Tin khắp nơi – 15/01/2019
Trump phủ nhận ông từng làm việc cho Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ nhận làm việc cho Nga, trút sự khinh miệt vào các báo cáo mới nhất về việc xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ của ông với Moscow.
Phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng khi chuẩn bị đi đến Louisiana, ông nói: “Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga”.
Ông Trump cũng làm nhẹ đi một bài báo của Washington Post rằng đã che giấu bản dịch của cuộc gặp gỡ với ông Putin.
Trong khi đó, theo tờ New York Times, FBI đã khởi động một cuộc điều tra chưa được nói đến nhiều về tổng thống.
Cuộc điều tra của FBI liên quan đến gì?
Theo New York Times, nỗi nghi ngờ của FBI đã tăng lên sau khi ông Trump sa thải giám đốc của cơ quan, James Comey, vào tháng 5/2017.
Cuộc điều tra của FBI đó, theo báo cáo của New York Times, đã được cố vấn đặc biệt của bộ tư pháp Robert Mueller tiếp quản.
Ông Mueller đang dẫn đầu cuộc điều tra để xét việc liệu chiến dịch tranh cử của Trump có thông đồng với Điện Kremlin để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Mỹ hay không.
Khi được hỏi bên ngoài Nhà Trắng hôm thứ Hai là có làm việc cho Nga không, ông Trump đã phủ nhận hoàn toàn tin này trước khi nói thêm: “Tôi nghĩ việc bạn thậm chí hỏi tôi câu hỏi đó là một sự sỉ nhục vì đó là một trò lừa bịp lớn.”
Tổng thống Cộng hòa đã được hỏi một câu tương tự bởi người dẫn chương trình Fox News hôm thứ Bảy, và gọi đó là “điều xúc phạm nhất mà tôi từng được hỏi”.
Tờ New York Times lưu ý trong bài viết nói trên là không có bằng chứng nào cho thấy ông Trump đã nhận chỉ đạo từ các quan chức chính phủ Nga.
Hôm thứ Hai, tổng thống nói rằng việc ông sa thải cựu giám đốc FBI Comey là “một điều tuyệt vời tôi đã làm cho đất nước chúng ta”, cùng lúc đó đưa ra những lời tấn công các nhà điều tra FBI là “những kẻ vô lại” và “cảnh sát bẩn”.
Những gì xẩy ra sau cuộc họp với Putin?
Vào cuối tuần cũng có tin ông Trump đã tịch thu các ghi chú của thông dịch viên sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo tờ Washington Post, tổng thống Mỹ ra lệnh cho thông dịch viên không được thảo luận về những chi tiết của cuộc thảo luận.
Nhưng hôm thứ Hai, ông Trump đã bảo vệ cuộc thảo luận kéo dài gần một giờ với ông Putin vào tháng 7 năm 2017 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức.
“Đó là những tin tức giả mạo,” ông Trump nói, khi ông rời đi để đến diễn thuyết tại một hội nghị nông nghiệp ở New Orleans. “Đó là một cuộc họp rất tốt. Đó thực sự là một cuộc họp rất thành công.”
Ông nói rằng ông và ông Putin đã thảo luận về Israel và một đường ống dẫn dầu Đức-Nga, nói thêm: “Chúng tôi thường có những cuộc họp như thế, chẳng có vấn đề gì lớn”.
ABC News cho biết rằng các nghị sĩ Dân chủ đang xem xét việc đưa trát đòi những thông dịch viên tham dự các cuộc họp của ông Trump với ông Putin ra hầu tòa.
Donald Trump và 6 điều nhức đầu về pháp lý
Trump tuyên bố ‘Thời điểm mới của người Mỹ’
Mỹ công bố ‘danh sách thân Putin’
Hôm thứ Hai, cựu ứng cử viên Nhà Trắng Dân chủ Hillary Clinton không thể cưỡng lại việc nhắc nhở mọi người qua Twitter rằng trong một cuộc tranh luận tranh cử, bà đã từng gọi ông Trump là con rối của nhà lãnh đạo Nga.
Còn nhiều trận chiến nữa
Phân tích của Anthony Zurcher, BBC Washington
Một tổng thống Mỹ đang tại chức chưa bao giờ bị hỏi công khai rằng ông có – cố ý hay vô tình – là một đặc vụ Nga hay không. Cho đến giờ.
Đối với giới chỉ trích Donald Trump, đây chỉ là một dấu hiệu nữa về một phần đất đầy những điều bất định mà Hoa Kỳ đang bị lạc vào, khi cuộc điều tra kéo dài gần hai năm về các mối quan hệ có thể có giữa chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump và Nga vẫn tiếp diễn.
Với giới bênh vực ông Trump – và bản thân tổng thống – cho đó là sự sỉ nhục mới nhất mà người đàn ông này phải chịu bởi những kẻ thù có ý định phá hoại chính quyền và làm mất uy tín chiến thắng đắc cử của ông. Hôm thứ Hai, ông đã gọi các câu hỏi về mối quan hệ Nga của mình là một “sự ô nhục”.
Tuy nhiên, những câu hỏi này sẽ không biến mất. Những bài báo như trên tờ Washington Post cuối tuần này nêu rõ những nỗ lực mà tổng thống đưa ra để che giấu thông tin về các cuộc gặp gỡ của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chỉ khơi dậy thêm ngọn lửa quan tâm.
Nhiều tin đồn cho rằng đội ngũ của công tố viên đặc biệt của Robert Mueller có thể đưa ra một báo cáo cuối cùng ngay sau tháng tới. Báo cáo này có thể đưa ra hồ sơ chống lại tổng thống và nhóm của ông hoặc minh oan cho họ.
Cho đến lúc đó, tất cả chỉ là một cuộc tranh giành để chiếm được vị trí cao cho các trận chiến sắp tới.
Đảng Dân chủ còn điều tra những gì khác?
Sau khi tiếp quản Hạ viện trong tháng này, đảng Dân chủ đang uốn éo cơ bắp chính trị họ vừa có.
Các nhà lập pháp đã mời luật sư cũ của ông Trump, Michael Cohen, làm chứng trước một ủy ban quốc hội vào tháng tới và cảnh báo tổng thống không được can thiệp.
Trong một tuyên bố chung, các nghị sĩ Elijah Cummings, Adam Schiff và Jerrold Nadler nói rằng ông Trump không được tìm cách “ngăn cản, đe dọa hoặc gây áp lực” với người phụ tá cũ của mình.
Vào tháng 12, ông Cohen thừa nhận đã thu xếp các khoản thanh toán tiền bạc bí mật cho những người tình bị cáo buộc của ông Trump, đổ lỗi cho ông chủ cũ của mình đã dẫn ông đến việc “chọn con đường bá đạo”.
Ông Cohen đã đồng ý xuất hiện công khai trước Ủy ban Giám sát Hạ viện vào ngày 7 tháng 2.
Trump ‘trông đợi’ được thẩm vấn
Trump mất thêm luật sư cho vụ điều tra Trump-Nga
Điều tra Trump-Nga: Cohen đưa Mueller vào trong thế giới của Trump
Cuộc điều tra của Mueller có gì mới?
Ứng cử viên của ông Trump cho chức bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, William Barr – người sẽ giám sát cuộc điều tra Mueller, nếu được chấp thuận – phải đối mặt với một phiên điều trần xác nhận hôm thứ Ba.
Theo lời khai đã soạn sẵn, William Barr sẽ cam kết bảo vệ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt và cho công chúng biết về những khám phá của cuộc điều tra này.
“Tôi tin rằng việc công tố viên đặc biệt được phép hoàn thành cuộc điều tra của mình là điều cực kỳ quan trọng “, ông Barr dự kiến sẽ nói.
Nhưng vị cựu bộ trưởng Tư pháp dưới thời Tổng thống George HW Bush có thể sẽ phải đối mặt với sự chất vấn nghiêm nhặt của đảng Dân chủ.
Họ dự kiến sẽ hỏi tại sao ông viết trong một bản ghi nhớ pháp lý vào tháng 6 năm ngoái rằng cuộc điều tra của ông Mueller bị “hiểu sai một cách nghiêm trọng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46873346
Hạ viện tính đòi phiên dịch viên
của ông Trump ra khai chứng
Hai ủy ban của Quốc hội Mỹ đang xem xét liệu có ra trát đòi phiên dịch viên của Tổng thống Donald Trump ra điều trần về nội dung cuộc thảo luận của ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay không, dân biểu Eliot Engel cho biết hôm 14/1.
Ông Engel, thành viên Đảng Dân chủ và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết ủy ban của ông đang làm việc với các nhân viên của Ủy ban Tình báo về việc liệu có ra trát đòi đối với người phiên dịch hay không sau khi tờ Washington Post đưa tin rằng ông Trump đã tịch thu những ghi chép của phiên dịch viên.
“Lẽ ra tôi không muốn làm như thế, nhưng chúng ta phải xem chúng ta sẽ tìm thấy được những gì. Chúng tôi không còn sự lựa chọn,” ông Engel nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNN.
https://www.voatiengviet.com/a/hạ-viện-tính-đòi-phiên-dịch-viên-của-ông-trump-ra-khai-chứng/4743180.html
Los Angeles: Giáo viên biểu tình đòi tăng lương
Hơn 30 ngàn giáo viên ở Los Angeles, Hoa Kỳ, hôm 14/1 bỏ lớp xuống đường biểu tình đòi tăng lương và giảm sĩ số lớp học trong hệ thống học đường lớn thứ nhì nước Mỹ sau khi các cuộc thương lượng bị đổ vỡ.
Giáo viên tại khoảng 900 trường học trên khắp Khu học chính Los Angeles tham gia cuộc đình công được xem là đầu tiên của giáo viên thành phố trong ba thập niên qua. Hệ thống này có chừng 640 ngàn học sinh.
Khoảng 20 ngàn giáo viên, thành viên công đoàn và ủng hộ viên tập trung bên ngoài Tòa Thị chính, che dù, hô khẩu hiệu trong cuộc tuần hành.
Các nhà đàm phán trong công đoàn đòi tăng lương cho giáo viên 6,5% và yêu cầu tăng thêm quản thủ thư viện, đội ngũ tư vấn, y tế học đường cũng như đòi giảm sĩ số lớp học và bớt thi cử.
Đây là sự kiện mới nhất trong làng sóng giáo viên đình công tại Mỹ để đòi tăng lương và tăng ngân quỹ cho trường học.
https://www.voatiengviet.com/a/los-angeles-giao-vien-bieu-tinh-doi-tang-luong-/4742733.html
Mỹ bác tin con gái TT Trump
là ứng viên chủ tịch World Bank
Một quan chức Nhà Trắng hôm 14/1 tiết lộ rằng cô Ivanka Trump, con gái Tổng thống Donald Trump, sẽ giúp chính quyền của cha lựa chọn một ứng viên người Mỹ cho vị trí chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank), đồng thời bác bỏ tin tức trước đó nói rằng cô là ứng cử viên hàng đầu.
Dẫn lời quan chức không muốn nêu danh tính vì tiến trình lựa chọn không được công khai, Reuters đưa tin rằng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney “đã đề nghị cô Ivanka Trump giúp quản lý tiến trình lựa chọn ứng viên Mỹ vì cô từng làm việc chặt chẽ với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới trong vòng hai năm qua”, kể cả với Chủ tịch sắp rời nhiệm sở Jim Yong Kim.
Ông Kim tuần trước đã bất ngờ thông báo từ chức và sẽ rời World Bank vào ngày 2/1 để gia nhập một công ty đầu tư tư nhân, hơn ba năm trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2022, trong bối cảnh có nhiều khác biệt về quan điểm với chính quyền của ông Trump đối với vấn đề biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải có thêm nguồn lực phát triển, theo Reuters.
World Bank cho biết rằng ban điều hành của ngân hàng này sẽ bắt đầu nhận các đề cử từ ngày 7/2.
Tổ chức này cũng nói thêm rằng các ứng viên phải có kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý các tổ chức lớn hoạt động ở tầm quốc tế cũng như cam kết đối với hợp tác đa phương.
Kể từ khi World Bank bắt đầu đi vào hoạt động năm 1946, Mỹ thường lựa chọn lãnh đạo ngân hàng này với vai trò cổ đông lớn nhất.
Theo Reuters, bất kỳ ứng viên nào cũng cần phải được ban điều hành thông qua, và các ứng viên từ nước khác có lẽ cũng sẽ xuất hiện, giống như năm 2012, khi các ứng viên từ Nigeria và Colombia cũng chạy đua đối với ông Kim nhưng không thành công.
https://www.voatiengviet.com/a/nhà-trắng-bác-tin-con-gái-tt-trump-là-ứng-viên-chủ-tịch-world-bank/4743226.html
Binh sĩ Mỹ hiện diện trên biên giới với Mexico
tới tháng Chín
Quân đội Mỹ sẽ mở rộng chiến dịch củng cố an ninh trên biên giới với Mexico cho tới hết ngày 30/9 năm nay, Lầu Năm Góc thông báo hôm 14/1.
Reuters đưa tin, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã thông qua quyết định kéo dài nhiệm vụ này, sau khi nhận được đề nghị từ Bộ An ninh Nội địa.
Tin cho hay, có khoảng 2,350 binh sĩ Mỹ được điều động tới biên giới.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã thông qua việc triển khai quân này cho tới hết ngày 31/1.
Trước làn sóng di dân, Mỹ đưa binh sĩ tới bảo vệ biên giới
Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh đưa quân tới biên giới hồi tháng 10 năm ngoái, ít lâu trước cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vào tháng 11, nhằm ngăn chặn di dân trái phép, trong khi làn sóng hàng nghìn người dân Trung Mỹ tìm cách sang Hoa Kỳ để chạy trốn bạo lực ở nước mình.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Dân chủ và thậm chí kể cả các cựu chiến binh Mỹ cho rằng việc triển khai binh sĩ này chỉ là một màn kịch chính trị.
Lầu Năm Góc cho biết đang chuyển dịch cách thức hỗ trợ trên biên giới tây nam.
https://www.voatiengviet.com/a/binh-sĩ-mỹ-hiện-diện-trên-biên-giới-với-mexico-tới-tháng-chín/4743240.html
Trump bác đề nghị ‘tạm thời mở cửa lại chính phủ’
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/1 bác đề xuất tạm thời mở cửa lại chính phủ trong khi các cuộc thương thảo về tường biên giới diễn ra – dấu hiệu cho thấy sẽ không có giải pháp nhanh chóng cho tình trạng đóng cửa một phần chính phủ Mỹ mà giờ đây đã bước sang tuần thứ tư.
Phát biểu trước khi rời Nhà Trắng đi New Orleans, ông Trump nói ông đã bác đề xuất của Thượng nghị sỹ Cộng hòa Lindsey Graham là sẽ mở cửa chính phủ trong một vài tuần trong khi vẫn tiếp tục đối phó với Đảng Dân chủ về bức tường biên giới với Mexico mà lâu nay ông hứa hẹn.
“Đúng, tôi đã bác đề xuất đó,” ông Trump nói. “Tôi không thấy hứng thú. Tôi muốn vấn đề được giải quyết cho xong chứ không muốn trì hoãn.”
Ông Trump cũng cho thấy ông không còn thiết tha với ý tưởng tuyên bố tình trạng khẩn cấp như là một lối thoát. Ông nói: “Tôi không muốn tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Vấn đề rất đơn giản cho nên chúng ta không phải làm như vậy.”
Trong lúc Quốc hội quay trở lại Washington trong tuần làm việc thứ hai kể từ khi Hạ viện rơi vào tay Đảng Dân chủ, chính phủ Mỹ đã đóng cửa sang ngày thứ 24, ảnh hưởng đến công chức và dịch vụ liên bang mà vẫn chưa thấy giải pháp.
Từ Nhà Trắng, ông Trump cho rằng chỉ có ông là sẵn sàng đàm phán và lưu ý một nhóm các thành viên Dân chủ của Hạ viện và Thượng viện đang có chuyến đi đến Puerto Rico nơi bị thiên tai tàn phá hồi năm ngoái.
“Rất nhiều thành viên Dân chủ đang ở Puerto Rico ăn mừng cái gì đấy. Tôi không biết, có lẽ họ đang ăn mừng chính phủ đóng cửa,” ông Trump nói.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cùng Lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer không có mặt trong phái đoàn đi Puerto Rico. Phát ngôn nhân cho bà Pelosi, ông Drew Hammill, hôm 14/1 viết trên Twitter: “Chủ tịch Pelosi có mặt ở DC suốt cuối tuần để làm việc ở Quốc hội.”
Ông Trump cũng chĩa mũi dùi vào bà Pelosi và ông Schumer trên Twitter. Ông cho rằng việc chính phủ đóng cửa là ‘lỗi của phe Dân chủ’. Tuy nhiên, trước đây ông từng khẳng định rằng chính phủ đóng cửa là ‘việc của ông’ và ông ‘tự hào đóng cửa chính phủ vì an ninh biên giới’. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy người Mỹ quy lỗi cho ông Trump nhiều nhất.
Vấn đề then chốt là liệu ông Trump sẽ cho Quốc hội bao nhiêu thời gian nữa. Ông Graham đã nói chuyện điện thoại với ông Trump vào sáng ngày 13/1. Ông cho biết con đường qua ải Quốc hội ‘sắp sửa bị đóng lại’ và quy lỗi cho bà Pelosi là ‘cứng nhắc’.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Chris Coons gọi ý tưởng của ông Graham về mở cửa chính phủ trở lại là ‘một điểm khởi đầu tuyệt vời’.
“Tôi thật sự nghĩ rằng nếu Chính phủ mở cửa trở lại, nếu Tổng thống chấm dứt cuộc khủng hoảng này, chúng ta sẽ có những người có thể đàm phán làm sao đầu tư có trách nhiệm vào các công nghệ hiện đại để giúp cho chúng ta an toàn hơn,” ông Coons nói.
Ông Trump nói rằng công nghệ là tốt nhưng biên giới sẽ không được đảm bảo an toàn nếu không có bức tường.
Nhà Trắng đã chuẩn bị cho việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp – một việc mà cả hai Đảng ở Quốc hội đều lo ngại.
Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện Ron Johnson thuộc Đảng Cộng hòa nói rằng ông ‘không muốn thấy’ ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp chỉ vì không xây được bức tường mà nguyên do là các nguy cơ pháp lý của hành động này. Ông cho rằng trước đây Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu cho an ninh biên giới và họ nên tiếp tục một lần nữa, ông nói.
