Tin khắp nơi – 24/01/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 24/01/2019

Pelosi không cho Tổng thống Trump

 tới Quốc hội đọc diễn văn

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi ngày 23/1 báo với Tổng thống Donald Trump rằng ông có thể sẽ không được đọc bài diễn văn Thông điệp Tình trạng Liên bang tại Hạ viện chừng nào toàn bộ chính phủ chưa được mở cửa hoạt động trở lại. Vụ đóng cửa chính phủ một phần tính tới ngày 23/1 đã bước sang ngày thứ 33.

Trả lời cứng rắn bức thư của Tổng thống gửi trước đó cùng ngày mà qua đó ông Trump thách bà Pelosi dám không mời ông, bà Pelosi nêu rõ trong thư phúc đáp rằng Hạ viện sẽ không tính tới biện pháp nào cho phép ông Trump tới đọc diễn văn.

Trong thư, bà Pelosi nói: “Một lần nữa, tôi trông chờ đón chào ông tại Hạ viện vào một ngày nhất trí đôi bên để đọc bài diễn văn này khi chính phủ mở cửa.”

Thông điệp về Tình trạng Liên bang là truyền thống hàng năm của chính trị Mỹ được Tổng thống sử dụng để loan báo những mục tiêu chính sách trong năm tới. Bài diễn văn này đã trở thành ‘con tin’ trong vụ đối đầu giữa ông Trump và đảng Dân chủ trong Quốc hội liên quan tới yêu cầu của ông Trump đòi tài trợ cho bức tường biên giới Mỹ-Mexico.

Bức tường thành cũng là nguyên nhân khiến chính phủ đóng cửa một phần từ ngày 22/12 khi một số tiền tài trợ cho một số cơ quan hết hạn vì những lý do không liên hệ gì đến tường biên giới hay di dân. Trong những cuộc thảo luận về việc ra luật phục hồi tài trợ ngân quỹ, ông Trump lúc đầu tỏ vẻ ủng hộ.

Sau đó ông thay đổi lập trường và đòi bất cứ biện pháp nào chấm dứt chính phủ đóng cửa cũng phải bao gồm 5,7 tỉ đô la xây tường biên giới, một yêu cầu bị đảng Dân chủ phản đối. Kể từ đó, phía Dân chủ nằng nặc đòi mở cửa lại chính phủ hoàn toàn trước khi thảo luận về an ninh biên giới.

Trước bức thư của bà Pelosi, ông Trump hôm 23/1 thông báo sẽ tổ chức một sự kiện thay thế cho bài diễn văn Thông điệp Tình trạng Liên bang trước Quốc hội.

“Thật đáng hổ thẹn,” ông Trump nói về quyết định của Chủ tịch Hạ viện ngăn không cho ông đọc diễn văn tại Quốc hội như dự trù vào ngày 29/1.

https://www.voatiengviet.com/a/pelosi-kh%C3%B4ng-cho-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-t%E1%BB%9Bi-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%8Dc-di%E1%BB%85n-v%C4%83n-/4756152.html

 

Trump hoãn Thông điệp Liên bang

cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại

Tối hôm 23/1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo qua Twitter rằng ông sẽ hoãn đọc thông điệp về tình trạng liên bang cho đến khi nào chính phủ mở cửa trở lại, theo Reuters.

Trước đó, các nhà lãnh đạo phe Dân chủ ở Hạ viện đã nảy ra ý tưởng chấm dứt trình trạng chính phủ đóng cửa một phần bằng cách trao cho ông Trump phần lớn hoặc toàn bộ số tiền mà ông muốn để tăng cường an ninh biên giới với Mexico, nhưng trong đó không bao gồm bức tường mà ông yêu cầu.

Trong khi trình trạng chính phủ đóng cửa một phần đã kéo sang đến ngày thứ 33 với khoảng 800 ngàn nhân viên liên bang chưa nhận được lương, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi yêu cầu ông Trump phải hoãn đọc bài diễn văn cho đến khi chính phủ được mở cửa hoàn toàn.

Tổng thống Trump đáp lại lời bà Pelosi qua Twitter như sau:

“Đây là đặc quyền của bà ấy – Tôi sẽ đọc bài diễn văn khi hết đóng cửa. Tôi sẽ ngưng không tìm nơi khác để đọc bài diễn văn liên bang nữa, bởi vì đâu có nơi nào khác có thể cạnh tranh với tầm vốc lịch sử, truyền thống và tầm quan trọng của Hạ viện!”

“Tôi mong muốn được đọc bài diễn văn liên bang ‘tuyệt vời’ trong tương lai gần!,” ông Trump viết tiếp.

Bà Pelosi trước đây yêu cầu ông Trump tính tới chuyện hoãn đọc bài diễn văn này vì không bảo đảm được an ninh trong lúc chính phủ đóng cửa.

Thượng viện dự trù bỏ phiếu vào ngày 24/1 về những đề nghị để chấm dứt chính phủ đóng cửa.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-hoan-thong-diep-lien-bang-cho-den-khi-chinh-phu-mo-cua-tro-lai/4756805.html

 

Bế tắc tường biên giới,

Đảng Dân chủ thúc đẩy ‘tường công nghệ’

Các lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện ngày 23/1 nêu ý tưởng chấm dứt vụ chính phủ đóng cửa một phần bằng cách cấp cho Tổng thống Donald Trump hầu hết số tiền ông cần để đảm bảo an ninh biên giới với Mexico nhưng thay vì để xây tường thành như ông Trump đề nghị thì dành cho các công cụ khác.

Dân biểu James Clyburn, nhân vật số 3 của đảng Dân chủ tại Hạ viện, nói đảng Dân chủ có thể đáp ứng yêu cầu 5,7 tỉ đô la của ông Trump nhằm đảm bảo an ninh biên giới với những công cụ kỹ thuật như máy bay không người lái, quang tuyến X và các bộ phận cảm ứng cũng như thêm nhân viên tuần tra biên giới.

Dân biểu Steny Hoyer, nhân vật thứ hai của đảng Dân chủ tại Hạ viện loan báo đảng Dân chủ sẽ thảo luận “số tiền cấp thêm đáng kể” cho an ninh biên giới như là một phần của thỏa thuận có thể đạt được. Ông không nói số tiền này có thể lên đến 5,7 tỉ đô la như ông Trump đòi hỏi hay không.

Ông Trump yêu cầu tài trợ cho bức tường biên giới trong một cuộc đối đầu với đảng Dân chủ khiến cho 800.000 nhân viên liên bang không được trả lương giữa lúc tình trạng chính phủ bị đóng cửa một phần bước sang ngày thứ 33 tính tới hôm 23/1.

“Với con số Tổng thống yêu cầu, nếu 5,7 tỉ đô la dùng cho an ninh biên giới thì chúng tôi có thể đáp ứng, nhưng chỉ để xây cái mà tôi tạm gọi là tường thành thông minh mà thôi,” ông Clyburn nói.

Giữa lúc đảng Dân chủ trong Quốc hội và ông Trump tranh chấp về an ninh biên giới và tài trợ cho chính phủ, một vụ tranh chấp đi đôi với việc này tiếp tục diễn ra liên quan đến bài diễn văn ‘Tình trạng Liên bang’ của Tổng thống sắp tới.

Ngày 23/1, ông Trump gởi thư đến Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng ông đang chờ đọc bài diễn văn như dự kiến vào ngày 29/1 tại Hạ viện. Bà Pelosi trước đây yêu cầu ông Trump tính tới chuyện hoãn đọc bài diễn văn này vì không bảo đảm được an ninh trong lúc chính phủ đóng cửa.

Thượng viện dự trù bỏ phiếu vào ngày 24/1 về những đề nghị để chấm dứt chính phủ đóng cửa.

Trưởng khối đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell dự trù tổ chức bỏ phiếu vào ngày 24/1 về một đề nghị của đảng Dân chủ, qua đó tài trợ cho chính phủ trong 3 tuần nhưng không bao gồm 5,7 tỉ đô la tài trợ một phần cho bức tường dọc biên giới Hoa Kỳ-Mexico.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%BF-t%E1%BA%AFc-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-/4756569.html

 

Michael Cohen – cựu luật sư

của Tổng thống Trump hoãn phiên điều trần

Washington, DC – Theo tin từ đài CBS News, cựu luật sư của Tổng thống Donald Trump, ông Michael Cohen, đã hoãn ngày ra tòa làm chứng trước Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 7 tháng 2, với lý do ông Cohen đã nhận được nhiều lời đe dọa từ phía tổng thống và luật sư Rudy Giuliani đối với gia đình ông.

Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện đã chuẩn bị kế hoạch cho buổi điều trần của ông Cohen vào ngày 7 tháng 2. Tại phiên điều trần, ông Cohen sẽ đưa ra lời khai về việc dàn xếp các khoản tiền chi cho hai người phụ nữ từng có quan hệ với Tổng thống Donald Trump để họ giữ im lặng trước cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.

Luật sư Lanny Davis của ông Michael Cohen đã đưa ra một tuyên bố cho biết, vì Tổng thống Trump và luật sư riêng của tổng thống, ông Rudy Giuliani liên tục đe dọa chống lại gia đình của ông Cohen, gần đây nhất là vào cuối tuần trước, nên ông Cohen muốn buổi điều trần được hoãn lại.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát Elijah Cummings cho biết vào thứ Tư (23 tháng 1) rằng, việc ông Cohen bị đe dọa bởi tổng thống là “không thể chấp nhận được trong nền dân chủ Hoa Kỳ,” và ông cam kết rằng ông Cohen sẽ được làm chứng trước tòa. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/michael-cohen-cuu-luat-su-cua-tong-thong-trump-hoan-phien-dieu-tran/

 

Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập là Tổng thống Venezuela

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 23/1 tăng áp lực lên Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, loan báo Hoa Kỳ công nhận lãnh đạo đối lập ở Venezuela là Tổng thống lâm thời, đồng thời báo hiệu sẽ có các biện pháp chế tài dầu mỏ đối với Venezuela.

Trong khi người biểu tình trên cả nước xuống đường phản đối ông Maduro, Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ công nhận ông Juan Guaido, lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, là Tổng thống lâm thời của Venezuela và gọi chính quyền của Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Nicolas Maduro là “không hợp pháp.”

“Tôi sẽ tiếp tục dùng toàn bộ sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ để áp lực phục hồi dân chủ cho Venezuela,” Tổng thống Trump nói.

Loan báo được đưa ra sau khi ông Guaido tự tuyên bố là Tổng thống lâm thời của Venezuela và chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Maduro loan báo cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ cũng như ra thời hạn cho nhân viên ngoại giao Mỹ 72 giờ để rời khỏi Venezuela.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi ông Maduro lùi bước và thúc giục quân đội Venezuela ủng hộ nỗ lực vãn hồi dân chủ.

Đáp câu hỏi liệu có tính tới chuyện can thiệp quân sự vào Venezuela hay không, Tổng thống Donald Trump nói “Chúng tôi chưa cân nhắc điều gì nhưng mọi biện pháp đều được đặt lên bàn.”

Người dân Venezuela ủng hộ phe đối lập đã thúc giục ông Guaido lên làm Tổng thống kể từ khi ông Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì hôm 10/1 sau cuộc bầu cử năm ngoái vốn bị Mỹ và chính phủ nhiều nước tẩy chay là gian lận.

Ông Guaido, 35 tuổi, tố cáo ông Maduro tiếm quyền và cam kết chuyển giao một nhà nước mới cho quốc gia đang sụp đổ kinh tế với tình trạng siêu lạm phát.

Ông Guaido được bầu làm lãnh đạo Quốc hội hôm 5/1. Trước đó, ông từng tuyên bố sẵn sàng thay thế ông Maduro nếu được quân đội hậu thuẫn, và mục tiêu của ông lúc đó là kêu gọi bầu cử tự do.

Sẽ có nhiều vấn đề phức tạp khi Mỹ chính thức công nhận ông Guaido và cũng có thể bị phản ứng ngược nếu Tổng thống Maduro viện cớ này để bắt giam ông Guaido và các nhân vật đối lập khác.

