Tin Việt Nam – 19/12/2018
Người dân tố cáo đất Cồn Dầu
bị Tập đoàn Sun Group ‘phân lô, bán nền’
Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân nơi có xóm đạo Cồn Dầu tọa lạc ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ nhiều năm qua trở thành “điểm nóng” về vấn đề đất đai.
Hầu hết các hộ dân ở đây tố cáo chính quyền địa phương trên danh nghĩa là lấy đất dân để phục vụ cho việc xây dựng dự án mang tên ‘Khu Đô Thị Sinh Thái’ nhưng thực chất là giao cho nhà đầu tư- Tập Đoàn Sun Group, phân lô bán nền…
Mặc dù dự án đã triển khai hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành bởi tồn tại nhiều vướng mắc liên quan đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư. Nhiều hộ dân ở đây, đặc biệt là những hộ dân sinh sống xung quanh khu vực nhà thờ Cồn Dầu không chấp nhận việc giao đất, không di dời đến nơi ở mới và tiến hành khiếu kiện ra Trung ương. Lý do được nói rõ gồm áp giá đền bù quá thấp, dự án đang bị nhà tư Sun Group phân lô bán nền, bố trí nơi định cư xa nơi thực hành tín ngưỡng…Tuy nhiên, chính quyền thành phố từ thời ông nguyên bí thư Nguyễn Bá Thanh cho đến nay áp dụng biện pháp cưỡng chế bất chấp mọi khiếu nại.
“Nguyên gia đình tôi trước đây có 4.700 m2 đất thổ cư lẫn đất nông nghiệp. Nhưng nay, đất của gia đình tôi đã hiến 3.800m2 đất nông nghiệp rồi, giờ gia đình tôi còn lại 900m2 thổ cư, tôi cắt ra cho con cái ở là ba lô, số đất còn lại Nhà nước giao cho tôi được hai lô gồm một lô 10m5 và một lô 7m5. Vì vậy gia đình chúng tôi không đồng ý, nên sinh ra việc chính quyền cưỡng chế đất nhà tôi.”.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Bông, một hộ dân sinh sống gần nhà thờ Cồn Dầu. Vào ngày 15/11/2018 vừa qua, hộ gia đình ông Bông và hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hải cùng ở tổ 21, phường Hòa Xuân bị UBND quận Cẩm Lệ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.
Vợ của ông Bông thuật lại:
“Trước ngày đưa giấy cưỡng chế, dùng quyền áp lực, đưa quân đưa công an đêm ngày tới gia đình chúng tôi. Có lúc 8h tối, thấy các anh công an tới hỏi thăm, tôi mới ra nói chớ các anh đi đâu mà tới đây? Họ nói đi thăm dân, tôi nói đi thăm dân gì mà trong đêm hôm mà ban ngày không đi thăm. Các anh nói đi thăm dân thôi chứ không nói gì hết, rồi đứng quanh quanh đó, rồi đi ra đi vào, rồi tới buổi hôm sau cũng tới lại. Ngày 15/11/2018, họ lại tới áp lực gia đình chúng tôi để đọc lệnh cưỡng chế.”
Vụ cưỡng chế được vợ ông Bông cho biết diễn ra mà gia đình không hề nhận được quyết định cưỡng chế. Theo lời bà này thì lực lượng lên đến cả ngàn người gồm cả cảnh sát cơ động, cả công an… Gia đình bà có 8 người bị bắt đưa về đồn, bản thân bà này đã 68 tuổi do phản kháng nên bị bấm huyệt, lôi kéo đi mà theo lời bà là lôi đi như một con vật.
Con tôi lên tới phường, khi xin đi vệ sinh thì có ba người công an vào trấn áp con tôi trong phòng vệ sinh, lột đồ con tôi ra để lấy điện thoại. Sau đó khoảng 20 phút thì lại áp tải con tôi, kẻ thì kẹp cổ người thì dùng sức mạnh để đè con tôi xuống để lấy thêm điện thoại. Làm những điều ô nhục như vậy, tôi thấy quá mức đi. – Người dân
Tại nơi tạm giữ, một số viên công an đã làm những hành động không thể chấp nhận như lời bà vợ ông Bông.
“Con tôi lên tới phường, khi xin đi vệ sinh thì có ba người công an vào trấn áp con tôi trong phòng vệ sinh, lột đồ con tôi ra để lấy điện thoại. Sau đó khoảng 20 phút thì lại áp tải con tôi, kẻ thì kẹp cổ người thì dùng sức mạnh để đè con tôi xuống để lấy thêm điện thoại. Làm những điều ô nhục như vậy, tôi thấy quá mức đi”.
Cũng trong ngày 15/11/2018, UBND quận Cẩm Lệ còn thực hiện quyết định cưỡng chế đối với 03 hộ gia đình khác cùng cư trú tại phường Hòa Xuân. Tuy nhiên, việc cưỡng chế sau đó không diễn ra vì 03 hộ gia đình này chấp nhận việc giao đất, có hộ nói với chúng tôi là do họ sợ quá.
Theo các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng thì địa bàn phường Hòa Xuân trước đây là vùng trũng thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa, đời sống người dân khó khăn. Việc chính quyền Đà Nẵng phê duyệt cho xây dựng Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân là góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Vì vậy, đã có trên 95% hộ dân đồng ý giao đất, di dời đến nơi ở mới và số hộ chậm hoặc không chấp nhận giao đất để phục vụ việc xây dựng Dự án chỉ còn khoảng dưới 100 hộ. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến nay, có rất nhiều buổi đối thoại với các hộ dân này được lãnh đạo các cấp ở Đà Nẵng tổ chức nhưng kết quả hầu như không đem lại sự đồng thuận.
Các hộ dân này cho rằng, chính quyền lấy đất dân để giao cho nhà đầu tư Sun Group phân lô bán nền, phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư. Cụ thể việc áp giá đền bù chỉ khoảng mấy trăm ngàn đồng/m2 đất, trong khi giá bán ra thị trường hiện tại được nhà đầu tư rao từ hai chục triệu cho đến ba chục triệu đồng/m2 đất, chênh lệch giá quá lớn khiến cho các hộ dân thấy hết sức khó khăn nếu chuyển đổi nơi ở mới. Ông Bông nói:
“Lấy đất gia đình tôi, đưa ra giá đền bù là ba trăm năm mươi ngàn đồng (350.000VND)/m2 nhưng lại đem ra phân lô bán nền trị giá ba mươi mấy triệu/m2 khiến cho gia đình chúng tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.”
Không chỉ hộ gia đình ông Bông mà nhiều hộ dân ở khác ở Cồn Dầu khi tiếp xúc với chúng tôi cũng chia sẻ tương tự.
Thực tế mà chúng tôi ghi nhận được là có nhiều lán trại khi vừa qua khỏi cầu Hòa Xuân là đến những cung đường dẫn vào Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Đó là trụ sở của Công ty bất động sản Sunland, một thành viên của Tập đoàn Sun Group dựng lên để làm địa điểm giao dịch bất động sản. Hiện tại Sunland đang rao bán những lô đất nền nằm trong Dự án này với giá từ trên hai tỷ đồng cho đến trên bốn tỷ đồng, thậm chí có lô đất nền được rao bán với giá trên năm tỷ đồng. Với giá rao bán đất nền như thế này thì những hộ gia đình như hộ gia đình ông Bông khó có khả năng mua lại được một suất tái định cư tại chổ.
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, việc chính quyền các cấp ở đây chủ trương cho xây dựng và phát triển những dự án Khu đô thị sinh thái như dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân để đảm bảo sự cân bằng giữa mật độ xây dựng và thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được đồng ý. Người dân ở phường Hòa Xuân hoàn toàn hưởng ứng chủ trương nhưng với điều kiện dự án phải hài hòa lợi ích của người dân, không bị lạm dụng để phân lô bán nền, làm lợi cho nhà đầu tư tư nhân thôi.
Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân có tổng diện tích là 450ha do Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc tại ngã ba sông Hàn, sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò, nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển đô thị về phía Nam của thành phố Đà Nẵng. Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án vào năm 2008.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên
nói gì về tranh chấp đất đai
giữa Giáo hội và chính quyền Hà Nội?