“Tôi thật sự muốn thấy bức tường được xây dựng,” Johnson nói. “Tôi muốn duy trì áp lực lên Đảng Dân chủ để họ đến bàn đàm phán với thiện chí và cấp tiền cho những gì mà họ đã từng ủng hộ trong quá khứ.”
Ông Graham ủng hộ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông nói rằng thời gian đàm phán đang cạn.
“Đó là lựa chọn cuối cùng, không phải lựa chọn đầu tiên, nhưng chúng ta đang đến gần tới việc xem đó là lựa chọn duy nhất,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-bac-de-nghi-tam-thoi-mo-cua-lai-chinh-phu-/4742599.html
Mỹ thử tên lửa ở Nhật,
phát tín hiệu tới Trung Quốc?
Quân đội Mỹ dự kiến sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đầu tiên trên đảo Okinawa của Nhật vào cuối năm nay, một động thái mà kênh Fox News nói là sẽ gửi tín hiệu tới Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng củng cố chủ quyền ở Biển Đông.
Hiện chưa rõ khi nào thì vụ thử sẽ được tiến hành, nhưng trang tin Stars and Stripes dẫn lại tờ Sankei của Nhật đưa tin rằng cuộc thử nghiệm bao gồm cả hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội Mỹ, với khả năng bắn trúng mục tiêu trong khoảng cách gần 300 km.
Theo Fox News, dù không xác nhận vụ thử sẽ diễn ra, quan chức Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng nó sẽ là cuộc thử nghiệm đầu tiên ở khu vực.
Mỹ-Úc tập trận chống ngầm ở đảo Guam
Kênh này cho biết rằng quân đội Mỹ không hồi đáp ngay trước một yêu cầu bình luận về tin trên.
Theo Fox News, tờ Sankei nhận định rằng Trung Quốc ngày càng gia tăng hành động ở Biển Đông, và vụ thử sẽ được coi là một sự phòng thủ trước Trung Quốc.
Không chỉ ở Biển Đông, Bắc Kinh còn tranh chấp một quần đảo với Nhật ở biển Hoa Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/mỹ-thử-tên-lửa-ở-nhật-phát-tín-hiệu-tới-trung-quốc-/4743283.html
Tư lệnh Hải quân Mỹ thăm TQ
giữa lúc căng thẳng tăng cao
Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ John Richardson, đã bắt đầu chuyến đi thăm Trung Quốc trong tuần này để gặp vị đồng cấp TQ, Phó đô đốc/ Tư lệnh hải quân Thẩm Kim Long và các lãnh đạo của Quân Ủy Trung ương TQ trong chuyến đi thăm kéo dài cho tới thứ Tư 16/1, một nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết.
Hãng tin AP tường thuật rằng mục đích của chuyến đi của Tư Lệnh Hải quân Mỹ, là tiếp tục cuộc đối thoại để “giảm nguy cơ đối đầu” giữa hai lực lượng quân đội.
Trang mạng maritime.executive.com dẫn lời Đô đốc Richardson nói:
“Trao đổi quan điểm thường xuyên là điều thiết yếu, đặc biệt vào những lúc có căng thẳng, nhằm giảm nguy cơ và tránh những tính toán sai lầm.”
Ông nói thêm: “Đối thoại một cách thành thực và thẳng thắn có thể cải thiện quan hệ theo chiều hướng xây dựng, giúp hai bên thăm dò những lĩnh vực mà hai nước chia chung lợi ích, cùng lúc giảm nguy cơ trong khi hai nước hợp tác để lấp đầy khoảng cách biệt quan điểm.”
“Trao đổi quan điểm thường xuyên là điều thiết yếu, đặc biệt vào những lúc có căng thẳng, nhằm giảm nguy cơ và tránh những tính toán sai lầm.”
Đô đốc John Richardson, Tư Lệnh Hải quân Hoa Kỳ
Đô Đốc Richardson và Phó Đô Đốc Thẩm Kim Long đã từng gặp nhau tại hội thảo hải quân quốc tế năm 2018, tổ chức tại Hoa Kỳ. Hai ông còn tổ chức 3 cuộc hội thảo qua liên kết video, gần nhất là vào tháng 12/2018.
Từ lâu, Trung Quốc đã tỏ thái độ bất bình về sự hiện diện hùng mạnh của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, và xem đây là một chiến lược nhằm kiềm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Biển Đông đã trở thành một khu vực tranh chấp. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, viện các lý do “lịch sử”, Bắc Kinh đã chiếm quyền kiểm soát và củng cố các đảo nhân tạo tại đây.
Hoa Kỳ không công nhận những tuyên bố chủ quyền “quá mức” của Trung Quốc trong Biển Đông, và hải quân Hoa Kỳ thường xuyên mở các cuộc tuần tra FONOBS- tới sát các quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để khẳng định quyền tự do qua lại trên biển và trên không trong khu vực.
Đây là chuyến đi thứ nhì của Đô đốc Richardson trong cương vị người chỉ huy các hoạt động tác chiến của Hải quân Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/tu-lenh-hai-quan-my-tham-tq-giua-luc-cang-thang-tang-cao/4742479.html
Mỹ-Úc tập trận chống ngầm ở đảo Guam
Quân đội Mỹ và Úc đang cùng tham gia vào một cuộc tập trận chống tàu ngầm hàng năm tập trung vào đảm bảo tự do hàng hải và ‘dòng thương mại tự do trong khu vực’.
Cuộc tập trận Rồng Biển 2019 khởi sự hôm 14/1 tại Căn cứ Không quân Andersen trên lãnh thổ cực tây của Mỹ là đảo Guam vốn được xem là một mục tiêu hấp dẫn đối với Trung Quốc và Triều Tiên trong trường hợp xảy ra xung đột. Dự trù sẽ diễn ra trong 11 ngày, cuộc tập trận này là ‘một cơ hội lý thú để… tập trung vào sự thuần thục trong chiến tranh chống hạm và tăng cường mức độ sát thương trongr chiến đấu,” Đại úy Brian Erickson, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 72, được dẫn lời nói trong thông cáo báo chí của Hạm đội 7.
“Tập trận Rồng Biển cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi sẵn sàng bảo đảm tự do hàng hải và dòng lưu thông thương mại tự do ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép,” Hạm đội 7 nói.
Các chiến dịch tự do hàng hải là một điểm gây bất đồng chủ chốt ở Biển Đông. Phía Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ tiếp tục cho tàu và cho máy bay di chuyển ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Trung Quốc diễn giải luật quốc tế hoàn toàn khác. Họ gọi những sứ mạng như vậy là nguy hiểm và gây bất ổn và thường xuyên điều máy bay và tàu chiến ra đáp trả.
Các lực lượng của Không quân Hoàng gia Úc sẽ tham gia cùng các lực lượng Mỹ trong cuộc tập trận vừa kể.
(Theo AP)
https://www.voatiengviet.com/a/mỹ-úc-tập-trận-chống-ngầm-ở-đảo-guam/4743173.html
Gia đình Schellenberg:
bản án tử hình tại TQ ‘thật khủng khiếp’
Gia đình người đàn ông Canada bị xử lại và nâng án từ 15 năm lên tử hình ở Trung Quốc nói “nỗi sợ hãi tồi tệ nhất” của họ đã thành sự thực.
Robert Lloyd Schellenberg bị kết án 15 năm tù hồi tháng 11/2018, nhưng hôm 14/1, tòa án TQ cho biết mức án đó cho tội buôn lậu ma túy là chưa đủ nghiêm.
Phán quyết mới nhất có khả năng làm xấu đi tranh cãi ngoại giao giữa hai nước.
Trung Quốc tuyên án tử hình công dân Canada
Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt
TQ: Công viên giải trí Thần Nông ủng hộ Huawei
“Đó là tình huống khủng khiếp, đáng tiếc, đau lòng”, bà Lauri Nelson-Jones, dì của ông Schellenberg, nói với BBC.
“Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi đã thành sự thực,” bà nói thêm. “Thật không thể tưởng tượng được những gì cháu tôi phải cảm nhận và suy nghĩ.”
Thủ tướng Canada Justin Trudeau lên án phán quyết.
“Mối quan ngại rất lớn đối với chúng tôi với tư cách chính phủ, và với tất cả bạn bè và đồng minh quốc tế của chúng tôi, rằng Trung Quốc tùy tiện áp đạt án tử hình”, thông cáo dẫn lời ông Trudeau.
Schellenberg có 10 ngày để kháng cáo và luật sư của ông nói với Reuters rằng thân chủ của ông có thể sẽ làm như vậy.
Vụ của ông Schellenberg bất ngờ được xử lại sau khi Canada bắt giữ một quan chức của tập đoàn Huawei theo yêu cầu của Mỹ.
Vụ bắt bà Mạnh Vãn Chu vào tháng trước đã khiến Trung Quốc tức giận và làm xấu đi mối quan hệ của nước này với cả Canada và Mỹ.
Không lâu sau đó, Trung Quốc trả đũa khi tạm giam hai công dân Canada, với cáo buộc rằng họ gây nguy hại tới an ninh quốc gia.
Huawei tuyên bố sa thải Vương Vệ Tinh
Ba Lan bắt quan chức Huawei ‘vì nghi gián điệp’
Vụ án Schellenberg
Schellenberg, được cho là 36 tuổi, bị bắt vào năm 2014 với cáo buộc mang vào Trung Quốc gần 227kg ma túy methamphetamine.
Ông bị tuyên án 15 năm tù trong phiên toà xét xử hồi tháng 11/2018. Tuy nhiên, sau khi ông kháng án, tòa án tối cao ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh miền Bắc Trung Quốc, đã kết án tử hình công dân người Canada này vào thứ Hai 14/1.
Đồng thời, theo bản án, tất cả tài sản của Schellenberg sẽ bị tịch thu.
”Tôi không phải là một kẻ buôn bán ma túy. Tôi chỉ đến Trung Quốc với mục đích du lịch,” Schellenberg trả lời AFP trước khi phán quyết được đưa ra.
Schellenberg sẽ có 10 ngày để kháng cáo.
Chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc sử dụng hệ thống pháp lý của mình để bắt con tin làm quân bài thương lượng với Canada trong vụ án bà Mạnh Văn Chu.
Nhưng dù lý do là gì đi nữa, Trung Quốc đột nhiên rất nỗ lực để phổ biến vụ án Schellenberg trên cộng đồng quốc tế, theo John Sudworth, phóng viên BBC ở Bắc Kinh. Ông cũng cho biết Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận và mời gọi sự hiện diện của các phóng viên quốc tế trong phiên tòa, một điều hiếm khi xảy ra.
Bất chấp việc Canada khẳng định Schellenberg vô tội, phiên tái xét xử Schellenberg chỉ diễn ra trong một ngày, với tuyên án tử hình được công bố một tiếng sau, phóng viên thường trú của BBC cho biết.
Còn bà Mạnh Vãn Chu thì sao?
Bà bị bắt ở Vancouver hôm 1/12, nhưng chỉ sau vài ngày được tòa Canada cho tại ngoại.
Một thẩm phán Canada ra phán quyết bà Mạnh sẽ chịu giám sát 24 giờ mỗi ngày và phải đeo vòng giám sát điện tử ở cổ chân.
Bà Mạnh bị cáo buộc dùng một công ty con của Huawei là Skycom để tránh trừng phạt của Mỹ lên Iran trong gian đoạn 2009 – 2014.
Bà phủ nhận đã có hành động sai trái và nói bà sẽ thách thức các cáo buộc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẵn sàng can thiệp vào vụ việc.
Vụ bà Mạnh bị bắt xảy ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày một căng giữa Mỹ và Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46859776
Thủ tướng Trudeau chỉ trích TQ
kết án tử hình công dân Canada
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 14/1 cáo buộc Trung Quốc sử dụng án tử hình một cách tùy tiện, sau khi tòa án ở quốc gia đông dân nhất thế giới kết án tử hình đối với một công dân Canada vì tội buôn ma túy.
Reuters nhận định rằng phán quyết của tòa Trung Quốc cộng với phản ứng của ông Trudeau có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ song phương, vốn đã trải qua nhiều sóng gió thời gian qua, sau vụ bắt giữ một nữ giám đốc Trung Quốc ở Canada theo lệnh dẫn độ của Mỹ, rồi kéo theo vụ bắt giữ hai công dân Canada ở Trung Quốc.
Tin cho hay, tòa án ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã đưa ông Robert Lloyd Schellenberg ra xét xử lại sau khi ông kháng án bản án 15 năm tù giam rồi ra phán quyết tử hình vì các công tố viên cho rằng mức án ban đầu quá nhẹ.
Truyền hình Trung Quốc đưa tin, ông Schellenberg nói tại tòa rằng ông chỉ là khách du lịch tới thăm Trung Quốc và bị tội phạm gài bẫy.
Công dân Canada này được quyền kháng án lên tòa cấp cao hơn trong vòng 10 ngày, theo Reuters.
Sau đó, Thủ tướng Trudeau nói với các phóng viên ở thủ đô Ottawa rằng chính phủ Canada và có lẽ cả các quốc gia bạn hữu cũng như đồng minh của nước này “hết sức quan ngại” việc Trung Quốc đã “tùy tiện áp đặt án tử hình trong trường hợp này”.
Sóng gió nổi lên trong quan hệ giữa Trung Quốc và Canada từ đầu tháng 12 năm ngoái, sau khi bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, bị bắt ở Vancouver theo lệnh dẫn độ của Mỹ.
Bắc Kinh sau đó cảnh báo về các hệ quả nếu bà Mạnh không được phóng thích và sau đó bắt ông Michael Kovrig, một nhà ngoại giao Canada làm việc tại đại sứ quán của nước này ở Bắc Kinh, khi ông đang nghỉ phép không lương, và ông Michael Spavor, một chuyên gia tư vấn, vì bị nghi làm tổn hại tới an ninh quốc gia Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao phương Tây ở Bắc Kinh cho rằng các vụ này là nhằm trả đũa vụ bắt bà Mạnh.
Trước đó trong ngày 14/1, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố của Thủ tướng Canada Trudeau rằng ông Kovrig được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao.
Theo Reuters, ông Trudeau cũng cho biết rằng chính quyền Ottawa “sẽ tiếp tục trao đổi mạnh mẽ” với Bắc Kinh về tình trạng của ông Kovrig cũng như về điều ông gọi là việc sử dụng pháp luật tùy tiện của Trung Quốc.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông Trudeau nên “nghiêm túc nghiên cứu” Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao để “không trở thành trò cười”.
https://www.voatiengviet.com/a/thủ-tướng-trudeau-chỉ-trích-tq-kết-án-tử-hình-công-dân-canada/4743210.html
Credit Suisse: Trung Quốc thiệt nhiều hơn Mỹ
vì chiến tranh thương mại
Giám đốc đầu tư khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) cảnh báo nếu không dàn xếp được chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Trung Quốc sẽ tổn thất nhiều hơn Mỹ.
Ông John Woods cảnh báo nếu đàm phán Bắc Kinh – Washington thất bại, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề đối với Trung Quốc.
Thậm chí nó sẽ đảo ngược lợi thế sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, thời điểm Bắc Kinh tận hưởng lợi ích đến từ việc các thành viên WTO giảm hoặc thậm chí đóng băng rào cản thương mại, mở đường cho hàng hóa Trung Quốc tấn công vào thị trường toàn cầu.
“Đối với tôi, rõ ràng Trung Quốc có nhiều cái để mất hơn Mỹ, và do vậy giới hữu trách nên sốt sắng hơn trong việc tìm kiếm đối thoại và đạt được điều gì đó có ý nghĩa”, theo SCMP dẫn lời chuyên gia Credit Suisse.
Chỉ số Thượng Hải sau một năm thể hiện tồi tệ đã tăng 1% hồi tuần trước kể từ khi giới chức Mỹ – Trung đưa ra các tuyên bố tích cực theo sau các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh.
Giám đốc Woods cho hay thương mại là một trong vài vũ đài đối đầu giữa Mỹ – Trung, bên cạnh Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.
Trong bối cảnh căng thẳng song phương vẫn chưa được giải quyết, Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng kinh tế sụt giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Credit Suisse ước tính GDP của nước này chỉ đạt khoảng 6,2% trong năm 2019,
Tổng thống Venezuela
gọi tân Tổng thống Brazil là ‘Hitler’ mới
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 14/1 gọi người tương nhiệm Brazil của ông, ông Jair Bolsonaro, là ‘Adolf Hitler mới’ vài ngày sau khi Brasilia chính thức công nhận một lãnh tụ đối lập là người đứng đầu đất nước hợp pháp của đất nước ngày càng bị cô lập này.
Hôm 12/1, Brazil nói rằng họ đã công nhận ông Juan Guaido, người đứng đầu Quốc hội Venezuela do đảng đối lập kiểm soát, là Tổng thống hợp pháp sau khi ông Maduro được tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai mà nhiều nước trên thế giới xem là hành động ‘bất hợp pháp’.
“Ở bên đó chúng ta đang thấy Brazil nằm trong tay phát xít – ông Bolsonaro là Hitler của thời hiện đại!” ông Maduro phát biểu trong một bài diễn văn về tình hình đất nước.
“Hãy để công việc của ông Bolsonaro cho người dân tuyệt vời ở Brazil, những người sẽ chiến đấu và ‘chăm sóc’ ông ta, giám sát.”
Hồi tuần trước, ông Guaido đã nói rằng ông sẵn sàng lên làm Tổng thống sau khi các lãnh đạo đối lập cáo buộc nhiệm kỳ hai của ông Maduro là bất hợp pháp do cuộc bầu cử hồi năm 2018, vốn bị tẩy chay rộng rãi, đã gian lận để đem lại lợi thế cho ông Maduro.
Ông Guaido, người bị các điệp viên tình báo bắt giữ một thời gian ngắn khi đang trên đường đi đến một cuộc tập hợp chính trị hôm 13/1, vẫn chưa tuyên bố mình là Tổng thống Venezuela.
Brazil và Venezuela duy trì quan hệ hữu hảo trong hơn một thập niên nhờ vào quan hệ tốt đẹp giữa Đảng Công nhân Brazil và Đảng Xã hội chủ nghĩa Venezuela.
