Tin Việt Nam – 06/03/2019
Dù bị bắt, Hà Văn Nam được nhiều người ủng hộ
vì chống BOT bẩn
Một đơn vị công an tỉnh Bắc Ninh hôm 5/3 bắt giữ ông Hà Văn Nam để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng” tại một trạm thu phí nằm trong tỉnh.
Một số nhà hoạt động, nhà báo, luật sư cho rằng ông Nam là “người hùng” chống các trạm thu phí BOT bẩn, và vì vậy ông đã bị “vu oan”.
Theo các báo Việt Nam, trong đó có Công An Nhân Dân và Tiền Phong, công an Bắc Ninh đã bắt ông Nam, 38 tuổi, tại nơi ông cư trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tin cho hay công an cũng đã khám nhà của ông.
Ông Hà Văn Nam bị nhà chức trách cáo buộc “có liên quan đến vụ án gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại xảy ra hôm 31/12/2018.
Trước khi bắt ông Nam, nhà chức trách đã khởi tố bị can đối với 6 người khác cũng bị cáo buộc gây rối trật tự công công ở trạm kể trên.
Báo chí nhà nước nói khoảng 100 người cùng nhiều ô tô đã “tập trung dừng đỗ” trong trạm thu phí Phả Lại vào ngày cuối cùng của năm 2018, họ “không chịu mua vé”, đồng thời “cản trở” các phương tiện giao thông khác đi qua trạm. Ngay cả khi đơn vị vận hành trạm mở cửa cho xe cộ đi qua miễn phí, còn gọi là “xả trạm”, những người đó cũng không chịu rời đi, theo các bài tường thuật.
Trong những năm qua, nhiều đoạn quốc lộ hoặc cây cầu được các công ty tư nhân xây mới hoặc cải tạo theo hình thức hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT). Để thu hồi vốn, họ được nhà nước cho phép lập trạm thu phí cho các công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, công chúng Việt Nam trở nên bất bình từ mùa hè 2017, sau khi những cuộc điều tra độc lập của một số nhà báo và người dân cho thấy một số trạm BOT đặt sai vị trí hoặc thu phí quá thời hạn cho phép. Trên mạng xã hội, những trạm như vậy bị gọi là các “BOT bẩn”.
Nhiều tài xế đã phản kháng tại nhiều nơi trên cả nước bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí, hoặc dừng xe tranh cãi với nhân viên thu phí, gây ùn tắc.
Theo quan sát của VOA, các hoạt động phản đối nhiều trạm thu phí đặt sai vị trí trên các quốc lộ nóng lên thêm trong những ngày của nửa đầu tháng 2/2019, cả tại hiện trường lẫn trên mạng xã hội.
Sau khi ông Hà Văn Nam bị bắt, vợ ông, bà Trần Thị Nhài, đã sử dụng trang Facebook mang tên ông có hơn 35.000 người theo dõi để “kêu cứu”. Bà Nhài viết rằng việc công an bắt chồng bà với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” là “hoàn toàn vô lý”.
Theo bà Nhài, việc ông Nam làm chỉ là “thắc mắc” và “yêu cầu được giảm giá” tại trạm thu phí. Bà cũng nói thêm rằng hồi cuối tháng 1, ông Nam đã bị một số “kẻ giả danh công an” đánh đập dã man khi ông đấu tranh chống một trạm BOT bẩn ở thành phố Hồ Chí Minh. Bà Nhài nói chừng nào mà những kẻ đó “chưa bị bắt” thì ông Nam “không thể bị kết tội vô lý”.
Bà kêu gọi công chúng chung tay giúp đỡ để chồng bà “sớm được tự do” để tiếp tục “tìm công lý cho bản thân và xã hội”.
Luật sư Trần Thu Nam, được gia đình mời làm đại diện cho ông Hà Văn Nam, nói trong một bài báo được đăng trên Tiền Phong hôm 6/3 rằng ông Hà Văn Nam khẳng định “không dùng xe của mình để gây tắc đường hoặc gây rối, cản trở giao thông”, mà ông ấy “chỉ muốn trạm BOT Phả Lại đứng ra đối thoại như ở Nam Định hay Thái Bình”.
Nhà hoạt động Bạch Cúc viết trên Facebook cá nhân có hơn 70.000 người theo dõi rằng ông Hà Văn Nam là một người “dũng cảm” chống BOT bẩn, và ông cũng như những người cùng đấu tranh không phải là những người “chống chế độ” hay “phản đối chính quyền”.
Việc họ làm chỉ là “vạch mặt đám doanh nghiệp lợi ích ngày đêm ăn bẩn đồng tiền xương máu của nhân dân”, Facebooker Bạch Cúc viết, và cho rằng ông Nam “bị bắt và bị khép tội một cách oan uổng”.
Theo bà, nhà nước cần phải “dẹp bỏ các trạm BOT bẩn ngày đêm bóc lột người dân”. Bên cạnh đó, bà bày tỏ quan điểm thêm rằng chính quyền cần “đối thoại”, “biết lắng nghe”, và “hành xử một cách công bằng, công tâm” với nhân dân trong vấn đề dân sinh công cộng.
Nếu nhà nước “vẫn cố ý sử dụng pháp luật để đối phó với dân, sử dụng nhà tù để giam giữ những người dân dám hành động cao đẹp vì lợi ích dân sinh công cộng”, Facebooker Bạch Cúc viết, thì điều đó “chỉ gây thêm nhiều bất mãn và reo oán hận trong lòng dân”.
Nhà hoạt động nữ nhấn mạnh việc nhà nước phải làm ngay để an lòng dân là “trả ông Nam về lại với gia đình”, hay nói rộng hơn là “trả người công chính về với xã hội”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh, một người cũng nổi tiếng về chống các trạm BOT bẩn, có chung quan điểm như Facebooker Bạch Cúc. Viết trên trang cá nhân, ông Danh đối chiếu điều luật về gây rối trật tự công cộng trong Bộ luật Hình sự và đưa ra ý kiến rằng việc ông Nam bị bắt, bị khởi tố “có nhiều dấu hiệu oan sai, mang tính suy diễn”.
Ông Danh cũng nêu ra thắc mắc rằng tại sao cho đến nay những “đối tượng xấu” đã đánh đập ông Nam hôm 28/1 vẫn chưa bị “điều tra làm rõ, khởi tố, bắt tạm giam, truy tố, xét xử”.
Vụ bắt giữ ông Nam diễn ra giữa lúc đang có nhiều nhóm công dân tiến hành đếm xe qua lại tại các trạm BOT để bảo đảm tính minh bạch của việc thu phí ở các trạm.
Lâu nay, đã có nhiều nghi ngờ từ người dân và báo chí rằng một số trạm thu phí có nhiều kiểu gian lận khác nhau trong việc thu phí BOT như dùng lại vé để bán cho nhiều người, kê khống giá đầu tư hoặc báo cáo doanh thu thấp hơn thực tế nhằm kéo dài thời gian thu phí…
Việc đếm xe là nhằm chống lại những gian lận kể trên. Một số luật sư, nhà hoạt động mới đây nói với VOA rằng việc làm đó chính là hành vi giám sát xã hội trực tiếp của công dân, rất nên được cổ vũ khuyến khích.
Nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc
tạm dừng kiểm đếm
Nhóm kiểm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tạm dừng kiểm đếm sau khi bị đánh cắp số liệu.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do vào tối ngày 5 tháng 3, anh Nguyễn Minh Hùng, người đại diện nhóm đếm xe cho biết:
“Anh em chắc chắn sẽ kiểm đếm lại nhưng mà hiện tại anh em rất mệt rồi, nên anh em nghỉ vài ngày rồi mới tiếp tục kiểm đếm. Sau này chắc sẽ kiểm đếm bằng kỹ thuật camera cho chính xác và có cơ sở pháp lý để mình gởi cơ quan chức năng thì họ có thể chấp nhận được.”
Trước đó, vào ngày 2 tháng 3, báo mạng VTC loan tin về việc có một nhóm công dân tại tỉnh Khánh Hòa tiến hành lập lán trại, ngồi đếm xe ở trạm thu phí đường bộ BOT Ninh Lộc từ ngày 26/2 – 4/3.
Vẫn theo lời anh Nguyễn Minh Hùng, người dân quyết định kiểm đếm do nghi ngờ trạm BOT Ninh Lộc gian lận thu phí vì tổng kinh phí đầu tư được nói là nâng cao hơn so với dự phí ban đầu và kéo dài thời gian thu phí. Số liệu mà nhóm anh kiểm đếm chỉ bằng phương pháp thủ công tính tay và kết quả sau cùng sẽ gửi lên Bộ Giao thông – Vận tải, Kiểm toán nhà nước, cũng như Thanh tra chính phủ.
Theo anh Trần Vũ Việt, một thành viên trong nhóm đếm xe nói với báo Lao Động, trong 7 ngày đếm lượng xe qua BOT, nhóm anh tính ra số tiền thu trong ngày của trạm là 1,1 tỷ đồng, chưa bao gồm vé tháng, vé quý.
