Tin Việt Nam – 22/01/2019
UBND quận Tân Bình nêu rõ tên 5 người dân
Vườn rau Lộc Hưng và đòi xử lý hình sự
Trong cuộc họp báo ngày 20/1/2019, Trung tá Nguyễn Thành Lợi – Trưởng Công an quận Tân Bình, TPHCM cho biết, đã xác định được 5 người gồm Cao Hà Chánh, Cao Hà Trực, Trần Quốc Tiến, Vũ Văn Bảo, Trần Minh Thoa là những người cầm đầu, kích động, xúi giục người dân khu vực Vườn rau Lộc Hưng chống đối, khi cơ quan chức năng đến khu vực trên để kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, kiểm tra lưu trú và các hoạt động phòng chống tội phạm.
Mạng báo Công an thành phố dẫn lời người đứng đầu ngành Công an quận Tân Bình cho biết thêm, riêng ông Trần Quốc Tiến có hành vi chống người thi hành công vụ khi đoàn công tác UBND phường 6 đến khu vực để đo vẽ, nhằm xác định diện tích các thửa đất.
Cũng theo cơ quan Cảnh sát điều tra công an quận Tân Bình, họ đang thụ lý điều tra, xử lý vụ việc và đã nhiều lần gửi thư mời triệu tập làm việc, nhưng ông Tiến vẫn không chấp hành và bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Công an Quận Tân Bình đang tiếp tục củng cố hồ sơ chứng cứ, để xử lý hình sự vụ án theo quy định của pháp luật.
Cả 5 người được nêu tên là dân ở khu Vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyên phường 6, Quận Tân Bình cưỡng chế vào các ngày 4/1 và 8/1 vừa qua. Người dân phản đối vì cho rằng chính quyền đã cưỡng chế trái pháp luật mảnh đất mà họ đã ở từ thời ông bà, cha mẹ và hợp pháp.
Họ nghĩ rằng chúng tôi trẻ, chúng tôi năng nổ và giúp đỡ cho bà con nhiều nhất thì họ nêu lên để những người này khiếp sợ (khủng bố tinh thần mà) để chúng tôi không giúp đỡ bà con nữa. – Cao Hà Chánh
Ông Cao Hà Chánh, một người bị Trung tá Nguyễn Thành Lợi nêu tên trong danh sách “các đối tượng phá rối” và đòi xử lý hình sự cho hay, 5 người bị nêu tên đều thuộc ban đại diện do người dân tự bầu lên. Ông nói:
“Những người này rất năng động và giúp đỡ bà con nên vì vậy họ chọn cái tên để họ nêu lên, suốt nhiều năm nay có những bác già, có những bác nữ mạnh mẽ như bác Thuật, gìa lớn tuổi thì họ lại không nêu lên, nếu họ nêu lên thì rõ ràng người ta cười nữa.
Họ nghĩ rằng chúng tôi trẻ, chúng tôi năng nổ và giúp đỡ cho bà con nhiều nhất thì họ nêu lên để những người này khiếp sợ (khủng bố tinh thần mà) để chúng tôi không giúp đỡ bà con nữa.
Chúng tôi xin được nêu lên và xin quý đài nêu rõ như vậy để họ ra mặt và ra công báo thực hiện quyết định theo như họ công bố.”
Ông Chánh cho biết thêm cả 5 người hiện vẫn đang sinh hoạt bình thường cùng người dân và sẵn sàng đối chất với chính quyền.
“Bây giờ họ đang vu khống, họ thuyết phục dư luận thì bây giờ cứ việc hỏi tất cả sở Công an và Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố và cấp trung ương… thì cứ việc hỏi thẳng suốt nhiều năm không trả lời về việc đàn áp, đánh đập chúng tôi khi chúng tôi làm đúng luật.
Chúng tôi lên gửi đơn đúng luật mà không trả lời mà lại bao vây đàn áp chúng tôi. Chúng tôi gửi đơn khiếu nại tố cáo hành vi này… Sở công an và Bộ công an chưa trả lời mà bây giờ tiếp tục vu khống chúng tôi như thế nào.
Bây giờ yêu cầu ra đối chứng với chúng tôi, Sở Công an và Bộ Công an ra đối chứng với chúng tôi để thực, nếu chúng tôi sai thì bắt đi, còn bây giờ đừng vu khống chúng tôi nữa”.
Chính quyền quận Tân Bình nói với báo giới là trong 2 ngày 4 và 8/1/2019 chính quyền chỉ cưỡng chế “tháo dỡ nhà xây dựng trái phép” trong khu vực Vườn rau Lộc Hưng là khu đất công rộng khoảng 49 ngàn m2 và không thu hồi đất.
Tuy nhiên sau đó chính quyền địa phương lại cho hay sẽ hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 cho những hộ chứng minh được rằng đã canh tác ổn định lâu năm và không có tranh chấp để lấy đất xây dựng dự án cụm trường học đạt chuẩn quốc gia.
Hôm 16/1, công an quận Tân Bình lại thông tin là đang củng cố hồ sơ xử lý với gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.
Công an nói đã xác định các đối tượng cầm đầu và đang củng cố hồ sơ xử lý nghiêm trước pháp luật, tuy nhiên không cho biết tên cụ thể những người này.
Công an quận Tân Bình cũng khuyến cáo người dân, “ai là nạn nhân của hành vi dụ dỗ, lừa gạt có liên quan đến việc mua bán đất đai, xây dựng trái pháp luật trong khu vực trên, không nên nghe theo lời xúi giục hoặc sợ hãi trước những lời đe dọa của các đối tượng xấu, mà mạnh dạn tố giác để các cơ quan chức năng xử lý những đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.”
UBND quận Tân Bình: Đã chi trả
18 hộ Vườn rau Lộc Hưng số tiền 17 tỷ đồng
Ủy ban nhân dân quận Tân Bình cho biết, tính đến ngày 21/1/2019, đã có 65/73 hộ dân ở Vườn rau Lộc Hưng đồng ý đăng ký kê khai để nhận kinh phí hỗ trợ và đã chi trả cho 18 hộ với số tiền tương đương 17 tỷ đồng.
Ngoài ra theo báo Công an TPHCM, chính quyền địa phương cũng trao 18 phần quà Tết, mỗi phần 6 triệu đồng, gồm 5 triệu tiền mặt và 1 triệu là quà đồng thời thưởng thêm cho 18 hộ, mỗi hộ 5 triệu đồng do đồng thuận với chủ trương của chính quyền, kê khai trước Tết nguyên đán.
Quận Tân Bình tiếp tục đưa thêm 12 tổ công tác đi vận động các hộ còn lại, phấn đấu sẽ xong trước ngày 25/1 và chi trả cho 5 hộ đã đủ hồ sơ.
Tuy nhiên, một người thuộc ban đại diện Vườn rau Lộc Hưng là ông Cao Hà Chánh cho biết, hiện nay vẫn có trong khoảng 170 người của hơn 80 hộ dân vẫn tiếp tục kêu cứu và khiếu nại đến các cơ quan chức năng và từ chối số tiền hỗ trợ của chính quyền.
