Tin Việt Nam – 25/01/2019
Cựu phó chủ tịch Tp HCM bị khởi tố thêm tội danh
Nguyên phó chủ tịch thường trực Thành phố Hồ Chí Minh, Ông Nguyễn Thành Tài, cùng các ông Trần Nam Trang, phó Giám đốc Sở Tài Chính Tp HCM, ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Giám đốc Sở Văn Hóa- Thể Thao & Du Lịch Tp HCM, Ông Vy Nhật Tảo, nguyên Giám đốc Trung Tâm Ca Nhạc Nhẹ Tp HCM bị khởi tố bị can về tội ‘vi phạm qui định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’.
Thông tin được Cơ quan Cảnh sát Điều Tra, Bộ Công An đưa ra và truyền thông trong nước loan đi ngày 25 tháng 1. Theo đó thì căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, vào ngày 18 tháng 1, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra C30, thuộc Bộ Công An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội ‘vi phạm qui định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ và ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Ca Nhạc Nhẹ Tp Hồ Chí Minh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bất Động Sản Diệp Bạch Dương, Agribank Chi Nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan.
Biện pháp được tiến hành là bắt tạm giam các ông Trần Nam Trang, Nguyễn Thành Rum, Vy Nhật Tảo, bà Dương Thị Bạch Diệp- Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương. Bà này bị khởi tố về tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản.’
Bản thân nguyên phó chủ tịch thường trực UBND Tp HCM Nguyễn Thành Tài đang bị tạm giam vì những sai phạm trong việc cho thuê không qua đấu giá khu đất 5000 m2 đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì những sai phạm như thế Ông Nguyễn Thành Tài bị bắt tạm giam từ ngày 8 tháng 12 năm ngoái.
Trong vụ sai phạm liên quan đến khu đất vàng 5000m2 tại số 8-12 đường Lê Duẩn, ngoài Ông phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Thành Tài, còn có các ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư quận ủy Quận 2, nguyên trưởng phòng Quản lý Sử Dụng đất Sở Tài nguyên- Môi trường Tp HCM; Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi Trường Tp HCM; Trương Văn Út, phó trưởng phòng Quản lý Đất, Sở Tài Nguyên- Môi Trường TP HCM.
Ông Nguyễn Hoài Nam bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Các ông Đào Anh Kiệt và Trương Văn Út bị tạm giam trong vụ án khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tai-pro-ano-cha-01252019102024.html
Nghị sĩ Châu Âu thông báo hoãn phê chuẩn EVFTA
Hai thành viên Nghị viện châu Âu vừa chính thức thông báo về việc hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Theo video được đăng tải trên trang Twitter của nữ Nghị sĩ Jude Kirton-Darling, thì lý do hoãn được bà viện dẫn là bởi vấn đề kỹ thuật; tuy vậy bà đặt câu hỏi: “Sự chậm trễ này có xảy ra nếu chính phủ Việt Nam tiến bộ về nhân quyền?”
Theo bà, Luật An ninh mạng mới được chính phủ Hà Nội áp dụng vào đầu tháng 1 đã dấy lên những lo ngại sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận trong nước.
Bà Kirton-Darling cũng nhắc đến tình hình cưỡng chế trên quy mô lớn tại Vườn rau Lộc Hưng được các phương tiện truyền thông độc lập nhắc đến, điển hình là Đài RFA.
Tình hình nhân quyền cũng là vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam khi vẫn còn hơn 100 tù nhân lương tâm vẫn bị giam giữ tại khắp các nhà tù trên cả nước; hoặc đang bị quản chế chỉ vì thực hiện những quyền cơ bản của con người.
Cũng trong video, Nghị sĩ Ramon Tremosa cho biết phía Châu Âu mong muốn thương mại công bằng, nhân quyền và các vấn đề bền vững phải là những yếu tố ràng buộc trong hiệp định.
Theo Nghị sĩ Kirton-Darling, nếu Việt Nam không cải thiện những vấn đề vừa nêu, cơ hội để Hội đồng tiếp theo phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam là rất khó.
Vẫn liên quan đến Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA), các chuyên gia đưa ra cảnh báo rằng Hiệp định này có thể không được phê chuẩn nếu Việt Nam không đạt được tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề về lao động.
Trước đó, vào ngày 15/1, bà Malmstrom, quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh Châu Âu, đã gửi một lá thư đến Hà Nội bày tỏ mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền, nhưng Chính phủ Hà Nội đã không có phản hồi gì về vấn đề này.
Theo các điều khoản lao động của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam, chính phủ Hà Nội có nghĩa vụ phải cải cách cả hệ thống pháp luật lẫn thể chế và thực tiễn để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc. Nghị viện Châu Âu, nơi chịu trách nhiệm phê duyệt tất cả các điều ước hoặc hiệp định thương mại quốc tế mà EU tham gia, có các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn lao động trong các hiệp định để đảm bảo rằng người lao động ở các nước liên quan có thể hưởng lợi hoàn toàn từ hiệp định này.
Theo ông Chang Hee Lee, giám đốc quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, EVFTA có thể được trình trước Quốc hội Châu Âu vào tháng 3.
Cho đến lúc đó, nếu Việt Nam không đạt được tiến bộ nào trong việc đáp ứng các yêu cầu lao động dựa trên tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản, việc phê chuẩn hiệp định có thể không xảy ra.
Việt Nam chưa phê chuẩn ba trong số tám công ước cơ bản, bao gồm Công ước 98 về khiếu kiện tập thể, Công ước 87 về tự do lập hội và Công ước 105 về cưỡng bức lao động.
Việt Nam cũng cần tính đến Bộ luật Lao động sửa đổi nhằm điều chỉnh luật phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến khiếu kiện tập thể và tự do lập hội.
Theo các chuyên gia, khung pháp lý hiện tại của Việt Nam đã có nhiều khái niệm chính về tiêu chuẩn ILO. Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ tăng cường hơn nữa việc thực hiện các nguyên tắc này của Việt Nam.
Bà Sarah Galeski, đồng chủ tịch Ủy ban Nhân sự và Đào tạo của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, cho rằng việc phê chuẩn Công ước ILO 98 sẽ thể hiện cam kết của Việt Nam đối với quyền của người lao động và trấn an Quốc hội Châu Âu rằng Việt Nam sẽ tuân thủ các nghĩa vụ lao động của mình theo EVFTA.
HRW kêu gọi Nhật tăng sức ép
để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền
Tiếp theo sau cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về Nhân quyền ở Geneve hôm 22/01/2019, ngày hôm sau (23/1) Bộ Ngoại giao Việt Nam liệt kê những tiến bộ trong viêc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người so với lần kiểm điểm trước vào năm 2014.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao VN nêu bật những thành tích đạt được trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR so với cách đây 5 năm và kết luận rằng các nỗ lực và thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tự do tôn giáo và tự do báo chí, đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, bất chấp vài ngày trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã vạch ra một bức tranh toàn cảnh u ám, rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã ‘xuống cấp trầm trọng’.
Phúc trình Nhân quyền Toàn cầu năm 2019 của HRW, công bố ngày 17/01/2019, cáo buộc Việt Nam “xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản” như quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và quyền tiếp cận thông tin cũng như quyển tự do lập hội và hội họp.