Vào chiều ngày 3/3, trao đổi với truyền thông trong nước, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết Tổng Cục đã nắm được sự việc đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc. Đồng thời cho rằng những người ngồi tại trạm nhưng không gây cản trở gì tới hoạt động thu phí, nên chưa có biện pháp can thiệp. Nhưng nếu có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc.
Không chỉ riêng tại BOT Ninh Lộc, trước đó tại BOT Thăng Long – Nội Bài ở Hà Nội, người dân cũng lập chốt kiểm đếm lượt xe qua trạm.
Vấn đề thu phí của các trạm BOT bị công luận đặc biệt thắc mắc sau khi xảy ra vụ cướp tại trạm BOT Dầu Giây hôm ngày 7 tháng 2, tức mồng 3 Tết Âm Lịch Kỷ Hợi. Số tiền bị hai kẻ cướp lấy đi được nói là 2,2 tỷ đồng.
Những người quan tâm cho rằng việc thu phí khuất tất, mức phí cao, vị trí đặt trạm bất hợp lý là những nguyên nhân dẫn đến phản đối của giới tài xế và nhiều người dân lâu nay tại nhiều trạm thu phí BOT đường bộ trên cả nước.
Dân sẽ tự đếm xe ở BOT Ninh Lộc bằng camera
Mỹ HằngBBC, Bangkok
Đại diện nhóm đếm xe cho BBC hay tới đây sẽ dùng camera để có số liệu chính xác gửi Bộ GTVT sau khi bị mất số liệu đếm thủ công.
Bắt đầu từ ngày 26/2, một nhóm người dân ở xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đã tổ chức chia ca ngồi đếm xe qua BOT Ninh Lộc và ghi chép lại số liệu cả ngày lẫn đêm.
Ông Nguyễn Minh Hùng, đại diện nhóm, nói với BBC hôm 5/3 rằng mục đích là để gửi Bộ GTVT, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước nhằm đối chiếu số liệu do nhà đầu tư BOT Ninh Lộc gửi lên.
Việt Nam: Gọi phí BOT thành giá ‘do nghị định’
Nghi vấn quanh vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn
Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế ‘hiệu quả, cần thiết’
“Người dân cảm thấy lòng tin với chính quyền xuống rất thấp,” ông Nguyễn Minh Hùng nói. “Chúng tôi ý thức được quyền lợi chính đáng của mình nên mới phải tổ chức đếm xe như thế này. Đây đâu phải việc của dân mà là thẩm quyền của cơ quan chức năng.”
‘Vấn đề niềm tin’
Ông Hùng nói với BBC rằng việc đếm xe bắt nguồn từ vụ việc trạm BOT Dầu Giây bị cướp 2,2 tỷ tiền thu phí hôm 7/2.
Sau đó, Tổng cục Đường bộ vào cuộc thanh tra hồ sơ thu phí của trạm BOT Dầu Giây và phát hiện trạm có hiện tượng “lỗi không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin”, “không sao lưu đầy đủ dữ liệu video theo quy định của Bộ GTVT”… khiến dư luận dư luận đặt câu hỏi về độ trung thực của trạm này và các trạm BOT nói chung trong vấn đề thu phí.
Riêng đối với BOT Ninh Lộc, ông Hùng nói, cũng bộc lộ vô số phi lý và sự thiếu minh bạch.
“Chẳng hạn trước đó, trên báo Thanh Niên, lãnh đạo trạm BOT Ninh Lộc nói tiền đầu tư trạm là 1.437 tỷ, dự kiến thu phí 14 năm 5 tháng. Nhưng đến năm 2018, trong thư trả lời đơn kiến nghị của tôi, ông Tổng giám đốc dự án BOT này lại cho hay mức đầu tư lên tới hơn 2.600 tỷ, và dự tính thu phí tới gần 22 năm. Trong khi đó lưu lượng xe năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Theo tôi như vậy thì phải tỷ lệ nghịch với thời gian thu phí, nghĩa là thời gian thu phí phải giảm,” ông Hùng nói.
Cũng theo lời ông Hùng, nhà ông chỉ cách BOT Ninh Lộc vài trăm mét. Vì tính chất công việc, hàng ngày ông phải đi qua trạm này nhiều lần. Trong đó gần như ông chỉ buộc phải qua trạm BOT này để quay đầu xe.
“Ví dụ khi tôi cần đi vào đường liên thôn, không cần phải qua BOT làm gì nhưng vì BOT chắn nên tôi phải đi qua để quay đầu xe, mà đoạn đó chỉ vài trăm mét, nên phải trả phí hai lần. Tôi không sử dụng toàn bộ hàng chục kilomet đường của họ nên như vậy là quá bất cập.”
Ông Hùng cho biết đã nhiều lần gửi đơn thư tới các cấp liên quan để xin giảm phí nhưng nhiều tháng trôi qua không được giải quyết.
Sẽ đếm xe bằng camera
Ngày 5/3, khi BBC liên lạc với ông Hùng thì được biết sáng cùng ngày cả nhóm đã mất gần hết dữ liệu đếm xe thời gian qua.
“Anh em trong nhóm sáng nay có ca cuối cùng để đếm xe. Đếm xong thì chúng tôi bật livestream rồi định về lán lấy số liệu trước đó để cộng lại công bố cho mọi người biết luôn. Nhưng khi về đến nơi tìm thì không thấy xấp giấy kiểm đếm vẫn để đó đâu cả. Ban đầu tưởng có ai trong nhóm cất đi nhưng hỏi thì không ai cất hết,” ông Hùng nói.
“Trong khi ở lán để rất nhiều đồ như điện thoại, xạc pin, mà không bị mất, chỉ mất số ghi chép đó thôi. Đây chỉ là số iệu công bố sơ, kiểm đếm thủ công, mang tính tham khảo thôi chứ không phải khẳng định là trạm [BOT Ninh Lộc] một ngày thu nhiêu đó… Tôi nghi ngờ có người lấy về để kiểm tra xem số liệu chúng tôi ghi có trùng với của họ hay không. Hoặc họ có làm điều gì khuất tất nên sợ. Hoặc làm cho chúng tôi nản chí không làm nữa vì mấy ngày qua đếm xe cũng đã mệt rồi.”
Ông Hùng nói đã báo công an xuống lập biên bản sự việc.
Lãnh đạo công an Khánh Hòa cũng xác định với một số báo trong nước về thông tin này.
Ông Hùng cũng nói anh em trong nhóm đếm xe mấy ngày qua đã thấm mệt nên sẽ nghỉ vài ngày, sau đó lại đếm tiếp, lần này sẽ sử dụng camera chứ không đếm thủ công nữa.
“Có một số anh em làm về kỹ thuật sẽ giúp chúng tôi vấn đề phần mềm. Sau đó chúng tôi sẽ đặt camera ở trạm để có số liệu chính xác hơn, mang tính pháp lý hơn để gửi Bộ GTVT, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước.”
“Chúng tôi sẽ chỉ cần kiểm tra số lượng xe đi qua trạm thông qua một đầu đọc điện tử tại nhà. Tuy nhiên vẫn cần có người tại khu vực trạm BOT để trông coi camera đề phòng bị lấy cắp, bị hỏng hoặc bị phá hoại,” ông Hùng nói với BBC.
“Qua vụ việc này tôi thấy người dân rất bất bình với các trạm BOT mọc ở quốc lộ. Mặc dù chủ trương xây BOT là đúng, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng phải là BOT trên những con đường mới, để người dân có quyền lựa chọn sử dụng. Chứ cứ làm BOT ở quốc lộ trong khi phí đường bộ hàng năm dân đã đóng rồi. Người dân bất bình nên khi thấy một vài người đứng lên phản đối thì họ đều rất ủng hộ,” ông Hùng nói.
‘Dân có quyền đòi hỏi sự minh bạch’
Việc người dân tự tổ chức đếm xe qua BOT đã thu hút sự chú ý không chỉ của cộng đồng mạng mà cả trên truyền thông chính thống của Việt Nam sau hàng loạt các vụ ồn ào thu phí BOT.
Nhiều người dân sống quanh trạm BOT Ninh Lộc ủng hộ việc làm của nhóm ông Hùng nên đã cùng ra hỗ trợ đếm xe. Một số nhà dân còn nấu cơm phục vụ nhóm.
Để thực hiện việc đếm xe, nhóm do ông Hùng đại diện chia ba ca một ngày. Nhóm thậm chí dựng lán ở gần trạm BOT, trải bìa dưới đất để thay nhau nghỉ qua đêm và nghỉ lúc chia ca.
Mỗi lần ‘vào ca’, mỗi người đều đeo chứng minh thư trước ngực để minh bạch việc mình là người dân địa phương, không phải ‘kẻ lạ mặt’ đến ‘gây rối’ như ‘cơ quan chức năng’ ban đầu nhận định, ông Hùng nói.
Trước đó, một số báo Việt Nam cho hay lãnh đạo Tổng cục Đường bộ nói sẽ mời công an tới xử lý nếu “nhóm người ‘tự ý đếm xe” này “có hành vi gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí”.
