Tin khắp nơi – 05/04/2019
Liệu xung đột giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ có thể xảy ra?
Jonathan MarcusNhà báo mảng quốc phòng và ngoại giao
Cách đây không lâu, sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản được xem là khá lành tính. Nhiều người nghĩ nền kinh tế đang phát triển sẽ đi đôi với một hệ thống chính trị được tự do hóa.
Trung Quốc, nói theo cái cách mà các chuyên gia Mỹ hay nói, là đang trở thành một cường quốc chủ chốt có ảnh hưởng toàn cầu.
Nhưng ngày nay, Trung Quốc đang ngày càng bị coi là một mối đe dọa. Nhiều người lo ngại rằng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh, một cuộc xung đột chia rẽ thế giới.
Ở Mỹ, một mô hình mới đang được đề xuất, một mô hình quay trở lại thế giới cổ đại và tác phẩm của Thucydides, nhà sử học viết về Chiến tranh Peloponnesus giữa giữa các thành bang Athens và Sparta.
Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE
Căng thẳng TQ- Đài Loan gia tăng
TQ dè chừng Mỹ khi căng thẳng với Đài Loan tăng lên
Giáo sư Graham Allison, thuộc Trung tâm Belfer của Đại học Harvard, là một trong những học giả hàng đầu về quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ.
Cuốn sách mang tính đột phá của ông, Định mệnh cho Chiến tranh: Hoa Kỳ và Trung Quốc liệu có tránh được bẫy Thucydides không?đã trở thành một quyển sách bắt buộc phải đọc cho nhiều nhà hoạch định chính sách, các học giả và nhà báo.
Cái bẫy của Thucydides là một mối tương tác nguy hiểm xảy ra khi một thế lực đang trỗi dậy đe dọa thay thế một thế lực đang tồn tại.
Trong thế giới Hy Lạp cổ đại, chính Athens đã đe dọa Sparta. Còn vào cuối thế kỷ 19, Đức thách thức Anh. Ngày nay, một Trung Quốc đang trỗi dậy có khả năng thách thức Hoa Kỳ.
Nghiên cứu về 500 năm lịch sử, Giáo sư Allison đã xác định được 16 ví dụ các cường quốc mới trỗi dậy đối đầu với một cường quốc đã được thiết lập: 12 trong số đó dẫn đến chiến tranh.
Sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh, ông Allison nói, là “đặc điểm đặc trưng của quan hệ quốc tế ngày nay”.
Vì vậy, câu hỏi liệu Mỹ và Trung Quốc có thể tránh cái bẫy của Thucydides không chỉ là câu hỏi học thuật. Chính cái bẫy này đã nhanh chóng trở thành một lăng kính để qua đó phân tích sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh.
Phản bác
Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm trên.
Giáo sư Hu Bo tại Viện Nghiên cứu Đại dương của Đại học Bắc Kinh và là một trong những chiến lược gia hàng đầu của Trung Quốc, nói với tôi rằng: “Tôi nghĩ rằng sự cân bằng quyền lực không hỗ trợ cho giả thuyết Thucydides.”
Mặc dù sự trỗi dậy của Trung Quốc là đáng chú ý, ông tin rằng sức mạnh tổng thể của nó đơn giản là không thể so sánh với Mỹ. Chỉ có ở phía Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc mới có thể lớn để mạnh sánh ngang với Mỹ.
Laptop của Huawei gây ‘lo ngại về bảo mật’
Việt-Triều thăng trầm qua Chiến tranh Lạnh
Mỹ muốn thăm Việt Nam bằng tàu sân bay
Nhưng một cuộc đối đầu nhỏ cũng có thể đủ để đưa hai cường quốc này vào một cuộc chiến tranh.
Nhất là khi Trung Quốc cũng đang theo đuổi việc xây dựng lực lượng hải quân toàn diện lớn nhất thế giới.
“Điều đó không chỉ ấn tượng xét theo thời điểm hiện tại,” Andrew Erickson, giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ và là một trong những chuyên gia hàng đầu về Hải quân Trung Quốc, “mà nó còn ấn tượng xét theo lịch sử thế giới.”
Chất lượng hàng hải của Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể, với các tàu chiến lớn hơn, tinh vi hơn, ở nhiều phương diện ngày càng gần bằng các tàu phương Tây tương đương.
Chiến lược hàng hải của Trung Quốc cũng đang trở nên quyết đoán hơn.
Mặc dù trọng tâm của sự quyết đoán này, hiện tại, vẫn tương đối gần với lãnh thổ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đang cố gắng cho Washington thấy cái giá Mỹ phải trả nếu can thiệp.
Trung Quốc muốn Hoa Kỳ phải giữ khoảng cách, nếu như giả sử Trung Quốc quyết định sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan. Và Hoa Kỳ thì vẫn quyết tâm duy trì quyền tiếp cận.
Nhưng căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng có thể là vì yếu tố lãnh đạo. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đem lại một cảm giác rằng về tính lịch sử, thậm chí là định mệnh, cuộc cạnh tranh với Washington là không thể tránh khỏi.
Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, nói với tôi rằng ông Tập đã là một nhà lãnh đạo với “ý thức mở rộng và tham vọng hơn nhiều về vị trí của Trung Quốc trên toàn cầu”.
Bà lập luận rằng yếu tố bị đánh giá thấp nhất trong tham vọng của ông Tập là “nỗ lực của ông Tập trong việc định hình lại các chuẩn mực và thể chế trên chính trường toàn cầu theo cách phản ánh chặt chẽ các giá trị và ưu tiên của Trung Quốc”.
Mỹ cũng đang thay đổi vị trí của mình. Washington đã xem Trung Quốc, cùng với Nga, một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (revisionism).
Quân đội Hoa Kỳ hiện coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh ngang hàng, là chuẩn mực để đo lường khả năng không quân và hải quân quan trọng.
Nhưng trong khi có một luồng không khí mới ở Washington, nó vẫn còn ở trong những giai đoạn đầu trước khi có thể hình thành một chiến lược mới đối với Bắc Kinh.
Một số người đã nói về khả năng của một Chiến tranh Lạnh thứ hai, lần này là giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, không giống như Chiến tranh Lạnh thế kỷ 20 giữa Mỹ và Liên Xô, các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này mang lại cho đối thủ của họ một chiều hướng mới: một cuộc chiến giành quyền thống trị công nghệ.
Công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei đang đứng trước cơn bão. Mỹ đang từ chối cho phép công nghệ của công ty này được sử dụng cho các mạng truyền thông quan trọng trong tương lai và đang gây áp lực cho các đồng minh của mình để áp đặt lệnh cấm tương tự.
Ngoài việc hạn chế mua các sản phẩm của Huawei, Mỹ cũng đang theo đuổi các cáo buộc hình sự đối với công ty và giám đốc tài chính của công ty, Mạnh Vãn Chu.
Cuộc chiến của Washington với Huawei cho thấy mối lo ngại lớn hơn về lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, buôn bán bất hợp pháp cho Iran và gián điệp.
Dưới tất cả điều này là một nỗi sợ rằng Trung Quốc có thể sớm thống trị các công nghệ chính mà sẽ đem lại sự thịnh vượng trong tương lai.
Ràng buộc
Nền kinh tế và chiến lược lớn bị ràng buộc chặt chẽ với vấn đề này, khi Trung Quốc có ý định trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu trong thập kỷ tới.
Điều này tất nhiên sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh.
Có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể đang chùn lại khi nó cứ bám vào mô hình độc đoán và từ chối cải cách thị trường hơn nữa. Điều gì có thể xảy ra nếu tiến độ kinh tế của Trung Quốc chậm lại?
Một số ý kiến cho rằng ông Tập có thể sẽ phải kiềm chế tham vọng của mình. Những người khác lo ngại tính chính danh của ông ta có thể bị tấn công, khuyến khích ông ta càng tăng cường chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến khả năng quyết đoán càng cao hơn nữa.
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là có thật và sẽ không biến mất. Một tính toán sai lầm trong chiến lược sẽ là một mối nguy hiểm rõ ràng, nhất là vì không có bất kỳ bản quy tắc nào có thể giúp giải quyết căng thẳng giữa cả hai.
Hai nước đang ở một ngã tư chiến lược. Hoặc là họ sẽ tìm cách giải quyết mối bận tâm về nhau, hoặc họ sẽ tiến tới một mối quan hệ đối đầu hơn nhiều.
Điều này đưa chúng ta trở lại cái bẫy của Thucydides.
Nhưng ông Allison nhấn mạnh rằng không có gì ở đây là định mệnh. Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể tránh khỏi. Cuốn sách của ông, ông nói với tôi, là về ngoại giao, chứ không phải về định mệnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47824279
TT Trump: Mỹ và TQ
có thể đạt thỏa thuận trong bốn tuần
Tổng thống Donald Trump hôm 4/4 nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc rất gần tiến tới một thỏa thuận thương mại có thể được thông báo trong vòng bốn tuần nữa.
Nói với các phóng viên tại Nhà Trắng khi bắt đầu cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, ông Trump nói rằng một số điểm rất khó khăn của thỏa thuận đã đạt được, nhưng vẫn còn phải xử lý các khác biệt.
“Chúng tôi đang tiến rất gần tới một thỏa thuận. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc một thỏa thuận đã đạt được, vì chưa, nhưng chúng tôi thực sự đã tiến gần hơn”, ông Trump nói tại Phòng Bầu dục, theo Reuters.
