Tin khắp nơi – 05/03/2019
Hillary Clinton không ra tranh cử tổng thống 2020
Bà Hillary Clinton đã loại trừ việc ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2020.
“Tôi sẽ không tranh cử, nhưng sẽ tiếp tục làm việc, lên tiếng và đứng lên vì những gì tôi tin”, bà Clinton nói với kênh truyền hình News 12 của New York.
Là ứng cử viên của đảng Dân chủ năm 2016, bà Clinton được kỳ vọng sẽ trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên, trước khi gặp thất bại gây sốc do thua ông Trump.
Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Điều đảng Dân chủ có thể rút tỉa
Khi được hỏi bởi News 12 rằng liệu bà có ra vận động giành bất cứ vị trí nào trong hệ thống công quyền trong tương lai hay không, Hillary Clinton nói:
“Tôi không nghĩ như vậy.”
Cuộc phỏng vấn là lần đầu tiên bà Clinton dứt khoát bác bỏ những đồn đoán rằng bà có thể sẽ đối đầu với ông Trump một lần nữa vào năm 2020.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng bà đã nói chuyện với một số ứng cử viên của đảng Dân chủ tuyên bố tranh cử năm 2020.
“Tôi đã nói với mọi người trong số họ rằng đừng coi bất cứ điều gì là hiển nhiên”, bà nói.
‘Tìm kiếm linh hồn’
Bà Clinton là ứng cử viên nữ tổng thống đầu tiên cho một đảng lớn của Hoa Kỳ trong lịch sử quốc gia.
Khả năng thành công cao của bà dường như đã được bảo đảo với, nhưng bà đã bị mắc kẹt bởi những cáo buộc là quá phụ thuộc vào các nhà tài trợ giàu có, quá gần Phố Wall và mất liên lạc với các cử tri trẻ tuổi.
Hillary Clinton đã bị ông Trump, người đã tiến hành một một chiến dịch tranh cử dựa trên các cuộc tấn công cá nhân và hô hào đám đông trên đường tranh cử hô vang “Hãy bắt giữ bà ta”, chế diễu, bài xích không thương tiếc.
Thất bại của bà Clinton đã thúc đẩy một giai đoạn ‘tìm kiếm linh hồn’ cho Đảng Dân chủ.
Hiện nay, đảng này đang chuẩn bị cho vòng đấu chính thức mở rộng đầu tiên giữa các ứng viên trong đảng và đang có hơn mười ứng cử viên tuyên bố ra tranh cử.
Trong số này, Thượng nghị sĩ bang Vermont và ứng viên từng đứng thứ hai của đảng Dân chủ năm 2016, ông Bernie Sanders tuyên bố sẽ ra tranh cử
Tên tuổi và nền tảng được ủng hộ khá rộng rãi trong một bộ phận của đảng Dân chủ và công chúng của Sanders được cho là một lợi thế bước đầu của ông trong cuộc đấu giữa các ứng viên nội bộ đảng này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47456038
Ủy ban Hạ viện yêu cầu
cung cấp tài liệu để điều tra ông Trump
Một ủy ban của Hạ viện Mỹ hôm 4/3 cho biết đã đưa ra yêu cầu cung cấp tài liệu đối với 81 cơ quan, thực thể chính phủ và các cá nhân nằm trong một cuộc điều tra về hành vi bị cáo buộc là cản trở công lý và các hành vi lạm quyền khác của Tổng thống Donald Trump và những người khác.
Trong số những người bị Ủy ban Tư pháp Hạ viện do Đảng Dân chủ đứng đầu nhắm tới có các con trai của Tổng thống Trump là Donald Trump Jr. và Eric Trump, con rể ông Trump đồng thời cũng là một phụ tá của Nhà Trắng Jared Kushner, giám đốc tài chính Allen Weisselberg của Tổ chức Trump, cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions và cựu cố vấn Nhà Trắng Don McGahn.
“Chúng ta đã nhìn thấy những thiệt hại đối với những định chế dân chủ của chúng ta trong hai năm qua khi mà Quốc hội không chịu thực thi việc giám sát có trách nhiệm. Quốc hội cần phải kiểm soát việc lạm dụng quyền lực,” Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler nói trong một thông cáo.
Trong số những mục tiêu của Ủy ban là xác định xem ông Trump có cản trở công lý hay không qua việc loại bỏ những người mà ông cho là kẻ thù tại Bộ Tư pháp, chẳng hạn như cựu Giám đốc FBI James Comey, và ông có lạm dụng quyền lực Tổng thống hay không qua việc có thể ân xá hay làm phiền nhân chứng.
“Nhà Trắng đã nhận được thư của Ủy ban Tư pháp Hạ viện,” phát ngôn nhân Nhà Trắng Sarah Sanders nói. “Văn phòng Cố vấn Nhà Trắng và các quan chức có liên quan sẽ xem xét và hồi đáp vào lúc thích hợp.”
Nữ phát ngôn nhân Bộ Tư pháp Kerri Kupec cho biết Bộ cũng đã nhận được thư của Ủy ban Tư pháp và đang đánh giá yêu cầu trong thư.
Phe Cộng hòa ở Quốc hội cáo buộc phe Dân chủ theo đuổi nghị trình luận tội Tổng thống trong chiến lược chính trị nhằm giành lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử vào năm 2020.
Lúc ông James Comey đang dẫn đầu cuộc điều tra về hoạt động can thiệp của Nga nhắm vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và khả năng có sự thông đồng với ban vận động tranh cử của ông Trump thì bị ông Trump sa thải vào tháng 5 năm 2017.
Ngay sau đó, cuộc điều tra này được chuyển qua cho Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, người dự kiến sẽ chấm dứt cuộc điều tra và báo cáo kết quả với Bộ trưởng Tư pháp William Barr trong những tuần tới.
Một số người mà Ủy ban Tư pháp đòi cung cấp tài liệu nằm trong số hàng chục nhân vật đã bị ông Mueller truy tố. Trong đó có cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump là ông Michael Flynn, cựu chủ tịch ban vận động tranh cử cho ông Trump là ông Paul Manafort, cựu cố vấn của ông Trump là Roger Stone, và ông Michael Cohen, người từng là luật sư riêng của ông Trump.
Cũng nằm trong danh sách của Ủy ban là những nhân vật khác từng làm việc trong ban vận động tranh cử cho ông Trump hay trong Nhà Trắng như Hope Hicks, Steve Bannon, Reince Priebus và Sean Spicer; cùng Rhona Graff, một trợ lý lâu năm cho ban lãnh đạo Tổ chức Trump và David Pecker, giám đốc điều hành của American Media Inc vốn xuất bản tờ báo National Enquirer được bày bán trong các siêu thị.
Ông Trump vẫn khăng khăng rằng ban vận động của ông không thông đồng với Nga và đã liên tục đả kích cuộc điều tra, bản thân ông Muelle cùng các nhân viên của ông trên Twitter.
Cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện sẽ giăng lưới rộng hơn ông Mueller, vốn chỉ tập trung vào những tội trạng cụ thể. Ủy ban này cũng sẽ xem xét liệu ông Trump có sử dụng Nhà Trắng để làm giàu cho bản thân hay không.
Một số Ủy ban của Quốc hội Mỹ cũng đang thúc đẩy các cuộc điều tra nhắm vào ông Trump.
Phe Dân chủ nói rằng phiên khai chứng của ông Cohen trước Ủy ban Giám sát Hạ viện hồi tuần trước có thể liên đới tới ông Trump trong một số tội danh, trong đó có vi phạm luật tài chính vận động tranh cử.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà nội: Thành công hay thất bại?
Cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra trong hai ngày 27-28/2 tại Hà nội đã bị cắt ngang một cách đột ngột giữa ngày thứ nhì của hội nghị, trong khi hai nhà lãnh đạo không ký tuyên bố chung như trông đợi.
Hội nghị mở đầu trong niềm hy vọng của cả hai bên và nước chủ nhà cùng các nước liên quan như Hàn Quốc, Nhật Bản… Tất cả đều lạc quan về triển vọng đạt được kết quả hoặc ít nhất, tiến bộ, khả dĩ có thể dọn đường dẫn tới hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, nhưng trái với mong đợi, thượng đỉnh Trump-Kim kết thúc một cách hết sức bất ngờ: hai nhân vật chính họp báo riêng rẽ, rồi đường ai nấy đi, để lại những dấu hỏi lớn về tương lai của mối quan hệ Mỹ-Triều.
Tổng thống Trump họp báo vội vã vào 2 giờ trưa ngày 28/2, rồi lên đường về nước. Nhà độc tài của Triều Tiên hôm sau bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, nhưng có lẽ trong trạng thái không mấy hào hứng cho nên rốt cuộc, ông cũng lên đường về nước sớm hơn dự định.
Khó có thể tưởng tượng kết cục này khi ông Kim xuất hiện tại nhà ga Đồng Đăng ở Lạng Sơn, và được công chúng Việt Nam cũng như truyền thông quốc tế ‘háo hức’ chờ đón.
Vậy nhìn lại, thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công hay thất bại?
Câu trả lời có lẽ tùy thuộc vào đối tượng được hỏi. Tại cuộc họp báo ở Hà nội trước khi lên chuyên cơ về nước, Tổng thống Trump nói lý do là vì hai bên bất đồng về chi tiết của tiến trình phi hạt nhân hóa và các biện pháp chế tài. Tại cuộc họp báo vào nửa đêm cùng ngày, phái đoàn Triều Tiên phản bác lập luận của phía Mỹ.
Toà Bạch Ốc sau đó tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của việc hai bên không đạt được thỏa thuận nào tại hội nghị ở Hà nội. Cố vấn an ninh của Tổng thống Trump, ông John Bolton, lý giải rằng thượng đỉnh Hà nội là một thành công, dù rằng ông Trump không thuyết phục được Bình Nhưỡng cam kết hủy bỏ khả năng hạt nhân. Theo lập luận của ông Bolton, Tổng thống Trump cắt ngang cuộc họp thượng đỉnh “để bảo vệ và cỗ vũ cho các lợi ích quốc gia của Mỹ.”
Theo lập luận này, cũng được nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump lặp lại, thì thà không đạt được thỏa thuận còn hơn là đạt một thỏa thuận bất lợi.
“Thượng đỉnh tại Hà nội là một thất bại ở nhiều mức độ. Sự kiện cuộc gặp tay đôi giữa hai nhà lãnh đạo bị đột ngột cắt ngang có thể được diễn giải như một sự phí phạm thời gian, năng lực và tài nguyên. Tiến trình thương thuyết khó có thể tiến tới phía trước vì cấp lãnh đạo cao nhất của hai bên bất đồng về những nguyên tắc cơ bản nhất.”
Sue Mi Terry, Chuyên gia CSIS về các vấn đề Triều Tiên
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) vừa tổ chức một cuộc hội thảo để mổ xẻ thượng đỉnh Mỹ-Triều, trong đó một số chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên hợp tác với think- tank này trả lời một số câu hỏi quan trọng về cuộc họp thượng đỉnh tại Hà nội.
Thượng đỉnh Hà nội có phải là một thất bại?
Chuyên gia Sue Mi Terry của CSIS:
“Thượng đỉnh tại Hà nội là một thất bại ở nhiều mức độ. Xét kỳ vọng rất cao là thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ đạt thỏa thuận tại Hà nội, thì sự kiện cuộc gặp tay đôi giữa hai nhà lãnh đạo bị đột ngột cắt ngang có thể được diễn giải như một sự phí phạm thời gian, năng lực và tài nguyên. Hơn nữa sau thượng đỉnh Hà nội, tiến trình thương thuyết khó có thể tiến tới phía trước bởi vì cấp lãnh đạo cao nhất của hai bên bất đồng về những nguyên tắc cơ bản nhất.”
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, quyết định bỏ ngang thượng đỉnh “tốt hơn là chấp thuận một thỏa thuận ‘xấu’.”
Chuyên gia của CSIS giải thích rằng một thỏa thuận xấu là một thỏa thuận bất lợi, làm suy yếu các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, cũng như quan hệ với các đồng minh trong khu vực. Theo định nghĩa của Tổng thống Trump, nếu Triều Tiên đòi và được tháo gỡ mọi chế tài trước khi nhượng bộ về cơ sở hạt nhân Yongbyon và các địa điểm hạt nhân khác, thì đó là một thỏa thuận ‘xấu’.
Liệu thế giới có an toàn hơn sau thượng đỉnh ở Hà nội?
Chuyên gia của CSIS Sue Mi Terry:
“Không, mối đe dọa từ Triều Tiên vẫn còn nguyên. Trong khi tình hình hiện nay khả quan hơn nhiều so với năm 2017, căng thẳng chính trị và quân sự trên bán đảo Triều Tiên giảm thiểu trong khi hai bên xúc tiến các nỗ lực ngoại giao, nhưng không ai có thể chối cãi là Triều Tiên vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân của họ.”
Các phúc trình của CSIS cho thấy là trên thực tế, Triều Tiên vẫn duy trì các căn cứ quân sự phi đạn đạn đạo và các địa điểm liên quan tới vũ khí hạt nhân trong tình trạng hoạt động tốt giữa lúc thương thuyết đang diễn ra. Và cho tới khi nào Hoa Kỳ thành công trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng chấp thuận cho các thanh sát viên của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế giám sát việc đình chỉ các hoạt động hạt nhân, phong tỏa các tòa nhà liên quan, và thiết đặt các máy thu hình để giám sát những địa điểm này, thì mối đe dọa do các chương trình phát triển vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên vẫn còn đó.
Vẫn theo chuyên gia CSIS, thì các cuộc đàm phán đã giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng, nhưng không làm cho thế giới an toàn hơn.
Ngược lại, nhiều người còn lo ngại là thế giới có thể trở nên kém an toàn hơn vì nhượng bộ đơn phương của Mỹ, đình chỉ các cuộc diễn tập với đồng minh Hàn Quốc, sẽ phương hại tới tình trạng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng liên minh, nếu Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục đình chỉ các cuộc diễn tập hàng năm tới sau mùa Xuân năm nay.
