Tin khắp nơi – 23/01/2019
TT Trump ‘sẽ không lùi bước’ trước Trung Quốc
Các cố vấn của Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ không mềm mỏng với Trung Quốc nhằm đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh, dù nhà lãnh đạo Mỹ muốn mở rộng thị trường thông qua một thỏa thuận thương mại với quốc gia đông dân nhất thế giới.Theo Reuters, Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ công nghệ khi họ tới làm ăn ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này.Các nguồn thạo tin nói với hãng tin Anh rằng hai bên vẫn còn khác biệt quan điểm về một số vấn đề chủ chốt, giữa lúc thời hạn chót 1/3 đang tới gần để hai bên phải đạt được một thỏa thuận nếu không Mỹ sẽ lại đánh thuế lên thêm 200 tỷ đôla trị giá hàng hóa của Trung Quốc.Một quan chức giấu tên nói với Reuters: “Chúng tôi vẫn chưa đạt tới mức các quan ngại của chúng tôi được xử lý một cách hợp lý”.
Quan chức này cho biết thêm rằng phái đoàn phía Mỹ, do đại diện thương mại vốn có quan điểm cứng rắn, ông Robert Lighthizer, dẫn đầu, đã tập trung vào các vấn đề cơ cấu, như việc xử lý quyền sở hữu trí tuệ, cũng như chuyện mất cân bằng cán cân thương mại.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói với Reuters rằng các vấn đề như việc bắt buộc chuyển giao công nghệ hay chuyện đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với ông Trump.
Ông Kudlow nói thêm rằng đó là các vấn đề quan trọng với nguyên thủ Mỹ và ông Trump “sẽ không lùi bước”.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý ngưng làm leo thang cuộc chiến thương mại tại hội nghị G20 ở Buenos Aires năm ngoái, đồng thời đặt ra thời hạn 90 ngày để thảo luận về các khác biệt và đạt một thỏa thuận.
Tuy nhiên, theo Reuters, các cuộc đàm phán đó chưa mang lại một thỏa thuận nào bằng văn bản.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-sẽ-không-lùi-bước-trước-trung-quốc/4754956.html
Ngoại trưởng Mỹ lạc quan
về đàm phán thương mại Mỹ – Trung
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tin tưởng tranh cãi thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được giải quyết.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (22/1) đã bày tỏ lạc quan về cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung sắp tới, đồng thời nhận định, xung đột thương mại giữa hai cường quốc sẽ chấm dứt.
Phát biểu trong một đoạn video được phát tại Diễn đàn Kinh tế Davos, ông Mike Pompeo đã nói rằng, tranh cãi thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được giải quyết nếu Trung Quốc chấp nhận nguyện tắc thương mại mở và tự do cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
“Có những thông tin nói rằng xung đột giữa các siêu cường là điều không tránh khỏi song chúng tôi không cho là vậy. Chúng tôi muốn tìm cách để hợp tác với nhau. Tôi lạc quan về cuộc đàm phán sắp tới. Tuy nhiên, một mối quan hệ cần được xác định dựa trên những nguyên tắc mà chúng tôi luôn ủng hộ: đó là: thương mại mở và tự do, các quốc gia có quyền trao đổi hàng hóa trên khắp thế giới; các thỏa thuận thương mại công bằng và có đi có lại mà ở đó mọi quốc gia đều
có cơ hội cạnh tranh trên cơ sở công bằng và minh bạch. Tôi hy vọng Trung Quốc cũng sẽ chấp nhận những nguyên tắc này. Được vậy, tôi tin rằng, hai nước có thể cùng phát triển và thịnh vượng”.
Hôm 7/1, Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành đàm phán cấp thứ trưởng trong 3 ngày về vấn đề thương mại tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Argentina cuối năm 2018, trong đó hai nhà lãnh đạo nhất trí “đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày để giải quyết những tranh cãi liên quan cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ có mặt tại thủ đô Washington, Mỹ trong hai ngày 30 – 31/1 để dự vòng đàm phán thương mại tiếp theo với Mỹ
http://biendong.net/bien-dong/25990-ngoai-truong-my-lac-quan-ve-dam-phan-thuong-mai-my-trung.html
Thế giới Quan sát Cuộc sống Đó đây
Hồ sơ Mỹ sẽ dẫn độ giám đốc Huawei Mạnh Văn Chu
bất chấp TQ tức giận
Đại sứ Canada tại Mỹ cho hay, Mỹ sẽ sớm xúc tiến dẫn độ giám đốc Huawei Mãnh Vãn Chu dù cho điều này khiến Trung Quốc tức giận.
Tin tức mới cho hay, bất chấp căng thẳng xuyên Thái Bình Dương (giữa Mỹ và Trung Quốc), Mỹ sẽ xúc tiến thủ tục chính thức để dẫn độ giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Huawei, bà Mạnh Văn Chu, từ Canada sang Mỹ.
Trong một cuộc phỏng ván vào hôm 21/1/2019, Đại sứ Canada tại Mỹ David MacNaughton cho hay, Washington đã thông báo cho Ottawa rằng phía Mỹ sẽ đưa ra lời đề nghị chính thức (về việc dẫn độ) mà không đi vào chi tiết về thời điểm.
Đại sứ MacNaughton cho biết, Ottawa đã chán ngán với việc “các công dân của mình bị trừng phạt” trong các tranh cãi ngoại giao.
Bà Mạnh bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ vào ngày 1/12/2018, có nghĩa là hạn chót để chính thức gửi đề nghị dẫn độ sẽ rơi vào ngày 30/1/2019, tức 60 ngày sau khi bị bắt.
Mỹ tố cáo Mạnh Vãn Chu vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Bà Mạnh ngoài việc là giám đốc tài chính của Huawei còn là con gái của nhà sáng lập hãng này.
Ông MacNaughton nói với tờ Globe and Mail rằng Canada đã than phiền với Mỹ về tình trạng căng thẳng mà họ phải hứng chịu từ quyết định tạm giữ bà Mạnh Vãn Chu. Sự việc này đã làm tổn thương quan hệ Trung Quốc-Canada, với việc phía Trung Quốc bắt giữ 2 công dân Canada và kết án tử hình một nam giới Canada phạm tội buôn ma túy.
Đại sứ MacNaughton than phiền rằng Canada đang phải trả giá khi hỗ trợ Mỹ trong vụ Mạnh Vãn Chu.
Trong khi đó, trong một bài viết cũng được đăng tải vào hôm 21/1/2019, một cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Canada cho rằng nước này cần cấm nhập thiết bị của hãng Huawei để dùng cho mạng viễn thông thế hệ mới.
Một số đồng minh của Canada, bao gồm cả Mỹ và Australia, đã áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng thiết bị Huawei với lý do có nguy cơ các thiết bị đó được dùng cho hoạt động gián điệp
Hoa Kỳ chính thức tiến hành dẫn độ
giám đốc tài chính công ty Huawei
Theo tin từ Reuters, đại sứ Canada tại Hoa Kỳ nói với tờ Globe and Mail rằng, Hoa Kỳ sẽ chính thức tiến hành dẫn độ giám đốc điều hành công ty viễn thông Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, từ Canada. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả hành động của Washington.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên báo Canada vào ngày thứ Hai (21 tháng 1), Đại sứ Canada tại Hoa Kỳ David MacNaughton cho biết Hoa Kỳ sẽ tiến hành các thủ tục yêu cầu dẫn độ bà Mạnh, nhưng ông không tiết lộ khi nào yêu cầu dẫn độ sẽ được đưa ra. Ngày 30 tháng 1 sẽ là kỳ hạn cuối cùng để Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu dẫn độ.
Bà Mạnh, con gái của người sáng lập công ty, ông Nhậm Chính Phi, đã bị bắt theo yêu cầu của Hoa Kỳ về các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran. Bà đã được tại ngoại vào tháng trước và sẽ ra tòa tại Vancouver vào ngày 6 tháng 2 tới đây.
Quan hệ giữa Trung Cộng và Canada đã trở nên căng thẳng sau vụ bắt giữ, và Trung Cộng cũng đáp trả bằng cách bắt giữ hai công dân Canada và tuyên án tử hình một người đàn ông Canada bị kết tội buôn lậu ma túy. Bắc Kinh cho biết ba vụ bắt giữ người Canada không liên quan đến bà Mạnh, nhưng nước này đã đưa ra khuyến cáo về hậu quả nghiêm trọng nếu bà Mạnh không được thả ngay lập tức.
Vào thứ Ba, Bộ Ngoại giao Trung Cộng nhắc lại lời kêu gọi thả bà Mạnh ngay lập tức và cho biết trường hợp của bà rõ ràng không phải là một vụ án tư pháp thông thường. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng, Canada đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, và Canada cùng Hoa Kỳ đã tự ý lạm dụng hiệp ước dẫn độ song phương để xâm phạm nghiêm trọng quyền công dân và quyền pháp lý của Trung Cộng. Bên cạnh đó, ông cũng khuyến cáo rằng, chắc chắn Trung Cộng sẽ trả đũa các hành động của Hoa Kỳ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chinh-thuc-tien-hanh-dan-do-giam-doc-tai-chinh-cong-ty-huawei/
Trump xúc tiến kế hoạch đọc Thông điệp Liên bang
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/1 tìm cách xúc tiến kế hoạch đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội vào ngày 29/1 bất chấp áp lực từ phe Dân chủ muốn trì hoãn do việc chính phủ đóng cửa một phần.
Lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell cho biết ông sẽ đưa đề xuất của ông Trump về chấm dứt đóng cửa chính phủ và cấp tiền cho bức tường biên giới của ông Trump ra bỏ phiếu ở Thượng viện vào ngày 24/1. Kế hoạch này không có khả năng qua được ải Thượng viện và thậm chí còn ít cửa hơn nữa ở Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát.
Một quan chức của chính quyền Trump giấu tên cho biết ông Trump vẫn định đọc diễn văn trước Quốc hội vào ngày 29/1 mặc dù Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã khuyến nghị rằng nên hoãn lại việc này với lý do là những lo ngại về an ninh vì một số nhân sự đã phải nghỉ ở nhà trong đợt đóng cửa chính phủ mà nay đã kéo dài hơn một tháng.
Vị quan chức này cũng nói rằng Nhà Trắng đang tìm cách hoàn tất công tác chuẩn bị tại Điện Capitol.
Hồi tuần trước, ông Trump đã đề xuất khôi phục lại quy chế bảo vệ tạm thời cho những di dân đến Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ để đổi lấy 5,7 tỉ đô la mà ông mong muốn để xây bức tường biên giới. Khi đó, ông sẽ chấm dứt đóng cửa chính phủ để cấp ngân sách đầy đủ cho các cơ quan liên bang.
Năm 2017, ông Trump đã có động thái thu hồi lại các biện pháp bảo vệ vừa kể và việc này đã phát sinh kiện tụng ở tòa án.
Phe Dân chủ đã ngay lập tức bác bỏ kế hoạch của ông Trump. Họ nói họ sẽ không đánh đổi việc phục hồi tạm thời các biện pháp bảo vệ di dân cho một bức tường biên giới vĩnh viễn mà họ xem là không hiệu quả.
Trong khi đó, ông Trump có khả năng mất một lá bài đàm phán chính sau khi Tòa án Tối cao hôm 22/1 đã từ chối xem xét kháng án của chính quyền Trump về phán quyết của tòa án cấp thấp cho phép tiếp tục các biện pháp bảo vệ tạm thời này. Thay vào đó, chương trình bảo vệ di dân đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ DACA được cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra hồi năm 2012 vẫn tiếp tục có hiệu lực cho dù Quốc hội có phê chuẩn hay không.
Vào lúc Thượng viên đang tranh luận về đề xuất của ông Trump, phe Dân chủ ở Hạ viện đang thúc đẩy những dự luật để chấm dứt đóng cửa chính phủ một phần cho các cơ quan như Bộ Tư pháp, An ninh Nội địa, Nông nghiệp, Thương mại, Lao động, Nội vụ.
Tuy nhiên, các dự luật này không hề cấp tiền cho bức tường của ông Trump mặc dù có các khoản tiền bổ sung cho an ninh biên giới.
Đảng Dân chủ nói rằng họ chỉ đàm phán với ông Trump về những vấn đề an ninh biên giới một khi chính phủ mở cửa trở lại.
“Chúng tôi đã lạc quan rằng ông ấy sẽ mở cửa chính phủ để chúng ta có thể thảo luận về vấn đề này,” bà Pelosi nói với các phóng viên. “Nhưng sau đó chúng tôi nghe về những chi tiết của kế hoạch đó (của ông Trump) và không may đó không hề là điểm khởi đầu.”
Không có đảm bảo nào rằng phiên bỏ phiếu ở Thượng viện sẽ thật sự phá vỡ thế bế tắc do ông Trump vẫn nhất quyết đòi 5,7 tỷ đô la xây tường trong khi phe Dân chủ một mực vẫn không chịu đàm phán về vấn đề này cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-xúc-tiến-kế-hoạch-đọc-thông-điệp-liên-bang/4754435.html
Thượng viện tiến hành bỏ phiếu thông qua
dự luật chi tiêu để mở cửa lại chính phủ
Washington, DC – Theo tin từ Reuters, hôm thứ Ba (22 tháng 1), Thượng viện dần đạt được giải pháp mở cửa lại chính phủ, nhưng hiện vẫn chưa chắc chắn khả năng 800,000 nhân viên liên bang đang nghỉ phép không lương có thể quay trở lại làm việc.
Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell đã tiến hành thủ tục mở cuộc bỏ phiếu, dành cho dự luật mở cửa chính phủ tạm thời trong vòng 3 tuần của đảng Dân Chủ. Dự luật này không bao gồm 5.7 tỷ Mỹ kim cho bức tường biên giới của Tổng thống Trump. Trước đó, Tổng thống đã phản đối dự luật tương tự do Hạ viện thông qua.
