Tin khắp nơi – 01/04/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 01/04/2019

Phụ tá Tổng thống Trump

lặp lại lời đe dọa đóng cửa biên giới

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, vào hôm Chủ Nhật (31 tháng 3), chính quyền Tổng thống Trump lặp lại lời đe dọa đóng cửa biên giới phía nam với Mexico, một ngày sau khi Hoa Kỳ cắt viện trợ cho các nước Trung Mỹ, vì Tổng thống Trump cáo buộc các nước này cố tình gửi người di dân đến Hoa Kỳ.

Vào hôm thứ Sáu (29 tháng 3), khi số lượng người xin tị nạn từ Trung Mỹ gia tăng, Tổng thống Trump cho biết có khả năng Hoa Kỳ sẽ đóng cửa biên giới trong tuần tới, nếu Mexico không ngăn chặn người di dân trái phép đến Hoa Kỳ. Dù không đưa ra bằng chứng, Tổng thống Trump vẫn cáo buộc các nước Trung Mỹ thành lập các đoàn người di dân và gửi họ đến phía Bắc.

Theo Reuters, quyết định đóng cửa biên giới sẽ gây gián đoạn hoạt động thương mại trị giá hàng tỷ Mỹ kim, cũng như quá trình nhập cảnh hợp pháp của hàng triệu người.

Trả lời trên chương trình This Week của đài ABC, Chánh văn phòng Mick Mulvaney cho biết Tổng thống có nhiều biện pháp khác để thắt chặt an ninh biên giới, cũng như các điều luật để thay đổi luật di dân, dù không có sự ủng hộ của đảng Dân Chủ.

Trong khi đó, cố vấn Kellyanne Conway nói với chương trình Fox News Sunday rằng, tình hình tại biên giới đang là điểm nóng, và Tổng thống rất quan tâm việc này khi đưa ra lời đe dọa.

Trong dòng tweet đăng hôm Chủ nhật, Tổng thống Trump đổ lỗi cho đảng Dân Chủ, vì đã ủng hộ một hệ thống tỵ nạn đầy lỗ hổng.

Trong lá thư gửi Quốc hội vào hôm thứ Năm, Bộ trưởng Bộ Nội an Kirstjen Nielsen cho biết bà sẽ sớm đề nghị điều luật cho phép cơ quan này đưa trẻ em di dân không có người thân về nước, tạm giữ các gia đình di dân cũng như cho phép nộp đơn xin tỵ nạn ở Trung Mỹ.

Ở một diễn biến khác, trong cuộc vận động tranh cử hôm thứ Bảy, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, Beto O’Rourke gọi chính sách của Tổng thống Trump là nền chính trị gieo rắc sợ hãi và chia rẽ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/phu-ta-tong-thong-trump-lap-lai-loi-de-doa-dong-cua-bien-gioi/

 

Bộ Quốc phòng Mỹ: TQ quân sự hóa Biển Đông

có thể làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN

Theo quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang tìm cách phá hoại trật tự dựa trên luật lệ và có thể làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN.

Theo tờ “Phil Star” của Philippines hôm 28/3, phát biểu trước phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver nhấn mạnh rằng, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang tìm cách phá hoại trật tự dựa trên luật lệ. Tham vọng của Trung Quốc là mối quan tâm

cấp bách khi nước này tìm kiếm một trật tự và lĩnh vực an ninh khác mà Trung Quốc dành cho các nguồn lực quan trọng của mình để làm xói mòn lợi thế và đe dọa lợi ích của Mỹ. Có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn hành động này của Trung Quốc Biển Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schriver nói với Hạ viện Mỹ. Theo “Phil Star”, điều này bất chấp lời cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2015 rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng việc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không trên các tiền đồn của mình ở quần đảo Trường Sa sẽ dẫn đến “làm suy yếu chủ quyền” của các nước và vai trò trung tâm của ASEAN. “Chúng ta có thể thấy sự xói mòn đối với hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự suy yếu của ASEAN và các quốc gia thành viên và chúng ta có thể thấy sự tôn trọng đối với quyền cá nhân và nhân quyền”, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết. Đáp lại hành động của Bắc Kinh trong khu vực, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ tiếp tục tiến hành các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, diễn tập hàng không và hàng hải trên vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schriver nói thêm rằng Washington đã kêu gọi các nước khác tiến hành tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông, cho dù là bên cạnh Hải quân Mỹ hay đơn phương. “Chúng tôi hoàn toàn hạnh phúc khi thấy chúng hoạt động ở vùng biển quốc tế là Biển Đông. Điều đó chứng tỏ rằng đó là mối quan tâm quốc tế để duy trì không gian biển và không khí mở đó”, Scriver nói trước Hạ viện Mỹ.

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ cho biết Trung Quốc đại diện cho “mối đe dọa chiến lược dài hạn lớn nhất” đối với Washington. Trong một báo cáo bằng văn bản gửi cho Hạ viện, Đô đốc Davidson cũng lưu ý rằng các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc tiếp tục quấy rối ngư dân Philippines gần bãi cạn hoặc bãi cạn Panatag ở Biển Đông hoặc Biển Tây Philippines. Quan chức Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc “thường xuyên quấy rối các tàu cá đáng sợ từ đồng minh hiệp ước của chúng tôi, Philippines, hoạt động gần rạn san hô Scarborough, cũng như các đội tàu đánh cá của các quốc gia khác trong khu vực”.

Tuy nhiên, trái với quan điểm kiên quyết, cứng rắn của Mỹ đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, quân đội Philippines lại khẳng định rằng họ chưa nhận được báo cáo rằng ngư dân Philippines gặp phải sự quấy rối từ lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc. “Chúng tôi đã phối hợp với Cục Thủy sản và Thủy sản và ban đầu, không có báo cáo nào về việc ngư dân Philippines bị tấn công bằng vòi rồng của Trung Quốc và cho đến nay, không có trường hợp nào nhìn thấy tàu nạo vét ở vùng biển Bajo De Masinloc hoặc ở Biển Tây Philippines, Trung tướng Emmanuel Salamat, chỉ huy quân đội Philippines nói đầu tuần này.

http://biendong.net/bien-dong/27232-bo-quoc-phong-my-tq-quan-su-hoa-bien-dong-co-the-lam-suy-yeu-vai-tro-trung-tam-cua-asean.html

 

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cam kết

cắt giảm nửa giá thuốc kê toa nếu đắc cử

Theo tin từ đài CBS News, trên chương trình Face the Nation hôm Chủ Nhật (31 tháng 3), thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders – một trong những ứng cử viên tranh cử tổng thống hàng đầu của đảng Dân Chủ, đã cam kết giảm một nửa giá thuốc kê toa nếu ông được đề cử và trở thành tổng thống.

Khi được hỏi thêm về chi tiết, ông Sanders đã không vạch ra một kế hoạch cụ thể nào để đạt được cam kết mới nhất này. Thay vào đó, ông Sanders cho rằng Hoa Kỳ có thể xem xét và áp dụng giá thuốc kê đơn giống như ở nước dân chủ phát triển khác như Canada, Nhật Bản và Đức. Ngoài ra, ông nói thêm rằng chính phủ có thể “tham khảo” bằng sáng chế của các công ty dược phẩm. Bên cạnh đó, ông Sanders cũng đưa ra một số đề nghị táo bạo khác, bao gồm việc áp dụng hệ thống y tế “Medicare for all.”

Khi được hỏi liệu ông Sanders có muốn bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA) giống như Tổng thống Trump hay không, ông Sanders lưu ý kế hoạch chăm sóc sức khỏe của ông khác biệt rất nhiều so với những gì Tòa Bạch Ốc và các nhà lập pháp Cộng Hòa hình dung. Theo đó, ông cho biết trong khi chính sách bảo hiểm y tế của Tổng thống sẽ khiến nhiều người không thể chi trả, ông tin rằng chính phủ nên bảo đảm mọi người dân đều có quyền được chăm sóc y tế.

Trong thời gian gần đây, Tổng thống Trump quyết liệt chỉ trích Đạo luật ACA, đồng thời tiên đoán đạo luật sẽ bị tòa án bãi bỏ. Ngoài ra, Tổng thống cũng yêu cầu một nhóm thượng nghị

sĩ Cộng Hòa nghĩ ra phương án thay thế biện pháp của cựu Tổng thống Obama, kèm theo cam kết rằng đảng Cộng Hòa sẽ đưa ra “một chính sách ngoạn mục.”

Hồi tuần trước, Bộ Tư pháp yêu cầu tòa kháng án liên bang vô hiệu hóa toàn bộ Đạo luật ACA, hành động này khiến đảng Dân Chủ tích cực giải thích sự cần thiết trong việc bảo vệ Obamacare trên truyền thông. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-bernie-sanders-cam-ket-cat-giam-nua-gia-thuoc-ke-toa-neu-dac-cu/

 

Canada tuyên bố ủng hộ lập trường nguyên tắc

của ASEAN trong vấn đề Biển Đông

Tại Đối thoại ASEAN – Canada lần thứ 16, Canada đã bày tỏ ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Từ 25 – 26/3, diễn ra Đối thoại ASEAN – Canada lần thứ 16 tại thủ đô Ottawa, Canada. Tại cuộc họp, các thành viên ASEAN và Canada chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển đạt được trong quan hệ ASEAN – Canada, nhất là việc thực hiện “Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada giai đoạn 2016-2020” và “Tuyên bố chung ASEAN – Canada về Thương mại và đầu tư”. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đồng đều trên cả 3 trụ cột, tập trung vào các lĩnh vực như chống khủng bố, bạo lực cực đoan và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, quản lý biên giới, thương mại – đầu tư, kết nối, phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, năng lượng, giáo dục và cấp học bổng, giao lưu nhân dân, lao động di cư. Hai bên cũng nhất trí ủng hộ hệ thống thương mại đa phương quốc tế rộng mở, công bằng, dựa trên luật lệ; tiếp tục thảo luận về khả năng xây dựng FTA ASEAN-Canada.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện của Canada đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN, nhấn mạnh Canada là đối tác tin cậy, lâu đời của ASEAN, luôn coi trọng và mong muốn nâng cấp quan hệ với ASEAN; tiếp tục cam kết hỗ trợ ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; tiếp tục bày tỏ mong muốn được tham gia sâu hơn vào các cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, đặc biệt mong muốn sớm được tham gia vào Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+). Tuyên bố Canada ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh ủng hộ đối thoại và xây dựng lòng tin, kiềm chế, không quân sự hoá, phản đối các hành động đơn phương gây căng thẳng tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (DOC) và tích cực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Trong khi đó, ASEAN đánh giá cao cam kết của Canada đối với khu vực; mong muốn Canada tiếp tục hỗ trợ ASEAN đẩy mạnh liên kết, triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát huy vai trò trong cấu trúc khu vực đang định hình; tích cực phối hợp hiệu quả tại các cơ chế như ASEAN-Canada, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên.

Cũng tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và những thách thức đang nổi lên ở khu vực như khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, thiên tai. Hai bên cũng chia sẻ nhận định về tình hình Bán đảo Triều Tiên, chia sẻ lo ngại về những diễn biến trên thực địa tại Biển Đông, nhất là các hoạt động quân sự hoá ngày càng gia tăng, dẫn đến leo thang căng thẳng và mất ổn định tại khu vực.

Đây là cuộc họp thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao trong khuôn khổ Đối thoại ASEAN – Canada nhằm kiểm điểm tình hình và thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác tăng cường giữa hai bên, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Canada hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 9 của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại năm 2017 đạt 13,8 tỷ USD và là nhà đầu tư lớn thứ 8 vào ASEAN với tổng mức đầu tư 954 triệu USD năm 2017.

