Tin khắp nơi – 18/03/2019
Mỹ, Triều Tiên sẽ không quay trở lại
những ngày xung đột và đối đầu
Theo hãng thông tấn Yonhap, một quan chức cấp cao Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 17/3 nhận định Mỹ và Triều Tiên đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân trong năm qua, do đó hai nước này sẽ không trở lại trạng thái như trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn nguồn tin trên cho biết quan điểm trên được đưa ra trong bối cảnh dư luận bất an khi Triều Tiên đe dọa sẽ từ bỏ các cuộc đàm phán hạt nhân với Washington sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai hồi tháng trước không đạt thỏa thuận.
Phát biểu với các phóng viên, quan chức Nhà Xanh giấu tên cho biết: “Triều Tiên và Mỹ không bao giờ muốn quay trở lại những ngày xung đột và đối đầu như tình trạng trước năm 2017. Cả hai bên đã tiến về phía trước quá nhiều nên khó trở về thời kỳ trước đây”. Quan chức này nói thêm rằng cả hai bên đã bày tỏ ý định tiếp tục đối thoại với nhau mặc dù hội nghị thượng đỉnh lần hai không đạt thỏa thuận nào.
Trước đó, tại Bình Nhưỡng ngày 15/3, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cho biết Triều Tiên đang cân nhắc liệu có tiếp tục đàm phán hạt nhân với Mỹ hay không.
Bà cho rằng Washington có lỗi trong việc Hội nghị thượng đỉnh lần hai không đạt thỏa thuận, song khẳng định nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có quan hệ tốt.
Giới quan sát lưu ý rằng không rõ những phát biểu trên của bà Choe là nhằm gây áp lực lên Washington trước khi nối lại đàm phán hạt nhân giữa hai bên, hay thực ra là dấu hiệu chấm dứt đàm phán.
Đáp lại những phát biểu của bà Choe, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên sẽ tiếp tục. Trước đó, đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun đã tuyên bố: “Nỗ lực ngoại giao vẫn còn hiệu lực”.
Chính quyền Trump ‘dồn ép’ TQ trên nhiều mặt trận
Tuần qua ghi dấu bằng một loạt các động thái cứng rắn của Washington đối với Bắc Kinh trong hàng loạt vấn đề từ Biển Đông, tín ngưỡng, nhân quyền đến hoạt động thương mại. Những động thái này nằm trong một chiến lược tổng thể của chính quyền Trump “coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh” chứ không phải là “đối tác” như cách tiếp cận của những chính quyền Mỹ trước đây.
Theo AP, trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân Vụ Thượng Viện, hôm thứ Năm (14/3), quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Patrick Shanahan, đã tóm tắt dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2020 để đối phó với các đe dọa an ninh quốc gia chỉ trong vỏn vẹn trong ba chữ: “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”.
Theo đó, ông Shanahan đề nghị Nghị viện Mỹ thông qua khoản ngân sách 718 tỷ đô la cho đầu tư quốc phòng năm tới, trong đó dành ra một phần cho ‘kế hoạch Trung Quốc’. Vì theo vị quyền bộ trưởng, “chúng ta đã bỏ qua vấn đề này quá lâu rồi” khi Bắc Kinh liên tục “đánh cắp có hệ thống” kỹ thuật cao của Mỹ và đồng minh, đồng thời quân sự hóa các đảo họ chiếm được trên Biển Đông.
Quan điểm của ông Shanahan phản ánh cách nhìn của chính quyền Trump về Trung Quốc khi chỉ rõ đây là ‘đối thủ’ chứ không phải là ‘đối tác’ như cách đánh giá của những chính quyền trước đây hay châu Âu về quốc gia Đông Á đầy tham vọng này. Đặt Trung Quốc ‘đúng chỗ’ đã cho thấy sự thành công trong cách tiếp cận vấn đề của chính quyền Trump, vì như giáo sư kinh tế chính trị Stein Ringen, Đại học Hoàng Gia London, đánh giá, “năm 2018 là một năm mệt mỏi đối với Trung Quốc”. Và cũng theo giáo sư Ringen, phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã và đang dần thu hẹp ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc phải lùi lại, điều đó đồng nghĩa với việc uy thế của Hoa Kỳ tăng lên trên trường quốc tế.
Sự đúng đắn trong chiến lược với Trung Quốc của chính quyền Trump còn được minh chứng qua việc Liên minh châu Âu (EU) đã có động thái “điều chỉnh lại” quan hệ với Trung Quốc, bằng việc cho công bố một báo cáo chiến lược “ứng phó” với quốc gia Đông Á hôm thứ Ba (12/3). WSJ bình luận, “những khẳng định được thể hiện trong báo cáo hoạch định chiến lược của Ủy ban châu Âu đã đưa cách tiếp cận của Brussels đối với Bắc Kinh gần hơn với cách đánh giá của Hoa Kỳ về Trung Quốc”.
Để điều chỉnh hành vi của chính quyền Trung Quốc, Mỹ liên tục gây sức ép lên Bắc Kinh từ nhiều hướng bằng các hoạt động ngoại giao mềm dẻo nhưng cứng rắn, bên cạnh các biện pháp chính trị và quân sự.
Bảo vệ lẽ phải trên Biển Đông
Freebeacon đưa tin, hôm thứ Tư (13/3), Hoa Kỳ tiếp tục điều hai máy bay ném bom B52 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới Biển Đông để khẳng định luật pháp quốc tế và bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược. Trước đó 9 ngày, vào ngày 4/3, Mỹ cũng đã cho 2 pháo đài bay tập trận trên Biển Đông. Cũng trong ngày thứ Tư, tàu chỉ huy của Hạm đội 7 đã đi ngang Biển Đông để tới thăm Philippines.
Tuần trước, tàu chiến Mỹ đã tiến vào khu vực biển của đảo Thị Tứ ở Trường Sa để “giải tán” hàng chục tàu dân quân của Trung Quốc đang vây giáp hòn đảo này. Trước nữa vào tháng Một và tháng Hai, Mỹ cũng đã nhiều lần đưa tàu tuần tiễu và tập trận cùng đồng minh trên Biển Đông.
Đúng như tờ Business Insider đánh giá, việc chính quyền Trump liên tục cho tàu và máy bay ra Biển Đông sẽ dần tạo ra cho Trung Quốc một cảm giác rằng, việc Mỹ hiện diện ở vùng biển có tuyến hàng hải sôi động bậc nhất thế giới này là “điều bình thường”. Điều đó có nghĩa là, vô hình chung, Trung Quốc ‘tự động’ phải thừa nhận và chấp hành quyền tự do lưu thông trên vùng biển mà họ có ý định chiếm hữu thành của riêng. Thật vậy, ở ‘chuyến thăm’ Biển Đông hôm thứ Tư, một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ rằng trong khi hai máy bay B-52 thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển này không gặp phải cản trở của bất kỳ máy bay nào của Trung Quốc, điều chưa từng thấy trước đây.
Bên cạnh các hành động trên thực địa, các quan chức của chính quyền Trump cũng mạnh mẽ lên án các hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông. The Diplomat cho hay, hôm thứ Ba, phát biểu tại một sự kiện tại thành phố Houston, Texas, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Bắc Kinh đang thể hiện rõ tham vọng bành trướng và sự bá quyền của mình “bằng cách ngăn chặn sự phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp cưỡng chế, Trung Quốc ngăn các thành viên ASEAN tiếp cận hơn 2,5 nghìn tỷ đô la nguồn dự trữ năng lượng có thể phục hồi [ở vùng biển này]”.
Sau đó ông Pompeo bày tỏ rằng Hoa Kỳ muốn giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc: “Ngược lại, Chính phủ Hoa Kỳ [muốn] hỗ trợ an ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi muốn các quốc gia trong khu vực được tiếp cận với nguồn năng lượng của chính họ [trên Biển Đông]”, và, “Chúng tôi muốn giúp đỡ họ. Chúng tôi muốn tạo ra sự hợp tác. Chúng tôi muốn những giao dịch minh bạch, không hề có bẫy nợ”.
Chính quyền Trump đặc biệt chú trọng bảo vệ tự do tín ngưỡng trên toàn thế giớiChính quyền Trump đặc biệt chú trọng bảo vệ tự do tín ngưỡng trên toàn thế giới, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo (bên trái) (Ảnh: Getty)
Tiếp theo ông Pompeo đẩy bài phát biểu của mình lên cao trào khi thẳng thắn nói rằng Trung Quốc không đáng tin, vì “họ không bao giờ sử dụng chung một bộ quy tắc cho các mối quan hệ. [Bởi] đơn giản chúng có giá trị khác nhau”.
Lên án hành vi đàn áp tín ngưỡng và vi phạm nhân quyền
Trong tuần qua, một lần nữa, nhiều quan chức của chính quyền Trump đồng loạt gay gắt lên án hành vi đàn áp tôn giáo và vi phạm quyền con người của Bắc Kinh. Theo các báo cáo của Liên Hợp Quốc và các nhóm nhân quyền, chính quyền Trung Quốc đang duy trì và mở rộng các trại cải tạo trên khắp vùng Tân Cương, Ninh Hạ, để cầm giữ những người khác biệt niềm tin với giới cầm quyền. Ở một hoàn cảnh không khác là bao, theo AP, kể từ khi bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1951, Tây Tạng đã bị cai trị phía sau tấm “màn sắt” an ninh mà Bắc Kinh thiết lập. Nhiều người Tây Tạng ở nước ngoài nói rằng tài nguyên thiên nhiên của quê hương họ đang bị khai thác vì lợi ích của Bắc Kinh, trong khi ngôn ngữ, văn hóa Tây Tạng, và tín ngưỡng Phật giáo từ bao đời của dân tộc họ đang dần bị phá hủy.
Những cuộc đàn áp đức tin tàn khốc nhất trong lịch sử
Phát biểu trong buổi công bố Báo cáo nhân quyền thường niên, hôm thứ Tư (13/3), Ngoại trưởng Pompeo điểm mặt Trung Quốc là quốc gia “đứng đầu trong việc vi phạm nhân quyền”, và, “Chỉ trong năm 2018, Trung Quốc đã đẩy mạnh, lên mức kỷ lục, chiến dịch bắt nhốt người của các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo”.
Không chỉ Ngoại trưởng Pompeo, đại sứ về tự do tín ngưỡng do Tổng thống Trump tiến cử, ông Sam Brownback đã có bài phát biểu mạnh mẽ khi đang ở Hồng Kông, thành phố bán tự trị ngay sát sườn chính quyền trung ương Trung Quốc.
“Dường như chính quyền Trung Quốc đang chống lại đức tin”, Đại sứ Brownback phát biểu tại Hồng Kông hôm thứ Sáu (8/3), theo Washington Examiner. “Đây là một cuộc chiến mà họ sẽ không giành phần thắng”.
Ngày 4/3/2019, ông Sam Brownback (trái), Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, hứa sẽ giúp đỡ tiến sỹ Trương Ngọc Hoa (giữa), một học viên Pháp Luân Công tại Mỹ, giải cứu chồng bị giam giữ ở Trung Quốc chỉ vì tập Pháp Luân Công. (Ảnh: Sound of Hope)
“Đảng Cộng sản Trung Quốc phải lắng nghe tiếng khóc của chính người dân của mình chỉ vì họ mưu cầu tự do tín ngưỡng”, ông Brownback thúc giục Bắc Kinh. “Một ngày nào đó sớm thôi, họ sẽ được tự do theo đuổi đức tin của mình. Cánh cổng tự do tín ngưỡng sẽ mở ra ở Trung Quốc và bức màn sắt che mắt cuộc đàn áp tín ngưỡng sẽ bị kéo xuống. Chính quyền Trung Quốc hiện đang đứng về phía sai lầm của lịch sử … nhưng điều này sẽ phải thay đổi.”
Chỉ vài ngày trước đó, hôm 4/3, Đại sứ Brownback cam kết sẽ tiếp tục hành động nhằm ngăn chặn các hoạt động đàn áp tín ngưỡng của chính quyền Trung Quốc, trong đó có cuộc bức hại đối với những người tập Pháp Luân Công, môn khí công được tự do tập luyện tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới nhưng bị đàn áp ở đại lục từ năm 1999 đến nay.
Pháp Luân Công tại Hoa KỳCác học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia ngồi thiền bên cạnh Toà nhà Nghị viện Hoa Kỳ tại thủ đô Washington ngày 20/6/2018(Ảnh: Edward Dye/Epoch Times)
Buộc phải thay đổi trong quan hệ thương mại
Tổng thống Trump từng nói thẳng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng “Trung Quốc đã lừa gạt Mỹ [trong quan hệ thương mại] một thời gian dài”. Ông Trump cũng từng tuyên bố trên Twitter cá nhân rằng “Nếu một quốc gia đối xử không công bằng với Hoa Kỳ trong thương mại. Thì họ hoặc phải đàm phán lại cho công bằng hoặc bị đánh thuế”. Những điều này lý giải tại sao có cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, và Tổng thống Trump lại quyết liệt với Trung Quốc như vậy.
Sau một thời gian không thể “leo nổi” thang với Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã phải nhượng bộ trước sự cứng rắn của chính quyền Trump. CNBC đưa tin hôm 4/3, Trung Quốc có kế hoạch giảm thuế đối với hàng nông sản, hóa chất, ô tô và các sản phẩm khác nhập từ Hoa Kỳ như một phần của thỏa thuận thương mại sắp đạt được với Mỹ. Hôm 15/3, AFP cho hay, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc đã thông qua luật loại bỏ quy định các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc và ngăn chặn việc can thiệp trái phép của chính quyền.
Tuy nhiên, những động thái đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Tổng thống Trump, mặc dù ông bày tỏ sự lạc quan đối với tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Ông nói ý rằng vẫn có thể “bỏ về” nếu không có thỏa thuận tốt, như cách mà ông đã làm Triều Tiên “chưng hửng” ở Thượng đỉnh hạt nhân Hà Nội hồi cuối tháng Hai, “Nhưng nếu chúng tôi không đem về một thỏa thuận tốt cho đất nước của chúng ta, tôi sẽ không đồng ý. Nếu đây không phải là một thỏa thuận tuyệt vời, tôi sẽ không chấp thuận”.
Tờ báo Hồng Kông, SCMP, hôm thứ Sáu đưa tin, cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump vào cuối tháng 3 sẽ bị hoãn lại tới tháng 6 vì cuộc đàm phán thương mại vẫn chưa đến hồi kết. SCMP nhận định, việc hoãn cuộc gặp dường như là một cơ chế nhằm đảm bảo Trung Quốc thực hiện đúng lời hứa của mình.
Hôm thứ Năm, tại Nhà Trắng, ông Trump phát biểu rằng Trung Quốc đã thể hiện một thái độ “rất có trách nhiệm và rất hợp lý. Nếu điều đó được thực hiện, đó sẽ là điều mà mọi người sẽ nói đến trong một thời gian dài”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26929-chinh-quyen-trump-don-ep-tq-tren-nhieu-mat-tran.html
Mỹ và phương Tây đang ‘đẩy lùi’ thành công TQ
Các nước phương Tây thời gian qua đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Giáo sư Kinh tế chính trị Stein Ringen, trường Đại học Hoàng Gia London, hôm 15/3 đã có bài viết bình luận về vấn đề này trên tờ Latimes với tiêu đề “Phương Tây đang đẩy lùi Trung Quốc. [Và] nó có tác dụng” (Nguyên văn: The West is pushing back against China. It’s working).