Theo CSIS thì đây là một câu hỏi quan trọng cần được giải đáp sau thượng đỉnh tại Hà nội.
Một khi Washington đã nhượng bộ, thì Hàn Quốc và Trung Quốc có thể chống đối việc tái tục các cuộc diễn tập với lập luận làm như vậy sẽ tăng căng thẳng vào một thời điểm ‘nhạy cảm’.
Chuyện gì sẽ xảy ra?
Vẫn theo chuyên gia Sue Mi Terry:
“Hiện chưa rõ. Đáng tiếc là sự thất bại trong cuộc thương thuyết ở cấp cao nhất không tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại giao để hai bên tiến tới phía trước. Hàn Quốc sẽ tìm cách hàn gắn những đổ vỡ sau thượng đỉnh tại Hà nội, và sẽ làm môi giới để khởi động lại các cuộc thương thuyết Mỹ-Triều. Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in có thể mở một cuộc họp thượng đỉnh liên Triều trong cố gắng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các bên.”
Vẫn theo chuyên gia của CSIS, Triều Tiên sẽ hội ý với Bắc Kinh và Moscow để đi đến một chiến lược thương thuyết mới. Bà Terry nói điều quan trọng nhất cần theo dõi là chờ xem truyền thông nhà nước Triều Tiên nhận định ra sao về hội nghị thượng đỉnh ở Hà nội, xem liệu Triều Tiên có quy lỗi cho Hoa Kỳ về sự thất bại của hội nghị, và quay trở lại với những chiến thuật đã áp dụng trước đây.
Trong khi chờ đợi, Washington sẽ phải quyết định liệu có nên tái tục các cuộc diễn tập quân sự quy mô với Hàn Quốc hay không. Nếu có, ông Kim Jong-un có thể phản ứng bằng cách tiến hành một cuộc thử nghiệm phi đạn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không lên án Triều Tiên bởi vì Bắc Kinh có thể lập luận rằng Bình Nhưỡng chỉ phản ứng sau hành động của Mỹ.
Chuyên gia của CSIS kết luận rằng Triều Tiên là một vấn đề hóc búa. Cho tới nay, ngược với trông đợi Tổng thống Trump không thành công hơn so với các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm trong nỗ lực giải quyết vấn đề hóc búa này, nhưng ít ra tình hình hiện nay cũng khả quan hơn nhiều so với năm 2017, khi mà hai bên đều đề cập tới khả năng tiến hành “chiến tranh phủ đầu”.
https://www.voatiengviet.com/a/thuong-dinh-my-trieu-o-ha-noi-thanh-cong-hay-that-bai/4814015.html
Mỹ hy vọng sớm đàm phán tiếp với Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 4/3 nói rằng ông hy vọng sẽ cử một phái đoàn tới Bắc Hàn trong những tuần tới, ít ngày sau khi cuộc gặp thượng đỉnh lần hai Mỹ – Triều đổ vỡ ở Việt Nam.
Tổng thống Trump và lãnh tụ Kim Jong Un tuần trước đột ngột kết thúc sớm cuộc đàm phán, không tuyên bố về kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ ba giữa họ hay giữa các phái đoàn của hai nước.
“Dù chưa có cam kết nào, tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ trở lại [bàn đàm phán] và rằng chúng tôi sẽ có một nhóm ở Bình Nhưỡng trong vài tuần tới”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói tại tiểu bang Iowa.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói tiếp: “Tôi đang tiếp tục làm việc để tìm những nơi có chung lợi ích”.
Đôi bên đưa ra các giải thích khác nhau về chuyện đột ngột ngưng đàm phán.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng Triều Tiên muốn tất cả các biện pháp trừng phạt được gỡ bỏ.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho phản bác rằng Bình Nhưỡng chỉ muốn dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt để đổi lại việc phá bỏ địa điểm hạt nhân chính là Yongbyon.
TT Trump tính chấm dứt ưu đãi thương mại với Ấn Độ
Tổng thống Donald Trump hôm 4/3 nói rằng ông dự tính sẽ chấm dứt đối xử ưu đãi về thương mại với Ấn Độ, theo một chương trình cho phép 5,6 tỷ đôla hàng hóa Ấn Độ vào thị trường Mỹ mà không phải chịu thuế.
Trong lá thư gửi các lãnh đạo quốc hội, theo Reuters, ông Trump nói: “Tôi có bước đi này vì sau việc trao đổi sâu giữa Mỹ và chính phủ Ấn Độ, tôi xác định rằng Ấn Độ không đảm bảo với Mỹ rằng nước này sẽ cho phép [Mỹ] sự tiếp cận hợp lý và công bằng vào thị trường Ấn Độ”.
Pakistan dùng máy bay Mỹ tấn công Ấn Độ?
Với quyết tâm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, ông Trump đã nhiều lần đề cập tới chuyện phải đánh thuế cao đối với hàng hóa Ấn Độ.
Reuters dẫn số liệu từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ nói rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Ấn Độ là hơn 27 tỷ đôla trong năm 2017.
Ấn Độ được coi là nước hưởng lợi nhiều nhất trên thế giới từ chương trình ưu đãi về thương mại của Mỹ.
Và bước đi trên được cho là hành động mang tính trừng phạt nặng nề nhất của ông Trump đối với Ấn Độ kể từ khi ông lên nhậm chức năm 2017.
Mỹ cho phép kiện các cơ quan Cuba trong danh sách đen
Chính quyền Trump hôm 4/3 tuyên bố sẽ cho phép công dân Mỹ khởi kiện hàng chục công ty, tổ chức Cuba nằm trong danh sách đen của Washington nhưng vẫn duy trì lệnh cấm kiện các công ty nước ngoài làm ăn tại quốc gia cộng sản.
Theo Reuters, động thái này đánh dấu việc Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên Cuba và dường như là nhằm trừng phạt Havana vì ủng hộ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Quanh việc Việt Nam xoá nợ cho Cuba
Hilton không cho đại sứ Cuba thuê phòng
Cuba: Người nhà sứ quán Canada mắc ‘bệnh lạ’
Canada giảm nửa nhân viên sứ quán ở Cuba
Các vụ kiện tại tòa án Hoa Kỳ nhắm vào các doanh nghiệp Cuba, nhiều công ty trong số này có liên kết với quân đội và tình báo Cuba, sẽ được cho phép bắt đầu vào ngày 19/3. Nhưng Washington sẽ giữ nguyên, cho đến ít nhất là ngày 17/4, lệnh cấm kiện các công ty nước ngoài dùng tài sản do chính quyền Cuba tịch biên bởi kể từ cuộc cách mạng năm 1959, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Mỗi tổng thống Mỹ từng đình chỉ, mỗi sáu tháng, một phần Đạo luật Helms-Burton năm 1996, cho phép các vụ kiện của người Mỹ gốc Cuba và các công dân Mỹ khác, do vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lo ngại việc này có thể tạo ra sự hỗn loạn ở hệ thống tư pháp Mỹ do tiếp nhận một loạt đơn kiện.
Nhưng chính quyền Tổng thống Trump lần đầu tiên thông báo vào tháng 1/2019 là dành 45 ngày rà soát về vấn đề này và hiện thêm 30 ngày nữa để nghiên cứu thêm trong khi cho phép kích hoạt một phần đạo luật nêu trên.
‘Tôi không nghĩ Cuba sẽ rời bỏ CNXH’
Canada: Giới ngoại giao kiện chính phủ vì căn bệnh bí ẩn ở Cuba
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez cho biết ông “cực lực phản đối” hành động của Hoa Kỳ nhắm vào các công ty Cuba bị chính quyền Trump “trừng phạt tùy tiện”.
Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm có thể dẫn đến hàng tỷ đôla cho chi phí khởi kiện đổ vào các tòa án Hoa Kỳ và có khả năng vấp phải phản ứng từ Canada và các đối tác châu Âu của Hoa Kỳ, những doanh nghiệp có cổ phần tại các công ty ở Cuba.
Động thái này cũng có thể ảnh hưởng đến một số công ty Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào Cuba kể từ khi cựu Tổng thống Barack Obama mở cửa hợp tác với cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.
“Quyết định hôm nay đem lại thêm những trở ngại cho các mục tiêu phát triển kinh tế của chúng tôi, nhưng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thất bại trong mục tiêu áp đặt ý chí buộc Cuba phải tuân theo bằng vũ lực,” thông cáo do Bộ Ngoại giao Cuba phát đi cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47439193
Mỹ-Trung có thể đạt thỏa thuận thương mại vào cuối tháng 3
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được thỏa thuận chính thức trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung được cho là diễn ra vào khoảng 27.3, theo nguồn tin từ Wall Street Journal.
Mỹ và Trung Quốc đang vướng trong một cuộc xung đột thương mại, theo đó hàng trăm tỉ USD giá trị hàng hóa bị đánh thuế, thị trường tài chính chao đảo, hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp Mỹ sụt giảm.
Theo Wall Street Journal dẫn diễn biến mới, Trung Quốc có thể hạ thuế suất đánh vào các hàng hóa xuất xứ từ Mỹ, bao gồm nông phẩm, hóa chất, ô tô để đổi lấy quyết định dỡ bỏ thuế suất nặng nề từ Washington.
Các nguồn tin vẫn thận trọng cho biết vẫn còn một số trở ngại, và hai bên tiếp tục đối mặt với sự phản đối từ trong nội bộ mỗi nước về những điều khoản được cho là quá thiên vị đối phương.
Theo một phần của thỏa thuận dự kiến, báo Mỹ liệt kê hợp đồng mua khí đốt trị giá 18 tỉ USD từ tập đoàn Cheniere Energy, trụ sở Houton.
Hồi tuần trước, Tổng thống Trump tuyên bố có thể rời khỏi bàn đàm phán Mỹ-Trung nếu không đạt được thỏa thuận như ý.
Mỹ khuất phục TQ trong Chiến tranh thương mại?
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (US-China trade war) có thể được giải quyết êm đẹp nhờ những nhượng bộ lớn từ phía Bắc Kinh.
Vừa qua, Vòng thứ bảy của các cuộc tham vấn cấp cao về thương mại Trung-Mỹ đã được tổ chức tại Washington từ ngày 21 đến 24/2.
Theo các phương tiện truyền thông, các bên không thể đồng ý về một số vấn đề; tuy nhiên, sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc dự kiến vào ngày 1 tháng 3.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc đã tìm được cách tháo gỡ mối đe dọa từ phía Hoa Kỳ, vốn là bên ra điều kiện trong cuộc chiến thương mại này và có vẻ như cả hai bên đều hài lòng về kết quả tham vấn.
Bộ Thương mại Trung Quốc sau đó đã tuyên bố là có những tiến bộ đáng kể trong nội dung chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, tỷ giá hối đoái và các vấn đề chuyên biệt khác.
Điều quan trọng là các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục và thực tế là từ sau ngày 1 tháng 3, lệ phí thuế đã không tăng mà sẽ vẫn giữ ở mức 10%.
Thuế bổ sung 25% đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc là mối đe dọa mà phía Washington đang đe dọa giáng xuống đầu Bắc Kinh.
Các quan sát viên cho rằng việc hoãn mốc tăng thuế của Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 3 là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung-Mỹ cuối cùng sẽ đi đến ký kết thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng, mặc dù chưa thể ấn định được mốc thời gian.
Hôm 03/03, tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn nguồn tin quen thuộc với các kế hoạch cho biết, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn tư vấn thương mại cuối cùng.
“Bất chấp những trở ngại còn lại, các cuộc đàm phán đã tiến đến mức có thể đạt được thỏa thuận chính thức tại cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào khoảng ngày 27 tháng 3” – bài báo của WSJ viết.
Tờ báo Mỹ tiết lộ một số trong những điều khoản của giao dịch có thể được thông qua là Bắc Kinh đã giảm một số thuế đối với các sản phẩm của Mỹ, để đổi lấy khả năng dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt do Washington áp dụng.
Hiện tại, Bắc Kinh đề xuất giảm thuế đối với các sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và ô tô, ngược lại, Washington đang xem xét dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt đã áp dụng đối với hàng hóa từ Trung Quốc trong năm ngoái.
Trước đó, từ ngày 1 tháng 1, Bắc Kinh đã đình chỉ việc thu thêm thuế quan đối với ô tô và phụ tùng thay thế được sản xuất tại Mỹ, đồng thời cũng đã chuẩn bị những bản báo cáo về việc khởi động lại cơ chế mua-bán đậu nành và tự do hóa các quy tắc đầu tư của Mỹ vào thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã nhượng bộ Washington về việc giảm thâm hụt thương mại của Trung-Mỹ.
Bắc Kinh đã đề xuất tăng mua hàng loạt mặt hàng nông nghiệp, chế xuất của Washin gton; đồng thời tăng khả năng tăng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với các nhà sản xuất Mỹ, không chỉ đối với hàng hóa, mà cả trong lĩnh vực dịch vụ.
Chẳng hạn, số lượng công ty bảo hiểm Mỹ có thể tăng lên, có thể xuất hiện nhiều hơn các ngân hàng Mỹ, các loại hình giải trí Mỹ, ở Trung Quốc.
Ngoài ra, tại thị trường Trung Quốc, có thể tìm thấy nhiều “khoảng trống” hơn cho dầu tự nhiên và khí hóa lỏng của Mỹ. Điều này cũng áp dụng tương tự cho đậu nành Mỹ.
Việc Bắc Kinh thực hiện tất cả những gì liên quan đến việc tăng mua sản phẩm của Mỹ, là một yếu tố quan trọng khiến cho thỏa thuận có thể đạt được, chấm dứt cuộc Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ (US-China trade war).
“Bắc Kinh phải chấm dứt việc hạ giá đồng nhân dân tệ một cách nhân tạo” – đây là một trong những điều kiện quan trọng mà Washington đưa ra trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh để chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia, đổi lấy việc Mỹ ngừng áp mức thuế mới đói với Trung Quốc.
Trong năm qua, đồng nhân dân tệ đã mất 5% giá trị. Các chuyên gia Mỹ nghi ngờ rằng, bằng cách sử dụng phương pháp này, Trung Quốc đang phản ứng với các mối đe dọa của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến thương mại.
