Đại Tướng Viên viết về Lần Tan Hàng Cuối Cùng #2

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đại Tướng Viên viết về Lần Tan Hàng Cuối Cùng #2

Sụp Đổ Tan Hàng Vào Lúc Cuối

The Final Collapse

Đại Tướng Vao văn Viên

*****

~  Lê Bá Hùng chuyển ngữ  ~

Chương Thứ 16 thuộc

Cuộc Chiến Việt Nam:

theo

Quan Điểm Các Tướng Việt Nam Cộng Hòa

*****

The Vietnam War:

An Assessment by South Vietnam’s Generals

Dec 1, 2010, by Lewis Sorley

(Texas Tech University Press)

 

LỜI TỰA

 

Bản biên khảo này trình bày các biến chuyển chính yếu trong những năm và tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Đây không phải là một trách vụ dể làm. Gần một thập niên trước khi Sài-gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đã phục vụ trong tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Suốt những năm tháng đó, tôi đã từng chịu trách nhiệm chăm lo phát triển quân đội, cũng như là cùng chia xẻ các chiến thắng cùng luôn cả những lần thất bại. Tôi đã từng cực kỳ đau đớn, không khác gì một người mẹ khi nhận tin con đã qua đời vì tai ương. Nổi đau thương mất mát của tôi đã từng quá ư là tận cùng.

Sẽ thật đúng là một chuyền buồn khi độc giả lần lượt đọc từ chương này qua chương khác của bài biên khảo. Với tư cách là một người trong cuộc và chứng nhân, tôi tự thấy có bổn phận về đạo đức là phải tường trình mọi sự việc đúng như đã từng xảy ra, hầu tôn trọng lịch sử và mọi người từng bỏ mạng vì một chính nghĩa mà họ hằng tin vào. Các biến chuyển đều đã được viết lại đúng nhất với sự hiểu biết cá nhân có được của tôi, với các lần phỏng vấn những vị sĩ quan liên hệ và với các tài liệu có thể có được. Để đưa cho được bài viết của tôi vào đúng với viễn ảnh lịch sử, tôi thiết nghỉ cần phải bắt đầu với việc sơ lược về các sự kiện quân sự và chính trị xẩy ra sau Trận Tấn công 1972 của Cộng sản, và rồi là Thỏa ước Ba-lê đã được ký kết trong những tình thế nào. Theo quan điểm của tôi thì thỏa ước này đã đánh dấu điểm ngoặc mà đã đưa Nam Việt vào con đường tàn nhẫn không thể thay đổi, từ từ biến thành bên yếu thế để rồi, cuối cùng cũng chỉ đành phải xụp đổ hoàn toàn mà thôi.

  • • •

(TIẾP PHẦN 1)

VII. THẤT TRẬN Ở PHÍA BẮC

Tình hình ở Quân Khu I đã có phần nào được ổn định lại, sau khi Quân Đoàn I đã đập tan mưu đồ địch nhằm tấn công thẳng về duyên hải ở tây nam của Đà-nẳng vào cuối năm 1974.

  • • •

Tuy nhiên, các thiệt hại trong suốt cả sáu tháng trời giao tranh cũng đã rất nặng và cũng khó để mà thay thế bổ túc để được trở lại được như củ. Kết quả là khả năng chiến đấu một cách hiệu quả của Quân Đoàn I thì cũng đã bị sút giảm mất đi.

  • • •

Do đó, để chống trả một lực lượng chính của địch gồm có tới cả năm sư đoàn cùng nhiều trung đoàn riêng rẽ khác, Quân đoàn I chỉ có thể trưng dụng được có ba sư đoàn bộ binh, một sư đoàn thủy quân lục chiến, bốn liên đoàn biệt động quân và một lữ đoàn thiết giáp . . .

Các Kế Hoặch của Tướng Trưởng

Đó cũng là tình hình chiến sự mà vị chỉ huy trưởng của Quân đoàn I là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trình bày cho tổng thống trong buổi sáng 13 tháng 3 năm 1975. Cơ hội này đã là một cuộc họp tối cao tại Dinh Độc lập, và cũng như thường lệ, chỉ hạn chế cho thủ tướng, cho tôi trong tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng, và vị phụ tá về an ninh của tổng thống mà lúc nào cũng hiện diện là Trung tướng Đặng Văn Quang. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III cũng đã được mới vào phòng họp sau khi Tướng Trưởng chấm dứt phúc trình. Rồi là tới phiên Tướng Toàn để báo cáo ngắn gọn về tình hình quân sự của mình. Theo như những gì ông trình bày thì tương đối, có vẻ cũng kha khá; đã không hề có biến động đáng kể nào cả được ghi nhận trong ba ngày vừa qua.

