Tin Việt Nam – 17/12/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 17/12/2018

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga được gặp thân nhân

Trung Khang, RFA

Gia đình tù nhân lương tâm Trần Thị Nga hôm 15 tháng 12 năm 2018, đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai để thăm bà theo định kỳ hàng tháng. Lần này bà Nga được gặp thân nhân mà không còn bị từ chối với lý do đang phải kỷ luật không được thăm gặp như lần gần nhất.

Ông Phan Văn Phong, chồng của bà Nga, cho Đài Á Châu Tự Do biết qua điện thoại vào tối ngày 17/12 như sau:

Sức khỏe Nga thì không tốt, cột sống bị thoái hóa rất là đau, xương thì bị đánh gãy lúc trước kết hợp vào nên cũng rất là đau, ở trại họ chỉ cấp cho những thuốc đơn giản, xin đi khám họ vẫn chưa cho đi.

-Phan Văn Phong

“Trần Thị Nga hiện trong trại giam không bị đối xử tàn tệ như ngày xưa. Nhưng sức khỏe thì không tốt, cột sống bị thoái hóa rất là đau, xương thì bị đánh gãy lúc trước kết hợp vào nên cũng rất là đau, ở trại họ chỉ cấp cho những thuốc đơn giản, xin đi khám họ vẫn chưa cho đi. Tinh thần của Nga thì vững vàng lắm, tin tưởng tuyệt đối. Nga gởi lời thăm mọi người, tôi có thông báo với Nga việc được nhận 2 giải thưởng nhân quyền, có giải của Mạng lưới nhân quyền trị giá 3.000 thì Nga muốn thế nào. Nga nói chia làm 3, 1 phần để cho Phú Tài, 1 phần ủng hộ các anh em tranh đấu vì đây là thành quả chung, 1 phần thì Nga nói củng hộ bà con dân oan Ngô Thời Nhiệm.”

Bà Trần Thị Nga cùng với tù chính trị Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vào cuối tháng 11 vừa qua được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trụ ở ở Hoa Kỳ trao giải năm 2018 do những thành tích đóng góp cho công cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền làm người tại Việt Nam.

Vào ngày 9 tháng 12, Bà Trần Thị Nga được Ban tổ chức Giải thưởng Lê Đình Lượng, công bố được giải thưởng cho năm nay.

Tù nhân chính trị Trần Thị Nga, mẹ của hai con nhỏ, hiện đang phải thụ án 9 năm tù tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai. Bà bị bắt vào tháng giêng năm 2017 ngay trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.

Bà bị cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bản thân bà từ năm 2008 sau khi trở về từ Đài Loan do bị tai nạn lao động ở đó, bà bắt đầu lên tiếng cho những công nhân xuất khẩu lao động bị bóc lột và những phụ nữ bị lừa bán ra nước ngoài.

Từ năm 2011 bà còn tham gia vào nhiều hoạt động đấu tranh cho quyền con người, chống ô nhiễm môi trường, chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.

Bà Trần Thị Nga từng nhiều lần bị bắt vào đồn công an, bị hành hung đến thương tích.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tran-thi-nga-allowed-to-see-family-12172018074648.html

 

HRW chỉ trích tình hình nhân quyền Việt Nam

trong báo cáo cho Liên Hiệp Quốc

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân.

Báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam với nội dung nêu trên là cho kỳ UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22/01/19.

Trong báo cáo đưa ra, Tổ chức Human Rights Watch nêu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối. Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu Quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu lên các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm:

– Việt Nam kiểm soát truyền thông, khóa hoặc đóng các trang website nhạy cảm về chính trị, bắt bớ những người sử dụng mạng mạng xã hội để lên tiếng chỉ trích Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2018, Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, có hiệu lực vào năm 2019 để can thiệp sâu hơn liên quan quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt của người dân.

-Việt Nam cấm đoán các hiệp hội thương mại độc lập, cũng như kiểm soát chặt chẽ các tổ chức xã hội, các nhóm sinh hoạt tôn giáo và các xã hội dân sự.

-Quốc Hội Việt Nam thông qua Bộ Luật hình Sự sửa đổi và tiếp tục sử dụng các điều luật mơ hồ như Điều 89 “phá rối an ninh”, Điều 79 “có hành vi lật đổ chính quyền nhân dân”…để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Việt Nam hiện cầm tù ít nhất 136 người dưới các điều luật này vì họ bị cho là tạo ra mối đe dọa đối với Nhà nước Việt Nam. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ và bỏ tù ít nhất 26 nhà hoạt động nhân quyền và blogger.

-Tình trạng người dân bị tra tấn và chết trong đồn công an ngày càng nhiều, và Công an Việt Nam không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp bị thiệt mạng khuất tất như vậy.

Tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh trong báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 năm 2019 rằng mặc dù Việt Nam hứa hẹn thay đổi theo các đề nghị của UNHRC tại UPR năm 2014, tuy nhiên qua các liệt kê trong báo cáo cho thấy Việt Nam không có dấu hiệu thay đổi như đã cam kết.

Trong khi đó, hồi đầu tháng 12, tại Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của UNHRC, đại diện của Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đã thực hiện xong 96,2% khuyến nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của UNHRC vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hrw-submission-to-the-universal-periodic-review-of-vn-12172018075025.html

 

Vụ xâm hại học sinh ở Phú Thọ:

 ‘Sự tha hóa đã xuống đến đáy’

Ông hiệu trưởng bị cáo buộc xâm hại tình dục hàng chục nam học sinh ở tỉnh Phú Thọ mới đây đã bị bắt giam. Thày giáo chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa nói với VOA rằng vụ này cho thấy “sự tha hóa đã xuống đến đáy”, trong khi Facebooker nổi tiếng Bạch Hoàn viết trên trang cá nhân rằng vụ việc là “tận cùng sự khốn nạn” trong nền giáo dục Việt.

Tin tức đăng hôm 16/12 trên nhiều báo Việt Nam cho hay, công an huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng một trường phổ thông dân tộc nội trú về tội “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.

Trước đó, nhiều cơ quan báo chí lớn, trong đó có VTV, Tuổi Trẻ, Dân Trí, đưa tin rằng hàng chục nam sinh tại trường tố cáo với các phóng viên rằng ông My, 57 tuổi, đã xâm hại tình dục các em trong nhiều năm. Một phóng viên của VTV đã theo dõi, tìm hiểu về vụ việc trong nhiều tháng trước khi chính thức đưa tin.

Dẫn lại lời kể chi tiết của các học sinh từ 12 đến 14 tuổi, các bài báo dùng những từ như “tàn nhẫn”, “ghê rợn”, “kinh hoàng”, “rùng mình” để nhận xét về việc nghi phạm Đinh Bằng My bị cáo buộc đã ép các học sinh phải “quan hệ tình dục bằng tay, bằng miệng” với ông.

Các trích đoạn phỏng vấn với các học sinh xin giấu tên được VTV, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác công bố cho biết rằng các em buộc phải làm “nô lệ tình dục” cho vị hiệu trưởng vì các em “quá sợ hãi” khi bị ông ta “dọa phạt” hoặc “dọa đánh”.

Nhiều em nói việc “phục vụ tình dục” cho ông My đã làm các em rơi vào tình trạng “tâm lý bị đảo lộn”, “ghê”, “mất ngủ” hay “phải bỏ học”.

Ở Việt Nam mà tìm được người hành xử quyết liệt, không sợ trù dập, không sợ mất nghề thì ít lắm. Người ta đe dọa giáo viên kinh lắm. Nó cắt lương, trừ điểm thi đua. Rồi nó thuê xã hội đen đánh …

Thày giáo Đỗ Việt Khoa

Vẫn dẫn lời các học sinh, tường thuật của báo chí còn cho hay rằng thày cô giáo trong trường “biết” về vụ việc nhưng đã “nhắm mắt làm ngơ”.