HRW dẫn chứng bằng cách chỉ ra một danh sách 12 nhà bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm 2018 vì tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước, và lên án Việt Nam ‘gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống lên quyền dân sự và chính trị cơ bản’.
Bức tranh nhiều màu tối đó có thể là lý do khiến đại diện nhiều nước chất vấn VN tại Geneve về những bản án tù nặng hơn đối với những người bất đồng, và nêu quan ngại rằng quyền tự do ngôn luận có thể bị bóp nghẹt với luật An ninh mạng bắt đầu được áp dụng từ ngày đầu năm dương lịch,
Theo các tài liệu của Liên Hiệp quốc, Thụy Điển nêu lên vấn đề quyền tự do đi lại của nhiều nhà tranh đấu nhân quyền và đại diện xã hội dân sự bị hạn chế và đặt câu hỏi VN dự định làm gì để bảo đảm quyền tự do đi lại của mọi công dân? Và Hà Nội sẽ có những biện pháp nào để bảo đảm quyền tự do tụ tập và biểu tình ôn hòa theo tiêu chuẩn ghi trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), trong đó có tạo ra một quy trình pháp lý cho phép sự thành lập vả hoạt động của các tổ chức vô vụ lợi?
Riêng Hoa Kỳ công nhận VN có thông qua Công ước chống tra tấn vào năm 2015, nhưng nêu lên các điều kiện tồi tệ trong các nhà tù, và cảnh nhiều tù nhân bị ngược đãi, bị hành hạ, tra tấn khiến một số người chết trong tù. Câu hỏi đặt ra là VN có cam kết đối xử với tù nhân và duy trì các điều kiện trong nhà tù phù hợp với những gì đã hứa khi tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị – ICCPR, và Công ước chống tra tấn?
Đại diện của Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý tới luật An ninh mạng, bày tỏ quan ngại về nguy cơ luật này xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do biểu đạt của người sử dụng, và quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Hôm 24/1 một đại diện của HRW tại Nhật Bản kêu gọi Tokyo hãy sát cánh với những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, nêu lên một số trường hợp cụ thể những nhà hoạt động bị ngược đãi, hoặc bị đánh đập, tấn công tàn bạo trong mấy năm qua, như nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, Ngay cả những người nổi tiếng, như ca nhạc sĩ Suboi, tức Đỗ Nguyễn Mai Khôi, cũng bị sách nhiễu, cô bị cấm trình diễn từ tháng 5/2016 dù là người từng đoạt giải Album trong năm/2016 của đài truyền hình nhà nước,
“Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam.”
Ông Kanae Doi, Giám đốc HRW tại Nhật Bản
Trong một bức thư gửi cho Thủ Tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW tại Nhật Bản Kanae Doi viết: “Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội lẫn nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam.”
Lời kêu gọi đó lại được một giới chức của HRW ở Tokyo lặp lại hôm 24/1. Ông Teppei Kasai còn khuyến cáo:
“Đối với những người coi VN là một điểm đến yên bình tại Châu Á, đầy những món ngon vật lạ, chợ búa náo nhiệt, điều này có thể gây ngạc nhiên. Bởi vì khó thấy hơn với những khách nhàn du là một thực tế khó nuột hơn: đây là một vực thẳm nơi gần 100 triệu người Việt bị tước các quyền tư;5 do căn bản như quyền tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, và quyền tự do tôn giáo. Nguyên do chủ yếu là vì Việt Nam trong nhiều thạp niên đã nằm dưới sự thống trị của một nhà nước Cộng sản độc đảng toàn trị, không ai kiểm soát.”
https://www.voatiengviet.com/a/hrw-keu-goi-nhat-tang-suc-ep-de-vn-cai-thien-nhan-quyen/4758933.html
CSVN Bị UPR Quay Như Con Dế
Phạm Trần
Việt Nam Cộng sản đã bị quay như con dế trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (NQLHQ) về những vi phạm nhân quyền và chính sách đàn áp tự do, dân chủ ngày càng tồi tệ.
Việc này đã diễn ra tại Geneve, Thụy Sỹ, ngày 22/01/2019 khi LHQ kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW) việc thi hành các khuyến nghị về quyền con người đã được LHQ trao cho Việt Nam năm 2014. Ngoài Việt Nam còn 12 nước khác cũng phải kiểm điểm trong thời gian từ 21/01 đến ngày 01/02/2019.
Theo quy định của LHQ, việc kiểm điểm được thi hành đối với tất cả thành viên quốc gia nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn hành động để tăng cường tình hình nhân quyền tại quốc gia mình, và đồng thời để chu toàn những cam kết về nhân quyền.
Theo tin LHQ có 122 nước tham dự cuộc đối thoại để nghe Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hoài Trung dẫn đầu phái đoàn, trình bầy về “Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”. Để hậu thuẫn cho ông Trung bảo vệ thành công cho điều được gọi là “thành tích bảo vệ quyền con người”, Việt Nam còn gửi theo các Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
VIỆT NAM LÊN TIẾNG
Một bản tin của Bộ Ngoại giao CSVN tự khoe: “Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế.”
Ngoài ra Bộ Ngoại giao cũng tự biên rằng các nước đã: “Ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo và quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo đảm việc tiếp cận y tế, giáo dục của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phiên họp diễn ra trong không khí đối thoại cởi mở, thẳng thắn và thực chất.”
Cuối cùng, phía Việt Nam còn khoe các nước đã: “Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo
quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.” (Tin Bộ Ngọai giao, ngày 23/01/2019)
TUỒNG DỞ-DIỄN TỒI
Nếu chỉ nghe thôi thì làm sao mà biết Cộng sản Việt Nam đã dùng Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, để triệt hạ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân như thế nào. Từ ngày này, trên 90 triệu người Việt Nam ở trong nước không những chỉ bị khóa miệng mà ngót 60 triệu người đang sử dụng Internet chẳng những bị đe dọa khóa sổ sử dụng các mạng lưới thông tin toàn cầu mà Luật An ninh mạng còn cho phép các cơ quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư như đã được ngăn cấm trong Điều 21 Hiến pháp (2013).
Điều này viết rằng: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Vì vậy khi Bộ Ngoại giao Việt Nam khoe các thành tựu kể từ lần rà soát năm 2014, trên các lĩnh vực như “bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng”, “phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí “ thì trong thực tế các tổ chức Tôn giáo không chịu gia nhập các tổ chức Tôn gíao quốc doanh như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam thì thường bị đối xử không công bằng hay bị chén ép và gây nhiều khó khăn.
Bằng chứng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có tên quen thuộc trước 1975 là Phật giáo Ấn Quang, đã bị kìm kẹp và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ bị đầy đọa là một chứng minh không chối cãi được.
Các Tôn giáo nhỏ khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành, tuy được nới lỏng hoạt động trong mấy năm gần đây nhưng vẫn khó phát triển vì thiếu nhân lực và bị phân hóa, đôi khi có bàn tay khuấy phá của chính quyền địa phương.
