Đôi điều về các thuyền nhân quí tộc tị nạn đời Lý
Cố Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn là hậu duệ của Lý Dương Côn
Lý Xương Căn là hậu duệ của Lý Long Tường di cư vào Nam
Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy là hậu duệ của ai?
Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, quan hệ giữa hai Ông Ngô Đình Diệm và Lý Thừa Vãn khá thân thiết. Tháng 9/1957 ông Diệm đi thăm Đại Hàn dân quốc. Đáp lại, tháng 11/1958 ông Vãn đến thăm Việt Nam. Ngày 16/11/1958 trong buổi tiệc chiêu đãi tại dinh Gia Long, ông Vãn nói rằng tổ tiên ông xưa là người Việt. Báo chí Sài Gòn và phương Tây thời đó đưa tin ồn ã, khá giật gân về sự kiện này. Gần nửa thế kỷ qua đi, các nhà nghiên cứu lịch sử ở miền Bắc ta vô tình dửng dưng với nó.
Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Đại Hàn Lý Thừa Vãn và Tổng thống Đệ nhất VNCH Ngô Đình Diệm vào năm 1958Phải đến năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã cởi mở, ông Lý Xương Căn đem theo gia quyến về Đình Bảng dự lễ tổ, người ta mới đua nhau tìm hiểu, viết bài về hậu duệ các thuyền nhân quí tộc tị nạn đời Lý ở bán đảo Triều Tiên. Song các ý kiến còn nhiều mâu thuẫn bởi chưa đủ thông tin để so sánh, phản biện và quy nạp. Vô tình trong quá trình truy tìm cứ liệu lịch sử để viết bộ ba tiểu thuyết về cải cách xã hội trong lịch sử Việt Nam, tôi đã có cơ hội thu thập, đối chứng các nguồn và lọc ra thông tin khá tin cậy. Nó cho tôi biết hậu duệ của quí tộc họ Lý ở bán đảo Triều Tiên và họ Trần ở Hoa Nam – Trung Quốc. Ở đây chỉ khuôn gọn đôi điều về họ Lý, hy vọng góp vài lời gợi ý cho các sử gia tiếp tục nghiên cứu.
Lý do của sự truy tìm
Tiến tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và để thiết thực giáo dục lịch sử cho thanh thiếu niên – nhi đồng NXB Kim Đồng đã lập tủ sách danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Theo gợi ý của nhà sử học Dương Trung Quốc, tủ sách bước đầu giới thiệu 100 danh nhân từ thời Hai Bà Trưng đến thời hiện đại như học giả Đào Duy Anh, nhạc sỹ Văn Cao, Thượng tướng Trần Văn Trà… NXB đã mời khá đông các nhà văn thuộc nhiều thế hệ tham gia viết truyện cho tủ sách này. Mỗi nhà văn khi viết truyện có hướng tiếp cận lịch sử theo chiều cạnh khác nhau. Riêng tôi, khi được mời viết nghĩ rằng, Việt Nam vừa qua 17 năm cải cách và sẽ còn tiếp tục, còn trong quá khứ đã từng có 12 cuộc cải cách (2 cuộc do ngoại bang áp đặt, l0 cuộc do người Việt phát động). Ở góc độ tiếp cận các bài học cải cách xã hội trong lịch sử, tôi chọn ra ba danh nhân ít được nói đều có nhiều mâu thuẫn xã hội và bi kịch đời tư trong cải cách để dựng truyện. Đó là: Trần Thủ Độ (Khói mây Yên Tử – NXB Kim Đồng 4/2002), Đào Duy Từ (Quân sư Đào Duy Từ – NXB Kim Đồng 5/2002) và Khúc Hạo (Giao Châu tụ nghĩa – NXB Kim Đồng 9/2002). Thật ra, để hoàn thành bộ ba tiểu thuyết trên, tôi đã mất 6 năm truy tìm cứ liệu lịch sử. Nhờ công nghệ thông tin, tôi đã có cơ hội tiếp cận kho tư liệu ở nhiều quốc gia Đông – Tây. Qua đó, tôi đã biết được đôi điều về hậu duệ các thuyền nhân qúi tộc tị nạn đời Lý trên bán đảo Triều Tiên. Họ gồm cộng đồng cư dân hàng vạn người thuộc hai nhánh hậu duệ của Kiến Hải vương Lý Dương Côn (1150) và Kiến Bình vương Lý Long Tường (1226). Nhân chứng còn sống hiện ở Bắc Triều Tiên có thể nói chuyện qua email là bác sĩ Lý Chiếu Minh tại Hùng Xuyên (Hun Chon) và bà Lý Diệp Oanh ở Thuận Xuyên (Sun Chon); còn ở Hàn Quốc ngoài Lý Xương Căn, là giáo sư Lý Gia Trung dạy ở Đại học Sơ Un…
