Tin Việt Nam – 26/02/2019
Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch Kim Jong-Un
đã đến Hà Nội
Nguyên thủ hai nước Hoa Kỳ và Bắc Hàn vào tối ngày 26 tháng 2 đều có mặt tại Hà Nội để tiến hành cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 27 và 28 tháng 2.
Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đã đến ga xe lửa Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam vào khoảng 8 giờ sáng ngày 26/2 sau một hành trình hàng ngàn cây số từ Bắc Hàn đi qua Trung Quốc và đến biên giới Việt Nam. Sau khi xuống xe lửa, Chủ tịch Kim Jong Un cùng đoàn của mình đã lên xe hơi đi về Hà Nội.
Đón Chủ tịch Kim Jong Un ở ga Đồng Đăng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Trưởng Ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng.
Đi cùng với Chủ tịch Kim Jong Un lần này đến Việt Nam còn có Phó Chủ tịch Đảng Lao Động Triều Tiên, người đóng vai trò quan trọng trong đàm phán với Hoa Kỳ là ông Kim Yong Chol. Ngoài ra còn có bà Kim Yo Jong, em gái của Chủ tịch Kim Jong Un và là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
Từ hôm 24/2, đoàn vệ sĩ của Chủ tịch Kim Jong Un đã đến Hà Nội. Vào ngày 25/2, các phóng viên báo chí túc trực bên ngoài khách sạn Melia ở Hà Nội đã chứng kiến đoàn vệ sĩ đầu tiên của Chủ tịch Kim Jong Un đến khách sạn vào buổi chiều, chuẩn bị đón lãnh đạo của họ đến vào ngày hôm sau.
Sau khi đến Hà Nội, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un cùng người em gái cảu ông là bà Kim Jo Yong cùng đoàn tùy tùng đã đến thăm Đại sứ quán Bắc Hàn tại Hà Nội.
Tòa Đại sứ nằm không xa khách sạn Melia, nơi ông Kim sẽ ở trong những ngày làm việc tại Việt Nam.
Trong khi đó thì Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ cũng đáp xuống Hà Nội vào lúc khoảng 9:15 phút tối ngày 26 tháng 2.
Tin cho biết ông sẽ cùng với ông Kim có một buổi ăn tối vào ngày thứ tư. Cùng dự buổi ăn tối này có Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo, và người tạm quyền phụ trách văn phòng Tổng thống Mick Mulvaney. Nhà Trắng cho biết như thế vào ngày hôm nay 26/2.
Ông Kim sẽ có hai người tháp tùng đến buổi ăn tối nhưng hiện không rõ danh tánh.
Hiện chưa có chương trình chi tiết trong ngày làm việc chính thứ năm 28/2.
Đây là lần gặp thứ hai của hai ông Kim và Trump. Lần gặp trước diễn ra tại Singapore hồi tháng 6 năm ngoái, mà giới quan sát cho rằng không đem lại được điều gì rõ ràng mặc dù căng thẳng giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã lắng dịu sau đó.
Lần gặp thượng đỉnh Hà Nội này được kỳ vọng rằng sẽ tiến tới việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng giới quan sát vẫn đang nghi ngờ việc Bắc Hàn sẽ chấm dứt các chương trình hạt nhân của mình.
Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc tuyên bố rằng ông hy vọng cuộc gặp Trump- Kim sẽ dẫn đến một bước mới trên tiến trình phi hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên.
Ông nói như vậy vào ngày thứ ba 26/2 trước khi hai nguyên thủ Hoa Kỳ và Bắc Hàn tiến hành cuộc thượng đỉnh lần thứ hai ở Hà Nội.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tru-ki-in-hn-02262019103550.html
Vì sao ông Kim không dùng máy bay mà đi tàu hỏa tới VN
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã tới Hà Nội, chuẩn bị gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.
Sự kiện này diễn ra sau cuộc họp lịch sử đầu tiên hồi năm ngoái tại Singapore.
‘Cẩm nang’ thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội
Hà Nội trước giờ đón hai ông Trump và Kim
VN trục xuất người ‘đóng giả’ ông Kim Jong-un
Đội lính danh dự và đám đông vẫy cờ đón ông Kim trên thảm đỏ khi ông tới ga Đồng Đăng vào sáng sớm thứ Ba, 26/2.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn sau đó đi xe hơi về thủ đô Hà Nội, nơi công tác an ninh được thắt chặt và rất đông người dân đang chờ đón.
Tại ga Đồng Đăng, lực lượng an ninh, các quan chức và các ống kính rất đông vây quanh ông Kim cùng đoàn tùy tùng khi các vị khách từ Bình Nhưỡng rời tàu chuyển sang chiếc xe hơi đã đợi sẵn.
Đội vệ sỹ đặc trưng của ông Kim trong bộ vest đen đã chờ sẵn tại nhà ga, và chạy theo bên cạnh xe một chút khi xe bắt đầu lăn bánh.
Trump: Bắc Hàn ‘có thể thành cường quốc’
Kim Jong-un rời Bắc Hàn bằng xe lửa
Mike Pompeo hy vọng có tiến bộ thực sự ở Hà Nội
Ông Kim được cho là đi cùng em gái Kim Yo-jong và một trong các nhà thương thuyết chủ chốt của mình, cựu tướng Kim Yong-chol. Đây là hai gương mặt quen thuộc với thế giới kể từ sau cuộc họp thượng đỉnh lần trước với ông Trump.
Vì sao ông Kim đi tàu hỏa tới Việt Nam?
Hành trình từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam đi mất hơn hai ngày, với quãng đường khoảng 4.000 km. Nếu như dùng máy bay, ông Kim sẽ tới nơi chỉ trong vài giờ.
Trong thời gian tàu ông Kim đi qua lãnh thổ Trung Quốc, giới chức đã đóng đường và các ga tàu hỏa. Mạng xã hội Trung Quốc đăng tin ồn ã về việc đóng đường, tắc đường và các chuyến tàu bị trễ.
Tại Việt Nam, ga Đồng Đăng cũng đóng cửa không có công chúng vào trước khi tàu của ông Kim tới nơi, sáng thứ Ba.
Việc ông Kim chọn đi tàu hỏa không phải là điều gây quá nhiều ngạc nhiên, bởi ông nội của ông, nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Hàn, ông Kim Nhật Thành, cũng từng đi như thế khi ông tới Việt Nam và Đông Âu.
Chỉ riêng điều này đã khiến việc chọn đi tàu hỏa trở thành hành động mang tính biểu tượng cho ông Kim Jong-un.
Đoàn tàu sơn màu xanh vàng của ông Kim gồm 21 toa chống đạn và được lắp thiết bị, tiện nghi xa hoa bên trong, với các ghế sofa bọc da màu hồng sang trọng, có các phòng họp, cho nên hành trình sẽ không khiến cho mọi người cảm thấy có chút gì bất tiện.
Khác với nhà lãnh đạo Bắc Hàn, ông Trump tới Việt Nam bằng máy bay.
Chiếc phi cơ của tổng thống Hoa Kỳ, Air Force One, đã rời Căn cứ Không quân Andrews tại Maryland, và được trông đợi sẽ tới nơi vào tối thứ Ba, giờ Việt Nam.
Chi tiết về lịch trình làm việc của hai nhà lãnh đạo mới chỉ vừa được công bố.
Ông Trump sẽ gặp ông Kim trong một cuộc thảo luận riêng, ngắn gọn giữa hai người vào tối thứ Tư, sau đó họ sẽ ăn tối cùng các cố vấn, theo nữ phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders.
Trong ngày thứ Năm, hai nhà lãnh đạo sẽ có một loạt các cuộc họp qua lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47359569
Ngày làm việc đầu tiên của ông Kim Jong Un tại Hà Nội
Chiều ngày 26/2, Chủ tịch Triều Tiên đến thăm Tòa đại sứ Triều Tiên tại Hà Nội, bắt đầu chuyến công du chính thức Việt Nam, theo hãng tin Reuters.
