Tin khắp nơi – 06/04/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đặc sứ Mỹ: Hoạt động của Trung Quốc gần Philippines

 ‘đáng quan ngại’

Sự hiện diện của nhiều tàu Trung Quốc gần các đảo và các tiểu đảo do Philippines chiếm đóng là một điều đáng quan ngại, một giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ tuyên bố ngày 5/4.

Chính phủ Manila một ngày trước, hôm 4/4 đã phản đối các động thái của tàu Trung Quốc sau khi quân đội Philippines ghi nhận trong khoảng thời gian từ đầu năm tới tháng Ba có hơn 200 tàu Trung Quốc tại ku vực tranh chấp gọi là đảo Sandy Cay, gần đảo Pag-asa do Philippines chiếm đóng.

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Joseph Felter nói với báo giới rằng Hoa Kỳ quan ngại ‘trước bất kỳ hoạt động gây hấn nào của bất kỳ quốc gia nào tại Biển Đông, mà trong trường hợp này là Trung Quốc. Chúng tôi xem đó là điều đáng quan tâm.’

Phát biểu được đưa ra nhân dịp ông Felter tới Thái Lan tham dự cuộc họp của các giới chức quốc phòng ASEAN.

Ông nhắc lại lập trường nhất quán của Mỹ rằng ‘Chúng tôi kỳ vọng mỗi nước đều có thể cho thuyền bè và máy bay vận hành ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép.’ Ông cũng nhấn mạnh cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn độ dương-Thái bình dương rộng mở-tự do và bảo đảm rằng ‘chủ quyền của các nước không bị xâm hại.’

Trong vài năm qua, Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách biến 7 hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh kiểm soát thành các cơ sở thiết đặt quân sự, gây bão chỉ trích từ các bên có tuyên bố chủ quyền cũng như từ Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/dac-su-my-noi-hoat-dong-cua-trung-quoc-gan-philippines-dang-quan-ngai-/4864144.html

 

Mỹ quyết ‘tẩy chay’

Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường của TQ

Hôm 2/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Washington sẽ không cử các quan chức cấp cao tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ hai được tổ chức tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc trong tháng này.

Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay lý do Washington không cử các quan chức cấp cao tới Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ hai là do những quan ngại xuất phát từ hoạt động tài chính đầu tư thiếu minh bạch của dự án này.

Trước đó, hôm 30/3, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết khoảng 40 nhà lãnh đạo thế giới sẽ tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư. Ông Dương khẳng định những lời chỉ trích về dự án “Vành đai và Con đường” là mang tính thành kiến.

Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2017 với sự tham gia của ông Matt Pottinger, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng chuyên phụ trách khu vực châu Á.

Tuy nhiên, trong năm nay, Mỹ khẳng định sẽ không cử đại diện tới tham dự sự kiện tại Bắc Kinh.

“Chúng tôi sẽ không cử các quan chức cấp cao tới dự. Chúng tôi sẽ tiếp tục bày tỏ mối quan ngại về hoạt động tài chính thiếu minh bạch, quản lý yếu kém và sự coi thường các quy định cũng như tiêu chuẩn của quốc tế mà Mỹ vẫn dựa vào để thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững cũng như duy trì sự ổn định và trật tự theo luật pháp. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Trung Quốc quan tâm tới những mối quan ngại trên”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là người khởi xướng sáng kiến Vành đai và Con đường, nhưng dự án này lại vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều nước phương Tây mà cụ thể là Mỹ.

Theo Washington, dự án Vành đai và Con đường chính là công cụ để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở nước ngoài và dồn gánh nặng lên vai các nước thành viên với những khoản nợ khổng lồ thông qua những dự án thiếu minh bạch.

Song theo ông Dương, những lời chỉ trích trên chỉ mang tính thành kiến. Ông Dương khẳng định Trung Quốc không ép buộc các nước tham gia dự án Vành đai và Con đường phải gánh nợ. Ông Dương cũng cho biết thêm dự án này là nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của các nước.

Cũng theo ông Dương, trong số gần 40 nhà lãnh đạo thế giới tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ hai có Tổng thống Nga Vladimir Putin , Thủ tướng Pakistan Imran Khan, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Về phần mình, Mỹ còn đã lên tiếng chỉ trích quyết định của chính phủ Ý về việc sẽ tham dự sự kiện ở Bắc Kinh trong tháng này sau khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình có chuyến thăm tới Rome.

Hiện Mỹ vẫn xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược lớn nhất và chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng chưa thể giải quyết dứt điểm cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào cuộc chiến đánh thuế hàng hóa có giá trị lên tới hàng trăm tỷ USD kể từ tháng 7/2018. Cuộc chiến giữa Mỹ – Trung đã đẩy giá thành hàng hóa tăng cao, nguồn cung bị gián đoạn và gây ảnh hưởng xấu tới các thị trường quốc tế.

http://biendong.net/doc-bao-viet/27273-my-quyet-tay-chay-hoi-nghi-thuong-dinh-vanh-dai-va-con-duong-cua-tq.html

 

Răn đe TQ, thủy quân lục chiến Mỹ thực hành chiếm đảo

Ngày 26.03.2019, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Nhật Bản vừa trở thành thao trường cho cuộc diễn tập chiến thuật bất ngờ của Lính thủy Đánh bộ Mỹ, truyền một thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Đảo Ie Shima chỉ rộng khoảng 23 km2. Trên đảo có một đường băng, một cảng cho tàu cá, dân số khoảng 4.500 người. Một đơn vị Lính thủy đánh bộ viễn chinh Mỹ (MEU) đã thực hiện cuộc đổ bộ tiến công đánh chiếm đảo này trong một kế hoạch diễn tập bất ngờ và không có nhiều phương tiện truyền thông biết đến. Đây là một cuộc diễn tập có tầm xa lớn của quân đội Mỹ.

Hoạt động diễn tập “cuộc tấn công bất ngờ” và tấn chiếm nhanh chóng hòn đảo nhỏ trong quần đảo Okinawa của Nhật Bản nhằm thể hiện năng lực kỹ chiến thuật quân sự quan trọng của Lính thủy Đánh bộ Mỹ, vài ngày trước khi tàu khu trục Hải quân và tàu Cảnh sát biển Mỹ hải hành qua eo biển Đài Loan và tiến vào Biển Đông đầu tuần này.

Chiến thuật của Bắc Kinh trong các tranh chấp, đơn giản là bám chặt vào các hòn đảo đang tranh chấp hoặc phát triển các căn cứ quân sự khổng lồ từ các đảo nhân tạo, bồi đắp phi pháp từ những rạn san hô và bãi cát hoang, gây căng thẳng với Nhật Bản , Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á.

Chính quyền Mỹ tuyên bố, Washington không quan tâm quốc gia nào sở hữu các hòn đảo, nhưng các tuyến đường thủy xung quanh phải được tự do hải hành cho giao thông quốc tế. Trung Quốc tuyên bố trong khu vực này, tất cả không gian và đường hàng hải – là lãnh thổ có chủ quyền.

Lúc này, lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ khẳng định rõ ràng: “Chúng tôi sẵn sàng nhanh chóng tiến công đánh chiếm đảo và tập trung sức mạnh tổng hợp tiêu diệt kẻ thù”.

Những hòn đảo châu Á

Đánh chiếm các đảo châu Á trong Thế chiến II thực sự vô cùng khó khăn và thương vong rất lớn. Nhưng Mỹ và đồng minh đã sử dụng tất cả mọi nỗ lực có thể để đánh bại lực lượng xâm lược Nhật Bản, giành lại những quần đảo đồng minh.

Chiến tranh hiện đại khiến viễn cảnh tấn công đánh chiếm một đảo tiền đồn xa xôi, nhỏ bé nhưng phòng thủ chắc chắn, nghiêm ngặt thậm chí còn đáng sợ hơn. Chính vì lý do này, Lính thủy Đánh bộ Mỹ cố gắng phát triển những chiến thuật mới nhằm đột kích qua hàng rào các loại tên lửa dày đặc, tác chiến điện tử dữ dội và những công trình phòng thủ kiên cố.

Huấn luyện diễn tập đánh chiếm đảo có “ý nghĩa quan trọng, nhằm thể hiện sức mạnh và ý chí của quân đội Mỹ trong bối cảnh đối đầu với Trung Quốc”, Tướng Hải quân Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, phát biểu trong một phiên điều trần với Ủy ban Quân vụ Thượng viện đầu tháng 03.2019.

“Ở Biển Đông và các nơi khác trong khu vực, quân đội Mỹ thường xuyên thực hiện những nhiệm vụ huấn luyện không kích, thể hiện khả năng tấn công bền bỉ và quyết liệt toàn cầu, đánh giá tham vọng Trung Quốc , bảo đảm bảo vệ các đồng minh và đối tác trong khu vực. Bằng nhiều cuộc diễn tập liên tiếp, Mỹ đưa ra những tín hiệu về sự cam kết vững chắc, luôn là đối trọng thách thức với trật tự mà Trung Quốc đặt ra, dựa trên thông lệ và quy tắc quốc tế”.

Một trong những “tín hiệu” đó, lực lượng Lính thủy Đánh bộ, đóng quân thường trú trong căn cứ phía tây Thái Bình Dương cho biết, là cuộc diễn tập đánh chiếm đảo tiền tiêu Ie Shima.

Tuần trước, chỉ huy trưởng đơn vị MEU số 31, đại tá Robert Brodie phát biểu “Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều bất ổn, lực lượng Lính thủy Đánh bộ duy trì tinh thần chiến đấu cao, huấn luyện thường xuyên, liên tục. Chúng tôi luôn sẵn sàng cho các cuộc khủng hoảng trong điều kiện thực tế hiện nay”.

Cuộc diễn tập đánh chiếm đảo Ie Shima cũng là một bài huấn luyện thực tế cho những quan điểm này này.

Đơn vị MEU số 31 thuộc lực lượng Cụm tàu đổ bộ tấn công Wasp, trong đó có các đơn vị máy bay tiêm kích và máy bay trực thăng, biên chế trên tàu đổ bộ hạng nặng USS Wasp, cùng các xuồng đổ bộ và khu trục hạm hộ tống.

