Tin khắp nơi – 29/01/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Mỹ công bố 23 cáo buộc

nhắm vào Huawei và bà Mạnh Vãn Chu

Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei ra tuyên bố bác bỏ sai trái sau khi công tố Hoa Kỳ ra cáo buộc hình sự.

Huawei cũng bác bỏ việc truy tố giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu, người đang bị giữ ở Canada từ tháng 12/2018.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nộp một loạt các cáo buộc hình sự nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu.

Trong số các cáo buộc nhắm vào nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới có tội lừa đảo ngân hàng, cản trở công lý và đánh cắp công nghệ.

Vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, và tác động đến các nỗ lực mở rộng toàn cầu của hãng này.

Huawei: Đại sứ Canada ở Trung Quốc mất chức vì phát ngôn

Trump, Trudeau thúc TQ thả người Canada

Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?

Huawei dọa sẽ rút hẳn khỏi Anh và Mỹ

Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận các cáo buộc.

Bà Mạnh bị bắt ở Canada hồi tháng trước theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

“Trong nhiều năm, các doanh nghiệp Trung Quốc đã vi phạm luật xuất khẩu của chúng tôi và làm suy yếu các lệnh trừng phạt bằng cách thường lợi dụng hệ thống tài chính Mỹ cho các hoạt động phi pháp của họ. Tình trạng này sẽ chấm dứt”, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.

Chi tiết về các cáo buộc

Bản cáo trạng cáo buộc Huawei đánh lừa Mỹ và một ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của họ với hai công ty con, Huawei Device USA và Skycom Tech, để làm ăn với Iran.

Chính quyền Donald Trump đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và gần đây đã áp dụng các biện pháp thậm chí nghiêm ngặt hơn, đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và ngân hàng.

Vụ thứ hai cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ của T Mobile được sử dụng để kiểm tra độ bền của smartphone, cũng như cản trở công lý và phạm tội lừa đảo chuyển tiền.

Công nghệ T-Mobile được gọi là Tappy mô phỏng ngón tay người để thử nghiệm điện thoại.

Mỹ đưa ra tổng cộng 23 cáo buộc chống lại Huawei.

Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết: “Những cáo buộc này cho thấy Huawei bị cáo buộc coi thường trắng trợn luật pháp Mỹ và thông lệ kinh doanh toàn cầu”.

“Các công ty như Huawei đặt ra mối đe dọa kép đối với cả kinh tế và an ninh quốc gia của chúng tôi.”

Một số quốc gia đã gia tăng mối quan ngại về bảo mật đối với Huawei trong những tháng gần đây. Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các công ty và các quốc gia khác không mua sản phẩm của Huawei.

Bối cảnh sự việc

Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung.

Nhưng Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể tận dụng công nghệ của Huawei để mở rộng khả năng gián điệp, dù hãng này khẳng định họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei, khiến Trung Quốc tức giận.

Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 26/1 sa thải đại sứ ở Trung Quốc John McCallum.

Diễn tiến kịch tính theo sau các bình luận của ông McCallum về việc Mỹ yêu cầu Canada cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu của Huawei.

Ông Trudeau nói trong thông cáo rằng đã yêu cầu John McCallum từ nhiệm, tuy vẫn không nói rõ lý do.

Nhưng mới hôm thứ Ba, ông McCallum gây tranh cãi khi công khai nói yêu cầu dẫn độ của Mỹ không hoàn thiện.

Ngày hôm sau, ông ra thông cáo xin lỗi rằng ông “nói nhầm”.

Nhưng đến hôm thứ Sáu, Đại sứ Canada John McCallum nói với báo StarMetro Vancouver: “Từ quan điểm Canada, nếu Mỹ bỏ yêu cầu dẫn độ, sẽ thật tuyệt cho Canada.”

Trước đó cũng trong tuần, Đại sứ Canada gặp báo chí Trung Quốc ở Toronto, nói rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ “sẽ không phải là kết cục tốt”

Ông McCallum nói với các phóng viên Trung Quốc rằng bà Mạnh có thể biện hộ vì Canada không tham gia trừng phạt Iran của Mỹ.

Đến hôm 24/1, ông McCallum ra thông cáo rằng ông đã “nói nhầm”.

Nhưng việc ông lại tiếp tục nói “thật tuyệt” một ngày sau đó, 25/1, đặt ra những câu hỏi liệu ông đại sứ hay chính phủ Canada có định gửi thông điệp gì cho Mỹ và Trung Quốc.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đầu tuần này bác bỏ kêu gọi cách chức đại sứ.

Ông Trudeau nói làm vậy chả giúp gì cho hai công dân Canada đang bị bắt ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã bắt giam hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor ngay sau vụ bà Mạnh nhằm gây sức ép cho Canada.

Một tòa án Trung Quốc cũng kết án tử hình một người Canada, mặc dù ban đầu người này chỉ nhận án 15 năm tù.

Chính phủ Canada từ chối khẳng định hay bác bỏ câu hỏi liệu đại sứ McCallum có phát ngôn thay cho chính phủ không.

Các phát ngôn của đại sứ McCallum gây ra đồn đoán phải chăng Canada muốn gửi tín hiệu cho Trung Quốc để giảm căng thẳng.

Thủ tướng Trudeau vẫn nói Canada không can thiệp chính trị vào vụ bà Mạnh.

Sau lời xin lỗi ‘nói nhầm’ của đại sứ Canada, một người phát ngôn Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: “Dù phía Canada có nói gì, lập trường Trung Quốc về vụ việc vẫn rõ ràng.”

Bà Hoa nói: “Chúng tôi hy vọng Canada có thể hiểu bản chất vụ việc rõ ràng thay vì gây hại cho chính mình, có lợi cho người khác.”

“Vô địch quốc gia” Trung Quốc đối mặt công lý Hoa Kỳ

Phân tích của Karishma Vaswani, phóng viên kinh doanh châu Á

Huawei là những gì người Trung Quốc gọi là một vô địch quốc gia. Một công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thực hiện tham vọng đi vào và dẫn đường thế giới của Trung Quốc.

Nhưng bây giờ, toàn bộ lực lượng của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đang nhắm vào công ty.

Các cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ với Huawei nghiêm trọng nhất từng thấy, và đi vào trung tâm của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc và ông chủ của công ty nói rằng Huawei đang được sử dụng như một con tốt trong các trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù Hoa Kỳ nói rằng các cáo buộc chống lại Huawei không liên quan đến chiến tranh thương mại, nhưng không có hy vọng Trung Quốc sẽ nhìn nhận nó theo cái nhìn tương tự.

Các cáo buộc được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao ở Washington trong tuần này.

Thư ký thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố rằng các cáo buộc của này “hoàn toàn tách biệt” với các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.

Chính quyền của Tổng thống Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ đôla của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải đáp trả bằng thuế quan của chính họ.

Vào tháng trước cả hai nước đã đồng ý để đình chỉ thuế quan trong 90 ngày để cho phép hai bên đàm phán.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47025005

Hải quân Mỹ, TQ thảo luận

để giảm nguy cơ sai lầm trên Biển Đông

Đô đốc John Richardson của Hải quân Hoa Kỳ hôm 28/1 cho biết hải quân Mỹ và Trung Quốc đang tham gia “đối thoại liên tục” để giảm nguy cơ xảy ra các lầm quân sự ở Biển Đông.

Đô đốc John Richardson phát biểu tại Viện Brookings tại Washington rằng hải quân hai nước đang thực hiện các cuộc thảo luận nhằm trao đổi thông tin để tránh xảy ra các sai lầm tiềm ẩn, trang South China Morning Post loan tin hôm 29/1.

Khi được hỏi về vai trò của Hải quân trong việc giải quyết các cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Đô đốc Richardson nói rằng ông đã tổ chức gặp gỡ với các đối tác Trung Quốc, và cụ thể trong tháng này, đã hoàn thành “một chuyến thăm có ý nghĩa” đến Trung Quốc, theo trang GovExec.com.

Ông Richardson nói: “Tôi nghĩ rằng không có một nghi vấn nào về việc chúng tôi cạnh tranh với Trung Quốc.”

Hai quốc gia có những “lợi ích chung,” ví dụ như về vấn đề bán đảo Triều Tiên, nhưng hiện tại đang tồn tại “các bất đồng” về “các quy tắc ứng xử” khi các tàu tuần tra đi qua Biển Đông.

Ông Richardson cho biết thêm rằng cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều thẳng thắn trong việc nêu ra những điểm bất đồng này tại các cuộc họp song phương gần đây. “Chúng tôi phải giảm thiểu rủi ro,” ông nói thêm.

Người đứng đầu binh chủng Hải quân Hoa Kỳ còn cho biết thêm rằng hàng năm có khoảng 40.000 tân binh hải quân được huấn luyện, và Hải quân Hoa Kỳ là lực lượng “tài năng nhất” trong biên chế quân đội.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-tq-thao-luan-de-giam-nguy-co-sai-lam-tren-bien-dong/4763631.html

 

Đàm phán với Taliban,

Mỹ cam kết rút quân khỏi Afghanistan

Một quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, sau sáu ngày đàm phán hoà bình với lực lượng Taliban tại Afghanistan, cho biết hôm 28/01 rằng Washington cam kết rút hết lực lượng nước ngoài ra khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến kéo dài hơn 17 năm.

Vị quan chức từ chối nêu danh tính cho biết đã có những “tiến bộ rõ rệt” trong các cuộc đàm phán với Taliban hồi tuần trước diễn ra tại Qatar, bàn về việc rút quân khỏi Afghanistan.

“Tất nhiên, chúng tôi không tìm kiếm một sự hiện diện quân sự lâu dài tại Afghanistan,” vị quan chức dấu tên cho Reuters biết.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp mang lại hoà bình cho Afghanistan, và chúng tôi muốn có một mối quan hệ hợp tác trong tương lai với một chính phủ thời kì hậu hoà bình. Chúng tôi muốn để lại một di sản tốt đẹp.”

Bất chấp sự hiện diện của lực lượng lượng quân sự nước ngoài do Mỹ dẫn đầu, giúp huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ những đối tác phía Afghanistan, phe Taliban vẫn kiểm soát gần một nửa quốc gia này, và tổ chức những vụ tấn công thường nhật chống lại chính phủ thân phương Tây.

Hồi tháng trước, có tin cho hay Hoa Kỳ đang cân nhắc rút một nửa quân số ra khỏi Afghanistan, tuy nhiên một phát ngôn nhân của Toà Bạch Ốc nói TT Donald Trump vẫn chưa ra lệnh rút quân. Tuy nhiên, chính quyền Washington cũng không phủ nhận thông tin trên.

Hiện Hoa Kỳ đang có khoảng 14.000 quân đồn trú tại Afghanistan phục vụ các chiến dịch do NATO lãnh đạo, cũng như sứ mệnh chống khủng bố của Washington. Sứ mệnh này phần lớn nhắm vào các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo và al Quaeda.

Có khoảng 8.000 binh lính đến từ 38 quốc gia khác nhau cũng tham gia trong chiến dịch có tên Resolute Support này.

Vị quan chức giấu tên cũng cho biết đã có những tiến bộ trong việc giải quyết những lo ngại chính của phía Hoa Kỳ rằng Afghanistan sẽ trở thành căn cứ cho những tổ chức khủng bố như IS hay al Quaeda tiến hành những cuộc tấn công chống lại Hoa Kỳ và đồng minh.

https://www.voatiengviet.com/a/4763005.html

 

Mỹ chế tài dầu khí,

 tăng áp lực lên Tổng thống Venezuela

Chính quyền Mỹ ngày 28/1 ban hành các biện pháp chế tài sâu rộng lên công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela. Đây là trừng phạt tài chính mạnh tay nhất của Mỹ, tính tới thời điểm này, đối với nhà lãnh đạo độc tài theo chủ nghĩa xã hội của Venezuela, Tổng thống Nicolas Maduro.

Các chế tài này tăng cường áp lực buộc ông Maduro phải từ chức, chuyển giao quyền lực cho lãnh đạo đối lập Juan Guaido, người tuần trước tự xưng là Tổng thống lâm thời Venezuela và được Mỹ cùng nhiều nước khác công nhận.

“Chúng ta tiếp tục phơi bày sự tham nhũng của Maduro và đồng bọn và hành động hôm nay đảm bảo rằng họ không thể nào tiếp tục cướp bóc tài sản của người dân Venezuela,” cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton phát biểu với báo giới tại Tòa Bạch Ốc.

Lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump phong tỏa các tài sản của PDVSA ở Mỹ, nguồn thu nhập lớn nhất của Venezuela và chủ nhân của công ty lọc dầu Mỹ Citgo Petroleum, tài sản ở nước ngoài quan trọng nhất của Venezuela.

Chính quyền Trump lâu nay chưa nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela vì e rằng sẽ gây hại cho các công ty lọc dầu Mỹ cũng như làm tăng giá dầu đối với người tiêu dùng Mỹ và tăng thêm khó khăn cho người dân Venezuela.

Ông Bolton nói loan báo hôm nay sẽ ngăn không cho Tổng thống Maduro tiếp cận các tài sản của PDVSA trị giá 7 tỷ đô la và gây thiệt hại cho ông ta 11 tỷ đô la trong lĩnh vực xuất khẩu dầu trong năm tới.

Hoa Kỳ không nói rõ có ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Venezuela hay không, một động thái mà các công ty lọc dầu Mỹ phản đối.

Hoa Kỳ quyết làm cho chính quyền Maduro kiệt quệ trong thu nhập dầu mỏ khi ông Maduro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ hai hôm 10/1 sau cuộc bầu cử bị xem là gian lận.

Ông Maduro tố cáo Mỹ cổ súy lật đổ ông và cương quyết không rời ghế Tổng thống được hậu thuẫn bởi Nga và Trung Quốc.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo ông Maduro sẽ phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của nhân viên ngoại giao Mỹ tại Venezuela cũng như sự an toàn của ông Guaido cùng các nhân vật đối lập.

Cố vấn Bolton dường như không loại trừ khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Venezuela dù hành động đó có nhiều phần chắc không xảy ra.

“Tổng thống đã nói rất rõ về chuyện này rằng tất cả mọi phương án đều được đặt lên bàn,” ông Bolton nhấn mạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/my-che-tai-dau-khi-tang-ap-luc-len-tong-thong-venezuela/4762992.html

TT Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 5/2

Tối ngày 28/1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chấp nhận lời mời của bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, và cho biết ông sẽ đọc Thông điệp Liên bang 2019 vào ngày thứ Ba 5/2 tại Quốc hội.

CNN trích một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump đã chấp thuận đề nghị của bà Pelosi và đã gửi thư phúc đáp cho bà, trong thư nêu rõ: “Tôi trân trọng chấp thuận đề nghị của bà. Chúng ta có một thông điệp rất tuyệt vời để chia sẻ, các mục tiêu tuyệt vời để hướng đến.”

Trong một bức thư chính thức gửi cho ông Trump hôm 28/1, bà Pelosi đã mời ông Trump “đọc Thông điệp Liên bang trước lưỡng viện Quốc hội.”

Tuy nhiên, cả Hạ viện và Thượng viện vẫn phải thông qua nghị quyết về việc mời ông Trump phát biểu về tình trạng liên bang.

Trước đó, Tổng thống Trump dự trù đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 29/1, nhưng hôm 23/1 bà Palosi nói rằng ông không thể được đọc bài diễn văn tại Hạ viện cho đến khi nào chính phủ mở cửa hoạt động trở lại.

Thông điệp về Tình trạng Liên bang là truyền thống hàng năm của chính trị Mỹ được tổng thống sử dụng để loan báo những mục tiêu chính sách trong năm tới.

Bài diễn văn này đã trở thành ‘con tin’ trong vụ đối đầu giữa ông Trump và đảng Dân chủ trong Quốc hội liên quan tới yêu cầu của ông Trump đòi ngân sách xây bức tường biên giới Mỹ-Mexico trị giá 5,7 tỷ đôla.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-doc-thong-diep-lien-bang-vao-ngay-5-2/4763419.html

 

Chính phủ đóng cửa 5 tuần, kinh tế Mỹ mất 3 tỉ đô

Kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng bởi đợt đóng cửa chính phủ kéo dài 35 ngày xuất phát từ yêu sách của Tổng thống Donald Trump đòi xây tường biên giới với Mexico, nhưng phần lớn thiệt hại giờ đây sẽ được bù đắp khi 800.000 nhân viên chính phủ liên bang đi làm trở lại, theo các nghiên cứu ở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 28/1.

Về tổng thể, Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho biết kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 11 tỉ đô la trong năm tuần đóng cửa chính phủ vừa qua. Tuy nhiên Văn phòng dự đoán 8 tỉ đô la trong số đó sẽ được phục hồi sau khi các cơ quan nhà nước mở cửa hoạt động lại, và nhân viên chính phủ được hoàn tiền lương.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội nói đợt đóng cửa chính phủ lần này sẽ khiến kinh tế Mỹ bị thu hẹp 0.02% so với dự kiến trong năm 2019. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết tác động đáng kể hơn cả là đối với các hộ kinh doanh cá thể, người lao động, đặc biệt là những công chức chính phủ liên bang không được trả lương thời gian qua.

Đợt đóng cửa chính phủ dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đã kết thúc hôm 25/01 sau khi Tổng thống Trump và Quốc Hội đồng ý thông qua một khoản ngân sách tạm thời mà không đề cập đến ngân khoản dành cho bức tường biên giới.

Ông Trump trước đó một mực yêu cầu phía lập pháp cung cấp 5,7 tỉ đô la xây tường biên giới Mỹ- Mexico, thực hiện lời hứa thời ông tranh cử Tổng thống. Ông Trump cho rằng cần có tường thành để ngăn chặn nạn di dân bất hợp pháp, buôn người và buôn lậu ma túy.

Một ủy ban hỗn hợp bao gồm các nhà lập pháp đến từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ lần đầu tiên có cuộc họp vào ngày 30/01 tới đây để thương lượng thỏa hiệp về vấn đề an ninh biên giới trước thời hạn chót 15/02.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính đợt chính phủ đóng cửa vừa rồi đã khiến tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ trong quý 4 của năm 2018 giảm 3 tỉ đô la. Ngoài ra, GDP của quý 1 năm 2019 cũng được cho là thấp hơn 8 tỉ đô la so với dự báo.

Ông Trump nói ông sẵn sàng đóng cửa chính phủ một lần nữa nếu như các nhà lập pháp không đạt được một thỏa thuận có thể chấp nhận được. Hôm 27/01, ông tỏ ra hoài nghi về khả năng có thể có một thỏa thuận như thế.

TT Trump cũng để ngỏ khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để có thể huy động nguồn tiền cho bức tường biên giới, một bước đi mà phe Dân Chủ cũng như một số nghị sĩ Cộng Hoà thề sẽ chống lại tới cùng. Ý định này của ông Trump cũng được cho là sẽ bị kiện tụng.

Nhân viên chính phủ Mỹ hy vọng tuần này sẽ được trả lại khoản lương bị cầm giữ trong suốt năm tuần vừa qua. Tuy nhiên, những nhân viên hợp đồng cho chính phủ liên bang cũng như các doanh nghiệp làm ăn với chính phủ sẽ chịu những thiệt hại lớn dù một số nhà lập pháp đang thúc đẩy luật chi trả cho cả các nhân viên khế ước.

https://www.voatiengviet.com/a/chinh-phu-dong-cua-kinh-te-my-mat-ba-ti-do/4762531.html

 

Cuộc điều tra Nga-Trump sắp hoàn tất

Cuộc điều tra do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu tìm hiểu sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 sắp hoàn tất, Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew Whitaker thông báo với truyền thông hôm 28/1.

“Tôi đã được trình bày đầy đủ về cuộc điều tra và tôi đang chờ ông Mueller giao nộp bản báo cáo chung cuộc,” ông Whitaker tuyên bố.

“Hiện giờ, tôi nghĩ cuộc điều tra gần kết thúc và tôi hy vọng nhận được báo cáo từ Giám đốc Mueller càng sớm càng tốt.”

Công tố viên Mueller chưa tiết lộ gì về thời điểm kết thúc cuộc điều tra kéo dài này và ứng cử viên được Tổng thống Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp, ông William Barr, gần đây cam kết sẽ công khai đến mức tối đa có thể bản báo cáo điều tra.

Nga bác mọi cáo buộc về chuyện can thiệp bầu cử Mỹ. Tổng thống Donald Trump nhiều lần khẳng định không liên quan đến bất kỳ sự thông đồng nào với Nga và gọi cuộc điều tra này là một cuộc ‘truy bức chính trị.’

https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-dieu-tra-nga-trump-sap-hoan-tat/4762989.html

 

Mỹ: Tỷ phú Starbucks muốn làm tổng thống,

phe Dân chủ la làng

Cựu giám đốc điều hành Starbucks Howard Schultz đã chọc giận đảng Dân chủ bằng cách cứu xét một chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2020 như một ứng viên độc lập.

Phe Dân chủ lên án ý tưởng này của tỷ phú là một “dự án phù phiếm” sẽ chỉ giúp cho Tổng thống Donald Trump.

Giới chiến lược chính trị nói rằng một ứng cử viên của bên thứ ba như vậy sẽ phân chia phe cánh tả, lấy bớt phiếu từ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ hiện chưa được đề cử.

Ông Schultz cho biết ông sẽ tranh cử như một ngườichủ trương ôn hòa.

Tại sao đồng loạt phản đối?

Neera Tanden, chủ tịch của Trung tâm Tư tưởng Tự do vì Tiến bộ Mỹ và là người thân tín của Hillary Clinton, ứng cử viên Dân chủ năm 2016 tweet: “Các dự án phù hoa giúp phá hủy nền dân chủ thật kinh tởm.”

“Nếu ông ta tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, tôi sẽ khởi động một phong trào tẩy chay Starbucks vì tôi sẽ không đóng góp một đồng xu nào cho cuộc bầu cử của một anh chàng sẽ giúp Trump giành chiến thắng.”

Michael Bloomberg, một tỷ phú khác trước đây đã dự tính tranh cử tổng thống như một ứng viên độc lập, đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích quyết định của ông Schultz mà không nêu tên ông cụ thể.

Nữ giới tranh cử Tổng thống Mỹ tăng kỷ lục

Ông nói: “Có nguy cơ lớn là một cuộc tranh cử độc lập sẽ chỉ chia số phiếu của cử tri chống Trump và cuối cùng giúp cho Tổng thống tái đắc cử.

“Đó là một rủi ro tôi mà đã từ chối vào năm 2016 và chúng ta không thể đối diện với nguy cơ đó bây giờ.”

Dan Pfeiffer, cựu cố vấn của Barack Obama, tweet: “Ý tưởng ngốc nghếch này sẽ tạo ra mối đe dọa cho một ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc đua năm 2020 có thể sẽ được quyết định bởi một vài phiếu trong một số tiểu bang.”

Jennifer Palmieri, cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của bà Clinton, tweet: “Pfeiffer đã nói lên sự thật”.

Larry Sabato, người chỉ đạo Trung tâm Chính trị của Đại học Virginia, tweet rằng khẩu hiệu của ông Schultz “sao không là ‘Bầu lại Trump’ cho rồi?”.

Bản thân ông tổng thống đảng Cộng hòa đã xuất hiện để khiêu khích ông Schultz vào cuộc, nói rằng doanh nhân này “không có ‘can đảm’ để ra tranh cử”.

Chủ tịch đảng Dân chủ tại Washington Tina Podlodowski tweet: “Một tỷ phú dùng tiền để hoàn toàn tránh né toàn bộ quá trình tranh cử sơ bộ không củng cố cho nền dân chủ.”

Đảng Dân chủ ở bang Thái Bình Dương đăng một bức ảnh, không có bình luận, về một ly cà phê Starbucks với hàng chữ: “Đừng làm điều đó Howard”.

Một phản ứng dữ dội

Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News Bắc Mỹ

Đảng Dân chủ đang nghiến răng trèo trẹo. Donald Trump thì đang thách đố Howard Schultz gia nhập cuộc đua. Những điều này đủ cho bạn biết tất cả những gì cần biết về ý nghĩa chính trị của cuộc tranh cử tổng thống như một ứng cử viên độc lập của cựu Giám đốc điều hành Starbucks Howard Schultz.

Tất nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng sẽ diễn ra như thoạt nhìn.