Theo giáo sư của trường đại học ở Anh, sau nhiều năm bị Trung Quốc làm suy yếu sức mạnh, Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang quay trở lại. Đầu tiên phải kể tới việc Washington gây áp lực buộc Bắc Kinh thay đổi chính sách thương mại bảo hộ và gián điệp công nghiệp. Chính quyền Trump đã thẳng thắn truyền đi thông điệp rằng nếu không muốn trả giá đắt thì Trung Quốc phải thay đổi.
Bên cạnh đó, các cơ quan an ninh của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh và các quốc gia khác đã đưa ra cảnh báo chống lại tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc với lý do, thiết bị của tập đoàn này có thể được dùng để thu thập thông tin tình báo phục vụ Bắc Kinh.
Không chỉ dừng lại ở đó, Canada đã cho bắt giữ CFO Mạnh Vãn Châu, con gái của nhà sáng lập Huawei theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ở châu Âu, một nhân viên của Huawei cũng đã bị Ba Lan bắt giữ vì cáo buộc làm gián điệp.
Cũng trong năm ngoái, các tổ chức nghiên cứu lớn bao gồm Viện Mercator ở Berlin, Hiệp hội Châu Á ở New York và Viện Dịch vụ Hoàng gia ở London đã công bố các báo cáo chi tiết về “chính sách gây ảnh hưởng” của Trung Quốc ở các nước dân chủ thông qua các tác động từ phương diện chính trị, giáo dục, truyền thông và xã hội dân sự.
Các nghị sĩ Hoa Kỳ đã dẫn đầu một cuộc chiến chống lại việc Trung Quốc sử dụng tiền bạc mua chuộc hòng phá vỡ những nền tảng của tự do học thuật. Các trường đại học ở phương Tây đã bị đưa vào thế phải chào đón con ngựa thành Trojan – viện Khổng Tử, một phương tiện để Bắc Kinh truyền bá những điều mà họ tô vẽ và bóp méo lịch sử.
Bằng những lập luận sắc bén và mạnh mẽ, các nghị sĩ Mỹ đã chỉ ra bản chất của những viện này, và tới nay các viện Khổng Tử đã phải thu hẹp phạm vi hoạt động.
Trung Quốc trả đũa
Trung Quốc có một kế hoạch khác để thu lợi và gây ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới, nhằm từng bước đạt được tham vọng của mình đó là: Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhiều nước nhận đầu tư thông qua “sáng kiến” này của Trung Quốc đã lần lượt mắc “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
Điển hình là trường hợp của Sri Lanka, quốc gia Nam Á này sau khi không thể trả được các khoản nợ đã phải trao cảng Hambantota chiến lược cùng 15.000 mẫu đất xung quanh cảng cho Trung Quốc sử dụng trong 99 năm. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều nước châu Phi như Zambia khi phải trao quyền kiểm soát sân bay quốc tế cho Bắc Kinh, hay Kenya cũng đang có nguy cơ mất cảng Mombasa, một cảng chính của nước này, vào tay Trung Quốc.
Vành đai và Con đường cũng đã vào châu Âu và Thái Bình Dương, hiện có 14 nước thuộc EU đã nhận nguồn vốn đầu tư của nó.
Nhận ra những rủi ro, hôm thứ Ba (12/3) EU đã có động thái “điều chỉnh lại” quan hệ với Trung Quốc bằng việc cho công bố một báo cáo chiến lược “ứng phó” với quốc gia Đông Á. Các khẳng định được thể hiện trong báo cáo hoạch định chiến lược của Ủy ban châu Âu đưa cách tiếp cận của Brussels đối với Bắc Kinh gần hơn với cách đánh giá của Hoa Kỳ về Trung Quốc – coi quốc gia đầy tham vọng ở Châu Á là một đối thủ chiến lược lớn, theo WSJ.
Ở Thái Bình Dương, cùng với Úc, New Zealand cũng đã gia nhập nhóm các nước phương Tây chống Huawei. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy những động thái trả đũa của Bắc Kinh. Theo Latimes,
Trung Quốc đã hủy chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, tới nước này và ngắt ngang một dự án hợp tác du lịch giữa hai nước đã được quảng bá rộng rãi trước đó.
Nữ giáo sư Anne-Marie Brady của Đại học Canterbury, sau khi viết bài nói về việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở New Zealand, đã bị quấy nhiễu bởi một loạt các hành động đe dọa tới an toàn của bà và người thân trong gia đình.
Ở một tình huống tương tự, hồi tháng Hai, Trung Quốc đã hủy chuyến thăm của bộ trưởng tài chính Anh, Philip Hammond, sau khi người đồng cấp của ông ở bộ quốc phòng, Gavin Williamson, tuyên bố sẽ triển khái tàu sân bay mới, HMS Queen Elizabeth, tới Biển Đông.
Một trường hợp tồi tệ hơn, Theo Latimes, dưới sức ép của Bắc Kinh, Na Uy đã ký với Trung Quốc một hiệp ước hữu nghị, trong đó có điều khoản cho thấy quốc gia Bắc Âu phải chấp nhận việc lạm dụng nhân quyền của đối tác.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực đáp trả của Bắc Kinh, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã bắt đầu bị thu hẹp khi các nước phương Tây tìm được tiếng nói chung trong việc đẩy lùi tham vọng của Trung Nam Hải, với một giọng điệu rõ ràng và mạnh mẽ hơn, giáo sư Ringen nêu quan điểm trong phần kết luận của bài viết.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26933-my-va-phuong-tay-dang-day-lui-thanh-cong-tq.html
Kirstjen Nielsen: Làm việc cho Trump khó như đi trên dây
Tara McKelveyBBC News
Bộ trưởng Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ một chính sách biên giới khiến bà bị lên án vì ảnh hưởng của nó đối với trẻ em và nhiều gia đình. Nhưng tại sao phong cách của Kirstjen Nielsen cũng khiến giới phê bình khó chịu?
Trong phiên điều trần về an ninh nội địa hôm 6/3, bà Nielsen nói rằng nhân viên biên giới không nhốt trẻ em vào lồng tại các cơ sở giam giữ.
Bà giải thích: “Nếu bạn nói giam giữ có nghĩa là bỏ các em vào một cái lồng như thế này.” Bà đưa hai tay lên trên đầu và vẽ vẽ hình một chiếc lồng cho chó nhỏ hình chữ nhật.
Đảng Dân chủ không đồng ý. Bất kể kích thước của các khu vực có dây bao quanh nơi trẻ em bị giam giữ, chúng vẫn cơ bản là những chiếc lồng, Bonnie Watson Coleman ở New Jersey bình luận.
Bà Nielsen hành động như một người ủng hộ không ngừng cho chính sách biên giới “không khoan nhượng” của tổng thống và cho các biện pháp khác trong phiên điều trần. Bà bày tỏ sự ủng hộ trung thành với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và bức tường của ông, và nói rằng đang làm việc để đảm bảo rằng biên giới quốc gia hoàn toàn được an toàn.
Vào tháng Tư, Jeff Sessions, bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ vào thời điểm đó, tuyên bố rằng nhà chức trách sẽ truy tố bất cứ ai đi qua biên giới bất hợp pháp. Ông cho biết phương pháp mới này – kết thúc hai tháng sau đó – nhằm mục đích răn đe các bậc cha mẹ có con, nhưng kết quả là gần 3.000 thanh niên đã bị tách khỏi cha mẹ.
Biểu tình phản đối chia cắt gia đình tại biên giới Mỹ
Nhân viên Microsoft không ‘đồng loã’ vụ cách ly trẻ em
Các chính sách biên giới và việc bà bảo vệ chúng đã gây nhiều tranh cãi, và một số chuyên gia tin rằng giới tính của bà cũng góp phần cho những phê phán.
Ruth Ben-Ghiat, giáo sư Đại học New York chuyên nghiên cứu về tuyên truyền, nói rằng bà Nielsen là người phát ngôn mạnh mẽ cho các chính sách một phần vì bà là phụ nữ.
“Điều này [bà ấy là phụ nữ] rất quan trọng để bình thường hóa loại đối xử vô nhân đạo này. Bà ấy là khuôn mặt mềm mại của chính sách cứng rắn này.”
Bà Nielsen chấp nhận cách tiếp cận của tổng thống trong việc quản lý các cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng – quyết không lùi bước và sẵn sàng đối mặt với các nhà phê bình một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, là một phụ nữ, bà đã phải chịu sự chỉ trích đặc biệt gay gắt, có người còn ví bà là Cruella de Vil, nhân vật ác trong phim hoạt hình Disney.
Một số lời kêu gọi lương tâm của bà. “Làm thế nào bà có thể ngủ an giấc vào ban đêm? – bà được hỏi khi đang ăn trong một nhà hàng Mexico năm ngoái.
Vị trí của bà như một thành viên cao cấp, thành viên nữ trong nội các của tổng thống bị làm cho khó khăn hơn bởi thực tại là bản thân tổng thống có vẻ cổ hủ trong quan điểm của ông về phụ nữ.
Ông Trump thường nói ông yêu phụ nữ và nói về vẻ đẹp của họ. Tuy nhiên, rất ít phụ nữ nắm quyền lực trong chính quyền theo như một nghiên cứu của Atlanticcho thấy, số nam giới được bổ nhiệm nhiều hơn gấp đôi so với phụ nữ.
Debbie Walsh, giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Chính trị Hoa Kỳ tại Đại học Rutgers cho biết, sự thống trị của đàn ông đối với phụ nữ trong chính quyền Trump xảy ra với tốc độ chưa từng thấy “kể từ những năm Reagan”.
Bà Nielsen là một trong những phụ nữ duy nhất phục vụ trong giới chóp bu của chính quyền, và vấn đề chính của bà, an ninh biên giới, được tổng thống quan tâm. Công việc của bà là một việc gây nhiều chú ý, và bà thực hiện nó với sự tập trung và quyết tâm cao độ.
Trump sa thải ngoại trưởng, thay bằng giám đốc CIA
Trump sa thải giám đốc truyền thông
Một số nhà quan sát cho rằng chính thái độ thẳng thắn và khả năng làm chủ các bản báo cáo – chứ không phải do bà là phụ nữ – đã đưa bà trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho chiến lược của tổng thống.
“Bà Nielsen suy nghĩ về tất cả những vấn đề này ở cấp chính sách”, Raj Shah, cựu phó giám đốc truyền thông của Trump, nói thêm rằng cách tiếp cận của bà đối với an ninh biên giới vừa “hiệu quả” vừa “nhân văn”.
Những người khác chỉ ra rằng tổng thống ngưỡng mộ một cách tiếp cứng rắn trong diễn ngôn công khai, cho dù là đàn ông hay phụ nữ. “Ông đánh giá cao tinh cương trực”, James Carafano của Quỹ Di sản nói. “Thực tế là đôi khi bà ấy cũng có thể xù lông – nhưng tôi nghĩ rằng ông sẽ coi đó là hành động đáng yêu.”
Có được quyền lực và nắm giữ được nó là điều khó khăn đối với phụ nữ trong Nhà Trắng, nhưng quá trình này đặc biệt khó khăn trong hiện tại. Hai trong số những phụ nữ nổi bật nhất, Tham tán Kellyanne Conway và Thư ký báo chí Sarah Huckabee Sanders, làm việc chủ yếu với tư cách là cố vấn và phát ngôn viên – không phải là những nhà hoạch định chính sách.
Ngoài bà Nielsen, chỉ có bốn phụ nữ – Giám đốc CIA Gina Haspel, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao và Linda McMahon, người đứng đầu Cơ quan Quản trị Doanh nghiệp Nhỏ – giữ các vị trí trong nội các của tổng thống.
Một người, Nikki Haley, từng giữ một vị trí ở cấp bậc nội các với tư cách là đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, nhưng từ chức vào mùa Thu năm ngoái.
“Đó là một con dao hai lưỡi”, Heidi Hartmann, chủ tịch của một tổ chức phi lợi nhuận, Viện nghiên cứu chính sách phụ nữ ở Washington, nói.
“Thật khó để những người phụ nữ này đi đúng đường – họ hoặc bị xem là quá mạnh hoặc không đủ mạnh. Tôi nghĩ rằng có sự kỳ thị ngầm.”
Bà Nielsen, 47 tuổi, đứng đầu một cơ quan to lớn với hơn 200.000 nhân viên. Trong các văn phòng của họ ở phía Tây Bắc Washington, một chùm các toà nhà được bảo vệ nghiêm ngặt, các đại biểu khen ngợi bà vì đạo đức làm việc.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Georgetown và trường luật của Đại học Virginia, bà làm việc trong lãnh vực an ninh nội địa cho chính quyền của George W Bush.
Nhờ thế bà quen biết John Kelly, một cựu chỉ huy quân đội, trong quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống của ông Trump và làm việc cho ông khi ông còn là Bộ trưởng an ninh nội địa. Bà theo chân John Kelly đến Nhà Trắng khi ông trở thành chánh văn phòng.
Khi bà đảm nhiệm vị trí bộ trưởng an ninh nội địa vào tháng 12 năm 2017, bà mang đến cho vị trí này ít kinh nghiệm hơn so với những người tiền nhiệm và quan điểm của bà về nhập cư ít được ai biết. Ông Kelly được biết đến như một một người có quan điểm cứng rắn về di trú, nhưng bà thì không thế.
Cha của bà, James McHenry Nielsen, một bác sĩ ở Florida, từng phục vụ trong quân đội, và một số đồng nghiệp của bà nói rằng bà bị thúc đẩy bởi mong muốn phục vụ quốc gia hơn là vì các mục tiêu chính sách. Một số người khác thì ít từ thiện hơn, nói rằng bà là một kẻ cơ hội: “Có rất nhiều đặc quyền đi kèm với việc trở thành một bộ trưởng trong nội các.”
Gác động cơ của mình qua một bên, Nielsen có một mối quan hệ khó khăn với ông sếp.
“Tôi muốn bà ấy trở nên cứng rắn hơn nhiều”, ông Trump nói trên chương trình Fox News Chủ Nhật vào tháng 11. “Chúng ta hãy chờ xem sao.”
The New York Times đưa tin rằng bà Kirstjen Nielsen từng nghĩ đến việc bỏ cuộc sau khi bị Trump tấn công về số lượng người nhập cư không có giấy tờ qua biên giới.
Trump rất khe khắt với các thành viên trong nội các của mình, bất kể là nam hay nữ. Nhưng vẫn có nhiều người nói rằng Trump đối xử với bà một cách khác.
“Trump cảm thấy ông có thể mắng bà ấy xối xả theo cách mà ông không cảm thấy mình có thể làm với John Kelly,” David Martin, một luật sư làm việc cho bộ an ninh nội địa, nói. “Một phần vì bà ấy là phụ nữ.”
Đáp lại những chỉ trích của tổng thống, bà Nielsen đã nhân đôi nỗ lực trong việc đảm bảo an ninh ở biên giới. Số người bị bắt giữ tại biên giới đã tăng từ 51.857 trong tháng 11, 2018 lên 66.450 vào tháng 2, 2019, theo cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ.
Chiến lược của bà dường như có hiệu quả – bà vẫn duy trì được công việc của mình và nhận được lời khen ngợi từ vợ tổng thống. Vào tháng 11, Melania Trump cho biết bà “tự hào” được ở bên Nielsen tại một sự kiện ở Nhà Trắng.