Ông Bolsonaro, một người có tư tưởng chống cộng sản nhiệt thành và ca ngợi giai đoạn độc tài quân sự 1964-1985, đã hứa sẽ chĩa mũi dùi vào chính phủ Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/tổng-thống-venezuela-gọi-tân-tổng-thống-brazil-là-hitler-mới/4743176.html
Anh Quốc : Tương lai Brexit bất định
Ngày 15/01/2019 là ngày quan trọng của thủ tướng Theresa May. Thỏa thuận Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu được 650 nghị sĩ bỏ phiếu tối nay. Rất nhiều nghị sĩ của cả hai bên, ủng hộ và phản đối Brexit, đều lên tiếng chỉ trích thỏa thuận mà thủ tướng Anh đạt được với Bruxelles.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix gặp một số nghị sĩ Anh tại điện Westminster trước giờ phút quan trọng :
« Các nghị sĩ Anh cuối cùng sẽ tỉnh táo bỏ phiếu vào tối nay. Trong khi chờ đợi ở cả hai phe ở Hạ Viện, các cuộc thảo luận và tranh luận vẫn tiếp diễn. Không ai đồng tình và không có đa số nổi bật với bất kỳ giải pháp nào và lại càng ít đối với thỏa thuận Brexit mà thủ tướng Theresa May đề xuất, như khẳng định của nữ nghị sĩ Công Đảng Liz Kendall.
Bà nói : Tôi không thể ủng hộ thỏa thuận này được vì đó không phải là điều mà họ hứa với cử tri trong cuộc trưng cầu dân ý. Điều này còn tệ hơn cả thỏa thuận mà chúng tôi đang hưởng hiện nay. Thêm vào đó là không có bất kỳ quyết định quan trọng nào được đưa ra về mối quan hệ tương lai của chúng tôi, như vậy tình trạng bất định sẽ còn kéo dài ; đất nước chúng tôi xứng đáng được hưởng điều tốt hơn thế.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghị sĩ đều phản đối thỏa thuận của thủ tướng Anh. Ngay trong nội bộ Công Đảng, nghị sĩ John Mann, người ủng hộ mạnh mẽ Brexit, có ý định bỏ phiểu ủng hộ.
Ông cho biết : Tình hình đã không thay đổi : 70% lượng cử tri của tôi đã đồng ý rời Liên Hiệp Châu Âu, đây là sự ủy nhiệm dân chủ. Quan điểm của Liên Hiệp Châu Âu về nhập cư không duy trì được về lâu dài, vì thế chúng tôi sẽ ra đi và Nghị Viện cuối cùng cũng sẽ bỏ phiếu thỏa thuận này.
Tuy nhiên, ông John Mann không ảo tưởng và nghĩ rằng thỏa thuận sẽ bị bác. Nhưng đối với ông cũng như nhiều nghị sĩ khác, việc bỏ phiếu tối nay chỉ là bước khởi đầu của loạt bỏ phiếu lâu dài khác. Ông tin chắc rằng cuối cùng thỏa thuận Brexit sẽ được thông qua, dù có bị trễ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190115-anh-quoc-tuong-lai-bat-dinh-ve-brexit
Brexit : Thời hạn 29/03 khó mà được giữ nguyên
Cho dù kết quả cuộc biểu quyết tại Quốc Hội Anh tối nay sẽ như thế nào, ngày càng khó mà Anh Quốc có thể ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đúng thời hạn dự trù là 29/03/2019, mặc dù cho tới hôm qua, thủ tướng Theresa May vẫn cho rằng không nên dời lại ngày Brexit.
Cuộc bỏ phiếu về Brexit lẽ ra đã được tổ chức vào ngày 11/12/2018, nhưng do có quá nhiều bất đồng giữa các dân biểu, nên thủ tướng Anh đã quyết định dời lại cuộc biểu quyết này đến tháng Giêng năm 2019. Khi đưa ra quyết định này, bà Theresa May dường như nghĩ rằng đến tháng Giêng, các dân biểu Anh Quốc, vì hoảng sợ trước nguy cơ « no deal », tức là ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận, sẽ buộc phải bỏ phiếu thuận.
Sau cuộc biểu quyết hôm nay, một số kịch bản có thể xảy ra, tùy theo các dân biểu Anh bỏ phiếu thuận hay chống thỏa thuận mà thủ tướng Theresa May đã thương lượng với Bruxelles. Việc dời lại cuộc biểu quyết cho đến hôm nay càng khiến cho tiến trình Brexit thêm nhiều rủi ro và trái với hy vọng của thủ tướng Theresa May, do có rất ít khả năng các dân biểu Anh Quốc bỏ phiếu thuận.
Trong trường hợp Quốc Hội bỏ phiếu chống, có nhiều khả năng là Anh Quốc sẽ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận nào, một kịch bản mà giới doanh nghiệp rất lo ngại, với nguy cơ là đồng bảng Anh sụt giá mạnh và thất nghiệp tăng vọt.
Kịch bản thứ hai là Anh Quốc tổ chức lại trưng cần dân ý về Brexit. Đây là yêu cầu của phe ủng hộ hợp nhất châu Âu, với hy vọng là một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai sẽ đảo ngược kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06/2016. Nhưng nếu tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ hai thì Anh Quốc không thể nào tuân thủ thời hạn 29/03.
Nếu thủ tướng Theresa May thất bại trong cuộc biểu quyết hôm nay, một kịch bản khác có thể xảy ra là Anh Quốc tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn, như yêu cầu của Công đảng đối lập. Nếu Công đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, họ dự tính sẽ thương lượng một thỏa thuận mới với Bruxelles. Nhưng trong trường hợp đó, cần phải có nhiều thời gian để làm việc này. Do vậy, lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn đã nêu lên khả năng dời lại ngày Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Nhưng cho dù Theresa May có « chiến thắng » trong cuộc bỏ phiếu hôm nay ở Quốc Hội Anh, bà sẽ có rất ít thời gian để thông qua các quy định, luật lệ cần thiết trước khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ngày 29/03.
Hãng tin AFP cho biết khoảng 100 nghị sĩ châu Âu thuộc các xu hướng chính trị khác nhau hôm qua đã cam kết sẽ ủng hộ yêu cầu của Luân Đôn dời lại ngày Brexit. Nhưng nếu dời lại thời hạn 29/03 thì có thể dời đến ngày nào ? Vấn đề càng thêm rối rắm bởi vì bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 26/05.
Theo một nguồn tin ngoại giao được hãng tin AFP trích dẫn, không thể nào dời lại ngày Brexit đến sau 30/06, vì lúc đó Nghị viện châu Âu mới đã được thành lập xong. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao tránh được việc Anh Quốc, do vẫn là thành viên Liên Hiệp Châu Âu, tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu và sẽ lại có các nghị sĩ trong Nghị viện mới, trong khi nước này đang chuẩn bị ra khỏi châu Âu ? Đây chính là một bài toán đang làm nhức đầu các chuyên gia pháp lý châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190115-brexit-thoi-han-2903-kho-ma-duoc-giu-nguyen
Pháp – “Áo Vàng” : Khai mạc Thảo luận toàn quốc
Tổng thống Emmanuel Macron khai mạc đợt Thảo luận toàn quốc tại một ngôi làng nhỏ miền tây nước Pháp, với sự tham gia của 600 thị trưởng vùng Normandie.
Cuộc Thảo luận toàn quốc để tìm giải pháp cho các bất đồng sâu sắc trong xã hội Pháp, theo chủ trương của tổng thống Pháp, khai mạc hôm nay 15/01/2019, tại một làng nhỏ vùng Normandie. Mục tiêu của cuộc thảo luận dự kiến kéo dài hai tháng này là để chính quyền tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của người dân, nhằm cải thiện các khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, cũng như nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia khác.
Chiều hôm nay, vào 15 giờ, tại nhà thể thao làng Grand Bourgtheroulde, tỉnh Eure, tổng thống Macron sẽ gặp các thị trưởng, xã trưởng đến từ 5 tỉnh của vùng Normandie, đến đây để trình bày về các kiến nghị của cử tri, mà họ đã nhận được trong tháng qua.
Theo AFP, an ninh được siết chặt tại làng Grand Bourgtheroulde. Không phương tiện giao thông công cộng nào được phép dừng tại ngôi làng nhỏ 3.500 dân này. Chính quyền cũng ra thông báo cấm biểu tình tại làng Grand Bourgtheroulde cho đến ngày mai, trong bối cảnh một số người « Áo Vàng » và nghiệp đoàn kêu gọi biểu tình tại chỗ.
Đây là lần đầu tiên nguyên thủ Pháp rời khỏi Paris từ hơn một tháng nay. Kể từ khi bị người biểu tình mạt sát, la ó hồi đầu tháng 12 tại Puy-en-Velay (miền trung), tổng thống Pháp không còn tiếp xúc với dân chúng.
Trong buổi khai mạc Thảo luận toàn quốc hôm nay, điều chủ yếu là tổng thống Pháp sẽ lắng nghe các kiến nghị của người dân, thông qua các thị trưởng, xã trưởng, theo nhận định của ông Vanik Berberian, chủ tịch Hiệp hội các xã trưởng nước Pháp (AMRF), người vừa được tiếp tại phủ tổng thống hôm qua.
Phủ tổng thống Pháp muốn làm mọi cách để tránh cho cuộc Thảo luận này bị đối lập và một bộ phận những người « Áo Vàng » lên án là không dân chủ. Tổng thống Macron sẽ chỉ đưa ra tiếng nói sau cùng vào giữa tháng Ba tới, khi Thảo luận kết thúc.
Theo một thăm dò dư luận của OpinionWay, công bố hôm qua, trong lúc gần một nửa người Pháp có ý định tham gia vào cuộc Thảo luận toàn quốc, thì chỉ có 31% tin tưởng là Thảo luận sẽ cho phép nước Pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng « Áo Vàng ».
Dấu hiệu căng thẳng đầu tiên : vấn đề bỏ ISF (thuế đánh vào tài sản những người giàu) điều mà tổng thống Macon coi là không thể đảo ngược, là một trong các quan tâm hàng đầu của người dân, căn cứ trên các kiến nghị mà chính quyền cơ sở thu nhận được trong tháng qua. Hai vấn đề hàng đầu khác là thu nhập của người về hưu và giao thông tại các vùng xa xôi, hẻo lánh.
http://vi.rfi.fr/phap/20190115-phap-ao-vang-khai-mac-thao-luan-toan-quoc
Khủng bố ở Strasbourg :
Thủ phạm lên kế hoạch từ nhiều tuần trước
Cherif Chekatt, thủ phạm vụ khủng bố khu chợ Noël ở Strasbourg ngày 11/12/2018 khiến 5 người chết và 11 người bị thương, đã lên kế hoạch tấn công từ rất lâu. Theo những thông tin mới nhất của cuộc điều tra được nhật báo Le Monde đăng ngày 14/01/2019, kẻ khủng bố thánh chiến đã ráo riết tìm vũ khí từ nhiều tuần trước đó và nói với mẹ rằng y « có ý định chết ».
Ngay sáng 11/12, vài giờ trước vụ xả súng, khi khám xét nhà Cherif Chekatt vì nghi ngờ có liên quan tới một vụ trộm cắp, cảnh sát đã phát hiện một đoạn video dài gần 3 phút, có thể được quay ngày 10/11, và lưu trong ổ USB, trong đó Cherif Chekatt thề trung thành với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Ngoài các loại vũ khí như dao đi săn, lựu đạn, mũ trùm mặt mầu đen và một khẩu súng lục được nạp đạn, các nhà điều tra tìm thấy một mẩu giấy viết tay : « Hỡi những người đàn ông, cuộc chiến đã khởi đầu, lời kêu gọi thánh chiến đã được ban, cánh cửa thiên đường đã mở… ».
Audrey M., một người bạn lâu năm của Cherif Chekatt, thừa nhận, ngay từ tháng 09/2018 cho đến khoảng 2-3 tuần trước vụ khủng bố ở Strasbourg, Cherif Chekatt đã thường xuyên liên lạc với nhân vật này để tìm vũ khí « đi cướp » và cuối cùng được Audrey M. giới thiệu cho một người quen trong cộng đồng người gitan du mục.
Audrey M. hiện bị tạm giam và cảnh sát tiếp tục điều tra về vai trò của nhân vật này trong vụ khủng bố. Khẩu súng Lebel 1892 được tìm thấy trên người thủ phạm khi bị bắn hạ có thể là do một người quen khác của Cherif Chekatt môi giới mua từ cộng đồng người gitan.
Cuối cùng, dường như gia đình 12 thành viên của Cherif Chekatt không tỏ ra ngạc nhiên khi thủ phạm ra tay. Trong tin nhắn để lại trong hộp thư thoại của một trong số chị em của Cherif Chekatt, một người anh/em của thủ phạm cho rằng Cherif Chekatt như « bị bại não » và « một ngày nào đó, chuyện này phải đến ». Về phía mẹ của thủ phạm, bà công nhận rằng « trước đó năm tháng », con trai bà đã thổ lộ « ý định chết ».
Các nhà điều tra cũng tập trung đến một số điểm còn chưa rõ ràng về người thân của thủ phạm, đặc biệt là người cha Ange Chekatt và hai người anh em Sami và Abdou Chekatt, liên quan đến quá trình Cherif Chekatt trở thành tội phạm và cực đoan.
http://vi.rfi.fr/phap/20190115-khung-bo-strasbourg-thu-pham-ke-hoach-tu-truoc
Ba Lan chấn động sau vụ sát hại thị trưởng Gdansk
Thị trưởng thành phố Gdansk, Pawel Adamowicz, bị đâm bằng dao trong một buổi quyên góp từ thiện hôm Chủ Nhật 13/01/2019. Hôm qua, ông qua đời. Thủ phạm – một người đàn ông 27 tuổi – khẳng định đã hành động vì « động cơ chính trị ». Hàng nghìn người tại nhiều thành phố trên khắp Ba Lan, và ở nhiều nơi khác tại châu Âu, tối qua thắp nến tưởng nhớ thị trưởng Gdansk.
Tại Vacxava, nhiều người trong cuộc tập hợp tưởng niệm người vừa bị giết hại, tối qua, đã lên án không khí hận thù phổ biển trên truyền thông cũng như trong đời sống chính trị Ba Lan. Năm 2017, phong trào Thanh Niên Ba Lan, một phong trào chính trị cực hữu từng công bố « giấy chứng tử » mang tính biểu tượng đối với thị trưởng Gdansk. Vụ ông Pawel Adamowicz bị giết chính là hậu quả của không khí thù hận, bài ngoại này.
Từ thủ đô Ba Lan, thông tín viên Thomas Giraudeau gửi về bài phóng sự:
« Trước của cung Văn Hóa, công trình lịch sử của thủ đô Vacxava, một đám đông mang nến trên tay và hát quốc ca. Tất cả mọi người đều nhớ đến hình ảnh thị trưởng Gdansk, người vừa bị đâm ngay giữa một cuộc quyên góp từ thiện.
Đối với cô Katarzyna, biến cố này mang ý nghĩa biểu tượng: Theo tôi, điều này thật là khủng khiếp, điều gây kinh hoàng là (vụ tấn công) đã xảy ra vào thời điểm đó. Về nguyên tắc, một dịp như vậy là cơ hội cho chúng ta đoàn kết, tất cả mọi người Ba Lan chúng ta đoàn kết lại. Thế nhưng hành động đó, vụ tấn công đó đã cho thấy xã hội chúng ta rất chia rẽ.
Trước khi bị bắt, kẻ tấn công đã biện minh cho hành động của mình. Người này nêu ra các động cơ chính trị, trả thù một đảng phái theo quan điểm tự do, mà người vừa bị giết hại là thành viên. Theo cô Ewa, một lằn ranh đỏ đã bị vượt qua : Những lời lẽ gây thù hận đã đạt đến đỉnh điểm. Chúng có mặt khắp nơi trên truyền thông, được nhiều chính trị gia tiếp tay. Và bây giờ thì chúng lan ra đường phố, biến thành hành động. Bằng chứng rõ nhất là điều vừa diễn ra : Vụ sát hại thị trưởng Gdansk.
Đối với Isabelle, giới chính trị Ba Lan phải chịu trách nhiệm một phần về điều này : Cánh hữu, cánh tả, tất cả các đảng phái nói chung thù ghét nhau. Người đứng đầu phong trào chính trị hiện đang cầm quyền đối xử hết sức tồi tệ với các chính trị gia đối lập. Ông ta coi họ như những người chống Ba Lan. Vụ sát hại ông Adamowicz là hậu quả của nỗi thù hận này ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190115-ba-lan-chan-dong-sau-vu-sat-hai-thi-truong-gdansk
Quần đảo Kuril :
Nga thẳng thừng bác đòi hỏi của Nhật
Nga và Nhật tiếp tục bế tắc trong các thương lượng về một nhóm đảo thuộc quần đảo Kuril, khu vực mà Tokyo gọi là « vùng lãnh thổ phương Bắc ». Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov trong cuộc gặp đồng nhiệm Nhật Bản Taro Kono hôm qua, 14/01/2019, đã thẳng thừng từ chối việc thương lượng về chủ quyền quần đảo Kuril, căn cứ trên Tuyên bố chung Liên Xô – Nhật Bản năm 1956.
Cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng Serguei Lavrov và Taro Kono hôm qua nhằm chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh giữa tổng thống Nga và thủ tướng Nhật ngày 22/01/2019 tại Matxcơva. Sau buổi làm việc hôm qua với ngoại trưởng Nga, bộ trưởng Nhật cho biết giữa hai bên có « nhiều bất đồng đáng kể ».
Thông tín viên Daniel Vallot từ Matxcơva giải thích :
« Các thảo luận giữa ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đồng nhiệm Nhật Bản Taro Kono chỉ kéo dài vài giờ, nhưng rõ ràng là hai bên đã không đạt được bất cứ tiến bộ nào sau cuộc gặp này.
Tâm điểm của căng thẳng song phương là quần đảo Kuril. Bốn hòn đảo trên Thái Bình Dương, ở phía bắc Nhật Bản, bị Liên Xô sáp nhập sau Thế chiến Hai. Ngoại trưởng Nga tuyên bố kiên quyết không trả lại cho Nhật Bản :
‘‘Chúng tôi đã khẳng định sẵn sàng làm việc trên cơ sở Tuyên bố 1956. Điều đó có nghĩa là quốc gia láng giềng Nhật Bản ngay từ đầu đã công nhận hiện trạng lãnh thổ sau Thế chiến Hai, và điều này là không thể thương lượng. Trong đó có vấn đề chủ quyền của nước Nga đối với toàn bộ quần đảo Kuril. Đây là lập trường căn bản của chúng tôi. Nếu không có một bước tiến nào theo hướng này, thì sẽ rất khó có các tiến bộ trong những vấn đề còn lại’’.