Trong lĩnh vực báo chí và các tổ chức chính trị-xã hội, nhà nước đã nhốt chúng vào Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, để kiểm soát và biến chúng thành công cụ tuyên truyền cho chính sách cai trị độc tài và để bảo vệ quyền lợi cho đảng cầm quyền.
Chính Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói Việt Nam không cần đa đảng chính trị. Ông cũng đã chỉ thị cho Công an “không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa” (báo Công an Nhân dân, CAND, ngày 28/11/-2018). Bộ Chính trị, cơ chế nắm quyền toàn diện, cũng đã quyết định không cho tư nhân ra báo.
Luật báo chí năm 2016 còn minh định trong khoản “b” Điều 25 rằng nhà báo có nghĩa vụ “Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.”
THẾ GIỚI LÊN TIẾNG
Vì vậy mà trong cuộc đối thoại về Nhân quyền tại Geneve ngày 22/01/2019, trưởng đoàn Việt Nam Lê Hoài Trung và đoàn tùy tùng đã bị quay như con dế trên cái thớt với nhiều câu hỏi chất vấn bóc da, vỡ thịt của các nước Tây phương và Hoa Kỳ.
Sau đây là một số câu hỏi (tài liệu Liên hiệp quốc):
Tạm dịch: “Chính phủ Việt Nam giải thích như thế nào về những phát giác của Ủy ban Liên hiệp quốc về tra tấn ở Việt Nam tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng bức khảo và đối xử tàn tệ những tù nhân bởi Công an để tù nhân phải nhận tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử hình, kể cả xiềng xích họ.
Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã quy định trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) để thành lập một hệ thống truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và không hình sự hóa hành động xúc phạm.
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực hành được minh bạch.
Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn, bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người bất đồng.
Liệu Chính phủ có sẵn sàng gửi lời mời những chuyên gia đặc biệt của Hội đồng nhân quyền, và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không?
Câu hỏi của Đại diện nước Đức:
Tạm dịch: “Về vấn đế án tử hình: Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ ? Chất liệu gì được dùng để xử chết người chịu án? Liệu chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế, hay những nhà ngoại giao quốc tế đến thăm những tù nhân bị án tử hình không?
Khi nào thì Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành quy định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
Nguyên văn Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, gồm:
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
Câu hỏi của Đại diện Thụy Điển:
Tạm dịch: “Có rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và đại diện của xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra nước ngoài?
Giải pháp nào sẽ được nhà nước thi hành để bảo đảm quyền tự do hội họp và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), kể cả việc việc đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể hoạt động mà không gặp trở ngại nào?…”
MỸ-VIỆT NAM
Đại diện Mỹ hỏi Việt Nam:
Tạm dịch: “Hoa kỳ thừa nhận Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở Việt Nam rất bạo tàn, kể cả những tin rất đáng tin cậy về tình trạng xúc phạm thể xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị án về an ninh quốc gia.
Chúng tôi cũng ghi nhận là nhiều tù nhân đã bị lạm dụng và hành hạ, đưa đến một số người chết trong tù. Liệu Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự (ICCPR)và Chính trị, cũng như Công ước chống tra tấn?
Liệu Việt Nam có thành lập một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều tra những than phiền về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà giam?
Điều 21 của ICCPR mà Việt Nam là một thành viên, bảo vệ quyền được hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt giam hàng chục người trong các cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng Sáu (2018). Việt Nam đã truy tố một số người với những điều khoản mơ hồ như là “lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân và tổ chức”, để kết án đền 7 năm tù, hay là “đã phổ biến, tang trữ, phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại nhà Nước, đưa đến bản án tới 20 năm.
Liệu Việt Nam có hủy bỏ tất cả nhưng bản án chống tất cả nhữ người đã tụ họp ôn hòa để bày tỏ bất bình với chính phủ?
Việt Nam là quốc gia thành viên của ICCPR, nhưng lại tiếp tục hạn chế tự do và quyền được bày tỏ trong luật và trong hành động là nhằm để bịt miếng những người chống đối ? Liệu Việt Nam có thả những người bị vào tù chỉ vì muốn thực thi quyền được tự do bày tỏ của mình…?
AN NINH MẠNG-LAO ĐỘNG
Tạm dịch: “Về Luật An ninh mạng, Đại diện Mỹ chất vấn: “ Những bước nào Chính phủ Việt Nam sẽ thi hành để bảo đảm bất kỳ Luật an ninh mạng nào cũng không xâm phạn quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin.
Có thế nào Chính phủ Việt Nam giải thích việc lưu giữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ?
Về Tổ chức lao động độc lập, Đại diện Mỹ hỏi tiếp: “Làm thế nào để chính phủ Việt Nam xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp với những tiêu chuẩn của lao động quốc tế về tự do tập hợp, quyền tài phán, cưỡng bách lao động, lao động trẻ em và bất kỳ thị trong việc làm?
Liệu Việt Nam sẽ cho phép được thành lập các tổ chức Lao độc độc lập, như một phần vụ của việc thông qua các Quy ước cốt lõi của Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về quyền tự do tập hợp (số 87) vào năm 2023, loại bỏ cưỡng chế lao động (số 105) vào năm 2020, và quyền tài phán (số 98) vào năm 2019?”
Với những câu hỏi trực diện và quan trọng nhất của các Đại biểu Tây phương và Hoa Kỳ, liệu phía Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi cách để chống chế như bấy lâu nay?
Nhưng dù có nại ra trăm ngàn lý do nào chăng nữa thì cũng thấy là Việt Nam Cộng sản độc tài đã bị quay như có dế mỗi khi chạm đến vấn đề quyền con người ở bất cứ đâu và thời gian nào.
(01/019
https://vietbao.com/p112a290075/csvn-bi-upr-quay-nhu-con-de
Vũ nhôm và hai tướng công an sẽ ra tòa ngày 28/1
Ông Phan Văn Anh Vũ, hay còn gọi là Vũ Nhôm, và một số quan chức công an cấp cao sẽ bị đưa ra xử công khai kể từ ngày 28/01/2019 tại Hà Nội, trong vụ án ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ xảy ra trong ngành công an.
Truyền thông trong nước loan tin như vừa nêu, dẫn nguồn từ Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết, 5 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này gồm Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm, Nguyễn Hữu Bách, Phan Hữu Tuấn, Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân. Tổng cộng có 8 luật sư tham gia bào chữa cho 5 bị cáo này.
Tin cho biết các bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3, điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm: Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Hữu Bách thuộc Tổng cục V, Bộ Công an và Phan Hữu Tuấn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục V.
Các bị can bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2, điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 gồm 2 cựu tướng Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân.
Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là vụ án tham nhũng rất nghiêm trọng trong ngành Công an, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Phiên xử dự kiến kéo dài trong 3 ngày đến ngày 30 tháng 1.
Ông Phan Văn Anh Vũ, nguyên là một sĩ quan công an cấp tá, được cho là đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của ông để trục lợi trong việc mua bán tài sản công cộng tại thành phố Đà Nẵng.
Vào hôm 30 tháng 7 năm ngoái, ông Phan Văn Anh Vũ bị Tòa án Hà Nội tuyên 9 năm tù giam về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Hai người khác cùng bị án tù trong phiên xử này là ông Phan Hữu Tuấn, nguyên Tổng Cục Phó Cục Tình Báo, Bộ Công An, và ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công An.