Theo các báo, hiệu trưởng My từng phát biểu tại một cuộc tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em hồi tháng 5/2018 ở ngay trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở huyện Thanh Sơn. Các báo đã đăng lại ảnh trên trang web của trường cho thấy ông My đã đứng nói trước các học sinh của ông về phòng chống xâm hại trẻ em.

Những tin tức kể trên đã gây chấn động dư luận trong suốt 5 ngày qua, dẫn đến nhiều thảo luận và những lời chỉ trích Bộ Giáo dục trên các diễn đàn mạng xã hội. Bà Bạch Hoàn, một cây bút gắn bó với báo Tuổi Trẻ, viết hôm 17/12 trên trang Facebook cá nhân rằng “ngành giáo dục lại vung một cái tát vào mặt nhân dân”.

Nữ Facebooker có tổng cộng trên 180.000 người theo dõi dùng những từ ngữ nặng nề bày tỏ quan điểm của bà rằng “một lũ súc sinh hành nghề giáo đã biến môi trường giáo dục thành một trại súc vật”.

Theo góc nhìn của nữ nhà báo, những gì đã diễn ra ở trường nội trú đó với việc các thày cô “im lặng, làm ngơ, đồng loã” với hành vi “ấu dâm, lạm dụng những đứa trẻ non nớt” chính là “sự khốn nạn đến tận cùng”.

Thày giáo Đỗ Việt Khoa, vốn nổi tiếng về chống tiêu cực trong ngành giáo dục, nói với VOA rằng việc hàng chục giáo viên, nhân viên và hàng trăm học sinh tại ngôi trường nội trú ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ không lên tiếng là điều “không có lạ” và “diễn ra ở hầu hết các trường, hầu hết các nơi”.

Thày Khoa kể lại rằng tại trường trung học phổ thông Vân Tảo, nơi thày từng dạy trước năm 2010, cũng từng có vụ một thày giáo xâm hại học sinh. Nhưng khi thày Khoa giúp học sinh đó tố cáo thày giáo kia, thay vì được bảo vệ, được khen ngợi, điều ngược lại đã diễn ra.

Thày Khoa cho biết:

“Khi tôi đưa sự việc ra thì cả trường khủng bố, đe dọa tôi các kiểu. Ở Việt Nam mà tìm được người hành xử quyết liệt, không sợ trù dập, không sợ mất nghề thì ít lắm. Người ta đe dọa giáo viên kinh lắm. Nó cắt lương, trừ điểm thi đua. Rồi nó thuê xã hội đen đánh, như trường hợp của tôi”.

Trong cả nghìn lời bình luận dưới bài viết của Facebooker Bạch Hoàn cũng như trong các cuộc thảo luận khác trên mạng xã hội về vụ việc hiện nay, nhiều người đòi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ “phải từ chức hoặc bị cách chức”.

Khi các anh ở các cấp mà nói dối, không xử lý, bao che sai phạm cho nhau thì cái xấu, cái ác sẽ bùng nổ và không bao giờ chúng ta chấm dứt được tệ nạn ở trong bất cứ môi trường nào chứ không chỉ môi trường giáo dục.

Thày giáo Đỗ Việt Khoa

Thày giáo Đỗ Việt Khoa nói với VOA rằng Bộ trưởng Nhạ “đáng phải rời khỏi chức vụ” do bị đánh giá tín nhiệm thấp ở quốc hội. Ngoài ra, ông cũng phải chịu trách nhiệm về nhiều “bê bối” của ngành trong thời gian gần đây, bao gồm gian lận thi cử, bằng cấp, hay các vụ đánh đập, xúc phạm, xâm hại học sinh.

Tuy nhiên, theo thày Khoa, các vấn đề của ngành giáo dục có nguyên nhân sâu xa hơn là trách nhiệm riêng của ông Nhạ:

“Nó là kết quả của cả một hệ thống, kéo dài sự tha hóa, sự xuống cấp của cả một nền chính trị, nền văn hóa của Việt Nam, kéo dài hàng chục năm nay. Đến bây giờ nó đang ở giai đoạn hạ thấp đến đáy, thì nó bùng nổ. Bản chất nó có từ lâu rồi, có nhiều lắm rồi”.

Để sửa chữa những vấn đề này, thày Khoa cho rằng sẽ mất rất nhiều năm vì “tuy những cái xấu, cái ác vẫn đang dần dần bị phanh phui, song số những người tốt, những người dũng cảm dám lên tiếng tố cáo vẫn còn ít ỏi”.

Người thày đã phải nghỉ dạy vì “cô đơn trong đấu tranh chống tiêu cực” nói thêm với VOA:

“Cái nói dối, cái nhắm mắt làm ngơ cho cái xấu, cái ác tồn tại là xuất phát từ chính bộ máy lãnh đạo. Khi các anh ở các cấp mà nói dối, không xử lý, bao che sai phạm cho nhau thì cái xấu, cái ác sẽ bùng nổ và không bao giờ chúng ta chấm dứt được tệ nạn ở trong bất cứ môi trường nào chứ không chỉ môi trường giáo dục”.

Cuộc điều tra về hành vi phạm tội của Hiệu trưởng Đinh Bằng My hiện vẫn đang diễn ra. Tùy theo các bằng chứng thu thập được, ông này đối diện với mức án từ 7 đến 10 năm tù, theo một số luật sư.

Theo trang tin Zing News, Bộ trưởng Nhạ hôm 17/12 đã tới thăm một trường nội trú nhưng không phải ở Phú Thọ mà tại Yên Bái. Người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam được trích lời nói rằng vụ việc liên quan tới ông My “cần bị lên án” và “pháp luật phải xử lý nghiêm”.

Ông Nhạ được dẫn lời nói tiếp: “Tuy nhiên, ngành giáo dục, nếu chỉ dừng lại ở đó, là chưa đủ, bởi đi từ gốc, bản thân học sinh phải được giáo dục giới tính tốt, có kỹ năng phòng chống xâm hại. Chính học sinh phải là người tự bảo vệ mình”.

https://www.voatiengviet.com/a/vu-xam-hai-hoc-sinh-o-phu-tho-su-tha-hoa-da-xuong-den-day/4704086.html

 

Đàn ông Trung Cộng ế vợ tìm kiếm vợ Việt Nam

Tin Saigon, Việt Nam –  Kiếm một phụ nữ Việt Nam làm vợ đang là giải pháp của nhiều đàn ông Trung Cộng lớn tuổi, lo sợ tương lai cô độc về già và giải quyết nhiều vấn đề khác trong xã hội.

Báo Vnexpress ngày 17 tháng 12 năm 2018 loan tin, những người đàn ông độc thân ở Trung Cộng đang bị xã hội nước này miệt thị gọi với cái tên “cành không lá”, khiến họ áp lực. Và để giải quyết áp lực này, nhiều người đã bỏ tiền ra mua phụ nữ người Việt về làm vợ.

Đàn ông ế vợ tại Trung Cộng thường là những người lớn tuổi, đã ly dị, tàn tật hoặc quá nghèo, không trả nổi tiền sính lễ để lấy vợ trong nước. Và họ phải chịu nhiều áp lực về tâm lý khi bị cho là “gây xấu mặt” gia đình trong một cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ. Vì vậy, mua một phụ nữ bị bắt cóc là lựa chọn cuối cùng của những người đàn ông Trung Cộng đang tuyệt vọng.

