Tin khắp nơi – 07/04/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/04/2019

Mỹ lần đầu xác nhận cử thủy quân lục chiến đến Đài Loan:

“Con bài” tưởng giá rẻ, hiệu quả cao nhưng phải trả giá đắt?

“Nước Mỹ ở xa tận chân trời, Đại lục gần ngay trước mắt. Đài Loan tốt nhất nên tự tìm giải pháp giải quyết vấn đề an ninh”, cựu quan chức Đài Loan nhận định.

Xác nhận công khai đầu tiên của Washington

Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) ngày 3/4 lần đầu tiên xác nhận, kể từ năm 2005, các lực lượng hải-lục-không quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã được triển khai tại trụ sở của AIT.

Đáng chú ý, đến tối 3/4, tờ United Daily News (Đài Loan) dẫn nguồn tin quân sự Đài Loan tiết lộ, thực tế kể từ năm 2005, trụ sở AIT ngoài các sĩ quan trong biên chế các lực lượng hải-lục-không quân thì chỉ tăng thêm một sĩ quan thủy quân lục chiến – thiên về công tác ngoại giao quân sự, chứ không phải một lính gác thuộc biên chế thủy quân lục chiến đứng gác ngoài cổng cơ sở ngoại giao.

Theo thông lệ ngoại giao, chỉ các quốc gia có quan hệ chính thức với nhau mới tiếp nhận nhân viên quân sự tới thực hiện nhiệm vụ ngoại giao và lực lượng thủy quân lục chiến luôn chịu trách nhiệm duy trì an ninh Đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài.

Được biết, AIT có một tổ kỹ thuật và một tổ liên lạc sự vụ, phụ trách trao đổi thông tin quân sự Mỹ-Đài. Tiền thân của tổ kỹ thuật là đội ngũ cố vấn quân sự Mỹ trước khi Washington chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và đến năm 2012 đổi tên thành “tổ hợp tác an ninh”. Còn tổ liên lạc sự vụ vốn là đội ngũ sĩ quan ở đại sứ quán trước đây.

Theo Thời báo Hoàn cầu, thời gian đầu sau khi chấm dứt quan hệ ngoại giao, thành viên hai tổ trên đều là các quan chức quân đội Mỹ đã nghỉ hưu được bổ nhiệm nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự song phương nhưng đến năm 2004, đội ngũ này do các sĩ quan đang trong biến chế đảm nhận.

Ông Lâm Dĩnh Hựu, học giả thuộc Đại học Trung Chính, Đài Loan cho rằng, “AIT đang thừa nhận một vấn đề đã là sự thật” nhưng thời điểm xác nhận trùng khớp với thời điểm máy bay quân sự Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan nên việc Mỹ đã chọn thời điểm này để công khai cho thấy ý nghĩa chính trị của sự việc lớn hơn hẳn ý nghĩa quân sự, thể hiện sự ủng hộ của Washington với Đài Loan.

Ông Đinh Thụ Phạm, Giáo sư danh dự Học viện quan hệ quốc tế, Đại học chính trị Đài Loan nhận định, luôn có binh lính Mỹ đóng quân ở trụ sở của AIT nhưng họ chỉ mặc trang phục thường chứ không phải quân phục nên tuyên bố công khai lần đầu này của AIT có thể cho thấy ở một mức độ nào đó, mối quan hệ Mỹ-Đài đã được tăng cường.

Tuy nhiên, ông này cho rằng các bên không nên lạc quan quá mức mà cần theo dõi sát sao tình hình trong tương lai về quy mô quân đội Mỹ ở AIT hay việc trang bị quân phục của các lính Mỹ ở AIT…

Ông Trần Duy Khiết, Tổng biên tập tạp chí quân sự Đài Loan thì cho rằng, các thành viên của thủy quân lục chiến Mỹ ở AIT có cấp bậc không cao vì thế không có vấn đề gì khi hợp tác với cơ quan phòng vệ Đài Loan.

Truyền thông TQ đe dọa sẽ trả giá đắt

Theo Thời báo Hoàn cầu, việc AIT lần đầu xác nhận ba lực lượng hải-lục-không quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã được triển khai ở AIT kể từ năm 2005 được coi là dự nối tiếp “con bài Đài Loan” của Mỹ.

Tờ này dẫn lời một chuyên gia về vấn đề Đài Loan cho biết, năm nay là một năm vô cùng đặc biệt quan trọng và nhạy cảm về các vấn đề liên quan tới mối quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ Đài-Mỹ và quan hệ giữa hai bờ eo biển.

Trong thời điểm nhạy cảm, Mỹ ngày càng công khai hóa các chính sách thách thức về vấn đề Đài Loan, cường điệu tuyên bố về sự hiện diện của quân đội ở AIT, thực tế nhằm để ủng hộ chính quyền bà Thái Anh Văn, đồng thời thể hiện sự thách thức với Bắc Kinh, chuyên gia Trung Quốc bình luận.

Trước đây, trụ sở mới của AIT được khánh thành vào tháng 6/2018 sau quá trình xây dựng mất khoảng 9 năm với 255 triệu USD trên một khu đất với diện tích 6.5 ha. Trong hai năm qua, không có tin tức về thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở AIT được truyền ra ngoài nhưng phía Washington cũng chưa từng xác nhận công khai.

Hồi tháng 2/2017, cựu lãnh đạo AIT Dương Tô Đệ tiết lộ, Mỹ sẽ đưa lính thủy quân lục chiến tới trụ sở mới của AIT cũng như sẽ xây dựng “nhà của thủy quân lục chiến” và cho biết AIT có vai trò như một “đại sứ quán” của Mỹ ở nước ngoài – là biểu tượng của cam kế Mỹ với Đài Loan.

Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu cho hay, trước động thái mới này của Mỹ và Đài Loan, nhiều học giả của vùng lãnh thổ này đã bày tỏ lo ngại về vấn đề duy trì an ninh.

Ông Lâm Úc Phương, cựu thành viên cơ quan lập pháp Đài Loan cho rằng, dù Mỹ đã thông thông Đạo luật lữ hành Đài Loan hay các chuyến thăm quân sự lẫn nhau nhưng về vấn đề đóng quân ở AIT, chính quyền Đài Loan không nên suy diễn quá mức mà vấn đề cần giải quyết là vấn đề giữa hai bờ eo biển.

“Nước Mỹ ở xa tận chân trời, Đại lục gần ngay trước mắt. Đài Loan tốt nhất nên tự tìm giải pháp giải quyết vấn đề an ninh của mình, tránh phụ thuộc quá nhiều hoặc đặt kỳ vọng cao nhưng không cần thiết vào Mỹ”, ông Lâm nhấn mạnh.

Một cựu lãnh đạo AIT khác là Lâm Dĩnh Hựu thì cho rằng, thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại AIT sẽ không bảo về Đài Loan mà khi chiến tranh phát sinh, lực lượng này sẽ chỉ hỗ trợ quan chức Mỹ và người dân Mỹ di tản khỏi Đài Loan còn Đài Loan thì cuối cùng vẫn phải dựa vào chính bản thân mình.

Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn China Review (Hồng Kông) cảnh báo, Mỹ sẽ không thể thỏa hiệp với Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan và phải trả giá đắt dù Nhà Trắng cho rằng dùng “con bài Đài Loan” sẽ chịu ít chi phí mà hiệu quả cao.

http://biendong.net/doc-bao-viet/27281-my-lan-dau-xac-nhan-cu-thuy-quan-luc-chien-den-dai-loan-con-bai-tuong-gia-re-hieu-qua-cao-nhung-phai-tra-gia-dat.html

 

Chuyên gia Mỹ giật mình: Washington thường bị Nga-TQ

 “đánh tơi tả” vì quá nhiều “gót chân Achilles”

“Các loại siêu vũ khí của chúng tôi có quá nhiều gót chân Achilles”, ông Ochmanek châm biếm.

Mỹ liên tục bị Nga và Trung Quốc đánh bại trong các cuộc tập trận quân sự gần đây, một nhà phân tích chia sẻ với phóng viên Sydney Freedberg của tờ Breaking Defense và theo ông này việc giải quyết vấn đề nghiêm trọng nhất sẽ tiêu tốn khoảng 24 tỷ USD/năm của Wahsington.

Tại hội thảo luận chuyên đề do Trung tâm an ninh quốc gia mới của Mỹ (CNAS) tổ chức tại Washington hôm 7/3 vừa qua, chuyên gia David Ochmanek nói: “Trong các cuộc diễn tập, mỗi lần tham chiến với Nga và Trung Quốc, quân xanh (mô phỏng quân đội Mỹ) đều bị đánh tơi tả”.

“Các loại siêu vũ khí của chúng tôi có quá nhiều gót chân Achilles”, ông Ochmanek châm biếm.

Theo ông, căn cứ của Mỹ dễ bị tấn công bằng tên lửa tầm xa và điều tương tự cũng đúng với đội tàu chiến lớn trên biển.

“Những thứ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng phức tạp như đường băng, kho xăng dầu đang đứng trước thách thức rất lớn”, chuyên gia Ochmanek nói, “Tàu chiến trên mặt biển cũng vậy”.

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work – cũng là thành viên của nhóm thảo luận chuyên đề của CNAS cho rằng, sự phụ thuộc quá mức của quân đội Mỹ vào cơ sở hạ tầng và các tàu lớn dễ đã làm giảm nghiêm trọng các tính năng công nghệ cao của máy bay chiến đấu tàng hình cất cánh từ các căn cứ và tàu này.

“Trong mọi kịch bản mà tôi biết, tiêm kích tàng hình F-35 – vốn thống trị bầu trời khi cất cánh – lại liên tục bị tiêu diệt ngay trên mặt đất với số lượng lớn”, cựu Thứ trưởng Mỹ chia sẻ..

Trong khi đó, Freedberg nhận định, quân đội Mỹ dễ bại trận trước sức mạnh tấn công của tên lửa nên điều này giải thích vì sao hải quân Mỹ đã quyết định loại biên tàu sân bay lớp Nimitz sử dụng năng lượng hạt nhân USS Harry S. Truman sớm hơn vài thập kỷ so với dự kiến ban đầu.

Ông Ochmanek ước tính, để thích nghi cuộc chiến công nghệ cao với Nga và Trung Quốc, quân đội Mỹ sẽ tiêu tốn 24 tỷ USD/năm trong vòng năm năm và số tiền này được cho sẽ dùng để đầu tư vào tên lửa, rất nhiều tên lửa.

Theo ông này, phương pháp giải quyết tạm thời của Mỹ là đưa hệ thống phòng không tầm ngắn mới, các tên lửa Stinger gắn trên xe chiến đấu bọc thép Stryker vào biên chế.

Mỹ và các đồng minh thường đánh giá thấp số lượng vũ khí thông minh mà họ cần cho một cuộc chiến và khi tham chiếm, dù với cả những đối thủ yếu như Serbia hoặc Libya thì thường xảy ra tình trạng thiếu trang thiết bị.

Freedberg cho hay, do Nga và Trung Quốc đều theo kịp công nghệ cũng như số lượng vũ khí nên khi đối đầu với Moscow hoặc Bắc Kinh, Washington lại thường nhanh “hết đạn”.

Ngoài ra, giới phân tích cho rằng, Mỹ cần củng cố hệ thống chỉ huy và kiểm soát.

“Điều đó bao gồm tất cả mọi thứ, từ các bảng dữ liệu chống can thiệp cho đến thiết bị tác chiến điện tử trên máy bay chiến đấu và tàu chiến,” Freedberg này nói.

Còn cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng, Lầu Năm Góc có thể hào phóng chi tiền thông qua những cải cách như loại bỏ các trang thiết bị vũ khí cồng kềnh như dễ tổn thương, ví dụ như trường hợp tàu sân bay Truman.

http://biendong.net/diem-tin/27276-chuyen-gia-my-giat-minh-washington-thuong-bi-nga-tq-danh-toi-ta-vi-qua-nhieu-got-chan-achilles.html

 

Mỹ muốn hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn với Việt Nam

Nguyễn Quốc KhảiGửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói Việt Nam là “một đối tác quan trọng” và mong muốn liên minh chặt chẽ hơn với Hà Nội, dù biết Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc, theo cuộc hội thảo hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hôm 3/4.

Việt Nam giới hạn chiến hạm nước ngoại đến thăm mỗi năm một lần do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Việt Nam, David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tại cuộc hội thảo.

TQ dè chừng Mỹ khi căng thẳng với Đài Loan tăng lên

Liệu xung đột Trung-Mỹ có thể xảy ra?