“Trong suốt hai tuần, MEU liên kết phối hợp với các đơn vị binh chủng này và là đơn vị chủ công tiến hành cuộc diễn tập đánh chiến giữ đảo nhỏ,” Đại tá Brodie nói. “Chúng tôi thục luyện các bài tập nhanh chóng chiếm đảo và các phương án tập trung sức mạnh chiến đấu của các đơn vị binh chủng hợp thành.”

Cuộc diễn tập thực binh đánh chiếm đảo

Theo bản tin của lực lượng Hải quân Mỹ, cuộc diễn tập được tiến hành với trình tự như sau:

Các đội trinh sát đầu tiên đổ bộ bí mật xuống đảo. Những tổ trinh sát- biệt kích nhanh chóng di chuyển chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu then chốt, có thể quan sát lực lượng phòng ngự và tập kích phá hủy các điểm quan trọng của hệ thống phòng thủ đảo.

Sau khi nắm chắc được địch tình, những đơn vị đổ bộ không – biển triển khai tiến công ngoài đường chân trời, từ tàu và căn cứ cách đó gần 1000km. Lực lượng đổ bộ đánh chiếm đảo cơ động bằng trực thăng cánh quạt xoay MV-22 Ospreys tốc độ cao, bay thấp, đi cùng máy bay tiếp dầu KC-130 nhằm đảm bảo đạt tầm xa cần thiết.

Hộ tống các các máy bay đổ bộ đường không này là phi đội tiêm kích tàng hình F-35B của Lính thủy Đánh bộ với các máy bay tiếp dầu nhằm tăng cường phạm vi chiến đấu.

Những máy bay trực thăng đổ bộ Osprey cất hạ cánh thẳng đứng thâm nhập vào khu vực đảo, đổ bộ lực lượng đột kích Lính thủy Đánh bộ, các đơn vị vừa chạm đất theo kế hoạch nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu, tiến công đánh chiếm và bảo vệ sân bay Ie Shima.

Ngay sau khi sân bay được triển khai lực lượng bảo vệ, những chiếc máy bay vận tải, đang chờ ngoài đường chân trời cất cánh. Những máy bay này sẽ thả xuống sân bay vũ khí, trang thiết bị cần thiết, nhiên liệu và phụ tùng thay thế. Theo cơ số biên chế trang thiết bị, vật chất đảm bảo, đây là một sân bay tiền phương dã chiến của Lính thủy Đánh bộ Mỹ.

Sân bay này sẽ cho phép tiêm kích tàng hình F-35B hạ cánh, tiếp nhiên liệu, bổ sung vũ khí trang bị, sẵn sàng cất cánh yểm trợ bảo vệ đảo trước các đòn phản kích của đối phương.

Khi các mục tiêu quan trọng của đảo bị đánh chiếm, lực lượng Lính thủy Đánh bộ đè bẹp sức kháng cự của lực lượng phòng thủ đảo, các máy bay vận tải hạng nặng C-130J Hercules nhanh chóng tiếp cận đảo, vận chuyển và triển khai những hệ thống pháo binh – tên lửa hạng nặng, yểm trợ hỏa lực tiêu diệt các nhóm quân phòng thủ đảo còn lại đang chống cự, sẵn sàng tấn công bất kỳ chiến hạm thù địch nào của đối phương xuất hiện trong tầm bắn.

Sau đó, lực lượng chủ lực của Lính thủy Đánh bộ Mỹ từ Sư đoàn 3 được cơ động di chuyển đến đảo từ căn cứ cách đó hơn 1500km.

Phát ngôn viên của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trên vùng nước Tây Thái Bình Dương cho biết: “Toàn bộ kế hoạch diễn tập này mô phỏng quá trình giành những địa bàn then chốt tiền phương, tạo bàn đạp cho các lực lượng chủ lực tiến hành các hoạt động quân sự tiếp theo cùng với nhiệm vụ cơ động di chuyển và triển khai lực lương tấn công nhanh”.

Tướng Dunford, trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện phát biểu: “Chiến lược quốc phòng năm 2018 xác định Trung Quốc là một trong những “đối thủ chiến lược” của Mỹ, quốc gia này đang tăng cường ảnh hưởng trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

“Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là có thể tập trung được sức mạnh trong trong tình huống xung đột vũ trang với Trung Quốc, một trong những nhiệm vụ truyền thống của Lính thủy Đánh bộ là đánh chiếm các căn cứ tiền tiêu của đối phương”,.

“Nếu xem xét các chuỗi đảo trên Thái Bình Dương như những nền tảng mà quân đội Mỹ có thể triển khai lực lượng, đó sẽ là sứ mệnh lịch sử của Lính thủy Đánh bộ trên vùng nước này, một trong những yếu tổ then chốt trong kịch bản xung đột vũ trang với Trung Quốc.”

Mặc dù cuộc diễn tập thành công, tướng Dunford vẫn nhấn mạnh với Ủy ban Quân vụ Thượng viện: “lợi thế sức mạnh chiến đấu của Lính thủy Đánh bộ Mỹ đang bị xói mòn”.

“Trung Quốc và Nga tận dụng sự mất tập trung và những hạn chế của Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Các quốc gia này đang đầu tư vào các những năng lực chuyên biệt, thách thức sức mạnh truyền thống của quân đội Mỹ, tìm cách phá hoại trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc của chúng ta, mang lại thịnh vượng và hòa bình tương đối trong bảy thập kỷ qua. “

“Các quốc gia này đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực không gian và không gian mạng tăng cường sức mạnh không quân và hải quân, quân sự hóa các vùng tranh chấp, phát triển năng lực chống tiếp cận, chống xâm nhập Biển Đông và biển Hoa Đông . Mục tiêu then chốt của họ (Trung Quốc) là làm suy yếu cấu trúc liên minh quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho Bắc Kinh viết lại các quy tắc, tiêu chuẩn và luật pháp trong khu vực. “

http://biendong.net/doc-bao-viet/27271-ran-de-tq-thuy-quan-luc-chien-my-thuc-hanh-chiem-dao.html

 

Mỹ nói gì sau vụ chiến đấu cơ TQ

cố tình “vượt rào” ở eo biển Đài Loan?

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhấn mạnh, hành động đe dọa của Trung Quốc “sẽ không thể tác động tới suy nghĩ và tinh thần của Đài Loan, trong khi những cam kết của Mỹ với Đạo luật Các mối quan hệ với Đài Loan là rõ ràng”.

Theo CNA, vào lúc 11h ngày 31/3, hai chiến đấu cơ J-11 của không quân Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận lâu nay bằng việc vượt qua đường giới tuyến ở eo biển Đài Loan . Hành động của Trung Quốc buộc Đài Loan điều động các chiến đấu cơ bám sát.

Sau 10 phút đối mặt với các chiến đấu cơ Đài Loan, hai máy bay J-11 Trung Quốc đã buộc phải quay đầu và tránh đường giới tuyến trên eo biển Đài Loan, khu vực phân tách Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nhận định, việc hai chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc vượt qua “đường giới tuyến” ở eo biển Đài Loan là hành động bất thường. Bởi theo truyền thông Đài Loan, lần gần nhất các chiến đấu cơ Trung Quốc vượt qua “đường giới tuyến” là vảo năm 2011.

Hôm 31/3, người phát ngôn văn phòng lãnh đạo Đài Loan Alex Huang khẳng định, chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc đã “khiêu khích và hủy hoại hiện trạng của hai bờ eo biển”.

Còn hôm 1/4, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã lên tiếng chỉ trích hành động khiêu khích của Trung Quốc. Bà Thái nhấn mạnh Trung Quốc cần dừng lại hành động có chủ đích khiêu khích, gây rắc rối cũng như thách thức hiện trạng ở eo biển Đài Loan.

Tới cuối ngày 1/4, chia sẻ trên Twitter, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định hành động đe dọa của Trung Quốc “sẽ không thể tác động tới suy nghĩ và tinh thần của Đài Loan trong khi những cam kết của Mỹ với Đạo luật Các mối quan hệ với Đài Loan là rõ ràng”.

Đáp lại, Cơ quan Ngoại giao Đài Loan đã gửi lời cảm ơn tới ông Bolton vì “sự ủng hộ và tình hữu nghị bền vững” đồng thời nhấn mạnh quyết tâm của Đài Loan trong việc xử lý bất cứ hành động quân sự mang tính coi thường hay bắt nạt ở eo biển Đài Loan”.

Có hiệu lực thi hành từ năm 1979, Đạo luật Các mối quan hệ với Đài Loan chỉ rõ Mỹ sẽ hỗ trợ quốc phòng cho Đài Loan để duy trì khả năng tự phòng vệ cần thiết. Đạo luật này cũng chỉ ra rằng, Mỹ sẽ cân

nhắc bất cứ nỗ lực nào gây ảnh hưởng tới tương lai của Đài Loan thông qua các hành động tẩy chay hay cấm vận là mối đe dọa tới nền hòa bình và an ninh ở khu vực Tây Thái Bình Dương và là mối quan ngại nghiêm trọng đối với Mỹ .

Hồi đầu tháng Một, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan từ bỏ ý định giành độc lập và nhấn mạnh tới con đường “hợp nhất trong hòa bình”.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định Đài Loan sẽ “không bao giờ chấp nhận chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’” như chính quyền Bắc Kinh đưa ra.

http://biendong.net/diem-tin/27268-my-noi-gi-sau-vu-chien-dau-co-tq-co-tinh-vuot-rao-o-eo-bien-dai-loan.html

 

Mỹ và TQ nhất trí về các vấn đề thương mại chính

nhưng ‘vẫn còn vướng mắc’

Tổng thống Donald Trump nói rằng Hoa Kỳ đã đồng ý được một số điểm cứng rắn nhất trong các cuộc thảo luận thương mại với Trung Quốc.

Ông nói rằng một thỏa thuận có thể sẽ được đưa ra trong vòng bốn tuần tới, nhưng nói thêm rằng hai bên vẫn còn một số điểm then chốt chưa giải quyết được.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tỏ ý lạc quan, theo tường thuật của Tân Hoa Xã.

Mỹ: Trump thua đau vì thâm hụt thương mại tăng vọt

Thương mại suy yếu của TQ phải làm tất cả lo ngại

Chiến tranh thương mại: Mỹ, TQ bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thương thảo từ tháng Mười Hai tới nay nhằm tìm cách chấm dứt cuộc thương chiến đang làm tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.

Ông Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý về “rất nhiều trong số các điểm khó khăn nhất” nhưng “chúng tôi có vài con đường cần phải đi”.