Bên cạnh đó, Thượng viện cũng sẽ bỏ phiếu dự luật của Tổng thống Trump, bao gồm ngân sách cho bức tường biên giới, và sự bảo vệ tạm thời cho thế hệ Dreamers (tức những người di dân được đưa đến Hoa Kỳ khi còn vị thành niên). Theo Reuters, dự luật này có thể sẽ không được Thượng viện và Hạ viện thông qua. Đảng Dân Chủ đã tuyên bố không ủng hộ sự bảo vệ tạm thời dành cho thế hệ Dreamers, để đổi lấy một bức tường vĩnh cửu kém hiệu quả. Tuy nhiên, Thượng viện có thể thỏa thuận với lưỡng đảng để thông qua dự luật giúp chính phủ mở cửa trở lại.
Hôm thứ Ba, một viên chức chính phủ cho biết tổng thống vẫn sẽ đọc bài diễn văn Thông điệp Liên bang vào ngày 29 tháng 1, dù chủ tịch Hạ viện đã yêu cầu Tổng thống hoãn lại hoạt động này vì chính phủ đang đóng cửa.
Năm 2017, chính quyền Tổng thống Trump cũng từng tìm cách bãi bỏ Chương trình hoãn trục xuất người di dân tới hoa kỳ lúc vị thành niên (DACA), nhưng một quan tòa đã ngăn chặn quyết định này.
Vào hôm thứ Ba, tổng thống có thể sẽ thua kiện, khi Tối cao Pháp viện vẫn chưa lên tiếng tiếp nhận đơn kháng án của chính phủ về DACA. Do đó, phán quyết của tòa án cấp dưới sẽ cung cấp sự bảo vệ tạm thời cho thế hệ Dreamers. (Mộc Miên)
Triển vọng mong manh của dự luật chi tiêu
do Tổng thống Donald Trump đề nghị
Washington, DC – Theo hãng thông tấn AP, đề nghị của Tổng thống Donald Trump với mục đích mở cửa lại chính phủ đang được đệ trình lên Thượng viện, nhưng triển vọng của đề nghị này lại không chắc chắn.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell sẽ phải đọc qua dự luật chi tiêu dài 1,300 trang giấy, trong đó bao gồm 5.7 tỷ Mỹ kim cho bức tường biên giới Hoa Kỳ – Mexico. Ngân sách cho bức tường là trọng tâm mâu thuẫn giữa Tổng thống Trump và đảng Dân Chủ, khiến chính phủ đóng cửa suốt 32 ngày liên tiếp. Trong khi dự luật chờ đệ trình lên Thượng viện, hàng trăm ngàn nhân viên liên bang có thể sẽ không được trả lương đúng hạn thêm một lần nữa.
Vào chiều tối thứ Hai (21 tháng 1), thượng nghị sĩ Cộng Hòa ở Thượng viện đã công bố dự luật mang tên “End The Shutdown And Secure The Border Act,” nhưng khả năng dự luật được thông qua là vô cùng mong manh. Đảng Cộng Hòa hiện đang chiếm đa số ở Thượng viện với tỷ lệ 53-47, nhưng Thượng viện cần sự ủng hộ của đảng Dân Chủ, để đạt được tối thiểu 60 phiếu thuận thông qua dự luật. Vào cuối tuần vừa qua, chưa có thượng nghị sĩ Dân Chủ nào lên tiếng ủng hộ đề nghị của Tổng thống Trump.
Văn phòng của ông Chuck Schumer – người đứng đầu đảng Dân Chủ ở Thượng viện – đã phản bác rằng đảng này sẽ không thương lượng về an ninh biên giới, cho đến khi tổng thống mở cửa lại chính phủ.
Lời đề nghị của Tổng thống Trump là một thỏa thuận trao đổi. Theo đó, tổng thống sẽ gia hạn các chương trình bảo vệ người di dân để họ không bị trục xuất, đổi lại đảng Dân Chủ sẽ đồng ý ngân sách xây dựng bức tường. Nhằm thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng, dự luật sẽ trợ cấp 12.7 tỷ Mỹ kim cho các khu vực chịu thiên tai.
Theo AP, tổng ngân sách ước tính của dự luật lên đến 350 tỷ Mỹ kim. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trien-vong-mong-manh-cua-du-luat-chi-tieu-do-tong-thong-donald-trump-de-nghi/
Mỹ: Toà ủng hộ lệnh cấm
người chuyển giới nhập ngũ của Trump
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vừa cho phép Tổng thống Donald Trump thực thi chính sách cấm một số người chuyển giới được gia nhập quân đội.
Tòa bỏ phiếu 5-4 để ủng hộ yêu cầu dỡ bỏ các lệnh cấm chặn chính sách này trong khi các thách thức vẫn tiếp tục ở các tòa án cấp dưới.
Bốn thẩm phán cấp tiến của tòa phản đối phán quyết.
Chính sách này của Trump cấm “người đã yêu cầu chuyển giới hoặc đã trải qua việc chuyển đổi giới tính” được phục vụ trong quân ngũ.
Hương Giang Idol nói về áp lực và hạnh phúc
Phụ nữ chuyển giới lần đầu tiên có thể cho con bú
Pháp bỏ yêu cầu triệt sản với người chuyển giới
Từ ‘Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng’ đến hành trình ‘Đi tìm Phong’
Phán quyết của tòa án cao nhất nước Mỹ không phải là một điều bắt buộc phải theo, nhưng nó đã mở ra cho quân đội quyền thực thi lệnh cấm, nếu muốn.
Chính quyền Trump cũng kháng cáo một phán quyết nhanh chóng về vụ án, mà Tối cao Pháp viện đã không xét đến.
Chính sách về người chuyển giới nói gì?
Tổng thống Donald Trump đã nói rõ ông phản đối người chuyển giới phục vụ trong quân đội Mỹ nhưng điều đó không ngăn được một số cựu chiến binh chuyển giới đặt vòng hoa hôm 8 tháng 6 năm 2018 tại Lăng mộ của Người lính vô danh ngay bên ngoài Washington. Cựu Trung tá Ann Murdoch chụp ảnh lưu niệm sau khi tham dự lễ đặt vòng hoa này
Tổng thống tuyên bố trên Twitter trong năm 2017 rằng nước Mỹ sẽ không còn “chấp nhận hoặc cho phép” người chuyển giới Mỹ phục vụ trong quân đội, với lý do “chi phí y tế khủng khiếp và gây xáo trộn”.
Tình yêu đồng giới và những định kiến ở VN
Giới tính thứ ba ở miền nam Mexico
Ông bà Trump thăm quân đội Mỹ ở Iraq
Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó, ông Jim Mattis, đã tinh chỉnh chính sách để giới hạn nó chỉ áp dụng cho những cá nhân có tiền sử mắc chứng rối loạn giới tính, hoặc khi giới tính và bản sắc sinh học của họ không phù hợp.
Ông Mattis cho biết chính sách mới sẽ tạo ra ngoại lệ cho hàng trăm người chuyển giới đang phục vụ đã công khai hoặc sẵn sàng phục vụ “trong tình trạng giới tính sinh học của họ”.
Hiện có khoảng 8,980 binh sĩ chuyển giới đang ở trong quân ngũ, theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng được phân tích bởi Trung tâm Palm, một tổ chức phi lợi nhuận chính sách công.
Tướng Mattis trong bản ghi nhớ lập luận rằng “về bản chất, nghĩa vụ quân sự đòi hỏi sự hy sinh” và những người phục vụ “tự nguyện chấp nhận những hạn chế với quyền tự do cá nhân”.
Động thái này là một đảo ngược chính sách của chính quyền Obama, qua đó người chuyển giới người Mỹ có thể phục vụ công khai trong quân đội cũng như được tài trợ cho phẫu thuật chuyển giới.
Aaron Belkin, giám đốc Trung tâm Palm, nói với BBC: “Chúng ta đã có một chính sách bao gồm trong gần ba năm. Những gì mà phán quyết ngày nay cho phép là sự đánh bại chính sách này, tới rồi lui. “
Trận chiến tiếp tục
Phân tích của Anthozy Zurcher, BBC Bắc Mỹ
Đây chỉ là một phán quyết của Tối cao Pháp viện – và là một động thái tố tụng, không phải là ý kiến chính thức của tòa – nhưng nó có thể là một dấu hiệu cho thấy các thẩm phán bảo thủ nắm đa số thông cảm với quyền lực và đặc quyền của tổng thống đang biểu dương quyền lực.
Chính quyền Trump, thất vọng vì các thẩm phán tòa án cấp dưới đã một lần nữa ngăn chặn việc thực thi một trong các chính sách của mình, yêu cầu các thẩm phán bước vào và dọn đường.
Nhà Trắng muốn có một phán quyết nhanh chóng bởi vì, họ cho biết, cho phép những người chuyển giới phục vụ trong quân đội tạo nên một “nguy cơ quá lớn đối với hiệu quả của quân đội”.
Tòa án đã tuân thủ, với số phiếu sai biệt tối thiểu.
Mặc dù các thẩm phán không hoàn toàn gác Tòa phúc thẩm khu vực thứ Chín ra ngoài, nơi mà tổng thống đã mô tả như một pháo đài của các thẩm phán tự do, họ đã làm điều tốt nhất kế tiếp có thể được cho tổng thống.
Họ cho phép lệnh cấm chuyển giới có hiệu lực trong khi cuộc chiến pháp lý, có thể kéo dài nhiều năm, vẫn đang tiếp tục.
Trong hai năm qua, các đối thủ của tổng thống – bị ở ngoài quyền lực quốc gia cho đến gần đây – đã xem hệ thống tư pháp như một tuyến phòng thủ cuối cùng.
Như thứ Ba đã cho thấy rõ ràng, tuy nhiên, những biện pháp phòng vệ đó chỉ mạnh khi đa số thẩm phán tại Tối cao Pháp viện nói là như vậy.
Những thách thức pháp lý là gì?
Một số thẩm phán trên khắp nước Mỹ đã ban hành lệnh cấm để ngăn chặn chính sách này của Trump.
Một lệnh cấm đã bị đảo ngược tại tòa phúc thẩm liên bang đầu tháng này, khi một hội đồng ba thẩm phán ra phán quyết rằng chính sách này không phải là “lệnh cấm bao trùm” đối với binh lính chuyển giới, và vì vậy tòa án nên nhường quyết định về quân đội cho nhánh hành pháp.
Trong khi lập luận về việc cấm binh lính chuyển giới của ông Trump xoay quanh tài chính, theo ước tính của RAND Corporation, một viện nghiên cứu làm việc với Quân đội Hoa Kỳ, chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến chuyển đổi giới tính là từ 2,4 triệu đôla (1,8 triệu đô la) đến 8,4 triệu đôla mỗi năm.
Năm 2017, dữ liệu quốc phòng được Trung tâm Palm xem cho thấy chi phí này trên thực tế thấp hơn, chỉ ở mức 2,2 triệu đôla.
Luật sư Noel Francisco mô tả lệnh cấm binh sĩ chuyển giới trong kháng cáo nhanh chóng của mình là “một vấn đề quan trọng của công chúng” liên quan đến thẩm quyền của quân đội “trong việc xác định ai có thể phục vụ”.
Ông Belkin nói với BBC: “Đây không phải là vấn đề tài chính, nó không phải là vấn đề xáo trộn – đó là vấn đề về cảm xúc, sự khoan dung và chính trị”.
Tối cao Pháp viện “không có lý do gì để xen vào” tại thời điểm này, ông nói thêm.
“Không những đây chỉ không phải là trường hợp khẩn cấp về chính sách, mà thậm chí không có vấn đề chính sách.”
Dư luận phản ứng ra sao?
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Trung tá Carla Gleason nói trong một tuyên bố rằng quân đội đối xử với “tất cả những người chuyển giới với sự tôn trọng và nhân phẩm” và chính sách mới “dựa trên nhận định chuyên nghiệp về quân sự”.
Bà Gleason cho biết “chính sách được đề xuất không phải là lệnh cấm người chuyển giới không được phục vụ, nhưng việc [bộ quốc phòng] được phép thực hiện các chính sách nhân sự cần thiết để đảm bảo quân đội Hoa Kỳ có một lực lượng chiến đấu hiệu quả và tinh nhuệ nhất trên thế giới là điều tối quan trọng.”
Phát ngôn của Bộ Tư pháp Kerri Kupec cho biết chính quyền “hài lòng” rằng tòa án hàng đầu đang “dọn đường cho chính sách có hiệu lực”.
“Quân đội của chúng ta đã buộc phải duy trì một chính sách trước đây có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho quân sự trong hơn một năm.”
Phán quyết của tòa án cao nhất nước đã gây ra sự phẫn nộ và thất vọng trên mạng lưới internet.
Charlotte Clymer, một cựu quân nhân chuyển giới, tweet: “Đây là một chính sách đáng ghét và hèn nhát.”
Tuy nhiên, những người khác cho rằng lệnh cấm chỉ có nghĩa là binh lính chuyển giới phải “tuân thủ quy định về trang phục / tiêu chuẩn thể chất như mọi người khác”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46969100
Luật sư: Cựu lính thủy Mỹ
mà Nga cáo buộc làm điệp viên bị bắt nhầm
Luật sư của một cựu lính thủy Mỹ mà Nga cáo buộc làm điệp viên nói hôm 22/1 rằng thân chủ của ông bị lừa đảo trước khi bị bắt và tin rằng chiếc thẻ nhớ USB được đưa cho ông tại khách sạn có nội dung về văn hóa chứ không phải là những thông tin bí mật.