Phiên xử vào tháng 12 năm ngoái tuyên Phan Văn Anh Vũ 17 năm tù giam về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Việt Nam bắt giữ
nhà hoạt động nhân quyền người Úc gốc Việt
Một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, ông Nguyễn Văn Viễn, và một đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt, ông Châu Văn Khảm, bị Công An Thành phố Hồ Chí Minh bắt từ ngày 13 tháng 1 vừa qua.
Hãng tin AFP ngày 25 tháng 1 dẫn nguồn từ những đồng sự của ông Châu Văn Khảm ở Úc về việc ông này bị bắt ở Việt Nam. Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân đưa ra ngày 25 tháng 1 cũng xác nhận tin vừa nêu.
AFP nhắc lại việc bắt giữ ông Châu Văn Khảm diễn ra chỉ ít ngày sau khi một blogger và tác giả người Úc bị bắt tại Trung Quốc. AFP dẫn lời đồng sự Nguyễn Phong của ông Châu Văn Khảm rằng ông Khảm là một doanh nhân đã về hưu. Ông nhập cảnh Việt Nam qua ngã Campuchia để thực hiện chuyến khảo sát thực tế nhằm đánh giá tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Theo thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ, thì Ông Châu Văn Khảm khi vào đến Sài Gòn bằng đường bộ và gặp Ông Nguyễn Văn Viễn thì cả hai bị bắt.
Cho đến nay không ai biết hai người bị giam tại đâu.
Trong khi đó thì cơ quan phụ trách ngoại vụ của Úc vào ngày 25 tháng 1 xác nhận với AFP là đã tìm cách tiếp cận lãnh sự với người bị bắt; tuy nhiên bởi lý do riêng tư cơ quan này không thể cung cấp thêm chi tiết.
Hội Anh Em Dân Chủ hôm 25/1 cũng ra thông cáo xác nhận việc thành viên Nguyễn Văn Viễn bị bắt lúc gặp ông Châu Văn Khảm tại Sài Gòn.
Ông Châu Văn Khảm được nói là một gương mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc. Nhà hoạt động dân chủ này này thường xuyên tiếp xúc với chính giới và Bộ Ngoại giao Úc để vận động cho nhân quyền ở Việt Nam.
Dự án đại di dân ra khỏi Kinh Thành Huế
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế vạch ra dự án dự kiến sẽ di dời 4.200 hộ dân ra khỏi Khu vực I của di tích này với mục đích trả lại không gian nguyên vẹn cho di tích Kinh Thành Huế. Có thể nói đây là một trong những dự án lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế từ mấy chục năm nay. Dự án được người dân trong diện di dời đón nhận ra sao?
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, dự án di dời 4.200 hộ dân, tương đương hơn 150.000 người ra khỏi Khu vực I di tích Kinh Thành Huế được tiến hành từ năm 2019 đến năm 2025, qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2019-2022), ưu tiên di dời các hộ dân cư trú trên Thượng Thành, các Eo Bầu, hai bên Hộ thành hào, các tuyến phòng lộ…tương ứng với 2.930 hộ dân; Giai đoạn 2 (2022-2025), di dời các hộ dân sống ven các hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Lục Bộ, Trấn Bình Đài, Xiển Võ Từ, Khâm Thiên Giám, hệ thống hồ thuộc 4 phường thành nội, tương ứng với 1.200 hộ dân.
Một người đàn ông buôn bán ở vỉa hè đường Hàn Thuyên cho biết, hộ gia đình ông nhận thông báo là thuộc diện phải di dời chia sẻ:
“Cái này là toàn bộ 4.200 hộ nằm ở trong khu này đây, với lại hạng di tích, hạng đặc biệt ở trên khu Thượng Thành. Đợt này là di dời hết 4.200 hộ, tivi thông báo.”
Người đàn ông này cho biết thêm, hộ gia đình ông thuộc diện được Nhà nước cấp đất nên khi di dời sẽ được hưởng đền bù, các hộ dân khác nếu không có vấn đề gì cũng sẽ được hưởng đền bù tương tự.
“Không. Ở đây thì họ đền bù chứ. Nói chung ai mà không có vấn đề gì thì họ đền bù.”
Dự kiến tổng kinh phí của dự án di dời dân bao gồm cả việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gần 2.800 tỷ đồng được trích từ ngân sách Trung ương. Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ trích kinh phí khoảng 1.360 tỷ đồng để lo đầu tư xây dựng khu tái định cư. Ông Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, đây cũng là đơn vị chủ trì của dự án trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đã cho biết, tỉnh nhà sẽ trích 1/3 số tiền thu từ việc bán vé tham quan di tích Đại Nội Kinh Thành Huế cho việc di dân. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã cho xây dựng khu tái định cư có diện tích 73ha, với 03 khối nhà chung cư tại đường Nguyễn Văn Linh, thuộc phường Hương Sơ ở phía Bắc thành phố Huế để bố trí chỗ ở mới cho các di dân.
Cũng liên quan đến dự án, vào chiều ngày 24/10/2018, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các ban ngành chức năng đã lưu ý nói tỉnh Thừa Thiên Huế phải dành đất đai có vị trí thuận lợi cho người dân tái định cư để họ tiếp tục sinh sống bằng nghề nghiệp cũ.
Mình cũng không biết nữa. Họp ở trên, mấy ông mới nói ở trên chứ còn ở dưới dân họ đã biết chuyện chi mô. Đây là mình nghe người ni nói người tê nói mình nghe rứa thôi… – Người dân
Tuy nhiên một cụ bà sinh sống mấy mươi năm ở gần Đại Nội Kinh Thành Huế chia sẻ:
“Mình cũng không biết nữa. Họp ở trên, mấy ông mới nói ở trên chứ còn ở dưới dân họ đã biết chuyện chi mô. Đây là mình nghe người ni nói người tê nói mình nghe rứa thôi…”
Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các hộ dân sinh sống ở Thượng Thành đều có cuộc sống khá khó khăn. Họ chủ yếu là những di dân đến từ những vùng ven của Huế và phía nam tỉnh Quảng Trị, với mục đích chủ yếu ban đầu là nhằm trốn tránh bom đạn chiến tranh vào các năm 1968 và 1972. Ban đầu họ chỉ chiếm dụng những diện tích đất trống trong Kinh Thành Huế, sau đó ổn định cuộc sống, sinh con đẻ cái họ lại cơi nới thêm cho đến ngày hôm nay.
Do sống trên đất di tích nên các hộ dân này không được chính quyền chứng nhận quyền sử dụng đất, không được sửa chữa, xây dựng nhà cửa kiên cố mà phải giữ nguyên hiện trạng theo luật Di sản. Cuộc sống của các hộ dân là tạm bợ, lụp xụp kéo dài suốt mấy mươi năm qua hết sức khổ cực. Mùa mưa bão thì họ sợ sập nhà, mùa nắng thì ngột ngạt, không khí ô nhiễm, dịch bệnh….