Tuy nhiên, cũng có một số báo chính thống lên tiếng bảo vệ việc làm của nhóm đếm xe.
“Trước hết phải khẳng định rằng, việc ngồi đếm xe qua trạm BOT không những không vi phạm pháp luật, mà hơn nữa, còn rất đáng hoan nghênh khi người dân đã tự nguyện bỏ công, bỏ việc ra để làm một việc không mang lại lợi nhuận gì cho bản thân họ.”, bài báo trên trang VietTimes viết.
“Từ lâu, khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được phổ biến và trở thành phương thức giám sát các cá nhân có chức vụ, quyền hạn, các tổ chức và cơ quan công quyền trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, những người đếm xe ở trạm BOT Lộc Ninh chỉ đang thực hiện quyền làm chủ ở nội dung “dân kiểm tra” chứ có gì ghê gớm mà nhiều người phải lo sợ đến thế?”
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Hùng cho BBC hay kể từ khi tham gia đếm xe ông từng nhiều lần bị làm khó dễ, thậm chí có số điện thoại lạ mặt gọi khủng bố suốt một thời gian, đe dọa ‘chặt đầu’. Nhưng ông nói vẫn sẽ phản đối bất công đến cùng.
“Tôi muốn minh bạch nên nếu số liệu thu được lớn hơn số của trạm BOT báo cáo lên thì Bộ GTVT sẽ thanh tra để giảm số năm thu phí cho người dân bớt khổ. Như thế dù cực cũng không đáng là bao. Tôi có câu “Còn người còn xe còn phải đối. BOT còn gian dối tôi còn đấu tranh,” ông Hùng nói.
Vì sao một số BOT bị dân phản đối?
BOT Ninh Lộc từng là điểm nóng, phải xả trạm nhiều lần trong năm 2018 do lái xe phản đối bất cập trong mức phí và thời gian thu phí.
Doanh thu thu phí BOT, cao tốc nhìn chung đang trong tình trạng “doanh nghiệp khai bao nhiêu cơ quan quản lý biết bấy nhiêu, khi việc kiểm tra chỉ mang tính định kỳ vài năm/lần”, theo Thanh Niên.
Tờ báo này cũng cho hay doanh nghiệp có đủ “chiêu” gian lận, che giấu doanh thu để trốn thuế, kéo dài thời gian thu phí, phổ biến là sử dụng phần mềm được thiết kế riêng để ăn gian doanh số.
Một số BOT bị thanh tra đột xuất đã ‘lộ tẩy’ số tiền phí thu được trên thực tế chênh lệch lớn so với con số họ báo cáo lên cơ quan chức năng. Ví dụ BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ trung bình ‘ỉm đi’ tới 600 triệu/ngày không khai báo.
Trong khi đó, theo quy định, việc giám sát, kiểm tra thu phí BOT, cao tốc đang do Tổng Cục Đường bộ đảm nhiệm, chỉ thực hiện định kỳ 5 năm một lần.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47451641
Công an nói chưa đủ căn cứ
xử phạt thầy giáo dâm ô ở Bắc Giang
Ủy Ban Nhân dân và các cơ quan chức năng huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vào ngày 6 tháng 3 tiến hành họp báo về vụ việc một thầy giáo tiểu học bị tố ‘dâm ô’ nhiều nữ sinh tại trường tiểu học Tiên Sơn.
Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang rằng vụ việc đối với thầy giáo Dương Trọng M, chủ nhiệm lớp 5A, là chưa đủ căn cứ chứng minh có hành vi dâm ô.
Theo báo trong nước thì thầy M trở lại lớp dạy sau khi uống rượu tại nhà một số phụ huynh hôm 1/3/2019. Tại lớp thầy có véo tai, véo mũi, dí tay vào vai, xoa lưng, vỗ mông một số học sinh do các em mất trật tự.
Tối hôm đó, một số phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương đã yêu cầu thầy M. đến đình làng thôn Thần Chúc làm việc. Kết thúc buổi làm việc, thầy M. đã ký vào biên bản làm việc trong đó ghi thầy có “sờ vào vùng nhạy cảm” của học sinh.
Ngày 2/3, Hiệu trưởng trường đã triệu tập thầy M. tới trường làm việc và trong bản tường trình, thầy M. có ghi đã có hành động véo mũi, véo tai, vỗ mông học sinh làm các em sợ.
Chiều 3/3 tại buổi gặp phụ huynh, thầy M. đã xin lỗi phụ huynh và đa số chấp nhận lời xin lỗi. Nhà trường cũng đã tạm đình chỉ việc giảng dạy đối với thầy M.
Sáng ngày 6/3, tại buổi họp báo, ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch UBND huyện Việt Yên nói rằng “Quá trình làm việc với các phụ huynh và các em học sinh tại lớp chúng tôi được biết thông tin trên là chưa chính xác”.
Cũng tin liên quan, báo Tiền Phong dẫn lời bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ phát động năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em vào sáng 6/3, thì theo thống kê, trung bình mỗi ngày trên toàn quốc phát hiện 3 trẻ em bị xâm hại tình dục. Ngoài ra mỗi ngày có 64 phụ nữ và 10 trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Thống kê được Bà Nguyễn Thị Thu Hà dẫn không được cho biết là của cơ quan, đơn vị nào thực hiện.
Vũng Tàu được phép
nhận chìm xuống biển 14,3 triệu m3 bùn
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hóa dầu Long Sơn vừa được cấp giấy phép để nhận chìm 14,3 triệu m3 bùn ngoài khơi biển Vũng Tàu.
Truyền thông trong nước hôm 5/3 trích thông tin từ Sở Tài nguyên Môi trường (TN-MT) Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Quý Kiên đã ký giấy phép vừa nêu.
Tin cho biết, đây là số bùn phát sinh trong quá trình nạo vét làm cảng chuyên dùng cho dự án hóa dầu Long Sơn, có tổng mức đầu tư hơn 5 tỉ USD. Số lượng bùn sẽ được nhận chìm tại vị trí khu A, cách mũi Vũng Tàu khoảng 10 km, với diện tích được đổ bùn là hơn 200 km2. Thành phần nhận chìm gồm cát mịn, bụi và sét. Thời gian nhận chìm sẽ kéo dài 2 năm, từ 1/4/2019 đến 31/3/2021.
Theo giấy phép được cấp, nếu việc nhận chìm bùn không đảm bảo an toàn, hay một trong các thông số giám sát môi trường vượt giới hạn cho phép thì phải dừng lại.
Dự án hóa dầu Long Sơn có quy mô gần 400 ha đất, gần 70 ha đất có mặt nước và khoảng 194 ha mặt nước để làm cảng, do Tập đoàn SCG của Thái Lan làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 5 tỉ USD.
Trước đó, vào Bộ TN-MT cũng đã cấp giấy phép nhận chìm 15,39 triệu m³ bùn do nạo vét cảng thuộc Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Dư luận cũng đặt câu hỏi liệu việc nhận chìm bùn này có ảnh hưởng tới môi trường khu vực biển nhận chìm, cụ thể là vùng đảo Lý Sơn?
Vấn đề cho nhận chìm các vật chất nạo vét của các nhà máy; đặc biệt là nhà máy nhiệt điện, xuống biển bị giới khoa học và ngư dân không đồng tình. Lý do được nêu ra làm sẽ phá vỡ môi trường sinh sống của các loài hải sản.
Hai người Việt bị truy tố
trong vụ gần 150 du khách Việt ‘biến mất’
Văn Phòng Công Tố Cao Hùng, đảo quốc Đài Loan, vào ngày 5 tháng 3 đã truy tố 4 người, trong số này có 2 người Việt Nam, với những cáo buộc từ giả mạo giấy tờ đến buôn người trong vụ 148 du khách người Việt biến mất ngay sau khi đến Sân bay Cao Hùng vào tháng 12 năm ngoái.
Mạng báo CNA của Đài Loan thông tin vừa nêu ngày 5 tháng 3 và cho biết thêm phía công tố cũng có trát bắt 27 nghi phạm khác trong vụ việc.
Theo cáo trạng buộc tội thì một người Việt họ là Mai công tác tại một công ty lữ hành ở Hà Nội đã tuyển 20 người muốn đi làm việc ở Đài Loan. Chi phí visa cho mỗi trường hợp được thu từ 1 ngàn đến 3 ngàn; và visa theo chính sách Quan Hồng của Đài Loan.
Sau khi có được visa, người phụ nữ họ Mai đưa nhóm 19 khách đến Cao Hùng vào ngày 21 tháng 12; trong khi đó người còn lại đáp máy bay đi Đài Trung hôm 15 tháng 12.
Cáo trạng nói rõ sau khi đến sân bay ở Đài Loan, tất cả đều biến mất. Theo cáo trạng thì Mai và người chồng Đài Loan giấu hai người Việt tại nhà của họ ở Tân Đài Bắc trong mấy ngày, một người được bố trí đi làm nhân viên giao hàng ở Đào Viên.
Cô Mai cùng chồng bị buộc tội giả mạo giấy tờ, giấu người phạm pháp và vi phạm Luật Tuyển dụng.