Cơ quan Mật vụ An ninh Liên bang Nga bắt giữ Paul Whelan – người có hộ chiếu Mỹ, Anh, Canada và Ireland – tại một phòng khách sạn ở Moscow hôm 28/12.
Ông Whelan, mặc dù phủ nhận các cáo buộc, vẫn bị bắt giữ sau khi nhận một chiếc thẻ nhớ USB trong đó có danh sách toàn bộ các nhân viên của cơ quan mật vụ nhà nước Nga, theo cổng thông tin điện tử Rosbalt.ru của Nga cho biết trong tháng này và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng nói rằng ông Whelan “bị bắt quả tang.”
Tuy nhiên, luật sư của của ông Whelan, Vladimir Zherebenkov, nói với các phóng viên hôm 22/1 rằng thân chủ của ông đã nhận những thông tin mật từ một ai đó mà ông không hề biết.
“Ông Paul thực ra là trông đợi nhận thông tin thuộc loại không bí mật từ một người nào đó,” luật sư Zherebenkov nói.
“Đó là những thông tin văn hóa, về một chuyến đi tới một nhà thờ, những tấm ảnh đi nghỉ của ông Paul. Tuy nhiên, hóa ra những thông tin trong đó lại thuộc loại tuyệt mật.”
Luật sư này nói ông Whelan đã không thể xem có những gì trong chiếc thẻ nhớ USB vì ông bị bắt giam trước khi có cơ hội làm điều đó.
Cựu lính thủy Mỹ Whelan xuất hiện toại một tòa án ở Moscow hôm 22/1 và tòa đã từ chối đề nghị cho ông được tại ngoại hầu tra.
Trong trang phục là một chiếc áo xanh dương và quần sẫm mầu, ông Whelan trông điềm tĩnh nhưng buồn khi đứng sau một phòng xử bao quanh bằng kính.
Các phóng viên không được tham dự phiên tòa, nhưng luật sư của ông nói sau phiên xử rằng ông Whelan chỉ được cho nói 15 phút tại tòa, trong đó ông đưa ra những chi tiết phủ nhận những cáo buộc chống lại ông.
Luật sư Zherebenkov từ chối cho biết liệu ông Whelan có biết người đã đưa cho ông những thông tin mật đó hay không.
TT Trump ‘thích’ Đà Nẵng,
lãnh tụ Kim ‘muốn tới’ Hà Nội?
Một hãng thông tấn của Hàn Quốc hôm 21/1 đưa tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump thích thành phố Đà Nẵng còn lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un lại muốn tới thủ đô Hà Nội, giữa lúc Việt Nam đang trở thành ứng viên hàng đầu có thể đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Hàn.
Nguyên thủ Mỹ từng tới thành phố miền Trung để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) rồi sau đó bay ra thủ đô của Việt Nam để thăm chính thức.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông nội của lãnh tụ Kim Jong Un, từng tới thăm Việt Nam hơn 60 năm trước.
Yonhap còn cho biết thêm rằng Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và người đồng nhiệm Hoa Kỳ Mike Pompeo đã điện đàm trong ngày 21/1 để thảo luận về Bắc Hàn, nhất là chuyến thăm mới đây của đặc sứ Triều Tiên Kim Yong-chol tới Mỹ để gặp và đàm phán với các quan chức chủ nhà, trong đó có Tổng thống Trump.
Sau đó, Mỹ thông báo rằng ông Trump sẽ gặp lại lãnh tụ Bắc Hàn trong cuộc họp thượng đỉnh song phương lần thứ hai vào cuối tháng Hai.
Theo Reuters, trả lời các phóng viên tại Nhà Trắng về cuộc họp với đặc sứ Triều Tiên, Tổng thống Trump cho biết “đã chọn một nước” tổ chức, nhưng “sẽ thông báo trong tương lai”. “Ông Kim Jong Un rất nóng lòng, và tôi cũng vậy”, ông Trump nói.
Trong công cuộc cải cách và phát triển, ảnh hưởng của một quốc gia tới một quốc gia khác không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế hay quan hệ thân tình mà còn ở sự tương đồng về hoàn cảnh và tính khả dụng của cách đi.
Tiến sĩ Vũ Minh Khương nói với VOA tiếng Việt.
Trước cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa năm ngoái ở Singapore, Việt Nam cũng được nhiều nhà quan sát coi là “địa điểm lý tưởng” để đón hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tới họp bàn.
Trả lời VOA Việt Ngữ về lý do vì sao Việt Nam lại đóng vai trò ngày càng lớn trong vấn đề liên quan tới Triều Tiên, tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói rằng “trong công cuộc cải cách và phát triển, ảnh hưởng của một quốc gia tới một quốc gia khác không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế hay quan hệ thân tình mà còn ở sự tương đồng về hoàn cảnh và tính khả dụng của cách đi”.
Chuyên gia từng có nhiều năm học tập và làm việc ở Mỹ này nói thêm rằng “ảnh hưởng của Việt Nam với Triều Tiên là ở khía cạnh thứ hai này”.
Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho đã công du 4 ngày Việt Nam và gặp các quan chức hàng đầu của nước chủ nhà, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Phúc sau đó được cổng thông tin chính phủ dẫn lời nói với ông Ri rằng Hà Nội “sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Triều Tiên, trong đó có việc mở rộng kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư và du lịch”.
Trước đó, trong chuyến thăm tới Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Mike Pompeo phát biểu: “Trước sự thịnh vượng và mối quan hệ đối tác chưa từng thấy mà Hoa Kỳ đang có với Việt Nam hiện nay, tôi xin có một thông điệp cho Chủ tịch Kim Jong Un: Tổng thống Trump tin rằng đất nước của ngài có thể lặp lại con đường của Việt Nam. Sẽ là cơ hội của ngài nếu ngài nắm bắt nó. Phép màu này có thể trở thành phép màu của ngài ở Bắc Triều Tiên”.
“Hoa Kỳ đã rõ ràng về những gì chúng tôi mong đợi từ phía Bắc Triều Tiên để khởi động cho tiến trình này. Sự lựa chọn bây giờ thuộc về Bắc Triều Tiên và nhân dân của họ. Nếu họ làm được việc này, họ sẽ được nhớ đến, và Chủ tịch Kim sẽ được nhớ đến như một anh hùng của nhân dân Triều Tiên”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-thích-đà-nẵng-lãnh-tụ-kim-muốn-tới-hà-nội-/4754922.html
Căng thẳng dâng cao tại Venezuela
Cảnh sát và một tổ chức phi chính phủ nói ít nhất bốn người đã chết vì đụng độ trước ngày thứ Tư, khi dự kiến sẽ diễn ra các cuộc biểu tình tại Venezuela.
Venezuela: Cơ hội nào cho Juan Guaido?
Venezuela phớt lờ chỉ trích về Maduro
Một thiếu niên 16 tuổi đã chết tại thủ đô Caracas, theo tổ chức Social Conflict Observatory.
Cảnh sát nói ba cái chết khác xảy ra ở Bolivar City gần biên giới với Brazil.
Một bức tượng của cố tổng thống Hugo Chavez bị người biểu tình đốt phá ở San Felix, bang Bolivar.
Quốc hội do phe đối lập kiểm soát đã tuyên bố sẽ tổ chức biểu tình vào thứ Tư tuần này.
Chủ tịch quốc hội Juan Guaido muốn vận động ủng hộ để lật đổ tổng thống Nicolas Maduro.
Chính phủ đã phản ứng với tuyên bố sẽ tổ chức biểu tình ủng hộ tổng thống cùng ngày.
Ông Maduro tái thắng cử hồi tháng Năm, nhưng phe đối lập đã tẩy chay chính phủ.
Cuộc bầu cử cũng bị nhiều nước phê phán.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46961535
Tổng thống Venezuela
lệnh xem xét lại quan hệ với Mỹ
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 22/1 nói rằng ông đã ra lệnh “xem xét lại” mối quan hệ ngoại giao với Mỹ và sẽ thông báo về các biện pháp mới.
Theo Reuters, đó là phản hồi của ông Maduro đối với một tuyên bố trước đó của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.
Trong một thông điệp qua video, quan chức Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ đối với phe đối lập Venezuela, nhất là thủ lĩnh Juan Guaido và gọi ông Maduro là một “kẻ độc tài”.
Những người đối lập ở Venezuela hôm 23/1 dự kiến sẽ tổ chức các cuộc tuần hành khắp toàn quốc nhằm đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền quân nhân năm 1958.
Theo Reuters, ngày càng nhiều người chỉ trích chính phủ so sánh ông Maduro với nhà độc tài Marcos Perez, người bị lật đổ năm đó.
Ông Pence nói: “Thay mặt Tổng thống Donald Trump và toàn thể nhân dân Mỹ, tôi xin bày tỏ sự ủng hộ không suy suyển của Mỹ trong khi các bạn, nhân dân Venezuela, lên tiếng đòi tự do”.
Phó Tổng thống Mỹ nói tiếp: “Nicolas Maduro là một kẻ độc tài không có tính chính danh để nắm quyền. Ông ta chưa bao giờ đắc cử tổng thống trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng, và duy trì quyền lực bằng cách tống giam bất kỳ ai chống đối ông ta”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-venezuela-lệnh-xem-xét-lại-quan-hệ-với-mỹ/4754965.html
Venezuela : Cả hai phe thân
và chống chế độ Maduro đều xuống đường
Quốc Hội Venezuela do đối lập kiểm soát đã kêu gọi cảm tình viên rầm rộ biểu tình vào hôm nay 23/01/2019 để đòi thành lập một « chính phủ chuyển tiếp » hầu tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Quốc Hội Lập Hiến trong tay chính quyền cũng lên tiếng động viên mọi người xuống đường đông đảo khắp nơi trên để ủng hộ tổng thống Maduro.
Phát biểu vào hôm qua, 22/01, ngay giữa phiên họp Quốc Hội, ông Juan Guaido, chủ tịch Quốc Hội Venezuela, định chế duy nhất do phe đối lập kiểm soát, đã cho rằng cuộc xuống đường hôm nay là « một cuộc hẹn lịch sử » với tương lai đất nước.
Ngày 11/01 vừa qua, một hôm sau khi tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nhậm chức cho một nhiệm kỳ mới sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, ông Guaido đã hứa hẹn một cuộc biểu tình quy mô lớn « ở mọi hang cùng ngõ hẻm » tại Venezuela.
Trước lời kêu gọi của đối lập, ông Diosdado Cabello, chủ tịch của Quốc Hội Lập Hiến, bao gồm những thân chế độ Maduro, cũng kêu gọi những người ủng hộ chính phủ biểu tình với số lượng lớn ở mọi miền đất nước.
Đáp lại yêu sách đòi thành lập chính phủ chuyển tiếp của phe đối lập, ông Cabello khẳng định : « Sự chuyển đổi duy nhất đối với Venezuela là hướng tới chủ nghĩa xã hội ».
Hai cuộc biểu tình đối kháng nhau được kêu gọi trong bối cảnh căng thẳng, hai hôm sau một cuộc nổi dậy ngắn ngủi của một nhóm binh lính gồm 27 người ở một doanh trại ở phía bắc thủ đô Venezuela, đã bị chính quyền dập tắt ngay lập tức.
Hơn 24 tiếng đồng hồ sau sự cố, tổng thống Venezuela Maduro, trên đài phát thanh và truyền hình, đã cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ thông qua phó tổng thống Mike Pence là đã ra lệnh tiến hành một cuộc « đảo chính phát xít ».
Để trả đũa, ông đã yêu cầu ngoại trưởng của mình « điều chỉnh toàn bộ quan hệ ngoại giao » với Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190123-venezuela-ca-hai-phe-than-va-chong-che-do-maduro-deu-xuong-duong
EU kêu gọi kiểm soát chặt hơn ‘hộ chiếu vàng’
Ủy ban châu Âu vừa yêu cầu các nước trong EU siết lại kiểm soát liên quan công dân nước ngoài lấy quốc tịch nhờ đầu tư.
Hộ chiếu Nhật ‘mạnh nhất’ thế giới năm 2018
Hộ chiếu Việt ‘yếu hơn hộ chiếu Cuba’
Ủy ban châu Âu dự tính sẽ theo dõi sát hơn các chính sách này, vì chúng có thể bị dùng cho trốn thuế và rửa tiền.
20 nước trong EU hiện có chính sách liên quan hộ chiếu.
Cyprus, Malta và Bulgaria là ba nước duy nhất bán hộ chiếu cho công dân ngoài EU nếu có đầu tư.
20 nước, tính cả ba nước trên, cũng trao quyền định cư cho nhà đầu tư, tạo điều kiện để có quốc tịch.
Báo cáo mới ra của Ủy ban châu Âu tập trung vào ba quốc gia, Bulgaria, Cyprus và Malta.
Tại Bulgaria, đầu tư 1 triệu euro là có thể có quốc tịch.
Tại Cyprus, cần đầu tư tối thiểu 2 triệu euro, cùng sở hữu nhà.
Tại Malta, người nộp đơn cần đóng 650.000 euro vào quỹ đầu tư quốc gia, cùng khoản đầu tư 150.000 euro, và yêu cầu thuê hay sở hữu nhà ở Malta (350.000 nếu mua, hoặc thuê giá 15.000 mỗi năm trong năm năm).
Mặc dù hợp pháp, các chính sách này đôi khi được tiến hành thiếu minh bạch, không đủ kiểm tra, theo lời Ủy ban.
