hình thực tiễn có thể phức tạp hơn.
Các thông số thực sự của cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Nga và Trung Quốc vẫn được giữ bí mật. Rất khó tìm hiểu các yếu tố này từ các bài quảng cáo (hoặc ngược lại là các bài phê bình), trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Người ta chỉ có thể dự đoán rằng, lợi thế của máy bay Nga có thể là động cơ tiên tiến hơn, hệ thống phòng vệ chống tên lửa tầm nhiệt di động, khả năng cơ động rất cao, và radar mảng pha chủ động thế hệ mới Belka. Không có nghi ngờ gì rằng, máy bay của Trung Quốc cũng có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa rõ ràng.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được trang bị các thiết bị công nghệ cao mới nhất, đôi khi chưa được kiểm tra, thử nghiệm đầy đủ. Chúng được phát triển tùy theo quan điểm về cách sử dụng không quân.
Để đánh giá các máy bay này nên chú ý đến một số lượng lớn các thông số khác nhau, nhưng chưa rõ những thông số nào sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc chiến thực sự. Hơn nữa, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
Hiện nay, F-22A Raptor và F-35 Lightning II do Mỹ sản xuất đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất và tuần tra trên không, còn Sukhoi Su-57 của Nga đã được thử nghiệm trong thời gian ngắn ở Syria, còn J-20 của Trung Quốc vẫn chưa biểu lộ khả năng thực tế.
Như vậy, rõ ràng là chưa có một máy bay chiến đấu thế hệ 5 nào được sử dụng trong cuộc xung đột quân sự cường độ cao chống lại một đối thủ sở hữu hệ thống phòng không hiện đại và lực lượng không quân cùng đẳng cấp, cùng với các phương tiện chiến tranh điện tử tiên tiến nhất.
Nói cách khác, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 vẫn chưa được kiểm chứng trong điều kiện khốc liệt nhất, điều này đồng nghĩa với việc chưa thể xác định được tính năng của chúng có thực sự ưu việt như quảng cáo hay không, khi đối đầu với các chiến đấu cơ đồng hạng hoặc các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới.
Chiến đấu cơ thế hệ 4 vẫn là nòng cốt?
Đồng thời, chú ý đến sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ trong khu vực và kế hoạch của Nhật Bản mua nhiều máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II của Mỹ hoặc tự lực phát triển loại máy bay đồng hạng của riêng mình là Mitsubishi ATD-X Shinshin (F-3), Trung Quốc sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ đụng độ với chiến đấu cơ thế hệ 5. Do đó, nước này sẽ phải tăng cường số lượng chiến đấu cơ hiện đại.
Tuy nhiên, trong khi vai trò của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong hệ thống vũ khí tương lai vẫn chưa rõ ràng, thì những chiếc máy bay này lại cực kỳ đắt đỏ và không phải lúc nào lực lượng không quân các nước cũng có nhu cầu đầy đủ về những đặc tính của chúng.
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề quan trọng nhất đối với các cường quốc không phải là sự cạnh tranh về thành tựu kỹ thuật không quân, mà là sức mạnh chiến đấu thực tế của lực lượng không quân.
Hiện Su-35S vẫn là chiến đấu cơ đáng tin cậy nhất của không quân Trung Quốc
Trong trường hợp này các yếu tố quan trọng nhất đối với các chiến đấu cơ chủ lực của lực lượng không quân bất cứ nước nào là “khả năng hoạt động hiệu quả trong điều kiện chiến đấu, khả năng tác chiến đa nhiệm, khả năng duy trì thực hiện số lượng lớn các chuyến bay hàng ngày và dễ sửa chữa, bảo dưỡng”. Mà điều này rõ ràng là các chiến đấu cơ thế hệ 4++ sẽ có ưu thế hơn thế hệ 5, trong khi tính năng của chúng không hơn kém là bao. Điều này có thể thấy rõ ở việc ngay cả Hoa Kỳ cũng đang nối lại việc sản xuất và mua phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-15.