“Hiện nay trong tinh thần thì tôi không khẳng định, nhưng mà theo tôi được biết họ tiếp nhận được 65 người. Trong tập thể của chúng tôi gửi đơn cho các cấp vẫn giữ yên, chỉ có 1, 2 trường hợp chung chung không biết có ra ngoài đó lãnh tiền được không.
Còn chúng tôi vẫn giữ nguyên tập thể một khối này kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Hiện nay có 160, 170 người đó vẫn kêu cứu, khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng,” ông Chánh nói qua điện thoại.
Vẫn theo UBND quận Tân Bình, trên “đơn khiếu kiện đề ngày 17/1 của 166 người nhưng số chữ ký thực tế là 114, chỉ có 38 hộ liên quan 61 thửa tại khu vườn rau. Có người ký 8 lần, hai người không liên quan nhưng vẫn ký đơn.”
Mạng báo Soha dẫn lời hính quyền quận Tân Bình cho biết, trong ngày 21/1 cơ quan chức năng đã cắm cột mốc từng thửa trong khu đất Vườn rau Lộc Hưng dọc theo đường Chấn Hưng nhằm khôi phục hiện trạng thửa đất như trước khi xây dựng nhà trái phép và cho biết thêm nếu có trên 80% số hộ dân đồng thuận, quận sẽ triển khai ngay các gói thầu thi công dự án cụm trường học đạt chuẩn quốc gia.
Trước đó vào chiều ngày 21/1, nhiều người dân ở phường 6, quận Tân Bình, TPHCM đã kéo ra khu đất trước đây là vườn rau và nhà của người dân để phản đối những người của chính quyền cắm mốc và phân lô mà không hỏi ý kiến người dân địa phương.
Người dân nghi ngờ rằng chính quyền đang làm các phần việc để phân lô bán nền.
Thêm người bị tuyên án tù
dưới tội danh “Lật đổ chính quyền”
Tòa án tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên án 14 năm tù giam đối với ông Phan Văn Bình, về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm 22/1.
Theo TTXVN, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã nhận định hành vi của ông Phan Văn Bình là đặc biệt nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xâm phạm đến an ninh quốc gia, đi ngược với lợi ích dân tộc, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội, cần phải cách ly khỏi xã hội một thời gian để giáo dục.
Theo cáo trạng của Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, ông Phan Văn Bình, sinh năm 1972, qua mạng xã hội Facebook, với tài khoản tên “An Phan” đã viết đơn xin gia nhập tổ chức có tên gọi “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, do ông Đào Minh Quân làm lãnh đạo và được nói là tổ chức hoạt động với mục đích lật đổ Nhà nước Việt Nam.
Ông Phan Văn Bình bị bắt tạm giam hồi ngày 8/2/18.
Trong năm 2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử 12 người thuộc Tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời với cùng tội danh. Mức án được tuyên từ 5 đến 14 năm tù giam. Trong đó, có hai bị cáo là người Mỹ gốc Việt bao gồm ông Nguyen James Han và bà Phan Angel bị mỗi người 14 năm tù và trục xuất ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam.
Trước đó vào năm 2017, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử đối với nhóm 15 người bị xác định tham gia vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và dính líu đến vụ đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất trong tháng 4. Một trong 15 bị cáo đã bị tuyên mức án 16 năm tù.
Tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bị Chính quyền Hà Nội liệt vào danh sách phản động và khủng bố.
Đề nghị mức án từ 5 đến 9 năm tù
cho bốn cựu lãnh đạo dầu khí
Bốn cựu lãnh đạo công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn hôm 22 tháng 1, bị Viện kiểm sát đề nghị từ 5 đến 9 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Theo đại diện Viện kiểm sát Hà Nội, trong thời gian từ năm 2009 đến 2014, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc ưu tiên gửi tiền vào OceanBank, bốn cựu lãnh đạo của công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là nguyên Tổng Giám đốc Đinh Văn Ngọc, nguyên Phó Tổng giám đốc Vũ Mạnh Tùng, nguyên kế toán trưởng Phạm Xuân Quang và nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Nguyễn Hoài Giang, đã thực hiện việc gửi tiền của Lọc hóa dầu Bình Sơn vào OceanBank chi nhánh Quảng Ngãi và nhận lại tiền “cảm ơn” hàng tỷ đồng.
Cụ thể, ông Nguyễn Hoài Giang gởi tổng cộng 11.582 tỷ đồng, ông Đinh Văn Ngọc gởi1.840 tỷ đồng và gia hạn gửi 12.050 tỷ đồng, ông Vũ Mạnh Tùng gởi 7.830 tỷ đồng và ông Phạm Xuân Quang gởi 19.412 tỷ đồng và 23 triệu USD.
Các cựu lãnh đạo của công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn nhận được các khoản tiền “cảm ơn” nhiều tỷ đồng, hay còn gọi là tiền chi lãi ngoài theo chỉ đạo của cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm.
Đại diện Viện Kiểm sát Hà nội cho rằng, 4 vị cựu lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và đề nghị mức án cho ông Nguyễn Hoài Giang từ 7 – 8 năm tù; Vũ Mạnh Tùng từ 8 – 9 năm tù; Phạm Xuân Quang từ 6 – 7 năm tù và Đinh Văn Ngọc 5 – 6 năm tù.
Liên quan đến đại án tham nhũng tại ngân hàng Oceanbank, vào cuối tháng 9 năm 2017, nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình và nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Hà Văn Thắm nhận án chung thân. Đây là 2 nhân vật đứng đầu trong vụ đại án thất thoát hơn 2.000 tỷ đồng tại Oceanbank.
Tại phiên phúc thẩm ngày 26 tháng 4 năm 2018, Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với ông Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm vì cho rằng các bản án đều có căn cứ và không oan sai.
Giới tài xế và luật sư nói với BBC rằng việc BOT Cai Lậy thu phí trở lại ngay sau Tết Nguyên đán là “bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư một cách thái quá” và “hy sinh quyền lợi chính đáng của người dân”.
Tin cho hay từ ngày 14/2, trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, thu phí trở lại với giá vé giảm cho tất cả phương tiện nhưng tăng gấp đôi thời gian thu.
Việc này được cho là thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chuyện gì đang xảy ra tại BOT An Sương-An Lạc?
BOT Cai Lậy: liệu minh bạch sẽ là giải pháp?
Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế ‘hiệu quả, cần thiết’
Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
Vụ các trạm BOT ‘nhắm vào ông Thăng’?
“Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm phối hợp với các địa phương liên quan triển khai đảm bảo giao thông thông suốt trên toàn tuyến của dự án,” theo báo Zing.
Mức phí đối với xe dưới 12 chỗ, ôtô tải dưới 2 tấn qua trạm này giảm từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng. Mức giá vé lượt áp dụng cho các nhóm phương tiện khác cũng giảm từ 40-60% so với mức giá ban đầu.
‘Xoa dịu dư luận’
Trả lời BBC hôm 21/1, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: “Theo như tôi hiểu, việc cải tạo và tăng cường 26,4 km đường quốc lộ 1 là trách nhiệm của Nhà nước vì hàng năm người dân đều phải đóng phí bảo trì đường bộ.”