Lý Thừa Vãn không phải hậu duệ của Lý Long Tường
Nhiều học giả phương Tây chưa biết đến Lý Dương Côn, chỉ dựa vào lời Tổng thống Lý Thừa Vãn (16/11/1958) ở Sài Gòn rồi quy nạp ông là hậu duệ của Lý Long Tường. Một vài sử gia Việt Nam cũng theo đó bị ngộ nhận. Giáo sư Lý Gia Trung nhận mình là hậu duệ của Kiến Hải Vương Lý Dương Côn có cơ sở xác thực. Dòng họ này theo nghiên cứu của giáo sư Phiến Hoằng Cơ (Pyon – Hong – Ke) có bộ gia phả mang tên “Tinh thiện Lý thị tộc phả” được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hàn Quốc. Ông tổ Lý Dương Côn (Lee – Yang – Kon) là thuyền nhân Việt Nam tị nạn đến bờ biển Đông Nam bán đảo Triều Tiên năm 1150. Đây là hậu quả cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu trong nội bộ vương triều nhà Lý, sau khi Lý Nhân Tông chết. Việt sử ghi nhận ông vua anh hùng Lý Nhân Tông không có hoàng nam, đã nhận con của các vương hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng vào cung làm con nuôi. Sau khi ngài chết, con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoãn kế ngôi, lấy hiệu là Thần Tông. Gian thần Đỗ Anh Vũ nhờ có chị làm hoàng hậu triều vua Thần Tông, đã thâu tóm quyền lực, làm nghiêng ngửa triều chính. Thần Tông chết, chị em nhà họ Đỗ càng ngang ngược lộng hành, áp chế vua trẻ Anh Tông. Vì vậy khi Anh Tông chết, triều đình muốn suy tôn Kiến Hải Vương Lý Dương Côn lên ngôi, nhưng Đỗ Anh Vũ đã ép mọi người chấp nhận chú bé Long Trát 26 tháng tuổi làm vua, hiệu là Cao Tông, để y dễ bề thao túng. Mỗi khi thiết triều hai bà Thái hoàng Thái hậu họ Đỗ và Cảm thánh Thái hậu họ Lê buông rèm nhiếp chính, dung túng cho gian thần Đỗ Anh Vũ làm loạn kỷ cương phép nước. Sử gọi đó là “triều đình gà mái gáy”!… Sự bỉ ổi lên tới cùng mức khi Đỗ Anh Vũ thông dâm với Thái hậu họ Lê và giết chị là Thái hoàng Thái hậu họ Đỗ. Hắn cùng người tình âm mưu cướp ngôi của họ Lý nên đã giết hết tông tộc của các vương hầu: Thành Khánh, Thành Chiêu, Thành Quảng, Thành Hưng. Lý Dương Côn là con trai Thành Quảng hầu, đang giữ chức đô đốc thuỷ quân bèn đem gia quyến lên thuyền vượt biển đi tị nạn sang bán đảo Triều Tiên. Đến đời con ông là Lý Nghĩa Mẫn, dưới triều vua Nghi Tông (Ui – Jong), vì có công đánh giặc Khiết Đan, được phong chức Đô tướng biệt trưởng. Năm 1170, tướng Trịnh Trọng Phụ (Jeong Jung Bu) làm đảo chính, lập vua My Tông (My Jong), Nghĩa Mẫn đã giúp Trọng Phụ đánh dẹp các thế lực chống đối, được phong chức Thượng tướng quân (1174) rồi Tây Bắc bộ binh mã sứ (1178). Sau vụ phiến loạn của tướng Khánh Đại Thăng (1179 – 1182), vua My Tông đã phong ông làm Tể tướng suốt 14 năm (1183 – 1196).