Từ quan điểm trên cho thấy, sự kết hợp của các loại máy bay thế hệ khác nhau có thể mang lại lợi thế chính cho lực lượng không quân và không quân của hải quân Trung Quốc, trong cuộc chiến ở vùng Thái Bình Dương.
Do đó, Trung Quốc có thể sẽ đề nghị mua máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 của Nga để bổ khuyết những điểm hạn chế trong công nghệ của mình, song song với đó là việc tiếp tục mua chiến đấu cơ Su-35S để nhanh chóng nâng cao sức mạnh của lực lượng không quân.
Xét theo mọi việc, Nga sẽ sản xuất số lượng hạn chế Su-57, trong khi đó tiếp tục sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu Su-35S với số lượng lớn hơn nhiều (ngoài ra còn có Su-30SM).
Tất nhiên, Nga sẽ không bán mấy chiếc máy bay chiến đấu để cho Trung Quốc có khả năng nghiên cứu, nhưng, nếu Trung Quốc mua ít nhất 1-2 tiểu đoàn Su-57 của Nga thì điều đó có thể hữu ích cho cả hai bên.
Trung Quốc đã mua một trung đoàn Su-35S và chắc chắn là họ muốn tiếp tục khám phá khả năng của loại máy bay là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng chiến đấu cơ Su-27. Nếu hai bên ký kết thỏa thuận về mua sắm và sản xuất theo giấy phép thì điều đó sẽ nhanh chóng tăng sức mạnh chiến đấu của Không quân Trung Quốc.
Đồng thời, có thể giả định rằng, trong tương lai, cả ở Trung Quốc và Nga, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được nâng cấp, ví dụ như Su-35S, sẽ tạo thành xương sống của lực lượng Không quân, còn các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như Su-57 sẽ được trang bị cho một số đơn vị không quân riêng lẻ có nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
http://biendong.net/bi-n-nong/27306-tq-mua-ca-su-35-su-57-nga-dieu-gi-dang-xay-ra.html
Căng thẳng Trung – Đài tăng lên
sau vụ phi cơ TQ ‘vượt tuyến’
Có chăng một cuộc khủng hoảng mới giữa Trung Quốc và Đài Loan?
Những căng thẳng đang ngày càng gia tăng này liên quan gì đến sự khác biệt ngày càng sâu sắc giữa Washington và Bắc Kinh?
Và có phải Tổng thống Trump đang khiến tình hình trầm trọng hơn khi coi thường chính sách “Một Trung Quốc” mà những người tiền nhiệm ông đã theo đuổi vì nó là nền tảng cho sự hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ vào cuối thập niên 1970?
Vụ vượt rào của chiến đấu cơ Trung Quốc vào Chủ nhật ở eo biển Đài Loan là sự cố nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua.
Khoảng thời gian xảy ra sự xâm nhập – khoảng mười phút – cho thấy đó không chỉ là một sai lầm về phương hướng.
Đài Loan điều động máy bay để đánh chặn những kẻ xâm nhập. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã kêu gọi các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vượt qua tuyến hàng hải sẽ bị “trục xuất một cách mạnh mẽ”.
Đài Loan, vẫn luôn được Bắc Kinh xem là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo vào đầu năm nay rằng việc thống nhất vẫn là mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc bất kể sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị. Ông nói rõ rằng Trung Quốc sẽ không “từ bỏ việc sử dụng vũ lực” và họ vẫn giữ nguyên lựa chọn “thực hiện mọi biện pháp cần thiết”.
Trung Quốc vẫn còn bận tâm về Đài Loan. Thật vậy, nhiều nhà phân tích chiến lược Hoa Kỳ coi việc tái lập quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với Đài Loan là mục tiêu chính thúc đẩy các chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này.
Và một khía cạnh quan trọng ở đây là chiến lược từ chối chống tiếp cận của Bắc Kinh đang được phương Tây hiểu như thế nào. Nói một cách đơn giản, đây là sự phát triển của các hệ thống vũ khí tầm xa và chính xác hơn để đẩy các lực lượng Hoa Kỳ (những người có thể sẽ đến viện trợ của Đài Loan) ra khỏi Thái Bình Dương.