Một cụ ông sinh sống ở đường Hàn Thuyên, cách không xa khu vực Thượng Thành chia sẻ về điều này:
“Đây thuộc dạng khó khăn chứ không phải giỡn”
Cũng nằm trên diện phải di dời, nhưng nhiều hộ dân ở các Eo Bầu lại có cuộc sống ổn định, khá giả hơn so với các hộ dân ở Thượng Thành cho nên khi nghe đến dự án di dời dân để trả lại không gian nguyên vẹn cho di tích Kinh Thành Huế thì họ lại chẳng mấy mặn mà như lời của cụ bà sống gần Đại Nội Kinh Thành Huế nói với chúng tôi:
“Thì có nhiều người khó khăn, có nhiều người giàu có chứ đâu phải ai cũng giàu hết, ai cũng nghèo hết mô. Đi chỗ nào cũng vậy, có người giàu người nghèo.”
Cụ bà này nói thêm, dự án tỉnh đưa ra là để bảo tồn di tích Kinh Thành Huế là đúng nhưng phải có sự đồng thuận của người dân. Người dân lo lắng về nơi ở mới sẽ bị ảnh hưởng đến công việc làm ăn, lo lắng chính sách giải tỏa đền bù có hợp lý hay không? An ninh –trật tự chổ ở mới có bảo đảm hay không?…là hoàn toàn chính đáng, không có gì sai cả.
“Có nghe. Có nghe và có nhiều người họ cũng bàn tán, có nghe. Chuyện ấy cũng phải từ trên xuống dưới họp cho tới dân có đồng ý hay là không đã chứ. Chứ còn đó mới chỉ mấy ông trên nói, còn dưới dân chịu hay không đã chứ. Chắc dân họ cũng không chịu đâu vì nhà ở xưa nay đến giờ, từ nhỏ đến giờ mua cái nhà đâu phải xíu tiền anh, ví dụ nhà trị giá một tỷ đồng nếu bồi thường vài tỷ thì may ra họ chịu”
Người đàn ông buôn bán ở vỉa hè đường Hàn Thuyên cũng bày tỏ lo lắng cho những khó khăn mà gia đình phải đối diện khi di dời đến chổ ở mới vì phải chấp hành chủ trương của Nhà nước và Chính phủ đưa xuống.
“Khó khăn nhiều chứ. Mình ở thành phố giờ đi ra, nghe đi ra xa. Nghe nói đi ra ngoài phía Bắc (gần Bến xe phía Bắc thành phố Huế). Khó khăn nhiều.”
Vì vậy, số đông người dân khi kết thúc chia sẻ với chúng tôi đều nói, nếu bắt buộc họ phải di dời thì họ mong muốn được các cấp chính quyền bố trí chỗ ở mới ổn định, đừng quá xa nội thành.
“Nguyện vọng của người dân mình thì rõ ràng là họ phải bố trí chổ nào đó cho mình ở là xong thôi”- Lời của cụ ông ở đường Hàn Thuyên.
Trong giai đoạn từ năm 1996-2018, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho di dời khoảng hơn 1000 hộ dân ở các di tích Lầu Tàng Thơ, đàn Âm Hồn, đàn Xã Tắc, các eo bầu và khu vực Thượng Thành ở phía nam Kinh Thành.
Nếu việc di dời 4.200 hộ dân này thành công sẽ trả lại không gian nguyên vẹn của Kinh Thành Huế cổ xưa, làm thay đổi tích cực bộ mặt đô thị và đồng thời sẽ làm động lực phát triển mạnh hơn nữa ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng có điều kiện tiếp cận trực tiếp, đầy đủ thông tin về dự án, rất nhiều người chủ yếu là nghe truyền miệng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/project-to-move-people-from-hue-citadel-01242019134854.html
Cuộc sống mới trên đất liền
của người Việt ở Biển Hồ ra sao?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Chính quyền tỉnh Kampong Chhang, Campuchia trong tháng 1 năm 2019 cho biết các gia đình người Việt nuôi các lồng bè sẽ tiếp tục được ở trên Biển Hồ cho đến tháng 7, trong khi hàng ngàn gia đình người Việt khác bị di dời lên đất liền.
Cuộc sống mới của cộng đồng người Việt ở Biển Hồ ra sao trong kế hoạch tái định cư của Chính quyền đất nước Chùa Tháp?
Thông báo của chính quyền
Trong những ngày đầu năm 2019, tờ Phnompenh Post dẫn lời của ông Chhour Chandoeun, người đứng đầu tỉnh Kampong Chhnang cho biết chính quyền tỉnh này ra quyết định cho phép 750 gia đình người Việt Nam tiếp tục sinh sống ở Biển Hồ cho đến tháng 7 năm nay, sau khi có hơn 3000 gia đình người Việt Nam khác tự nguyện di dời tới khu vực tái định cư trên đất liền.
Trước đó hồi trung tuần tháng 11 năm 2018, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 33 và các hội nghị liên quan tại Singapore, Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn khẳng định với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Campuchia sẽ nỗ lực hỗ trợ cuộc sống của bà con gốc Việt ở khu vực Biển Hồ, trong kế hoạch di dời các gia đình sống trên thuyền bè trên dòng Tonle Sap thuộc địa phận tỉnh Kampong Chhnang.
Cuộc sống của tôi hiện tại giờ thì hơi khổ sở, chưa xác định được mình sẽ thu nhập bằng cách nào để sống qua ngày. Gia đình tôi ở đây đã ba đời truyền lại, nên giờ lên bờ thì hơi khổ trong việc đi đứng. Thêm nữa là đi xa quá thì cuộc sống bấp bênh. Còn dời xa hơn nữa vô miệt trong rồi sinh thêm chi phí tiền bạc đè nén lên cuộc sống của người Việt mình
-Người Việt nuôi cá lồng bè, Biển Hồ
Mới đây, Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chhnang nói với Phnompenh Post rằng các gia đình đã di dời, bao gồm người Việt và Hồi Giáo Khmer, hiện đang tái định cư ở khu đất mà chính quyền cùng hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) đang xây dựng cơ sở hạ tầng, như các dự án xây đường lộ, trường học, trung tâm y tế, nước sạch và mạng lưới điện.
Đài RFA có cuộc trao đổi với các gia đình trong số hơn 3000 gia đình người Việt đã di dời lên đất liền cho biết họ bị bắt buộc dời đi và không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương. Những hộ gia đình ở Kampong Chhnang chia sẻ cuộc sống mới trên bờ của họ cách mặt nước của dòng Tonle Sap khỏang 70,80 mét nên cuộc sống cũng không có gì thay đổi so với trước khi còn sống trên sông. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường mặc dù không có điện, nước lẫn nhà vệ sinh, xa trường học… Một phụ nữ lên tiếng với RFA:
“Trời ơi khổ thì phải chịu thôi! Nước nôi, nhà cửa…”
Trước thông báo mới của Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang về 750 gia đình người Việt nuôi cá lồng bè sẽ được tái định cư trên đất liền vĩnh viễn trong vòng 6 tháng tới nhưng vẫn có thể tiếp tục nghề nuôi cá lồng bè, hai hộ gia đình nuôi cá lồng bè chia sẻ nỗi lo lắng của họ với Đài Á Châu Tự Do:
“Làm nghề cá mà vô trong đất liền thì xuồng ghe ngoài này không ai trông coi.”