Do đó, chính quyền Donald Trump tiếp tục khẳng định rằng nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng tiền của mình, Mỹ sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Việc hai bên tuyên bố hài lòng về kết quả tham vấn cho thấy, rõ ràng là Trung Quốc đã phải nhượng bộ Mỹ đáng kể trong cả 3 vấn đề then chốt là: Ngừng hạ giá nhân tạo đồng Nhân dân tệ; Cân bằng cán cân thương mại Trung-Mỹ và mở rộng cửa vào thị trường Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26630-my-khuat-phuc-tq-trong-chien-tranh-thuong-mai.html
Hoa Kỳ bố trí hệ thống phòng thủ hỏa tiễn THAAD tại Israel
Berlin, Đức – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Hai (4 tháng 3), các viên chức quân đội Hoa Kỳ và Israel cho biết, quân đội Hoa Kỳ đã bố trí hệ thống phòng không và hỏa tiễn tối tân nhất của họ đến Israel.
Một phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh châu Âu Hoa Kỳ cho biết, việc bố trí bắt đầu vào tháng 3, nhằm mục đích kiểm tra khả năng của quân đội Hoa Kỳ trong việc nhanh chóng bố trí các hệ thống hỏa tiễn trên khắp thế giới.
Theo Reuters, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hoan nghênh sự xuất hiện của Hệ thống phòng thủ tầm cao (THAAD) như là một dấu hiệu của sự cam kết mà Hoa Kỳ dành cho an ninh Israel.
Hành động bố trí hỏa tiễn của Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran, liên quan đến chiến dịch thả bom của Israel ở Syria và những bình luận của Bộ trưởng Ngoại giao Iran rằng ông không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước.
Theo hãng tin Reuters, THAAD là hệ thống được thiết kế để bắn hạ các hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Lockheed Martin – nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Hoa Kỳ – là hãng xây dựng và tích hợp hệ thống hỏa tiễn THAAD. Ngoài ra, công ty Raytheon, cũng là một công ty của Hoa Kỳ, đã chế tạo phần radar tối tân cho THAAD.
Trong kế hoạch bố trí hệ thống THAAD, lực lượng Hoa Kỳ sẽ làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau ở châu Âu, Hoa Kỳ và Israel, nhằm vận hành hệ thống này với sự hợp tác chặt chẽ của lực lượng quốc phòng Israel.
Trung tá Jonathan Conricus, phát ngôn viên của quân đội Israel, cho biết tất cả các thành phần của hệ thống THAAD đều được đặt tại một căn cứ không quân ở sa mạc Negev, miền nam Israel và sẽ sớm được chuyển đến một địa điểm không được tiết lộ ở miền nam Israel. Lực lượng quốc phòng Israel cho biết việc khai triển chỉ mang tính chất phòng thủ và không liên quan đến bất kỳ sự việc cụ thể nào. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bo-tri-he-thong-phong-thu-hoa-tien-thaad-tai-israel/
Mỹ khôi phục vị thế cho sứ quán EU tại Washington
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp châu Âu hôm 4/3 thông báo quyết định của Washington giáng cấp sứ quán của EU ở thủ đô Hoa Kỳ sẽ chấm dứt ‘ngay lập tức’.
Ông Gordon Sondland cho biết trong một thông cáo rằng Bộ Ngoại giao Mỹ ‘sẽ công nhận trở lại phái đoàn đại diện của Liên hiệp châu Âu ở Washington là ngang hàng với cơ quan đại diện của một quốc gia trong thứ tự ưu tiên của ngoại giao đoàn.’
“EU là một tổ chức quan trọng có một không hai và là một trong những đối tác quý giá nhất của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo an ninh và thịnh vượng toàn cầu,” ông Sondland nói.
Việc giáng cấp này, vốn được đài DW của Đức đưa tin đầu tiên, được tin là đã được thực thi vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11.
Theo đó, EU sẽ có địa vị ngoại giao thấp hơn tại những sự kiện có thư mời và được sắp chỗ thấp hơn – những nghi thức có ý nghĩa rất lớn tại các sự kiện ngoại giao.
Các quan chức Mỹ chỉ xác nhận động thái này sau khi một quan chức EU nói trên đài DW hồi tháng Giêng rằng đại sứ EU không được mời đến một số sự kiện hồi năm ngoái.
Sau khi phát hiện ra việc bị giáng cấp, các nhà ngoại giao EU ở Washington đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Mỹ để làm rõ vấn đề.
“Họ đã nói với chúng tôi rằng họ quên thông báo cho chúng tôi và rằng họ đưa ra quyết định đó bởi vì nó hiển nhiên là điều mà người đứng đầu bộ phận nghi thức cho là phù hợp,” một quan chức ngoại giao EU giấu tên cho biết.
Washington đảo ngược quyết định này vào lúc ông Stavros Lambrinidis, cựu đại diện nhân quyền của EU, đảm nhận chức đại sứ EU tại Mỹ.
Mark Zuckerberg mất 8,7 tỉ USD trong danh sách tỉ phú
Tài sản của nhà đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã giảm 8,7 tỷ đô la trong năm qua, theo danh sách các tỷ phú mới nhất do Forbes tâp hợp và công bố hôm 05/3/2019.
Cổ phiếu của Zuckerberg tại Facebook có lúc đã mất một phần ba giá trị khi công ty này phải vật lộn tranh đấu với các vụ bê bối về quyền riêng tư.
Tổng giá trị ròng khi kết hợp tất cả tỷ phú trong danh sách năm nay của Forbes cũng giảm từ 9,1 nghìn tỷ đô la xuống còn 8,7 nghìn tỷ đô la.
Zuckerberg ‘rất tiếc’ vụ bảo mật dữ liệu
Facebook ‘điêu đứng’ vì vụ bảo mật dữ liệu
‘Siêu giàu châu Á’ và khoảng cách giàu nghèo
Nhưng Jeff Bezos, người sáng lập Amazon vẫn giữ vị trí hàng đầu khi tăng giá trị tài sản ròng lên 131 tỷ đô la, tăng 19 tỷ đô la so với năm 2018.
Giá cổ phiếu của Amazon thuận lợi cho số dư ngân hàng của ông Bezos và khoảng cách giữa ông và tỷ phú số hai, Bill Gates, rộng hơn một chút, mặc dù tài sản của ông Gates đã tăng lên 96,5 tỷ đô la từ 90 tỷ đô la năm ngoái.
Theo Forbes, số lượng tỷ phú cũng sút giảm – với 2.153 tỷ phú trong danh sách năm 2019, so với 2.208 năm 2018. Điều này, một phần, giải thích tại sao giá trị ròng trung bình của các tỷ phú là 4 tỷ đô la, giảm từ 4,1 tỷ đô la. Forbes cũng phát hiện ra rằng 994 người trong số tỷ phú khá giả hơn một năm trước.
Việt Nam
Cũng theo Forbes, năm nay Việt Nam có 5 tỉ phú với hai người mới là ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch Masan Group (1,3 tỉ USD) và ông Hồ Hùng Anh – chủ tịch Techcombank (1,7 tỉ USD).
Ba gương mặt khác trong danh sách là ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup (6,6 tỉ đôla); bà Nguyễn Thị Phương Thảo – sáng lập và chủ tịch Sovico Holding đồng thời là cổ đông lớn của VietJet và HDBank (2,3 tỉ USD); và ông Trần Bá Dương – chủ tịch Thaco (1,7 tỉ USD).
Ông Trần Đình Long có mặt trong danh sách năm 2018 nhưng không xuất hiện trong danh sách năm nay vì tài sản giảm tại thời điểm trung tuần tháng 2 chốt danh sách.
Nhưng theo dữ liệu thời gian thực của Forbes, tài sản của ông Long hiện đạt một tỉ đôla Mỹ.
‘Tỷ phú nữ tự lập còn ít’
Có 52 công dân Anh trong danh sách. Đứng đầu là anh em nhà Hinduja, Srichand và Gopichand, người điều khiển tập đoàn Hinduja, với tài sản ròng trị giá 16,9 tỷ đô la.
Đằng sau họ, được xếp hạng là cá nhân độc thân giàu có nhất ở Anh, là James Ratcliffe, người sáng lập tập đoàn hóa học Ineos, và trị giá 12,1 tỷ đô la.
Trong số tất cả các tỷ phú trong danh sách chỉ có 252 là phụ nữ và người phụ nữ tự lập giàu nhất là trùm bất động sản Wu Yajun của Trung Quốc, có trị giá ước tính 9,4 tỷ đô la. Số phụ nữ tự lập đạt con số 72 lần đầu tiên, tăng so với 56 của năm trước.
Jeff Bezos: Người giàu nhất thế giới ly hôn
Tỷ phú Trung Quốc giàu lên tới mức chóng mặt
Jack Ma tụt hạng trong danh sách người giàu TQ
Tuy nhiên, tỷ phú trẻ nhất trong tất cả là một phụ nữ – Kylie Jenner, tuổi 21. Cô Jenner sở hữu 100% Kylie Cosmetics, doanh nghiệp làm đẹp có ba năm tuổi đã tạo ra doanh thu ước tính 360 triệu đô la vào năm ngoái.
Một người mới khác là Safra Catz, giám đốc điều hành của công ty phần mềm Oracle, theo Forbes, vị này kiếm được mức lương 41 triệu đô la và được xếp hạng là một trong những nữ giám đốc điều hành được trả lương cao nhất thế giới.
Mỹ có 607 tỷ phú, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Trung Quốc có số lượng lớn hàng thứ hai tiếp theo Mỹ với 324 người.
Nhưng danh sách các tỷ phú Trung Quốc đã chứng kiến một số thay đổi lớn – nước này có 44 người mới vào danh sách tỷ phú thế giới trong khi 102 người đã rớt khỏi.
Đồng euro yếu đi đã không thuận lợi cho các tỷ phú châu Âu, với thành tích bị nghèo đi với chỉ có hai người đứng trong nhóm 20 người giàu nhất: Bernard Arnault (xếp thứ 4) là giám đốc điều hành của công ty hàng xa xỉ Pháp LVMH và Amancio Ortega (xếp thứ 6) , người thành lập tập đoàn bán lẻ Inditex sở hữu các thương hiệu như Zara.
Forbes cho biết, 247 người nằm trong danh sách tỷ phú năm ngoái đã bị rớt. Trong số đó có Domenico Dolce và Stefano Gabbana, nhà thiết kế thời trang và đồng sáng lập của Dolce & Gabbana.
Chủ tịch tập đoàn của công ty quản lý chuỗi cung ứng Li & Fung, Victor Fung, cũng không còn được Forbes xếp vào vị trí tỷ phú, sau khi đã nằm trong danh sách trong 18 năm liên tiếp.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47456039
Bộ Tư pháp tuyên bố người phụ nữ gia nhập ISIS
không phải là công dân Hoa Kỳ
Washington DC – Vào thứ Hai (4 tháng 3), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo cô Hoda Muthana, người đã đến Syria năm 2014 để gia nhập Nhà nước Hồi giáo, không phải là công dân dù cô được sinh ra tại Hoa Kỳ.
Thông báo này được đưa ra sau khi cô Muthana xuất hiện trên truyền thông cùng con trai và nói rằng cô muốn được về nhà. Đây cũng là hồi đáp đầu tiên của chính phủ Trump đối với vụ kiện do cha của Hoda Muthana nộp tại tòa liên bang ở Washington DC vào tuần trước.
Theo hiến pháp, một người sinh ra tại Hoa Kỳ sẽ tự động có quyền công dân. Tuy nhiên, con cái của các nhà ngoại giao không được có quyền này. Gia đình Muthana nói cô được sinh ra sau khi người cha đã rời khỏi vị trí ngoại giao, nên cô là công dân Hoa Kỳ. Ngược lại, các công tố viên cho rằng, Muthana chưa bao giờ là công dân Hoa Kỳ, do cô ra đời trước khi Liên Hiệp Quốc thông báo với nhà chức trách Mỹ về việc cha của cô không còn là nhà ngoại giao của tổ chức này.
Thông báo của Bộ Tư pháp tái khẳng định lời tuyên bố tháng trước của Ngoại trưởng Mike Pompeo, và thu hẹp khả năng hồi hương của cô Muthana. Thông báo của các công tố viên viết, Muthana không phải và chưa bao giờ là công dân Hoa Kỳ, do đó, con trai cô ta cũng không phải là công dân Hoa Kỳ.
Cô Muthana, hiện nay 24 tuổi, đã bỏ học đại học và đến Syria vào hơn 4 năm trước để gia nhập ISIS, sau đó lần lượt kết hôn với 3 phiến quân, và viết nhiều bài kêu gọi giết người Mỹ trên mạng xã hội Twitter.
Trong cuộc phỏng vấn tháng trước tại trại tị nạn ở miền bắc Syria, Muthana xuất hiện cùng con trai nhỏ tuổi, năn nỉ được cho phép quay về nhà, và nói rằng cô ta rất hối hận. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/bo-tu-phap-tuyen-bo-nguoi-phu-nu-gia-nhap-isis-khong-phai-la-cong-dan-hoa-ky/
Nội các Canada chao đảo với hai vụ từ chức liên tiếp
Một cú giáng nghiêm trọng cho Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, khi có thêm thành viên thứ nhì trong nội các của ông từ chức hôm 4/3 với lý do mất lòng tin vào cách chính phủ của ông Trudeau xử lý một vụ tai tiếng chính trị ngày càng leo thang.
Sự ra đi của Bộ trưởng Tài chính Jane Philpott, người phụ trách chung về chi tiêu của chính phủ, đã khiến ông Trudeau mất đi một thành viên nữ mạnh mẽ trong nội các chỉ vài tháng trước cuộc tuyển cử mà các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy ông có thể sẽ thất bại.
Bà Philpott nói rằng bà thất vọng với cách chính phủ Trudeau phản ứng trước các cáo buộc rằng các quan chức đã gây áp lực không phù hợp lên cựu Bộ trưởng Tư pháp Jody Wilson-Raybould hồi năm ngoái để giúp cho công ty xây dựng SNC-Lavalin Group Inc tránh bị xét xử về tội tham nhũng.