Sau loan báo của ông Trump, các nước bao gồm Argentina, Chile, Peru và Paraguay đều có động thái tương tự. Một giới chức Canada cho biết Ottawa sẽ tiếp bước. Mexico thì loan báo không thay đổi trong chính sách của họ đối với Venezuela.

Reuters dẫn nhiều nguồn tin cho hay chính quyền Trump có thể sẽ ban hành thêm các biện pháp trừng phạt ngành dầu mỏ của Venezuela, sớm nhất là trong tuần này, nếu tình hình chính trị ở Venezuela càng tồi tệ.

Từ cuối năm ngoái, Mỹ bắt đầu xem xét chuyện đưa Venezuela vào danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.

Tòa Bạch Ốc không hài lòng trước các biện pháp trừng phạt hiện hành đối với Venezuela vì chưa nhắm vào xuất khẩu dầu mỏ của nước này và việc đó, nếu xảy ra, sẽ tước đi phần lớn doanh thu của quốc gia Nam Mỹ.

Xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ trong năm ngoái giảm 15%, xuống mức thấp nhất trong gần ba chục năm qua.

https://www.voatiengviet.com/a/my-cong-nhan-lanh-dao-doi-lap-la-tong-thong-venezuela/4756072.html

 

Nhà Trắng : Có thể đạt thỏa thuận

thương mại Mỹ-Trung trước tháng Ba

Mai Vân

Phát biểu trên kênh truyền hình Mỹ CNN vào hôm qua, 23/01/2019, một cố vấn kinh tế Nhà Trắng đã tỏ ý lạc quan cho rằng có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước ngày mồng Một tháng Ba. Đó là mục tiêu mà hai lãnh đạo Mỹ-Trung – Donald Trump và Tập Cận Bình – đã đề ra nhân thượng đỉnh cuối năm 2018.

Trên đài CNN, ông Kevin Hassett tuyên bố tin tưởng rằng hai bên sẽ đạt được mục tiêu đề ra vì « các cuộc đàm phán đang có nhiều tiến bộ ». Theo nhân vật này, dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng Mỹ « đang ở trong một tư thế rất thuận lợi », và phía Trung Quốc đã hiểu rằng họ có rất nhiều lợi ích khi thỏa thuận với Mỹ vì tăng trưởng (kinh tế) của họ đang tuột dốc.

Theo hãng tin Anh Reuters, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong quý IV năm 2018, chỉ ở mức 6,4%, mức thấp nhất trong gần 30 năm, và một lãnh đạo Trung Quốc tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Davos đã dự kiến một tỉ lệ thấp hơn nữa là 6% trong năm nay.

Trong khi đó, theo ông Kevin Hassett, chính quyền Trump vẫn ước tính là tăng trưởng của Mỹ sẽ đạt 3% trong năm 2019, và nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm tới sẽ ở mức « rất gần với số không ».

Vào lúc chính quyền Donald Trump tỏ ý lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, tại Diễn Đàn Davos, phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn vào hôm qua cũng thúc giục Mỹ mau chóng tiến tới thỏa thuận, cho rằng hai bên « không thể thiếu nhau ».

Theo người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Davos, thì hai nền kinh tế lớn nhất thế giới « đều cần đến nhau ». Ông đồng thời kêu gọi một quan hệ « đôi bên cùng có lợi » giữa hai nước, khẳng định rằng « Bất kỳ một cuộc đối đầu nào đều tác hại đến lợi ích của cả hai bên ».

Về đà tăng trưởng kinh tế đang khựng lại của Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn đã cố trấn an, cho rằng dẫu sao thì con số hơn 6% vẫn đáng kể, « không thấp một chút nào cả ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190124-nha-trang-co-the-co-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung-truoc-thang-ba

 

Mỹ huỷ bỏ cuộc họp về vấn đề thương mại với TQ

Các cuộc đàm phán khác vẫn có thể được thực hiện từ xa, nhưng nếu hai bên không có một cuộc gặp trực tiếp thì việc đạt được một thoả thuận cơ bản sẽ rất khó khăn.

Nhà Trắng đã huỷ bỏ cuộc họp về kế hoạch thương mại với những người đồng cấp vào tuần này do những bất đồng giữa hai bên về thực thi các quy tắc sở hữu trí tuệ.

Các quan chức của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã lên kế hoạch về cuộc họp với hai thứ trưởng Trung Quốc trong tuần này để nỗ lực giải quyết những bất đồng về thương mại, trước ngày 1 tháng 3. Tuy nhiên, sự kiện này đã bị huỷ bỏ, theo một nguồn thạo tin xác nhận với CNBC.

Nếu Bắc Kinh và Washington không thể đưa ra một giải pháp lâu dài, tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ tăng mức thuế quan đối với khoảng một nửa số hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Khi được yêu cầu bình luận về việc này, Nhà Trắng trả lời CNBC rằng “các quan chức vẫn liên lạc với nhau để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán cấp cao với Phó thủ tướng Trung Quốc Liu He vào cuối tháng này.” Bộ Tài chính và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ không có câu trả lời.

Tuy nhiên, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, phủ nhận về việc một cuộc họp chính thức đã bị huỷ bỏ, ông trả lời CNBC rằng không có cuộc họp trung gian nào được lên lịch ngoài chuyến thăm của ông Liu vào tuần tới.

Một nguồn tin khác cho biết rằng các cuộc đàm phán khác vẫn có thể được thực hiện từ xa, nhưng nếu hai bên không có một cuộc gặp trực tiếp thì việc đạt được một thoả thuận cơ bản sẽ rất khó khăn.

Trung Quốc đề nghị tăng cường nhập khẩu hàng hoá của Mỹ trong 6 năm, các quan chức quen thuộc với vấn đề này cho biết vào tuần trước, dù những lời hứa hẹn như vậy có được thực hiện hay không vẫn là điều chưa chắc chắn.

Trước đó, Bloomberg đưa tin các quan chức Trung Quốc đã đưa ra lời đề nghị trên trong các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh hồi đầu tháng 1. Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá của Mỹ hàng năm với giá trị tổng cộng là hơn 1 nghìn tỷ USD, đây là thông báo đầu tiên về đề nghị tăng cường nhập khẩu của nước này.

Joseph Lupton, nhà kinh tế toàn cầu tại JPMorgan, cho biết: “Có thể nói rằng các cuộc đàm phán nói chung là đang đi đúng hướng. Tuần trước, Trung Quốc đã “úp mở” về việc hạ mức thuế quan và đồng ý nhập khẩu 1 nghìn tỷ USD hàng hoá của Mỹ vào năm 2024.”

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã kéo dài trong nhiều tháng và diễn ra trong bối cảnh hai nước liên tiếp “tung đòn” thuế quan đáp trả nhau. Nhà Trắng đã áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc vào tháng 9 và đe dọa sẽ tăng mức thuế lên 25% vào đầu năm 2019.

Cả hai quốc gia đã áp mức thuế quan lên hàng hoá với giá trị hàng tỷ USD. Mỹ và Trung Quốc đã tạm thời “ngừng bắn” để tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với mục tiêu đạt được một thoả thuận vào trước tháng 3, sau cuộc gặp của ông Trump và ông Tập lại Argentina.

Mới đây, ông Trump đã nhắc đến Trung Quốc trong một bài đăng trên Twitter với nội dung: “Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang ở mức chậm nhất kể từ năm 1990 do căng thẳng thương mại với Mỹ và các chính sách mới. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc nên thực hiện một thoả thuận thực sự và ngừng chơi trò “mèo vờn chuột.”

http://biendong.net/diem-tin/26032-my-huy-bo-cuoc-hop-ve-van-de-thuong-mai-voi-tq.html

 

Chuyên gia cảnh báo sự hiện diện mờ nhạt

của Mỹ tại Thái Bình Dương

Các chuyên gia cảnh báo sự hiện diện ngày càng mờ nhạt của Mỹ tại Thái Bình Dương đang tạo ra một khoảng trống mà Trung Quốc vừa vặn đang muốn trám vào đó.

Quần đảo Mariana ở Tây Bắc Thái Bình Dương , bao gồm Khối thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (CNMI) và đảo Guam từng được coi là “mũi giáo đi đầu” dự báo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc những năm gần đây đang gia tăng ảnh hưởng ở nơi từng sinh lợi nhiều nhất thế giới thông qua các hoạt động nghiên cứu đáy đại dương.

“Chiến tranh và xung đột không bao giờ bắt đầu từ Đại lộ 5 mà sẽ khởi phát từ những nơi có ít ảnh hưởng chiến lược như quần đảo Mariana. Đó là nơi mà các cường quốc tranh giành, đấu đá lẫn nhau”, ông Patrick Gerard Buchan, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu quốc tế ở Washington cho biết.

Quần đảo Mariana cách California 15 giờ bay nhưng chỉ cách Bắc Kinh 5 giờ di chuyển bằng đường hàng không, nằm rải rác khắp Thái Bình Dương dọc theo rìa phía Tây của Rãnh Mariana, điểm sâu nhất trên thế giới.

“Xung quanh các hòn đảo này, phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc đang được tách biệt. Câu hỏi ở đây là nó sẽ được phân chia như thế nào”, ông Lyle Goldstein, giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ phân tích.

Hoạt động và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này đang tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Ông Jian Zhang, trưởng khoa Hợp tác Trung Quốc tại Học viện Quốc phòng Australia tin rằng điều này chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng về mặt lâu dài với chính trị và an ninh khu vực từng có coi là “hồ Mỹ” hay sân sau của Australia.

Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu dưới đáy biển, giúp Bắc Kinh thu về những hiểu biết nhất định về nơi từng là tiền đồn quan trọng của Mỹ kể từ sau Thế chiến II.

Hơn 1/4 đảo Guam hiện là nơi hiện diện của 2 căn cứ quân sự Mỹ, tỷ lệ người dân ở đây phục vụ trong quân ngũ cũng cao gấp 3 lần so với bất cứ bang nào của Mỹ. Từ năm 2013, Washington đã triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tới Guam, động thái từng khiến Trung Quốc nổi giận.

Tháng 10/2018, tàu thám hiểm đại dương Tan Suo 1 của Trung Quốc đã trở về từ Rãnh Mariana sau khi hoàn thành hành trình nghiên cứu kéo dài 46 ngày ở độ sâu 7.000 m. Truyền thông Trung Quốc khẳng định đây là nghiên cứu ở độ sâu chưa từng có trong khoảng thời gian chưa từng có.

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã thử nghiệm pin nhiên liệu nước biển magie đầu tiên hoạt động ở độ sâu 10.000m dưới đáy biển. Từ những thử nghiệm này, con tàu của Trung Quốc có thể đã thu thập được các dữ liệu cần thiết trong nỗ lực cải thiện khả năng chống phát hiện cho các hạm đội tàu ngầm của lực lượng hải quân nước này.

Một trong những thách thức lớn với hải quân Trung Quốc hiện nay là khả năng điều hướng tàu ngầm mà không bị phát hiện khi chúng di chuyển ở các vùng biển giữa chuỗi đảo đầu tiên – Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và chuỗi đảo thứ hai bao gồm quần đảo Mariana.

“Tôi đã nghiên cứu về chiến tranh dưới nước được 20 năm nay nhưng chưa bao giờ đào sâu về vấn đề một lực lượng quân đội muốn làm gì ở độ sâu 5.000 m hoặc sâu hơn”, ông Goldstein cho biết, nói thêm rằng việc di chuyển ở những độ sâu như vậy cho phép theo dõi các tàu ngầm khác từ khoảng cách hàng trăm km.

Theo ông Zhang, vì quân đội Trung Quốc đã hoạt động tích cực hơn trên phạm vi toàn cầu, họ cần nhiều căn cứ hỗ trợ ở nước ngoài. Đó là điều có thể trong tương lai nếu như họ bắt đầu tính tới việc xây dựng các căn cứ ở khu vực Thái Bình Dương.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng sự hiện diện ngày càng mờ nhạt của Mỹ tại Thái Bình Dương đang tạo ra một khoảng trống mà Trung Quốc vừa vặn đang muốn trám vào đó.