Người Việt Nam khác bị truy tố trong vụ này được cho biết họ Nguyễn, cũng công tác tại một công ty lữ hành ở Hà Nội. Nhân vật họ Nguyễn này tuyển 33 người và sắp xếp cho họ bay sang Đài Loan vào ngày 23 tháng 12 năm ngoái. Chi phí visa du lịch Quan Hồng cho mỗi người là từ 1 ngàn đến 2500 đô la Mỹ.
Người Việt họ Nguyễn này bị phía công tố Đài Loan buộc làm giấy tờ giả, che giấu tội phạm và vi phạm Luật Buôn Người của Đài Loan.
Công tố Cao Hùng còn cho biết hiện công tác điều tra đang được tiến hành với hai nhóm có liên quan đến sự biến mất của các du khách đến từ Việt Nam vào tháng 12 vừa qua.
Tính đến ngày 19 tháng 2 vừa qua có 92 người trong số 148 du khách biến mất đã bị bắt hay ra đầu thú với cơ quan chức năng Đài Loan.
Cũng tin liên quan, vào ngày 6 tháng 3, một số doanh nghiệp lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh cho báo mạng Thanh Niên biết là họ nhận được văn bản thông báo từ Cục Du Lịch Đài Loan về việc triển khai một số chính sách visa mới; trong đó có biện pháp mở lại chính sách visa Quan Hồng cho du khách Việt Nam. Ngày mở lại là 20 tháng 3 này.
Chính sách visa Quan Hồng này được khởi động từ tháng 11 năm 2015 nhằm khuyến khích du lịch đến đảo quốc Đài Loan với những điều kiện dễ dãi cho những nhóm đi du lịch theo nhóm từ một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/2-vn-indict-taiw-03062019082224.html
Ba Lan bắt một giám đốc ‘rửa tiền triệu cho mafia Việt Nam’
Một giám đốc chi nhánh ngân hàng ở Warsaw vừa bị bắt vì giúp ‘mafia Việt Nam’ rửa hàng trăm triệu đô la và euro qua các công ty ma, theo báo Ba Lan.
Trang Rzeczpospolita (04/03/2019) đăng tin một giám đốc người Ba Lan làm việc cho chi nhánh của “ngân hàng nổi tiếng” ở Warsaw, đã bị cảnh sát bắt, sau khi có cuộc điều tra của công tố viện về nạn rửa tiền của băng đảng Việt Nam.
Người này trợ giúp “băng đảng Việt Nam để nhận khoản tiền 20 nghìn USD”, tờ báo cho hay.
5 cách di cư chính của dân Việt thời nay
Ba Lan: ‘Băng đảng Việt chuyển hàng triệu euro’
Ba Lan: Người Việt phải ‘rút dần’ trước TQ?
Tầm vóc hoạt động rửa tiền rất lớn
Bài báo cũng mô tả tầm vóc rất lớn của nạn rửa tiền bằng các công ty ma mà người Việt tại Ba Lan tiến hành.
“Những khoản tiền mặt bằng đô la và euro được mang đến ngân hàng bằng túi to, và được sự đồng ý của giám đốc chi nhánh ngân hàng nọ, trở thành tiền trong tài khoản, rồi từ đó chuyển đi khắp thế giới.”
Công tố viên Edyta Petryna từ Warsaw được trích lời cho hay “người đàn ông bị bắt vì cáo buộc hợp tác với tội phạm có tổ chức để rửa tiền”.
Đây là người thứ năm bị bắt trong vụ việc vốn đã được điều tra một thời gian qua, theo báo Ba Lan.
Người Việt ở Ba Lan trong mắt người bản xứ
Biểu tình phản đối đại biểu QH Nguyễn Văn Thân
Tôi từng ghét ‘bọn phản động Ba Lan’
Tờ báo Ba Lan cũng cho hay người đàn ông Ba Lan này và hai người Việt Nam, một nam, một nữ, bị bắt hôm 28/02/2019.
Chỉ riêng chi nhánh mà người Ba Lan kia làm giám đốc đã chuyển 240 triệu đô la Mỹ và gần 130 triệu euro.
Trong chi nhánh ngân hàng này có tài khoản của sáu công ty “của mafia Việt Nam”, mỗi tài khoản có chừng 100 triệu đô la Mỹ.
Cả sáu công ty này đều là công ty ma, chỉ có trụ sở trên mạng, và không trả thuế, tờ Rzeczpospolita trích nguồn cơ quan điều tra nói.
Bài báo cũng nói trong vụ việc này, “những người Việt Nam trả vào tài khoản trung bình một ngày là 1 triệu zloty” (tương đương 263 nghìn đô la Mỹ) mà không khai báo với cơ quan thanh tra tài chính.
Người đàn ông bị bắt vì cáo buộc hợp tác với tội phạm có tổ chức để rửa tiềnBà Edyta Petryna
Theo luật Ba Lan, việc nộp vào tài khoản các khoản tiền lớn như vậy phải được thông báo cho Cục Thanh tra Thông tin Tài chính.
Có vẻ như vụ bắt giữ mới nhất là phần tiếp theo của cuộc điều tra từ 2018.
Cũng trang Rzeczpospolita (28/06/2018) cho hay bốn người đàn ông ở độ tuổi ngoài 30 đã bị Cục An ninh Quốc nội Ba Lan (ABW) bắt giữ vì liên quan đến băng đảng Việt Nam.
Tờ báo cũng nhắc đến vụ một phụ nữ Việt Nam “nhảy lầu chết hôm 23/05 năm ngoái” ở Warsaw khi bị nhân viên an ninh đến bắt.
Bài báo nói trong két sắt tại căn hộ người này có 2,1 triệu zloty tiền mặt, tương đương 600 nghìn đô la Mỹ.
Quan chức Ba Lan tin rằng các khoản tiền hàng trăm triệu đô la hoặc euro được chuyển vào tài khoản công ty ở Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Từ cuối 2017, Cục Thuế Ba Lan đã bắt đầu kiểm tra những người buôn bán ở khu vực Wólka Kosowska, nơi có nhiều công ty Việt Nam và Trung Quốc.
Khu chợ ở Wólka Kosowska, phía Nam thủ đô Warsaw hiện nay đã khá nổi tiếng ở Ba Lan và được gọi là ‘châu Á thu nhỏ’ với các công ty buôn hàng may mặc nhập từ châu Á.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47455129
Du khách Mỹ và Canada kể chuyện bị tấn công tại Hà Nội
Trước cuộc hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim vài ngày, một du khách Canada đã bị tấn công kèm theo lời lẽ khiếm nhã, sỉ nhục người Mỹ và Tổng thống Donald Trump ở ngay ngoại ô Hà Nội.
Giáo viên mỹ thuật 25 tuổi người Canada, Heather Middleton đang tận hưởng kỳ nghỉ đầu tiên tại Việt Nam khi cô đột nhiên bị một nhóm đàn ông tấn công ở Phú Xuyên, Hà Nội.
Nhóm người lăng mạ “Dirty American, Dirty Trump (Người Mỹ bẩn thỉu, Trump bẩn thỉu) và tấn công vì họ hiểu nhầm cô là người Mỹ.
Tin cô bị tấn công khiến nhiều người Việt đã vô cùng ngạc nhiên, thậm chí là không tin. Lý do là phần lớn người Việt có cái nhìn khá tích cực về Hoa Kỳ.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2017, 84% người Việt nhìn Mỹ với ánh mắt khá có thiện cảm.
Trong đó 58% người Việt tin tưởng rằng ông Trump “sẽ làm điều đúng đắn cho tình hình thế giới,” đặc biệt cao hơn nhiều nước khác.
Việt Nam vượt Pháp về lượng du khách TQ
Khách du lịch TQ tăng: mừng hay lo?
Việt Nam: Du khách nước ngoài tăng mạnh
Trả lời BBC Tiếng Việt Bangkok hôm 5/3, Heather cho biết, cô đang trên đường đi Ninh Bình từ Hà Nội trưa 25/2, thì dừng lại bên lề để hỏi đường.
“Người tôi hỏi có vẻ không nói được tiếng Anh nên tôi bỏ đi, thì tôi thấy bốn người đàn ông đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, rồi chỉ tay vào tôi rồi bắt đầu nói, theo tôi nghĩ là ‘Dirty American, Dirty Trump’ (Người Mỹ bẩn thỉu, Trump bẩn thỉu)”
“Tôi cảm thấy có mấy viên đá nhỏ ném vào mình. Tôi quay lại, giơ tay lên và nói ‘Dừng lại’,” Heather kể.
“Tôi biết thời điểm đó Việt Nam sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim. Tôi cũng có khâu lá cờ Canada trên túi của mình.
“Tôi không nghĩ mọi chuyện sẽ trở nên trầm trọng hơn như vậy.”
Heather lái xe đi nhưng bị hai trong bốn người đàn ông lái xe đuổi theo. Một người chặn đầu, một người khác đạp vào bánh xe, khiến cô mất thăng bằng và ngã xe, theo như lời cô mô tả trên Facebook.