Hồi tháng 11/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết sẽ có tiến bộ trong hồ sơ này, và Matxcơva và Tokyo sẽ đạt được một hiệp định hòa bình trong năm 2019. Tuy nhiên, kể từ đó, quan hệ Nhật – Nga đã xấu đi rõ rệt. Việc Nga thông báo xây dựng một số doanh trại trên quần đảo Kuril khiến Nhật khó chịu. Về phần mình, điện Kremlin bực tức về những tuyên bố mới đây của thủ tướng Nhật, hứa hẹn sẽ có thay đổi chủ quyền tại quần đảo nói trên ».
Theo AFP, Tuyên bố chung 1956 cho phép thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Nhật Bản, có nhắc đến việc sẽ trả lại cho Tokyo hai trong số bốn đảo thuộc quần đảo Kuril mà Nga kiểm soát, một khi hiệp ước hòa bình song phương được ký kết. Tuy nhiên, văn bản này đã bị Liên Xô hủy bỏ năm 1960, sau khi Nhật – Mỹ ký một hiệp ước hợp tác song phương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190115-chu-quyen-quan-dao-kuril-nga-thang-thung-tu-choi-doi-hoi-cua-nhat
Mỹ-Thổ nêu khả năng lập “vùng an toàn”
tại Syria cho người Kurdistan
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã điện đàm tối 14/01/2019 về số phận người Kurdistan ở miền bắc Syria, sau khi chủ nhân Nhà Trắng từng dọa trên Twitter « tàn phá » kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara tấn công lực lượng dân quân YPG.
Theo thông cáo của phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được AFP trích dẫn, nguyên thủ hai nước đã « đề cập đến ý tưởng thành lập một vùng an ninh, sạch bóng khủng bố ở miền bắc đất nước (Syria) ». Tuy văn bản này không nêu chi tiết về kế hoạch trên, nhưng trong tin nhắn trên Twitter hôm 13/01, tổng thống Mỹ đã nhắc đến việc thành lập « vùng an toàn chừng 32 km », dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án này được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận sau chuyến thăm Ả Rập Xê Út ngày 14/01 vì, theo ông, « chúng tôi muốn có một vùng biên giới chắc chắn » và « không bạo lực » cho « tất cả các bên ».
Ngoài ra, theo Reuters, tổng thống hai nước cũng nhấn mạnh đến hai nội dung khác : áp dụng toàn bộ lộ trình liên quan đến thành phố Manbij, trước kia do lực lượng dân quân Kurdistan kiểm soát ; tránh tạo cớ cản trở việc Mỹ rút 2.000 quân khỏi Syria. Tiếp tục hợp tác tại Syria cũng được nêu lên trong cuộc điện đàm, đồng thời tổng thống Mỹ nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ « không được đối xử tệ với người Kurdistan và các cộng đồng khác » từng chung sức với liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Sau khi dọa « tàn phá » kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, viết trên Twitter sau cuộc hội đàm với tổng thống Erdogan, ông Donald Trump lại ca ngợi « tiềm năng tuyệt vời để tăng khả năng phát triển kinh tế giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190115-my-tho-neu-kha-nang-lap-vung-an-toan-tai-syria-cho-nguoi-kurdistan
Ba sai lầm lớn của phương Tây tại Trung Đông
Chỉ trong vòng một thập niên, phương Tây nhanh chóng mất dần ảnh hưởng ở Trung Đông. Việc Hoa Kỳ thông báo rút quân khỏi Syria là một dấu hiệu cuối cùng cho thấy rõ vai trò quan trọng của phương Tây đã bị giảm tại khu vực chiến lược này của thế giới.
Nhà báo Renaud Girard trên Le Figaro (12/01/2019) khẳng định : « Phương Tây bất lực tại Trung Đông ». RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.
Mọi việc bắt đầu từ đầu thập niên 2010. Phong trào phản kháng mà báo chí phương Tây gán cho tên gọi mỹ miều « Mùa xuân Ả Rập » đã cho thấy rõ một sự đối kháng giữa hai hệ tư tưởng : Một bên là theo xu hướng tự do phương Tây và bên kia là tư tưởng Hồi giáo cực đoan bắt nguồn từ phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo.
Theo tác giả, đó là một cuộc chiến mà không một bên nào là người thắng cuộc, nhưng lại đặt nền móng cho con đường quay lại thực tế quốc gia. Thay vì bị xóa nhòa, các đường biên giới được vạch rõ hơn bao giờ hết. Người dân không còn tin tưởng vào một thế giới Ả Rập được toàn cầu hóa và hiện đại hóa qua việc tự do ngôn luận trên các mạng xã hội. Giấc mơ một vương quốc tập hợp nhiều nước theo đạo Hồi trong khu vực cũng tan theo mây khói.
Làn sóng trở lại với khái niệm quốc gia đang tiếp diễn ở Trung Đông. Khi người ta nhìn sự việc từ bên trong khu vực, người ta nhận ra rằng các quốc gia không ngừng tự củng cố. Họ thực hiện điều đó thông qua cạnh tranh cũng như qua các mối liên minh mà những nước đó thiết lập giữa họ với nhau hay với nước ngoài.
Nhưng khi nhìn sự việc từ bên ngoài, người ta nhận thấy một hiện tượng còn đáng chú ý hơn nữa đang diễn ra ngay từ đầu năm 2019 : Phương Tây đang bất lực về mặt chiến lược tại Trung Đông. Hiện tượng này được thấy rõ khắp nơi, ở tất cả các nước trong khu vực.
Vùng ảnh hưởng rơi rụng như lá mùa thu
Tác giả bài viết lần lượt điểm lại những nơi mà tiếng nói của phương Tây không còn có trọng lượng. Trong hồ sơ Syria, phương Tây hầu như không có gì để mà nói. Mọi quyết định giờ đây nằm trong tay « câu lạc bộ Astana », bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga, bất chấp những khác biệt về lợi ích giữa ba cường quốc này tại Syria.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, phương Tây cũng không thuyết phục được tổng thống Erdogan trong vấn đề người Kurdistan tại Syria, một chiếc gai cần phải nhổ đối với Ankara. Không những phương Tây bất lực nhìn Thổ Nhĩ Kỳ tấn chiếm vùng Afrin từ tay người Kurdistan, mà uy tín của phương Tây cũng xói mòn theo quyết định rút quân của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tại Liban, quốc gia Hồi giáo do Pháp dựng nên năm 1920, phương Tây không còn có ảnh hưởng hơn Iran, mà phong trào Hezbollah chính là đứa con tinh thần của Teheran.
Ở Yemen, phương Tây không thể nào ngăn cản thảm họa nhân đạo xảy ra do các chiến dịch can thiệp quân sự của liên quân Ả Rập do Ả Rập Xê Út dẫn đầu, nhằm chống lại quân nổi dậy người Huthi, được Iran yểm trợ và hiện đang kiểm soát thủ đô Sanaa.
Còn tại vùng Vịnh, phương Tây như « chết đứng » trước những sai lầm to lớn liên tiếp trong chính sách đối ngoại của hoàng thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Ben Salman, mà phương Tây trông đợi như một nhà cải cách, như ủng hộ phe nổi dậy thánh chiến cực đoan nhất ở Syria, hiện đang mất dần các vùng lãnh thổ, rồi can dự vào nội chiến ở Yemen, và nhất là việc lôi kéo đồng minh cô lập Qatar nhưng vẫn không làm khuất phục được tiểu vương quốc Ả Rập này.
Và còn nhiều hồ sơ khác nữa như tại Libya, Palestine và nhất là hồ sơ Iran. Nếu như các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vẫn chưa làm cho chế độ Teheran bị thay đổi như mong muốn của Mỹ, thì các biện pháp này lại đặt Anh và Pháp, những đồng minh thân cận của Mỹ trong thế « bất lực chiến lược » do việc các ngân hàng của họ buộc phải tuân thủ các điều kiện của Mỹ nhằm tránh bị Washington trả đũa.
Ba sai lầm lớn
Từ những quan sát trên, tác giả chua chát nhận định : Khi phương Tây bày tỏ mong muốn về tương lai Trung Đông thì không còn ai nghe theo nữa, bất kể là về đối nội hay đối ngoại. Làm thế nào mà phương Tây có thể đi đến một sự bất lực chiến lược như thế ? Nhà báo Renaud Girard cho rằng phương Tây đã phạm ba sai lầm lớn.
Sai lầm thứ nhất là do tư tưởng tân bảo thủ. Trào lưu này tin rằng người ta có thể áp đặt bằng vũ lực mô hình dân chủ cho người dân các nước khác. Không có một tình trạng hỗn loạn khủng khiếp nào bằng cuộc chiến xâm lược Irak năm 2003, dù rằng nước Pháp đã can đảm lên án. Việc Hoa Kỳ rút quân sớm năm 2010 là một sai lầm chiến lược to lớn bởi vì lẽ ra họ chỉ nên rút quân một khi Irak được bình ổn.
Lỗi lầm thứ hai của phương Tây là chính sách đối ngoại phải tuân theo các đòi hỏi của cử tri trong nước. Các tính toán trong chính sách đối nội có liên quan chặt chẽ với quyết định của ông Nicolas Sarkozy (tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2007-2012) can thiệp quân sự vào Libya, cũng như là chính sách của tổng thống Trump với Iran, vốn dĩ bị tầng lớp cử tri của ông căm ghét từ 40 năm qua. Hai ví dụ tai hại về Irak và Libya cũng đủ thuyết phục người dân Trung Đông rằng phương Tây rốt cuộc chẳng thèm đoái hoài gì đến cuộc sống ấm no của người dân ở đây, nhất là khi các nước này can thiệp quân sự vào Trung Đông.
Sai lầm cuối cùng chính là thái độ do dự của phương Tây. Đã bao lần phương Tây cho thấy không có khả năng ra quyết định. Đề nghị của ông Tchourkine vào tháng 02/2012 là một ví dụ hiển nhiên nhất. Năm đó, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitali Tchourkine đã có một đề nghị với phương Tây, tức là với nhóm P3 (Mỹ, Pháp và Anh) bởi vì ông hiểu rất rõ là chế độ Damas đang lung lay và có thể nên tìm một giải pháp, nghĩa là tìm đường để ông Bachar al Assad ra đi trong danh dự nhằm thiết lập một chính phủ chuyển tiếp.
Câu trả lời của ba nước phương Tây là « Không, chẳng cần phải thảo luận bởi vì, dù sao đi nữa, Bachar cũng sẽ bị người dân tống khứ trong vài tuần nữa ! » Tác giả ngán ngẩm nhận định : Về Trung Đông, điều hay thấy ở những nước phương Tây, đó là suy nghĩ viển vông, mong ước, thường thế chỗ cho những chính sách.
Phương Tây bị « xóa sổ »
Và hậu quả của những sai lầm đó là phương Tây bị « xóa sổ » và ngay lập tức được thay bằng nước Nga, một cường quốc thực dụng. Không những đã có hai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Syria, nước Nga của ông Vladimir Putin như có tài phù phép, lần lượt cải thiện quan hệ với nhiều đồng minh của Hoa Kỳ như Ả Rập Xê Út (bị các nước phương Tây chỉ trích mạnh mẽ sau vụ tai tiếng sát hại nhà báo đối lập Khashoggi), với Israel cũng như là với Ai Cập hay Libya.
Thế nhưng, nhà báo Girard cũng lưu ý là việc phương Tây bị xóa sổ ở Trung Đông không phải là một tin tốt lành cho khu vực. Bởi vì, trong quá khứ, phương Tây cũng từng đóng góp nhiều ý tưởng hay. Để giải phóng Koweit, bị Irak xâm lược ngày 02/08/1990, Hoa Kỳ đã thành lập được một liên quân lớn quy tụ nhiều nước Ả Rập.
Tháng 10/1991, Mỹ từng triệu tập một Hội nghị lớn cho Hòa bình ở Madrid, Tây Ban Nha mà Palestine là khách mời. Để rồi chưa đầy hai năm sau đó, Palestine của ông Arafat và Israel thời thủ tướng Rabin đã bắt tay nhau trước thềm Nhà Trắng. Thế nhưng, vụ ám sát thủ tướng Israel tháng 11/1995 bởi một phần tử Do Thái giáo cực đoan đã nhanh chóng dập tắt tiến trình hòa bình cho khu vực.
Giờ đây, Hoa Kỳ, không còn cần đến dầu hỏa của Trung Đông, đã quyết định giảm can dự quân sự và chính trị trong một khu vực mà ở đó chiến lược của Washington chỉ giới hạn trong việc bóp nghẹt Cộng hòa Hồi giáo Iran nhằm thay đổi chế độ nước này. Còn Anh và Pháp thì quá yếu về mặt quân sự để có thể nắm giữ lại vai trò quan trọng này.
Từ đó, tác giả kết luận : Hiện tượng bất lực chiến lược của phương Tây có nhiều nguy cơ còn kéo dài.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190114-ba-sai-lam-lon-phuong-tay-trung-dong
Thương mại suy yếu của TQ phải làm tất cả lo ngại
Andy VerityPhóng viên kinh tế BBC
Nếu Trung Quốc muốn xoa dịu cơn giận dữ hiện tại của Donald Trump về thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, những chỉ số mới nhất sẽ chỉ khiến ông Trump giận dữ hơn.
Tỉ lệ xuất khẩu của Trung Quốc ra toàn thế giới bất ngờ giảm dù được dự kiến là sẽ tăng, theo báo cáo công bố hôm Thứ Hai.
Nhưng tỉ lệ nhập khẩu của Trung Quốc còn giảm mạnh hơn.
Các nhà phân tích đã mong đợi mức tăng 5% trong nhập khẩu của Trung Quốc. Thay vào đó, tỉ lệ này lại giảm 7.6%.
Vì sao Microsoft đang thịnh, Apple sa sút?
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Chiến tranh thương mại: Mỹ, TQ bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh
Sự khác biệt giữa mức nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc chính là nguồn khiêu khích cơn thịnh nộ của Tổng thống Trump.
Chênh lệch này có vẻ đang ngày càng lớn hơn.
Trên thực tế, ông Trump càng chỉ trích Trung Quốc bán nhiều hơn mua bao nhiêu thì Trung Quốc lại càng làm như vậy.
Vào cuối năm ngoái, tỉ lệ xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ là hơn 324 tỷ đô la.
Đây là một khoản thặng dư kỷ lục, lớn hơn một phần tư so với trước khi ông Trump lên nắm quyền.
Cơn thịnh nộ của ông Trump chủ yếu xuất phát từ việc Trung Quốc đang xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn mức cần thiết, trong khi Bắc Kinh lại sử dụng các biện pháp không công bằng để hạn chế nhập khẩu từ Mỹ.
Từ đó xảy ra cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng thường bị xen kẽ với trì hoãn bởi các cuộc đàm phán.
Nhưng các số liệu trên chỉ ra một mối lo ngại lớn hơn thế: người tiêu dùng Trung Quốc đơn giản là không mua đủ nhiều từ bất kỳ đâu, nội địa hay nước ngoài.
Giá cả hầu như không tăng. Giá chỉ tăng 0,9% ở lần đếm cuối cùng – chậm hơn dự kiến.
Bằng chứng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại nhanh hơn cả những người cầm quyền hay thế giới dự đoán.
Mối lo ngại này đã ảnh hưởng đến thị trường vào thứ Hai, khi trong cùng lúc đó, Apple tuyên bố nhu cầu mua hàng của hãng này bị chậm lại vào năm ngoái và Jaguar Land Rover phải cắt giảm việc làm vào tuần trước, một phần do sự chậm lại của nền kinh tế của Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc nhận thức được vấn đề và đã thực hiện một số biện pháp khiêm tốn bằng cách kích thích nhu cầu.
Tuần trước, chẳng hạn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giảm bớt các yêu cầu về vốn cho mỗi khoản vay.
Điều đó, về mặt lý thuyết, sẽ giải phóng 117 tỷ đôla trong ngân hàng để đưa vào nền kinh tế – nhưng điều này chỉ xảy ra khi có người đi vay, như là các doanh nghiệp.
Và điều này phụ thuộc vào các doanh nghiệp có còn cho rằng họ có thể kiếm tiền bằng cách vay vốn ngân hàng hay không.
Các biện pháp kích thích hơn nữa dự kiến sẽ được thực hiện trong vài tuần tới.
Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng cho vay.
Nợ như một tỷ lệ của nền kinh tế đã tăng vọt, từ 140% GDP năm 2007 đến gần 260% hiện nay.
Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đã mọc lên như nấm, với hàng ngàn dặm đường sắt mới và hàng chục hệ thống ngầm mới và các sân bay được xây dựng.
Nền kinh tế của Trung Quốc đã quen với một liều kích thích khổng lồ và thường xuyên.
Hy vọng nó vẫn chưa bị tê liệt.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46873446
Năm 2019 sẽ đầy thách thức với ông Tập Cận Bình?
Vì nhiều lí do, 2019 được coi là một năm vô cùng quan quan trọng nhưng có thể cũng là thách thức nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình vừa có một năm nhìn chung tương đối thành công về phương diện cá nhân.
Tháng 3/2018, Quốc hội Trung Quốc đã đồng thuận bỏ phiếu bầu ông Tập giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai. Động thái diễn ra chỉ một tuần sau khi cơ quan lập pháp này thông qua hiến pháp sửa đổi, trong đó bỏ quy định giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước.
Việc tái đắc cử đồng nghĩa ông Tập hiện nắm giữ cùng lúc ba vị trí quyền lực nhất của Trung Quốc là Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Tuy nhiên, năm 2018 đã khép lại với những dấu hiệu cảnh báo về một năm tiếp theo đầy áp lực, thử thách đối với ông Tập. Các nhà phân tích nhận định, cách ông Tập điều hành đất nước trong năm 2019 có thể định hình tương lai của nền kinh tế Trung Quốc cũng như vị trí lãnh đạo của ông.
Vào ngày 1/10 năm nay, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm quốc khánh. Nhân dịp này, Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ ăn mừng những thành tựu kinh tế đạt được sau hàng chục năm tiến hành cải cách, mở cửa. Song, sau hàng thập niên tăng trưởng chưa từng có ở nhiều lĩnh vực, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại.
Theo CNN, các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng nợ nần gia tăng trên khắp cả nước đã dẫn đến sự suy giảm chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và đầu tư. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc cũng đang chững lại.
Ngay cả các báo cáo lạc quan nhất của đảng cầm quyền cũng chứa đựng những cảnh báo thận trọng về “các thay đổi to lớn trong môi trường bên ngoài”, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân Trung Quốc phải “nỗ lực hết sức để vượt qua các khó khăn”.