Lãnh tụ Triều Tiên đã rời khách sạn bằng xe limousine và tiến vào Tòa đại sứ khoảng 5 giờ chiều giờ Hà Nội.
Các video phát trực tiếp trên Facebook cho thấy đoàn xe của ông Kim rời khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt và tiến đến Tòa đại sứ Triều Tiên trên đường Cao Bá Quát.
Báo VNExpress cho biết ông Kim được đội cận vệ hộ tống đưa vào Tòa đại sứ trong tiếng vỗ tay của nhân viên ngoại giao. Sau khoảng 2 phút chào hỏi, Chủ tịch Triều Tiên lên thẳng tầng hai tòa nhà.
Theo nguồn tin của VnExpress, tối 26/2 Chủ tịch Kim Jong Un sẽ họp và ăn tối với các nhân viên Đại sứ quán.
Đại sứ Việt Nam tại Bình Nhưỡng Lê Bá Vinh cho VOA biết “lịch trình chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong Un không được tiết lộ.”
Chủ tịch Triều Tiên đặt chân tới Việt Nam
Tàu chở Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tới ga Đồng Đăng tại biên giới Việt – Trung sáng 26/2 và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lên xe đi Hà Nội trong sự bảo vệ dày đặc của các cận vệ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng là người đầu tiên bắt tay ông Kim khi ông bước ra khỏi đoàn tàu.
Còn có thể thấy một số quan chức cấp cao khác của Việt Nam hiện diện tại ga Đồng Đăng như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Theo các đoạn video phát trực tiếp đăng trên mạng xã hội, ông Kim đã được nhiều người cầm quốc kỳ Việt Nam và Triều Tiên chào đón.
Theo truyền thông Việt Nam, ông Kim đến khách sạn Melia vào trưa hôm 26/2 và được Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến chào.
Ngay sau khi ông Kim đến Hà Nội, Đại sứ Lê Bá Vinh viết trên Facebook: “Ước mơ của tôi từ khi bắt đầu làm Đại sứ tại Triều Tiên vào tháng 10/2018 hôm nay đã thành hiện thực… Đồng chí Kim Jong Un đã đến!”
https://www.voatiengviet.com/a/4804198.html
Thượng đỉnh Trump – Kim :
Chương trình nghị sự vẫn được giữ kín
Đoàn tầu bọc thép của lãnh đạo Kim Jung Un đến ga Đồng Đăng lúc 8h10 sáng, giờ địa phương. Sau 20 phút tổ chức lễ tiếp đón, do ông Võ Văn Thưởng, bí thư Trung ương Đảng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đích thân ra đón tại ga Đồng Đăng, phái đoàn Bắc Triều Tiên đã lên xe đến Hà Nội bằng đường bộ. Người dân thủ đô đứng chật hai bên đường chào đón đoàn xe về đến khách sạn Melia, nằm trên phố Lý Thường Kiệt.
Tối 26/02, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Hà Nội trên chiếc Air Force One để họp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào chiều mai, 27/02. Tuy nhiên, theo đặc phái viên Thanh Hà, vẫn còn một vài điểm chưa được rõ trong lịch làm việc của hai bên.
Thanh Hà_Hà Nội26/02/2019Nghe
RFI : Thân chào Thanh Hà, vài giờ trước khi thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên chính thức khai mạc, địa điểm cuộc họp đã được thông báo chưa ?
Thanh Hà : Cho đến 12 giờ trưa hôm nay, bên Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế vẫn chưa thể cung cấp thông tin về địa điểm nguyên thủ hai nước sẽ gặp nhau, cũng như về chương trình nghị sự cụ thể trong hai ngày họp.
Tuy nhiên, tối hôm qua, khi đi thả bộ tham quan thành phố thì tôi thấy an ninh được tăng cường đáng kể chung quanh khách sạn Métropole. Khi nhìn lên lịch cấm đường ở thủ đô Hà Nội, tôi thấy có « lệnh cấm triệt để các loại phương tiện hoạt động », lệnh này được áp dụng từ 6 đến 11 giờ sáng ngày 28 tháng 2 trên các con đường : Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Lê Phụng Hiểu, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Lê Lai, Lê Thạch, Tràng Tiền, Trần Nguyên Hãn, Tông Đản. Đấy là những con lộ bao quanh hoặc cách không xa khách sạn Métropole.
Về chương trình thượng đỉnh, chỉ biết là ngày mai (27/02), trước khi gặp lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp xúc với chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào 11 giờ sáng và đến 12 giờ sẽ là buổi làm việc với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đến chiều, tổng thống Donald Trump sẽ có một họp tay đôi với lãnh tụ Bắc Triều Tiên, sau đó nguyên thủ hai nước sẽ dùng cơm tối cùng với phái đoàn các bên. Theo lịch của bên Nhà Trắng, ông Trump sẽ rời khỏi Việt Nam cuối ngày 28.
RFI : Còn về thành phần của phái đoàn của mỗi bên ?
Thanh Hà : Được biết là trong phái đoàn Mỹ đến Việt Nam lần này, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump là ông John Bolton sẽ vắng mặt.
Còn về phía Bắc Triều Tiên, tháp tùng ông Kim Jong Un gồm có em gái ông là bà Kim Yo Jong. Bà luôn hiện diện sát cạnh lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong mỗi sự kiện quan trọng, chẳng hạn như là tại Singapore hồi tháng 06/2018 hay tại ba lần nguyên thủ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc gặp nhau từ tháng 04/2018 tới nay.
Bên cạnh nhân vật nữ duy nhất này, đoàn còn có ngoại trưởng Kim Jong Chol, người được xem là cánh tay mặt của ông Kim Jong Un. Gương mặt thứ ba trong phái đoàn Triều Tiên được báo chí quốc tế biết đến nhiều là đặc phái viên Bắc Triều Tiên về Hoa Kỳ, ông Kim Hyock Chol. Ông này, cho đến thứ Sáu tuần qua, vẫn còn tiếp tục đàm phán với đồng sự Mỹ Stephen Biegun tại Hà Nội. Người thứ tư xuất hiện nhiều trên hồ sơ này là ông Kim Chang Son, đặc trách về an ninh và lễ tân.
Ngoài ra, báo chí cho biết thêm là có từ 100 đến 200 cận vệ đi theo ông Kim Jong Un đến Việt Nam lần này. Sáng nay, tại ga Đồng Đăng, người ta đã trông thấy hơn một chục cận vệ cao, to bao sát chung quanh nguyên thủ Bắc Triều Tiên khi ông từ trong nhà ga bước lên xe limousine để về Hà Nội. Tương tự như vậy, khi vào đến khu vực khách sạn Melia, Hà Nội, 12 cận vệ Bắc Triều Tiên đã xuống xe trước và chạy bộ chung quanh xe của ông Kim Jong Un.
Xin nói thêm sáng nay đoàn tàu của lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã dừng tại ga Đồng Đăng, và như vậy là ông Kim Jong Un đã đến Việt Nam vào sáng nay 26/02 chứ không phải là đêm qua, như đã dự báo ban đầu.
Liên quan đến chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, cho đến giờ vẫn chưa có thông tin cụ thể, nhưng có tin cho rằng chuyến viếng thăm chính thức này sẽ chỉ diễn ra vào ngày 01 tháng 3, tức là một khi đã khép lại thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un lần thứ nhì.
RFI : Việt Nam chuẩn bị cho thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un lần này như thế nào ?
Thanh Hà : Công tác trang trí khu trung tâm báo chí quốc tế ở đường Trần Hưng Đạo đã diễn ra cho tới khuya hôm qua. Toàn bộ khu vực này cũng được tăng cường an ninh đáng kể.