Tổng thống Mỹ nói thêm rằng “trong vòng bốn tuần tới, hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn”, một thỏa thuận “rất lớn có thể được thông báo”.
Ông Trump cũng nói rằng ông sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nếu đôi bên đạt được một thỏa thuận.
TT Trump nêu ý tưởng về chi tiêu quân sự của Mỹ, TQ và Nga
Hai quốc gia đang gấp rút thương thảo nhằm chấm dứt nhiều tháng xảy ra chiến tranh thương mại gây bất ổn các thị trường toàn cầu.
Ông Trump từ chối cho biết về điều gì sẽ xảy ra đối với việc đánh thuế của Mỹ lên hàng hóa của Trung Quốc trị giá 250 tỷ đôla.
Theo Reuters, Bắc Kinh muốn dỡ bỏ việc đó, trong khi các quan chức Mỹ tỏ ra lo ngại về chuyện từ bỏ “đòn bẩy” đó, ít nhất là trong lúc này.
Khi được hỏi về các lợi ích của một thỏa thuận đối với Trung Quốc, ông Trump nói: “Nó sẽ tuyệt vời cho Trung Quốc, theo nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục làm ăn với Mỹ. Nếu không, sẽ rất khó để chúng tôi cho điều đó xảy ra”.
Về phía Trung Quốc, ông Lưu Hạc nói có “tiến bộ lớn” trong các cuộc đàm phán vì ông Trump tham gia trực tiếp, và bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ dẫn tới “kết quả tốt”.
Hoa Kỳ dùng hệ thống gián điệp mật
để điều tra tập đoàn Huawei
Giới chức Hoa Kỳ sử dụng hệ thống gián điệp mật để thu thập thông tin liên quan đến tập đoàn công nghệ Huawei, phục vụ cho cuộc điều tra nhắm vào nhà sản xuất thiết bị viễn thông khổng lồ này của Trung Quốc, các công tố viên cho biết hôm 04/04.
Trong một phiên điều trần trước toà án liên bang tại Brooklyn, New York, Trợ lí Công tố viên liên bang Alex Solomon cho biết các bằng chứng thu thập được thông qua đạo luật Giám sát tình báo nước ngoài (FISA) cần được xử lí một cách bí mật.
Chính quyền Mỹ thông báo cho phía Huawei rằng Washington dự định sử dụng những thông tin “được thu thập, trích xuất từ hệ thống giám sát điện tử, cũng như các cuộc lục soát,” nhưng không nói thêm chi tiết.
Thời gian vừa qua, Hoa Kỳ vẫn đang gây áp lực buộc các quốc gia khác từ bỏ các chương trình hợp tác với Huawei, lo sợ rằng các sản phẩm viễn thông của tập đoàn này là công cụ để Bắc Kinh tiến hành do thám. Phía Huawei cho biết những cáo buộc này là không có cơ sở.
Ông Brian Frey, một cựu công tố viên liên bang, người không trực tiếp tham gia vào vụ xử Huawei, cho biết người ta chỉ có thể thu thập thông tin từ chương trình FISA trong trường hợp có trát của một toà án đặc biệt, nhằm điều tra các vụ án gián điệp.
“Thông thường, cơ quan điều tra chỉ có được những thông tin tình báo thông qua toà án FISA nếu họ nghi ngờ ai đó đang làm gián điệp cho ngoại bang,” ông Frey nói.
Chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về việc tập đoàn Huawei làm gián điệp từ nhiều năm nay.
Hồi tháng trước, hãng tin Reuters đã miêu tả chi tiết cách thức giới chức Hoa Kỳ bí mật theo dõi các hoạt động của Huawei, bằng cách thu thập các thông tin lấy được từ các thiết bị điện tử cầm tay mà các quan chức của tập đoàn này mang theo khi tới các sân bay.
Mỹ tìm ra bằng chứng Hoa Vi vi phạm cấm vận
Chính quyền Mỹ đã thu thập được các thông tin về Hoa Vi (Huawei Technologies Co Ltd) nhờ bí mật theo dõi, và theo công tố viên hôm 04/04/2019 thì những bằng chứng này có thể được sử dụng để cáo buộc tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm vận với Iran, và gian lận ngân hàng.
Trước tòa án liên bang Brooklyn, đại diện công tố cho biết những chứng cứ thu được trong khuôn khổ luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA), và chính quyền Mỹ hôm qua thông báo cho Hoa Vi là đã nộp đơn cho tòa án. Được biết việc theo dõi theo luật FISA cần có lệnh của tòa án đặc biệt, thường trong những trường hợp nghi ngờ làm gián điệp cho nước ngoài.
Hoa Vi và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) bị cáo buộc đã âm mưu lừa gạt tập đoàn tài chính HSBC Holdings Plc và các ngân hàng khác, khi khai báo dối trá về quan hệ với Skycom Tech Co Ltd. Theo Hoa Vi, Skycom chỉ là một đối tác địa phương, trong khi phía công tố khẳng định công ty này là chi nhánh không chính thức của Hoa Vi, để che giấu các vụ buôn bán với Iran.
Chính quyền Mỹ tố cáo Hoa Vi dùng Skycom để cung ứng các loại hàng hóa, công nghệ và dịch vụ bị Mỹ cấm vận cho Iran. Tháng trước hãng tin Reuters cho biết Mỹ đã bí mật theo dõi các hoạt động của Hoa Vi, thu thập thông tin từ những thiết bị được các cán bộ của tập đoàn này mang theo khi du hành qua các sân bay. Cũng theo Reuters, nhờ một cuộc điều tra nội bộ của HSBC nên đã lần ra được Hoa Vi và Mạnh Vãn Châu.
Hoa Kỳ gây áp lực lên các nước khác, yêu cầu không sử dụng các thiết bị của Hoa Vi trong mạng lưới điện thoại di động vì sợ rằng Bắc Kinh dùng để dọ thám. Tập đoàn viễn thông Trung Quốc nói rằng mối quan ngại này là vô căn cứ.
Phiên tòa sắp tới tại Brooklyn sẽ diễn ra vào ngày 19/6.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190405-my-tim-ra-bang-chung-vi-pham-cam-van-nho-theo-doi-hoa-vi
Di dân : TT Mỹ dọa đánh thuế 25%
đối với xe hơi từ Mêhicô
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 04/04/2019 dọa áp thuế nhập khẩu mới đối với xe hơi nhập từ Mêhicô, nếu chính quyền nước láng giềng không tích cực hơn trong việc ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp pháp từ Mêhicô tràn sang Mỹ.
Hôm thứ Sáu tuần trước 29/03, tổng thống Mỹ dọa sẽ đóng cửa biên giới với Mêhicô, nhưng hôm qua, khi phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, Donald Trump nói tới mức thuế 25% đánh vào xe hơi nhập từ Mêhicô. Ông phát biểu : « Trước khi đóng cửa biên giới, chúng tôi sẽ áp thuế quan đối với xe hơi. Tôi không chắc là một ngày nào đó sẽ đóng cửa biên giới, bởi vì hậu quả … sẽ rất nặng nề. »
Trước đó, cũng trong ngày hôm qua, tổng thống Mỹ thông báo cho Mêhicô thời hạn một năm để ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy và di dân bất hợp pháp. Thông báo của chủ nhân Nhà Trắng đã gây ra phản ứng dữ dội từ chính quyền Mêhicô. Họ cho rằng Donald Trump đã « nhập nhằng » giữa hai chủ đề di dân và kinh tế. Bộ trưởng Kinh Tế Mêhicô tuyên bố là chính phủ nước này cho rằng cần tách biệt hai hồ sơ nói trên.
Reuters cho biết, theo đại diện của bộ An Ninh Nội Địa Mỹ, trong tháng 03/2019, có tổng cộng 100.000 di dân đã đến vùng biên giới miền nam nước Mỹ, con số cao kỷ lục tính theo tháng, kể từ 10 năm qua. Đa phần di dân đến từ Salvador, Honduras, Guetemala và được phép ở lại Mỹ trong khi chờ chính quyền xét hồ sơ xin tị nạn, thời gian này có thể kéo dài nhiều năm, do số đơn xin tị nạn quá nhiều.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190405-di-dan-tt-my-doa-ap-thue-25-len-xe-hoi-nhap-tu-mehico
Tiết lộ nguyên nhân Boeing 737 của Ethiopian Airlines rơi
Chiếc Boeing 737 gặp nạn tháng trước của Etopian Airlines đã chúi mũi xuống nhiều lần trước khi rơi, theo một báo cáo sơ bộ.
Các phi công ‘liên tục’ làm theo các thủ tục được Boeing khuyến nghị trước khi gặp nạn, theo báo cáo chính thức đầu tiên về thảm họa.
Ông chủ hãng Boeing đã lần đầu tiên thừa nhận lỗi trong hệ thống chống treo của máy bay là một yếu tố gây ra vụ tai nạn.
Garuda hủy hợp đồng mua Boeing 737 Max
Ethiopian Airlines: ‘Không ai sống sót’ khi Boeing 737 rơi trên đường tới Kenya
Boeing bắt dừng bay toàn bộ Boeing 737 Max
Việt Nam chưa cấp phép cho Boeing 737 MAX 8
Chiếc máy bay chuyến ET302 bị rơi sau khi cất cánh từ Addis Ababa, khiến 157 người thiệt mạng.