Không chỉ đối mặt với những thách thức nội tại, nền kinh tế Trung Quốc còn bị ảnh hưởng nặng nề vì chiến tranh thương mại với Mỹ. Căng thẳng giữa Bắc Kinh – Washington hiện đã lan sang cả các vấn đề về chính trị và quân sự.
Kể từ khi “nổ phát súng đầu tiên” vào ngày 6/7 cho tới hết năm 2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp các gói thuế nhập khẩu mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc, có trị giá tổng cộng lên tới hàng trăm tỉ USD, nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại song phương cũng như trả đũa những gì Washington cáo buộc là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi thương mại bất công bằng.
Phía Mỹ cũng đòi chính phủ của ông Tập phải chấm dứt việc mạnh tay tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.
Mặc dù tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina ngày 1/12 vừa qua, ông Tập và ông Trump đã đạt thỏa thuận đình chiến thương mại 90 ngày nhằm dàn xếp các bất đồng, nhưng vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tại Canada theo yêu cầu của Washington hồi đầu tháng 12/2018 đang cản trở tiến trình đàm phán giữa hai nước.
Dù chỉ còn không đầy 2 tháng là tới hạn chót đình chiến thương mại (ngày 1/3), nhưng giới quan sát vẫn chưa thấy dấu hiệu về bất kỳ giải pháp nào cho thế bế tắc hiện tại.
Bản thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 18/12 cũng tuyên bố, tranh chấp thương mại với Mỹ có thể kéo dài. Song, ông bày tỏ tin tưởng “sự vĩ đại” có thể giúp Trung Quốc vượt qua thách thức.
Ông Tập được cho là đang đối mặt với nhiều áp lực phải xử lý khôn khéo vấn đề với chính quyền Tổng thống Mỹ Trump, sao cho vừa xoa dịu được Washington, vừa không phải nhượng bộ quá nhiều.
Một số nhà phân tích khuyến cáo, ngay cả khi ông Tập có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng thương mại hiện thời, Washington có thể mở các mặt trận mới chống Bắc Kinh.
Chính phủ Trung Quốc được cho đã đánh giá thấp Tổng thống Trump khi ông mới lên nắm quyền. Họ dường như tin có dễ dàng đối phó với một nhà lãnh đạo Mỹ non kém về kinh nghiệm chính trị. Song, các động thái nhanh chóng và quả quyết của ông Trump có thể khiến Bắc Kinh phải nghĩ lại.
Theo giới phân tích, để đập tan những lời chỉ trích, củng cố vai trò lãnh đạo và đưa Trung Quốc vượt qua các thách thức, tiếp tục phát triển trong năm 2019, ông Tập có thể phải xem xét lại cách tiếp cận ngoại giao quốc tế, duy trì cân bằng giữa sự hòa giải, chủ nghĩa yêu nước, các cải cách thị trường với việc kiểm soát của chính phủ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25819-nam-2019-se-day-thach-thuc-voi-ong-tap-can-binh.html
Chiến lược hàng hải của TQ
đang có sự điều chính mới
Từ đầu năm 2017 đến nay, Trung Quốc đã có bước điều chuyển chiến lược hàng hải, trong đó chuyển trọng tâm từ phòng thủ lục địa sang ưu tiên vấn đề an ninh biển, chú trọng phát triển các lợi ích hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc cũng tìm cách cân bằng lợi ích với Mỹ, kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc, giữ ASEAN trong vòng ảnh hưởng và lôi kéo Nga can dự vào môi trường an ninh khu vực, đồng thời hạn chế tối đa tác động cộng hưởng từ nhiều điểm nóng, tiếp tục kiểm soát tranh chấp Biển Đông để tránh các hệ luỵ bất lợi cho các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra.
Quá trình chuyển đổi chiến lược hàng hải của Trung Quốc có một số điểm nổi bật sau:
Cải tổ quân đội, chú trọng an ninh biển
Từ giữa những năm 80, Quân đội Trung Quốc (PLA) tiến hành chuyển đổi từ chiến thuật “phòng ngự gần bờ” sang “phòng thủ tích cực biển gần”. Trong đó, PLA tập trung ưu tiên phát triển các phương án “tác chiến chiến lược”, nhằm đảm bảo khả năng tiến hành các hoạt động một cách độc lập, hiệu quả trên toàn bộ vùng không gian biển gần, được xác định gồm Biển Đông, Hoa Đông, và Hoàng Hải. Bước sang những năm đầu thập niên 2000, Quân đội Trung Quốc triển khai tích hợp khái niệm “bảo vệ biển xa” vào chiến lược “phòng thủ tích cực biển gần”. Do đó, Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) là lực lượng được giao nhiệm vụ đảm bảo cả các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài. Trong đó bao gồm, các lợi ích về an ninh năng lượng và tài nguyên, các tuyến đường biển chiến lược, đầu tư của và pháp nhân Trung Quốc ở nước ngoài.
Sau quá trình chuyển đổi nêu trên, Trung Quốc tiếp tục có đợt cải cách, điều chỉnh cơ cấu quân đội vào cuối năm 2015. Mục tiêu của bước đi mới này là nhằm giảm quy mô của lực lượng lục quân, trong khi mở rộng hoạt động, khả năng đảm bảo an ninh của hải quân, không quân trên các vùng biển gần, cũng như vùng biển có lợi ích liên quan. Theo đó, Quân đội Trung Quốc đã được điều chỉnh rút từ bảy quân khu xuống còn năm Bộ chỉ huy, đồng thời bổ sung biên chế chỉ huy từ các quân, binh chủng về nắm các Khu vực tác chiến mới thành lập. PLA cũng triển khai phát triển khái niệm “Hệ thống tác chiến dựa trên hệ thống nền tảng thông tin” (Information system-based system of system operations). Mô hình này cho phép PLA có thể triển khai cùng lúc nhiều hoạt động trên các không gian, phạm vi khác nhau. Khi phối hợp với Hệ thống C4ISR (Kiểm soát, Cảnh báo, Chỉ huy, Tình báo, Do thám…), PLA sẽ có khả năng nắm bắt thông tin thực địa theo thời gian
thực, tích hợp và đồng bộ hóa với hoạt động của nhiều lực lượng khác nhau nhằm đảm bảo có khả năng phối hợp tác chiến linh hoạt.
Gắn an ninh Biển Đông với nhiệm vụ của Khu vực Tác chiến phương Nam
Từ việc Trung Quốc xác định Biển Đông sẽ là môi trường cạnh tranh quân sự chiến lược, cũng như để có thể “nắm quyền kiểm soát”, hoặc “ra điều kiện” khi xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh, PLA đã coi việc “bảo vệ chủ quyền” tại Biển Đông là sứ mệnh quan trọng nhất của Khu vực Tác chiến phương Nam. Do đó, trong tháng 01/2017, Quân đội Trung Quốc đã cử Tư lệnh Hạm đội Hoa Bắc là Phó Đô đốc Viên Dự Bách chuyển sang nắm Khu vực Tác chiến phương Nam. Đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử PLA, một lãnh đạo hải quân được giao nắm quyền chỉ huy tại một khu vực gồm nhiều lực lượng tác chiến hỗn hợp. Các bước điều chỉnh nêu trên với Quân đội Trung Quốc và Khu vực Tác chiến phương Nam cũng phản ánh sự thay đổi trong tư duy chiến lược quân sự của Bắc Kinh, đó là chuyển từ ưu tiên phòng thủ lục địa sang tập trung đảm bảo và phát triển an ninh hàng hải. Do đó, Khu vực Tác chiến phương Nam còn được PLA giao nhiều nhiệm vụ khác nhau có gắn với các lĩnh vực an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Ngoài những vấn đề nêu trên, lí do Khu vực Tác chiến phương Nam do một Tư lệnh có nguồn gốc hải quân được lựa chọn để PLA thực hiện các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc với Biển Đông còn bao gồm: (i) Khi so sánh tầm quan trọng của các vùng biển gần, rõ ràng Biển Đông có một vai trò đặc biệt với Đông Á nói chung và với Trung Quốc nói riêng. Do đó, việc đảm bảo an ninh trên tuyến hàng hải đi ngang Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc trong thời bình. Chưa kể, điều này còn giúp Trung Quốc có thể “nắm quyền chủ động” trong thời điểm khủng hoảng hoặc có xảy ra chiến tranh. (ii) Biển Đông cũng là vùng biển có độ sâu lý tưởng so với Hoàng Hải và Hoa Đông, trung bình có thể đạt tới 1,200 mét. Đây là điều kiện lí tưởng để Trung Quốc triển khai lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược (SSBN) của PLA. Độ sâu này giúp các tàu ngầm hạt nhân của PLA tránh được hoạt động chống ngầm, đòn tấn công hạt nhân phủ đầu của đối phương so với các vũ khí chiến lược khác được bố trí trên mặt đất, từ đó gia tăng khả năng sống sót và đánh trả. Phạm vi bán kính rộng của Biển Đông cũng cho phép PLA bố trí các tàu nổi cỡ lớn, vì các nước láng giềng ven biển Đông Nam Á có khả năng tình báo, do thám, phong tỏa đường biển yếu hơn so với lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Hoa Đông. Thời gian qua, Quân đội Trung Quốc đã triển khai một số lượng lớn tàu mặt nước, trong đó có tàu sân bay nhằm hướng tới việc sở hữu “hệ thống tác chiến trên biển”. Hệ thống này có sự phối hợp của tàu sân bay, các tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ, và tàu ngầm tấn công hạt nhân. Mô hình tác chiến này giúp các lực lượng của hải quân PLA có thể hỗ trợ lẫn nhau, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tấn công trên biển, chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng, chống ngầm, và cảnh báo sớm. Như vậy, yếu tố bề rộng và chiều sâu đã là một trong các nhân tố chiến lược tiềm năng để Hải quân Trung Quốc có thể bố trí, triển khai một “hệ thống tác chiến trên biển” tại Biển Đông. Qua đó, từng bước hiện thực hóa tư duy chiến lược hàng hải mới của Trung Quốc và các mục tiêu đặt ra với Biển Đông.
Nhằm củng cố và triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược với Biển Đông, thời gian qua Trung Quốc đã trái phép nạo vét, bồi lấp và xây dựng các đảo nhân tạo, các sân bay, bãi đáp trực thăng, cảng biển, trạm rada, và thiết bị thông tin liên lạc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiếp tục giữ chiến thuật “mập mờ yêu sách”. Điều này khiến Mỹ phản ứng, tiến hành các biện pháp đối phó như tuần tra tự do hàng hải và hàng không gần các thực thể do Trung Quốc kiểm soát trái phép. Phản ứng trước hành động của Mỹ, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi từng tuyên bố hồi tháng 7/2016…chủ quyền và lợi ích tại Biển Đông…là ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc, liên quan tới nền tảng nắm quyền của Đảng, ổn định và an ninh của đất nước, các lợi ích quốc gia cơ bản của Trung Quốc…Chúng tôi sẽ không bao giờ dừng việc xây dựng đang triển khai tại Trường Sa.
Khoảng cách lớn từ đất liền tới đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng trái phép, cộng với các bước đi kiềm chế, ngăn chặn của hải quân Mỹ khiến Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc triển khai các mục tiêu và tham vọng hàng hải. Đây cũng là một trong các lí do khiến PLA quyết định bổ nhiệm một Tư lệnh Hải quân nắm Khu vực Tác chiến phương Nam nhằm đối phó với các thách thức hàng hải đang phát sinh.
Thận trọng chính trị và linh hoạt ngoại giao phục vụ phát triển hàng hải
Hiện nay, Trung Quốc đang phải đứng trước nhiều những thách thức an ninh và chính trị mới tại các khu vực phụ cận do tác động mang tính cộng hưởng từ nhiều vấn đề, vụ việc có liên quan. Thứ nhất, các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ Myanmar và quân du kích Kachin tại vùng biên giới Trung Quốc-Myanmar đang khiến giao lưu nhân dân, kết nối thương mại giữa hai bên bị
ảnh hưởng. Đồng thời, xung đột này cũng tạo rủi ro, làm tăng nguy cơ dòng người thiểu số Myanmar tìm cách vào Trung Quốc lánh nạn. Thứ hai, chính quyền mới của Mỹ cũng đang thách thức yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông bằng các cử hàng loạt tàu chiến (tàu khu trục, tàu sân bay, tàu ngầm…) và máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát tham gia vào hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không trong khu vực. Thứ ba, trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Mỹ và Triều Tiên đang tiến hành các cuộc đối thoại cấp cao nhằm giải quyết chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Những diễn biến địa chính trị tại các khu vực lân cận là vấn đề rất nhạy cảm trong bối cảnh Trung Quốc đang chuẩn bị và triển khai một loạt các sự kiện đối nội đối ngoại quan trọng của năm 2019, trong đó có Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Quốc, Hội nghị Diễn đàn Bác Ngao, Hội nghị Thượng đỉnh “Vành đai, Con đường” lần thứ hai… Một số biến động có thể có tác động mạnh tới các mục tiêu an ninh và phát triển và đấu tranh trong chính trị nội bộ của Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh sẽ phải xử lý các vấn đề một cách thận trọng, tránh để Biển Đông trở thành tâm điểm cọ xát nước lớn Trung-Mỹ, làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật, và tạo ra bất ổn trong quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á.
Để đối phó với các thách thức và hóa giải “thế khó”, Trung Quốc tiến hành các động thái chính trị và ngoại giao theo hướng kiềm chế và nhượng bộ có lựa chọn trước đối thủ lớn Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, Uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Vương Nghị và Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, đều kêu gọi Mỹ hợp tác, thúc đẩy quan hệ phát triển lành mạnh, tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”, đi sâu phối hợp chính sách và tăng cường giao lưu nhân dân. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phản ứng “chừng mực” trước các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực, như tuần tra đảm bảo tự do hàng hải tại Biển Đông, bố trí quân sự và tập trận tại các vùng đệm xung quanh như Hoa Đông và Bán đảo Liên Triều.
Trái ngược những gì thể hiện với Mỹ, Trung Quốc lại đặc biệt cứng rắn với các hoạt động của Nhật Bản, Anh tại khu vực để không tỏ ra bị yếu thế, mất kiểm soát với tình hình. Về phía Nhật Bản, để thúc đẩy chính sách an ninh mới và phối hợp với hành động của Mỹ, thời gian qua Nhật Bản đã có nhiều hoạt động tăng cường gắn kết với khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, Nhật Bản đã đẩy mạnh hoạt động đối thoại cấp cao, cung cấp viện trợ kinh tế và tài chính, tổ chức giao lưu hải quân và hỗ trợ nâng cao năng lực hàng hải cho Indonesia, Philippines và Campuchia. Ngoài ra, Nhật Bản thông báo sẽ cử tàu trực thăng Izumo tiến hành hoạt động an ninh hàng hải tại Biển Đông. Về phía Anh, trong năm 2018, London đã 3 lần điều tàu chiến tham gia vào các hoạt động tuần tra, tập trận ở Biển Đông, đồng thời cam kết tiếp tục cử nhiều tàu chiến tham gia tuần tra ở Biển Đông. Đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Anh mới đây cho biết, Anh có khả năng sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở Biển Đông, để tăng cường phối hợp với các nước đồng minh trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và bảo vệ an toàn cho các nước đồng minh trước sự thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc. Trung Quốc đã phản ứng gay gắt, cảnh báo Nhật Bản, Anh không nên can dự vào vấn đề Biển Đông hay đưa “tư duy Chiến tranh Lạnh” vào khuôn khổ hợp tác an ninh Nhật-Mỹ; đồng thời kêu gọi Anh thực hiện đúng cam kết “không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông”.
Với ASEAN, Trung Quốc đang thể hiện một thái độ mềm mỏng, tăng cường thúc đẩy hợp tác với nhiều ẩn ý chính trị. Một mặt, Trung Quốc khẳng định cam kết đưa quan hệ với ASEAN lên một tầm cao mới trong chương trình nghị sự năm 2018 và kêu gọi hoàn thành việc nâng cấp khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Mặt khác, Trung Quốc tích cực quảng bá cho kết nối khu vực qua khuôn khổ sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển”, đẩy mạnh các đàm phán về đầu tư hạ tầng, đường sắt cao tốc và cảng biển với một số quốc gia ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Trên một hướng khác, tận dụng mâu thuẫn Mỹ-Nga sau các cáo buộc về can thiệp an ninh mạng, bất đồng giữa hai bên trong vấn đề an ninh tại châu Âu, cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ và việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế vào Nga, Trung Quốc tìm cách kéo Nga can dự vào các vấn đề an ninh và chính trị tại Đông Á, trong đó có Biển Đông, để tăng “thế” của mình. Nhiều hoạt động đã được triển khai để quan hệ hợp tác toàn diện Trung-Nga, bao gồm mở rộng hợp tác thương mại, tăng cường đối thoại giữa hai chính đảng cầm quyền và Trung Quốc cho vay tài chính để Nga xử lý vấn đề thâm hụt quỹ phúc lợi xã hội. Ngoài việc ủng hộ Nga lần đầu cử chiến hạm thăm viếng cảng biển và diễn tập hải quân chung với lực lượng của Philippines, Trung Quốc còn tranh thủ Nga để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật bậc cao như phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển. Trong một số phát biểu, quan chức Trung Quốc khẳng định hợp tác này có thể diễn ra ngay tại những khu vực vẫn còn tồn tại tranh chấp để giải quyết việc “cung cấp năng lượng” cho các công trình xây dựng đa năng đang được triển khai.