Jiang Quanbao, giáo sư Viện nghiên cứu Dân số và Phát triển thuộc Đại học Giao thông Tây An của Trung Cộng cho biết, nhiều phụ nữ thành thị trì hoãn hôn nhân để tập trung vào công việc, học tập và tận hưởng cuộc sống, còn phụ nữ nông thôn của nước này có xu hướng rời bỏ làng quê lên thành phố. Vì vậy, kỳ vọng xã hội đã thúc đẩy những vụ giao dịch mua bán cô dâu nghiệt ngã.

Số lượng phụ nữ và trẻ em gái từ quốc gia láng giềng với Trung Cộng bị bắt cóc, lừa đảo hoặc ép kết hôn đang gia tăng. Và nạn nhân của các cuộc mua- bán trên nhiều nhất là phụ nữ Việt Nam.

https://www.sbtn.tv/dan-ong-trung-cong-e-vo-tim-kiem-vo-viet-nam/

 

Công nhân ở Hà Tĩnh đình công vì chưa được trả lương

Hàng trăm công nhân Công ty cổ phần May xuất khẩu Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vào sáng 17/12 đồng loạt đình công, tập trung trước cổng công ty phản đối vì doanh nghiệp chưa trả lương cho họ.

Truyền thông trong nước loan tin, dẫn lời của các công nhân tham gia đình công cho biết công ty Hồng Lĩnh không thanh toán lương cho công nhân vào ngày 15/12 theo như hợp đồng lao động đã ký kết.

Sáng ngày 16/12, các công nhân lên gặp lãnh đạo doanh nghiệp thì được hứa sẽ trả lương vào ngày 25/12, và đó nguyên nhân khiến các công nhân bất bình.

Một công nhân có mặt tại buổi đình công trả lời báo trong nước, cho biết đây không phải là lần đầu tiên công ty Hồng Lĩnh không giữ đúng cam kết với họ. Người này cho biết vào tháng 11, công ty Hồng Lĩnh chỉ trả cho công nhân 50% tiền lương.

Trả lời truyền thông trong nước, ông Lê Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty cổ phần May xuất khẩu Hồng Lĩnh nói doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về tài chính vì đối tác chưa thanh toán.

Ông Thịnh cũng nói công ty đã ngỏ ý mượn ngân hàng tiền thế chấp để trả lương cho công nhân nhưng không được giải quyết vì công ty này đang vướng thủ tục xác định tài sản trên đất xây nhà xưởng do vi phạm hành lang quy hoạch.

Công ty cổ phần May xuất khẩu Hồng Lĩnh rộng hơn 1.000 m2, có vốn đầu tư 12 tỷ đồng, nằm trong Cụm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Nam Hồng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Công ty này mới đi vào hoạt động vào tháng 10/2018 với khoảng 300 công nhân.

Các vụ việc công nhân đình công phản đối doanh nghiệp vì bị đối xử bất công, không thanh toán lương thường xuyên diễn ra ở Việt Nam.

Mới hôm 17/11, hàng ngàn công nhân tại Công ty Hoa Việt, tỉnh Thanh Hóa đình công phản đối chất lượng bữa ăn không đảm bảo, việc chấm công và sử dụng phép năm chưa hợp lý.

Ngày 24/10, hơn 3.000 công nhân Công ty Ivory, tỉnh Thanh Hóa, đình công liên tiếp trong 5 ngày phản đối chế độ điều chỉnh về tăng lương, tiền thâm niên cùng các phụ cấp khác.

Trước đó vào sáng ngày 3/5, gần 1.000 công nhân Công ty Nidee Sankyo Việt Nam (Khu Công nghệ cao, Q.9, TP.HCM) đình công phản đối quy định giờ giấc làm việc cũng như chế độ lương, nghỉ phép mới của công ty.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/workers-in-ha-tinh-go-on-strike-against-the-company-for-pay-delaying-12172018072729.html

 

Trung Cộng đã nắm gọn ngành đường sắt Việt Nam?

Tin Saigon, Việt Nam –  ZTE là một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Cộng đã nắm trọn ngành đường sắt Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực thông tin tín hiệu đường sắt.

Trang Thesaigonpost ngày 17 tháng 12 năm 2018 loan tin, ZTE có tên đầy đủ là Công ty cổ phần hữu hạn Trung hưng Thông tấn, trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Cộng. ZTE đang là nhà thầu chính của các gói thầu: dự án Hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt tuyến Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội sử dụng vốn vay ODA Trung Cộng. Dự án này có tổng mức đầu tư từ 2,227.7 tỷ đồng, sau đó tăng lên 3,511 tỷ đồng, chậm tiến độ 6 năm theo tiến độ cam kết của hợp đồng.

Dự án thứ 2 là Hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh- Sài Gòn, tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn I vay vốn ODA Trung Cộng. Tổng mức đầu tư dự án này là 1,202 tỷ đồng nhưng sau tăng lên 2,423 tỷ đồng, chậm tiến độ 7 năm theo tiến độ cam kết của hợp đồng. Còn chất lượng dự án sau khi đưa vào khai thác đã bộc lộ hàng hoạt sự cố khủng kiếp của quá trình chạy tàu, vào ga mà nguyên nhân đều xuất phát từ hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt gây ra.

Nguy hiểm hơn, việc sử dụng thiết bị của ZTE khiến mọi hoạt động chạy tàu của ngành đường sắt Việt Nam đều bị ZTE giám sát, theo dõi thông qua chip gián điện tử mà các nước tiến bộ đang lo sợ, tẩy chay.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/trung-cong-da-nam-gon-nganh-duong-sat-viet-nam/

 

Báo động vấn đề tro xỉ còn

 tại nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận

Bộ Xây Dựng vào hôm 17/12 cho biết cần thay đổi công nghệ đốt và chất lượng than tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mới có thể tăng chất lượng và tiêu thu được.

Truyền thông trong nước dẫn lời như vừa nêu của ông Nguyễn Văn Sinh thứ trưởng Bộ Xây dựng tại buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc xử lý và sử dụng tro xỉ tại khu vực này.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, giải quyết vấn đề trên tại tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Lý do được đưa ra vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật và một số tiêu chuẩn quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật đối với sử dụng tro, xỉ nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất và sử dụng trong công trình xây dựng.

Do dó, nhiều đơn vị lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ tro xỉ. Sở Xây dựng Bình Thuận đề nghị sớm ban hành văn bản quy định vì lượng tro xỉ tại hai nhà máy Vĩnh Tân 2 và 4 đã hơn 4 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ đầy nếu ngay bây giờ không có giải pháp cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng ông Nguyễn Văn Sinh còn nhấn mạnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có trách nhiệm chính trong việc giải quyết vấn đề tro xỉ. Tuyệt đối không để tro xỉ gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.

Kể từ khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 bắt đầu vận hành vào tháng 9 năm 2014 cho đến nay, dân chúng địa phương phàn nàn phải sống trong hoàn cảnh bị đảo lộn do môi trường biển, môi trường đất và không khí bị ô nhiễm.

Vào trung tuần tháng tư năm 2015 nổ ra cuộc biểu tình bạo động của hàng ngàn người dân xã Vĩnh Tân, phản đối ô nhiễm không kí do xỉ than của nhà máy gây ra.

Tại cuộc họp vào chiều ngày 28/6/2018 giữa chính quyền tỉnh Bình Thuận và các đơn vị chủ thầu của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết người dân tụ tập trước cổng nhà máy nhiệt điện để phản đối vì hàng loạt cá nuôi lồng bè bị chết trong tháng 6. Công an Bình Thuận cho rằng người dân đã bị kích động.