“Nhà nước không thể thu tiền của người dân rồi không chịu làm gì rồi tiếp tục đẩy trách nhiệm này cho người dân một lần nữa thông qua việc thu phí BOT. Nếu trạm BOT giữ nguyên hiện trạng như hiện nay thì bất công vẫn còn đó vì sẽ có nhiều trường hợp không đi vào đường tránh nhưng vẫn phải trả tiền. Việc này chẳng khác nào việc người dân “không vào rạp xem phim mà vẫn phải trả tiền.”
“Ngay cả người dân chấp nhận trả thay Nhà nước phần chi phí mà chủ đầu tư đã bỏ ra để cải tạo và tăng cường mặt đường thì người dân cũng cần phải biết rõ số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra thực sự là bao nhiêu, có hợp lý và tương xứng với khối lượng, chất lượng công việc mà chủ đầu tư thực hiện hay không.”
“Trên cơ sở quyết toán khối lượng và giá trị công việc đã thực hiện, lưu lượng phương tiện lưu thông… thì mới hình thành nên giá vé và thời gian thu phí. Với cách giảm giá vé như hiện nay, chắc chắn là người dân buộc phải trả luôn cho cả phần tuyến tránh thị xã Cai Lậy.”
Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy có chiều dài 38,5 km, gồm tăng cường mặt đường quốc lộ 1 dài 26,4 km và xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km. Trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 “để thu phí cho hai tuyến đường”.
Từ ngày 14/12/2017, BOT Cai Lậy phải tạm dừng thu phí, chờ phương án xử lý của Chính phủ, do bị hàng loạt tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ mua vé.
Luật sư Sơn nói thêm: “Theo tôi, Chính phủ cần hướng đến một giải pháp công bằng, lấy lợi ích chính đáng của người dân làm trung tâm. Việc giảm giá vé hiện nay theo tôi chỉ là nhằm xoa dịu dư luận chứ nguyên nhân mâu thuẫn vẫn còn đó và không được mổ xẻ. Trong vụ này, Thủ tướng có quyền chỉ đạo, yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải làm theo phương án này, phương án kia nhưng đó là chuyện nội bộ giữa Thủ tướng Chính phủ với thành viên Chính phủ. Còn trong mối quan hệ hợp đồng BOT thì Bộ Giao thông-Vận tải và chủ đầu tư là bình đẳng.”
“Về bản chất, tranh chấp hiện nay giữa người dân và chủ đầu tư là tranh chấp dân sự. Bộ Giao thông-Vận tải là bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do đó, tranh chấp này phải do tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thủ tướng không thể giải quyết tranh chấp này bằng một quyết định hành chính được.”
“Khi đó, nếu không có luật để điều chỉnh, tòa án sẽ giải quyết vụ án trên cơ sở của lẽ công bằng. Trong trường hợp tòa án phát hiện các quy định về xây dựng cầu đường theo hình thức BOT bất hợp lý, tòa án sẽ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi.”
“Nhà nước không nên bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư một cách thái quá mà hy sinh quyền lợi chính đáng của người dân.”
Cùng ngày, một nữ tài xế quê ở miền Tây, đề nghị ẩn danh, nói với BBC: “Theo tôi dự báo thì BOT Cai Lậy sẽ lại vấp phải sự phản đối dữ dội của cánh tài xế ngay khi mở cửa lại.”
“Cho dù nhà đầu tư trạm này và công an có mạnh tay trấn áp giống như sự việc vừa xảy ra tại BOT An Sương-An Lạc.”
“Bởi lẽ, một khi số lượng tài xế đồng loạt phản đối tại trạm rất nhiều, lực lượng chức năng không thể cẩu hết các xe của những tài xế phản đối vì sẽ gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại khu vực BOT Cai Lậy.”
“Hơn nữa, cộng đồng mạng bây giờ nhìn nhận việc phản đối BOT của cánh tài xế là không phải vì lợi ích cá nhân, mà chỉ vì họ muốn mọi giao dịch dân sự được minh bạch và muốn đánh động về lợi ích nhóm.”
“Người không sử dụng dịch vụ của trạm BOT thì có quyền không mua phí.”
Căng thẳng tại BOT An Sương-An Lạc
Trong một diễn biến khác, trạm BOT An Sương-An Lạc đặt trên quốc lộ 1 đoạn qua quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, thời gian qua thường xuyên rơi vào cảnh bị cánh tài xế phản đối vì “thu phí quá thời hạn” và “đặt nhầm chỗ”.
Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư) đã nhiều lần phải xả trạm.
Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 10/1 tường thuật: “Theo quy định, thời hạn thu phí BOT An Sương-An Lạc phải chấm dứt vào tháng 1/2017, nhưng họ vẫn tiếp tục thu với lý do là đầu tư thêm bốn cây cầu vượt trong thành phố. Các tài xế cho rằng họ không sử dụng các cây cầu này thì tại sao phải trả phí. Đã nhiều lần lái xe phản đối buộc trạm BOT này phải xả trạm.”
Từ đêm 14/1, mạng xã hội xôn xao với những video được phát trực tiếp từ hiện trường cho thấy một nhóm tài xế, trong đó có blogger, phóng viên bị cô lập tại một con đường nhỏ gần trạm BOT An Sương-An Lạc.
Trước đó, ba chiếc xe hơi của họ bị câu từ trạm BOT An Sương-An Lạc đến nơi được cho là lối dẫn vào một nhà máy, cách trạm BOT khoảng 50m.
Theo như trong clip thì những người này không được ăn, không được nhận đồ ăn tiếp tế từ bên ngoài.
“Tôi không phải là blogger hay nhà đấu tranh cho cộng đồng, mà chỉ là cá nhân đấu tranh cho quyền lợi bản thân, đòi sự minh bạch cho đồng tiền mình bỏ ra khi qua trạm BOT có chính đáng hay không.”ông Huỳnh Long, tài xế
Bên ngoài xe của họ là hàng rào kẽm gai, xe công an và lực lượng chức năng, nhân viên an ninh thường phục và những người đeo khẩu trang canh gác.
Tình trạng cô lập được cho là kéo dài hơn 12 giờ và đến trưa 15/1 thì nhóm này làm việc với công an.
‘Bảo vệ cái đúng’
Chiều 15/1, trả lời BBC qua điện thoại, ông Huỳnh Long, tài xế, nói: “Chúng tôi gồm 4 người, đi trên ba xe hơi, không đi cùng nhau nhưng cùng bị câu xe tại một thời điểm hôm qua 14/1 tại trạm BOT An Sương-An Lạc.”
“Bản thân tôi đêm qua trong lúc xuống xe đi vệ sinh thì bị một số người mặc thường phục, đeo khẩu trang đến ép lên xe gắn máy chở đi đến một số nơi.”
“Tại đó, họ đưa ra những lời hăm dọa, trấn áp tinh thần, nói việc xuất hiện tại trạm BOT An Sương-An Lạc có thể khiến tôi mất mạng.”
“Nhưng tôi đáp trả rằng mỗi người có một mạng và tôi chỉ bảo vệ cái đúng.”