Nhưng đối với những người cấp tiến, phong cách hơi sửng cồ của Nielsen và việc bà là một phụ nữ ủng hộ nữ cho các chính sách của tổng thống gây chấn động.
Carrie Baker, giáo sư nghiên cứu về phụ nữ tại Đại học Smith ở Northampton, Massachusetts, nói rằng bà bị xúc phạm bởi cách Nielsen lập luận về các chính sách [di trú] có thể gây hại cho phụ nữ và trẻ em.
“Họ có thể tìm được phụ nữ để làm những việc xấu xa cho họ và bảo vệ công việc xúc phạm phụ nữ của họ, và họ nghĩ rằng đó là một chiến lược tốt,” bà Baker nói. “Tôi nghĩ đó là điều sai trái. Phụ nữ đang nhìn thấu suốt những điều này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47607566
Bầu cử Mỹ 2020: Kirsten Gillibrand tranh cử tổng thống
Kirsten Gillibrand là thành viên Đảng Dân chủ mới nhất gia nhập một cuộc chạy đua đông đúc để trở thành ứng cử viên của đảng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Thượng nghị sĩ 52 tuổi ở New York tuyên bố tranh cử trong một video trực tuyến phát hành vào Chủ nhật.
Mười lăm đảng viên Dân chủ khác đã tuyên bố họ sẽ vận động để được đảng đề cử.
Những người này gồm thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Kamala Harris và Bernie Sanders – những người từng chạy đua với Hillary Clinton năm 2016 – và cựu nghị sĩ tiểu bang Texas Beto O’Rourke.
Trong video tuyên bố tranh cử, bà Gillibrand nhắm vào Tổng thống Donald Trump, nói: “Dũng cảm không phải là khiến mọi người phải chống lại nhau. Dũng cảm không đặt tiền bạc cao hơn cuộc sống. Dũng cảm không làm lây lan sự thù ghét. Làm sự thật bị vẩn đục. Xây tường. Những điều đó đến từ sự sợ hãi.”
Mỹ: Đảng viên Dân chủ nào tranh cử năm 2020?
Hillary Clinton không ra tranh cử tổng thống 2020
California: Tiểu bang đang tìm cách hạ bệ Trump
Nữ giới tranh cử Tổng thống Mỹ tăng kỷ lục
Hôm thứ Bảy, cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã bỏ tiết lộ tin động trời – nhưng dường như vô tình – gợi ý rằng ông muốn thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử năm tới.
Phát biểu trước đảng Dân chủ tại Delaware, tiểu bang nhà, ông Biden nói rằng hồ sơ của ông cấp tiến hơn “của bất kỳ ai đang tranh cử tổng thống Hoa Kỳ -” trước khi tự sửa: “bất cứ ai sẽ tranh cử”.
Khán giả hô vang “vào cuộc, Joe, vào cuộc”, trong khi ông Biden đính chính: “Tôi không có ý đó!
Suy đoán rằng ông Biden sẽ tuyên bố tranh cử đã đạt đến mức độ lên cơn sốt.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47607575
Bộ Giao thông Mỹ điều tra
việc FAA phê duyệt dòng máy bay Boeing 737 Max
Tổng thanh tra của Bộ Giao thông Vận tải đã mở một cuộc điều tra về việc Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phê duyệt dòng máy bay Boeing 737 Max, theo CNN.
Hôm 17/3, tờ Wall Street Journal trích lời một quan chức chính phủ nói Tổng thanh tra của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ mở cuộc điều tra này sau khi các máy bay Boeing 737 Max trên thế giới bị cấm bay vô thời hạn vào tuần trước do xảy ra hai vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến dòng máy bay Boeing 737 Max.
Cuộc điều tra sẽ tập trung vào một hệ thống an toàn tự động liên quan đến vụ tai nạn của hãng Lion Air ở Indonesia làm 189 người chết vào tháng 10/2018. Bộ đã yêu cầu hai văn phòng FAA phải bảo lưu các dữ liệu liên quan trên máy tính, theo tờ Journal.
Các giới chức hàng không đang điều tra xem liệu hệ thống này có liên quan đến vụ tai nạn Lion Air cũng như vụ tai nạn của hãng hàng không Etopiania làm 157 người thiệt mạng ngày 10/3 hay không, tờ báo này cho biết thêm.
Bộ Giao thông đang tìm cách xác định xem FAA có sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế và phân tích kỹ thuật phù hợp trong việc chứng nhận hệ thống cơ khí động MCAS của máy bay hay không.
Trước đó, cũng theo CNN, FAA đã xác định có sự tương đồng của hai vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX 8, buộc cơ quan này phải cho tất cả máy bay thuộc dòng 737 MAX dừng bay từ ngày 13/3.
Vụ Boeing 737 MAX: Boeing thông báo
thay đổi một phần mềm quan trọng
Bị hút vào cơn lốc từ tai nạn của hãng hàng không Ethiopian Airlines, tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ Boeing ngày hôm qua, 17/03/2019 thông báo đang « hoàn tất » một điều chỉnh quan trọng trên các chiếc 737 MAX : Đó là hệ thống ổn định phi cơ gọi là MCAS.
Trong khi chờ đợi kết luận chính thức, việc nghiên cứu hộp đen cho thấy tai nạn của máy bay hãng Ethiopian Airlines vào tuần qua có nhiều điểm tương đồng với tai nạn của chiếc Boeing 737 của hãng Indonesia Lion Air vào cuối tháng 10 năm ngoái.
Thông tín viên RFI tại New York, Gérard Pourtier giải thích :
Được thiết kế đặc biệt cho các chiếc 737 MAX, hệ thống MCAS phải chăng là nguyên nhân hai tai nạn gần đây ? Dẫu sao thì phần mềm này đang thu hút các chỉ trích, trong lúc mà trên nguyên tắc, phần mềm này phải mang lại một giải pháp cho các loại máy bay mới, ngày càng to hơn và nặng hơn.
Chính quyết định chứng thực giá trị phần mềm này do Cơ Quan Hàng Không Mỹ FAA ban hành, hiện cũng đang bị nghi ngờ, với bản báo cáo phân tích bị một số chuyên gia chỉ trích là vội vã, đầy sai lệch.
Các vấn đề có thể giải quyết được hay không ? Cơ quan FAA đã yêu cầu những điều chỉnh nhanh chóng từ đây đến tháng 4, với những phần cải sửa phải dễ cài đặt, trong lúc vấn đề đào tạo phi công sử dụng hệ thống này cũng phải được xem xét lại.
Trong khi chờ đợi các kết luận chính thức của cuộc điều tra vốn đã nêu lên những nét tương đồng giữa tai nạn của hai chiếc 737 MAX của Lion Air và Ethiopian Airlines, Boeing sẽ phải ráo riết tô bóng lại hình ảnh của mình.
Tập đoàn Mỹ đã mất gần 25 tỉ đô la trên sàn chứng khoán từ một tuần qua, nhưng thiệt hại nặng nhất là trên vấn đề hình ảnh. Vì phản ứng chậm nên Boeing cuối cùng đã phải thấy tất cả các chiếc 737 MAX bị buộc nằm liệt dưới đất ngày qua ngày, trên thế giới và cả ở Mỹ.
Thực chất của ‘ưu tiên,
bất công’ trong tuyển sinh đại học Mỹ?
Một giáo sư nổi tiếng nói có “hệ thống tha hóa và không công bằng” trong cách tuyển sinh viên ở các đại học hàng đầu Hoa Kỳ.
Hallmark bỏ Lori Loughlin và Sephora loại con bà
Sao Hollywood, triệu phú và bê bối đưa con vào đại học Mỹ
Mỹ phá án ‘hối lộ nhập học’ ở các ĐH danh tiếng
Tiến sĩ người Anh Niall Ferguson, từng là giáo sư lịch sử ở Harvard 12 năm và hiện làm việc ở Trung tâm Hoover, Đại học Stanford, viết bình luận trên báo Anh The Times hôm 17/3.
Ông phát biểu trong bối cảnh FBI phanh phui một đường dây cha mẹ giàu có gian lận để con cái vào các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ.
Ferguson viết: “Về nguyên tắc, người Mỹ tin vào chế độ hiền tài (meritocracy).”
Thế nhưng, ông nói “trên thực tế, người Mỹ chả hề tin vào chế độ hiền tài”.
“Nhiều người Mỹ giàu có chả thấy có vấn đề gì về đặc quyền cha truyền con nối”.
“Đồng thời, nhiều người Mỹ có học lại còn ủng hộ và thực thi phân biệt sắc tộc có hệ thống (systematic racial discrimination)”.
Kết quả là theo tác giả, có một “hệ thống tha hóa (corrupt) và không công bằng (inequitable) về tuyển sinh sinh viên đại học ở các trường hàng đầu”.
Sinh năm 1964 ở Scotland và nhận bằng tiến sĩ của Oxford năm 1989, Ferguson là một trong những tác giả nổi tiếng nhất tại Anh-Mỹ, từng dạy và làm việc ở các trường số một như Cambridge, Oxford, Harvard, LSE và nay là Stanford.
Từ 2004 đến 2016, ông là giáo sư lịch sử ở Harvard và đồng thời là giáo sư dạy kinh doanh ở Harvard Business School.
Tác giả kể “mất một thời gian, tôi mới hiểu ra hệ thống sau khi tôi chuyển từ môi trường đại học Anh sang Mỹ”.
Ferguson sinh năm 1964 ở Scotland, nhận bằng tiến sĩ của Oxford năm 1989, và bắt đầu sang Mỹ giảng dạy từ 2002.
“Tại Cambridge và Oxford, tôi trực tiếp tham gia việc chọn lựa sinh viên.”
Ông Ferguson nói mục tiêu của ông khi đó là “chọn các sinh viên thông minh nhất, bất chấp mọi tiêu chí khác, và quan tâm chính của tôi là phân biệt những người thực sự thông minh và những người được rèn luyện kỹ”.
Ferguson nói: “Harvard thì khác. Ban đầu, thật ngây thơ, tôi không hiểu vì sao một số đáng kể sinh viên mới của tôi lại học trường này, vì xem bài làm của họ, thì đời nào được phỏng vấn ở Oxford, chứ đừng mong vào học.”
Ferguson cho hay người ta giải thích với ông rằng một số lượng sinh viên ở Harvard là “di sản” – được vào học vì cha mẹ là cựu sinh viên, đặc biệt là những người hào phóng. Một phần khác là những sinh viên hưởng lợi nhờ ưu tiên xã hội (affirmative action) hay nhờ chương trình thể thao.
Cũng trong bối cảnh dư luận quan tâm vụ bê bối tuyển sinh vừa bị FBI phát giác, một tác giả khác nhắc nhở rằng người giàu có và nổi tiếng ở Mỹ đã luôn có lợi thế trong việc tìm trường đại học cho con.
Daniel Golden là tác giả sách điều tra “The Price of Admission: How America’s Ruling Class Buys Its Way into Elite Colleges — and Who Gets Left Outside the Gates”.
Ông nhận giải Pulitzer năm 2004 cho loạt bài điều tra về cách sinh viên da trắng giàu có hưởng lợi thế nào trong việc xin vào đại học Mỹ.
Viết trên Boston Globe hôm 12/3, Golden nhắc rằng trong cuốn sách The Price of Admission in năm 2005, ông từng đề cập trường hợp một người được vào Harvard, dường như nhờ khoản tiền 2,5 triệu đóng góp của cha.
Người đó có tên Jared Kushner, nay là con rể tổng thống Mỹ Donald Trump.
Golden nói ưu tiên nổi tiếng nhất của các trường là dành cho con cái cựu sinh viên, “di sản”, mà thường là da trắng và giàu có.
Ngoài ra, những người giàu có tuy không có cha mẹ từng học ở đại học mà họ muốn, cũng có lợi thế.
Daniel Golden, cũng trả lời trên tờ The New Yorker, nói thêm rằng ngày nay, số sinh viên “di sản” khó vào đại học hơn so với quá khứ, nhưng vẫn nắm lợi thế.
Ông giải thích “với một trường trong nhóm Ivy League, 20, 30 năm trước, họ có thể nhận hai phần ba số đơn từ nhóm di sản.”
“Ngày nay họ có thể chỉ nhận một phần ba thôi.”
“Nhưng đồng thời, tỉ lệ nhận vào học của các trường lại giảm đi, từ 20-25% của tổng số đơn xuống chỉ còn 5-10%. Thế nên xét về tỉ lệ, thì nhóm di sản có lợi thế hơn.”
Ngoài ra, Golden chỉ ra các nguồn thu nhập của đại học Mỹ đã giảm hoặc dậm tại chỗ.
“Các đại học hiện phụ thuộc hơn vào các khoản đóng góp to, thường đi kèm theo là việc nhận học,” Golden bình phẩm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47614362
Cảnh sát New York bắt nghi phạm bắn ‘bố già’ Gambino
Cảnh sát New York cho biết nghi phạm Anthony Comello, 24 tuổi, bị bắt hôm 16/3 tại bang New Jersey vì có liên quan tới vụ sát hại ‘bố già’ mafia Gambino Francesco Cali tối ngày 13/3, theo CNN.
Thám tử Dermot Shea thuộc Sở Cảnh sát New York cho biết tại một cuộc họp báo hôm 16/3 rằng nghi phạm Anthony Comello đang bị giam tại một tù nhà bang New Jersey, sẽ được áp giải về New York và sẽ chính thức bị văn phòng công tố Staten Island truy tố với tội danh giết người.
Anthony Comello, 24 tuổi, nói với các nhà điều tra rằng ông trùm Gambino Frank Cali đã cầm súng xông vào anh và buộc anh ta phải bắn ông ấy.
Các nhà điều tra đang xem xét khả năng án mạng xảy ra là do mâu thuẫn tình cảm, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của ông trùm mafia. Các nguồn tin cảnh sát cho biết ông trùm Cali có thể đã ngăn không cho anh Comello hẹn hò với cháu gái của ông, theo New York Times.
Tuy nhiên, ông Shea cho biết động cơ vụ giết người vẫn chưa rõ ràng, và các thám tử đang điều tra từ nhiều góc độ khác nhau.
Trùm mafia có biệt danh “Franky Boy” Cali, 53 tuổi, đã bị bắn chết ngay trước cửa nhà ông ta vào đêm 13/3, ngay trước cửa nhà.
Tờ New York Post tường thuật rằng trùm mafia Cali đã bị bắn ít nhất là 6 hoặc 7 phát, sau đó còn bị một chiếc xe pickup màu xanh do hung thủ lái, cán lên người.
Reuters cho biết ông Gambino là một trong 5 nhóm gia đình mafia gốc Ý truyền thống từng tung hoành ngang doc tại New York. Gia đình Gambino kiếm tiền bất hợp pháp bằng những hành vi bạo lực và các vụ bảo kê, tống tiền.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-new-york-bat-nghi-pham-ban-bo-gia-gambino/4835920.html
Tổng thống Brazil Bolsonaro công du Mỹ
Ba tháng sau khi lên nắm quyền, tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm qua 17/03/2019 bắt đầu chuyến công du ba ngày tại Hoa Kỳ. Ông Bolsonaro dự kiến sẽ gặp tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày mai 19/03.
Từ Sao Paolo, thông tín viên RFI Martin Bernard cho biết thêm chi tiết :
« Jair Bolsonaro đã chọn Washington và Donald Trump cho cuộc gặp song phương đầu tiên ở nước ngoài. Đây là một sự lựa chọn mang tính biểu tượng cao : sau 3 tháng cầm quyền, tổng thống Brazil muốn tới thăm Nhà Trắng hơn là công du nước láng giềng Achentina như theo thông lệ.