Quân sự hoá dưới vỏ bọc dân sự và khoa học kỹ thuật
Cùng với các hoạt động chính trị, ngoại giao nhằm “thăm dò”, xác lập khuôn khổ quan hệ nước lớn và mở rộng ảnh hưởng với láng giềng, Trung Quốc đồng thời đẩy nhanh việc củng cố yêu sách và kiểm soát theo cách thức tiếp cận mới, giảm mức độ nổi cộm của các vụ việc có yếu tố quân sự. Do đó, Trung Quốc triển khai các hoạt động thực địa theo nhiều hướng, chú trọng kết hợp giữa quân và dân sự, nhấn mạnh yếu tố khoa học kỹ thuật. Trung Quốc muốn tránh sự chú ý của bên ngoài về những thay đổi hiện trạng do các hoạt động đang tiến hành, nhưng đồng thời duy trì cơ sở để tuyên truyền về năng lực kiểm soát tình hình, quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ tại các sự kiện chính trị đối nội lớn trong năm
Về hoạt động quân sự phi pháp của Trung Quốc trong năm 2018: Trung Quốc liên tục triển khai phi pháp vũ khí tấn công và phương tiện quân sự tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cụ thể: Tại Trường Sa, Trung Quốc đã điều tàu hộ vệ trang bị tên lửa hành trình Type 054 ra Đá Chữ Thập ở Trường Sa; lần đầu tiên đưa tàu tìm kiếm cứu nạn “Nam Hải cứu 115”, có bãi đáp cho trực thăng cứu hộ cỡ trung tới neo đậu thường trú tại Đá Xu Bi; triển khai (bất hợp pháp) tên lửa tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và các tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9A hoặc HQ-9B trên đá Vành Khăn, đá Xu Bi và đá Chữ Thập; khánh thành “Đài tưởng niệm” xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập; âm thầm kích hoạt và thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử được lắp đặt trên các đá Vành Khăn, Chữ Thập; lắp đặt các thiết bị gây nhiễu thông tin và radar trên các đá Vành Khăn, Chữ Thập; lần đầu tiên đã điều máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-8 tới đá Xu Bi, máy bay vận tải quân sự Y-7 tới đá Vành Khăn. Tại Hoàng Sa, Trung Quốc mới xây dựng phi pháp thêm một kết cấu mới trên đá Bông Bay; triển khai phi pháp hệ thống tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm; lần đầu tiên đã đưa máy bay ném bom, kể cả Tây An H-6K tới ở đảo Phú Lâm; nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc trên các cấu trúc chiếm đóng trên Biển Đông, thông qua việc đưa dịch vụ 4G+ tới khu vực.
Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận phi pháp ở Biển. Từ ngày 02/2 đến ngày 26/2, Biên đội Huấn luyện thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành tập trận tại các khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương với các tình huống giả định về phòng không, bảo vệ hàng hải và tác chiến trên biển. Cùng thời gian này, Trung Quốc (22/2) đã triển khai 04 tàu hải cảnh và 02 tàu cá dân binh tại bãi cạn Scarborough và 01 tàu hộ vệ tên lửa để theo dõi, giám sát hoạt động của Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ khi đang trên đường tới thăm hữu nghị Việt Nam và Philippines. Trung Quốc (23/3) đã triển khai 02 tàu hộ vệ tên lửa là “Lục Bàn Thủy” (514) và “Hoàng Sơn” (570) ra Biển Đông để ngăn cản tàu khu trục Mustin của Mỹ đang tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối việc “Mỹ gây tổn hại an ninh, chủ quyền của Trung Quốc và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”. Từ ngày 24/3 đến ngày 05/4, Trung Quốc tổ chức tập trận trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Vi Châu 24 hải lý về phía Đông Bắc và 11 hải lý về phía Đông Nam. Trong đó, ngày 26/3, tàu sân bay Liêu Ninh và khoảng 40 tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã đi vào khu vực phía Nam đảo Hải Nam để tiến hành tập trận. Tại buổi họp báo hôm 29/3, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường đã xác nhận Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận theo kế hoạch hàng năm nhằm kiểm tra năng lực tác chiến của quân đội nước này, song từ chối bình luận về các thông tin liên quan sự tham gia của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh. Trung Quốc (01/4) đưa tin không quân Trung Quốc (27/3) đã điều 12 máy bay ném bom H-6K xuất phát từ tỉnh Thiểm Tây đến “một địa điểm ở Biển Đông” để tiến hành huấn luyện và diễn tập chiến đấu tầm xa. Từ ngày 04/4 đến ngày 12/4 để tiến hành tập trận bắn đạn thật kéo dài 07 ngày tại khu vực phía Đông Nam đảo Hải Nam, với sự tham gia của tàu sân bay Liêu Ninh và 48 tàu chiến các loại, 76 máy bay chiến đấu và hơn 10.000 binh sỹ và nhiều tàu ngầm thuộc hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Đây là cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/4) đã trực tiếp thị sát cuộc tập trận này. Dư luận cho rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm phô trương sức mạnh và thể hiện quyết tâm bảo vệ “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời đáp trả sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ và các nước ở Biển Đông, cũng như việc Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các nước tranh chấp khác ở Biển Đông như Philippines, Việt Nam. Cùng thời gian nay, Hải quân Trung Quốc cũng thông báo tiến hành tập trận trong khu vực rộng khoảng 950 km2 tại cảng Quỳnh Hải, phía Đông đảo Hải Nam. Cục Hải sự Trung Quốc (13/4) thông báo quân đội nước này tập trận bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan từ 8h00-24h00 ngày 18/4. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng và triển khai một số hoạt động trên thực địa như xây dựng cơ sở thử nghiệm tàu không người lái quy mô lớn, hoàn hành lắp đặt trung tâm thông tin liên lạc trên đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa. Từ ngày 9/5 đến 12/5, Trung Quốc tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, Đài Loan cũng tiến hành tập trận bắn đạn thật ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa cuộc Việt Nam từ ngày 23/5 đến ngày 25/5. Truyền thông Trung Quốc (15/6) cho biết, Trung Quốc đã điều máy bay không người lái tham gia tập trận tên lửa mô phỏng việc chống lại cuộc tấn công trên không ở Biển Đông.
Về các hoạt động quân sự, Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Sơn Đông trong năm 2018, đồng thời tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí chiến lược có tính răn đe cao như tên lửa Đông Phong DF-5C, Đông Phong DF-16 và máy bay J-20. Các loại vũ khí này giúp Trung Quốc tăng năng lực tiến hành phong tỏa và ngăn chặn tiếp cận. Để tăng kiểm soát thực địa, Trung Quốc đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng chiếm đóng trái phép tại 8/20 điểm ở quần đảo Hoàng Sa và ít nhất là với 3/7 điểm ở Trường Sa. Các công trình này cho phép Trung Quốc có thể cùng lúc bố trí nhiều loại vũ khí tác chiến và phòng thủ khác nhau, như rada, tên lửa phòng không và đối hạm, các máy bay tuần tra và trinh sát tàu ngầm. Các vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc như tàu sân bay Liêu Ninh, các tàu khu trục Trường Sa, Hải Khẩu, và máy bay ném bom H-6 đã tham gia trong từng hạng mục của mỗi giai đoạn diễn tập, Tuy nhiên, trước sức ép dư luận quốc tế, Trung Quốc vẫn khẳng định việc xây dựng tại các đảo, đá là việc làm trong “phạm vi chủ quyền”, không liên quan đến “quân sự hóa”, và các cuộc diễn tập là “theo lộ trình thường niên”, đã được lập kế hoạch trước.
Trong lĩnh vực dân sự, Trung Quốc đang đẩy nhanh quy hoạch, quản lý biển, tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật, nhấn mạnh các ứng dụng khoa học kỹ thuật biển có tính đột phá với lý do là hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho an toàn hàng hải khu vực. Theo đó, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thiện việc đặt tên cho 255 cấu trúc ở Biển Đông, mở chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tại thành phố được thành lập trái phép “Tam Sa”, thử nghiệm các chuyến bay dân sự, và cho phép “công ty vận tải tư nhân” Hải Hiệp đưa khách du lịch, đoàn viên thanh niên, sinh viên ra Hoàng Sa. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã hạ thủy hai tàu khảo sát khoa học hiện đại có khả năng hoạt động toàn cầu, đưa dữ liệu từ các trạm quan trắc trên các đảo, đá tranh chấp tại Trường Sa vào hệ thống dịch vụ dữ liệu, và để ngỏ việc xây dựng trạm quan sát đáy biển, trạm giám sát sóng thần tại Biển Đông. Trên phương diện hợp tác quốc tế, Trung Quốc đã lần thứ ba chủ trì cuộc khảo sát khoa học IODP với sự tham gia của 33 chuyên gia quốc tế, và đề ra kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển theo Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 với sự hợp tác của Nga…
Xu hướng chính sách Biển Đông của Trung Quốc trong năm 2019
Trong năm 2019, Trung Quốc sẽ chủ động hơn trong các hoạt động đối ngoại, tuyên truyền và quân sự ở Biển Đông; tích cực thúc đẩy hợp tác trong một số lĩnh vực vực như phòng chống và hạn chế thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và an toàn hàng hải; đẩy nhanh quá trình đàm phán COC. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì chính sách cứng rắn trong yêu sách chủ quyền và ngăn chặn các nước lớn can dự vào vấn đề Biển Đông.
Nhìn tổng thể, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì chính sách hiện nay trong vấn đề Biển Đông, song sẽ chủ động giảm các hoạt động quân sự hóa phi pháp trên các đảo nhân tạo và đẩy mạnh các hoạt động tuần tra, tập trận, thăm dò khai thác tài nguyên ở Biển Đông.
Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách “mập mờ” về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, không đưa ra các giải thích cụ thể, làm rõ bản chất, nội dung và phạm vi liên quan yêu sách “đường chín đoạn” và “quyền lịch sử”; sử dụng “các đảo khác nhau ở Biển Đông” để né tránh lập trường công khai về quy chế pháp lý của nhóm hoặc từng thực thể ở Trường Sa; cụ thể hóa nguyên tắc “đất thống trị biển”, lấy các đảo ở Biển Đông là cơ sở chính để yêu sách nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa căn cứ từ các đảo ở Biển Đông. Việc tách biệt giữa yêu sách “nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải” với yêu sách “vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” quy thuộc cho “các đảo ở Biển Đông” để ngỏ khả năng diễn giải rằng thực thể có thể có quy chế pháp lý khác nhau.
Trung Quốc cũng sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại mang tính “hòa dịu” hơn với các nước liên quan tranh chấp ở Biển Đông; chủ động triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, ngoại giao để hạn chế tác động của phán quyết của Tòa trọng tài, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài; tiếp tục sử dụng chiến thuật “chia để trị”, vận động các nước thân Trung Quốc trong khi hăm dọa các nước liên quan đến tranh chấp để ngăn chặn việc hình thành mặt trận chung chống lại Trung Quốc; tiếp tục tăng cường đối thoại và can dự với các nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông; tiến hành tham vấn song phương lần thứ 4 và hợp tác chung với Philippines ở Biển Đông; tăng cường sử dụng “ngoại giao tiền tệ” để mua chuộc, lôi kéo các nước liên quan tranh chấp ở Biển Đông; tìm cách vận động các nước ủng hộ lập trường của Trung Quốc, ngăn cản các nước khác công khai ủng hộ phán quyết và phê phán của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, Trung Quốc cũng sẽ răn đe các nước liên quan, chặn các diễn đàn đa phương đề cập đến vấn đề Biển Đông, đặc biệt là tại các diễn đàn đa phương do Trung Quốc hậu thuẫn hoặc chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tích cực và chủ động hơn trong việc thúc đẩy đàm phán COC với các nước ASEAN nhằm tạo dựng “uy tín và niềm tin” đối với các nước ASEAN về nỗ lực và quyết tâm của Trung Quốc trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ chủ động thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa các bên tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, nhằm mục tiêu tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác và chia sẻ lợi ích trong các lĩnh vực như phòng chống và hạn chế thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và an toàn hàng hải.
Trung Quốc sẽ chủ động lồng ghép vấn đề hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật biển với các chiến lược lớn như “Một vành đai, Một con đường” nhằm “làm dịu” căng thẳng, “mềm hoá” tranh chấp, tránh tạo ra cớ các nước lớn khác can dự. Trung Quốc cũng tranh thủ quá trình mở rộng kết nối hạ tầng của các tỉnh ven biển với bên ngoài, kết hợp với các văn bản nội luật, quy hoạch phát triển mới nhằm từng bước hợp thức hoá cơ sở hạ tầng tại khu vực chiếm đóng trái phép. Song thái độ mềm dịu của Trung Quốc chỉ là tạm thời và phụ thuộc vào tình hình chính trị nội bộ và nhu cầu đối ngoại của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh toàn diện, tăng cường khả năng kiểm soát trên thực địa, hoàn thành quá trình quân sự hóa ở Biển Đông; tập trung mọi nguồn lực để phát triển hải quân, lực lượng chấp pháp trên biển; tích cực nghiên cứu, chế tạo và biên chế thêm nhiều loại khí tài quan trọng cho Hải quân, Cảnh sát biển, Ngư chính, Kiểm ngư; tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát ở Biển Đông; tiếp tục củng cố chứng cứ pháp lý, ngụy tạo bằng chứng về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp hàng năm, tích cực điều lực lượng chấp pháp trên biển ngăn chặn, bắt giữ ngư dân các nước ở Biển Đông.
Trong lĩnh vực thăm dò, khai thác tài nguyên ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên ở các vùng biển tồn tại tranh chấp, nhất là thúc đẩy quá trình thăm dò, khai thác băng cháy; tìm cách ngăn chặn các nước, nhất là Việt Nam hợp tác khai thác dầu khí với nước ngoài. Không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ điều các giàn khoan thăm dò dầu khí như Hải Dương 981, Hải Dương 982… vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị phục vụ hoạt động thăm do, khai thác tài nguyên ở vùng biển sâu.
Ngoài ra, trong năm 2019, Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động khảo cổ ở Biển Đông, nhằm tìm kiếm chứng cứ lịch sử để phục vụ công tác tuyên truyền trong nước và củng cố chứng cứ pháp lý về yêu sách vùng nước lịch sử ở Biển Đông.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25832-chien-luoc-hang-hai-cua-tq-dang-co-su-dieu-chinh-moi.html
TQ và bài toán kiểm soát nguồn nước sông Mê Công
Mê Công là dòng sông quốc tế quan trọng nhất vùng Đông Nam Á, chảy qua 6 quốc gia từ thượng nguồn xuống, bao gồm: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với lưu vực rộng trên 795.000 km2 và tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 475 tỉ m3, sông Mê Công có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực vùng lưu vực sông. Hiện Trung Quốc đã quy hoạch 25 bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và 120 bậc thang trên dòng nhánh với tổng công suất khoảng 28.000 MW; đã và đang xây dựng 8 đập thủy điện rất lớn trên thượng nguồn sông Mê Công, ảnh hưởng lớn đến hạ lưu sông.
Sông Mê Công trong các tính toán địa chính trị của Trung Quốc
Là cường quốc lớn nhất khu vực và cũng là nước mà dòng Mê Công khởi nguồn từ bình nguyên Tây Tạng, Trung Quốc đang không ngừng sử dụng ảnh hưởng kinh tế để đạt được các mục tiêu lớn hơn. Quyền kiểm soát lớn hơn đối với sông Mê Công, còn được biết đến với cái tên Lan Thương trong tiếng Trung Quốc, tới tận miền Nam Việt Nam giúp Bắc Kinh có tiếng nói quyết định trong việc sử dụng nguồn lực chủ chốt của sông và có ưu thế để ép các nước phải đi theo những tính toán chính trị của mình. Elliot Brennan, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện An ninh và Phát triển Chính sách có trụ sở tại Bangkok, bình luận: “Trung Quốc vẫn chưa sử dụng toàn bộ ảnh hưởng tuyệt đối, nhưng nếu thực thi, Bắc Kinh có đủ sức mạnh tạo ra nạn đói và bất ổn dân sự. Ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc trên hệ thống sông này, thông qua các đập thủy điện ở thượng nguồn và các dự án liên doanh xây dựng đập thủy điện ở hạ nguồn sông Mê Công là một nửa trong cái gọi là chiến lược lát cắt salami ở Đông Nam Á”, với hàm ý nửa còn lại là chiến lược xây dựng một chuỗi đảo nhân tạo, cơ sở hạ tầng và tiềm lực quân sự tại đó.
Với việc đã xây dựng 6 đập lớn ở thượng nguồn và dự kiến xây mới 21 đập khác, năng lực của Trung Quốc trong việc trữ và xả nước trong suốt mùa khô và trong thời gian hạn hán chắc chắn sẽ tăng lên. Giới quan sát đôi khi mô tả Mê Công sẽ là điểm nóng địa chính trị kế tiếp tại khu vực. Chưa đến mức căng thẳng như tranh chấp ở Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc đã cải tạo hàng nghìn mẫu vuông, thiết lập các đồn bốt quân sự ở những đảo, đá – nhưng sông Mê Công rồi cũng sẽ đến lúc nóng hơn cả Biển Đông. Đó là bởi giá trị của sông Mê Công như một tuyến đường sông thông ra biển, chạy qua vựa lúa của Đông Nam Á, nơi mà gạo và các cây trồng chủ chốt khác được trồng cấy, là nguồn lợi về cá tôm và cũng là điểm đến của du lịch.
Tại sông Mê Công cũng như Biển Đông, Trung Quốc đang triển khai chiến lược “củ cà rốt” (đầu tư) lẫn cây gậy (sức ép quân sự và ngoại giao). Trong lúc các công ty trong nước đứng ra thu xếp vốn để mở rộng mạng lưới đập thủy điện xây dựng dọc sông, Trung Quốc tìm cách tối đa hóa tiếng nói quyết định của mình về việc trị thủy dòng chảy của Mê Công trên toàn bộ chiều dài 4.350km.
Được thành lập năm 1995, Ủy hội sông Mê Công từng đóng vai trò là cơ chế quản lý sông Mê Công giữa Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Năm 2014, Trung Quốc khởi xướng Khuôn khổ Hợp tác Mê Công – Lan Thương (LMC) nhằm cung cấp chương trình viện trợ cho các nước dọc bờ sông. Trung Quốc sẽ cung cấp khoản vay trị giá 7 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,08 tỷ USD), bổ sung vào khoảng 10 tỷ nhân dân tệ đã hứa trước đó. Nước này cũng cung cấp khoản tín dụng hạng mức 5 tỷ USD thêm vào 10 tỷ USD đã cam kết trước đó cho việc đầu tư hạ tầng tại khu vực. Các chuyên gia nhận định Trung Quốc muốn thông qua LMC để chứng minh vai trò lãnh đạo trước các quốc gia hạ nguồn, nâng cao hình ảnh. Năm 2016, với việc Trung Quốc chính thức cho ra đời Cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mê Công (LMCM), Bắc Kinh tập trung xây dựng LMCM thành thiết chế giúp thúc đẩy phát triển miền Tây Trung Quốc và bổ sung, hỗ trợ sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) với mục tiêu mở rộng các tuyến đường bộ, đường biển vươn tới châu Âu. Với quy chế thành viên bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á lục địa, LMCM có quy mô lớn hơn so với Ủy hội sông Mê Công. LMCM xử lý các vấn đề chính trị và an ninh, như sức khỏe, giáo dục, hạ tầng cũng như phát triển bền vững sông Mê Công và hợp tác kinh tế xuyên biên giới. LMCM cũng giúp điều phối hoạt đồng tuần tra hỗn hợp với các tàu quân sự của Trung Quốc.