“Trưa nay, khi làm việc với công an, chúng tôi nêu yêu cầu làm rõ các câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm về tổn thất tài sản, do ba chiếc xe bị hư hại khá nhiều khi bị cẩu đi? Ai là người chịu trách nhiệm can thiệp vào giao dịch dân sự gây ra thiệt hại tài sản và kể cả tổn thất tinh thần cho chúng tôi?”
“Ai ra lệnh giam lỏng chúng tôi?”
“Nếu đủ tính chất pháp lý thì tôi sẽ khởi kiện hai nơi: Nơi sở hữu chiếc xe cẩu và trạm BOT An Sương-An Lạc mà tôi cho là họ thuê mướn chiếc xe cẩu này.”
“Đến 15 giờ hôm nay, biên bản do công an lập vẫn chưa xong do chúng tôi nhận định họ viết sai về nội dung, cáo buộc chúng tôi về tội “Gây rối trật tự.”
Thay đổi thu phí ở Cai Lậy: ‘Ít hơn nhưng lâu hơn’
BOT: Phạt xe dừng quá 5 phút là ‘đổ dầu vào lửa’
Thủ tướng VN: ‘Xử lý người kích động, chống phá’ ở trạm BOT
Ông Long cũng nói thêm: “Dường như những người trạm BOT An Sương-An Lạc cứng rắn hơn ở những trạm khác.”
“Việc câu xe như thế này là lần đầu tiên trong các vụ việc liên quan đến BOT.”
“Đáng nói là khi vụ việc được lập biên bản tại hiện trường, chúng tôi có mời một nữ luật sư đến bảo vệ quyền lợi nhưng bà này bị các nhân viên mặc đồng phục công an ngăn cản.”
“Tôi muốn nói thêm rằng, đây là một giao dịch dân sự bình thường tại trạm BOT sự việc bị đẩy lên thành vụ vi phạm pháp luật và hiến pháp khi chúng tôi bị giam lỏng hơn 12 giờ, không được tiếp tế thức ăn.”
“Tôi không phải là blogger hay nhà đấu tranh cho cộng đồng, mà chỉ là cá nhân đấu tranh cho quyền lợi bản thân, đòi sự minh bạch cho đồng tiền mình bỏ ra khi qua trạm BOT có chính đáng hay không.”
Báo VietnamNet hôm 27/12/2018 tường thuật: “Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải có biện pháp ngăn ngừa, xử lý tình trạng gây rối tại trạm thu phí dự án BOT An Sương-An Lạc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp cao điểm Tết Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019.”
Tờ này cũng cho biết các tài xế đã “hiểu nhầm” về việc thu phí quá hạn.
“Thời gian thu phí ở BOT An Sương-An Lạc được dự kiến đến 2033 [lý do là đầu tư xây thêm bốn cây cầu vượt trong thành phố] .. Tuy nhiên, sẽ căn cứ vào doanh thu và kết quả thực tế sẽ xem xét điều chỉnh thời gian thu. Nếu doanh thu tăng thì thời gian thu phí sẽ được giảm đi, còn doanh thu ít thì sẽ tăng thời gian thu phí,” theo VietnamNet.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46936509
Luật sư Võ An Đôn
khiếu nại lên Chánh án TAND cấp cao
Hôm 19/1/2019, không đồng ý với việc Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên lần thứ 2 giữ nguyên quyết định trả lại đơn khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp, luật sư Võ An Đôn quyết định khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Trong Đơn khiếu nại của mình, luật sư Võ An Đôn dẫn 5 căn cứ quy định pháp luật và cho rằng “Quyết định giải quyết khiếu nại số 2797/QĐ-BTP, ngày 15/11/2018 của Bộ Tư pháp là quyết định hành chính chứ không phải là quyết định mang tính nội bộ của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư.”
“Vì lẽ trên, tôi viết đơn này gửi ông Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại số: 01/2019/QĐGQKNN, ngày 10/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên.
Đề nghị ông Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng can thiệp, để Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên nhận lại đơn khởi kiện của tôi theo đúng quy định của pháp luật,” Đơn khiếu nại ký tên ông Đôn đề ngày 19/1 nêu rõ.
Ngày 4/12/2018, ông Đôn nộp đơn khởi kiện bộ trưởng Bộ Tư pháp đến TAND tỉnh Phú Yên yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.
Tuy nhiên, Tòa án trả lại đơn kiện cho ông Đôn, luật sư này tiếp tục khiếu nại quyết định của Tòa án tỉnh Phú Yên.
Đến ngày 10/1/2019, thẩm phán Lê Ngọc Minh của TAND tỉnh Phú Yên ký quyết định “giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện”.
Quyết định nêu rõ: “Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của người khiếu nại, ý kiến của đại diện Viện KSND tỉnh Phú Yên tại phiên họp”, TAND tỉnh Phú Yên quyết định “giữ nguyên việc trả lại đơn kiện cho ông Võ An Đôn tại thông báo số 08/TB-TA ngày 21/12/2018 của TAND tỉnh Phú Yên”.
Hồi tháng 11 năm 2017, đại diện Đoàn Luật sư Phú Yên cho báo chí trong nước biết nguyên nhân tước thẻ luật sư của luật sư Võ An Đôn là vì ông đã “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo c hí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà Nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam”.
152 người ‘mất tích ở Đài Loan là do nhóm buôn người’
7 nghi phạm bị Đài Loan bắt giữ với cáo buộc tổ chức đưa lậu 152 người Việt Nam nhằm làm các công việc phi pháp ở Đài Loan để có tiền trả nợ.
153 du khách Việt sang Đài Loan, 152 người ‘mất tích’
Đài Loan: Người Việt chết đuối khi nhập cư lậu?
Người Việt ở Đài Loan ‘làm giả giấy khai sinh’
152 người Việt đã mất tích ngay sau khi nhập cảnh Đài Loan tháng 12/2018.
Theo tin mới nhất từ truyền thông Đài Loan, cơ quan di trú Đài Loan nói điều tra cho thấy một công ty của ba nghi phạm buôn người ở Đài Loan đã tổ chức đưa các công dân Việt Nam nhập cảnh tháng trước.
Ba nghi phạm người Việt này đã bị tạm giữ hôm thứ Hai cùng bốn người khác.
Theo cáo buộc của giới chức, những người này ra giá 1.000 đến 3.000 đôla để làm visa cho mỗi người Việt đi vào Đài Loan.
Tính đến giờ này, Đài Loan đã tìm ra 88 người Việt trong nhóm, còn ba người nữa được cho là đã ra khỏi hòn đảo.
Một thông cáo của giới chức Đài Loan nói một băng nhóm đã hợp tác với các nhóm buôn người Việt Nam để hoạt động ở cả Đài Loan và Việt Nam.
Theo đó, các băng nhóm đã đưa công dân Việt Nam vào Đài Loan để làm việc dựa theo visa du lịch.