“Mục tiêu của Trung Quốc không chỉ là trở thành siêu cường trong khu vực và họ còn muốn trở thành người có ảnh hưởng chính. Sự mờ nhạt trong vai trò của Mỹ trong khu vực đang tạo điều kiện thuận lợi cho điều đó”, ông Robert Underwood, cựu Dân biểu đến từ đảo Guam tại Hạ viện Mỹ phân tích.

Trong khi đó, ông Jonathan Pryke, giám đốc chương trình Quần đảo Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Australia Low Lowy cho rằng mọi thứ càng ngày càng rõ àng hơn khi Trung Quốc tỏ rõ ý định mở rộng ảnh hưởng với mục tiêu cuối cùng là mở rộng sự hiện của quân đội.

Tuy nhiên, ông này cho rằng Australia và Mỹ dường như vẫn chưa thực sự để tâm tới vấn đề này mà chỉ nhìn nhận nó dưới lăng kính chiến lược.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/26029-chuyen-gia-canh-bao-su-hien-dien-mo-nhat-cua-my-tai-thai-binh-duong.html

 

Đại sứ Canada: Giám đốc Huawei

có đủ lý do chống bị dẫn độ

Giám đốc điều hành cao cấp của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei đang bị cầm giữ tại Canada có thể kịch liệt phản kháng chuyện bị dẫn độ sang Mỹ, một phần vì những bình luận của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, theo Đại sứ Canada tại Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc ngày 23/1 đăng phát biểu của Đại sứ Canada, John McCallum, những chỉ dấu rõ ràng nhất từ một giới chức Canada cho thấy bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chánh Huawei, có thể không bị dẫn độ sang Mỹ.

Đại sứ McCallum cho rằng việc dẫn độ bà Mạnh “sẽ không có kết quả tốt,” một bình luận có thể khiến chính quyền Trump phật lòng.

Bà Mạnh bị bắt hôm 1/12 năm ngoái tại Vancouver và hiện bị giam giữ tại gia. Bà bị bắt theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì bị cáo buộc vi phạm các chế tài của Mỹ đối với Iran.

Tháng trước ông Trump nói với Reuters rằng sẽ can thiệp vào trường hợp của bà Mạnh nếu việc này có lợi cho an ninh quốc gia hay giúp đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland nhanh chóng cảnh báo Washington chớ nên chính trị hóa vụ dẫn độ.

Trong một video ngắn do tập đoàn truyền thông Canada phát hành, ông McCallum nói bà Mạnh có đủ lý do để chống lại việc dẫn độ mà trước hết là “sự dính dáng của chính trị xuất phát từ những bình luận của ông Trump đối với vụ án của bà.”

Đại sứ McCallum cũng cho rằng Canada không thi hành cùng một chế tài chống Iran như Mỹ.

“Canada không ký những chế tài này chống Iran. Do đó tôi nghĩ bà Mạnh có những lập luận vững chắc trước một thẩm phán,” ông nói. Văn phòng Ngoại trưởng Canada chưa đưa ra lời bình luận.

Bộ Tư pháp Mỹ có thời hạn từ đây cho đến ngày 30/1 để đệ đơn chính thức yêu cầu dẫn độ và các giới chức Canada sẽ có một tháng để quyết định có nghe tranh luận về việc này hay không. Các chuyên gia pháp lý nói họ hy vọng sẽ có một phiên tranh luận.

Vụ bắt bà Mạnh làm tổn thương các mối quan hệ của Canada với Bắc Kinh và Trung Quốc yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh.

Trung Quốc sau đó đã bắt giữ hai người Canada viện lý do an ninh rồi sau đó tái xử một người Canada bị tù vì buôn lậu ma túy, tăng án lên thành tử hình.

Ông McCallum nói ông thấy có 3 giải pháp khả thi để giải quyết vụ này. Một là dẫn độ bà Mạnh nhưng ông nói “sẽ không có kết quả tốt và có thể mất nhiều năm” vì bà có thể kháng cáo.

Giải pháp thứ hai là Hoa Kỳ thỏa thuận với Trung Quốc để yêu cầu dẫn độ được hủy bỏ.

Giải pháp thứ ba là bà Mạnh được Tòa án Canada tha bổng vì yêu cầu của Hoa Kỳ không được đảm bảo.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-canada-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-huawei-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%A7-l%C3%BD-do-ch%E1%BB%91ng-b%E1%BB%8B-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%99/4756179.html

 

Venezuela : Chủ tịch Quốc Hội tuyên bố

đảm nhiệm chức vụ “quyền tổng thống”

Trọng Thành

Tại Venezuela hôm qua, 23/01/2019, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền Maduro, theo lời kêu gọi của đối lập. Trước hàng chục nghìn người ủng hộ tại thủ đô Caracas, chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido bất ngờ tuyên bố đảm nhiệm chức vụ « quyền tổng thống », để chuẩn bị cho một chính phủ chuyển tiếp, nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài từ nhiều năm nay tại quốc gia Nam Mỹ này.

Ngày 23 tháng Giêng hôm qua cũng là một ngày mang tính biểu tượng đối với Venezuela, đánh dấu đúng 61 năm sự sụp đổ của chế độ độc tài Marcos Perez Jimenez. Không khí tại Venezuela rất căng thẳng. Theo AFP, trước khi các cuộc tuần hành diễn ra, nhiều vụ đụng độ dữ dội đã diễn ra giữa những người chống và những người ủng hộ chế độ Maduro, khiến ít nhất năm người thiệt mạng.

Về cuộc biểu tình ủng hộ chủ tịch Quốc Hội Venezuela, thông tín viên Benjamin Dellile từ Caracas cho biết cụ thể :

« Khoảng 17 giờ hôm qua tại Caracas, trong số hàng chục nghìn người ủng hộ Juan Guaido vẫn còn hàng trăm người ở lại trên đường phố. Ông Carlos – một người biểu tình có mặt bên cạnh diễn đàn, vào lúc lãnh đạo đối lập tuyên bố trở thành quyền tổng thống – cho biết cảm tưởng : ‘‘Thật là kỳ diệu. Rốt cục chúng ta đã có được một người lãnh đạo để đưa đất nước đi tới, chấm dứt thời kỳ độc tài’’.

Đối với ông, các đe dọa của tổng thống Maduro – cáo buộc nhà đối lập ‘‘đảo chính’’ với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ – là không có nghĩa lý gì. Carlos nói : Giờ đây ông ta có thể nói bất cứ điều gì mà ông ta muốn, nhưng hiện nay ông ta đang nắm quyền một cách bất hợp pháp, vì vậy lời nói của ông ta không còn có ý nghĩa gì. Tổng thống hiện nay là Guaido.

Ngay trước khi chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido tuyên bố trở thành quyền tổng thống, nhiều sĩ quan quân đội ủng hộ chế độ Maduro đã đe dọa bắt giữ ông Guaido, nếu ông ấy quyết định như vậy. Tuy nhiên, đối với công dân Arturo, 53 tuổi, phía quân đội sẽ không được lợi gì cả. Ông nói : Nếu họ bắt ông ấy, tôi nghĩ rằng việc này sẽ làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng xã hội rất nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Arturo cũng hoan nghênh các ủng hộ quốc tế đối với tân tổng thống. Theo ông, họ làm như vậy là đúng, là tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật Venezuela.

Về phần mình, ông Ernesto có cảm giác mình vừa tham gia vào một tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử. Ông nói : Juan Guaido đã mở ra một thời kỳ mới. Ông ấy đã cho thấy ông ấy là đại diện hợp hiến và hợp pháp của nhân dân, một vị tổng thống chính đáng.

Tại Venezuela hiện tại như vậy có hai tổng thống. Và không ai trong số hai người sẵn sàng từ bỏ chức vụ ».

Trong lúc đông đảo dân chúng ủng hộ chủ tịch Quốc Hội đảm nhận cương vị quyền tổng thống, bộ trưởng Quốc Phòng Venezuela, ông Vladimir Padrino, hôm qua tuyên bố không công nhận tổng thống tự phong. Còn Tòa Án Tối Cao Venezuela, gồm đa số là các nhân vật ủng hộ chế độ, thì ra lệnh mở cuộc điều tra hình sự nhắm vào các nghị sĩ Venezuela, bị cáo buộc là tiếm quyền của tổng thống Maduro.

Tổng thống Nicolas Maduro hôm 10/01/2019 chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, đối lập Venezuela không chấp nhận kết quả bầu cử. Hiện tại Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều quốc gia châu Mỹ Latinh không công nhận ông Nicolas Maduro là tổng thống Venezuela.

Venezuela : Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập là tổng thống

Sau tuyên bố tự phong làm tổng thống Venezuela tạm thời của lãnh đạo đối lập Juan Guaido, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/01/2019 đã nhanh chóng công nhận lãnh đạo mới của quốc gia Nam Mỹ. Qua thông cáo chính thức của Nhà Trắng, ông Trump cũng kêu gọi các quốc gia phương Tây noi gương Mỹ.

Thông tín viên RFI, Eric de Salve, tường thuật từ San Francisco :

« Tôi chính thức công nhận chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido là tổng thống Venezuela ». Trong thông báo bằng văn bản, tổng thống Mỹ kêu gọi tất cả các quốc gia phương Tây làm tương tự.

Theo tổng thống Mỹ, Quốc Hội do phe đối lập kiểm soát là cơ chế « chính đáng duy nhất của chính phủ… do dân bầu lên ». Donald Trump hoan nghênh quyết định của định chế này tuyên bố tổng thống Maduro không chính đáng, một quyết định mà theo ông Trump sẽ để trống văn phòng tổng thống.

Ông Trump xác định thêm : « Tôi sẽ tiếp tục sử dụng quyền lực kinh tế, ngoại giao của Mỹ để tái lập dân chủ ở Venezuela. »

Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có sẽ sử dụng đến quân đội hay không. Trên vấn đề này, tổng thống Mỹ cho biết : « Chúng tôi chưa có dự kiến gì. Nhưng tất cả những phương án đều được đặt trên bàn. »

Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi quân đội Venezuela bảo vệ dân chủ và thường dân.

Chế độ Caracas đã đáp trả ngay và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Tổng thống Maduro gia hạn cho các nhà ngoại giao Mỹ phải rời Venezuela trong 72 tiếng đồng hồ.

Phản ứng của Châu Âu và Nga

Nếu đa số các quốc gia Châu Mỹ La Tinh noi gương tổng thống Mỹ, thì Châu Âu hôm nay kêu gọi chính quyền Venezuela tôn trọng « các quyền của chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido, sự tự do và an toàn của ông », nhưng không theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ công nhận lãnh đạo đối lập là tổng thống tạm thời của Venezuela.

Thông cáo cũng cho rằng « người dân Venezuela có quyền biểu tình ôn hòa, có quyền chọn lãnh đạo và quyết định tương lai của mình ».

Nga đã phản ứng nghiêm khắc hơn. Matxcơva vẫn ủng hộ tổng thống chính đáng của Venezuela là ông Maduro và cảnh cáo hành động « can thiệp của nước ngoài », trong tình hình rất căng thẳng hiện nay ở Venezuela, có thể dẫn đến một « chế độ độc đoán và biển máu ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190124-venezuela-chu-tich-quoc-hoi-tuyen-bo-dam-nhiem-chuc-vu-quyen-tong-thong

 

Venezuela: Juan Guaido,

người được Donald Trump công nhận, là ai?

Juan Guaido, chủ tịch quốc hội Venezuela, vừa được tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận là tổng thống lâm thời.

Hai phi cơ ném bom Nga sang Venezuela làm gì?

Venezuela: Cơ hội nào cho Juan Guaido?

Venezuela hủy quan hệ ngoại giao với Mỹ

Trump gọi đối lập Venezuela là tổng thống

Việc ông này trở thành lãnh đạo quốc hội do phe đối lập kiểm soát đã phục hồi sinh khí cho sự chống đối tổng thống Nicolas Maduro, tại một đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Nhưng ông Guaido chỉ mới là chủ tịch quốc hội ba tuần trước đây.