Được biết, trong những năm gần đây, Canada đã có sự điều chỉnh chính sách liên quan vấn đề Biển Đông. Trước đây, để không làm ảnh hưởng quan hệ song phương với Trung Quốc, Canada thường hạn chế can thiệp và đưa ra những tuyên bố cụ thể về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo đảo nhân tạo (phi pháp) và tiến hành quân sự hóa trên các thực thể này, Canada đã tích cực can dự và thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Tư lệnh Blair Saltel, chỉ huy tàu hộ vệ HMCS Calgary của Canada (8/11/2018) cho biết Canada đã triển khai chiến hạm HMCS Calgary đến Tây Thái Bình Dương để tập trận chống tàu ngầm chung với Nhật Bản và Mỹ. Hiện tàu Calgary neo đậu tại một căn cứ hải quân gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản cùng với tàu cung ứng Asterix. Cả 2 tàu này đều rời khỏi Canada từ tháng Bảy để tham gia sứ mệnh đi qua biển Hoa Đông tới Australia và tiến vào Biển Đông. Trước khi trở về Canada, tàu hộ vệ HMCS Calgary sẽ tới Sasebo, phía Tây Nhật Bản để tham gia thêm một đợt tập trận chiến tranh chống ngầm mới. Theo Đại tá Blair Saltel, Canada hy vọng mỗi năm có thể triển khai 1 hoặc 2 tàu chiến tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau với nhiều đồng minh khác nhau trong khu vực Biển Đông.

Không những vậy, Thượng viện Canada (24/4/2018) đã thông qua bản kiến nghị của nghị sĩ đảng Bảo thủ chỉ trích hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông. Kiến nghị “lên án hành vi thù địch và leo thang” của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi toàn bộ các bên liên quan đến những tranh chấp tại Biển Đông đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Ngoài ra, kiến nghị này còn kêu gọi chấm dứt các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa trong khu vực, yêu cầu các nước tìm giải pháp hòa bình và tôn trọng những phán quyết của cơ quan phân xử quốc tế. Thượng nghị sĩ Bảo thủ Thanh Hai Ngo tuyên bố bằng cách thông qua bản kiến nghị, thượng viện Canada đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng hành vi của quốc gia này trên Biển Đông là không thể chấp nhận và Thượng viện Canada cũng thúc giục Chính phủ đóng vai trò nguyên tắc đối với tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trong giai đoạn hiện nay.

Đáng chú ý, sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết liên quan vị kiện của Philippines ở Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Stéphan Dion (22/7/2016) tuyên bố Canada tin rằng các bên cần tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, dù có đồng tình với quyết định đó hay không; nhắc lại cam kết của Canada luôn hướng tới “duy trì luật pháp quốc tế và nỗ lực cho một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế đối với các vấn đề tranh chấp trên biển”; đồng thời thể hiện quan ngại sâu sắc về những căng thẳng trong khu vực đã bị đẩy lên trong những năm qua và có nguy cơ hủy hoại hòa bình và ổn định trong khu vưc. Ông Dion khẳng định và cho biết thêm rằng “điều quan trọng nhất là tất cả các nước cần kiềm chế, tránh ép buộc và có những hành động gây gia tăng căng thẳng”. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan có thái độ hòa dịu hơn khi không chỉ trích trực tiếp Trung Quốc, cho rằng Canada không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, nhận địn có những cơ quan quốc tế chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và đưa ra những quyết định trong khuôn khổ luật pháp và các bên cần phải tôn trọng những quyết định đó.

Canada có thái độ cứng rắn trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là do: Khu vực Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan vấn đề tự do hàng hải trong khu vực cũng như trên thế giới. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không được giải quyết và khi xảy ra xung đột quân sự trong khu vực nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều nước. Canada cũng là một quốc gia buôn bán với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và cũng là một thành viên của TPP (Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương). Vì vậy, vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Canada. Không những vậy, Trung Quốc tiến hành các hoạt động đơn phương ở Biển Đông là vi phạm các quy định luật pháp quốc tế, Canada có trách nhiệm thông qua các hành động của mình để cảnh báo các nước trên thế giới thấy rõ âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, Canada là một quốc gia tôn trọng tự do dân chủ và luật pháp quốc tế nên Canada không thể là ngơ trước thực các quốc gia nhỏ như Indonesia, Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và bị Trung Quốc lấn lướt. Vì vậy, Canada phải có tiếng nói cùng với các đồng minh ngoại giao của mình ở khu vực Đông Nam Á.

http://biendong.net/bien-dong/27234-canada-tuyen-bo-ung-ho-lap-truong-nguyen-tac-cua-asean-trong-van-de-bien-dong.html

 

Venezuela: Tổng thống lâm thời tự phong Guaidó

chờ quân đội ủng hộ

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó nhìn nhận rằng chỉ có thể thay đổi chính phủ khi có sự trợ giúp của lực lượng vũ trang.

Các tướng quân đội đến nay vẫn trung thành với Tổng thống Nicolás Maduro.

Venezuela: Guaidó chế nhạo mối đe dọa ‘nội chiến’

Maduro cảm ơn quân đội đã chặn ‘đảo chính’

Maduro thề đánh bại ‘thiểu số điên rồ’ của Guaidó

Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’

Ông Guaidó tuyên bố mình là lãnh đạo lâm thời vào tháng 1/2019 và nói rằng ông được “gần 90%” người dân Venezuela ủng hộ. Ông cũng nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ.

Hôm 31/3, chính quyền Venezuela cho biết sẽ rút ngắn ngày làm việc và đóng cửa các trường học do cắt điện.

Các văn phòng sẽ ngừng làm việc vào lúc 14:00 giờ địa phương “để tương thích với tình trạng cung cấp điện”, Bộ trưởng Truyền thông Jorge Rodriguez thông báo trên kênh truyền hình nhà nước.

Ông Guaidó nói với BBC rằng việc cắt điện thường xuyên và thiếu nước ảnh hưởng đến các bệnh viện, giao thông công cộng, nước và các dịch vụ khác, cũng như khiến dân chúng phẫn nộ về chính phủ Maduro.

“Chúng ta thấy các cuộc biểu tình diễn ra ở hơn 20 quận của thủ đô và ở khắp các bang của Venezuela. Người dân yêu cầu cung cấp điện và nước, và đòi kẻ tiếm quyền, Nicolás Maduro, ra đi. Đó là thông điệp chính,” ông nói.

Chính phủ tuyên bố tình trạng mất điện “là kết quả của sự phá hoại để buộc ông Maduro từ chức”.

Tuy nhiên, ông Guaidó nói ông Maduro không thể bị bãi chức trừ phi quân đội Venezuela từ bỏ ông.

“Sự trợ giúp và hậu thuẫn của lực lượng vũ trang là cần thiết để đạt được sự thay đổi dân chủ và hòa bình ở Venezuela trong tất cả các lĩnh vực, gồm bảo vệ an ninh cho người biểu tình,” ông nói.

Ông Guaidó – người mà chính phủ công bố sẽ bị cấm giữ chức vụ công trong 15 năm – nói sự hiện diện gần đây của quân đội Nga ở Venezuela là “sự khiêu khích” của ông Maduro để “cố gắng cho thấy sự ủng hộ mà ông thực sự không có được.”

“Người Nga không có bất kỳ động thái cụ thể nào, họ không thể hiện bất kỳ sự trợ giúp nào ngoài một số tuyên bố ngoại giao,” ông nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47770203

 

Người dân Venezuela dựng và đốt các rào chắn

gần dinh tổng thống vì tình trạng thiếu điện và nước

Caracas, Venezuela – Theo tin từ Reuters, hôm Chủ Nhật (31 tháng 3), người dân Venezuela dựng lên những chướng ngại vật và đốt cháy chúng gần dinh tổng thống ở Caracas cũng như ở các vùng khác, để phản đối việc mất điện liên tục dẫn đến tình trạng thiếu nước uống trong tháng này.

Những người biểu tình, trong đó có một số người đem theo đá và mặt nạ, đốt các lốp xe và thân cây dọc theo một đoạn đường của trung tâm thủ đô Caracas nhằm yêu cầu Tổng thống Nicolas Maduro cải thiện tình hình.

Theo các nhân chứng, các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở các khu vực khác của đất nước, bao gồm cả tiểu bang Carabobo.

Với tình hình hiện nay của Venezuela, người dân cảm thấy rất thất vọng về chính phủ của ông Maduro. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến người dân lo lắng vì các trường học và công việc buôn bán ở Venezuela bị gián đoạn, bởi các vấn đề về dịch vụ công cộng trong gần ba tuần.

Các cuộc biểu tình tương tự diễn ra ở các khu vực khác của đất nước, bao gồm cả tiểu bang Carabobo. Theo các nhân chứng, Tại tiểu bang này, người biểu tình đốt lốp xe và chặn đường.

Bắt đầu từ ngày 7 tháng 3 năm 2019, Venezuela phải trải qua tình trạng mất điện kéo dài trong vòng một tuần. Sau đó, vào ngày 25 tháng 3, tình trạng mất điện lại tiếp tục xảy ra, và cho đến nay, nguồn điện ở Venezuela vẫn chưa ổn định.

Trong một chương trình phát sóng trên truyền hình vào tối Chủ Nhật vừa qua, Tổng thống Maduro công bố kế hoạch 30 ngày về chế độ quản trị tải trọng của hệ thống điện, nhằm cân bằng quá trình tạo và tải điện với việc tiêu dùng điện.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez cho biết, tuần trước, các trường học dừng một số hoạt động và tình trạng này vẫn sẽ tiếp tục. Ngoài ra, ông cho hay, giờ làm việc sẽ chỉ kéo dài đến 2 giờ chiều. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-venezuela-dung-va-dot-cac-rao-chan-gan-dinh-tong-thong-vi-tinh-trang-thieu-dien-va-nuoc/

 

Brexit: Thủ tướng Anh ‘chịu sức ép’ về thỏa thuận ‘mềm’

Quốc hội Anh hôm thứ Hai một lần nữa cố gắng kiểm soát việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, với một số nhà lập pháp hy vọng buộc Thủ tướng Theresa May từ bỏ chiến lược Brexit của bà và theo đuổi những mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khối EU

Thỏa thuận của Thủ tướng May, từng bị các nhà lập pháp đánh bại ba lần ngay cả sau khi bà hứa sẽ từ chức nếu được thông qua, đã bị sứt mẻ hơn khi chính nghị sỹ phụ trách kỷ luật nội bộ đảng Bảo Thủ nói rằng Brexit ‘mềm hơn’ là không thể tránh khỏi sau khi bà mất đa số trong cuộc bầu cử năm 2017.

Ba ngày sau mốc nước Anh lẽ ra đã rời EU, vẫn chưa rõ bằng cách nào nước Anh sẽ nói lời tạm biệt với khối mà Vương quốc này gia nhập 46 năm trước, vẫn theo Reuters.

Brexit: Nghị sỹ Anh phủ quyết các nội dung gì?

Brexit: Hạ viện Anh lại bác bỏ thỏa thuận rời EU

Brexit và băn khoăn của sinh viên châu Á

Thất bại thứ ba của thỏa thuận ly hôn EU của Thủ tướng May đã khiến một trong những nhà lãnh đạo được cho là yếu nhất trong một thế hệ lãnh đạo phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng xoáy trôn ốc, sự kiện quan trọng nhất của nước Anh kể từ Thế chiến II.

Trong khi đó, người đứng đầu hãng Siemens – tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Đức, Juergen Maier, nói Anh đang phá hủy danh tiếng của mình về sự ổn định và ông kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ một liên minh hải quan với EU.

Quốc hội Anh bỏ phiếu cho các lựa chọn khác nhau về Brexit vào ngày thứ Hai, có thể cho thấy đa số ủng hộ cho một liên minh hải quan, và sau đó bà May có thể thử một lần cuối cùng bằng cách đưa thỏa thuận của bà trở lại một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ngay sau hôm thứ Tư.

Chính phủ May và đảng Bảo thủ của bà đang ở trong một mâu thuẫn công khai giữa những người thúc đẩy một liên minh hải quan với EU và những người hoài nghi châu Âu vốn yêu cầu một cắt đứt rõ ràng hơn khỏi EU.

‘Làm suy yếu thủ tướng’

Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?

Bà May hứa từ chức nếu đề xuất Brexit được thông qua

Brexit: dân biểu Anh được yêu cầu biểu quyết lần ba

Nghị sỹ Julian Smith, người chịu trách nhiệm về kỷ luật nội bộ đảng được do bà May chỉ định, nói rằng Chính phủ nên rõ ràng hơn rằng việc mất đa số trong Quốc hội của Thủ tướng May trong một cuộc bầu cử năm 2017 sẽ “không tránh khỏi” dẫn tới việc Quốc hội chấp nhận một Brexit ‘mềm’ hơn.