Sau đó cơ quan chức năng tuyên bố lực lượng an ninh được điều động để bảo vệ những nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-construction-solves-the-problem-of-ash-residue-in-binh-thuan-12172018074920.html

 

Little Saigon: Xuống đường Bảo Vệ

Người Tị Nạn Việt Nam bị chính phủ Mỹ trục xuất

Ngọc Lan

Trước 9 giờ sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Hai, nhiều cơ quan truyền thông dòng chính lẫn địa phương đã có mặt cùng những người tham gia tập trung tại sảnh trước cửa thương xá Phước Lộc Thọ trong một cuộc xuống đường Bảo vệ người tỵ nạn gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Tuy nhiên, nhân viên bảo vệ của khu thương mại này đã không cho phép đoàn người tập trung nơi đây mà phải dời hẳn ra bên ngoài khu thương mại.

Dù hơi gặp chút khó khăn ban đầu, nhưng không vì thế làm giảm đi khí thế của những người có mặt, trong đó hầu hết là những người trẻ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Có rất đông người thuộc các sắc tộc khác cùng tham gia. Đặc biệt, không có bất cứ nghị viên gốc Việt nào có mặt trong cuộc biểu tình này. Thay vào đó, có sự góp mặt của anh Lý Vĩnh Phong, đại diện Dân Biểu Alan Lowenthal, nghị viên Sergio Contreras của thành phố Westminster, cựu thị trưởng thành phố Garden Grove Bảo Nguyễn, nhiều bác sĩ, giáo sư gốc Việt, và nhiều người trẻ.

Trưa ngày Thứ Sáu, 14 Tháng Mười Hai, một thông cáo báo chí được phổ biến qua email và facebook kêu gọi một cuộc xuống đường biểu tình Bảo vệ Người Tị Nạn Việt Nam có nguy cơ bị trục xuất. Các hội đoàn bất vụ lợi đồng tổ chức cuộc biểu tình này, gồm có: Asians and Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), VietRISE, VietUnity SoCal, Viet Rainbow of Orange County (VROC), và Common Ground OC.

Trước đó, vào ngày 12 Tháng Mười Hai, 2018, báo The Atlantic đưa ra nguồn tin cho rằng Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

Đây là được cho là động thái mới nhất trong kế hoạch của Tổng Thống Trump, đó là chính sách khắc nghiệt về nhập cư và tị nạn. Lập trường siết chặt nhập cư mới nhất của chính quyền Trump diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.

The Atlantic dẫn lời bà Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An Ninh Nội Địa, cho biết 5,000 người gốc Việt bị kết án đã có lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ.

Tham gia trong cuộc biểu tình, Bác Sĩ Lương Lý, người sang Mỹ từ năm 1987 theo diện đoàn tụ gia đình ODP, cho biết:

“Lý do chính tôi có mặt hôm nay thứ nhất Việt Nam là người tị nạn, thứ hai vì nhân quyền cho người Việt Nam. Ông tổng thống Trump muốn thay đổi chính quyền, muốn trục xuất những người phạm tội, dù lớn hay nhỏ. Nhưng nếu đã vi phạm luật pháp Mỹ thì đều bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Đây là một điều rất quan trọng đối với người Việt Nam. Vì khi họ phạm pháp, có nhiều loại lớn hay nhỏ, thành ra khi trục xuất những người Việt Nam mà Mỹ và Việt Nam từng đồng ý với nhau vào năm 1995 là không trục xuất họ nên làm như vậy rất ảnh hưởng đến nhân quyền của người Việt Nam, ảnh hưởng tới gia đình của người Việt Nam tại Mỹ.”

Mặc dù chân yếu phải chống gậy, ông Nguyễn Văn Phát, 89 tuổi, sang Mỹ từ trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, cũng nhờ con gái chở đến tham gia biểu tình cùng mọi người:

“Tôi thấy việc ông Trump là là sai nên tôi phải đi đến đây để ủng hộ những người biểu tình chống lại điều sai. Hiện giờ tôi đã có quốc tịch Hoa Kỳ nên chuyện này không ảnh hưởng gì nhưng điều ông Trump làm đối với những người khác là sai, nên tôi đến ủng hộ những người này.”

Giáo sư Thúy Võ Đặng thuộc trường đại học UCI chia sẻ:

“Quyết định của tổng thống Trump có thể sẽ tạo ra những bất lợi cho cộng đồng mình. Thúy cũng sinh ra trong một gia đình tị nạn, giống như rất nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam, cho nên mình nên tìm hiểu thêm về vấn đề này. Thúy hy vọng rằng nếu có thêm một tiếng nói của Thúy cũng có thể giúp ích cho cộng đồng tìm hiểu thêm.”

Tham gia cùng đoàn biểu tình, ông Jerald Kern, ngoài 70 tuổi, cho biết, ông đã sống cùng cộng đồng này 23 năm, các con ông lớn lên với cộng đồng người Việt nơi đây, bạn gái của con trai lớn của ông là người Việt Nam. Ông thấu hiểu tâm tư của những người Việt tị nạn đã bỏ nước ra đi từ sau cuộc sụp đổ năm 1975. Ông không chấp nhận việc chia cắt, ly tán. Theo ông, những người có mặt hôm nay không chỉ đứng lên vì cá nhân họ, vì gia đình họ, mà vì tất cả những người tị nạn hiện diện ở hiệp chủng quốc này.

Bác Sĩ Tâm Lý Xuyến Đông tham gia cuộc biểu tình với nhiều trăn trở của một người từng tiếp xúc nhiều với những bệnh nhân có tâm bệnh mà nguyên nhân xuất phát từ những khủng hoảng tinh thần liên quan đến chính sách trục xuất, cưỡng bách hồi hương này:

“Thực sự vấn đề này mang lại rất nhiều khủng hoảng cho các gia đình Việt Nam có con cái nằm trong danh sách bị trục xuất, bị cưỡng bách hồi hương. Mà đó thực ra đâu còn là quê hương của các bạn, thậm chí có bạn không còn biết tiếng Việt. Có những người cha mẹ đã bị tâm bệnh rất là nặng vì khía cạnh này. Vừa rồi có một bạn bị cưỡng bác hồi hương đã gửi thư qua, có người về Việt Nam được mấy tháng thì chết. Mình làm trong ngành này, gặp những phụ huynh cha mẹ có con ở trong tình trạng này cũng mang tâm bệnh, đây là khía cạnh của sự sống và sự chết của con người, rất nhiều khủng hoảng, rất nhiều bi kịch xảy ra, nhất là khi có những cha mẹ đi vượt biên đã sống chết để mang con mình qua đây mà bây giờ con mình lại có thể bị trả về Việt Nam, có quá nhiều đau thương mà tôi nghĩ điều này vô cùng bất nhẫn cho cuộc sống người Việt Nam mình ở đây.”

Người được truyền thông Mỹ và địa phương chú ý nhiều nhất có lẽ là anh Tùng Nguyễn, người đã từng phạm tội năm 16 tuổi, phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Tuy nhiên, anh được Thống Đốc tiểu bang California ra lệnh ân xá năm 2011, và mới đây, anh lại được Thống Đốc Jerry Brown ra quyết định xóa tất cả các tội mà anh đã phạm phải và đã trả giá, được phục hồi các giá trị về quyền công dân. Anh nói:

Là một người từng nằm trong hoàn cảnh này, Tùng đã từng ở tù, Tùng đã từng lầm lỡ khi còn nhỏ, Tùng ở tù 18 năm. Nhưng sau khi Tùng ra tù, Tùng thay đổi cuộc đời, làm lại cuộc đời, Tùng sống và giúp đỡ cho mọi người, cho cộng đồng trong xã hội và những công việc Tùng làm đã được Thống đốc Jerry Brown ân xá cho Tùng, xóa hết tội cho Tùng vì những gì Tùng đã trải qua. Những kinh nghiệm Tùng đã trải qua, Tùng muốn đem điều đó đóng góp và giúp đỡ cho mọi người, bảo vệ cho những người Việt Nam tị nạn đã đến Mỹ trước năm 1995.”