Trước đó, ít ai biết tới ông.

Khi ông 15 tuổi, cũng là lúc Hugo Chavez trở thành tổng thống Venezuela năm 1999.

Ông học ngành kỹ sư công nghiệp tại đại học, rồi học thêm ở Đại học George Washington, Hoa Kỳ, và một trường kinh doanh ở Venezuela.

Khi còn là sinh viên, ông phản đối sự kiểm soát truyền thông của ông Chavez khi tổng thống không gia hạn giấy phép cho Radio Caracas Television.

Năm 2009, ông là thành viên sáng lập đảng Ý chí Nhân dân, cùng lãnh đạo đối lập Leopoldo Lopez.

Ông Lopez hiện đang bị quản thúc tại gia.

Bang quê nhà của ông, Vargas là một trong những bang nghèo nhất của Venezuela.

Ông Guaido vào quốc hội với tư cách đại biểu dự khuyết năm 2010 và chính thức là nghị sĩ từ 2015.

Tuổi trẻ của Guaido và quê nhà nghèo nàn của ông khiến chính phủ Maduro khó mô tả ông thuộc thành phần cai trị giàu có xa hoa.

Guaido mới chỉ là chủ tịch quốc hội từ hôm 5/1.

Lãnh đạo trước của phe đối lập, Leopoldo Lopez, đã bị quản thúc.

Người lẽ ra kế vị, Freddy Guevara, thì đã chạy vào sứ quán Chile sau khi bị cáo buộc kích động bạo lực năm 2017.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46978852

 

Ông Maduro cắt đứt quan hệ của Venezuela

với Washington, đuổi các nhà ngoại giao Mỹ

Sau khi lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời hôm 23/1, đương kim Tổng thống Nicolas Maduro đã phá vỡ mối quan hệ với Hoa Kỳ, ra tối hậu thư buộc các nhà ngoại giao Mỹ phải rời khỏi Venezuela trong vòng 72 giờ.

Hôm 23/1, Đài truyền hình CNBC trích lời ông Maduro nói ông sẽ ra lệnh cho nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ phải rời Venezuela trong vòng 72 giờ để.

Trước đó Tổng thống Trump tuyên bố ủng hộ ủng hộ phe đối lập Venezuela, công nhận Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước.

Cũng hôm 23/1, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói: “Hoa Kỳ không công nhận chế độ của ông Maduro là lãnh đạo chính phủ Venezuela. Theo đó, Hoa Kỳ cho rằng cựu tổng thống Nicolas Maduro không còn thẩm quyền pháp lý được công nhận để phá vỡ quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ hoặc ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao của chúng tôi.”

Hôm 24/1, Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng ủng hộ ông Guaido và tẩy chay ông Maduro. EU nói ý chí dân chủ của người Venezuela không thể bị phớt lờ, và kêu gọi tôn trọng các quyền dân sự, sự tự do và an toàn cho ông Guaido, nhưng chưa công nhận ông là lãnh đạo của Venezuela, theo Reuters.

Trong khi đó, Nga cáo buộc Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho phe đối lập tổ chức biểu tình và tuyên bố nắm quyền ở Venezuela. Nga còn cảnh báo sẽ chống lại sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Venezuela, một đồng minh của Moscow.

Hãng tin Reuters trích lời phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi cho rằng việc chiếm quyền lực ở Venezuela là bất hợp pháp và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ ông Maduro, và nói rằng Bắc Kinh phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào Venezuela và ủng hộ những nỗ lực bảo vệ sự độc lập và ổn định của nước này.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-maduro-cat-dut-quan-he-cua-venezuela-voi-mu-duoi-cac-nha-ngoai-giao/4756958.html

 

Venezuela : Dầu lửa, hoa hậu, trộm cướp và tem phiếu

Thụy My

Tại Venezuela, hầu như không còn nạn cướp ngân hàng. Tên trộm cuối cùng bị bắt quả tang trong lúc đột nhập nhà băng là vào tháng 12 năm ngoái, nhưng hắn ta đang trộm…các máy tính, chứ không phải tiền.

Ngân hàng không còn tiền mặt để cướp

Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã kéo dài từ nhiều năm qua – với lạm phát vượt mức một triệu phần trăm (1.000.000%) trong năm 2018, và theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 10.000.000% năm 2019. Cộng với tình trạng khan hiếm tiền mặt, đã khiến tội phạm phải thích ứng. Xâm nhập vào ngân hàng để cướp tiền chỉ vô ích.

Đọc thêm: Lạm phát 1 triệu phần trăm, Venezuela đi về đâu ?

Theo Le Figaro, cách đây vài năm, nạn bắt cóc đòi tiền chuộc đã trở thành nạn dịch thực sự tại Venezuela, chẳng có ai thoát khỏi. Các vụ bắt cóc chớp nhoáng, được gọi là « paseao milonario » (đi dạo bạc triệu) đã trở thành đặc thù địa phương. Đó là bắt một ai đó, buộc họ phải đến máy ATM rút tiền đưa cho mình.

Nhưng ngày nay, hầu như không còn có thể rút tiền từ máy, và nếu may mắn tìm được một máy ATM nào còn tiền, thì cả một hàng người dài xếp hàng chờ đợi. Ngay cả trong trường hợp rút được tiền, thì số tiền có thể nhận được chẳng bao nhiêu. Các vụ bắt cóc còn liên quan đến những nhà buôn trong khu phố, mà két tiền thường đầy vào cuối ngày. Nhưng giờ đây do thiếu giấy bạc, ít ai trả tiền mặt mà bằng thẻ tín dụng. Nạn bắt cóc vẫn tồn tại, nhưng chỉ nhắm vào những ai có thể sở hữu đồng đô la.

Thế nên tội phạm đã di chuyển từ thành phố về nông thôn. Ông Roberto Briceno Leon, giám đốc Cơ quan giám sát bạo lực tại Venezuela (OVV) cho biết : « Chúng tôi ghi nhận tội phạm chuyên nghiệp đã giảm hẳn, nhưng tội phạm nghiệp dư tăng lên ». Những người chăn nuôi bò than thở đã bị mất nhiều bò thả ngoài đồng. Thường thì con vật bị giết để lấy vài tảng thịt, kẻ cắp xẻo một cách vụng về để mang về nuôi gia đình.

Những người trồng hành tây ước lượng từ 30 đến 40% sản lượng bị đánh cắp. Các nhà nông trồng bắp hay cà phê cũng bị mất cắp rất nhiều, cho đến nỗi họ không gieo hạt tại những cánh đồng gần khu dân cư, mà đi thật xa. Toàn bộ chuỗi thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi nạn trộm cắp, từ trộm nông sản cho đến đột nhập vào nhà lấy thức ăn, và quy mô hơn thì cướp cả xe tải chở hàng.

Tội phạm và cảnh sát

Về mặt xã hội, Venezuela là nước mà tỉ lệ người bị bắn chết thuộc loại cao nhất thế giới : 81,6 nạn nhân trên 100.000 dân trong năm 2018 ; tức khoảng 23.400 người thiệt mạng vì súng đạn. Theo xếp loại chính thức, trong số đó có 10.400 vụ giết người, 7.500 trường hợp « chống lại người thi hành công vụ », và 5.000 trường hợp « đang điều tra về nguyên nhân cái chết ».

Đọc thêm: « Cuộc chiến bánh mì » dữ dội ở Venezuela

Những ca « chống lại người thi hành công vụ » có nghĩa là bị cảnh sát bắn chết, ngày càng tăng lên từ năm 2015, khi chính quyền tung ra các « chiến dịch giải phóng nhân dân » để tiêu diệt tội phạm. Mỗi ngày có khoảng 20 người chết dưới họng súng cảnh sát.

Ông Leon kể : « Tháng Chín năm ngoái, một nhóm cảnh sát và quân nhân che mặt xông vào một tòa nhà xã hội ở phía tây Caracas. Họ đuổi một gia đình ra ngoài, bắn chết một thanh niên 22 tuổi. Thân nhân chôn cất người chết, nhưng tuần sau cảnh sát quay lại : họ nhầm người. Gia đình ấy lại bị đuổi ra ngoài, và người anh 26 tuổi của nạn nhân tuần trước bị bắn chết cùng với hôn thê ngay trên giường ». Nếu người anh bị nghi ngờ là tội phạm, thì người em trai và hôn thê của anh này hoàn toàn vô can.

Để có thể quy cho người chết tội « chống lại người thi hành công vụ », lực lượng an ninh đôi khi dàn dựng lại hiện trường. Một bà mẹ thuật lại, cảnh sát đã bắn chết con trai bà ngay trước nhà, sau đó họ đặt vào tay anh một khẩu súng để chứng tỏ là nạn nhân đã kháng cự. Nhưng họ không biết rằng anh thanh niên thuận tay trái, nên đã đặt súng vào bàn tay phải.

Hoa hậu phải thắt lưng buộc bụng

Nhu cầu thiết yếu hàng ngày không được bảo đảm, khiến những hoạt động khác trở thành xa xỉ. Là quốc gia nổi tiếng có nhiều người đẹp (cho đến nay đã có sáu Hoa hậu Thế giới là người Venezuela), nhưng theo AFP, ban tổ chức và các thí sinh cuộc thi hoa hậu Venezuela lần thứ 65 mới đây phải cố gắng xoay sở trong thời buổi khủng hoảng.

Chấm dứt những đêm trình diễn tại các nhà hát có sức chứa 20.000 người. Vừa rồi công ty phụ trách là Venevision đành phải tổ chức ngay tại phòng thu của mình, trước khoảng…200 khán giả. Chuyên viên làm tóc, trang điểm được đề nghị quảng cáo thay vì trả tiền, còn chương trình nghệ thuật thì cầu viện đến những khuôn mặt trẻ thay vì những ngôi sao.

Cả 24 thí sinh hoa hậu cũng phải thích ứng với tình trạng tội phạm lan tràn, hệ thống giao thông công cộng yếu kém. Nhiều cô đi xe buýt đến địa điểm thi, và khi về thì đi nhờ xe, các thí sinh cũng không còn được chụp ảnh trước. Tháng Ba năm rồi, khoảng 12 cựu hoa hậu tố cáo một mạng lưới mại dâm, môi giới những người đẹp cho các đại gia, trong đó có doanh nhân lẫn quan chức chính quyền Maduro.

Phân phối theo « tem phiếu »

Libération trong bài « Venezuela dưới chế độ tem phiếu » cho biết từ hai năm qua, các « sổ yêu nước » ngày càng được sử dụng để mua xăng dầu, thực phẩm…Đối lập tố cáo đây là công cụ để kiểm soát dân chúng.

Đọc thêm: Lạm phát phi mã, Venezuela phát hành tiền mới và lập sổ xăng dầu

Chính quyền đang thử nghiệm hai hệ thống giá xăng dầu: thả nổi và phân phối theo sổ, nhằm ngăn chận nạn buôn lậu được ước tính gây thiệt hại 18 tỉ đô la mỗi năm. Giá dầu Venezuela rẻ nhất thế giới, một lít giá chỉ đáng 1% so với đồng xu euro, trả bằng vài tờ giấy bạc bolivar đang bị siêu lạm phát. Những ai có « số ái quốc » được bán theo giá bao cấp.

Những « số » này thực chất là thẻ căn cước sinh trắc, đồng thời là thẻ tín dụng và thẻ cử tri. Hiện nay có 20 triệu người Venezuela sở hữu loại thẻ này – một loại tem phiếu để mua thực phẩm theo giá bao cấp. Tuy nhiên loại thẻ hiện đại này nhiều khi trở thành vô dụng, khi hai phần ba đất nước thường xuyên bị cúp điện sáu, bảy tiếng đồng hồ một ngày, còn internet thì không thể mơ đến. Rốt cuộc để mua xăng giá rẻ, chỉ cần nhét vào tay nhân viên trạm xăng vài đồng bolivar…

Trữ lượng dầu nhiều nhất thế giới, nhưng không còn xuất khẩu năm 2019 ?

Tuy nhiên, trong năm 2019, Venezuela, đất nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, có thể không còn xuất khẩu được dầu nữa.