Đảng Cộng hòa đã hoảng loạn vào năm 2000 khi cuộc tranh cử của Pat Buchanan thuộc đảng bảo thủ bên thứ ba gây thiệt hại cho George W Bush, nhưng nó đã không gây tác động đáng kể. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn tin rằng ứng cử viên độc lập Ross Perot tranh cử vào năm 1992 đã làm tổn thương ứng cử viên của họ.

Một ứng viên tự xưng là “ôn hòa” vận động tranh cử trên nền tảng giảm thâm hụt ngân sách có thể sẽ đưa đến việc hút nhiều cử tri Cộng hòa trung dung khỏi Trump cũng như hút nhiều cử tri cấp tiến hoặc độc lập khỏi ứng cử viên Dân chủ. Hoặc, với môi trường chính trị phân cực ngày nay, không bao thu hút được cử tri nào từ bất cứ ai.

Tuy nhiên, thực tế là đảng Dân chủ cảm thấy khá tốt về vị trí của họ trong lúc này. Ông Trump đã có một vài tuần khó khăn và số người ủng hộ ông theo nhiều thăm dò ý kiến đã giảm.

Họ xem bất cứ điều gì có thể làm rung chuyển tình thế hiện tại – ngay cả khi còn hơn một năm rưỡi nữa mới đến ngày bầu cử – là một diễn biến không mong muốn.

Howard Schultz nói gì?

Trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần với Axios, cựu giám đốc hãng cà phê toàn cầu Starbucks cho biết ông nhận thức được rằng việc ra tranh cử của mình “sẽ tạo ra sự ghét bỏ, tức giận, xa cách từ bạn bè, từ đảng Dân chủ”.

Nhưng ông ta vẫn duy trì quan điểm tranh cử như một ứng viên “ôn hoà độc lập” là một việc làm đúng.

Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, ông Schultz nói rằng sẽ “không trung thực” nếu ông tranh cử như một ứng viên đảng Dân chủ.

Ông trích dẫn những bất đồng của mình với đảng về học phí đại học miễn phí, chăm sóc sức khỏe toàn cầu và các quan điểm khác mà ông nói đã “nghiêng quá nhiều sang bên trái”.

Nhiều đảng viên Dân chủ vẫn đổ lỗi cho cuộc tranh cử tổng thống như ứng viên độc lập năm 2000 của Ralph Nader rằng giúp đảng Cộng hòa George W Bush đánh bại đảng Dân chủ Al Gore.

Năm 2016, ứng cử viên của Đảng Xanh Jill Stein và đảng Libertarian Gary Johnson đã giành được hàng trăm ngàn phiếu tại các tiểu bang ông Trump thắng.

Howard Schultz là ai?

Một cựu nhân viên bán máy pha cà phê espresso, ông Howard Schultz lớn lên trong khu nhà ở được chính phủ hỗ trợ ở Brooklyn, New York.

Ông bắt đầu làm việc cho chuỗi cửa hàng Starbucks nguyên thủy từ năm 1982 khi chỉ có 11 cửa hàng bán hạt cà phê.

Ông đã mua lại công ty vào năm 1987 và đến khi ông từ chức năm 2018, Starbucks đã phát triển lên thành hệ thống 28.000 quán cà phê tại 77 quốc gia trên thế giới.

Người đàn ông 65 tuổi thường xuyên sử dụng ảnh hưởng của mình để lên tiếng về các vấn đề xã hội như nhập cư và kiểm soát súng.

Ông hiện có khối tài sản ước tính khoảng 3 tỷ đô la (2,3 tỷ đồng) và là nhà tài trợ thường xuyên cho các chiến dịch tranh cử của Dân chủ, bao gồm cả Barack Obama và Hillary Clinton.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47038010

 

Facebook sẽ hợp nhất

Messenger, Instagram và Whatsapp

Facebook đang lên kế hoạch hợp nhất 3 dịch vụ tin nhắn ở Instagram, Whatsapp và Messenger.

Dù cả 3 vẫn sẽ tồn tại như những ứng dụng mạng xã hội riêng biệt, dịch vụ nhắn tin của mỗi app sẽ có thể được gửi từ bên này sang bên kia.

Facebook nói với BBC rằng công ty này đang ở bước khởi đầu của một “quá trình dài”.

Kế hoạch này lần đầu được nhắc tới trên tờ New York Times và được nhìn nhận như một dự án của cá nhân người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg.

Khi hoàn thành, việc kết hợp này sẽ giúp người dùng Facebook có thể liên lạc trực tiếp với người chỉ sử dụng Whatsapp và ngược lại.

Các ứng dụng nói trên được phát triển trên các nền tảng khác nhau nên từ trước đến nay, việc liên kết là bất khả thi.

Theo New York Times, dự án đã được tiến hành với thời gian hoàn tất dự kiến vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2020.

Kế hoạch của Facebook là gì?

Facebook có lẽ không muốn nói về kế hoạch mới giữa những scandal vi phạm quyền riêng tư ồn ào, nhưng bị buộc phải lên tiếng vì người trong nội bộ đã cung cấp thông tin cho New York Times.

Cho đến hiện tại, Whatsapp, Instagram và Messenger đều hoạt động độc lập và cạnh tranh với nhau.

Hợp nhất chức năng nhắn tin có tiềm năng làm đơn giản hóa công việc của Facebook. Công ty này sẽ không phải phát triển nhiều phiên bản của cùng một tính năng, ví dụ như Stories.

Liên kết các nền tảng cũng mở đường cho các cửa hàng kinh doanh, giúp họ liên hệ với khách hàng tiềm năng đang ở trên một mạng xã hội khác.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc dữ liệu khách hàng có thể được dùng chung giữa cả 3 nền tảng nhắn tin do Facebook sở hữu, giúp các công ty quảng cáo tiếp cận hiệu quả hơn đối tượng khách hàng họ cần.

Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất vẫn là hợp nhất sẽ làm bộ ứng dụng của đế chế Facebook liên kết với nhau chặt chẽ, khó bị phá vỡ hơn.

Chia sẻ dữ liệu

Zuckerberg đang cố gắng đẩy mạnh việc liên kết này nhằm giúp bộ “đinh ba” ứng dụng có thể hỗ trợ người dùng tối đa và qua đó tăng thời gian sử dụng.

Theo Makena Kelly, biên tập viên công nghệ của The Verge, việc gom khách hàng vào một khối khổng lồ giúp Facebook có thể cạnh tranh tốt hơn với các ứng dụng nhắn tin của Google và Apple iMessage.

“Người dùng yêu cầu việc nhắn tin phải thật nhanh, đơn giản, đáng tin cậy và đảm bảo sự riêng tư, nên chúng tôi muốn xây dựng một trải nghiệm nhắn tin tốt nhất có thể”, Facebook nói trong một thông báo.

“Chúng tôi đang nghiên cứu để xây dựng một ứng dụng nhắn tin được mã hóa đầu – cuối, đồng thời cân nhắc các biện pháp để đơn giản hóa việc liên hệ với gia đình, bạn bè ở những ứng dụng mạng xã hội khác nhau.”

Thông báo của Facebook cũng nhắc tới việc các cuộc thảo luận, tranh cãi vẫn đang diễn ra về việc hệ thống nhắn tin xuyên ứng dụng này sẽ hoạt động như thế nào.

Liên kết ứng dụng sẽ đánh dấu sự thay đổi đáng kể của Facebook, bởi công ty này đã để Instagram và Whatsapp hoạt động như 2 tổ chức riêng biệt trong thời gian dài.

New York Times nói kế hoạch của Zuckerberg là nguyên nhân làm xảy ra “xung đột nội bộ”, khiến những người sáng lập Instagram và Whatsapp rời bỏ công ty năm ngoái.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Facebook liên tục bị điều tra và chỉ trích vì làm lộ dữ liệu người dùng.

Liên kết dữ liệu một cách toàn diện có thể làm các lãnh đạo công ty nhìn nhận lại cách họ xử lý khối thông tin khổng lồ này.

Văn phòng Ủy viên Thông tin Anh Quốc đã bắt đầu điều tra về lượng dữ liệu hiện đang được chia sẻ giữa Whatsapp và Facebook.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-47025942

 

75% nước Mỹ sẽ lạnh dưới mức đóng băng

trong tuần này

Khí lạnh thấu xương sẽ bao trùm lên phần lớn nước Mỹ trong tuần này. Hàng triệu người sẽ chịu cái lạnh dưới độ đóng băng; giao thông vận chuyển có thể gặp nhiều nguy hiểm và bị ngưng trệ.

Cơ quan khí tượng quốc gia nói rằng một số bang có thể hứng chịu không khí lạnh chưa từng thấy trong mấy mươi năm qua.

Không khí lạnh nhất sẽ đến vào khoảng thứ ba 29/1 kéo dài đến thứ năm 31/1 ở khu vực bắc của miền Trung Tây nước Mỹ và vùng Ngũ đại hồ, với nhiệt độ giảm xuống tới mức -32 độ C. Gió thậm chí còn làm cho nhiệt độ rớt xuống thấp hơn như vậy.

Đài khí tượng dự báo Chicago chịu đựng không khi lạnh nhất trong gần 25 năm qua, nhiệt độ có thể hạ xuống tới -46 độ C.

Nhưng nhiệt độ xuống thấp mới chỉ là một phần của đợt không khí lạnh này, các bang Dakota đang chống chọi với bão tuyết, theo cơ quan khí tượng quốc gia.

Trong khi các trận tuyết dữ dội bao phủ phần lớn vùng Trung Tây, tuyết có thể sẽ bao trùm sang bang Mississippi và Alabama.

Tại Atlanta, nơi hàng ngàn người hâm mộ bóng bầu dục đang mong chờ Super Bowl, nhiệt độ sẽ giảm vào thứ ba khi thành phố này bị tuyết phủ dày tới hai inch.

Tất cả các văn phòng tiểu bang Georgia sẽ đóng cửa vào thứ ba, Thống đốc Brian Kemp nói.

May mắn thay, nhiệt độ sẽ tăng lên lại vào cuối tuần để cho phép trận Super Bowl có thể diễn ra như người hâm mộ mong đợi.

(Theo CNN, Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%BD-l%E1%BA%A1nh-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%A9c-%C4%91%C3%B3ng-b%C4%83ng-trong-tu%E1%BA%A7n-n%C3%A0y/4762295.html

 

Thêm một công dân Canada bị bắt tại TQ

Macau (Trung Quốc) đã bắt giữ một công dân Canada vì cáo buộc lừa đảo, theo truyền thông địa phương.

Macau (Trung Quốc) đã bắt giữ một công dân Canada vì cáo buộc lừa đảo, theo truyền thông địa phương.

Một công dân Canada đã bị bắt hôm 25.1 vì cố gắng lừa đảo ngân hàng 284 triệu USD, theo truyền thông địa phương.

Người đàn ông có tên là Leao, 61 tuổi, bị buộc tội sử dụng giấy tờ giả để chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của một công ty giải trí sang một tài khoản ở Hồng Kông, Macau Daily cho biết.

Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng đã từ chối yêu cầu chuyển tiền này sau khi nghi ngờ chữ ký trên các tài liệu mà Leao cung cấp là ủy quyền cho giao dịch không khớp với hồ sơ mà ngân hàng có.

Khi bị từ chối yêu cầu chuyển tiền, nghi phạm liền rời khỏi trụ sở ngân hàng, tờ báo Macau cho biết thêm.

Sau đó, nhân viên ngân hàng đã xác nhận với người của công ty giải trí nói trên về Leao và được biết công ty này không có người nào tên như thế.

Ngân hàng sau đó đã liên lạc với cảnh sát và cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm lừa đảo này sau đó 6 giờ khi nghi phạm này định rời khỏi Macau.

Văn phòng truy tố công cộng Macau sau đó đã truy tố người này tội lừa đảo chứng từ và lừa đảo. Tên của công ty giải trí bị làm giả giấy tờ chuyển tiền hiện không được công bố. Cảnh sát Macau thì cho biết họ sẽ thông tin thêm về vụ việc này vào ngày 28.1.

Leao là công dân Canada mới nhất bị Trung Quốc bắt giữ sau khi quan hệ giữa nước này với Canada suy giảm nghiêm trọng vì vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu hôm 1.12.2018.

http://biendong.net/diem-tin/26111-them-mot-cong-dan-canada-bi-bat-tai-tq.html

http://biendong.net/goc-nhin-moi/26092-hoi-dam-nga-nhat-ong-putin-chi-dung-cu-ca-rot-de-nhu-ong-abe.html

 

Venezuela rồi sẽ ra sao với tình trạng ‘hai tổng thống’?