Ông phát biểu từ Nhà Trắng trước khi có cuộc họp với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.

Tổng thống Mỹ nói rằng nếu như có một thỏa thuận thì ông sẽ họp thượng đỉnh với Chủ tịch Tập.

“Đây là một thỏa thuận hào hùng, có tính lịch sử – nếu như đạt được,” ông Trump nói.

“Đây là thỏa thuận quan trọng hơn hẳn so với mọi thỏa thuận khác, và chúng ta sẽ xem xem liệu thỏa thuận này có đạt được không. Cơ hội để nó xảy ra là rất cao.”

Trong số những điểm hai bên vẫn kẹt chưa tìm được giải pháp dung hòa trong các cuộc đàm phán mấy tuần qua, có chủ đề mức độ nhanh chóng đến đâu trong việc hai bên rút lại các biểu thuế quan, và việc thỏa thuận có thể được đưa vào thực thi ra sao.

Ông Trump gợi ý tại cuộc họp báo rằng một số các điểm vướng mắc này vẫn đang còn tồn tại.

TQ mua đậu nành Mỹ theo sau ”đình chiến”

Trump và Tập đồng ý‎ tạm đình chỉ thuế quan mới

Chiến tranh thương mại: TQ còn nhiều nhức nhối

Ông nói rằng sẽ khó cho Mỹ trong việc cho phép tiếp tục tiến hành thương mại với Trung Quốc theo cách thức tương tự như trước, nếu như không có một thỏa thuận nào đó được hiện thực hóa.

‘Những tín hiệu mâu thuẫn nhau’

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp các biểu thuế quan trị giá hàng tỷ đô la lên hàng hóa của nhau trong năm ngoái.

Việc đàm phán giữa hai bên đã diễn ra kể từ khi có cuộc đình chiến thương mại, hồi tháng Mười Hai, nhưng vẫn có những thời điểm xảy ra sóng gió.

Phóng viên BBC chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc Robin Brant nói rằng cả hai bên đã lại một lần nữa đưa ra các tín hiệu mâu thuẫn nhau.

Ông Lưu Hạc nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được một đồng thuận mới đối với các vấn đề quan trọng, như phần nội dung văn bản của thỏa thuận kinh tế thương mại, Tân Hoa Xã tường thuật.

Tuy hưởng ứng các bình luận của ông Trump, nhưng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer tỏ ra thận trọng.

Ông nói rằng vẫn còn một số vấn đề lớn chưa được giải quyết trong các đàm phán thương mại.

Ông Brant nói vẫn có khoảng cách to lớn, rõ ràng giữa hai bên trong một vấn đề quan trọng, đó là việc thực thi thỏa thuận như thế nào.

Chuyện gì đang được nói đến?

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của các hãng Hoa Kỳ và buộc các hãng phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Washington muốn Bắc Kinh có những thay đổi trong chính sách kinh tế của Trung Quốc, mà Mỹ cho là tạo ưu đãi một cách không công bằng cho các công ty nội địa của Trung Quốc thông qua trợ giá và cung cấp các hình thức hỗ trợ khác. Mỹ muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Mỹ để kiềm chế tình trạng thâm thủng thương mại.

Trung Quốc thì cáo buộc Mỹ là tung ra cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế, và Bắc Kinh tỏ ra ít khả năng chấp nhận thay đổi cơ cấu quy mô lớn đối với nền kinh tế của mình.

Việc hai bên không đạt được thỏa thuận có thể sẽ khiến Mỹ tăng gấp đôi mức thuế quan 10% lên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, và áp dụng các biểu thuế quan mới.

Ông Trump đã từng đe dọa sẽ đánh thuế toàn bộ các mặt hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Hoa Kỳ đã áp biểu thuế quan trị giá 250 tỷ đô la lên hàng hóa Trung Quốc, và Bắc Kinh đáp trả với việc đánh thuế lên các sản phẩm Mỹ trị giá 110 tỷ đô la.

Cuộc thương chiến gây nhiều tổn thất đã gây ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động thương mại toàn cầu và cho nền kinh tế thế giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-47838599

 

Mỹ sẽ định danh quân đội của Iran là tổ chức khủng bố

Mỹ dự kiến sẽ định danh lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran là một tổ chức khủng bố nước ngoài, Reuters đưa tin dẫn lời ba quan chức Mỹ. Bước đi này sẽ đánh dấu lần đầu tiên Washington chính thức định danh quân đội của một quốc gia khác là một tổ chức khủng bố.

Quyết định này dự kiến sẽ được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, có lẽ sớm nhất là vào ngày thứ Hai, Reuters dẫn lời các quan chức này cho biết. Những người chỉ trích cảnh báo nó có thể khiến các quan chức quân đội và tình báo Mỹ chịu những hành động tương tự của các chính phủ không thân thiện ở nước ngoài.

Reuters cho biết Lầu Năm Góc từ chối bình luận và nói nên đặt câu hỏi cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng cũng từ chối bình luận.

Phái bộ Iran tại Liên Hiệp Quốc không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận, Reuters nói.

Thông báo này sẽ được đưa ra trước dịp kỉ niệm tròn một năm Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Tehran và áp đặt các chế tài vốn đã làm tê liệt nền kinh tế của Iran.

Mỹ đã đưa vào danh sách đen hàng chục thực thể và cá nhân liên kết với Vệ binh Cách mạng Iran, nhưng toàn bộ tổ chức này thì chưa.

Vào năm 2007, Bộ Tài chính Mỹ đã định danh Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, đơn vị đặc trách hoạt động ở nước ngoài, vì “sự hỗ trợ của họ đối với khủng bố,” và đã mô tả họ là “cánh tay chính yếu của Iran trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ các nhóm khủng bố và nhóm nổi dậy.”

Iran đã cảnh báo sẽ phản ứng “kịch liệt” nếu Mỹ xúc tiến việc định danh.

Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran Mohammad Ali Jafari cảnh báo vào năm 2017 rằng nếu ông Trump tiến hành bước này “thì Vệ binh Cách mạng sẽ coi quân đội Mỹ giống như Nhà nước Hồi giáo trên toàn thế giới.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-se-dinh-danh-quan-doi-cua-iran-la-to-chuc-khung-bo/4864701.html

 

Trump cam kết dựng ‘tường thành’,

đề nghị trừng phạt kinh tế Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/4 cam kết dựng gần 725 km ‘tường thành’ mới dọc theo biên giới với Mexico sau khi đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt kinh tế với Mexico để bài trừ điều mà ông gọi là cuộc khủng hoảng di dân không giấy tờ và buôn lậu ma túy.

Ông Trump triệu tập cuộc họp với các giới chức di trú và các lãnh đạo địa phương ở Calexico trên khu vực biên giới giữa Mỹ với Mexico.

Trước khi thị sát 3,5 km hàng rào cao 9m vừa hoàn thành tại Calexico, ông Trump cho biết sẽ điều động thêm nguồn lực quân đội tới vùng biên giới này.

Tổng thống Mỹ cảnh báo di dân rằng ‘Đất nước của chúng tôi đã đầy. Không thể nhận thêm quý vị.’

Giới hữu trách cho hay tới cuối năm sau, sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11/2020, khoảng 725 km hàng rào mới sẽ được hoàn tất. Trước đó, các giới chức biên giới loan báo cần thêm 1162 km hàng rào thay mới hoặc xây mới.

Trong ngày 5/4, Tổng thống Trump loan báo đang cân nhắc ban hành biện pháp trừng phạt kinh tế với Mexico nếu nước này không giúp Mỹ ngăn chặn dòng di dân và ma túy xâm nhập lãnh thổ Hoa Kỳ.

Dù ông Trump nhiều lần liên kết chuyện buôn lậu ma túy và di dân bất hợp pháp với vấn đề siết chặt an ninh biên giới, đa phần hoạt động mua bán ma túy không phải do di dân thực hiện mà do các băng đảng tội phạm chuyên nghiệp vận chuyển chất gây nghiện vào Mỹ thông qua các cửa khẩu chính thức.

Ca ngợi các hoạt động bài trừ buôn lậu ma túy gần đây của Mexico, ông Trump nói ‘Nếu họ tiếp tục như thế thị mọi chuyện sẽ ổn. Nếu không, chúng ta sẽ đánh thuế ô tô của họ với tỷ lệ 25%.’

“Tôi cũng đang nhắm tới biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các lô hàng ma túy xâm nhập Mỹ qua biên giới phía Nam và giết hại dân Mỹ,” Tổng thống Trump nhấn mạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-cam-ket-dung-thuong-thanh-de-nghi-phat-kinh-te-mexico-/4864141.html

 

Mỹ đưa vấn đề Venezuela ra Hội đồng Bảo an LHQ

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ phát biểu về tình hình Venezuela trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tuần tới, một quan chức Nhà Trắng cho biết hôm 5/4 trong lúc Hội đồng gồm 15 quốc gia thành viên này vẫn bế tắc về cách xử lý cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ở quốc gia Nam Mỹ.

Mỹ đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc đối với sự ủng hộ của họ dành cho nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido và xem ông này là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Đa số các nước phương Tây đã công nhận ông Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela trong khi Nga và Trung Quốc vẫn đứng về phía Tổng thống theo đường lối chủ nghĩa xã hội Nicolas Maduro.

“Do tình hình nhân quyền ngày một xấu đi ở quốc gia này, chúng tôi tin rằng một buổi báo cáo là cần thiết và kịp thời,” phái bộ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc viết trong đề xuất tổ chức một phiên họp vào tuần tới.

Phiên họp này sẽ diễn ra vào ngày 10/4, các nhà ngoại giao cho biết.

Bài diễn văn ông Pence sẽ đưa vấn đề Venezuela ra tâm điểm quốc tế nhưng khó có khả năng Hội đồng Bảo an sẽ có hành động. Cả Mỹ và Nga đều thất bại khi trình nghị quyết riêng rẽ của mình về Venezuela ra biểu quyết ở Hội đồng hồi tháng 2.

Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng một phần tư dân số Venezuela đang cần trợ giúp nhân đạo – điều đó vẽ nên bức tranh khắc nghiệt về hàng triệu người đang thiếu thực phẩm và các dịch vụ cơ bản.