Diễm Thi, RFA
Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên được Tòa thánh La Mã bổ nhiệm vào vị trí tân Tổng Giám mục Giáo Phận Hà Nội, thay thế Đức Hồng y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, người được Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô chấp nhận đơn từ chức và cho nghỉ hưu. Quyết định của Vatican được công bố lúc 12 giờ trưa hôm thứ Bảy 17/11/2018, giờ Rome, tức 6 giờ chiều Việt Nam.
Nhân dịp này, Diễm Thi của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn ngắn với Tân Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội, Giuse Vũ Văn Thiên, về một số vấn đề liên quan Giáo hội Công giáo Việt Nam và mối quan hệ giữa Hà Nội với Vatican.
Diễm Thi: Trước hết Diễm Thi xin chúc mừng Giám mục trong vị trí mới là Tổng Giám mục Hà Nội. Thưa Giám mục, thời quan qua thì Giáo hội Việt Nam có những đóng góp gì cho sự phát triển chung của đất nước ạ?
TGM Giuse Vũ Văn Thiên: “Trước hết tôi xin chào chị và kính chào quý vị thính giả. Trong suốt bề dày lịch sử truyền giáo tại Việt Nam 400 năm thì đóng góp rất là nhiều cho xã hội Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam.
Trước hết phải nói đến chữ viết mà chúng ta có hôm nay là nhờ sự cộng tác của các giáo sĩ người châu Âu mà các Ngài muốn đem cho chúng ta nền văn minh mà hôm nay chúng ta được thừa hưởng.
Thứ hai nữa là rất nhiều công việc bác ái và hoạt động của Giáo hội trong lĩnh vực từ thiện và lĩnh vực giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn và bây giờ Giáo hội cũng đang cố gắng để tiếp tục truyền thống ấy. Tuy rằng ở Việt nam thì các nhà dòng và Giáo hội nói chung chỉ có thể có trường mẫu giáo mầm non thôi còn các cấp học cao hơn thì chúng tôi vẫn đang đề nghị với nhà nước và hy vọng trong tương lai chúng tôi có thể có những trường học để có những hoạt động của Giáo hội trong lĩnh vực giáo dục.”
Diễm Thi: Hoạt động của Giáo hội có gặp sự trở ngại nào từ chính phủ Hà Nội không, thưa Giám mục?
TGM Giuse Vũ Văn Thiên: “Như tôi vừa nói thì ngành giáo dục chỉ có thể mở lớp mẫu giáo mầm non thôi. Về bệnh viện công giáo thì chúng tôi cũng chưa thể thành lập dù Giáo hội rất là mong muốn. Trong một vài hoạt động tôn giáo thì chúng tôi vẫn còn những hạn chế. Ví dụ Giáo hội với tư cách là Giáo hội thì không được phép mua đất đai để xây dựng nhà thờ hoặc cơ sở tôn giáo. Đó là một trong những hạn chế rất là lớn.
Và nhìn chung thì những hoạt động tôn giáo như tổ chức lễ hay sửa nhà thờ, xây nhà thờ tại những nơi đã có sẵn thì không gặp khó khăn, nhưng những khu đô thị mới mà muốn xây nhà thờ thì chúng tôi vẫn còn gặp khó khăn. Và một vấn đề lớn khó khăn hiện nay là đất đai của Giáo hội, của các dòng tu mà nhà nước đã công hữu hóa ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.”
Diễm Thi: Tháng trước, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có gửi một đơn kiến nghị khẩn cấp đến chính quyền Hà Nội phản đối việc xây dựng trên khu đất thuộc sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, là trường Dũng Lạc. Theo Giám Mục thì hướng giải quyết như thế nào?
TGM Giuse Vũ Văn Thiên: “Ngay hôm nay tôi mới nhận chức tại Hà Nội cho nên tôi cũng chưa tìm hiểu kỹ vấn đề, nhưng nhìn chung thì với tư cách là một người lãnh đạo Giáo hội thì chúng tôi cũng mong muốn là Nhà nước giải quyết cho chúng tôi những phần đất đai thuộc về Giáo hội.
Và chúng tôi, đương nhiên với tư cách là người lãnh đạo Giáo hội thì chúng tôi cố gắng để bảo vệ tài sản của Giáo hội, bởi vì đó cũng là yêu cầu rất cấp thiết.
Về vụ việc thì tôi chưa nắm rõ bởi hôm nay tôi mới nhận địa phận một cách chính thức, nên tôi chưa thể nói điều gì rõ hơn hay sâu hơn được.”
Diễm Thi: Ở Việt Nam có những trường hợp Nhà nước mượn nhà của bên Giáo Hội nhưng lại không trả khi Giáo hội cần. Vậy Giáo hội sẽ phải làm gì, thưa Giám mục?
TGM Giuse Vũ Văn Thiên: “Trong những lần gặp gỡ các vị đại diện trong chính quyền thì chúng tôi cũng vẫn nói cái điều mà chị vừa nói. Chúng tôi cũng mong muốn làm sao để thể hiện được sự công bằng, bởi vì khi Giáo hội có nhu cầu thì chúng tôi cũng vẫn nhiều lần đề nghị, và chúng tôi hy vọng có sự cảm thông hơn giữa Nhà nước và chính quyền với nhu cầu chính đáng của Giáo hội.”
Diễm Thi: Thưa Giám mục, hồi tháng 5, Vatican có cử một tân đại diện không thường trú cho Việt Nam và vị này cũng đã đến Việt Nam. Qua gặp gỡ thì Giám Mục thấy có dấu hiệu tích cực nào giữa Vatican và Việt Nam ạ?
TGM Giuse Vũ Văn Thiên: “Vị đại diện không thường trú bây giờ là vị đại diện thứ hai, kế nhiệm Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli. Tôi đã gặp Ngài rồi và tôi thấy đường hướng của Ngài rất cởi mở, rất là gần gũi, và trong các cuộc trao đổi thì đương nhiên những vấn đề nội bộ chúng tôi cũng không được biết rõ nhưng Ngài cũng cho biết có những tín hiệu lạc quan và chúng tôi cũng hy vọng như vậy.”
Diễm Thi: Cám ơn Giám mục đã dành thời gian cho RFA. Kính chúc Giám mục và Giáo hội Việt Nam một mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới hạnh phúc.
TGM Giuse Vũ Văn Thiên: “Tôi cám ơn chị. Tôi xin gửi đến chị và thính giả những lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Một mùa Giáng sinh tràn đầy hồng ân của Chúa, thanh bình và một năm mới hạnh phúc với những điều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống. Tôi xin trân trọng kính chào.”
Theo AsiaNews, ngày 19/12/2018, cuộc họp vòng VII Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh Vatican sẽ diễn ra tại Hà Nội. Vatican không cho biết những vấn đề sẽ được bàn thảo tại vòng làm việc lần này là gì nhưng một vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm giữa Tòa thánh và Việt Nam là việc tiến cử các giám mục.
Bên cạnh đó là vấn đề tài sản giáo hội mà chính phủ Hà Nội mượn hay trưng thu trước đây và nay không trao trả với lý do đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
Tại Việt Nam, có khoảng 6 triệu giáo dân Công giáo trung thành với Giáo hội Hoàn Vũ dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Giáo hội Công giáo Việt Nam có khác với Trung Quốc là không có hai thành phần gồm giáo hội tuyệt đối trung thành với Vatican, thường được gọi là ‘giáo hội thầm lặng’ và giáo hội do chính quyền Bắc Kinh kiểm soát. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội cũng luôn muốn can thiệp vào hoạt động của giáo hội thông qua tổ chức có tên ‘Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước’.
Vụ luật sư bị tước thẻ Võ An Đôn
kiện bộ trưởng ‘khó thành công’
Một luật sư kỳ cựu nói với BBC rằng vụ khởi kiện bộ trưởng tư pháp của của Luật sư Võ An Đôn nếu tòa thụ lý thì “bản án sẽ tuyên cũng sẽ tiếp tục bác yêu cầu.”