Trước tiên, tổng thống Brazil gặp gỡ giới trí thức cực hữu để cho thấy ông gần gũi với Donald Trump về tư tưởng. Hai vị tổng thống sẽ gặp nhau vào thứ Ba, dự kiến bàn về cuộc khủng hoảng Venezuela, hay cách thức để kết thúc chế độ của tổng thống Nicolas Maduro. Hiện giờ, các tướng lĩnh quân đội dưới quyền tổng thống Bolsonaro vẫn phản đối chuyện dùng sức mạnh vũ trang.
Được sáu bộ trưởng tháp tùng, tổng thống Brazil sẽ cho thấy ông ủng hộ tự do mậu dịch và phản đối chủ nghĩa đa phương.
Nguyên thủ Brazil hy vọng tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bật đèn xanh để Brazil được gia nhập tổ chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE và có được vị thế đồng minh quan trọng, tuy không phải là thành viên NATO. Thế nhưng, do hai vị tổng thống đều có tính cách bốc đồng khó lường, nên rất có thể sẽ có nhiều điều bất ngờ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190318-tong-thong-brazil-bolsonaro-cong-du-my
Phái bộ LHQ thị sát Venezuela:
Xô xát giữa phe thân và chống Maduro
Tại Venezuela, va chạm giữa hai phe ủng hộ và chống đối tổng thống Maduro đã bùng lên vào hôm qua, 17/03/2019 trước một bệnh viện ở Barquisimeto, miền tây bắc, trong lúc bệnh viện chờ đón một phái đoàn Liên Hiệp Quốc do Cao Ủy Nhân Quyền Michelle Bachelet cử đến.
Chuyến thị sát tình hình của phái bộ nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã gây bão tại Venezuela do nhiều người trong phe đối lập e ngại chính quyền Maduro tìm cách che giấu tầm mức cuộc khủng hoảng.
Thông tín viên RFI, Benjamin Delille tường thuật từ Caracas:
Từ gần một tuần lễ nay, phái bộ kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc đã đi ngang dọc Venezuela với một chương trình dầy đặc. Tại mỗi nơi phái bộ dừng chân, rất nhiều người thuộc phe đối lập đã tập hợp lại và cố cho phái đoàn thấy quy mô khủng hoảng ở Venezuela.
Nhiều người trong số họ, nhất là các bác sĩ, hôm qua, đã bị một nhóm người tấn công, ném đá trong lúc đứng chờ phái bộ trước bệnh viện Barquisimeto. Theo Jaime Lorenzo của tổ chức Medicos Unidos, những người tấn công là phe ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro.
Mặc dù có sự cố trên, nhưng chuyến thăm của đại diện Liên Hiệp Quốc đã diễn ra yên ổn. Tuy nhiên sự kiện cho thấy sự căng thẳng chung quanh chuyến đi của đoàn Liên Hiệp Quốc. Nhiều tổ chức phi chính phủ tố cáo ông Maduro cố che giấu thực tế ở đất nước Venezuela, nhất là tại các bệnh viện.
Mục tiêu của phái bộ Liên Hiệp Quốc là chuẩn bị cho khả năng Cao Ủy Nhân Quyền Michelle Bachelet đến thăm. Bà đã được mời từ tháng 11 vừa qua.
Tuy nhiên hiện nay bà Michelle Bachelet đang bị phe đối lập Venezuela chỉ trích là đã không lên án mạnh mẽ chính quyền Nicolas Maduro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190318-phai-bo-lhq-thi-sat-venezuela-xo-xat-giua-phe-than-va-chong-maduro
Vatican: TQ không nên sợ Giáo hội Công giáo
Một quan chức hàng đầu của Vatican nói rằng chính phủ Trung Quốc không nên lo sợ về “sự bất tín hay thù địch” của Giáo hội Công giáo La Mã. Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh có tin nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sắp hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô trong tuần này.
Reuters dẫn các nguồn tin của Tòa Thánh Vatican cho biết Giáo hoàng Phanxicô sẵn sàng hội kiến với ông Tập và các bên trung gian đã thực hiện các cuộc trao đổi với Vatican, tuy nhiên phía Trung Quốc chưa chính thức yêu cầu cuộc hội kiến. Nếu được diễn ra thì đây sẽ là cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa một nhà lãnh đạo Trung Quốc và một giáo hoàng.
Chuyến thăm của Tập dự kiến sẽ bắt đầu từ thứ Năm (21/3) và sẽ là chuyến công du đầu tiên ông đến Ý sau một thỏa thuận lịch sử vào tháng 9 năm ngoái giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.
Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican từ năm 1951 và cho đến nay Bắc Kinh vẫn lo ngại về sự tồn tại của một giáo hội độc lập ở Trung Quốc vì cho rằng giáo hội này có thể đe dọa chính quyền của họ.
Bộ trưởng Ngoại giao Vatican Hồng y Pietro Parolin đã viết trong phần giới thiệu một cuốn sách mới nói về Trung Quốc sẽ được xuất bản vào 19/3: “Tòa Thánh không có lòng bất tín hay thù địch với bất kỳ quốc gia nào.”
Hồng y Parolin, nhân vật quan trọng thứ hai của Vatican, chỉ đứng sau giáo hoàng, cho biết công việc của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc “không thể tách rời khỏi lập trường tôn trọng, kính mến và tin tưởng đối với người dân Trung Quốc và chính quyền nhà nước hợp pháp của họ.”
Đây dường như là một nỗ lực khác của Vatican nhằm xóa tan mối lo ngại của Bắc Kinh, theo Reuters.
Kể từ khi có một thỏa thuận nhằm tiến tới một cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa Vatican và Trung Quốc vào tháng 9/2018 cho đến nay, Bắc Kinh và Tòa Thánh vẫn chưa nối lại quan hệ ngoại giao.
Hôm 18/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng ông không có thông tin về kế hoạch ông Tập sắp gặp Giáo hoàng, nhưng nói rằng Trung Quốc chân thành muốn cải thiện mối quan hệ với Vatican và từ trước đến nay đã không ngừng nỗ lực vun đắp cho mục đích này.
Trung Quốc có khoảng 12 triệu giáo dân, nhưng có sự chia rẽ giữa một bên là Hiệp hội Công giáo Ái quốc Trung Hoa do nhà nước quản lý và Giáo hội độc lập không được chính quyền công nhận nhưng tuyên thệ trung thành với Vatican. Hiện nay cả hai giáo hội này đều được Giáo hoàng công nhận.
https://www.voatiengviet.com/a/vatican-tq-khong-nen-so-giao-hoi-cong-giao/4835854.html
EU sẽ ký EVFTA với Việt Nam ‘trong hè này’
Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam nói về lộ trình ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA).
Trả lời phỏng vấn với phóng viên BBC Nguyễn Hoàng, Ông Bruno Angelet, Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cũng giải thích liệu nhân quyền có là chủ đề thuộc đàm phán EVFTA hay không.
Về việc kêu gọi EU ‘hoãn FTA’ vì nhân quyền ở VN
BBC: Ông có thể khái quát về EVFTA và ý nghĩa của nó?
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU là một hiệp định lớn nhằm tự do hoá thương mại và dịch vụ giữa Việt Nam và EU. Tại châu Á, chúng tôi đã ký kết và phê chuẩn các hiệp định thương mại với các nước Hàn Quốc (2010), Nhật Bản và Singapore (2018). Hiện chúng tôi đã sẵn sàng ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam vào mùa hè năm nay và hy vọng sẽ được Nghị viện châu Âu thông qua sau đó.
Khi FTA được thực thi, thời gian đầu, 70% các mặt hàng và dịch vụ sẽ được tự do hoá giữa Việt Nam và EU, và trong 10 năm tới gần 90% các mặt hàng và dịch vụ sẽ được miễn thuế. Vì vậy, đây là một hiệp định quan trọng tăng cường mậu dịch cho cả Việt Nam và EU, đánh dấu mối quan hệ hợp tác mở rộng mà chúng tôi có được với Việt Nam.
Hiệp định này quan trọng vì nó giúp phát huy vị thế cạnh tranh của Việt Nam, và hội nhập kinh tế Việt Nam vào thương mại thế giới cũng như kết nối thị trường châu Âu với thị trường Việt Nam. Không những thế, nó còn giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong và ngoài ASEAN, vì đây không chỉ là hiệp định thương mại giữa EU với Việt Nam mà còn là chiến lược phát triển của EU với cả châu Á.
So với các nước mà chúng tôi đã ký kết hiệp định thương mại tự do, Việt Nam là nước kém phát triển hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ là bàn đạp, cho phép EU đẩy mạnh hợp tác với ASEAN trong vài năm tới. Nếu mối quan hệ hợp với Việt Nam thành công thì EU sẽ có thể tiếp cận thị trường ASEAN dài hạn.
Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA
BBC: Tháng 10 năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã đệ trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu xem xét và xin ủy nhiệm ký. Ông có thể cho biết rõ thêm về tiến trình ký kết và chuẩn thuận?
EVFTA có hai phần chính bao gồm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhằm tự do hoá các mặt hàng và dịch vụ, và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) nhằm bảo hộ cho các dự án đầu tư của Việt Nam ở châu Âu và ngược lại. FTA và IPA có đến 3,000 trang và chúng tôi đang xử lý. Đầu tiên, hai hiệp định này cần được dịch ra tiếng Việt và 23 ngôn ngữ chính thức khác ở Châu Âu.
Uỷ ban châu Âu (EC) đã thống nhất nội dung các hiệp định và gửi chúng cho Hội đồng châu Âu và các nước thành viên xem xét. EC phải nhận được sự đồng thuận từ Hội đồng châu Âu và các nước thành viên thì mới tới Hà Nội để ký kết các hiệp định được.
Theo đó, các hiệp định đang được các nước thành viên Hội đồng châu Âu xem xét, trong khi dịch vụ pháp lý của Hội đồng đang xem lại các bản dịch. Chúng tôi phải đảm bảo rằng các điều khoản pháp lý trong 23 bản dịch phải giống nhau hoàn toàn. Ban ngôn ngữ của Hội đồng châu Âu ở Brussels, Bỉ đang xem lại nội dung để đảm bảo tính tương đồng của các bản dịch.
Vào cuối tháng 5/2019, chúng tôi sẽ liên lạc với Hội đồng châu Âu. Hy vọng là vào cuối tháng 5/2019 hoặc đầu tháng 6/2019, Hội đồng châu Âu sẽ đưa ra quyết định đồng ý cho bà, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmström, đến Hà Nội để ký các hiệp định.
Sau đó, trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 7/2019, bà Malmström sẽ đến Hà Nội để ký kết. Tiếp đến là đến sự phê chuẩn. Trước mắt hai bên phải ký kết các hiệp định đã, sau đó chúng tôi sẽ đệ trình các hiệp định đã ký kết cho Nghị viện châu Âu thông qua.
Từ 23-26/5/2019 sẽ có bầu cử Nghị viện châu Âu. Một Nghị viện mới sẽ được bầu ra và họ sẽ xem xét các hiệp định đó. Hy vọng là sau mùa hè hoặc đầu tháng 10/2019, Nghị viện mới sẽ thông qua các hiệp định. Theo tôi đoán thì Nghị viện mới sẽ xem xét các hiệp định ngay nhưng họ cũng cần thêm ít nhất một tháng trước khi phê chuẩn.
BBC: Tức là nhìn một cách thực tế thì FTA và IPA sẽ sẽ được ký kết sau tháng 5/2019?
Đúng vậy, trong mùa hè này. Tôi đoán là từ cuối tháng 5/2019 đến cuối tháng 8/2019. Sau đó là đợi Nghị viện châu Âu phê chuẩn.
BBC: Mới đây, EU có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền với Việt Nam. Một số tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam muốn EU xem xét vấn đề nhân quyền song song với EVFTA. Hai chủ đề này có gắn kết với nhau hay không?
Quan hệ hợp tác của EU với Việt Nam rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề. Đầu tiên, mục tiêu chính là giúp Việt Nam trở thành một quốc gia ổn định, thịnh vượng và tự do. Vì vậy, EU rất ủng hộ chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ông hỏi tôi về mối liên quan giữa thương mại và nhân quyền thì tôi xin phép được trả lời như sau.
Về phía EU, khi hợp tác thương mại với Việt Nam, chúng tôi mong rằng đó là quốc gia khiến chúng tôi tự hào khi được hợp tác cùng và Việt Nam sẽ phát triển thành một nước tự do và thịnh vượng. Do đó, nhân quyền có vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ hợp tác của chúng tôi với Việt Nam.
Nhân quyền nằm trong một thoả thuận hợp tác khác rộng hơn giữa EU với Việt Nam, và FTA cũng chỉ là một nhánh trong thoả thuận hợp tác này mà thôi.Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn EU Việt Nam
Hàng năm, chúng tôi đã có các cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam tại Brussels hoặc Hà Nội. Nhân quyền là một phần của FTA. Trong FTA, cả hai bên cam kết tôn trọng các nguyên tắc chủ chốt của Liên Hợp quốc (UN) về nhân quyền và quyền tự do cơ bản. Tuy nhiên, chúng tôi không có các điều kiện cụ thể về nhân quyền trong FTA.
Nhân quyền nằm trong một thoả thuận hợp tác khác rộng hơn giữa EU với Việt Nam, và FTA cũng chỉ là một nhánh trong thoả thuận hợp tác này mà thôi. Và theo thoả thuận này, chúng tôi đã có các cuộc đối thoại thường xuyên về nhân quyền với Việt Nam. Thông thường, hiệp định thương mại là về thương mại. Chúng tôi chỉ cam kết thực hiện các điều khoản mà chúng tôi ký kết. Mọi người cũng đã thấy các điều khoản rồi.
Chúng tôi cũng đã nói với Chính phủ Việt Nam rằng, ký kết thoả thuận là một chuyện, còn ý kiến của công chúng châu Âu về thoả thuận này là một chuyện khác, quan trọng hơn. Nghị viện châu Âu là cơ quan phê chuẩn FTA, và chúng ta biết đấy ở đó có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nghị viện châu Âu tôn trọng dân chủ mạnh mẽ và gồm có nhiều nhóm chính trị khác nhau. Chắc chắn Nghị viện sẽ thảo luận về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam khi chúng tôi đệ trình các hiệp định đã ký cho Nghị viện thông qua.
Vậy nên, chúng tôi cho rằng Nghị viện sẽ thảo luận về nhân quyền, còn chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Việt Nam về vấn đề này một cách xây dựng. Mục tiêu chung của chúng tôi đó là thúc đẩy sự ổn định, thịnh vượng và tự do ở cả Việt Nam và châu Âu. Có thể ở một thời điểm khác, vấn đề nhân quyền cũng sẽ có cái nhìn khác đi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề nhân quyền với Việt Nam.
Đây được gọi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vì nó mang lại nhiều quyền hạn hơn cho EU. Trong quá khứ, IPA sẽ được đưa ra riêng rẽ bởi các nước thành viên EU, nhưng hiện nay EU sẽ đưa ra một IPA chung cho tất cả nước khi hợp tác với Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi có có tham vọng rất lớn trong thoả thuận hợp tác lần này với Việt Nam, lớn hơn rất nhiều so với các nước chúng tôi đã hợp tác trước đây. Thoả thuận này không chỉ thiên về hợp tác thương mại mà còn đánh dấu một chương mới về phát triển bền vững. Đây sẽ là một thoả thuận hợp tác hiện đại, có tham vọng và sâu rộng.