Tháng trước – trong nỗ lực để báo hiệu rằng họ sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do đi lại – Mỹ đã gửi một tàu khu trục và một tàu Cảnh sát biển qua eo biển Đài Loan giữa Trung Quốc và Đài Loan. Điều này chắc chắn đã gây khó chịu cho Bắc Kinh và được người Đài Loan coi là một cách thể hiện sự ủng hộ.
Những nỗ lực của Washington để chứng minh những gì họ gọi là “tự do hàng hải” đang gây tranh cãi ở Bắc Kinh, vốn tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn vùng biển trong khu vực.
Động thái này diễn ra vào thời điểm căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng về thương mại, công nghệ và sự quyết đoán quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Thêm vào đó là sự bất an ở Bắc Kinh về sự chậm lại trong nền kinh tế của nó, điều mà nhiều người quan sát Trung Quốc lo ngại có thể dẫn đến việc Chủ tịch Tập Cận Bình theo đuổi lập trường dân tộc hơn, và dễ hiểu tại sao nỗi sợ hãi lại tăng lên trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Sự tấn công cuối tuần này của máy bay chiến đấu Trung Quốc là một lời nhắc nhở về sự đối trọng của Đài Loan.
Quan hệ Trung-Mỹ không phải luôn luôn như thế này. Quay lại vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, chính Hoa Kỳ đã thiết lập một chính sách sau được gọi là chính sách “Một Trung Quốc”.
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Donald Trump đã thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan?
Hoa Kỳ công nhận chính phủ do Đảng Cộng sản điều hành ở Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Washington cũng thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc. Do đó, Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Hoa Kỳ sau đó hạ cấp quan hệ với Đài Loan.
Nhưng Washington cũng nói rõ sẽ “xem xét bất kỳ nỗ lực nào để xác định tương lai của Đài Loan bằng các biện pháp hòa bình” vì đây là một “mối quan ngại sâu sắc đối với Hoa Kỳ”. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ hệ thống tự phòng thủ của Đài Loan và bỏ ngỏ khả năng viện trợ Đài Loan nếu bị tấn công.
Nhưng chính sách này có thực sự đáng tin khi đối mặt với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc?
Và Đài Loan có tiếp tục hài lòng với những lời hứa hẹn về một sự độc lập thay vì một thực tế như vậy? Chính quyền Trump có đang gửi sai tín hiệu đến Đài Loan?
Ví dụ, ông Trump đã trở thành tổng thống đắc cử đầu tiên kể từ năm 1979 hội đàm trực tiếp với một tổng thống Đài Loan. Một số người trong chính quyền Hoa Kỳ muốn ông xem lại toàn bộ chính sách “Một Trung Quốc”.
Bắc Kinh đã chứng kiến vị tổng thống Mỹ này từ bỏ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và thay đổi hiện trạng ngoại giao ở Trung Đông đối với Jerusalem và Cao nguyên Golan. Họ cũng có thể sợ một sự thay đổi tương tự trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.
http://biendong.net/bi-n-nong/27304-cang-thang-trung-dai-tang-len-sau-vu-phi-co-tq-vuot-tuyen.html
TQ tích vàng, sớm giành ngôi vương từ Nga
Bốn tháng liên tiếp trữ vàng gia tăng, Trung Quốc có thể vượt Nga vào cuối năm.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa thông báo, trong tháng 3, đơn vị này đã tăng dự trữ thêm 11,2 tấn vàng, nâng mức dự trữ hiện tại lên 1.885 tấn.
PBoC đã tăng dự trữ lên 60,62 triệu Ounce trong tháng 3, tăng so với mức 60,26 triệu Ounce vào tháng trước đó.
Đây là tháng thứ 4 liên tiếp Bắc Kinh mua vàng cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Tháng 12/2018, nước này đã mua vào 9,95 tấn vàng. Tháng 1/2019, Trung Quốc mua 11,8 tấn vàng để dự trữ. Tháng 2/2019, con số mua thêm là 9,95 tấn.