Tháng 10 năm ngoái, một báo cáo của Global Witness và Transparency International nói các nước EU tạo ra 25 tỉ euro đầu tư nước ngoài trong 10 năm, thông qua việc bán ít nhất 6.000 hộ chiếu và 100.000 giấy định cư.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46961533
Diễn đàn Davos dự báo: Nhân loại đang
“nhắm mắt đi vào” khủng hoảng mới
Một tuần trước Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới thường niên tại Davos, Thụy sĩ, khai mạc hôm qua 22/01/2019, World Economic Forum công bố The Global Risks Report (Báo cáo về các nguy cơ toàn cầu) lần thứ 14.
Báo cáo được sử dụng để làm chỗ dựa cho các thảo luận trong diễn đàn quan trọng hàng đầu của giới lãnh đạo chính trị và kinh tế thế giới, diễn ra trong bốn ngày (từ 22 đến 25/01/2019). Giới quan sát đồng loạt ghi nhận báo cáo Davos năm nay nhấn mạnh đến nguy cơ « Thế giới đang nhắm mắt bước vào một cuộc khủng hoảng mới ».
Báo cáo của Davos nói như thế nào về nhân loại và cuộc khủng hoảng rất có thể sắp xảy ra ?
« Phải chăng thế giới đang nhắm mắt đi vào một cuộc khủng hoảng mới ? Các nguy cơ đối với thế giới ngày càng tăng mạnh, nhưng quyết tâm phối hợp tập thể để hóa giải chúng dường như thiếu vắng » là hai câu mở đầu của bản Báo cáo thường niên của Diễn đàn Davos năm nay.
Thế giới đang nhắm mắt bước chân vào khủng hoảng hay đúng hơn là « chúng ta đangbước vào một cuộc khủng hoảng tiếp theotrong tình trạng mộng du (Sleepwalking) » là diễn đạt của cựu thủ tướng Anh Gordon Brown, trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC hồi tháng 9/2018, nhân dịp kỷ niệm 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đầu tiên trong thế kỷ 21, đánh dấu bằng sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers.
Xin nhắc lại là, tiểu tựa của báo cáo thường niên của Davos năm 2018 là « Fractures, Fears and Failures / Các rạn nứt, sợ hãi và thất bại ». Báo cáo Davos năm nay tăng mức báo động thêm một bậc, với tiểu tựa « Out of control / Vượt tầm kiểm soát ». Phần dẫn nhập của báo cáo nhấn mạnh đến 5 hiểm họa đối với xã hội toàn cầu.
Cụ thể là 5 hiểm họa nào ?
Tính dễ tổn thương của nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ xung đột địa chính trị toàn cầu và khu vực gia tăng, căng thẳng chính trị – xã hội tại nhiều quốc gia, môi trường, đa dạng sinh học ngày càng mong manh và các phát triển đột biến về công nghệ – kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… – đe dọa ổn định là năm hiểm họa mà báo cáo của Davos tìm cách làm sáng tỏ.
Ba hiểm họa đầu tiên được báo cáo Davos nêu ra có thể thấy rõ ngay trong thời điểm cuối năm 2018, đầu năm 2019. Cuộc chiến thuế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm ngưng trong ba tháng (từ tháng 12/2018 đến cuối tháng 2/2019), nhưng đông đảo các chuyên gia dự đoán xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ còn dai dẳng, và đây chỉ là một thời kỳ hưu chiến. Thế đối đầu về kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây lo ngại. Báo cáo của Davos dựa trên các kết quả phỏng vấn khoảng 1.000 chuyên gia và nhà hoạch định chính sách. Khoảng 90% người trả lời dự đoán căng thẳng về kinh tế giữa các cường quốc sẽ gia tăng trong năm nay.
Một ví dụ tiêu biểu khác tại châu Âu là tình trạng giới chính trị Anh vô cùng lúng túng trong việc chuẩn bị cho quyết định chia tay với Liên Hiệp Châu Âu. Chính quyền thực hiện quyết định của toàn dân sau trưng cầu dân ý là nguyên tắc chủ đạo của một nền dân chủ. Thế nhưng trong việc ly hôn với châu Âu, đa số giới chính trị lại không đồng ý với giải pháp của chính phủ. Trong khi đó, nước Anh cũng rất khó tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Hệ quả là rất nhiều khả năng Anh Quốc phải chia tay với Liên Âu không thỏa thuận, có nghĩa là sẽ có một thời kỳ hỗn loạn, và hậu quả với hai bên sẽ rất lớn. Nền kinh tế toàn cầu cũng bị vạ lây.
Riêng tại Hoa Kỳ, đó là tình trạng Shutdown nổi tiếng, do việc đảng Dân Chủ đối lập không chấp thuận đòi hỏi xây tường chặn dân nhập cư của tổng thống Trump, khiến chính quyền Liên bang Mỹ tê liệt từ hơn một tháng nay, điều chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ. Nước Pháp như mọi người đều biết cũng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, với sự trỗi dậy của phong trào Áo Vàng.
Về môi trường, báo cáo của Davos nhấn mạnh đến tình trạng đa dạng sinh học sụt giảm 60% kể từ những năm 1970, cùng rất nhiều đe dọa khác như ô nhiễm, nước biển dâng cao, nước sạch khan hiếm, rừng bị tàn phá và nhất là thiên tai gia tăng với biến đổi khí hậu, Trái đất bị hâm nóng. Về công nghệ, báo cáo của Davos nêu bật tình trạng nguy cơ tin tặc gia tăng, việc đánh cắp dữ liệu ngày càng phổ biến, đe dọa đời sống riêng tư của các cá nhân.
Theo Davos, thách thức chủ yếu với nhân loại hiện nay là gì ? Hay nói cách khác, làm thế nào để tránh được việc « nhắm mắt bước vào » một khủng hoảng mới ?
Làm sao để nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng trong một bối cảnh đầy hiểm họa là thách đố hàng đầu, theo các chuyên gia Davos. Chủ tịch Diễn đàn Davos, cựu ngoại trưởng Na Uy Borge Brende, nêu bật trong những dòng đầu tiên của bản báo cáo là thế giới hiện nay đang đi vào một kỷ nguyên hết sức dồi dào về nguồn lực và các tiến bộ công nghệ chưa từng có, thế nhưng cùng lúc đó, đối với một bộ phận rất đông đảo dân cư trên hành tinh, đây cũng là một kỷ nguyên « không an ninh ».
Các hiểm họa với thế giới hiện nay như được nêu trên không hề dễ hóa giải, bởi chúng rất phức tạp và tương tác qua lại, khủng hoảng ở một phương diện này sẽ kéo theo các phương diện khác. Theo chủ tịch Diễn đàn Davos, để đối phó với tình trạng tăng trưởng chững lại hiện nay, điều chủ yếu là cần có « các hành động phối hợp » để hậu thuẫn tăng trưởng và tự vệ trước các thách thức nghiêm trọng.
Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, các định chế quốc tế là phương tiện chủ yếu cho phép vượt qua các thử thách chưa từng có. Theo chuyên gia Aengus Collins – người đứng đầu chương trình « Head of Global Risks and the Geopolitical Agenda » của Diễn đàn Davos, phụ trách bản báo cáo nói trên – thì thế giới hiện nay đang đi vào một giai đoạn mới mang tính « phân ly », sau một thời kỳ toàn cầu hóa mãnh liệt, đã khiến toàn bộ hệ thống kinh tế chính trị toàn cầu thay đổi sâu sắc.
Chính sách co cụm của chính quyền Mỹ, hay của chính quyền Anh chính là biểu hiện cho xu hướng phân ly này. Tuy nhiên, tính chất kết nối sâu sắc của các hệ thống toàn cầu về mặt kinh tế, chính trị, công nghệ, môi trường… hiện nay buộc nhân loại phải chọn cách tiếp tục đoàn kết hơn nữa mới có thể tìm ra các giải pháp chung cho rất nhiều hiểm họa, mà đa số đều mang tính toàn cầu. Tìm ra các cơ chế hợp tác mới cũng chính là thách thức của Diễn đàn Davos lần này.
Các hiểm họa đã được nhận dạng và mục tiêu chung cũng đã được xác định, vấn đề là phối hợp tập thể. Cụ thể như trong vấn đề chống biến đổi khí hậu : Thế giới đã đi đến đồng thuận cao với Hiệp định Paris 2015, nhưng việc cam kết và phối hợp hành động tập thể thì lại hoàn toàn ở dưới mức cần thiết.
Việc chẩn bệnh, kê đơn như trên của Diễn đàn Davos có hiệu quả hay không ?
Trước hết, phải khẳng định là không khí hoài nghi trong giới kinh tế đang gia tăng. Theo một điều tra vừa được công bố hôm 21/01, của văn phòng PwC, thì có đến 29% trong số 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp được phỏng vấn, bi quan về triển vọng tăng trưởng thế giới (so với 5% vào năm ngoái). Niềm tin đặt vào các cường quốc kinh tế cũng sụt giảm mạnh. Chỉ còn 27% đặt niềm tin vào nước Mỹ ở vị trí số một (so với 46% năm ngoái).
Khẩn trương hành động để đối phó với các hiểm họa hàng đầu, đặc biệt như vấn đề khí hậu là mảng thiếu hụt nghiêm trọng của Diễn đàn Davos, bị một bộ phận giới môi trường chỉ trích mạnh.
Về báo cáo của Davos, giám đốc điều hành của Greenpeace International, bà Jennifer Morgan, cho rằng Diễn đàn Davos – với tư cách là hội nghị quốc tế đầu tiên của năm 2019 – lẽ ra đã phải coi việc hành động khẩn cấp để hạn chế biến đổi khí hậu là một mục tiêu chính, thì « giới tinh hoa » Davos vẫn coi đây chỉ là một trong các vấn đề, và trì hoãn giải quyết.
Hiện tượng giới chóp bu về kinh tế, tài chính sử dụng 1.500 chuyến bay tư nhân để đến dự Diễn đàn Davos năm nay cũng bị chỉ trích như một biểu hiện cho thấy giới tinh hoa đã hoàn toàn coi nhẹ vấn đề khí hậu, môi trường, hay nói cách khác, nói không đi đôi với làm.
Trong lĩnh vực tài chính, tổng giám đốc một tổ chức tư vấn tài chính phi chính phủ Finance Watch, ông Benoit Lallemand, đã lên tiếng tố cáo là nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp tới sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với khủng hoảng 2008, đặc biệt với sự bành trướng của các thế lực đầu cơ tài chính, với mục tiêu duy nhất là tăng trưởng lợi nhuận, chứ không phải đầu tư thực sự cho nền kinh tế. Tổng giá trị cổ phiếu, trái phiếu, và các sản phẩm tài chính thứ cấp gấp khoảng 10 lần so với tổng GDP thực của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo người phụ trách Finance Watch, chống lại nạn trốn thuế, đầu cơ tài chính lại không phải là ưu tiên của giới lãnh đạo kinh tế – chính trị thế giới hiện nay.
Tranh chấp quần đảo Kuril :
Ranh giới không thể vượt qua trong quan hệ Nga-Nhật
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Vladimir Putin – Shinzo Abe kết thúc ngày hôm qua, 22/01/2019, tại Matxcơva đánh dấu bằng thất bại trong việc ký kết một hiệp định hòa bình. Một lần nữa tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Kuril lại là vật cản chính cho chiến lược xích lại gần nhau Nhật – Nga, như hai bên mong muốn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có 25 lần gặp nhau trực tiếp, trong đó không ít lần để thảo luận về một hiệp định hòa bình giữa hai nước, kể từ khi nước Nhật bại trận trong Đệ nhị Thế chiến 1945.
Vào tháng 9 năm ngoái, tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ngỏ ý đề nghị Tokyo lật qua trang sử mới với việc ký hiệp định hòa bình giữa hai nước mà không cần « điều kiện tiên quyết». Thế nhưng, cuối cùng tranh chấp chủ quyền 4 hòn đảo trong quần đảo Kuril vẫn là ranh giới không thể vượt qua trong quan hệ Nga – Nhật.
Nhóm bốn đảo phía nam quần đảo Kuril nằm rất gần Nhật Bản hiện do Matxcơva quản lý từ khi Liên Xô sáp nhập năm 1945, vẫn được Nga gọi là Nam Kuril. Còn Nhật gọi đó là « lãnh thổ phương bắc » bị « Nga chiếm giữ trái phép ». Đây là vùng biển đảo được đánh giá không chỉ giàu tài nguyên khoáng sản, thủy sản mà còn là cửa ngõ ra vào Thái Bình Dương cho các hạm đội hải quân Nga.
Việc hai ông Vladimir Putin và Shinzo Abe gặp nhau nhiều lần không phải không có lý do. Điều đó chứng tỏ cả hai bên đều ý thức được sự xích lại gần nhau trong bối cảnh địa chính trị hiện nay là mang tính chiến lược. Nếu quan hệ Nga-Nhật ấm lên, hai nước sẽ có được lợi ích chung về hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Bên cạnh đó nhằm tạo thế cân bằng giữa các cường quốc ở châu Á hoặc thay đổi thế tương quan giữa Nga và phương Tây.
Với hy vọng một hiệp định hòa bình được ký với Matxcơva, Tokyo sẽ củng cố chiến lược tạo đối trọng với Bắc Kinh. Từ năm 2013, dưới thời của thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản được xem như đã có nhiều nỗ lực nhằm vượt qua bế tắc trong vấn đề lãnh thổ để cải thiện quan hệ với Nga, hoặc ít ra là để duy trì quan hệ đối thoại cấp cao với Matxcơva.
Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimée và can thiệp quân sự vào miền đông Ukraina, phương Tây áp dụng một loạt trừng phạt với Nga và Matxcơva cũng đáp lại bằng những biện pháp trả đũa khác nhau. Nhật Bản đứng về phía phương Tây, nhưng vẫn khôn khéo, uyển chuyển duy trì quan hệ với Nga để theo đuổi mục tiêu riêng. Các biện pháp trừng phạt của Nhật Bản nhằm vào Nga cũng được xem như là không đáng kể, và chỉ được đưa ra dưới sức ép của Washington. Đổi lại, Nga cũng hầu như không áp dụng biện pháp trả đũa nào đối với hàng hóa Nhật.