Các kịch bản nào có thể xảy ra cho Venezuela và tổng thống tạm quyền Guaidó có thể làm gì để tái thiết đất nước trong khi ông Maduro vẫn tại vị và nắm trong tay quân đội.

Những kịch bản có thể xảy ra

Giới phân tích đua nhau đưa ra những kịch bản có thể xẩy ra cho Venezuela trong tình trạng đất nước này đang có hai tổng thống, một tổng thống Maduro nắm thực quyền, và một tổng thống lâm thời Guaidó theo quy định của Quốc hội nước này.

Theo tác giả Alex Ward của VOX, có 5 kịch bản cho tương lai của Venezuela:

Ông Maduro vẫn nắm quyền: Trong bối cảnh đó, áp lực chính trị lên Maduro chắc chắn sẽ làm ông ta suy yếu, và áp lực kinh tế sẽ làm mọi nỗ lực để cải thiện tình hình kinh tế cho đất nước của ông trở nên phức tạp hơn. Hoa Kỳ, ví dụ, đã xem xét áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Venezuela. Điều này có nguy cơ làm giảm mức tín nhiệm với Maduro thấp hơn 20% – mức tín nhiệm mà ông Maduro duy trì trong những năm gần đây.

Maduro từ chức, nhưng tư tưởng chính trị và chính sách kinh tế thảm khốc của ông vẫn tiếp tục: Maduro có thể từ chức nếu ông ta chọn được một lãnh đạo mới có cùng hệ tư tưởng chính trị với mình. Đó là niềm tin rằng chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa xã hội độc đoán là cách tốt nhất để cai trị đất nước. Nếu kịch bản này xảy ra, tương lai của Venezuela sẽ không có gì thay đổi như khi Maduro còn nắm quyền. Nói tóm lại là một chính phủ “bình mới, rượu cũ”.

Phe đối lập lên nắm quyền: Hiện chưa rõ kịch bản này có thể xảy ra theo hình thức nào? Hoặc là Maduro đợi tới một cuộc bầu cử công bằng hơn rồi mới từ chức, để người đắc cử lên thay. Hoặc Maduro sẽ trao đất nước cho Guaidó. Niềm hi vọng là lãnh đạo mới, có lẽ không thuộc phe xã hội chủ nghĩa của Maduro, sẽ lèo lái đất nước tiến lên một nền dân chủ. Nhưng ngay cả kết quả màu hồng này cũng có những thách thức của nó.

Lý do là vì một số chính sách của Maduro hiện vẫn còn rất thịnh hành ở Venezuela, chẳng hạn việc đầu tư ngân sách vào các chương trình xã hội như chăm sóc y tế và thực phẩm. Và lãnh đạo mới sẽ vấp phải thách thức khi buộc phải cắt một số chương trình như vậy để ngăn nền kinh tế đất nước sụp đổ.

Điều đó có thể dẫn đến việc người dân Venezuela phản ứng, chống lại nhà lãnh đạo mới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nói cách khác, người thay thế Maduro với hy vọng chân thành là tái thiết Venezuela sẽ có một công việc vô cùng thách thức.

Quân đội Venezuela lên nắm quyền: Quân đội Venezuela hiện là cơ quan quyền lực nhất đất nước, và đã khẳng định đứng về phía ông Maduro. Nhưng trong trường hợp khủng hoảng chính trị trầm trọng hơn, quân đội có thể quyết định phế truất ông Maduro để lên nắm quyền.

Có một hy vọng là quân đội sẽ kêu gọi một cuộc bầu cử tự do và công bằng, sau đó sẽ trao quyền cho người chiến thắng. Nhưng lịch sử thì cho thấy thực tế trái ngược. Từ 1948 -1958, lãnh đạo quân đội đã tra tấn, bỏ tù, giết hại phe đối lập, và tham nhũng tràn lan. Điều đáng lo ngại là một nhà cai trị quân sự, như trong những năm qua, sẽ hy sinh dân chủ nhân danh sự ổn định xã hội.

Quân đội nước ngoài lật đổ Maduro và gây ra nội chiến: Trong bối cảnh như vậy, quân đội sẽ trở thành lực lượng bảo vệ cho Maduro. Ông Maduro đã huy động quân đội để đề phòng trường hợp ông Trump đưa quân tới Venezuela. Một số người có thể theo phe quân đội nước ngoài để tham gia vào cuộc xâm lược, nhưng trong trường hợp này thì cũng gây ra tàn sát và đổ máu.

Tình hình thậm chí có thể tồi tệ hơn, khi Maduro bị phế truất, các phe phái tìm người kế vị ông Maduro có thể chống lại nhau, gây ra cuộc nội chiến. Trong khi kẻ chiến thắng chưa ngay lập tức được xác lập, các phe phái có thể bắt đầu cai trị và vận hành từng phần lãnh thổ của riêng mình trên khắp Venezuela.

Do đâu Guaidó có thể lên làm Tổng thống?

Báo chí quốc tế vừa qua đưa tin về việc lãnh đạo đảng đối lập, ông Juan Guaidó, đã ‘tự tuyên bố làm Tổng thống tạm quyền’ của Venezula hôm 23/1. Tuy nhiên nhiều người Venezuela phản đối chữ ‘tự tuyên bố’ này.

Chẳng hạn, một số độc giả của New York Times phản ứng rằng ông Guaidó không ‘tự tuyên bố’ mà việc ông làm tổng thống đã được quy định trong Hiến pháp Venezuela.

Venezuela: Juan Guaido, người được Donald Trump công nhận, là ai?

Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?

Venezuela: Quốc gia đang ‘rơi tự do’

Chuyện ‘yêu’ ở Venezuela thời khủng hoảng kinh tế

Nhìn lại lịch sử, ông Maduro được bầu làm Tổng thống năm 2013 và trong suốt thời gian ông tại vị, kinh tế Venezuela lao dốc không phanh.

Nhưng ông Maduro vẫn ra ứng cử và trúng cử chức tổng thống thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi hồi tháng 5/2018. Nhiều ứng cử viên đảng đối lập bị cấm ra tranh cử đợt này, hoặc bị bỏ tù, hoặc phải sống lưu vong.

Việc tái đắc cử của ông Maduro không được phe đối lập kiểm soát Quốc hội công nhận. Chính vì thế, Quốc hội Venezuela tuyên bố ông Maduro là kẻ tiếm quyền và vị trí tổng thống hiện ‘bỏ trống’.

Trích dẫn các điều 233 và 333 của Hiến pháp Venezuela, Quốc hội Venezuela nói rằng trong những trường hợp như vậy, người đứng đầu Quốc hội sẽ đảm nhận chức Tổng thống.

Đó là lý do tại sao ông Guaidó, Chủ tịch Quốc hội Venezuela tuyên bố mình là quyền Tổng thống vào ngày 23/1.

Ông Guadó không có thực quyền

Vấn đề đặt ra hiện nay là ông Maduro không chịu từ chức và hiện vẫn chưa rõ quân đội Venezuela có ủng hộ ông Guaidó hay không.

Trong các video đăng trên mạng xã hội hôm 23/1, có cảnh một nhóm người mặc quân phục nhường đường cho một đoàn người biểu tình – những người ủng hộ ông Guaidó.

Nhưng tướng lĩnh quan đội hàng đầu của Venezuela thì viết trên Twitter rằng họ vẫn đứng về phía ông Maduro – người thường xuyên tăng lương, thưởng cho họ và đưa những tướng quân sự cấp cao kiểm soát các vị trí và ngành công nghiệp quan trọng.

Tổng thống Maduro vẫn nắm trong tay các đòn bẩy quyền lực, bao gồm bộ máy lập pháp, hành pháp, và đặc biệt là quân đội. Do đó một quốc gia hai chính phủ tồn tại song song, dù được nước ngoài hậu thuẫn, có rất ít ý nghĩa trên thực tế. Trong tình hình như vậy, sự hỗn loạn kinh tế của Venezuela chỉ có khả năng trở nên tồi tệ hơn, theo bình luận của Jonathan Marcus của BBC.

Ông Guaidó là Chủ tịch Quốc hội, nhưng cơ quan lập pháp này nhìn chung trở nên bất lực trước một Quốc hội Lập hiến được thành lập năm 2017 nơi tập trung những người trung thành với ông Murado.

Quốc hội (do ông Guaidó lãnh đạo) vẫn họp, nhưng các quyết định của nó bị ông Murado phủ quyết hoàn toàn với sự hậu thuẫn của Quốc hội Lập hiến.

Nghĩa là, dù được Mỹ và một số nước châu Âu và Mỹ La Tinh ủng hộ, ông Guaidó không có quyền hành gì trên thực tế.

Khó có thể phá vỡ sự bế tắc

Trả lời phỏng vấn truyền hình của hãng CBS, ông Ted Piccone, chuyên gia cao cấp, nhà phân tích Mỹ La Tinh thuộc Viện Nghiên Brookings nói có một chút ít yếu tố tích cực trong hoàn cảnh này, đó là việc ông Maduro hiện đang chịu sức ép rất lớn đến từ hai phía: từ những người muốn lật đổ ông trong nước, và từ cộng đồng quốc tế.

Theo phân tích của ông Ted Piccone, tình huống phức tạp hiện nay là ông Maduro vẫn đang nắm trong tay mọi lĩnh vực chủ chốt của đất nước, từ kinh tế đến hạ tầng, năng lượng, và quân đội.

Các lựa chọn khác trong bối cảnh này có thể là tăng cường cấm vận về kinh tế, năng lượng… Và đây có thể là các biện pháp hiệu quả để gây áp lực lên ông Maduro để buộc ông ta phải đàm phán và từ chức. Rất có thể Liên Hiệp Quốc sẽ phải vào cuộc để gây sức ép lên ông Maduro.

Ông Guaidó cũng đã hứa với tất cả nhân viên lực lượng an ninh rằng sẽ ân xá nếu họ quay lưng lại với Tổng thống Maduro.

Câu hỏi liệu Mỹ có triển khai quân đội để buộc ông Maduro từ chức và đưa ông Guaidó lên vị trí Tổng thống có thực quyền hay không cũng được đặt ra.

Và giới phân tích cho rằng việc Mỹ can thiệp quân sự để lật đổ ông Maduro khó có thể xem là một lựa chọn khả thi khi mà người dân Venezuela vốn đã quyết liệt chối bỏ vai trò của Mỹ.

Ngay kể cả trong trường hợp Mỹ triển khai quân đội thì các nước như Mexico, Nga và Trung Quốc cũng sẽ chẳng làm gì để can dự ngoại trừ sẽ gây ầm ĩ ở Liên Hiệp Quốc, theo phân tích của ông Dov S. Zakheim, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, trên The Hill.

Mặt khác, không có gì rõ ràng rằng Washington thực sự có thể tổ chức một liên minh sẵn sàng xâm lược Venezuela. Và cũng chưa rõ quân đội Venezuela, mà cho đến nay vẫn lên tiếng ủng hộ Maduro, sẽ tham gia hất cẳng ông này hay không. Nếu không, kết quả có thể là sự đổ máu ở Venezuela, điều mà người Mỹ khó có thể chấp nhận do Mỹ đã và đang mất mát quá nhiều về con người và cả tiền bạc trong việc lật đổ chính phủ Iraq và Afghanistan.

Hơn nữa, ngay cả khi Hoa Kỳ có thể đánh bại thành công quân đội Venezuela trung thành với chính phủ, thì Hoa Kỳ vẫn phải đối mặt với hai thách thức chính, gồm tái thiết một đất nước hỗn loạn về kinh tế và đối phó với các cuộc tấn công du kích của những người trung thành với Maduro, theo ông Dov S. Zakheim.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47025512

 

Venezuela: Vì sao ông Maduro ‘không dám’

đụng tới tổng thống tự phong?

Hơn 700 người chống đối Tổng thống Nicolas Maduro mới bị bắt giữ trong khi phe đối lập tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo có tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, theo AP, đáng chú ý các lực lượng an ninh nhà nước không đụng tới một nhà hoạt động chống chính phủ nổi bật, ông Juan Guaido, nhà lập pháp tự xưng là tổng thống lâm thời.

Hãng tin Mỹ nhận định rằng việc ông Maduro tới nay vẫn chưa hạ lệnh bắt ông Guaido cho thấy sự thiếu tin tưởng trong chính lực lượng an ninh của tổng thống đang vấp phải áp lực từ nhiều phía.