Hôm 4/12, Luật sư Võ An Đôn thông báo ông đã nộp đơn khởi kiện ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu Tòa án tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.
Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp bác toàn bộ nội dung khiếu nại của ông Võ An Đôn về việc bị xóa tên khỏi đoàn luật sư tỉnh này, theo báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh.
Luật sư Võ An Đôn: Từ luật sư đến nông dân
Việc xử lý LS Đôn ‘tạo tiền lệ rất xấu’
LS Võ An Đôn chỉ còn ‘làm nông để mưu sinh’
Hơn 100 luật sư cùng ủng hộ Võ An Đôn
Ba người, một tổ chức nhận giải nhân quyền
Sau đó, có tin giới luật sư Việt Nam kêu gọi 100 đồng nghiệp tình nguyện bảo vệ cho ông Đôn trong trường hợp vụ việc được đưa ra tòa.
‘Xem xét cẩn trọng’
Hôm 19/12, Luật sư Nguyễn Khả Thành, trưởng văn phòng cùng tên và là đồng hương của ông Đôn, nói với BBC:
“Theo như tôi biết, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có cùng nhận định với Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, cho rằng hành vi trả lời báo đài nước ngoài của Luật sư Đôn đã ảnh hưởng đặc biệt xấu đối với uy tín nghề luật sư Việt Nam. Bộ Tư pháp đã không chấp nhận khiếu nại của ông Đôn và giữ nguyên hình thức kỷ luật “Xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.”
“Và bây giờ ông Đôn khởi kiện Bộ Tư pháp. Đây có lẽ là vụ án luật sư khởi kiện Bộ Tư pháp đầu tiên của Việt Nam. Vụ này có thụ lý hay không, tôi nghĩ tòa Phú Yên sẽ xem xét cẩn trọng. Và theo tôi nếu thụ lý bản án sẽ tuyên cũng sẽ tiếp tục bác yêu cầu của Luật sư Đôn.”
“Vào thế kỷ XVII, Blaise Pascal, nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, và triết gia người Pháp có nói: “Bên đây dãy núi Pyrénées là chân lý thì bên kia lại gọi là sai lầm.”
“Do vậy việc nhận định vụ này khác nhau tùy thuộc góc nhìn chủ quan của mỗi người.”
“Còn về việc ông Đôn mưu sinh bằng nghề nông, tôi có mấy thiển ý sau: Trong xã hội Việt Nam trước đây, khi một trí thức vì lý do nào đó không tham gia một nghĩa vụ trực tiếp nào với xã hội, họ hay về quê ẩn dật, hưởng nhàn và làm nghề dạy học truyền thụ kiến thức của mình cho thế hệ sau để sinh sống.”
“Nhưng bây giờ người muốn đi dạy học cũng cần một số điều kiện. thủ tục. Thôi thì cùng chăn bò, làm ruộng với vợ con có lẽ là một chọn lựa dễ dàng và không có người cạnh tranh…”
“Ít luật sư bảo vệ cho người bất đồng chính kiến”
Việt Nam công nhận ‘quyền im lặng’?
Ý kiến trước phiên xử Nguyễn Văn Đài
‘Chưa có tiền lệ’
Trước đó, trả lời BBC, Luật sư Phạm Công Út, người bị kỷ luật, xóa tên hồi tháng 3/2018, nói:
“Cuối cùng, Luật sư Đôn vẫn phải trở thành “luật sư không cần thẻ” và vẫn dấn thân vào những gian nguy khi đứng ra bảo vệ cho những số phận nghiệt ngã với tư cách đại diện cho những phận đời ấy trước tòa.”
“Tôi hỏi anh Đôn, bạn có thấy nao núng và tiếc nuối khi bị tước đi bao năm ăn học bằng các quyết định xóa tên trong Đoàn Luật sư, đồng thời thu hồi luôn chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Từ trước đến nay đã có một số luật sư bị tước thẻ hành nghề nhưng chưa có ai đi kiệnLS Võ An Đôn
Anh Đôn vẫn mang vẻ tự tin một cách hồn nhiên cho rằng, nếu ai cũng nao núng sợ mất thẻ, thất nghiệp, thì giới luật sư ở Việt Nam sẽ thành những bầy cừu ngoan ngoãn trước những điều trái ngang trong xã hội thôi.”
“Ba đứa con của anh Đôn còn thơ ấu, vợ tảo tần nuôi con chỉ với vai trò người nội trợ trong nhà, cha Đôn thì già lắm rồi, sống thoi thóp trong những năm tháng cuối đời nhờ vào sự chăm sóc của Đôn và đứa con dâu, chỉ có mỗi mình anh là người lo kế sinh nhai kiếm tiền nuôi cả gia đình năm miệng ăn một cách chật vật mà không dám rời bỏ gia đình, không thể rời bỏ làng quê để bước ra biển lớn là những phiên tòa ở xa xôi.”
“Anh Đôn nói, người ta chỉ đạo thế nào đó để vụ án nào của tôi tham gia thì tôi phải chịu thất bại bằng những bản án phi lý, nhằm muốn cho tôi không còn cơ hội hoạt động nghề nghiệp của mình nữa. Họ đánh vào niềm tin của mọi người, rằng nhờ cậy tôi sẽ phải chuốc lấy thất bại.
Nhưng tôi không thể rời bỏ địa phương này, nơi có vợ con, có cha già còn đang cậy nhờ vào sự báo hiếu của con cái để tham gia những vụ án ở xa xôi nơi địa phương khác.”
“Đối diện với vụ án hứa hẹn đình đám sắp tới khi Luật sư Đôn khởi kiện bộ trưởng Tư pháp, anh Đôn nói là tòa án đã nhận đơn khởi kiện từ lâu rồi nhưng chưa chịu thụ lý, có lẽ do Việt Nam trước giờ chưa có tiền lệ khi một công dân dám khởi kiện một ông bộ trưởng nào ra tòa cả.”
“Trộm nghĩ, nếu biến một luật sư thành kẻ thất nghiệp và phải đối diện với cuộc sống khó khăn về kinh tế thì người ta đã thành công, nhưng thủ tiêu tinh thần hiệp sĩ của một luật sư như Võ An Đôn thì có lẽ người ta vẫn còn đang phải loay hoay chưa có lời giải.”
Hôm 13/12, trả lời BBC từ Phú Yên, Luật sư Võ An Đôn nói:
“Dựa vào thực tế của nghề luật ở Việt Nam, tôi tự biết khả năng mình thắng kiện trong vụ này không bao giờ xảy ra, vì tòa không thể nào bác quyết định của bộ trưởng.”
“Từ trước đến nay đã có một số luật sư bị tước thẻ hành nghề nhưng chưa có ai đi kiện.”
“Tôi muốn là người đầu tiên đi kiện bộ trưởng Tư pháp là để cho người dân biết bộ mặt thật của luật pháp Việt Nam.”
“Bên cạnh đó, tôi muốn giới lãnh đạo Liên đoàn Luật sư và Bộ Tư pháp phải dè chừng khi treo thẻ một người mà không có căn cứ nếu không muốn bị kiện tiếp.”
“Tôi cũng nghĩ đến khả năng mình bị tước thẻ mãi mãi nhưng sẽ vẫn chiến đấu cho vụ này.”
Cuộc sống sau khi bị tước thẻ
Luật sư Võ An Đôn cũng nói với BBC: “Sau khi bị tước thẻ, tôi vẫn cố gắng tư vấn pháp luật cho người dân trong một số vụ án dân sự.”
“Ngoài ra, tôi mưu sinh bằng việc làm nông, làm vườn, chăn nuôi để nuôi vợ và ba con từ 2 đến 7 tuổi.”
“Nói chung là giống như bất kỳ người dân nông thôn nào khác ở Việt Nam.”
“Người ta sống được thì mình sống được, dù trước khi có thu nhập ổn định thì mình đỡ hơn, còn nay thì phải tính toán mọi khoản chi tiêu trong nhà kỹ hơn.”