Trong 48 giờ qua, đích thân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã huy động nhiều phương tiện để hội nghị lần này diễn ra trong những điều kiện tốt nhất, qua đó đưa ra một hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Trung tâm báo chí quốc tế chẳng hạn được trang bị đầy đủ từ hệ thống wifi cho đến các ổ cắm điện, có phiếu ăn cho khoảng 4.000 phóng viên quốc tế làm công tác đưa tin trong những điều kiện thuận lợi.
Riêng thành phố Hà Nội đã bố trí hẳn một chuyến xe buýt hai tầng để đưa các phóng viên tham quan thủ đô, đi qua 13 địa điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm hay chùa Một Cột…
Ngần ấy những nỗ lực cho thấy Việt Nam đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của nước chủ nhà. Có một điều ngoài ý muốn của tất cả mọi người, đó là thủ đô Hà Nội, quá ồn vì tiếng xe cộ. May mắn một điều là mát trời – đối với dân Hà Hội thì thời tiết thậm chí là lạnh – nên không cảm thấy thành phố bị ngột ngạt với một lượng người tăng lên hẳn trong chưa đầy một tuần qua.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190226-thuong-dinh-trump-kim-chuong-trinh-nghi-su-van-duoc-giu-kin
Giới hoạt động lại bị canh chặn
khi Hà Nội tổ chức thượng đỉnh Mỹ – Triều
Diễm Thi, RFA
Như đã thành lệ, mỗi khi có sự kiện gì liên quan đến quốc tế diễn ra ở Việt Nam, tư gia của một số nhà hoạt động … lại bị theo dõi, canh chặn, thậm chí chủ nhân bị yêu cầu không được ra khỏi nhà. Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn ở Hà Nội lần này không là ngoại lệ.
Trên mạng xã hội mấy hôm nay bắt đầu xuất hiện những status về việc an ninh, công an khu vực đến nhà “tò mò” về chuyện riêng của gia đình họ. Vợ luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết sáng 25/2, công an khu vực tới nhà hỏi “tối qua chồng chị có ngủ ở nhà không?”
Anh Ngô Duy Quyền, chồng của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, hiện đang ở Hà Nội thì cho biết từ sáng 25/2 họ đã án ngữ tận tầng 3, đi chợ thì họ kè kè đi theo, cách chỉ khoảng 3m.
Ông Tô Oanh, hiện ở Bắc Giang, người từng sang Hoa Kỳ dự buổi điều trần về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam năm 2014 cũng cho biết “Ngoài 2 camera trước cửa, tôi được sĩ quan an ninh vào nhà tuyên bố không được đi đâu từ chiều nay cho hết hội nghị Thượng đỉnh nào đó ! Chắc tôi có tên trong danh sách tổ chức khủng bố chăng?”
Cư dân mạng Nguyễn Đức Giang thì cho biết gia đình anh vừa gọi điện báo tin an ninh quận Hoàn Kiếm đã đến nhà thăm dò xem anh có đang ở Hà Nội không.
Theo thông tin từ Saigon thì nhà thơ Phan Đắc Lữ và nhà văn Phạm Đình Trọng cũng bị canh.
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một người được coi là ‘thành phần cốt cán’ trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam cho RFA biết:
“Anh ở tầng 5 chung cư, anh không xuống nên không để ý có ai canh không, nhưng tối nay có ba công an và một tổ trưởng dân phố đến vận động anh không đi xem cuộc gặp giữa hai ông Trump và Kim Jong-un. Anh bảo rằng bây giờ anh chưa định đi, một công an bảo rằng ‘vậy là anh đã cam kết rồi nhá’. Anh bảo rằng tôi không cam kết. Cứ dựa vào pháp luật mà làm chứ không cam kết hay hứa hẹn miệng. Hôm nay tôi chưa định đi nhưng biết đâu mai tôi lại đi.”
Chị Huệ, vợ nhà hoạt động Lê Dũng (Dung Vova) ở Hà Nội kể với RFA rằng an ninh theo dõi nhà chị mấy hôm nay nhưng họ chưa yêu cầu đừng ra đường mà họ chỉ đến gõ cửa để thăm dò:
“Nếu mình không có nhà thì họ sẽ hỏi (người nhà) là mình đi đâu. Họ không muốn mình gặp những người mà đại sứ quán có thể mời gặp. Có những người từng bị làm phiền bằng cách khóa cửa không cho mình ra ngoài, có những người thì bị canh. Mình đi đến đâu thì họ đi theo đến đấy.”
Hà Nội được chọn là nơi tổ chức cuộc gặp mang tính lịch sử giữa Tổng Thống Mỹ và Chủ tịch Bắc Hàn – một xứ cộng sản khép kín – và được chính Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho là sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam năm 2019.
Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng Việt Nam đã chuẩn bị lòng hiếu khách và không có gì phải lo lắng khi tổ chức cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn. Khi tự hào với lòng hiếu khách của người Việt thì tại sao chính quyền lại lo lắng khi người dân ra đường chào đón khách?
Một người dân ở Hà Nam nhận định lý do nhà cầm quyền chốt chặn nhà những người hoạt động xã hội dân sự hoặc những người bất đồng chính kiến:
“Lý do đầu tiên tức họ là những người có thể gọi là “khách quen của bọn an ninh”, tiếng nói của họ rất mạnh. Họ như những thủ lĩnh, thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.
Cái lý do thứ hai là họ không muốn những người này ra đường, bởi những người này thường có những biểu ngữ kêu gọi tổng thống Mỹ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, và cái quan trọng là kể tội đảng cộng sản này.”
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy cho rằng đây là nỗi sợ vu vơ, những người như ông đối phó bằng cách “đột kích”, đem biểu ngữ đến chỗ này chụp hình, xong lại di chuyển qua chỗ khác ngay. Ông nói thêm:
“Đây là cái điều hết sức vô lý. Nhiều lúc nó canh nó vây nó chặn không biết để làm cái gì. Biểu tình thì nó bảo mình châm ngòi nổ biểu tình. Giữ mấy ông cốt cán không cho đi thì những người mới họ không dám biểu tình, cho nên họ ra chặn.
Lần trước Tổng thống Obama sang thì anh cũng bị chặn, lần này thì như thế. Thực ra tụi nó sợ vu vơ, nếu mà nói đi đón thì biết ông ấy ở đâu mà đón. Ông ấy đi đến đâu thì công an dày đặc mình cũng chẳng vào được. Nó rất sợ mình ra ngoài đường cho nên bọn anh nhiều khi đột kích, giương biểu ngữ chỗ này rồi lại chạy sang chỗ khác. Đưa hình lên là họ cũng hãi rồi.”
Ông chia sẻ thêm trên facebook cá nhân của mình là việc mấy ông lãnh đạo hễ có sự kiện gì là sai quân đi canh, vận động, nhắc nhở chẳng giải quyết vấn đề gì mà chỉ để cho người dân đàm tiếu.
Việc ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến trước các sự kiện lớn được người dân mỉa mai gọi là “truyền thống”, bởi từ năm 2013, khi phái đoàn Hoa Kỳ đến Hà Nội dự đối thoại nhân quyền, họ có hẹn làm việc với hai nhà bất đồng chính kiến là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài.
Cuộc hẹn gặp không thành vì đã bị chính quyền ngăn chặn bằng cách đi theo, dùng vũ lực ép lên xe chở về phường. Theo luật sư Nguyễn Văn Đài thì xét về mặt ngoại giao của quốc gia và quyền tự do của người dân thì đó là một điều đáng buồn, một điều rất xấu đối với giới chức, chính quyền. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn thì kết luận đây là những hành xử bất hợp pháp, những hành xử chà đạp nhân quyền, chà đạp những quyền tự do của công dân.
Hội thảo Việt – Nga
“Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động”
Hội thảo Việt – Nga “Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nga trong 2 ngày 25 và 26 tháng 2 năm 2019 tại TPHCM.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu hôm 25/2.