Trong một diễn tiến liên quan, Phó Tổng thống Mỹ cùng ngày 5/4 loan báo Washington sẽ ban hành lệnh chế tài đối với 34 tàu bè do công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela vận hành hay sở hữu cũng như trừng phạt thêm 2 công ty vận chuyển dầu thô của Venezuela sang Cuba, thêm một đòn giáng nặng nề lên chính quyền của Tổng thống Maduro.

https://www.voatiengviet.com/a/my-dua-van-de-venezuela-ra-hoi-dong-bao-an-lien-hiep-quoc-/4864137.html

 

Hạ Viện Mỹ đòi Donald Trump công bố bản khai thuế

Tại Hoa Kỳ, một cuộc chiến pháp lý vừa bắt đầu trên vấn đề bản khai thuế của tổng thống Donald Trump. Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện, trong tay đảng Dân Chủ, hôm 03/04/2019, đã yêu cầu bộ Tài Chính cung cấp bản khai thuế trong 6 năm qua của ông Trump. Hai hôm sau, ngày 05/04, một luật sư của tổng thống Mỹ đã bác bỏ đòi hỏi của Hạ Viện, coi đấy là một sự lạm quyền của đảng Dân Chủ.

Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet tường trình :

Kể từ thời Richard Nixon, các tổng thống Mỹ đều công bố bản khai thuế của mình. Tuy nhiên, chủ nhân hiện tại của Nhà Trắng luôn luôn phản đối việc tiết lộ tờ khai thuế của ông.

Đảng Dân Chủ đã nghi ngờ rằng ông Trump đã có hành vi tham ô và xung đột lợi ích. Với đa số đã giành được trong Hạ Viện, phe Dân Chủ đã chính thức viết cho cơ quan thuế vụ vào thứ Tư vừa qua, yêu cầu cung cấp bản khai thuế cá nhân và doanh nghiệp trong sáu năm của ông Donald Trump.

Hôm thứ Sáu, trong một lá thư gửi bộ Tài Chính, luật sư của tổng thống Mỹ đã tố cáo “một sự lạm quyền trắng trợn”. Luật sư của ông Trump lên án việc sử dụng các tờ khai thuế làm vũ khí để “tấn công, quấy rối và đe dọa” thân chủ của ông.

Về phần mình, tổng thống Mỹ đã nêu lý do ông đang bị kiểm tra thuế vụ để từ chối yêu cầu của Hạ Viện. Ông nói: “Tôi đang bị kiểm tra… Khi chúng ta bị kiểm tra, chúng ta không làm điều đó. Không ai làm điều đó khi bị kiểm tra về thuế. Và tôi lúc nào cũng bị kiểm tra!”

Trong thư của mình, luật sư của ông Donald Trump yêu cầu bộ Tài Chính không tiết lộ các tài liệu trước khi nhận được ý kiến từ bộ Tư Pháp. Yêu cầu này được cho là bước đầu tiên trong một cuộc chiến pháp lý lâu dài, để xác định xem ai có quyền tiết lộ tờ khai thuế của tổng thống.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190406-do-suc-moi-o-my-ha-vien-doi-donald-trump-cong-bo-ban-khai-thue-ok

 

Mỹ bùng phát vi khuẩn E.coli

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và một số cơ quan liên bang khác đang điều tra đợt bùng phát vi khuẩn E.coli ở năm tiểu bang của Hoa Kỳ, CDC cho biết hôm 5/4.

Theo đó, CDC, Cục Thanh tra và An toàn Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc men cùng chính quyền một số tiểu bang đang điều tra đợt bùng phát các ca nhiễm khuẩn E.coli O103.

Vi khuẩn E.coli chủ yếu sống trong đường ruột của người và động vật khỏe mạnh. Mặc dù nhiều chủng vi khuẩn này vô hại, một số chủng có thể gây đau quặn nghiêm trọng ổ bụng, tiêu chảy ra máu và ói mửa.

Các bang Georgia, Kentucky, Ohio, Tennessee và Virginia đã báo cáo có ca nhiễm bệnh liên quan đến chủng đặc biệt của loại vi khuẩn này.

Có đến 72 người thuộc năm tiểu bang này đã nhiễm bệnh và 8 trong số này đã được nhập viện kể từ ngày 4/4, cơ quan này cho biết. Không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận.

Cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn và lý do gây ra đợt bùng phát này vẫn chưa xác định được, CDC cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/my-bung-phat-vi-khuan-e-coli-/4864129.html

 

Venezuela : Guaido kêu gọi biểu tình

để duy trì áp lực lên Maduro

Thụy My

Hôm nay, 06/04/2019, thủ lãnh đối lập Juan Guaido lại kêu gọi người dân Venezuela xuống đường đấu tranh để duy trì áp lực lên tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh bất bình dâng cao do thiếu điện nước. Và như thường lệ, phe ủng hộ ông Maduro cũng hô hào biểu tình để đối phó.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :

« Cho dù ông Juan Guaido rất được lòng dân, nhưng người dân Venezuela thời gian gần đây chưa thực sự đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của ông, trong thời kỳ cúp điện. Cuộc biểu tình cũng khá đông đảo, nhưng không thể so sánh với biển người tràn ngập đường phố hồi tháng Giêng và tháng Hai.

Phe đối lập giải thích đó là do cúp điện : không có điện, các mạng xã hội không hoạt động được, và thế là thông tin không phổ biến được rộng rãi. Vả lại nhiều người quá bận rộn tìm cách sống sót, họ phải đi kiếm nước uống và thức ăn thay vì đi biểu tình. Hơn nữa, lời kêu gọi thường được đưa ra vào phút chót, khiến khó thể truyền tai nhau.

Có điều lần này, cuộc biểu tình đã được dự kiến từ hơn một tuần trước. Và sự phẫn nộ dâng cao, đã có nhiều vụ xuống đường tự phát nổ ra vào cuối tuần qua do nạn khan hiếm hàng hóa. Những cuộc biểu tình này đôi khi bị lực lượng an ninh thẳng tay đàn áp.

Như vậy, đối với ông Juan Guaido, số lượng người tham gia cuộc biểu tình lần này hết sức quan trọng. Đặc biệt đây là giai đoạn khởi đầu của chiến dịch « Libertad », mà mục tiêu cuối cùng là chiếm lĩnh Miraflores, tức Dinh tổng thống – thách thức tối hậu đưa ra cho ông Nicolas Maduro. Nhưng nếu không được đông đảo quần chúng ủng hộ, chiến dịch có nguy cơ thất bại».

Mỹ trừng phạt 34 tàu của tập đoàn dầu khí Venezuela

Hoa Kỳ hôm qua loan báo trừng phạt thêm 34 chiếc tàu của tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA. Hai công ty và một tàu khác bị cáo buộc là chở dầu thô từ Venezuela sang Cuba cũng bị đưa vào danh sách đen của Mỹ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190406-venezuela-guaido-keu-goi-bieu-tinh-de-duy-tri-ap-luc-len-maduro-ok

 

Libya : Quốc tế kêu gọi Haftar ngưng tấn công vào Tripoli

Thanh Phương

Cộng đồng quốc tế kêu gọi lực lượng của thống chế Khalifa Haftar ngưng cuộc tấn công vào Tripoli, vào lúc mà các trận giao tranh ở phía nam thủ đô Libya giữa lực lượng này với quân chính phủ Fayez al-Sarraj gây lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng.

Hôm qua, 05/04/2019, tại Pháp, Ngoại trưởng của 7 nước công nghiệp hàng đầu trong nhóm G7 đã thúc giục các phe ở Libya ngưng ngay các hoạt động quân sự về phía Tripoli, vì những hoạt động này gây cản trở cho tiến trình chính trị mà Liên Hiệp Quốc đang tiến hành ở Libya. Các Ngoại trưởng G7 nhấn mạnh : « Không thể có giải pháp quân sự cho xung đột ở Libya. »

Cũng trong ngày hôm qua, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, được triệu tập khẩn cấp, đã kêu gọi lực lượng Quân đội Quốc gia Libya của thống chế Haftar ngưng mọi chiến dịch quân sự về phía thủ đô Tripoli. Về phần tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, hôm qua ông đã gặp thống chế Haftar tại Bengazi ( miền đông Libya ), sau khi đã tiếp xúc với lãnh đạo Chính phủ đoàn kết dân tộc Fayez al-Sarraj vào hôm trước tại Tripoli. Tuyên bố tại sân bay trước khi rời Libya, lãnh đạo Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » của ông về tình hình tại nước này, nhưng vẫn hy vọng là có thể tránh một cuộc đối đầm đẫm máu tại Tripoli và vùng phụ cận.

Hôm thứ năm vừa qua, thống chế Khalifa Haftar đã ra lệnh cho lực lượng của ông tiến chiếm thủ đô Libya, hứa sẽ không đụng đến thường dân, các định chế của nhà nước và người nước ngoài. Lực lượng bảo vệ Tripoli, gồm các đội dân quân trung thành với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, cũng như các nhóm vũ trang ở thành phố Misrata ( miền tây Libya ) đã tuyên bố sẳn sàng ngăn chận đà tiến của lực lượng thống chế Haftar.

Kể từ chế độ Kadhafi sụp đổ năm 2011, Libya đã rơi vào hỗn loạn với việc hình thành nhiều lực lượng dân quân, cũng như hai lực lượng tranh nhau quyền lãnh đạo đất nước : Chính phủ Đoàn kết Dân tộc của Fayez al-Sarraj, được quốc tế công nhận và Quân đội Quốc gia Libya của thống chế Haftar, hiện đang kiểm soát miền đông Libya.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190406-libya-quoc-te-keu-goi-luc-luong-cua-haftar-ngung-tan-cong-vao-tripoli-ok

 

Các nước G7 sẽ lên tiếng phản đối

Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông

Tuyên bố chung của các nước công nghiệp hàng đầu G7 đang nhóm họp tại Pháp vào cuối tuần này có thể sẽ có phần lên án Trung Quốc vì xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này và gián điệp mạng. Nikkei Asian Review loan tin này hôm 6/4.

Lý do các nước G7 lên án Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông xuất phát từ lo ngại Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Ngoài ra, các nước G7 cũng sẽ thảo luận về hành vi thiếu trách nhiệm trên mạng internet và sẽ có tuyên bố chung kêu gọi phản ứng mạnh mẽ hơn đối với những vụ tấn công mạng do Trung Quốc và Nga bảo trợ.