Theo số liệu của Cục Du lịch Đài Loan, từ 2015, có khoảng 414 du khách đến Đài Loan đã mất tích, trong đó có 409 người đến từ Việt Nam, còn lại là 5 người Campuchia.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46918377
Đài Loan bắt thêm 7 du khách Việt bỏ trốn
trong đường dây ‘du lịch’ trá hình
Đài Loan vừa bắt bảy người bị nghi nằm trong đường dây buôn người sau vụ mất tích của 152 du khách Việt Nam tới quốc đảo để làm việc bất hợp pháp, theo các nhà chức trách cho biết hôm 22/1.
AFP cho biết giới chức Đài Loan đã tìm kiếm những người Việt mất tích kể từ tháng trước sau khi họ đến quốc đảo này bằng visa du lịch theo một chương trình nhằm thu hút nhiều du khách hơn từ Nam và Đông Nam Á tại thời điểm khách du lịch từ Trung Quốc đến Đài Loan sụt giảm.
Tổng cộng có 88 du khách Việt đã bị bắt giữ cho đến ngày 22/1, theo Cơ quan Di trú Quốc gia Đài Loan cho biết trong một thông cáo, trong khi ba người khác được cho là đã rời quốc đảo này.
Các công tố viên đang điều tra những người bị bắt giữ – trong đó gồm 3 người Việt sống ở Đài Loan bị nghi là cầm đầu đường dây – vì vi phạm luật di trú, buôn người và các luật lệ khác.
“Đường dây này phối hợp với các nhóm buôn người của Việt Nam để hoạt động ở cả Đài Loan và Việt Nam… và tuyển mộ người Việt tới Đài Loan để làm việc với lý do đi du lịch,” AFP trích dẫn thông cáo cho biết.
Cơ quan này nói đường dây trên dùng một ứng dụng nhắn tin để tuyển những phụ nữ Việt Nam tới làm nghề mại dâm với mức lương 3.500 đô la Đài Loan (khoảng 113 USD) cho một lần phục vụ.
“Một số người đã trở thành nạn nhân của việc khai thác tình dục vì phải trả nợ ngày càng tăng,” cơ quan di dân Đài Loan nói trong thông cáo và cho biết rằng đường dây này thu mỗi người từ 1.000-300.000 USD để cấp visa tới Đài Loan.
Những người này đối mặt với việc bị trục xuất và một lệnh cấm từ 3 đến 5 năm không được tới quốc đảo này, theo cơ quan di trú Đài Loan.
Khoảng 400 khách du lịch trước đó đến Đài Loan theo chương trình này đã mất tích, theo cơ quan du lịch nước này cho biết. Tuy nhiên không rõ có bao nhiêu người đã bị bắt trở lại.
Chương trình sáng kiến du lịch này là một phần của “chính sách hướng nam” của Đài Loan, trong đó nhắm tới 16 nước ở Nam và Đông Nam Á – cũng như Úc và New Zealand – nhằm tăng cường du lịch trong khi lượng khách Trung Quốc giảm.
Theo AFP, số lượng khách du lịch từ đại lục đã giảm mạnh trong lúc các mối quan hệ với Trung Quốc đang tệ đi với các suy đoán rằng giới chức Trung Quốc đang “chặn cửa” để gây áp lực lên chính phủ mà Bắc Kinh hoài nghi của bà Thái Anh Văn – người lên nắm quyền vào năm 2016.
Hầu hết người nước ngoài có giấy tờ cư trú giả
ở Campuchia là người Việt Nam
Người có quốc tịch Việt Nam chiếm tới 90% tỷ lệ người nước ngoài không có giấy tờ cư trú hợp pháp bị bắt giữ ở Campuchia vào năm ngoái.
Tờ Phnom Penh Post dẫn lời của Bộ Nội Vụ Campuchia cho biết như vậy hôm 22/1 và cho biết thêm là chính quyền nước này sẽ tiếp tục nỗ lực thu giữ các tài liệu cư trú giả và bất hợp pháp trong vòng sáu tháng tới.
Ông Kirth Chantharith, người đứng đầu Cục quản lý xuất nhập cảnh Campuchia được Phnom Penh trích lời cho biết đã có khoảng 30 ngàn tài liệu bị thu giữ vào năm ngoái bao gồm sổ hộ khẩu, sổ cư trú, chứng minh thư, giấy khai sinh và hộ chiếu.
Quan chức của Campuchia nói nước này đã trục xuất khoảng 15 ngàn người kể từ năm 2014 trong đó có tới 3 ngàn người vào năm ngoái. Hầu hết những người bị trục xuất được cho biết có quốc tịch Việt Nam, Trung Quốc và Nigeria. Phần đông những người này được nói có liên quan đến lừa đảo viễn thông.
Nhà điều tra nhân quyền Soeung Sen Karuna khẳng định việc giả mạo tài liệu quốc gia là tội ác nhưng đã xảy ra thường xuyên và trở nên bình thường ở Campuchia. Ông này bày tỏ mong muốn chính phủ Campuchia sẽ có hành động giải quyết phù hợp với cả người làm hồ sơ giả.
Theo chỉ thị của chính phủ, Campuchia hiện đang loại bỏ và tịch thu những hồ sơ hành chính quốc gia bất hợp pháp từ người nước ngoài kể từ tháng 8/2017.
Tình trạng người Thượng Việt Nam theo Đạo Tin Lành chạy trốn đến Campuchia tìm quy chế tị nạn với lý do bị đàn áp tôn giáo cũng được ghi nhận bấy lâu. Chính phủ Campuchia từng cho biết sẽ trục xuất những người Thượng bị từ chối quy chế tị nạn về Việt Nam.
Geneva: Giới tham dự hội thảo bên lề UPR kỳ 3
nuôi hy vọng
Trong lúc Việt Nam chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm UPR lần thứ ba trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 22/1, thì cuộc hội thảo bên lề do “Nhóm Làm Việc UPR” gồm 10 tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam cũng diễn ra tại thành phố này, một ngày trước đó.
Mục đích của hội thảo, theo thông cáo báo chí của nhóm được phổ biến trước đó, là để:
“Kiểm điểm những đàn áp và đề nghị phản ứng cần thiết từ LHQ trước những sự kiện đang diễn ra trước mắt dư luận Việt Nam và quốc tế, từ cảnh cưỡng chế đập phá nhà cửa và bắt bớ người dân sinh sống trong khu Vườn Rau Lộc Hưng đến những bản án nặng nề 20 năm đối với giới hoạt động; hành vi dùng luật pháp tùy tiện dẹp bỏ những cuộc hội thảo bổ ích của xã hội dân sự. Mọi việc diễn ra trong lúc Luật An Ninh Mạng đang bóp nghẹt tự do Internet.”
HRW: Nhân quyền VN ‘xuống cấp nghiêm trọng’
Giới linh mục vận động quốc tế về vụ Formosa
Thay mặt bà Đoan Trang nhận giải nhân quyền
Dân biểu Mỹ lo ngại về nhân quyền Việt Nam
Chính phủ Việt Nam, đương nhiên, có những tuyên bố khác.
Hôm 3 tháng 12, 2018, để chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm UPR lần thứ ba, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam đã thực hiện được 175 trong hơn 182, tức hơn 96% khuyến nghị nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ), được đưa ra sau lần kiểm điểm kỳ 2, xảy ra vào tháng 2, 2014.