Năm 1196, một võ tướng là Thôi Chung Hiếu (Cho – Chung – Heon) nổi loạn, đã giết Nghĩa Mẫn và các con trai ông đều đang làm tướng là Lý Chính Thuần, Lý Chí Vinh, Lý Chí Quang. Dòng họ Lý này ngỡ tuyệt tự, may còn sót lại người anh của Lý Nghĩa Mẫn trốn thoát. Kể từ đây, chi nhánh hậu duệ trong tộc phả “Lý tinh thiện” ngày một sa sút. Lần dò theo tộc phả này, đến đời Lý Thừa Vãn họ mạc tản mát khắp nơi và sống nghèo túng. Tuổi thơ ông Lý Thừa Vãn chịu nhiều cay đắng, tủi nhục nhưng ông vẫn kiên cường vươn lên. Lúc đầu, ông là chính khách học vấn uyên thâm, có tài năng quân sự và uy tín vượt trội. Lâu dần, cơ chế cực quyền và sự say khát quyền lực vô độ đã biến ông ta thành kẻ độc tài, bảo thủ, ngu muội. Số phận hai nhà độc tài Ngô Đình Diệm và Lý Thừa Vãn có sự khác biệt. Ông Diệm bị lật đổ do chính sách thay ngựa giữa dòng của người Mỹ. Ông Vãn bị lật đổ do xu thế phát triển ở Hàn Quốc đòi hỏi mở rộng dân chủ, cải cách chính sự, đã dấy lên làn sóng bạo loạn trong sinh viên, học sinh, trí thức trẻ. Phe cánh quân sự của Pắc Chung Hi đã lợi dụng cơ hội này làm cuộc đảo chính êm gọn, được lòng dân lúc đó.
Lý Xương Căn là hậu duệ Lý Long Tường từ miền Bắc di cư vào Nam (Hàn Quốc)
Vì Lý Xương Căn, hậu duệ Kiến Bình vương Lý Long Tường từ Hàn Quốc về Đình Bảng dự lễ tổ (1995) nên nhiều học giả ngộ nhận ông Lý Long Tường tị nạn ở miền Nam bán đảo Triều Tiên. Thật ra, hành trình tị nạn của ông năm 1226 khá phức tạp và gian nan hơn Kiến Hải vương Lý Dương Côn. Vua Lý Anh Tông có bảy người con là Long Xưởng, Long Minh, Long Đức, Long Hoà, Long Ích, Long Trát và Long Tường. Hoàng tử Long Trát được Đỗ Anh Vũ đưa lên ngôi lúc 26 tháng tuổi, hiệu là Cao Tông, sau truyền ngôi cho con là Long Sảm hiệu là Huệ Tông. Năm 1226 Trần Thủ Độ lừa giết chết 300 người hoàng tộc họ Lý trong ngày giỗ tổ Lý Công Uẩn ở Đông Ngàn. Vì sự kiện đẫm máu này Huệ Tông phát điên; còn Kiến Bình vương Lý Long Tường vội đem gia quyến và đội thuỷ quân Vân Đồn vượt biển đi tị nạn. Đoàn thuyền lớn này gồm vài ngàn người, lênh đênh trên biển gần một tháng thì gặp bão lớn, phải ghé vào đảo Đài Loan lúc đó hoang vu, thưa vắng người. Ở đó ít lâu, người chết vì đói hoặc say sóng, bệnh tật mất già nửa. Long Tường quyết định đi tiếp, nhưng con trai là Lý Long Hiền ốm nặng, cùng gia đình và 200 thuộc hạ ở lại đảo Đài Loan. Mùa thu năm 1226, sau 75 ngày vượt biển, Long Tường cập bến Phú Lương Giang, quận Khang Linh (Ong – Jin – Gun), tỉnh Hoàng Hải (Hwang – Hac), thuộc Đông Bắc bán đảo Triều Tiên. Toàn bộ đoàn thuyền còn hơn 1000 người sống sót đều lấy họ Lý để tỏ lòng trung thành với Lý Long Tường. Vì vậy hậu duệ của ông sau này ở miền Bắc rất đông đúc, ước đến mấy vạn người, chỉ một số ít di cư vào Nam sau các vụ biến loạn hoặc do chiến tranh.