Theo các nhà quan sát, việc xích lại gần Nhật Bản đã cho phép Nga phá vỡ mặt trận chung của các cường quốc phương Tây. Mặc dù chính phủ Abe luôn tỏ ra năng động trong chính sách Nga, vấn đề tranh chấp lãnh thổ vẫn là một tồn đọng lịch sử không giải quyết được. Matxcơva tập trung khai thác mối quan hệ song phương với Tokyo theo hướng có lợi cho mình, mà không phải đưa ra những nhượng bộ liên quan tới các đảo Nam Kuril.
Sự quan tâm của Nga đối với Trung Quốc ngày càng lớn, một thị trường vũ khí quan trọng của Matxcơva và sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Mỹ trong khuôn khổ hiệp ước an ninh chung, chính là những yếu tố càng gây thêm khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật.
Một yếu tố khác càng khiến triển vọng giải quyết tranh chấp các đảo Nam Kuril thêm xa vời, đó là tầm quan trọng về chính trị-quân sự của các đảo Nam Kuril đối với Matxcơva những năm gần đây.
Tương lai của các đảo Nam Kuril trong bối cảnh liên minh Nhật-Mỹ vẫn gắn chặt sẽ đặt ra 2 câu hỏi lớn : Nếu Nga trả Nhật Bản, liệu các đảo này có bị đặt dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ hay không ? Liệu Mỹ có được quyền thiết lập các căn cứ hay lắp đặt các trang thiết bị quân sự trên quần đảo này hay không ? Nếu câu trả lời là có, thì đó là điều Nga không bao giờ chấp nhận được. Còn nếu câu trả lời là không thì người Nga vẫn hoài nghi, vì mối quan hệ chiến lược Nga – Nhật dù sao cũng chỉ được quan tâm gây dựng chưa đầy một thập kỷ qua, trong đó lòng tin chưa được tạo dựng hoàn chỉnh.
Các cuộc đàm phán về chủ quyền các đảo ở Kuril không thể sớm được giải quyết trong ngày một ngày hai, như tổng thống Putin đã tuyên bố sau cuộc đàm phán với ông Abe ngày hôm qua. Giữ nguyên hiện trạng chủ quyền các đảo Nam Kuril sẽ có lợi cho Nga và cùng khai thác phát triển kinh tế trong khu vực tranh chấp có lẽ là giải pháp dễ được chấp nhận hơn cả. Vì thế mà không chỉ lần này, trong các cuộc gặp thượng đỉnh trước, tổng thống Vladimir Putin đã không đưa ra bất cứ nhượng bộ nào liên quan tới việc trao trả các đảo trong Kuril cho Nhật Bản.
Hai tổng thống Nga, Thổ tìm giải pháp cho Syria
Hôm nay, 23/01/2019, tại Matxcơva, tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thảo luận về tình hình Syria để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài từ gần 8 năm qua.
Cho tới nay, Nga vẫn yểm trợ về mặt quân sự cho chế độ Damas, còn Thổ Nhĩ Kỳ thì lại trợ giúp các lực lượng phiến quân muốn lật đổ tổng thống Bachar al-Assad. Thế nhưng, sau thông báo bất ngờ của tổng thống Donald Trump vào tháng 12 rút 2000 quân Mỹ khỏi Syria, Matxcơva và Ankara đã thỏa thuận sẽ phối hợp các hoạt động trên trận địa.
Hôm thứ Hai vừa qua, tổng thống Erdogan cho biết ông sẽ cố thuyết phục tổng thống Putin về việc thành lập một « vùng an toàn » do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở miền bắc Syria, nhằm ngăn chận người Kurdistan lập vùng tự trị tại đây. Vào giữa tháng Giêng vừa qua, tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ủng hộ dự án của Ankara. Thế nhưng, lực lượng Kurdistan, đồng minh của Mỹ, hiện đang kiểm soát phần lớn vùng này, dứt khoát không chấp nhận cho thành lập một vùng an toàn, vì sợ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng để mở cuộc tấn công. Trong khi đó, ngay từ đầu cuộc xung đột, Matxcơva vẫn chủ trương là chế độ Bachar al – Assad phải nắm được chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Syria.
Việc Hoa Kỳ thông báo rút quân đang tạo thuận lợi cho ý đồ của điện Kremlin và Damas, bởi vì, do sợ bị quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, lực lượng của người Kurdistan đã phải cầu cứu quân chính phủ Syria. Cuối tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên từ 6 năm qua, quân chính phủ đã tiến vào vùng Manbij, theo lời mời của lực lượng Kurdistan nói trên.
Về tình hình tại chỗ, liên minh Ả Rập – Kurdistan, với sự yểm trợ của quân Mỹ, hôm nay đã chiếm được ngôi làng cuối cùng còn bị lực lượng Nhà nước Hồi Giáo Daech chiếm giữ ở miền đông Syria, theo tin của Đài Quan sát Nhân quyền Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190123-hai-tong-thong-nga-tho-tim-giai-phap-cho-syria
Căng thẳng Pháp-Ý thêm nghiêm trọng,
Salvini kêu gọi loại bỏ Macron
Phó thủ tướng Ý Luigi di Maio và bộ trưởng Nội Vụ Matteo Salvini, không ngừng tấn công chính phủ Pháp và tổng thống Emmanuel Macron.
Hôm qua, 22/01/2019, trên trang Facobook của mình, ông Salvini không ngần ngại bày tỏ hy vọng là người Pháp « sẽ thoát khỏi một tổng thống tồi ». Thủ tướng Ý đã phải lên tiếng làm dịu tình hình.
Thông tín viên RFI tại Roma, Anne Le Nir, tường thuật quan hệ căng thẳng Ý-Pháp hiện nay :
“Matteo Salvini không chỉ tuyên bố rằng Emmanuel Macron lên lớp dạy dỗ về sự đoàn kết, nhưng lại đẩy hàng ngàn người nhập cư về phía Vintimille (thành phố biên giới với Ý) và vùng Piémont (của Ý). Trên trang Facebook của mình, ông còn không tiếc lời kêu gọi người Pháp, nhân cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu tới đây, là không bầu cho đảng của tổng thống Pháp và tự thoát khỏi một tổng thống rất tồi tệ.
Bị kẹt giữa Salvini và đồng minh của ông là lãnh đạo phong trào 5 Sao, Luigi di Maio, người đã từng lên tiếng tố cáo nước Pháp làm Châu Phi nghèo đi, thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã cố làm dịu tình hình.
Trong một thông cáo, thủ tướng Ý nhắc lại rằng tình hữu nghị lịch sử giữa Ý và Pháp không hề bị xét lại, và quan hệ giữa hai nước vẫn bền vững, cho dù có cãi vã chính trị.
Tuy nhiên khó mà tin được rằng nỗ lực ngoại giao sẽ đủ để giúp chấm dứt tranh cãi, đặc biệt là trên vấn đề di dân, nhập cư, luôn được ông Salvini, lãnh đạo Liên Đoàn Phương Bắc cực hữu, khai thác triệt để nâng uy tín trong các cuộc thăm dò dư luận.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190123-cang-thang-phap-y-them-nghiem-trong-salvini-keu-goi-loai-bo-macron
‘Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông?
Nhà kinh tế học Panos Mourdoukoutas vừa có bài viết trên Forbes cho rằng “vấn đề lớn nhất” giữa Bắc Kinh và Washington không phải là thương mại, mà chính là mâu thuẫn gia tăng giữa hai nước và về Biển Đông và Châu Phi.
Trong khi đó, Tiến sĩ Carl Thayer nói ông đồng tình với chuyên gia kinh tế Mourdoukoutas rằng Trung Quốc là “địch thủ” của Hoa Kỳ, tuy nhiên ông Thayer không cho rằng chính sách thương mại mà ông Trump đang theo đuổi liên kết với chiến lược an ninh quốc tế của Hoa Kỳ.
Trong một bài đăng trên Forbes hôm 19/1, ông Mourdoukoutas viết: “Vấn đề này [tranh chấp Biển Đông] có thể kéo dài nhiều năm, nếu không phải là thập kỷ, và nó có thể dẫn đến đối đầu quân sự giữa hai nước.”
Biển Đông hiện là mục tiêu hàng đầu cho chương trình nghị sự kinh tế và chính trị của Bắc Kinh – một dự án sẽ đưa Trung Quốc thành nhà lãnh đạo kinh tế lớn tiếp theo của thế giới.
Để làm điều đó, Bắc Kinh đã đưa ra những tuyên bố cho rằng nó có những quyền “lịch sử” đối với vùng biển.
“Bắc Kinh bảo vệ các quyền đó bằng cách đe dọa, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, giúp tuyên truyền hơn nữa hiện trạng chính trị Trung Quốc,” Mourdoukoutas viết.
Quanh vụ báo VN nói TQ ‘cưỡng chiếm Hoàng Sa’
Quanh việc USS McCampbell tới Hoàng Sa và phản ứng của VN
TQ: Tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần 30 năm
Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc ra, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Việt Nam đều đưa ra những tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có khối lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ đôla đi qua mỗi năm.
Úc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ cũng vẫn mong muốn duy trì sự tự do hàng hải trong vùng biển khu vực.
“Đây chính là nguy cơ đối đầu quân sự tiềm tàng: một tình huống mà có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng lên thị trường tài chính và sự hội nhập kinh tế của nước khu vực,” Mourdoukoutas lập luận.
Nhà kinh tế học đang giảng dạy tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ còn phân tích rằng Châu Phi cũng là một trọng điểm khác cho sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bắc Kinh cử các phái đoàn đến các thủ đô Châu Phi mỗi năm, giúp thiết lập các dự án cơ sở hạ tầng và châu Phi cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên kinh tế ở mức rẻ mạt.
Bắc Kinh đang biến châu Phi thành “một lục địa thứ hai” cho Trung Quốc, Mourdoukoutas nhận định.
Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn là nhà “tài trợ” lớn nhất cho châu Phi theo Viện Nghiên cứu Trung-Phi John Hopkins.
Nhật Bản, một đồng minh của Hoa Kỳ, cũng có nhiều khoản đầu tư vào Châu Phi.
Điều này khiến Trung Quốc tố Nhật Bản “ích kỷ” và áp đặt lên các quốc gia Châu Phi và gây chia rẽ các nước Phi với Trung Quốc.
“Trung Quốc nói Nhật Bản ích kỷ thì thật mỉa mai vì bản chất ích kỷ trong các dự án đầu tư của họ ở Châu Phi. Hầu hết các quốc gia đầu tư ở Châu Phi đều làm vì [lợi ích của chính nước họ]. Thay vì chia rẽ Trung Quốc với các nước châu Phi, điều này chỉ làm chia rẽ thêm Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Thêm vào đó là những tác động đáng lo ngại từ việc Trung Quốc đang siết chặt Biển Đông, nó đặt nền tảng cho một ngòi thuốc nổ có thể gây nguy hại hơn bất kỳ cuộc chiến thương mại nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc,” Mourdoukoutas viết.
Tiến sĩ Carl Thayer nói gì?
Tiến sĩ Carl Thayer nói ông đồng tình với chuyên gia kinh tế Mourdoukoutas rằng Trung Quốc là “địch thủ” của Hoa Kỳ.
Ông Thayer nói qua bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence (hồi tháng 10/2018) và việc Tổng thống Donald Trump vừa ký ban hành Luật Sáng kiến Tái đảm bảo Châu Á (ARIA) cho thấy có một sự cạnh tranh đối đầu với Trung Quốc đang gia tăng.
Tuy nhiên, chính sách thương mại mà ông Trump đang theo đuổi không liên kết với chiến lược an ninh quốc tế của Hoa Kỳ.
“Hoa Kỳ không sử dụng vấn đề thương mại để đạt lợi thế trong vấn đề Biển Đông và ngược lại,” ông Thayer nói.
Ông Thayer cũng cho rằng khả năng xảy ra đối đầu quân sự ở khu vực Biển Đông cũng rất thấp.
Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động tuần tra vào năm ngoái với hai hình thức: một là tuần tra tự do hàng hải và hai là tiếp tục sự hiện diện của các tàu tuần tra dưới thời Obama từ Guam, Diego Garcia, Nebraska…
“Điều này cho thấy Mỹ cũng có thể phản ứng và làm Trung Quốc e ngại”.
“Nhưng tại thời điểm này, Trung Quốc không cho thấy họ có hứng thú tỏ ra hung hãn. Chúng ta đang nói rất nhiều về thương mại và kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Trung Quốc đang có một vấn đề khác phải quan tâm hơn.”
“Và Mỹ cũng không liên kết giữa các hoạt động ở Biển Đông với một chiến lược rộng lớn hơn để gây áp lực với Trung Quốc. Bởi vì thực sự là không có chiến lược gì cả.”
“Cuối cùng thì chiến lược đó có thể là gì? Trung Quốc rút quân khỏi Biển Đông ư? Phi quân sự hóa ư? Ngừng tuyên bố chủ quyền ư? Chẳng có tác dụng gì.”
“Hoa Kỳ đã áp lực lên Trung Quốc buộc phải có các hành vi tuân thủ luật lệ và tôn trọng tự do hàng hải nhưng nó chẳng đi đến đâu cả. Trung Quốc chẳng làm bất cứ điều gì.”
“Tôi hi vọng trong năm 2019 này, Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hoàn tất việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người sẽ tiếp tục chương trình này.”
Ông Thayer cũng cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang trong thời kỳ “tốt đẹp nhất” kể từ sự kiện Giàn khoan HD981 vào 2014.