Bất chấp những nỗ lực, các phi công “không thể điều khiển máy bay”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Dagmawit Moges nói.
Đó là vụ tai nạn thứ hai của dòng Boeing 737 Max trong vòng 5 tháng.
Tháng 10 năm ngoái, chuyến bay JT 610 của Lion Air đã rơi xuống biển gần Indonesia khiến tất cả 189 người trên máy bay thiệt mạng.
Trong một cuộc họp báo ở Addis Ababa, bà Dagmawit nói: “Phi hành đoàn đã liên tục thực hiện tất cả các khuyến nghị [được] nhà sản xuất đưa ra nhưng không thể điều khiển máy bay.”
Dòng máy bay Boeing 737 Max đã bị ngưng hoạt động sau vụ tai nạn của hãng hàng không Ethiopia, một động thái gây ảnh hưởng đến hơn 300 máy bay.
Báo cáo nói gì về nguyên nhân của vụ tai nạn?
Báo cáo sơ bộ không đổ lỗi cho ai trong vụ tai nạn. Mà nói rằng phi hành đoàn hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện chuyến bay, và họ đã thực hiện đúng tất cả các thủ tục một cách chính xác.
Báo cáo tiếp tục đề nghị Boeing xem xét “hệ thống điều khiển máy bay của 737 Max liên quan đến khả năng kiểm soát chuyến bay” và rằng các nhà quản lý hàng không phải đảm bảo thực hiện việc này trước khi máy bay cất cánh.
Các nhà điều tra đã tập trung chú ý vào Hệ thống tăng cường đặc tính cơ động (MCAS) – phần mềm được thiết kế để giúp ngăn chặn động cơ của 737 Max đột ngột ngưng hoạt động.
Phần mềm này phản ứng khi các cảm biến trong mũi máy bay cho thấy máy bay đang thực hiện nâng độ cao ở một góc quá dốc khiến máy bay bị treo.
Báo cáo không đề cập đến MCAS, nhưng nêu chi tiết rằng các phi công đã đang cố gắng điều chỉnh góc bay của máy bay vài phút sau khi máy bay cất cánh.
Tại một thời điểm, cơ trưởng đã ba lần nói “nâng độ cao”, và sau đó vài giây chỉ thị cho phi công đầu tiên nói với Kiểm soát không lưu rằng họ có vấn đề kiểm soát máy bay.
Trong một thông cáo hôm thứ Năm 5/4, giám đốc điều hành của hãng Ethiopian Airlines, Tewolde GebreMariam, cho biết ông “rất tự hào” về “tính chuyên nghiệp cao” của các phi công.
“Thật không may là họ không thể khôi phục hoạt động của máy bay sau khi nó liên tục chúi mũi xuống,” hãng hàng không nói trong một thông cáo.
Điều gì đã xảy ra với chuyến bay của Lion Air?
Cuộc điều tra về sự cố của chuyến bay Lion Air cho thấy hệ thống bị trục trặc, khiến mũi máy bay chúi xuống hơn 20 lần trước khi nó rơi xuống biển.
Báo cáo sơ bộ từ các nhà điều tra Indonesia cho thấy một cảm biến trên máy bay bị lỗi đã kích hoạt sai MCAS mà phi công không hay biêt.
Boeing đã nghiên cứu nâng cấp phần mềm MCAS kể từ vụ tai nạn của Lion Air.
Boeing cho biết hệ thống có thể bị vô hiệu hóa – cho phép phi công lấy lại quyền kiểm soát nếu có vấn đề.
Nhưng những bình luận mới nhất từ giới chức Ethiopia cho rằng các phi công không thể lấy lại quyền kiểm soát, mặc dù đã làm đúng theo các thủ tục được Boeing khuyến nghị.
Báo cáo này có ý nghĩa gì với Boeing?
Phân tích của Tom Burridge, nhà báo BBC về mảng giao thông vận tải
Hai vụ tai nạn, cách nhau năm tháng, với tổng cộng 346 người chết.
Cả hai báo cáo điều tra sơ bộ cho thấy một thiết kế mới của Boeing 737 Max 8 bị trục trặc, khiến cả hai chiếc máy bay này liên tục bị chúi mũi xuống.
Hồ sơ kiện đã được đệ trình. Nhiều khả năng là như vậy.
Nỗi đau mất người thân không thể định lượng được. Nhưng cũng không thể đong đếm được tổn hại về danh tiếng và chi phí đối với nhà sản xuất ở giai đoạn này.
Hàng trăm chiếc 737 Max đã bị cấm cất cánh. Hàng ngàn đơn đặt hàng hiện bị đóng băng và một số thậm chí có thể bị hủy.
Mẫu máy bay Max là câu trả lời của Boeing cho máy bay A320 của Airbus: máy bay một lối đi, bay chặng ngắn và tiết kiệm nhiên liệu.
Nhưng theo ý kiến của một phi công 737 có kinh nghiệm, hệ thống chống treo, vốn mới được thêm vào cả hai chiếc máy bay này và góp phần gây ra hai vụ tai nạn, có “thiếu sót”.
Boeing đang cố gắng khắc phục thiếu sót của hệ thống này. Hãng này cần phải chứng minh rằng máy bay của họ an toàn và đưa máy bay trở lại đường băng sớm nhất có thể.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47823826
Sau ly hôn, vợ cũ CEO Amazon
là người phụ nữ giàu thứ ba thế giới
Bà MacKenzie trở thành người phụ nữ giàu thứ ba thế giới sau khi bà hoàn tất vụ ly dị với Giám đốc Điều hành Amazon Jeff Bezos, theo tờ Independent.
Reuters đưa tin rằng ông Bezos duy trì kiểm soát quyền biểu quyết đối với toàn bộ cổ phần của ông ở Amazon trị giá 143 tỷ đôla mà sau vụ ly hôn, ông nắm giữ 75% số đó và vợ cũ nắm 25%.
Với 75% cổ phần phân chia như trên, ông Bezos nắm giữ 12% cổ phần của công ty trị giá hơn 108 tỷ đôla, theo AP.
Theo tờ Independent, Amazon cho biết rằng với 25% phân chia này, bà MacKenzie dự kiến sẽ nắm giữ 4% cổ phần của hãng, ước tính trị giá khoảng 35 tỷ đôla, trở thành người phụ nữ giàu thứ ba thế giới.
Tỷ phú Mỹ giàu nhất thế giới nói bị ‘tống tiền’
Người phụ nữ giàu nhất thế giới hiện nay là bà Francoise Bettencourt Meyers, cháu gái của người sáng lập hãng L’Oreal, với tài sản trị giá 49,3 tỷ đôla. Người phụ nữ đứng thứ hai là bà Alice Walton, người thừa kế tập đoàn Walmart, với tài sản ước tính 44,4 tỷ đôla.
Viết trên Twitter, bà MacKenzie cho biết trao cho ông Bezos toàn bộ quyền lợi của bà tại tờ Washington Post, tờ báo CEO của Amazon mua năm 2013, cũng như tại Blue Origin, công ty khám phá không gian mà ông sáng lập.
Trong một đoạn tweet, ông Bezos bày tỏ biết ơn về “sự ủng hộ và lòng tốt” của bà MacKenzie trong quá trình ly dị.
Cặp vợ chồng giàu nhất thế giới thông báo ly dị vào tháng Một năm nay, gây ra nhiều đồn đoán về khả năng ông Bezos rốt cục sẽ có ít quyền biểu quyết hơn ở Amazon.
Chủ tịch Hạ viện loan báo khởi kiện Trump
về việc xây tường biên giới
Hạ viện Hoa Kỳ sẽ khởi kiện nhằm ngăn chặn Tổng thống Donald Trump chuyển tiền để chỉ trả cho một bức tường dọc biên giới với Mexico, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết hôm thứ Năm.
Vị tổng thống Cộng hòa hồi tháng 2 tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới để có được số tiền mà Quốc hội từ chối cấp cho ông để xây tường.
“Hành động của Tổng thống rõ ràng vi phạm Điều khoản Phân bổ ngân sách bằng cách đánh cắp ngân quỹ đã được phân bổ, một hành động không được thẩm quyền hiến pháp hoặc luật pháp cho phép,” bà Pelosi, nghị sĩ Dân chủ hàng đầu tại Quốc hội, nói trong một thông cáo.
Bà cho biết một nhóm cố vấn pháp lí của Quốc hội đã biểu quyết cho phép khởi kiện.
Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua luật chấm dứt tình trạng khẩn cấp mà ông Trump tuyên bố tại biên giới Mỹ-Mexico nhưng ông Trump đã ban hành quyền phủ quyết tổng thống đầu tiên của ông vào tháng 3 để ngăn chặn luật đó.
“Hạ viện một lần nữa sẽ bảo vệ nền Dân chủ và Hiến pháp của chúng ta, lần này tại các tòa án,” bà Pelosi nói trong thông cáo. “Không ai đứng trên luật pháp hay Hiến pháp, thậm chí cả Tổng thống.”
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr cho biết tuyên bố khẩn cấp của tổng thống là hợp pháp.
Đi ngược lại Trump, Hạ viện thông qua nghị quyết
ngừng can dự ở Yemen
Hạ viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn một nghị quyết vào ngày thứ Năm chấm dứt mọi sự dính líu của Mỹ với liên minh do Ả-rập Saudi dẫn đầu trong cuộc chiến ở Yemen, bác bỏ chính sách tiếp tục ủng hộ vương quốc này của Tổng thống Donald Trump.