Đồng tổ chức bởi Học viện Ngoại giao Việt Nam, Học viện Chính sách đối ngoại và Nghiên cứu chiến lược và Câu lạc bộ thảo luận Valdai có trụ sở tại Nga, sự kiện quy tụ các chuyên gia và quan chức nhà nước. Các cuộc thảo luận tại Hội thảo xoay quanh các chủ đề như: vấn đề an ninh châu Á; hợp tác đa phương ở châu Á và Âu Á; triển vọng sau năm 2019 cho quan hệ Việt Nam – Nga…
Phát biểu tại buổi khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chào mừng sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, cho rằng điều này không chỉ nói lên tầm quan trọng của hội thảo mà còn khẳng định mối quan hệ truyền thống lâu dài giữa hai quốc gia.
Ông Sơn nhấn mạnh, hiện nay mối quan hệ chính trị giữa hai nước có độ tin cậy cao, quan hệ kinh tế – thương mại ngày càng đi vào chiều sâu, hợp tác an ninh – quốc phòng chặt chẽ và sự hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo ngày càng mở rộng.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực tháng 10/2016 thì kim ngạch thương mại Việt – Nga tăng trên 30% mỗi năm và hướng tới mục tiêu đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.
Đồng ý với quan điểm của lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga, cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, mối quan hệ giữa Nga và ASEAN có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực đối phó với sự thay đổi của tình hình.
Ông Sergey Lavrov đề nghị hai nước, trên cơ sở mối quan tâm chung cần tiếp tục nỗ lực xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế và an ninh nhằm tìm ra giải pháp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Ông Lavrov cho biết Liên bang Nga là một thành viên không tách rời của châu Á-Thái Bình Dương và luôn quan tâm đến vấn đề tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, trong các vấn đề chống khủng bố, chống di cư bất hợp pháp, an ninh mạng, y tế…
Vị Bộ trưởng Ngoại giao cũng tuyên bố, Nga coi quan hệ đối tác với Việt Nam là một phần quan trọng trong quan hệ với ASEAN và ông tin tưởng Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực và đưa quan hệ hai nước vươn lên tầm cao mới trong tương lai.
“Quốc phòng là một trong những lĩnh vực
quan trọng nhất trong quan hệ Việt – Ấn”
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu vừa có bài trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Ấn Độ, trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ quốc phòng giữa đôi bên. Bài phỏng vấn được đăng ngày 25/2/2019.
Đại sứ Phạm sanh Châu đề cập đến sự chậm trễ trong việc ký kết thỏa thuận khung để Ấn Độ cho Việt Nam vay 500 triệu USD để hợp tác quốc phòng, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh hợp tác trong quốc phòng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong hợp tác song phương của hai nước mà đã lên tới cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên, các dự án lớn như vậy cần có thời gian để thực hiện nên cần có thời gian tham khảo ý kiến nội bộ với các cơ quan khác nhau. Điều này là bình thường.
Nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ, Ram Nath Kovind, hồi tháng 11 năm ngoái, vị đại sứ cho biết đó là thăm đầu tiên của ông Kovind với tư cách là Tổng thống Ấn Độ. Trước đó, vào tháng 3/2018, cố Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cũng có chuyến thăm Ấn Độ. Tổng thống Kovind cũng trở thành nguyên thủ quốc gia thứ hai phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Ngoài ra, tổng thống Kovind còn chủ trì một diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ – Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam, cũng như viếng thăm khu bảo tồn Mỹ Sơn nổi tiếng, nơi có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với các đền thờ và di tích của đạo Hindu. Tóm lại, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ.
Về quan hệ giữa nhân dân hai nước, vị đại sứ cho rằng mối quan hệ này là có nhưng chính quyền lại không biết một cách chính thức.
Ông nêu ví dụ nhiều chuyến bay chở khách hành hương Việt Nam đến Bodh Gaya (Đề Đạo Tràng), tức nhiều người Việt Nam đến thăm Ấn Độ nhưng đại sứ quán Việt Nam lại không biết. Ông cho rằng ‘du lịch tâm linh’ đang là xu hướng phát triển của người dân Việt Nam. Các đoàn sinh viên và học giả Việt Nam cũng thường xuyên đến thăm Ấn Độ.
Ông nói thêm rằng một số người Ấn Độ hiện đang xem Việt Nam như một điểm đến để kết hôn. Ông muốn quan hệ nhân dân hai nước phát triển mạnh hơn nữa, nhiều sinh viên Việt Nam sang Ấn Độ du học.
Kết thúc buổi phỏng vấn, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết ông muốn nâng cao nhận thức về Ấn Độ trong người dân Việt Nam và thay đổi những hiểu lầm về Ấn Độ.
Ông nói rằng có rất nhiều điều để xem và trải nghiệm ở Ấn Độ mà người Việt Nam không biết. Tất nhiên ông cũng muốn người Ấn Độ có được sự hiểu biết đúng đắn về Việt Nam ngày nay bằng cách quảng bá Việt Nam ở Ấn Độ bằng nhiều cách như qua truyền thông, các sự kiện ở các trường đại học và gặp gỡ các doanh nhân Ấn Độ để giúp họ thực hiện các hoạt động tại Việt Nam.
Ba nhà cung cấp mạng bị xử phạt
vì Sim kích hoạt sẵn trên thị trường
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam vừa ra quyết định xử phạt ba nhà cung cấp mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone vì đã vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước với mức phạt 309 triệu đồng.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 26/2 nói Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel bị xử phạt tổng cộng 109 triệu đồng vì hai hành vi: chấp nhận thuê bao gần 30 ngàn cộng tác viên là các cá nhân bên ngoài làm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động; và đã ký kết hợp đồng giao dịch với 9 chủ thuê bao có chứng minh nhân dân, căn cước công dân không đúng quy định.
VinaPhone và MobiFone cùng bị phạt mỗi doanh nghiệp 100 triệu đồng vì hành vi vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước.
Người đứng đầu các doanh nghiệp viễn thông bị quy trách nhiệm cá nhân vì đã để xảy ra tình trạng bán Sim kích hoạt sẵn trên thị trường hay còn gọi là Sim rác.
Báo trong nước cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông đã có biện pháp nhắc nhở lần đầu, và sẽ xử lý hành chính, kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo lãnh đạo các doanh nghiệp nếu vẫn cố tình vi phạm hoặc tái diễn tình trạng nói trên.
Từ cuối năm 2018, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có nhiều đợt làm việc và yêu cầu ba nhà cung cấp mạng nói trên xử lý triệt để các vi phạm liên quan thông tin người sử dụng dịch vụ mạng.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định bổ sung về xử phạt trong bưu chính viễn thông. Theo đó thì các nhà cung cấp mạng buộc phải có thông tin cá nhân và hình ảnh khách hàng sử dụng Sim điện thoại.
Tuy nhiên, tình trạng người dân mua và sử dụng Sim rác trên thị trường vẫn diễn ra vì thủ tục đăng ký phiền hà. Bên cạnh đó là tình trạng các công ty viễn thông đã lấy thông tin cá nhân của khách hàng để kích hoạt Sim rác nhằm dễ bán Sim hơn, góp phần tăng thị phần của nhà mạng.
Cá chết hàng loạt tại Quảng Nam
Nhiều loại cá chết hàng loạt từ chiều ngày 25/2 sau khi một đám bọt trắng nổi trên kênh thủy lợi N10A tại xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 26/2, cho biết thêm đám bọt trắng này xuất phát từ xã Tam Phước, nơi đầu nguồn dòng kênh N10A.
Ông Vũ Thạch Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tam Phước, cho biết bọt trắng chỉ xuất hiện 15 phút khi chảy qua xã Tam Phước, nhưng tình trạng cá chết vẫn còn tiếp diễn. Vẫn theo ông, công an huyện Phú Ninh đã lấy mẫu cá đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân cá chết.