Kỳ vọng gì nếu chủ tịch Trọng thăm Hoa Kỳ?

Ông cho biết có thể Hoa Kỳ không bao giờ có được một liên minh với Việt Nam, nhưng Việt Nam “luôn luôn có cơ hội liên minh với Hoa Kỳ khi Việt Nam muốn”.

Hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ vững mạnh hơn

Tại cuộc hội thảo tổ chức ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc Tế (CSIS), Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là một đối tác quan trọng.

“Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên vững mạnh hơn trong hai năm qua. Hai nước có những kế hoạch dựa trên quyền lợi chung sẽ làm cho sự hợp tác ngày càng mạnh hơn,” ông Schriver nói.

“Quan hệ quốc phòng của chúng ta mạnh mẽ và là một trong những cột trụ vững chắc nhất trong mối quan hệ song phương và đa diện. Hoa Kỳ đang tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với Việt Nam.”

Ông Schriver nêu thí dụ vào năm ngoái, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng lần đầu tiên sau chiến tranh. Đôi bên đang thảo luận để có một cuộc viếng thăm thứ hai vào năm nay. Ông hi vọng rằng các chuyến viếng thăm của chiến hạm Hoa Kỳ trở thành một thông lệ.

Ngoài ra, ông cho biết, vào 2017, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên USCGC Morgenthau và chiếc tàu này đang bận rộn tham gia vào nhiều công tác bảo vệ an ninh hang hải.

Ông Schriver hi vọng sẽ có chiếc tàu thứ hai cho Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp Việt Nam tăng cường khả năng quân sự và theo đuổi những cơ hội về huấn luyện và hợp tác quân sự gồm cả quân y, cấp cứu và hoạt động bảo vệ hòa bình. Hoa Kỳ từng trợ giúp toán quân giữ hòa bình tại South Sudan làm nhiệm vụ.

“Chúng ta nâng cấp các cuộc họp thảo luận quốc phòng hàng năm và chúng ta có những cuộc tiếp xúc cao cấp chưa từng có, không những tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam hai lần kể từ khi ông làm tổng thống, mà riêng trong năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đã đến Việt Nam hai lần.”

Ông Schriver cũng cám ơn sự hợp tác của Việt Nam về vấn đề tìm kiếm binh sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Mong muốn VN ‘thịnh vượng, độc lập’

Ông nhận định rằng Hoa Kỳ và Việt Nam “chia sẻ chung một quyền lợi, đó là tích cực ủng hộ sự ổn định dựa trên luật pháp, bảo vệ chủ quyền, quyền của mỗi cá nhân hay của quốc gia bất kể lớn hay nhỏ.”

“Chúng ta cùng chia sẻ một tầm nhìn rằng muốn cho toàn vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phồn thịnh, mỗi quốc gia trong vùng phải được tự do quyết định đường hướng riêng của mình trong một hệ thống giá trị để bảo đảm những cơ hội cho ngay cả những nước nhỏ nhất có thể phát triển và không bị những nước lớn phá phách bóc lột.

“Tóm lại, điều mà chúng ta mong muốn là Việt Nam là một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, không phải điều gì khác,” ông Schriver nói.

Ông Schriver đề cập đến việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo ở Biển Đông, trái với lời cam kết của Chủ Tịch Tập Cận Bình vào 2015 tại vườn Hồng của Nhà Trắng. Vào năm vừa qua, Trung Quốc đã đặt tên lửa hành trình dọc theo bờ biển và tên lửa địa không tầm xa tại căn cứ ở Trường Sa.

Ông Schriver nói: “Toàn vùng ngày càng phải đương đầu với một Trung Quốc xâm lăng và liều lĩnh, sẵn sàng chấp nhận xung đột để theo đuổi quyền lợi của họ.”

Lập lại quan điểm của ông Schriver, ông David Shear cũng nhận định rằng đối với Việt Nam và tất cả các thành viên ASEAN, Hoa Kỳ đang giúp các nước này bảo vệ chủ quyền quốc gia, giúp họ tăng cường khả năng và quân đội và giúp Việt Nam tự tin để đối phó với Trung Quốc và bảo vệ được quyền lợi quốc gia.

Hợp tác chiến lược không chỉ là về quốc phòng

Phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Quốc Khải, người tham dự hội thảo

Nhiều năm nay Hoa Kỳ cho chiến hạm và phi cơ quân sự đi qua Biển Đông để bảo đảm quyền tự do lưu thông với số lượng hàng hóa chuyển vận qua vùng này trị giá lên tới 5,000 tỉ Mỹ kim hàng năm.

Dưới thời Tổng Thống Trump, sau hơn một năm gần như bất động, Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước nữa, cho chiến hạm qua lại nhiều hơn và chạy trong vòng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đồng Sĩ Nguyên qua đời

Mỹ muốn thăm Việt Nam bằng tàu sân bay

Người phụ nữ Việt ‘truyền cảm hứng’ cho Obama

Tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận định , Quân lực của Việt Nam gồm có Quân Đội Nhân Dân, Lực lượng Công An, và Lực lượng Dân phòng với Quân đội Nhân dân có 450,000 tại ngũ. Nếu bao gồm cả những lực lượng bán quân sự, quân số lên tới khoảng 5 triệu người khiến “Việt Nam là một quốc gia có một quân lực mạnh nhất vùng Đông Nam Á”.

Hợp tác chiến lược không phải chỉ là hợp tác quốc phòng. Kinh tế là một phần quan trọng của chiến lược. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ đáp ứng tích cực với đề nghị hợp tác kinh tế.

Lý do là ngân sách quốc gia của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp thiếu hụt đáng kể. Vào cuối năm 2018, thiếu hụt ngân sách ước độ khoảng 266 ngàn tỉ đồng hay 4.8% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Thu nhập từ việc sản xuất dầu khí suy giảm đáng kể, từ 120 ngàn tỉ đồng vào năm 2013 xuống còn khoảng 36 ngàn tỉ đồng vào 2018.

Nhà nước đã và đang phải bán một số những công ty quốc doanh và liên tục tăng thuế. Theo Ngân Hàng Thế Giới, tỉ lệ thuế, phí so với GDP của Việt Nam cao nhất trong khu vực.

Việt Nam có 2,500 cây số đường biển và một nửa dân số sống trong vùng duyên hải, nên không ai ngạc nhiên khi Việt Nam tăng cường ngân sách quốc phòng trước chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên sự kiện ngân sách thiếu hụt liên tục qua nhiều năm đã làm cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc mua vũ khí cần thiết.

Gia tăng khai thác dầu khí ở Biển Đông không những giải tỏa một phần thiếu hụt ngân sách nhà nước mà còn là biện pháp cụ thể và mạnh mẽ để xóa bỏ con đường chin đoạn của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ và Việt Nam muốn tìm một quyền lợi chung để chia sẻ và tăng cường hợp tác chiến lược thì đây là điều phải làm.

Vào 2017, trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã vội vã quyết định rút ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP). Tôi nghĩ đây là một quyết định sai lầm.

Thiếu Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Nhật, 11 nước còn lại đã thành lập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership – CPTPP). Hiệp định mới đã có hiệu lực kể từ 30/12/2018.

Theo tôi hiểu, một trong những lý do Tổng Thống Trump rút ra khỏi TPP là ông muốn bảo vệ việc làm công nghệ của Hoa Kỳ. Sau gần hai năm tại chức ông mới học được kinh nghiệm về một Trung Quốc ngang ngược. TPP do sáng kiến của Tổng Thống Obama được hoạch định để kiềm chế Trung Quốc về cả hai phương diện kinh tế và chính trị.

Đó cũng chính là mục tiêu của Tổng Thống Trump bây giờ. Ngay trong cuộc hội thảo tại CSIS Đại Sứ Việt Nam tại Washington Hà Kim Ngọc đã kêu gọi Hoa Kỳ trở lại TPP. Tôi thiết nghĩ Hoa Kỳ nên gia nhập CPTPP càng sớm càng tốt. Sự trở lại của Hoa Kỳ có thể lôi kéo theo nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, và Nam Hàn.

Hoa Kỳ tham gia CPTPP là một biện pháp hợp tác chiến thuật hữu hiệu với Việt Nam và giúp quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Đó cũng chính là nguyện vọng của Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Quốc Khải, hiện đang sống ở Virginia, Hoa Kỳ. Ông là cựu chuyên viên kinh tế làm việc cho Ngân hàng Thế giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47837404

 

Lưỡng đảng của Mỹ đồng thuận

trong việc đối phó TQ tại Biển Đông và Đài Loan

“Gần như có một sự đồng thuận giữa lưỡng đảng ở Washington rằng đã đến lúc quyết đoán hơn một chút để chống lại Trung Quốc”, Richard Aboulafia, một nhà phân tích của Teal Group cho biết.

“Gần như có một sự đồng thuận giữa lưỡng đảng ở Washington rằng đã đến lúc quyết đoán hơn một chút để chống lại Trung Quốc”, Richard Aboulafia, một nhà phân tích của Teal Group cho biết.

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur và tàu tuần duyên USCGC Bertholf của Mỹ vừa đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 24.3. Đó không phải là một cuộc dạo chơi bằng du thuyền của người Mỹ ở vùng biển “nhiều sóng” mà là một hành động có toan tính của Washington với Bắc Kinh. Sự kiện này được Đô đốc Clay Doss, phát ngôn viên của Hạm đội 7 mô tả là: thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Các lực lượng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương đang rất cảnh giác trước những gì họ thấy là một Trung Quốc ngày càng có khả năng sử dụng sự đe dọa quân sự và ép buộc kinh tế để gây áp lực với các nước láng giềng nhỏ hơn. Cho đến nay, các chiến thuật này đang được áp dụng phần nào đó trên thực tế.

Các quan chức quốc phòng Mỹ ở cả khu vực và ở Washington (hầu hết đều giấu tên) nói rằng nếu Mỹ không cảnh giác trong khu vực, Bắc Kinh có thể sử dụng vũ lực để thúc đẩy lợi ích của họ và Đài Loan là một ngòi nổ có tiềm năng lớn.

Trong số các dấu hiệu của sự xâm lấn ngày càng leo thang từ Bắc Kinh, một tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện cách mũi tàu khu trục của Hải quân Mỹ khoảng 50 mét ở Biển Đông vào cuối năm ngoái, một cuộc áp sát có chủ ý được phía Mỹ mô tả là không an toàn và không chuyên nghiệp.

Trong khi đó, Mỹ cũng tăng tần suất cho tàu di chuyển qua eo biển Đài Loan mà lần gần đây nhất là vào ngày 24.3, sau khi Trung Quốc liên tục điều máy bay và tàu quân sự tới tập trận xung quanh đảo Đài Loan. Theo thống kê, Mỹ đã điều tàu đi qua eo biển Đài Loan 3 lần trong năm nay và tổng cộng 6 lần kể từ tháng 7 năm ngoái.

Mỹ cũng bật đèn xanh cho việc chuyển đổi năng lực quân sự và phòng thủ của Đài Loan để có thể duy trì một lực lượng răn đe. Việc đó bao gồm trang bị hệ thống phòng không cơ động, tên lửa hành trình chống hạm, khinh hạm tấn công loại nhỏ, pháo thông minh và máy bay hiện đại để tuần tra không phận.

Việc Mỹ bật đèn xanh bắt nguồn vào tháng 1 đầu năm nay khi Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào của Đài Loan nhằm khẳng định nền độc lập có thể kích hoạt lực lượng vũ trang Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng đe dọa Mỹ nếu họ cố gắng can thiệp.

Đáp lại thông điệp răn đe của Trung Quốc, chính quyền Trump đã thông báo ngụ ý chấp thuận ngầm với yêu cầu mua vũ khí từ Đài Loan bao gồm 60 máy bay chiến đấu F-16 thế hệ mới và điều này gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Các chính quyền trước đây, bao gồm thời cựu Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, đã từ chối yêu cầu mua F-16 mới từ Đài Loan, vì sợ gây kích động Trung Quốc.

Nhưng lần này, trong khi quá trình chính thức đang được xúc tiến, các quan chức và chuyên gia cho biết nhiều khả năng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ thông qua việc mua bán này. Một cựu quan chức quốc phòng cho biết John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, chính là người đề xuất thỏa thuận.

“Gần như có một sự đồng thuận giữa lưỡng đảng ở Washington rằng đã đến lúc quyết đoán hơn một chút để chống lại Trung Quốc”, Richard Aboulafia, một nhà phân tích của Teal Group (công ty tư vấn liên quan lĩnh vực quốc phòng và không gian) cho biết.