Trả lời câu hỏi của BBC về việc luật sư ở Việt Nam có nên bày tỏ chính kiến, và nếu có thì phải chuẩn bị tâm lý thế nào và sẽ gặp những rủi ro gì về nghề nghiệp, ông Đôn đáp:
“Theo tôi là luật sư thì phải biết bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề của xã hội. Vì hơn ai hết, luật sư được xem là thành phần tri thức, khi thấy những hiện tượng tiêu cực, bất công, vi phạm pháp luật, trái đạo đức thì mình phải có nghĩa vụ lên tiếng, để mọi người biết đâu là đúng, đâu là sai.”
“Luật pháp và chính trị được ví như hình với bóng, làm luật sư nghĩa là làm chính trị mà không dám bày tỏ chính kiến của mình, làm ngơ với các tiêu cực xã hội, chỉ biết kiếm tiền làm giàu cho bản thân, thì thật là hổ thẹn với lương tâm và với mọi người.”
“Luật sư Việt Nam muốn bày tỏ chính kiến thì phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, với những rủi ro thường gặp phải sau đây: bị an ninh thường xuyên theo dõi, bị tước thẻ luật sư, bị đi tù.”
Hồi tháng 11/2017, báo Việt Nam dẫn lời đại diện Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên giải thích quyết định tước thẻ luật sư là vì ông Đôn “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam”.
Kiện cả tổng thống
Việc khiếu kiện đích danh bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống là điều thường xảy ra ở các nước Phương Tây.
Gần đây nhất, đài CNN đã kiện Tổng thống Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng xóa thẻ ra vào dự họp báo của phóng viên Jim Acosta vào tháng 11/2018.
Dù vụ việc chưa ngã ngũ trước toà, được biết ông Acosta đã được phục hồi thẻ vào Nhà Trắng.
Tại Anh, luật pháp cho phép quân nhân hoặc gia đình họ kiện đích danh bộ trưởng quốc phòng về các vụ tai nạn, tử vong trong thời gian phục vụ quân đội.
Hồi tháng 10/2018, các chỉ huy cảnh sát Anh tuyên bố họ chuẩn bị kiện chính phủ vì cắt giảm ngân sách “gây nguy hại” cho hoạt động của cảnh sát.
Còn ở Việt Nam, việc kiện lãnh đạo trong hệ thống chính trị hiện hành ít xảy ra.
Nổi tiếng hơn cả có vụ LS Cù Huy Hà Vũ hồi 2009 gửi đơn kiện Thủ tướng khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng “về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác bauxit” ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
Tuy nhiên, toà án ở Việt Nam đã không thụ lý và cũng không trả lại đơn kiện cho ông Cù Huy Hà Vũ.
Người đưa đơn kiện sau đó bị bắt, bỏ tù và trục xuất khỏi Việt Nam.
Một số nhà quan sát tin rằng chính quyền Việt Nam nói nhiều về nhà nước pháp quyền nhưng lại không đồng ý để tư pháp hoạt động độc lập.
Vai trò của các luật sư và thẩm phán cũng rất thấp so với các quan chức ngành khác trong hệ thống.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46548668
Sinh viên Việt Nam mới ra trường tố
ngành giáo dục đào tạo không đúng thực tế
Tin Việt Nam — 61% sinh viên Việt Nam mới ra trường cho biết, kiến thức họ được đào tạo ở trường khác biệt hoàn toàn so với thực tế làm việc, nên nhiều sinh viên phải tự tìm hiểu thêm hoặc được công ty đào tạo lại khi đi làm.
Báo Trithucvn ngày 18 tháng 12 năm 2018 loan tin, kết quả khảo sát của tập đoàn cung cấp dịch vụ nhân sự hàng đầu Việt Nam công bố chiều ngày 18 tháng 12 cho thấy, nền giáo dục CSVN đào tạo khác biệt hoàn toàn so với thực tế làm việc.
32% sinh viên mới ra trường phải tự mình tìm hiểu thêm để làm việc, 29% được công ty đào tạo lại khi đi làm, 39% đồng ý kiến thức đào tạo không có khác biệt nhiều và có thể áp dụng được. Mức thu nhập trung bình của những sinh viên mới ra trường là từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. 37% sinh viên có trình độ ngoại ngữ lưu loát có mức lương trên 10 triệu đồng; 95% sinh viên trình độ ngoại ngữ cơ bản có mức lương dưới 10 triệu đồng.
Với kết quả này, đa số các sinh viên mới ra trường không hài lòng với mức lương thưởng, đãi ngộ và cơ hội phát triển trong công việc hiện tại.
Trộm hàng hiệu Uniqlo ở Singapore,
4 người Việt bị tuyên án tù
Bốn công dân Việt Nam vừa bị tống giam sau khi bị bắt về tội ăn cắp quần áo thời trang từ nhiều cửa hàng tại nhiều trung tâm mua sắm ở Singapore, giá trị ước lượng lên tới 45.000 $ Singapore, tương đương với 32,000 USD. Tòa án Singapore cho biết những người Việt này đã lên kế hoạch tới Singapore để đánh cắp hàng hiệu bởi vì họ không cần thị thực để đi du lịch ở đây. Hiện tượng người Việt ăn cắp hàng hiệu ở nước ngoài, đặc biệt ở Nhật Bản, phổ biến trong thời gian qua, đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng.
Tòa án Singapore tuyên án tù đối với 4 người có quốc tịch Việt Nam hôm 17/12, theo trang mạng Channel News Asia. Nguồn tin này cho biết hai người đàn ông và hai phụ nữ đã tới Singapore vào ngày 13/9 năm nay. Họ đã chọn điểm đến Singapore một cách có chủ ý bởi vì họ không cần có thị thực nhập cảnh để du lịch tại đây.
Tin tổng hợp nêu tên các bị cáo gồm Van Tu Nguyen (30 tuổi), DuongTuan Dat, 27 tuổi, và Nguyễn Thi Thu Huong, 31 tuổi, mỗi người lãnh mức án 1 năm 11 tháng tù. Án tù dành cho bị cáo thứ tư, Tran Thi Phuong Thao, 29 tuổi, là 1 năm 10 tháng.
Trang mạng independent.sg nhận diện Nguyen Thi Thu Huong là người cầm đầu nhóm trộm có tính cách khá “chuyên nghiệp” này. Nguồn tin dẫn lời Công tố viên Shana Poon cho biết 4 người đã tới Singapore với nhiều vali trống để mang hàng lấy trộm về nước. Khi vào các cửa hàng, họ “trang bị” sẵn những túi đặc biệt có trải lớp nhôm bên trong để tránh kích hoạt báo động khi bước ra khỏi cửa hàng. Họ mang theo cả đồ nghề để tháo gỡ nhãn cảm biến an ninh, nếu có.
Những sản phẩm bị lấy cắp gồm hàng trăm áo nịt ngực và quần áo ấm để mặc mùa đông.
Tang vật gồm gần 1,400 mảnh quần áo khác nhau, 4 kẻ cắp chủ ý chọn hiệu thời trang Uniqlo của Nhật, vì biết hãng này ít khi gắn nhãn cảm biến an ninh trên sản phẩm của mình.
Trang mạng independent của Singapore còn tiết lộ rằng nhóm trộm này làm việc một cách “có phương pháp”. Một người bước ra khỏi cửa tiệm sẽ chuyển hàng sang tay một thành viên khác. Nhóm trộm bị bắt hôm 16/9 tại khách sạn Re dọc theo đường Chin Swee.
Trong nhiều năm qua, hiện tượng người Việt Nam ăn cắp ở các siêu thị nước ngoài, nhất là ở Nhật Bản, khả phổ biến. Du học sinh, nhân viên Hãng Hàng Không Việt Nam, đôi khi cả các cán bộ sang Nhật Bản dự hội thảo, cũng bị “bắt quả tang” khi ra khỏi cửa hàng với những món hàng “cầm nhầm” hoặc “quên” thanh toán.
Năm ngoái, một viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang Nhật Bản dự hội thảo đã được “mời đến làm việc tại cơ quan cảnh sát do gặp “sự cố” khi đi mua sắm”.