Rồi thì Tổng Thống, đầy vẻ nghiêm trọng, lên tiếng với cử tọa. Trước hết thì ông phân tích tình hình tổng quát và nêu lên những khó khăn về viện trợ quân sự mà chúng tôi đang phải đối phó. Ông công nhận là mình không còn giữ hy vọng là Không lực Mỹ rồi sẽ can thiệp, nếu Nam Việt bị Bắc Việt phát động một cuộc tổng tấn công. Ông cho biết là rất ư thông cảm với các khó khăn và yếu thế của các vị tư lệnh quân đoàn. Ông thú nhận là mãi tới bây giờ, ông vẫn đã cứ ra những lệnh mà ông từng biết rất rõ là không thể nào thi hành được.

Tổng Thống bèn cho biết là mình thì cũng không có thể làm được gì khác hơn trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài việc tái phối trí các đơn vị để chỉ giữ những vùng đất thiết tử, nơi mà có đa số các tài nguyên của đất nước. Cho dù đành phải mất đi vùng rừng núi để có thể bảo vệ cho được những vùng giàu về tài nguyên (kể cả thềm lục địa), thì những mất mát đó cũng là khá hơn nhiều, nếu so với việc sẽ phải tham gia một chính phủ liên hợp với bọn Cộng sản. Cái vùng nhiều tài nguyên vừa do Tổng Thống mô tả trong kế hoặch chiến lược mới đó, thì sẽ bao gồm vùng Đà-nẳng trong Quân khu I. Chiếu theo chương trình tái phối trí, mà vị chỉ huy tối cao đã tự thảo ra, thì Sư đoàn Dù sẽ được rút khỏi Quân khu I. Tuy là trong buổi họp này thì cũng không có nói gì cả, nhưng rồi thì Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ bị rút đi, với hy vọng là sẽ không gây nguy hiểm cho khả năng bảo vệ cho Quân khu I. Những phối trí này rồi sẽ cho phép tái lập một lực lượng tổng trừ bị, việc tối cần thiết hầu thi hành cho được kế hoặch của tổng thống. Tổng Thống Thiệu cũng ra lệnh cho Tướng Toàn phải tạm thời rút các đơn vị ra khỏi An Lộc, để sẽ được dùng tại bất cứ nơi nào mà Quân khu II sẽ cần nhất.

Sau khi tổng thống chấm dứt công bố các chỉ thị thì đến phiên tôi, trên tư cách là Tổng Tham mưu trưởng, phải lưu ý nhắc nhở cả hai vị tư lệnh Quân đoàn vế những đề phòng cần phải có, nhân khi rút quân. Và sau đó thì buổi họp đã chấm dứt. Cho dù cũng đã không có những lời bình luận tràng giang đại hải, thì nó cũng đã kéo dài đến cả ba tiếng rưỡi đồng hồ.

Trong sáu ngày kế tiếp thì tình hình quân sự của Quân khu I càng ngày lại càng có phần bấp bênh. Muôn trùng người tỵ nạn cứ kéo nhau đổ xô về Đà-nẳng. Và quả thật là vô phương để mà có thể kiểm soát được làn sóng người này mà thôi. Các ngõ đèo chính yếu trên Quốc lộ 1 cứ thường xuyên bị nghẽn cứng và càng làm trì trệ việc chuyển quân của hai Sư đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến.

Cũng chính vào lúc này thì Tướng Trưởng lại bị gọi về họp tại Dinh Độc lập lần thứ nhì trong ngày 19 tháng 3 năm 1975. Buổi họp đã bắt đầu vào lúc 11 giờ sáng với sự hiện diện của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Như từng được chờ đợi, Tướng Trưởng đã tường trình ngắn gọn cho Tổng Thống về kế hoặch rút quân. Việc soạn thảo này đã khá tốt, và cho phép rồi sẽ có khả năng lựa chọn giữa hai giải pháp.

Giải pháp 1 thì sẽ dùng Quốc lộ 1. Nó gồm có hai cuộc rút quân song song nhưng ngược chiều nhau, một từ Huế về Đà-nẳng trên Quốc lộ 1 và một từ Chu Lai cũng về Đà-nẳng.

Giải pháp 2 thì được dự trù cho trường hợp Quốc lộ 1 bị địch chận cứng, thì sẽ phải rút toàn quân về ba tụ điểm là Huế, Đà-nẳng và Chu Lai. Tuy nhiên, Huế và Chu lai thì cũng sẽ chỉ là địa điểm tạm thời mà thôi cho binh lính, trước khi họ sẽ được đưa về Đà-nẳng bằng tàu hải quân vào giai đoạn cuối. Như vậy thì Đà-nẳng, tụ điểm chính yếu, cần phải được chống giữ và bảo vệ trong kế hoặch tái phối trí quân, và cũng sẽ là một pháo đài kiên cố được chống giữ bởi bốn sư đoàn và bốn liên đoàn biệt động quân.