Sự cảnh giác ngày càng tăng của quân đội Mỹ đối với các hành động của Trung Quốc tại tây Thái Bình Dương diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán căng thẳng giữa chính quyền Trump và Bắc Kinh xung quanh cuộc chiến thương mại ngày càng được đẩy cao. An ninh quốc gia và tài chính trong khu vực đang bị rối loạn, vì Trung Quốc không chỉ sử dụng các chiến thuật quân sự mà còn ép buộc các nước láng giềng dễ bị tổn thương.

Tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (đều thuộc chủ quyền Việt Nam) ở Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng, gia cố khoảng 8 hòn đảo, được trang bị các tên lửa đất đối không và sân bay hiện đại có thể hỗ trợ máy bay ném bom và các loại máy bay khác, một quan chức Không quân Mỹ cho biết. Đồng thời, Bắc Kinh đã sử dụng các chiến thuật hàng hải đáng ngờ ở Biển Đông, như sử dụng các tàu quân sự trá hình, sơn màu trắng để trông giống như tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, đe dọa tàu cá Việt Nam. Trung Quốc cũng có từ 100.000 đến 150.000 tàu đánh cá mà bất cứ lúc nào họ có thể vận hành, và sử dụng hệ thống điều khiển, phong tỏa hoặc đe dọa các quốc gia khác.

“Trung Quốc là đại diện cho mối đe dọa chiến lược lâu dài lớn nhất của chúng ta đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, và đối với cả nước Mỹ”, Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gần đây đã cảnh báo Thượng viện.

Rõ ràng, khi Mỹ xoay trục vì giật mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc thì họ đã bắt đầu tuyên bố nhiều hơn, hành động nhiều hơn để kìm hãm đối thủ. Điều đó sẽ khiến Trung Quốc phải tính toán và cân nhắc hơn mỗi khi định hành động phiêu lưu tại khu vực.

http://biendong.net/bi-n-nong/27178-luong-dang-cua-my-dong-thuan-trong-viec-doi-pho-tq-tai-bien-dong-va-dai-loan.html

 

Mỹ hủy visa của công tố viên ICC để ‘bảo vệ chủ quyền’

Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm thứ Sáu cho biết visa vào Mỹ của bà đã bị hủy bỏ.

Văn phòng của công tố viên Fatou Bensouda cho biết việc Mỹ hủy bỏ visa của bà không nên ảnh hưởng tới các chuyến đi của bà đến Mỹ dự các cuộc họp, bao gồm các cuộc họp thường xuyên tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mỹ chưa bao giờ là thành viên của ICC, một tòa án đặt trụ sở tại thành phố The Hague đặc trách truy tố các tội nghiêm trọng chỉ khi các quốc gia khác không muốn hoặc không thể đưa nghi phạm ra trước công lí.

Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói: “Chúng tôi hi vọng Hoa Kỳ tuân thủ thỏa thuận cho phép các nhân viên của ICC du hành để thực hiện công tác của họ tại Liên Hiệp Quốc.”

Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận việc hủy bỏ visa của bà Bensouda.

“Hoa Kỳ sẽ thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình và bảo vệ người dân của chúng tôi khỏi việc điều tra và truy tố bất công của Tòa án Hình sự Quốc tế,” bộ nói.

Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Washington sẽ hủy bỏ hoặc từ chối visa cấp cho nhân viên ICC đang tìm cách điều tra các tội ác chiến tranh và các hành vi ngược đãi khác của lực lượng Mỹ ở Afghanistan hoặc các nơi khác và có thể làm như vậy với những người tìm kiếm hành động nhắm vào Israel.

Công tố viên ICC này có một yêu cầu đang chờ thụ lí để xem xét các tội ác chiến tranh khả dĩ xảy ra ở Afghanistan mà có thể liên quan đến người Mỹ. Người Palestine cũng đã yêu cầu tòa án thụ lí các vụ kiện chống lại Israel.

Bà Bensouda năm ngoái đã yêu cầu mở một cuộc điều tra về các cáo buộc tội ác chiến tranh gây ra bởi lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, phiến quân mạng lưới Taliban và Haqqani, cũng như các lực lượng và quan chức tình báo Mỹ ở Afghanistan kể từ tháng 5 năm 2003.

Chính quyền Clinton năm 2000 kí Quy chế Rome sáng lập ICC, nhưng ông có những ngờ vực về phạm vi thẩm quyền tài phán của tòa án và không bao giờ đệ trình nó để Thượng viện phê chuẩn.

https://www.voatiengviet.com/a/my-huy-visa-cua-cong-to-vien-icc-de-bao-ve-chu-quyen/4864834.html

 

Tổng thống Trump xem xét thay đổi nhân sự

 khi căng thẳng tại biên giới gia tăng

Washington, DC – Theo tin từ đài KTLA, khi chính phủ Hoa Kỳ đang đối phó với làn sóng di dân ở biên giới Mexico, sự căng thẳng tiếp tục gia tăng từng ngày, với việc các bên đang đổ trách nhiệm lẫn nhau, và việc tìm kiếm giải pháp cũng trở nên khó khăn hơn. Giờ đây, Tổng thống Donald Trump phải nắm bắt tất cả các giải pháp để có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng.

Theo đài KTLA, tổng thống Trump vận dụng gần như mọi phương án mà các phụ tá đưa ra, nhưng đều không có nhiều kết quả. Do đó, Tổng thống Trump huy động quân đội đến biên giới, ký tuyên bố khẩn cấp để tài trợ xây dựng bức tường và đe dọa đóng cửa biên giới phía nam.

Ngoài ra, hôm thứ Năm (4 tháng 4), Tổng thống tiếp tục đe dọa áp thuế xe hơi sản xuất tại Mexico, nếu nước này không tuân thủ các yêu cầu của Tổng thống.

Hiện nay với sự khuyến khích của một phụ tá có tầm ảnh hưởng, cũng như thời điểm tái tranh cử đang gần kề, Tổng thống Trump đang xem xét thay đổi nhân sự, cũng như cố gắng đổ trách nhiệm cho người khác. Quá trình này bắt đầu vào hôm thứ Năm, khi Tòa Bạch Ốc bất ngờ rút lại quyết định đề cử ông Ron Vitiello làm chủ tịch Cơ quan Thực thi Di trú và quan thuế Hoa Kỳ (ICE).

Theo KTLA, ông Stephen Miller – cố vấn chính sách hàng đầu của Tổng thống – đã đề nghị sự thay đổi trên, hành động này được xem là nỗ lực tập trung các phụ tá có cùng quan điểm cứng rắn về di dân với ông Miller. Theo hai nguồn tin thân cận giấu tên, ông Miller cũng đang xem xét sa thải ông Lee Francis Cissna, giám đốc Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.

Hôm thứ Sáu (5 tháng 4), Tòa Bạch Ốc không trả lời liệu Tổng thống có ủng hộ kế hoạch này hay không.

Theo CNN, Tổng thống Trump ngày càng tức giận vì không thể ngăn chặn số lượng người di dân vào Hoa Kỳ. Các phụ tá cũng than phiền rằng họ bị cản trở bởi các biện pháp bảo vệ pháp lý, giới hạn pháp lý và một Quốc hội thường chế giễu các yêu cầu thay đổi luật pháp của Tổng thống. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-xem-xet-thay-doi-nhan-su-khi-cang-thang-tai-bien-gioi-gia-tang/

 

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ cần 2 năm

để xác định danh tánh trẻ em bị cô lập ở biên giới

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, chính phủ Hoa Kỳ trình bày trong hồ sơ lưu trữ tòa án rằng, Hoa Kỳ có thể mất hai năm để xác định danh tánh hàng ngàn trẻ em bị cô lập khỏi cha mẹ ở biên giới phía nam.

Với văn bản nộp tòa án vào hôm thứ Sáu (5 tháng 4), đây là lần đầu tiên chính quyền Tổng thống Trump vạch ra kế hoạch xác định những người di dân nào đã bị cô lập khỏi gia đình, bằng cách xem xét hàng ngàn hồ sơ, kết hợp phân tích dữ kiện, và  thống kê.

Vào tháng 3, một quan tòa liên bang ở San Diego đã gia tăng số lượng gia đình di dân mà chính phủ phải đoàn tụ, trong vụ kiện của Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) diễn ra từ năm 2018.

Theo thông báo đầu năm 2019 của Văn phòng Tổng Thanh tra tại Bộ Y tế và Xã hội Hoa Kỳ, ngoài 2,737 trẻ em di dân được nhắc đến trong vụ kiện, cơ quan này còn phát hiện thêm nhiều trẻ em bị cô lập khỏi gia đình. Quan tòa Dana Sabraw đã ra lệnh cho chính phủ phải trao trả những đứa trẻ này về với cha mẹ.

Theo văn bản đệ trình tòa án, chính quyền Tổng thống cho biết công việc xác định danh tánh toàn bộ trẻ em bị cô lập có thể mất từ 12 đến 24 tháng. Khung thời gian này sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tính hiệu quả của mô hình thống kê, nguồn nhân lực tham gia quá trình đánh giá, và các cuộc triệu tập nào tại tòa án.

Trong một tuyên bố vào hôm thứ Bảy, luật sư trưởng của ACLU, ông Lee Gelernt, cho biết nhóm này phản đối mạnh mẽ kế hoạch của chính phủ, đồng thời cáo buộc chính phủ không giải quyết vấn đề này với sự khẩn cấp cần thiết. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-hoa-ky-cho-biet-ho-can-2-nam-de-xac-dinh-danh-tanh-tre-em-bi-co-lap-o-bien-gioi/

 

Nhà Trắng: Phe Dân Chủ ‘không bao giờ’ thấy

hồ sơ thuế của TT Trump

Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney hôm 7/4 tuyên bố rằng hồ sơ hoàn thuế của Tổng thống Donald Trump sẽ không bao giờ được chuyển giao cho các nhà lập pháp Dân chủ, theo Reuters.

Khi được hỏi trên chương trình “Fox News Sunday” liệu phe Dân chủ tại Quốc hội Mỹ sẽ thành công trong việc lấy được hồ sơ hoàn thuế của Tổng thống Trump hay không, ông Mulvaney nói: “Không bao giờ”.

Quan chức này cũng bác bỏ nỗ lực tìm cách tiếp cận hồ sơ, chính thức được Chủ tịch Ủy ban thuế của Hạ viện Mỹ Richard Neal công bố hôm 3/4, coi đó là một thủ đoạn chính trị của phe Dân chủ mà ông cho là không ngừng công kích ông Trump.

XEM THÊM:

Cựu luật sư tiết lộ lý do TT Trump không công bố hồ sơ thuế

“Phe Dân chủ yêu cầu IRS (Cơ quan Thuế vụ Mỹ) trao các hồ sơ. Điều đó sẽ không xảy ra và họ biết điều đó. Đây là một chiêu trò chính trị”, ông Mulvaney nói.

Trong khi đó, phe Dân chủ đáp trả rằng yêu cầu tiếp cận hồ sơ thuế mà ông Neal gửi Bộ Tài chính có căn cứ về mặt pháp lý và cần thiết để điều tra vì ông Trump từ chối tiết lộ hồ sơ thuế và không từ bỏ các quyền lợi kinh doanh khi làm tổng thống.

Một luật sư của ông Trump hôm 5/4 chỉ trích bước đi của phe Dân chủ, đòi hồ sơ hoàn thuế cá nhân và kinh doanh trong sáu năm của ông Trump, là một “nỗ lực sai lệch” nhằm chính trị hóa các điều luật về thuế, đồng thời cáo buộc chuyện đó là việc can thiệp vào việc kiểm toán của Cơ quan Thuế vụ Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-phe-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-kh%C3%B4ng-bao-gi%E1%BB%9D-th%E1%BA%A5y-h%E1%BB%93-s%C6%A1-thu%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-tt-trump/4865434.html

 

Hãng hàng không Mỹ hủy chuyến bay Boeing 737 MAX tới 5/6

American Airlines hôm 7/4 thông báo sẽ tiếp tục hủy 90 chuyến bay một ngày cho tới ngày 5/6 vì việc ngừng bay Boeing 737 MAX sau hai vụ rớt máy bay chết chóc ở Indonesia và Ethiopia trong năm tháng.

Theo Reuters, việc tiếp tục hủy chuyến của hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ là dấu hiệu mới nhất cho thấy rằng loại máy bay trên sẽ không sớm được cho phép bay trở lại.

American Airlines hôm 24/3 thông báo hủy 90 chuyến bay một ngày cho tới ngày 24/4.

XEM THÊM:

Ethiopia giục Boeing xem xét lại công nghệ điều khiển bay

Hôm 5/4, Boeing cho biết dự tính cắt giảm gần 20% việc sản xuất máy bay 737 hàng tháng.