Nói với báo Thanh Niên, ông Huỳnh Nhật Trường, người dân xã Tam An, huyện Phú Ninh cho biết bọt trắng xuất hiện lúc 5 giờ chiều ngày 25/2 trên kênh N10A đoạn chảy qua xã Tam Phước và Tam An. Theo ông, đám bọt này như bọt xà phòng, vệt dài khoảng 500 mét, dày khoảng 10 cm phủ kín mặt kênh, và bốc mùi nồng nặc rất khó chịu. Người dân khi ngửi mùi này cũng bị chóng mặt, đau đầu. Nhiều loại cá như cá rô phi, cá lóc, thậm chí cả gà, vịt sau khi bọt này trôi tới cũng chết hàng loạt.
Ông Huỳnh Tấn Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tam An, cho biết xã cũng đã cử người đi kiểm tra tình hình sau khi nhận được tin báo. Đến nay, tuy bọt đã tan nhưng mùi hôi như thuốc diệt cỏ vẫn còn.
Do chưa biết mức độ nguy hiểm nên người dân xã Tam An hiện được khuyến cáo không được mở nước vào ruộng nhằm tránh gây thiệt hại cho vụ mùa sắp tới.
Báo lại bị phạt vì đụng đến lãnh đạo
Thanh Trúc
Báo điện từ Người Tiêu Dùng ở Việt Nam vào ngày 22 tháng 2 vừa qua bị cơ quan quản lý chức năng kỷ luật tạm ngưng hoạt động và đóng phạt 65 triệu với cáo buộc sai phạm trong hoạt động báo chí.
Thanh Trúc tìm hiểu điều bị cho là ‘sai phạm’ đó của Mạng báo Người Tiêu Dùng.
Sai phạm trong hoạt động báo chí, nội dung thông tin lấp liếm, sai sự thật, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, là cáo buộc từ Cục Báo Chí thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông đối với trang mạng Người Tiêu Dùng.
Theo Cục Báo Chí, trang mạng Người Tiêu Dùng đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng bởi câu hỏi được trích nguyên văn là “Nhiều cấp dưới bị bắt giam và bị kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”? liên quan đến bài viết nói về vụ Thủ Thiêm đăng ngày 27 tháng Mười Hai năm 2018.
Trong một chế độ toàn trị thì người ta soi lên kính hiển vi, cái gì động chạm và không có lợi cho đảng cầm quyền là họ bắt phốt ngay. Báo Người Tiêu Dùng bị bắt phốt vì điều đó.
-Ông Lê Phú Khải
Dưới mắt Cục Báo Chí/ Bộ Thông Tin và Truyền Thông, với nhận định sai lầm cụ thể như “Ít nhất đến lúc này ông Lê Hoàng Quân và nhất là ông Lê Thanh Hải đã có dấu hiệu của việc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng “chính là đưa tin sai sự thật, qui kết tội danh khi chưa có bản án của tòa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động báo chí.
Ông Lê Phú Khải, cựu phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam, thường trú tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, từng viết nhiều bài trên báo Nhân Dân và báo Sài Gòn Giải Phóng, nhận định:
Tất cả những tờ báo quốc doanh chỉ là công cụ thôi, nhưng đôi lúc cũng có tờ báo quốc doanh mà anh em phóng viên, biên tập viên còn có chút lương tâm còn có chút băn khoăn thì anh em cố gắng đưa những tin mà nó trung thực, và càng trung thực bao nhiêu thì càng bị chính quyền ghét bấy nhiêu.
Theo kinh nghiệm một người lâu năm làm việc trong ngành thông tấn báo chí, trong Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình Trung Ương, tôi nghĩ báo Người Tiêu Dùng là một trong những tờ báo rất mạnh dạn, cấp tiến. Một tờ báo không phải là có tính chất chính luận như Người Tiêu Dùng chẳng hạn, nghĩ tiêu dùng chỉ là đi mua son mua thịt mua cá thôi, ít người để ý cho nên lợi dụng kẻ hở là ít bị dòm ngó để cố gắng dưa những tin gần sự trung thức. Nhưng trong một chế độ toàn trị thì người ta soi lên kính hiển vi, cái gì động chạm và không có lợi cho đảng cầm quyền là họ bắt phốt ngay. Báo Người Tiêu Dùng bị bắt phốt vì điều đó.
Cũng là cựu phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam nhưng làm việc tại Hà Nội gần 30 năm, ông Phạm Thành, cho rằng báo chí có quyền đặt vấn đề về 2 lãnh đạo cấp cao thành phố Hồ Chí Minh trong vụ tranh chấp đất đai ở Thủ Thiêm và rằng những câu hỏi của báo mạng Người Tiêu Dùng là không phạm luật:
Báo chí được quyền đặt ra giả thuyết, đặt ra những vấn đề mà xã hội đang quan tâm. Báo Người Tiêu Dùng đặt vấn đề tại sao ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân bao giờ thì vào lò, người ta có quyền đặt câu hỏi ấy vì hai ông cầm đầu bộ máy đảng và bộ máy hành pháp ở thành phố Hồ Chí Minh mà để xảy ra cái sai phạm Thủ Thiêm ấy thì đương nhiên 2 ông này phải chịu trách nhiệm chính. Báo chí người ta có quyền đặt câu hỏi đó, không sai gì hết. Thế nhưng ở đây họ không xử lý báo chí theo luật pháp mà theo quyền lực. Họ cho rằng 2 ông này là ủy viên Trung Ương, là ủy viên Bộ Chính trị, đảng chưa kỷ luật chưa gì cả thì có nghĩa không được phép đặt câu hỏi đó. Người ta đặt vấn đề hoàn toàn không có gì sai cả thế mà cuối cùng lại đi xử phạt người ta. Xử lý như thế thì có khác nào bịt mồm báo chí đâu.
Với những sai phạm bị gán cho là đưa tin lấp liếm không đúng sự thật về những quan chức lãnh đạo trong vụ Thủ Thiêm, báo điện từ Người Tiêu Dùng bị xử phạt hành chính với số tiền 65 triệu Đồng, cùng lúc bị tước quyền sử dụng trong 3 tháng giấy phép hoạt động do Bộ Thông Tin Truyền Thông cấp từ năm 2016.
Không xác đáng, không logic là nhận xét của đại tá Nguyễn Đăng Quang, cựu cán bộ an ninh Bộ Công An:
Nó không vững vàng, nó không có cơ sở, tôi hy vọng sau này thực tế người ta phải rút lại quyết định này thôi bởi vì có dấu hiệu ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân cũng như Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang đã có chỉ dấu vi phạm luật pháp đáng phải bị khởi tố, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề là người ta có muốn làm đến nơi đến chốn hay không.
Trong khi có những tờ báo hoặc nhà báo nêu lên công luận như vậy thì xử phạt người ta thì tôi cho rằng không có cơ sở pháp lý. Rõ ràng người ta nêu được cái thực tế rất hiện thực là ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân ở cấp cao là chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh và bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh mà thuộc cấp, tức cấp phó, bị khởi tố thì đương nhiên 2 ông này phải liên đới chịu trách nhiệm vì không có một cơ quan nào mà để cho cấp dưới bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm, bị gọi ra tòa mà mình thì vô can được. Lý lẽ mà Bộ Thông Tin và Truyền Thông dựa vào để kỷ luật báo Người Tiêu Dùng tôi cho là không xác đáng và không logic.
Tháng Bảy năm 2018, trang mạng có nhiều độc giả trong nước là Tuổi Trẻ Online từng bị đình bản 3 tháng với mức phạt 220 triệu đồng vì “có hành vi thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Bài báo trên Tuổi Trẻ Online ngày 19 tháng Sáu 2018, nói biết chủ tịch nước Trần Đại Quang khi tiếp xúc với cử tri ở thành phố Hồ Chí Minh đã nói ông đồng tình với kiến nghị của cử tri là cần có Luật Biểu Tình và hứa báo cáo Quốc Hội về nội dung này.