Tin này và nhiều tin khác đã gây phẫn nộ trên mạng. Có người than phiền về “Bệnh Cầm Nhầm kinh niên” và “Bệnh Lãng Trí” của người Việt Nam bây giờ “quá nghiêm trọng và phổ biến”. Nhiều người cho rằng hành động này “làm nhục quốc thể.”
Người Việt Nam bị cáo buộc trồng cần sa
bất hợp pháp ở Anh khai là nạn nhân buôn người
Một thanh niên Việt Nam 23 tuổi, bị nghi vấn tham gia hoạt động trồng cần sa bất hợp pháp ở Anh, khai trước Toà án Cấp Cao rằng anh ta là nạn nhân của bọn buôn người.
Mạng báo Belfast Telegraph, vào ngày 18 tháng 12 loan tin vừa nêu, dẫn lời của công tố viên Tòa Cấp Cao cho biết bị cáo sinh sống và làm việc tại một nhà kho ở đường Glen Road, Comber, Co Down, nơi bị phát hiện trồng 1200 cây cần sa, trị giá lên đến 600 ngàn Bảng Anh hồi tháng 12 năm ngoái.
Cảnh sát Anh nói rằng vụ bắt giữ này là vụ bắt giữ lớn nhất trong những năm vừa qua, và họ tin rằng còn có những nơi khác trồng cần sa liên quan mà chưa bị phát hiện.
Luật sư Mark Farrell nói tại phiên tòa rằng bị cáo thanh niên Việt Nam được những người khác đưa đến nơi trồng cần sa, và được hướng dẫn để làm công việc này.
Bị cáo thanh niên Việt Nam khai nhận trong một cuộc thẩm vấn rằng anh ta rời Việt Nam và đến nước Anh bất hợp pháp. Anh ta vào Anh trên một chiếc xe tải và sau đó được đưa bằng máy bay đến Bắc Ái Nhĩ Lan.
Bị cáo thanh niên Việt Nam khai báo còn những người Việt Nam khác và những người đến từ Đông Âu liên quan trong đường dây trồng cần sa. Danh tính người thanh niên Việt Nam này không được nêu ra vì quan ngại sẽ bị hãm hại bởi những thành phần kiểm soát.
Mặc dù cảnh sát còn nghi ngờ về lời khai nhận của bị cáo thanh niên Việt Nam, nhưng Bộ Nội Vụ Anh cho rằng có thể có căn cứ chứng minh anh ta là nạn nhân của bọn buôn người.
Tổ chức chống nạn buôn người và nô lệ kiểu mới PSNI sẽ phỏng vấn bị cáo thanh niên gốc Việt này vào tháng tới để xem xét tính xác thực của những lời khai báo của anh ta.
Thẩm phán Maguire tuyên bố cần có một “thủ tục phù hợp” để xử lý vụ án vừa nêu.
Phó bí thư thành ủy Tất Thành Cang
xin nghỉ phép khi chờ kỷ luật
Ông Tất Thành Cang, Ủy Viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ phép 18 ngày khi đang bị đề nghị kỷ luật
Sáng 19/12, các tờ báo nhà nước loan tin việc Phó bí thư thường trực thành ủy TPHCM Tất Thành Cang bất ngờ nghỉ phép dài ngày từ 17/12/2018 đến 3/1/2019 giữa lúc đang bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm “rất nghiêm trọng” ở Thủ Thiêm.
Mạng báo VnExpress dẫn lời một lãnh đạo trong Ban thường vụ Thành ủy giải thích rằng, việc nghỉ phép của ông Cang là bình thường, vì đây là quyền cá nhân tuy nhiên không nói lý do xin nghỉ phép của ông này là gì.
Hồi tháng 11 năm nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang và xác định, những vi phạm của ông Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ngoài ra ông còn có các sai phạm khác được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản nêu ra.
Đến ngày 7/12, cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Tất Thành Cang.
Tuy nhiên, khi mức kỷ luật chưa được công bố ông này đã có đơn xin nghỉ phép.
Tin cũng cho biết người thay Ông Tất Thành Cang đảm trách công việc khi ông này đi nghỉ phép là bà Võ Thị Dung, Phó bí thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu đổi công nghệ đốt
ở nhiệt điện Vĩnh Tân có làm giảm ô nhiễm?
Trung Khang, RFA
Một lãnh đạo Bộ Xây dựng mới đây cho biết, cần thay đổi công nghệ đốt và chất lượng than tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, thì mới có thể tăng chất lượng tro xỉ, tiêu thụ được, giải quyết được tồn đọng.
“Công nghệ đốt không làm thay đổi tính chất của xỉ”
Tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hôm 17 tháng 12 năm 2018 về tình hình triển khai quyết định của Thủ tướng trong việc xử lý, sử dụng tro xỉ ở Vĩnh Tân, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, cần thay đổi công nghệ đốt và chất lượng than tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mới có thể tăng chất lượng tro xỉ để tiêu thụ được.
Trao đổi với chúng tôi về việc cần thay đổi công nghệ đốt và chất lượng than, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kinh tế Môi trường Đầu tư và Khu công nghiệp thuộc Đại học Xây dựng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng, cho biết ý kiến của ông như sau:
Công nghệ đốt thì không thể nào làm thay đổi tính chất của xỉ được, theo tôi công nghệ đốt chỉ có thể nâng cao hiệu quả về năng lượng, giữa than và công suất điện sản sinh. Chứ còn xỉ bản chất nó là chất không cháy được của than.
-GS Phạm Ngọc Đăng
“Công nghệ đốt thì không thể nào làm thay đổi tính chất của xỉ được, theo tôi công nghệ đốt chỉ có thể nâng cao hiệu quả về năng lượng, giữa than và công suất điện sản sinh. Chứ còn xỉ bản chất nó là chất không cháy được của than, mà nếu than không độc hại, than bình thường, thì xỉ bình thường, chứ sao hình thành xỉ độc hại được. Còn công nghệ đốt thì không sinh ra xỉ độc hại được, tôi không tin điều đó.”
Khói bụi và xỉ than từ các nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân từng được nhiều chuyên gia khoa học tại Việt Nam cảnh báo sẽ gây tác hại lâu dài đến môi trường. Không chỉ ô nhiễm không khí, mà những người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tân cũng gặp không ít khó khăn do tôm, cá nuôi lồng bè bị chết nhiều.
Hiện bãi xỉ than của nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Vĩnh Tân 1 nằm sát nhau và chỉ cách đường quốc lộ 1 khoảng 1 km, cách tuyến đường sắt bắc – nam khoảng 300 m, và rất gần khu dân cư.
Với khối lượng xỉ than tồn đọng ngày càng lớn, người dân sống trong khu vực này cho biết, dù nắng hay mưa cũng đều lo lắng, nắng thì sợ bãi xỉ phát tán khói bụi vào khu dân cư. Mưa thì lo bãi xỉ có thể vỡ bờ bao.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 18 tháng 12 năm 2018, một người dân ở Vĩnh Tân cho biết tình hình hiện tại ở địa phương:
“Bà con thì quá bị ảnh hưởng luôn, núi xỉ than nằm trên hướng đông bắc của khu dân cư, mà cái mùa gió Tuy Phong là từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, là mùa gió đông bắc, gió luôn luôn từ cấp 7 đến cấp 9, có khi cấp 11. Mà toàn bộ mỗi ngày nó đổ ra đó vài chục ngàn tấn tro sỉ, nó phủ xuống 10 ngàn dân ở hai xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân gánh hậu quả hết. Nhưng chính quyền không dám nói, cấp xã không dám nói với xã, xã không dám nói với huyện, huyện không dám nói với tỉnh, tỉnh càng không dám nói với trung ương… là 10 ngàn dân ở đó chết hết. Bây giờ bất cứ nhà báo nào, nhà khoa học nào, hoặc là chính trị gia nào về đây, tôi sẵn sàng đưa ra tới chỗ tôi chỉ cho mức độ ô nhiễm như thế nào.”