Năm ngoái, Trung Quốc gây áp lực lên các hoạt động khai thác dầu mỏ trên Biển Đông của Việt Nam, một phải ngừng, một bị bỏ hoang.
“Không một quan chức Việt Nam nào muốn nói về điều này,” ông Thayer nói. “Đó là thực trạng hiện tại.”
“Việt Nam, nói cách khác, bị cô lập và trơ trọi trong khu vực, là nước duy nhất có xích mích với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.”
Dư luận ở Việt Nam thực sự “rất độc hại” với thái độ chống Trung Quốc, ông Thayer nói.
“Thế hệ trước, vốn đã hi sinh trong các cuộc chiến, sắp trở thành lịch sử, cho nên cần phải tôn vinh những sự hi sinh của họ,” ông Thayer bình luận về các bài báo gần đây của báo chí Việt Nam nhân 45 kỷ niệm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
“Tôi nghĩ, thử thách nghiêm trọng nhất với chính quyền [Việt Nam] là bảo vệ chủ quyền đất nước. Nên việc cho phép các tờ báo nội địa viết bài về Trung Quốc là biện pháp an toàn thôi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46955896
Chủ tịch Huawei cảnh báo
sẽ thôi luôn ‘đối tác toàn cầu’
Chủ tịch tập đoàn Huawei vừa đưa ra cảnh báo công ty của ông có thể sẽ rút khỏi Mỹ và Anh nếu như còn tiếp tục phải đối mặt với những ngăn cản và ràng buộc.
Huawei hiện đang bị giám sát bởi rất nhiều chính phủ các nước phương Tây, do lo sợ sản phẩm của hãng có thể bị sử dụng cho mục đích gián điệp.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, ông Lương Hoa nói rằng Huawei có thể sẽ chuyển giao công nghệ tới những quốc gia “nơi mà chúng tôi được chào đón hơn”.
Ba Lan bắt quan chức Huawei ‘vì nghi gián điệp’
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Trung Quốc thời Tập Cận Bình sắp đi về đâu?
Các hãng viễn thông khổng lồ có đáng tin?
Đức xem xét cấm Huawei lập mạng 5G
Ông cũng nhấn mạnh rằng Huawei luôn tuân theo các quy định tại những nơi mà hãng hoạt động.
Huawei chuyên sản xuất điện thoại thông minh nhưng cũng là công ty hàng đầu trên thế giới về mảng viễn thông, đặc biệt là mạng điện thoại di động 5G.
Nhưng mối quan tâm về bảo mật công nghệ đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, Canada, Úc và Đức.
Lo ngại an ninh
Huawei đã bị cấm đấu thầu một số hợp đồng chính phủ tại Mỹ, nơi mà giới tình báo nghi rằng nhà sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng trước, BT xác nhận các thiết bị của Huawei đã bị loại bỏ khỏi hệ thống liên lạc được phát triển cho các dịch vụ khẩn cấp tại Anh.
Trong khi đó, Đức đang xem xét việc loại hãng này khỏi thế hệ mạng điện thoại di động tiếp theo.
Huawei luôn khẳng định rằng đây là một công ty tư nhân, thuộc sở hữu của nhân viên và không có mối quan hệ nào với chính phủ Trung Quốc
Các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty rất hiếm khi trả lời phỏng vấn, nhưng một số nhà báo đã được mời đặt câu hỏi cho ông Lương bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos
Ông Lương nói với họ rằng nếu như công ty tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại lớn trong việc kinh doanh tại một vài quốc gia, thì “chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ sang các quốc gia nơi chúng tôi được chào đón và là nơi chúng tôi có thể hợp tác”.
Khi mà vẫn chưa biết liệu Huawei có bị rời khỏi Anh quốc hay không, ông Lương nhấn mạnh việc này sẽ phụ thuộc vào người dùng tại Anh xem họ có muốn sử dụng công nghệ của công ty hay không.
Ông cũng cho biết thêm: “Anh quốc là thị trường ủng hộ sự cởi mở và thương mại tự do”.
Ba Lan gần đây đã bắt hai người, một công dân Ba Lan, một người Trung Quốc là Vương Vệ Tinh, giám đốc đại diện cho một bộ phận của Huawei ở nước này.
Ông Vương trước đó từng làm việc trong Lãnh sự quán TQ ở Gdansk, Ba Lan.
Xung đột Canada-Trung Quốc
Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Canada tuần này nói họ sẽ cho dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Ông Lương Hoa nay kêu gọi có một sự “kết luận nhanh” đối với trường hợp của bà Mạnh để bà có thể lấy lại “tự do cá nhân”.
Ông cũng nhắc lại tuyên bố của công ty rằng việc bắt giữ hai công dân Canada ở Trung Quốc, được nhiều người coi là sự trả thù cho việc bắt giữ bà Mạnh, “không liên quan gì đến Huawei”.
Tin hôm 22/01 nói có hơn một trăm nhà ngoại giao, học giả và các nhà hoạt động đã viết một là thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Tập Cận Bình để kêu gọi trả tự do cho hai người Canada đang bị bắt giữ tại Trung Quốc.
Michael Kovrig and Michael Spavor đã bị bắt vào cuối năm ngoái, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh sau khi nhà điều hành Huawei, bà Mạch Vãn Chu bị bắt giữ tại Vancouver vào ngày 1/12.
Chữ ký trong lá thư ngỏ bao gồm bốn cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc và hai cựu đại sứ Mỹ bao gồm Gary Locke, người Mỹ gốc hoa đầu tiên giữ chức này, và một loại các nhà ngoại giao khác từ Bắc Mỹ và châu Âu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46960654
TQ chế tạo “rồng dũng mãnh” J-20 hai chỗ ngồi?
Các chuyên gia của Trung Quốc (TQ) có thể đang phát triển tiêm kích J-20 phiên bản hai chỗ ngồi.
Việc chế tạo chiến đấu cơ này được cho là để thực hiện vai trò như tác chiến điện tử, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chuyên tiêu diệt tàu sân bay, tờ Thời báo Hoàn cầu công bố ngày 16-1.
J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của TQ do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (CAIG) chế tạo. Bản thiết kế máy bay hai chỗ ngồi của J-20 không phải là mới. Các hình ảnh từ công nghệ mô phỏng bằng máy tính (CGI) cho thấy chiếc máy bay hai chỗ từng lan truyền rộng rãi trên Internet thời gian gần đây.
Đài truyền hình trung ương TQ (CCTV) đưa tin thời sự ngày 16-1 về CGI có hai chỗ ngồi của J-20.
Bản tin này không những nhấn mạnh vào lợi thế của hai phi công cùng hoạt động trong môi trường chiến thuật phức tạp, mà còn truyền thông điệp ám chỉ rằng TQ chính là quốc gia đầu tiên giới thiệu tiêm kích tàng hình có hai chỗ ngồi.
Một ngày trước đó, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã công bố bài báo có chủ đề “Sức mạnh Quân sự TQ”, trong đó có đưa nhận xét rằng Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLAAF) đang phát triển máy bay ném bom tàng hình tầm trung, xa mới.
Máy bay ném bom tàng hình tầm xa sẽ là H-20, được PLAAF xác nhận đã từng phát triển vào năm 2016. Đối với máy bay ném bom tàng hình tầm trung, giới đưa tin suy đoán rằng J-20 chính là máy bay mà DIA nhắc đến. Tuy nhiên cho đến nay chưa có thông tin nào chính thức xác nhận.
http://biendong.net/diem-tin/25992-tq-che-tao-rong-dung-manh-j-20-hai-cho-ngoi.html
100 chuyên gia TQ
kêu gọi ông Tập thả 2 công dân Canada
Trong tâm thư, các chuyên gia lo ngại việc bắt giữ 2 công dân Canada phát đi tín hiệu đáng lo ngại với những người đang làm việc trong lĩnh vực chính sách và nghiên cứu tại Trung Quốc.
Theo Hãng tin AP, hơn 100 học giả Trung Quốc và cựu quan chức ngoại giao tại nhiều quốc gia trên thế giới đã gửi tâm thư tới chủ tịch Trung Quốc, kêu gọi thả hai công dân Canada đang bị bắt giữ.
Bức tâm thư nêu quan điểm lo ngại của họ cho rằng việc bắt giữ hai công dân Canada là cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor đã phát đi tín hiệu đáng lo ngại với những người đang làm việc trong lĩnh vực chính sách và nghiên cứu tại Trung Quốc.
Phần đông giới quan sát quốc tế đều cho rằng hai công dân Canada bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ là động thái trả đũa của Bắc Kinh sau vụ việc bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, bị bắt tại Vancouver.
Trong bức tâm thư, các học giả và chuyên gia cho biết ông Kovrig là cựu cán bộ ngoại giao làm việc trong tư cách một chuyên gia về châu Á cho tổ chức nghiên cứu International Crisis Group. Trong khi đó ông Spavor là người đã góp sức nhiều cho việc thiết lập mối quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc, Canada và Mỹ.
Thư cũng ca ngợi ông Kovrig và ông Spavor là những người đóng vai trò kết nối giữa Canada và Trung Quốc, cho rằng việc bắt giữ họ sẽ khiến các chuyên gia khác, trong đó có những người viết tâm thư, sẽ phải “thận trọng hơn” khi tới Trung Quốc.
“Các cuộc hội họp và trao đổi là nền tảng cho nghiên cứu nghiêm túc và quan hệ ngoại giao trên toàn thế giới, trong đó có cả giới học giả và ngoại giao Trung Quốc”, bức thư viết. “Việc bắt giữ hai ông Kovrig và Spavor đã phát đi thông điệp cho thấy công tác mang tính xây dựng này không được chào đón và thậm chí là nguy hiểm tại Trung Quốc”.
Bức thư cũng cho rằng các vụ bắt giữ sẽ dẫn tới tình thế “giảm bớt đối thoại và tăng thêm mất lòng tin, phá hỏng các nỗ lực nhằm giải quyết những bất đồng và tìm kiếm đồng thuận. Cả Trung Quốc lẫn phần còn lại của thế giới đều sẽ nhận về hậu quả tồi tệ hơn”.
Hơn 20 cựu quan chức ngoại giao tại 7 quốc gia, trong đó có cựu ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind, cựu ngoại trưởng Úc Gareth Evans và hơn 100 học giả cũng như nhà nghiên cứu từ 19 quốc gia trên thế giới đã ký vào bức thư.
Trong diễn biến liên quan, cuối tuần qua phát biểu trước các nghị sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Canada, ông McCallum, đại sứ Canada tại Trung Quốc, cho biết cả hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt đang bị đối xử không tốt, ví dụ ông Michael Spavor bị nhốt trong phòng giam đèn bật sáng 24/24.
Trong khi đó, theo Reuters, cựu lãnh đạo Cơ quan an ninh tình báo Canada giai đoạn 2009-2013, ông Richard Fadden, ngày 21-1 có bài viết đăng trên báo Globe and Mail bày tỏ quan điểm cho rằng Canada không nên sử dụng thiết bị viễn thông 5G của Huawei, bất chấp đe dọa trước đó của Trung Quốc, để bảo vệ an toàn cho người dân Canada.
Kinh tế TQ liên tục báo động đỏ, ông Tập yêu cầu
quan chức cảnh giác cao độ trước “hiểm họa”
Trong hội nghị bất thường ngày 21/1 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có lời cảnh báo hết sức cấp thiết về những hiểm họa mà nước này đang phải đối mặt.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) đưa tin, ngày 21/1 vừa qua, tại một hội nghị bất thường với các quan chức và tướng lĩnh cấp cao được tổ chức tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo về những “hiểm họa” có nguy cơ ảnh hưởng tới quá trình cải cách và sự ổn định của nước này.
Cụ thể, trong bài phát biểu khai mạc, ông Tập Cận Bình đã nhắc nhở các tỉnh trưởng, bộ trưởng và tướng lĩnh cấp cao rằng, mặc dù kinh tế Trung Quốc vẫn đang có những tiến triển tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là họ được phép lơ là cảnh giác.
“[Đảng Cộng sản Trung Quốc] đang phải đối mặt với những thử thách dài hạn đối với quyền lực lãnh đạo lâu dài của Đảng, cũng như cải cách và mở cửa một nền kinh tế định hướng thị trường trong những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài”, hãng tin Tân Hoa Xã trích dẫn phát biểu của ông Tập trong hội nghị vừa qua.
“Đảng đang phải đối mặt với những hiểm họa hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm như tinh thần chểnh mảng, thiếu năng lực, xa rời nhân dân, thụ động và tham nhũng. Đây là đánh giá chung dựa trên tình hình thực tế hiện nay”, ông Tập cảnh báo.
“Thiên nga đen” và “tê giác xám”
Mặc dù trước đây Chủ tịch Trung Quốc từng đưa ra những cảnh báo tương tự, nhưng phát biểu của ông hôm thứ 2 vừa qua được cho là có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình hiện tại khẩn thiết và cấp bách hơn trước.
Đặc biệt, mối quan ngại của ông về những mối nguy đối với quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy giới chức Trung Quốc đang thực sự lo lắng về tác động xấu của nền kinh tế đình trệ.
“Chúng ta đang phải đối mặt với những diễn biến khó lường trong môi trường quốc tế hết sức phức tạp và nhạy cảm. Nhiệm vụ của chúng ta là duy trì sự ổn định trong nước, trong khi tiếp tục cải cách và phát triển [nền kinh tế].
Chúng ta cần phải luôn cảnh giác cao độ. Chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những những biến cố ‘thiên nga đen’, và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn tất cả các hiểm họa ‘tê giác xám'”, ông Tập nói.
“Thiên nga đen” là thuật ngữ chỉ các biến cố bất ngờ, còn “tê giác xám” tượng trưng cho những hiểm họa tiềm tàng, có thể nhìn thấy rõ, nhưng bị phớt lờ, theo SCMP.