Vì nghị quyết đã được Thượng viện thông qua, cuộc biểu quyết tại Hạ viện do phe Dân chủ lãnh đạo sẽ gửi nó tới Nhà Trắng. Nhà Trắng tháng trước nói rằng ông Trump sẽ phủ quyết và đây sẽ là lần thứ hai ông thực hành quyền này trong nhiệm kì tổng thống của mình.
Hạ viện thông qua nghị quyết với tỉ lệ 247-175, với 16 nghị sĩ Cộng hòa biểu quyết thuận theo đa số Dân chủ ủng hộ việc sử dụng Đạo luật Thẩm quyền Chiến tranh hiếm hoi. Đạo luật này hạn chế khả năng của tổng thống điều quân tham chiến.
Cuộc biểu quyết hôm thứ Năm đánh dấu lần đầu tiên cả hai viện Quốc hội ủng hộ một nghị quyết về Đạo luật Thẩm quyền Chiến tranh.
Tuy nhiên, cả cuộc biểu quyết ở Hạ viện lẫn cuộc biểu quyết lưỡng đảng 54-46 tại Thượng viện, nơi phe Cộng hòa chiếm đa số mong manh, đều không đạt tỉ lệ đủ lớn để thắng quyền phủ quyết của tổng thống.
Cuộc nội chiến kéo dài bốn năm ở Yemen, trong đó liên minh do Ả-rập Saudi dẫn đầu chiến đấu chống lại phiến quân người Houthi do Iran hậu thuẫn, đã giết chết hàng chục ngàn người và gây nên cuộc khủng hoảng nhân đạo nguy cấp nhất thế giới, trong khi quốc gia này đứng bên bờ vực nạn đói.
Những người ủng hộ nghị quyết nói chiến dịch ném bom do Saudi dẫn đầu ở Yemen đã khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên trầm trọng hơn, chỉ trích gay gắt Riyadh về việc sát hại thường dân.
Họ cũng lập luận rằng sự can dự của Mỹ vào Yemen đã vi phạm một quy định hiến pháp là Quốc hội, chứ không phải tổng thống, có thẩm quyền xác định khi nào thì đất nước tham chiến.
Mất nhiều tháng để nghị quyết này có thể thông qua, nhưng sự ủng hộ đã tăng lên sau vụ sát hại nhà báo người Ả-rập Saudi Jamal Khashoggi, một thường trú nhân ở Mỹ và là cây bút chuyên viết bài bình luận cho tờ The Washington Post, tại một lãnh sự quán của Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm ngoái.
Các nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng hòa đều nói họ tin rằng Thái tử Saudi Mohammed bin Salman chịu trách nhiệm về cái chết của ông Khashoggi. Riyadh phủ nhận đã ra lệnh hạ sát ông.
47 năm sau, ‘Hà nội Jane’ vẫn gây phẫn nộ
Nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không, hát một bài ca phản chiến tặng bộ đội miền Bắc gần Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam vào tháng 7/1972. Hành động phản chiến của bà bị nhiều cựu chiến binh Mỹ coi là hành động ‘phản bội’
Gần 47 năm sau khi tới thăm Hà nội vào cao điểm của chiến tranh Việt Nam, nữ minh tinh màn bạc Mỹ Jane Fonda vẫn phải trả giá cho chuyến đi định mệnh, dù trong quá khứ, bà dã nhiều lần ngỏ lời xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ về ‘sai lầm không thể tha thứ’ của mình.
Mới đây, ‘Hà nội Jane’, biệt danh được đặt cho nữ diễn viên Jane Fonda, lại xuất hiện trên báo chí Mỹ khi Giám sát viên Greg Lazzaro của Hội đồng Giám sát thị trấn Seneca Falls, bang New York, yêu cầu ngưng tài trợ và cắt đứt quan hệ với Viện Vinh danh Phụ nữ Quốc gia (National Women’s Hall of Fame), vì Viện này đã chọn Jane Fonda vào danh sách 10 phụ nữ được vinh danh trong năm 2019.
“Những hành động của Jane Fonda, … chụp ảnh với bộ đội miền Bắc trong khi ngồi trên nòng súng phòng không dùng để bắn hạ máy bay Mỹ, gây chia rẽ đất nước chúng ta, các cựu chiến binh mãi cho tới bây giờ, vẫn coi đây là một hành động phản quốc.”
Greg Lazarro, thành viên Hội đồng Giám sát thị trấn Seneca Falls, New York
Đề nghị của Giám sát viên Lazzaro đã bị bác vào đêm 2/4, tuy nhiên cuộc tranh luận gay gắt về công và tội của Jane Fonda, gần 50 năm sau chuyến đi thăm Hà nội vào lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cao điểm, nêu bật một lần nữa tính cách nhạy cảm và sự chia rẽ sâu xa trong xã hội Mỹ vì chiến tranh Việt Nam, trong đó hơn 58.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh.
Ông Lazzaro đơn cử những hành động phản chiến của Jane Fonda trong thời chiến tranh Việt Nam để giải thích vì sao ông đề nghị ngưng tài trợ và cắt đứt quan hệ với Viện Vinh Danh Phụ nữ Quốc gia. Ông nói ông hành động vì lòng tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, vốn không thể tha thứ những hành động ‘phản bội’ của Jane Fonda.
Nghị quyết được giám sát viên Lazarro phổ biến tuần trước, có đoạn viết:
“Những hành động của Jane Fonda, như tiếp tế vật dụng y tế, thuốc men cho Bắc Việt trong thời chiến tranh Việt Nam, châm biếm các tù nhân chiến tranh Mỹ bị bắt ở Việt Nam,… chụp ảnh với bộ đội miền Bắc trong khi ngồi trên nòng súng phòng không dùng để bắn hạ máy bay Mỹ, đã gây chia rẽ đất nước chúng ta, khiến cho các cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam mãi cho tới bây giờ, vẫn coi là một hành động phản quốc.”
Thời gian vẫn chưa xóa nhòa được hình ảnh của ‘Hanoi Jane’ mặc áo bà ba, ngồi trên nòng súng, cười tươi như hoa chụp ảnh chung với bộ đội phòng không Bắc Việt. Hình ảnh cô diễn viên sáng giá của Mỹ, đoạt giải Oscar, đứng về phe “địch” vào một ngày tháng 7 năm 1972, vẫn còn đậm nét trong ký ức của những cựu chiến binh Mỹ từng bị cầm tù, hay đổ máu trên chiến trường Việt Nam, nhưng may mắn hơn nhiều động đội, còn sống sót để trở về.
Seneca Falls là một thị trấn nhỏ nhưng đóng vai trò lịch sử vì là nơi khai sinh của phong trào Nữ quyền tại Hoa Kỳ. Hội nghị đầu tiên về quyền phụ nữ tổ chức tại đây vào năm 1898 – được coi là một bước ngoặt quan trọng, dẫn đến nước Mỹ hiện đại, trong đó phụ nữ được quyền đi bầu, và những đóng góp của phụ nữ được thừa nhận và vinh danh.
Ngoài Jane Fonda, trong 10 phụ nữ được vinh danh năm nay còn có cố dân biểu Louise Slaughter và Thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor.
https://www.voatiengviet.com/a/hanoi-jane-van-gay-phan-no-sau-47-nam/4862415.html
Tin nói báo cáo đầy đủ của công tố viên đặc biệt
bất lợi cho Trump
Cả báo The New York Times và The Washington Post đều loan tin một số nhà điều tra trong cuộc điều tra gần hai năm nhắm vào ban vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói rằng những kết luận trong bản báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller bất lợi cho tổng thống nhiều hơn là những gì mà Bộ trưởng Tư pháp William Barr trình bày.
Ông Barr hôm 24 tháng 3 công bố một bản tóm tắt dài bốn trang về báo cáo của ông Mueller, nói rằng công tố viên đặc biệt không phát hiện có sự thông đồng giữa ban vận động Trump và Nga nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông.
Dù ông Barr rằng tổng thống không hoàn toàn được xét thấy vô can trong báo cáo của Mueller, ông Trump hả hê nói rằng ông được minh oan là ông không có hành động gì sai trái trong cuộc điều tra.
Nhưng cả tờ Times và tờ Post đưa tin các nhà điều tra của ông Mueller đã nói với các cộng sự rằng ông Barr đã không mô tả đầy đủ các kết luận điều tra của họ, nói rằng những bằng chứng họ thu thập cho thấy có hành vi cản trở công lí “đáng báo động và đáng kể.”
Ủy ban Tư pháp Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát hôm thứ Tư đã biểu quyết cho phép Chủ tịch ủy ban Jerry Nadler ra trát buộc giao nộp bản báo cáo đầy đủ cuối cùng của ông Mueller và những bằng chứng làm cơ sở.
Cuba cắt giảm kích cỡ báo vì thiếu giấy in
Cuba cho biết rằng việc thiết hụt giấy in đã buộc nước này phải cắt giảm số trang và việc phát hành tại một số tờ báo của nhà nước, trong đó có nhật báo Granma của Đảng Cộng sản.
Chính quyền Cộng sản hôm 4/4 cho biết cắt giảm một nửa kích cỡ ấn bản của một số tờ tuần báo và tờ Granma trong một số ngày nhất định vì thiếu giấy in mà hiện phải nhập khẩu, theo Reuters.