Tham dự cuộc hội thảo bên lề này, ngoài những tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam, còn có sự góp mặt cuả bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo tự do Trương Minh Đức, bà Nguyễn thị Quý, vợ người bảo vệ nhân quyền Lê Đình Lượng, và ông Nguyễn Trung Trọng Nghiã, con trai của mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Họ đến Geneva, đa số từ Việt Nam, để nói cho thế giới biết về “câu chuyện oan khiên” của thân nhân, nói theo cách dùng chữ của chính họ.
Hôm 21/1, BBC phỏng vấn những người tham dự để tìm hiểu thêm về sinh hoạt của “Nhóm Làm Việc UPR” cũng như kỳ vọng của họ sau cuộc hội thảo.
Tại sao tham gia hội thảo?
Về động cơ tham gia cuộc hội thảo, đại diện của mỗi tổ chức trong “Nhóm Làm Việc UPR” có một lý do khác nhau.
Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do giải thích:
“Sự suy giảm của tự do báo chí Việt Nam là điều đáng báo động cho tất cả những ai ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền. Đài Á Châu Tự Do và cộng tác viên của chúng tôi đã thẳng thắn giám sát Việt Nam về điểm này trong năm qua.”
Thành viên nhân quyền mới của LHQ bị chỉ trích
Nghệ sĩ Kim Chi làm phim về nhân quyền
Bình luận về Đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ
Luật sư Đài được giải Nhân quyền của Đức
‘Chúng tôi tôn vinh các quyền phổ quát’
Bà Liu khẳng định:
“Vai trò điền thế cho một nền tự do báo chí của đài Á Châu Tự Do đi ngược lại với chiến lược hoàn toàn kiểm soát các phương tiện truyền thông của Việt Nam. Các phóng viên can đảm, khán giả và nguồn tin của chúng tôi đã trở thành mục tiêu của chính phủ Việt Nam trong việc bóp nghẹt tự do ngôn luận.
“Tin tức và thông tin kịp thời, chính xác và không bị kiểm duyệt rất cần thiết cho phẩm giá con người – và Đài Á Châu Tự Do sẽ tiếp tục phục vụ người dân Việt Nam bất kể chiến dịch kiểm soát bối cảnh truyền thông của chính phủ Việt Nam.”
Luật sư Doreen Chen, luật sư nhân quyền, Giám đốc và đồng sáng lập viên của tổ chức Destination Justice, tỏ bày:
“Giới bảo vệ nhân quyền là những người tốt nhất trong chúng ta: họ làm việc không mệt mỏi và vị tha, để tạo một thế giới nơi tất cả có thể sống tự do và hưởng thụ đầy đủ quyền của mình.”
“Nhiệm vụ của chúng tôi tại Destination Justice là làm bất cứ điều gì có thể, để đảm bảo rằng giới bảo vệ nhân quyền ở mọi nơi có thể an toàn và tự do hoạt động. Chúng tôi tham gia vào sự kiện hôm nay vì thực tế là nhiều người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam có thể bị bức hại nghiêm trọng do công việc đấu tranh cho nhân quyền của họ.”
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân lập luận:
“UPR là cơ hội để các tổ chức nhân quyền Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế buộc CSVN phải trả lời về các vi phạm nhân quyền của mình. Vì Việt Nam không có phương tiện truyền thông độc lập hoặc cơ quan lập pháp độc lập, chính phủ Hà Nội rất ít phải nhận lãnh trách nhiệm. Do đó, UPR là một nền tảng để chúng ta cùng nhau lên tiếng và buộc Hà Nội phải chính thức giải quyết hồ sơ nhân quyền của mình.”
Ông Daniel Bastard, Trưởng văn phòng Asia của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) nói:
“Việc RSF tham gia vào sự kiện này là điều rất quan trọng, vì sự phủ nhận quyền tự do thông tin chính là một trong những vi phạm nhân quyền trắng trợn nhất của chính phủ Việt Nam. Chúng ta cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự đàn áp hiện nay của Việt Nam đối với các nhà báo và blogger công dân.”
Bà Jade Dussart, Quản lý chương trình Á Châu của tổ chức ACAT, một tổ chức thường xuyên lên tiếng chống tra tấn trong nhà tù Việt Nam đối với tù nhân chính trị, cho biết:
“Sự kiện bên lề này là một cơ hội tốt để chúng tôi nâng cao nhận thức về các vấn đề được nêu ra trong tường trình [mà ACAT đã gửi cho hội đồng nhân quyền trước đó – BBC] cũng như đưa ra các nhận xét và phân tích sâu hơn về cuộc đàn áp hiện nay đối với sự đấu tranh bất bạo động. Sự kiện bên lề này cũng mở rộng công tác vận động chính sách của chúng tôi tại Geneva với các phái đoàn nước ngoài và các thủ tục đặc biệt của Liên Hiệp Quốc.”
Từ VN đến Geneva để hướng về quê nhà
Tiếp xúc với BBC qua điện thoại hôm 21 tháng 1 từ Geneva, ngay sau khi hội thảo chấm dứt, bà Nguyễn thị Kim Thanh, vợ tù nhà báo tự do Trương Minh Đức cho biết đã mua vé máy bay qua thăm cha mẹ ở Đức, rồi từ đó tìm cách qua Geneva.
Bà Thanh cho biết bà làm vậy để tránh lôi kéo sự chú ý, và đảm bảo mình có thể đến được hội thảo bên lề UPR.
“Đến hội thảo ở đây, em rất xúc động, mấy hôm qua chưa có thời gian nói hết nỗi lòng của mình. Ban tổ chức đã hết sức tạo cho em điều kiện có thể đến được đây, được đưa đến các đại sứ quán, mọi người mọi nơi đều hứa sẽ hết lòng giúp đỡ chồng em,” bà Thanh chia sẻ tâm tư.
“Xúc động nhất và ngạc nhiên là thấy mọi người đồng hương ở nước ngoài ai cũng có đời sống sung túc mà không quên quê hương, mà vẫn yêu quý và quan tâm đến Việt Nam mình, em cảm động và vui mừng lắm…”
Và bà nghẹn lời:
“Nhưng vui rồi lại nghĩ về anh Đức đang nằm một mình trong tù, em xót xa lắm. Năm nay em đi thế này Tết nhất anh không có người thăm, chắc buồn lắm. Mà anh chắc cũng không hiểu tại sao vợ không đi thăm nữa, chắc đoán vợ lại bận gì không vào được, buồn rồi lại lo, anh lại hay bệnh nữa, nhưng biết thế nào.”
Ông Nguyễn Trung Trọng Nghiã, con trai của mục sư Nguyễn Trung Tôn, đến Geneva từ Philippines, cho biết:
“Tôi đến Geneva dịp này bởi vì bố tôi vẫn còn ở trong tù, và tôi sẽ đi đấu tranh cho ông cho đến ngày ông được thả.”
“Bên cạnh đó, mức độ đàn áp của chính quyền đã tăng thêm lên kể từ khi cha tôi bị bắt, vì vậy là một người quan tâm đến nhân quyền cho Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta phải nêu lên mối quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cho hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.”