“Đáng buồn là tôi đã mất lòng tin vào cách chính phủ xử lý vấn đề này và vào cách họ ứng phó với vấn đề nảy sinh,” bàPhilpott nói trong một thông cáo. “Tôi đã kết luận rằng tôi phải từ chức khỏi nội các.”
Bà Philpott là một người bạn thân của bà Wilson-Raybould, người đã từ chức hôm 12/2 sau khi bà bị bất ngờ giáng cấp hồi tháng 1. Hồi tuần trước bà Wilson-Raybould nói bà tin rằng lý do bà bị giáng cấp là do bà từ chối giúp đỡ SNC-Lavalin.
Thủ tướng Trudeau đã chấp nhận đơn từ chức của bà Philpott và sẽ có phản ứng về vấn đề này vào cuối ngày 4/3, một nữ phát ngôn nhân của ông Trudeau cho biết.
Vụ từ chức này là một bước lùi nữa đối với vị Thủ tướng lên nắm quyền hồi tháng 11 năm 2015 với lời hứa hẹn về tính giải trình nhiều hơn trong chính trị và tăng số lượng nữ Bộ trưởng nhiều hơn.
“Điều đáng lo cho các đảng viên Đảng Tự do của ông Trudeau là hai vụ từ chức Bộ trưởng đều là do các vấn đề về nguyên tắc và đạo đức,” nhà trưng cầu dân ý Nik Nanos của Nanos Research nói.
Lúc này chưa có thêm dấu hiệu cho thấy các thành viên chủ chốt khác trong nội các cũng sẽ ra đi. Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau và Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Francois-Philippe Champagne sẽ không từ chức, văn phòng của họ cho biết.
Bà Philpott nói rằng các bằng chứng về nỗ lực của các quan chức và các chính trị gia để gây áp lực buộc bà Wilson-Raybould can thiệp trong vụ SNC-Lavalin đã làm nảy sinh quan ngại nghiêm trọng.
Bà Philpott, 58 tuổi, được nhìn nhận rộng rãi là một trong những Bộ trưởng nội các giỏi nhất của ông Trudeau. Trước đây bà từng là Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng phụ trách các dịch vụ cho dân bản địa.
Vatican sẽ mở hồ sơ về Giáo hoàng Pius XII
bị cho là ‘ủng hộ Hitler’
Đức Giáo hoàng Francis nói Vatican ‘không sợ lịch sử’ và sẽ cho mở thư khố về Pius XII người bị một số giới cáo buộc thời Thế Chiến 2.
Dự kiến từ tháng 3 năm 2020, các hồ sơ mật của Vatican về thời kỳ Giáo hoàng Pius XII cầm quyền sẽ được công khai.
Giới nghiên cứu từ lâu nay tìm cách tiếp cận các hồ sơ của chính Tòa Thánh Vatican về Đức Giáo hoàng Pius XII (1939-1958).
‘Thiên sứ’, ‘bùa hộ mệnh’ của Hitler
Người Việt nghĩ gì khi thăm Auschwitz?
Giáo hoàng thăm Bắc Hàn mà tránh Đài Loan?
Giáo hoàng: ‘Tội ấu dâm giống nghi lễ hiến tế tà giáo’
Ngài bị chỉ trích là đã không làm đủ để ngăn chặn vụ Diệt chủng người Do Thái (Holocaust) bởi chế độ Nazi ở Đức.
Một số nhóm Do Thái cho rằng thái độ im lặng khi đó là “đồng lõa” với tội ác khủng khiếp xảy ra giữa lòng châu Âu.
Ngày Giáo hoàng Francis chọn để mở hồ sơ về Pius XII là ngày 2/03/2020, đánh dấu 81 năm Hồng y Eugenio Pacelli được bầu lên ngôi Giáo hoàng, và lấy hiệu là Pius XII.
Vatican và nạn diệt chủng Holocaust
Trong Thế Chiến 2, Vatican giữ vị thế trung lập. Lên ngôi Giáo hoàng năm 1939, Pius XII đã không lên án đủ mạnh các tội ác của phát-xít Đức.
Nhưng cả khi phe Trục bị bao vây và bắt đầu thua trận, Pius XII cũng không ký tuyên bố của Phe Đồng minh tháng 12/1942 lên án tội diệt chủng người Do Thái mà phát-xít Đức gây ra.
Vị Giáo hoàng này, về nguyên tắc là Tổng Giám mục thành Rome, cũng không làm gì, nói gì công khai để phản đối các vụ ây bắt và đưa người Do Thái từ Rome sang lò thiêu Auschwitz.
Sau khi Thế Chiến kết thúc, một số hành động của Pius XII sau bị phát hiện và lên án như lệnh từ Vatican cho các nhà dòng ở Pháp không trả trẻ em Do Thái mồ côi cho các hội từ thiện Do Thái.
Nhưng nặng hơn, Pius XII bị cho là đã trợ giúp các tay Nazi khét tiếng trốn sang Nam Mỹ để tránh bị truy bắt ở châu Âu thời hậu chiến.
Dư luận châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi cuốn sách ‘Hitler’s Pope’ (Giáo hoàng của Hitler) do nhà báo Anh, John Cornwell viết hồi 1999, đặt ra danh hiệu đen tối này cho Pius XII.
Chủ đề vị chủ chiên yếu đuối, thụ động dẫn tới hành vi đồng lõa cùng tội ác cũng được dựng thành kịch ‘The Vicar’ (Cha xứ) bởi đạo diễn Đức, Rolf Hochhuth và phim ‘Amen’ của đạo diễn Hy Lạp Costa-Gavras.
Nhưng gần đây có bộ phim ‘Shades of Truth’ mô tả vị giáo hoàng này tích cực hơn một chút.
Hồi năm 2014, Giáo hoàng Francis nói Pius XII “từng là người bảo vệ vĩ đại của dân Do Thái” và đã ra lệnh cho Giáo hội che dấu người Do Thái trong các nhà dòng ở Rome và nhiều đô thị Ý khác, cũng như ngay trong dinh thự của giáo hoàng là Castel Gandolfo.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47446697
IAEA: Lò phản ứng hạt nhân lớn của Triều Tiên
đã ngừng hoạt động
Lò phản ứng hạt nhân được cho là đã cung cấp phần lớn plutonium cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên dường như đã ngừng hoạt động trong 3 tháng qua, cơ quan giám sát nguyên tử của LHQ cho biết hôm 4/3, theo hãng tin Reuters.
Lò phản ứng có công suất 5 megawatt là một phần của tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Việc tháo dỡ này có thể là vấn đề trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Việt Nam vào tuần trước.
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) có trụ sở tại Vienna, Áo, không tiếp cận được với Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên vào năm 2009, và hiện họ giám sát các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng chủ yếu thông qua các hình ảnh vệ tinh.
Một số nhà phân tích độc lập, những người cũng đang sử dụng hình ảnh vệ tinh, tin rằng lò phản ứng cũ kỷ này của Triều Tiên hiện đang gặp vấn đề kỹ thuật.
Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano phát biểu trong một cuộc họp kín trong tuần này nói rằng Cơ quan IAEA đã không quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lò phản ứng 5MW này hoạt động kể từ đầu tháng 12/2018.
IAEA luôn khẳng định rằng họ sẵn sàng đóng vai trò xác minh ở Triều Tiên sau khi đạt được một thỏa thuận chính trị về các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ nói rằng họ muốn Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, nhưng hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội vào tuần trước đã đột ngột kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào.
EU sẵn sàng cho các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Brussels, Bỉ – Theo tin từ Reuters, trong tuần này, các viên chức thương mại hàng đầu của Liên minh châu Âu sẽ cập nhật cho các đối tác Hoa Kỳ về tiến trình đạt được lệnh đàm phán cho một thỏa thuận thương mại EU – Hoa Kỳ đối với hàng hóa công nghiệp, cũng như đề cập đến sự lo sợ về các mức thuế hiện tại và tiềm năng của Hoa Kỳ trong tương lai.
Vào ngày 6 tháng 3, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom sẽ gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer tại Washington, và Tổng thư ký Ủy ban châu Âu, Martin Selmayr, sẽ gặp Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, ông Larry Kudlow vào ngày 7 tháng 3.
Bộ phận điều hành của Liên minh châu Âu, Ủy ban châu Âu, chịu trách nhiệm đàm phán các thỏa thuận thương mại cho toàn bộ khối, gồm 28 quốc gia với tổng dân số 513 triệu người, đã thảo luận chặt chẽ với Washington về chính sách thương mại kể từ tháng 7 năm ngoái, nhằm ngăn chặn mối đe dọa về thuế của Hoa Kỳ đối với xe hơi EU và phụ tùng xe hơi.
Ủy ban châu Âu cũng yêu cầu các nước thành viên phê duyệt hai lệnh đàm phán để các cuộc đàm phán chính thức có thể bắt đầu. Đức hiện đang rất muốn nhanh chóng bắt đầu đàm phán, trong khi Pháp lại miễn cưỡng về vấn đề này. Thay vì mất nhiều thời gian để đàm phán về một thỏa thuận thương mại toàn diện, EU đang rất muốn đạt được thỏa thuận nhanh hơn với Hoa Kỳ về việc giao dịch hàng hóa công nghiệp, trừ hàng nông nghiệp có xu hướng gây tranh cãi. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/eu-san-sang-cho-cac-cuoc-dam-phan-thuong-mai-voi-hoa-ky/
Cánh hữu châu Âu khởi sự thủ tục
khai trừ đảng Fidesz của thủ tướng Hungary
Từ nhiều tháng nay, căng thẳng gia tăng giữa thủ tướng Hungary Viktor Orban với các đồng minh cánh hữu ở Nghị Viện Châu Âu. Tuy nhiên, việc đoạn tuyệt dường như đang trở thành điều không thể tránh khỏi. Cho đến tối hôm qua, 04/03/2019, ít nhất 12 đảng phái cánh hữu châu Âu chính thức yêu cầu khai trừ đảng Fidesz của thủ tướng Hungary ra khỏi Đảng Nhân Dân Châu Âu (PPE), hoặc đình chỉ tư cách thành viên của đảng này.
Thủ tướng Hungary Victor Orban đã khởi động chiến dịch tranh cử Nghị Viện Châu Âu bằng các tuyên truyền chống lại chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, cáo buộc ông âm mưu thu hút nhiều hơn nữa di dân Hồi Giáo. Ông Jean-Claude Juncker cũng là một lãnh đạo của Đảng Nhân Dân Châu Âu.
Trong một bài phỏng vấn đăng tải trên báo Đức Welt am Sonntag mới đây, thủ tướng Orban đã gọi những người chống lại ông trong nội bộ liên đảng cánh hữu và trung hữu châu Âu PPE là « những kẻ xuẩn ngốc làm lợi » cho cánh tả. Thủ tướng Hung kêu gọi một châu Âu dựa trên « các giá trị Thiên Chúa Giáo », bảo vệ dân chúng chống lại nạn nhập cư… Chính trị gia Đức Manfred Weber, người đang ứng cử vào chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, cho biết, nếu thủ tướng Hung không xin lỗi về hành động khiêu khích mới đây, thì cần phải tính đến việc khai trừ.
Thông tín viên Quentin Dickinsontường trình từ Bruxelles :
« Đảng Nhân Dân Châu Âu là một đảng chính trị có lập trường bảo thủ và cũng là một đảng quan trọng nhất trên chính trường châu Âu, xét về mặt số lượng. Để khởi động một thủ tục khai trừ chống lại một thành viên, cần phải có một khiếu nại theo hướng này được ít nhất bảy đảng phái từ năm quốc gia hậu thuẫn.
Làn sóng phẫn nộ dấy lên tại châu Âu, với các chiến dịch bài châu Âu mới đây trong truyền thông thân chính quyền Orban, cũng như đợt tuyên truyền bằng áp-phích trên khắp Hungary, đã khiến ít nhất 12 đảng phái thuộc 9 quốc gia chính thức yêu cầu khai trừ, hay tối thiểu cũng là đình chỉ tư cách thành viên của Fidesz, đảng của thủ tướng Viktor Orban.
Đối với các đảng phái này, mà đa số thuộc các nước Bắc Âu, hoặc khối Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), thì thủ tướng Hungary đã tỏ ra quá khiêu khích. Ngược lại, hôm Chủ Nhật 03/03, đảng Những Người Cộng Hòa (LR) của Pháp tái khẳng định ủng hộ ông Victor Orban.
Số phận của đảng này sẽ được quyết định trong phiên họp trước thượng đỉnh của đảng PPE ngày 20/03, vài giờ trước cuộc họp của Hội Đồng Châu Âu, với sự tham gia của các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ khối 28 nước ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190305-canh-huu-chau-au-khoi-su-thu-tuc-khai-tru-thu-tuong-hung
Sau Mỹ, tới Đức cảnh báo trung tâm nước Nga
nằm trong tầm ngắm tên lửa TQ
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Ursula von der Leyen cảnh báo tên lửa Trung Quốc có thể vươn tới Nga và gây ra các mối đe dọa hiện hữu với Matxcơva.
Tuyên bố này được bà Leyen đưa ra trong cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Focus của Đức.
Khi được hỏi về việc liệu Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có thể được cứu vãn sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước hay không cũng như khả năng Trung Quốc tham gia vào thỏa thuận này, Ngoại trưởng Đức cho rằng Matxcơva nên thuyết phục Trung Quốc tham gia vào một hiệp ước giải giáp vũ khí.
“Bởi vì giống như mối đe dọa của tên lửa Nga với châu Âu, tên lửa Trung Quốc cũng gây ra các mối đe dọa với Nga”, bà này cho biết.
Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 10/2018, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng cảnh báo vùng trung tâm nước Nga đang nằm trong tầm ngắm của các tên lửa Trung Quốc.
“Các tên lửa của Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu đối với Nga khi mà vùng trung tâm nước Nga đang nằm trong tầm tấn công của các tên lửa này”, ông Bolton nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga – Tướng Yury Baluyevsky, tên lửa Trung Quốc trong tương lai gần sẽ không gây nguy hiểm cho Nga.