Ngoài ra, nước này cũng sẽ không xuất bản Juventud Rebelde, tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản, vào các ngày thứ bảy.
Đây là lần đầu tiên Cuba phải thực thi biện pháp này kể từ cuộc suy thoái những năm 90 do sự sụp đổ của cựu đồng minh là Liên bang Xô Viết.
Google sắp thông báo thỏa thuận cải thiện Internet ở Cuba
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người Cuba nhiều khi phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để mua những thứ cơ bản như trứng và bột bất cứ khi nào chúng được đưa lên kệ của các cửa hàng.
Cuba thông báo các biện pháp thắt lưng buộc bụng ba năm trước vì tình trạng xuất khẩu kém và các vấn đề về thanh khoản do việc cứu trợ từ đồng minh Venezuela giảm sút vì nước này vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế của chính mình.
Ngoài ra, Cuba cũng phải đối mặt với chuyện Mỹ thắt chặt các biện pháp cấm vận thương mại dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Trump cũng như chuyện ngưng xuất khẩu các dịch vụ y tế sang Brazil sau khi ứng viên cực hữu Jair Bolsonaro trở thành tổng thống.https://www.voatiengviet.com/a/cuba-c%E1%BA%AFt-gi%E1%BA%A3m-k%C3%ADch-c%E1%BB%A1-b%C3%A1o-v%C3%AC-thi%E1%BA%BFu-gi%E1%BA%A5y-in/4863135.html
Venezuela : Châu Âu lên án
việc tước quyền miễn trừ của ông Guaido
Liên Hiệp Châu Âu hôm qua 04/04/2019 lên án việc thủ lãnh đối lập Juan Guaido, được hơn 50 nước công nhận là tổng thống lâm thời của Venezuela, bị Quốc Hội lập hiến thân chế độ tước quyền miễn trừ dành cho dân biểu.
Thông cáo của bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao 28 nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) bác bỏ quyết định của Quốc Hội lập hiến Venezuela, nhấn mạnh đây là « một sự vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp Venezuela, Nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập ». Bà Mogherini cũng cho rằng : « Hành động này làm phương hại đến lối thoát chính trị của cuộc khủng hoảng, và chỉ gây thêm chia rẽ, gia tăng căng thẳng tại Venezuela ».
Quốc Hội lập hiến Venezuela do tổng thống Nicolas Maduro dựng lên gồm 100% đại biểu thân chính quyền, trên thực tế đã chiếm mất các quyền hạn của Quốc Hội – định chế duy nhất trong tay đối lập. Hôm thứ Ba 3/4 Quốc Hội lập hiến đã nhất trí thông qua việc truy tố ông Juan Guaido sau khi đã tước quyền miễn trừ của ông (hiện là chủ tịch Quốc Hội), với cáo buộc không tôn trọng lệnh cấm xuất cảnh.
Cũng trong hôm qua từ Matxcơva, bộ trưởng Kế Hoạch Venezuela, ông Ricardo Ménendez tuyên bố mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Nga, và chờ đợi Nga gởi thêm binh lính đến Venezuela.
Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đề nghị Hội Đồng Bảo An tổ chức một hội nghị vào tuần tới về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela. Theo một báo cáo nội bộ của Liên Hiệp Quốc, hiện có 7 triệu người (tức 1/4 dân số Venezuela) cần trợ giúp về thực phẩm, thuốc men, trong đó ít nhất 22% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190405-venezuela-chau-au-len-an-viec-tuoc-quyen-mien-tru-cua-ong-guaido
Xung đột ở Libya :
Anh Quốc kêu gọi Hội Đồng Bảo An họp khẩn
Mỹ, Pháp, Anh, Ý và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm qua 04/04/2019 kêu gọi « các bên » trong cuộc xung đột ở Lybia làm giảm ngay lập tức căng thẳng tại nước này, trong bối cảnh có nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự mới đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn. Riêng nước Anh còn kêu gọi Hội đồng bảo An khẩn cấp tổ chức họp kín vào hôm nay 05/04 để bàn về tình hình Libya.
Trong một thông cáo chung được bộ Ngoại Giao Mỹ phát đi, chính phủ các nước Mỹ, Pháp, Anh, Ý và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cứng rắn phản đối giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Libya. Thông cáo trên được đưa ra trong bối cảnh hôm qua tướng Khalifa Haftar, tư lệnh lực lượng mà ông tự phong Quân Đội Quốc Gia ANL ở miền đông đã ra lệnh cho các đơn vị tiến về hướng thủ đô Tripoli ở miền tây, nơi đặt trụ sở của Chính phủ đoàn kết dân tộc GNA do M.Sarraj lãnh đạo.
Theo tin mới nhất, các lực lượng thân chính phủ Libya hôm nay đã đẩy lui các đội quân của tướng Khalifa Haftar. AFP trích dẫn một nguồn tin theo đó hàng trăm binh lính của Quân Đội Quốc Gia ANL đã bị bắt giữ, nhiều xe cơ giới bị tịch thu.
Từ khi lãnh đạo Libya Kadhafi bị lực lượng nổi dậy giết chết vào năm 2011, đất nước Libya rơi vào tình trạng căng thẳng, với sự đối đầu của nhiều lực lượng dân quân. Chính phủ của M.Sarraj được cộng đồng quốc tế công nhận. Trong khi đó, từ năm 2015, tướng Khalifa Haftar tìm cách giành quyền lãnh đạo đất nước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190405-xung-dot-o-libya-anh-quoc-keu-goi-hoi-dong-bao-an-hop-khan
Một phần năm dân Nga ‘muốn sang nước khác sống’
Một khảo sát của Gallup nói tới 20% dân Nga muốn di cư đi nước khác sinh sống, và con số này trong giới trẻ là 44%.
Số liệu và Viện điều tra xã hội của Hoa Kỳ nêu ra được tờ The Moscow Times trích đăng cho hay, 17-20% người Nga “muốn di cư đi nơi khác”.
“Đây cũng là con số tăng gấp ba lần so với năm năm trước.”
Vẫn theo trang The Moscow Times (04/04/2019), các điều tra dự luận của Nga làm ghi nhận xu hướng tương tự.
5 cách di cư chính của dân Việt thời nay
Ngôi sao Putin ‘ngày càng ít tỏa sáng’?
Di cư, nhập cư và tị nạn khác nhau thế nào?
Ví dụ khảo sát của Trung tâm Levada cuối 2018 cho hay 17% người Nga sẵn sàng di cư đi nước khác, và trong số người trẻ, từ 18-24 tuổi, con số này lên tới 41%.
Tương tự như vậy, số người trẻ ở Nga muốn di cư là 44%, theo điều tra của Gallup.
Độ tuổi tất nhiên là yếu tố quan trọng cho việc suy tính có đi hay không.
Chỉ có 5% số người Nga trên 55 tuổi nghĩ đến chuyện rời tổ quốc, theo khảo sát của Levada.
Levada thực hiện điều tra dư luận ở 52 khu vực địa lý của Liên bang Nga, cho thấy một bức tranh khá toàn cảnh.
Bức tranh chung không tươi sáng
Trang The Moscow Times trích số liệu chính thức nói chỉ trong năm 2017, có 377 nghìn người Nga bỏ ra nước ngoài sinh sống.
Gần đây, các vấn đề của Nga sau nhiều năm lãnh đạo “không có gì mới” của Tổng thống Vladimir Putin càng lộ rõ và gây ra nhiều tranh luận.
Một là dân số giảm và tỷ lệ tử vong trong đàn ông vẫn cao, chủ yếu do bệnh nát rượu và HIV.
Một bài trên trang Russia Beyond (03/04/2019) của Alexei Timofeychev cho hay các số liệu dân số mới nhất chỉ ra xu hướng giảm mạnh.
Nga sẽ mất đi thêm 10 triệu dân vào năm 2050, đưa con số này từ 146 hiện nay xuống chừng 137 vào 2050.
Nhưng bài báo cũng trích dẫn một dự báo của LHQ cho hay con số dân Nga vào 2050 có thể chỉ còn 132 triệu.
Putin khoe vũ khí ‘bất khả chiến bại’
Khodorkovsky: ‘Putin là tù nhân của quyền lực’
Hai là mức sống xuống và chi phí tiêu dùng tăng.
Một khảo sát mới nhất cho thấy thực tế là 52,9% hộ gia đình Nga không thể ứng phó với các khoản chi bất ngờ – gồm sửa chữa nhà hoặc chi phí điều trị y tế.
Trong khảo sát hồi năm 2016, con số này mới là 44,2%, theo BBC News từ Moscow.
Hồi tháng 5/2018, khi lên nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ tư, ông Putin đưa việc phục hồi kinh tế và tăng dân số là ưu tiêu hàng đầu cho chính sách nhà nước Nga.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47825766
Ukraina : Tranh cử lố bịch trong vòng 2 bầu cử tổng thống
Chiến dịch tranh cử tổng thống vòng hai ở Ukraina mang vẻ lố bịch, trước khi bước vào ngày bầu cử chính thức 21/04/2019. Diễn viên hài Volodymyr Zelensky thách thức tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko tham gia một cuộc tranh luận truyền hình tại sân vận động Olympic của Kiev, có sức chứa 70.000 người.