Chính phủ nói chung có lẽ nên rõ ràng hơn về hậu quả của điều đó, ông Julian Smith nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 01/4.

Theo nghị sỹ này, những gì diễn ra ở Quốc hội Anh cho thấy đây “chắc chắn” sẽ dẫn tới một loại thỏa thuận Brexit “mềm hơn”.

Ông Smith cũng nói rằng các bộ trưởng đã cố gắng để làm suy yếu Thủ tướng May.

“Hành vi của họ,” ông nói, “là ví dụ tồi tệ nhất về kỷ luật kém trong nội các từng thấy trong lịch sử chính trị nước Anh.”

Khi được đề nghị đưa ra ý kiến của mình, người phát ngôn này của Thủ tướng May nói:

“Thủ tướng đã nói rõ rằng cần phải đưa đất nước trở lại với nhau sau cuộc bỏ phiếu Brexit và đó là những gì họ (Chính phủ) đang nỗ lực để đạt được.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47778662

 

Brexit : thủ tướng và Nghị Viện Anh tiếp tục đấu trí cân não

Minh Anh

Hôm nay, 01/04/2019, Nghị Viện Anh tiếp tục tiến hành một loạt cuộc bỏ phiếu thăm dò ý định về những giải pháp có thể thay thế cho thỏa thuận Brexit mà thủ tướng Theresa May đã ký với Liên Hiệp Châu Âu. Thỏa thuận do thủ tướng Anh đệ trình đã bị các nghị sĩ Anh bác bỏ ba lần.

Tường thuật của thông tín viên Anissa El Jabri tại Luân Đôn :

« Người ta đang chờ đợi sự lựa chọn cuối cùng các giải pháp thay thế và sự lựa chọn này do chủ tịch Nghị Viện thực hiện. Lần này, chắc sẽ có ít các đề xuất giải pháp được đệ trình để bỏ phiếu và do vậy, có thể có được một đa số về một giải pháp được nói nhiều đến trong kỳ nghỉ cuối tuần qua. Giải pháp duy trì nước Anh trong liên minh thuế quan. Đảng Dân Chủ Thống Nhất (DUP) Bắc Ai Len đã tỏ ra chấp thuận. Cho đến nay, đảng này vẫn nhất quyết chống lại thỏa thuận mà bà May đã ký với châu Âu.

Trong tuần trước, đề xuất này đã được đón nhận một cách thuận lợi, và nhất là có khoảng cách khá nhỏ giữa số phiếu chống và phiếu thuận. Vậy giờ đây, bà May có khả năng chú ý đến đề nghị này hay không ? Thủ tướng Anh vẫn đang hứng chịu áp lực tối đa, đến từ nhiều hướng và rất trái ngược nhau, từ hai phe chống và ủng hộ Brexit.

Giờ đây, hầu như tất cả các bộ trưởng đều đe dọa từ chức. Theo báo The Sun, các dân biểu Bảo Thủ mất kiên nhẫn. 170 nghị sĩ kêu gọi thủ tướng không chấp nhận lùi lại thời điểm Brexit quá xa. 170 người, tức là còn lớn hơn một nửa tổng số nghị sĩ thuộc nhóm Bảo Thủ. Báo Sunday Times cho biết, ngay trong nội các của bà May cũng có chia rẽ giữa những người chống và ủng hộ việc tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn. Mọi quyết định trong bối cảnh hiện nay đều có nhiều rủi ro. Ngay tại vùng bầu cử trung thành nhất với bà, người ta cũng cho rằng bà May chỉ có thể giữ được chiếc ghế thủ tướng trong vài tuần mà thôi, không thể lâu hơn được nữa. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190401-brexit-thu-tuong-nghi-vien-anh-dau-tri-can-nao

 

Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc

Tại Anh, thỉnh thoảng lại có tin một số trẻ em mất tích ở vùng Đông Nam, mà đáng chú ý là tới phân nửa các trường hợp đều mang quốc tịch Việt Nam.

Vào tháng 11/2018, bốn trẻ Việt Nam bị thông báo mất tích chỉ vài ngày sau khi được địa phương nhận chăm sóc.

Anh Quốc phá đường dây buôn người Việt

Nhiều người Việt làm móng tay ở Anh bị bắt

Cảnh sát Anh tìm 13 ‘trẻ Việt nhập cư lậu’

Phóng viên BBC Glen Campbell đã lần theo hành trình vào Anh bất hợp pháp của các em, và của người Việt nhập cư lậu nói chung, từ “điểm tập kết” của họ tại Pháp, và tìm hiểu lý do những người Việt này thường bỏ trốn khi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cũng như nguyện vọng của họ nếu tới được Anh.

Từ làng Vietnam City đến Vietnam City mới

Điểm bắt đầu của phóng viên Campbell là một thị trấn khai thác than cổ ở miền Bắc nước Pháp – Angres, nơi có khu lán trại được gọi là ‘Vietnam City’.

Vào năm 2010, người dân địa phương khi đi bộ qua đã phát hiện thấy một số người Việt sống trong khu lán trại bỏ hoang của khu khai mỏ, nằm trong rừng.

Nơi này được biết đến với tên gọi Vietnam City, và những người trú ngụ ở đó được dân địa phương giúp đỡ. Họ được cho quần áo, thức ăn và các nhu yếu phẩm khác.

Tuy nhiên, hồi cuối 2018, nơi này đã bị chính quyền địa phương phá bỏ.

Benoit Decq, đại diện cho một chuyên giúp đỡ những người Việt này, nói rằng tại Vietnam City, luôn có khoảng từ 20 đến 200 người trú ngụ trong suốt thời gian tám năm tồn tại.

Trước khi bị phá bỏ, nơi đó có một ngôi nhà, một nhà kho, khu vệ sinh, một vài nhà tắm, thậm chí một vườn rau nơi họ trồng trọt và nuôi vài con gà để thịt.

Sau khi bị phá bỏ, các di dân bất hợp pháp người Việt chuyển tới một nơi ở mới, nằm cách chỗ cũ 45km, nằm gần đường cao tốc.

Ở chỗ mới, phóng viên BBC thấy mọi thứ trông tươm tất, ngăn nắp. Khu Vietnam City mới có khu bếp, khu ở, nhà vệ sinh và chỗ tắm.

Lucille Vallin, một trong những người dân địa phương giúp đỡ các di dân Việt Nam, nói rằng “Vietnam City mới xuất hiện rất nhanh chóng”, và chỉ trong hai tuần đã xong việc dựng nhà.

Điều đặc biệt là tại đây chỉ toàn người Việt, và tất cả đều là nam giới, khác với các trại di dân khác ở miền bắc nước Pháp.

Vào Anh bằng cách chui vào xe tải

Đây là trạm trung chuyển cuối cùng trước khi họ đến điểm cuối là Anh, và nó nằm gần bãi đỗ xe tải, phương tiện chính để người Việt vào lậu nước Anh.

Một trong những thanh niên có mặt tại khu trại nói với BBC rằng anh đã trả 16 ngàn đô la Mỹ để được đưa tới đây.

Hoàng từng tìm cách vào Anh nhưng đến nay vẫn thất bại.

Anh nói anh quyết tâm bằng được.

“Tôi từng đến Bỉ và nghĩ đó là Anh. Tôi bị bắt sau khi nhảy ra khỏi xe tải,” Hoàng nói.

“Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, ngày nào cũng sẽ tìm cách.”

Tại bãi xe tải cách đó 2km, ‘mục tiêu công thành’ của những người này, phóng viên BBC nhận thấy đó là nơi thiếu giám sát an ninh, không có bảo vệ, không có camera giám sát và tương đối tối tăm.

Khi đi quanh bãi xe, phóng viên Campbell nhận thấy nhiều xe đã bị phá khóa. Nếu lọt được vào thùng xe, các di dân sẽ theo hành trình tới bến phà Calais của Pháp, từ đó sang các bến phà của Anh.

‘Trẻ vị thành niên Việt mất tích’

Trong trường hợp bị giới chức phát hiện, bắt giữ khi đã vào tới lãnh thổ Anh, các di dân nếu dưới 18 tuổi sẽ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội địa phương.

Tuy nhiên, hiện tượng chung là họ đều biến mất chỉ vài ngày sau đó.

Debbie Beadle từ ECPAT, tổ chức từ thiện bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn người, cho biết:

“Dù đã được đưa vào trung tâm chăm sóc tại địa phương, nhiều em đã quay lại với kẻ buôn người vì các em sợ những hậu quả khi không trả nợ.”

“Từ nhiều năm trở lại đây, trẻ em Việt mất tích là một vấn nạn lớn. Chúng tôi có thể khẳng định nhiều trong số các em là nạn nhân của hoạt động buôn người.”

“Các em khi tới được đây là đã mắc nợ những kẻ buôn người. Các em sẽ bị bắt trả nợ. Đó là một áp lực lớn. Rõ ràng là các em rằng nếu không trả hết nợ, bản thân chúng hoặc gia đình sẽ gặp rắc rối.”

Ước mơ

Khi BBC nói chuyện với những người trú tại trại Vietnam City mới ở Pháp, tất cả họ đều nói thông qua phiên dịch viên rằng họ muốn làm việc trong tiệm móng tay sau khi tới Anh.

Nhưng vì sao lại là tiệm móng tay?

“Có một mạng lưới tiệm móng tay to lớn của người Việt ở Anh, cho nên cóvvẻ họ sẽ dễ tiếp cận được mảng thị trường đó. Và đây là điều bọn buôn người dễ dàng lợi dụng khai thác,” bà Debbie Beadle giải thích.

Năm 2016, cảnh sát nghi ngờ một tiệm móng tay của chủ người Việt bóc lột lao động trẻ em. Vụ này dẫn tới việc truy tố thành công đầu tiên dựa theo Đạo luật Nô lệ Hiện đại 2015 liên quan tới trẻ em.

Bà Eran Cutliffe, công tố viên chính trong vụ án trên nói rằng buôn người là một loại tội phạm hình sự có tổ chức, và liên quan tới rất nhiều tiền.

“Con người bị hoa mắt bởi lợi nhuận từ tội ác này,” bà nói.

“Những nạn nhân bị coi là món hàng. Dù là những món hàng đắt giá, nhưng vẫn chỉ là những món hàng. Việc đối xử với con người như vậy là tội ác nghiêm trọng.”

Phóng sự đã được phát trong chương trình Inside Out của BBC hồi 2/2019.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47741058

 

Pháp : TT Macron cử 3 người thân tín vào nội các

Trọng Nghĩa

Điện Élysée tối 31/03/2019 công bố danh tính của ba thành viên chính phủ mới được bổ nhiệm thay thế ba bộ trưởng và quốc vụ khanh vừa từ chức vào tuần trước.

Điểm chung của các thành viên mới trong chính phủ Pháp là cả ba đều là cộng sự viên thân tín của tổng thống Macron.

Nổi bật nhất do vai trò là tiếng nói của chính phủ Pháp là bà Sibeth Ndiaye, được cử làm quốc vụ khanh, phát ngôn viên chính phủ.

Sinh năm 1979 tại Dakar, thủ đô nước Sénégal ở châu Phi, nhập tịch Pháp năm 2016, bà Sibeth Ndiaye được xem là thuộc giới thân cận nhất của ông Macron, đã bắt đầu làm việc với ông từ thời ông còn làm bộ trưởng Bộ Kinh Tế.

Người phụ nữ trẻ gốc Sénégal này đã đồng hành cùng Emmanuel Macron trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2017, phụ trách mảng truyền thông báo chí, trước khi trở thành cố vấn truyền thông tại Điện Élysée.

Nhân vật nữ thứ hai được cử làm bộ trưởng là dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước LREM, bà Amélie de Montchalin, được cử làm quốc vụ khanh đặc trách Châu Âu.

Sinh năm 1985, tại thành phố thành phố Lyon miền Nam nước Pháp, bà Amélie de Montchalin là một kinh tế gia, tham gia đời sống chính trị từ năm 2017 sau khi được bầu làm dân biểu Pháp. Từ năm 2018, bà đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch thứ nhất đảng Cộng Hòa Tiến Bước.