Chúng tôi liên lạc với cơ quan chức năng địa phương để tìm hiểu thực tế thì được ông Võ Trần Duy Thạch, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Vĩnh Tân trả lời như sau:
“Bên cơ quan có người phát ngôn, mình không có quyền phát ngôn thì không được phát ngôn đâu anh à. Nếu cần văn bản cung cấp thì ra cho văn bản cung cấp, chứ không được phát ngôn trên cơ quan đại chúng báo đài. Có văn bản quy chế phát ngôn luận rồi. Vì trên mạng thông tin nhiều chiều, nên huyện ủy chỉ đạo xuống mỗi cơ quan có một người phát ngôn, khi nào người phát ngôn đi công tác thì ủy quyền lại cho người khác phát ngôn. Chứ không phải mình muốn phát ngôn là phát ngôn.”
Trước đó, vào ngày 11/10/2018, ông Võ Trần Duy Thạch, từng khẳng định với Đài Á Châu Tự Do, hiện xỉ than ở Vĩnh Tân rất nhiều, nhưng đầu ra cho xỉ than thì hơi khó, hiện chỉ xử lý thủ công, công ty đủ năng lực xử lý triệt để thì chưa có.
Chúng tôi liên lạc nhiều lần đến Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Tân để gặp người phát ngôn, nhưng mọi cố gắng đều không thành công.
Người dân ở Vĩnh Tân cho biết thêm:
“Nhà chức trách, chính quyền, nhà khoa học, phải kiểm soát, giám sát mức độ hoạt động của nhà máy. Trong quá trình hoạt động của nó thì có cái lưới lọc tĩnh điện, lọc tĩnh điện là khi nó đốt thì nó lọc để bớt mức độ ô nhiễm xả ra môi trường. Tối hôm qua nhà báo Mai Quốc Ấn mới gởi cho tôi một tấm hình, có nghĩa là ban ngày họ chạy có lưới lọc tĩnh điện, nhưng ban đêm từ 10 giờ tối trở đi thì họ xả thải trực tiếp.”
Điểm tích cực
Theo thông tin đăng tải trên trang cá nhân của nhà báo Mai Quốc Ấn, người đã từng cùng ăn uống, ngủ nghỉ với người dân trên vùng đất xơ xác Vĩnh Tân, thì nơi đó tiêu cực có nhưng tích cực cũng có. Theo ông, Vĩnh Tân cũng là nơi đầu tiên tại Việt Nam người dân công khai yêu cầu công bố kết quả quan trắc môi trường và được chính quyền đáp ứng.
Cũng có chuyện làm nhà báo Mai Quốc Ấn kinh ngạc khi một phụ nữ nông dân lam lũ nói rằng bà sẵn sàng hiến miếng đất của gia đình cho ai xử lý được môi trường. Theo ông, người phụ nữ ấy biết rõ giếng nước, vườn cây và đàn bò nhà bà đã “không còn là nó”. Vì ô nhiễm! Bà không muốn ai phải uống thứ nước đến bò uống còn chết, không muốn ai mua phải những rau củ quả đã “khác hồi xưa lắm.”
Muốn giải quyết xỉ than của Vĩnh Tân, nhà máy phải kiểm tra chất lượng, tính chất của xỉ đó xem nếu so với quy định của Bộ khoa học công nghệ môi trường nó có phù hợp làm vật liệu xây dựng hay không?
-GS Phạm Ngọc Đăng
Nhà báo Mai Quốc Ấn cũng đăng tải thông tin, vào ngày 18/12 người dân Vĩnh Tân đến nhiệt điện cùng đại diện chính quyền cấp tỉnh, đơn vị kiểm định độc lập, nhà khoa học để làm một việc trước nay chưa có tiền lệ: “Tạo một cơ sở khoa học và pháp lý để dân xử lý môi trường.” Cụ thể, người dân đề nghị cùng với các cơ quan lấy mẫu tro xỉ về làm gạch không nung xem có đúng hợp chuẩn, hợp quy nhà nước hay không.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Vừa qua Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ khoa học công nghệ môi trường ra Bộ quy chuẩn xỉ than để sử dụng làm vật liệu xây dựng, san nền và làm rất nhiều thứ để giải phóng các bãi xỉ hiện nay đang tồn đọng. Thế thì, tất nhiên muốn giải quyết xỉ than của Vĩnh Tân như vậy, nhà máy phải kiểm tra chất lượng, tính chất của xỉ đó xem nếu so với quy định của Bộ khoa học công nghệ môi trường nó có phù hợp làm vật liệu xây dựng hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải xử lý sơ bộ ra sao?”
Trước đó vào tháng 4 năm 2015, cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong bức xúc vì đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nên đã cùng nhau biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ. Trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Sau đó hàng chục người đã bị nhà cầm quyền truy tố vì quá khích gây rối.
Nhà báo Mai Quốc Ấn viết rằng, ông đã có những trận ho rũ người như dân Vĩnh Tân nên rất hiểu họ và thương họ. Ông cho rằng cách làm việc của người dân với chính quyền Vĩnh Tân hiện nay là một bước chuyển về ý thức đáng mừng vì rõ ràng nó tốt cho các bên hơn là việc dân phải ra chặn Quốc lộ “để được lắng nghe”.
Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600MW và 1 cảng biển. Toàn bộ dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Phát hiện quả ngư lôi có chữ Trung Quốc tại Phú Yên
Một thiết bị lặn mang dạng ngư lôi có chữ Trung Quốc mắc lưới ngư dân cách bờ biển chừng 4 hải lý tại vùng biển xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, miền Trung Việt Nam.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết vào sáng 18/12, ngư dân Trần Minh Thanh, ngụ ở thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã phát hiện một ‘vật thể lạ’ giống như quả ngư lôi hình trụ tròn và dài trong lúc đánh bắt hải sản gần bờ.
Ngư dân này đã mang ‘vật thể lạ’ nói trên vào khu vực lao Mái Nhà, cách bờ biển Phước Đồng 1,2 hải lý và trình báo cơ quan chức năng.
Lực lượng Đồn Biên phòng An Hải sau đó có mặt tại hiện trường và đưa quả ngư lôi vào bờ an toàn.
Quả ngư lôi được mô tả có đường kính hơn nửa mét, dài gần 7 mét, có hai màu cam và đen. Một số bộ phận trên bề mặt vật thể có khắc 2 chữ Trung Quốc dịch ra Tiếng Việt là “Kết nối” và “Ngắt máy.”
Cơ quan chức năng cho biết đang làm thủ tục bàn giao quả ngư lôi này cho phía Hải quân Việt Nam.
TNS Mỹ lo ngại Google tuân thủ quy định
nội địa hóa dữ liệu của Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng của Việt Nam sẽ đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới. Đây là bộ luật gây nhiều tranh cãi và chỉ trích từ quốc tế liên quan đến các điều khoản quy định về nội địa hóa dữ liệu đối với các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Nhân dịp này, Đài ACTD phỏng vấn Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại phụ trách Đông Á Thái Bình Dương và Chính sách An ninh Mạng Quốc tế, Thượng Viện Mỹ. Trước hết, nhận định về luật An ninh mạng của Việt Nam, TNS Gardner nói:
TNS. Cory Gardner: tôi có nhiều hy vọng vào con đường phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Đây là điều chúng tôi thấy trong các cơ hội về kinh tế và an ninh trong khu vực. Nhưng luật mà họ mới thông qua là một luật rất đáng báo động. Tôi đã đến Việt Nam khi Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về luật này. Trong cuộc gặp của tôi với các giới chức quốc hội và chính phủ Việt Nam, tôi đã bày tỏ mối lo ngại về yêu cầu nội địa hóa dữ liệu trong luật, bày tỏ mối lo ngại nhìn từ khía cạnh của các nhà đầu tư kinh doanh, và các nhà hoạt động nhân quyền. Và tôi vẫn theo dõi chặt chẽ những lo ngại về luật này kể từ đó.
RFA: Theo ông thì các công ty như Facebook và Google có nên thiết lập văn phòng đại diện và đặt máy chủ ở Việt Nam theo như quy định ở trong luật?