Vào đầu những năm 2000, nước này có sản lượng 3 triệu thùng dầu/ngày, nhưng đến cuối năm 2018, chỉ còn có 1 triệu thùng/ngày. Đa số cơ sở lọc dầu đã ngưng hoạt động, tai nạn xảy ra hàng ngày và đôi khi gây chết người.

Đọc thêm: Venezuela : Dân đói khổ, lãnh đạo kiên định «xã hội chủ nghĩa»

Nhiều tập đoàn ngoại quốc như Exxon, Conoco đã ra đi, Total ngưng đầu tư thêm vào Venezuela. Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA không còn vay được tiền, và từ khi tướng Manuel Quevedo, một người không hề có kiến thức về lãnh vực này được bổ nhiệm làm tổng giám đốc PSVSA tháng 10/2017, có đến 10.000 nhân viên đã bỏ việc.

Năm nay ông Quevedo đã bị thay thế bằng người khác, nhưng thách thức với PSVSA là khủng khiếp. Theo chuyên gia Francisco Monaldi, Venezuela mỗi năm cần đầu tư 20 tỉ đô la trong vòng mười năm tới, để có thể tăng sản lượng lên 200.000 thùng/ngày, dần dà đạt lại mức của năm 2000. Nhưng tìm đâu ra số tiền này ?

Hôm qua 23/01/2019, Diosdado Cabello, chủ tịch Quốc Hội lập hiến trung thành với ông Maduro, trước lời kêu gọi thay đổi của đối lập nhằm giải quyết khủng hoảng, vẫn khẳng định « Sự chuyển đổi duy nhất tại Venezuela là tiến lên chủ nghĩa xã hội ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190124-venezuela-dau-lua-hoa-hau-trom-cuop-va-tem-phieu

 

Giáo hoàng dự Đại hội giới trẻ ở Panama,

 loan báo chuyến đi Nhật Bản

Nói chuyện với các nhà báo tháp tùng ông đến Panama, trên chuyến bay, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô cho biết ông dự định đi thăm Nhật Bản vào tháng 11 năm nay.

Trước đây, Giáo hoàng từng nói ông muốn thăm Nhật Bản, nhưng đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã xác nhận chuyến đi Nhật Bản sẽ diễn ra.

Theo hãng tin AP, Đức Giáo hoàng còn ngỏ ý muốn đến thăm Iraq, nhưng lãnh đạo các giáo hội địa phương can ngăn rằng tình hình an ninh vẫn chưa thích hợp cho chuyến tông du này.

Tại Panama, nơi ngài tới tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Giáo hoàng đã lên kế hoạch cho các chuyến đi thăm tới Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Morocco, Bulgaria và Macedonia, mà ngài cho biết sẽ lần lượt thực hiện trong nửa đầu năm nay.

Tin đồn rằng Giáo hoàng Phan-xi-cô cũng đang cân nhắc một chuyến đi thăm Madagascar vào nửa cuối năm 2019.

Là vị Giáo hoàng người Mỹ gốc Latinh đầu tiên của Giáo hội Công giáo La Mã, Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói nỗi sợ người di cư đang “làm chúng ta phát điên” vào lúc ngài bắt đầu chuyến đi thăm vùng Trung Mỹ trong bối cảnh các sinh hoạt của nước Mỹ đang rơi vào tình trạng bế tắc vì bức tường biên giới mà Tổng thống Trump hứa sẽ xây ở biên giới Mỹ-Mexico, và giữa lúc một đoàn người di cư mới đang tiến về hướng bắc.

Trên đường đến Panama hôm thứ Tư 23/1, trả lời câu hỏi của các nhà báo về bức tường biên giới được đề xuất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Chính nỗi sợ hãi đã làm chúng ta phát điên”.

Xuất thân từ một gia đình người Ý di cư sang Argentina, Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa tình cảnh người di cư và người tị nạn ra làm vấn đề nền tảng cho nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài.

Hãng tin AP dự kiến trong bài diễn từ, DGH sẽ có những lời khích lệ gửi đến những người trẻ tuổi tề tựu về Panama để dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, cuộc tập hợp của giáo hội Công giáo tổ chức mỗi ba năm một lần nhằm mục đích tiếp thêm sinh lực cho thế hệ giáo dân kế tiếp theo đuổi đức tin của mình.

“Chính nỗi sợ hãi đã làm chúng ta phát điên”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về nỗi sợ hãi và nghi kỵ người di cư, tị nạn

AP dẫn lời Tổng giám mục Panama, Jose Domingo Ulloa, nói thông điệp của ĐGH Phanxicô có thể gây tiếng vang nơi những người trẻ tuổi ở Trung Mỹ, những người vẽ ra một tương lai không có bạo lực và nghèo đói khi di cư sang Mỹ – Giám mục Ulloa khuyến cáo rằng “những người trẻ tuổi thường rơi vào tay những kẻ buôn ma túy và phải đối mặt với nhiều thực tế phũ phàng khác.”

Theo dự kiến, Đức Giáo hoàng cũng sẽ kêu gọi giới trẻ hãy tạo ra cơ hội cho chính mình, và cùng lúc ngài kêu gọi các chính phủ cũng nên hoàn thành phần nghĩa vụ của họ.

https://www.voatiengviet.com/a/giao-hoang-du-dai-hoi-gioi-tre-o-panama-loan-bao-chuyen-di-nhat/4755729.html

 

Xoa dịu tranh chấp hạt nhân với Mỹ,

Nga trình làng tên lửa mới

Hôm 23/1, Nga cho các tùy viên quân sự nước ngoài và các nhà báo thấy hệ thống tên lửa hành trình mà Hoa Kỳ nói đã vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh. Đây là nỗ lực mới nhất của Moscow nhằm bác bỏ những cáo buộc, và ngăn chặn Washington từ bỏ hiệp ước này, theo Reuters.

Washington đe dọa sẽ rút ra khỏi Hiệp định về Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) đạt dược năm 1987, và cáo buộc tên lửa mới của Nga, Novator 9M729 (NATO gọi là SSC-8), vi phạm hiệp ước đó, vốn cấm hai bên lắp đặt tên lửa tầm ngắn đến tầm trung trên bộ ở châu Âu.

Nga nói tầm bắn của tên lửa mới hoàn toàn đặt nó ra ngoài hiệp ước bởi vì tầm bắn không dài như cáo buộc của Washington, và điều đó có nghĩa là Nga hoàn toàn tuân thủ Hiệp định về Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF). Ngược lại, Nga cáo buộc Hoa Kỳ là viện cớ để rút ra khỏi hiệp ước mà họ muốn từ bỏ để phát triển các tên lửa mới.

Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói tại một cuộc họp báo hôm 23/1 rằng Washington đã nêu rõ qua các kênh ngoại giao, rằng quyết định rút ra khỏi hiệp ước INF là quyết định chung cuộc, không có gì để thảo luận nữa.

Tuy vậy, Nga vẫn trình làng hệ thống tên lửa sau cuộc họp báo và loan tải sự kiện này trên truyền hình nhà nước.

Một quan chức quân sự hàng đầu nói tại cuộc họp báo rằng tên lửa hành trình là một phiên bản hiện đại hóa của tên lửa 9M728 của Nga.

Phiên bản mới có tầm bắn tối đa 480 km, ít hơn 10 km so với 9M728, điều đó có nghĩa là Nga hoàn toàn tuân thủ hiệp ước INF, Reuters dẫn lời Trung tướng Mikhail Matveyevsky, người đứng đầu lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga, cho biết.

Theo Reuters, bế tắc sẽ tạo ra tiền đề cho Washington bắt đầu rút ra khỏi hiệp ước vào ngày 2/2, một động thái có khả năng đặt ra những nghi vấn về tương lai của các thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác giữa hai nước.

https://www.voatiengviet.com/a/xoa-diu-tranh-chap-hat-nhan-voi-my-nga-trinh-lang-ten-lua-moi/4755851.html

 

TQ bắt giữ công dân Úc gốc Hoa

với cáo buộc gián điệp

Chính quyền Trung Quốc đang bắt giữ một nhà văn người Úc gốc Hoa tình nghi làm gián điệp, gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước, hãng tin Reuters cho biết hôm 24/1.

Reuters trích lời các quan chức Úc cho biết ông Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bị giam giữ ngay sau khi ông đáp chuyến bay từ New York đến thành phố Quảng Châu vào tuần trước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng phía Úc đã được thông báo chính thức về việc bắt giam này sau khi ông Dương bị “cưỡng chế” và đang bị tạm giam ở Bắc Kinh.

“Ông Dương có quốc tịch Úc với tên là Yang Jun, bị nghi ngờ có hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc, gần đây đã bị cưỡng chế và đang bị Cục An ninh Nhà nước của Bắc Kinh điều tra,” bà Hoa nói.

Chính phủ Úc lần đầu tiên được thông báo rằng ông Dương bị mất tích sau khi bạn bè cho biết đã mất liên lạc với ông trong vài ngày.

Ông Mo Shaoping, luật sư của ông Dương, nói với Reuters rằng thân chủ của ông bị nghi ngờ làm gián điệp, và đang bị giam giữ đặc biệt có an ninh giám sát chặt.

Biện pháp giam giữ đặc biệt cho phép các cơ quan chức năng thẩm vấn nghi phạm trong 6 tháng trong khi luật sư không được thăm gặp thân chủ.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-bat-giu-cong-dan-u-goc-hoa-voi-cao-buoc-gian-diep/4757131.html

 

Mục đích của TQ khi tìm cách

tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Trong vài thập kỷ qua, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hình thành nên các ngành công nghiệp cần nhu cầu cao về năng lượng. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp năng lượng lâu dài để duy trì nền công nghiệp là cần thiết. Trung Quốc đã đầu tư vào châu Phi thông qua việc đẩy mạnh các ngành khai thác dầu mỏ. Các công ty Trung Quốc cũng đang đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ở châu Phi như cơ sở hạ tầng, sản xuất, viễn thông và nông nghiệp.

Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi

Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất và tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới. Mặc dù dựa vào than để đáp ứng nhu cầu về năng lượng nhưng Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 trên thế giới về việc tiêu thụ dầu mỏ và đã trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới trong những năm gần đây. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Trung Quốc sẽ trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào năm 2030. Nguồn nhập khẩu dầu lớn thứ 2 của Trung Quốc là châu Phi sau Trung Đông với 1,4 triệu thùng/ngày. Mặc dù tăng trưởng năng lượng của Trung Quốc giảm xuống còn 6,7% trong năm 2016 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm nhưng nước này vẫn là quốc gia tăng trưởng năng lượng cao.

Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi đã trở nên gắn kết hơn, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong năm 2009. Trung Quốc nhập khẩu từ 15% – 16% hàng hóa trong năm 2016 của châu Phi, phần lớn là nhiên liệu, khoáng sản, dầu thô, quặng sắt, kim loại, một lượng nhỏ lương thực, nông sản. Trung Quốc xuất khẩu máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị liên lạc, đồ gia dụng…

Theo chuyên gia Deborah Brautigam thuộc Tổ chức Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc – châu Phi (SAIS-CARI), Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận đa chiều trong quan hệ kinh tế với châu Phi. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn (Foreign direct investment – FDI) vào châu Phi: cung cấp các khoản vay phát triển cho các nước giàu tài nguyên, đầu tư vào nông nghiệp, phát triển các vùng thương mại và hợp tác kinh tế, đặc biệt ở một số nước như Ethiopia, Nigeria và Zambia. Các kênh tài chính của Trung Quốc với các khoản vay và tín dụng do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Quỹ Phát triển Trung Quốc – châu Phi cung cấp. Theo SAIS-CARI, từ năm 2000 đến năm 2014 Trung Quốc cho châu Phi vay hơn 86 tỷ USD; các nước Angola, Congo, Ethiopia, Kenya và Sudan là những nước nhận hỗ trợ nhiều nhất. Tuy nhiên, các khoản vay lớn đang bắt đầu đặt câu hỏi về nợ xấu ở các nước này. Bắc Kinh đã đa dạng hóa các lợi ích kinh doanh của mình ở châu Phi và tham gia vào ngành công nghiệp năng lượng, khai thác mỏ, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, bến cảng, sân bay, bệnh viện, trường học… Quỹ đầu tư nhà nước và tư nhân cũng đã thiết lập vào các đồn điền thuốc lá, cao su, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy các công ty Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường mới như hàng tiêu dùng và tăng công suất cho ngành công nghiệp. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi phù hợp với khuôn khổ phát triển của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – “Một vành đai, một con đường”.