Việc phân tích dữ liệu của các hộp đen chiếc máy bay gặp nạn của hãng Ethiopian Airlines, làm tất cả 157 hành khách trên khoang thiệt mạng, cho thấy “sự giống nhau rõ ràng” với vụ rớt máy bay của hãng Lion Air tháng 10 năm ngoái ở Indonesia, Reuters đưa tin hôm 17/3, dẫn lại tờ the Wall Street Journal, trích Bộ trưởng Giao thông Ethiopia.

Tin cho hay, hãng Boeing hiện đối mặt với kiện tụng của thân nhân nạn nhân vụ rớt máy bay ở Ethiopia.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A3ng-h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%A7y-chuy%E1%BA%BFn-bay-boeing-737-max-t%E1%BB%9Bi-5-6/4865465.html

 

Đại học Mỹ: những tiêu chuẩn thu nạp sinh viên

Bùi Văn PhúGửi cho BBC Tiếng Việt từ San Jose, Hoa Kỳ

Tháng Ba vừa qua, trong khi cả triệu học sinh đang nóng lòng chờ đợi kết quả nhận vào đại học thì dư luận bùng lên xôn xao về việc có những cha mẹ giàu có, những phụ huynh có tiếng tăm đã bỏ tiền tìm cách chạy chọt, kể cả sửa học bạ, sửa bài thi, thi giùm SAT, ACT; hay thổi phồng thành tích hoạt động, tài năng thể thao để cho con em được vào một số trường danh tiếng của nước Mỹ như Đại học Yale, Đại học California UCLA, Đại học Stanford, Đại học University of Southern California, Đại học Georgetown.

Mấy chục phụ huynh đã bỏ ra từ vài trăm nghìn đến cả triệu đôla để lo cho con em được nhận vào những trường trên, dù trình độ học vấn không xuất sắc và tài năng của con em thực sự cũng không có.

Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (tức FBI) sau một thời gian theo dõi và thu thập chứng cứ, hôm giữa tháng Ba đã chuyển hồ sơ qua cho giới chức thẩm quyền để khởi tố khoảng 50 người có liên quan đến vụ việc.

Vụ chạy trường: Xã hội Mỹ ‘bất công, phóng đại về cơ hội’?

Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?

Harvard cũng nhận thí sinh kém, Oxford chỉ nhận người giỏi?

Gây chú ý nhiều nhất là nữ diễn viên Lori Loughlin của sô truyền hình Full House có nhiều khán giả. Bà đã bỏ tiền cho một tổ chức hướng dẫn xin vào đại học để hai cô con gái được nhận vào University of Southern California (USC), một trường tư danh tiếng ở gần thủ đô phim ảnh Hollywood.

Người nhận tiền để lo lót vụ này, cũng đang bị truy tố ra toà, là William Singer, chủ công ty tư vấn vào đại học Edge College & Career Network ở miền Nam California.

Vụ việc trên cho thấy việc xin vào các đại học danh tiếng có kẽ hở mà những công ty tư vấn đã tìm cách lách, hoặc làm những điều gian dối để đưa sinh viên vào ngôi trường mà phụ huynh mong muốn.

Đến hôm nay các thí sinh xin vào đại học Mỹ đã nhận được thư với kết quả, vì cuối tháng Ba 2019 là thời điểm trường báo cho các em biết có được nhận hay không. Các em có một tháng, hạn chót là ngày 1/5, để báo lại cho trường biết các em sẽ có theo học hay không.

Nói chung, học sinh giỏi ở Mỹ, với bảng điểm từ trường cấp ba và điểm của kỳ thi SAT hay ACT thật cao sẽ có nhiều cơ hội để được nhận. Nhưng điểm học bạ và điểm thi không phải là tất cả.

Xét hồ sơ xin học, nếu chỉ dựa trên bảng điểm thì sẽ có rất đông học sinh gốc châu Á được nhận vào các đại học danh tiếng, vì người châu Á với truyền thống coi trọng giáo dục nên nhiều phụ huynh rất muốn có con em được vào các trường như Harvard, Yale, Stanford, USC, UC Berkeley, UC Los Angeles.

Đại học Harvard đang bị một nhóm sinh viên gốc châu Á kiện vì không xét đơn nhập học một cách công bằng, vì họ có điểm rất cao, cũng có hoạt động ngoài trường mà vẫn bị từ chối nhận cho học.

Trong khi đó, liên quan đến vụ chạy chỗ vào đại học cũng đang đưa đến những vụ kiện tụng khác.

Khiếu kiện tập thể

Hai sinh viên, có điểm SAT và ACT gần như tuyệt hảo, hiện đang học tại Đại học Stanford đã nộp đơn, qua một vụ kiện tập thể (class action), đòi bồi thường từ các đại học Stanford, USC, UCLA, University of San Diego, University of Texas at Austin, Wake Forest University, Yale và Georgetown vì cách tuyển chọn sinh viên của các trường này trong những năm qua có tính gian dối.

Hallmark bỏ Lori Loughlin và Sephora loại con bà

Sao Hollywood, triệu phú và bê bối đưa con vào đại học Mỹ

Mỹ phá án ‘hối lộ nhập học’ ở các ĐH danh tiếng

Theo cáo trạng nộp tại toà, hai sinh viên này cùng tất cả những người đã nộp đơn xin học, không được công bình tuyển chọn và văn bằng của họ có thể kém giá trị, căn cứ vào những điều tra và truy tố trước pháp luật qua vụ việc mua chỗ vào đại học vừa được đưa ra ánh sáng.

Với số đông đơn xin nhập học và số được nhận rất ít vào các đại học tốt, điều này thể hiện danh tiếng của của trường và đó cũng là lý do khiến một số phụ huynh đã bỏ tiền ra để chạy chỗ cho con được vào.

Harvard, Yale hay Stanford chỉ nhận chừng 5-6% số học sinh nộp đơn. Các Đại học U.C. hàng đầu ở California như Berkeley, Los Angeles số học sinh được nhận cao hơn, khoảng 15%.

Về điều kiện xin nhập học, hãy xem qua số liệu của niên học 2018-19 đã được các trường công bố để có thể hiểu hơn về thủ tục tuyển chọn sinh viên.

Đại học USC (University of Southern California) là một trường tư nổi tiếng với các ngành nhân văn nghệ thuật, trong khoá mùa thu 2018 đã có 3.401 sinh viên ghi danh năm đầu ban cử nhân, trong số 64.352 đơn xin.

50% ở khoảng giữa (từ 25% đến 75%) có bảng điểm cấp 3 từ 3,7 đến 3,97. Như thế có nghĩa là 25% được nhận có điểm dưới 3,7 và 25% trên 3,97.

Cùng khoảng 50% ở giữa, số điểm SAT cho đọc viết là 660 đến 740, cho toán là 690 đến 790. Nếu là điểm ACT thì 32 đến 35 cho đọc và viết, 28 đến 34 cho toán.

Nếu cộng điểm SAT chung cho Anh văn và toán là từ 1360 đến 1510, trên tổng số 1600 và ACT từ 30 đến 34 trên tổng số 36.

Đại học Berkeley là một trường công, nổi tiếng về khoa học kỹ thuật, theo số liệu của niên khoá 2018-19, đã có 13.333 trong số 89.614 học sinh nộp đơn được nhận vào.

50% khoảng giữa có GPA từ 4,16 đến 4,3; điểm SAT từ 660 đến 750 cho Anh văn, 680 đến 790 cho toán và 16 đến 20 cho viết luận văn. Nếu là điểm ACT thì tổng cộng cho toán và Anh văn từ 30 đến 35.

Nhưng dù có điểm cao cũng đã không được nhận vào các trường danh tiếng như nhiều em đã trải nghiệm qua điều không vui này.

Vì ngoài kê khai điểm, học sinh còn phải viết bài luận văn nói về những thành tích, những khó khăn cuộc đời và những đam mê, ước vọng trong tương lai. Một em mới từ Việt Nam qua Mỹ vài năm mà viết luận văn với mùi hamburger thay vì mùi nước mắm thì dễ bị phát hiện là không thành thật ngay.

Nhân viên xét đơn không chỉ nhìn vào bảng điểm, mà nhìn một học sinh một cách toàn diện.

Tiêu chí nhận sinh viên

Khi vụ mua chỗ đại học được đem ra công luận, bà Janet Napolitano là Chủ tịch Viện Đại học California trong một dịp gặp gỡ với truyền thông có nói là hệ thống Đại học U.C. không có nhận đặc biệt con em những gia đình đã đóng góp nhiều tài chánh cho trường, như bên các trường tư. Tuy nhiên, bà nói nhà trường cũng dành 2% để nhận các sinh viên hội đủ điều kiện tối thiểu về học vấn mà có những tài năng nổi bật về thể thao, âm nhạc hay kịch nghệ.

Nhìn vào cách chọn lựa sinh viên, Đại học California muốn nâng đỡ những gia đình nghèo, những gia đình mà bố mẹ không có bằng đại học và những sắc dân có ít sinh viên trong trường. Hay có những trường cấp ba mà nhiều năm không có sinh viên nào được chọn vào đại học danh tiếng thì một học sinh từ đó không thật xuất sắc cũng có cơ hội được nhận.

Như câu chuyện đã được một nữ sinh viên gốc Mexico kể lại qua bài viết trên báo Daily Californian của Đại học Berkeley hôm 15/3/2019.

Bố mẹ của Marbrisa Flores đã vượt muôn vàn khó khăn để đến được Hoa Kỳ, sống ở khu nghèo nàn ở vùng trung nam của Los Angeles, nơi đa số cư dân là người da đen và gốc Latin làm nghề tay chân hay lặt vặt.

Một hôm người cha của cô đột ngột qua đời. Nỗi buồn mất cha phủ kín đời cô nên có lúc cô muốn bỏ học, muốn tự sát. Nhưng khi biết được cha là người cũng đã cố gắng vừa đi làm, vừa học thêm nên cô không còn nghĩ quẩn mà chú tâm vào học dù trong hoàn cảnh nghèo, phải ra thư viện mượn sách ôn tập thi SAT về học chứ không có tiền để ghi danh học thêm ở những trung tâm luyện thi.

Kết quả với số điểm đạt được không cao bằng những học sinh cùng lứa đang nộp đơn vào những trường danh tiếng, nhưng điều đó không khiến Marbrisa nản lòng. Cô nộp đơn và đã được nhiều trường nhận, từ USC, UCLA, UC Berkeley, Harvard, Brown. Cô đã chọn Đại học Berkeley và hiện là sinh viên năm thứ ba khoa tâm lý học.

Câu chuyện của Marbrisa là một trong nhiều câu chuyện của các sinh viên được vào trường danh tiếng, không phải chỉ vì điểm học vấn mà vì nỗ lực muốn vươn lên. Sinh viên gốc Việt nhiều em cũng từng có những trải nghiệm đầy khó khăn như thế và đã vượt qua, được nhận vào những đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.

Nhìn chung, nếu giữa muôn vàn khó khăn mà một học sinh chứng tỏ được mình có đam mê học và hành, cùng ý chí luôn cố gắng vươn lên thì đất nước Hoa Kỳ sẽ có cơ hội cho em đạt được ước muốn.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, cựu sinh viên Đại học Berkeley từng có nhiều năm dạy học và huấn luyện sư phạm ở Châu Phi, Châu Á và hiện là giảng viên đại học cộng đồng ở California.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-47802925

 

Caracas gặp khủng hoảng nước nghiêm trọng do mất điện

Trong lúc khủng hoảng kinh tế Venezuela vẫn tiếp diễn, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước này cũng suy sụp.

Thủ đô Caracas của Venezuela đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước trầm trọng.

Vì không có điện, các trạm bơm không đưa nước đến thủ đô như bình thường và người dân đã gặp cảnh thiếu nước nhiều tuần.

Họ phải hứng nước từ bất cứ nơi nào có thể.

Tuy nhiên, những lo ngại về an toàn nguồn nước đang tăng dần.

TS James Torres, một chuyên gia về bệnh nhiệt đới, nói với BBC: “Chúng tôi không có thông tin gì về nguồn nước này nên chúng tôi không biết nó có chứa chất ô nhiễm gì hay không.”

Người dân có thể bị nhiễm vi khuẩn salmonella, khuẩn lỵ shigella hay virut viêm gan A.

Trong khi đó, một tiệm rửa xe có bể chứa nước lớn đã mở cửa cho hàng ngàn người dân vào lấy nước.