Liên tục nhận tin dữ, Bắc Kinh “lo sốt vó”
Hội nghị trên được tổ chức trong bối cảnh Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc vừa công bố các số liệu cho thấy trong năm 2018, nền kinh tế của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong gần 3 thập kỷ qua, do cuộc chiến tranh thương mại giữa nước này và Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã, hàng trăm bộ trưởng, tướng lĩnh cùng quan chức cấp cao từ các tỉnh thành và vùng lãnh thổ của Trung Quốc đã tham dự hội nghị bất thường được tổ chức tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh. Dự kiến hội nghị này sẽ kéo dài trong 4 ngày.
Những lĩnh vực được ông Tập đề cập tới trong bài phát biểu bao gồm chính trị, kinh tế, tư tưởng và công nghệ. Trong đó, ông đã nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh phát triển và đổi mới về kĩ thuật – công nghệ, đồng thời tăng cường bảo vệ lợi ích của Trung Quốc và các công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Có thể nói rằng, chỉ trong vòng 3 tuần đầu năm 2019, nền kinh tế của Trung Quốc đã phải liên tiếp đón nhận nhiều “tin dữ”. Ngay đầu năm mới, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) thấp dưới 50, cho thấy nền kinh tế của nước này đang co lại – lần đầu tiên kể từ tháng 7/2016.
Bên cạnh đó, số lượng đơn hàng mới vẫn tiếp tục giảm mạnh, và các nhà máy sản xuất thì liên tục cắt giảm nhân công. Những dấu hiệu này cho thấy kinh tế Trung Quốc hiện nay hết sức ảm đạm trong bối cảnh cuộc thương chiến với Mỹ vẫn chưa đến hồi ngã ngũ.
Tháng trước, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa, ông Tập cũng từng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với “sóng gió và bão táp không thể tưởng tượng được” trong những năm tới. Và cuộc chiến thương mại với Mỹ chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc hiện nay.
Hôm thứ 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã bình luận về số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc trong một dòng tweet: “Trung Quốc vừa công bố số liệu kinh tế thấp nhất kể từ năm 1990 do những xung đột thương mại với Mỹ và chính sách mới của họ. Điều này quá hợp lý, đã đến lúc Trung Quốc phải đưa ra Thỏa thuận Thực sự và ngưng chơi đùa”.
TQ đang nợ hơn cả Mỹ và Nhật
Trung Quốc đã phải trả một cái giá nhất định cho thành công kinh tế của thập niên trước, tuy nhiên giờ đã đến lúc các yếu điểm bắt đầu bộc lộ. Phân tích của Đài ABC của Úc.
Trong khi nhiều nước vật lộn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc có vẻ như thoát được mà không hề hấn gì.
Nhưng giới quan sát ngày càng lo Bắc Kinh sẽ không thể trả nổi núi nợ mỗi ngày một cao, và một khi điều đó xảy ra, không chỉ Trung Quốc mà cả thị trường toàn cầu sẽ đối mặt những hậu quả khó lường.
Trước tiên phải nói rõ: “Nợ” là yếu tố chính giúp kinh tế Trung Quốc trụ vững qua cơn bão khủng hoảng tài chính, nhưng lượng tiền Bắc Kinh bơm vào nền kinh tế dẫn đến nợ doanh nghiệp của nước này phình ra khổng lồ…
Quả bom nổ chậm?
Năm vừa qua thị trường Trung Quốc có nhiều biến động: Không chỉ bị suy thoái kinh tế, lần đầu tiên trong 2 năm, xuất khẩu của nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Đúng lúc này, Mỹ lại phát động cuộc chiến thương mại và áp thuế lên hàng trăm tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Chỉ trong 1 năm Bắc Kinh đã phải 5 lần “xén” quỹ dự trữ của Ngân hàng trung ương (lần cuối là đầu tháng 1-2019) – giải phóng khoảng 116 tỉ USD, để kích cầu tăng trưởng.
Bất chấp nỗ lực đó, dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế không mấy khả quan. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định nền kinh tế số 2 thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong vài năm tới.
Bên cạnh mối lo về nợ là sự thiếu minh bạch trong thông tin ở Trung Quốc. Yếu tố sau khiến thị trường không thể hiểu và đánh giá được tác động của cuộc khủng hoảng đang tiềm tàng.
Một quan niệm sai phổ biến là “kinh tế Trung Quốc được dẫn dắt chủ yếu bởi xuất khẩu”. Điều đó có thể đúng trước năm 2008, nhưng mọi thứ đã thay đổi trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính, khi nhu cầu hàng hóa Trung Quốc giảm đều, từ châu Âu sang đến Mỹ.
Để thoát khỏi “cơn bão”, chính phủ Trung Quốc bơm 4.000 tỉ USD kích cầu để tạo việc làm thông qua các dự án hạ tầng khủng, bất động sản và đầu tư nước ngoài – bất chấp nhu cầu thị trường trong nước có giới hạn.
Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tổng nợ của Trung Quốc hiện đang ở mức 255,7% tổng GDP, trong đó nợ doanh nghiệp là 160,3%, cao hơn Nhật Bản và Mỹ.
Mối lo chính là nằm ở tỉ trọng nợ doanh nghiệp và tốc độ tăng của nhóm nợ này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Các nhà kinh tế không lo lắm về khả năng vỡ nợ vì Trung Quốc có quỹ dự trữ ngoại tệ khá lớn, bao gồm 1,15 ngàn tỉ USD trái phiếu Mỹ; rủi ro ở đây dao động giữa “một đợt kinh tế xuống dốc” và “một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp theo”.
Tảng băng nợ với rủi ro khổng lồ
Bà Jane Golley – nhà kinh tế học thuộc Đại học quốc gia Úc, nhận xét vấn đề đã trở nên phức tạp hơn vì không ai biết núi nợ của Trung Quốc thực tế là bao nhiêu và cách đồng tiền được sử dụng ra sao.
“Sự bất định khiến thị trường vốn toàn cầu, giới đầu tư và cả người tiêu dùng Trung Quốc lo lắng về hiệu ứng domino” – tiến sĩ Golley mô tả.
Bà cũng nhận định Trung Quốc không thể bán hết trái phiếu Mỹ (để trả nợ) vì động thái đó sẽ mang lại “hệ lụy toàn cầu”.
Một báo cáo của hãng đánh giá tín dụng S&P Global Ratings cuối năm 2018 phát hiện chính quyền các địa phương Trung Quốc vay nợ ngoài sổ sách lên đến 40.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 5,89 ngàn tỉ USD).
S&P mô tả đây là “tảng băng nợ với rủi ro khổng lồ”.
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), khối doanh nghiệp nhà nước nắm hơn một nửa tổng nợ doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2016, trong khi chỉ tạo ra khoảng 50% GDP.
Nhà kinh tế He Ling Shi thuộc Đại học Monash (Úc) chỉ ra nhiều dự án hạ tầng của Trung Quốc lãng phí tiền bạc và không thể sinh lời. Đó là những thành phố ma không người ở, các dự án bị bỏ phế như sân bay, các công trình lớn ít sử dụng…
“Vài thành phố chưa tới 100.000 dân nhưng cũng xin xây tàu điện ngầm, trong khi các con đường bên trên vắng tanh không người qua lại. Một vài sân bay xây bằng tiền vay mượn ngân hàng thì mỗi năm chỉ phục vụ cho số ít hành khách…” – ông liệt kê.
Nhìn chung, khả năng Trung Quốc châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác vẫn còn phải bàn thêm, nhưng đa phần giới quan sát đồng tình rằng nếu Bắc Kinh không thể xử lý các vấn đề cốt lõi của họ, Trung Quốc có thể bước vào một giai đoạn kinh tế trì trệ tương tự như “thập kỷ bị mất” của Nhật Bản.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25989-tq-dang-no-hon-ca-my-va-nhat.html
Trung Quốc hứa viện trợ
gần 600 triệu đôla cho Cam Bốt
Hôm qua, 22/01/2019, thủ tướng Hun Sen thông báo tại Bắc Kinh là Trung Quốc đã hứa sẽ viện trợ thêm 4 tỷ nhân dân tệ ( 588 triệu đôla) cho Cam Bốt.
Thông báo nói trên được thủ tướng Cam Bốt đăng trên trang Facebook của ông, kèm theo bức hình chụp ông hội kiến chủ tịch Tập Cận Bình ngày hôm trước trong chuyến viếng thăm kéo dài ba ngày tại Trung Quốc.
Hôm qua, ông Hun Sen đã được thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp đón tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân.
Ngoài số tiền viện trợ nói trên, chủ tịch Tập Cận Bình còn hứa sẽ nhập 400 ngàn tấn gạo từ Cam Bốt trong năm nay, tăng trao đổi mậu dịch song phương lên 10 tỷ đô la từ đây đến năm 2023 và sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào Cam Bốt.
Thông báo nói trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Châu Âu tái lập thuế hải quan đối với gạo nhập từ Cam Bốt, sau khi nước Ý ráo riết vận động hậu trường, vì Roma cho là gạo nhập giá rẻ đang gây nhiều thiệt hại cho các nông gia Ý.
Theo hãng tin AFP, nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc, thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ thông tin theo đó Trung Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ cho dự án xây một căn cứ hải quân ở ngoài khơi Cam Bốt. Tin đồn này xuất phát từ việc ba chiến hạm của Trung Quốc vào đầu tháng này đã ghé cảng Sihanoukville, miền nam Cam Bốt.
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn ủng hộ Phnom Penh, kể cả khi chính quyền Hun Sen cấm đảng đối lập chính tham gia bầu cử Quốc Hội năm ngoái. Trong khi đó, ảnh hưởng của Mỹ đối với Cam Bốt đang giảm đi, nhất là kể từ khi Phnom Penh cáo buộc Washington đã cùng với một lãnh đạo đối lập có âm mưu lật đổ chính phủ Cam Bốt.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190123-trung-quoc-hua-vien-tro-gan-600-trieu-dola-cho-cam-bot
7-Eleven ở Nhật ngừng bán
tạp chí người lớn trong thời gian Olympic
Hai trong số các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản cho biết họ sẽ ngừng bán tạp chí khiêu dâm trước Giải vô địch bóng bầu dục thế giới 2019 (RWC) và Thế vận hội Olympic 2020 tổ chức ở Tokyo.
Với hơn 20,000 cửa hàng tại Nhật, 7-Eleven nói họ muốn “tạo ra một môi trường mua sắm phù hợp cho tất cả khách hàng của chúng tôi.”
Đối thủ của 7-Eleven là Lawson Inc, với khoảng 14,000 cửa hàng, cũng đã đưa ra một thông báo tương tự.
Sao khiêu dâm Nhật dạy một thế hệ TQ về sex
Chủ trang web khiêu dâm Nam Hàn bị bắt
Phim đen có thật là có tác dụng xấu?
Một lượng lớn khách du lịch dự kiến sẽ đến Nhật Bản trong thời gian diễn ra hai sự kiện thể thao nói trên.
Các cửa hàng tiện lợi, mở cửa 24 giờ mỗi ngày rất thịnh hành ở Nhật với tất cả mọi mặt hàng từ đồ uống nóng, bữa ăn đông lạnh hoặc áo sơ mi dự phòng cho các nhân viên công sở bận rộn.
Tạp chí khiêu dâm thường được đặt cùng với các loại sách báo khác. Các cửa hàng sợ điều này sẽ để lại một ấn tượng tiêu cực cho khách du lịch.
“Trước đây, 7-Eleven được khách hàng nam giới ưa chuộng để mua đồ uống và thức ăn nhanh, các sản phẩm của chúng tôi được chọn để phục vụ nhu cầu này”, đại diện 7-Eleven nói với Reuters.
“Tuy nhiên, vai trò và nhu cầu sử dụng của khách hàng đã thay đổi trong những năm gần đây. 7-Eleven trở thành một địa điểm mua sắm quan trọng cho gia đình, trẻ em và cả người già.”
Chuỗi cửa hàng này cho biết sách báo khiêu dâm chiếm chưa đến 1% doanh thu, và việc không bán mặt hàng này sẽ giúp có thêm chỗ cho những hàng hóa khác.
RWC 2019 sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 9 năm nay, trong khi Thế vận hội Olympic sẽ khai mạc ở Tokyo vào tháng 7 năm 2020.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46969210
Davos: Thủ tướng Nhật quyết tâm
khôi phục niềm tin vào thương mại toàn cầu
Ngày 23/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ tận dụng tư cách Chủ tịch nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới để khôi phục niềm tin vào hệ thống thương mại toàn cầu, theo tin Reuters.
Bài phát biểu của ông Abe trước Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra trên dãy núi Alps ở Thụy Sĩ, mang ý nghĩa quan trọng vào thời điểm cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ngày càng leo thang, trở thành một trong nhiều yếu tố đe dọa sẽ làm sa sút mạnh đà tăng trưởng toàn cầu.
Reuters dẫn lời ông Abe nói với các đại biểu: “Nhật Bản quyết tâm giữ gìn và cam kết củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, cởi mở và tự do”.
“Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy xây dựng lại niềm tin đối với hệ thống thương mại quốc tế. Đó phải là một hệ thống công bằng, minh bạch và hiệu quả trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cả các lĩnh vực như thương mại điện tử, và mua sắm chính phủ”.
Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Pháp, Anh và Mỹ bỏ ý định tham dự hội nghị Davos vì những quan tâm cấp bách hơn ở trong nước, Thủ tướng Abe là một trong chỉ có ba nhà lãnh đạo của nhóm G7 tham dự sự kiện thường niên ở Davos, nơi mà lãnh đạo các doanh nghiệp bày tỏ lo lắng về những thiệt hại mà chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.