Hai người đàn ông giật lấy túi đồ trên xe, bên trong có vài bộ quần áo và khoảng 260 USD tiền mặt.
“Tôi rất choáng váng. Tôi tựa vào thành hàng rào thì có một người phụ nữ đến chỉ vào đầu gối, lúc đó tôi mới thấy mình đang đứng trên vũng máu của mình, da tôi như sắp lìa ra.
“Ban đầu tôi rất cẩn trọng với cô ấy nhưng cô ấy dùng Google Translate nói rằng ‘I want to give you love’ (Tôi muốn cho cô tình thương’, lúc đó tôi mới hiểu cô ấy muốn giúp tôi.
“Cô ấy tháo chiếc khăn quàng cổ ra, một chiếc khăn rất đẹp, để quấn lấy chân tôi.”
“May mắn thay bệnh viện chỉ cách đó khoảng 10 phút, nhưng nó bẩn, mốc và rỉ sét khắp nơi. Họ không có điện và không có thuốc gây mê.
“Họ nói với tôi qua Google Translate rằng ‘Nó sẽ đau đấy’ khi họ khâu đầu gối tôi lại. Sau đó tôi bắt một chiếc taxi về Hà Nội để vào VinMec. Ở đó, họ tiêm vacxin uốn ván, cho tôi kháng sinh và sát trùng vết thương.”
“Tôi rất biết ơn người phụ nữ đã giúp tôi. Chị ấy nắm tay tôi trong suốt buổi phẫu thuật và đợi cùng tôi suốt 10 tiếng đồng hồ… Đó là một lời nhắn nhủ rằng vẫn còn rất nhiều điều tốt so với những điều xấu trên thế giới này,” Heather viết trên trang Facebook.
Khi được hỏi mô tả lại bốn người đàn ông tấn công mình, Heather nói cô quá choáng váng, và bị va đập vào đầu nên không nhớ chi tiết, chỉ có thể đoán những người đàn ông này tầm 30 tuổi, và trước đó hai người trong số đó đã cầm hai chai bia.
“Tôi cũng không báo cảnh sát vì lúc đó tôi chỉ tập trung vào chữa lành vết thương. Khi đến Hà Nội rồi thì tôi không muốn quay lại đó và báo cảnh sát ở đó nữa. Nhưng tôi có báo cho đại sứ quán Canada tại Hà Nội.”
“Trí nhớ của tôi vẫn rất mơ hồ. Đầu tôi bị đập rất mạnh, sau khi bị tấn công, mắt tôi bị mờ một thời gian.”
Hiện Heather đang nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, cô cho biết, cô vẫn chờ đợi vết khâu đầu gối hồi phục, và nếu bị tổn thương phần mô mềm, cô có lẽ sẽ phải cắt ngắn chuyến đi ở Việt Nam, trở về Canada để chữa trị.
“Tôi dự định bay về Canada vào ngày 5 tháng Tư nhưng nó sẽ phụ thuộc vào tình trạng vết thương. Tôi đang rất đắn đo về việc trở về nhà với gia đình và bạn bè nhưng tôi vẫn muốn tiếp tục trải nghiệm mà tôi đã lên kế hoạch ở đây.”
“Tôi hi vọng sự việc của tôi không khiến người khác nghĩ rằng người Việt Nam xấu. Người xấu ở khắp mọi nơi. Từ khi tôi đến đây, người dân nơi đây vẫn luôn rất tốt với tôi, trừ 4 người kia. Nhưng tôi vẫn yêu mến con người Việt Nam và tôi chắc chắn sẽ quay trở lại.”
Du khách Mỹ bị công kích?
Việt Nam vẫn luôn tự hào là một đất nước tươi đẹp, con người hiếu khách, tuy nhiên, qua sự việc của Heather Middleton, thêm nhiều khách du lịch Mỹ chia sẻ từng bị tấn công.
Andrew Terry, người đến từ bang Florida, Hoa Kỳ nói chính anh cũng đã từng bị tấn công tinh thần bằng lời nói (verbally attacked) khi mới đến Việt Nam.
“Tôi đang đi bộ trong khu Phố Cổ Hà Nội thì nhiều người nhổ nước bọt xuống chỗ tôi đi qua và nhìn đểu tôi (dirty look).
“Một lần khác tôi đang đi bộ cùng một người bạn từ Ba Lan gần Hồ Tây, thì một người đàn ông lớn tuổi nói ‘American’ (Người Mỹ) rồi nhổ nước bọt về phía tôi.”
Andrew đến Việt Nam ba tháng trước và đang dạy tiếng Anh ở Nam Định nhưng đôi khi cũng nhận được thái độ như vậy từ một vài người bản địa.
“Ở Nam Định, thì khi tôi dừng xe ở đèn đỏ thì có một người nói với tôi rằng ‘F*** you American’. Tôi cũng bị nhổ nước bọt vào người khi đang đi bộ.”
Andrew cho biết hầu hết những người tấn công anh là những người đàn ông lớn tuổi, một người trông có vẻ như ‘mất một cánh tay’.
“Tôi không thực sự ghét họ bởi vì tôi không thể hình dung được những gì đã xảy ra với họ.”
Tuy nhiên, cũng có một trường hợp Andrew bị một thanh niên tầm 20 tuổi nói “F*** you” khi anh đi cùng một cô gái Việt Nam ở Phố Cổ.
“Tôi không báo công an bởi vì tôi không bị thương gì. Tôi yêu Việt Nam và tôi nghĩ luôn có một phần trăm nhỏ người xấu khiến cả quốc gia ấy trông xấu đi. Nhưng những sự việc trên không thay đổi quan điểm của tôi về Việt Nam.”
“Tôi ngạc nhiên khi nghe tin chuyện xảy ra với Heather. Tôi nghĩ vì cô ấy đi một mình và là nữ nên nhóm đàn ông nghĩ cô ấy là một đối tượng dễ dàng. Tôi lo lắng mình cũng bị tấn công như thế nhưng tôi cố gắng lạc quan là điều đó sẽ không xảy ra với mình,” Andrew nói.
BBC Tiếng Việt tại Bangkok đã gửi email yêu cầu bình luận đến Bộ Ngoại giao và Sở Du lịch Hà Nội nhưng hiện chưa nhận được phản hồi.
Tuy nhiên, một nhân viên của Tổng cục Du lịch cho biết các vụ việc tấn công khách du lịch như miêu tả trên “không thường xuyên xảy ra”. Trong khi đó Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết họ không có thông tin về các trường hợp này.
Năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,5 triệu du khách quốc tế, thu về 620 nghìn tỷ đồng. Trong đó có khoảng 900.000 khách du lịch đến từ châu Mỹ, theo Tổng cục Thống Kê.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47453461
Rừng Việt Nam qua ba thập kỷ trong ảnh vệ tinh Google Earth
Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria.
Tây Nguyên và Tây Bắc là hai khu vực chịu tác động nặng nề của nạn phá rừng.
So sánh hình ảnh lưu trữ từ Google Earth từ 1984 tới 2016 cho thấy nhiều mảng trắng trải dọc trên cả nước, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc.
Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp vào tháng 12/2015, từ năm 1975 đến cuối năm 2013, Tây Nguyên mất khoảng 32,8% diện tích rừng tự nhiên, giảm từ 3,8 triệu ha xuống còn 2,5 triệu ha.
Tuy diện tích rừng trồng mới có tăng nhẹ trong những năm gần đây, nhưng so với chất lượng rừng nguyên sinh bị mất đi “không thấm tháp vào đâu”.
Bộ TN-MT cho biết số lượng rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn. Phần lớn rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn lại là rừng nghèo.
Nguyên nhân chính của mất rừng trầm trọng do sự yếu kém và tham nhũng của chế độ hiện hành trong công tác bảo vệ rừng.
Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-47466731
Từ chối khẩu trang tặng: “Vì chính trị
nên họ không nghĩ đến sức khỏe người dân”
Trung Khang, RFA
Một nhóm các nhà thiện nguyện đã gây quỹ để có 1.200 khẩu trang Nano, tặng cho gần 1.200 trẻ em quanh nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để các em bảo vệ sức khỏe từ bụi than. Tuy nhiên chính quyền đã chỉ đạo các trường không được phép nhận. Vì lý do gì họ đã không nghĩ đến sức khỏe người dân?
Theo thông tin từ trang Facebook của nhà báo Mai Quốc Ấn, chỉ trong vòng một tuần đã gây quỹ gần đủ số lượng khẩu trang cho trẻ em vùng ô nhiễm, chưa kể nhiều người hảo tâm tặng hẳn toàn bộ hoặc tặng một phần số tiền mua khẩu trang.
Tuy nhiên chương trình đã bị sự ngăn cản của chính quyền huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, dân địa phương dĩ nhiên muốn nhận khẩu trang cho con cháu mình, tuy nhiên đại diện huyện Tuy Phong thì không. Chính quyền lấy lý do là “nơi này không còn ô nhiễm nữa”, nhận khẩu trang thì “sợ bị thế lực thù địch lợi dụng”!?