Nghị viện EU ‘không kịp xem xét’ EVFTA
BBC:Ông có nhắc đến cụm từ ‘phát triển bền vững’. Có phải ông đang nói đến vấn đề chính sách cho người lao động và biến đổi khí hậu không?
Đó là lý tại sao tôi nói hiệp định lần này rất có tham vọng và là hiệp định thế hệ mới. Nó sẽ bao gồm rất nhiều thứ, không chỉ là tự do hoá thương mại mà còn là thương mại công bằng giữa EU và các đối tác.
Chúng tôi muốn đảm bảo rằng, việc hợp tác kinh doanh và xuất khẩu thương mại với Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp chúng tôi, mà còn cho cả người lao động và người tiêu dùng. Vì vậy, chúng tôi rất mong được hợp tác với Việt Nam để thực hiện các thoả thuận thương mại này, bao gồm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là thông qua thương mại, chúng ta có thể bảo vệ môi trường, đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã trái phép, và bảo vệ rừng quốc gia của Việt Nam. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng, gỗ xuất khẩu từ Việt Nam được khai thác theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ rừng.
Thông qua thương mại, chúng tôi cũng mong muốn có thể bảo vệ quyền của người lao động ở cả châu Âu và Việt Nam. Về cơ bản, chúng tôi làm việc với cả hai bên để thông qua quy ước chung của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), và sau đó thực hiện quy ước này tại Việt Nam và châu Âu. Chúng tôi cũng tôn trọng các tiêu chuẩn về lao động.
FTA và IPA là các hiệp định trung lập về cách tổ chức kinh tế. Chúng tôi không cam kết với bên Việt Nam hay châu Âu trong việc thay đổi số lượng công ty nhà nước. Đó không phải là vấn đề. Vấn đề ở đây là chúng tôi muốn đảm bảo rằng các doanh nghiệp châu Âu có thể cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước tại Việt Nam.
Nghĩa là các doanh nghiệp châu Âu có thể đấu thầu công bằng ở Hà Nội hay TP.HCM, và không có sự phân biệt đối xử nào giữa các doanh nghiệp châu Âu với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo đó, chúng tôi được phép tiếp cận thị trường bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47609066
Pháp thắt chặt an ninh sau đợt biểu tình Áo Vàng ở Paris
Chính phủ Pháp được trông đợi sẽ sớm công bố các biện pháp an ninh tăng cường nhằm bảo vệ trung tâm Paris khỏi tình trạng phá hoại trong các cuộc biểu tình ‘áo vàng’.
Truyền thông Pháp nói cảnh sát trong tương lai có thể phong tỏa khu vực đại lộ Champ-Elysées nổi tiếng.
Một số cửa hàng nhỏ và một tiệm ăn tại đó đã bị phá phách hôm thứ Bảy.
Biểu tình ‘Áo Vàng’ ở Pháp đã sang tuần thứ 9
Biểu tình ở Pháp: Bạn cần biết nếu đến Paris cuối tuần
Trong các cuộc đụng độ, một cảnh sát bị ghi hình lấy các áo bóng đá của đội Paris Saint-Germain cho vào trong một cái túi.
Cảnh sát đang điều tra vụ việc.
Một cửa hàng của Paris Saint-Germain nằm trong số các cửa hàng bị hư hại trong cuộc bạo loạn hôm thứ Bảy, là đợt ước tính có 10 ngàn người biểu tình tham gia.
Đoạn video do phóng viên Rémy Buisine đăng trên Twitter, xoay hướng ra khỏi viên cảnh sát vài giây sau khi người này bị ghi hình, và có tiếng Buisine hét lên: “Tại sao ông tấn công tôi như vậy? Quyền gì mà ông đập vào điện thoại của tôi?”
Buisine cũng hỏi cảnh sát vì sao số ID của họ không được thể hiện rõ ràng.
Có một giọng nói đáp lời: “Các người là đồ dối trá.”
Phong trào ‘áo vàng’ bắt đầu với các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần tại Pháp từ bốn tháng trước, ban đầu là nhằm phản đối việc tăng giá nhiên liệu.
Phong trào này leo thang thành một cuộc nổi loạn rộng rãi chống lại chủ nghĩa tinh hoa, điều mà các nhà hoạt động nói rằng do Tổng thốngn Emmanuel Macron mà ra.
‘Vụ nổ gas’ làm hai lính cứu hỏa Pháp thiệt mạng
Ôi Paris một thời hoa lệ nay còn đâu!
Nhà hàng Fouquet’s nổi tiếng – nơi một số cựu tổng thống Pháp thường hay lui tới – bị hư hại nặng trong các vụ đụng độ hôm thứ Bảy.
Những người bạo loạn cũng phá phách một cửa hàng bán quần áo nam của hãng Boss và cửa hàng bán túi xắc cao cấp Longchamp.
Sau đó, Thủ tướng Edouard Philippe thừa nhận đã có những “lỗ hổng” an ninh cần phải được xử lý.
Ông Macron đã cắt ngắn kỳ nghỉ trượt tuyết và nói sẽ có hành động “cứng rắn” đáp trả.
“Nay đã đến lúc kết thúc. Tôi yêu cầu những cảnh như thế không được lặp lại, đặc biệt là ở đại lộ đó,” ông nói.
Cảnh sát đã dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán người biểu tình. Hơn 120 người bị bắt.
Người biểu tình ném đá vào cảnh sát tại Khải Hoàn Môn.
Hoạt động của ‘áo vàng’ trở nên lớn hơn trong những tuần gần đây.
Tổng số khoảng 32.300 người đã xuống đường trên toàn nước Pháp, theo Bộ Nội vụ.
Các lãnh đạo doanh nghiệp có các cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng với Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire vào thứ Hai, nhật báo Le Figaro tường thuật.
Phòng Thương mại Ile-de-France tại Paris nói họ muốn có một kế hoạch khẩn cấp, và nói có 91 cơ sở kinh doanh đã bị ảnh hưởng hôm thứ Bảy, mà hầu hết đều bị hư hại nghiêm trọng.
Ông Macron đã đưa ra các nhượng bộ đối với người biểu tình sau khi phong trào nổ ra trên toàn quốc, trong đó có việc đưa ra 10 tỷ euro để giúp tăng thu nhập cho các công nhân nghèo nhất và cho người hưu trí.
Tuy nhiên, những nhượng bộ này không đủ để dập tắt sự bất mãn.
Trong tháng trước, ông đã đi vòng quanh nước Pháp, lắng nghe các thị trưởng và dân địa phương, một phần trong việc chuẩn bị cho “grand débat” (cuộc tranh luận trên quy mô toàn quốc) của ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47611879
Áo Vàng hồi 18 : Bộ Nội Vụ Pháp thừa nhận
guồng máy chỉ huy « rối loạn »
Quốc vụ khanh bộ Nội Vụ Pháp, ông Laurent Nunez, hôm nay 18/03/2019 tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống chỉ huy lực lượng an ninh cho đến cấp cao nhất, sau khi chiến lược giữ gìn an ninh trật tự tại Paris thất bại trong ngày biểu tình thứ Bảy tuần thứ 18 của phong trào Áo Vàng.
Cho dù số người biểu tình ở Paris không quá đông – chỉ khoảng 10.000 người – nhưng đại lộ danh tiếng Champs-Elysées, hôm 16/03, lại hứng chịu nạn bạo lực với cường độ mạnh chưa từng có kể từ ngày biểu tình đầu tiên của phong trào Áo Vàng ngày 17/11/2018. Nhiều cửa hàng, cửa hiệu sang trọng bị cướp phá, lực lượng an ninh bị những người quá khích ném đá.
Phát biểu trên đài RTL, quốc vụ khanh bộ Nội Vụ thừa nhận chính sách phát huy tính cơ động của cảnh sát và hiến binh, vốn được triển khai từ ngày 01/12/2018 để bảo đảm an ninh trật tự trong những ngày biểu tình của Áo Vàng, « đã rối loạn » trong ngày thứ Bảy vừa qua.
Theo AFP, chính quyền Pháp cũng hứa sẽ cho áp dụng những biện pháp an ninh mới kể từ ngày hôm nay để khắc phục tình trạng thiếu hiệu quả của hệ thống chỉ huy an ninh. Phủ thủ tướng cho biết thủ tướng Edouard Philippe, bộ trưởng Nội Vụ Christiphe Castaner và quốc vụ khanh Laurent Nunez sẽ trình lên tổng thống Emmanuel Macron các đề xuất mới về sử dụng lực lượng an ninh, và bảo đảm cho các quy định được thực hiện kiên quyết bất kể thời điểm nào.
http://vi.rfi.fr/phap/20190318-ao-vang-hoi-18-bo-noi-vu-phap-thua-nhan-guong-may-chi-huy-roi-loan
Utrecht, Hà Lan:
Nổ súng tàu điện, chết người, thủ phạm trốn thoát
Ba người bị giết trong vụ một tay súng tấn công trên tàu điện ở thành phố Utrecht, Hà Lan rồi tẩu thoát.
Cảnh sát đang truy tìm hung thủ, trong vụ xảy ra ngày 18/3.
New Zealand: kẻ tấn công ‘hành động một mình’
Ai tấn công Đại sứ quán Bắc Hàn ở Tây Ban Nha?
Vụ nổ súng trên tàu điện đã khiến ba người thiệt mạng và chín người khác bị thương.
Theo cảnh sát, đây có vẻ là một cuộc tấn công khủng bố.
Hiện cảnh sát đang truy tìm một người đàn ông tên Gokmen Tanis, 37 tuổi, người Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo mọi người không nên tiếp cận y.
Các trường học đã đóng cửa và an ninh được tăng cường trong khi cảnh sát chống khủng bố làm việc để tìm ra tay súng.
“Chúng tôi loại bỏ động cơ khủng bố,” ông Pieter-Jaap Aalbersberg, điều phối viên chống khủng bố Hà Lan nói với truyền thông hôm thứ Hai, 18/03.
“Có nhiều thứ vẫn chưa rõ ràng tại thời điểm này và chính quyền địa phương đang làm việc cật lực để thiết lập các dữ kiện,” ông Aalbersberg chia sẻ.
Ông Aalbersberg cũng nói thêm rằng, đã có nổ súng ở “một vài địa điểm khác” nhưng lại không nói chi tiết về những nơi này.
Chính quyền đã phong tỏa một quảng trường gần ga tàu điện ở phía Tây thành phố và các dịch vụ khẩn cấp cũng đã có mặt tại hiện trường.
Vụ nổ súng xảy ra lúc khoảng 10:45 sáng theo giờ địa phương. Ba trực thăng đã được gửi đi.
“Một người đàn ông đã nổ súng điên cuồng,” một nhân chứng nói với trang NU.nl của Hà Lan.
Vụ việc xảy ra ở số 24 giao lộ Oktoberplein.
Cơ quan vận tải Utrecht cho biết tất cả các dịch vụ tàu điện trong thành phố đã bị hủy bỏ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47573457
Cảnh sát Hà Lan truy lùng
nghi phạm Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ nổ súng xe điện
Lực lượng an ninh Hà Lan đang truy lùng một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ 37 tuổi bị nghi đã bắn vào nhiều người trên một xe điện ở thành phố Utrecht hôm 18/3, theo Reuters. Cảnh sát Hà Lan nói đây có thể là một cuộc tấn công khủng bố.
Theo thông tin cảnh sát Hà Lan cung cấp vào lúc 10 giờ sáng 18/3, đã có 3 nạn nhân tử vong và hơn 9 người khác bị thương.
Giới hữu trách Hà Lan đã nâng mức đe dọa khủng bố lên cao nhất ở tỉnh Utrecht. Trường học được yêu cầu đóng cửa và cảnh sát bán quân sự tăng cường an ninh tại các sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng khác, và tại các nhà thờ Hồi giáo.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã triệu tập các cuộc họp bàn giải quyết khủng hoảng, nói rằng ông “quan ngại sâu sắc” đến vụ nổ súng, xảy ra chỉ 3 ngày sau khi một tay súng giết chết 50 người trong vụ xả súng hàng loạt tại hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand.
“Cảnh sát yêu cầu mọi người để ý tới Gokmen Tanis (sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ), 37 tuổi, có liên quan đến vụ việc sáng nay”, Reuters dẫn thông báo của cảnh sát Hà Lan cho biết.
Cảnh sát cũng đưa ra hình ảnh của người đàn ông trên và cảnh báo công chúng không được tiếp cận với anh ta, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trước đó, người đứng đầu tổ chức chống khủng bố Hà Lan cho biết súng nổ ở nhiều địa điểm, nhưng không cho biết cụ thể. Các đơn vị chống khủng bố đã bao vây một ngôi nhà ở Utrecht, truyền hình Hà Lan đưa tin, nhưng chưa ai bị bắt giữ.
“Rất nhiều thứ vẫn chưa rõ vào thời điểm này, và chính quyền địa phương đang nỗ lực để có tất cả các dữ kiện. Điều đã biết được là thủ phạm còn đang tại đào”, Reuters dẫn lời người đứng đầu cơ quan chống khủng bố, ông Pieter-Jaap Aalbersberg, nói trong một cuộc họp báo.
Utrecht là thành phố lớn thứ tư của Hà Lan, với dân số khoảng 340.000 người. Nơi đây nổi tiếng với những kênh đào đẹp như tranh vẽ và rất đông sinh viên. Nổ súng giết người rất hiếm xảy ra ở Utrecht cũng như những nơi khác của Hà Lan.
Cảnh sát cho biết trạm dừng xe điện ở bên ngoài trung tâm thành phố được phong tỏa cho các dịch vụ khẩn cấp đang phục vụ tại hiện trường.
Gruzia và NATO khai mạc đợt tập trận chung
Quân đội Gruzia và NATO hôm nay 18/03/2019 bắt đầu đợt tập trận chung kéo dài 12 ngày tại Trung tâm Đánh giá và đào tạo chung Gruzia -NATO, Krtsanissi, gần thủ đô Tbilisi.
AFP trích thông cáo của bộ Quốc Phòng Gruzia cho biết đợt tập chung lần này có sự tham gia của 350 quân nhân Mỹ, Anh, Pháp, Đức và 17 quốc gia đồng minh khác, cũng như lực lượng của các nước Azerbaijan, Phần Lan và Thụy Điển.
Thứ trưởng Quốc Phòng Gruzia Lela Chikovani nhấn mạnh với các nhà báo : « Các cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Gruzia và không nhắm vào bất kỳ nước thứ ba nào khác ». Bộ Quốc Phòng Gruzia cũng nhận định đây là một chặng quan trọng trong quá trình củng cố, tăng cường hợp tác chính trị – quân sự giữa Gruzia và NATO.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Rumani hồi năm 2008, các nhà lãnh đạo NATO cho biết Gruzia sẽ gia nhập NATO vào một thời điểm không xác định trong tương lai, nhưng cho đến nay vẫn từ chối để Gruzia trở thành thành viên chính thức.