Các cuộc điều tra ý kiến cho thấy phần nhiều các nước châu Phi nhìn nhận Trung Quốc có ảnh hưởng lớn cũng như có những đóng góp đối với sự phát triển của châu Phi. Trung bình 63% người châu Phi nhìn nhận ảnh hưởng kinh tế và chính trị từ Trung Quốc là tích cực.

Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng tại khu vực tiểu vùng Sahara, GDP trong năm 2011 là 5% đã giảm xuống còn 1,4% vào năm 2016 (theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế – IMF).

Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã đạt mức cao năm 2016 với 198,5 tỷ USD và hiện có khoảng 1 triệu người Trung Quốc sống và làm việc ở châu Phi. Sự hiện diện ở châu Phi đã gây ra tranh cãi, về việc Trung Quốc đang khai thác nguồn tài nguyên của châu Phi và một loạt các sai phạm pháp lý của các công ty Trung Quốc, trong khi các quan chức Trung Quốc thì cho rằng họ đã giúp cải thiện tình trạng của châu Phi. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng trong quý I năm 2017, khi đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi tăng 64%, tổng thương mại của Trung Quốc với châu Phi tăng 16,8% – lên 38,8 tỷ USD. Đầu tư phi tài chính của Trung Quốc vào châu lục này cũng đã tăng 64% trong quý I năm 2017, trong khi các nước như Djibouti, Senegal và Nam Phi đều tăng hơn 100% trong quý này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch 60 tỷ USD vào các dự án phát triển châu Phi tại Johannesburg năm 2015 nhằm thúc đẩy nông nghiệp, giao thông, bến cảng, đường sắt và xóa một số khoản nợ.

Châu Phi là một thị trường lớn đang nổi lên với dân số tăng nhanh, rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các nước như Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, 6 trong số 10 quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới là các nước châu Phi. Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nước nhận đầu tư lớn thứ 2 từ Trung Quốc vượt qua Nigeria dựa trên số lượng các giao dịch mà Trung Quốc đã thực hiện với từng quốc gia châu Phi.

Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi

Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi sau Liên minh châu Âu, khối lượng thương mại Trung – Phi lớn hơn thương mại giữa Mỹ và châu Phi. Hợp tác kinh tế Trung – Phi đã đa dạng hóa trong vài năm gần đây và mở rộng sang các lĩnh vực như thương mại, cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghiệp, tài chính, logistics và hàng không khu vực. Trung Quốc đầu tư vào châu Phi vì nhiều lý do khác nhau, một số liên kết với chương trình nghị sự về thương mại và đầu tư của Trung Quốc, trong khi một số khác gắn liền với các mục tiêu về quyền lực mềm của Trung Quốc, đặc biệt là về y tế và giáo dục. Hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc đối với châu Phi chủ yếu là các khoản cho vay ưu đãi và tín dụng xuất khẩu được cung cấp thông qua Bộ Thương mại và ngân hàng Exim Bank. Các khoản vay này cho châu Phi được báo cáo đã tăng lên trong những năm gần đây.

Sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nhà tài trợ chính của OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) là mức hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc: tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc, đổi lại đa phần các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ dự án tài trợ này phải “mang danh” xuất xứ ở Trung Quốc, trong khi các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ và các thành viên OECD không yêu cầu về xuất xứ hàng hóa. Trung Quốc cũng đã bắt đầu đưa tình nguyện viên sang châu Phi để tham gia giảng dạy và đào tạo về tiếng Trung, y khoa, máy tính, nông nghiệp và thể thao. Hàng tỷ USD mà Trung Quốc cho châu Phi vay là khoản vay dài hạn. Từ năm 2009 đến năm 2012, Trung Quốc đã tài trợ 10 tỷ USD cho châu Phi dưới hình thức “các khoản vay ưu đãi”, tăng lên 20 tỷ USD trong giai đoạn 2013-2015 sau chuyến thăm châu Phi của Chủ tịch Tập Cận Bình và dự kiến đến năm 2025 Trung Quốc sẽ hỗ trợ cho châu Phi 1 nghìn tỷ USD, bao gồm đầu tư trực tiếp, vốn vay ưu đãi và các khoản vay thương mại (theo Toh Han Shih, 2013). Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các cơ quan và các tổ chức thương mại kết hợp viện trợ, đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như dịch vụ, hợp tác lao động, ngoại thương và xuất khẩu. Mục đích là để tối đa hóa tính khả thi và linh hoạt của các dự án, đáp ứng thực tế địa phương ở các nước tiếp nhận đồng thời làm cho khó phân biệt đâu là tài trợ hay viện trợ. Một lý thuyết khá thuyết phục là trên thực tế chính phủ Trung Quốc chi trả phần lãi suất chênh lệch của lãi suất cho vay ưu đãi cung cấp cho châu Phi so với lãi suất của khoản vay thương mại tương đương. Vì vậy, chỉ có sự khác biệt nhỏ trong lãi suất mới có thể được coi là viện trợ của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng sự trợ giúp đối với châu Phi là minh bạch, không vụ lợi, nhưng sự thật, chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi là thực dụng và viện trợ là một công cụ chính sách hữu ích nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ năm 2000, châu Phi đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc. Châu Phi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng thị trường lớn và đang rất cần cơ sở hạ tầng, tài chính để kích thích tăng trưởng kinh tế. Mục đích của hỗ trợ tài chính kết hợp với viện trợ không chỉ có lợi cho các nước tiếp nhận mà còn có lợi cho cả Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi năm 2011 là 3,2%/629 tỷ USD, và tăng lên nhanh chóng từ năm 2014. Thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã tăng trong thập kỷ qua với khoảng 300 tỷ USD. Năm 2000, thương mại của Trung Quốc với châu Phi là 10 tỷ USD. Năm 2014, con số này đã tăng lên 220 tỷ USD. Trung Quốc đang tiến đến 400 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) đạt 467,3 tỷ euro năm 2014 và 590,68 tỷ USD năm 2015 (theo Global Times Xinhua).

Thương mại của Trung Quốc với châu Phi chủ yếu tập trung vào nhập khẩu. Trung Quốc lấy dầu mỏ từ Nigeria, Angola, Equatorial Guinea, Ghana, Cameroon, Congo, Gabon, Uganda, Nam Sudan và Sudan. Trung Quốc mua đồng, coban, cadmium, ferrochrome, bạch kim, coltan, kim cương, và vàng cho các mục đích công nghiệp từ các nước như Congo, Liberia, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe. Xuất khẩu lớn nhất châu Phi sang Trung Quốc là các quốc gia gồm Nam Phi, Angola, Congo, Mauritania, Sudan, Nam Sudan và Zambia. Là nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới nên Trung Quốc cũng đang đa dạng hóa nhà cung cấp truyền thống (Australia và Nam Phi) bằng cách buôn bán với 15 quốc gia châu Phi như Guinea-Bissau, Swaziland, Tanzania, Uganda, và Zambia…

Châu Phi cung cấp thị trường cho hàng hóa do Trung Quốc sản xuất: thiết bị quân sự và đạn dược, đồng phục quân đội, công nghệ truyền thông, dụng cụ nông nghiệp, máy móc, tuabin và máy phát điện…; Trung Quốc gửi các đoàn khách du lịch, chuyên gia tư vấn, người lao động… và giám sát dự án đầu tư cho châu Phi. Các nước nhập khẩu hàng hóa lớn của Trung Quốc là Tanzania, Kenya, Ghana và Liberia. Nhiều nước châu Phi được hưởng lợi từ việc xây dựng đập thủy điện, nhiệt điện, đường xá, bệnh viện… Các nước được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​các khoản vay ưu đãi là Ghana (11,4 tỷ USD), Nigeria (8,4 tỷ USD), Sudan (bao gồm South Sudan và Ethiopia) là 5,4 tỷ USD, Mauritania (4,6 tỷ USD), Angola (4,2 tỷ USD), Equatorial Guinea và Zimbabwe (3,8 tỷ USD), Cameroon (3 tỷ USD) và Nam Phi (2,3 tỷ USD). Trong năm 2016, dòng đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc sang châu Phi tăng 25% với hơn 3 tỷ USD. Trong tình hình quốc tế và khu vực phức tạp như hiện nay, đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi tiếp tục tăng mạnh, thể hiện sự tự tin của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc khai thác thị trường châu Phi và sự kiên định của Trung Quốc trong việc đầu tư và hợp tác với châu Phi (theo Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2017). Trong năm 2016, giá trị hợp đồng của các dự án mới được các doanh nghiệp Trung Quốc ký kết ở châu Phi là 65,2 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015. Châu Phi tiếp tục là thị trường lớn thứ hai của Trung Quốc. 9 trong số 20 dự án mới được Trung Quốc ký kết có giá trị hợp đồng lớn nhất là ở châu Phi, trong số này dự án xây dựng thủ đô mới của Ai Cập và dự án nhà máy nhiệt điện Ai Cập có giá trị hợp đồng lớn thứ hai và thứ 3 lần lượt là 2,7 tỷ USD và 2,64 tỷ USD. Tuyến đường sắt Ethiopia – Djibouti chính thức đưa vào hoạt động, dự án đường sắt Kenya Mombasa – Nairobi đã được hoàn thành.

Thương mại, đầu tư và tài chính có dấu hiệu suy yếu. Lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc giảm 13% năm 2015 so với năm 2014. Nếu so sánh giá trị nhập khẩu từ châu Phi thì giai đoạn này đã giảm 32%. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính và cũng là nguồn nhập khẩu lớn nhất của châu Phi. Sau 15 năm, quan hệ thương mại Trung Quốc chiếm khoảng 20% ​​lượng hàng nhập khẩu và khoảng 15% xuất khẩu. Nhưng trong năm qua, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc đã bắt đầu giảm trong khi sự tăng trưởng của hang nhập khẩu Trung Quốc đang gia tăng. Sự kết hợp của hàng nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm đã làm cho cán cân thương mại của vùng hạ Sahara châu Phi bị thâm hụt (theo Valentina Romei, Financial Times, 2015). Một số quốc gia châu Phi đang tiếp xúc nhiều hơn với thị trường Trung Quốc. 16 quốc gia châu Phi xuất khẩu 20% hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2014. Sự sụt giảm về giá trị hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Phi trong thời gian gần đây chủ yếu là hàng hóa và nguyên liệu thô chiếm hơn 85%, điều này cho thấy các ưu đãi thương mại đang thay đổi. Trung Quốc là nhà đầu tư tiềm năng lớn nhất ở châu Phi về khai thác mỏ và dầu. Theo Dealogic (Valentina Romei, Financial Times, năm 2015), Trung Quốc là nhà đầu tư sáp nhập và mua lại lớn nhất ở châu Phi trong năm 2013, chiếm 37% trong tổng số các giao dịch tính theo giá trị của các giao dịch. Khoảng 80% trong các thương vụ M&A (sáp nhập và mua lại) của Trung Quốc ở châu Phi là trong lĩnh vực khai thác mỏ hoặc dầu mỏ. Nhưng sau đó các cuộc mua lại giảm dần dưới 600 triệu USD, khoảng 1/20 so với trước kia.