Ông Abe cho biết trong cương vị là chủ tịch nhóm G20 năm nay, Nhật Bản sẽ tìm cách dẫn đầu các cuộc thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu, và cách thức tạo điều kiện cho việc sử dụng dữ liệu số và cùng lúc, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Phát biểu này nêu bật hy vọng của Nhật Bản sẽ huy động được sự hậu thuẫn từ một số đối tác G20 của mình nhằm thúc đẩy cách tiếp cận đa phương trong việc giải quyết các xung đột thương mại.
Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói rằng điều đó có thể giúp Tokyo chống lại áp lực từ Washington đòi mở cửa thị trường nông nghiệp của Nhật Bản, một đề tài nhạy cảm về mặt chính trị ở trong nước, và thực hiện các bước khác để khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại song phương.
Reuters dẫn lời ông Takeshi Niinami, người đứng đầu hãng bia Suntory Holdings và một cố vấn kinh tế của Thủ Tướng Abe, nói rằng Nhật Bản phải nhất quán về nhu cầu thúc đẩy thương mại tự do và “không nên thay đổi lập trường bất chấp Hoa Kỳ luôn luôn nhắc tới việc thực hiện một thỏa thuận song phương”.
Úc, Singapore và các quốc gia khác tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giúp Nhật Bản biến thương mại tự do trở thành chủ đề tranh luận chính tại G20, ông nói thêm với Reuters.
Tại hội nghị Davos năm 2014, ông Abe cam kết sẽ kéo nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ bằng chính sách kinh tế mang tên ông – “Abenomics” kết hợp giữa chi tiêu tài chính, chính sách tiền tệ dễ dãi và các bước để thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản thông qua cải cách thị trường lao động và giảm bớt các quy định.
Năm năm sau, đà tăng trưởng kinh tế qua trung gian “Abenomics” đang mờ nhạt dần, lạm phát vẫn nằm dưới mức chỉ tiêu của Ngân hàng Nhật Bản và các nhà phê bình chỉ ra tình trạng chậm tiến bộ trong việc loại bỏ bớt các quy định.
Ông Abe đã tìm cách chống chế những chỉ trích đó, nói rằng thông qua các chính sách tạo công ăn việc làm, ông đã phá hủy “bức tường tuyệt vọng và bi quan về Nhật Bản” đã tồn tại cách đây năm năm.
Ông nói Nhật Bản hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận trong khối G20 về nhu cầu giảm rác thải nhựa đổ vào đại dương, và phối hợp sử dụng dữ liệu số trên toàn cầu mà không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân và quyền sở hữu trí tuệ.
Những người thân cận với Thủ tướng Nhật nói ông Abe muốn sử dụng hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka để tăng mức độ ủng hộ đối với ông trong thời gian dẫn tới cuộc bầu cử thượng viện giữa kỳ diễn ra vào tháng 6 năm nay.
Quan chức Đài Loan: Đài Bắc có thể
tiêu diệt tàu sân bay TQ trong vài giây
Ông Vương Hạo Vũ dẫn nguồn một tạp chí quân sự khẳng định, dù cho không có sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật, Đài Loan vẫn có thể cầm cự được một năm trở lên trong cuộc chiến với Bắc Kinh.
Mới đây, ngày 20/1, ông Vương Hạo Vũ – quan chức Đào Viên, Đài Loan cho biết, căn cứ theo báo cáo mới nhất của Credit Suisse, cơ quan phòng vệ Đài Loan xếp thứ 13 trong chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, đứng trên cả Đức, Israel hay Canada và Australia.
Theo United Daily News (Đài Loan), đây là chỉ số được Credit Suisse đưa ra vào năm 2015.
“Chỉ cần có thể bổ sung số lượng tàu ngầm đang thiếu thì [Đài Loan] có thể vượt mặt 10 khu vực và cường quốc quân sự toàn cầu”, ông Vương nói.
Ông này nói thêm, eo biển Đài Loan là nơi có mật độ tên lửa nhiều nhất toàn cầu, bởi chỉ tính riêng cơ quan phòng vệ Đài Loan đã có tới hơn 7.7000 quả tên lửa.
“Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 là loại tên lửa chống hạm mạnh nhất thế giới, có thể tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc trong vài giây”, quan chức Đài Loan nhấn mạnh.
“Theo tạp chí quân sự nước ngoài, dù cho không có sự giúp đỡ của Mỹ và Nhật Bản, Đài Loan vẫn có thể cầm cự được một năm trở lên [trong cuộc chiến với Bắc Kinh]”, ông Vương Hạo Vũ cho biết.
Theo giới phân tích, phát biểu của quan chức Đài Loan là lời đáp trả tuyên bố “sẽ không từ bỏ khả năng dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị đầu tháng 1/2019 tại Bắc Kinh.
Chiến đấu cơ Trung Quốc lại bay sát Đài Loan
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, hôm qua, 22/01/2019, các chiến đấu cơ của Trung Quốc lại bay sát Đài Loan để một lần nữa phô trương sức mạnh tại vùng này.
Bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm nay, ra thông báo cho biết, trong số nhiều chiến đấu cơ của Trung Quốc bay trên eo biển Ba Sĩ (Bahsi), có chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 và máy bay vận tải Thiểm Tây (Shaanxi) Y-8, có thể được dùng để do thám. Những máy bay này đã xuất phát từ miền nam Trung Quốc, bay qua eo biển Ba Sĩ, rồi sau đó bay đến vùng tây Thái Bình Dương.
Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, quân đội Đài Loan đã điều các phi cơ và tàu giám sát đến vùng eo biển Ba Sĩ để « bảo đảm an toàn cho không phận và hải phận quốc gia ».
South China Morning Post cho biết là hải quân và không quân Trung Quốc thường xuyên mở các chuyến tuần tra đến vùng hải phận và không phận sát Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn, một nhân vật ủng hộ nền độc lập của hòn đảo này, đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016.
Nhưng việc chiến đấu cơ Trung Quốc bay tuần tra sát Đài Loan lần này diễn ra chỉ vài ngày sau khi tư lệnh hải quân Hoa Kỳ, đô đốc John Richarson, tuyên bố với các phóng viên tại Tokyo rằng Washington không loại trừ khả năng gởi hàng không mẫu hạm đến eo biển Đài Loan.
Vào đầu tháng Giêng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh cáo rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan với Trung Hoa lục địa, và sẵn sàng tiến hành « mọi biện pháp cần thiết » để chống « các thế lực bên ngoài » can thiệp vào vấn đề Đài Loan.
Trước thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh, tổng thống Thái Anh Văn trong tháng này đã kêu gọi quốc tế yểm trợ để bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190123-chien-dau-co-trung-quoc-lai-bay-sat-dai-loan
Philippines sẽ điều tàu chiến đến TQ duyệt đội hình
Hải quân Philippines sẽ tham gia lễ duyệt đội hình ở ngoài khơi tỉnh Sơn Đông, đáp lại chuyến thăm Manila của ba chiến hạm Trung Quốc.
“Họ tới thể hiện tình bạn, chúng ta có thể đáp lại bằng sự hiếu khách. Philippines sẽ điều một số tàu đến Trung Quốc trong năm nay. Đây là một phần trong các hoạt động xây dựng lòng tin giữa hai nước”, SCMP dẫn lời tư lệnh hải quân Philippines Robert Empedrad phát biểu hôm 21/1 sau khi thăm tàu hộ vệ tên lửa Wuhu của Trung Quốc.
Biên đội ba tàu chiến Trung Quốc tuần trước cập cảng Manila của Philippines trên đường trở về sau chiến dịch chống cướp biển ở Vịnh Aden, phía đông châu Phi.
Lễ duyệt đội hình trên biển dự kiến diễn ra ngày 23/4 ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông để kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc. Đây sẽ là lần đầu Philippines cử tàu hải quân tới tham gia hoạt động quân sự tại Trung Quốc, nỗ lực có thể giúp giảm căng thẳng song phương trên Biển Đông.
Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 16/7/2016 ra phán quyết kết luận Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông sau khi Philippines đệ đơn kiện. Phán quyết này được xem là một chiến thắng của Manila.
Từ khi nắm quyền vào cuối tháng 6/2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thực thi chính sách thân Trung Quốc nhằm đổi lại các khoản viện trợ và đầu tư. Ông nhiều lần bị phe đối lập lên án vì thể hiện lập trường mềm yếu trước hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như phát ngôn gây tranh cãi về vùng biển này.
http://biendong.net/bi-n-nong/25999-philippines-se-dieu-tau-chien-den-tq-duyet-doi-hinh.html
Thái Lan : Nhà vua
ký sắc lệnh tổ chức bầu cử Quốc Hội
Hôm nay, 23/01/2019, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn ký sắc lệnh thông báo cuộc bầu cử Quốc Hội sẽ diễn ra trong thời gian tới. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Sau khi có sắc lênh của nhà vua, ủy ban bầu cử quốc gia sẽ phải công bố cụ thể ngày tiến hành bầu cử. Từ khi lên nắm quyền tại Thái Lan, giới quân sự đã nhiều lần hoãn tổ chức bầu cử. Gần đây nhất chính quyền thông báo cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào cuối tháng Hai tới, nhưng do nhà vua ban sắc lệnh chậm nên thời điểm bầu cử có thể sẽ bị lùi lại thêm.
Chính quyền quân sự hôm nay ra thông cáo kêu gọi ủy ban bầu cử không nên chọn ngày tổ chức tuyển cử quá cận lễ đăng quang của nhà vua Vajiralongkorn, dự trù từ ngày 4 đến 6 tháng Năm tới.
Cho tới tận tháng 9 năm ngoái, các đảng phái chính trị tại Thái Lan mới có lại quyền kết nạp thành viên mới và bầu lãnh đạo. Tháng trước chính quyền cho phép các đảng được tiến hành vận động tranh cử, trong khi mà theo Hiến Pháp thì thời điểm muộn nhất cho cuộc bầu cử là ngày 09/05.
Năm 2016, chính quyền quân sự đã cho thông qua Hiến Pháp mới, theo đó, Thượng viện, do giới quân sự chỉ định ra, sẽ có quyền trong việc chỉ định thủ tướng.
Tướng Prayut Chan-O-Cha làm thủ tướng từ sau cuộc đảo chính quân sự từ đó đến nay đã tận dụng quyền lãnh đạo đất nước để tiến hành vẫn động tranh cử trong khắp đất nước, trong khi các tiếng nói đối lập bị bóp nghẹt, các đảng phái chính trị bị cấm đoán hoạt động.
Đối lập Thái Lan hiện nay đã bị suy yếu hoàn toàn, kể cả đảng Puea Thai, của anh em nhà cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và Yingluck Shinawatra từng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử từ năm 2001, cũng không còn mấy cơ hội cạnh tranh với đảng cầm quyền.
Những tháng gần đây hàng chục đảng mới được thành lập đã đăng ký ra tranh cử, nhưng chủ yếu đó chỉ là các đảng nhỏ mà trong đó có nhiều tổ chức tự nhận ủng hộ chính quyền quân sự.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190123-thai-lan-nha-vua-ky-sac-lenh-to-chuc-bau-cu-quoc-hoi
Úc tìm tung tích một nhà văn Úc gốc Hoa
mất tích ở Trung Quốc
Chính phủ Úc đang điều tra tung tích của một công dân Úc gốc Hoa tên Yang Hengjun, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cho biết hôm 23/1, sau khi xuất hiện thông tin bày tỏ lo ngại về khả năng nhà văn Yang Hengjun, trước đây là một nhà ngoại giao Trung Quốc bất đồng quan điểm với Bắc Kinh, đã bị bắt giữ ở Trung Quốc.
Báo Sydney Morning Herald dẫn lời một người bạn của ông Yang cho biết ông đã biệt tăm từ khi đáp chuyến bay từ New York tới Quảng Châu hôm thứ Bảy 19/1, và bạn bè của ông lo ngại ông đã bị bắt giữ.
Ông Yang giờ là một blogger, đã nhập quốc tịch Úc. Hãng tin Reuters nói ông mất tích giữa lúc căng thẳng đang leo thang giữa Trung Quốc và một số nước phương Tây sau khi hai công dân Canada, một nhà ngoại giao tạm nghỉ việc không ăn lương, và một chuyên gia bị bắt giữ ở Trung Quốc vì bị nghi là một mối “đe dọa an ninh”.
Vụ bắt giữ hai nhân vật này dược coi là hành động trả đũa của Bắc Kinh sau khi bà Mạnh Vãn Chu, Giám Đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, bị Canada bắt theo yêu cầu của phía Mỹ, với cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Hai người bạn của ông Yang cho biết họ đã báo cáo vụ mất tích của ông với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Một trong hai người bạn, ông Feng Chongyi thuộc Đại học Công nghệ Sydney, cho biết trước đó ông Yang đã lên kế hoạch để bay đến Thượng Hải. Ông Feng nói ông tin rằng bạn ông đang bị Cục An ninh ở Bắc Kinh giam giữ.
Được hỏi về vụ mất tích của ông Yang tại cuộc họp báo thường ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói bà không biết gì về vụ này.
Bộ Công an Trung Quốc không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Một phát ngôn viên của DFAT xác nhận bộ đang điều tra nhưng không nêu rõ tên của ông Yang.
Nước Úc đã góp tiếng với cộng đồng quốc tế lên án vụ bắt giữ hai người Canada, nhưng ông Yang là mục tiêu bị Trung Quốc nhắm tới từ lâu. Nhà cựu ngoại giao Trung Quốc này đã từng lên tiếng chỉ trích điều mà ông nói là “hành vi can thiệp” của Trung Quốc vào nội tình nước Úc.
(Reuters)