Ông Trọng Nghĩa nói thêm:
“Từ Geneva nhìn về Việt Nam, tôi cảm thấy một sự căm phẫn mãnh liệt, trước việc mọi người trong thế giới ngoại giao xem cha tôi như một anh hùng, những người dân địa phương tôi gặp ở Geneva ngưỡng mộ cha tôi vì những gì ông đã can đảm làm. Nhưng ở đất nước mình, thì chính quyền không tôn trọng ông và bỏ ông vào tù chỉ vì ông yêu đất nước của mình.”
Bà Nguyễn thị Quý, vợ của tù nhân lương tâm và người bảo vệ nhân quyền Lê Đình Lượng tâm sự:
“Chị mới đến Geneva hôm qua. Khi đi thì rất mệt và lo, nhưng qua đây thì mới thấy rõ là mình không cô đơn. Hạnh phúc nhất là khi thấy mọi người quan tâm và thương yêu đến gia đình chị và đến các tù nhân lương tâm trong nước. Chị cảm thấy hạnh phúc ở chỗ đó, rồi nó hết mệt mỏi đi.”
“Chuyến đi này khiến chị thấy phấn khởi, thấy có một động lực lớn để đấu tranh cho chồng mình. Chồng chị thì bị chính quyền cầm tù, nhưng những điều anh làm là đúng, là can đảm, và chị thấy hãnh diện về anh, thấy anh là một niềm hãnh diện lớn cho gia đình.”
Người tham dự hội thảo kỳ vọng gì?
Bà Libby Liu nói:
“Tôi đặc biệt quan tâm đến ba lĩnh vực: cho phép một nền báo chí tự do hoạt động bên trong Việt Nam; trả tự do cho những người bị tù vì những phát biểu trực tuyến và ngoài đời – bao gồm cả cộng tác viên của RFA, ông Nguyễn Văn Hòa; và minh bạch trong việc thực thi Luật An ninh mạng, vì luật này liên quan đến quyền tự do internet cho 95 triệu người dùng internet ở Việt Nam.”
Luật sư Doreen Chen:
“Chúng tôi mong một đảm bảo là các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam có thể tự do và an toàn thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình để ủng hộ việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.”
Ông Hoàng Tứ Duy nói ông muốn: “CSVN sẽ cho phép các giám sát viên độc lập vào nhà tù thăm các tù nhân chính trị và trước hết là điều tra lý do tại sao những nhà hoạt động hòa bình này bị bắt giữ.”
Ông Daniel Bastard:
“Chúng tôi yêu cầu Việt Nam bãi bỏ luật “an ninh mạng” mới được triển khai gần đây, bởi vì từ ngữ của nó hoàn toàn là mơ hồ và mơ hồ. Luật này đặt ra các mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do ngôn luận trực tuyến hay không, và chống lại tất cả các tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề này.”
Ông Rolin Wavre kêu gọi:
“Hãy để cho thông tin được tự do chuyển tải tại Việt Nam: thông tin về tù nhân, gia đình được tự do thăm viếng, mọi người được tự do tham dự các phiên tòa. Hãy để cho các luật sư làm việc của họ. Cả hệ thống đàn áp bị sụp đổ.”
Cô Jade Dussart tâm sự:
“Tôi hy vọng rằng, do kết quả của UPR này, ngày càng có nhiều quốc gia buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền mà hiện đang gây ra cho chính công dân của mình. Giả mù giả điếc với nhu cầu của xã hội dân sự và nhắm mắt làm ngơ trước hoàn cảnh của các nhà hoạt động sẽ là điều đáng xấu hổ cho bất kỳ quốc gia nào thương giao với Việt Nam. Nếu các quốc gia thành viên LHQ liên tục nêu ra các vấn đề nhân quyền nói chung và số phận của những người bảo vệ quyền nói riêng với các đối tác Việt Nam – trong hệ thống của LHQ, trong các cuộc họp song phương và trong các cuộc tranh luận đa phương – Việt Nam có thể khó “xoay chuyển câu chuyện” hơn và tiếp tục thoái thác trách nhiệm trước việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế của chính mình.”
Về phía thân nhân những tù nhân lương tâm, ông Trọng Nghĩa, con của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, với bản án 12 năm tù giam, 3 năm quản lý, nói:
“Tôi không nghĩ họ sẽ thả bố tôi vì sự kiện UPR này. Nhưng một điều cụ thể mà tôi muốn thấy là chính phủ Việt Nam, chịu áp lực rất lớn từ cộng đồng quốc tế, sẽ kiềm chế không bắt giữ nhiều nhà hoạt động một cách tùy tiện nữa. Thêm vào đó, tôi hy vọng họ sẽ không kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, do sức mạnh mà họ hiện được trao, theo Luật An ninh mạng mới.”
Cũng không ai khác có vẻ mong chờ kết quả nhiệm mầu là người thân của mình sẽ được thả sau chuyến đi này. Không những thế, khi nghĩ đến chuyến về, họ còn quan tâm về việc sẽ gặp rắc rối.
“Việt Nam mình mà, về nhà thì thể nào thì em cũng bị giữ lại bị hỏi han, cũng sẽ phiền, nhưng bị gì thì cũng chịu, vì chồng em chọn con đường đúng, mà lại gặp phải bản án oan sai, thì em phải đi vận động cho anh để cho mọi người được biết.” Bà Kim Thanh, vợ nhà báo tự do Nguyễn Minh Đức, cũng chịu mức án 12 năm tù giam, 3 năm quản lý, khẳng định.
Bà Quý tâm sự:
“Chuyện được thả thì không biết bao giờ, nhưng về nhà bị làm khó thì chắc chắn là có. Mình sống trong cái đất nước mình, mình biết nó thế mà. Khả năng về nhà sẽ gặp khó khăn là có, nhưng chị chẳng ngại gì cả. Chồng chị còn nằm tù 20 năm kia mà, chị được ở ngoài, thì chị chẳng còn cái gì để phải sợ cả.”
Sự hữu hiệu và giới hạn của UPR
Theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (Universal Periodic Review – UPR) hiện tại, thì cứ khoảng năm một lần, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ gửi bản tường trình và đến trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thuỵ Sĩ để đối thoại về tình hình nhân quyền tại nước mình.
Nghiên cứu có tên “Enhancing the Effectiveness of the UN Universal Periodic Review: Civil Society Perspective” cho thấy UPR ngày càng được sử dụng như một cơ chế để làm nổi bật mối quan tâm về quyền con người, đặc biệt là đối với các quốc gia nơi xã hội dân sự đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, dù công nhận là UPR đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng, giới nhận xét cho rằng định chế này cũng còn nhiều giới hạn.
Bà Mandeep Tiwana, trưởng phòng chính sách và nghiên cứu của tổ chức CIVICUS, một liên minh toàn cầu của các tổ chức xã hội dân sự nhận định:
“Bất chấp sự nổi tiếng ngày càng tăng của UPR, một số thách thức tiếp tục cản trở việc thực hiện hiệu quả quá trình này. Trong số đó có các xu hướng tiêu cực như sự trả thù của chính phủ với các tổ chức xã hội dân sự, nhằm làm suy yếu sự tham gia của họ vào UPR; sự thiếu thông tin và thiếu sự hài hòa giữa các cơ chế giám sát nhân quyền liên chính phủ khu vực và quốc tế.”