Một người dân làm nghề lau dọn cho biết gần đây bà đã không đi làm vì không có nước

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47844891

 

Người dân Venezuela biểu tình đòi điện và nước

 trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng trầm trọng

Caracas, Venezuela – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (6 tháng 4), người dân Venezuela xuống đường biểu tình để ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido và phản đối Tổng thống Nicolas Maduro, vì họ cho rằng chính ông Maduro đã phá hoại nền kinh tế quốc gia.

Cuộc biểu tình của người dân Venezuela diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Venezula đang ngày một trầm trọng hơn. Ở Venezula, người dân phải trải qua tình trạng siêu lạm phát và thiếu thốn lương thực cũng như thuốc thang. Ngoài ra, trong tuần qua, vụ mất điện trên toàn lãnh thổ Venezuela khiến nguồn cung cấp nước và dịch vụ di động bị cắt.

Ông Guaido kêu gọi các cuộc tuần hành vào thứ Bảy tuần này để đánh dấu sự khởi đầu cho các cuộc biểu tình nhằm lật đổ ông Maduro. Đồng thời, tại Caracas, hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập tập trung tại điểm tập hợp chính ở quận El Marques.

Trong những tuần gần đây, chính quyền ông Maduro phải hủy các lớp học và nhiều công ty phải đóng cửa, vì sự ảnh hưởng trầm trọng của hai đợt mất điện vừa qua. Dù điện đã được khôi phục lại nhưng nguồn điện vẫn chưa ổn định, và tại các thành phố như San Cristobal, Valencia và Mar Cum, tình trạng mất điện gián đoạn vẫn xảy ra.

Dù vẫn chưa có báo cáo về các vụ bạo lực liên quan đến cuộc biểu tình ở Caracas, nhưng những người chứng kiến cho biết, ở thành phố Maracaibo đã xảy ra  các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Những người biểu tình khẳng định với Reuters rằng, cảnh sát sử dụng đạn cao su và hơi cay để giải tán cuộc biểu tình.

Ngoài ra, Quốc hội tuyên bố trên Twitter rằng, hai trong số các nhà lập pháp của họ bị chính quyền bắt giữ tại cuộc biểu tình ở Maracaibo nhưng đã được thả ra ngay sau đó. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-venezuela-bieu-tinh-doi-dien-va-nuoc-trong-boi-canh-khung-hoang-ngay-cang-tram-trong/

 

Venezuela : TT Maduro cáo buộc Mỹ

đứng sau nạn mất điện kéo dài

Trọng Thành

Tình trạng mất điện phổ biến tại Venezuela kéo dài đã một tháng. Chính quyền bất lực. Hôm qua, 06/04/2019, tổng thống Venezuela lên án các cuộc tấn công nhắm vào mạng lưới điện Venezuela, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.

Trong một cuộc mít-tính của những người ủng hộ, tập hợp trước phủ tổng thống ở Caracas, lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduros khẳng định « phát hiện được nhiều bằng chứng mới » cho thấy đã có một chiến dịch tấn công từ xa bằng « điều khiển học » và « điện từ », từ Chili và Colombia vào ngày 07/03, được Washington ủng hộ. Cụ thể là, nhà máy điện Guri, miền

nam Venezuela, nơi cung cấp 80% lượng điện của cả nước, là mục tiêu. Bên cạnh chiến dịch này, ông Maduro cũng tố cáo một số cuộc tấn công tin học khác nhằm làm tê liệt mạng lưới điện Venezuela.

Lãnh đạo đối lập Juan Guaido và nhiều chuyên gia thì cho rằng các vụ mất điện quy mô lớn ảnh hưởng đến gần như toàn bộ lãnh thổ Venezuela là do các cơ sở hạ tầng không được bảo trì. Tình trạng mất điện liên tục buộc chính quyền Maduro hôm 31/03 phải ban hành quy định về phân phối điện có trọng điểm trong vòng 30 ngày. Kinh tế Venezuela vốn đã suy thoái trầm trọng, với nạn lạm pháp dự kiến lên đến 10.000.000% trong năm nay, mất điện khiến tình hình càng trở nên tồi tệ, đặc biệt là khiến nước sinh hoạt trở nên hết sức khan hiếm.

Cũng ngày hôm qua, những người ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido, được hơn 50 quốc gia công nhận là tổng thống tạm quyền, tiếp tục xuống đường gây áp lực buộc tổng thống Maduro từ chức.

Phóng sự của thông tín viên Benjamin Dellile từ Caracas:

« Trên quảng trường Altamira, người biểu tình hát vang để tăng thêm lòng phấn chấn. Họ trương nhiều khẩu hiệu chống nạn mất điện và mất nước. Một người biểu tình, bà Elizabeth, phẫn nộ vì chính quyền Maduro một lần nữa thoái thác trách nhiệm và đổ lỗi cho Hoa Kỳ. Theo bà, chính quyền Maduro phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi họ thao túng toàn bộ quyền lực Nhà nước tại Venezuela.

Điều nghịch lý là, các vụ mất điện lẽ ra đã phải huy động đông đảo người tham gia, nhưng cuộc biểu tình lần này lại thưa thớt hơn so với một tháng trước. Cô Greymar, 18 tuổi, cho là điều này rất dễ giải thích. Theo cô, mọi người tranh thủ kỳ nghỉ cuối tuần và điện được cấp trở lại để tìm một chút nước và thực phẩm, bởi trong thời gian mất điện, dự trữ đã cạn kiệt.

Một lý do khác khiến số lượng người tham gia sụt giảm là do nhiều cuộc biểu tình bột phát trong những ngày gần đây bị đàn áp nặng nề. Tuy nhiên, khi lãnh đạo đối lập Juan Guaido xuất hiện, đã có rất đông người đổ về tham dự mít-tinh.

Cô Amanda tin tưởng là phong trào chống chính quyền Maduro vẫn chưa bộc lộ hết sức mạnh phản kháng. Cô hoàn tin tưởng vào vị tổng thống tạm quyền của mình. Amanda nói: Tôi hy vọng là ông ấy sẽ sớm tuyên bố cái chế độ khiến chúng ta lâm vào cảnh đói khát này phải ra đi. Chính vì vậy mà không thể ngồi yên ở nhà, chúng ta cần phải đoàn kết.

Trên chiếc xe-moóc, được sử dụng làm diễn đàn, lãnh đạo đối lập Juan Guaido kêu gọi một cuộc biểu tình mới ngay từ ngày thứ Tư tới. Theo ông, đây là điểm khởi đầu cho giai đoạn quyết định cuối cùng để kết liễu chế độ Maduro ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190407-venezuela-tt-maduro-cao-buoc-my-dung-sau-nan-mat-dien-keo-dai

 

Những phụ nữ giàu nhất thế giới là ai?

Năm thứ MacKenzie Bezos có thể mua sau thỏa thuận ly dị

Khi người đàn ông giàu nhất thế giới và vợ ông quyết định ly dị, ai cũng đoán những con số về tài sản sẽ là rất khủng.

Và tuần trước, khi người sáng lập Amazon Jeff Bezos và vợ ông bà MacKenzie đồng ý thỏa thuận ly dị, những lời đồn đoán được khẳng định.

Bà MacKenzie Bezos sẽ giữ 4% cổ phiếu của hãng bán lẻ trên mạng khổng lồ. Khối tài sản của bà trị giá 35,6 tỷ USD, đưa bà trở thành người phụ nữ giàu thứ ba trên thế giới (và người giàu thứ 24 trên thế giới).

Nhưng ai là những người phụ nữ đứng đầu trong danh sách người giàu toàn cầu? Và làm sao họ vào được danh sách này?

Bình luận về tin Amazon ‘vào Việt Nam’

Amazon thử nghiệm robot giao hàng

Mark Zuckerberg mất 8,7 tỉ USD trong danh sách tỉ phú

1) Françoise Bettencourt-Meyers

Tài sản ròng:49,3 tỷ USD, khiến bà là người giàu thứ 15 trên thế giới, theo tạp chí Forbes.

Bà là ai?

Là người thừa kế gia tài của hãng mỹ phẩm nổi tiếng L’Oréal, bà cùng gia đình bà sở hữu 33% hãng này.

Người phụ nữ Pháp 65 tuổi được thừa kế từ mẹ, cụ bà Liliane Bettencourt, người qua đời tháng 9/2014 ở tuổi 94. Hai mẹ con đã trở thành người xa lạ và có tranh chấp kéo dài từ năm 2007.

Bà Bettencourt-Meyers đâm đơn kiện vì bà lo ngại mẹ bà đã bị các thành viên trong nhóm chăm sóc bà bóc lột trong khi sức khỏe cụ suy yếu. Nhưng họ đã hòa giải trong những năm trước khi bà cụ qua đời.

Bà Bettencourt-Meyers cũng là một học giả và đã xuất bản sách về các vị thần Hy Lạp và quan hệ giữa người Do Thái và Thiên Chúa giáo.

2) Alice Walton

Tài sản ròng: 44,4 tỷ USD, người giàu thứ 17 trên thế giới

Bà là ai?

Người phụ nữ 69 tuổi này là con gái duy nhất của Sam Walton, sáng lập viên của chuỗi siêu thị khổng lồ Mỹ Walmart.

Tuy nhiên, không như hai người anh của mình, bà rời xa công ty của gia đình và tập trung vào mỹ thuật. Bà trở thành chủ tịch của Bảo tàng Crystal Bridges Museum of American Art ở thị trấn quê nhà Bentonville, tiểu bang Arkansas.

3) MacKenzie Bezos

Tài sản ròng:Ít nhất 35,6 tỷ USD – đó mới chỉ tính riêng giá trị tài sản của bà ở Amazon, còn giá trị ròng của bà chắc chắn sẽ cao hơn nữa. Hãy chờ theo dõi danh sách người giàu Forbes 2020 để xem giá trị tài sản của bà cao ở mức nào.

Bà là ai?

Người phụ nữ 48 tuổi này có bốn người con với ông chủ Amazon, người bà kết hôn năm 1993. Họ gặp nhau khi cùng làm việc tại một quỹ đầu tư.

Đến từ California, bà là một trong những nhân viên đầu tiên của Amazon, và làm công việc kế toán. Bà cũng đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao.

Bà Bezos, tên khi chưa lấy chồng là MacKenzie Tuttle, cũng lập ra một tổ chức chống bắt nạt, Bystander Revolution, khuyến khích “thói quen đơn giản về lòng tốt, lòng dũng cảm và hòa nhập mọi người”.

4) Jacqueline Mars

Tài sản ròng: 23,9 tỷ USD – người giàu thứ 33 trên thế giới trước ‘thời đại’ MacKenzie Bezos.

Bà là ai?

Người phụ nữ 79 tuổi này sở hữu một phần ba hãng Mars, hãng bánh kẹo lớn nhất thế giới, do ông bà là Frank sáng lập năm 1911.

Bà làm việc cho công ty gia đình gần 20 năm và ở trong hội đồng quản trị cho tới năm 2016.

Hiện nay bà được mô tả là một người làm từ thiện, có mặt trong ban quản trị Nhà hát Opera Quốc gia Washington và Viện lưu trữ Quốc gia, cùng một số tổ chức khác.

Một điều có thể bạn không biết về Mars: đây là một trong những nhà sản xuất thức ăn thú cưng lớn nhất ở Mỹ.

5) Yan Huiyan

Tài sản ròng: 22,1 tỷ USD. Bà là phụ nữ giàu nhất Trung Quốc và là người giàu thứ 42 trên thế giới.

Bà là ai?

Năm nay 37 tuổi, bà Yan sở hữu đa số cổ phần của công ty bất động sản khổng lồ Country Garden Holdings của Trung Quốc.

Theo trang web của hãng, Country Garden là hãng phát triển bất động sản lớn thứ ba trên thế giới năm 2016.

Yan Huiyan, người tốt nghiệp Đại học Bang Ohio, được thừa kế hầu hết 57 % cổ phần của công ty từ cha bà.

Jack Ma tụt hạng trong danh sách người giàu TQ

‘Siêu giàu châu Á’ và khoảng cách giàu nghèo

6) Susanne Klatten

Tài sản ròng: 21 tỷ USD, đưa bà ở vị trí số 46 trong danh sách người giàu thế giới.

Bà là ai?

Người châu Âu thứ hai trong danh sách, người phụ nữ Đức 56 tuổi có tài sản lớn nhờ xe hơi và dược phẩm.

Bà thừa kế 50% công ty hóa chất Altana AG khi cha mẹ bà qua đời, và bà cùng anh trai cũng sở hữu gần 50% BMW.