Một người dân ở Bình Thuận biết rõ chương trình này cho Đài Á Châu Tự Do biết hôm 3/5/2019, như sau:
“Đây là xuất phát từ lòng tốt của mọi người thôi, họ vận động một số người cho ít tiền rồi mua mấy ngàn cái khẩu trang để phát cho trẻ em vùng này. Họ ra đây đặt vấn đề cũng cách đây vài tháng rồi, nhưng Anh Điển là Chủ tịch huyện Tuy Phong không cho, anh Điển nói là Vĩnh Tân hết ô nhiễm rồi, đem khẩu trang ra phát làm gì. Ý ổng như thế nên mấy nhà trường đâu dám làm trái lệnh lãnh đạo địa phương.”
Theo cư dân Vĩnh Tân, tất nhiên là người dân ở đây cần khẩu trang Nano chống bụi này, nhưng vì thông qua chính quyền để phát cho học sinh, nên đã bị chính quyền ngăn cản, người dân này nói tiếp:
“Nhưng mà vì đường lối chính trị của chính quyền, nên ông Chủ tịch huyện không cho, lấy cớ là “Vĩnh Tân hết ô nhiễm rồi nên không cần thiết cấp khẩu trang”, ý kiến chỉ đạo của ông ấy như thế nên tất cả cấp các trường trên địa bàn huyện Tuy Phong không dám nhận, mặc dù học sinh mình đang rất cần nhưng họ không dám nhận.”
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động chính thức, hiện bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã cao khoảng hơn 20 m, có khoảng hơn 4 triệu tấn tro xỉ than chưa có “đầu ra”, khiến môi trường sống của người dân khu vực này tiếp tục bị đe dọa.
Với khối lượng xỉ than tồn đọng ngày lớn, người dân sống trong khu vực này cho biết, dù nắng hay mưa cũng đều lo lắng, nắng thì sợ bãi xỉ phát tán khói bụi vào khu dân cư. Mưa thì lo bãi xỉ có thể vỡ bờ bao.
Vào tháng 4 năm 2015, cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong bức xúc vì đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nên đã cùng nhau biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ. Trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Sau đó hàng chục người đã bị nhà cầm quyền truy tố vì quá khích gây rối.
Vào hôm 5 tháng 3 năm 2019, chúng tôi liên lạc với cơ quan chức năng địa phương để tìm hiểu thực tế thì được ông Võ Trần Duy Thạch, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cho biết có bụi gì đâu mà phải tặng khẩu trang:
“Tặng quà an sinh xã hội thôi, chứ lý do gì mà tặng khẩu trang? Bụi thì mình mua khẩu trang y tế bình thường thôi, đâu có bụi gì đâu mà cần phải tặng khẩu trang? Còn bãi sỉ thì người ta đổ nước lu đèn hết, trừ khi trời gió thôi, hiện giờ cũng đang khắc phục. Đã phát triển công nghiệp thì phải chấp nhận. Người ta phải chủ động chứ, cũng như mình nấu lò lửa, lò lửa khi mình quạt thì tro cũng phải bay. Trong tầm kiểm soát của mình chứ không phải như mấy năm về trước. Có gió nắng lớn thì mình sợ nắng đeo khẩu trang thôi, bình thường mà. Sợ đen đeo khẩu trang thôi, anh em làm việc đứng bình thường mà, tôi đi thực địa cũng đứng bình thường mà.”
Trong khi đó người dân Vĩnh Tân lại cho rằng địa phương vẫn còn ô nhiễm lắm, và anh rất vui khi các tổ chức giúp khẩu trang Nano chống bụi cho trẻ em địa phương mình:
“Chưa biết chất lượng như thế nào nhưng nghe một số người nói là có tác dụng ngăn chặn bụi Nano cho những đứa trẻ. Mình nghe vậy mình cũng mừng vì họ đem đến giúp cho dân mình bảo vệ sức khỏe thì tốt thôi. Bây giờ không được thì phải tính cách khác. Ở đây phải có khẩu trang chứ, khu vực này khẩu trang y tế bán mạnh nhất, hầu như ở đây ai cũng xài khầu trang y tế. Chính bản thân tôi đây, mỗi sáng quét nhà là tôi phải mang khẩu trang y tế. Mức độ ô nhiễm ở đây kinh khủng lắm.”
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải cho biết về sự nguy hại của khói bụi than:
“Bất kỳ mội bụi khói than nào dù là khói than tổ ong, khói than của củi, khói than của trấu và khói than của than cốc hay gì đấy cũng đều gây độc hại cho con người. Nó là khí CO, nếu hít khí CO vào thì sẽ làm cho người ta ngạt. Nếu là các chất khác như SO2, NO2… hoặc một số kim loại bay hơi, thì đều gây độc hại cho con người. Tóm lại khói nhà máy điện nói chung là gây ra rất nhiều độc hại.”
Trước sự ngăn cản của chính quyền huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, nhà báo Mai Quốc Ấn đã viết trên Facebook của anh là anh sẽ vẫn tiếp tục, không chỉ là khẩu trang cho trẻ vùng ô nhiễm mà còn là nước uống hay thức ăn và học bổng, bất chấp những viện cớ “nhạy cảm” hay nỗi lo giữ ghế của ai.
Theo nhà báo Mai Quốc Ấn, trẻ em không có tội để phải gánh chịu bệnh tật nhân danh phát triển. Về nỗi lo bị “thế lực thù địch lợi dụng”, theo anh thì giấu giếm ô nhiễm chính là cách chống phá nhân dân và đất nước… tốt nhất.
Vị cư dân Vĩnh Tân cho biết thêm về những gì anh dự định giúp đỡ để các khẩu trang Nano chống bụi có thể đến tay các em học sinh:
“Hồi chiều có Chị A. nói là thông qua Hội phụ huynh học sinh để phát cái này cho học sinh. Bảy tám ngày nữa tôi mới về, có gì tôi sẽ làm việc thử coi được hay không được, tất nhiên ở đây họ cần lắm, sao lại không? Nhưng chính quyền họ không cho thôi, vì họ cho là họ sợ mang tiếng. Nếu họ cho một số tổ chức cá nhân cấp khẩu trang này thì họ sợ bị cho rằng Vĩnh Tân còn ô nhiễm nên mới cấp khẩu trang.”
Theo anh, ý nghĩa chính trị là như thế. Anh tự hỏi, có bao giờ họ nghĩ, thôi mọi chuyện dẹp sang một bên, đặt sức khỏe người dân lên trên hết thì bằng mọi cách họ sẽ cho thực hiện dự án này. Nhưng theo anh, họ vì chính trị nên họ không nghĩ đến sức khỏe người dân.
Cư dân Lộc Hưng:
“Chúng tôi đấu tranh tìm công lý trong cô đơn”
Hòa Ái, phóng viên RFA
Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.
Đài RFA cập nhật tình hình sau hai tháng vụ việc xảy ra.
Ghi nhận thực tế
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, vụ việc hàng trăm ngôi nhà ở vườn rau Lộc Hưng bị chính quyền phường 6, quận Tân Bình tiến hành phá hủy hai lần, xảy ra cách nay tròn hai tháng nhưng thông tin liên quan biến cố này chưa ngày nào lắng dịu. Sinh hoạt và đời sống của các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng được thường xuyên cập nhật và đăng tải trên mạng xã hội. Cộng đồng cư dân mạng lan tỏa nhiều hình ảnh người dân trở về nền đất của căn nhà đổ nát, mà bao thế hệ đã gầy công khai phá và gìn giữ từ những ngày di cư ngoài Bắc vào hồi năm 1954, để nhặt nhạnh từng kỷ vật còn sót lại như là minh chứng cho sự hiện hữu cũng như quyền sở hữu được minh định của từng người dân vốn gắn bó với vườn rau giữa lòng đô thị và luôn tuân thủ theo pháp luật trong vấn đề đất đai. Những video sống động ghi lại tình cảnh cư dân Lộc Hưng bị công an và côn đồ ngăn chặn, hành hung không cho họ bước chân vào khu vực nhà cửa của họ vốn đã bị chính quyền phá nát cũng được lan truyền liên tục trong dư luận.
Nhóm luật sư Lộc Hưng: Kêu gọi Chính quyền thành phố đối thoại
Nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng sốt sắng làm việc và công khai thông tin trên mạng xã hội.
Mới đây nhất, vào ngày 4 tháng 3, nhóm luật sư Lộc Hưng phổ biến thông cáo báo chí số 4 trên mạng xã hội với nội dung, bao gồm:
Cuộc chiến nào cũng vậy, chính quyền họ có súng ống, có truyền thông công khai và có nhà tù. Người dân vườn rau Lộc Hưng thì chẳng có gì ngoài một trái tim và một sự thật là đất của họ thì họ phải lên tiếng. Đến ngày hôm nay, họ phải đấu tranh trong cô đơn lắm
-Ông Huỳnh Anh Tú
-Tiếp tục kêu gọi lãnh đạo Chính quyền TP.HCM sớm tổ chức tiếp và đối thoại với người dân vườn rau Lộc Hưng, theo đề nghị của Ban tiếp công dân trung ương, do Trưởng ban là ông Nguyễn Hồng Điệp vào ngày 18 tháng 2 gửi đến Chính quyền TP.HCM rằng giữ nguyên hiện trường khu đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân và tiếp xúc, đối thoại với công dân vườn rau Lộc Hưng.