Trong khi đó, ông Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí “Arsenal otechestva” cho biết xét từ góc độ kỹ thuật, tên lửa Trung Quốc có thể vươn tới hầu hết lãnh thổ Nga. Nhưng chúng cũng hoàn toàn có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam (Mỹ), tương tự như tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có thể bao trùm toàn bộ Trung Quốc.
Hôm 2/2, Washington tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo điều khoản của INF từ ngày 2/2, đồng thời cho Nga thời hạn 6 tháng để thay đổi các hành vi vi phạm hiệp ước.
Đáp trả lại tuyên bố này, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ đình chỉ tuân thủ các điều khoản của hiệp ước này, đồng thời cảnh báo Matxcơva sẽ phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới.
Trước các diễn biến căng thẳng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh phản đối việc Mỹ rút khỏi INF đồng thời kêu gọi Washington và Matxcơva tham gia các cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Trước đó, Bắc Kinh cũng từ chối tham gia vào INF khi khẳng định nước này phản đối ý định biến Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga trở thành một hiệp định đa phương.
INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp định loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km).
TT Pháp khai bút mở đầu
cuộc vận động ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu
Không đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm nay, 05/03/2019 đã cho công bố một bài viết trên tất cả các tờ báo của thành viên Liên Hiệp Châu Âu – kể cả tại Vương Quốc Anh.
Nội dung bài viết là nhằm biện hộ cho một châu Âu biết bảo vệ người dân trước các thách thức về di cư, khí hậu hoặc an ninh.
Bài viết mang tựa đề “Vì sự phục hưng châu Âu – Pour une renaissance européenne” đã được đăng bằng tiếng Pháp trên trang web của Điện Elysée, và được công bố đồng thời tại 28 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, trên một loạt những tờ báo có uy tín như comme The Guardian (Anh Quốc), Die Welt (Đức Quốc), El Pais (Tây Ban Nha) hay Corriere della Serra (Ý).
Một vài tuần trước ngày nước Anh rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu – Brexit, tổng thống Macron đã kịch tính hóa các thử thách mà châu Âu đang gặp phải khi cho rằng “chưa bao giờ châu Âu gặp nhiều nguy cơ như lúc này… Nếu tôi mạn phép phát biểu trực tiếp với các bạn, đó là do tình hình khẩn cấp thôi thúc”.
Để chống lại xu hướng co cụm của chủ nghĩa dân tộc, ý muốn duy trì hiện trạng và sự cam chịu, Emmanuel Macron đã vạch ra hướng đi theo điều mà ông gọi là “sự phục hưng của châu Âu”, một châu Âu hùng mạnh hơn, biết bao bọc tốt hơn.
Theo giới phân tích, bài viết của tổng thống Pháp chẳng khác gì một chương trình vận động tranh cử, trong đó ông không ngần ngại chỉ rõ các đối thủ của châu Âu : “những thành phần dân tộc chủ nghĩa, và những kẻ lợi dụng nỗi tức giận của người dân”. Ông cũng nhắm vào Nga khi đề nghị thành lập một cơ quan bảo vệ các nền dân chủ chống lại các cuộc tấn công mạng, hay là nhắm vào Mỹ, khi ủng hộ việc thiết lập một “hiệp ước quốc phòng châu Âu”.
Để cho thấy là ông không muốn tỏ ra chơi trội một mình, Emmanuel Macron đã báo trước cho các đồng nhiệm châu Âu về sáng kiến của mình. Nhưng chỉ một mình ông ký tên vào bài viết.
http://vi.rfi.fr/phap/20190305-tt-phap-khai-but-mo-dau-cuoc-van-dong-ung-ho-lien-hiep-chau-au
Nhật : Cựu lãnh đạo Nissan-Renault
được phép tại ngoại hầu tra
Ông Carlos Ghosn, nguyên tổng giám đốc liên minh xe hơi Nissan-Renault, bị giam tại Nhật từ ngày 19/11/2018, có thể sắp được trả tự do có điều kiện. Theo luật sư, đề nghị nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại của đương sự đã được một tòa án Nhật Bản chấp nhận hôm nay, 05/03/2019.
Số tiền mà ông Carlos Ghosn phải nộp là một tỉ yen (tương đương 7,9 triệu euro). Cựu lãnh đạo Nissan-Renault cũng bị cấm rời khỏi Nhật Bản. Cơ quan công tố Tokyo ngay lập tức cho biết đã khiếu nại phúc thẩm. Trong khi chờ đợi quyết định của tòa án cấp trên, Carlos Ghosn có thể được trả tự do ngay hôm nay.
Thông tín viên Frédéric Charles tường trình từ Tokyo :
« Chưởng lý Tokyo không chấp nhận thả Carlos Ghosn, khiếu nại đã được gửi lên tòa án cấp trên. Cơ quan công tố vẫn có khả năng bắt trở lại đương sự với các tội danh mới. Nếu như Carlos Ghosn được tự do có điều kiện, sau hai lần yêu cầu bị bác bỏ, thì chính là nhờ người luật sư mới Junichiro Hironaka, được mệnh danh là ‘‘lưỡi dao cạo’’, do phong cách bào chữa sắc bén của ông. Luật sư nà y cũng từng giành thắng lợi trong nhiều vụ việc được truyền thông loan tải rộng rãi.
Với một chiến thuật phản công mạnh mẽ hơn, tại một quốc gia mà có đến 99% người bị truy tố phải lãnh án, cựu lãnh đạo Nissan-Renault rốt cục có thể sẽ được ra tù. Nhưng các điều kiện cho việc trả tự do là hết sức nghiêm ngặt : Carlos Ghosn không được phép rời khỏi Nhật Bản, bị đặt dưới sự kiểm soát của camera.
Cựu lãnh đạo Nissan-Renault bị cáo buộc các tội như sau, khai thấp thu nhập tại Nissan 82 triệu đô la, chuyển các khoản đầu tư cá nhân bị thua lỗ vào tài khoản của Nissan và lạm quyền ».
Cựu tướng Nga: Mối đe dọa của tên lửa TQ
chỉ là “giấc mơ xấu“!
Nguyên Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga, Tướng Yury Baluyevsky coi tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Đức về mối đe dọa của tên lửa Trung Quốc đối Nga là “giấc mơ xấu”.
“Thật thú vị, vì sao tự nhiên Bộ trưởng quốc phòng Đức lại thể hiện mối quan tâm như vậy? Hay là chỉ vì bà ấy có giấc mơ xấu. Tôi tin rằng tên lửa của Trung Quốc trong tương lai gần sẽ không gây ra nguy hiểm cho Nga”, ông Baluyevsky nói với Sputnik hôm thứ Hai.
Về phần mình, tổng biên tập tạp chí “Arsenal otechestva”, ông Viktor Murakhovsky, tin rằng những tuyên bố đó thể hiện mong muốn của các nước NATO (trong trường hợp này là Đức), gây áp lực với Trung Quốc thông qua Liên bang Nga, khiến Matxcơva phải giật mình trước “mối đe dọa của Trung Quốc”.
Ông Murakhovsky lưu ý rằng ngày nay Trung Quốc có kho vũ khí tên lửa tầm trung lớn nhất thế giới.
“Lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần cho thấy rõ rằng, trong mọi trường hợp, họ sẽ không nhượng bộ trong vấn đề này”, – chuyên gia nói thêm.
Theo ông, xét từ góc độ kỹ thuật thì tên lửa của Trung Quốc bao trùm hầu hết lãnh thổ Liên bang Nga, nhưng chúng cũng vươn tới toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam (Mỹ), tương tự như tên lửa liên lục địa của Nga bao trùm toàn bộ Trung Quốc.
http://biendong.net/diem-tin/26649-cuu-tuong-nga-moi-de-doa-cua-ten-lua-tq-chi-la-giac-mo-xau.html
Algeri: Boutflika, từ con người của hòa bình
đến tổng thống tham quyền cố vị
Tình hình chính trị Algerie đang nóng lên từng ngày sau nhiều thập kỷ yên ả. Trung tâm sự kiện là tổng thống Abdelaziz Bouteflika, 82 tuổi. Được ca ngợi là người mang lại hòa bình cho đất nước, hình ảnh của Boutelika bỗng chốc thay đổi thành một kẻ tham quyền cố vị, bị một bộ phận dân chúng, đa phần là giới trẻ, xuống đường phản đối. Đất nước Algeri mà ông Bouteflika quản trị thành công trong gần 2 thập kỷ qua giờ đứng trước nguy cơ biến động khó lường.
Mọi sự bắt đầu từ ngày 10/02/2019 khi phủ tổng thống Algeri chính thức thông báo ông Abdelaziz Bouteflika ra ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 18/04/2019. Từ ngày 22/02, hàng chục nghìn người, theo những lời kêu gọi ẩn danh trên mạng xã hội đã xuống đường ở thủ đô Alger và nhiều thành phố khác của đất nước để phản đối ông Bouteflika, già lão bệnh tật nhưng vẫn muốn làm thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ 5.
Có thể nói, số phận của Abdelaziz Bouteflika gắn liền với những thăng trầm của đất nước Algeri. Sự nghiệp chính trị của ông Bouteflika bắt đầu sớm, khi mới 19 tuổi, nhưng phải đến năm 1999 mới đưa ông lên đến đỉnh cao quyền lực, được bầu làm tổng thống Algeri ngay trong lần ra ứng cử đầu tiên.
Liên tiếp các nhiệm kỳ sau đó, Abdelaziz Bouteflika tái đắc cử ngay vòng đầu với số phiếu cao : 2004 (85%), 2009 (90%) và 2014 (81%). Lần này nếu không có gì biến động cho đến ngày bầu cử 18/04 tới đây, có thể ông vẫn sẽ lại thắng cử nhiệm kỳ thứ 5.
Từ sau vụ tai biến mạch máu não năm 2013, sức khỏe suy yếu, tổng thống Abdelaziz Bouteflika không hề xuất hiện trực tiếp trước công chúng. Ông chỉ được thấy qua những hình ảnh ngồi trên xe lăn trong một số sự kiện được báo chí chính thức đăng tải.
Từ một ngoại trưởng trẻ nhất thế giới, khôn khéo, năng nổ ngược xuôi khắp nơi đến một vị tổng thống ăn nói khôn ngoan, ra những quyết sách mạnh mẽ mang lại sự ổn định cho Algeri, giờ đây hình ảnh của Abdelaziz Bouteflika là một ông lão bệnh tật đang ở đoạn cuối cuộc đời, không có gì giống một vị nguyên thủ quốc gia có tài trị quốc.
Sinh ngày 2/3/1937 tại Oujda Maroc. 19 tuổi, Abdelaziz Bouteflika gia nhập Quân đội Giải phóng Quốc gia (ALN) chiến đấu chống lại ách đô hộ thực dân Pháp. Năm 1962, Algeri giành độc lập, 25 tuổi ông được giao làm bộ trưởng Bộ Thanh niên Thể thao và Du lịch, một năm sau Abdelaziz Bouteflika trở thành ngoại trưởng trẻ nhất thế giới. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1979.
Năm 1965, ông ủng hộ cuộc đảo chính của Houari Boumédiène lật đổ tổng thống Ahmed Ben Bella. Năm 1978, tổng thống Houari Boumédiène, người đỡ đầu chính trị của Abdelaziz Bouteflika qua đời. Đà thăng tiến của nhà ngoại giao khôn ngoan này cũng dừng lại. Bị chính quyền kế nhiệm không còn tin dùng, ông bị loại ra khỏi chính trường, phải sống lưu vong ở Dubai rồi Genève . Năm 1987, ông Bouteflika về nước bắt đầu trở lại chính trường Algeri một cách khá dè dặt. Ông từ chối đề nghị của giới quân nhân muốn đưa ông lên nắm quyền năm 1994. Không lâu sau, đến kỳ bầu cử tổng thống 1999 ông đắc cử tổng thống Algeri ở tuổi 62.
Bouteflika tỏ ra là một lãnh đạo khôn khéo biết xử lý dàn xếp thỏa hiệp với các lực lượng chống đối trong nước lúc bấy giờ. Ông được biết đến là người tìm ra con đường hòa giải với các lực lượng Hồi giáo vũ trang, đồng thời dập tắt mọi tiếng nói phản kháng trong chính quyền.
Mặc dù hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong những năm qua, ông vẫn là bậc thầy trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước, luôn là người « quyết định mọi việc » của Algeri.
Với người Algeri, Abdelaziz Bouteflika hiện thân cho nền hòa bình tìm lại sau hàng thập kỷ đen tối nội chiến, khủng bố đẫm khiến hơn 200 nghìn người chết. Là nhân vật trung tâm của hòa giải dân tộc, ông đã tạo dựng được một nền hòa bình lâu bền cho dù có phải gượng ép.
Abdelaziz Bouteflika có 16 năm lãnh đạo ngành ngoại giao Algeri đã để lại những dấu ấn lớn trên trường quốc tế. Một thành công gây tiếng vang của ngoại trưởng Bouteflika, đó là vụ thương thuyết để giải thoát 42 con tin bị khủng bố bắt giữ ngay giữa cuộc họp tại trụ sở của tổ chức xuất khẩu dầu lửa OPEP năm 1972.
Được bầu với sự nhất trí toàn thể làm chủ tịch khóa họp 29 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974. Abdelaziz Bouteflika lên án mạnh mẽ chế độ Apartheid Nam Phi và tạo điều kiện cho chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat lần đầu tiên được phát biểu trước cộng đồng quốc tế. Trong những năm 1960 trong tiếng vang của cuộc cách mạng giải phóng Algeri, ông trở thành như người phát ngôn của thế giới thứ 3, biến Algeri thành thủ đô của phong trào cách mạng thế giới.