Bộ trưởng các nước G7 cũng sẽ thảo luận về mối quan ngại liên quan đến khả năng Trung Quốc có gián điệp ăn cắp bí quyết các sản phẩm, một vấn đề mà Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh báo.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/g-7-oppose-china-island-builidng-04062019094636.html

 

Libya là tâm điểm

của cuộc họp ngoại trưởng G7 vắng ông Pompeo

Các ngoại trưởng của nhóm các quốc gia G7 họp ở miền tây nước Pháp vào thứ Sáu, 5/4. Đề tài mang ra thảo luận là nguy cơ nội chiến lại nổ ra ở Libya trong khi các cường quốc thế giới đang cố gắng tháo ngòi nổ để tránh một cuộc tranh giành quyền lực đang mỗi lúc một leo thang một cách nguy hiểm tại Libya, một nước sản xuất dầu hỏa.

Đội quân ở phía đông do ông Khalifa Haftar chỉ huy đang tiến về Tripoli và đang giành được phần thắng chống lại chính phủ Libya được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, gây bất ngờ cho tổ chức quốc tế này, đúng vào lúc Tổng thư ký LHQ có mặt ở thủ đô Lybia để lên kế hoạch cho một hội nghị hòa bình vào cuối tháng này.

“Libya có phần chắc sẽ là tâm điểm của các cuộc trao đổi hôm nay và ngày mai. Vấn đề này sẽ được xem xét chi tiết, hy vọng sẽ giúp chúng tôi có những tiến bộ và tránh việc tình hình trở nên tồi tệ hơn”, một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp nói.

Mối lo ngại về sự ổn định của Libya đang tăng lên vì tiếp tục có những căng thẳng chính trị ở châu Âu về nạn di dân từ Bắc Phi, bất chấp thực tế là số lượng người mới đến châu Âu qua vùng trung Địa Trung Hải đã giảm mạnh.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nghênh đón các vị đồng cấp thuộc câu lạc bộ các quốc gia lớn và giàu có nhất thế giới tới Brittany, trong bối cảnh nước Anh đang lâm vào tình trạng bế tắc về tiến trình Brexit, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vắng mặt.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-g7-lybia/4863839.html

 

Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc

bất đồng về thương mại và nhân quyền

Thụy My

Những bất đồng sâu sắc về thương mại, đầu tư và quyền của người thiểu số đang cản trở Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc ra được một bản thông cáo chung trong cuộc họp thượng đỉnh tuần tới. Nhiều nguồn tin từ Bruxelles hôm 05/04/2019 cho các hãng tin AFP và Reuters biết như trên.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thứ Ba 9/4 tới sẽ đến Bruxelles họp thượng đỉnh với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker.

Ông Donald Tusk « đã khuyến cáo các quốc gia thành viên EU bác bỏ bản dự thảo tuyên bố của thượng đỉnh EU – Trung Quốc, nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, do Trung Quốc không đáp ứng những mong đợi chính yếu của Liên Hiệp Châu Âu ».

Cũng theo nguồn tin châu Âu, Bắc Kinh từ chối « bảo đảm mở cửa thị trường và các điều kiện cạnh tranh bình đẳng » cho các công ty châu Âu tại Hoa lục. Trung Quốc cũng không chịu cam kết cải cách sâu rộng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó có việc tài trợ cho kỹ nghệ.

Bất đồng lớn nữa là châu Âu muốn Trung Quốc cam đoan tôn trọng tự do tín ngưỡng của người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, nhưng vấn đề này tỏ ra hết sức nhạy cảm đổi với Bắc Kinh. Bên cạnh đó là việc chống tấn công tin học, đồng thời châu Âu cũng e dè đối với Hoa Vi.

Theo bản dự thảo tuyên bố đầu tiên mà Reuters tham khảo được, Trung Quốc được yêu cầu hoàn tất hiệp ước đầu tư và dỡ bỏ các hàng rào thương mại mà Bruxelles coi là lạm dụng. Tuy nhiên, các quan chức Bắc Kinh đã sửa đổi, thậm chí gạch bỏ một số điều khoản trong văn bản. Các đại biểu Pháp, Đức, Anh cho biết không thể để mặc cho phía Trung Quốc đạo diễn theo ý họ.

Như vậy khó có khả năng thượng đỉnh EU-Trung Quốc ra được thông cáo chung. Trước đây, vào năm 2016 và 2017, đôi bên cũng đã không ra thông cáo do các bất đồng về thương mại và Biển Đông.

Liên Hiệp Châu Âu hiện là đối tác hàng đầu của Trung Quốc, nhưng gần đây đã xác định Bắc Kinh còn là người cạnh tranh và là địch thủ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong dịp tiếp ông Tập Cận Bình mới đây đã yêu cầu Trung Quốc « tôn trọng sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190406-lien-hiep-chau-au-va-trung-quoc-bat-dong-ve-thuong-mai-va-nhan-quyen

 

Brexit: Đảng Bảo Thủ và đảng đối lập chưa thể ‘thỏa hiệp’

Chính phủ Anh đã không đề xuất bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận Brexit của Thủ tướng trong các cuộc đàm phán giữa các đảng, bộ trưởng phụ trách Brexit trong “chính phủ đổi lập” thuộc đảng Lao động, Keir Starmer nói.

Các cuộc họp đã diễn ra giữa các chính trị gia đảng Bảo Thủ và đảng Lao động để tìm một đề xuất đưa ra Hạ viện Anh trước một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu khẩn cấp vào tuần tới.

Nhưng ông Starmer nói chính phủ đã không đề xuất bất kỳ “thay đổi nào” theo cách diễn đạt của thỏa thuận hiện tại.

EU đồng ý cho dân Anh ‘miễn visa’ sau Brexit

Thủ tướng Anh sẽ đề nghị EU gia hạn Brexit

Chúng tôi muốn các cuộc đàm phán tiếp tục và chúng tôi đã đặt bút nêu các điều kiện đó cho chính phủ, nhưng cần có thay đổi để đi tới thỏa hiệpÔng Keir Starmer, đảng Lao Động

Anh sẽ dùng lại hộ chiếu xanh dương sẫm

Ông nói rằng đó là điều “đáng thất vọng” và thêm rằng: “Thỏa hiệp đòi hỏi phải có thay đổi.”

Vương quốc Anh sẽ rời EU vào ngày 12/4/2019 và cho đến nay, không có thỏa thuận nào về việc rút ra khỏi khối này được các nghị sĩ chấp thuận.

Thủ tướng Theresa May đã viết thư cho Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk để yêu cầu gia hạn đến ngày 30/6.

Nhưng bà nói nếu Hạ viện đồng ý với thỏa thuận một cách kịp thời, nước Anh sẽ có thể ra khỏi EU trước cuộc bầu cử quốc hội châu Âu vào ngày 23/5.

‘Có thay đổi mới có thỏa hiệp’

Ông Starmer nói: “Chúng tôi muốn các cuộc đàm phán tiếp tục và chúng tôi đã đặt bút nêu các điều kiện đó cho chính phủ, nhưng cần có thay đổi để đi tới thỏa hiệp.”

Thứ trưởng phụ trách nhà tù Rory Stewart nói với một chương trình của BBC Radio 4 rằng đã có “căng thẳng” nhưng vẫn còn “khá nhiều sức sống” trong các cuộc đàm phán với đảng Lao động.

Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?

Brexit: Anh được hai ‘hạn chót’ treo trên đầu

Tháng 3/2019 dừng tự do lưu trú Anh-EU

Ông Starmer nói: “Trên thực tế, lập trường của hai bên rất, rất gần nhau và ở đâu có thiện chí thì có thể hoàn thành việc này và hoàn tất nó một cách tương đối nhanh chóng.”

Ông nhấn mạnh rằng “tất nhiên chúng tôi sẵn sàng thỏa hiệp” trong tuyên bố chính trị.

Cả hai đảng đều đồng ý rằng các cuộc đàm phán vẫn chưa kết thúc, nhưng không có cam kết chắc chắn nào về khi nào các cuộc thảo luận tiếp theo có thể diễn raLaura Kuenssberg, Chủ biên chính trị Laura Luenssberg

Chủ biên chính trị của BBC Laura Kuenssberg nói:

“Cảm giác là chính phủ chỉ đưa ra những điểm làm rõ về những gì có thể có sẵn từ các văn kiện hiện có, thay vì điều chỉnh bất kỳ đề xuất thực tế nào của họ trong hai văn kiện.”

Bà nói thêm rằng cả hai đảng đều đồng ý rằng các cuộc đàm phán vẫn chưa kết thúc, nhưng không có cam kết chắc chắn nào về khi nào các cuộc thảo luận tiếp theo có thể diễn ra.

Cuộc gặp diễn ra khi Thủ tướng May đang tìm cách gia hạn thêm thời hạn Brexit từ EU, trì hoãn ngày Anh rời khỏi khối này cho đến ngày 30/6.

Bà nói rằng Anh sẽ chuẩn bị các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào ngày 23/5 trong trường hợp khi đó không đạt được thỏa thuận nào.

Katya Adler, biên tập viên Châu Âu của BBC được một nguồn tin cấp cao của EU nói rằng Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk sẽ đề xuất gia hạn 12 tháng “linh hoạt” cho Brexit, với phương án rút ngắn nếu Quốc hội Anh phê chuẩn được thỏa thuận.

Nhưng văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Sáu nói rằng “còn sớm” để xem xét một mốc trì hoãn khác.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47833157

 

Thủ tướng Anh yêu cầu dời ngày Brexit đến 30/06

Thanh Phương

Hôm qua, 05/04/2019, thủ tướng Theresa May đã yêu cầu Bruxelles cho dời ngày Luân Đôn chia tay Liên Hiệp Châu Âu đến 30/06 để cố vượt qua khủng hoảng chính trị hiện nay tại Anh Quốc. Trong khi đó, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đề nghị cho gia hạn Brexit một cách « linh động », với thời hạn có thể lên tới một năm.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

« Trong bức thư gởi ông Donald Tusk, thủ tướng Theresa May tuy nhìn nhận là Anh Quốc phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, nhưng bà dứt khoát tránh tham gia vào cuộc bầu cử này, bởi vì thật là vô lý khi bầu các nghị sĩ Anh vào Nghị Viện Châu Âu vào lúc mà Luân Đôn sắp rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Tuy nhiên, nước Anh hiện đang giữa cơn khủng hoảng chính trị với việc Quốc Hội đã ba lần bác bỏ thỏa thuận Brexit của chính phủ và các cuộc thảo luận với Công Đảng đối lập từ 3 ngày qua chưa đạt được kết quả nào.