-Đề nghị Chính quyền TP.HCM và quận Tân Bình công khai, minh bạch về dự án cụm trường học ở địa điểm vườn rau Lộc Hưng vì có nhiều dấu hiệu dự án này không làm đúng theo quy định của pháp luật; đồng thời kêu gọi báo chí Việt Nam lẫn cộng đồng mạng xã hội quan tâm và đưa tin về cuộc sống khốn khó và bị đe dọa liên tục của người dân vườn rau Lộc Hưng.
-Đề nghị gặp lãnh đạo Công an TP.HCM để làm rõ sự tắt trách và đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết các đơn tố giác hình sự của người dân vườn rau Lộc Hưng.
Nhóm luật sư Lộc Hưng công khai thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra TP.HCM liên quan Đơn tố cáo và kiến nghị khởi tố hình sự của một cư dân Lộc Hưng, bà Cao Thị Thơ rằng đã chuyển đơn đến UBND quận Tân Bình để xem xét và giải quyết, chiếu theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định Chính Phủ số 75 và 76 năm 2012.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một luật sư tham gia trong Nhóm luật sư Lộc Hưng cho biết vì sao thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra TP.HCM là đùn đẩy trách nhiệm:
“Các cơ quan họ có thể dẫn chứng trong nhiều trường hợp. Nghị định đó để phối hợp trong việc giải quyết về những nội dung tố cáo liên quan đến địa phương. Nhưng ở đây không phải trường hợp khiếu nại hay tố cáo bình thường về một hành vi của cán bộ công chức làm sai, mà là tố cáo hành vi phạm tội, cụ thể là các yếu tố đã cấu thành tội danh ‘hủy hoại tài sản’, chỉ ra đích danh những người nào; thành ra trong trường hợp đó chỉ có cơ quan tố tụng hình sự, theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự là cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM. Chúng tôi nghĩ có lẽ họ chưa muốn thụ lý, không muốn khởi tố, cần phải có một sự chỉ đạo nào đó thì họ mới có thể có quyết định khác hơn.”
Trong thông cáo báo chí số 4, Nhóm luật sư Lộc Hưng còn cho biết dự kiến tổ chức họp báo vào ngày 7 tháng 3, theo Luật báo chí để cung cấp thông tin liên quan về những vụ việc diễn tiến ở vườn rau Lộc Hưng và mượn một phòng họp của Đoàn luật sư TP.HCM để tổ chức họp báo. Vào tối ngày 5 tháng 3, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho RFA biết Đoàn luật sư TP.HCM chưa có hồi đáp nào:
“Chưa cô. Thực ra thì cũng buồn. Chúng tôi cử người mang thư trực tiếp đến văn phòng Đoàn luật sư. Khi đến đó thì Chánh văn phòng Đoàn luật sư từ chối nhận. Hỏi lý do thì được trả lời là Ban lãnh đạo, tức là Ban chủ nhiệm có ý kiến là không nhận. Trước đây đã từng nhận một thư ngỏ rồi. Có thể họ cũng không hưởng ứng lắm nên họ e ngại trách nhiệm thế nào đó và không nhận. Sau đó thấy anh em chúng tôi cương quyết gửi thì họ nói cứ gửi bằng đường bưu điện. Sau đó, chúng tôi gửi qua bưu điện phát chuyển nhanh, có hồi báo liền trước 9 giờ sáng luôn. Đồng thời, tôi cũng chụp lại và gửi quan email đến địa chỉ email của Đoàn luật sư. Tuy nhiên cả hai (thư) đều không được phản hồi. Như vậy, điều đó được hiểu như là Đoàn luật sư không giúp tạo điều kiện theo yêu cầu của nhóm luật sư. Vì thế, chúng tôi đành phải tìm một nơi khác để họp báo.”
Các cơ quan họ có thể dẫn chứng trong nhiều trường hợp. Nghị định đó để phối hợp trong việc giải quyết về những nội dung tố cáo liên quan đến địa phương. Nhưng ở đây không phải trường hợp khiếu nại hay tố cáo bình thường về một hành vi của cán bộ công chức làm sai, mà là tố cáo hành vi phạm tội, cụ thể là các yếu tố đã cấu thành tội danh ‘hủy hoại tài sản’, chỉ ra đích danh những người nào; thành ra trong trường hợp đó chỉ có cơ quan tố tụng hình sự, theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự là cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM. Chúng tôi nghĩ có lẽ họ chưa muốn thụ lý, không muốn khởi tố, cần phải có một sự chỉ đạo nào đó thì họ mới có thể có quyết định khác hơn
-LS. Trịnh Vĩnh Phúc
Người dân Lộc Hưng: Chúng tôi tìm công lý trong cô đơn
Sau hai tháng bị tai họa giáng xuống cảnh màn trời chiếu đất cho hàng trăm nhà dân ở vườn rau Lộc Hưng, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú, cũng là một cư dân Lộc Hưng nói về cuộc sống hiện tại của các gia đình nạn nhân:
“Bây giờ vấn đề vườn rau Lộc Hưng rất phức tạp, rất khó diễn tả. Nếu mà nói thẳng ra ‘màn trời chiếu đất’ thì không, nhưng sống thì hòan cảnh giống như ở trong tù thì đúng. Cuộc sống rất chật vật. Một căn nhà chừng 20 mét vuông mà dồn cả 10 người sống trong ngôi nhà đó. Bây giờ bị đập phá hết nên phải dồn về căn nhà của tổ tiên để ở.”
Ông Huỳnh Anh Tú từng chịu cảnh tù đày trong nhiều năm bởi bản án oan khiên, nhưng với ông thì những người dân ở vườn rau Lộc Hưng đang gánh chịu cảnh sống cùng cực hơn cả người tù vì phải bươn chải cơm áo gạo tiền và phải tất tả ngược xuôi tìm kiếm công lý, mà còn bị đe dọa và bị các cơ quan chức năng lẫn truyền thông Nhà nước quay lưng. Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú nhấn mạnh:
“Cuộc chiến nào cũng vậy, chính quyền họ có súng ống, có truyền thông công khai và có nhà tù. Người dân vườn rau Lộc Hưng thì chẳng có gì ngoài một trái tim và một sự thật là đất của họ thì họ phải lên tiếng. Đến ngày hôm nay, họ phải đấu tranh trong cô đơn lắm.”
Không phải chỉ riêng ông Huỳnh Anh Tú mà rất nhiều người dân ở vườn rau Lộc Hưng nói với RFA rằng họ mong mỏi công luận trong và ngoài nước cùng đồng hành với họ trong cuộc hành trình tìm công lý vốn dĩ đầy cam go trước mắt.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/loc-hung-garden-after-eviction-2-months-03052019123616.html
Nữ Công Nhân May:
Làm Nhiều Nhưng Lương Không Đủ Sống
Thanh Trúc
“Tiền Lương Không Đủ Sống Và Hệ Lụy” là chủ đề buổi tọa đàm của tổ chức Oxfam Việt Nam cuối tháng Hai vừa qua , trình bày thông tin và cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống lay lắt kẹt trong đói nghèo của công nhân ngành may bao lâu nay.
Để thực hiện việc này, Oxfam đã phối hợp với Viện Công Nhân và Công Đoàn , phỏng vấn hơn 80 công nhân tại các nhà máy thuộc 4 vùng lương cùng với 6 cuộc thảo luận nhóm tại các hãng xưởng may.
Tại buổi tọa đàm, bà Phạm Thu Lan, viện phó Viện Công Nhân và Công Đoàn, cho biết mức lương tối thiểu theo qui định của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để trang trải chi phí cho những nhu cầu cơ bản như nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Cũng có đòi tăng lương nhưng ai đòi thì nó kiếm chuyện nó cho nghĩ, bởi vậy không ai dám nói nữa.
-Nữ công nhân may ở Tiền Giang
Vẫn theo lời bà, số liệu khảo sát cho thấy 66% công nhân không đủ tiền trang trải nhu cầu sinh hoạt, 31% không thể dành dụm được gì từ tiền lương, 37% luôn trong tình trạng vay mượn nợ nần, còn 28% cho hay tiền lương rẻ không bảo đảm chi tiêu ăn uống cho gia đình trong tháng.