XEM THÊM:

Khủng hoảng Venezuela: Ông Maduro bác bỏ tối hậu thư

Một lý do khác đó là việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng bất kỳ một sự gây hại nào đối với nhân vật mà Mỹ coi là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela sẽ là hành động vượt qua lằn ranh đỏ.

Quan chức Mỹ hôm 28/1 lại lặp lại cảnh báo trên khi công bố các biện pháp từng phạt đối với công ty dầu khí nhà nước Venezuela.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton, nói rằng bất kỳ hành động nào đối với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Guaido hay Quốc hội mà ông hiện lãnh đạo, sẽ bị coi là một “sự tấn công nghiêm trọng” và “sẽ bị đáp trả bằng phản ứng lớn”.

Trong khi không đề cập cụ thể tới các hành động Mỹ có thể tiến hành, ông Bolton lặp lại rằng tất cả các giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng Venezuela vẫn trên bàn thảo luận, kể cả biện pháp quân sự, theo AP.

Hãng tin này dẫn lời ông Jose Miguel Vivanco, Giám đốc phụ trách khu vực châu Mỹ của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng “họ sẽ không dám đụng tới ông Guaido” vì ông nhận được “sự ủng hộ lớn từ quốc tế”.

Chính quyền của ông Maduro đã nhiều lần dọa bắt nhà lập pháp 35 tuổi, cáo buộc ông vi phạm hiến pháp và làm “con rối” trong âm mưu đảo chính của Mỹ.

Nhưng theo AP, ông Guaido hàng ngày vẫn được tự do đi lại khắp thủ đô Caracas, tổ chức các cuộc tuần hành và thiết lập một chính quyền song song.

https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-v%C3%AC-sao-%C3%B4ng-maduro-kh%C3%B4ng-d%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%A5ng-t%E1%BB%9Bi-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-t%E1%BB%B1-phong-/4763057.html

 

Ông Maduro yêu cầu TT Trump ‘buông Venezuela’

Phát biểu trên truyền hình nhà nước, Tổng thống Nicolas Maduro đã sử dụng tiếng Anh để gửi thông điệp trực tiếp tới Tổng thống Donald Trump.

AP dẫn lời nhà lãnh đạo này yêu cầu nguyên thủ Mỹ “không dính vào Venezuela” và “buông Venezuela ngay lập tức”.

Tổng thống hiện đối mặt với nhiều thách thức nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với công ty dầu khí nhà nước của Venezuela là hành động của “tội phạm”.

Nói trên truyền hình hôm 28/1, ông Maduro cũng cáo buộc Hoa Kỳ đánh cắp của người Venezuela tài sản dầu mỏ thuộc quyền sở hữu của họ.

AP nhận định, chính quyền của ông Maduro sẽ mất quyền tiếp cận đối với một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất, nhất là 7 tỷ đôla tài sản hiện bị Mỹ chế tài.

XEM THÊM:

Vì sao ông Maduro ‘không dám’ đụng tới tổng thống tự phong?

Nhà lãnh đạo theo đường lối xã hội chủ nghĩa đang chật vật tại vị trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia quay sang ủng hộ lãnh tụ đối lập Juan Guaido làm tổng thống lâm thời.

Ông Maduro tuyên bố sẽ sớm thông báo một loạt các hành động đối phó với biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Venezuela cắt đứt quan hệ với Mỹ tuần trước sau khi chính quyền của ông Trump công nhận ông Guaido là tổng thống hợp pháp.

Dù ông Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela, Mỹ và các đồng minh đang gây áp lực kinh tế và ngoại giao để buộc ông phải từ nhiệm.

Nhà lãnh đạo này cáo buộc Mỹ công khai lãnh đạo một cuộc đảo chính để hạ bệ ông.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-maduro-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-tt-trump-bu%C3%B4ng-venezuela-/4763078.html

 

Venezuela và những món nợ đáng tởm

Nguyễn Xuân Nghĩa

Khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân rồi con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không? Đấy là cách đặt vấn đề sau khi chúng ta hiểu ra bối cảnh của chuyện Venezuela….

Khủng hoảng tại Venezuela

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, kể từ đầu năm 2014, xứ Venezuela tại Nam Mỹ lâm vào một vụ khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF dự đoán năm ngoái là lạm phát lên tới 10 triệu phần trăm và người dân đói ăn phải moi thùng rác tìm lương thực khi bạo lực và tham nhũng hoành hành khắp nơi. Nhưng từ mươi ngày qua, cuộc khủng hoảng lên tới chính trị, khi Chủ tịch Hạ viện được bầu lên từ đầu năm 2015 đã căn cứ trên Hiến pháp mà tuyên bố là tạm xử lý trách nhiệm của tổng thống, trong khi ông Nicolás Maduro vẫn giữ vai trò Tổng thống sau một cuộc bầu cử được đa số cho là có gian lận. Lập tức, vào tuần trước, Chính quyền Hoa Kỳ cùng nhiều nước dân chủ đã công nhận Chủ tịch Hạ viện Juan Guiando là Quyền Tổng Thống, trong khi Liên bang Nga và Trung Quốc và vài xứ khác vẫn cố bênh vực chế độ Maduro. Ngày Thứ Hai 28 vừa qua, Chính quyền Mỹ tăng áp lực và phong tỏa nguồn giao dịch của tập đoàn dầu khí quốc doanh có tên tắt là PDVSA và chi nhánh Mỹ của doanh nghiệp này là công ty Citgo tại Houston. Tình hình Venezuela có thể biến chuyển nhưng câu hỏi được người ta nêu lên là sau này ai sẽ thanh toán các món nợ của chế độ độc tài Venezuela?

Chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân và con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không?

-Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết, về bối cảnh thì Venezuela có lắm tài nguyên tại Mỹ Châu La Tinh, với trữ lượng dầu hỏa cao nhất thế giới, chiếm tới 95% số xuất khẩu, đa số là bán vào thị trường Mỹ. Nhưng xứ này chưa có cơ chế dân chủ trừ 40 năm ngắn ngủi từ 1959 tới 1999. Từ năm đó, sau khi ông Hugo Chavez nắm quyền và tiến hành cách mạng cộng sản thì Venezuela tụt hậu và sau khi Chavez mắc bệnh và tạ thế năm 2013 thì xứ này tụt dốc. Ngày nay, tổng sản lượng toàn năm của hơn 30 triệu dân chưa tới 100 tỷ đô la, lợi tức bình quân một người sụt hai phần ba, chỉ còn chừng ba ngàn đô la và 87% dân chúng sống dưới mức bần cùng, đói ăn thiếu thuốc và thực sự sống trong cảnh địa ngục trần gian.

– Chúng ta không có thời lượng để nói về nguyên nhân của thảm kịch, trừ sự kiện là chế độ Hugo Chavez rồi Nicolás Maduro đã lấy tài nguyên trời cho để chia cho tay chân, kể cả bộ máy an ninh và quân đội sau khi quốc hữu hóa ngành dầu khí. Ngày nay, Venezuela đang mắc nợ có thể hơn 150 tỷ đô la và khó dùng dầu khí trả nợ cho các xứ độc tài đã bảo vệ mình, như Nga và Trung Quốc.

Những món nợ đáng tởm

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin đi ngay vào các món nợ đó mà người dân xứ này sẽ phải thanh toán trong tương lai, thí dụ như dưới dạng dầu khí hay bằng cách nào khác. Chế độ độc tài đã tàn phá kinh tế và xã hội, thưa ông, khi nền dân chủ tái xuất hiện sau này, thì ai sẽ thanh toán những món nợ đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta lại phải trở về một bối cảnh còn xa xưa hơn nữa và nói đến “những món nợ đáng tởm”.

– Lần đầu tiên mà vấn đề được đặt ra rồi trở thành án lệ là tiền lệ pháp lý làm cơ sở cho các phán quyết về sau, do giáo sư luật khoa Alexander Nahum Sack tại Paris vào năm 1927, cách nay hơn 90 năm. Là Tổng trưởng của chế độ Sa hoàng Nga, ông Sack lưu vong tại Pháp sau cuộc cách mạng cộng sản năm 1917, và trở thành giáo sư. Khi chính quyền Xô Viết thẳng tay phủ nhận mọi khoản nợ của chế độ Sa hoàng, ông nghiên cứu chuyện nợ nần sau mỗi lần thay đổi chế độ và thấy nhiều khoản nợ chính đáng mà chế độ sau không thể xoá bỏ và thoái thác. Nhưng cũng có những khoản nợ không chính đáng mà chế độ mới có thể nhân danh quyền lợi người dân để chối bỏ. Từ “dettes odieuses” do Alexander Sack đặt ra là tiếng Pháp, sau này mới được dịch qua Anh ngữ là “odious debts“.

– Chuyện này sở dĩ trở thành án lệ vì xảy ra nhiều lần tại Âu Châu và nơi khác sau khi chế độ thực dân cáo chung, nhiều quốc gia giành lại độc lập rồi gặp nạn độc tài quân phiệt, phát xít, cộng sản, và chuyển sang dân chủ. Khi có thay đổi chế độ trên một lãnh thổ thì phải xử lý thế nào về khoản nợ cũ để khỏi gây khủng hoảng dây chuyền trong luồng giao dịch quốc tế với nhau? Về nguyên tắc, chế độ mới phải tôn trọng các cam kết vay mượn của chế độ cũ thì mới có thể nói chuyện giao dịch bình thường. Trong thực tế, giáo sư Sack cho rằng các khoản nợ không thật sự phục vụ người dân thì phải được coi là bất chính và đáng tởm.

Nguyên Lam: Ông nói tới chuyện xa xưa, liệu ngày nay còn xứ nào công nhận chuyện ấy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thật ra giáo sư luật khoa gốc Nga này không phát minh ra lý luận đó mà chỉ áp dụng những trường hợp xảy ra từ trước, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Mỹ và đầu thế kỷ 20 tại Âu Châu, chủ yếu là do tác động của Hoa Kỳ rồi các nước khác.

– Số là sau cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Tây Ban Nha, thuộc địa Cuba của Tây Ban Nha được giải phóng. Nhân danh quyền lợi của dân Cuba, Hoa Kỳ vận động việc chối bỏ các khoản nợ mà Hoàng đế Maximilan của Tây Ban Nha đã vay các nước Anh, Pháp, Bỉ để củng cố chính quyền tại Cuba và tài trợ nhu cầu chiến tranh của Tây Ban Nha. Vì vậy, sau Hòa ước Paris năm 1898, Tây Ban Nha đành xác nhận rằng trước năm 1860 đã lấy tài nguyên của Cuba để yểm trợ chiến tranh ở Âu Châu và từ 1861 đến 1880 thì chính quyền của họ tại Cuba đã đi vay để bành trướng ảnh hưởng qua Mexico và nơi khác. Sau năm 1880 lại còn vay thêm để trả nợ cũ và để bảo vệ quyền lực của họ tại Cuba. Vì vậy, Hoa Kỳ và Cuba chẳng trả một đồng dù các chủ nợ tại Âu Châu có phàn nàn và phản đối!

Nguyên Lam: Câu chuyện này thật ly kỳ vì dẫn ta về xứ Cuba, một xứ cộng sản đang cố bảo vệ chế độ Maduro của Venezuela. Xin đề nghị ông giải thích tiếp!

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Phải nói là án lệ tại Cuba từ sau cuộc chiến Hoa Kỳ với Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19 còn tái diễn tại Âu Châu sau Thế chiến I: Thỏa ước Versailles kết thúc Đại chiến năm 1919 có khoản quy định là Ba Lan không phải trả các khoản nợ do Đức-Phổ vay mượn để chiếm đóng xứ này!

– Sau đó, trong vai trò tài phán cuộc tranh tụng về món nợ của chế độ độc tài Frederico Tinoco tại Costa Rica với ngân hàng Royal Bank of Canada, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (cũng là cựu Tổng thống Mỹ), Howard Taft cũng ra phán quyết tương tự: ngân hàng chủ nợ đã biết mục tiêu đi vay của chính quyền Tinoco là bất chính nên chế độ mới có quyền phủ nhận món nợ này. Bối cảnh ấy cho thấy các “món nợ đáng tởm” đã được quốc tế chú ý từ lâu, và trở thành một nền tảng của công pháp quốc tế trong quan hệ tài chánh giữa các quốc gia.