“Cuộc sống của tôi hiện tại giờ thì hơi khổ sở, chưa xác định được mình sẽ thu nhập bằng cách nào để sống qua ngày. Gia đình tôi ở đây đã ba đời truyền lại, nên giờ lên bờ thì hơi khổ trong việc đi đứng. Thêm nữa là đi xa quá thì cuộc sống bấp bênh. Còn dời xa hơn nữa vô miệt trong rồi sinh thêm chi phí tiền bạc đè nén lên cuộc sống của người Việt mình.”
Người Việt nuôi cá lồng bè ở Biển Hồ nói với RFA không biết sinh sống ra sao sau khi bị di dời vào tháng 7 năm 2019. RFA
Lo lắng của người Việt ở Biển Hồ
Trong một tuyên bố của tỉnh Kampong Chhnang phổ biến hồi đầu tháng 1 năm 2019, Phó tỉnh trưởng Sun Sovannarith cho biết chính quyền tỉnh này thực hiện kế hoạch di dời trong hai giai đoạn. Hiện, chính quyền đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho các gia đình đã di dời. Và, chính quyền cũng đang làm việc kết hợp với các công ty tư nhân để tiêu chuẩn hóa những lồng bè nuôi cá, phục vụ trong lãnh vực du lịch. Ông Sun Sovannarith nói rằng tỉnh Kampong Chhnang có thêm nguồn thu từ việc bán vé tham quan cho du khách.
Trong khi đó, những gia đình người Việt mà Đài RFA tiếp xúc cho biết họ nhận được thông tin sẽ bị di dời đến khu vực cách xa hơn 4 km trong thời gian tới và họ bị buộc phải trả tiền để mua đất chỗ tái định cư mới này. Những gia đình nào không có khả năng trả đủ một lần thì có thể trả góp. Hầu hết các gia đình người Việt nói với RFA rằng họ không có tiền để mua đất cất nhà ở khu tái định cư mới. Các hộ dân bày tỏ nguyện vọng Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang có thể mở những con kinh trong khu vực tái định cư để họ có được cuộc sống mới ổn định vì đã bao đời họ gắn liền với con nước thủy triều ở Biển Hồ:
“Dân có yêu cầu mở con kinh vô trong đó để mình mang ghe theo vô được cho mình ở.”
Tổ chức nhân quyền lên tiếng
Ông Soeung Sen Karuna, người phát ngôn của Tổ chức Nhân quyền ADHOC tại Campuchia nói với Phnompenh Post rằng ADHOC mong muốn giới chức chính quyền cần đối xử công bằng với các hộ dân sinh sống ở Biển Hồ trong kế hoạch tái định cư, vì nếu không thì có thể xảy ra tình trạng biểu tình. Ông Soeung Sen Karuna giải thích với RFA:
“Khi chính quyền không đối xử công bằng thì người dân luôn biểu tình phản đối. Bởi vì chúng tôi so sánh với các trường hợp liên quan đất đai đối với công dân Campuchia. Nếu như chính quyền hay công ty không thể giải quyết một cách công bằng cho người dân thì họ sẽ biểu tình để yêu cầu chính quyền đối thoại tìm giải pháp công bằng hơn cho họ. Do đó, hầu hết gia đình nghèo người Việt bị di dời trong khi các gia đình nuôi cá lồng bè khá giả hơn lại được tiếp tục ở trên sông. Như vậy không công bằng cho họ.”
Dân có yêu cầu mở con kinh vô trong đó để mình mang ghe theo vô được cho mình ở
-Người Việt ở Biển Hồ
Vào đầu tháng 11 năm 2018, báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia, bà Rhona Smith kêu gọi Chính phủ Phnom Penh hãy công bằng và minh bạch trong vấn đề giải quyết cưỡng chế những gia đình Việt Nam ở Biển Hồ, tại tỉnh Kampong Chhnang.
Trả lời câu hỏi của RFA về mong muốn nhận được sự giúp đỡ nào từ phía chính quyền địa phương, những gia đình người Việt ở Biển Hồ đều cùng có câu trả lời rằng cuộc sống mới của họ lay lắt qua ngày với tấm lòng hảo tâm của một vài phái đoàn thiện nguyện và họ cũng không biết mong ước gì hơn vì từ trước đến nay chưa bao giờ nhận được sự trợ giúp của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang.
Sóng gió trong quan hệ Việt Nam-Campuchia
vì bất đồng biên giới
Hơn 4 thập niên sau khi Việt Nam đánh bại và lật đổ chế độ Khmer Đỏ, rồi đưa đảng của ông Hun Sen, Đảng Nhân dân Campuchia- CPC, lên cầm quyền, quan hệ giữa hai nước cộng sản anh em từng đồng hành với nhau qua giai đoạn lịch sử này, nay không còn gắn bó như trước.
Theo một bài phóng sự của Ban tiếng Khmer-Đài VOA, mối quan hệ đã trở nên phức tạp, phần lớn do Campuchia ngày càng xích lại gần Trung Quốc, nước đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ/ lãnh hải với Việt Nam và một số nước khác trong Biển Đông.
Trong bối cảnh Campuchia ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, quốc phòng vv…, các chuyên gia nhận định rằng mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Campuchia đang có nguy cơ tan vỡ, tùy thuộc vào cách Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Pnom Penh và cách đáp ứng của Campuchia trước áp lực này.
Căng thẳng trong quan hệ Việt Nam-Campuchia càng tăng cao sau khi 3 tàu chiến Trung Quốc cập càng ở Sihanoukville. Thủ Tướng Hun Sen còn dự kiến đi thăm Bắc Kinh trong tháng này, 1 trong nhiều chuyến thăm Trung Quốc trong mấy năm gần đây, giữa lúc hai nước đang chuẩn bị cho cuộc tập trận chung mang tên “Rồng Vàng”, cuộc tập trận được cho là lớn nhất từ trước tới nay, sẽ diễn ra ở tỉnh Kampot vào tháng Ba sắp tới.
VOA trích dẫn một công hàm ngoại giao không được công bố mà Ban tiếng Khmer có được cho thấy hồi năm ngoái bất đồng đã nổ ra giữa hai nước vì những vấn đề biên giới sau khi quân đội Việt Nam đơn phương cắm mốc dọc theo biên giới chưa được phân định trên biển ở ngoài khơi Campuchia.
Theo công hàm ghi ngày 23/7/2018 gửi tới đại sứ quán Việt Nam, Bộ Ngoại giao Campuchia đòi Việt Nam phải hủy các cột mốc đã dựng lên vài tuần trước đó.
Công hàm cáo buộc “nhiều binh lính Việt Nam” và một cái phà chở công nhân xây dựng đã đặt “4 cột mốc bằng sắt và 3 cột bê tông” ngoài biển gần Koh Ses- còn gọi là Koh Seh, một đảo nhỏ của Campuchia nằm giữa bờ biển tây-nam Campuchia và đảo Phú Quốc, một hòn đảo mà trước đây Campuchia từng tuyên bố thuộc chủ quyền của nước này.