Động thái này củng cố của giới đầu tư rằng các ngân hàng Trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lượng nắm giữ vàng. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là hai trong nhiều quốc gia lựa chọn dự trữ vàng để đảm bảo nền kinh tế đủ khả năng chống chọi với trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Bloomberg báo cáo, nếu Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng thỏi với tốc độ hiện tại trong năm 2019, thì đến thời điểm cuối năm, Bắc Kinh có thể vượt Nga về dự trữ vàng. Moscow vốn đã tăng dự trữ vàng lên khoảng 2.149 tấn.
Nga hiện đứng trong số 5 quốc gia nắm giữ vàng hàng đầu thế giới: Mỹ đứng đầu với khoảng 8.130 tấn, Đức đứng thứ hai với 3.370 tấn, Ý thứ ba với 2.450 tấn và Pháp đứng thứ năm với 2.440 tấn.
Trữ vàng được coi là một động thái phòng vệ chống lại các cú sốc thị trường. Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, chính phủ các nước mua tổng 651,5 tấn vàng trong năm 2018. Trong đó, Nga tăng gấp 4 lần dự trữ vàng chỉ trong 10 năm với mục đích thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD.
Thế giới đang tiến đến một kỷ nguyên bất ổn mới, với viễn cảnh khủng hoảng toàn cầu dường như ngày càng rõ ràng hơn. Việc tích trữ vàng có thể coi là biện pháp phòng vệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trước cuộc đối đầu thương mại không hứa hẹn trước với Washington.
Jeffrey Halley, một nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA nói với SCMP rằng, việc mua vàng của Bắc Kinh là một “hàng rào trú ẩn an toàn” trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.
“Trung Quốc từ lâu đã cố gắng đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình khỏi đồng đô-la Mỹ” – ông Halley nói.
Hội đồng vàng thế giới dự báo, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn vào năm 2019, do những bất ổn lớn hơn của thị trường và sự mở rộng của các chính sách kinh tế bảo hộ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27307-tq-tich-vang-som-gianh-ngoi-vuong-tu-nga.html
Tập đoàn TQ không ngừng hợp đồng
mua máy bay Boeing 737 MAX
Tập đoàn cho thuê máy bay của Trung Quốc viết tắt là CALC hôm 9/4 cho biết không ngừng đơn đặt hàng mua 100 chiếc Boeing 737 MAX, phản bác thông tin đăng tải trước đó của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.
Tờ báo của Hong Kong, theo Reuters, đăng tải thông tin, dẫn Chủ tịch CALC Chen Shuang, nhưng tập đoàn này sau đó nói rằng ông Chen đã bị trích lời sai.
Hơn 300 chiếc Boeing 737 MAX đã bị ngưng hoạt động trên toàn cầu sau khi gần 350 người thiệt mạng trong hai vụ rơi máy bay, ở Indonesia tháng 10 năm ngoái và ở Ethiopia tháng trước.
Hãng hàng không Mỹ hủy chuyến bay Boeing 737 MAX tới 5/6
Hãng Boeing đã ngưng giao các đơn hàng đặt mua 737 MAX trong khi cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra hai vụ máy bay trên.
Phát ngôn viên của CALC nói với Reuters rằng chiếc Boeing 737 MAX đầu tiên dự tính sẽ được giao cho CALC vào quý ba của năm nay có thể bị hoãn vì tập đoàn Mỹ ngưng giao loại máy bay này.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Boeing hôm 9/4 nói rằng tập đoàn này đang tập trung hỗ trợ các khách hàng và bảo đảm rằng 737 MAX trở lại bay thương mại.
Boeing gọi CALC là một “khách hàng quý giá” đồng thời bày tỏ “xin lỗi” vì bất kỳ sự gián đoạn nào.
Ấn Độ cáo buộc Pakistan ‘kích động chiến tranh’
New Delhi bác bỏ tuyên bố “kích động chiến tranh” của Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho rằng Ấn Độ sẽ tấn công Pakistan trong tháng 4.