Trước sự hào hứng của một số quốc gia, một nghiên cứu công bố năm 2017 của Đại học Mae Fah Luang tại Thái Lan cho biết nếu hơn 40 dự án đập thủy điện trên dòng chính của Mê Công cùng các nhánh con được xây dựng trước năm 2030, phúc lợi kinh tế đối với 4 quốc gia hạ nguồn sẽ là âm 7,3 tỷ USD. Thiệt hại từ lượng cá mất đi còn lớn hơn lợi ích từ 110.000 gigawatt giờ điện sản xuất được. Maureen Harris, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại International Rivers, nói rằng việc xây dựng các con đập thường được tiến hành mà không có đánh giá toàn diện về tác động lên dòng sông và cộng đồng địa phương.
Ý đồ của Trung Quốc khi tìm cách chi phối sông MêCông
Kiểm soát tài nguyên của dòng sông này giúp Trung Quốc gia tăng sức ép kinh tế để đạt được các mục tiêu rộng hơn. Đập thủy điện vừa xảy ra sự cố sụp đổ khiến nhiều người chết vừa qua ở Lào chỉ là một trong hàng trăm con đập như thế phân bố dọc theo dòng MêCông và các phụ lưu của nó. Sự cố cho thấy sự phát triển quá nhanh chóng của hệ thống đường thủy này, một hệ thống ngày càng mang tầm quan trọng một cách chiến lược đối với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của nước này. Đối với hàng trăm ngàn người sống dọc bên bờ sông kéo dài từ Trung Quốc qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, con sông này là nguồn sống của họ. Mê Công còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả giao thương và thương mại. Hàng đống tiền đã được đổ vào đây khi các quốc gia, thông qua các công ty quốc doanh hoặc được nhà nước chống lưng, tranh nhau xây dựng các nhà máy thủy điện.
Theo Bloomberg, Trung Quốc hiện đang là thế lực mạnh nhất trong khu vực và nước này hiện đang tăng cường sử dụng quyền lực kinh tế để đạt được các mục tiêu rộng hơn. Đạt được sự kiểm soát lớn hơn đối với dòng MêCông thẳng tới khu vực phía Nam sẽ cho Bắc Kinh tiếng nói lớn hơn trong việc sử dụng các tài nguyên của dòng sông và lợi thế để ép các quốc gia phải đồng ý với các đòi hỏi chính trị của Trung Quốc.
Elliot Brennan, một nhân viên nghiên cứu của Học viện Phát triển An ninh và Chính sách đặt tại Thái Lan cho biết, sức mạnh của sự ảnh hưởng này chưa được biểu lộ, nhưng nếu được thực hiện, nó có sức mạnh để gây ra đói kém, bất tuân dân sự và có khả năng lật đổ cả các chính phủ. Ông Brennan cũng cho biết: “Sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc lên hệ thống sông, bằng việc xây dựng các đập ở thượng nguồn và liên doanh xây đập ở hạ nguồn, là phân nửa của chiến lược ‘lát cắt xúc xích’ của nước này ở Đông Nam Á”. Phân nửa còn lại chiến lược này là gia tăng xây dựng chuỗi các đảo nhân tạo, cơ sở vật chất và khả năng quân sự. Việc kiểm soát được cả Biển Đông và Mê Công sẽ giúp Trung Quốc có thể kẹp chặt toàn bộ lục địa Đông Nam Á.
Dòng MêCông đôi khi được các quan sát viên mô tả là điểm nóng địa chính trị kế tiếp của khu vực. Tuy không đạt đến mức tranh chấp như ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã chiếm đoạt hàng chục ngàn m2 đảo và thiết lập các tiền đồn quân sự trên các bãi đá lộ thiên nhỏ và các đảo cát; nhưng sớm muộn dòng MêCông cũng sẽ mang ý nghĩa quan trọng hơn. Đó là vì Mê Công mang rất nhiều vai trò: là tuyến đường thủy huyết mạch đổ ra biển, đi qua vựa lúa quan trọng của Đông Nam Á, nơi trồng lúa và các cây lương thực quan trọng khác, là nơi đánh bắt cá với sản lượng dồi dào, và là điểm thu hút khách du lịch.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đang triển khai kế hoạch tạo mưa nhận tạo trên thượng nguồn sông Mê Công. Dự án được mang tên Thiên Hà nhằm mục tiêu tăng lượng mưa ở Cao nguyên Tây Tạng lên 10 tỷ mét khối nước, tương đương 7% tổng lượng tiêu thụ nước hiện thời của Trung Quốc. Tây Tạng là đầu nguồn của nhiều con sông xuyên biên giới quan trọng như Mê Công, Brahmaputra, Indus và Salween. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần của Dự án thời tiết nhân tạo tầm cỡ, dự kiến sẽ rải mưa khắp Cao nguyên và vùng lưu vực các dòng sông kể trên. Lượng nước này sau đó được các đập thủy điện của Trung Quốc điều tiết hoặc chuyển dòng vào đại lục. Tuy nhiên, Chuyên gia Janos Pasztor thuộc Tổ chức Hội đồng Carnegie (Mỹ) nhấn mạnh công nghệ mưa nhân tạo không tạo ra mưa thật sự mà chỉ “chuyển nước từ nơi này sang nơi khác”. Trung Quốc muốn kiểm soát thời tiết và đảm bảo mưa rơi trong lãnh thổ nhằm tiến tới kiểm soát nguồn nước chảy sang các nước láng giềng. Tham vọng này vô cùng đáng lo ngại bởi khoảng 70% sông hồ nước này hiện đang bị ô nhiễm. Thêm nữa, việc kiểm soát lượng mưa ẩn chứa những vấn đề sâu xa hơn. Khi thuận lợi, nó khuyến khích các nước xây đập thủy điện nhưng trường hợp xấu, hạ nguồn sẽ gánh chịu đại hạn và nước lúc này trở thành thứ “vũ khí” tối thượng.
Ngoài ra, Trung Quốc đang bắt tay vào thực hiện Dự án cải thiện luồng giao thông thủy trên sông Mê Công, bao gồm việc phá hủy đá ngầm, xoáy nước và cả các cồn cát để tạo thành đường vận tải thủy tới Lào, tức xuyên thẳng vào trung tâm lục địa Đông Nam Á. Các thiệt hại về môi trường và xã hội cùng việc hình thành một tuyến đường cao tốc mới tạo điều kiện cho việc xuất – nhập các sản phẩm Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực đến các nền kinh tế của khu vực. Với chính sách đối ngoại cứng rắn của Bắc Kinh hiện thời, nếu xảy ra chiến tranh, con đường thủy cao tốc sẽ là cơn ác mộng chiến lược thực sự. Cùng với viễn cảnh kinh tế tiêu cực, chủ quyền trong tương lai của khu vực Đông Nam Á xem chừng rất đáng lo ngại.
Chính sách ngoại giao LMC của Trung Quốc
Đây chính là lý do mà Trung Quốc mong muốn đưa các nhà lãnh đạo Mê Công đến bàn họp sáng kiến LMC. Chương trình hội nghị thượng đỉnh của Bắc Kinh bao gồm năm điểm: từ kết nối hạ tầng, công nghiệp hóa, đến thương mại biên giới, quản lý nguồn nước, hợp tác nông nghiệp và giảm nghèo. Nhưng đằng sau các bức ảnh tuyên truyền và kế hoạch làm việc, ý tưởng của LMC biểu tượng hóa cho những nỗ lực khôn khéo của Trung Quốc nhằm thiết lập thể chế và luật chơi của mình.
Hơn nữa, sáng kiến LMC cũng cạnh tranh với Ủy hội sông Mê Công (MRC), vốn được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995 với sự hỗ trợ về chuyên môn và tài chính từ quốc tế nhằm quản lý các nguồn lợi của con sông thông qua các nghị định thư và công ước quốc tế điều chỉnh các tuyến đường sông chính trên toàn cầu. Myanmar và Trung Quốc là các đối tác đối thoại của MRC nhưng Trung Quốc đã chủ tâm gạt MRC ra bên lề. Đối với Trung Quốc, sáng kiến LMC do Trung Quốc dẫn dắt mới là khuôn khổ quản lý sông Mê Công hợp lý và được ưu tiên.
Các thủ đoạn của Trung Quốc trên sông Mê Công là không đáng ngạc nhiên và thống nhất với các động thái tương tự như ở các nơi khác. Trong thực tế, những gì Trung Quốc đã làm bằng việc xây đập trên sông Mê Công và giành ảnh hưởng không chính đáng lên các nước hạ nguồn là tương tự với và có liên quan đến các dự án xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Cách tiếp cận của Bắc Kinh vừa đơn giản vừa gây tranh cãi như tất cả đều có thể chứng kiến: xây trước, nói chuyện sau (nếu như có nói).
Ở Biển Đông, các nước ven biển của ASEAN đang xây dựng một mặt trận thống nhất và tìm kiếm sự cam kết can dự quốc phòng mạnh mẽ của Mỹ đối với khu vực. Đáp lại, Mỹ vừa tích cực vừa chừng mực. Tuy nhiên, sự thống trị của Trung Quốc trong phạm vi Mê Công lại không thể bị kiềm chế bởi sự vượt trội của hải quân Mỹ. Châu thổ Mê Công là để dành cho ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt nếu xét đến các chính thể chuyên chế tương tự nhau như ở Bangkok, Viên Chăn và Phnom Penh, những người đang được khuyến khích đi theo dòng chảy chuyên chế. Hà Nội phản đối Trung Quốc trên Biển Đông nhưng lại mềm giọng trong các vấn đề Mê Công. Do vậy, Trung Quốc sẽ tự tung tự tác ở Đông Nam Á lục địa một thời gian nữa.
Trung Quốc chắc chắn sở hữu những con đập mà nó xây dựng nhưng dòng nước chảy qua các con đập đó không phải của riêng Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ các rặng núi Himalaya và thuộc về tất cả những người đã phụ thuộc vào nó hàng thế kỷ qua. Việc đắp đập ngăn sông của Trung Quốc đã có những hậu quả tiêu cực trong thực tế. Ví dụ như cộng đồng ngư dân ở bắc Thái Lan đã phản đối vì nước xả từ đập Cảnh Hồng đã bị cướp mất trầm tích và phù sa vốn đi cùng dòng chảy.
Trung Quốc kiểm soát sông Mê Công có tác động lớn đối với khu vực
Hiện nay, phần lớn công suất lắp đặt của các đập thủy điện trên sông Mê Công đều thuộc Trung Quốc với hơn 15.000 MW, trong đó, riêng đập Nọa Trát Độ đạt mức 5.850 MW, chưa kể nửa tá các con đập khổng lồ khác đều ở mức trên 1.000 MW. Cộng gộp lại, các con đập này có thể lưu giữ 23 tỷ m3, tương đương 27% dòng chảy thường niên của sông Mê Công giữa Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi đó, các đập khác ở hạ nguồn, công suất phát điện chỉ vài chục hoặc vài trăm MW, không đáng để đem ra so sánh. Tóm lại, các con đập của Trung Quốc hiện đang điều tiết dòng chảy Mê Công, nhất là vào mùa khô khi Cao nguyên Tây Tạng đóng góp khoảng 40 đến 70% lượng nước cho con sông. Tác động đến lương thực và sinh kế trong trường hợp này là rất lớn nhưng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu 11 con đập ở phía hạ nguồn được thông qua, trong đó có đến một nửa số dự án được Trung Quốc chống lưng. Báo cáo gần đây của UNESCO và Viện Môi trường Stockholm cảnh báo lượng phù sa của sông Mê Công có thể giảm tới 94% một khi các con đập đang đề xuất được chấp thuận xây dựng. Điều này sẽ tác động nghiêm trọng đến sản lượng đánh bắt cá và sức khỏe con sông, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của các cộng đồng hạ nguồn.
Đáng lo ngại hơn cả là những lý do viện dẫn xây dựng đập và những lời hứa hẹn về phát triển điện năng sẽ thúc đẩy kinh tế các nước hạ nguồn trên thực tế chỉ là bánh vẽ. Nhiều dự án sẽ xuất khẩu thẳng năng lượng về Trung Quốc trong khi số khác tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Dự kiến 50 năm tới, nền kinh tế các nước hạ lưu vực Mê Công sẽ chịu tổn thất ròng 7,3 tỷ đô la, trong đó Việt Nam và Campuchia thiệt hại nặng nhất và cái giá về mặt xã hội cũng khó mà đo đếm. Trung Quốc dường như đang ngày càng sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để đạt được quyền kiểm soát toàn bộ khu vực sông Mê Công. Kiểm soát sông Mê Công sẽ mang đến cho Bắc Kinh một tiếng nói lớn hơn trong việc sử dụng các nguồn lực quan trọng của dòng sông, và tạo đòn bẩy áp lực chính trị lên các quốc gia khác.
Sông Mê Công nuôi dưỡng một vài trong số những ngư trường nước ngọt có năng suất lớn nhất hành tinh. Tầm quan trọng chiến lược của một con sông cung cấp an ninh lương thực cho 60 triệu người là rất lớn. Cuộc xung đột âm ỉ về việc chia sẻ các nguồn tài nguyên nước quý giá có khả năng leo thang trong dài hạn, dẫn tới sự phản kháng của các quốc gia hạ lưu sông Mê Công trước sự bá quyền ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Ở Thái Lan, Nhóm bảo tồn Chiang Khong đã tổ chức một loạt cuộc biểu tình vào năm 2017 thách thức “Dự án cải thiện kênh lưu thông sông Mê Công” của Trung Quốc, một uyển ngữ chỉ việc dùng thuốc nổ phá hủy các ghềnh thác, đá và đảo nhỏ tuyệt đẹp rải rác trên dòng sông, và ngăn chặn các tàu lớn hơn thâm nhập sâu hơn nữa vào tuyến đường thủy dài nhất Đông Nam Á. Tới năm 2020, Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ toàn bộ chướng ngại vật tự nhiên nhằm xây dựng một tuyến đường vận chuyển bằng tàu thủy an toàn kéo dài 890 km từ cảng Tư Mao thuộc tỉnh Vân Nam ở phía Nam, đi qua khúc sông phía Bắc thuộc Thái Lan, tới Luang Prabang, cố đô và giờ đây là trung tâm du lịch của Lào. Các tàu thăm dò của Trung Quốc nghiên cứu về các đảo nhỏ và ghềnh thác ở Khon Pi Luang, cách cảng biên giới Chiang Khong của Thái Lan khoảng 20 km về phía thượng nguồn, đã và đang là mục tiêu của một đội tàu nhỏ biểu tình một cách sôi nổi trên sông, những con tàu của họ treo đầy biểu ngữ và họa tiết viết bằng tiếng Thái và tiếng Trung: “Sông Mê Công không phải để bán” và “Ngừng toàn bộ hoạt động phá hủy bằng thuốc nổ trên sông Mê Công”. Đến nay, Chính phủ Thái Lan mới chỉ đồng ý phê duyệt cho các tàu thăm dò của Trung Quốc vào khu vực sông phân cách giữa Thái Lan và Lào để thu thập thông tin cho hoạt động đánh giá. Chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về việc phá hủy bằng thuốc nổ. Sự cho phép của chính quyền quân sự Thái Lan chưa được đảm bảo, nhưng không phải vì các vấn đề môi trường. Ở miền Bắc Thái Lan, chính quyền và các doanh nghiệp địa phương tỏ ra cảnh giác trước sáng kiến của Trung Quốc. Wiroon Khampilo, cựu chủ tịch Phòng thương mại Chiang Rai và là một doanh nhân ở tỉnh này, cho biết dự án lưu thông này không giúp ích gì cho các doanh nghiệp ở Thái Lan. Trung Quốc sẽ gặt hái những lợi ích, đồng thời làm tổn hại môi trường của Thái Lan. Cái được gọi là dự án cải thiện sẽ đem lại những lợi thế lớn cho các thương nhân Trung Quốc và có thể sớm dẫn tới một tương lai mà trong đó các sản phẩm Trung Quốc đổ vào thị trường Thái Lan với số lượng lớn hơn và mức giá thậm chí còn rẻ hơn bao giờ hết. Wiroon đã chỉ ra trên tờ Mê Công Eye rằng trong khi đó, các thương nhân Thái Lan hầu như sẽ không hưởng lợi gì: “Chúng tôi có rất ít hàng hóa để vận chuyển qua sông để bán ở Trung Quốc”. Wiroon cũng cảnh báo rằng việc cho phép Trung Quốc thay đổi luồng sông sẽ gây nguy hiểm cho sinh kế của người dân địa phương và nền kinh tế địa phương, vốn phụ thuộc nhiều vào hệ sinh thái sông nước lành mạnh.
Ngoài ra còn có vấn đề về văn hóa. Các tham vọng của Trung Quốc nhằm xây dựng một cảng mới trên sông Mê Công và các dự án khác gây ra một mối đe dọa lớn đối với sự tồn vong về văn hóa của một trong những di sản thế giới nổi tiếng nhất châu Á, đó là cố đô Luang Prabang ở Lào. Paul Chambers thuộc Đại học Naresuan của Thái Lan vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những gì có thể xảy ra đối với biểu tượng văn hóa này của khu vực trong 10 đến 15 năm tới nếu dự án lưu thông được thực hiện. Ông nói: “Sự biến đổi nhanh chóng của di sản thế giới ở Lào sẽ dẫn tới việc thánh địa văn hóa này bị thay thế bởi một trung tâm thương mại Trung Quốc và sự áp đặt mạnh mẽ nghệ thuật và kiến trúc văn hóa Trung Quốc lên khắp miền Bắc Lào. Luang Prabang cuối cùng sẽ trở thành một thị trấn mới của Trung Quốc”. Ở một phần khác của sông Mê Công, chỉ cách Thái Lan 100 km, đập Pak Beng do Trung Quốc tài trợ đã bị ngừng trệ bởi nhiều hình thức “nhiễu động” khác nhau, trong đó có các cuộc biểu tình phản đối xây đập (ở Chiang Khong), hoạt động kiện tụng tìm cách ngăn chặn sự ủng hộ của Thái Lan đối với con đập, và việc đánh giá năng lượng hiện tại của các nhà chức trách ở Bangkok. Đập Pak Beng trị giá 2,4 tỷ USD là một dự án thủy điện với công suất 912 megawatt đang được Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy điện Datang Pak Beng của Trung Quốc tại Lào phát triển, với thỏa thuận sơ bộ rằng 90% điện năng được tạo ra sẽ được bán cho Thái Lan. Tuy nhiên, thỏa thuận mua năng lượng đang bị trì hoãn trong khi chờ đợi việc đánh giá năng lượng mà Thái Lan đang tiến hành. Nó đã được dự kiến sẽ được ra mắt vào tháng 12/2017 với tư cách con đập thứ ba ở Lào thuộc hạ lưu sông Mê Công.