Nhân vật thứ ba được đề bạt hôm qua là ông Cédric O, được cử làm quốc vụ khanh phụ trách kỹ thuật số.

Sing năm 1982, ông Cédric O từng làm việc trong ban vận động tranh cử của cựu tổng thống đảng Xã Hội François Hollande, sau đó trở thành cộng tác viên của bộ trưởng Pierre Moscovici. Ngay từ năm 2017, ông gia nhập đội ngũ của ông Macron và phong trào Cộng Hòa Tiến Bước, trở thành thủ quỹ chiến dịch tranh cử, là thành viên ban chấp hành của phong trào.

Cả ba tân quốc vụ khanh đều chưa từng tham gia chính phủ.

http://vi.rfi.fr/phap/20190401-phap-tt-macron-cu-3-nguoi-than-tin-vao-noi-cac

 

Nguyên soái Liên Xô Dmitry Yazov

hai lần ra tòa vẫn được Putin ưu ái

Không chỉ bị tòa án Lithuania xử tù vắng mặt vì vụ bắn giết ở Vilnius năm 1991, Nguyên soái Liên Xô Dimitry Yazov còn từng bị xử vì đảo chính chống Moscow.

Hôm 27/03/2019, toà án Lithuania ra bản án 10 năm tù giam với Nguyên soái Dmitry Yazov, 94 tuổi.

Putin cổ vũ huyền thoại Thế chiến Hai

So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky

Mạng lưới điệp viên Nga cài cắm ở Mỹ

Ngày Liên Xô đàn áp Mùa xuân Prague 1968

Nhưng bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên Xô không có mặt tại tòa.

Lithuania đóng lại phiên tòa kéo dài xử 67 cựu sĩ quan quân đội Liên Xô và KGB vứi các bản án từ bốn đến 14 năm cho các bị cáo.

Ngày 13/01/1991, quân đội Liên Xô tấn công vào đài truyền hình ở thủ đô CH Lithuania, khi đó thuộc Liên Xô, và bắn chết 14 người, làm bị thương 700 người.

Vào thời gian đó, Moscow muốn ngăn chặn làn sóng độc lập của các nước cộng hòa vùng Baltic muốn tách khỏi Liên Xô.

Đây không phải là lần đổ máu duy nhất xảy ra khi Liên Xô trên đà tan rã.

Cuộc tấn công của quân đội Liên Xô tại Baku, Azerbaijan cũng làm gần 100 người Azerbajian thiệt mạng.

Ông Yazov là bộ trưởng quốc phòng và đã ra lệnh tấn công ở cả Vilnius và Baku trong Tháng Giêng Đen năm 1991.

Nay, ông bị tòa Lithuania, quốc gia đã độc lập và là thành viên EU, xử “tội ác chiến tranh và chống nhân loại”.

Một cựu đại tá KGB, Mikhail Golovatov, cũng bị xử 12 năm tù khiếm diện trong phiên tòa.

Cả hai ông Golovatov và Yazov đều là công dân Nga và sống tại Nga.

Moscow đã lên án phiên tòa, cho đó là “xuyên tạc lịch sử” và từ chối dẫn độ hai ông Yazov và Golovatov cùng những người khác.

Ở Nga, nguyên soái Yazov là nhân vật được tổng thống Vladimir Putin đề cao, trao tặng huân huy chương.

Nhưng nhân vật này cũng từng bị tòa Nga xử tù.

Nhân vật thuộc phái cứng rắn

Sinh năm 1923 ở Omsk, vùng Siberia, ông Dmitry Yazov nổi tiếng là nhân vật cứng rắn, bảo thủ.

Theo binh nghiệp từ hồi trẻ và từng bị thương trong Thế Chiến 2, ông được cử sang Cuba giúp chế độ Fidel Castro ngay sau khi họ nắm quyền năm 1959.

Là chuyên gia quân sự tại Cuba, ông giúp Havana đào tạo sĩ quan quân đội, và sau về Liên Xô, làm tư lệnh quân khu ở Trung Á.

Ông cũng làm chỉ huy một đơn vị quân Liên Xô ở Tiệp Khắc sau biến cố 1968.

Trong thời gian Liên Xô xâm lăng Afghanistan, ông được cử sang làm chỉ huy và năm 1987, về nước nhậm chức bộ trưởng quốc phòng.

Là một trong số nguyên soái được phong chức cuối cùng của Liên Xô (năm 1990), ông đại diện cho phái bảo thủ trong lực lượng vũ trang Liên Xô.

Tháng 8/1991, ông đứng về phe đảo chính định lật đổ Chủ tịch Mikhail Gorbachev.

Là thành viên Hội đồng Cứu quốc, ông đứng vị trí thứ 54, sau phó chủ tịch nước Gennady Yanayev, thủ tướng Valentin Pavlov và lãnh đạo KGB Vladimir Kryuchkov.

Cuộc đảo chính thất bại, không cứu được sự tan rã của Liên Xô, và ông Yazov bị xử thời Boris Yeltsin cùng bảy người khác tội ‘phản quốc’.

Tuy thế, đến năm 1994, Viện Duma ra quyết định ân xá cho họ và ông Yazov sau lại được Tổng thống Putin ca ngợi.

Yazov là nguyên soái duy nhất của chế độ Xô Viết không được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Tuy thế, ông được tổng thống Putin tới thăm và chúc sinh nhật 90 tuổi, và trao huân chương công trạng “vì tấm gương ái quốc cho các thế hệ trẻ” ở Nga.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47772132

 

Bầu cử tổng thống Ukraina vòng 1 :

“Anh hề” Zelensky về đầu

Trọng Thành

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ vòng một bầu cử tổng thống Ukraina, được Ủy Ban Bầu Cử công bố hôm 01/04/2019, tân binh trong chính trường Ukraina, diễn viên hài Volodymyr Zelensky 41 tuổi, dẫn đầu với hơn 30% phiếu, đúng như các thăm dò dư luận gần đây. Vượt xa người về thứ hai, tổng thống mãn nhiệm Porochenko, 16,7%.

Tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko thừa nhận kết quả vòng một là « một bài học nghiêm khắc » của cử tri. Kết quả sơ bộ vòng một cũng là một thất bại đau đớn với nữ chính trị gia Ioulia Timochenko, cựu thủ tướng, vốn đứng đầu trong các thăm dò dư luận, khi cuộc tranh cử mới khởi sự. Nếu chỉ đạt hơn 13% phiếu bầu, như kết quả sơ bộ cho thấy, bà Timochenko sẽ bị loại.

« Anh hề » Zelensky là một bất ngờ của cuộc tranh cử tổng thống Ukraina. Bất chấp những nghi ngại về cương lĩnh tranh cử không rõ ràng, cũng như khả năng lãnh đạo một đất nước trong chiến tranh, nằm ở tâm điểm căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đông đảo cử tri Ukraina vẫn dồn phiếu cho ông Zelensky, với hy vọng có một thay đổi lớn.

Phóng sự của thông tín viên Anastasia Becchio từ Kiev :

« Vài phút trước khi kết quả bầu cử được thông báo, ông Volodymyr Zelensky chơi bóng bàn tại trụ sở tranh cử, như thể đây là một không gian giải trí. Ở phòng bên cạnh, có một màn hình phát đi chương trình tối bầu cử của kênh 1+1. Đây chính là kênh truyền hình từng công chiếu bộ phim nhiều kỳ thành công mang tên ‘‘Người phục vụ nhân dân’’, trong đó một giáo viên môn lịch sử bình thường, do ông Zelensky đóng vai, ngẫu nhiên trở thành tổng thống.

Vào lúc kết quả sơ bộ được công bố, các khách mời của diễn viên hài Zelensky phấn chấn. Đứng bên cạnh vợ, ứng cử viên về đầu phát biểu ngắn gọn : Đây mới là bước đầu tiên, trước các thay đổi lớn. Tôi xin được cảm ơn tất cả mọi cử tri Ukraina đã đi bỏ phiếu. Thực lòng là như vậy.

Có mặt trong số các khách mời quan trọng tối qua, ông Oleksandr Danylyuk, cựu bộ trưởng Tài Chính, tươi cười nói : Thời của Timochenko và Porochenko đã qua rồi, giờ đây mọi người muốn điều mới. Theo ông, cử tri đã nói rõ là họ không muốn các chính sách hiện nay tiếp tục. Họ không muốn những người, mà họ không còn tin tưởng, lãnh đạo đất nước.

Đây là một tình cảm mà Denis, một khách mời khác của Voloydymyr Zelensky, mang phù hiệu xanh trên cổ, chia sẻ. Theo ông, đây trước hết là một hành động bỏ phiếu mang tính phản kháng. Nhiều người đã bỏ phiếu cho một gương mặt hoàn toàn khác. Ông cho rằng sẽ rất khó khăn cho tổng thống mãn nhiệm Porochenko.

Người ủng hộ diễn viên hài Zelensky tin tưởng là ứng cử viên của ông sẽ chiến thắng trong vòng hai bầu cử tổng thống, diễn ra trong ba tuần nữa, với điều kiện là ứng viên này không được có bước đi sai lầm ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190401-bau-cu-tong-thong-ukraina-vong-1-anh-he-zelensky-ve-dau

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận thất bại tại Istanbul

Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ – Theo tin từ Reuters, vào hôm Chủ Nhật (31 tháng 3), Tổng thống Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu thất bại nặng nề khi đảng AK cầm quyền của ông lần đầu tiên mất quyền kiểm soát thủ đô Ankara trong một cuộc bầu cử địa phương, và ông có vẻ như đã thừa nhận thất bại tại thành phố lớn nhất quốc gia là Istanbul.

Ông Erdogan, người thống trị chính trường Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi lên nắm quyền vào 16 năm trước, và cai trị đất nước của ông với sự kìm kẹp chặt chẽ hơn bao giờ hết, đã vận động không ngừng trong hai tháng trước cuộc bỏ phiếu vào hôm Chủ Nhật, tức cuộc bỏ phiếu mà ông mô tả là “một vấn đề sống còn” đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng các cuộc vận động hàng ngày và sự hỗ trợ áp đảo của truyền thông dành cho ông cũng thất bại trong việc giành được thủ đô của đất nước, hoặc bảo đảm một kết quả rõ ràng ở Istanbul, trong bối cảnh tình trạng suy thoái kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đang đè nặng lên các cử tri.

Thất bại của đảng gốc Hồi giáo của ông Erdogan ở Ankara là một tổn thất nặng nề đối với vị tổng thống này. Việc đánh mất Istanbul, nơi ông từng bắt đầu sự nghiệp chính trị và hoạt động với cương vị thị trưởng vào những năm 1990, thậm chí sẽ còn là một cú sốc mang tính biểu tượng lớn hơn.

Với 99.8 phần trăm các thùng phiếu được mở tại Ankara, ứng cử viên thị trưởng Mansur Yavas của đảng CHP đã giành được 50.9% số phiếu, giúp ông dẫn trước 3.8% so với đối thủ của ông từ đảng AKP.

Cơ quan Anadolu thuộc sở hữu nhà nước cho biết AKP sẽ kháng cáo ở một số quận của thủ đô. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-tho-nhi-ky-thua-nhan-that-bai-tai-istanbul/

 

Algeri : Vì sao Hội Đồng Bảo Hiến vẫn « im lặng »

trước yêu cầu của quân đội ?

Minh Anh

Lãnh đạo quân đội Algeri, tướng Ahmed Gaid Salah, ngày 31/03/2019, lại kêu gọi tổng thống từ chức theo điều hiến định. Vì sao Hội Đồng Bảo Hiến vẫn chưa thực hiện thủ tục này ? Phải chăng đang có một cuộc đọ sức giữa quân đội và phe thân cận của tổng thống ?

Mọi việc bắt đầu từ ngày 26/03/2019, tướng Ahmed Gaid Salah, tổng tham mưu trưởng quân đội, bất ngờ kêu gọi khởi động điều khoản 102 trong Hiến Pháp tuyên bố tổng thống « mất khả năng » lãnh đạo đất nước vì vấn đề sức khỏe. Và câu trả lời cho yêu cầu này của lãnh đạo quân đội Algeri là một sự « im lặng » đến khó tả từ Hội Đồng Bảo Hiến.