Nguyên Lam: Chúng ta đã qua Thế kỷ 21, thưa ông, trong thế kỷ 20, người ta có những vụ kiện nào về các khoản nợ không chính đáng đó không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trong Thế kỷ 20, các nước đã có ba chục vụ kiện liên quan đến các khoản nợ đó, nổi tiếng và gần gũi nhất là vụ Hoa Kỳ tranh cãi cho chính quyền mới tại Iraq để phủ nhận mấy trăm tỷ đô la mà chế độ Saddam Hussein đã vay các nước khác, kể cả các nước Âu Châu, để bảo vệ quyền lực và đàn áp người dân!

Giới chuyên gia về luật pháp và tài chánh có thể nghiên cứu và chuẩn bị để sau này dân Venezuela khỏi trả nợ oan uổng cho một chế độ đáng ghê tởm! Và bài học sắp tới của Venezuela cũng là điều mà người Việt mình nên suy ngẫm cho tương lai

-Nguyễn Xuân Nghĩa 

– Đáng nói hơn thế, trên chính trường và trong doanh trường của các nước, cả hai xu hướng thiên tả và bảo thủ đều có lúc ủng hộ việc vận động ấy. Mục tiêu thật ra rất đa dạng: nhằm xoá nợ cho các nước nghèo – như quan điểm của Giáo hội Vatican với“chương trình “Jubilee 2000” – hoặc hỗ trợ các chế độ dân chủ mới thành hình, ngăn cản hiện tượng vay tiền để tài trợ khủng bố, giải trừ nạn tham ô của các tổ chức quốc tế khi nhắm mắt trước các nghiệp vụ tài trợ bất chính, v.v… Mỗi xu hướng lại quan tâm đến một khía cạnh và hiểu ra sự nhạy cảm của họ là tìm ra cách vận động hữu hiệu trong một hệ thống luật lệ phức tạp.

Bài học cho Việt Nam

Nguyên Lam: Chúng ta trở lại chuyện Venezuela, thưa ông, trong tương lai thì tình hình của các khoản nợ này sẽ xoay chuyển ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Các lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Venezuela học kinh nghiệm thất bại của họ từ những năm 2002 là phân tán, thiếu phối hợp và không xuống tới quần chúng nên lần này đã có nhiều cuộc tiếp xúc với dân chúng từ dưới cơ sở và vận động quốc tế khiến cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm năm có thể sẽ có kết quả. Khi để mất lòng dân, chế độ Maduro biến chất ra ách độc tài và bị lân bang kết án nên sẽ khó tồn tại, nhất là khi binh lính trong quân đội cũng là nạn nhân của tình trạng đói khổ. Từ những bài học đó, những người lãnh đạo Venezuela sau này cũng nghĩ đến gánh nợ sẽ phải trả cho chế độ tiền nhiệm.

– Tôi nghĩ hoạt động quốc tế vận của họ sẽ giải thích và thương thảo rằng việc trừng phạt của các nước cần nhắm vào tay chân của chế độ cũ chứ không thể làm người dân là nạn nhân của việc phong tỏa kinh tế. Sau đó là nêu câu hỏi then chốt, rằng khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân và con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không?

Nguyên Lam: Nhưng chủ nợ của Venezuela là các cường quốc độc tài hay các ngân hàng quốc tế có dễ gì xóa nợ hay bị mất vốn hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thế giới đã nghiên cứu và nâng trình độ pháp lý tinh vi để khai triển thành một học thuyết có cơ sở khai thông các vấn đề tài chánh khi một chế độ độc tài chuyển sang một chế độ dân chủ. Chuyện quan trọng ở đây gồm có ba điều kiện đã được quốc tế công nhận. Thứ nhất khoản nợ xuất phát từ một chế độ độc tài đã cam kết bí mật, ngoài sự hiểu biết của người dân. Thứ hai, khoản vay mượn không đem lợi ích cho người dân mà chỉ tập trung vào tay chân của chế độ. Thứ ba, các chủ nợ đều có biết khi thương thuyết mà vẫn cho chế độ vay tiền. Rất nhiều khoản nợ của Venezuela đã hội đủ ba điều kiện ấy nên trong một tương lai không xa, giới chuyên gia về luật pháp và tài chánh có thể nghiên cứu và chuẩn bị để sau này dân Venezuela khỏi trả nợ oan uổng cho một chế độ đáng ghê tởm! Và bài học sắp tới của Venezuela cũng là điều mà người Việt mình nên suy ngẫm cho tương lai…

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn kỳ này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/venezuelan-odious-debts-01292019074003.html

 

Hoa Vi ngày càng bị tẩy chay

tại phương Tây do nỗi sợ gián điệp

Trọng Nghĩa

Hôm nay, 29/01/2019, công ty viễn thông Úc TPG cho biết quyết định hủy bỏ dự án thiết lập một mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ 5G tại nước Úc. Là công ty có nhà cung cấp chính là Hoa Vi, quyết định này đồng nghĩa với việc tập đoàn Trung Quốc lại bị loại ra khỏi một công trình hạ tầng cơ sở viễn thông ở Úc. Sự kiện diễn ra ở Úc nằm trong một loạt những quyết định tẩy chay Hoa Vi ở các nước phương Tây, sau khi Mỹ lên tiếng nhắc nhở về nguy cơ gián điệp Trung Quốc lợi dụng thiết bị Hoa Vi để hành động.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, Washington dĩ nhiên là quốc gia đã ban hành những hạn chế nghiêm ngặt nhất đối với Hoa Vi, và theo truyền thông Mỹ, Washington đang nỗ lực khuyến khích các đồng minh làm theo.

Ngay từ năm 2012 Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã cho rằng hai hãng Trung Quốc Hoa Vi và ZTE có thể được chính quyền Bắc Kinh sử dụng để phá hoại an ninh của Hoa Kỳ, do đó cần phải bị loại, không cho tham gia các công trình công cộng tại Mỹ.

Báo cáo của Hạ Viện Mỹ nhấn mạnh rằng người sáng lập Hoa Vi là một sĩ quan quân đội Trung Quốc, và « đã không hợp tác hoàn toàn với cuộc điều tra của Mỹ, đồng thời không muốn giải thích về mối quan hệ của Hoa Vi với chính phủ Trung Quốc ». Quốc Hội Mỹ đã cảnh báo trở lại về nguy cơ đến từ Hoa Vi vào tháng 12 năm 2017.

Trong lãnh vực tư nhân, các tập đoàn viễn thông Mỹ AT & T và Verizon đã ngừng cung cấp điện thoại thông minh Hoa Vi tại Mỹ và vào tháng 8 năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã ký ngân sách quân sự cho năm 2019, cấm quan chức chính phủ và quân đội Hoa Kỳ dùng sản phẩm của Hoa Vi và ZTE.

Theo chân Hoa Kỳ, chính quyền Úc đã cấm Hoa Vi đấu thầu xây dựng chương trình internet băng thông rộng quốc gia vào năm 2012, vì sợ các cuộc tấn công mạng. Đến mùa hè năm 2018, Úc đã loại Hoa Vi khỏi mạng 5G, cho rằng quan hệ mật thiết giữa Hoa Vi và quân đội Trung Quốc là một hiểm họa an ninh.

New Zealand đã theo gương Úc vào tháng 11, viện lẽ « công nghệ không tương thích », trong lúc Nhật Bản cũng tẩy chay Hoa Vi một tháng sau đó, với lý do, theo báo Nikkei, là « để tránh rò rỉ thông tin ».

Châu Âu ngày càng đề cao cảnh giác

Cứng rắn nhất đối với Hoa Vi là Cộng Hòa Séc. Vào trung tuần tháng 12 (năm 2018), cơ quan an ninh mạng Séc đã cảnh báo về việc sử dụng phần mềm và thiết bị của Hoa Vi và ZTE, cho rằng đó là « hiểm họa » đối với an ninh quốc gia. AFP trích dẫn lập luận của an ninh Séc, theo đó « luật pháp Trung Quốc buộc các công ty tư nhân có trụ sở tại Trung Quốc là phải hợp tác với các cơ quan tình báo ».

Còn tại Ba Lan, vấn đề còn nổi cộm hơn nữa vào giữa tháng Giêng vừa qua khi một trong những quan chức của chi nhánh Hoa Vi tại nước này bị cơ quan phản gián Ba Lan bắt giữ, về tội « làm gián điệp » cho Bắc Kinh. Một quan chức Ba Lan cao cấp còn cho biết là nước này đã bắt đầu điều tra thiết bị do Hoa Vi cung cấp để thẩm định rủi ro.

Riêng ở Tây Âu, theo AFP, chính phủ Anh đã bày tỏ thái độ « hết sức quan ngại », hãng điện thoại Vodafone đã đình chỉ việc mua thiết bị Hoa Vi cho cơ sở hạ tầng hãng này ở châu Âu. Đồng nghiệp của Vodafone là BT thì loan báo vào tháng 12 vừa qua sẽ loại bỏ thiết bị Hoa Vi ra khỏi các mạng 3G và 4G hiện có.

Tại Pháp, tình hình cũng chuyển biến không mấy thuận lợi cho Hoa Vi với tập đoàn viễn thông lớn nhất là Orange đã quyết định tẩy chay Hoa Vi trong việc thiết lập mạng di động 5G. Quan trọng nhất là sự kiện ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, hồi tuần trước đã gợi đến các « rủi ro » liên quan đến sự hiện diện của Hoa Vi trong màng lưới 5G ở Pháp.

Thái độ nghi kỵ của châu Âu đối với Hoa Vi đã được một quan chức châu Âu cao cấp nhắc lại. Nhật báo Pháp La Tribune ngày 28/01 đã trích dẫn phát biểu với hãng tin Mỹ Bloomberg của ông Andrus Ansip, Ủy Viên Châu Âu đặc trách kỹ thuật số, đề cập đến luật an ninh quốc gia Trung Quốc thông qua năm 2017, buộc các doanh nghiệp cũng như cá nhân Trung Quốc là phải trợ giúp các cơ quan tình báo, nếu có yêu cầu.

Theo ông Ansip : « Khi được viết thành luật, chúng ta phải hiểu là những nguy cơ (Hoa Vi giúp tình báo Trung Quốc) sẽ nhiều hơn. Chúng ta không thể tiếp tục ngây thơ ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190129-hoa-vi-ngay-cang-bi-tay-chay-tai-phuong-tay-do-noi-so-gian-diep

 

Thủ tướng May nói

sẽ ‘mở lại’ đàm phán với EU về Brexit

Chiều 29/01/2019, Thủ tướng Theresa May nói bà sẽ quay trở lại Brussels để ‘mở lại’ đàm phán về thỏa thuận Brexit trong phần về biên giới với CH Ireland.

Bà May phát biểu rằng các nghị sỹ “muốn có Brexit thì phải bỏ phiếu cho nó” trước khi có hai cuộc bỏ phiếu khác nhau trong Hạ viện Anh nêu ra các sửa đổi quan trọng.

Chiều thứ Ba, chủ tịch Hạ viện John Bercow đồng ý để các dân biểu bỏ phiếu về hai sửa đổi:

Một của dân biểu đảng Bảo thủ, ông Graham Brady nêu ra ‘giải pháp thay thế’ vấn đề kiểm soát biên giới CH Ireland.

Một của nữ dân biểu Lao động, Yvette Cooper đề nghị hoãn ngày Anh ra khỏi EU thêm chín tháng.

Thỏa thuận duy nhất

Anh quốc ‘bỏ lỡ’ sinh viên nước ngoài

Thủ tướng Anh dám để Brexit ‘rơi tự do’

Brexit: EU liệu có giúp đỡ sau thất bại của bà May?

100 ngày đến hạn Brexit: Anh ly hôn EU

Trước đó, lãnh đạo Liên hiệp châu Âu khẳng định thỏa thuận mà họ đồng ý với chính phủ Anh từ tháng 11/2018 là “duy nhất” và không thể thay đổi.

Nhưng nay, Anh Quốc tin rằng vấn đề biên giới giữa CH Ireland, nước thành viên EU, và vùng Bắc Ireland thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh, sẽ cần đàm phán lại.

Còn gọi là ‘backstop’ hay ‘đảm bảo cuối cùng’, đây là cơ chế quy định rằng trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại EU-Anh, biên giới CH Ireland và Bắc Ireland “vẫn không lập trạm kiểm soát”.