Tại Ukraina, người ta coi đây là một cuộc chiến giữa các đấu sĩ La Mã tại đấu trường Colosseo. Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert tường trình :
« Thay cho những luận điểm tranh cử, thì hai ứng cử viên lại lao vào thách thức thông qua các video khác nhau. Chính Volodymyr Zelensky đã đề nghị dùng sân vận động Olympic làm đấu trường, trong một video với giọng điệu bỡn cợt. Ông Petro Porochenko chấp nhận, trong một clip khác nhẹ nhàng hơn.
Các chi tiết vẫn chưa được ấn định, vì Zelensky chờ đợi lời xin lỗi của tổng thống Porochenko do đã gọi ông là thằng hề, là con rối của một đại gia. Thông qua những yêu sách này, rõ ràng là diễn viên hài đang nắm quyền chủ động trong đợt tranh cử vòng hai.
Nhưng đối với ê-kíp của tổng thống mãn nhiệm, cuộc tranh luận là cần thiết để chứng tỏ sự thiếu kinh nghiệm, thậm chí là sự bất tài của đối thủ. Thế nên ông chấp nhận cuộc chơi. Tổng thống cũng chiều theo một đòi hỏi kỳ lạ của đối thủ Volodymyr Zelensky, đó là cả hai ứng cử viên phải đi xét nghiệm để bảo đảm không ai uống rượu hay sử dụng ma túy.
Cả nước theo dõi cuộc song đấu lạ lùng này với đôi chút lo lắng. Đây là diễn biến mới nhất của một chiến dịch tranh cử chưa từng thấy, không tuân theo một quy tắc nào trên chính trường Ukraina từ trước đến nay. Trong khi đó, điều mà cử tri chờ đợi trước hết là các giải pháp cho những thử thách thật sự của đất nước trong 5 năm tới. »
Mua tên lửa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trên đe dưới búa
Bất chấp áp lực từ phía Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ vẻ kiên quyết xúc tiến việc mua hệ thống tên lửa Nga S.400. Phát biểu vào hôm qua, 04/04/2019 tại Washington, bên lề hội nghị của khối NATO, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng việc mua tên lửa của Nga là một thương vụ « đã chốt », không thể hủy bỏ.
Trên nguyên tắc, các dàn tên lửa S400 sẽ được giao vào mùa hè năm nay, nhưng từ nay đến đó, tình hình có thể thay đổi: nếu thương vụ S400 hoàn tất, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, còn nếu hủy bỏ đơn đặt hàng, Ankara lại vấp phải phản ứng bất bình của Nga.
Trong một động thái có thể nói là nhằm tiếp tục duy trì sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc mua hệ thống phòng không của Nga, Lầu Năm Góc ngày hôm qua đã thẳng thừng bác bỏ một đề nghị của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, muốn cùng thành lập một nhóm làm việc để xác định xem hệ thống S400 có tác hại đến thiết bị của Mỹ và NATO hay không.
Hoa Kỳ lo ngại rằng công nghệ được Nga sử dụng trong hệ thống tên tên lửa S-400 có thể giúp Nga thu thập dữ liệu của các loại chiến đấu cơ của khối NATO, đặc biệt là loại F-35 của Mỹ. Ngoài mối lo ngại gián điệp, còn có vấn đề tương tác giữa hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ với các hệ thống còn lại trong khối NATO.
Trong tình hình đó, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Charles Summers, gần đây đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu những « hậu quả nghiêm trọng », nếu cứ tiếp tục mua hệ thống tên lửa của Nga.
Theo hầu hết các nhà phân tích, đây là một lời đe dọa rất nghiêm túc, căn cứ vào các quan ngại thực thụ như kể trên.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể chịu những hậu quả nào ?
Một hậu quả trước tiên là kế hoạch đặt mua chiến đấu cơ tiên tiến F-35 của Mỹ đã bị ngăn chặn. Ankara muốn mua đến 100 chiến đấu cơ loại này, phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu qua Mỹ tập lái.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư 1 tỷ đô la vào kế hoạch trang bị loại vũ khí này, nếu không thực hiện hợp đồng, Mỹ có thể bị phạt. Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, một số nguồn tin đã cho biết là Washington sẵn sàng trả tiền phạt.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào phạm vi áp dụng của luật Caatsa cho phép chính quyền Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký kết thỏa thuận vũ khí với các tập đoàn, công ty Nga.
Nguy cơ về phía Mỹ là như thế. Nhưng nếu theo Mỹ và từ bỏ hợp đồng đã ký, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy quan hệ với Nga vào một tính thế tế nhị.
Đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Nga là một đối tác chiến lược rất quan trọng của Ankara tại Syria, một nước giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ mà tình hình bất ổn sẽ có tác hại rất lớn.
Mặt khác, nếu giải thích không tốt với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nguy cơ bị Mátxcơva trừng phạt về mặt kinh tế. Một ví dụ cụ thể là Nga có thể hạn chế lượng du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, mà mỗi năm lên đến hàng triệu lượt người.
Đối với Ankara, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Washington hay của Mátxcơva đều tác hại không nhỏ, vì lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, bị suy thoái lần đầu tiên từ 10 năm nay.
Algeri hậu Bouteflika:
‘‘Phi chính trị hóa’’ quân đội đòi hỏi thời gian
Việc tổng thống Algeri Bouteflika từ chức ngày 02/04/2019, gần một tháng trước khi hết nhiệm kỳ, dưới áp lực của đường phố và sự thúc ép mang tính quyết định của phía quân đội, mở ra một viễn cảnh chưa từng có cho chính trường Algeri. Câu hỏi lớn đặt ra là quân đội Algeri có vai trò gì trong cuộc chuyển tiếp chính trị hiện nay ?
Quân đội sẽ đóng vai trò hạt nhân trong một chính quyền mới, mà thành phần cơ bản vẫn là những người thân cận với tổng thống Bouteflika ? Hay sẽ hậu thuẫn cho một cuộc bầu cử dân chủ thực sự, tạo điều kiện cho dân chúng lựa chọn các đại diện của mình. Sau đây là phần lược dịch cuộc phỏng vấn của Le Monde với bà Louisa Dris-Aït-Hamadouche, giảng viên ngành Khoa học Chính trị và quan hệ quốc tế Đại học Alger-III.
Chuyên gia chính trị học Algeri nhấn mạnh đến hai kịch bản trong những tuần tới : hoặc bầu cử tổng thống mới diễn ra trong khuôn khổ Hiến Pháp hiện hành, hoặc cải tổ Hiến Pháp để tạo thuận lợi cho người dân lên tiếng (1). Nếu kịch bản thứ hai diễn ra, tiến trình này dự kiến những người nắm quyền hiện nay sẽ từ từ rút khỏi hệ thống quyền lực hiện tại, đổi lại là quân đội rốt cục cũng sẽ thực sự phi chính trị hóa.
***
Giáo sư nghĩ gì về vai trò của quân đội trong một giai đoạn mới đang mở ra tại Algeri ?
Trước tiên cần phải nhắc lại là quân đội trên thực tế chưa bao giờ thoát ly khỏi hệ thống chính trị Algeri. Các thắng lợi trong các lần đắc cử và tái đắc cử của tổng thống Bouteflika chủ yếu là do sự hậu thuẫn của một thế lực này hay một thế lực khác trong quân đội. Việc tổng thống Bouteflika từ chức hôm 2/4 vừa qua (do áp lực của quân đội) không phải là một ngoại lệ.
Nếu quý vị xem lại cách thức mà các đời tổng thống Algeri từ bỏ quyền lực kể từ năm 1962, ngoài trường hợp những người qua đời trước khi kết thúc nhiệm kỳ, thì tất cả đều kết thúc với sự can thiệp trực tiếp của tổng tham mưu trưởng quân đội. Điểm khác biệt quan trọng hiện nay là vai trò của phong trào phản kháng của nhân dân. Đây là lần đầu tiên quyết định của tổng tham mưu trưởng quân đội chống lại tổng thống xuất phát từ đòi hỏi của dân chúng.
Vai trò của quân đội trong việc loại trừ Bouteflika phải chăng là « một món quà tẩm thuốc độc » đối với phong trào phản kháng ?
Trong hiện tại, tôi không có ấn tượng là dân chúng coi đây là « một món quà ». Có một tâm trạng hài lòng, thậm chí là tự hào, sau khi đạt được một kết quả chưa từng có. Nhưng cũng phải thừa nhận là ông Bouteflika đã không từ chức, nếu mối quan hệ với lãnh đạo quân đội không bị rạn nứt. Quân đội rõ ràng đã có vai trò quan trọng.
Trong những tháng tới vai trò của quân đội sẽ biến chuyển ra sao ?
Có hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất là thực thi các thủ tục đã được dự kiến trong điều 102 Hiến Pháp (liên quan đến việc phế truất tổng thống hoặc tổng thống từ nhiệm). Trong trường hợp này, chủ tịch Thượng Viện sẽ đảm nhiệm vai trò quyền tổng thống trong vòng ba tháng, thời gian để tổ chức cuộc bầu cử mới. Đây là một phương án dễ dàng thực hiện, hoàn toàn nằm trong khuôn khổ Hiến Pháp hiện hành. Tuy nhiên, tôi sợ rằng phương án này không đáp ứng được khát vọng của dân chúng, bởi đây là một phương thức tốt nhất để bảo đảm là sẽ không có một thay đổi sâu sắc trong hệ thống chính trị. Trong trường hợp này, quân đội sẽ tiếp tục là một tác nhân căn bản trong đời sống chính trị, cho dù có thể chỉ là trong hậu trường. Chúng ta có thể hình dung ra kịch bản là tổng tham mưu trưởng rút lui, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng của ông ta giảm bớt.