Lý lẽ mà Bộ Thông Tin và Truyền Thông dựa vào để kỷ luật báo Người Tiêu Dùng tôi cho là không xác đáng và không logic.
-Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Đến trung tuần tháng Giêng 2019, báo chí trong nước loan tin phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong năm 2019 báo chí cần tiếp tục phản ánh những vấn đề nóng trong xã hội.
Tin còn cho hay yêu cầu này phù hợp với chỉ thị của trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương là báo chí Nhà Nước đã bị mạng xã hội qua mặt về việc phản ánh những vấn đề nóng mà công luận quan tâm.
Đối với nhà báo Lê Phú Khải, yêu cầu tiếp tục đưa tin nóng của phó thủ tướng Việt Nam không đi đôi với thực tế:
Nói vấn đề nóng thì trong Luật Báo Chí Việt Nam cũng có, đấy là quyền được thông tin của nhân dân. Tôi là nhà báo 28 năm có lẻ làm báo lề phải rồi, tôi luôn có Luật Báo Chí trong cặp của tôi, thì quyền được thông tin của nhân dân nhưng làm gì có thông tin. Ở Việt Nam nơi thiếu thông tin nhất là báo chí.
Còn theo nhà báo Phạm Thành, quả thực báo chí lề phải không thể nào theo kịp các mạng xã hội trong việc đưa tin nóng:
Bây giờ mạng xã hội đưa tin nhanh nhạy, trung thực kịp thời gấp hẳn bao nhiêu lần 700 tờ báo và hệ thống truyền hình hay phát thanh của Nhà Nước. Vì nó đánh bại cái khả năng đưa tin của Nhà Nước thì ông Vũ Đức Đam và những người khác thấy điều đó mà xót xa mà nói như thế thôi. Một cái tin đang phải theo chỉ đạo, duyệt lên duyệt xuống, với cách tổ chức hoạt động báo chí như thế thì sẽ tiếp tục bị đánh bại, bị mất tư thế truyền thông là lẽ đương nhiên.
Theo kết luận của nhà báo Lê Phú Khải, Cục Báo Chí thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã xử ép báo điện tử Người Tiêu Dùng không ngoài mục đích răn đe nhưng vô tình làm cho bộ mặt truyền thông trong nước ngày càng xấu xí hơn mà thôi.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/newspapers-punished-again-02262019120519.html
Khi nào thì tới chính chúng ta?
Cánh Cò
Nếu bạn đang theo dõi vụ án “ly dị ngàn tỷ” với những tình tiết rất hấp dẫn, quan tòa cùng hai nhân vật chính diễn đi diễn lại “tấn trò đời” đã làm bạn quên đi phần nào cuộc sống khó khăn, đầy dẫy những trăn trở trước chiếc hầu bao của gia đình ngày một teo tóp…
Nếu bạn đang tự hỏi hai ông cựu Bộ trưởng Bộ 4T rồi đây sẽ lãnh án bao nhiêu năm và còn bao nhiêu đồng phạm nữa sẽ ra tòa, thì bạn đang theo dõi dòng chảy chính trị ở thượng tầng, nơi mà người trong cuộc đấu đá nhau rất khiếp đảm để trừng phạt kẻ đã chống lại mình…
Và nếu bạn chưa nghe tin về một tài xế vì ngừng xe mang một bé trai hai tuổi lên xe mình trước đôi mắt chia sẻ của hơn chục hành khách vì lo rằng em sẽ bị tai nạn, bị lạc đường về nhà và kết quả là anh tài xế tốt bụng ấy bị bắt, bị cáo buộc về tội “Giữ người trái pháp luật”. Bạn nên theo dõi vụ này, nếu không một ngày nào đó không xa lắm bạn sẽ là anh tài xế tốt bụng này. Ngược lại, nếu vì lo xa cho tính mệnh của mình mà bạn bỏ qua mọi sự thì đó cũng là lúc bạn nên suy nghĩ lại tại sao tòa án lại tước đi thiên lương trong mỗi con người chúng ta qua một vụ án bất nhân, trái với tinh thần pháp luật như thế.
Anh tài xế là Nguyễn Ngọc Dũng thường trú tại phường EaTam, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bị tòa sơ thẩm Buôn Hồ tuyên phạt 24 tháng tù giam về tội giữ người trái pháp luật. Anh Dũng kháng án và ngày 21 tháng 2 năm 2019 vừa qua phiên phúc thẩm đã giảm cho anh Dũng xuống còn 15 tháng tù giam.
Theo lời khai của anh Dũng trong hồ sơ vụ án thì vào ngày 18/3, khi đang chở 11 hành khách qua phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ anh Dũng phát hiện 1 cháu bé khoảng 2 tuổi đang khóc, chạy ra giữa đường. Đúng lúc này có một chiếc xe giường nằm màu đỏ chạy ngược chiều theo hướng Buôn Ma Thuột đến Buôn Hồ, suýt va chạm với cháu bé. Lo lắng cho sự an toàn của đứa trẻ, anh Dũng nói phụ xe xuống bế cháu bé.
Trước mặt 11 hành khách trên xe anh Dũng nói rằng sẽ chở cháu bé tới trình báo với công an nơi gần nhất để công an tìm thân nhân của cháu. Rất không may cho anh, khi tới một chốt công an kiểm tra giao thông trên đường thì xe anh bị chặn lại, công an lên xe khám xét thấy anh đang bế cháu bé và thế là anh bị bắt vì tình nghi bắt cóc trẻ em.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em…
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, việc truy tố anh Dũng là hoàn toàn sai trái và cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã bỏ qua động cơ phạm tội của bị can. Cơ quan điều tra đã không màng tới 11 nhân chứng và phụ xế trên xe khi xảy ra vụ việc, Đây là yếu tố quan trọng bật nhất có thể kết tội hoặc minh chứng cho anh Dũng vô tội. Nếu kết luận rằng đây là sự cấu kết của hành khách cùng nhà xe để bắt cóc trẻ em thì những người cấu kết này cũng phải bị truy tố như anh Dũng.
Không ai bị truy tố ngoại trừ một mình anh Nguyễn Ngọc Dũng cho thấy sự xem thường thủ tục tố tụng của phiên tòa. Phải xử cho ra tội để được tiếng là phát hiện và xử phạt một vụ bắt cóc trẻ em trong khi hiện tượng này đang phổ biến khắp nơi, là hành động vừa xem thường luật pháp vừa khắc nghiệt với người dân mà một tòa án không nên có.
Tòa án cũng chạy theo thành tích chăng? Có lẽ. Vì ở Việt Nam không gì là không thể xảy ra.
Nếu tòa án công chính như vai trò luật pháp đặt trên vai nó thì sẽ không có, hoặc rất ít án oan sai như hiện nay. Người dân nghe nói ra tòa là tâm lý của họ hiện ra ngay hai chữ “vào tù” hay nếu có tiền họ sẵn sàng “chạy án” kể cả họ vô tội vì ai cũng biết rằng chốn công đường là nơi chung chi để không vào tù. Mỗi vụ án đều có cái giá của nó và người dân cũng biết rằng nếu anh Dũng đủ tiền để chung chi thì sẽ thoát tội một cách dễ dàng vì anh không có động cơ phạm tội, không có đồng lõa và được hơn mười nhân chứng trước tòa rằng anh vô tội.
Nhưng anh vẫn phải ở tù, vì thiếu tiền và thiếu “động cơ” chạy án.
Sau 15 tháng mất tự do anh Dũng sẽ về lại với đời sống bình thường nhưng tâm lý của anh chắc chắn là không còn bình thường như trước nữa. Anh sẽ không bao giờ cứu người dù người đó có chết trước mắt. Anh sẽ không bao giờ bồng một em bé con nhà người khác kể cả để nựng nịu, một thuộc tính của con người vì anh đã bị tòa án xóa sổ lòng thiện lương trong ý thức. Anh sẽ không cho bất cứ ai lỡ đường lên xe chở giùm một đoạn vì anh biết công an sẽ tiếp tục săn đuổi anh và sẽ tiếp tục cho anh vào tù nếu làm như vậy. Anh cũng sẽ nói không với bất cứ ai cần anh giúp đỡ vì sự sợ hãi đang đeo đuổi anh đến suốt cuộc đời.