“Chúng tôi nắm được thông tin tình báo đáng tin cậy rằng Ấn Độ lên kế hoạch tiến hành cuộc tấn công mới nhắm vào Pakistan trong khoảng thời gian từ ngày 16 – 20.4. Pakistan đã chia sẻ thông tin cho 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Qureshi nói ngày 7.4, nhưng ông không cung cấp thêm thông tin.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Raveesh Kumar ngày 8.4 lên án tuyên bố của ông Qureshi là “vô trách nhiệm và lố bịch”.
Ông Kumar đồng thời tố cáo Pakistan đưa ra tuyên bố giả mạo để đánh lạc hướng dư luận khỏi “những vụ tấn công khủng bố xuyên biên giới” mà theo chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là vấn đề chính gây căng thẳng giữa hai bên.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pakistan được đưa ra với mục tiêu “châm ngòi chiến tranh trong khu vực”, theo ông Kumar.
Căng thẳng dâng cao giữa 2 nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân từ vụ đánh bom ngày 14.2 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát khiến 40 nhân viên an ninh nước này thiệt mạng. Nhóm vũ trang Jaish-e-Mohammed đã nhận trách nhiệm và Ấn Độ hôm 26.2 tiến hành không kích nhằm vào những nơi bị cho là cứ điểm của Jaish-e-Mohammed nằm trong vùng Kashmir do Pakistan quản lý.
Islamabad nhanh chóng không kích trả đũa, kéo theo trận đụng độ giữa chiến đấu cơ hai bên hôm 27.2. Từ đó đến nay, tình hình vẫn âm ỉ với những cuộc đọ súng dọc giới tuyến ở Kashmir, với vụ nghiêm trọng nhất xảy ra ngày 2.4, khiến tổng cộng 7 người chết và hàng chục người bị thương.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/27314-an-do-cao-buoc-pakistan-kich-dong-chien-tranh.html
Ngoại trưởng Philippines nói
Mỹ sẽ là đồng minh quân sự duy nhất
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Philippines, ông Teodoro Locsin, khẳng định Mỹ sẽ là đồng minh quân sự duy nhất của nước này, và “chúng ta không cần thêm ai khác”.
Trong một dòng trạng thái trên trang Twitter viết hôm 7-4, ông Locsin cho rằng Mỹ là cường quốc thế giới duy nhất đóng vai trò “thành trì” cho dân chủ và nhân quyền, và đặc biệt “sẽ tiếp tục là đồng minh quân sự duy nhất của chúng ta (tức Philippines)”.
Lời khẳng định này được cho là nhằm đáp lại một bình luận trên Twitter, trong đó khẳng định Philippines đã ngó lơ Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), liên quan tới việc Mỹ thu hồi thị thực nhập cảnh của công tố viên ICC Fatou Bensouda.
Phát biểu của một quan chức ngoại giao cấp cao như ông Lucsin thu hút sự chú ý, nhất là trong bối cảnh Philippines đang có mối quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc và Mỹ.
Thời gian qua, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc có dấu hiệu leo thang sau những thông tin về việc ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu.
Nó khiến nhiều người hoài nghi về khả năng Philippines và Trung Quốc giữ vững mối quan hệ hợp tác ở những lĩnh vực khác, vốn dĩ là điều Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đánh giá cao.
Trong khi đó, Mỹ cũng xem Philippines là đồng minh thân cận và lâu đời nhất trong khu vực. Nhưng mối quan hệ này chịu ảnh hưởng ít nhiều sau những phát biểu cứng rắn của Tổng thống Duterte về Washington.
Hãng tin Bloomberg cho rằng mọi chuyện đã có dấu hiệu cải thiện trong thời gian gần đây. Riêng về quân sự, hơn 7.000 lính Mỹ và Philippines đã tham gia cuộc tập trận chung thường niên, bất chấp trước đó ông Duterte từng đề cập tới khả năng sẽ “tách” khỏi Mỹ, hoặc ít nhất chỉ tiếp tục gắn kết khi Mỹ cư xử đúng với những gì Manila mong muốn.