Tại Việt Nam, cách đầu nguồn sông Mê Công ở Trung Quốc khoảng 4.000 km, người nông dân theo dõi trong bất an cảnh tượng vùng châu thổ của họ đang ngày càng thu hẹp và chìm dần, bị nhiễm mặn do biển xâm lấn vào vùng nước ngọt thiết yếu để tưới tiêu cho vựa lúa có vai trò không thể thiếu của quốc gia này. Các nhà phát triển thường cho rằng các con đập giúp giảm đói nghèo. Tuy nhiên, ở vùng đồng bằng, suy thoái môi trường dẫn đến đói nghèo, căng thẳng xã hội, thậm chí cả căng thẳng giữa các quốc gia. Tác động của các con đập cần được coi là một vấn đề an ninh phi truyền thống gây ra các bất ổn xã hội và chính trị. Khu vực châu thổ sông Mê Công sản xuất ra 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và đóng góp khoảng 23% cho GDP quốc gia, song hàng triệu người ở khu vực sông Mê Công trở nên bần cùng do tác động từ các con đập (cũng như từ biến đổi khí hậu), người dân sẽ phải di cư sang nơi khác để tìm kiếm việc làm.
Các nước bên ngoài tăng cường ảnh hưởng tại Mê Công
Mỹ cũng tập trung vào Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công (LMI), một quan hệ đối tác được thành lập vào năm 2009 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm của 5 quốc gia ở Hạ lưu sông Mê Công. Tại một cuộc họp vừa qua ở Singapore, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á là những đối tác chiến lược quan trọng mà Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác chiến lược để gia tăng sự hiện diện của mình tại khu vực này nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo, lãnh đạo của Nhật Bản và 5 nước vùng sông MêCông (9/10/2018) đã thông qua một chính sách mới thúc đẩy việc thực hiện trên 150 dự án sử dụng viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. Các dự án nằm trong khuôn khổ “Tokyo Strategy 2018” sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính : kết nối khu vực, xây dựng các xã hội đặt trọng tâm vào người dân, và bảo vệ môi trường, xử lý thiên tai. Các khu vực ưu tiên, được Nhật Bản và các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Công gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar nhất trí, bao gồm từ việc xây dựng cảng biển nước sâu, đường sắt và đường bộ đến phát triển lưới điện liên kết tất cả năm nước trong khu vực và xuất khẩu các công nghệ năng lượng sạch của Nhật Bản đến khu vực, bao gồm cả điện hạt nhân. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mê Công – Nhật Bản, các lãnh đạo của 5 nước vùng sông Mê Công cũng bày tỏ sự ủng hộ mục tiêu xây dựng một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, do Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng. Theo Nikkei Asian Review, các nước Đông Nam Á hiện đang nhận rất nhiều đầu tư của Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nhật Bản cố gắng làm khác Trung Quốc bằng cách tập trung viện trợ vào việc hỗ trợ bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực, cũng như trợ giúp tài chính. Sự can dự của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mê Công cần được hiểu từ hai khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, nó thể hiện một yếu tố của sự hợp tác kinh tế của Nhật Bản với các nước đang phát triển. Khía cạnh thứ hai liên quan đến chiến lược ngoại giao của Nhật Bản nhằm đóng góp chung vào hòa bình, ổn định và sự phát triển trong khu vực chứ không phải nhắm tới vai trò của Trung Quốc. Những nỗ lực của Nhật Bản đi ngược lại ý định của Trung Quốc khi nước này khăng khăng rằng ASEAN+3 cần phải là nền tảng cho một trật tự khu vực ở Đông Á. Trung Quốc cũng đã dần giành được nhiều ảnh hưởng hơn đối với các quốc gia ASEAN sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này. Đáng chú ý là ASEAN và Trung Quốc đã ký hiệp định khung về việc thành lập Khu thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).
Xu hướng
Tại hội nghị thượng đỉnh LMC vào tháng 1/2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà phê bình khẳng định rằng chiến lược phát triển BRI không hề thúc đẩy sự ổn định, ngược lại sẽ gây ra sự bất ổn và làm suy thoái hơn nữa con sông Mê Công vốn đang trong tình trạng khủng hoảng. Nhà nghiên cứu Đông Nam Á Bruce Shoemaker bình luận Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một môi trường ổn định cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu vực sông Mê Công, nhưng tác động của việc xây đập ở hạ lưu sông Mê Công sẽ làm mất ổn định các hệ thống sinh kế dựa vào đánh bắt cá mà hàng triệu người phải phụ thuộc vào để đảm bảo lương thực”.
Dòng chảy lành mạnh của hệ sinh thái sông Mê Công thúc đẩy sự ổn định bằng cách đảm bảo an ninh lương thực ở tất cả các nước vùng hạ lưu sông Mê Công và an ninh nông nghiệp ở Campuchia và Việt Nam. Mối đe doạ do việc xây đập quá nhiều trên sông Mê Công gây ra, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, cần phải được các tổ chức khu vực và quốc tế lưu ý. Những hậu quả đối với Campuchia và Việt Nam sẽ gây thiệt hại và đảo ngược phần lớn tiến bộ đạt được tiến tới đáp ứng các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nhưng các cơ quan Liên hợp quốc sẽ chịu tác động mạnh nhất từ sự sụp đổ của hệ sinh thái sông Mê Công – như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Lương thực thế giới (WFP) – cho đến nay gần như không phát biểu gì về chủ đề này.
Nếu Trung Quốc muốn tránh xung đột về tài nguyên nước và một tác động gây mất ổn định đối với tương lai của khu vực sông Mê Công, thì Bắc Kinh cần lựa chọn một khuôn khổ hoàn toàn khác để can dự và đầu tư vào khu vực hạ lưu và xây dựng một tiến trình mới dựa trên phát triển bền vững. Trừ phi chính sách của Trung Quốc nhận thấy rằng một môi trường ổn định đòi hỏi phải bảo vệ ngành đánh bắt cá, an ninh lương thực, các di sản và sự đa dạng văn hoá của khu vực, nếu không thì tình trạng bất ổn và một sự hỗn loạn mới có thể nhấn chìm khu vực sông Mê Công.
http://biendong.net/bi-n-nong/25823-tq-va-bai-toan-kiem-soat-nguon-nuoc-song-me-cong.html
Mục đích ông Tập Cận Bình chuẩn bị
thăm Bình Nhưỡng vào tháng 4?
Theo SCMP, chuyến thăm đầu tiên tới Bình Nhưỡng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể diễn ra vào ngày lễ Mặt trời 15/4.
Theo nguồn tin Quốc hội Hàn Quốc tiết lộ với South China Morning Post (SCMP), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Triều Tiên vào tháng 4/2019 và 2 bên đã nhất trí về vấn đề này.
“Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã đạt được sự nhất trí Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Bình Nhưỡng vào tháng 4/2019”, một nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao và Ủy ban thống nhất của Hàn Quốc cho biết.
Triều Tiên đã nhiều lần gửi lời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm nước này, trong đó có cả dịp tháng 9/2018 để tham dự kỷ niệm Quốc khánh – tuy nhiên trong 6 năm kể từ khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập vẫn chưa nhận lời.
Thăm Bình Nhưỡng sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2?
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 10/2018 nói rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ “sớm” thăm Bình Nhưỡng. Và sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Trung Quốc lần thứ 4 vào tuần trước, khả năng ông Tập thăm Bình Nhưỡng càng trở nên rõ ràng hơn.
“Chuyến thăm của ông Tập nhiều khả năng diễn ra trong năm 2019, bởi năm nay kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Trung Quốc”, nguồn tin cho biết.
Lần gần đây nhất một Chủ tịch Trung Quốc thăm Bình Nhưỡng là năm 2005 với chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào – người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình cũng từng thăm Triều Tiên vào năm 2008 nhưng khi đó với tư cách là Phó Chủ tịch Trung Quốc.
Nguồn tin thứ 2 của Quốc hội Hàn Quốc cho biết, chuyến thăm của ông Tập có thể trùng với thời điểm ngày lễ Mặt trời 15/4, kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) – một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Triều Tiên.
“Chuyến thăm diễn ra vào đúng dịp này cũng là điều dễ hiểu, bởi Triều Tiên muốn sử dụng chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình để tuyên truyền trong nước, đề cao những thành tựu ngoại giao của ông Kim Jong-un”, nguồn tin này cho hay.
Dự đoán của các nguồn tin cũng phù hợp với những bình luận của cựu Thủ tướng Hàn Quốc Lee Hae-chan hôm 11/1 nói rằng ông Tập nhiều khả năng thăm Hàn Quốc vào tháng 5/2019 sau khi thăm Bình Nhưỡng vào tháng 4.
“Một cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Triều Tiên [đầu tháng 1/2019-ND], tiếp sau đó là cuộc Thượng đỉnh lần 2 giữa Mỹ và Triều Tiên cùng cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều sẽ thúc đẩy hòa bình ở Đông Bắc Á”, ông nói.
Cuộc gặp Thượng đỉnh lần 2 giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang trong quá trình thảo luận, dù thời điểm và địa điểm chính xác vẫn chưa được tuyên bố. Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên diễn ra ngày 12/6/2018 tại Singapore.
Truyền thông Hàn Quốc dẫn lời giới chức Bộ Ngoại giao nước này cho hay, Singapore và Việt Nam đang được cân nhắc chọn làm địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.
Trong khi đó, tuần trước, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng, 2 bên đang “đàm phán về địa điểm” cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 và tuyên bố cuối cùng sẽ được đưa ra trong “tương lai không xa”.
Nguồn tin Trung Quốc không dự đoán về thời điểm có thể diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, nhưng chuyến thăm của Nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Bắc Kinh vừa qua đã báo trước cuộc gặp quan trọng này sẽ diễn vào một thời điểm gần sắp tới.
Chuyến thăm thứ 2 của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh diễn ra khoảng 1 tháng trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên ở Singapore. Các nhà quan sát cho rằng ông Kim Jong-un đã sử dụng chuyến thăm Bắc Kinh khi đó để tối đa hóa sức mạnh “mặc cả” trong các cuộc đàm phán với Tổng thống Mỹ. Ông Kim Jong-un cũng trở lại Bắc Kinh một lần nữa sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử khoảng 1 tuần.
Cựu Thủ tướng Hàn Quốc Lee Hae-chan ngày 13/1 dự đoán, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ diễn ra trong tháng 2/2019.
Khẳng định vai trò trong vấn đề Triều Tiên
Bất chấp những suy đoán khi nào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ diễn ra, nhiều nhà phân tích hoài nghi về kết quả mà cuộc gặp này có thể mang lại.
“Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới được cho là sẽ phá vỡ thế bế tắc, nhưng sẽ không dễ dàng”, Zhang Baohui – giáo sư về khoa học chính trị và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Hong Kong cho biết. “Sự nghi ngờ giữa 2 bên là khá sâu sắc và không bên nào sẵn sàng có những hành động đơn phương. Cả hai bên đang bị mắc kẹt trong vũng lầy”.
Ông Zhang cho rằng, Bắc Kinh cũng có thể sử dụng chuyến thăm của ông Tập tới Bình Nhưỡng để Washington thấy rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải hợp tác trong các vấn đề quốc tế nhất định.
“Trung Quốc muốn thể hiện rõ vai trò của mình trong các vấn đề liên quan tới Bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh muốn chính quyền Tổng thống Trump nhìn nhận Trung Quốc là một đối tác hữu ích hơn là một đối thủ chiến lược”, ông Zhang nói
Trung Quốc ươm mầm cây đầu tiên trên mặt trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc ươm nảy mầm một cây con trong vùng tối của mặt trăng, các quan chức cho biết hôm 15/1.
Tờ New York Post trích lời ông Xie Gengxin, người đứng đầu bộ phận thí nghiệm cho biết: “Đây là lần đầu tiên con người thực hiện các thí nghiệm tăng trưởng sinh học trên bề mặt nguyệt cầu.”
Mầm cây con nhú lên từ một chiếc hộp trên tàu thăm dò Hằng Nga – 4, đáp xuống mặt trăng vào ngày 3/1, theo hình ảnh do Viện nghiên cứu công nghệ tiên tiến thuộc Đại học Trùng Khánh cung cấp.
Tàu thăm dò Hằng Nga – 4 là tàu không gia đầu tiên đáp xuống để thám hiểm bên phía phần tối của mặt trăng.
Từ trước đến nay, các nhà khoa học trồng được cây trên Trạm vũ trụ quốc tế nhưng chưa bao giờ trồng cây trên trên mặt trăng, theo BBC.
Theo trang Congnghe.vn, vùng tối nằm ở phía nam của mặt trăng, là khu vực lâu đời và sâu nhất của vệ tinh trái đất. Đây là nơi con người chưa bao giờ nhìn thấy. Hầu hết các sứ mệnh trước đây đều chỉ khám phá vùng sáng của mặt trăng đối điện với trái đất.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-uom-man-cay-dau-tien-tren-mat-trang/4743819.html
TQ nổi đóa với phản ứng của Thủ tướng Trudeau
về án tử hình công dân Canada
Hôm 15/1, Trung Quốc nổi đóa đáp lại những chỉ trích của Thủ tướng Canada Justin Trudeu về việc Bắc Kinh tuyên phạt tử hình một công dân Canada về tội buôn ma túy. Hãng tin Reuters dẫn phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng phát biểu của lãnh đạo Canada là “vô trách nhiệm.”
Bắc Kinh và Ottawa đã xảy ra bất hòa kể từ đầu tháng 12/2018, giới hữu trách Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.
Vài ngày sau, Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada vì nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước, đó là cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và cố vấn kinh doanh Michael Spavor.
Hôm 15/1, Vụ Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Canada đã ra cảnh báo công dân của mình về “nguy cơ thực thi pháp luật tùy tiện” tại Trung Quốc.
“Chúng tôi khuyến khích công dân Canada phải hết sức thận trọng ở Trung Quốc do có nguy cơ thực thi luật pháp địa phương một cách tùy tiện,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Canada cho biết.
Vài giờ sau Canada, phía Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo nêu rõ rằng công dân Trung Quốc nên đề phòng cao các rủi ro khi đi du lịch Canada và phải biết rằng có thể bị “giam giữ tùy tiện theo cầu của bên thứ ba” tại Canada, theo South China Morning Post.
Bản án tử hình hôm thứ Hai 14/1 của một tòa án Trung Quốc tuyên phạt công dân Canada Robert Schellenberg với cáo buộc buôn lậu 222 kg ma túy đá đã làm mối quan hệ hai nước càng thêm căng thẳng.
Thủ tướng Trudeau nói rằng Canada “rất quan ngại” về việc Trung Quốc trừng phạt xử những người bạn và đồng minh của Canada. Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã chọn việc “áp dụng án tử hình một cách tùy tiện.”
Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ sự tức giận đối với những bình luận của phía Canada.
Bà Hoa nói: “Những nhận xét của phía Canada thiếu nhận thức cơ bản nhất về hệ thống pháp luật.”
Bà nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi phía Canada tôn trọng luật pháp, tôn trọng chủ quyền pháp lý của Trung Quốc, sửa chữa những sai lầm của mình và ngưng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm.”
Ông Zhang Dongbury, một luật sư bào chữa của ông Schellenberg, cho Reuters biết hôm 15/1 rằng thân chủ của ông sẽ kháng cáo, cho rằng tòa án không nên tăng lên án tử hình vì không có bằng chứng mới nào được đưa ra so với trước đây.
Trước đó, vào tháng 11/2018, ông Schellenberg đã bị tòa sơ thẩm tuyên án 15 năm tù, nhưng một tòa phúc thẩm ở Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh đã thuận theo các công tố viên cho rằng ản bản sơ thẩm là quá nhẹ.
Hàn Quốc không còn xem Bắc Triều Tiên là « kẻ thù »
Trong sách trắng về quốc phòng 2018 được công bố ngày 15/01/2019, Hàn Quốc không còn xem Bắc Triều Tiên là kẻ thù, trong bối cảnh quan hệ giữa Seoul với Bình Nhưỡng đang trở nên nồng ấm một cách nhanh chóng.
Sách trắng quốc phòng, được công bố hai năm một lần, vạch ra những mục tiêu về an ninh và quốc phòng Hàn Quốc trong hai năm tới, nhắc lại rằng « bất cứ thế lực bên ngoài nào » đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đều sẽ bị xem là kẻ thù. Sách trắng 2018 vẫn mô tả các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng là một « mối đe dọa », nhưng Bắc Triều Tiên nay không còn bị xem là « kẻ thù » của Hàn Quốc nữa.
Sách trắng này khẳng định rằng ba cuộc họp thượng đỉnh liên Triều, cũng như cuộc gặp lịch sử giữa tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un « đã tạo ra một môi trường an ninh mới cho việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và một nền hòa bình cho bán đảo Triều Tiên ».
Chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump-Kim lần 2
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, một nhà ngoại giao cao cấp của Bắc Triều Tiên hôm nay thông báo sẽ đến Thụy Điển, vào lúc đang có nhiều đồn đoán về thượng đỉnh thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong Un.
Tuyên bố khi vừa đáp xuống sân bay Bắc Kinh, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Choe Son Hui cho biết bà sẽ đi dự « một hội nghị quốc tế » ở Thụy Điển. Bà Choe Son Hui là nhà ngoại giao cao cấp đặc trách về đàm phán với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vị thứ trưởng này đã không trả lời báo chí khi được hỏi là bà có sẽ gặp các quan chức Mỹ ở Thụy Điển hay không.
Quốc gia Bắc Âu này vốn có nhiều kinh nghiệm làm trung gian giữa Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên. Do Washington và Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao, nên Thụy Điển vẫn đại diện cho lợi ích của Mỹ và Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, theo nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo hôm nay, hai nước cũng đang dự trù một cuộc họp cấp cao tại Washington trong tuần này để thảo luận về việc tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai. Tờ báo Hàn Quốc cho biết hai phái đoàn, đứng đầu là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên Kim Yong Chol, sẽ họp với nhau vào thứ Năm hoặc thứ Sáu 18/01 tới. Chosun Ilbo khẳng định cuộc họp lần này sẽ đúc kết vấn đề ngày giờ và địa điểm tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.
Theo báo chí Hàn Quốc, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có thể được chọn để đón tiếp Donald Trump và Kim Jong Un.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190115-han-quoc-bac-trieu-tien-ke-thu-qp