Sau đó, bà đã mua toàn bộ Altana cũng như mua thêm cổ phần trong một số công ty khác trong nhiều lĩnh vực – từ năng lượng gió cho tới sản xuất than chì.

7) Laurene Powell Jobs

Tài sản ròng: 18,6 tỷ USD, bà là người giàu thứ 54 trên thế giới

Bà là ai?

Vợ góa của nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs, bà và gia đình thừa kế lượng cổ phiếu của Apple và Disney có giá trị 20 tỷ USD khi chồng bà qua đời.

Từ đó, người phụ nữ 55 tuổi đã đầu tư tiền vào ngành báo, sở hữu đa số cổ phần của tạp chí The Atlantic, cũng như đầu tư vào các ấn phẩm phi lợi nhuận Mother Jones và ProPublica.

Bà cũng đầu tư vào một trường dạy coding và thành lập tổ chức Emerson Collective làm việc về cải cách giáo dục và nhập cư.

Tháng 5/2018, bà Powell Jobs chi 16,8 tỷ cho một biệt thự sáu phòng ngủ ở San Francisco nhìn ra Cầu Cổng Vàng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47844894

 

Con người sống thọ hơn 5 năm từ năm 2000

Thu Hằng

Ngày 07/04 hàng năm là Ngày Sức khỏe Thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ trung bình của con người lên đến 72 tuổi và từ năm 2000, con người sống thọ thêm được 5,5 năm. Tuy nhiên, tỉ lệ chênh lệch vẫn còn cao giữa giới tính và giữa các nước trên thế giới.

Thông tín viên RFI tại Geneve Jérémie Lanche giải thích :

« Sống lâu hơn 18 năm là sự chênh lệnh trung bình về tuổi thọ của người dân giữa các nước giầu nhất và các nước nghèo nhất trên thế giới. Nhưng thông tin đáng mừng là tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng lên, kể cả ở vùng châu Phi Nam Sahara.

Ông Richard Cibulskis, một trong số các tác giả của bản báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới, giải thích : Nếu tuổi thọ tăng, đó là nhờ vào việc tỉ lệ tử vong trước 5 tuổi ở trẻ em tại các nước nghèo đã giảm. Số người chết vì bệnh sởi đã giảm mạnh, tương tự đối với bệnh tiêu chảy cấp. Số ca tử vong liên quan đến bệnh sốt rét cũng đã giảm một nửa. Như vậy, song song với tỉ lệ tử vong liên quan đến các bệnh truyền nhiễm giảm, thì tuổi thọ con người tăng lên.

Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân tích dữ liệu liên quan đến nam và nữ giới. Trung bình phụ nữ sống lâu hơn nam giới 4,5 tuổi. Điều này đã được nhận thấy ngay ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh nam có tỉ lệ tử vong cao hơn ở trẻ sơ sinh nữ.

Ở tuổi trưởng thành, rất nhiều yếu tố giải thích sự chênh lệch này. Đàn ông thường bị ảnh hưởng nhiều hơn do tự vẫn, sát hại và tai nạn. Khi bị bệnh, họ thường ít đi khám hơn. Họ cũng bị mắc các bệnh về tim mạch nhiều hơn phụ nữ, trong đó phải kể đến nguyên nhân là thuốc lá và rượu ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190407-con-nguoi-song-tho-hon-5-nam-tu-nam-2000

 

Hội nghị G7 : Ngoại trưởng Pháp

nhấn mạnh đến cơ chế đa phương

Thu Hằng

Hội nghị ngoại trưởng của bẩy nước công nghiệp tiên tiến nhất thế giới G7, diễn ra trong hai ngày, đã kết thúc tối 06/04/2019 tại Dinard, Pháp. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không tham dự cuộc họp lần này.

Dù các biện pháp áp dụng cụ thể không được đề cập, nhưng các nước G7 đã nhất trí ba chủ đề chính : sáng kiến về các tiêu chuẩn để đối phó với tấn công tin học, « một lộ trình » liên quan đến cuộc chiến chống bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột và tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc giải quyết khủng hoảng, hòa bình và an ninh, cuối cùng là « một lộ trình » khác nhằm chống tình trạng buôn bán phi pháp ở khu vực Sahel (châu Phi).

Theo đặc phái viên RFI Oriane Verdier, có vẻ như điều quan trọng đối với các nước G7 là phải thể hiện sự thống nhất và khả năng đoàn kết của khối trong thời điểm khó khăn :

« Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh: Các cuộc thảo luận trong 24 tiếng đồng hồ ở cấp bộ trưởng của khối G7 ở Dinard đã diễn ra rất tốt.

Sự hội tụ và hài hòa là những từ được sử dụng trong diễn văn bế mạc của ông. Ngoại trưởng Pháp phát biểu: Vào lúc mà cần phải đưa ra những quyết định quan trọng về hòa bình và an ninh quốc tế, những quyết định đó chỉ có thể là do tập thể đưa ra. Và vì thế, chúng ta có tham vọng giúp đỡ những người muốn cùng nhau đi xa hơn và thúc đẩy sự hồi sinh của cơ chế đa phương.

Tuy nhiên, « chúng ta » ở đây lại không phải là của cả bẩy nước thuộc khối G7, mà chỉ là bốn nước trong số đó, gồm Đức, Canada, Nhật Bản và Pháp. Bốn nước này chấp nhận tham gia một liên minh mới vì cơ chế đa phương.

Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian phát biểu tiếp: Nền tảng của những gì đã hình thành nên cơ chế đa phương từ cuối Thế Chiến thứ hai, những nền tảng này đang bị tan rã. Các vị có thể xử lý như thế nào đối với các cuộc khủng hoảng di dân, kỹ thuật số, khí hậu đang xảy ra trước mắt chúng ta, đó là chưa nói đến nạn khủng bố trong tình hình hiện nay, thậm chí trong cảnh thoái lui ?

Thật khó lòng mà Hoa Kỳ không cảm thấy bị nhắm đến trong bài diễn văn này. Thế nhưng, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại là người duy nhất vắng mặt trong cuộc họp các ngoại trưởng của khối G7 ».

http://vi.rfi.fr/phap/20190407-hoi-nghi-g7-ngoai-truong-phap-nhan-manh-den-co-che-da-phuong

 

Thủ tướng Anh Theresa May cho rằng

thời gian thỏa hiệp càng lâu càng có nguy cơ

dẫn đến khả năng không đạt được thỏa thuận Brexit

London, Anh Quốc – Theo tin từ Reuters, hiện chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đang trong quá trình thỏa hiệp với Đảng Lao động đối lập để bảo đảm sự ủng hộ của đa số nghị viện cho thỏa thuận Brexit. Vào hôm Chủ Nhật (7 tháng 4), bà May cho biết, nếu quá trình thỏa hiệp này diễn ra càng lâu, khả năng Anh quốc rời Liên minh châu Âu sẽ càng thấp.

Cho đến nay, Thủ tướng May đã thất bại trong việc bảo đảm được sự ủng hộ dành cho thỏa thuận đàm phán với Brussels, khi một số nhà lập pháp bảo thủ và Đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland bỏ phiếu không đồng tình. Do đó, bà May quyết định chuyển hướng sang Đảng Lao động đối lập để bảo đảm sự ủng hộ của chính quyền đa số, tạo điều kiện cho quá trình Brexit có thể diễn ra suôn sẻ.

Tuy nhiên, vào hôm thứ Bảy, nhà lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn cho hay, ông đang đợi Thủ tướng May dời thời hạn cho quá trình Brexit.

Trong một bình luận, bà May cho biết cả hai đảng chính đều đồng tình trong việc chấm dứt chuyển động tự do. Theo bà May, cả hai đảng đều muốn rời khỏi Liên minh Châu Âu với một thỏa thuận hợp lý, và muốn bảo vệ việc làm cho người dân. Đây là cơ sở cho một sự thỏa hiệp có thể giành được đa số trong nghị viện. Bà khẳng định đây là cách duy nhất có lợi cho tiến trình Brexit. Nếu quá trình thỏa thuận diễn ra càng lâu, nguy cơ Anh không rời khỏi được EU càng cao.

Theo Reuters, Thủ tướng May từng yêu cầu các nhà lãnh đạo EU hoãn thời hạn Anh quốc rời khỏi khối cho đến ngày 30/6/2019. Tuy nhiên, Liên minh EU nhất quyết yêu cầu Thủ tướng May trước tiên cần phải đạt được sự đồng ý đối với thỏa thuận Brexit trong nội bộ Quốc hội Anh. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-theresa-may-cho-rang-thoi-gian-thoa-hiep-cang-lau-cang-co-nguy-co-dan-den-kha-nang-khong-dat-duoc-thoa-thuan-brexit/

 

Vụ cựu lãnh đạo Renault-Nissan: Paris kêu gọi Tokyo

 tôn trọng quyền ‘‘giả định vô tội’’

Trọng Thành

Hôm qua, 06/04/2019, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian kêu gọi chính quyền Nhật Bản tôn trọng các quyền và nguyên tắc giả định vô tội đối với ông Carlos Ghosn, cựu lãnh đạo liên minh xe hơi Pháp-Nhật.

Tổng giám đốc liên minh xe hơi Renault-Nissan vừa bị bắt giam trở lại, theo một lệnh truy tố mới của cơ quan công tố, một tháng sau khi được tự do có điều kiện.

AFP cho hay, hôm qua, sau cuộc gặp đồng nhiệm Nhật Taro Kono bên lề hội nghị nhóm G7 (nhóm bảy cường quốc công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới), ngoại trưởng Pháp cho biết đã nêu rõ trường hợp ông Carlos Ghosn với phía Nhật.

Theo lãnh đạo ngoại giao Pháp, Paris hoàn toàn tôn trọng chủ quyền và sự độc lập của tư pháp Nhật Bản, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc giả định vô tội, cũng như việc cơ chế bảo hộ lãnh sự cần phải được thực thi đầy đủ.

Cựu tổng giám đốc Renault-Nissan sẽ bị tạm giam ít nhất cho đến ngày 14/04, trong một vụ án khác, liên quan đến các cáo buộc tham ô mới. Tòa án Tokyo hôm thứ Sáu 05/04, đã phê chuẩn đề nghị bắt giam mới của cơ quan công tố, do lo ngại đương sự có thể « làm sai lạc các bằng chứng ».

Cũng về vụ án Carlos Ghosn, theo kênh truyền thông Nhật NHK, cơ quan công tố Nhật đã yêu cầu thẩm vấn bà Carole Ghosn, vợ của ông Ghosn. Các nhà điều tra nghi ngờ cựu tổng giám đốc đã chuyển một số tiền tham ô thông qua một công ty mà vợ ông Ghosn là một trong những người điều hành. Số tiền sau đó được dùng để mua một du thuyền hạng sang và một con tàu.

Vợ ông Ghosn đã về Pháp, hứa sớm công bố băng ghi âm lời chồng

Trong khi đó, theo AFP, bà Carole Ghosn, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo Pháp Le Journal du Dimanche (JDD), cho biết chồng bà đã để lại một số thông điệp ghi âm, chỉ rõ « những người có trách nhiệm » về những gì xảy ra với ông, trước khi bị tư pháp Nhật bắt giam trở lại.

Các thông điệp nói trên nằm trong một phỏng vấn qua Skype, với hai kênh truyền hình Pháp TF1 và LCI. Theo bà Carole Ghosn, hiện tại luật sư của ông Ghosn nắm giữ video, và họ sẽ sớm công bố. Bà Ghosn cũng cho báo Pháp JDD biết là bà đã không đi theo các công tố viên đến bắt ông Ghosn, như yêu cầu của họ.

Vợ của cựu tổng giám đốc Renault-Nissan đã quyết định về Pháp, sau khi trực tiếp chứng kiến cảnh chồng bị bắt giam trở lại. Bà Carole Ghosn đã về đến Pháp sáng hôm qua 06/04, với hộ chiếu Mỹ, trong lúc cảnh sát Nhật đã tịch thu hộ chiếu Liban của bà.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190407-paris-keu-goi-tokyo-ton-trong-quyen-gia-dinh-vo-toi

 

Thủ tướng Israel

thề sáp nhập khu định cư Bờ Tây nếu tái đắc cử

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây nếu ông được bầu lại.

Người Israel sẽ đi bỏ phiếu hôm 9/4 và ông Netanyahu đang cạnh tranh với các đảng cánh hữu ủng hộ sáp nhập một phần của Bờ Tây.

Các khu định cư là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, dù Israel tranh chấp.