TNS. Cory Gardner: Sẽ rất là đáng ngại nếu Google hay bất cứ công ty nào tuân theo nỗ lực nhằm nội địa hóa dữ liệu mà có thể dùng để chống lại xã hội dân sự, các nhà hoạt động dân sự, và có thể bị chính phủ sử dụng để vi phạm các quyền riêng tư của người dân. Đây là điều rất đáng lo ngại và tôi nghĩ là bất cứ ai phải chịu quy định nội địa hóa dữ liệu này phải suy nghĩ rất kỹ trước khi họ đầu tư.
Sẽ rất là đáng ngại nếu Google hay bất cứ công ty nào tuân theo nỗ lực nhằm nội địa hóa dữ liệu mà có thể dùng để chống lại xã hội dân sự, các nhà hoạt động dân sự, và có thể bị chính phủ sử dụng để vi phạm các quyền riêng tư của người dân. – TNS Cory Gardner
RFA: Đại diện của Facebook trong một lần điều trần ở Thượng viện trong năm nay có nói là Facebook không có máy chủ ở Việt Nam và sẽ không bao giờ trao các dữ liệu của người dùng Việt Nam cho chính phủ bao gồm cả các thông tin về chính trị. Quốc Hội Mỹ có thể làm được gì để đảm bảo các công ty như Facebook hay Google giữ lời hứa của mình, chịu trách nhiệm về những gì họ thực hiện?
TNS. Cory Gardner: Có hai điều mà tôi muốn nói. Trước hết là Thượng viện chuẩn bị thông qua một dự luật gọi là Asia Reassurance Initiative (Sáng Kiến Đảm bảo châu Á), tập trung nguồn lực vào các vấn đề về an ninh mạng, để chúng tôi có thể giúp cho khu vực như Việt Nam và các nước khác về vấn đề mạng, và có thể là thúc đẩy các chính sách mạng tốt hơn, tránh khỏi những quy định như nội địa hóa dữ liệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi họ chặt chẽ, đảm bảo facebook và google phải chịu trách nhiệm những gì họ làm, chúng tôi bày tỏ những lo ngại của Quốc hội khi nói về các nỗ lực nội địa hóa dữ liệu này. Hè năm ngoái tôi đã thành công trong việc bổ sung vào một dự luật ở Ủy ban đối ngoại Thượng Viện lên án Việt Nam về nỗ lực nội địa hóa dữ liệu. Dự luật này đã được thông qua ở Hạ Viện, bắt đầu từ Dân biểu Ed Royce, nó vẫn còn ở Thượng Viện. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ về đòi hỏi nội địa hóa dữ liệu của Việt Nam.
RFA: Nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam cho rằng chính phủ Việt Nam đã lợi dụng cơ chế báo cáo của Facebook và Google để giúp chính phủ tháo bỏ những tài khoản nội dung được cho là có tính chỉ trích chính quyền trong thời gian qua. Theo ông thì Quốc hội Mỹ có thể làm gì để đề cập đến vấn đề này với các công ty Mỹ?
TNS. Cory Gardner: Nếu các bạn nhìn vào Google làm ví dụ thì vài tháng trước, đã có bài báo cho biết Google đang phát triển một kiểu tìm kiếm search engine theo kiểm duyệt của Trung Quốc, nhưng gần đây thì chúng tôi đã thấy có những bài báo cho biết là Google dường như đang tránh làm điều này, tức là họ không còn cố gắng theo đuổi việc làm một search engine cho phép việc kiểm duyệt của chính phủ lắp đặt trong đó. Điều này xảy ra là vì có một nhóm chúng tôi đã gửi thư cho Google bày tỏ những lo ngại là họ đang theo nỗ lực kiểm duyệt của Trung Quốc để chống lại nhân quyền và xã hội dân sự. Đó là những nỗ lực mà chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện với Google và các công ty khác để đảm bảo là họ giữ lời hứa.
Nhưng điều quan trọng mà tôi muốn nói là tôi có hy vọng lớn ở Việt Nam là một đối tác quan trọng. Tôi tôn trọng người Việt Nam và tôi biết là họ không muốn luật này được thực hiện. Tôi hy vọng là những thảo luận giữa Mỹ và Việt Nam có sẽ giúp giải quyết vấn đề. Ngoài Mỹ thì còn những đối tác khác nữa như Châu Âu chẳng hạn. Họ có thể quan ngại là luật mới vi phạm những điều khoản trong các thỏa thuận thương mại. Tôi hy vọng là chúng tôi có thể đạt được một thỏa thuận nào đó không chỉ với Việt Nam mà với các công ty công nghệ liên quan đến việc đối phó với luật này thế nào. Vì điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác trên thế giới. Và chúng tôi cần một sự tiếp cận thống nhất chống lại những nỗ lực của luật này.
RFA: Ông nói đến các thỏa thuận thương mại, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi TPP và nhiều người nói rằng điều này khiến Hoa Kỳ mất đi đòn bẩy để đàm phán với Việt Nam. Theo ông hiện Hoa Kỳ có gì để có thể đảm phán với Việt Nam gây sức ép về vấn đề này?
TNS. Cory Gardner: Điều này cũng quan trọng, dù Mỹ có tham gia TPP hay không, hay tham gia lại vào TPP hay không. Nếu chúng tôi là một thành viên của hiệp định này thì chúng tôi sẽ có đòn bẩy để đàm phán với Việt Nam liên quan đến chính sách nội địa hóa dữ liệu. Dự luật mà chúng tôi dự định sẽ thông qua ở Thượng Viện hôm nay là dự luật Asia Reassurance Initiative Act sẽ cung cấp thêm những nguồn lực, tiền của, và khuyến khích các thỏa thuận giữa Mỹ với Việt Nam và những nước khác trong khu vực Châu Á, dù đó là thỏa thuận về mạng hay thương mại, những thỏa thuận đó cho cơ hội và đòn bẩy trong đàm phán để tránh những tình huống đã nói (như trong luật an ninh mạng).
Tôi lo ngại việc họ dùng quy định nội địa hóa dữ liệu để đàn áp những người hoạt động nhân quyền. Họ có thể dùng nó để bỏ tù, để bóp nghẹt quyền bày tỏ ý kiến. – TNS Cory Gardner
RFA: liên quan đến tình hình nhân quyền Việt Nam, báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế lên án chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến và blogger trong những năm trở lại đây. Việt Nam cũng thường xuyên dùng cách trao đổi tù nhân với các đối tác Mỹ và Châu Âu để đạt được các thỏa thuận nào đó mà ví dụ gần đây nhất là việc blogger Mẹ Nấm phải sang Mỹ. Có ý kiến cho rằng cách làm này của Việt Nam với các đối tác không giúp gì được cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vậy Mỹ có cách nào khác để làm việc với Việt Nam về vấn đề này, đảm bảo nhân quyền không xuống dốc?
TNS. Cory Gardner: Khi tôi có dịp thăm Hà Nội vào mùa xuân vừa qua, tôi có dịp được gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi đã nói chuyện về những lo ngại là liệu chính phủ Việt Nam có đang thụt lùi trong vấn đề đối xử với người dân của mình, với các tổ chức phi chính phủ NGO và xã hội dân sự. Có những lo ngại về vấn đề này. Đây là đất nước của cả trăm triệu dân với nền kinh tế đang phát triển và có những lo ngại về sự lấn lướt của Trung Quốc. Chúng tôi thấy là chính phủ đang phải chịu nhiều sức ép liên quan đến vai trò của Việt Nam trong một xã hội mở rộng hơn. Cho nên Mỹ, Châu Âu và các đối tác ở Đông Nam Á cần phải làm việc với Việt Nam theo cách để Việt Nam vẫn phát triển nhưng vẫn cho phép sự phát triển của xã hội dân sự, không gây hại cho sự ổn định, đảm bảo các quyền con người được cải thiện. Nhưng tôi lo ngại việc họ dùng quy định nội địa hóa dữ liệu để đàn áp những người hoạt động nhân quyền. Họ có thể dùng nó để bỏ tù, để bóp nghẹt quyền bày tỏ ý kiến. Và đó là điều tôi lo ngại. Hoa Kỳ không thể tránh nói điều này. Chúng tôi cần phải tiếp tục bày tỏ lo ngại và tích cực tham gia với họ theo tính xây dựng với hy vọng chấm dứt sự thụt lùi của tình trạng nhân quyền.