Kịch bản thứ hai hoàn toàn có thể là phong trào phản kháng và các đảng phái chính trị kêu gọi thiết lập một lộ trình chuyển tiếp, đòi hỏi xem xét lại các thủ tục được điều 102 Hiến Pháp dự kiến. Đây sẽ là một lô-gic hoàn toàn khác. Trong trường hợp này, một nhóm các nhân vật uy tín, được đông đảo xã hội thừa nhận, sẽ đảm nhiệm sứ mạng của tổng thống lâm thời. Bên cạnh đó là một chính phủ thực sự « mang tính chuyên môn » trong đó không có ai là thành viên trong các chính phủ, được Bouteflika chỉ định trước đây, được quyền tham gia.
Người ta nói đến việc rất nhiều khả năng là sẽ có cải tổ Hiến Pháp, bởi theo Hiến Pháp hiện hành, được cải cách năm 2016, nguyên tắc tập trung nhiều quyền hành cho tổng thống bị phản đối nhiều. Có một đòi hỏi mạnh mẽ trong xã hội xem xét lại cơ chế cân bằng quyền lực. Nhiều thẩm phán, luật sư đã tham gia phong trào phản kháng, để đòi hỏi cải cách luật pháp. Có những đòi hỏi rất cụ thể và cần phải có thời gian để đáp ứng. Đây là kịch bản cho một tiến trình quá độ, được thương lượng, thỏa thuận. Tiến trình này dự kiến những người nắm quyền hiện nay sẽ từ từ rút khỏi hệ thống quyền lực hiện tại, đổi lại là quân đội rốt cục cũng sẽ thực sự phi chính trị hóa.
Quân đội được người dân nhìn nhận ra sao ?
Nhìn chung, ứng xử của toàn bộ lực lượng an ninh – từ quân đội đến hiến binh, cảnh sát – được đánh giá là chuyên nghiệp, trong suốt phong trào phản kháng vừa qua. Trong số toàn bộ các định chế hiện tại, thì các lực lượng bảo vệ an ninh, và đặc biệt là quân đội, được người dân Algeri tin cậy nhất. Thậm chí họ còn tin tưởng vào Quân Đội Nhân Dân (ANP) còn hơn cả Quốc Hội, các đảng phái chính trị hay tư pháp.
Cũng có vấn đề là ANP là quân đội của lính nghĩa vụ, vốn gần gũi với dân chúng. Trong nhiều cuộc biểu tình ngày thứ Sáu hàng tuần, nhiều khẩu hiệu biểu thị « tình huynh đệ » của dân chúng với quân đội. Ngược lại, chính tổng tham mưu trưởng Ahmed Gaid Salah lại thường xuyên bị phê phán. Trong ý thức tập thể của người dân Algeri, có sự khác biệt thực sự giữa quân đội với tư cách một định chế với tầng lớp lãnh đạo quân đội bị coi là thuộc giới nắm quyền.
Quân đội có thể đáp ứng các đòi hỏi của dân chúng tới mức nào, trong việc thay đổi một chế độ mà giới lãnh đạo quân đội vốn là một bộ phận cấu thành ?
Chính ở đây mà tôi nói đến một tiến trình quá độ được thương lượng. Sẽ là ảo tưởng khi hình dung là quân đội sẽ rút lui ngay lập tức và triệt để khỏi toàn bộ hệ thống chính trị, tầng lớp lãnh đạo quân đội ngay lập tức phi chính trị hóa. Tôi cho rằng tiến trình phi chính trị hóa này có thể sẽ diễn ra từ từ, thông qua các thương lượng để không khiến các thế lực này hay thế lực khác phải lo ngại.
Dù gì đi nữa, những gì mà Algeri vừa trải qua trong những tuần vừa qua không thể không để lại dấu vết. Không có áp lực của dân chúng, tổng tham mưu trưởng đã không bao giờ dám phá vỡ liên minh gắn chặt quân đội với tổng thống. Ông ta không còn một lựa chọn nào khác. Cho dù tiến trình quá độ rõ ràng là khó khăn, nhưng bước ngoặt đã xảy vào ngày mùng 2 tháng Tư (khi tổng thống Bouteflika chấp nhận buông bỏ quyền lực) (2).
Ghi chú
1. Cũng trong bài phỏng vấn nói trên, nhà chính trị học Đại học Alger-III lưu ý đến một số lo ngại phổ biến hiện nay, đó là các phong trào đối lập non trẻ tại Algeri « không đủ vững vàng », trước áp lực và các nỗ lực thao túng từ phía tập đoàn cầm quyền. Nỗi lo ngại dựa trên một thực tế là trong khoảng hai thập niên trở lại đây, giai tầng nắm quyền đã nhiều lần khéo léo đưa được nhiều lãnh đạo của các phong trào phản kháng khác nhau tham gia vào bộ máy chính quyền.
2. Nhà chính trị học Louisa Dris-Aït-Hamadouche cũng thuật lại việc nhiều người trong số hàng triệu người dân Algeri tham gia phong trào phản kháng đầu năm 2019 đã so sánh biến động chính trị quan trọng nhất trong vòng 20 năm qua này với phong trào rộng lớn năm 1962, dẫn đến nền độc lập cho Algeri.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190405-algeri-phi-chinh-tri-hoa-quan-doi-doi-hoi-thoi-gian
Tây Thái Bình Dương:
Phi cơ Mỹ-Nhật tập trận đối phó Bắc Kinh
Báo Nhật Japan Times hôm nay 05/04/20198 đưa tin các oanh tạc cơ B-52 của Mỹ từ đảo Guam tập luyện với các chiến đấu cơ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Tây Thái Bình Dương, sau khi Trung Quốc gởi sáu máy bay ném bom và các phi cơ khác đi qua eo biển Miyako để tập trận.
Tờ báo dẫn lời phát ngôn viên Monica Urias của Không quân Hoa Kỳ cho biết cụ thể có hai pháo đài bay chiến lược B-52H Stratofortress, cùng với các chiến đấu cơ Nhật và các phi cơ F-15s, thuộc phi đội 18 Mỹ đóng tại căn cứ Kadena, tham gia.
Khi Trung Quốc điều sáu máy bay ném bom H-6G và H-6K với nhiều phi cơ thám sát, chiến đấu cơ trang bị các phương tiện tác chiến điện tử bay qua eo biển Miyako hôm 30/3 và 1/4, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã cho chiến đấu cơ bay lên giám sát. Eo biển nằm gần đảo Okinawa của Nhật vốn là ngõ chính được Hải quân Trung Quốc sử dụng để đi vào Thái Bình Dương.
Chiến dịch phối hợp Mỹ-Nhật hôm nay tương tự như hoạt động trên biển Hoa Đông hôm 20/3, nhằm duy trì sự hiện diện của các oanh tạc cơ Mỹ trong khu vực, thực thi chính sách bảo vệ tự do hàng hải. Washington cũng đã hai lần gởi pháo đài bay B-52 đến Biển Đông vào tháng Giêng và tháng Ba, gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp.
Các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về quân sự và thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tháng 11/2013, Trung Quốc tự ý tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nhưng Hoa Kỳ và Nhật Bản không công nhận.
TQ sẽ phản ứng ra sao
trước cuộc tập trận lớn của Lục quân Mỹ
Báo Defense News đưa tin, hôm 28-3, Tướng Robert Brown, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố: Cuộc tập trận lớn của Lục quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong tài khóa 2020 sẽ tập trung vào kịch bản Biển Đông.
Tuyên bố này của tướng Robert trong một cuộc phỏng vấn tại hội thảo chuyên đề của Hiệp hội Lực lượng Toàn cầu của Lục quân Mỹ . Theo đó lục quân Mỹ sẽ tài trợ cho hai cuộc tập trận lớn trong năm 2020, trong đó một cuộc ở Thái Bình Dương, một cuộc ở châu Âu.
Cuộc tập trận ở Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc, một quốc gia được xác định là đối thủ cạnh tranh chiến lược lâu dài với Mỹ trong Chiến lược Quốc phòng (NDS) của Lầu Năm Góc.NDS đưa ra viễn cảnh một thế giới chỉ có sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chứ không phải những nỗ lực chống khủng bố, từ đó sẽ thúc đẩy cơ cấu lực lượng của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Lục quân Mỹ hiện có 85 nghìn binh sĩ đồn trú lâu dài ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lực lượng này đang thực hiện các cuộc tập trận quan trọng như Pacific Pathways với các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, họ hướng tới việc thực hành triển khai nhanh từ lục địa Mỹ đến Thái Bình Dương nhằm đảm khả năng ứng phó một cuộc khủng hoảng tiềm tàng.
Tướng Brown cho hay, kế hoạch là đưa một đại bản doanh sư đoàn và nhiều lữ đoàn trong khoảng thời gian 30-45 ngày cùng đội ngũ hỗ trợ. “Họ sẽ nhận thử thách đến Thái Bình Dương với các lực lượng đã được phân công ở Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ không đến Hàn Quốc mà đến với một kịch bản Biển Đông nơi chúng tôi sẽ ở quanh Biển Đông”, ông nói, đồng thời cho biết thêm Lục quân còn có thể can dự vào “một kịch bản khác” ở biển Hoa Đông.