Các chính phủ châu Phi hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế thông qua viện trợ, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và thương mại. Tác động tích cực của Trung Quốc đối với châu Phi như tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực và khu vực địa lý cùng các định chế tài chính quốc tế. Sự đầu tư của Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng bất lợi là giúp các chế độ không dân chủ bám lấy quyền lực, biến các quốc gia này phụ thuộc vào tài nguyên và làm mất hàng trăm nghìn việc làm trong các ngành công nghiệp như dệt may, dẫn đến nợ công cao, tham nhũng và việc triển khai các giải pháp về kinh tế không hiệu quả. Khảo sát cho thấy bên cạnh các quan điểm tích cực về Trung Quốc, người dân châu Phi vẫn có các nhận xét tiêu cực. Hoạt động của Trung Quốc ở châu Phi còn phải đối mặt với những lời chỉ trích từ  phương Tây và xã hội dân sự châu Phi về các hoạt động kinh doanh gây tranh cãi, cũng như sự thất bại trong việc thúc đẩy nhân quyền và nền quản trị dân chủ.

Có thể thấy đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi mang tính toàn diện, trên mọi lĩnh vực và thực sự đáp ứng được nhu cầu cơ bản của các nước khu vực, bởi vậy, giới chức châu Phi đánh giá đây là mối quan hệ “hợp tác cùng thắng”. Sự hiện diện ngày càng rộng khắp của Trung Quốc tại châu Phi là kết quả trực tiếp của cách tiếp cận ngoại giao chủ động, thực dụng, luôn được điều chỉnh theo tình hình cụ thể  mà Bắc Kinh đang theo đuổi, trong đó lợi ích quốc gia luôn được bảo đảm.

Thứ nhất, chính sách của Trung Quốc tại châu Phi là vì lợi ích kinh tế. Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản có thể giúp Trung Quốc “thỏa cơn khát” năng lượng phục vụ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, với các nền kinh tế còn chậm phát triển và dân số lớn, châu Phi là thị trường lý tưởng đối với hàng hóa đến từ Trung Quốc, hiện được coi “công xưởng” của thế giới.

Thứ hai, châu Phi là “phương tiện” để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng chính trị và ngoại giao, củng cố thêm sức mạnh thông qua “quyền lực mềm”. Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tỷ lệ thuận với các khoản đầu tư tại châu Phi, từ đó phục vụ đắc lực cho các lợi ích chính trị của Bắc Kinh. Hỗ trợ tài chính giúp Trung Quốc triển khai hiệu quả chiến lược xây dựng quan hệ đồng minh với hơn 50 quốc gia châu Phi để có được lợi thế trong nền ngoại giao quốc tế.

Trung Quốc đang cố gắng mở rộng sáng kiến “Vành đai và con đường” tới châu Phi nhằm củng cố vị thế của mình trong các vấn đề toàn cầu. Trên thực tế, Trung Quốc đang gắn kết một cách chặt chẽ sáng kiến “Vành đai và con đường” với chương trình nghị sự châu Phi năm 2063, coi đây là lộ trình dẫn dắt sự hợp tác toàn diện Trung Quốc-châu Phi. Một biểu hiện sức mạnh của “quyền lực mềm” trong hợp tác với châu Phi là Trung Quốc quốc tế hóa mạnh mẽ đồng Nhân dân tệ, mở rộng phạm vi và mức độ ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ thông qua giao dịch hoán đổi tiền tệ với nhiều nước châu Phi. Một mặt, bước đi của Trung Quốc cho phép các nước châu Phi thoát khỏi sự chi phối của “đồng bạc xanh”, mặc khác,  hướng tới mục tiêu “soán ngôi” vị trí thống trị toàn cầu của đồng USD.

Từ góc độ an ninh, Trung Quốc đã chọn Djibouti làm địa điểm đặt căn cứ đầu tiên ở nước ngoài nhằm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc tại khu vực này, trong đó có việc đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển quan trọng.

Hiện toàn cầu hóa đang vấp phải “dòng chảy ngược” khi Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, đang tìm cách tự tách mình ra khỏi “quần thể”, ra sức xây “tường bao” thuế quan phục vụ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”. Thực tế này là cơ hội để Trung Quốc – với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – thể hiện mạnh mẽ hơn nữa vai trò dẫn dắt thông qua “quyền lực mềm” với những chính sách đối ngoại cởi mở hơn. Trong bối cảnh đó, châu Phi là một trong những mắt xích quan trọng trong lộ trình đầy tham vọng của Bắc Kinh nhằm khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực, hợp tác, đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi cũng mang đến nhiều mặt trái. Với lợi thế là nước cho vay, Trung Quốc thường buộc các nước phải chấp nhận luật chơi tài chính của mình và thường không theo các tiêu chuẩn quốc tế truyền thống. Sự mập mờ của các hợp đồng vay vốn đi kèm với tình trạng tham nhũng và quản lý yếu kém tại hầu hết các nước châu Phi dẫn đến nguy cơ nhiều nước châu Phi trở thành con nợ của Trung Quốc.

IMF, G20 và Mỹ gần đây đều cảnh báo các nước châu Phi đang quá phụ thuộc vào nợ Trung Quốc. Nếu tiếp tục tham gia vào các dự án có tổng trị giá hàng nghìn tỷ USD của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), châu Phi sẽ rơi vào “bẫy nợ” có nguy cơ đánh mất chủ quyền. Bài học gần đây của các nước châu Á tham gia vào BRI như Sri Lanka, Malaysia, Pakistan… là bằng chứng củng cố luận điểm trên.

Thêm vào đó, mặc dù tuyên bố là đối tác phát triển của toàn bộ các nước châu Phi, nhưng trên thực tế Trung Quốc chỉ tập trung vào một số nước giàu tài nguyên, khoáng sản, đất đai hoặc có nguồn nhân công dồi dào. Chính vì thế, ngày càng xuất hiện chỉ trích rằng Bắc Kinh đang thực hiện “chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi, tập trung khai thác bóc lột tài nguyên, lao động…

Trước các chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có xu hướng hạn chế “lạm phát” cam kết tài chính cho châu Phi. Bắc Kinh nhấn mạnh mối quan hệ “hợp tác cùng thắng”, tập trung vào tính hiệu quả, cùng có lợi của hợp tác, trên các lĩnh vực phát triển bền vững như kinh tế xanh, phát triển sinh thái, bảo vệ môi trường… Nhưng đây lại là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao mà Mỹ và các nước phương Tây có ưu thế hơn. Chính vì thế, cuộc điều chỉnh chính sách châu Phi của Trung Quốc sẽ không dễ dàng diễn ra.

http://biendong.net/doc-bao-viet/26025-muc-dich-cua-tq-khi-tim-cach-tang-cuong-anh-huong-tai-chau-phi.html

 

Đổ tiền tỷ vào Vành đai và Con đường,

TQ vẫn thua Nhật Bản vì thiếu yếu tố này

Tokyo có thể không sánh được với khối lượng đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh, nhưng Nhật Bản đứng đầu về danh tiếng và tác động tích cực tới quốc gia được đầu tư, theo các chuyên gia.

Minh bạch

Trước khi Trung Quốc bắt đầu “tán tỉnh” các quốc gia Đông Nam Á bằng các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Nhật Bản là nhà tài chính phát triển hàng đầu của khu vực.

Khi hai cường quốc đang cạnh tranh về ảnh hưởng kinh tế và thương mại ở khu vực, một số người nói rằng Bắc Kinh có thể sẽ chịu thua trước Tokyo.

Các liên doanh của Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư vào khu vực Đông Nam Á cuối những năm 1970 thông qua các công ty đa quốc gia trước khi chính phủ nước này dẫn đầu kế hoạch kết nối cơ sở hạ tầng vào những năm 1990.

Các dự án của Nhật Bản đầu tư có các tiêu chuẩn an toàn, môi trường, độ tin cậy cao bên cạnh việc cải thiện hậu cần tổng thể cho khu vực đang phát triển.

Trong khi một số dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường cũng được coi là “cơ sở hạ tầng chất lượng” nhưng thường bị lu mờ bởi những lo ngại rằng, sáng kiến này được xem là nền tảng gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trên toàn cầu.

“Mức đầu tư của sáng kiến Vành đai và Con đường cho chúng ta biết rất ít về tác động thực sự của các dự án cơ sở hạ tầng mới như khoản đầu tư đó có giúp ích cho những người thực sự cần hay không; có được đưa vào các dự án khả thi hay không hay liệu có ảnh đến môi trường?”, Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Kết nối Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.

Tài chính bền vững, gắn kết với địa phương

Các chuyên gia cho biết, đường sắt, mạng lưới truyền thông và phát triển nông nghiệp được xây dựng bởi các tập đoàn Nhật Bản và các tổ chức liên kết với chính phủ được đặc biệt coi trọng về đào tạo kỹ thuật và giáo dục cho các bên liên quan tại địa phương. Điều này giúp việc nuôi dưỡng thiện chí giữa Tokyo và các nước sở tại.

Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sẽ giúp các nước Đông Nam Á đào tạo 80.000 chuyên gia sản xuất và công nghiệp kỹ thuật số trong 5 năm như một phần trong nỗ lực xây dựng các thành phố thông minh trên toàn khu vực.

Ngược lại, người dân tại quốc gia tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường thường phàn nàn về việc thiếu sự tham gia của địa phương. Các dự án do Trung Quốc đầu tư thường bị cáo buộc sử dụng phần lớn vật liệu và lao động từ Trung Quốc thay vì sử dụng các công ty địa phương.

Ngoài ra, tài chính Nhật Bản cũng được xem là đáng tin cậy hơn. So với các dự án do nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, các dự án của Nhật Bản được cho là bền vững hơn do có một số lượng lớn những tập đoàn tư nhân ủng hộ tài chính. Nhiều dự án của Nhật Bản có sự ủng hộ từ tập đoàn Mitsubishi, Toyota, Nintendo và Sumitomo Mitsui đang thúc đẩy hội nhập kinh tế ở Đông Nam Á.

Mặt khác, thực tế là Trung Quốc chỉ công khai các dự án sau khi các nhà thầu được chọn, hiếm khi công khai các điều kiện cho vay, chậm triển khai, gây mất niềm tin vào sáng kiến Vành đai và Con đường, Hillman nói. Những lo ngại về các điều khoản tài chính của Trung Quốc hiện đã dẫn đến một số thỏa thuận bị hủy bỏ hoặc đàm phán lại trong những tháng gần đây.

“Bắc Kinh có thể đã xuất sắc trong việc đưa ra những lời hứa, nhưng Tokyo đã làm tốt hơn rất nhiều trong việc thực hiện và, nhờ vậy, phát huy được ảnh hưởng của Nhật Bản”, Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại cho biết.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/26031-do-tien-ty-vao-vanh-dai-va-con-duong-tq-van-thua-nhat-ban-vi-thieu-yeu-to-nay.html

 

Những điểm yếu của quân đội TQ

Giữa tháng 1, Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) công bố báo cáo thường niên đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc trong năm 2018.

Bản báo cáo cho thấy quân đội Trung Quốc (TQ, PLA) thay đổi như thế nào trong năm vừa qua. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào những mặt mạnh của PLA không thì chưa đủ.

Tham vọng của TQ được thể hiện qua mong muốn phục hưng , với “giấc mộng Trung Hoa” mà Chủ tịch Tập Cận Bình ấp ủ, trong đó PLA là chủ đạo. PLA sẽ trở thành lực lượng quân đội hùng mạnh sánh vai với các cường quốc thế giới vào năm 2050, với quá trình cơ giới hóa hoàn thành vào năm 2020 và hiện đại hóa hoàn thành vào năm 2035.

Đổ tiền đầu tư quân đội

Báo cáo của DIA phần nào cho thấy TQ đang dần dần tiến tới các mục tiêu trên. Quá trình hiện đại hóa PLA được thúc đẩy mạnh mẽ dựa trên hơn hai thập niên tăng trưởng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số. Cho tới năm 2018, chi tiêu quốc phòng của TQ được đánh giá chỉ đứng thứ hai sau Mỹ với con số xấp xỉ khoảng 200 tỉ USD.

Về mặt ngắn hạn, PLA sẽ phải đối phó với các thách thức đến từ các cuộc xung đột cục bộ khu vực có yếu tố công nghệ cao. Trong đó, vấn đề Đài Loan trong trường hợp chiến tranh xảy ra là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó là thực hiện tham vọng bá chủ qua việc tăng cường hiện diện và khả năng kiểm soát bên trong chuỗi đảo thứ nhất.