Công Đảng tuyên bố họ sẵn sàng đi đến một thỏa hiệp với điều kiện phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, yêu cầu mà cho tới nay thủ tướng Anh vẫn không chấp nhận.

Trong bối cảnh này, bà Theresa May một lần nữa sử dụng đến chiến thuật cố hữu của bà : cứ nằng nặc đòi. Cũng như đối với thỏa thuận Brexit của bà đã được đệ trình 3 lần, lãnh đạo chính phủ Anh lại yêu cầu Bruxelles cho dời ngày chia tay Liên Hiệp Châu Âu đến 30/06, mặc dù 27 nước thành viên khác đã từ chối ngày này. Liên Hiệp Châu Âu nay muốn dời triển hạn Brexit thêm một năm.

Thật ra, khi nài nỉ như vậy, bà Theresa May muốn nói với các nghị sĩ bảo thủ là cũng giống như họ, bà không muốn bị buộc phải tổ chức bầu cử Nghị Viện Châu Âu và họ hoàn toàn có thể ngăn chận điều đó nếu chấp nhận bỏ phiếu cho thỏa thuận Brexit của bà. »

Về phần chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, ông muốn đề nghị Liên Hiệp Châu Âu cho gia hạn Brexit một cách « linh động », với thời hạn có thể lên tới một năm. Nhưng đề nghị này không được toàn thể các thành viên Liên Hiệp Châu Âu hưởng ứng, vì nhiều nước lo ngại là sự vận hành của khối này sẽ xáo trộn nếu để Anh Quốc một chân trong Liên Hiệp, còn chân kia thì ở bên ngoài.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190406-thu-tuong-anh-yeu-cau-doi-ngay-brexit-den-3006

 

Trung tâm Văn bút Đức

phản đối vụ trục xuất Nguyễn Quang Hồng Nhân

Thanh Phương

Trung tâm Văn bút tại Đức bất bình về việc nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ của ông bất ngờ bị Đức trục xuất từ Nuremberg về Việt Nam vào ngày 26/03/2019, trong lúc họ đang chờ xét đơn xin tị nạn ở Canada, sau khi bị bác đơn xin tị nạn ở Đức.

Hai vợ chồng nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân đã bị cơ quan di trú của thành phố Nuremberg trục xuất về Việt Nam mặc dù ông đã từng bị xem là « kẻ thù của Nhà nước » và đã từng thọ án tù 20 năm tại Việt Nam vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước ». Hơn nữa, sau khi bị đột quỵ, nhà hoạt động này đang cần được điều trị đàng hoàng.

Trong bức thư ngỏ đề ngày 04/04/2019, gởi bộ trưởng Nội Vụ bang Bayern và giám đốc Sở Liên bang về Di cư và Tị nạn, ông Ralf Nestmeyer, phó chủ tịch Trung tâm Văn bút PEN CLUB ở Đức đã bày tỏ thái độ « bàng hoàng » của ông về vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân về Việt Nam.

Trả lời RFI hôm qua, 05/04/2019, ông Nestmeyer tuyên bố :

« Ông ấy đã bị trục xuất về Việt Nam cách đây vài ngày. Chẳng ai quan tâm đến ông và để ý đến việc ông đã bị cầm tù suốt 20 năm ở Việt Nam. Tôi cho rằng việc trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân thật là quá đáng. Bình thường, chúng ta không thể trục xuất một người đã thọ án tù lâu như vậy về nước của người ấy. Tôi rất bàng hoàng và tôi kêu gọi cơ quan liên bang về di trú hãy xét lại quyết định của mình, để ông Nguyễn Quang Hồng Nhân được trở về Đức.

Con gái của ông ấy vẫn đang sống ở Hambourg. Chúng tôi hy vọng cô có thể sống ở đây lâu dài và nhất là được gặp lại bố mẹ. Ông là một nhà văn, còn tôi là phó chủ tịch PEN CLUB ở Đức. Trách nhiệm của tôi là phải nói rằng chúng ta không thể nào trục xuất một người về Việt Nam, quốc gia nổi tiếng về đàn áp và kiểm duyệt. »

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190406-trung-tam-van-but-tai-duc-phan-doi-vu-truc-xuat-nha-hoat-dong-nguyen-quang-hong-nh

 

Bouteflika ra đi,

dân Algeri vẫn xuống đường đòi dân chủ

Thụy My

Biển người lại tràn ngập trung tâm thủ đô Alger và các thành phố chính của Algeri hôm qua, 05/04/2019. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên từ khi ông Abdelaziz Bouteflika buộc phải từ chức, nhằm phản đối mọi sự tham gia của những người trung thành với cựu tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị.

Trước phong trào phản kháng chưa từng thấy từ hôm 22/2, tổng thống Bouteflika, 82 tuổi, sức khỏe rất yếu do bị đột quỵ cách đây sáu năm, đành phải từ chức hôm thứ Ba 3/4 sau 20 năm cầm quyền.

Quyết tâm dứt khoát với chế độ cũ, người dân Algeri lại ồ ạt xuống đường tuần lễ thứ bảy liên tiếp. Những đoàn người đông đảo biểu tình không chỉ ở thủ đô, mà cả các thành phố lớn khác là Oran, Constantine, Annaba. Hãng thông tấn nhà nước APS ghi nhận nhiều cuộc biểu tình ở 41/48 vùng trên toàn quốc, với những khẩu hiệu kịch liệt chống đối chính quyền.

Những người phản kháng yêu cầu nhóm « 3B » phải ra đi. Đó là Abdelkader Bensalah, Tayeb Belaiz và Noureddine Bedoui, ba nhân vật chủ chốt của chế độ Bouteflika.

Là chủ tịch Thượng Viện từ 16 năm qua, ông Bensalah lên làm tổng thống lâm thời trong ba tháng, theo như quy định của Hiến pháp. Ông Belaiz, chủ tịch Hội đồng Bảo hiến, phụ trách việc giám sát bầu cử ; còn thủ tướng Bedoui bị người dân cho là « kẻ thù của tự do ». Những người biểu tình kêu gọi thành lập các định chế chuyển tiếp, và tổ chức bầu cử tự do.

Tướng Gaid Salah, tổng tham mưu trưởng quân đội, đang là nhân vật nắm nhiều quyền hành nhất sau khi buộc được tổng thống phải ra đi. Tuy nhiên, tướng Salah vẫn bị coi là người của « hệ thống » Bouteflika.

Theo các nhà quan sát, đường phố đã trở thành nhân tố mới trong đời sống chính trị Algeri, và ý định của quân đội trong thời kỳ hậu Bouteflika vẫn chưa rõ rệt.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190406-bouteflika-ra-di-nguoi-dan-algeri-van-xuong-duong-doi-dan-chu-ok

 

Samsung trình làng điện thoại 5G đầu tiên trên thế giới

Tập đoàn điện tử Samsung ngày 5/4 trình làng chiếc Galaxy S10 5G, điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới được cài đặt công nghệ viễn thông thế hệ 5, gọi tắt là 5G.

Trước một ngày, hôm 4/4, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên khởi động thương mại dịch vụ 5G trên toàn quốc, với ba mạng lưới ‘siêu tốc’ trực tuyến cung cấp tốc độ dữ liệu cho phép người dùng tải xuống toàn bộ các bộ phim dưới 1 giây đồng hồ.

Vài tiếng sau, đại công ty Verizon của Mỹ khởi sự các dịch vụ thương mại tại Chicago và Minneapolis, sau khi đối thủ AT&T cung cấp một hệ thống dựa trên 5G cho những người sử dụng ‘đặc biệt’ tại những địa phương thuộc 12 thành phố hồi tháng 12 năm ngoái.

Ba hãng điện thoại di động của Hàn Quốc là SK Telecom, KT và LG Uplus đã tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm Galaxy S10 trên khắp thủ đô Seoul. Ngay lập tức, hàng chục ngàn khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ 5G qua điện thoại của ba công ty này.

Với 5G, người dùng có thể thưởng thức các nội dung thực tế ảo ngay trong thời gian thực mà không hề bị gián đoạn hay trì trệ.

(AFP/Digital Trends)

https://www.voatiengviet.com/a/samsung-trinh-lang-dien-thoai-5g-dau-tien-tren-the-gioi-/4864139.html

Sau quân đội Nga,

thêm 120 binh sĩ TQ tới Venezuela làm gì?

Chỉ sau vài ngày quân đội Nga có mặt ở Venezuela, hơn 120 binh sĩ thuộc lực lượng quân đội Trung Quốc cũng đã tới quốc gia Mỹ Latinh này hôm 31/3.

Theo hãng tin AMN, một nhóm binh sĩ Trung Quốc có mặt ở Venezuela vào ngày 31/3. Hoạt động này nằm trong chương trình hợp tác giữa Bắc Kinh và Caracas.

Cụ thể, hơn 120 binh sĩ Trung Quốc đã xuất hiện ở đảo Margarita của Venezuela để thực hiện chương trình hỗ trợ nhân đạo và quân sự cho quân đội Venezuela.

Việc Trung Quốc điều động quân đội tới Venezuela diễn ra chỉ sau vài ngày quân đội Nga cho triển khai binh sĩ tới quốc gia Mỹ Latinh để xây dựng một cơ sở huấn luyện trực thăng quân sự.

Trước đó, truyền thông Venezuela đưa tin hai máy bay của không quân Nga đã hạ cánh xuống sân bay ở Caracas vào ngày 23/3 chở theo gần 100 binh sĩ và 35 tấn hàng hóa.

Sự có mặt của cả quân đội Nga và Trung Quốc ở Venezuela trở thành “gáo nước lạnh” với Mỹ , trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump liên tiếp gia tăng sức ép buộc Tổng thống Nicolas Maduro phải từ chức.

Chính quyền của Tổng thống Trump cũng đã lên tiếng yêu cầu quân đội Nga rút binh sĩ khỏi Venezuela. Nhưng đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, đầu tiên Tổng thống Donald Trump nên thực hiện lời hứa rút quân đội Mỹ khỏi Syria trước khi kêu gọi Nga “rời khỏi” Venezuela.