Tộc phả chép rằng vua Cao Tông (Ko Jong) của nước bản địa cho Lý Long Tường định cư ở đất Ung Tân. Ông bèn xây “Độc thư đường”, “Giảng võ đường” và soạn sách “Học vấn giảng hậu”. Đệ tử của ông học cả văn lẫn võ, đông tới hàng nghìn người. Tháng 7/1253 quân Mông Cổ vượt Hỗn Đồng Giang chiếm Tây Hải, đại phá An Giang Tây thành, uy hiếp kinh đô nước Triều Tiên. Lý Long Tường cùng các con cháu, đệ tử tham gia chống giặc. Ông trở thành quân sư cho Thái uý Vi Hiển Khoan, đánh giặc Mông Cổ nhiều trận oai hùng, hiển hách và đã hy sinh anh dũng. Các triều đại về sau đều suy tôn ông là công thần bậc nhất, lấy tên ngọn núi Hoa Sơn ở quê ông bên đất Việt đặt cho ngọn núi nơi ông cư ngụ ở Bắc Triều Tiên và phong ông là Hoa Sơn Đại tướng quân. Trên núi ấy, vua sai dựng bia đá ghi công lao của Lý Long Tường, đến nay vẫn còn giữ được. Tại quả đồi thuộc xã Đỗ Môn (To Mo Ki), cách núi Hoa Sơn 10km vẫn còn lăng mộ Lý Long Tường và con cháu đến đời thứ tư của ông. Trên Quảng Đại Sơn có “Vọng quốc đài” là nơi ông thường lên đó đăm đắm ngóng về cố quốc. Mỏm đá nơi bờ biển mà ngày đầu ông đặt chân đến Bắc Triều Tiên nay được gọi là “Việt Thanh Nham”…
Căn cứ theo tộc phả họ Lý ở Hoa Sơn, lần theo dấu vết các nhánh họ di cư vào Nam, người ta được biết ông Lý Xương Căn là hậu duệ đời thứ 28 của Lý Long Tường di cư vào Nam (Hàn Quốc) đã qua 5 đời. Còn có một điều lý thú khác, một số học giả nước ngoài đang đặt giả thuyết, liệu Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan có phải là hậu duệ của Lý Long Hiền con trai ông Lý Long Tường để lại hoang đảo năm xưa hay không? Điều này thực khó xác định vì họ Lý ở Phúc Kiến di cư sang Đài Loan rất đông, có tới chục vạn người.
Vũ Ngọc Tiến
Depending on your knowledge of this particular subject, this may or may not come as a shock to you. Personally, I was quite surprised when I heard about this. Syngman Rhee, the first president of the Republic of Korea, is actually a Vietnamese descendent. Rhee himself declared that he was of Vietnamese ancestry, tracing his origins all the way back to the royal Ly family.
How did the Ly land in Korea anyway? In the 13th century, princess Ly Chieu Hoang abdicated the throne in favor of her husband, Tran Canh, marking the end of the Ly and the rise of the Tran Dynasty. Many members of the Ly royal family disapproved, deeply resenting the Tran’s actions afterword. Tran Thu Do, the man behind the Ly’s toppling, feared of rebellion. Therefore, he decided to purge the entire Ly family.
As a result, thousands of Vietnamese people were put to death. Anyone bearing the name of Ly was hunted down and executed by the Tran. In order to save his people, prince Ly Long Tuong gathered the remaining members of the Ly and fled to Korea. This courageous act salvaged the lives of several thousand Vietnamese people, who would later become proud members of the Korean nation. One of these proud individuals would be none other than Syngman Rhee, the First President of South Korea.
In the 1950-60’s, Syngman Rhee contacted President Ngo Dinh Diem of South Vietnam, seeking help in finding the origins of his ancestors. President Diem accepted, assigning one of his ministers to assist President Rhee on his search for spiritual truth. Unfortunately, since the tombs of the Ly family were located in North Vietnam, the proof of President Rhee’s ancestry could only be verified later on, after the death of Diem.
The fact is clear now: thousands of Korean citizens are actually of Vietnamese origin, the descendents of the Ly family. Many Koreans, like Rhee Syngman, are very proud of their Vietnamese ancestry. Every year, Vietnam enjoys visits by many Korean tourists, there to visit the shrine of their Vietnamese ancestors. These people are the proud citizens of Korea, but they have never forgotten their Vietnamese beginnings.