Còn chúng ta thì sao? Có cần phải suy nghĩ về vụ án này hay không vì thông thường chúng ta không để ý chuyện của người khác.
Nhưng đây chính là chuyện của chúng ta. Một hôm nào đó con chúng ta trên đường đi học về bị tai nạn nhưng không ai giúp đỡ vì họ sợ liên lụy như anh tài xế Nguyễn Ngọc Dũng, vì cứu người phải bị 15 tháng tù giam. Khi việc này xảy ra chúng ta sẽ đối phó như thế nào nếu hôm nay chúng ta im lặng trước vụ án của Dũng?
Một viên gạch liệng xuống ao sẽ không gây ra hiệu quả nào nhưng mỗi người trong chúng ta góp một viên gạch không lẽ cái ao ấy biết chạy đi để tránh? Nó sẽ bị vùi lấp và khi ấy trên đống gạch đá lấp chiếc ao ấy công lý sẽ mọc lên và chúng ta không còn ai phải bị vùi dập bởi loại tòa án như ở Buôn Hồ nữa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/kid-save-dri-02262019085743.html
Bàn về lập luận thiếu kinh phí
khiến chất lượng đường cao tốc Việt Nam kém
Tình trạng đường cao tốc nghìn tỷ không đảm bảo chất lượng, bị sụt lún, thấm dột, gần đây được nhiều báo đài trong nước và nhiều chuyên gia quan tâm.
Bên lề Hội nghị triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông, giai đoạn 2017-2020 diễn ra tại Thành phố Nha Trang ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời truyền thông trong nước rằng vì kinh phí ít và không áp dụng công nghệ hiện đại nên một số đường cao tốc ở Việt Nam vừa đưa vào sử dụng đã bị sụt lún, thấm dột.
Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, chất lượng kỹ thuật là yêu cầu quan trọng nhất khi xây dựng cao tốc. Tuy nhiên khi kinh phí không đủ thì dự án không thể áp dụng công nghệ, giải pháp thi công hiện đại. Vì vậy phải xây dựng theo kiểu truyền thống nên chất lượng sẽ gặp rủi ro.
Trong chuyện kiểm tra giám sát này có những móc nối giữa chủ đầu tư – nhà thầu để bớt xén trong tiền thi công dự án. Chúng ta mong muốn giảm thiểu tối đa nguyên nhân đội vốn do tham nhũng, do móc nối kết cấu chủ đầu tư – nhà thầu… – TS. Đinh Trọng Thịnh
Nhận xét về phát biểu này, Giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng:
“Không nên lấy lý do đó và không nên đi theo cách đó. Giả sử chúng ta đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu thì lúc đó chúng ta phải tìm nhiều cách. Kể cả các phương án công nghệ tốt và giá thành hạ, chứ chưa chắc công nghệ cao thì giá thành cao. Vì vậy mà chúng ta cứ tiếp tục theo tư duy vì kinh phí không đủ nên phải hạ chất lượng. Cách tiếp cận ấy là không đúng.”
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên nhân chính làm cho các đường giao thông mới làm nhưng không đảm bảo được như tuổi thọ và thiết kế ban đầu là do không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật được đề ra:
“Nói cách khác là rút bớt công đoạn, rút bớt công việc, rút bớt vật liệu, yêu cầu về vật liệu đã bị giảm thể loại, giảm chất lượng.
Tôi cho rằng tình trạng này đã phổ biến và thể hiện nhiều không chỉ ở công trình giao thông mà kể cả công trình xây dựng. Tôi cho rằng Việt Nam đã cố gắng cải thiện nhiều năm nay những vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.”
Ngoài ra, Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng cho rằng việc khảo sát công trình đã bị rút vốn cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng đường cao tốc:
“Sự thực mà nói trên thực tế có thể trong công tác điều tra, thậm chí việc đo vẽ bản đồ rồi tính toán địa chất Việt Nam không tập trung vào việc đó. Do đó cũng có thể giảm chi phí ở khâu này. Cách tiếp cận hiện đại thì người ta cho rằng diều tra khảo sát là khâu phải làm rất kỹ lưỡng, thậm chí không tiếc kinh phí trong việc làm công đoạn này. Chính công đoạn này sẽ quyết định công trình tiếp theo khi xây dựng.”
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Tài chính Việt Nam cho rằng nếu khảo sát thiết kế chưa cẩn thận thì khi thực thi sẽ có sai lệch so với dự toán ban đầu, dẫn đến tình trạng đội vốn.
Điển hình như dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai với chiều dài 245 km đã đội vốn hơn 10.000 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng.
Vì vậy, ông Thịnh cho rằng dù công trình có giá trị cao, nhưng kinh phí đi vào thực tế xây dựng đường không được đầy đủ:
“Đặc biệt nguyên nhân kiểm tra giám sát có vấn đề nể nang, móc nối, nên việc kiểm tra giám sát không đến nơi đến chốn cũng làm cho chất lượng dự án thấp đi. Tất nhiên trong chuyện kiểm tra giám sát này có những móc nối giữa chủ đầu tư – nhà thầu để bớt xén trong tiền thi công dự án. Chúng ta mong muốn giảm thiểu tối đa nguyên nhân đội vốn do tham nhũng, do móc nối kết cấu chủ đầu tư – nhà thầu…”
Để giảm thiểu nguyên nhân gây giảm chất lượng đường cao tốc, Giáo sư Đặng Hùng Võ đưa ra giải pháp:
“Tôi cho rằng Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận. Chúng ta phải làm khảo sát địa chất thật tốt, đo đạc thật kỹ lưỡng và tính toán thật chặt chẽ. Lúc đó chúng ta mới có thể thiết kế được một con đường đảm bảo chất lượng.”
Trên các diễn đàn, nhiều người đưa ra bình luận phí xây dựng đường cao tốc tại việt Nam không hề thấp như lời Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói với truyền thông.
Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế đưa ra vào năm 2011, chi phí làm đường cao tốc ở Việt Nam cao hơn 1,5 đến 2 lần so với các nước xung quanh như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, thậm chí cao hơn cả Mỹ.
Chúng ta phải làm khảo sát địa chất thật tốt, đo đạc thật kỹ lưỡng và tính toán thật chặt chẽ. Lúc đó chúng ta mới có thể thiết kế được một con đường đảm bảo chất lượng. – GS. Đặng Hùng Võ
Giải thích về nguyên nhân vì sao giá thành xây dựng cao tốc tại Việt Nam cao đáng kể so với các nước khác, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cho rằng:
“Kinh phí có thể cao thấp khác nhau ở các quốc gia, có thể du di một chút. Bởi vì giá nguyên vật liệu, lao động, cũng như chi phí máy móc thiết bị và các chi phí khác có thể khác nhau. Vì thế dẫn đến chi phí đường sá khác nhau.”
Ngoài ra, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cũng nghĩ rằng việc so sánh mức phí xây dựng giữa Việt Nam với các quốc gia để từ đó biết giá thế nào là cần thiết, tuy nhiên:
“Hầu hết các dự án giao thông mà chúng tôi có nghiên cứu và xem xét, thực sự mà nói chi phí đền bù đất đai, hoa màu, tài sản, chiếm tỉ trọng rất lớn trong chi phí làm đường sá ở Việt Nam. Nếu bóc tách được vấn đề giải phóng mặt bằng thì chi phí cũng không đến mức cao như chúng ta có hiện nay.”