Vì sao như vậy ? Giới chuyên gia đưa ra hai giả thuyết để diễn giải cho sự chậm trễ này. Thứ nhất, có thể đây là một cuộc đọ sức đang diễn ra giữa phe quân đội và những người thân cận của tổng thống. Bằng chứng cho bầu không khí căng thẳng đó là những lời đe dọa bóng gió đến từ tổng tham mưu trưởng quân đội hôm 18/03 cho rằng « mỗi một vấn đề đều có một hay nhiều giải pháp ». Ông nhấn mạnh rằng những giải pháp này phải được đưa ra « đúng lúc ».

Một lời kêu gọi dành cho ông Tayeb Belaiz, chủ tịch Hội đồng Bảo Hiến là nên đưa ra các biện pháp cần thiết để áp dụng điều khoản 102. Theo quy định của Hiến Pháp Algeri, để có thể khởi động điều khoản 102, thì đích thân chủ tịch Hội Đồng Bảo Hiến, phải đề xuất với Nghị Viện Algeri khởi động thủ tục này. Thế nhưng Tayeb Belaiz lại là một người thân tín của tổng thống Bouteflika.

Đây chính có lẽ là điểm bất đồng giữa lãnh đạo quân đội và phe thân tín của tổng thống Bouteflika. Bởi vì, thời gian càng kéo dài, người dân càng bất mãn, thì sẽ càng bất lợi cho quân đội và chính bản thân lãnh đạo quân đội Algeri theo như giải thích của ông Yahia Zoubir, chuyên gia về Algeri, và giáo sư Quan hệ Quốc tế tại trường Kedge Business School tại Marseille trên trang mạng Sputnik :

« Vào lúc những đòi hỏi của người dân không ngừng gia tăng, Gaid Salah tin rằng nếu ông không hành động đúng lúc, chính ông sẽ phải là người ra đi sớm, điều có khả năng trở thành một đòi hỏi thật sự của người dân. Hơn nữa còn có một nỗi lo, chính đáng hơn và được giới quân đội đồng tình hơn, đó là khả năng mất kiểm soát an ninh, có thể do chính phe thân cận tổng thống gây ra ».

Còn theo giả thuyết thứ hai, thì một số nhà quan sát không mấy tin rằng ông Ahmed Gaid Salah lại có thể « trở mặt » phản đối tổng thống. Họ cho rằng đó chẳng qua là một hình thức để « kéo dài thời gian » trước làn sóng phản đối của người dân.

Nếu như giải pháp do tướng Salah đề xuất vẫn chưa thuyết phục được lòng dân, thì với một số lãnh đạo đảng Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia FLN – đảng chính trị của tổng thống Bouteflika – đều cho rằng « đây là một chiến lược tốt để thoát khỏi khủng hoảng. Một chiến lược cho phép giải quyết vấn đề một cách hòa bình, bởi vì người ta vẫn nằm trong khuôn khổ Hiến Pháp ».

Một quan điểm đã bị phe đối lập phản đối cho rằng « việc quản lý đất nước trong những năm gần đây chưa bao giờ tuân thủ theo Hiến Pháp, do vậy việc dùng các quy định Hiến Pháp chỉ là một sự thao túng mà thôi » một chiếc bẫy để tránh đưa ra các ý tưởng mới.

Tóm lại, tình trạng bế tắc hiến định hiện nay tại Algeri có nguy cơ kéo dài đến 28/04/2019, đó cũng ngày hết hạn nhiệm kỳ tổng thống Abdelaziz Bouteflika.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190401-algeri-hoi-dong-bao-hien-quan-doi

 

Algeri thành lập chính phủ mới

nhằm hạ nhiệt làn sóng phản đối

Minh Anh

Tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika ngày 31/03/2019 thông báo thành lập một chính phủ mới. Mục đích là nhằm hạ nhiệt làn sóng phản đối chưa từng có mà ông phải đối mặt từ hơn một tháng nay.

Trong số 27 bộ trưởng trong nội các mới có sáu phụ nữ như cam kết của chính quyền Algeri. Chính phủ mới sẽ do ông Noureddine Bedoui điều hành. Nhân vật số hai trong chính phủ vẫn là tướng Ahmed Gaid Salah, tổng tham mưu trưởng quân đội, và là người đã đề nghị khởi động điều khoản 102 trong Hiến Pháp để phế truất tổng thống. Chiếc ghế bộ trưởng Quốc Phòng vẫn thuộc về tổng thống, tổng tư lệnh quân đội theo như quy định của Hiến Pháp Algeri.

Điều gây ngạc nhiên là trong thành phần nội các mới không có ông Ramtane Lamamra, vừa được bổ nhiệm làm phó thủ tướng và ngoại trưởng hôm 11/03/2019. Ông Sabri Boukadoum, 60 tuổi, đại sứ Algeri bên cạnh Liên Hiệp Quốc sẽ đảm nhận trọng trách lãnh đạo ngành Ngoại Giao Algeri.

Liên quan đến lời hứa một nội các « trẻ và có năng lực », chính quyền Algeri đã bổ nhiệm bà Meriem Merdaci, 36 tuổi, chủ nhiệm một nhà xuất bản ở thành phố Constantinople làm bộ trưởng Văn Hóa và ông Raouf Bernaoui, 43 tuổi, chủ tịch Liên đoàn đấu kiếm giữ vị trí bộ trưởng Thanh Niên và Thể Thao. Nhiều vị trí khác cũng được giao cho các quan chức cao cấp hay lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm.

Theo quan sát của AFP, thông báo thành lập chính phủ mới « kỹ trị hơn » như cam kết của chính quyền Algeri vẫn khó có thể mà thuyết phục được người biểu tình.

Tổng thống Bouteflika có thể đang chuẩn bị từ chức

Theo Reuters, hơn một tháng sau khi phong trào phản kháng yêu cầu tổng thống Algeri ra đi bùng phát, tối hôm qua 31/03/2019, hai kênh truyền hình Ennahar và El Bilad cho biết tổng thống Abdelaziz Bouteflika đang chuẩn bị việc thông báo từ chức, theo điều khoản 102 Hiến pháp Algeri.

Kênh truyền hình Ennahar, dẫn một số nguồn tin từ giới chính trị, cho biết quyết định từ chức sẽ được thông báo vào ngày mai, thứ Ba 02/04. Trong khi đó, kênh El Bilad thì nói một cách chung hơn là quyết định từ chức sẽ được đưa ra trong tuần này.

Tuy nhiên, truyền thông chính thức Algeri cho đến nay không đưa ra một thông tin nào tương tự, phủ tổng thống cũng không có bất cứ bình luận nào về vấn đề này.

Một « biểu tượng tham nhũng » bị bắt tại biên giới

Doanh nhân Ali Haddad, một trong những cộng sự của tổng thống Bouteflika bị bắt tại vùng biên giới giữa Algeri với Tunisia. Nhân vật này cũng được coi là người rất thân cận với Said Bouteflika, em trai của tổng thống.

Trả lời RFI, ông Mourad Goumiri – giáo sư chính trị học và kinh tế học Đại học Alger – khẳng định : « Về mặt biểu tượng, nhân vật này là hiện thân của tham nhũng. Ông ta nằm trong nhóm những người mà dân chúng trên đường phố đòi phải đền tội ».

Ali Haddad lãnh đạo Diễn đàn giới chủ doanh nghiệp Algeri (FCE) từ năm 2014. Cách nay bốn ngày, Ali Haddad đã đệ đơn xin từ nhiệm chủ tịch FCE.

An ninh siết chặt tại các phi trường

Báo chí Algeri cũng cho biết việc một số nhân vật có tên tuổi tại Algeri bị cấm rời lãnh thổ, kiểm soát được siết chặt tại các phi trường. Sáng hôm qua, Chủ Nhật 31/03, chính quyền cấm một số phi cơ tư nhân có chủ sở hữu là người Algeri cất cánh hoặc hạ cánh tại quốc gia này, cho đến ngày 30/04/2019.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190401-algeri-thanh-lap-chinh-phu-moi-nham-ha-nhiet-lan-song-phan-doi

 

Nhật Bản hướng tới ‘tôn ti và hòa hợp’ của thời Lệnh Hòa

Nhật Bản vừa công bố niên hiệu của đời vua mới, “Lệnh Hòa” (“Reiwa”), sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5.

Lệnh Hòa mang ý nghĩa tôn ti và hòa hợp hoặc hòa bình.

Niên hiệu hiện nay, Bình Thành (Heisei), sẽ chấm dứt trong vòng một tháng nữa, khi Nhật Hoàng Akihito thoái vị.

Nhật hoàng ngỏ ý muốn thoái vị

Nhật Bản và ‘nghệ thuật kiên nhẫn’

Kumamoto, tòa thành định hình lịch sử Nhật Bản

Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga tại cuộc họp báo đã trưng ra khung ảnh có lồng chữ viết niên hiệu mới, với các ký tự được viết tay.

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước quốc hội về ý nghĩa của tên gọi này.

Niên hiệu của mỗi đời Nhật hoàng, “gengo” trong tiếng Nhật, được dùng bên cạnh dương lịch.

Niên hiệu mới được ghép từ hai ký tự Rei và Wa, có nghĩa là “tôn ti”, và “hòa bình” hoặc là “hòa hợp”.

Lệnh Hòa nghĩa là gì?

Đây là lần đầu tiên niên hiệu được lấy từ một tập thi tuyển cổ của Nhật, Manyoshu (Vạn Diệp Tập), thay vì lấy từ tiếng Trung, ông Abe nói.

Manyoshu biểu tượng cho “nền văn hóa sâu sắc và truyền thống lâu dài” của Nhật Bản.

“Đất nước chúng ta đang đối diện với một bước ngoặt lớn, nhưng có rất nhiều giá trị Nhật Bản sẽ không thể phai mờ,” ông Abe nói với các phóng viên.

Trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản, nước này đã trải qua bốn đời vua.

Kỷ nguyên hiện thời là của Nhật Hoàng Akihito, với niên hiệu Bình Thành (Heisei), có nghĩa là “đạt được hòa bình”.

Trước đó là thời Chiêu Hòa (Showa) (1926-1989), có nghĩa là “hướng tới sự hòa hợp”.

Niên hiệu Chiêu Hòa là thời Nhật Hoàng Hirohito cầm quyền 64 năm, trước và sau Thế Chiến 2.

Trước Chiêu Hòa là thời Đại Chính (Taisho) (1912-1926), và thời Minh Trị (1868-1912).

Mỗi triều đại có tầm quan trọng tới mức nào?

Niên hiệu của mỗi đời vua đều hướng tới việc đặt hướng đi cho những thập niên tới, và vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Nhật Bản.

‘Mực nhảy’ và phong cách ăn hải sản sống kiểu Nhật

Câu chuyện về con búp bê Nhật kokeshi

Sự thật về tempura Nhật Bản

Nhật Bản ‘khuyến khích’ người dân bớt chăm chỉ

Niên hiệu được in trên các đồng tiền xu, trên báo chí, bằng lái xe và trên các giấy tờ chính thức.

Việc công bố niên hiệu mới hôm thứ Hai diễn ra vài tuần sau khi có những đồn đoán và các cuộc thảo luận cực kỳ bí mật trong nội các.

‘Lệnh Hòa’ cuối cùng đã được nội các chọn từ một danh sách các tên gọi do một ban soạn thảo gồm các học giả và các chuyên gia đề cử.

Dù vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng lịch theo niên đại đang ngày càng mất dần vị thế bởi Nhật Bản đang chấp nhận ảnh hưởng toàn cầu nhiều hơn.

Do cả hai loại lịch đều sử dụng các tháng theo lịch phương Tây, nhiều người sử dụng song song cả hai.

Vì sao Nhật Hoàng Akihito thoái vị?

Chính phủ Nhật hồi 12/2017 xác nhận rằng Nhật Hoàng Akihito, năm nay 85 tuổi, sẽ từ chức vào 4/2019 do tuổi cao, nhường ngôi cho Thái tử Naruhito.