Bà Nụ, một cư dân ở khu công nghiệp Tân Hương tỉnh Tiền Giang, đang làm việc trong một công ty may mặc tại đó:
May giày da, túi xách da, may áo quần. Lương rất thấp, trung bình 4 triệu mấy tới 5 triệu, tăng ca thì tính một tiếng đồng hồ 25.000 ngàn. Cuộc sống của công nhân nếu hai vợ chồng thì đủ còn nếu có con thì không đủ, tiền nhà trọ hết một triệu, rồi cơm nhà mang theo vì cơm công ty chất lượng không bảo đảm vệ sinh, thành thử 15.000 một bữa ăn, làm 7 giờ rưỡi sáng tới 5 giờ chiều, còn nếu tăng ca thì được 6 triệu mà làm tới 7 giờ tối. Nếu tăng ca thường xuyên thì được 7 triệu mấy, nhưng phải tăng đều, ngày nào cũng tăng mới được 7 triệu mấy, cuộc sống không có ổn định.
Chị Hoa, làm trong bộ phận may của công ty Pouchen do người Đài Loan làm chủ ở Biên Hòa, Đồng Nai, có mức lương cơ bản trên 6 triệu Đồng một tháng:
Tám năm rồi thì lương cơ bản là 6 triệu 211 ngàn, còn những người làm mới 4 hay 5 năm thì lương cơ bản của họ thấp hơn, tầm 5 triệu mấy tới 6 triệu. Mình có nhà và không có gia đình thì cũng tạm đủ, còn lương cơ bản mà không có nhà thì không đủ đâu. Một năm công ty lên có 600.000 thì tiền bảo hiểm xã hội lên, bảo hiểm y tế cũng lên, tiền công đoàn năm nay cũng lên, 10.000 lên 15.000, tính ra công nhân đâu còn lại bao nhiêu.
Theo chị Hoa thì đa số công nhân ngành may là phụ nữ, ngoài công ty Pouchen còn có những xưởng may lớn khác nữa:
Công ty may Đồng Tiến cũng có, công ty may Đồng Nai cũng có, mấy công ty may mặc đó hình như tăng ca nhiều. Rất nhiều công nhân họ nói ở Biên Hòa, Đồng Nai mức lương của Pouchen so với các công ty khác cũng hơi ổn định chứ nhiều công ty khác lương bổng thấp, tiền tăng ca hay phúc lợi thấy cũng không có được thỏa đáng nữa. Chủ yếu những khu vực như bên Dĩ An có những công ty may của Trung Quốc thì mức lương thấp hơn bên này nhiều mà tăng ca cũng nhiều nữa, nghe nói một ngày ba bốn tiếng.
Mức lương cơ bản thấp trong ngành may ở các tỉnh phía Nam đặc biệt đã gây khó khăn hơn cho công nhân nhập cư so với công nhân ngay địa phương mình. Đó cũng là xác nhận của chị công nhân tên Hoa ở Đồng Nai:
Cực chứ, công nhân không có nhà hay ở ngoài Bắc mà vô đây làm thì phải nói là tiết kiệm tối đa mới có tiền muôi con hay lo lắng cho gia đình. Như bây giờ hai vợ chồng và hai đưa con, lương hai vợ chồng cộng lại mười mấy triệu mà hai đứa con tiền học, tiền trọ tiền ăn uống này kia cộng lại rốt cuộc còn bao nhiêu đâu.
Trường hợp chị Lan, từ 2012 đã làm trong công ty may Sao Vàng của chủ Đài Loan tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, thì cuộc sống không đến nỗi dù cũng mức lương cơ bản năm sáu triệu:
Công ty này khoảng từ 5 đến 6 nghìn người, nếu không tăng ca thì lương cơ bản là 5 triệu 170 nghìn chưa tính phụ cấp tất tần tật vào lương cơ bản. Nói chung ở quê mức độ ấy cũng bình thường, còn nếu ở phố thì không đủ được. Tăng ca thì như bây giờ mỗi ngày tăng ca một tiếng. Ở quê nói chung giá cả nó cũng rẻ, rau quả thì mình trồng mình ăn. Hiện tại công ty này có đóng bảo hiểm và có chế độ đầy đủ hết, nó cao hơn nhất trong các công ty nhỏ ở huyện Quỳnh Phụ này. Hầu như được tuyển vào thì họ ở đấy họ làm luôn, lứa như chị toàn đi công ty này hết.
Họ thấy mỗi ngày kiếm được 3 bữa cơm và có tiền cho gia đình vậy là đủ, họ không quan tâm tới phúc lợi như vậy có thỏa đáng hay chưa, ít người quan tâm lắm.
-Nữ công nhân công ty Pouchen, Đồng Nai
Theo nhận định của Oxfam Việt Nam, ngay cả mức lương mà hầu hết công nhân may kiếm được tuy có cao hơn mức lương tối thiểu quốc gia nhưng cũng chưa bằng mức được coi là đủ sống.
Số liệu từ Viện Công Nhân và Công Đoàn cho thấy hiện tại mức lương tối thiểu trung bình quốc gia tại Việt Nam là 3 triệu 340 ngàn Đồng, tính ra chỉ bằng 37% mức lương của sàn lương Châu Á và bằng khoảng 64% mức lương do tổ chức Liên Minh Lương Đủ Sống Toàn Cầu tính cho Việt Nam.
Hệ lụy của mức lương không đủ sống thì khảo sát của Oxfam chỉ nhắm vào cảnh nghèo đói, nhưng theo một nhà báo trong nước không muốn nêu tên thì ngoài nghèo đói có những hệ lụy khác nữa mà đối tương bị tác động là lao động nhập cư phái nữ;
Về mặt cơ bản thì Luật của Việt Nam đưa ra một mức lương tối thiểu, họ không làm sai luật đâu, mức lương tối thiểu thực ra rất thấp. Người công nhân không hình dung ra được các vấn đề đâu, người ta làm cật lực, mỗi tháng bốn năm triệu với khoảng 12 tiếng lao động trong một ngày, kể cả 8 tiếng thì cũng không đáng bao nhiêu cả. Câu chuyện ở đây là các nữ công nhân sống không nổi rồi bị tha hương bị rơi vào tệ nạn xã hội các thứ là có thật. Mình cũng có nhiều người quen là phóng viên trong cùng nghề thì họ cũng phản ánh đa phần khá đúng về những chuyện đấy.
Trở lại với buổi tọa đàm của Oxfam Việt Nam tháng trước, phó giám đốc Oxfam tại Việt Nam là bà Nguyễn Thị Lê Hoa cho biết trong số những cuộc đình công xảy ra từ 1995 đến nay thì gần 40% vụ nằm trong ngành may với lý do chính là tiền lương thấp.
Tuy nhiên có điều nghịch lý, vẫn lời bà Nguyễn Thị Lê Hoa, mặc dù phải làm việc nhiều giờ và phải vật lộn với đồng lương không đủ sống, chừng như đa số công nhân ngành may vẫn bày tỏ sự an phận là ít nhất mình còn có việc làm để có đồng lương nhất định so với các lãnh vực khác.
Được hỏi về điều này, chị Nụ ở công ty may tại Tiền Giang nói vắn tắt:
Cũng có đòi tăng lương nhưng ai đòi thì nó kiếm chuyện nó cho nghĩ, bởi vậy không ai dám nói nữa.
Chị Hoa thuộc công ty Pouchen ở Đồng Nai trả lời rõ hơn:
Công nhân đa số không nắm Luật Lao Động, cũng không quan tâm nữa. Có nghĩa họ làm thì họ thấy mỗi ngày kiếm được 3 bữa cơm và có tiền cho gia đình vậy là đủ, họ không quan tâm tới phúc lợi như vậy có thỏa đáng hay chưa, ít người quan tâm lắm.
Nguồn tin từ trong nước cho hay 2 ngày sau buổi tọa đàm với chủ đề Lương Không Đủ Sống Và Hệ Lụy do Oxfam Việt Nam tổ chức, tại Nghệ An hơn 1500 công nhân may mặc thuộc công ty Haivina Kim Liên cũng quyết định ngưng cuộc đình công kéo dài trong 2 ngày 26 và 27 tháng Hai.
Đây là công ty may mặc có 3.000 công nhân, lý do bãi công là vì kiến nghị trước đó đòi tăng lương cơ bản đồng thời yêu cầu chủ đáp ứng những chế độ về quyền lợi, không được bắt thợ ở lại làm thêm khi đã hết giờ làm vân vân… đã không được tập trung giải quyết thỏa đáng.
Đến ngày 28 cuộc nghỉ việc tập thể ở công ty may Haivina Kim Liên kết thúc vì những vấn đề tranh cãi từ phía công nhân đã được chủ thỏa thuận.
Theo khuyến nghị của Oxfam Việt Nam, cần bảo đảm quyền lợi cơ bản trong chuỗi cung ứng , bảo đảm trách nhiệm trả mức lương đủ sống, phải xây dựng, công bố, giám sát và thực hiện lộ trình về mức lương đủ sống cho công nhân.
Về phía các doanh nghiệp may trong nước, phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan về mức lương đủ sống, cần minh bạch về đơn hàng và đơn giá tiền lương cũng như định mức lao động phú hợp.
Về phần chính phủ, cần thiết phải nâng mức lương tối thiểu hiện tại lên mức đủ sống, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi hơn hầu có thể trao quyền cho công đoàn nhằm thực hiện thương lượng tập thể về lương bổng cũng như điều kiện làm việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/worker-making-more-but-not-living-well-03062019083353.html