Tùng Nguyễn chỉ trích quyết định của chính quyền Tổng thống Trump trục xuất người Việt vì anh cho rằng đó là một vi phạm về nhân quyền.

“Hành động này là hành động ly tan gia đình, không có chút thương xót hay xem xét lại tội lỗi của những người như Tùng làm là mấy chục năm rồi, không ai phạm thêm một tội nào hết, sao bây giờ lại đến ly tan gia đình người ta, bắt cha phải mất con, vợ phải mất chồng, trục xuất những người như Tùng về Việt Nam rồi như thế nào? Có những người không nói đươc tiếng Việt Nam thì làm sao họ sống được ở Việt Nam? Rồi vợ con của họ sống bên này họ sống như thế nào? Cho nên đây là một sự vi phạm nhân quyền rất là trầm trọng.”

Liên quan đến vấn đề này, hôm Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai, 26 dân biểu liên bang Hoa Kỳ, đã gởi thư phản đối chính quyền Donald Trump và yêu cầu tôn trọng thỏa thuận hiện tại với Việt Nam, không trục xuất những người đến Mỹ trước năm 1995.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/little-saigon-overseas-vn-took-to-the-street-protest-us-goverment-decision-to-deport-vn-12162018202056.html

 

Phá thai: Nên hay không nên cấm?

Nguyễn Trang Nhung

Đầu tháng 12 vừa qua, chiến dịch “Mẹ ơi. Đừng giết con!” được công bố bởi 2 người sáng lập là Lê Hoàng Thạch và Lê Huỳnh Hà.[1] Chiến dịch nhằm thu thập 100 ngàn chữ ký cho kiến nghị ban hành luật cấm phá thai tại Việt Nam, đồng thời, thúc đẩy nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ mạng sống của các thai nhi.

Theo 2 người sáng lập, tình trạng phá thai tại Việt Nam là “một thảm họa nhân đạo vô cùng tồi tệ và cần được chấm dứt ngay lập tức“. Các bạn chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về phá thai với hơn 300 ngàn ca mỗi năm và con số trẻ em tương ứng bị cướp đi mạng sống mỗi ngày.[2]

Hai trong số bốn tác động dự kiến của chiến dịch là (1) cứu được hàng trăm ngàn sinh mạng của trẻ nhỏ mỗi năm, góp phần giảm thiểu tỷ lệ phá thai rất cao tại Việt Nam, và (2) mang lại cơ hội bảo vệ phụ nữ, bảo đảm các quyền cho họ cùng con của họ, và hạn chế các hậu quả do phá thai gây ra.[3]

Bài viết này bàn về hai tác động dự kiến nêu trên của chiến dịch. Câu hỏi được đặt ra là liệu chiến dịch, mà trọng tâm là luật cấm phá thai, sẽ làm giảm tỷ lệ phá thai và hạn chế các hậu quả về thể chất (không nói tới hậu quả về tinh thần) do phá thai gây ra (?). Câu trả lời có thể được tìm thấy qua các nghiên cứu về tình trạng phá thai trên thế giới.

Trong một nghiên cứu của mình mang tên “Phá thai an toàn: hướng dẫn kỹ thuật và chính sách cho các hệ thống y tế”,[4] Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) chỉ ra rằng:

1. Dù phá thai có bị hạn chế về mặt pháp lý hay không, khả năng một phụ nữ sẽ phá thai do mang thai ngoài ý muốn hầu như không đổi. Các hạn chế pháp lý khiến nhiều phụ nữ tìm đến các dịch vụ phá thai không an toàn, thiếu kỹ năng, mất vệ sinh, nên có nguy cơ cao về tử vong hoặc dị tật. Tỷ lệ tử vong ở mẹ do phá thai không an toàn trên 100 ngàn ca sinh sống ở các quốc gia có nhiều hạn chế về phá thai cao hơn ở các quốc gia có ít hoặc không có hạn chế về phá thai.

2. Ở hầu hết các quốc gia đã phát triển, phá thai an toàn là được phép dựa trên yêu cầu hoặc cơ sở kinh tế xã hội của thai phụ, và các dịch vụ phá thai là sẵn có và dễ dàng tiếp cận. Còn ở các quốc gia cấm hoặc hạn chế phá thai cao độ, phá thai an toàn trở thành đặc quyền của người giàu, trong khi người nghèo có ít lựa chọn ngoài các cơ sở phá thai không an toàn, dẫn đến tử vong và dị tật nhiều hơn.

3. Bằng chứng cho thấy việc dỡ bỏ các hạn chế đối với phá thai dẫn đến giảm tử vong ở mẹ do phá thai không an toàn, và do đó, giảm tử vong ở mẹ nói chung.

Viện Guttmacher (Guttmacher Institute), một tổ chức phi chính phủ về sức khỏe sinh sản, cũng có các nghiên cứu đáng tin cậy về phá thai. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu của viện này và WHO trong báo cáo “Thực tiễn về phá thai trên thế giới”:[5]

1. Luật hạn chế phá thai không làm giảm tỷ lệ phá thai. Ví dụ, tỷ lệ phá thai tính trên 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 29 ở châu Phi, 32 ở châu Mỹ La-tinh, là các vùng mà cấm phá thai trong hầu hết trường hợp. Tỷ lệ này là 12 ở Tây Âu, nơi phá thai nhìn chung được cho phép rộng rãi.

2. Khi phá thai được cho phép rộng rãi, phá thai nhìn chung là an toàn, và ở nơi nào phá thai bị hạn chế cao độ, phá thai đặc biệt là không an toàn. Riêng tại các quốc gia đang phát triển, các quốc gia nào có luật cho phép phá thai tương đối tự do có ít hậu quả tiêu cực về sức khỏe do phá thai không an toàn hơn các quốc gia có luật hạn chế phá thai cao độ.

3. Ở Nam Phi, nơi tự do hóa phá thai vào năm 1997, số ca tử vong liên quan đến phá thai giảm 91% giữa 1994 và 1998 – 2001. Ở Nepal, nơi phá thai được cho phép rộng rãi vào năm 2002, các biến chứng liên quan đến phá thai có vẻ giảm. Một nghiên cứu cho thấy các biến chứng liên quan đến phá thai chiếm 54% các ca bệnh về thai sản được điều trị vào năm 1998, trong khi tỷ lệ này là 28% trong các năm 2008 – 2009.

Hai nghiên cứu trên đây cho câu trả lời rõ ràng rằng các hạn chế pháp lý về phá thai không dẫn đến giảm tỷ lệ phá thai cũng như các hậu quả về thể chất do phá thai gây ra. Nhiều nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức khác cũng cho thấy như vậy. Điều này đúng ít nhất trên bình diện chung của thế giới.

Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, điều này rất có thể đúng. Do đó, việc ban hành luật cấm phá thai tại Việt Nam rất có thể không giúp ích gì cho các mục tiêu cao đẹp của 2 người sáng lập chiến dịch, mà có thể gây tác động trái ngược với các mục tiêu đó.

Thiết nghĩ, các bạn Thạch và Hà có thể tạm ngưng chiến dịch để thực hiện nghiên cứu đầy đủ dựa trên bằng chứng, tự mình hoặc với sự giúp sức của các cá nhân và tổ chức khác, nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp và toàn diện cho vấn nạn phá thai tại Việt Nam.

Cuối cùng, chia sẻ quan điểm với 2 người sáng lập chiến dịch, người viết không ủng hộ phá thai tự do. Song, để giảm thiểu tỷ lệ phá thai và hạn chế các hậu quả về thể chất do phá thai gây ra, luật cấm phá thai tại Việt Nam dường như không phải là giải pháp. Thay vào đó, giải pháp có thể là giáo dục giới tính, dẹp bỏ các cơ sở phá thai không an toàn hoặc chuyển đổi chúng thành các cơ sở phá thai an toàn, và cùng với đó là nâng cao nhận thức về quyền thai nhi trong tương quan với quyền sinh sản của phụ nữ.