Viễn cảnh Gruzia gia nhập NATO bị điện Kremlin coi là một sự xâm nhập của phương Tây vào phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga. Căng thẳng giữa Tbilisi và Matxơva do xu hướng Gruzia ngả sang thân phương Tây và kiểm soát các khu vực ly khai, đã dẫn đến một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu trong năm 2008.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190318-gruzia-va-nato-khai-mac-dot-tap-tran-chung
Tổng thống Nga Putin tới Sébastopol
dự lễ kỷ niệm 5 năm ngày sáp nhập Crimée
Vào ngày này cách nay đúng 5 năm, 18/03/2014, tổng thống Vladimir Putin và các lãnh đạo Crimée đã ký hiệp định chính thức hóa việc sáp nhập bán đảo này vào Nga. Chính quyền Kiev và phương Tây coi đó là hành động thôn tính một phần lãnh thổ Ukraina và phản đối mạnh mẽ.
Hôm nay, 18/03, nguyên thủ Nga tới Sébastopol để dự các hoạt động kỷ niệm sự kiện này. Đối với Kremlin, chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimée không còn là chuyện phải bàn thảo nữa.
Từ Matxcơva, thông tín viên Etienne Bouche tường trình :
« Theo thông cáo của điện Kremlin, tổng thống Vladimir Putin dự lễ khánh thành một nhà máy điện gần Sébastopol. Sự kiện nhà máy này đi vào hoạt động mang tính biểu tượng đối với bán đảo Crimée, vì trong những năm vừa qua, nơi đây đã nhiều lần bị mất điện. Tổng thống Nga cũng gặp các đại diện của xã hội dân sự và tham dự các hoạt động lễ hội trên bán đảo.
Theo cuộc thăm dò dư luận do viện VTsIOM của Nhà nước tiến hành, 89% người dân Crimée vẫn tán đồng việc sáp nhập bán đảo, cụm từ được sử dụng tại Nga. Các thăm dò dư luận cho thấy người dân Nga vẫn hoàn toàn ủng hộ việc sáp nhập cho dù các trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế quốc gia.
Vòng một cuộc bầu cử tổng thống Ukraina sẽ diễn ra trong hai tuần nữa. Thông điệp mà Matxcơva đưa ra rất rõ ràng : quy chế của bán đảo Crimée không còn là chủ đề bàn thảo nữa. Vả lại, điện Kremlin chủ ý tổ chức các hoạt động lễ hội không mang màu sắc chính trị. Tại Matxcơva, vào dịp này, không có tập hợp mít tinh, không có biểu ngữ, mà chỉ có các buổi hòa nhạc, các cuộc thảo luận về văn hóa và thưởng thức ẩm thực ».
Ukraina: 18/03, một ngày buồn
Còn tại Ukraina, hôm nay là một ngày buồn thảm. Việc bị mất bán đảo Crimée gây ra một chấn thương nặng nề và kéo dài. Cho đến nay, hàng ngàn người, trong đó có sắc dân thiểu số theo đạo Hồi, người Tatar vùng Crimée vẫn phải sống lưu vong. Cuộc xung đột quân sự ở phía đông đã làm hơn 10 ngàn người thiệt mạng và vẫn chưa có lối thoát.
Các đảng phái chính trị đã khai thác vấn đề Crimée trong bối cảnh sắp có bầu cử tổng thống. Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert gửi về bài tường trình :
« Chúng ta sẽ giành lại Crimée. Lời hứa này như là một khẩu hiệu nhất thiết phải có đối với đa số các ứng viên tổng thống. Tất cả đều thề thốt là bán đảo Crimée sẽ trở về với Ukraina, nhưng không một ai nói rõ là làm thế nào. Từ 5 năm nay, tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko đã không có được bất kỳ nhượng bộ nào từ phía Nga, nhưng ông vẫn hứa là vấn đề này sẽ có những tiến triển sau cuộc bầu cử tổng thống. Các đối thủ của ông thì tỏ ra thận trọng hơn và nói đến các cuộc đàm phán quốc tế, chắc chắn là khó khăn và lâu dài. Tuy nhiên, các cử tri sẽ không bỏ phiếu cho các ứng viên vì lời hứa này. Bởi vì đa số người dân Ukraina nghĩ rằng cần phải chấm dứt cuộc chiến tranh ở phía đông trước khi lấy lại được bán đảo Crimée. Đó là viễn cảnh viển vông, bởi vì ngay cả những vấn đề cụ thể cũng còn khó có thể đàm phán giữa Kiev và Matxcơva, như giao thông, thương mại hay việc xử lý một thảm họa công nghiệp gần đây.
Năm năm sau, Ukraina đã tìm ra các giải pháp khác thay thế cho Crimée, bằng cách phát triển các vùng duyên hải khác để thúc đẩy du lịch. Việc Crimée bị thôn tính không còn là mối bận thường nhật nữa, cho dù việc giành lại bán đảo này vẫn là một ưu tiên chính trị ».
Sáp nhập bán đảo Crimée:
Năm năm sau nước Nga vẫn phải trả giá
Cách nay đúng 5 năm, ngày 18/03/2014, sau một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây mạnh mẽ chỉ trích và cho rằng đã bị thao túng, tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo bán đảo Crimée, khi đó thuộc Ukraina, đã ký kết một hiệp định sáp nhập bán đảo vào lãnh thổ Nga. Năm năm sau, tuy có thêm vùng lãnh thổ ở vùng Biển Đen, nhưng nước Nga vẫn phải tiếp tục trả giá cho hành động này.
Chiến dịch sáp nhập Crimée vào Nga đã để lại những « tác động vừa có ích vừa tai hại ». Người dân Nga nói chung và bán đảo Crimée nói riêng bắt đầu đặt dấu hỏi về lợi ích của việc này. Trong khi đó, theo giới quan sát, tổng thống Vladimir Putin tiếp tục hứng chịu các hệ quả của quyết định trên, chí ít trong ba lĩnh vực.
Thứ nhất là về kinh tế. Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, bao gồm cả Liên Hiệp Châu Âu, vốn dĩ không thừa nhận hiệp ước sáp nhập được ký kết giữa Nga với lãnh đạo bán đảo Crimée, đang đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Theo một nghiên cứu của nhà phân tích Scott Johnson được hãng tin Bloomberg trích dẫn, trong năm 2018, kinh tế của Nga đã bị mất đến 10 điểm so với mức được dự báo vào cuối năm 2013. Trong đó, có đến 6 điểm bị mất là do các lệnh trừng phạt của phương Tây, phần còn lại là do giá dầu trên thế giới tụt giảm.
Thêm vào đó, cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 còn có nguy cơ làm cho tình hình kinh tế Nga thêm tồi tệ, dập tắt hy vọng Mỹ và phương Tây sớm dỡ bỏ các trừng. Vẫn theo Bloomberg, hơn 700 doanh nghiệp và các cá nhân Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ, tức là tăng gấp bốn lần, tính từ năm 2014.
Kinh tế rơi vào suy thoái từ hai năm qua, mức thu nhập bình quân đầu người cũng giảm, dẫn đến hệ quả thứ hai là sự bất mãn của người dân Nga và bán đảo Crimée. Năm năm nhiệt tình ủng hộ trở về với Nga, người dân trên bán đảo vẫn chưa được gì. Đầu tư nước ngoài không còn, mức sống tụt giảm, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp. Cảm giác hồ hởi năm xưa nay được thay bằng nỗi lo ngại bị Kremlin bỏ rơi.
Chưa có lúc nào điểm tín nhiệm của tổng thống Nga rơi xuống đến mức thấp nhất như lúc này, nhất là kể từ khi ông Putin thông báo chương trình cải cách hưu trí. Nếu như cách nay năm năm, 88% số người dân Nga được hỏi ủng hộ việc sáp nhập bán đảo Crimée thì nay tỉ lệ này chỉ còn ở mức có 64%. Và 55% người Nga cho rằng cá nhân tổng thống Putin phải « chịu trách nhiệm » về những vấn đề của đất nước, theo như một phóng sự điều tra của báo Le Figaro.
Cuối cùng là trên bình diện chính trị. Với quyết định sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, tổng thống Vladimir Putin không ngừng bị chỉ trích là đã làm thay đổi bản đồ thế giới, được thiết lập từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Lời cáo buộc này còn mạnh mẽ và có giá trị hơn bao giờ hết khi nước Nga bị quy trách nhiệm trong cuộc xung đột Ukraina giữa phe chính phủ và phe đòi ly khai, thân Nga ở vùng Donbass, Đông Ukraina.
Dù vậy, theo giới quan sát, bất chấp áp lực kinh tế ngày càng đè nặng lên đời sống thường nhật của người dân Nga, khó có thể hy vọng rằng ông Vladimir Putin sẽ chấp nhận trao trả Crimée cho Ukraina để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190318-sap-nhap-ban-dao-crimee-nam-nam-sau-nuoc-nga-van-phai-tra-gia
Nhật Bản lần đầu
chế tạo tên lửa hành trình không đối hạm đề phòng TQ
Nhật Bản được cho là đã lần đầu tiên phát triển tên lửa hành trình không đối hạm tầm xa nhằm răn đe Trung Quốc, trong bối cẳng Bắc Kinh đang nâng cấp năng lực hải quân.
Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản ngày 17/3 cho biết, Tokyo dường như có kế hoạch sẽ trang bị tên lửa trên cho các máy bay chiến đấu. Tên lửa không đối hạm mới sẽ có khả năng tấn công tàu chiến bên ngoài phạm vi tấn công của vũ khí đối thủ.
Theo đó, kế hoạch này nhằm cải thiện khả năng răn đe của Nhật Bản khi Tokyo nâng cao tầm tấn công của tên lửa lên hơn 400 km trong bối cảnh Trung Quốc đang cải tổ và nâng cấp năng lực quốc phòng.
Giới quan sát cho rằng vũ khí mới sẽ được phát triển trên nền tảng tên lửa siêu âm không đối hạm của Nhật Bản XASM-3, khí tài có tầm tấn công hiện tại chưa đầy 200 km. Bộ Quốc phòng Nhật sẽ công bố chi phí cần thiết để phát triển tên lửa mới trong dự toán ngân sách.
Hồi tháng 1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông tin rằng các tên lửa hành trình tầm xa không phải là vũ khí bị hiến pháp đi theo đường lối hòa bình của nước này cấm phát triển.
Thông tin Nhật Bản phát triển tên lửa mới được đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng nước này hồi tuần trước công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu tuần tra cho lực lượng phòng vệ trên biển trong năm tới. Mỗi vũ khí dự kiến có lượng giãn nước 1.000 tấn và thủy thủ đoàn 30 người, nhằm hỗ trợ tuần tra gần nhóm đảo tranh chấp của Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Ngoài ra, Tokyo cũng bắt đầu kế hoạch đóng mới 22 tàu khu trục nhằm tăng cường năng lực tuần tra trên khu vực biển giáp Trung Quốc trong những năm tới.
Thêm vào đó, hãng tin Kyodo dẫn các nguồn thạo tin cho biết Nhật Bản và Mỹ được cho là đang hợp tác phát triển radar mới có góc quét 360 độ cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis triển khai trên tàu chiến nhằm nâng cao khả năng phòng vệ của 2 lực lượng đồng minh trước mối đe dọa từ các vũ khí mới và hiện đại trong tương lai.
Các lực lượng do Hoa Kỳ hậu thuẫn tấn công
vào khu vực cuối cùng của Nhà nước Hồi giáo tại Syria
Baghouz, Syria – Theo tin từ Reuters, vào hôm Chủ Nhật (17 tháng 3), vùng đất cuối cùng của Nhà nước Hồi giáo ở miền đông Syria đã bị tấn công, khiến triều đại “caliphate” tự xưng giờ chỉ còn lại một đống hoang tàn và các chỗ trú ẩn tạm thời.
Một phóng viên của Reuters cho biết, các cuộc không kích và pháo binh đã bắt đầu tấn công khu vực này, và khói từ bom đạn che phủ bầu trời từ đầu giờ chiều khi các lực lượng được Hoa Kỳ hậu thuẫn tiếp tục cuộc tấn công kéo dài nhiều tuần của họ. Sau khi trời tối, một đài truyền hình của lực lượng người Kurd đã phát sóng các cảnh quay trực tiếp, cho thấy các đám cháy đang hoành hành và ánh chớp của các hỏa tiễn bắn vào khu vực, kèm theo âm thanh của tiếng súng dữ dội.
Trong thời gian tạm lắng trước đó, nhiều người đã nhìn thấy rõ những bóng người nhỏ bé vẫn còn bên trong và đi giữa hàng trăm xe vận tải, xe hơi và xe buýt nhỏ tập trung quanh một vài tòa nhà bê tông bên bờ sông Euphrates. Đó là tất cả những gì còn lại của Nhà nước Hồi giáo ở vùng trung tâm lãnh thổ mà họ từng chiếm giữ vào năm 2014, bằng cách lợi dụng sự hỗn loạn ở Iraq và Syria để chiếm lấy khoảng một phần ba diện tích từ cả hai quốc gia và xóa bỏ biên giới giữa hai nước.
Tuy nhiên, thủ lĩnh nhóm của nhà nước Hồi giáo, ông Abu Bakr al-Baghdadi, vẫn đang lẫn trốn, và các viên chức trong khu vực tin rằng nhóm này vẫn là một mối đe dọa kể cả khi đã mất hết đất đai. (Mộc Miên)
Trung Quốc bác bỏ chỉ trích,
nói ‘bắt 13.000 khủng bố’ ở Tân Cương
Trung Quốc tuyên bố đã bắt giữ gần 13 ngàn đối tượng khủng bố kể từ 2014 tới nay, là một phần trong chiến dịch an ninh gây tranh cãi tại khu vực Tân Cương ở miền tây đất nước.
Bắc Kinh đã bị áp lực quốc tế trong việc bắt hàng trăm ngàn người Hồi giáo Uighur phải vào các trại cải tạo.
Trong một bản phúc trình dài về các hoạt động của mình tại Tân Cương, Bắc Kinh nói họ đã đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai.
TQ chi hàng tỷ USD xây trại giam ở Tân Cương
Tìm hiểu chuyện ‘người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp’
Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?
Nhóm nhân quyền lưu vong World Uighur Congress nói rằng Bắc Kinh đã lợi dụng danh nghĩa chống khủng bố để biện hộ cho việc đàn áp người Uighur ở Tân Cương.
Trung Quốc lúc đầu bác bỏ việc có các trại cải tạo, nhưng sau đó đã ra chiến dịch công khai nhằm giải thích lý do tồn tại của các trại này.
Hội đồng Nhà nước, tức nội các Trung Quốc, đã ra cáo bạch thư, theo đó nói chính phủ “đấu tranh không mệt mỏi, theo đúng quy định pháp luật, nhằm chống lại bất kỳ hoạt động khủng bố hay cực đoan nào”, hãng tin AFP tường thuật.
Cáo bạch thư cũng nói rằng Tân Cương từ lâu nay đã là một phần lãnh thổ Trung Quốc, nhưng “các lực lượng khủng bố và cực đoan” đã xúi giục các hoạt động ly khai bằng cách “tuyên truyền sai” về lịch sử khu vực.
“Hoạt động chống khủng bố và đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan tại Tân Cương luôn được thực hiện phù hợp với quy định pháp luật,” cáo bạch thư viết, và nói thêm rằng việc thành lập “các trung tâm giáo dục” là nhằm “loại trừ các hoạt động khủng bố trước khi chúng được thực hiện”.
Tuy nhiên, nội dung cáo bạch thư đã nhanh chóng bị nhóm nhân quyền Uighur bác bỏ.
Tổ chức này gọi những nội dung trên là “kiếm cớ về mặt chính trị để đàn áp người Uighur”.