Lý do là các bên liên quan đều tin rằng việc dựng lại trạm kiểm soát cho đường biên giới này sẽ phá hoại các thỏa thuận hòa bình về Bắc Ireland.

Chân trong chân ngoài?

Nhưng vấn đề là sau khi ra khỏi EU mà Bắc Ireland vẫn thông thương biên giới không kiểm soát với CH Ireland ở phía Nam hòn đảo thì hóa ra một phần của Anh vẫn như là thuộc thị trường chung hoặc liên minh thuế quan với EU.

Mà điều này lại không phải là thứ chính phủ Anh hiện nay muốn chấp nhận.

Nay các dân biểu của đảng Bảo thủ Anh muốn có đảm bảo cụ thể là tình trạng giữ ‘backstop’ không được giữ vĩnh viễn, vì thế thì không khác gì Anh vẫn ở trong EU.

Bà May nói bà sẽ yêu cầu EU đàm phán lại về cơ chế ‘backstop’ này và muốn có đảm bảo pháp lý.

Nhưng bà thừa nhận việc này không dễ.

Bà May cũng hứa trước Hạ viện Anh chiều 29/01 rằng một thỏa thuận sửa đổi sẽ được đem ra cho các dân biểu bỏ phiếu tiếp.

Trong lúc đó, lịch trình để Anh ra khỏi EU đang ngắn lại, và nếu không đạt thỏa thuận gì, Anh sẽ rời EU ngày 29/03/2019, trừ khi London xin EU cho gia hạn.

Sau khi thỏa thuận Brexit của bà May bị nghị viện Anh bác bỏ hai tuần trước, tới nay vẫn chưa rõ là điều gì sắp xảy ra.

Các báo Anh đang nói về các phương án A, B và C của chính phủ Anh, mà mỗi phương án đều có vấn đề khó thỏa mãn tất cả các bên.

Phương án A của bà May thì đã bị bác bỏ nhưng phương án B xem ra không khác bao nhiêu cho đến chiều 29/01.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47046959

http://biendong.net/goc-nhin-moi/26092-hoi-dam-nga-nhat-ong-putin-chi-dung-cu-ca-rot-de-nhu-ong-abe.html

 

Nghị viện Anh thảo luận

các dự thảo sửa đổi thỏa thuận Brexit

Chỉ còn đúng hai tháng nữa là đến thời hạn nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, 29/03/2019, theo như quy định của Hiệp Định Lisboa. Hôm nay, 29/01, nghị viện Anh tiến hành thảo luận và bỏ phiếu các kiến nghị sửa đổi, bổ sung thỏa thuận Brexit mà thủ tướng Theresa May đã đưa ra và bị nghị viện bác bỏ ngày 15/01 vừa qua.

Sau khi dự thảo thỏa thuận Brexit bị bác bỏ, thủ tướng Theresa May không đề xuất kế hoạch B. Do vậy, các dân biểu đưa ra kiến nghị sửa đổi bổ sung. Qua động thái này, nghị viện Anh muốn làm chủ tiến trình đàm phán và giảm bớt vai trò của chính phủ trong hồ sơ Brexit.

Có tất cả 14 dự thảo sửa đổi bổ sung và chủ tịch nghị viện là người quyết định lựa chọn các kiến nghị đem ra bỏ phiếu. Theo AFP, có bốn dự thảo quan trọng : Thứ nhất là dự thảo Brexit của chính phủ phải được nghị viện thông qua, muộn nhất là vào ngày 26/02. Nếu không, nghị viện sẽ bỏ phiếu về việc đề nghị Liên Hiệp Châu Âu triển hạn Brexit đến 31/12/2019, thay vì 29/03, để tránh trường hợp Brexit mà không có thỏa thuận với châu Âu.

Kiến nghị thứ hai liên quan đến các giải pháp trong hồ sơ « backstop – vấn đề biên giới Ai Len », ví dụ không lập đường biên giới, nhưng vẫn có thể tiến hành các kiểm tra ở cách xa khu vực ngăn cách giữa Cộng Hòa Ai Len (thành viên Liên Hiệp Châu Âu) và vùng Bắc Ai Len (thuộc vương quốc Anh). Nếu kiến nghị này được nghị viện thông qua, thủ tướng Anh có thể đề nghị châu Âu đàm phán lại về « backstop » và trấn an là bà có được sự hậu thuẫn của nghị viên trong hồ sơ Brexit.

Theo đề xuất thứ ba là trong giai đoạn từ tháng Hai đến tháng Ba năm 2019, mỗi tuần, nghị viện có một ngày được quyền đề ra các nội dung thảo luận và bỏ phiếu. Nếu được thông qua, các nội dung này không mang tính ràng buộc, nhưng chính phủ khó có thể bỏ qua.

Đề xuất quan trọng thứ tư liên quan đến các giải pháp tránh tình trạng Brexit mà không có thỏa thuận, ví dụ đàm phán với châu Âu về liên minh thuế quan hoặc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit…

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190129-nghi-vien-anh-thao-luan-cac-du-thao-sua-doi-thoa-thuan-brexit

 

Pháp – Ai Cập : Tổng thống Macron

kêu gọi Cairo tôn trọng nhân quyền

Tú Anh

Tổng thống Pháp kết thúc ba ngày công du Ai Cập. Trong cuộc họp báo chung chiều 28/01/2019, ông Emmanuel Macron đã kêu gọi đồng nhiệm Abbel Fattah al Sissi phát huy nhân quyền tại Ai Cập, « một nước bạn » của Pháp, đang cần một chế độ « thượng tôn pháp luật để ổn định ».

Theo Reuters, hơn một năm sau khi từ chối chỉ trích Ai Cập vi phạm nhân quyền, trong chuyến viếng thăm lần này, tổng thống Pháp tỏ ra cứng rắn hơn.

Với lập luận « giam giữ nhà báo, blogger để làm gì trong một nước được xem là đại quốc khu vực », tổng thống Pháp kêu gọi Ai Cập tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Ông tuyên bố trong cuộc họp báo chung : Ai Cập là một cường quốc cấp vùng mà ổn định là mối quan tâm chính yếu của hai bên. Tuy nhiên, « cuộc chiến chống khủng bố để mang lại ổn định lâu dài cần phải song hành với sự tôn trọng tự do và nhâm phẩm của mỗi công dân. Một nhà nước thượng tôn pháp luật không thể bỏ qua vấn đề nhân quyền. Một xã hội dân sự hùng mạnh sẽ là tường thành chống khủng bố hiệu quả nhất ».

Trong ngày cuối cùng, tổng thống Macron đi thăm một nhà thời Thiên chúa giáo mục tiêu của một vụ khủng bố làm chết 29 người vào tháng 12/2018 và một đền thờ Hồi giáo. Tổng thống Pháp kêu gọi đối thoại liên tôn giáo.

http://vi.rfi.fr/phap/20190129-phap-ai-cap-tong-thong-macron-keu-goi-cairo-ton-trong-nhan-quyen

 

Báo L’Humanité trước nguy cơ đình bản

Anh Vũ

Tờ báo của đảng Cộng Sản Pháp, L’Humanité, sau hơn 100 năm tồn tại, giờ có thể bị xóa sổ trong làng báo Pháp vì hết tiền.

Le Figaro số đề ngày 29/01/2019, dẫn nguồn từ báo Marianne cho hay, khó khăn tài chính đang trở nên trầm trọng với l’Humanité. Tờ báo Cộng Sản được thành lập từ năm 1904 đã tuyên bố hết khả năng chi trả trước tòa án Bobigny. Ban lãnh đạo tờ báo đã đề nghị được đặt dưới sự quản lý của tư pháp để có thể tiếp tục hoạt động. Tòa sẽ xem xét vụ việc này vào ngày 30/01/2019.

Trong số báo ra đầu tuần này, L’Humanité đã kêu gọi các độc giả quyên góp quỹ cho báo tiếp tục hoạt động. Đồng thời, sắp tới đây tờ báo sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm gây quỹ cứu L’Humanité, hiện sử dụng 175 nhân viên, trong đó có 125 nhà báo. Bên trong tòa soạn, các nhân viên của báo sẽ mở các buổi thảo luận nhằm tìm cách cứu L’Humanité tiếp tục sống được và nhất là tìm nguồn thu nhập mới.

L’Humanité đã gặp khó khăn tài chính từ nhiều năm qua, vẫn thường xuyên kêu gọi độc giả quyên góp. Năm ngoái, thu nhập của tờ báo bị hụt khoảng trên 500.000 euro, trong khi  số nợ tăng tới 7 triệu euro.

http://vi.rfi.fr/phap/20190129-bao-l%E2%80%99humanite-truoc-nguy-co-dinh-ban

 

TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro

Giám đốc AIIB nói Trung Quốc đang xem lại chính sách cho vay ở nước ngoài giữa lúc có lo ngại về các khoản tiền nước này cho Venezuela và Sri Lanka vay.

Trả lời phỏng vấn Financial Times hôm 29/01/2019, ông Kim Lập Quân (Jin Lijun), Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á châu (AIIB) nói Trung Quốc đang “cân bằng lại các cách cho vay ở hải ngoại”.

“Trung Quốc đang cân bằng lại các thủ tục cho vay ở nước ngoài khi phải đối mặt với những lo ngại lên cao về ‘gánh nặng nợ’ cho các nước đang phát triển.”

Financial Times nói AIIB, ngân hàng do Trung Quốc lập ra, “đã đóng góp phần của mình vào sự tan rã kinh tế của Venezuela, việc tái đàm phán nợ gây tranh cãi của Sri Lanka, và các dự án nay bị hủy ở Malaysia”.

Tuy thế, ông Kim Lập Quân bác bỏ chỉ trích rằng Trung Quốc cho vay “bừa bãi” để đẩy các nước khác vào bẫy nợ.

Ông gọi đây là “cáo buộc hoàn toàn sai”.

Venezuela nợ TQ nhiều

Hồi tháng 3/2018, Reuters đưa tin Venezuela còn nợ Trung Quốc 19,3 tỷ USD, theo một nguồn trong ngành tài chính Venezuela.

Trước đó, hồi tháng 11/2017, trang Financial Times có bài nói Venezuela nợ trên thị trường trái phiếu 64 tỷ USD, và hơn 20 tỷ USD từ đồng minh Trung Quốc và Nga.

Nhưng kênh truyền hình BBC World hôm 29/01/2019 có bài nói các khoản Venezuela “nợ Trung Quốc đã lên tới 70 tỷ USD”.

Con số này có thể đến từ tổng số các khoản đầu tư và cho vay.

VOA News của Hoa Kỳ hồi tháng 9/2018 nêu ra con số tương tự, rằng “trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc đã cho Venezuela 65 tỷ USD các khoản cho vay, tiền mặt và đầu tư. Venezuela nợ hơn 20 tỷ USD”.

Cũng từ tháng 3/2018, quan chức Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) được Reuters trích lời nói họ “nghĩ lại về việc tiếp tục chi tiền vào Venezuela”.

Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?

Venezuela hủy quan hệ ngoại giao với Mỹ

Venezuela của Bolivar và ‘hội chứng chống Mỹ’

Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?

Hãng tin Anh khi đó trích thuật một nguồn ngoại giao ở Bắc Kinh nói chính phủ Trung Quốc lo ngại “đầu tư vào Venezuela sẽ chỉ thấy ông Nicolas Maduro lại như một Robert Mugabe ở Zimbabwe”.

Ông Mugabe được Trung Quốc hỗ trợ trên 40 năm để cuối cùng bị tước quyền lực.

Trái phiếu của Venezuela trên thị trường quốc tế hôm 24/01/2019 đã ổn định lại vì các nhà đầu tư tin rằng kiểu gì thì ông Maduro sẽ bị lật đổ.

Điều lạ là mỗi khi có khả năng ông Maduro trụ lại được, như sau khủng hoảng 2016, thì trái phiếu của Venezuela lại mất giá.

Cũng tương tự như vậy, nếu ông Maduro tiếp tục cầm quyền thì trái phiếu Venezuela sẽ sụt giá trong 2019, theo Colby Smith trong bài ‘Venezuela bondholders are betting on Maduro’s downfall‘.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-47044872

 

Binh lính TQ “đứng hình” vì xe tăng mới quá hiện đại?

Trung Quốc đã phát triển được nhiều loại vũ khí mới và hiện đại, thế nhưng có một số thông tin cho rằng quân đội Trung Quốc hiện chưa hiểu hết về những loại khí tài mà mình đang có trong tay.

Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, trong một cuộc diễn tập quân sự tổ chức vào năm ngoái, một “lữ đoàn đặc biệt” thuộc Quân đoàn số 81 của Quân đội Trung Quốc đã bị đánh bại mặc dù được trang bị các loại vũ khí tiên tiến, cụ thể là xe tăng Type 099A.

Mới đây, Trung tướng Robert Ashley, Giám đốc Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã có nhận định rằng Trung Quốc “đang sắp triển khai những loại vũ khí hiện đại bậc nhất trên thế giới”. Thậm chí ông còn khẳng định, “họ đã dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực”.

Trong khi DIA đặc biệt chú ý vào những tiến bộ của Trung Quốc trong việc tiêu diệt vệ tinh đối phương và các loại vũ khí chính xác do nước này phát triển, song Trung Quốc rất tự hào về những thành tựu như xe tăng Type 099A, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và tàu chiến mang tên lửa định hướng Type 055. Đây là những loại vũ khí nâng cao khả năng chiến đấu của lục quân, không quân và Hải quân Trung Quốc.

Thế nhưng dường như quân đội Trung Quốc vẫn đang tìm cách để hiểu hơn nữa về những loại vũ khí này cũng như vị trí của chúng trong chiến tranh hiện đại.Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV, hai sĩ quan cấp cao đã đưa ra những suy nghĩ của mình về nguyên nhân vì sao các binh lính Trung Quốc lại thất bại khi vận hành các loại xe tăng mới.

Ông Xu Chengbiao, một chỉ huy tiểu đoàn xe tăng giải thích: “Chúng tôi đã đưa xe Type 099A quá gần chiến tuyến, điều này khiến nó không thể tối ưu hóa khả năng chiến đấu”. Trong khi đó, ông Zhao Jianxin, một chỉ huy khác cho biết: “Chúng tôi mới chỉ được huấn luyện về khả năng của các loại xe tăng cũ chứ chưa hiểu kết khả năng của các loại xe mới”.

Ông David Axe, một chuyên gia quốc phòng của tạp chí The National Interest của Mỹ, nhận định, dựa trên những thông tin được đưa ra, có thể thấy rằng Trung Quốc đang gặp khó khăn do học thuyết quân sự của họ “vẫn còn nhiều thiếu sót” do sự thiếu kinh nghiệm trong chiến đấu của họ. Thật vậy, quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh nào kể từ cuối thập niên 1970 tới nay.

Hiện tại, Trung Quốc đang tập trung nhiều vào lực lượng hải quân, không quân, lực lượng tên lửa và các lực lượng hậu cần, vì vậy lực lượng bộ binh của nước này đang giảm bớt quân số. Một số nhà phân tích cho rằng điều này cho thấy Trung Quốc đang tập trung vào khả năng áp đặt ảnh hưởng quân sự ở nước ngoài thay vì bảo vệ quốc gia đơn thuần.

Trong lúc khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc ngày càng phát triển, quốc gia này cũng cần phải thay đổi học thuyết quân sự của mình để phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ và quá trình này có thể sẽ mất nhiều thời gian.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26091-binh-linh-tq-dung-hinh-vi-xe-tang-moi-qua-hien-dai.html

 

Vành đai và con đường: Các nước Đông Nam Á

 “rủ nhau” dè chừng sáng kiến của TQ

TQ đang định hình lại cách tiếp cận của Sáng kiến ​​Vành đai và con đường ở Đông Nam Á do các dự án của Bắc Kinh tại khu vực bị sụt giảm đáng kể vào năm ngoái, SCMP cho biết.

Myanmar đã điều chỉnh lại dự án xây dựng cảng Kyaukpyu do Trung Quốc đầu tư do lo ngại về các khoản nợ. Ảnh: Handout

Giá trị giao dịch các dự án đầu tư – hơn 100 triệu USD của Trung Quốc vào khu vực này đã giảm 49,7% xuống còn 19,2% trong năm 2018, thấp nhất trong 4 năm qua, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP-Hồng Kông) dẫn số liệu từ Viện Nghiên cứu kế hoạch Mỹ

Đối với các quốc gia thành viên ASEAN, các dự án lớn của Trung Quốc đã chững lại đáng kể trong nửa cuối năm ngoái, chỉ có 12 dự án trị giá 3,9 tỷ USD được tiến hành, so với con số 33 dự án trị giá 22 tỷ USD so với cùng kỳ.

Giá trị các dự án ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore trong nửa cuối năm 2018 chỉ bằng 1/4 năm 2017.

ASEAN lo ngại

SCMP cho biết, sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể từ khi Bắc Kinh triển khai Sáng kiến Vành đai và con đường vào năm 2013. Các quốc gia ASEAN hiện đang chiếm 1/3 các dự án cam kết đầu tư và xây dựng của Trung Quốc.

Trong ba năm sau khi kế hoạch khởi động, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng 77% so với ba năm trước đó, SCMP cho biết thêm.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng lo ngại rằng, Bắc Kinh sẽ nhắm tới lợi ích địa chính trị khi đầu tư vào các dự án lớn tại khu vực này. Đáng chú ý nhất là ở Malaysia, tuần trước chính phủ Thủ tướng Mahathir Mohamad đã hủy bỏ một dự án đường sắt trị giá 20 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư.

Myanmar cũng thu hẹp quy mô cảng Kyaukpyu bên vịnh Bengal, nhằm cắt giảm đáng kể chi phí để giải quyết vấn đề nợ Trung Quốc.

Theo một cuộc khảo sát được công bố trong tháng này của Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore, hơn 70% các học giả ở các quốc gia ASEAN nói rằng, chính phủ của họ nên thận trọng trong việc đàm phán các dự án Vành đai và con đường để tránh các khoản nợ không bền vững.

Một số học giả còn quan ngại về các tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo, thiếu khả năng thương mại, lợi ích giữa các bên liên quan v.v… từ các dự án của Trung Quốc.

Ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan cho biết, sự đình trệ các dự án của Trung Quốc ở Đông Nam Á trùng với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

“Sáng kiến này cần phải được xem xét lại và khởi động lại,” ông nói, “Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức liên quan trên nhiều mặt trận. Họ sẽ phải lựa chọn và ưu tiên hành động trên mặt trận nào trước”.

Tuy nhiên, theo SCMP, Sáng kiến Vành đai và con đường vẫn có sức hút với một số nước Đông Nam Á. Vào tháng 12 vừa qua, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải của Indonesia Ridwan Djamaluddin cho biết, Trung Quốc sẽ đầu tư dự án mới trị giá từ 50 tỷ đến 60 tỷ USD vào nước này.

Tại Philippines, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Manila vào tháng 11, hai bên đã chứng kiến ​​việc ký kết 29 bản ghi nhớ, bao gồm một bản liên quan đến Vành đai và con đường.

“Thiên đường cờ bạc”

Trong khi đó, đầu tư từ Trung Quốc đang biến Sihanoukville, Campuchia thành một “thiên đường cờ bạc” cho các nhà đầu tư và khách du lịch Trung Quốc. Trên bờ sông của thành phố Sihanoukville, các sòng bạc đang ngày càng trở nên phổ biến khiến cư dân thành phố này lo lắng.

AFP dẫn lời một nhân viên sòng bạc giấu tên chia sẻ rằng, một số con bạc đã mất hàng trăm USD trong vòng chưa đầy 20 phút.

Hiện tại có khoảng 50 sòng bạc thuộc sở hữu của Trung Quốc và hàng chục tổ hợp khách sạn đang được xây dựng.

Theo Tỉnh trưởng Sihanoukville, số người Trung Quốc ở Sihanoukville đã tăng mạnh trong hai năm qua, chiếm 30% tổng dân số của thành phố. Từ năm 2016 đến 2018, đầu tư của chính phủ và tư nhân Trung Quốc đạt 1 tỷ USD.

Làn sóng Trung Quốc ở Sihanoukville được cho có liên quan đến kế hoạch chiến lược cơ sở hạ tầng Vành đai và con đường của Bắc Kinh.

http://biendong.net/doc-bao-viet/26113-vanh-dai-va-con-duong-cac-nuoc-dong-nam-a-ru-nhau-de-chung-sang-kien-cua-tq.html

 

Cuộc chiến thuế quan: Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO

Trung Quốc ngày 28/01 khởi động tiến trình pháp lý để Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) thụ lý vụ kiện của Bắc Kinh đối với hệ thống thuế nhập khẩu mà Mỹ áp lên 234 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, đồng thời lên án Hoa Kỳ ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán có thể ra phán quyết về vụ này.

Một nhà ngoại giao thương mại của Trung Quốc nói trong một cuộc họp của WTO rằng Bắc Kinh muốn có một hội đồng chuyên gia xem xét đơn kiện của Trung Quốc đệ trình từ tháng Tư năm ngoái. Đơn kiện nhằm ngăn chặn thuế của Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dưới thời Tổng thống Donald Trump.

“Đây là một sự vi phạm trắng trợn những nghĩa vụ của Hoa Kỳ chiếu theo các thỏa thuận của WTO và thách thức một cách có hệ thống các nguyên tắc thương mại đa phương,” đại diện phía Trung Quốc phát biểu.

“Nếu Hoa Kỳ được tự do vi phạm những nguyên tắc này mà không phải chịu hậu quả, khả năng tồn tại của tổ chức này trong tương lai sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.”

Từ tháng Bảy năm 2018, Hoa Kỳ bắt đầu bổ sung thêm 25% thuế lên khoảng 34 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ trung Quốc và đánh thêm 10% thuế lên khoảng 200 tỉ đô la hàng nhập từ Trung Quốc kể từ ngày 24/9/2018.

Trung Quốc ngay sau đó đã đáp trả bằng cách áp thuế lên hàng hóa Mỹ.

Quan chức Hoa Kỳ có mặt tại buổi họp của WTO cáo buộc Trung Quốc sử dụng hệ thống của WTO như bình phong để thực thi những chính sách bóp méo thương mại và rằng Bắc Kinh đang phá hoại hệ thống thương mại toàn cầu thông qua “những chính sách bắt buộc chuyển giao công nghệ một cách bất công và méo mó và thông qua vụ kiện vô căn cứ này.”

Giới chức Mỹ nói “chính Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ đang đe doạ sự tồn vong chung của WTO.”

Đơn kiện của Trung Quốc lần này, cũng giống như nhiều lần gần đây, có thể không thể giải quyết được vì Hoa Kỳ đã ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán giải quyết kiện cáo trong các vụ tranh chấp thương mại.

Washington nói các thẩm phán thường xuyên vi phạm qui trình của WTO và vượt quá quyền hạn của mình. Tại cuộc họp hôm 28/01, Hoa Kỳ nhắc lại lập luận của mình trong khi Trung Quốc và 70 quốc gia thành viên khác của WTO nhắc lại lời kêu gọi Washington chấm dứt ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán.

https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-chien-thue-quan-trung-quoc-kien-my-ra-wto/4763010.html

 

Trung Quốc:

Vụ Mỹ truy tố Huawei ‘vô đạo đức’

Một phát ngôn viên của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc hôm 29/1 nói rằng các cáo trạng của chính phủ Mỹ đối với tập đoàn Huawei “bất công” và “vô đạo đức”.

Trong khi đó, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đọc trên truyền hình nhà nước kêu gọi Washington “ngưng cuộc đàn áp vô lý” nhắm vào Huawei và các công ty Trung Quốc khác.

Phía chính quyền Bắc Kinh cho rằng có “động cơ chính trị” và “sự thao túng chính trị” trong chuyện này.

XEM THÊM:

Mỹ truy tố Huawei tội lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại

Theo AP, Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28/1 truy tố Huawei và Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran bằng cách làm ăn với Tehran thông qua công ty chi nhánh mà Huawei tìm cách che giấu.

Ngoài ra, tập đoàn của Trung Quốc này cũng bị cáo buộc đánh cắp công nghệ tự động từ công ty viễn thông T-Mobile của Mỹ.

Theo AP, Huawei hôm 29/1 đã bác bỏ các tội danh mà chính phủ Mỹ công bố.

Tập đoàn này cho biết đã đề nghị trao đổi với các công tố viên Mỹ về cuộc điều tra sau khi bà Mạnh bị bắt ở Canada cuối năm ngoái theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nhưng bị từ chối.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%A5-truy-t%E1%BB%91-huawei-v%C3%B4-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%A9c-/4763120.html