Vị lãnh đạo này cũng không ít lần nghi ngờ về việc liệu Mỹ có bảo vệ Philippines nếu Trung Quốc tiến hành chiếm các thực thể ở Biển Đông hay không. Philippines là một trong các nước tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã trấn an Philippines rằng hiệp ước quốc phòng giữa hai nước sẽ được tôn trọng nếu tàu hoặc máy bay Philippines bị tấn công.
200 năm Raffles thành lập cảng Singapore
Đến thăm Singapore vào mùa xuân, du khách không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy khá nhiều hình ảnh của ông Stamford Raffles trong thành phố : bích chương, biểu ngữ, quà lưu niệm, logo quảng cáo hay tượng đá dựng trên đường phố. Hỏi ra mới biết đang là mùa kỷ niệm 200 năm ngày ông Raffles thành lập cảng Singapore.
Đáng ngạc nhiên hơn là bức tượng màu trắng dựng trên vỉa hè đại lộ Orchard, đối diện với thương xá Tang Plaza. Bức tượng này khắc họa chân dung của ông Stamford Raffles, còn được xem như là cha đẻ của Singapore hiện đại. Ông ở trong tư thế đứng khoanh tay trước ngực, dáng vẻ trầm ngâm suy ngẫm. Thông thường, bức tượng ông Raffles được đặt ở khu phố cổ, nằm ở phía trung tâm hành chính. Đằng này, bức tượng trắng lại được dựng trên đại lộ sầm uất nhất của Singapore : Orchard Road với các cửa hàng lớn và những thương hiệu sang trọng lộng lẫy không thua gì Fifth Avenue ở Manhattan, New York hay đại lộ Champs-Élysées ở Paris.
Dĩ nhiên bức tượng trên đường Orchard chỉ là bản sao, nhằm mục đích quảng cáo cho chương trình kỷ niệm. Bản gốc là một bức tượng bằng đồng đen, do nhà điêu khắc nổi tiếng Thomas Woolner (1825-1892) sáng tác. Sinh thời, Thomas Woolner là một trong những nghệ sĩ khởi xướng phong trào nghệ thuật Tiền Raphael ở Vương quốc Anh. Ông đã hoàn thành bức tượng bằng đồng đen của ông Stamford Raffles đầu năm 1887, hầu chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm trị vì của Nữ Hoàng Victoria (Jubilee Day).
Không phải ngẫu nhiên mà bức tượng gốc được đặt tại mặt tiền của toà nhà nguy nga Victoria Memorial Hall nằm trên Quảng trường Empress Place. Toà nhà Victoria Theatre & Concert Hall là Nhà hát lớn của thành phố, tuy không hiện đại bằng nhà hát giao hưởng Esplanade (Theatres on the Bay), nhưng về mặt lịch sử lại là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất của Singapore. Từ nhà hát Victoria, chỉ cần tản bộ một quãng ngắn dọc bờ sông, du khách sẽ bắt gặp ngay một bức tượng khác của ông Stamford Raffles, cũng trong tư thế đứng khoanh tay trước ngực, mắt hướng nhìn ra biển.
Nằm giữa bến tàu Boat Quay, địa điểm lịch sử này còn được gọi là ‘‘Raffles Landing Site’’ tức là nơi ông Stamford Raffles từng cập bến và đặt chân lên lãnh thổ Singapore cách đây đúng hai trăm năm. Bức tượng này nằm bên cạnh Viện Bảo tàng các nền Văn minh châu Á (Asian Civilisations Museum ACM), nơi diễn ra cuộc triển lãm ‘‘Raffles in South East Asia’’ từ ngày 01/02 đến 28/04/2019, kể lại hành trình của ông Stamford Raffles tại Đông Nam Á. Song song với cuộc triển lãm này, Sở du lịch Singapore cho biết, có 200 sự kiện văn hóa lớn nhỏ sẽ lần lượt diễn ra trong năm 2019, quan trọng nhất là chương trình tại Bảo tàng & Thư
viện Quốc gia, Nhà hát Victoria, Trung tâm Nghệ thuật Fort Canning, Trung tâm Văn hóa Geyland East …..