“Mục đích của việc ra cái gọi là cáo bạch thư này là nhằm tranh thủ sự ủng hộ địa phương đối với các chính sách cực đoan của họ, và nhằm che giấu các vụ lạm dụng nhân quyền,” Dilzat Raxit, phát ngôn viên của World Uighur Congress nói trong một tuyên bố.
Đối với các trại cải tạo, giới chức thì nói đó là các trung tâm giáo dục cải tạo. Thế nhưng những người từng bị vào trại thì nói họ phải sống trong các điều kiện ngược đãi, bị buộc phải tuyên bố từ bỏ đạo Hồi và phải thề trung thành với Đảng Cộng sản cầm quyền.
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
TQ diễu hành ‘chống khủng bố’ tại Tân Cương
Truy tố cựu tỉnh trưởng Tân Cương
Trong một diễn biến riêng rẽ, cơ quan phòng chống tham nhũng Trung Quốc hôm thứ Bảy nói sẽ truy tố Nur Bekri, một trong những quan chức người Uighur cao cấp nhất, về tội tham nhũng trong thời gian ông làm tỉnh trưởng Tân Cương.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nói rằng ông Bekri đã cản trở một cuộc điều tra hồi tháng Chín, và đã không khai báo trung thực, Reuters đưa tin.
Ông Bekri là tỉnh trưởng Tân Cương trong thời gian từ 2008 đến 2014, giữ vị trí quyền lực thứ nhì ở miền tây Trung Quốc, chỉ đứng sau bí thư đảng.
Cho đến tận tháng 12 vừa qua, ông Bekri vẫn là giám đốc của Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc.
Cơ quan phòng chống tham nhũng nói kết quả điều tra cho thấy ông Bekri đã lợi dụng chức vụ để “làm giàu khủng khiếp”, hoặc là trực tiếp, hoặc thông qua thân nhân, họ hàng.
Ông cũng bị cáo buộc nhận các khoản hối lộ và đòi hỏi dịch vụ xe sang đưa đón phục vụ người thân.
Ông Bekri “có lối sống phô trương, sa đọa về đạo đức, và dùng quyền lực để gạ tình,” tuyên bố của cơ quan này viết.
Thời giữ chức tỉnh trưởng Tân Cương, ông Bekri ủng hộ các chính sách hạn chế các hoạt động tôn giáo của người Uighur theo Hồi giáo, vốn chiếm đa số trong sắc dân Uighur tại đây.
Ông Bekri cũng là một trong những người đề xuất việc dạy trẻ em tại các trường nói tiếng Turk bằng tiếng Quan thoại (tiếng Trung chính thức).
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47611878
Chính sách gây hấn cản trở xuất khẩu vũ khí TQ
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), điều thú vị là chính sách gây hấn của Bắc Kinh, đặc biệt ở châu Á lại cản trở xuất khẩu vũ khí của họ. “Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bị giới hạn bởi thực tế rằng nhiều nước sẽ không mua vũ khí Trung Quốc vì những lý do chính trị”, SIPRI nhận định.
Trong nhiều năm, máy bay không người lái (drone) quân sự chủ yếu do người Mỹ phát triển. Thời đại mới của các robot vũ trang ra đời với hai drone biểu tượng là các máy bay Predator và Reapers của Mỹ, có thể mang theo các tên lửa Hellfire. Nhưng Trung Quốc mới là nhà xuất khẩu drone số 1 thế giới.
“Giai đoạn 2014-2018, Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu thiết bị bay quân sự, với khách hàng chính là các quốc gia ở Trung Đông”, theo SIPRI.
Trong thực tế, các drone chiến đấu đang dần phổ biến khắp thế giới. “Số quốc gia nhập khẩu và sử dụng drone chiến đấu (UCAV), là các máy bay mang vũ khí được điều khiển từ xa, tiếp tục tăng trong giai đoạn 2014-2018”, SIPRI nhận định.
“Đã có những thảo luận sâu rộng về ảnh hưởng của việc gia tăng số lượng UCAV đối với hòa bình và an ninh. Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu UCAV hàng đầu thế giới. Trong khi Trung Quốc mới xuất 10 UCAV tới 2 nước trong giai đoạn 2009-2013, thì từ 22014-2018, nước này xuất khẩu tới 153 UCAV tới 13 quốc gia, 5 trong số này là các nước Trung Đông bao gồm: Ai Cập, Iraq, Jordan, Saudi Arabia và UAE.
Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu 3 UCAV trong giai đoạn 2009-2013, còn 2014-2018 chỉ xuất thêm 5 chiếc. Khách hàng của Mỹ chỉ có Anh. Còn trong giai đoạn 2014-2018, Iran xuất sang Syria 10 UCAV, còn UAE dù nhập UCAV từ Trung Quốc nhưng lại xuất sang Algeria 2 UCAV”.
Điều này chứng minh vì sao lục quân Mỹ, vốn ít quan tâm đến phòng không trong nhiều năm qua, nay bỗng chốc trở nên quan tâm đến lĩnh vực này, theo National Interest.
Các quốc gia như Iran thua kém xa Mỹ về vũ khí công ước ví dụ như xe tăng và máy bay tiêm kích, nhưng sẽ không mất nhiều tiền hoặc cần tới công nghệ tiên tiến để có thể gắn bom lên một chiếc drone nhỏ vốn khó phát hiện hay bắn hạ.
Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang chậm lại sau một thời kỳ tăng trưởng vượt bậc trong vài năm qua. Sau khi tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn 2004-2013, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của họ chỉ tăng 2,7% trong giai đoạn 2014-2018. Theo nhận định của SIPRI, điều thú vị là chính sách gây hấn của Bắc Kinh, đặc biệt ở châu Á lại cản trở xuất khẩu vũ khí của họ.
“Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bị giới hạn bởi thực tế rằng nhiều nước, bao gồm bốn nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu trong giai đoạn 2014-2018 (Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và Việt Nam) sẽ không mua vũ khí Trung Quốc vì những lý do chính trị”, SIPRI nhận định.
Trong thời Chiến tranh lạnh và sau đó, Trung Quốc mang danh là nhà xuất khẩu các loại vũ khí sao chép của Liên Xô với giá rẻ, ví dụ xe tăng và máy bay tiêm kích. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển các loại vũ khí thông minh theo trường phái phương Tây, từ tàu sân bay tới tiêm kích tàng hình và việc này đã mang lại các lợi ích kinh tế. “Cải thiện trong công nghệ quân sự Trung Quốc đã mở ra cơ hội cho lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, kể cả việc xuất khẩu tới những khách hàng mới”, SIPRI nhận định.
“Số quốc gia là thị trường xuất khẩu chính của vũ khí Trung Quốc đã tăng đáng kể trong vài năm qua. Trong giai đoạn 2014-2018 Trung Quốc xuất khẩu các loại vũ khí cơ bản tới 53 nước, so với 41 nước trong giai đoạn 2009-2013. Pakistan là khách hàng chính (37%) trong giai đoạn 2014-2018.
Tuy nhiên, dù xuất khẩu vũ khí, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một số loại vũ khí từ Nga. Bắc Kinh vẫn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn, đứng thứ 6 thế giới trong giai đoạn 2014-2018, tuy có giảm 7% so với giai đoạn 2009-2013.
“Hàng Nga chiếm 70% vũ khí nhập khẩu vào Trung Quốc”, báo cáo của SIPRI viết. “Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhập khẩu ở những công nghệ vũ khí nhất định, ví dụ động cơ máy bay chiến đấu, động cơ cho tàu lớn, các hệ thống phòng không tầm xa”.
http://biendong.net/diem-tin/26951-chinh-sach-gay-han-can-tro-xuat-khau-vu-khi-tq.html
TQ từ chối cải cách nhân quyền vì ‘điều kiện chưa phù hợp’
“Không phù hợp với điều kiện quốc gia của Trung Quốc, mâu thuẫn với luật pháp Trung Quốc, thiên vị chính trị hoặc sai sự thật”, đó là cách chính quyền Trung Quốc đã từ chối hàng tá lời khuyến nghị của các chính phủ khác trong cuộc Đánh giá định kỳ toàn cầu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva.
Bà Sophie Richardson, Giám đốc vấn đề Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), đã đưa ra bình luận này trong một bài xã luận đăng trên Hong Kong HP (HKFP) ngày 15/3/2019.
Hoạt động đánh giá các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã đến cao trào vào ngày 15/3, khi chính phủ Trung Quốc giải thích những khuyến nghị nào mà họ sẽ chấp nhận và
không chấp nhận thực hiện.
Sau khi “làm mất tích” Thứ trưởng Bộ Công an Mạnh Hồng Vĩ trong khi ông đang làm người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol vào năm 2018, Trung Quốc đã từ chối hoàn toàn các yêu cầu của các chính phủ khác về việc tham gia một hiệp ước quốc tế về những vụ mất tích, Bắc Kinh nói rằng “cần phải quan sát thêm”.
Trung Quốc cũng tương tự gạt đi hàng tá lời kêu gọi phê chuẩn Công ước quốc tế về nhân quyền và các quyền chính trị được ký vào năm 1998, tuyên bố rằng sau hai thập niên “các điều kiện có liên quan ở Trung Quốc” vẫn chưa “phù hợp” để tuân thủ công ước này, bà Richardson cho biết.
Trung Quốc tuyên bố đã chấp nhận hoặc đang thực hiện 284 trong số 346 khuyến nghị của các quốc gia, nói rằng họ không sử dụng cực hình tra tấn, tôn trọng quyền lợi những người bị giam giữ, bảo vệ tự do tín ngưỡng, bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân, bao gồm cả những luật sư bảo vệ nhân quyền và những người hợp tác với các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho thấy rõ một bộ mặt khác của Trung Quốc, bà Richardson bình luận.
Doanh nhân Halimbek Shahman, người Kazakhstan, quốc tịch Trung Quốc, đã tự cứa vào cổ mình tại sân bay Uzbekistan nhằm cầu cứu, và từ chối bị dẫn độ về Trung Quốc. (Ảnh: Facebook/ Erkin Azat)
Trung Quốc phớt lờ hàng tá lời khuyến nghị của nhà quan sát độc lập và LHQ về việc cho phép các tổ chức quốc tế tiếp cận khẩn cấp khu tự trị Tân Cương, nơi có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khác đang bị giam giữ tùy tiện vì giáo dục chính trị của Bắc Kinh.
Bà Richardson viết trên HKFP rằng Bắc Kinh tìm cách gạt bỏ những quan ngại của cộng đồng quốc tế bằng câu thần chú từ lâu đã vô hiệu: “Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp vào chủ quyền và các vấn đề nội bộ dưới bất kỳ lý do nào”.
Bà Richardson bình luận rằng các quốc gia thành viên LHQ nên hiểu rõ ràng về tuyên bố lạnh lùng đó của Trung Quốc: Đó là sự từ chối mệnh lệnh của Hội đồng Nhân quyền, và nghiêm trọng nhất là “dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền hàng loạt ở Tân Cương”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26930-tq-tu-choi-cai-cach-nhan-quyen-vi-dieu-kien-chua-phu-hop.html
Từ SARS đến sốt heo:
Trung Quốc xử lý dịch bệnh bằng cách ‘che giấu’
Gần đây, dịch sốt heo châu Phi liên tục tàn phá Trung Quốc đại lục. Một số chuyên gia lo ngại, nếu virus gây sốt lợn biến thể lây nhiễm vào cơ thể người, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Truyền thông quốc tế cho rằng tình trạng che giấu của chính quyền Trung Quốc là nguyên nhân sâu xa của việc không thể kiểm soát dịch bệnh.
Trước kia, khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc, cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã chỉ đạo che giấu người dân về dịch bệnh, khiến dịch bệnh lây lan khắp đại lục và ra nước ngoài, theo NTD.
Giờ đây, tình trạng lây lan của dịch sốt heo châu Phi ở Trung Quốc ngày càng gia tăng và virus gây sốt heo thậm chí đã xuất hiện trên bàn ăn của người dân.
Nhiều loại bánh bao thương hiệu nổi tiếng ở đại lục đã được phát hiện có chứa virus sốt heo, gây hoang mang cho dân chúng, khiến người dân đại lục không khỏi lo lắng nó sắp diễn biến thành một trận đại dịch SARS khủng khiếp khác.
Từ Trung Quốc sang lan nước khác, thậm chí vượt biển đến Hoa Kỳ
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) thứ Sáu (15/3) cho biết, họ đã bắt giữ lô hàng thực phẩm bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ bao gồm: xúc xích, jăm-bông, mì Liangpi, bột ốc sên v.v., đây đều là những mặt hàng Trung Quốc bị cấm vì dễ dàng chứa virus dịch sốt heo châu Phi. CBP cho biết sẽ ngăn chặt virus gây sốt heo châu Phi thông qua con đường buôn lậu thực phẩm vào Hoa Kỳ.
Hơn nữa, dịch bệnh ở heo đã lây lan sang Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Mông Cổ.
Trung Quốc không thể kiểm soát dịch bệnh trong nước, thậm chí để dịch bệnh lây lan sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. (Ảnh: GREG BAKER/AFP/Getty Images))
Về việc phòng chống và kiểm soát dịch SARS của ĐCSTQ từng bị cộng đồng quốc tế lên án.
Năm 2003, dịch SARS bùng nổ khắp thế giới, trước đó dịch SARS lần đầu tiên bùng phát ở miền nam Trung Quốc vào tháng 11/2002.
Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, sự bùng phát dịch SARS trùng với việc triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ, để duy trì vị trí chủ tịch Quân ủy Trung ương của mình, ông Giang Trạch Dân ban hành mệnh lệnh “ổn định áp đảo mọi thứ”. Ấn phẩm lưu hành nội bộ của Ban Tuyên giáo thuộc Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ tuyên bố rõ ràng, không được báo cáo công khai dịch SARS.
Vào ngày 16/11/2002, sau khi dịch SARS lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông, giới lãnh đạo của ĐCSTQ tồn tại 2 luồng ý kiến khác nhau trong việc xử lý báo cáo dịch SARS, một nhóm cho rằng nên công bố trước công chúng, nếu không thì hậu quả sẽ rất tệ hại.
Trong khi đó ông Giang Trạch Dân thẳng thừng nói: “Lấy sự ổn định để đạt được sự phồn vinh, không tiếc rẻ chết 2 triệu người”.
Đứng đầu Ban tuyên giáo tỉnh Quảng Đông kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông khi đó là ông Lý Trường Xuân, cũng trăm phương ngàn kế tìm cách che giấu lấp liếm dịch bệnh, khiến dịch SARS dần dần lây lan sang các tỉnh khác.
Khi Lý Trường Xuân rời Quảng Đông, các quan chức Quảng Đông bắt đầu nội bộ lục đục, có tờ báo địa phương đã bắt đầu báo cáo về tình hình dịch bệnh SARS.Vì vậy, Giang Trạch Dân đã vội vàng điều động ông Trương Đức Giang, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, và tin tức về dịch SARS lại bị chặn.
Nhưng họ lại không thể ngăn chặn virus lây bệnh, và dịch SARS nhanh chóng lây lan khắp tỉnh Quảng Đông.
Vào đầu tháng 3/2003, khi Đại hội Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị tham vấn chính trị nhân dân Trung Quốc họp tại Bắc Kinh, thì bùng nổ tin tức mới gây sốc, một bác sĩ ở Quảng Đông lâm bệnh nặng đi đến Hồng Kông để chữa trị nhưng lại nhanh chóng qua đời ở đó.