“Trước khi đưa ra lời khuyên cho ai đó về việc phải rời khỏi khu vực nào, Mỹ cần thực thi lời cam kết rút quân của mình mà cụ thể là ở Syria. Một tháng đã qua, tôi muốn Mỹ xác nhận liệu họ có định rút quân hay không? Trước khi chịu trách nhiệm về lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, tôi khuyên chính quyền Mỹ nên thực thi đầy đủ những lời hứa đã đưa ra với cộng đồng quốc tế”, Sputnik dẫn lời bà Zakharova.

Trong khi đó, hàng đoàn xe chở hàng cứu trợ của Mỹ tập kết ở biên giới Colombia vẫn chưa thể tiến vào lãnh thổ Venezuela do bị lực lượng quân đội ủng hộ Tổng thống Maduro ngăn cản.

Ông Maduro còn cáo buộc Mỹ trá hình chuyển hàng cứu trợ tới Venezuela nhưng thực chất là để chuyển vũ khí cho phe đối lập nhằm thực hiện âm mưu đảo chính.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela bùng phát sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tuyên bố làm Tổng thống Venezuela tự phong vào ngày 23/1. Ngay sau tuyên bố của ông Guaido, Mỹ cùng phần lớn các nước phương Tây lên tiếng ủng hộ thủ lĩnh đối lập Venezuela. Tuy nhiên, Nga, Trung Quốc, Cuba cùng nhiều quốc gia khác khẳng định tiếp tục ủng hộ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.

http://biendong.net/doc-bao-viet/27269-sau-quan-doi-nga-them-120-binh-si-tq-toi-venezuela-lam-gi.html

 

TQ chính thức lên tiếng trước “nghi vấn”

đưa quân tới Venezuela giúp sức TT Maduro

Lập trường của Bắc Kinh về việc điều quân tới Venezuela đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi xuất hiện nhiều đồn đoán.

Hồi tuần trước, chính quyền Venezuela tuyên bố đã nhận 65 tấn thuốc từ Trung Quốc. Caracas còn nhấn mạnh “tầm quan trọng và chiến lược” của quan hệ đối tác với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận thông tin cho rằng Trung quốc đã đưa quân đội tới để giúp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Tôi không biết các bạn lấy thông tin đó từ đâu. Tôi có thể khẳng định rằng đó chỉ là hư cấu”.

Sputnik dẫn lời ông Cảnh cho biết, lập trường của Bắc Kinh đối với khủng hoảng Venezuela rất rõ ràng. Nước này kiên định cho rằng, vấn đề của Caracas nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế.

“Chính quyền Trung Quốc phản đối động thái can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela và tin rằng giới chức cũng như phe đối lập của nước này nên đưa ra một thỏa thuận chính trị sơ bộ thông qua đối thoại”, ông Cảnh nói.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi nhiều hãng truyền thông đưa tin Trung Quốc cử 1 nhóm quân nhân tới Venezuela. Theo đồn đoán của giới truyền thông, có thể các quân nhân Trung Quốc tới Venezuela để hỗ trợ công tác viện trợ nhân đạo.

Trước đó, Washington và một số đồng minh đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của các chuyên gia quân sự Nga ở Venezuela. Giới chức Mỹ thậm chí còn đe dọa áp cấm vận với Moscow nếu quân nhân Nga lưu lại Venezuela.

Về phần mình, Moscow khẳng định: Các chuyên gia Nga tới quốc gia Mỹ Latin theo khuôn khổ hợp đồng quân sự song phương giữa hai nước và nhấn mạnh rằng sự hiện diện của họ hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế.

http://biendong.net/diem-tin/27275-tq-chinh-thuc-len-tieng-truoc-nghi-van-dua-quan-toi-venezuela-giup-suc-tt-maduro.html

 

Phát hiện căn cứ laser bắn vệ tinh của TQ

Các bức ảnh vừa công bố của Đại tá Lục quân Ấn Độ Vinayak Bhat cho thấy sự hiện diện của một căn cứ bí mật trang bị laser chống vệ tinh tại Tân Cương, phía Tây Trung Quốc.

Theo Sputnik, căn cứ nằm cách thủ phủ Urumqi 233 km về phía Nam và có vị trí gần một hồ lớn.

“Nói đến công nghệ theo dõi vệ tinh, kỹ thuật Trung Quốc phát triển nhanh một cách chóng mặt. Hiện có rất nhiều trạm theo dõi không gian trên khắp cả nước – như một trạm ở Ngari, Tây Tạng – làm nhiệm vụ cung cấp dữ liệu chính xác về vệ tinh mục tiêu.

Một khi dữ liệu về quỹ đạo của vệ tinh được thu nhận, vũ khí năng lượng định hướng DEW được đặt tại 5 địa điểm khác nhau sẽ phối hợp làm nhiệm vụ. Một trong năm cơ sở được đặt tại Tân Cương”, Đại tác Bhat đề cập trong bài viết cho tờ The Print.

Trong bài phân tích của ông về căn cứ, Bhat lưu ý cơ sở gồm 4 tòa nhà chính với mái đổ dốc. Ba trong bốn tòa nhà có “môi trường chân không” – nơi sử dụng kim loại quý hiếm như neodymium để chế tạo các vật liệu sử dụng cho vũ khí laser.

Tòa nhà nhỏ nhất có thể được sử dụng để theo dõi vệ tinh, trong khi những tòa nhà còn lại hoạt động “riêng rẽ hoặc phối hợp” phụ thuộc vào hành động đối với vệ tinh mục tiêu. Các vệ tinh mục tiêu có thể bị “can thiệp, vô hiệu hóa hoặc thậm chí bị phá hủy” do laser phóng từ căn cứ.

Cũng tại khu vực núi Tân Cương, giới chức Trung Quốc được cho là tiến hành thử nghiệm vũ khí xung điện từ (EMP).

“Có thể nhìn thấy một đường ra vào dưới máy phát EMP hình trụ. Cơ sở này được sử dụng để nghiên cứu các phương pháp củng cố thiết bị quân sự Trung Quốc và vô hiệu hóa thiết bị của đối thủ”, chuyên gia Bhat viết.

Phát hiện của ông Bhat được đưa ra sau khi Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ hồi tháng 2 công khai báo cáo nêu chi tiết ý định của Trung Quốc triển khai một khẩu pháo laser trên mặt đất trong năm tới.

“Trung Quốc có khả năng đang theo đuổi loại vũ khí laser để làm suy yếu hoặc phá hủy các vệ tinh. Vũ khí này có khả năng triển khai hệ thống laser chống lại cảm biến của vệ tinh. Trong năm 2020, Trung

Quốc có thể chế tạo vũ khí laser lắp đặt trên mặt đất chống lại hệ thống cảm biến trong không gian có quỹ đạo thấp”, báo cáo viết.

Báo cáo cũng dẫn một loạt công cụ chiến tranh không gian bao gồm máy gây nhiễu điện tử, tấn công mạng và vệ tinh nhỏ mà Trung Quốc có thể sử dụng để vô hiệu hóa vệ tinh Mỹ trong trường hợp xung đột bùng nổ trong tương lai.

http://biendong.net/diem-tin/27270-phat-hien-can-cu-laser-ban-ve-tinh-cua-tq.html

 

Tại sao công nghệ sẽ là cuộc chiến của thế kỷ XXI ?

Minh Anh

Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay có bài giải thích « Tại sao cuộc chiến của thế kỷ XXI sẽ là công nghệ ». Theo cây bút xã luận Jean-Marc Vittori, không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn công nghệ là lĩnh vực đối đầu với Mỹ. Việc phân tích lịch sử cho thấy Trung Quốc đã đánh mất ưu thế thiên niên kỷ của mình khi bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp.

Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai siêu cường thế giới hiện nay, giờ gần như ngang ngửa. Với số dân đông gấp 4 lần, Trung Quốc có một khả năng kinh tế không kém cạnh gì Hoa Kỳ. Từ năm năm qua, mãi lực của đế chế Trung Hoa đã vượt qua sức mua của Hoa Kỳ.

Nếu như thế kỷ trước mang đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh lạnh và nhiều cuộc chiến tranh khác cho thấy rõ sự đối nghịch giữa Nga và Mỹ, thì giờ đây cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có hình dạng như thế nào ? Bắt đầu một tin vui : Chiến tranh có lẽ không diễn ra trong lĩnh vực quân sự. Sau khi đã thất bại ở Việt Nam và Cận Đông, Washington không còn muốn áp đặt khái niệm dân chủ của mình cho thế giới bằng vũ lực nữa. Dù là ngân sách quân sự của Mỹ cao gấp 3 lần so với của Trung Quốc.

Về phần mình, Bắc Kinh cũng chưa bao giờ muốn chinh phục thế giới bằng vũ khí. Các cuộc tấn công của nước này giới hạn trong khu vực lân cận (chiếm lấy Tây Tạng cách nay 60 năm, mưu toan đánh chiếm Việt Nam cách đây 40 năm, thâu tóm lại Hồng Kông cách nay hơn 20 năm). Duy chỉ còn vấn đề « nhức nhối » Đài Loan dường như có thể gây ra một cuộc phiêu lưu nguy hiểm.

Đâu sẽ là địa bàn cho cuộc chiến mới giữa hai siêu cường thế giới này cho nửa đầu thế kỷ XXI ? Nơi mà Trung Quốc quyết định chọn chính là lĩnh vực công nghệ. Quyết định này đến từ những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, trong buổi khai mạc Diễn đàn Davos hồi đầu năm nay có nói rằng : « Nền văn minh Trung Quốc có lịch sử hơn 5.000 năm. Nhưng khi phương Tây lao vào công nghiệp hóa, chiếm lĩnh đại dương, Trung Quốc vẫn ở lại phía sau, bởi vì các hoàng đế thời ấy đã quyết định khép cửa và sau đó, Trung Quốc trở thành nạn nhân của các cuộc xâm chiếm ngoại bang ». Do vậy, ông Tập Cận Bình trong chuyến công du châu Âu đã kiêu hãnh nhắc lại rằng : « Trong vòng 40 năm chúng tôi đã làm được những gì mà quý vị làm trong ba thế kỷ ».