Ông sẽ là Nhật Hoàng đầu tiên thoái vị trong suốt hơn hai thế kỷ qua.

Thường thì một thời vua mới chỉ được công bố khi Nhật hoàng băng hà và tân vương đăng quang.

Lần này thì khác, việc đổi niên hiệu diễn ra do đương kim Nhật hoàng thoái vị.

Việc công bố được thực hiện trước một tháng để các cơ quan công sở và các công ty có thể cập nhật phần mềm máy tính và chuẩn bị cho việc chuyển tiếp trước khi niên hiệu mới chính thức có hiệu lực vào tháng tới.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47755950

 

Sau 1945, Nhật Bản đau đầu vì tham nhũng cấp cao

Nhật Bản vẫn được xem là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới.

Báo Sóng Thần chống tham nhũng trước 1975

Tham nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’?

Ngay từ Corruption Perceptions Index bản đầu tiên năm 1995 của Transparency International, Nhật Bản luôn được xếp trong tốp 20 nước sạch nhất thế giới.

Nhưng từ sau kết thúc Thế chiến Hai 1945, tham nhũng cấp cao là vấn nạn phổ biến ở Nhật Bản.

Chuyên gia nghiên cứu tham nhũng Jon S.T. Quah từng nhận định một nghịch lý của Nhật Bản là không có tham nhũng vặt (người dân không phải hối lộ bộ máy công quyền để nhận dịch vụ), nhưng đại tham nhũng thời kỳ hậu chiến là vấn nạn.

Đại án Lockheed

Một đại án nổi tiếng ở Nhật Bản là vụ kết tội cựu thủ tướng Kakuei Tanaka vì bê bối nhận hối lộ của tập đoàn Lockheed năm 1976.

Kakuei Tanaka là chính khách ảnh hưởng nhất của đảng cầm quyền LDP suốt từ thập niên 1960 đến 1980. Ông là thành viên hạ viên từ 1947 đến 1990, và là thủ tướng thứ 40 của Nhật từ 1972 đến 1974.

Năm 1974, Tanaka phải từ chức sau khi có tố cáo trên báo rằng các doanh nhân thân cận thủ tướng đã kiếm lời từ hoạt động mua đất.

Bê bối Lockheed ban đầu được tiết lộ tại buổi điều trần ngày 4/2/1976 của một ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Tại đây, có công bố bằng chứng Lockheed Aircraft Corporation đã hối lộ ở nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, để bán máy bay.

Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tìm được tài liệu cho thấy Lockheed trả hơn 10 triệu đôla cho Yoshio Kodama, một trung gian, và Marubeni Corporation, công ty đại lý của Lockheed.

Sang ngày 6/2, phó chủ tịch Lockheed thông báo rằng một quan chức Nhật đã nhận 2 triệu đôla từ Marubeni. Ngoài ra, Lockheed dựa vào Kenji Osano, người thân cận của cựu thủ tướng Kakuei Tanaka, để bán 21 máy bay cho All Nippon Airways (ANA).

Các tiết lộ này dẫn tới điều tra của Nhật Bản.

Tháng Ba năm đó, Yoshio Kodama bị buội tội trốn thuế vì không khai báo khoản tiền hơn sáu triệu đôla hoa hồng nhận từ Lockheed.

Tháng Bảy 1976, cựu thủ tướng Kakuei Tanaka bị bắt giữ, và đến tháng Tám, bị buộc tội đã nhận hối lộ hơn hai triệu đôla. Ông Tanaka sau đó được tạm thời trả tự do sau khi đóng tiền thế chân.

Cho mãi tới tháng 10/1983, ông Tanaka mới bị tòa án kết án bốn năm tù.

Nhưng ông nộp đơn kháng án. Hai tháng sau, ông thậm chí được tiếp tục bầu lại vào hạ viện với đa số phiếu của cử tri tại địa hạt Niigata.

Mãi đến năm 1987, tòa án giữ nguyên phán quyết ban đầu, với án 4 năm tù cho Tanaka.

Nhưng ông tiếp tục kháng án. Tiến trình kháng án cứ kéo dài hơn một thập niên, cho mãi đến ngày Tanaka qua đời tháng 12/1993, có nghĩa là ông không phải thi hành bản án tù.

Tháng Giêng 1995, báo Yomiuri Shimbun mở thăm dò hỏi người dân Nhật rằng “ai làm nhiều nhất để giúp Nhật thành công sau Thế chiến Hai”. Ông Tanaka được xếp thứ nhất.

Tạp chí The Economist năm 2016 cho hay đến tận ngày nay, nhiều người Nhật vẫn hâm mộ ông Tanaka bất chấp tai tiếng tham ô của ông.

Chính Kakuei Tanaka khoe ông có vị trí nội các lần đầu năm 1957 bằng cách hối lộ thủ tướng khi đó Nobusuke Kishi ba triệu yên.

Tạp chí The Economist nói cơn cuồng mộ dành cho Tanaka cũng chứng tỏ Nhật Bản có sự “dung thứ sâu sắc cho các bê bối hối lộ, đặc biệt khi liên quan những chính khách được dân ưa chuộng”.

Năm 1988, một bê bối lớn xảy ra, trong vụ Recruit, khiến một thủ tướng khác phải từ chức.

Recruit, một công ty đặt ở Tokyo, dành cổ phiếu cho các chính khách không lâu trước khi lên sàn chứng khoán năm 1986, giúp những người này giàu to.

Sau khi bê bối bị phát hiện, thủ tướng Noboru Takeshita và nội các phải từ chức năm 1989.

Thể chế

Khảo sát Global Corruption Barometer của Transparency International cho thấy người Nhật, liên tục từ 2004 đến 2010, xem các đảng chính trị là tham ô nhất trong các định chế xã hội.

Jon S.T. Quah, trong cuốn Curbing Corruption in Asian Countries, giải thích ba lý do vì sao hệ thống chính trị Nhật Bản dễ tham nhũng.

Thứ nhất, để được bầu ở Nhật phải rất tốn tiền. Ví dụ trong bầu cử hạ viên năm 1990, các ứng viên của LDP bỏ ra đến 1,3 tỉ đôla cho việc tranh cử.

Thứ hai, thành viên hạ viện Nhật mỗi năm được chính phủ cho 170.000 đôla, cộng thêm 10.000 đôla chi phí đi lại. Nhưng thu nhập chính thức này không đủ, với ước tính một nghị sĩ phải chi hơn một triệu đôla mỗi năm cho các hoạt động xã hội như ma chay, tiệc cưới.

Thứ ba, có tam giác thông đồng giữa chính khách, doanh nhân và công chức.

Năm 1993, trong làn sóng giận dữ của dân chúng vì các bê bối, đảng LDP, cầm quyền liên tục từ 1955, đã thua trong bầu cử hạ viện.

Cải tổ

Biến cố này mở đường cho một chính phủ liên hiệp của tám đảng.

Nhật Bản ký công ước chống tham nhũng OECD năm 1998, dẫn tới việc hình sự hóa việc hối lộ quan chức nước ngoài.

Đến năm 2004, Nhật Bản có luật mới, cấm công dân Nhật hối lộ khi ở nước ngoài.

Mặc dù có những nỗ lực cải tổ, tham nhũng cấp cao tại Nhật vẫn là vấn đề.

Năm 2016, bộ trưởng kinh tế Akira Amari từ chức vì cáo buộc tham nhũng.

Ông Amari khi đó dẫn dắt đoàn đàm phán Nhật tại thương lượng về TPP.

Ông từ chức sau khi có tờ báo tố cáo ông và các trợ lý nhận ít nhất 100.000 đôla từ 2013 đến 2015 từ một công ty xây dựng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47736946

 

Hành động cứng rắn: Nhật Bản đánh chặn

máy bay chống ngầm TQ trên biển Hoa Đông

Lần đầu tiên, các máy bay tiêm kích Nhật Bản đã xuất kích đánh chặn máy bay chống ngầm của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Đây được xem là hành động cứng rắn của Nhật Bản đối với các hành động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 23/3 cho biết các máy bay tiêm kích của nước này đã “đánh chặn” một máy bay tuần tra của Trung Quốc. Theo các bức ảnh chụp máy bay Trung Quốc mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố cho thấy đây là dòng máy bay tuần thám biển/chống tàu ngầm Thiểm Tây  KQ-200 mà dấu hiệu nhận biết rõ nhất là thiết bị tìm kiếm từ trường bố trí phía đuôi máy bay.

Một bản đồ do phía Nhật Bản công bố cho thấy máy bay Trung Quốc đã bay tới địa điểm cách đảo Okinawa 300km về phía Tây, phía Bắc quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Số hiệu chiếc máy bay được sơn trên cánh đuôi đứng của nó cho thấy nó thuộc biên chế của Sư đoàn Không quân hải quân số 1, Không quân Hải quân Trung Quốc (PLAN). Sư đoàn này thuộc Hạm đội Hoa Đông của PLAN, được nói là đã nhận được chiếc KQ-200 đầu tiên vào năm 2018 và máy bay này được nói là đóng ở căn cứ không quân Đại Xưởng, Thượng Hải.

Máy bay KQ-200, còn được biết đến với tên gọi Y-8Q, là một trong nhiều biến thể của dòng máy bay chuyên dùng cho các nhiệm vụ đặc biệt trong quân đội Trung Quốc. Tất cả dựa trên hai loại máy bay vận tải cánh quạt Thiểm Tây Y-8 và Y-9. Chúng được trang bị thêm các chức năng cảnh báo sớm, tác chiến điện tử, các nền tảng thu thập dữ liệu tình báo và điện tử. Ngoài thiết bị tìm kiếm tín hiệu từ trường, được nhiều người ví như cái vòi ong, máy bay KQ-200 được trang bị radar tìm kiếm bề mặt gắn ở đầu mũi, một số loại vũ khí ở phần thân trước và hệ thống thông tin liên lạc. Các nguyên mẫu của dòng máy bay KQ-200 được sản xuất ở nhà máy tại tỉnh Thiểm Tây từ năm 2011. Tiếp theo chương trình phát triển và thử nghiệm, chiếc đầu tiên được biên chế vào PLAN từ năm 2015, cho dù mãi đến năm 2017 mới có tin máy bay này được điều về căn cứ trên đảo Hải Nam, thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải.

Hạm đội Bắc Hải của PLAN gần đây cũng nhận được loại máy bay tuần thám/chống ngầm KQ-200. Một tấm ảnh vệ tinh chụp căn cứ không quân tại Thổ Thành Tử, tỉnh Liêu Ninh đầu tháng 2/2019 cho thấy có 6 chiếc KQ-200 đậu trên sân. Nhật Bản thường xuyên phái máy bay tiêm kích lên chặn hoặc hộ tống máy bay quân sự nước ngoài hoạt động trong vùng nhận dạng phòng không của họ, ngay cả khi máy bay đó chưa tiến vào không phận Nhật Bản. Trong những năm trở gần đây, số vụ máy bay quân sự Nhật Bản và Trung Quốc đối đầu hay “giao thiệp” trên các vùng biển có tranh chấp đang gia tăng.

http://biendong.net/bien-dong/27230-hanh-dong-cung-ran-nhat-ban-danh-chan-may-bay-chong-ngam-tq-tren-bien-hoa-dong.html

 

Đài Bắc tố cáo hai tiêm kích Trung Quốc

 xâm phạm không phận Đài Loan

Trọng Nghĩa

Chính quyền Đài Bắc tố cáo, hai tiêm kích Trung Quốc, ngày 31/03/2019, đã vượt qua đường phân định, xâm nhập vào không phận Đài Loan và cho rằng đó là hành động liều lĩnh và khiêu khích. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh lại trở nên căng thẳng.