Kể từ đó, dịch SARS bắt đầu lan rộng ở Hồng Kông, khiến thế giới đã bắt đầu hoảng sợ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu ĐCSTQ báo cáo ngay về tỷ lệ mắc bệnh và lây lan dịch SARS ở Trung Quốc.
Vào ngày 26/3, dưới áp lực của Tổ chức Y tế Thế giới, bác sĩ cá nhân của ông Giang Trạch Dân và Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang, lần đầu tiên công khai thừa nhận dịch bệnh SARS ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Trương chỉ nói rằng, ở tỉnh Quảng Đông có 792 người bị nhiễm bệnh và 31 người chết, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh thành khác một câu cũng không nhắc đến.
Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017.
Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi chính phủ và các quan chức địa phương báo cáo dịch bệnh mỗi ngày, và không trì hoãn báo cáo, không báo cáo lậu hay giấu giếm báo cáo.
Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang công khai đối đầu với ông Hồ Cẩm Đào và nói, không có pháp lý nào ở Trung Quốc yêu cầu báo cáo dịch bệnh mỗi ngày.
Nhiều nhà quan sát phân tích, sự lơ là có chủ ý này dẫn dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được dịch bệnh, khiến dịch SARS từ tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc lây lan sang 20 tỉnh thành khác, bao gồm cả Bắc Kinh và Trung Nam Hải.
Dịch bệnh SARS cũng nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới qua đường xuất nhập cảnh.
NTD báo cáo, riêng ông Giang Trạch Dân cùng gia đình đã đi lánh nạn dịch bệnh từ Thượng Hải cho đến Liêu Ninh và Sơn Đông. Cuối tháng 5, khi tình hình dịch SARS khá hơn một chút, ông Giang mới lẻn về Bắc Kinh, nhưng vẫn không dám quay lại Trung Nam Hải mà sống ở núi Ngọc Tuyền.
Ngoại trưởng TQ:
EU có động cơ chính trị hạ uy tín công ty Huawei
Trung Quốc lên tiếng phản đối các nỗ lực có động cơ chính trị nhằm hạ uy tín các nhà sản xuất thiết bị viễn thông với lý do an ninh, hãng tin Reuters trích lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết hôm thứ Hai 18/3.
Ông Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo ở thủ đô Brussels, Bỉ, ngụ ý nói đến công ty viễn thông Huawei Technologies Co. dù không nêu tên công ty này: “Những gì chúng tôi phản đối là những lời buộc tội vô căn cứ vì mục đích chính trị và cố gắng hạ bệ một công ty nước ngoài.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi cho rằng những hành vi như vậy là bất thường, vô đạo đức và không có ích gì,” ông nói sau cuộc họp với Ngoại trưởng EU Federica Mogherini.
Tập Cận Bình buộc phương Tây phải chống lại Trung Quốc
« Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này ».
Theo nhận định của giáo sư về kinh tế chính trị Stein Ringen (King’s College ở Luân Đôn) trên Los Angeles Times, năm 2018 vừa qua không dễ chịu chút nào đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Sau nhiều năm dài đứng nhìn quyền lực nghiêng dần về phương Đông, nay phương Tây đã đáp trả. Hoa Kỳ đứng lên trên tuyến đầu, gây áp lực mạnh mẽ để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo hộ mậu dịch và gián điệp kỹ nghệ lâu nay. Chính quyền Donald Trump cảnh cáo là Bắc Kinh hoặc phải thay đổi cung cách hành xử, hoặc phải trả giá đắt. Các cuộc đàm phán về thương mại đang hướng về phía những quy định mới.
Trung Quốc bị cảnh báo từ Hoa Vi cho đến Viện Khổng Tử
Các cơ quan an ninh từ Hoa Kỳ, Canada cho đến Anh, Úc và các nước khác đều đưa ra những lời cảnh báo chống lại công nghệ 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) vì lý do an ninh quốc gia. Trong « chủ nghĩa tư bản do nhà nước chỉ đạo » ở Trung Quốc, các công ty như Hoa Vi có bổn phận phải hợp tác với chính quyền, kể cả việc chia sẻ dữ liệu. Giám đốc tài chính Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) đang bị quản thúc tại gia ở Canada trong khi chờ đợi bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Hồi tháng Giêng, một nhân viên của Hoa Vi đã bị bắt ở Vacxava vì cáo buộc làm gián điệp.
Cũng trong năm ngoái, các tổ chức nghiên cứu uy tín như Mercator Institute ở Berlin, Asia Society ở New York và Royal United Services Institute ở Luân Đôn đã công bố các bản báo cáo, nêu chi tiết về « chính sách gây ảnh hưởng » của Trung Quốc nhắm vào những định chế chính trị và giáo dục, truyền thông cũng như xã hội dân sự tại các quốc gia dân chủ.
Các nhà lập pháp Mỹ đã tiến hành một cuộc đấu tranh chống lại việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh tài chính để xâm hại những nền tảng của tự do về học thuật. Các trường đại học phương Tây ngần ngại không muốn đón tiếp con ngựa thành Troie là các Viện Khổng Tử, và các viện loại này đã được thiết lập thì đang lần lượt bị đóng cửa. Giọng điệu bình luận của các phương tiện truyền thông phương Tây đã thay đổi. Những người ủng hộ Bắc Kinh im tiếng, và xu hướng hiện nay là một lời cảnh báo.
Chủ tịch trọn đời : Tập Cận Bình lộ mặt thật
Một năm trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phạm sai lầm nghiêm trọng đầu tiên kể từ khi trở thành người lãnh đạo tối cao vào năm 2012. Ông ta hủy bỏ quy định trong Hiến pháp, theo đó chức chủ tịch nước được giới hạn trong hai nhiệm kỳ. Hành động này đã giúp cho thế giới thấy rõ được bộ mặt thật của chế độ. Tập Cận Bình ngoài miệng nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp, nhưng có thể thay đổi cả Hiến pháp trong một cái chớp mắt, nếu thấy có lợi cho mình.
Trong nội bộ, việc kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc bị siết chặt chưa từng thấy dưới triều đại ông Tập. Cả một tập thể luật sư bênh vực cho nhân quyền bị chôn vùi : khoảng 200 luật sư bị bắt bớ, tống giam. Việc kiểm soát công dân được tối ưu hóa qua « hệ thống tín nhiệm xã hội » dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ, với các biện pháp tưởng thưởng hay trừng phạt trong đời sống hàng ngày, người dân được cho điểm « tín nhiệm » từ thấp đến cao.
Khu « tự trị » Tân Cương, nơi đông đảo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi khác sinh sống, đã trở thành một nhà nước công an toàn trị, với những vụ bắt bớ hàng loạt và mạng lưới các trại tập trung cải tạo.
Bẫy nợ tàn khốc « Một vành đai, Một con đường »
Đối với thế giới bên ngoài, Bắc Kinh theo đuổi chính sách nhằm thống trị toàn cầu. Công cụ chủ yếu là « Sáng kiến Một vành đai, Một con đường » (Belt and Road Initiative – BRI), trong đó Trung Quốc cho các quốc gia tham gia chương trình này vay tiền để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các món tín dụng của dự án tỏ ra hấp dẫn, nhưng trên thực tế nhằm trói buộc các nước đi vay, trở thành lệ thuộc vào chủ nợ Bắc Kinh.
Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này. Khi Sri Lanka không thể trả nổi các món nợ, Trung Quốc bèn chiếm lấy quyền kiểm soát hải cảng đã cho vay để xây lên, rộng đến 15.000 mẫu Anh (trên 6.000 hecta). Cảng này được nhượng quyền khai thác đến 99 năm, Trung Quốc áp đặt một kiểu như nhượng địa Hồng Kông đối với một nước nhỏ yếu hơn.
Ví dụ khác về các nạn nhân của bẫy nợ Trung Quốc là Zambia, vào cuối năm 2018 đã bị mất quyền kiểm soát phi trường quốc tế lớn nhất nước. Còn Kenya đang có nguy cơ phải giao hải cảng chính ở Mombasa cho Bắc Kinh, vì không thể trả được món nợ đã vay để mở tuyến đường xe lửa từ Mombasa đến Nairobi. Công trình này do Trung Quốc xây dựng, nhưng chẳng mang lại lợi lộc gì.
Giở trò hăm dọa mỗi khi bị phê phán
Để tự làm trầm trọng thêm các vấn đề, khi gặp phải sự phản kháng, Tập Cận Bình và quan chức Bắc Kinh lại giở trò đe dọa. Sau khi New Zealand đứng về phía các nước phương Tây chống lại Hoa Vi, thủ tướng nước này là bà Jacinda Ardern đã không thể tiến hành chuyến viếng thăm Trung Quốc vốn đã được lên kế hoạch từ lâu, và một dự án du lịch đã được xúc tiến rộng rãi bỗng bị hủy bỏ một cách thô bạo.
Cũng tại New Zealand, giáo sư Anne-Marie Brady của trường đại học Canterbury, sau khi cho đăng một bài viết chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc lên đất nước mình, bản thân bà và gia đình đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch hăm dọa mà bà cho là do chính quyền Bắc Kinh tổ chức. Vụ này đã gây xôn xao không ít trong dư luận.
Khi bộ trưởng Quốc Phòng Anh đưa ra những lời phê phán về việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, chuyến viếng thăm của bộ trưởng Tài Chính nước này bị Bắc Kinh hủy bỏ. Na Uy buộc phải ký kết một hiệp ước hữu nghị, trong đó chính phủ nước này xưa nay vốn là tiếng nói bảo vệ nhân quyền, lại phải im lặng trước những lạm dụng của Bắc Kinh.
Nhưng khi phương Tây buộc lòng phản phản ứng, quá trình lập lại thăng bằng về quyền lực rốt cuộc đã bắt đầu khiến cho không gian hành động của Trung Quốc bị thu hẹp lại. Đài Loan là nước được hưởng lợi ngay lập tức trước tình trạng đối địch giữa chủ nghĩa toàn trị và dân chủ. Mối nguy hiểm là ở chỗ Trung Quốc sẽ chà đạp lên tự do, hiện nay vốn đã bị thu hẹp so với một năm trước đó.
Tác giả Stein Ringen nhắc lại, thủ tướng Anh Winston Churchill trong những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến đã nói rằng ông không tin tổng bí thư Liên Xô Josef Stalin muốn chiến tranh, nhưng Stalin chỉ muốn thu được chiến lợi phẩm từ chiến tranh. Có thể phát biểu tương tự về Tập Cận Bình ngày nay. Nhưng giờ đây phương Tây đã tìm được tiếng nói để chống lại sự lạm dụng quyền lực của Trung Quốc, và không ngần ngại lớn giọng trước những hành vi lũng đoạn của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190318-tap-can-binh-buoc-phuong-tay-phai-chong-lai-trung-quoc
Hé lộ số tiền ‘khủng” Pakistan nợ TQ
Một tướng lĩnh cấp cao Mỹ cho biết Pakistan đang nợ Trung Quốc ít nhất 10 tỉ USD tiền xây cảng chiến lược Gwadar và các dự án khác.
Theo hãng tin PTI, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, hôm 14-3 nhấn mạnh trước Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng “hoạt động kinh tế săn mồi” của Trung Quốc nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng của nước này ra toàn cầu.
“Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ. Sri Lanka đã trao cho Trung Quốc hợp đồng thuê đất 99 năm và 70% cổ phần tại cảng nước sâu của họ. Maldives cũng nợ Trung Quốc khoảng 1,5 tỉ USD, tương đương 30% GDP” – ông Dunford nói.
Ở châu Phi, Djibouti nợ Trung Quốc hơn 80% GDP và năm 2017, nước này phải cho Bắc Kinh xây căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài. Ở châu Mỹ Latinh, Ecuador đã đồng ý bán 80-90% lượng dầu thô có thể xuất khẩu cho Trung Quốc đến năm 2024 để đổi lấy các khoản vay trị giá 6,5 tỉ USD.
Sau khi cho Trung Quốc thuê đất miễn thuế trong 50 năm, Argentina đã bị cấm tiếp cận và giám sát một trạm theo dõi vệ tinh của Trung Quốc trên lãnh thổ mình.
Trong khi đó, ông Dunford cho biết Pakistan đang nợ Trung Quốc ít nhất 10 tỉ USD tiền xây cảng chiến lược Gwadar và các dự án khác.
Cảng Gwadar nằm ở tỉnh Balochistan, được Trung Quốc xây dựng dựa trên Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC). Đây được xem là một trong những mối liên kết các dự án “Vành đai và Con đường” (OBOR) và “Con đường tơ lụa trên biển” đầy tham vọng của Bắc Kinh.
Ông Dunford cảnh báo các quốc gia hợp tác kinh tế với Trung Quốc thông qua OBOR có thể phải trả giá nếu cam kết đầu tư không được thực hiện và biện pháp bảo vệ cũng như tiêu chuẩn quốc tế bị bỏ qua.
“Trung Quốc đang bành trướng bằng cách tăng cường hoạt động quân sự và cưỡng chế thông qua các nước láng giềng, ngày càng khiêu khích ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, đặc biệt là biển Đông” – ông Dunford lưu ý.
Từ năm 2013-2018, Trung Quốc tăng cường hoạt động trên không và trên biển ở biển Đông gấp 12 lần, theo ông Dunford. Trong thời gian này, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh triển khai các hệ thống vũ khí tấn công và phòng thủ ở biển Đông.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26952-he-lo-so-tien-khung-pakistan-no-tq.html
New Zealand sắp ra luật súng ống mới
sau vụ xả súng nhà thờ Hồi giáo
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 18/3 cho biết bà sẽ công bố luật súng ống mới trong vài ngày tới, sau khi xảy ra vụ một tay súng giết chết 50 người trong vụ xả súng tại hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch trong tuần qua, theo Reuters.
Công dân Úc Brenton Tarrant, 28 tuổi, nghi phạm theo chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng, đã bị truy tố tội giết người hôm 16/3. Tarrant đã bị bắt giữ không được xin tại ngoại, và sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 5/4. Cảnh sát nói anh ta có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tội danh.
“Trong vòng 10 ngày kể từ hành động khủng bố khủng khiếp này, chúng tôi sẽ thông báo việc cải cách luật lệ mà tôi tin là sẽ làm cho cộng đồng chúng ta an toàn hơn”, Reuters dẫn lời Thủ tướng Ardern nói trong một cuộc họp báo sau khi nội các của bà đạt được quyết định chính thức về luật cải cách về súng ống sau vụ xả súng nặng nề nhất trong lịch sử New Zealand.
Chủ sở hữu của cửa hàng súng Gun City, David Tipple, cho biết nghi can Tarrant đã mua 4 loại vũ khí và đạn dược một cách hợp pháp tại đây từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018, nhưng cửa hàng không bán cho anh ta loại vũ khí mạnh đã được sử dụng trong vụ thảm sát.
Theo luật súng ống của New Zealand, vũ khí hạng A có thể là súng bán tự động nhưng chỉ giới hạn bắn 7 phát đạn. Video phát trực tiếp của nghi can tại một trong hai đền thờ Hồi giáo cho thấy có một súng bán tự động với băng đạn lớn.
Chủ cửa hàng súng Tipple nói ông ủng hộ quyết định của bà Ardern, cải cách luật súng ống giữa lúc vụ xả súng ở thành phố Christchurch đang gây ra những lo ngại chính đáng.
Bà Ardern không đưa ra chi tiết về luật mới, nhưng cho biết bà ủng hộ lệnh cấm vũ khí bán tự động sau vụ xả súng ở thành phố Christchurch.