Vẫn theo Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, tất nhiên chi phí khi xây dựng đường cao tốc còn phụ thuộc nền móng đường và các yếu tố khác, nhưng nếu những chuyên gia bóc tách được vấn đề đền bù đất đai hoa màu, để chỉ so chi phí về xây dựng 1 mét đường cao tốc không có chi phí đền bù với 1 mét đường cao tốc của nước khác, sẽ thấy khoảng chênh lệch không cao như con số mà mọi người vẫn đọc được.
Vẫn trong buổi hội nghị ngày 21/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết chính phủ Hà Nội quyết tâm thực hiện tuyến Cao tốc Bắc – Nam, không để việc giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng tiến độ dự án.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho biết vì đây là dự án trọng điểm quốc gia nên sẽ được áp dụng công nghệ, giải pháp hiện đại để thi công, và sẽ tiến hành đấu thầu quốc tế để chọn ra nhà thầu trước cuối năm 2019. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông – Vận tải sẽ tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng khi dự án được triển khai.
Cao tốc Bắc – Nam với tổng chiều dài khoảng hơn 2.100 km, đi qua 32 tỉnh thành được xem là tuyến đường trọng điểm kết nối hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. Cao tốc Bắc – Nam được đánh giá là dự án có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Đưa báo chí vào danh mục
‘kinh doanh có điều kiện’ để tăng kiểm soát?
Trung Khang, RFA
Kinh doanh sản phẩm báo chí là một trong ba ngành nghề dự kiến sẽ được trình Quốc hội để bổ sung vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Đây có phải là bước mở rộng kinh doanh báo chí hay là bước tăng cường kiểm soát báo chí của chính quyền Việt Nam?
Trong dự thảo Luật Sửa đổi, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới, mặc dù đã bỏ 22 ngành nghề, nhưng đáng chú ý là dự luật bổ sung 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm: tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp, đăng kiểm tàu cá và kinh doanh sản phẩm báo chí.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, giải thích:
“Kinh doanh có điều kiện là các ngành nghề kinh đòi hỏi phải có kỹ năng, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, môi trường, về các lĩnh vực ví dụ như về công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, hoặc những ngành nghề khác… Điều này cũng phù hợp thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng đã giảm nhiều về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.”
Đưa nội dung “kinh doanh sản phẩm báo chí” vào đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khiến việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, hạn chế hơn đối với những nhà đầu tư.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề xuất này căn cứ điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện, đặc biệt là ‘kinh doanh sản phẩm báo chí’, nhằm thống nhất với Luật báo chí.
Tuy nhiên, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua e-mail hôm 25 tháng 2 năm 2019, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết, căn cứ điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, thì tự do báo chí là một quyền hiến định. Do đó, các văn bản luật hay dưới luật quy định về lĩnh vực báo chí đều phải bảo đảm về tính cách tự do của quyền này. Ông viết rõ:
“Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo đã đưa nội dung “kinh doanh sản phẩm báo chí” vào đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khiến việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, hạn chế hơn đối với những nhà đầu tư! Điều này vô hình chung đang hạn chế tính cách hoạt động tự do của báo chí vốn là một quyền hiến định và cũng đi ngược lại với chủ trương của chính quyền đang muốn xóa bỏ các rào cản không cần thiết trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của người dân và các nhà đầu tư.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng, chính quyền nên bảo đảm tính cách tự do kinh doanh trong lĩnh vực này và hãy để chính công chúng, tức là người tiêu dùng sẽ quyết định việc chấp nhận sản phẩm báo chí nào là phù hợp với họ. Sản phẩm không phù hợp tất nhiên sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Còn theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh việc đưa ‘kinh doanh sản phẩm báo chí’ vào đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện vẫn còn khoảng cách, cơ quan quản lý truyền thông thì muốn coi kinh doanh báo chí là cần quản lý có điều kiện. Còn bên kinh doanh thì cho rằng cần phải có điều kiện rõ ràng để hoạt động báo chí được thuận lợi hơn. Ông cho rằng nên quy định rõ ràng, để có thể mở rộng kinh doanh báo chí. Để hoạt động báo chí đa dạng hơn, phản ánh thực tế cuộc sống đang biến đổi và phát triển rất nhanh.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định:
“Một tình trạng rất rõ rệt, truyền thông nhà nước càng ngày càng bị lép vế so với truyền thông mạng xã hội mà chúng tôi vẫn gọi là báo chí công dân. Theo tôi đó là một xu thế tất yếu, đáng lẽ nhà nước phải mở rộng báo chí, cho phép báo chí tư nhân, thì những người đưa tin sẽ có trách nhiệm với tin tức mình đưa ra hơn. Nhưng nhà nước lại làm ngược lại, hạn chế các trang mạng xã hội, không có tự do báo chí, đó là tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay.”
Trong văn bản góp ý gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 23/2/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần xem xét lại việc bổ sung này.
VCCI cho rằng, theo Luật Báo chí, thì ‘kinh doanh sản phẩm báo chí’ là hoạt động kinh doanh với phạm vi rất rộng như: kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm, kinh doanh dịch vụ mạng xã hội.v.v… nên rất khó để có thể đưa tất cả vào mục kinh doanh có điều kiện.
Một số năm vừa qua, tình hình xuất bản có vẻ nới rộng ra một chút, có nhà in tư nhân, nhà xuất bản tư nhân. Bây giờ lại đưa vô mục kinh doanh có điều kiện thì vừa mở rộng ra một chút thì lại khép lại thêm.
-Nhà báo Ngô Nhật Đăng
Liên quan vấn đề này, Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết:
“Nói là kinh doanh báo chí nhưng sẽ rất là rộng, trong đó có cả xuất bản. Vừa rồi chúng ta thấy một số năm vừa qua, tình hình xuất bản có vẻ nới rộng ra một chút, có nhà in tư nhân, nhà xuất bản tư nhân. Bây giờ lại đưa vô mục kinh doanh có điều kiện thì vừa mở rộng ra một chút thì lại khép lại thêm. Tôi nghĩ họ nhằm vào cá nhân kinh doanh và xuất bản, tự do báo chí sẽ bị bóp nghẹt thêm.”
Còn Nhà báo Phạm Thành thì cho rằng, tín hiệu gốc phải là chủ trương của chính quyền Việt Nam là có muốn dân chủ hay không? Chứ luật biểu tình cũng không cho ra, rồi lại ban hành luật an ninh mạng, thực chất là ‘bịt miệng’ người dân. Nên không có cơ sở để hiểu rằng đưa báo chí vào kinh doanh có đều kiện là nới rộng dân chủ, cho nhiều người tham gia, mà bản chất là nó siết lại. Mà nó siết lại ngay đơn vị mà họ đã cho phép. Ông nhận định về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay:
“Tình hình báo chí Việt Nam thì vẫn siết, không có gì thay đổi. Nhưng trước xu thế hiện nay, thì họ chơi cái trò nhún nhảy hơn một tí. Chẳng hạn như nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì họ cũng để cho báo chí nói về cuộc xâm lăng này, một số báo có nói đích danh Trung Quốc xâm lược. Nhưng mà đấy là họ nói để lừa thế giới và dư luận là đảng và nhà nước không quên cuộc chiến tranh này. Nhưng đằng sau đó, họ tung một lực lượng rất lớn chưa từng có để chặn tất cả những người muốn ra các địa điểm có nghĩ trang liệt sĩ, hay khu tưởng niệm những anh hung đã hy sinh cho đất nước hay danh nhân, như khu tưởng niệm ông Lý Công Uẩn, trong miền nam thì chỗ tượng ông Trần Hưng Đạo nó còn cẩu bát hương đi.”
Nhà báo Phạm Thành nhận định rằng nói hiện nay báo chí Việt Nam được nới rộng là không đúng, mà theo ông thì thực chất nhà cầm quyền đang siết chặt báo chí rất khốc liệt và quyết liệt hơn bao giờ hết.