Từ Bắc Kinh thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình :

“Theo các phương tiện truyền thông ở Đài Bắc, cuộc xâm nhập không phận Đài Loan kéo dài khoảng mười phút theo. Bất chấp sự xuất hiện của phi đội chiến đấu cơ Đài Loan mà họ có thể quan sát bằng mặt thường, hai máy bay chiến đấu J-11 của Quân Đội Trung Quốc được cho là vẫn tiếp tục bay trên khu vực sau khi vượt qua đường trung tuyến được hiểu ngầm là đánh dấu biên giới trên biển giữa Đài Loan và Hoa Lục. Theo các nhà ngoại giao Đài Loan, đó là một « hành động cố ý… gây tổn hại đến hiện trạng đang được duy trì giữa hai nước. »

Sự cố chiến đấu cơ Trung Quốc vi phạm không phận Đài Loan gần đây nhất là vào 2011, nhưng đã được cả hai bên xác định là sai sót về đường bay. Gần đây hơn, vào tháng 5 năm 2018, một máy bay khác của Không Quân Trung Quốc cũng đã vượt qua đường ranh giới, nhưng đó là chỉ là một phi cơ vận tải.

Trong ấn bản tiếng Hoa, Hoàn Cầu Thời Báo sáng nay đã giả vờ đặt câu hỏi là việc tiêm kích Trung Quốc đột nhập vào không phận Đài Loan là một sự kiện « bất thường hay bình thường trở lại ». Tờ báo nổi tiếng là dân tộc chủ nghĩa này giải thích rằng « đường trung tuyến » giữa eo biển Đài Loan chưa bao giờ được Trung Quốc chính thức công nhận, vì Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.

Bình luận hô hào lòng yêu nước xuất hiện rất nhiều dưới bài báo. Một người viết : « Tôi không hiểu chuyện đường ranh này là như thế nào, nhưng lần tới là phải cho phi cơ của ta bay đến tận Đài Bắc. ».

Còn một người được trang mạng Sina gọi là « chuyên gia độc lập » thì nhận định : « Để đối phó với sự khiêu khích của phong trào đòi độc lập cho Đài Loan, Giải Phóng Quân Nhân Dân đã rút gươm ». Nhân vật này nói tiếp là nếu tiếp tục phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc, chính quyền Đài Bắc « sẽ phải đối mặt với họng đại bác ».

Cuộc đọ sức mới giữa Trung Quốc và Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng áp lực ngoại giao và quân sự trên Đài Bắc trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào đầu năm tới.

Cuối tháng Giêng vừa qua, Hải Quân Trung Quốc đã tăng cường các chiến dịch tuần tra sau khi hai tàu chiến Mỹ băng qua eo biển Đài Loan trong một chuyến hải hành được Washington mô tả là « thường kỳ ».

Và vào tuần trước, chuyến ghé thăm Hawaii ngắn ngủi của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, kèm theo một bài phát biểu, đã kéo theo một lời phản đối chính thức của chế độ Cộng Sản.”

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190401-bac-kinh-cho-tiem-kich-doa-dai-loan-dai-bac-tung-may-bay-ung-chien

 

Bốn khả năng TQ có thể đưa ra

 “đường cơ sở thẳng” trên Biển Đông

Tổ chức “Sáng kiến Minh bạch Hàng hải” (AMTI) thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ (CSIS) vừa nhận định Trung Quốc có khả năng sớm tuyên bố “đường cơ sở thẳng” qua toàn bộ các thực thể ở Biển Đông.

Tổ chức “Sáng kiến Minh bạch Hàng hải” (AMTI) thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ (CSIS) hôm 21/3 nhận định Trung Quốc có khả năng sớm tuyên bố “đường cơ sở thẳng” qua toàn bộ các thực thể ở Biển Đông bất chấp luật quốc tế. Đường cơ sở được các quốc gia ven biển áp dụng để xác định vị trí và chiều rộng của các vùng biển để từ đó xác định chủ quyền trên biển căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS). Hiện khu vực Biển Đông cùng các thực thể tại đây là vùng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Theo dự đoán của tổ chức AMTI, có 4 khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra “đường cơ sở thẳng” đối với phần còn lại của Biển Đông như sau: Một là, Trung Quốc sẽ phớt lờ tất cả các quy định trong UNCLOS và bao gồm tất cả các thực thể ở Quần đảo Trường Sa vào đường cơ sở của mình, tức là bao gồm cả Trường Sa, bãi Luconia và James Shoal của Malaysia và Vanguard Bank, cùng những thực thể nửa chìm nửa nổi thuộc thềm lục địa Việt Nam. Hai là, Trung Quốc sẽ bao gồm tất cả quần đảo Trường Sa vào các phân khúc của đường cơ sở với chiều dài lớn hơn 100 dặm. Ba là, Trung Quốc sẽ vẽ các đường cơ sở quanh các thực thể nổi và bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Bốn là, Trung Quốc sẽ bao gồm chỉ những nhóm thực thể nổi trong các đường cơ sở. AMTI kết luận dù có trong trường hợp nào thì chắc chắn một điều rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ vượt ra khỏi phạm vi “đường chín đoạn” hay “đường lưỡi bò” mà nước này đã đưa ra.

Theo AMTI, Trung Quốc đã tuyên bố một loạt “đường cơ sở thẳng” qua quần đảo Hoàng Sa từ năm 1996 mà nước này chiếm được từ Việt Nam vào năm 1974. “Đường cơ sở thẳng” mà Trung Quốc tuyên bố ở khu vực quần đảo này khiến Trung Quốc mở rộng phần lãnh hải qua việc áp dụng đường cơ sở thẳng đối với toàn bộ các thực thể thuộc quần đảo, thay vì vẽ riêng với từng thực thể như quy định của luật quốc tế. Không những thế, Trung Quốc cũng tuyên bố tất cả vùng nước phía trong của những đường cơ sở thẳng này là vùng nội thủy của Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc khẳng định các tàu thuyền và máy bay nước ngoài không có quyền đi qua vùng nước và vùng trời khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả khi ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo.

Các nước đã phản đối mạnh mẽ tuyên bố của Trung Quốc. Trong đó, Mỹ lập luận rằng, theo UNCLOS, các nước ven biển như Trung Quốc không được áp dụng đường cơ sở thẳng. Đường này chỉ có thể áp dụng với các quốc đảo như Philippines và Indonesia. Sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông (7/2016), Mỹ cũng một lần nữa khẳng định lập trường của mình về “đường cơ sở thẳng” mà Trung Quốc đưa ra. Theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, việc áp dụng “đường cơ sở thẳng” của Trung Quốc cũng không được chấp nhận. Không những thế, phán quyết của tòa còn quy định các phân khúc đường cơ sở không thể dài quá 100

dặm và tỷ lệ vùng nước và đất trong đường cơ sở không thể vượt quá 9/1. Tuy nhiên theo AMTI, đường cơ sở mà Trung Quốc vẽ ra ở quần đảo Hoàng Sa dù không quá 100 dặm nhưng lại có tỷ lệ là 1.891/1. Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế và một lần nữa khẳng định chính sách của nước này từ năm 1958 là áp dụng đường cơ sở thẳng đối với tất cả các khu vực Đông Sa, Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough, bãi Macclesfield và Trường Sa, cùng tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc. Theo AMTI, động cơ để Trung Quốc tuyên bố “đường cơ sở thẳng” ở quần đảo Trường Sa là để gia tăng đòi hỏi chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với các thực thể, dù phán quyết của Tòa Trọng tài trước đó xác định các thực thể này không phải là các đảo để có thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

http://biendong.net/bien-dong/27233-bon-kha-nang-tq-co-the-dua-ra-duong-co-so-thang-tren-bien-dong.html

 

TQ tiếp tục ngưng áp thêm thuế với xe và phụ tùng ôtô Mỹ

Quốc vụ Viện Trung Quốc hôm 31/3 thông báo rằng nước này sẽ tiếp tục ngưng áp thêm thuế đối với xe và phụ tùng ôtô Mỹ sau ngày 1/4.

Reuters dẫn lời chính quyền Bắc Kinh nói rằng đây là một cử chỉ thiện chí nhằm đáp lại việc Washington hoãn tăng thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc cho biết sẽ ngưng áp thêm thuế 25% đối với xe và phụ tùng ôtô sản xuất tại Mỹ trong vòng ba tháng sau khi hai bên đồng ý tạm ngưng cuộc chiến thương mại.

Quốc vụ Viện Trung Quốc, tức nội các nước này, nói rằng động thái hôm 31/3 nhằm mục đích “tiếp tục tạo ra bầu không khí tốt đẹp cho các cuộc thương thảo về thương mại giữa hai bên”.

XEM THÊM:

Bộ trưởng Tài chính Mỹ có cuộc gặp hiệu quả ở Trung Quốc

“Đây là một phản ứng tích cực đối với quyết định của Mỹ về việc hoãn tăng thuế và một hành động cụ thể của (phía Trung Quốc) nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại song phương”, Quốc vụ Viện Trung Quốc nói.

“Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ có thể cùng làm việc với Trung Quốc, gia tăng thương thảo và có các nỗ lực cụ thể tiến tới mục tiêu chấm dứt căng thẳng thương mại”.

Chính quyền Trung Quốc cũng cho biết sẽ thông báo riêng về thời điểm chấm dứt hành động ngưng tăng thuế này.

Sau khi đôi bên kết thúc hai ngày thảo luận ở Bắc Kinh, Tổng thống Donald Trump hôm 29/3 nói rằng các cuộc đàm phán về thương mại với Trung Quốc diễn ra tốt đẹp, nhưng cảnh báo rằng ông sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào nếu nó không phải là một “thỏa thuận tuyệt vời”.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-ng%C6%B0ng-%C3%A1p-th%C3%AAm-thu%E1%BA%BF-v%E1%BB%9Bi-xe-v%C3%A0-ph%E1%BB%A5-t%C3%B9ng-%C3%B4t%C3%B4-m%E1%BB%B9/4855819.html

 

Ấn Độ trở thành nước thứ 4 trên thế giới

có khả năng bắn hạ vệ tinh sau Mỹ, Nga và TQ

Ấn Độ vừa tuyên bố đã nước này đã thử nghiệm thành công khả năng bắn hạ một vệ tinh tầm thấp trên quy đạo trái đất. Đây là một bước tiến quan trọng giúp Ấn Độ theo đuổi chiến lược trinh phục không gian của mình.

Hôm 27/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã xuất hiện trên truyền hình và ra thông báo cho biết nước này đã bắn rơi thành công một vệ tinh tầm thấp trong một vụ bắn thử tên lửa, đưa Ấn Độ tiến vào hàng ngũ các cường quốc vũ trụ. Ấn Độ là nước thứ tư có khả năng bắn hạ vệ tinh này, bên cạnh các nước như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình sau vụ phóng thử, Thủ tướng Modi bày tỏ sự vui mừng của mình trước sự thành công này. “Đây là giây phút tự hào của Ấn Độ. Ấn Độ đã ghi danh mình vào danh sách các cường quốc vũ trụ. Cho đến hiện tại, thế giới mới chỉ có ba nước có khả năng thực hiện việc này”, Thủ tướng Modi tuyên bố.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Modi cũng tiết lộ vệ tinh dùng trong lần bắn thử này đã đạt được độ cao gần 300 km cách Trái Đất trước khi nó bị tên lửa chống vệ tinh của Ấn Độ tiêu diệt. Trước những bước tiến

mới trong công nghệ quân sự của Ấn Độ, chuyên gia Laxman Kumar Behera thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng tại thủ đô New Delhi nhấn mạnh “Vụ việc này đã phô diễn khả năng của Ấn Độ. Ấn Độ giờ đây đã bộc lộ ý định trở thành một cường quốc vũ trụ và nước này sẽ sẵn sàng tác chiến trên vũ trụ cho mục đích quốc phòng nếu cần thiết”. Năm 2007, Trung Quốc đã dùng một tên lửa đạn đạo để phá huỷ một vệ tinh thời tiết cũ cách Trái Đất 861 km. Nga cũng đang tiến hành thử nghiệm một loại tên lửa có khả năng bắn phá và tiêu diệt vệ tinh hoặc tên lửa đạn đạo khác.

http://biendong.net/bien-dong/27231-an-do-tro-thanh-nuoc-thu-4-tren-the-gioi-co-kha-nang-ban-ha-ve-tinh-sau-my-nga-va-tq.html

 

Thông điệp của Ấn Độ răn đe TQ

Trong một tuyên bố mới nhất, hôm 27-3, Thủ tướng Ấn Độ Nadrendra Modi đanh thép: Ấn Độ đã xác lập vị thế “một cường quốc vũ trụ”. Ông nói mạnh mồm như vậy là vì nước này vừa phóng thành công một tên lửa đạn đạo tiêu diệt một vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất ở độ cao gần 300 km. Sự kiện diễn ra trong một cuộc thử nghiệm mang tên “Nhiệm vụ Shakti”. Mục tiêu bị đánh chặn trong cuộc thử nghiệm là một vệ tinh do Ấn Độ phóng lên không gian.