Được tổ chức cùng với Bảo tàng Anh British Museum, cuộc triển lãm ‘‘Raffles in South East Asia’’ kể lại cuộc đời và sự nghiệp của Sir Stamford Raffles thông qua những cổ vật mà ông đã sưu tầm hay những tác phẩm mà ông đã từng viết, trong đó có quyển Sổ tay hành trình tại Java gồm hai tập, được xem như là một đóng góp lớn về mặt kiến thức lịch sử và sinh vật học thời bấy giờ. Cũng nhờ vào sự đóng góp này mà ông được phong tước thành Sir Stamford Raffles. Lúc sinh tiền, ông từng làm việc cho công ty thương mại Đông Ấn (Anh) và được bổ nhiệm làm Phó Thống Đốc Anh tại vùng Bencoleen. Từ năm 1805 đến năm 1824, ông từng sinh sống tại Penang, Java và Sumatra.
Một chi tiết nhỏ nhưng khá quan trọng là ông nói rành tiếng Mã Lai cũng như am tường về phong tục tập quán của dân địa phương. Yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông thuyết phục vua Johor thuộc vương triều Malacca thời bấy giờ trao cho Vương quốc Anh quyền thiết lập trạm thông thương tại Singapore, nằm ở mũi cực nam bán đảo Mã Lai. Ông Stamford Raffles chính thức đặt chân lên Singapore vào cuối tháng Giêng (28/01) năm 1819, và chưa đầy một tháng sau đã ký kết được hiệp ước thành lập một thương cảng tự do, phát triển nhanh chóng vì không đánh thuế các thuyền bè vận tải, và nhờ vậy mà lật ngược thế cờ, thách thức độc quyền của hai đội thương thuyền hùng hậu trong vùng eo biển Malacca là Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Singapore đã phát triển thành một trong những thương cảng quan trọng nhất châu Á. Sau nhiều thập niên nằm dưới quyền cai trị của Anh, rồi sau đó hợp nhất với Liên hiệp bang Malaysia, Singapore đã chính thức tuyên bố độc lập vào tháng 8 năm 1965. Cho dù thực tế cho thấy mô hình phát triển Singapore không ‘‘lý tưởng’’ như người ta nghĩ, nhưng trong mắt du khách, Singapore đã nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, nền kinh tế thị trường tự do được phát triển cao độ, GDP bình quân đầu người thuộc vào hàng nhất nhì châu Á.
Ghé thăm Singapore nhất là đại lộ Orchard, du khách có cảm tưởng là trên đất nước này, ai ai cũng giàu có. Ít ra không hề thấy dấu hiệu của sự nghèo đói ngay cả ở những khu phố bình dân như xung quanh Mustafa Center, phố Pagoda Street gần Chinatown hay đường Jalan Besar ở phố Little India. Có lẽ cũng vì Singapore là xứ sở đầy kỷ luật trật tự, ngay cả ở chốn công cộng không phải hút thuốc chỗ nào cũng được, mà phải đứng trong phạm vi dành cho người ghiền nicotin. Chuyện hôn nhau chốn công cộng cũng bị cấm, chuyện ngủ lây lất hay ăn xin ngoài đường phố càng bị phạt nặng.
Bước vào các quầy bán thức ăn food court tại các trung tâm thương mại (tiêu biểu là Food Opera của thương xá ION), chỉ cần tinh ý một chút là du khách sẽ nhận thấy có rất nhiều ông cụ bà cụ, đáng lẽ ra đã được nghỉ hưu từ lâu, mà vẫn đẩy xe dọn chén đĩa hay bán đồ ăn hay thức uống cho thực khách. Theo hệ số Gini, chênh lệch giàu nghèo ở Singapore cũng thuộc vào hạng cao (cao hơn cả Hoa Kỳ và Nhật Bản). Chỉ có điều là du khách không thể nhìn thấy sự nghèo khó gần như đã trở nên vô hình ấy.
http://vi.rfi.fr/xa-hoi/20190409-200-nam-raffles-thanh-lap-cang-singapore-chua-cai-hinh