Tuy thế bà Tiwana vẫn có cái nhìn lạc quan:
“Dù vẫn còn là một quá trình tương đối mới, UPR đã mau chóng trở thành một diễn đàn chính cho xã hội dân sự tham gia vào các vấn đề nhân quyền quan trọng. Hiệu quả của nó có thể được tăng cường nhanh chóng bằng cách khuyến khích cộng đồng quốc tế, các tổ chức đấu tranh, và các quốc gia thực hiện các biện pháp chủ động để tạo điều kiện cho sự tham gia mạnh mẽ của công chúng vào quá trình này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46957975
Hàng trăm người biểu tình tại LHQ
khi phái đoàn VN báo cáo UPR
Cả sáng và chiều ngày 22/1, hàng trăm người gốc Việt đã biểu tình trước trụ sở LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, để phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Vào lúc 14 giờ 35 ngày 22/1, giờ Geneva, trong khi diễn ra Kỳ kiểm điểm lần thứ 3 cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) của Việt Nam thì hàng trăm người từ Hoa Kỳ, Úc, châu Âu, và cả Việt Nam đã tham gia biểu tình lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Trong phiên điều trần tại UPR kỳ thứ 32 được tường thuật trực tiếp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam báo cáo rằng Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
“Chúng tôi đã có những sáng kiến đặc biệt, ghi nhận khuyến nghị hữu ích của các thủ tục đặc biệt trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam,” Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp phát biểu.
Có mặt tại Geneva hôm 22/1 khi đang diễn ra cuộc biểu tình buổi chiều bên ngoài trụ sở LHQ, nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu cho VOA biết có khoảng 400 người tham gia, họ hô to các khẩu hiệu chống đàn áp nhân quyền và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Ông Diệu cho biết bà Nguyễn Thị Quý, vợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang thụ án 20 năm tù, và bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân lương tâm Trương Minh Đức đang thụ án 12 năm tù, từ Việt Nam sang, đã có mặt trong đoàn biểu tình. Trước đó hai bà đã gặp gỡ với các chính giới châu Âu tại hội thảo nhan đề “Những Thách Thức của tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam hiện nay.”
Nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng, người bị chính quyền Việt Nam trục xuất sang Pháp vào tháng 7/2017, cho VOA biết:
Các bản án nặng nề vừa qua đã chứng minh một điều là nhân quyền không được tôn trọng tại Việt Nam. Hiện nay tôi đang có mặt tại Geneva để tham gia vào các buổi điều trần về nhân quyền của Việt Nam.
Phạm Minh Hoàng.
“Các bản án nặng nề vừa qua đã chứng minh một điều là nhân quyền không được tôn trọng tại Việt Nam. Hiện nay tôi đang có mặt tại Geneva để tham gia vào các buổi điều trần về nhân quyền của Việt Nam, trong đó có sự tham gia của các tổ chức như Phóng viên không biên giới, Tổ chức Công giáo chống tra trấn và tử hình. Chúng tôi cũng đã gặp gỡ một số viên chức của Uỷ ban Nhân quyền LHQ, các phái đoàn của Mỹ, Cộng hòa Séc, Na Uy, Thụy Sĩ … và trình bày với họ về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đã mời, các tù nhân lương tâm và các gia đình của họ, đại diện cho các nhà hoạt động trong nước để cất tiếng nói về vi phạm nhân quyền.”
Vào 10 giờ sáng hôm 22/1, hàng trăm người đã tham gia một cuộc biểu tình tại trụ sở LHQ ở Geneva do Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền tổ chức với các bài hát, khẩu hiệu kêu gọi tôn trọng nhân quyền và chống Trung Quốc xâm lược được thể hiện bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền, nói với VOA về thông điệp gửi đến chính quyền Việt Nam qua cuộc biểu tình này:
Cái thông điệp mà ban tổ chức cuộc biểu tình muốn gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam là họ đừng nghĩ rằng quốc tế và đồng bào chúng ta sẽ làm ngơ hay không biết gì về những điều dối trá.
Trần Kiều Ngọc.
“Cái thông điệp mà ban tổ chức cuộc biểu tình muốn gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam là họ đừng nghĩ rằng quốc tế và đồng bào chúng ta sẽ làm ngơ hay không biết gì về những điều dối trá hay những âm mưu bán nước. Chúng tôi muốn cho họ biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đấu tranh để đất nước của chúng ta có được tự do thật sự, nhân quyền thật sự.”
Ông Phạm Minh Hoàng chia sẻ:
“Những cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt Nam từ khắp nơi về đây để gây áp lực, cũng như đánh động dư luận về vấn đề nhân quyền, là một vấn đề nóng mà thế giới cần áp lực lên chính quyền Việt Nam để họ tôn trọng các cam kết của họ.”
Vào ngày 3/12/2018, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền của LHQ và đã thực hiện 100% khuyến nghị về các quyền kinh tế, xã hội, và văn hóa.
Bí thư thành phố HCM yêu cầu
công khai kết luận trách nhiệm vụ Thủ Thiêm
Trong vụ Thủ Thiêm, cơ quan quản lý đã để xảy ra nhiều sai phạm và Thành phố HCM đề nghị Thanh tra Chính phủ tiếp tục công khai kết luận trách nhiệm vụ Thủ Thiêm.
Báo Vnexpress dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy thành phố HCM phát biểu như vừa nêu vào ngày 22/1 tại hội nghị của ngành Nội chính Đảng.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, kết luận của Thanh tra chính phủ vừa qua cho thấy các cơ quan quản lý có nhiều sai phạm trong vụ Thủ Thiêm nên có sai thì phải nhận và có giải pháp phù hợp. Đồng thời ông cho rằng kết luận thanh tra chỉ mới công bố những vấn đề liên quan đến người dân, còn phần trách nhiệm của cơ quan quản lý thì chưa được công bố. Do đó, ông đề nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố nội dung kết luận còn lại liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, ông Nhân nhấn mạnh tại hội nghị rằng cơ quan quản lý có nhiều cái sai nhưng không nhận hoặc nhận không đầy đủ dẫn đến bà con không đồng tình, trong thành phố còn rất nhiều vụ khiếu kiện kéo dài và phức tạp do đó cần lập một ban quản lý giải quyết những vấn đề khiếu kiện và do chủ tịch Ủy ban Nhân dân làm dẫn đầu.
Sau 4 tháng vào cuộc vào ngày 7/9 thanh tra chính phủ đã công bố kết luận TPHCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có nhiều vi phạm trong quá trình quy hoạch Thủ Thiêm. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nguyễn Thành Phong đã 3 lần gặp gỡ người dân để trao đổi và lắng nghe ý kiến từ người dân nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 1996 với mong muốn đây trở thành trung tâm tài chính, văn hóa, thương mại của thành phố. Mặc dù dự án đã được giải tỏa hơn 99% mặt bằng nhưng hàng trăm hộ dân khiếu kiện suốt hàng chục năm qua cho rằng họ nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư sai quy định.