Sự kiện này có lẽ nhằm phô diễn khả năng quân sự của Ấn Độ. Phải chăng nước này đang phát đi một thông điệp răn đe Trung Quốc- đồng minh của Pakistan và là một trong những đối thủ chính của họ ?

Cách đây một tháng, một tiêm kích MiG-21 của không quân Ấn Độ bị bắn rơi trong trận không chiến với nước láng giềng Pakistan. Phản ứng của New Dehli là trình làng vũ khí mới với mục đích gửi thông điệp đến một Trung Quốc: Hãy dợi đấy!

Ông Modi nhấn mạnh: “Trong hành trình của mọi quốc gia, sẽ có những khoảnh khắc mang tới niềm tự hào cũng như để lại tầm ảnh hưởng lịch sử tới các thế hệ đi sau. Hôm nay là một ngày như vậy”. Theo BBC, tuyên bố nêu trên được xem là bất ngờ. Trước khi Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo, giới quan sát cho rằng, sau tuyên bố của Thủ tướng có thể diễn ra một vấn đề hệ trọng liên quan tới an ninh quốc gia, hoặc động thái nào đó liên quan tới Pakistan, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước láng giếng ở Nam Á ở khu vực tranh chấp Kashmir vẫn chưa hạ nhiệt.

Việc Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo tiêu diệt một vệ tinh chính là đòn cảnh báo các đối thủ về hạt nhân của họ là Trung Quốc và Pakistan. Ấn Độ cũng muốn thay đổi thế chiến lược ở châu Á bằng cách chứng tỏ quốc gia này hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt các vệ tinh của kẻ địch. Cựu Đại tá Không quân Ấn Độ Ajey Lele, một thành viên cấp cao của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA- tổ chức do Bộ Quốc phòng Ấn Độ tài trợ), cho biết: “Ấn Độ đang muốn nói rằng chúng tôi là một nước mạnh và có tiềm lực quân sự. Chúng tôi không nhắm cụ thể vào quốc gia nào cả nhưng đây là thông điệp chung gửi đến các đối thủ của Ấn Độ. Nếu có ai đó muốn phá hoại vệ tinh của chúng tôi thì chúng tôi cũng sẽ làm được điều tương tự”.

Còn Bộ Ngoại vụ Ấn Độ thì tuyên bố: New Dehli không bị cuốn vào chạy đua vũ trang, nhưng với vụ phóng thử tên lửa này, Ấn Độ đã gia nhập nhóm các nước cường quốc vũ trụ cùng với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Theo chuyên gia Rajeswari Pillai Rajagopalan thuộc phòng Sáng kiến chính sách không gian và hạt nhân của quỹ New Dehli’s Observer Research: “Trung Quốc là một phần trong những tính toán cho vụ phóng thử tên lửa. Động thái này có tính răn đe và là một thông điệp mà Ấn Độ muốn bày tỏ với Trung Quốc”.

Quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ vốn đã căng thẳng do những tranh chấp biên giới dai dẳng, giờ lại càng căng thẳng hơn do hai nước tranh giành ảnh hưởng ở khu vực. Bắc Kinh đã củng cố mối quan hệ kinh tế, quốc phòng với Islamabad, khiến cho New Daily phải cải thiện quan hệ với Washington.

Theo một số nguồn tin, Mỹ đã bí mật theo dõi các vụ phóng thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh của Ấn Độ. hôm 30/3, Lầu Năm Góc đã phủ nhận những thông tin hoạt động gián điệp này. Tư lệnh Không quân Mỹ – Trung tướng David D. Thompson hôm 28/3 cũng nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng, Mỹ đã đoán trước được vụ thử tên lửa diệt vệ tinh của Ấn Độ trước khi sự kiện diễn ra.

Ông Thompson nói: “Chúng tôi biết Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa nhờ vào những lệnh cấm bay mà họ đã thông báo cùng một số thông tin mà họ đã công bố từ trước”. Câu bày tỏ với các Thượng nghị sĩ Mỹ trong phiên điều trần trước Quốc hội về các lực lượng chiến lược.

http://biendong.net/dam-luan/27229-thong-diep-cua-an-do-ran-de-tq.html

 

Bầu cử Quốc Hội Thái Lan :

Kết quả bất ngờ dù đã được báo trước

Thanh Hà

Ngày 31/03/2019 khoảng 100 người biểu tình tại thủ đô Bangkok tố cáo Ủy Ban Bầu Cử “thao túng” thông tin về kết quả bầu cử Quốc Hội Thái Lan.

Phải đợi đến ngày 09/05/2019 Bangkok mới chính thức công bố kết quả bầu cử Quốc Hội đã diễn ra hôm 24/03/2019. Nhưng theo thông báo của Ủy Ban Bầu Cử, đảng Palang Parachat ủng hộ tập đoàn quân sự Thái về đầu. Còn tính về số đại biểu Quốc Hội trong khóa sắp tới, đảng này lại thua phe đối lập là đảng Pheu Thái, thân với gia đình thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.

Trả lời RFI Tiếng Việt, Sophie Boisseau du Rocher, chuyên gia về tình hình Đông Nam Á tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, IFRI phân tích về kết quả cuộc tuyển cử Thái Lan đầu tiên kể từ cuộc đảo chính 2014 do quân đội tiến hành, lật đổ chính phủ của nữ thủ tướng Yingluck, em gái nhà tài phiệt và cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Sophie Boisseau du Rocher : Kết quả bầu cử lần này theo tôi là bất ngờ mặc dù đã được biết trước. Tập đoàn quân sự Thái Lan làm tất cả để nắm giữ quyền lực và đúng như dự báo, về số phiếu, đảng Palang Parachat thân giới tướng lĩnh cầm quyền đã về đầu. Thế nhưng yếu tố bất ngờ ở đây là đảng đối lập thân thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra là đảng Pheu Thai tuy ít phiếu hơn so với đảng cầm quyền, nhưng lại có nhiều ghế hơn trên tổng số 350 đại biểu được dân trực tiếp bầu lên. Điều này không như bên quân đội mong muốn vì chúng ta biết là tập đoàn quân sự đã dùng nhiều thủ đoạn để nắm quyền, đặc biệt là qua việc ban hành bộ luật bầu cử hồi tháng 09/2018. Bộ luật này được soạn thảo ra nhằm vô hiệu hóa đảng Pheu Thai trên chính trường Thái Lan. Nhưng mục tiêu đó đã không thành. Tình trạng giờ đây lâm vào bế tắc : đảng Palang Parachat không có đủ đa số ở Quốc Hội và sẽ phải tìm kiếm liên minh để điều hành đất nước. Tôi nghĩ, có thể nói bế tắc này là một tai họa đối với bên quân đội.

RFI : Làm sao giải thích đảng được nhiều phiếu nhất lại không có đông đại biểu nhất ở Quốc Hội ? Xin bà giải thích một chút về luật bầu cử của Thái Lan.

Sophie Boisseau du Rocher : Đây thực là một vấn đề hóc búa và rất phức tạp. Bởi cuộc tuyển cử vừa qua là lần đầu tiên luật bầu cử mới của Thái Lan được áp dụng và như vừa nói thì tập đoàn quân sự Thái Lan đã soạn thảo ra một bộ luật theo kiểu “đo ni đóng giầy” cho chính mình. Ngoài ra, Quốc Hội bao gồm 500 đại biểu, 350 người được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, số còn lại sẽ được phân chia theo một mô hình khá phức tạp. Thú thực là tôi đã đọc đi đọc lại luật bầu cử mới của Thái Lan còn thấy khó hiểu và văn bản này rắc rối đến nỗi ngay chính nhiều người dân Thái cũng không hiểu gì luôn (…)

Tuy nhiên luật này cũng đã có một số kẽ hở. Đảng Pheu Thai thân với gia đình Thaksin đã khai thác những nhược điểm đó để các ứng viên của đảng này có nhiều cơ hội đắc cử nhất. Nhân đây tôi cũng xin nói luôn, trong cuộc tuyển cử lần này, về nhất – theo số ghế, là đảng thân Thaksin, thứ nhì là phe quân đội, nhưng đứng thứ ba là đảng lấy tên  Tương Lai Mới do một doanh nhân trẻ lập ra và đảng này đã bất ngờ được hơn 5 triệu cử tri ủng hộ. Đảng do Thanathorn Jungrungreangkit thành lập mới chỉ cách nay một năm, và đã có sức thu hút lớn đối với giới trẻ, đặc biệt là nhờ qua ngả các mạng xã hội. Đảng Tương Lai Mới tự đặt mình vào thế đối lập với tập đoàn quân sự Thái Lan, chẳng hạn như đòi hủy bản Hiến Pháp mà chính quyền quân sự của thủ tướng Prayouth Chan Ô Cha đã soạn thảo ra để phục vụ quyền lợi của bên quân đội

RFI : Bà đánh giá thế nào về liên minh cầm quyền tại Thái Lan sắp tới đây ?

Sophie Boisseau du Rocher : Có nhiều khả năng liên minh cầm quyền sắp tới sẽ không mấy ổn định, cho dù là bên nào lên lãnh đạo đi chăng nữa. Đảng Pheu Thái muốn thành lập chính phủ sẽ phải liên kết với 6 đảng nhỏ khác. Trong điều kiện đó, khó hy vọng tìm ra một tiếng nói chung. Điều này sẽ có lợi cho bên quân đội. Nhưng với kết quả bầu cử tuy chưa được chính thức công nhận, nhưng đảng Palang Pacharat cũng không có đủ đa số tuyệt đối 136 ghế, nên sẽ phải lập ra một chính phủ liên minh. Tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, liên minh cầm quyền tại Thái Lan sẽ không ổn định.

RFI : Sự yếu kém về kinh tế Thái Lan trong 5 năm vừa qua có thể giải thích phần nào thất bại của bên quân đội trong cuộc bầu cử lần này hay không ?

Sophie Boisseau du Rocher : Chắc chắn là như vậy. Trước hết do người dân Thái lo âu cho chính mình, lo rằng đất bị thua kém các quốc gia chung quanh, trong bối cảnh kinh tế trong khu vực Đông Nam Á hiện nay rất năng động. Đặc biệt là Việt Nam ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh, có thể đe dọa đến cả tương lai kinh tế của Thái Lan. Thứ nữa, những rối loạn trên chính trường Thái trong những năm gần đây làm nản lòng các nhà đầu tư. Đầu tư ngoại quốc vào Thái Lan ngày càng khan hiếm. Thêm vào đó, công luận Thái bất bình vì đời sống trở nên đắt đỏ hơn, thất nghiệp gia tăng. Những uẩn ức đó thể hiện qua lá phiếu của cử tri.

RFI : Đâu là những thách thức chờ đợi chính quyền Thái Lan sắp tới ?

Sophie Boisseau du Rocher : Một cách ngắn gọn có thể nói thách thức về chính trị là phải hàn gắn những người dân Thái với nhau. Về xã hội thì ưu tiên là thu hẹp những bất công và khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta biết Thái Lan là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. 65 % tổng sản phẩm nội địa do 1 % dân số kiểm soát. Đây cũng chính là yếu tố gây công phẫn trong xã hội. Sau cùng về mặt kinh tế, thì thực sự đã đến lúc Bangkok cần mạnh dạn tiến hành cải tổ, tái tạo lòng tin của người dân, của giới thương gia, hiện đại hóa cỗ máy công nghiệp, nâng cấp và phát triển thêm cơ sở hạ tầng. Đây hiện là một trở lực cho đà phát triển của Thái Lan.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190401-bau-cu-quoc-hoi-thai-lan-ket-qua-bat-ngo-du-da-duoc-bao-truoc