RFA: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Người dân đưa Bản Yêu Sách 8 điểm
đòi quyền căn bản
100 tổ chức, cá nhân Việt Nam khởi xướng Bản Yêu sách tám điểm 2019 đòi các quyền tự do căn bản cho người dân trong nước.
Sáng ngày 19/12/2018, Bản Yêu Sách được công bố trên mạng xã hội Facebook. Bản Yêu sách tám điểm 2019 tương tự như Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam gửi tới chính quyền Pháp tại hội nghị Hòa bình Versailles năm 1919.
Bản Yêu sách được Giáo sư Hoàng Dũng đăng tải, nhận định rằng hiện nay dưới sự cai trị của đảng Cộng sản các quyền căn bản đã được thể hiện trong Hiếp pháp và các hiệp tước Việt Nam tham gia, tuy nhiên “thực tế đã không được thực thi hoặc bị bóp méo, bị hạn chế tối đa khi thi hành, thậm chí thi hành trái ngược.”
Tám điểm trong Bản Yêu sách được nêu ra cụ thể như sau: Thứ nhất là trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm; Cải cách căn bản nền pháp lý; Thực thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận; Ban hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do lập hội và tự do hội họp.
Ngoài ra, nhà nước còn phải đảm bảo quyền tự do cư trú và đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về; Thi hành quyền tự do học tập, tự do học thuật, quyền tự trị đại học, phi chính trị hoá trường học; Đảm bảo để tất cả các điều luật và các hướng dẫn thi hành luật trung thành với hiến pháp. Thực hiện chế độ bầu cử (bao gồm quyền ứng cử) tự do, công bằng, minh bạch, xoá bỏ cơ chế “đảng cử dân bầu”.
Những người ký tên khởi xướng Bản Yêu sách bày tỏ tin tưởng rằng, việc Nhà nước Việt Nam thực hiện Yêu Sách Tám Điểm về các quyền căn bản nói trên của người dân là con đường duy nhất đưa nước Việt Nam thoát khỏi thực trạng trì trệ về kinh tế, thối nát về chính trị xã hội, và nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia vào tay ngoại bang.
Các tổ chức khởi xướng Bản Yêu sách bao gồm: Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Bauxite Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn đàn Xã hội Dân sự v.v… Đây là những tổ chức dân sự độc lập không được chính quyền Việt Nam công nhận.
Bản Yêu sách 2019 cũng được những người khởi xướng kêu gọi người dân ký tên và “gây sức ép để buộc chính quyền ban hành và thực thi các luật đảm bảo những quyền hiến định, nghiêm trị bất kỳ ai hay tổ chức nào cản trở việc công dân Việt Nam thực hiện những quyền thiêng liêng đó của mình.”
Những người khởi xướng Bản Yêu Sách còn đề nghị Liên Hiệp Quốc và các nước đối tác với Việt Nam quan tâm đến nguyện vọng, ý chí của người dân Việt Nam để có tác động cần thiết, giúp cho những yêu sách nói trên được đáp ứng thuận lợi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eight-point-demand-2019-12192018075407.html
Chính quyền ngăn cản
Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 3
Nguyễn Trang Nhung
Sáng ngày 19/12, hội thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công” đã diễn ra tại khách sạn Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Hà Nội. Đây là hội thảo thường niên lần 3 của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, tại Việt Nam.
Đồng tổ chức hội thảo là 8 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET), v.v.[1]
Hội thảo có sự góp mặt của khoảng 100 người tham dự, trong đó các diễn giả là các tên tuổi trong giới chính sách và xã hội dân sự như TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ThS. Lê Quang Bình – chủ tịch PPWG, TS. Đặng Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, ThS. Nghiêm Hoa – điều phối viên HRS, v.v.[2]
Các tham luận của các diễn giả xoay quanh chủ đề của hội thảo, chẳng hạn “Vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công: từ mô hình chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa tư bản tân tự do” (TS. Nguyễn Đức Thành), “Quá trình tư nhân tham gia vào dịch vụ công và vai trò của nhà nước: trường hợp Bridge International Academy” (ThS. Nghiêm Hoa).[3]
Theo lịch trình, hội thảo diễn ra trong một ngày rưỡi, từ ngày 19/12 (cả buổi sáng lẫn buổi chiều) đến ngày 20/12 (riêng buổi sáng). Tuy nhiên, hội thảo phải dừng lại “vì lý một lý do ngoài ý muốn” và “các hoạt động chiều ngày 19 và sáng ngày 20 không thể tiếp tục triển khai“, như thông báo trên fanpage của PPWG.[4]
Một người tham dự hội thảo cho biết khi TS. Đặng Hoàng Giang đang trình bày tham luận về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tham gia vào đảm bảo chất lượng và tiếp cận dịch vụ công thì một số đèn bị tắt làm hội trường tối hẳn. Tầm 12h, Ban Tổ chức thông báo cho người tham dự rằng chính quyền sở tại yêu cầu hội thảo phải dừng lại kèm theo lý do.
Lý do đó là Ban Tổ chức hội thảo đã vi phạm Nghị định 257-TTg năm 1957. Như ThS. Nghiêm Hoa viết trên facebook cá nhân của mình thì đó là “một văn bản từ thời chiến được khai quật để áp dụng cho BTC Hội thảo thường niên: tụ tập hơn 5 người ở nơi công cộng phải báo trước 24h cho chính quyền sở tại!”.[5]
Sự can thiệp của chính quyền vào các sự kiện của xã hội dân sự bằng cách ngắt điện không phải là hiếm. Nhiều sự kiện của xã hội dân sự từ trước tới nay đã bị can thiệp theo cách này, như hội thảo về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa – Trường Sa của các cá nhân, nhóm độc lập vào năm 2011 tại Hà Nội, [6] workshop về bảo mật cho máy tính của giới hoạt động vào năm 2017 tại Sài Gòn, v.v.
Việc làm của chính quyền trong hội thảo xã hội dân sự thường niên lần này cho thấy ý muốn và nỗ lực kiểm soát của họ ngay cả đối với các tổ chức xã hội dân sự lành mạnh, không có hoặc có ít tính chính trị, và phần nhiêu là có đăng ký.
Trong khi hai hội thảo trước đã diễn ra trọn vẹn, hội thảo lần này bị buộc dừng lại một phần vì tính nhạy cảm của chủ đề, một phần có thể vì chính quyền chủ trương gia tăng sự kiểm soát đối với xã hội dân sự. Như vậy, việc tổ chức các hội thảo xã hội dân sự thường niên tiếp theo có thể sẽ khó khăn hơn.
Xã hội dân sự cùng nhà nước và thị trường vốn là 3 trụ cột của sự phát triển của một quốc gia. Khi xã hội dân sự bị ngăn cản, không chỉ người dân mà cả nhà nước cũng chịu tổn thất, vì khi ấy, nhìn chung, nhà nước khó có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của quốc gia.
Bởi thế, nếu thực tâm muốn quốc gia phát triển, chính quyền cần tôn trọng không gian sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự. Xa hơn, chính quyền cần đối thoại và phối hợp với họ trong việc tìm kiếm các biện pháp đưa Việt Nam đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Chú thích:
[1] Thông tin hội thảo
https://www.facebook.com/events/216330102494580
[2][3] Lịch trình hội thảo
https://docs.google.com/document/d/1T40EAeIvWSgSKCelpGsQ87RpHqGuWrLuOLOo…
[4] https://www.facebook.com/ppwgvietnam/posts/1058119101037050
[5] ThS. Nghiêm Hoa viết về việc hội thảo bị buộc dừng lại
https://www.facebook.com/florainutopia/posts/10156895710732463
[6] TS Nguyễn Nhã thuyết trình về chủ quyền Việt Nam tại HS – TS
https://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/tuong-thuat-truc-tiep-thuyet…
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do