Từ khi Algeri được độc lập, Abdelaziz Bouteflika vẫn giữ mối quan hệ đặc biệt với nước Pháp. Ông luôn là vị khách quý, quen thuộc từ phủ tổng thống đến phủ thủ tướng hay bộ Ngoại Giao Pháp. Trong thời gian bị thất sủng từ 1969 đến 1987, Bouteflika đã chọn Pháp như là hậu cứ cho các hoạt động chính trị lưu vong. Chưa có một người tiền nhiệm nào của ông có được mối liên hệ bền chặt với đất nước của những thực dân từng đô hộ mình. Nhưng Bouteflika không ngần ngại nhiều lần đối mặt trực diện chỉ trích vai trò và trách nhiệm lịch sử của Pháp đối với quá khứ thực dân ở Algeri.
Có điều nghịch lý, con người đã nổi tiếng nhất Algeri nhưng lại vẫn rất bí ẩn. Bước vào chính trị một cách kín đáo, Bouteflika biết cách dập tắt những đối kháng chính trị. Cách vận hành bộ máy lãnh đạo đất nước của vị tổng thống 20 năm tại vị này vẫn luôn là bí ẩn. Người dân Algeri có lẽ sẽ không bao giờ biết được con người ẩn giấu phía sau vị siêu tổng thống này.
Khi trở thành một tổng thống đầy quyền lực, ông Bouteflika áp đặt cải cách Hiến Pháp năm 2008 xóa giới hạn 2 nhiệm kỳ tổng thống để mở đường ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 3. Năm 2014, dù sức khỏe bị suy sụp sau cơn tai biến mạch máu não trước đó vài tháng, các lực lượng đối lập đã cắm chân trong bộ máy an ninh, ông vẫn chiến thắng ngoạn mục giành nhiệm kỳ thứ 4.
Ngồi xe lăn cầm quyền, nhưng tổng thống Algeri vẫn thể hiện được sức mạnh khi năm 2016, ông cho giải tán Cục Tình Báo và An Ninh sau khi cách chức lãnh đạo cơ quan này của tướng Mohamed Médiène, một người từng được coi là đầy quyền uy, thế lực.
Nhưng nhiệm kỳ thứ 4 của ông Bouteflika cũng đánh dấu sự xuống dốc của kinh tế Algeri kéo theo tình hình chính trị xã hội bắt đầu có dấu hiệu bất ổn. Làn sóng phản đối Bouteflika ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 của đông đảo giới trẻ Algeri là dấu hiệu cho thấy nền chính trị của đất nước này đã lão hóa.
Kim Jong-un đi thẳng về nhà mà không dừng ở Trung Quốc
Một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu nói hội nghị Hà Nội ‘không kết quả gì’ trong khi có tin Chủ tịch Bắc Hàn đi tàu về thẳng một mạch về Bình Nhưỡng sau chuyến thăm sang Việt Nam.
Các báo Hàn Quốc cho hay đoàn tàu được bảo vệ kỹ càng của ông Kim Jong-un chạy qua Thiên Tân mà không dừng lại, rồi đi về Triều Tiên.
Con tàu đã qua biên giới Trung – Triều, đoạn ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh vào đêm thứ Hai tuần này.
Điều gì khiến hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ?
Vì sao Kim Jong-un sẽ rất để tâm quan sát Việt Nam?
Vì sao ông Kim Jong-un đi tàu hỏa tới Việt Nam?
Không dừng lại ga nào
Nhưng khác với một số lời đồn đoán, ông Kim không hề dừng lại ở Quảng Châu hay Bắc Kinh để thăm Trung Quốc.
Từng có ý kiến nói ông Kim có thể dừng ở Bắc Kinh để hội kiến lãnh đạo Trung Quốc, nhưng điều đó đã không xảy ra, theo trang The Korea Times.
Báo chí Trung Quốc cũng chỉ biết về kế hoạch an ninh tại các ga chính mà con tàu bí hiểm đi qua, nhưng không được chụp ảnh nó.
Người ta ghi nhận an ninh ở Thiên Tân, đô thị lớn vùng Đông Bắc Trung Quốc, được thắt chặt để tàu chạy qua lúc vào lúc 7 giờ sáng hôm 4/03/2019.
Khi sang Việt Nam, tàu chở ông Kim đã chạy liền 66 giờ để đến ga Đồng Đăng, và từ đó ông đi xe hơi tới Hà Nội để họp với Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ.
Hôm 04/03, lần đầu tiên, tờ Hoàn Cầu Thời báo của ĐCS TQ, bản tiếng Anh (Global Times) gọi thượng đỉnh này là ‘vô kết quả’ (fruitless summit).
Bài báo viết về cảnh các doanh nghiệp vùng biên giới Trung Quốc giáp Triều Tiên hy vọng nếu cấm vận được bỏ, họ sẽ có cơ hội làm ăn to.
Nhưng nay thì họ tỏ ra thất vọng vì ‘hội nghị thượng đỉnh Hà Nội’ chẳng đem lại ‘bất cứ kết quả gì’.
Tuy thế, một bài xã luận khác trên Global Times cho rằng lỗi là ở phía Hoa Kỳ chứ không phải Triều Tiên khiến hội nghị Hà Nội thất bại.
Báo chí Triều Tiên trong khi đó gọi hội nghị này là một thắng lợi.
Một số báo quốc tế khác thì cho rằng dù kết quả hội nghị ra sao, nước chủ nhà Việt Nam đã ‘thắng lớn’ về ngoại giao.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47454028
Giới thượng lưu Triều Tiên ‘vui’
vì thượng đỉnh Mỹ-Triều bất thành?
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 không đạt được thỏa thuận nào là một ‘tin vui’ đối với giới thượng lưu đặc quyền ở Bình Nhưỡng, một nguồn tin nói với RFA.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc hôm 28/2 khi Tổng thống Trump rời bỏ cuộc đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, làm dấy lên mối lo ngại về căng thẳng mới giữa hai nước. Tuy nhiên, đối với giới thượng lưu ở Triều Tiên, thông tin này đã làm họ thở phào nhẹ nhõm.
“[Một phần lớn những người giàu có] này thống trị thị trường bán hàng trong nước bằng tiền mặt nước ngoài họ kiếm được ở khu vực Sinuiju [là một trong những khu thương mại của Triều Tiên]”, một nguồn tin nói với RFA.
“Họ dự đoán rằng [tiếp nối hội nghị thượng đỉnh với Hoa Kỳ] sẽ có sự gia tăng lớn về đầu tư nước ngoài nếu Triều Tiên áp dụng mô hình cải cách kinh tế Việt Nam, với tiền thậm chí đến từ Mỹ và Hàn Quốc”, nguồn tin nói. Giới thượng lưu Triều Tiên lo lắng về việc không thể cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo AP, các cố vấn kinh tế của Triều Tiên đã đến Việt Nam cùng ông Kim Jong Un, và thực hiện một số chuyến đi phụ để nghiên cứu mô hình kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đã trải qua cuộc cải cách kinh tế và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995. Hiện tại, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, với hàng chục tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm. Tổng thống Trump đã ca ngợi sự phát triển của Việt Nam và đề nghị Bình Nhưỡng có thể đi theo bước chân của Hà Nội.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhiệt tình về một mô hình kinh tế mới.
“Những người giàu này đã được nhà nước bảo vệ và kiếm lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các nhà máy của nhà nước. Họ cũng thống trị lĩnh vực cho vay lãi suất cao”, nguồn tin cho biết.
Trong nền kinh tế thị trường, những người giàu này sẽ không có được sự bảo vệ của nhà nước và sẽ kiếm được ít tiền hơn so với các đối thủ nước ngoài. Nhưng họ đã có được thông tin từ các quan chức chính phủ cao cấp rằng Triều Tiên đang nghiên cứu để áp dụng các mô hình cải cách kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam. Tin tức này đã khiến họ lo lắng.
“Hầu hết những người giàu đều bí mật nghe các chương trình của Hàn Quốc mỗi ngày và họ nghe tin ông Kim Jong Un sẽ có thể phát triển Triều Tiên thành một cường quốc kinh tế nếu các cuộc đàm phán hạt nhân với tổng thống Mỹ diễn ra tốt đẹp. Nếu cải cách kinh tế bắt đầu, sẽ có một sự hỗn loạn, và người giàu sẽ không còn có thể kiếm lợi nhuận bằng các phương pháp bí mật của họ. [Họ sợ] là nạn nhân của cải cách kinh tế”, nguồn tin nói với RFA.
Trong quá khứ, người giàu và người thân của họ thường bị thanh trừng mỗi khi có bất ổn công khai từ những thay đổi chính trị đầy kịch tính tại Triều Tiên. Một cư dân ở quận Ryongchon cho biết: “những người giàu có sợ cải cách vì hiện tại họ kiếm được tiền dễ dàng và sống tốt”.
Theo một nguồn tin, nhiều người giàu ở Triều Tiên cũng kiếm tiền bằng việc buôn lậu. “Họ đang sửa chữa tàu của mình để sẵn sàng cho chuyến buôn lậu sắp tới, nhưng họ cũng đã sẵn sàng để đào tẩu”, nguồn tin nói.
Sai người, sai thời điểm: Chuyên gia TQ nói ông Kim Jong-un
“thiếu may mắn” trong thượng đỉnh Mỹ-Triều
Theo chuyên gia Trung Quốc Zhu Zheng, có thể kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đã rất khác, nếu như hai ông Trump-Kim gặp gỡ nhau tại thời điểm khác và trong hoàn cảnh khác…
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày làm việc thứ 2 của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội. Ảnh: Reuters.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều không đạt kết quả do… hiểu nhầm?
Cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đột ngột kết thúc khi đôi bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào đã khiến cả thế giới sững sờ.
Một số ý kiến cho rằng, có thể hai nhà lãnh đạo đã hiểu nhầm những tín hiệu của đối phương từ những cuộc đàm phán trước đó nên mới dẫn tới kết quả này.
Tuy nhiên, theo ông Zhu Zheng, Trợ lý Giáo sư tại Đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc, thì vấn đề mà Chủ tịch Kim phải đối diện trong cuộc gặp trên có thể chỉ là “sai người, sai thời điểm”. Có thể mọi chuyện đã rất khác, nếu như hai ông Trump-Kim gặp gỡ nhau tại một thời điểm khác, trong một hoàn cảnh khác…
Trong bài xã luận được đăng tải trên trang CGTN (Trung Quốc), ông Zheng cho biết, việc hai ông Trump-Kim không thể đạt được thỏa thuận, có lẽ bắt nguồn từ cuộc gặp đầy những tín hiệu tích cực trước đó (thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Singapore).
Theo ông này, có thể hai nhà lãnh đạo đã hiểu nhầm rằng đối phương đang khao khát có được một thỏa thuận, nhưng thực tế lại không diễn ra đúng như kỳ vọng của họ.
Tại thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1, ông Kim đã hứa hẹn về một tương lai phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên, và dường như ông Trump đã hiểu lời hứa này là Triều Tiên sẽ đơn phương thực hiện toàn bộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, phi hạt nhân hóa không phải là điều có thể được hoàn thành trong một sớm một chiều. Đến cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2, hai phía Mỹ-Triều đã buộc phải “bước đi” khỏi bàn đàm phán mà không đạt được thỏa thuận nào, bởi những bất đồng chưa thể giải quyết về điều kiện gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Triều Tiên.
Những điều được hai bên tiết lộ sau cuộc gặp không trùng khớp với nhau. Trong khi Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Washington không thể đáp ứng điều kiện xóa bỏ hoàn toàn cấm vận của Bình Nhưỡng, thì phía Triều Tiên cho biết họ chỉ yêu cầu Mỹ gỡ bỏ 5 lệnh trừng phạt ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế, đổi lại là việc phá hủy tổ hợp hạt nhân Yongbyon – cơ sở được coi là “trái tim” của chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Một số nhà bình luận cho rằng hai ông Trump-Kim đã đi quá xa và quá nhanh trong một thời gian ngắn, và điều này chưa hẳn đã có lợi cho cả đôi bên.
Hiện có quá nhiều bất định, quá nhiều biến số trong mối quan hệ của hai nước Mỹ-Triều nói chung và của hai ông Trump-Kim nói riêng. Liệu họ có thể làm lành với nhau hay không, vẫn là một câu hỏi đầy ẩn số đối với dư luận thế giới.
Chuyện “sai người, sai thời điểm” và sự thiếu may mắn của Chủ tịch Kim
Ông Zheng cho biết, dù kết quả cuối cùng có ra sao, thì cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên tại Hà Nội vẫn mang ý nghĩa lịch sử. Không có sự hiểu nhầm của hai nguyên thủ (nếu như giả thuyết ấy là thật), không có những lục đục chính trị ở quê nhà của ông Trump… thì có lẽ cuộc gặp này đã không diễn ra.
Nhìn từ phía nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Zheng nhận định rằng ông Kim vừa may mắn, lại vừa thiếu may mắn trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2.
Nhà nghiên cứu chính trị học người Trung Quốc cho rằng Bình Nhưỡng may mắn vì đã tiếp tục duy trì mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, dù mối quan hệ ấy cũng từng trải qua không ít sóng gió. Ông nhận định rằng Bắc Kinh, trong vai trò người đảm bảo an toàn, vẫn có một vị trí không thể thay thế trong tiến trình đàm phán về tương lai của bán đảo Mỹ-Triều.
Thế nhưng, thật không may cho Chủ tịch Kim, khi mà cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lại diễn ra đúng vào thời điểm khá tệ đối với Tổng thống Trump – người đang phải đối mặt với nguy cơ bị luận tội. Đúng lúc cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra, thì cựu luật sự Michael Cohen đã tiết lộ những điều bất lợi đối với ông Trump trong phiên điều trần của đảng Dân chủ.
Những tiết lộ chấn động của Cohen có thể khiến Quốc hội Mỹ và FBI quyết định mở một cuộc điều tra mới về Tổng thống Trump, và điều đó đã trở thành sức ép buộc ông Trump phải ghi được một bàn thắng ngoạn mục ở Hà Nội, hoặc không đạt được thỏa thuận nào cả, nhằm chứng tỏ sức mạnh và vị thế của mình tại quê nhà.