Israel sơ tán ‘Mũ bảo hiểm trắng’

Đại sứ Mỹ nói LHQ ‘thù địch với Israel’

Trump dọa cắt viện trợ Palestine

Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran

Tháng trước, Hoa Kỳ đã công nhận Cao nguyên Golan bị chiếm đóng từ tay Syria vào năm 1967, là lãnh thổ của Israel.

Israel sắp xếp cho khoảng 400.000 người Do Thái ở các khu định cư ở Bờ Tây và 200.000 người khác sống ở Đông Jerusalem. Có khoảng 2,5 triệu người Palestine sống ở Bờ Tây.

Người Palestine muốn thành lập một nhà nước ở Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza bị chiếm đóng.

Những gì xảy ra với các khu định cư là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa Israel và Palestine – Phía Palestine nói rằng sự hiện diện của các khu định cư làm cho một quốc gia độc lập trong tương lai là điều không thể.

Israel nói rằng người Palestine đang tận dụng vấn đề định cư như cái cớ để tránh các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp và rằng các khu định cư không phải là trở ngại thực sự cho hòa bình và hoàn toàn có thể thương lượng.

Cuộc chiến sáu ngày làm thay đổi Trung Đông

Chính xác thì Netanyahu nói gì?

Ông được hỏi trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Israel rằng tại sao ông không mở rộng chủ quyền của Israel đối với các khu định cư lớn ở Bờ Tây.

“Bạn đang hỏi liệu chúng tôi có chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay không – câu trả lời là có, chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo,” ông nói.

“Tôi sẽ mở rộng chủ quyền [của Israel] và tôi không phân biệt giữa các khu định cư và các khu biệt lập.”

Người phát ngôn của nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas nói với Reuters: “Mọi biện pháp và mọi thông báo không thay đổi được sự thật. Khu định cư là bất hợp pháp và chúng sẽ bị dỡ bỏ.”

Sebastian Usher, biên tập viên về vấn đề Ả Rập của BBC nhận xét:

Bình luận của ông Benjamin Netanyahu có khả năng gây phản ứng mạnh.

Ý định thôn tính sẽ khơi dậy cơn giận dữ mới của người Palestine, cũng như sự lên án của quốc tế.

Ông Netanyahu có thể đã được chính quyền Trump khuyến khích với việc công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47770209

 

Iran thề ‘đáp trả’ nếu Mỹ coi Vệ binh Cách mạng là khủng bố

Phần lớn các nhà lập pháp Iran hôm 7/4 tuyên bố rằng Iran sẽ có hành động đáp trả tương ứng đối với Mỹ nếu Washington coi Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của nước này là khủng bố, Reuters đưa tin, dẫn lại hãng tin nhà nước IRNA.

Hoa Kỳ dự kiến sẽ coi Lực lượng Vệ binh Cách mạng là một tổ chức khủng bố nước ngoài, ba quan chức Mỹ nói với Reuters, đánh dấu lần đầu tiên Washington chính chức coi quân đội một nước khác là một tổ chức khủng bố.

“Chúng tôi sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào đối với lực lượng này bằng một hành động tương ứng”, IRNA đưa tin, dẫn một tuyên bố chung của 255 trong số 290 nhà lập pháp Iran.

“Vì thế, lãnh đạo Mỹ, những người bản thân họ tạo ra và ủng hộ những kẻ khủng bố ở khu vực (Trung Đông), sẽ hối hận vì hành động không phù hợp và ngu ngốc này”.

XEM THÊM:

Mỹ sẽ định danh quân đội của Iran là tổ chức khủng bố

Theo Reuters, những người chỉ trích cho rằng quyết định của Mỹ sẽ khiến các quan chức quân đội và tình báo Mỹ đối mặt với các hành động tương tự của các chính phủ nước ngoài không thân thiện với Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ có khả năng sẽ công bố quyết định trên sớm nhất là ngày 8/4. Nhiều năm qua, đã có những đồn đoán về bước đi này của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran hôm 7/4 nói rằng những quan chức Mỹ muốn đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran vào danh sách khủng bố muốn “kéo Mỹ vào vũng lầy” thay mặt cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

https://www.voatiengviet.com/a/iran-th%E1%BB%81-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-n%E1%BA%BFu-m%E1%BB%B9-coi-v%E1%BB%87-binh-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-l%C3%A0-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91/4865377.html

 

Libya : Chính phủ Tripoli « phản công »

 chống quân của tướng Haftar

Trọng Thành

Hôm nay, 07/04/2019, người phát ngôn của các lực lượng vũ trang thuộc Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) – có trụ sở tại thủ đô Tripoli, được quốc tế công nhận – thông báo phát động chiến dịch « phản công » chống lại các đội quân của tướng Khalifa Haftar, tư lệnh Quân Đội Quốc Gia ANL ở miền đông.

Tối hôm qua, lãnh đạo Chính phủ đoàn kết quốc gia GNA Fayez al-Sarraj cảnh báo viễn cảnh cuộc chiến không kẻ thắng người thua, nếu các lực lượng miền đông tiếp tục tiến về thủ đô. Hôm nay, trước sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội Tripoli, nhịp độ tiến quân của các lực lượng của tướng Haftar chậm hẳn lại.

Trước tình hình chiến sự gia tăng tại Libya, quân đội Mỹ thông báo tạm thời rút các đơn vị Mỹ đồn trú tại Libya, tuy nhiên không cho biết rõ số lượng bao nhiêu quân nhân sẽ rời đi. Trong khi đó, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc trao đổi với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tái khẳng định sự ủng hộ của Paris đối với vai trò trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc trong cuộc xung Libya hiện nay. Hôm qua, Hội Đồng Bảo An họp kín để bàn về tình hình Libya.

Năm 2017, ngay sau khi đắc cử tổng thống, Emmanuel Macron đã tổ chức tại Paris hai cuộc gặp giữa lãnh đạo các bên đối địch tại Libya, tháng 7/2017 và tháng 5/2018. Hai bên chấp nhận đình chiến và hứa hẹn tổ chức bầu cử vào tháng 12/2018. Tuy  nhiên, cuộc tổng tuyển cử đã không diễn ra.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190407-libya-chinh-phu-tripoli-phan-cong-chong-quan-cua-tuong-haftar

 

Mỹ rút khỏi Syria,

TQ nắm chắc cơ hội tạo tầm ảnh hưởng?

Khi Mỹ quyết định đưa binh sĩ rút khỏi Syria, Trung Quốc có thể sẽ gia tăng hiện diện tại đất nước đã tơi bời sau 8 năm nội chiến này.

Theo hãng tin CNBC, Bắc Kinh nhìn nhận tình hình tại Syria như một cơ hội để thu lợi về kinh tế, mở rộng sức ảnh hưởng tại Trung Đông và thậm chí đẩy mạnh sáng kiến đầu tư cơ sở hạ tầng “Vành đai, Con đường”.

“Khi Mỹ rút quân khỏi Syra, quốc gia này và Liên minh châu Âu (EU) thể hiện thái độ không quan tâm mấy tới việc ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar Assad và dẫn đầu kế hoạch tái thiết Syria. Chính vì vậy, Trung Quốc đối mặt với rất ít cạnh tranh ở quốc gia Trung Đông để thực hiện kế hoạch của họ”, Mollie Saltskog – nhà phân tích thuộc công ty tình báo an ninh The Soufan Group – nhận xét.

Trước đó, hồi tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ra lệnh rút 2.000 binh sĩ đóng quân tại Syria, tuyên bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đánh bại, hoàn thành mục tiêu “duy nhất” của Mỹ tại quốc gia Trung Đông.

Trong khi giới chuyên gia và các nhà lập pháp cho rằng việc Mỹ rút quân có thể củng cố sự hiện diện tại Syria của Nga và Iran, thì một bộ phận khác nhấn mạnh vai trò tiềm năng của Trung Quốc trong những năm tới. Khi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực giảm dần, Trung Quốc có cơ hội tăng cường sự hiện diện kinh tế ở Syria, chuyên gia Saltskog lý giải.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí dành cho công cuộc tái thiết Syria sẽ lên tới khoảng 250 tỷ USD. Khi chính quyền Tổng thống Assad phải đối mặt với sức ép kinh tế ngày càng lớn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và thiệt hại chiến tranh, quốc gia này có khả năng tìm kiếm nhiều sự hỗ trợ hơn nữa.

Trung Quốc cũng bày tỏ ý định sẵn sàng giúp đỡ. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẵn sàng đi đầu trong hoạt động tái thiết ngay cả trước khi chiến tranh Syria kết thúc. Tại Hội chợ thương mại 2017 về các dự án tái thiết Syria, Bắc Kinh cam kết đầu tư 2 tỷ USD để thành lập một khu công nghiệp ở Syria.

Hai công ty sản xuất ô tô Trung Quốc Geely và Changan được cho là đã hợp tác với nhà sản xuất xe hơi Mallouk & Co, của Syria. Nhà máy sản xuất Mallouk ở Homs dự kiến sản xuất cả hai thương hiệu xe hơi Trung Quốc.

Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, cho biết: “Việc là quốc gia đầu tiên hỗ trợ Syria về mặt kinh tế sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra mối thiện cảm của quốc gia Trung Đông đối với Bắc Kinh. Từ đó, Trung Quốc có thể gây dựng ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực”.

Không chỉ có vậy, Trung Quốc có thể dùng vai trò tái thiết ở Syria làm “đòn bẩy” để xúc tiến Sáng kiến “Vành đai, Con đường”.

Syria có thể trở thành một người chơi quan trọng trong dự án trị giá hàng tỷ USD tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng toàn cầu rộng lớn kết nối với Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, cụ thể, cảng Tartus, Syria có vị thế địa chiến lược khá quan trọng trong khu vực. Trên thực tế, trong một tuyên bố năm 2018, Đại sứ quán Trung Quốc tại Damascus đã khẳng định tầm quan trọng của cảng biển này đối với sự phát triển kinh tế.

Giới phê bình cảnh báo Damascus có nguy cơ mắc phải “bẫy nợ” của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc là “sự lựa chọn khả thi nhất” dành cho Syria, chuyên gia Saltskog nhận định.

Nga và Iran vẫn giúp đỡ Syria trong nhiều năm qua, nhưng họ đang đối mặt với áp lực quốc tế. Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc hai quốc gia “hỗ trợ, trang bị và cung cấp tài chính cho chế độ ông Assad”. Bị Mỹ chèn ép với những lệnh trừng phạt, cả Iran và Nga đều có thể không muốn chi thêm để tái thiết Syria.

http://biendong.net/diem-tin/27279-my-rut-khoi-syria-tq-nam-chac-co-hoi-tao-tam-anh-huong.html

 

Cải tổ WTO, TQ muốn tìm lực đấu Mỹ?

WTO chịu áp lực của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, buộc phải cải tổ để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp.

Trung Quốc là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc cải tổ tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo Trung Quốc, các nhược điểm của WTO trước hết là khi chịu áp lực từ 2 phía: từ bên ngoài, WTO chịu áp lực từ những hiệp định thương mại khu vực đang cố thay thế vai trò của WTO trong việc thiết lập các quy tắc thương mại đa phương, đồng thời, WTO còn chịu áp lực từ chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.

Trong khi đó, từ bên trong, cơ quan này còn chịu thách thức sâu sắc khi chức năng nội bộ cũng chưa đầy đủ.

Ngoài ra, cơ chế rà soát chính sách thương mại của WTO cũng có những hạn chế.

Tổ chức WTO thực sự không có hiệu lực chính đáng, có nghĩa là nó không thể áp đặt các cam kết chính sách thương mại mới lên các thành viên của WTO, chưa nói tới việc phải thi hành các nghĩa vụ cụ thể đối với bất kỳ sửa đổi nào trong WTO, The Diplomat.

Vì vậy, tất cả những chỉ trích nêu trên đã biến thành một động lực để cải tổ WTO.

Trung Quốc toan tính gì?

Hơn một lần, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra thông báo chính thức ủng hộ cải tổ WTO.

Một trong số đó là báo cáo “Vị trí của Trung Quốc đối với công cuộc cải cách của WTO” được phát hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc. Tài liệu nêu rõ: “Trung Quốc ủng hộ sự cải cách cần thiết của WTO, để tăng cường thẩm quyền và hiệu quả của tổ chức, nhằm xây dựng nền kinh tế thế giới mở và hướng tới một tương lai chung cho nhân loại”.

Một trong những trọng tâm mà Bắc Kinh muốn can thiệp để cải tổ WTO là Cơ quan phúc thẩm nhằm củng cố và tăng cường các chức năng của WTO cũng như bảo vệ vai trò của tổ chức thương mại đa phương này.