Chú thích:

[1] Website của chiến dịch

https://meoidunggietcon.com

[2][3] Như [1]

[4] WTO (2012), Safe abortion: technical and policy guidance for health systems
https://www.who.int/reproductivehealth/publications/unsafe_abortion/9789…

[5] Guttmacher Institute và WHO (2012), Facts on induced abortion worldwide
https://www.who.int/reproductivehealth/publications/unsafe_abortion/indu…

* Bài viết không thể hiện quan điểm của  Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/abortion-forbidden-or-no-12172018084347.html

 

Việt Nam và Trung Quốc

bàn về Biển Đông và Sông Mê kong

Ngày 16/12/2018, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 ở Luang Prabang, Bắc Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với người tương nhiệm Trung Quốc Vương Nghị để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương bao gồm Biển Đông và sông Mekong.

Theo Tân Hoa xã, hai bên đã cam kết sẽ giải quyết hợp lý các vấn đề trên biển để tạo môi trường tốt cho phát triển quan hệ song phương.

Theo Vietnam News, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đánh giá cao cơ chế hợp tác và đàm phán trong các vấn đề ít nhạy cảm trên biển giữa hai nước và tiến trình để đạt được một Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi tắt là COC).

Đại diện chính phủ Việt Nam kêu gọi hai bên tiếp tục thực hiện hiểu biết chung giữa lãnh đạo cao cấp hai nước và đảng để giải quyết các tranh chấp trên biển theo phương cách hòa bình và theo luật quốc tế, bao gồm cả Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Việt Nam thúc đẩy việc kết nối sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai kinh tế của Việt Nam, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác và trao đổi với Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương.

Hội nghị Hợp tác Mekong – Lan Thương được tổ chức tại Lào lần này có chủ đề “Thúc đẩy đối tác vì sự thịnh vượng chung” với sự tham gia của đại diện 6 nước thành viên là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Diễn đàn Hợp tác Mekong – Lan Thương được Trung Quốc bắt đầu từ năm 2015 và thường được coi như đối trọng với Ủy hội sông Mekong giữa các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan được thành lập từ năm 1995. Trong những năm qua, thông qua cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương, Trung Quốc đã cam kết chi hàng tỷ đô la hỗ trợ cho 45 dự án, bao gồm các trung tâm nghiên cứu bảo vệ nguồn nước, các dự án kết nối, thương mại biên giới, nông nghiệp và xóa đói nghèo.

Sông Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới chảy qua nhiều nước từ Trung Quốc xuống nước cuối dòng là Việt Nam. Việc Trung Quốc liên tục cho xây các đập thủy điện ở đầu nguồn sông này bị cho là đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sông và điều tiết nguồn nước đối với các nước ở hạ nguồn sông như Việt Nam và Campuchia.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-and-china-hold-talks-in-laos-12172018074639.html

 

Hai cựu tướng công an không kháng cáo

bản án vụ đường dây đánh bạc

Hai cựu tướng công an bị kết án trong vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỷ trên mạng đều không kháng cáo.

Tin cho biết vào ngày 14 tháng 12 ông Phan Văn Vĩnh, cựu trung tướng nguyên Tổng Cục trưởng- Bộ Công An, đã nộp đơn xin thi hành bản án 9 năm tù giam đối với ông về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Người thứ hai là ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công Nghệ Cao- Bộ Công An, bị tuyên án 10 năm cùng với tội danh như ông Phan Văn Vĩnh. Đến ngày 17 tháng 12 ông Hóa cũng chưa có đơn kháng cáo.

Báo Thanh Niên trích lời ông Ngô Tố Dụng, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, theo quy định, thời gian kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án sơ thẩm. Tới ngày 17/12, tức đã quá thời hạn nộp đơn kháng cáo theo quy định nên coi như ông Nguyễn Thanh Hóa không kháng cáo. Ngoài ra, hai bị cáo khác trong vụ án đánh bạc ngàn tỷ là ông Nguyễn Văn Dương, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CNC và ông Phan Sào Nam, nguyên Giám đốc VTC Online, cũng không có đơn kháng cáo.

Cũng theo Thanh Niên thì đến ngày 15/12 vừa qua, tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ nhận được 21 đơn kháng cáo của các bị cáo khác thuộc nhóm phạm tội đánh bạc, xin được hưởng án treo thay vì án tù giam bản án sơ thẩm đã tuyên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-former-police-generals-do-not-appeal-12172018081542.html

 

Việt Nam tiếp tục là một trong 10 nước

nhận kiều hối nhiều nhất năm 2018

Việt Nam năm nay dự kiến tiếp tục nằm trong nhóm 10 quốc gia trên thế giới nhận nhiều nhất tiền do người nước họ từ ngoại quốc gửi về.

Phúc trình của Bộ Phận Phát Triển & Di Dân của Ngân Hàng Thế Giới vào tuần qua cho biết, dự kiến trong năm 2018, tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam sẽ lên đến 15 tỷ 900 triệu đô la Mỹ.

Chuyên gia tài chính- ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu được dẫn lời rằng nguồn kiều hối về Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng lên kể từ đầu năm nay. Căn cứ là những người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài tin vào khả năng ổn định của nền kinh tế cũng như cơ hội đầu tư vào thị trường nội địa của Việt Nam.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra rằng Ngân hàng Trung Ương Việt Nam duy trì lãi suất 0% đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ là nhằm khuyến khích sử dụng kiều hối để đầu tư hơn là gửi ngân hàng.

Ông Nguyễn Trí Hiếu nói rõ hầu như tiền kiều hối về Việt Nam được đầu tư vào thị trường bất động sản, sản xuất và kinh doanh.

Thống kê của World Bank cho thấy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2017 là 13 tỷ 810 triệu đô la Mỹ, tăng chừng 16% so với năm 2016.

Tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ ba về lượng kiều hối chuyển về trong năm chỉ sau Trung Quốc và Philippines.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-among-10-countries-received-the-most-foreign-remittance-12172018090211.html

 

Vingroup: điện thoại thông minh

bán ra toàn cầu chỉ là điểm khởi đầu

Vingroup, tập đoàn công nghệ đa ngành hàng đầu Việt Nam, hôm 14/12 nêu bật tham vọng của mình khi chính thức tung ra thị trường những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của công ty nhắm vào thị trường toàn cầu, theo Reuters.

Từng là tập đoàn tập trung vào bất động sản và bán lẻ, cách đây hai tháng Vingroup trở thành nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam với một doanh nghiệp mới mang tên Vinfast.

Bốn mẫu điện thoại Vsmart của công ty này đang được sản xuất tại một nhà máy ở Hải Phòng có công xuất 5 triệu điện thoại mỗi năm trong giai đoạn đầu.

Vinsmart chỉ là điểm khởi đầu, là nhà máy “sẽ sản sinh toàn bộ hệ sinh thái công nghệ cao của tập đoàn Vingroup”

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc điều hành và Phó chủ tịch Vingroup

Các bản tin trong nước dẫn lời ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc điều hành và Phó chủ tịch của Vingroup, nói Vinsmart chỉ là điểm khởi đầu và là nhà máy “sẽ sản sinh toàn bộ hệ sinh thái công nghệ cao của tập đoàn Vingroup”. Điện thoại thông minh sẽ lót đường để Vingroup tiếp tục phát triển các sản phẩm điện tử và sản phẩm thông minh khác.

Vietpress trích dẫn phát biểu của ông Quang nói tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao và phức tạp “khẳng định quyết tâm của Vingroup trong nỗ lực hướng tới nền sản xuất dựa trên tri thức và khoa học, góp phần nâng cao hiệu suất cho kinh tế nước nhà”.