Pnom Penh “cực lực phản đối” hành động của Việt Nam, đòi phía Việt Nam gỡ các cột mốc, và lưu ý rằng động thái đó “đi ngược với thỏa thuận hợp tác” mà hai nước đã ký kết.
Đài VOA không liên lạc được với Bộ Ngoại giao Campuchia để yêu cầu bình luận về công hàm ngoại giao đó. Một giới chức tỉnh Kep, yêu cầu được dấu tên vì không được phép bình luận, nói rằng tình hình tại địa phương giờ đã yên ắng hơn nhờ Pnom Penh đang thảo luận với Hà nội về các cột mốc này.
Theo ban tiếng Khmer của Đài VOA, vụ bất đồng về các cột mốc biên giới do phía Việt Nam dựng lên, không được đề cập đến, và hiện vẫn không rõ liệu phía Việt Nam có đồng ý tháo dỡ chúng theo yêu cầu của Campuchia hay không.
Giới quan sát Việt Nam nói gì về diễn biến Venezuela?
Giới quan sát người Việt Nam bình luận với BBC rằng diễn biến Venezuela cho thấy “mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân”.
Hôm 24/1, mạng xã hội ghi nhận sự bàn tán rôm rả của các blogger Việt Nam trước tin xảy ra biểu tình hàng vạn người tại Venezuela trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công khai tuyên bố thừa nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là tổng thống tạm quyền.
Venezuela hủy quan hệ ngoại giao với Mỹ
Trump gọi đối lập Venezuela là tổng thống
TT Donald Trump: ‘Các nước cần chống lại CNXH’
Maduro cáo buộc Mỹ âm mưu giết ông ta
Hôm 24/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng được các báo dẫn lời: “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định.”
“Việt Nam cũng mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Venezuela.”
‘Bài học nóng hổi’
Hôm 24/1, Giáo sư Tương Lai nói với BBC qua điện thoại từ TP Hồ Chí Minh: “Theo như tôi cảm nhận thì diễn biến Venezuela là tin vui với nhiều người dân Việt Nam.”
“Tôi rất mừng khi tình hình Venezuela hôm nay cho thấy những chế độ độc tài, toàn trị không thể tồn tại được và sớm hay muộn thì những kẻ độc tài, thể chế độc tài, phi dân chủ cũng phải chịu số phận bị lật đổ.”
“Theo tôi, đây cũng là bài học nóng hổi cho giới chức lãnh đạo Việt Nam vì họ xây dựng chế độ toàn trị và luôn nghĩ Venezuela là đồng chí với nhau.”
“Tôi cũng nghĩ rằng trong vụ này, Mỹ gửi thông điệp đến chế độ toàn trị ở Việt Nam khi tuyên bố họ có những lựa chọn cho Venezuela.”
“Tôi có cảm nhận người dân Việt Nam nói chung đều muốn được sống trong tự do, không bị đe dọa, nhưng có thể những người dân ở miền núi, nông thôn không nắm được thông tin đầy đủ, khách quan về thế giới bên ngoài.”
“Điều này là do tự do báo chí bị bóp nghẹt, và mới đây là luật An ninh mạng có hiệu lực.”
“Nhìn từ sự đón nhận diễn biến Venezuela, có thể thấy quần chúng Việt Nam luôn đứng về phía tiến bộ, chống áp bức, bất công, ngả về dân chủ và chống chế độ toàn trị.”
‘Thay đổi trong hòa bình’
Hôm 24/1, nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện nói với BBC: “Theo những gì tôi biết về Venezuela hôm nay, đã có hàng triệu người xuống đường đòi lật đổ chính quyền của ông Nicolas Maduro. Trong nhiều năm qua, cũng đã có nhiều cuộc biểu tình tương tự để chống lại chế độ tài theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa này, nhưng không thành công.”
“Dù ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez đã hoàn toàn bất xứng khi tạo ra một xã hội đổ vỡ và thất bại toàn diện, từ lý thuyết đến thực hành, đẩy nhân dân mình vào đói khổ cùng cực.”
“Tình hình hôm nay đã có vẻ khác. Điều đáng chú ý trong cuộc nổi dậy này là đã có một lãnh đạo hợp pháp về mặt pháp lý, ông Juan Guaido, 35 tuổi, chủ tịch quốc hội và được sự đồng thuận của các đảng đối lập cũng như toàn thể nhân dân Venezuela.”
“Ông Guaido đã tuyên thệ làm tổng thống lâm thời và được Mỹ cũng như một số chính phủ khác trong vùng công nhận. Đây là một trường hợp khá hiếm hoi khi phe nổi dậy và ông Guaido chưa thực sự chính thức chiến thắng.”
“Chúng ta có thể nhìn thấy rõ có yếu tố “can thiệp từ nước ngoài”. Tuy nhiên, điều này không phải là chưa từng xảy ra. Và theo tôi, nó cần thiết phải được thể hiện bởi tính nhân đạo khách quan trước sự đau khổ, tuyệt vọng của nhân dân Venezuela mà không một ai có thể phủ nhận.”
“Nhân dân Venezuela cần được tự do cũng như có một cuộc sống ấm no. Thế giới đang hướng về họ với hy vọng công lý sẽ chiến thắng trước những tham vọng quyền lực một cách bệnh hoạn như chế độ Maduro.”
“Liên hệ với tình hình Việt Nam. Tôi tin rằng một Juan Guaido trẻ trung, can đảm sẽ gợi cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam một cách tích cực. Tôi cũng mong các nhà lãnh đạo trong nước luôn biết lắng nghe nhân dân của mình, kịp thay đổi trong hòa bình. Tất cả mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu nó không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân.”
Hồi tháng 10/2018, tin cho hay ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tiếp ông Jesús Faría, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela đến thăm Việt Nam.
“Đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ, hợp hiến tại Venezuela; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Đảng XHCN Thống nhất, Tổng thống Nicolás Maduro, nhân dân Venezuela sẽ sớm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định tình hình để phát triển đất nước, thực hiện thành công di huấn của cố Tổng thống Hugo Chávez,” báo tin tức viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46936514
Việt Nam và Canada thúc đẩy quan hệ quốc phòng
Việt Nam sẵn sàng thiết lập cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng với Canada ở cấp thứ trưởng, đồng thời hai bên cần tăng cường hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc và công nghiệp quốc phòng.
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, phát biểu như vừa nêu trong lúc gặp gỡ với Thiếu tướng Derek Joyce, Cục trưởng Cục Chính sách An ninh Quốc tế, Bộ Quốc Phòng Canada, nhân dịp ông này sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp đón diễn ra vào chiều ngày 24 tháng 1, ở trụ sở Bộ Quốc Phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam nhấn mạnh việc gia tăng hợp tác quốc phòng Việt Nam-Canada nhằm góp phần tăng cường an ninh quốc phòng của mỗi nước nói riêng, đồng thời góp phần duy trì an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh còn khẳng định rằng Việt Nam ủng hộ Canada tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).
Về phía Canada, Thiếu tướng Derek Joyce thông báo kết quả làm việc với Cục Đối ngoại, thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam và bày tỏ hy vọng hợp tác quốc phòng giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp trong thời gian tới.