Vì lí do này, nên ông Trump sẽ không thể nào chấp nhận một thỏa thuận nhỏ với Triều Tiên. Đối với vị Tổng thống Mỹ, thì chỉ riêng tổ hợp lớn nhất và lâu đời nhất của Triều Tiên thôi vẫn chưa đủ, mà ông còn yêu cầu phía Bình Nhưỡng đóng cửa toàn bộ các địa điểm bí mật do tình báo Mỹ phát hiện, để đổi lấy việc giảm bớt các đòn cấm vận.
Và tất nhiên phía Mỹ đã quá tham vọng khi mong đợi cái gật đầu nhanh chóng của Triều Tiên. Cũng như nhiều chuyên gia đã nhận định, đây không phải là chuyện có thể giải quyết xong xuôi trong một sớm, một chiều.
Hơn nữa, cũng có thể nói rằng Chủ tịch Kim đã kém may mắn khi người ngồi vào bàn đàm phán với ông là Tổng thống Trump.
Rất hiếm vị Tổng thống Mỹ tiền nhiệm của ông Trump tuân thủ chặt chẽ và thực hiện những lời cam kết trong quá trình tranh cử như vị Tổng thống thứ 45: ông Trump không chỉ loại bỏ chương trình Obamacare hay kí lệnh ngăn chặn người nhập cư trái phép, mà còn tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc nhằm thực hiện cam kết “chỉnh đốn” lại mức thâm hụt thương mại, như ông đã hứa trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016.
Điều quan trọng nhất, theo ông Zheng, đó là Tổng thống Trump đã cam kết sẽ tham gia đối thoại với Triều Tiên, đồng thời gây sức ép để khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Quả thật, kể từ sau khi nhậm chức, ông Trump đã thực hiện những lời hứa của mình, chẳng hạn như chiến thuật gây áp lực tối đa đối với Triều Tiên, do đó rất khó có khả năng ông Trump sẽ từ bỏ lời hứa của mình, dù kết quả cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội là gì.
Một điều đáng chú ý là trong cuộc họp báo công bố kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội, ông Trump đã trả lời phóng viên rằng ông sẽ không gia tăng thêm trừng phạt đối với Triều Tiên vì nghĩ đến những người dân nước này. Đồng thời, vị Tổng thống Mỹ cũng khẳng định đang có mối quan hệ “rất tốt” với Chủ tịch Triều Tiên.
Về phần mình, Chủ tịch Kim cũng bày tỏ sẵn sàng tiếp tục đối thoại với phía Mỹ. Do đó thế giới hoàn toàn có thể mong đợi những thay đổi, tiến triển lạc quan hơn trong mối quan hệ Mỹ-Triều trong thời gian tới.
Bắc Hàn Dịu Giọng
Trần Khải
Bản tin Foxnews hôm Thứ Hai ghi lời một số mục sư rằng, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un không dẫn tới bản văn ký kết nào là điều cần thiết, vì các nhóm quan sát cho biết tình hình đàn áp tín đồ Ki tô giáo đang nặng nề thêm, không ngừng chút nào tại Bắc Hàn.
Các nhóm nhân quyền, trong đó có các nhà truyền giáo Ki tô, nói rằng nên có những hội nghị kế tiếp để bàn về tình hình truy bức Ki tô hữu tại Bắc Hàn.
David Ro, Giám đốc khu vực Đông Á của phong trào Lausanne Movement, nói với báo Thiên chúa giáo Christianity Today, rằng ông tiên đoán sẽ có thương lượng tốt hơn, cùng lúc với việc Hoa Kỳ từ từ gỡ cấm vận và Bắc Hàn gỡ vũ khí nguyên tử.
Ro nói, “Tổng Thống Trump là một nhà thương thuyết kinh doanh cứng rắn, và khi bước ra ngoài phòng họp chỉ là một kỹ thuật để sau đó sẽ có thương lượng tốt hơn.”
Dù sao đi nữa, Bắc Hàn đã dịu giọng lâu nay rồi.
Bản tin VOA ghi rằng: Lò phản ứng hạt nhân được cho là đã cung cấp phần lớn plutonium cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên dường như đã ngừng hoạt động trong 3 tháng qua, cơ quan giám sát nguyên tử của LHQ cho biết hôm 4/3, theo hãng tin Reuters.
Lò phản ứng có công suất 5 megawatt là một phần của tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Việc tháo dỡ này có thể là vấn đề trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Việt Nam vào tuần trước.
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) có trụ sở tại Vienna, Áo, không tiếp cận được với Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên vào năm 2009, và hiện họ giám sát các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng chủ yếu thông qua các hình ảnh vệ tinh.
Một số nhà phân tích độc lập, những người cũng đang sử dụng hình ảnh vệ tinh, tin rằng lò phản ứng cũ kỷ này của Triều Tiên hiện đang gặp vấn đề kỹ thuật.
Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano phát biểu trong một cuộc họp kín trong tuần này nói rằng Cơ quan IAEA đã không quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lò phản ứng 5MW này hoạt động kể từ đầu tháng 12/2018.
IAEA luôn khẳng định rằng họ sẵn sàng đóng vai trò xác minh ở Triều Tiên sau khi đạt được một thỏa thuận chính trị về các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ nói rằng họ muốn Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, nhưng hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội vào tuần trước đã đột ngột kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào.
Trong khi đó, các cố vấn Bạch Ốc xem thượng đỉnh vừa qua là tốt đẹp, theo NHK: Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết hội nghị thượng đỉnh tuần trước giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là thành công, chứ không phải thất bại.
Ông Bolton phát biểu như trên trong chương trình thời sự “Face the Nation” của kênh CBS phát sóng hôm Chủ Nhật.
Ông Bolton nói không có thời hạn nào trong đề xuất tiếp tục đàm phán của Mỹ. Ông cho biết ông Trump hoàn toàn sẵn sàng tiếp tục đàm phán ở cấp thấp hơn, hoặc lại hội đàm với ông Kim Jong Un khi thích hợp.
Hôm Chủ Nhật, ông Trump đăng trên Twitter rằng lý do ông muốn hạn chế tập trận quân sự với Hàn Quốc là để tiết kiệm cho Mỹ hàng trăm triệu đôla chi phí.
Ông Trump cũng nói thêm rằng: “Giảm căng thẳng với Bắc Triều Tiên vào thời điểm này là điều tốt.
Ông Trump đăng lên Twitter như trên vài ngày sau khi ông và nhà lãnh đạo Kim Jong Un không đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa trong hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.
Nhưng sốt ruột là người anh em Nam Hàn, theo bản tin RFI: Hàn Quốc kêu gọi nhanh chóng mở lại đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên.
Ngày 04/03/2019, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên nhanh chóng mở lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa, sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội vào tuần trước giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un.
Trong một cuộc họp tại Seoul, ông Moon Jae In nói : «Tôi tin rằng các cuộc thảo luận giữa hai nước cuối cùng rồi sẽ đạt đến một thỏa thuận, nhưng tôi kêu gọi các bên có trách nhiệm nên nỗ lực mở lại các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, vì việc ngưng đàm phán quá lâu hoặc tình trạng bế tắc không bao giờ tạo thuận lợi.»
Tổng thống Hàn Quốc nhân dịp này yêu cầu các cố vấn của ông tìm hiểu tại sao hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua, để tìm cách giúp hai nước vượt qua những trở ngại đó.
Theo ông Moon Jae In, việc tháo dỡ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Yongbyon, theo như đề nghị của phía Bình Nhưỡng, có nghĩa là tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên bước vào một giai đoạn «không thể đảo ngược được», vì Yongbyon chính là nền tảng của các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Được đưa vào hoạt động từ năm 1986, Yongbyon là nơi xây dựng lò phản ứng phản ứng hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên và nơi sản nhất plutonium duy nhất được biết ở nước này. Nhưng đây không phải là nơi duy nhất làm giàu chất uranium ở Bắc Triều Tiên. Theo cơ quan tình báo Mỹ, chế độ Bình Nhưỡng còn có 2 cơ sở hạt nhân khác, một nằm gần Kangson, ngoại ô Bình Nhưỡng và một chưa rõ là ở đâu.
Trong khi đó, tiếng nói chính phủ Hàn Quốc vẫn không ngừng vận động, theo bản tin KBS: Đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc tới Washington để bàn về bước đi hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Đặc phái viên cấp cao về hạt nhân của Hàn Quốc sẽ tới Mỹ tuần này để trao đổi về các bước đi tiếp theo liên quan tới Bắc Triều Tiên, sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều không thành công tại Hà Nội vào tuần trước.
Bộ Ngoại giao cho biết ông Lee Do-hoon, Trưởng đoàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sẽ tới Washington sáng 5/3 (giờ địa phương) để gặp người đồng cấp Mỹ Stephen Biegun.
Trong chuyến thăm ba ngày của ông Lee, hai bên sẽ chia sẻ đánh giá về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, vốn đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Trước đó, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhất trí thảo luận cách thức phối hợp nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng trong tương lai gần. Ngoại trưởng hai nước cũng đã nhất trí trao đổi về thời điểm cụ thể cho cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Mỹ tiếp theo.
Và như thế, người ta có thể đoán rằng chính Kim Jong Un đang nhờ anh em phía Nam vận động nối thương thuyết lại với TT Trump…
https://vietbao.com/p123a291482/bac-han-diu-giong
Kim: Xin Họp Lại Với Trump; Nam Hàn: Họp Kỳ Tới Sẽ Ký
SEOUL – Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un hứa sẽ gặp lại để tiếp tục thương lượng nguyên tử, theo 1 bản tin của thông tấn chính thức KCNA – báo Singapore tường thuật : tuyên bố của lãnh tụ Kim có vẻ lạc quan hơn phát biểu của ngoại trưởng Ri Yong-ho, mô tả cuộc gặp gỡ tại Hà Nội là “có ý nghĩa xây dựng”.
Trong buổi họp báo tổ chức vội vã lúc gần 12 giờ đêm tại thủ đô Vietnam, Ri nhấn mạnh “đề nghị giải tỏa 1 phần trừng phạt trong giai đoạn này của thương lượng là hợp lý”, và khẳng định lập trường về phi nguyên tử của Pyongyang là không thay đổi.
Hôm cuối tuần, Trung Cộng đề nghị HĐ Bảo An thảo luận về giải tỏa trừng phạt với Bắc Hàn – phát ngôn viên Bộ ngoại giao Lu Kang phát biểu “Nên xem xét và giải quyết cùng lúc bươc đầu của phi nguyên tử và giải tỏa 1 phần trừng phạt”…
* TT Nam Hàn Ca Ngợi Đề Nghị Phá Hủy Cơ Sở Nguyên Tử Yongbyon Của Bắc Hàn
SEOUL – Tại 1 hội nghị đầu tuần, TT Nam Hàn Moon Jae-on tán dương đề nghị của Bắc Hàn để phá hủy cơ sở nguyên tử Yongbyon là không thể đảo ngược, trái với quan ngại của chính quyền Trump.
Nhân dịp này nguyên thủ Nam Hàn hô hào tiếp tục khai triển các dự án hợp tác nam/bắc Hàn đang bị kềm chế bởi kế hoạch trừng phạt của Washington.
Thông tấn tài chính Bloomberg tường thuật : tại phiên họp về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội của HĐ an ninh quốc gia, TT Moon xác nhận với các cố vấn “Nếu Yongbyon bị phá hủy, các cơ sở tinh chế plutonium và uranium bị triệt hạ hoàn toàn, là không thể đảo ngược”.
Yongbyon được biết là trung tâm của chương trình nguyên tử Bắc Hàn, đã giảm tầm quan trọng từ vài năm qua khi chế độ Pyongyang dùng các cơ sở khác trong việc chế tạo vật liệu làm đầu nổ nguyên tử và phi đạm tầm xa đe dọa bắn tới lục địa Hoa Kỳ.
Sau khi ngưng đối thoại với Kim tại Hà Nội. TT Trump mở họp báo tuyên bố “Kim đòi giải tỏa trừng phạt hoàn toàn là điều không thể làm” – trong 1 buổi họp báo không lâu sau đó, ngoại trưởng Ri Yong-ho xác nhận “Không đòi bỏ trừng phạt hoàn toàn”. Tại buổi họp HĐ an ninh quốc gia, TT Moon tuyên bố “Chúng tôi hy vọng 2 Bên sẽ tiếp tục đối thoại, 2 nguyên thủ sẽ tái ngộ để đạt tới thỏa thuận đã bị đình hoãn kỳ này”.
https://vietbao.com/a291481/kim-xin-hop-lai-voi-trump-nam-han-hop-ky-toi-se-ky
TQ nêu các biện pháp thúc đẩy kinh tế
và tăng chi phí quốc phòng
Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật lãnh đạo đứng thứ hai Trung Quốc, cảnh báo rằng nước này đang đối diện với “một cuộc vật lộn cam go” khi ông trình bày về các kế hoạch nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Khai mạc phiên họp quốc hội thường niên, ông đưa ra dự đoán tăng trưởng năm nay là 6%-6,5%, giảm xuống từ mục tiêu đặt ra trong năm 2018 là 6,5%.
Tuy nhiên, ông cũng nêu mức tăng ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm nay, ở mức 7,5%.
Canh bạc kinh tế thật to của Trung Quốc
TQ: Tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần 30 năm
TQ lần đầu thừa nhận kinh tế sụt giảm vì thuế Mỹ
Trung Quốc đã phải vật lộn với nền kinh tế đang chững lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Bắc Kinh muốn thúc đẩy chi tiêu, để các hãng nước ngoài tiếp cận vào thị trường trong nước, và cắt giảm hàng tỷ đô la thuế.
“Để tiếp tục phát triển trong năm nay, chúng ta sẽ phải đối diện với một môi trường khó khăn hơn, phức tạp hơn, cũng như những rủi ro, thách thức… đang tăng thêm về cả số lượng lẫn quy mô,” ông Lý nói trong bài diễn văn dài.
“Chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cho một cuộc vật lộn cam go.”
Tăng chi phí quốc phòng
Về ngân sách quân sự, Trung Quốc sẽ tăng lên 7,5%, đạt 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 178 tỷ đô la Mỹ).