Tập đoàn công nghệ đa ngành hàng đầu Việt Nam muốn bán điện thoại thông minh và các sản phẩm thông minh khác trên khắp thế giới và đã xác định Nga và Tây Ban Nha là những thị trường tiềm năng ở châu Âu. Vingroup sở hữu 51% công ty công nghệ BQ, công ty công nghệ hàng đầu Tây Ban Nha.

Trang mạng Vietpress cho hay BQ đóng vai trò chủ yếu trong mọi khâu của tiến trình sản xuất các điện thoại Vsmart, từ thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cho đến sản xuất.

Việt Nam hiện đã là cơ sở sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất cho Samsung, trong khi nhà cung cấp chính của Apple Foxconn cũng đang xem xét việc thành lập một nhà máy tại đây.

Bốn điện thoại Vsmart ra mắt hôm 14/12 sử dụng chip QualcommTHER Snapdragon 435, 430 và 660 và hệ điều hành Google Android.

Vingroup mang tham vọng là trong một thời gian ngắn, sẽ giành lấy một thị phần điện thoại thông minh ở Việt Nam hiện đang nằm trong tay các đại công ty Samsung và Apple. Tin tổng hợp từ Việt Nam cho biết Vingroup dự định đạt mục tiêu này trước năm 2020, tức trong vỏn vẹn hai năm.

Các điện thoại thông minh Vsmart đã được bán tại Việt Nam từ ngày thứ Bảy 15/12 với giá từ 3.39-6.59 triệu đồng, tương đương với USD $145,57- $ 282,99.

Bản tin Reuters cho biết ngoài BQ, Vingroup còn hợp tác chặt chẽ với công ty công nghệ hàng đầu thế giới Qualcomm. Vinsmart, đơn vị công nghệ của Vingroup, đã ký một thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế toàn cầu hôm 14/12Sáu.

Hãng tin này dẫn lời Giám đốc điều hành Vinsmart Trần Minh Trung nói tại buổi ra mắt chính thức các điện thoại thông minh, cho biết Vingroup sẽ không dừng lại ở điện thoại thông minh và sẽ lần lượt cho ra mắt các sản phẩm thông minh khác.

https://www.voatiengviet.com/a/vingroup-dien-thoai-thong-minh-chi-la-diem-khoi-dau/4703955.html

 

Việt Nam: Nhu cầu nhiên liệu hàng không ‘tăng kỷ lục’

Nhu cầu nhiên liệu cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam sẽ tăng đến mức kỷ lục trong năm nay, khi làn sóng du khách gia tăng và các hãng hàng không đang nhanh chóng mở rộng, theo Reuters.

Việt Nam có năng đạt khoảng 38 triệu khách quốc tế và 16 triệu du khách trong năm nay, theo số liệu của Trung tâm Hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA). Cũng theo CAPA, thì vào năm 2015, Việt Nam chỉ đón 18 triệu khách quốc tế và 8 triệu du khách.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air), hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, cho biết: “Nhu cầu hàng không tại Việt Nam đang bùng nổ, cùng với đó là mức tiêu thụ nhiên liệu tại Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục và tiếp tục tăng trong năm tới.”

Ông Nam cho biết thêm rằng tăng trưởng về lượng khách nước ngoài tới Việt Nam đạt 8,7%/năm, cao nhất Đông Nam Á.

Tính tới tháng 11 năm nay, Việt Nam phải nhập khẩu 1,87 triệu tấn nhiên liệu, tương đương 14,8 triệu thùng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của hải quan.

“Trong năm 2018, nhu cầu nhiên liệu máy bay tại Việt Nam ước tính tiếp tục tăng khoảng 20 đến 25% so với năm 2017, chủ yếu do tăng cường các chuyến bay quốc tế,” một viên chức thuộc một công ty kinh doanh nhiên liệu hàng không, yêu cầu không nêu tên, cho biết.

Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 18 triệu thùng nhiên liệu máy bay mỗi năm, theo số liệu của Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation).

Vào tháng 11, Việt Nam đã cấp giấy phép cho hãng hàng không Bamboo Airways, là hãng hàng không thứ năm của Việt Nam sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet và VASCO.

Bamboo Airways dự kiến sẽ khởi động các chuyến bay đầu tiên trong vòng vài tuần tới. Vào tháng 7, hãng này đã ký một thỏa thuận tạm thời để mua 20 máy bay Boeing 787-9 thân rộng của Hoa Kỳ và vào tháng 3 đồng ý một bản ghi nhớ mua 24 máy bay A320neo Airbus của châu Âu.

Hãng VietJet, hiện vận hành 60 máy bay Airbus, cũng vừa ký thỏa thuận trị giá 6,5 tỷ đôla để mua 50 máy bay mới.

Nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu máy bay sẽ tiếp tục tăng mạnh do cả nước chỉ có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất ở Quảng Ngãi và Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa, vốn chỉ mới bắt đầu hoạt động trong năm nay.

Ông Peter Lee, một nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions Macro Research cho biết, cả hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn “chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất xăng và dầu diesel, và sản lượng nhiên liệu máy bay chỉ ở mức 5%.”

Ông nói thêm rằng Việt Nam “sẽ phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu để đáp ứng cho ngành hàng không trong tương lai.”

Các số liệu thương mại cho biết, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu máy bay từ các nhà máy lọc dầu ở Singapore, Thái Lan và Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-nhu-can-nhien-lien-hang-khong-tang-ky-luc/4703881.html

 

Tổng kết tình hình Việt Nam 2018

Thanh Phương

Ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực và đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới qua việc gia nhập CPTPP và chuẩn bị ký hiệp định tự mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu, nhưng chính quyền vẫn tiếp tục trấn áp những tiếng nói đối lập. Đó là một số điểm nổi bật của thời sự Việt Nam trong năm 2018.

Năm 2018 là năm đánh dấu một thay đổi lớn trong cơ cấu quyền lực của Việt Nam, với việc tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng ngày 23/10 chính thức được Quốc Hội được bầu làm chủ tịch nước, thay thế ông Trần Đại Quang, qua đời vào tháng 9. Đây là lần đầu tiên kể từ thời ông Hồ Chí Minh, một lãnh đạo đảng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước. Trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018, tức là sau khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, Asia Times đã nhận định đây là một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam. Ông Tập Cận Bình hiện cũng là tổng bí thư kiêm chủ tịch Trung Quốc.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn RFI trong tạp chí Việt Nam phát ngày 29 /10, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng hiện còn quá sớm để khẳng định Việt Nam sẽ đi theo mô hình Trung Quốc :

Tôi nghĩ là hiện còn tương đối là quá sớm để khẳng định xu thế trong tương lai. Ít nhất là trong những phát biểu gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng, ông cũng nói rằng đây là một giải pháp tạm thời, trong bối cảnh chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời đột ngột và ông được đề cử để nắm chức vụ ấy.

Điều này cho thấy là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo khác của đảng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên hợp nhất hai chức vụ này hay không, và quan trọng hơn là có nên kéo dài sự dàn xếp hiện tại đối với ông Trọng hay không ? (… ) Có lẽ là từ giờ đến Đại hội 13, người ta sẽ đánh giá cụ thể hơn hiệu quả của việc tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước, để xem có nên tiếp tục duy trì sau Đại hội 13 hay không. Nếu họ muốn duy trì (cơ cấu này), ai sẽ là người được lựa chọn để thay thế ông Trọng ở cả hai chức vụ ? Cả hai vấn đề đều chưa có lời giải ở thời điểm này. Tôi nghĩ là họ sẽ cần có thời gian hơn để quyết định và như vậy câu hỏi Việt Nam có sẽ theo mô hình của Trung Quốc hay không thì có lẽ cũng cần thời gian để kiểm chứng.