Cuộc tập trận sẽ bao gồm nhiều hoạt động mà Lục quân Mỹ “chưa thực hiện ở quy mô lớn như vậy”. Lực lượng Mỹ sẽ đến các nước như Philippines, Thái Lan và có thể sẽ làm việc với Malaysia, Indonesia và thậm chí các nước như Brunei.
Từ lâu Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích Biển Đông. Có nhiều khu vực chồng lấn vùng biển của các nước như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines… Đến nay Trung Quốc đã cải tạo ít nhất bảy thực thể thành các đảo nhân tạo, được bố trí cơ sở quân sự nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Bắc Kinh cũng từng tuyên bố họ có quyền hạn chế hoạt động hàng hải quốc tế tại vùng biển này, theo Defense News.
Theo Tướng Brown, cuộc tập trận ở Biển Đông sẽ tập trung vào các hoạt động hỗn hợp và đa quốc gia.
Từ quan điểm hiện thực về quyền lực, Biển Đông luôn là nơi xảy ra tranh chấp. Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố tức giận, cảnh cáo Mỹ sẽ chịu hậu quả . Nhưng thực tế là hải quân đa quốc gia vẫn làm điều đó, bất chấp cảnh cáo Trung Quốc. Họ, đứng đầu là Mỹ thách thức Bắc Kinh.
Không hiểu Trung Quốc phản ứng ra sao trước cuộc tập trận sắp tới.
Không làm điều đúng đắn, Bắc Kinh hãy chuẩn bị
cho cuộc suy thoái sau thương chiến với Mỹ
Dù có thỏa thuận hay không có thỏa thuận, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc.
Mỹ đang ở thế “trên cơ”
Bằng chứng mới nhất là sự sụt giảm lợi nhuận trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu của Trung Quốc. Trong 2 tháng đầu năm, lợi nhuận các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm 14% so với năm ngoái, xuống còn 708 tỷ Nhân dân tệ (105 tỷ USD), theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia.
Một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn các ngành khác. Lợi nhuận của ngành ô tô đã giảm 42% trong 2 tháng đầu năm, do doanh số bán xe giảm trong 8 tháng liên tiếp tính đến tháng Hai. Lợi nhuận từ việc sản xuất máy tính, thông tin liên lạc và các thiết bị điện tử khác giảm 21,6%.
Đây là đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. Rõ ràng, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bắc Kinh cũng hạ mục tiêu tăng trưởng năm nay xuống 6 – 6,5%, là mức GDP thấp nhất kể từ năm 1990. Các nhà kinh tế cũng ước tính, tăng trưởng thực của Trung Quốc đã giảm xuống còn 5,3% trong 2 tháng đầu năm.
Chắc chắn, cuộc chiến thương mại không chỉ gây tổn hại cho các ngành sản xuất, mà còn gây cản trở đầu tư, gây bất ổn thị trường tài chính… Tất cả đều đi ngược lại mục tiêu chính sách đảm bảo “6 ổn định” trong năm nay, trong các lĩnh vực việc làm, tài chính, ngoại thương, đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước và kỳ vọng thị trường.
Điều này giải thích tại sao các cuộc đàm phán thương mại đang tăng tốc và diễn ra tốt hơn mong đợi. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Lưu Hạc đang có chuyến thăm tới Washington và có thể sắp hoàn tất một thỏa thuận.
Trung Quốc có thể trả giá bằng một cuộc suy thoái
Trong khi đó, Minxin Pei, GS tại trường Claremont McKenna College và là chuyên gia cao cấp tại Quỹ Marshall của Mỹ, việc Trung Quốc không nắm lấy cơ hội làm điều đúng đắn trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ có thể khiến nước này phải trả giá bằng một cuộc suy thoái.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cho thấy rằng, họ đang tận dụng cơ hội để làm điều đúng đắn. Trung Quốc sẵn lòng nhượng bộ bằng cách mua thêm hàng hóa, cải thiện việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhưng điều đó không cải thiện cấu trúc nền kinh tế của Trung Quốc, ông Minxin Pei nói.
“Càng trì hoãn, chi phí sẽ càng lớn. Cuộc suy thoái tiếp theo sẽ trở thành cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc”, GS tại Claremont McKenna College nhấn mạnh.
“Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc cởi mở hơn cho thế giới bên ngoài, và thậm chí cho các doanh nhân trong nước”, ông Pei nói thêm.
Theo ông, Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội vào cuối những năm 1990 khi tăng trưởng kinh tế của đất nước chậm lại đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khi đóng cửa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy nhiên, thời điểm năm 2019 khác so với 1990. Vào cuối những năm 1990, Trung Quốc có cấu trúc nhân khẩu học trẻ hơn, chi phí lao động thấp hơn và mức nợ cũng ít hơn đáng kể, trong khi về đối ngoại, mối quan hệ với Mỹ ít căng thẳng hơn hiện nay.
Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ đạt được thỏa thuận thương mại khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc đến Washington trong tuần này nhưng thỏa thuận này sẽ chỉ cung cấp một biện pháp ngắn hạn cho quan hệ song phương chứ không phải là một cấu trúc giải pháp cho sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ông Pei nhận định.
Cuộc phản kháng của nhân viên ngành công nghệ TQ
lan truyền chóng mặt trên mạng
Các nhân viên ngành công nghệ Trung Quốc lên mạng phản đối việc phải làm thêm giờ rất mệt mỏi tại một số công ty. Đây là một động thái hiếm hoi chống lại tập quán làm việc trong ngành công nghệ Trung Quốc.
Các bài viết về cuộc phản kháng đã lan truyền chóng mặt trên GitHub của Microsoft, nơi tự coi là diễn đàn lớn nhất thế giới của những người làm nghề viết mã phần mềm, cũng như trên một số công cụ lập trình khác, trong bối cảnh có những vụ sa thải quy mô lớn trong lĩnh vực này.
Cuộc phản kháng nhắm mục tiêu vào tập quán làm việc trong ngành, gọi tắt là “996”, hàm ý là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.
Một nhà hoạt động ẩn danh đã khởi động ‘dự án 996.ICU’ trên trang GitHub tuần trước, ở đó, các nhân viên chia sẻ ví dụ về lịch trình làm việc phụ trội quá sức, ghi các công ty tồi nhất vào danh sách đen, và bầu chọn các công ty có điều kiện làm việc tốt hơn.
Tập đoàn Alibaba, hãng JD.com và hãng sản xuất máy bay không người lái DJI Technology Co Ltd nằm trong số các công ty bị ghi vào danh sách đen.
996.ICU là dự án được đánh dấu để xem nhiều nhất trong ngày 29/3, với hơn 176.000 người theo dõi.
Chiến dịch chống tập quán làm việc 996 đã lan truyền chóng mặt trên Weibo, thu hút hàng ngàn phản hồi trên phiên bản Trung Quốc nhái theo Twitter.
Một số trình duyệt của Trung Quốc trong tuần này đã cấm việc truy cập vào đường dẫn chống 996 trên GitHub, nại lý do pháp lý.
Chiến dịch chống 996 là ví dụ mới nhất về việc các nhà hoạt động đòi cải thiện điều kiện làm việc và ủng hộ những lời kêu gọi là nhân viên cần có đại diện công đoàn, nhất là tại thời điểm khi mà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
Katt Gu, luật sư và tư vấn pháp lý tại hãng khởi nghiệp về công nghệ Dimension có trụ sở ở Thượng Hải, cho rằng chiến dịch 996 là ‘một bước ngoặt’.
Bà nói: “Đã đến lúc phải trừng phạt những công ty lớn và xấu xa, không bảo vệ các quyền của nhân viên”.
https://www.voatiengviet.com/a/4863607.html
TT Maldives hi vọng giành thế đa số
sau bầu cử để điều tra nợ với TQ
Quần đảo Maldives sẽ tiến hành bầu cử quốc hội vào ngày thứ Bảy và Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih đang nỗ lực giành thế đa số cho đảng của ông để điều tra các khoản nợ với Trung Quốc, điều mà họ lo ngại có thể lên tới 3 tỉ đôla và có nguy cơ nhấn chìm nền kinh tế.
Kể từ khi ông lật đổ nhà lãnh đạo thân Trung Quốc Abdulla Yameen hồi tháng 9, Đảng Dân chủ Maldives (MDP) của ông Solih, cầm quyền trong một liên minh với ba đảng khác, đã cảnh báo rằng tình trạng bùng nổ xây dựng đã để lại các khoản nợ to lớn với các chủ nợ người Trung Quốc.
Maldives, một quần đảo nhiệt đới ở Ấn Độ Dương với khoảng 260.000 cử tri, đứng giữa vào một trận chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nước đã đầu tư hàng triệu đôla dưới thời của ông Yameen, như một phần trong kế hoạch Vành đai và Con đường.
MDP cam kết sẽ điều tra các dự án cơ sở hạ tầng và xác định rõ các khoản nợ thực sự của quần đảo này với Trung Quốc, mà theo họ có thể lên tới 3 tỉ đôla. Ông Yameen phủ nhận mọi hành vi sai trái liên quan đến các khoản nợ với Trung Quốc.