Mức này thấp hơn so với mức tăng 8,1% trong năm ngoái, nhưng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và vẫn là con số khiến các quốc gia láng giềng cảm thấy lo lắng, hãng tin AFP nói.
TQ ra ngân sách quốc phòng ‘1 nghìn tỷ tệ’
TQ tăng chi tiêu quân sự 7% năm 2017
Chi phí quốc phòng của nước này là vấn đề được theo dõi sát sao, bởi nó cho thấy những dấu hiệu về mục tiêu quân sự của Bắc Kinh.
Trung Quốc đang có chương trình nâng cấp vũ khí, khí tài hiện đại cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) gồm hai triệu lính.
Việc chi tiêu được chú trọng vào chiến đấu cơ tàng hình, hàng không mẫu hạm và các loại vũ khí tân tiến khác.
Bắc Kinh cũng tăng mức thể hiện thái độ đối với bất kỳ động thái muốn tách ra độc lập nào của Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai của mình, và tiếp tục xác quyết các tuyên bố chủ quyền tại các vùng có tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Với mức chi phí quốc phòng được công bố, nay Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ, quốc gia có ngân sách quốc phòng cho 2019 là 716 tỷ đô la Mỹ.
Kể từ 2015 tới nay, Bắc Kinh chưa từng đưa ra con số tăng chi tiêu trong mảng này ở mức hai con số.
Chính phủ sẽ “nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng các lực lượng có vũ trang luôn ttrung thành về mặt chính trị,” ông thủ tướng nói trong bài phát biểu trước Quốc hội, và nhấn mạnh về “vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng” đối với quân đội.
Về kinh tế, ông Lý nói với 3.000 đại biểu dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc rằng Trung Quốc muốn cắt giảm gần hai ngàn tỷ nhân dân tệ (298 tỷ đô la Mỹ) tiền thuế và các loại lệ phí công ty.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các ngành vận tải và xây dựng sẽ được giảm từ 10% xuống 9%, và VAT cho các công ty sản xuất sẽ giảm từ 16% xuống 13%, ông nói.
Thương mại suy yếu của TQ phải làm tất cả lo ngại
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Ông Lý cũng nói Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và dùng các yêu cầu về quỹ dự phòng làm các công cụ điều tiết chính sách.
Trung Quốc đã cắt bớt các đòi hỏi về quỹ dự phòng – tức số tiền mà các ngân hàng thương mại cần phải cất trữ – nhiều lần trong năm ngoái nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay.
Nền kinh tế nước này tăng 6,6% trong năm 2018, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 1990 tới nay.
‘Giảm bớt căng thẳng với Mỹ’
Ông Lý cũng công bố rằng Bắc Kinh sẽ nới lỏng thêm nữa hoạt động kiểm soát đối với việc các công ty nước ngoài tiếp cận các thị trường Trung Quốc.
Phóng viên BBC chuyên về tình hình Trung Quốc Stephen McDonell nói điều này có vẻ như là nỗ lực nhằm làm giảm bớt căng thẳng với Mỹ.
Cả hai nước đã áp biểu thuế quan trị giá hàng tỷ đô la đối với hàng hóa của nhau trong năm ngoái.
Dù các quan chức tỏ ra lạc quan hơn về các cuộc đàm phán gần đây với Hoa Kỳ, nhưng việc không đạt được thỏa thuận sẽ khiến hàng Trung Quốc phải chịu biểu thuế quan trị giá 200 tỷ đô la gần như ngay lập tức, và sẽ khiến Hoa Kỳ áp thêm các biểu thuế quan mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47459088
Trung Cộng sẽ dễ chấp nhận bị đánh thuế
hơn là thay đổi mô hình kinh tế
Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo tin từ Reuters, nhiều chuyên gia thương mại tin tưởng rằng Trung Cộng sẽ chấp nhận nhượng bộ trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Hoa Kỳ, vì mục đích ổn định mối quan hệ. Tuy nhiên nước này sẽ không dễ dàng thay đổi mô hình kinh tế, ngay cả khi phải đối mặt với rào cản thuế gia tăng của Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump từng khẳng định có thể từ bỏ thỏa thuận với Trung Cộng nếu thỏa thuận này không đủ tốt, ngay cả khi các cố vấn ca ngợi về tiến trình đàm phán. Tuy nhiên, sự lạc quan này đã hình thành một quan điểm khác ở Bắc Kinh, trong đó sự chậm trễ về thời hạn tăng thuế 1 tháng 3 của Hoa Kỳ đã củng cố quan điểm cho rằng, lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump đã dần suy yếu khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đến gần, và một nền kinh tế Hoa Kỳ mạnh mẽ sẽ hỗ trợ ông trong cuộc bầu cử.
Theo đánh giá của Reuters, sự nhượng bộ của Trung Cộng trong các thỏa thuận thương mại có khả năng không đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ, trong việc thay đổi sâu rộng mô hình kinh tế. Các chuyên gia Trung Cộng lập luận rằng, việc hủy bỏ hàng thập kỷ kế hoạch của nhà nước sẽ không xảy ra chỉ trong một đêm. Và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình cũng phải đối mặt với thực tế chính trị tại quê nhà, nơi mà sự nhượng bộ của ông đối với Tổng thống Trump sẽ ít được ưa thích hơn là việc giải quyết các tác động ngắn hạn của căng thẳng thương mại.
Một viên chức Trung Cộng nói với Reuters rằng, cải cách trong nước của Trung Cộng là một quá trình lâu dài. Viên chức này khẳng định “Nếu Hoa Kỳ thực hiện các hạn chế, hoặc tạo ra áp lực dựa trên lợi ích của chính họ, Trung Cộng sẽ không chấp nhận điều đó.”
Ông Tu Xinquan, một chuyên gia thương mại tại Đại học Kinh doanh Quốc tế Bắc Kinh cho biết, rất khó để Chủ tịch Tập đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ trong việc cải cách vai trò của các công ty nhà nước và các chính sách công nghiệp cốt lõi khác. Theo ông Tu, những tuyên
bố xa nhất mà Chủ tịch Tập có thể đưa ra là mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ và cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR). (Mộc Miên)
Trung Quốc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài :
Châu Âu và Mỹ trông đợi trong ngờ vực
Phải chăng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sắp đến hồi kết thúc ? Hôm nay, 05/03/2019, Quốc Hội Trung Quốc khai mạc khóa họp thường niên với trọng tâm là sửa đổi luật đầu tư nước ngoài. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách đưa ra nhiều cam kết cởi mở hơn. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra nghi ngờ : Trung Quốc có nhiều luật, quy định nhưng liệu có thực tâm thực hiện hay không ?
Theo các tuyên bố của giới chính khách hai bên, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung có những tiến triển. Hoa Kỳ đã chấp nhận lùi thời hạn áp mức thuế 25% nhắm vào 200 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, nhưng ngoài cam kết của Bắc Kinh mua thêm hàng hóa, chính quyền Washington vẫn nhấn mạnh đến một đòi hỏi quan trọng : Trung Quốc phải cải thiện bầu không khí kinh doanh. Cụ thể là các doanh nghiệp nước ngoài phải được đối xử ngang bằng với các doanh nghiệp trong nước.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, dự luật mới liên quan đến đầu tư nước ngoài rất được các đối tác châu Âu và Mỹ trông đợi. Văn bản này được thông qua vào ngày 15/03 trong khóa họp Quốc Hội Trung Quốc lần này. Được đề xuất vào cuối năm 2018, dự luật đã được xem xét nhanh chóng trong vòng có vài tuần.
Trong số các chủ đề gai góc nhất gây tranh cãi giữa hai cường quốc, đáng quan tâm nhất là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ. Các doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp công nghệ của nhiều doanh nghiệp Mỹ, mà vụ tập đoàn viễn thông Hoa Vi là một ví dụ điển hình và đang bị ngành tư pháp Mỹ nhắm đến.
Dù vậy, dự thảo luật đầu tư mới của Trung Quốc vẫn làm dấy lên nhiều nghi ngờ từ phía Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ vì còn nhiều điểm không rõ ràng. Theo ban Kinh Tế đài RFI, luật đầu tư mới của Trung Quốc nói đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng lại không cấm các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc áp đặt chuyển giao công nghệ một cách rõ ràng. Hoặc chính quyền Bắc Kinh được quyền kiểm soát cổ đông nước ngoài nếu như lợi ích công bị đe dọa. Văn bản còn áp đặt việc thẩm định doanh nghiệp nước ngoài nếu như hoạt động của doanh nghiệp này có thể tác động đến an ninh quốc gia.
Điểm ngờ vực lớn nhất chính là cách thức thực thi pháp luật. Cơ quan nào sẽ giám sát việc áp dụng các điều luật ? Liệu tư pháp Trung Quốc có xét xử công minh, thậm chí xử thua một doanh nghiệp địa phương khi xảy ra có tranh chấp hay không ?
Bởi vì, theo phân tích của ông Philippe Le Corre, hiện đang giảng dậy tại Harvard Kennedy School, Cambridge (MA), chuyên gia nghiên cứu tại Mossavar-Rahmani Center for Business and Government, trên đài France Culture, tư duy, suy nghĩ chống các doanh nghiệp nước ngoài vẫn khá mạnh tại Trung Quốc khi nhìn vào số điều khoản sẽ được sửa đổi và thông qua.
« Năm 2015, Trung Quốc đã từng thông báo một đạo luật tương tự nhưng chưa bao giờ được thông qua. Và hiện nay trong tổng số 170 điều khoản thì chỉ có 39 điều sẽ được sửa đổi. Điều đó cho thấy là có một sự kháng sự mạnh mẽ tại Trung Quốc chống lại việc ưu đãi các doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc ».
Tóm lại, trong một chừng mực nào đó, các đối tác châu Âu và Mỹ đón « tin vui » này trong một trạng thái dè dặt với một câu hỏi lớn : Phải chăng đó chỉ là những thay đổi bề ngoài, một chiến thuật nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại với Mỹ mà thôi ?
Trung Quốc thông báo giảm thuế trong nhiều lĩnh vực
để tái thúc đẩy kinh tế
Hôm nay, 05/03/2019, tại đại lễ đường Nhân Dân, ở Bắc Kinh, Quốc Hội Trung Quốc khai mạc khóa họp thường niên. Trước khoảng 3000 đại biểu Quốc Hội, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, ưu tiên của chính phủ là thúc đẩy hoạt động kinh tế, trong bối cảnh tăng trưởng bị chậm lại và quan hệ thương mại căng thẳng với Hoa Kỳ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
« Chụp ảnh với các thiếu nữ đội mũ vành gắn dải tua nhỏ, với các đại biểu trong trang phục truyền thống đến từ mọi tỉnh của đất nước, tự chụp ảnh chung với các nữ tiếp viên trong trang phục mầu đỏ của Quốc Hội Trung Quốc, với nhân viên công an, quân đội đứng gác phía trước đại lễ đường Nhân Dân, hoặc với bức chân dung Mao Trạch Đông được gắn ở Tử Cấm Thành.
Sau bản quốc ca, thủ tướng Trung Quốc kêu gọi toàn dân đoàn kết đối phó với tình trạng kinh tế phát triển chậm, thông báo những biện pháp giảm thuế để kích thích các hoạt động kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết : Chính phủ dự tính áp dụng chính sách giảm thuế, chú trọng đến việc giảm các loại thuế đang đè nặng lên ngành công nghiệp chế biến và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ sẽ giảm thuế giá trị gia tăng từ 16% xuống còn 13% trong ngành công nghiệp chế biến và trong các lĩnh vực khác.
Tóm lại, cần phải giảm áp lực thuế. Có hai con số cần ghi nhớ trong bài diễn văn của thủ tướng Trung Quốc, đó là ngân sách quốc phòng chỉ tăng có 7,5% và dự báo tăng trưởng trong năm 2019 chỉ là 6,5% so với mức tăng trưởng 6,6% của năm 2018, vốn được coi là tỉ lệ tăng trưởng thấp ở mức lịch sử tại Trung Quốc ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines kêu gọi
sửa đổi hiệp ước với Hoa Kỳ
Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Philippines cần phải sửa đổi nếu không sẽ có nguy cơ khiến Manila bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, vào ngày 5 tháng 3 có ý kiến như vừa nêu sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ can thiệp trong trường hợp lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công tại khu vực Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước trong vùng.
Trong thông cáo đưa ra, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho rằng điều khiến ông này quan ngại không phải là thiếu sự đảm bảo từ phía Mỹ; mà đó là sự can dự vào một cuộc chiến mà Philippines không hề muốn hay nhắm đến.
Các giới chức Philippines từng đề nghị Hiệp ước Phòng thủ chung ký năm 1951 giữa Washington và Manila không áp dụng đối với tuyến đường biển chiến lược bởi lẽ Hoa Kỳ không ngăn chặn được việc Trung Quốc bồi lấp nên các đảo nhân tạo từ những đá mà Philippines và một số nước khác trong khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Hoa Kỳ luôn nói không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông; trong khi đó Washington cho thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải áp sát những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp nên. Hoạt động này được nói nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho rằng hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ như thế có thể tạo nên nguy cơ lôi kéo Philippines vào xung đột vũ trang. Ông Delfin Lorenzana lập luận rằng trong trường hợp hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải mà phía Hải quân Hoa Kỳ tiến hành tại khu vực biển tranh chấp xảy ra đụng độ vũ trang, thì trên cơ sở Hiệp ước Phòng thủ chung, Manila tự động phải can dự vào.
Do đó Ông Delfin Lozenzana cho rằng cần thiết phải sửa đổi lại.
Cũng tin liên quan, hiện nay ngư dân Philippines khi ra đánh bắt tại ngư trường đảo Thị Tứ bị tàu Trung Quốc xua đuổi.
Hãng AFP loan tin ngày 5 tháng 3 dẫn phát biểu của Ông Roberto del Mundo, thị trưởng Kalayaan, nói với Mạng báo Inquirer về thực tế ngư dân địa phương Palawan bị tàu Trung Quốc xua khỏi đảo Thị Tứ như vừa nêu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/del-rev-us-pact-03052019081610.html