Ngoài ra, Trung Quốc đã đồng bảo trợ cho đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) về cải cách WTO. Đây là một ý kiến hay. Sự hợp tác Trung Quốc-EU đại diện cho lợi ích của hai bên riêng biệt và có thể phát huy đầy đủ lợi thế tương ứng để điều phối các vị trí, từ đó tạo ra một hình mẫu cho sự hợp tác của tất cả các thành viên WTO. Từ đó, các nước đều có thể đạt được những lợi ích tích cực cho cả hai bên khi xảy ra tranh chấp.

Cai to WTO, Trung Quoc muon tim luc dau My?

Trung Quốc muốn lôi cả thế giới để chống Trump?

Thực tế, chương trình cải tổ WTO của Trung Quốc là có nguồn cơn sâu xa.

WTO cần Trung Quốc để tồn tại và ngược lại, Trung Quốc cần WTO để phát triển mạnh hơn. Theo các đánh giá mới nhất từ Hiệp hội Giải pháp thương mại tích hợp thế giới (WITS), mức độ phát triển thương mại của Trung Quốc là 2,43% mỗi năm, hơn thế giới 1,5%, và GDP của nước này tăng đáng kể từ khi gia nhập WTO, vọt lên gần gấp tám lần từ 1,339 nghìn tỷ USD lên 12,24 nghìn tỷ USD.

Song song với kế hoạch cải tổ WTO, Trung Quốc cũng đã bắt tay vào công cuộc cải cách thể chế trong nước thông quan việc soạn thảo luật bảo vệ sở hữu trí tuệ nước ngoài và cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc, đồng thời giảm tổng mức thuế trong một loạt các sản phẩm.

Nếu được thực hiện đúng cách, các thay đổi này chắc chắn sẽ khuyến khích tất cả các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc, hơn nữa còn mở rộng quy mô đầu tư. Trong khi đó, sự

chân thành và quyết tâm của Trung Quốc vì một môi trường thương mại toàn cầu tốt hơn có thể được phần còn lại của thế giới đánh giá cao.

Nếu kế hoạch này thành công, Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp ứng được mục đích thực sự của họ trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là cuộc đối đầu thương mại của Mỹ với hàng loạt các nền kinh tế Trung Quốc, EU, các nền kinh tế đang phát triển.

Chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump và việc sử dụng các biện pháp trừng phạt bằng thuế quan đã làm xáo trộn các mối quan hệ thương mại toàn cầu.

Đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc lôi kéo sự chung tay của cộng đồng quốc tế nhằm thay đổi chủ nghĩa đơn phương của Chính quyền Mỹ.

Hãng tin Reuters hồi đầu tháng 1/2019 dẫn nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho hay, dù Washington không mấy hào hứng về việc cải tổ WTO, Mỹ đã đề nghị thường xuyên giám sát việc cải tổ chính sách thương mại của Trung Quốc như một điều kiện của thỏa thuận thương mại đang đàm phán.

Rất có thể, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng đến biện pháp đánh thuế nếu Bắc Kinh vi phạm cam kết.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27152-cai-to-wto-tq-muon-tim-luc-dau-my.html

 

Bị TQ chặn đường tiếp cận đảo Thị Tứ,

Philippines dọa đưa vấn đề ra LHQ

Tàu cá Trung Quốc tiếp tục cản trở ngư dân Philippines, không cho tiếp cận đảo Thị Tứ (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép).

Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho biết, ông Duterte có thể đưa phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 ra trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nếu các cuộc đàm phán song phương giữa Manila và Bắc Kinh không tìm ra được giải pháp, SCMP đưa tin ngày 5/4.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi tàu cá Trung Quốc tiếp tục cản trở ngư dân Philippines, không cho tiếp cận đảo Thị Tứ (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép).

“Phán quyết vĩnh viễn có hiệu lực. Họ không thể gạt bỏ điều đó từ tay chúng tôi nhưng vấn đề là chúng tôi không thể thực thi được vì không có năng lực”, Panelo nói.

Kể từ khi phán quyết được đưa ra trong những ngày đầu của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Duterte đã đi theo hướng thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh. Duterte tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc để phục vụ cho chương trình xây dựng hạ tầng của mình trong khi tìm cách thương thảo để đi đến 1 thỏa thuận ngoại giao.

Trong thời gian đó, Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành một hành động trái phép ngang ngược. Đó là biến một số đá ở Biển Đông thành đảo nhân tạo, cùng các thiết bị quân sự.

Hồi đầu tuần, Bộ Ngoại giao Philippines đã đệ trình một công hàm ngoại giao hiếm hoi về sự tập trung dày đặc của tàu đánh cá Trung Quốc quanh đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Vài ngày sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu và Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Meynardo LB. Montealegre đã tiến hành các cuộc gặp song phương tại Manila để bàn về vấn đề này.

Mới đây, ông Duterte gọi Bắc Kinh là “bạn bè” nhưng cũng cảnh báo nước này “tránh xa” đảo Thị Tứ. Thậm chí, ông Duterte còn khẳng định sẽ yêu cầu binh lính “sẵn sàng cho nhiệm vụ cảm tử”, đề phòng Trung Quốc đụng tới đảo này.

Đề cập vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Thị Tứ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/3 vừa qua khẳng định:

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa theo quy định của luật pháp .

Đồng thời Việt Nam cho rằng trong khi cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và để tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả không có hành vi chiếm đóng những cấu trúc chưa có người ở tại Biển Đông; hành xử có trách nhiệm và có đóng góp thiết thực, tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực.”

http://biendong.net/bi-n-nong/27278-bi-tq-chan-duong-tiep-can-dao-thi-tu-philippines-doa-dua-van-de-ra-lhq.html

 

Ngôi sao chính trị Thái Lan bị buộc tội kích động phản loạn

Nhà lãnh đạo của một đảng mới thách thức chính quyền quân sự Thái Lan bị buộc tội kích động phản loạn vào ngày thứ Bảy. Đây là hành động pháp lí mới nhất nhắm vào ngôi sao chính trị đang lên này sau cuộc bầu cử vào tháng 3 mà kết quả vẫn chưa ngã ngũ.

Cáo buộc kích động phản loạn, được đệ trình bởi chính quyền quân sự, là vụ án hình sự thứ hai được mở ra nhắm vào Thanathorn Juangroongruangkit, 40 tuổi, kể từ khi ông thành lập Đảng Tương lai Tiến lên có chủ trương cấp tiến, hướng về giới trẻ vào năm ngoái.

Vụ việc năm 2015 được đem ra trở lại sau khi Đảng Tương lai Tiến lên đạt tỉ lệ ủng hộ cao đáng ngạc nhiên trong cuộc bầu cử ngày 24 tháng 3, đứng thứ ba với 6,2 triệu phiếu bầu, theo Reuters.

Vẫn chưa rõ đảng nào có thể thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính của quân đội vào năm 2014. Chưa rõ kết quả chung cuộc sẽ như thế nào trong những tuần tới.

Đảng Tương lai Tiến lên đã gia nhập một liên minh “mặt trận dân chủ” đối lập mà sẽ cố gắng thành lập một chính phủ và ngăn chặn người đứng đầu chính quyền quân sự Prayuth Chan-ocha tiếp tục nắm quyền.

Cảnh sát nói với Reuters rằng đơn khiếu kiện bắt nguồn từ năm 2015, khi ông Thanathorn, người khi đó đang điều hành một đế chế kinh doanh phụ tùng xe hơi của gia đình ông, bị cho là đã “cung cấp sự hỗ trợ” cho một nhà lãnh đạo biểu tình chống lại cuộc đảo chính của quân đội năm 2014. Người này vi phạm lệnh cấm tụ tập hơn năm người của chính quyền quân sự.

Ông Thanathorn nói các cáo buộc có động cơ chính trị và đặt nghi vấn về thời điểm cáo buộc được đưa ra.

Ông Thanathorn bị cáo buộc vi phạm điều 116 của bộ luật hình sự Thái Lan, tương đương với tội kích động phản loạn; điều 189, về việc giúp đỡ những người khác phạm tội nghiêm trọng; và điều 215, về việc tụ tập hơn 10 người.

Ông có thể đối mặt với chín năm tù nếu bị kết tội. Ông sẽ bị xét xử tại một tòa án quân sự.

Theo luật bầu cử, một bản án hình sự có thể khiến ông Thanathorn mất tư cách ứng cử viên. Ông hiện có phần chắc sẽ trở thành thành viên quốc hội.

Ông Thanathorn cũng đối mặt với một cáo buộc riêng rẽ về tội trên mạng liên quan tới một bài phát biểu của ông trên Facebook chỉ trích chính quyền quân sự vào tháng 7.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoi-sao-chinh-tri-thai-lan-bi-buoc-toi-kich-dong-phan-loan/4864812.html

 

Australia dệt vòng tròn khổng lồ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương,

chuyên gia TQ lo sợ liên quân Mỹ “đóng khung” Bắc Kinh

“Họ đã đi đến hầu hết các quốc gia có lãnh hải ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và dệt nên một vòng tròn Ấn Độ – Thái Bình Dương khổng lồ”, Đài truyền hình Trung Quốc nhận định.

Gần đây, nhóm tàu sân bay Australia đã thực hiện một chuyến đi đến khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và tham gia loạt các cuộc tập trận trên biển kéo dài ba tháng với nhiều quốc gia.

Được biết, sau khi rời Sri Lanka, biên đội tàu sân bay Australia cũng sẽ đi đến các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan…

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, đây không phải là lần đầu tiên hải quân Australia thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn như vậy.

“Họ đã đi đến hầu hết các quốc gia có lãnh hải trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và dệt nên một vòng tròn Ấn Độ – Thái Bình Dương khổng lồ”, CCTV nhận định.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, Australia có ít nhất hai mục đích khi tiến hành phô trương lực lượng vũ trang trong ba tháng này.

Ông này chỉ ra, thứ nhất Australia muốn xây dựng một “bức tường”, thứ hai là để kết nối thành một “vùng biển” khi toàn bộ tuyến đường diễn tập xuất phát từ Australia, đi qua Ấn Độ Dương đến Sri Lanka, Ấn Độ và đi qua biển Đông.

Trên thực tế, loạt hành động diễn tập này nhằm để xây dựng một “bức tường” ở phía Tây Trung Quốc, bởi phía Đông đã có Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh.

Đồng thời, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Australia tin rằng, “bức tường” này rất kiên cố nên nếu có thêm một “bức tường” ở phía Tây thì cấu trúc cơ bản của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ dần dần hình thành và tạo nên một ván cờ rất lớn.

Ngoài ra, theo ông này, xét từ hiệu quả nối liền hai đại dương có thể thấy, biển Đông là một mắt xích vô cùng quan trọng.

Nếu biên đội tàu sâu bay của hải quân Australia có thể diễn tập quân sự liên hợp với các quốc gia ở xung quanh biển Đông, thì ít nhất có thể đảm bảo sự hiện diện quân sự của nước này ở biển Đông – thông qua các hình thức diễn tập liên hợp, trao đổi quân sự, hợp tác trang thiết bị, ký kết thỏa thuận huấn luyện, chi viện… – sẽ tăng cường sự hiện diện của Australia, ông Đỗ Văn Long nói.

Về tầm quan trọng khi Australia lựa chọn các quốc gia diễn tập chung, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho rằng, Australia đang muốn điều chỉnh chiến lược ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Xét từ góc độ địa lý, Australia nằm ở ngoài phạm vi Á-Âu và có thể được hiểu là một quốc gia bên lề nhưng lại có nền văn hóa gần với văn hóa phương Tây, thuộc khối Thịnh vượng chung với Anh và là đồng minh của Mỹ.

Ông Lý Lợi cho hay, để đáp ứng với nhu cầu của Mỹ đối và hình thái đặc biệt của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nên Australia đã đồng ý đi theo chiến lược này.

Vào năm 2017, Australia dồn trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á và bây giờ tập trung nhiều hơn vào Ấn Độ Dương, chuyên gia Trung Quốc nói, Australia hiện nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Ông này nhận định, sau khi kết nối hai đại đương, Australia sẽ là một trung tâm cốt lõi, đứng rất gần hai khu vực này.

Với giá trị địa lý và môi trường địa lý đặc thù như vậy, Australia tất nhiên sẽ rất hoan hỉ khi họ hiện diện với thân phận này, ông Lý nhấn mạnh.

http://biendong.net/doc-bao-viet/27277-australia-det-vong-tron-khong-lo-o-an-do-thai-binh-duong-chuyen-gia-tq-lo-so-lien-quan-my-dong-khung-bac-kinh.html