Tư duy chiến lược của PLA chính là tư duy hướng biển, với địch thủ tiềm tàng không ai khác ngoài Mỹ, cường quốc biển hùng mạnh nhất ở châu Á – Thái Bình Dương có khả năng đe dọa tham vọng bá quyền của TQ ở khu vực.

Các chương trình hiện đại hóa gần đây của TQ cho thấy rõ đặc điểm này khi hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược liên tục được nâng cấp và thay mới.

Có thể kể tới một số chương trình hiện đại hóa nổi bật như chương trình đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa (chiếc đầu tiên dự kiến tiến hành chạy thử vào năm 2019), chương trình phát triển khu trục hạm Type-055 (triển khai vào năm 2019, được đánh giá là khu trục hạm lớn nhất châu Á với lượng giãn nước 12.000 tấn), các chương trình chế tạo máy bay tiêm kích hàng hình J-20 và J-31, máy bay vận tải hạng nặng Y-20 hay loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới nhất H-20.

Trình độ khoa học công nghệ của TQ trong lĩnh vực quân sự còn được thể hiện thông qua các nỗ lực kiểm soát không gian vũ trụ. Tiêu biểu là việc phát triển hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu nhằm cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ; phát triển vũ khí chống vệ tinh cũng như các loại vũ khí và hệ thống mang vác vũ khí siêu thanh giúp tăng cường độ chính xác, năng lực tấn công của hệ thống tên lửa đạn đạo.

Hai điểm yếu

Tuy nhiên, chế tạo thêm nhiều vũ khí hay áp dụng khoa học công nghệ thôi là không đủ. Hai điểm yếu lớn nhất của PLA trong suốt thời gian qua chính là năng lực tác chiến và kinh nghiệm trong chiến tranh.

Để khắc phục một phần điểm yếu thứ nhất, từ năm 2015 cho tới nay PLA cải cách cấu trúc toàn diện mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1950. Các cải cách này có tác động sâu rộng tới cấu trúc, cũng như phương thức điều hành và chỉ huy của PLA.

Có thể kể tới việc loại bỏ bốn tổng cục cũ và tái cấu trúc bảy đại quân khu trở thành các chiến khu và bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp. Quy trình chỉ huy và kiểm soát cũng được làm mới nhằm tránh chồng chéo.

Trong hệ thống chỉ huy mới, Quân ủy Trung ương giữ quyền lãnh đạo tối cao, tư lệnh các chiến khu đóng vai trò là chỉ huy tác chiến, trong khi các quân binh chủng chỉ giữ nhiệm vụ phát triển lực lượng.

PLA cũng thành lập hai lực lượng mới, cho thấy rõ tầm quan trọng của khoa học công nghệ và của các thành tố mới trong chiến tranh hiện đại: Biến lực lượng tên lửa chiến lược trở thành một quân chủng độc lập có bộ chỉ huy riêng và thành lập quân chủng hỗ trợ chiến lược bao gồm các bộ chỉ huy về tác chiến không gian và trên mạng.

Và nhiều thách thức

Tuy nhiên, các thách thức khác vẫn còn ở trước mắt. Thách thức lớn nhất với quân đội TQ là sự thiếu vắng kinh nghiệm tác chiến. PLA chưa từng tham gia vào một cuộc chiến thật sự nào kể từ năm 1979. Điều này có khả năng làm giảm đi tính hiệu quả của quá trình hiện đại hóa và tái cấu trúc đang diễn ra trong PLA.

Thứ hai là sự thiếu vắng kỷ luật cũng như vấn đề tham nhũng trong quân đội. Thách thức này hiện rõ qua công cuộc chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình trong suốt những năm vừa qua nhắm vào các quan chức cấp cao của quân đội.

Thứ ba là vấn đề công nghệ. Mặc dù đã đầu tư rất lớn để hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân, vẫn còn những điểm nghẽn rất lớn mà PLA phải vượt qua. Công nghệ động cơ máy bay là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó là cạnh tranh với các cường quốc khác trên không gian mạng và vũ trụ. Cần phải nhớ rằng đầu tư cho quốc phòng là khoản đầu tư cực kỳ tốn kém.

http://biendong.net/bi-n-nong/26027-nhung-diem-yeu-cua-quan-doi-tq.html

 

Đàm phán phi hạt nhân hóa : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên

hoan nghênh « quyết tâm » của tổng thống Mỹ

Trọng Thành

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên « rất hoan hỉ » sau khi đọc thư của tổng thống Mỹ Donald Trump. Hôm qua, 23/01/2019, ông Kim Jong Un đã ca ngợi « quyết tâm và ý chí phi thường » của lãnh đạo Hoa Kỳ nhằm giải quyết các bế tắc song phương trong đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, trước cuộc thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, dự kiến tổ chức vào tháng 2/2019 tới.

Trên đây là thông tin của hãng thông tấn Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA, được Yonhap dẫn lại. Vẫn theo KCNA, trong phát biểu hôm qua, lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định Bắc Triều Tiên tin tưởng vào quan điểm tích cực của tổng thống Trump, và mong muốn cùng với Hoa Kỳ « tiến từng bước một » đến mục tiêu mà cả hai bên đã xác định.

Tuyên bố nói trên của ông Kim Jong Un được đưa ra trong một cuộc họp với phái đoàn Bắc Triều Tiên vừa từ Washington trở về. Phái đoàn do cố vấn Kim Yong Chol, một nhân vật thân tín của Kim Jong Un đứng đầu. Cố vấn Kim Yong Chol đã trao lá thư tay của tổng thống Mỹ cho ông Kim Jong Un.

Cũng trong cuộc họp nói trên, ông Kim Jong Un đã chỉ đạo việc « chuẩn bị về mặt kỹ thuật » cho thượng đỉnh dự kiến với tổng thống Mỹ. Một nguồn tin từ chính phủ Việt Nam cho AFP hay là thượng đỉnh Trump-Kim lần hai có thể sẽ diễn ra tại Hà Nội hoặc Đà Nẵng.

Theo nhiều chuyên gia về địa chính trị khu vực, thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ nhất tại Singapore chủ yếu mang lại thành công về mặt ngoại giao cho cả hai chính quyền Mỹ và Bắc Triều Tiên, tuy nhiên, chiến lược của tổng thống Mỹ cho đến nay đã không mang lại kết quả cụ thể nào trong việc buộc chế độ Bình Nhưỡng phải cắt giảm hệ thống vũ khí hạt nhân đi trên thực tế. Hiện tại Liên Hiệp Quốc vẫn duy trì các trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với chế độ Bắc Triều Tiên.

Mục tiêu của thượng đỉnh lần thứ hai là đưa ra được một lộ trình và phương thức cụ thể cho tiến trình giải trừ hệ thống vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190124-dam-phan-phi-hat-nhan-hoa-lanh-dao-bac-trieu-tien-ca-ngoi-%C2%AB-quyet-tam-%C2%BB-cua-tong-tho

 

Hàn Quốc chỉ trích Nhật

dùng máy bay ‘khiêu khích’ tàu chiến

Một máy bay tuần tra của Nhật Bản đã thực hiện một chuyến bay có tính cách “đe dọa” bên trên một tàu chiến của Hàn Quốc hôm 23/1, trong một sự cố mà theo quân đội Hàn Quốc là một “hành động rõ ràng có tính cách khiêu khích” một nước láng giềng thân thiện.

Reuters dẫn nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc cho biết chiếc máy bay đã bay ngay bên trên một tàu hải quân Hàn Quốc trong vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây nam của bán đảo Triều Tiên, ngay cả sau khi máy bay đã xác định danh tính của chiếc tàu.

“Chuyến bay ở tầm thấp hôm nay là một hành động khiêu khích rõ ràng đối với con tàu của một quốc gia thân thiện, và chúng tôi không thể không nghi ngờ các ý định của Nhật Bản và phải mạnh mẽ lên án hành động này”, Reuters dẫn lời Tướng Suh Wook, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, nói tại một cuộc họp báo.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cho biết họ đã triệu một quan chức quốc phòng từ Đại sứ quán Nhật Bản tới để phản đối.

“Nếu hành vi này lặp lại một lần nữa, chúng tôi sẽ phản ứng nghiêm khắc theo nguyên tắc ứng xử của quân đội chúng tôi”, Tướng Suh nói thêm.

Chưa có bình luận nào từ phát ngôn viên của chính phủ và lực lượng quốc phòng Nhật Bản.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga, nói rằng ông có biết về thông báo của Hàn Quốc, và điều quan trọng là hai nước phải duy trì liên lạc.

Cuộc chạm trán hôm thứ Tư 23/1 diễn ra sau một vụ tranh chấp hồi tháng 12 năm ngoái về khiếu nại của Nhật Bản cho rằng một khu trục hạm của Hàn Quốc đã chặn hệ thống radar nhắm mục tiêu trên một máy bay trinh sát của Nhật Bản.

Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc đó, nói rằng máy bay Nhật đã bay sát chiếc tàu của họ mà không có lý do chính đáng, trong khi con tàu đang thực hiện một nhiệm vụ giải cứu thường lệ.

Theo tướng Suh, tính từ hôm thứ Sáu vừa rồi, máy bay Nhật đã thực hiện hai phi vụ khác gần các tàu của Hàn Quốc, khiến Hàn Quốc phải lên tiếng yêu cầu Nhật Bản phải chấm dứt các vụ chạm trán tương tự.

Các quan chức quốc phòng của hai nước đã gặp nhau nhưng Nhật Bản quyết định tạm dừng đàm phán, truyền thông Nhật Bản đưa tin hôm thứ Hai.

Bộ trưởng ngoại giao của hai nước sẽ gặp nhau vào cuối ngày thứ Tư bên lề một hội nghị quốc tế ở Davos, Thụy Sĩ.

https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-chi-tr%C3%ADch-nhat-dung-may-bay-khieu-khich-tau-chien/4755872.html

 

Ấn Độ lập thêm căn cứ Không quân gần Malacca

để đối phó với Bắc Kinh

Trọng Thành

Theo Reuters hôm nay, 24/01/2019, lo ngại trước việc Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương, New Delhi sẽ mở thêm một căn cứ Không quân thứ ba trên quần đảo Andaman và Nicobar. Đây là quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ lối vào phía tây của eo biển Malacca, con đường hàng hải huyết mạch của thế giới, nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông.

Căn cứ không quân mới của Ấn Độ mang tên INS Kohassa, được bố trí tại một địa điểm cách Port Blair, thủ phủ của quần đảo khoảng 300 cây số về phía bắc. Theo người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ, ông D. K. Sharma, cơ sở Không quân mới sẽ có một đường băng dài 1.000 mét cho trực thăng và máy bay trinh sát, nhưng có thể sẽ được trang bị thêm một đường băng dài 3.000 mét, đủ để tiếp nhận các máy bay trinh sát tầm xa và chiến đấu cơ.

Theo nhiều chuyên gia và giới chức quân sự Ấn Độ, mục tiêu của New Delhi khi lập thêm một căn cứ Không quân mới tại quần đảo Andaman và Nicobar là để tăng cường giám sát tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc đi vào khu vực Ấn Độ Dương, qua ngả eo biển Malacca.

Hàng năm có khoảng 120.000 tàu thuyền qua lại Ấn Độ Dương, trong đó gần 70.000 chiếc đi qua Malacca. Cựu sĩ quan hải quân Anil Jai Singh lưu ý là Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này, và để có thể theo dõi được thực sự các hoạt động của Hải quân Trung Quốc, cần có đủ phương tiện. Theo ông, cùng với Không quân, Ấn Độ phải triển khai thêm nhiều tàu chiến tại căn cứ quân sự nói trên.

New Delhi lo ngại Bắc Kinh sử dụng một số cảng biển mà họ xây dựng tại Sri Lanka và Pakistan, làm các căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Tăng cường lực lượng tại quần đảo Andaman và Nicobar để đối phó với Trung Quốc là chủ trương của thủ tướng Narendra Modi khi lên nắm quyền vào năm 2014.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190124-an-do-lap-them-can-cu-khong-quan-gan-malacca-de-doi-pho-voi-bac-kinh