Trong nhãn quan các nhà lãnh đạo Trung Quốc, công nghệ chính là tâm điểm của đỉnh cao vinh quang, của sự mạt vận và sự hồi sinh của Trung Quốc. Thời Trung Cổ, đế chế Trung Hoa đã lên tới đỉnh cao tiến bộ, với tất cả các bước tiến về công nghệ vào thời kỳ đó, như địa bàn, thuốc súng, giấy. Nhưng than, máy chạy bằng hơi nước, nhà máy và điện xuất hiện đã làm đảo lộn trật tự, dẫn đến sự sụp đổ của cường quốc kinh tế Trung Hoa, và thất bại quân sự giữa thế kỷ XIX. Một trăm sau, đế chế Trung Hoa chỉ là một chú lùn.

Sang đến thế kỷ XX, công nghệ cũng chính là tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Matxcơva lần đầu tiên đưa người lên khám phá không gian. Washington không chịu kém cạnh, đưa người chinh phục « chị Hằng ». Cuộc chiến tuy mang tính biểu tượng, nhưng cho phép Mỹ khẳng định vị thế siêu cường trong các lĩnh vực tin học, hàng không vũ trụ.

Giờ đây, trong thế kỷ XXI này, công nghệ lại một lần nữa là tâm điểm của xung đột. Trung Quốc đã chuẩn bị cho điều này từ lâu trên mọi lĩnh vực. Đầu tiên hết là trong giáo dục. Hàng triệu kỹ sư đã được đào tạo, tuyển chọn từ những trường đại học nổi tiếng nhất của Trung Quốc hay nước ngoài. Tiếp đến cùng với một chính sách pha lẫn hỗ trợ và tự do phát triển, Trung Quốc đã hình thành nên những đại tập đoàn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Nhóm GAFA nổi tiếng của Mỹ giờ đã có đối thủ cạnh tranh tương xứng là BATX (Baidu, Alibaba, Tencent và Xiaomi).

Kế hoạch « Made In China 2025 » đưa ra năm 2015 là cơ sở để bành trướng hơn nữa tham vọng này và làm cho nước Mỹ ý thức được tầm mức của thách thức. Đó chính là những gì đang diễn ra cho Hoa Vi hiện nay. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, bị Hoa Kỳ nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, là một trong những tác nhân chính cho việc phát triển mạng 5G, thế hệ điện thoại di động tương lai.

Sự chuyển động này của Trung Quốc ngày càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư-mạo hiểm của Trung Quốc sắp tới trong lĩnh vực này sẽ nhiều hơn là tiền của Mỹ. Số bằng sáng chế xin đăng ký tại Trung Quốc nhiều gấp hai lần tại Mỹ. Và mới đây, hai đứa trẻ biến đổi gien đã được cho ra đời tại Trung Quốc hồi cuối năm 2018.

Trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, những bài đăng khoa học của Trung Quốc đang trên đà « qua mặt » Mỹ. Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng đang thống trị việc khai thác và sản xuất đất hiếm và pin năng lượng mặt trời. Trung Quốc còn mua lại hãng công nghệ rô-bốt Kuka hàng đầu của Đức, tấn công vào lĩnh vực xe ô tô bằng cách thúc đẩy sản xuất xe điện và bình điện. Nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu.

Bài viết kết luận : Đây sẽ là một cuộc chiến dài hơi, hấp dẫn, kỳ lạ. Một sự đối đầu không chỉ giữa hai nền công nghiệp, mà còn là giữa hai nền văn hóa, hai hệ thống chính trị, hai cách nhìn về thế giới. Trong cuộc trình diễn này, châu Âu chỉ đóng vai là một khán giả.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190405-tai-sao-cong-nghe-se-la-cuoc-chien-cua-the-ky-xxi

 

Thái Lan: Lãnh đạo đảng Future Forward đối lập

Lãnh đạo một đảng chính trị mới vốn đạt kết quả tốt trong kỳ bầu cử ở Thái Lan hồi tháng trước xuất hiện trước đồn cảnh sát, đối diện với các cáo buộc xúi giục nổi loạn.

Rất đông người ủng hộ đã chào đón ông Thanathorn Juangroongruangkit, lãnh đạo đảng Future Forward.

Bầu cử Thái Lan: Vẫn chưa tìm được người chiến thắng

Future Forward: Luồng gió mới thổi vào giới trẻ Thái Lan?

Ông Thaksin: Bầu cử Thái Lan ‘có sự bất thường’

Ông Thanathorn nói rằng cáo buộc có từ hồi 2015, theo đó nói rằng ông phụ tá cho một lãnh đạo biểu tình, là mang động cơ chính trị.

Cả phía quân đội đang nắm quyền lẫn phe liên minh đối lập đều đang cố gắng thành lập chính phủ sau kết quả bầu cử.

Ông Thanathorn Juangroongruangkit là ai?

Năm nay 40 tuổi, ông là nhà lãnh đạo trẻ tuổi có sức lôi cuốn mạnh mẽ của Đảng Future Forward, là đảng đã thu hút được sự ủng hộ của cử tri trẻ; đảng này chống lại chính quyền quân nhân vốn nắm quyền tại Thái Lan kể từ 2014.

Thaksin: ‘Tôi không liên quan tới việc Công chúa Thái Lan muốn tranh cử’

Future Forward thu được kết quả tốt trong kỳ bầu cử hồi tháng Ba, về vị trí thứ ba với 6,2 triệu lá phiếu ủng hộ.

Đảng này sau đó đã tham gia vào “liên minh dân chủ” để nhằm ngăn chặn việc nhà lãnh đạo cuộc đảo chính 2014 đồng thời là đương kim thủ tướng, ông Prayuth Chan-ocha, tiếp tục nắm quyền.

Bầu cử Thái Lan: Bỏ phiếu cho nền dân chủ pha trộn

Phải tranh cử chính trị gia Thái Lan ‘ai cũng trẻ ra’

Ông bị cáo buộc tội gì?

Các cáo buộc có từ 2015, theo đó nói rằng ông Thanathorn đã trợ giúp cho lãnh đạo của những người biểu tình phản đảo chính, là những người đã vi phạm luật về tụ tập đông người.

Ông Thanathorn bị cáo buộc là đã vi phạm ba điều khoản của Bộ luật Hình sự Thái Lan, và có thể phải đối diện với mức án tù chín năm nếu bị kết tội.

Ông cũng có thể sẽ bị kết luận là không đủ điều kiện để tham gia quốc hội.

Các cáo buộc do một viên chức chính phủ đệ đơn.

Bình luận về việc trì hoãn đưa các cáo buộc này ra, cảnh sát nói rằng đó là bởi đã xảy ra một số thay đổi nhân sự.

Ông Thanathorn hiện cũng đang đối diện với một cáo buộc về tội phạm trên không gian mạng, liên quan tới việc làm lan truyền thông tin sai.

Ông Thanathorn nói gì?

Trước đó, hồi trong tuần, ông nói các cáo buộc là mang động cơ chính trị

Khi rời khỏi đồn cảnh sát hôm thứ Bảy, ông đặt câu hỏi: “Tại sao chuyện này lại xảy ra một tuần sau kỳ bầu cử?”

“Chúng tôi tin là mình vô tội. Đây không phải là vì tôi, mà là vì tất cả những ai đấu tranh vì công lý.”

Kết quả bầu cử sẽ không được chuẩn thuận cho đến ngày 9/5.

Các kết quả sơ bộ cho thấy đảng ủng hộ Tướng Prayuth giành được nhiều phiếu nhất, dẫn điểm so với đảng Pheu Thai có quan hệ với cựu thủ tướng lưu vong là ông Thaksin Shinawatra.

Tuy nhiên, với hệ thống phức tạp phân bổ các ghế trong quốc hội mà quân đội đưa ra, tình thế hiện vẫn không rõ là mỗi đảng giành được bao nhiêu ghế.

Điều này dẫn tới tình trạng không chắc chắn trong việc thành lập chính phủ mới.

Phóng viên BBC chuyên theo dõi tình hình Đông Nam Á từ Bangkok, Jonathan Head, nói rằng Ủy ban Bầu cử đã có chỉ dấu cho thấy số ghế mà đảng Future Forward được trao sẽ ít hơn so với dự đoán, và các ủng hộ viên của ông Thanathorn cho rằng cáo buộc hình sự mới nhất đối với ông chính là một phần trong chiến dịch nhằm đánh bật đảng của ông khỏi trận chiến quyền lực.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47838592

 

TT Duterte: TQ chỉ muốn làm bạn với chúng ta,

họ cho chúng ta thứ mà Mỹ không thể cho

“Nếu tôi tham chiến, hải quân của tôi sẽ bị đánh bại trong vài phút. Nếu tôi phát động chiến tranh với TQ, tên lửa của họ sẽ bay đến Manila chỉ sau 7 phút”, TT Duterte nói.

Theo Nhật báo thế giới Philippines, vào ngày 2/4, Tổng thống Rodrigo Duterte đã tiếp tục đưa ra phát biểu để lý giải cho mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc.

Cụ thể, trong một hội nghị ở Malabon, Tổng thống Philippines cho biết, ông chuyển hướng sang Trung Quốc vì Mỹ đã chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của ông.

“Các bạn biết đấy… Trung Quốc chỉ muốn làm bạn với chúng ta. Họ gửi cho chúng ta vũ khí và đạn dược. Tôi quay sang Trung Quốc bởi vì Mỹ không thể cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần”, ông Duterte nói.

Ông tuyên bố, ông cam kết không đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng cơ sở của Philippines trong thời gian tranh cử Tổng thống bởi ông không chắc Bắc Kinh có ủng hộ ông hay không.

Tổng thống Duterte cũng cho biết, Philippines không thể đối đầu với Trung Quốc vì sức mạnh quân sự không cân sức: “Nếu tôi tham chiến, hải quân của tôi sẽ bị đánh bại trong vài phút. Nếu tôi phát động chiến tranh với Trung Quốc, tên lửa của họ sẽ bay đến Manila chỉ sau 7 phút”.

Phát biểu của người đứng đầu Philippines được đưa ra một ngày sau khi Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) khởi động cuộc tập trận quân sự lớn hàng năm với Mỹ.

Theo báo Philippines, giới phân tích cho rằng, phát biểu thiện chí của ông Duterte với Trung Quốc đã làm “tổn thương” mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Manila và Washington.

http://biendong.net/diem-tin/27272-tt-duterte-tq-chi-muon-lam-ban-voi-chung-ta-ho-cho-chung-ta-thu-ma-my-khong-the-cho.html