Thiếu tướng Derek Joyce cảm ơn Việt Nam về lời mời Canada tham dự ADMM+ và ông sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Canada.
Chống tham nhũng: Đảng vẫn đang đùa!
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, vừa thừa nhận: Vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống… còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cũng tại cuộc họp tổng kết hoạt động kiểm tra, giám sát của đảng CSVN năm ngoái và triển khai công tác kiểm tra, giám sát năm nay, bà Ngân khẳng định, đại ý: Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đã có chuyển biến tích cực. Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, “thấu tình, đạt lý” (1)…
Bà Ngân lại đùa khi vừa cảnh báo nhằm biện bạch cho hiệu quả phòng – chống tham nhũng, vừa tiếp tục biểu diễn quyết tâm ngăn chặn – triệt hạ tham nhũng!
Tuần trước, tại cuộc họp tổng kết hoạt động ngành nội chính của đảng CSVN năm ngoái và triển khai công tác của ngành này năm nay ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN, đùa khi khen ngành nội chính của đảng CSVN đã phối hợp rất tốt với hệ thống tư pháp (thanh tra, công an, kiểm sát, tòa án) “điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định pháp luật nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng”. Chuyện phòng – chống tham nhũng chưa đâu vào đâu chỉ vì “đụng chạm đến lợi ích con người mà ở đây là lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt ở các cấp, các ngành, rất lắt léo, phức tạp” (2)…
Giống như bà Ngân, ông Trọng tiếp tục đùa như đã từng đùa. Ông vẫn xem dân chúng Việt Nam ngây thơ, luôn đinh ninh ông đi đầu trong chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng!
***
Cả lãnh đạo Hội đồng nhân dân lẫn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cùng khẳng định, việc ông Phạm Sỹ Quý, Phó Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, được chuyển công tác về Hà Nội làm lãnh đạo một cơ quan trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là bình thường. Các viên chức hữu trách ở Yên Bái còn nhấn mạnh, công chúng phải xem ông Quý như mọi viên chức sạch sẽ khác vì đã hết thời gian bị kỷ luật. Mặt khác, công chúng không nên… chọc ngoáy trường hợp ông Quý bởi VUSTA không phải là cơ quan nhà nước (3).
Đúng là VUSTA không nằm trong hệ thống công quyền nhưng VUSTA là phần không thể tách rời của hệ thống chính trị lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam. Về tính chất, bởi VUSTA là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp đại diện cho tất cả các hiệp hội, hội nghề nghiệp tại Việt Nam nên đương nhiên là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (4) – xưa nay vẫn thay mặt toàn dân lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia các cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân) từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành phố, cho đến trung ương là Quốc hội.
Nhìn một cách tổng quát, ông Quý chính là một trong những ví dụ sinh động nhất, chứng minh giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang… đùa.
Năm 2017, ông Phạm Sỹ Quý nổi lên như một trong những “điển hình” mà giới lãnh đạo đảng CSVN vẫn ra rả khẳng định là “vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống”. Tư dinh với diện tích 13.000 mét vuông của viên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái, tại phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, với quần thể kiến trúc bao gồm hàng loạt biệt thự, nhà sàn, hồ nước, vườn hoa,… chưa kể, gia đình ông Qúy còn là chủ một số trang trại, thửa đất, nhà trị giá nhiều tỉ, nằm rải rác khắp nơi, cả ở Yên Bái lẫn Hà Nội, làm dư luận nghiêng ngả.
Ngoài những thắc mắc liên quan đến chuyện ông Quý đào đâu ra tiền để tạo lập khối tài sản khổng lồ và tư dinh với quy mô như thế (?), còn vài thắc mắc khác, đáng chú ý hơn: Tại sao hệ thống công quyền ở Yên Bái lại “điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở Yên Bái”, rồi ký hàng loạt quyết định, cho phép gia đình ông Quý chuyển đổi đất rừng, đất ruộng vườn,… thành thổ cư, cấp giấy phép cho ông Quý xây dựng tư dinh một cách dễ dàng, nhanh chóng như vậy (?). Bà Phạm Thị Thanh Trà – chị ruột ông Quý, Chủ tịch tỉnh Yên Bái – người ký quyết định “điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở Yên Bái”, người bổ nhiệm ông Quý (năm 2005 từng bị bắt quả tang vì “đánh bạc”, không những không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn thăng tiến hơn người) làm Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường, có liên đới về trách nhiệm hay không?..
Cuối cùng… cho dù Thanh tra Chính phủ kết luận, các quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất ruộng vườn thành thổ cư để ông Quý xây dựng tư dinh là sai qui định, chưa kể ông Quý không trung thực khi kê khai tài sản, vi phạm luật phòng – chống tham nhũng nên cần “xử lý nghiêm minh”. Việc xử lý ông Quý được giao cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Yên Bái, nơi chị ruột ông Quý đang là Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Tỉnh ủy Yên Bái quyết định “cảnh cáo” đảng viên Phạm Sỹ Quý, cách chức Bí thư Đảng ủy, loại khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái “cảnh cáo” công chức Phạm Sỹ Quý, cách chức Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường và… điều động ông Quý sang làm Phó Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái (5)!
***
Tháng 11 năm 2017, lúc kết quả xử lý ông Quý làm dân chúng Việt Nam ngỡ ngàng, sau đó nhiều người sôi lên vì giận, bởi nhiều viên chức hữu trách nhận định, xử lý như thế đã đủ nghiêm minh, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, biện bạch, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chỉ có thể hành xử đến vậy, vì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xử lý những tài sản mà các đương sự như ông Quý không thể đưa ra được giải trình hợp lý về nguồn gốc. Ông Lam trấn an, tình trạng ấy sẽ chấm dứt khi Quốc hội thông qua Dự luật sửa Luật Phòng – chống tham nhũng.
Đúng một năm sau – tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Dự luật sửa Luật Phòng – Chống tham nhũng. Luật Phòng – Chống tham nhũng mới vẽ vời đủ thứ nhưng không có bất kỳ qui định nào về xử lý tài sản, thu nhập mà các viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc (7). Tất cả những giải pháp nhằm xử lý tài sản không thể giải trình về nguồn gốc của những viên chức giàu có bất minh trong dự luật (xem giàu có bất minh là tội hình sự, tịch thu sung công, giao cho Tòa án quyết định, buộc nộp thuế thu nhập cá nhân), đều bị Quốc hội bác bỏ…
Giờ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội, lại có thể mạnh miệng để đùa… “vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống… còn diễn biến phức tạp”! Công cụ để giải quyết thực trạng mà thỉnh thoảng bà và các đồng chí trong Bộ Chính trị lại cảnh báo một lần đã được Quốc hội do bà lãnh đạo vứt vào sọt rác. Ông Quý đã chuyển công tác về Hà Nội để ông Trọng có cơ sở than rằng, “đụng chạm đến lợi ích con người mà ở đây là lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt ở các cấp, các ngành, rất lắt léo, phức tạp”!
Chú thích
(4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Liên_hiệp_các_Hội_Khoa_học_và_Kỹ_thuật_Việt_Nam
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-thi-kim-ngan-nguyen-phu-trong/4757589.html