Dù là tạm thời hay không, với việc kiêm nhiệm hai chức vụ lãnh đạo tối cao, ông Nguyễn Phú Trọng đã thâu tóm đủ quyền lực để có thể đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch chống tham nhũng và qua đó triệt hạ các đối thủ chính trị, nhất là những người thuộc phe cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong những tháng cuối năm, nhiều quan chức cao cấp đã bị bắt giữ, trong đó gây chấn động nhiều nhất là vụ bắt giam ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), vì tội « vi phạm các quy định về ngân hàng ».Trần Bắc Hà là một nhà tài phiệt được mô tả là có quyền hành rất lớn và là nhân vật thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm, chiến dịch chống tham nhũng vẫn không ngớt cường độ : ngày 10/12, công an đã bắt ông Trương Văn Tuyến (nguyên tổng giám đốc Vinashin); Phạm Thanh Sơn (phó tổng giám đốc SBIC, Vinashin) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” .

Về mặt kinh tế, sự kiện đáng chú nhất trong năm 2018, đó là việc Việt Nam gia nhập Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn CPTPP và như vậy Việt Nam là nước thứ bảy thông qua hiệp định này, sau các nước New Zealand, Canada, Úc, Nhật Bản, Mêhicô và Singapore. CPTPP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2018.

Trả lời RFI trong tạp chí ngày 12/03, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hiệp định CPTPP sẽ thúc đẩy những cải cách ở Việt Nam :

Tôi thích nhất TPP là ở chỗ các chuẩn mực, các yêu cầu của hiệp định này rất là rõ và cao hơn, để Việt Nam trong quá trình cải cách của mình phải vươn tới những chuẩn mực đó, chứ không thể lúc nào cũng nhấn mạnh đến đặc thù Việt Nam để trì hoãn một số cải cách hoặc cải cách không đồng bộ. Những cải cách thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán của Việt Nam đôi khi làm cho cải cách kém hiệu quả hơn nhiều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Bây giờ, nếu không có một chuyển đổi thật mạnh mẽ, thật nhất quán, để làm cho Việt Nam vượt lên, thì Việt Nam sẽ khó mà cạnh tranh với thế giới ngày nay. Tôi cho rằng, thúc đẩy cải cách thể chế và cải cách bộ máy hành chính của Việt Nam là một điều hết sức cần thiết mà hiệp định này có thể mang lại.

Đặc biệt, hiệp định CPTPP sẽ dẫn đến việc thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam, bởi vì trong số ba công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế mà Việt Nam sẽ phải phê chuẩn, có công ước 87 về quyền tự do lập hội. Công ước quy định là người lao động và người sử dụng lao động được quyền tự thành lập một tổ chức và tham gia một tổ chức theo sự lựa chọn của mình, chứ không bắt buộc phải theo công đoàn chính thức.

Ngoài CPTPP, Việt Nam còn đang chuẩn bị ký kết hiệp định tương tự với Liên Hiệp Châu Âu. Ngày 17/10, Ủy ban châu Âu đã thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Thương mại EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam, chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình. Hiện chưa biết khi nào tiến trình này mới hoàn tất, nhưng một có một điều chắc chắn, đó là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã phần nào gây cản trở việc ký kết.

Về vấn đề này, trả lời phỏng vấn RFI trong tạp chí ngày 15/10, trưởng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, Bruno Angelet, nói :

Liên quan đến hiệp định tự do mậu dịch, các nguyên tắc và các giá trị của châu Âu được ghi trong phần mở đầu của hiệp định. Việc thẩm định sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đó sẽ được tiến hành một khi hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam được thực hiện. Chúng tôi cũng cần có sự bảo đảm là Việt Nam có quyết tâm và có khả năng tuân thủ các cam kết của mình, nhất là những cam kết được ghi trong hiệp định.Việt Nam cũng phải có những cam kết quốc tế về quyền lao động.

Đó là những cam kết đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, nhưng sẽ đưa Việt Nam lên một nấc cao hơn và giúp Việt Nam phát triển một xã hội trình độ cao hơn và hiện đại hơn so với các nước láng giềng. Tôi hiểu rằng Nghị Viện Châu Âu có những đòi hỏi gắt gao hơn về nhân quyền và tôi không biết là khi được đưa ra phê chuẩn ở Nghị Viện, hiệp định sẽ nhận được đa số phiếu như thế nào. Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam chắc chắc được thảo luận, được tranh luận nhiều hơn.

Tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2018 tiếp tục gây quan ngại cho các tổ chức quốc tế, với thêm nhiều nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù, gần đây nhất là cô Huỳnh Thục Vy, ngày 30/11/2018 đã bị một tòa án ở tỉnh Đắk Lắk tuyên án 33 tháng tù giam với tội danh « xúc phạm quốc kỳ » theo điều 276 Luật Hình sự. Do có con nhỏ và đang mang thai, bà được hoãn thi hành án, nhưng bị cấm rời khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh.

Nhân vụ xử Huỳnh Thục Vy, trong một thông cáo đưa ra ngày 20/11, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu và các nhà tài trợ, đối tác thương mại quốc tế yêu cầu chính quyền Việt Nam « thực hiện những lời hứa cải thiện hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình nếu muốn có các mối quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp hơn ».

Trong năm 2018, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một số nhà bất đồng chính kiến, nhưng buộc họ phải ra nước ngoài, như trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài và gần đây nhất là blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Không chỉ trấn áp những nhà hoạt động nhân quyền, chính quyền Hà Nội còn tỏ thái độ cứng rắn với những đảng viên có những phát biểu không thuận tai Đảng, đặc biệt qua vụ Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 25/10 đã đề nghị kỷ luật giáo sư Chu Hảo. Nguyên là thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ, và hiện là Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, ông Chu Hảo, bị cáo buộc là đã cho phát hành « một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước », cũng như đã « có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng ».

Nhiều nhân sĩ trí thức trong nước đã phản đối vụ kỷ luật giáo sư Chu Hảo, riêng nhà văn Nguyên Ngọc đã tỏ thái độ bằng cách tuyên bố từ bỏ đảng. Trong một lá thư ngỏ đề ngày 11/11/2018, gần 100 giáo sư, tiến sĩ và nhà nghiên cứu về Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới cũng đã lên tiếng « bày tỏ quan ngại » về các cáo buộc « vô căn cứ và đáng lo ngại » đối với giáo sư Chu Hảo.

Để kiểm soát chặt chẽ hơn những thông tin trên Internet, trong năm 2018, Việt Nam cũng đã thông qua luật an ninh mạng, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2019. Luật này không chỉ bị chỉ trích là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên mạng, mà còn gây lo ngại cho giới doanh nghiệp Việt Nam cũng như của nước ngoài. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018, diễn ra trong tháng 12, Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) đã bày tỏ lo ngại rằng Luật an ninh mạng “có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam qua việc cản trở luồng dữ liệu tự do mà nền kinh tế số toàn cầu xây dựng”.

Trong năm 2018, một dự luật khác đã gặp phản đối mạnh hơn cả luật an ninh mạng. Đó là dự luật đặc khu, vì luật này dự trù cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại các đặc khu, được cho là sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc kiểm soát những khu vực trọng yếu của Việt Nam, như đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, nằm gần biên giới Trung Quốc. Sau các cuộc biểu tình rầm rộ trong nước và của người Việt ở nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã phải quyết định hoãn cuộc biểu quyết luật đặc khu cho đến năm sau. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn kết án tù nhiều người tham gia các cuộc biểu tình chống luật này.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181217-tong-ket-tinh-hinh-viet-nam-2018