Hai buổi họp tại Dinh Độc lập thì cách nhau cũng không hơn được một tuần lể mà thôi. Khi buổi họp thứ nhì xảy ra, rõ ràng là chỉ còn giải pháp thứ 2 thì mới có được phần nào hy vọng thành công được. Mọi cuộc rút quân từng đợt xuyên Quốc lộ 1 thì nay đã thành bất khả thi rồi.

  • • •

Cán cân thăng bằng nay đã hoàn toàn không còn nữa rồi. Hơn nữa, cho dù địch không có làm gì đi nữa, thì Quân khu I cũng không thể nào di chuyển được một số lượng lớn binh sĩ trên những con lộ huyết mạch đang bị nghẹt cứng và bất khả kiểm soát vào những ngày cuối cùng, bởi đoàn người tỵ nạn thì cứ đang chen nhau đổ xô về Đà-nắng.

Đây là đại khái những gì mà Tướng Trưởng đã nói với Tổng Thống. “Chúng ta nay chỉ còn một cơ hội duy nhất, và chúng ta phải ra tay trước khi đã quá trể”. Giải pháp duy nhất chỉ là rút quân hết về Huế và Chu Lai, cũng như là Đà-nẳng, rồi lợi dụng các công sự hiện có tại những nơi đó, đặc biệt là trong vùng đồi núi bao quanh Huế, để tiêu diệt tối đa lực lượng địch. Tướng Trưởng cũng đã có nghe được những báo cáo không chính thức là Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến rồi cũng sẽ được tái phối trí về Quân khu III. Nếu quả thật như vậy, thì sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến kế hoặch của ông ta và chiếu theo đó, ông đã xin tổng thống phải quyết định cho vào lúc đó.

Hoàn cảnh của Tổng Thống Thiệu quả thật là cực kỳ đau đớn. Chính ông đã thai nghén và ra lệnh thi hành toàn bộ kế hoặch này, và ngay cuộc tái phối trí lực lượng trên Cao nguyên Trung phần thì cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu hư sự rồi. Và bi đát nhất đã là đã đang ảnh hưởng đánh mạnh vào tâm lý người dân, sự kiện mà nay có khả năng sẽ phá nát toàn bộ kế hoặch đó mà thôi.

Vì cũng khá dể hiểu thôi, khi cần phải ra chỉ thị cho vị tư lệnh chiến trường thì ông cũng đã bỏ lơ qua kế hoặch rút quân luôn. Ngược lại, ông ra lệnh cho Tướng Trưởng phải cố ráng bám trụ giữ bất kỳ phần lãnh thổ nào có thể được, với bất kỳ lực lượng nào mà ông ta đang có, kể cả Sư đoàn TQLC. Rồi ông bèn quay qua không bàn về việc này nữa, và yêu cầu Tướng Quang chuẩn bị cho một bài diển văn. Ông cho biết sẽ lên đài Truyền hình để trấn an toàn dân, cũng như cho họ biết là sẽ chống giữ Huế bằng mọi giá. Ông có vẻ như không hề biết gì cả về vấn đề người tỵ nạn; cả ông cùng Thủ Tướng Khiêm đều không đề cập gì tới nổi đau đầu vô phương cứu chữa của Tướng Trưởng cả. Nhưng lần này, khác với buổi họp trước, thì đã có một chút ít hy vọng, dù chỉ nhờ cái quyết định rút quân khẩn cấp nay đã được tạm thời dẹp qua một bên.

Vùng Bắc và Vùng Nam của Quân Khu I

Tướng Trưởng về lại Đà-nẳng vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Ngay khi phi cơ của ông đáp xuống phi trường thì ông liền nhận được tường trình đầy hung tin của vị tư lệnh phó là Trung Tướng Lâm Quang Thi, gọi từ Bộ Chỉ huy Tiền phương QK I tại Huế. Tướng Thi cho biết là pháo 130 ly của địch đang dập Bô Chỉ huy của ông ta và địch vừa mới phát động một cuộc tấn công quy mô với nhiều đơn vị tăng đáng kể để đánh xuyên qua vòng phòng thủ ngoại vi nhất tại sông Thạch hãn rồi. Cuộc tấn công công khai và toàn diện của Bộ đội Bắc cộng tại Quân Khu I đã bắt đầu.

  • • •

Tướng Trưởng liền báo cáo về cho Bộ Tổng Tham Mưu và xin lệnh được dùng Lữ đoàn 1 Dù, lữ đoàn cuối trong số lực lượng Dù đã bị dự trù sẽ rút khỏi QK I, nếu tình hình đòi hỏi. Lữ đoàn thì đang tụ hợp lại tại Đà-nẳng để sữa soạn về Sài-gòn. Tổng Thống Thiệu bèn chấp thuận với một điều kiện: lữ đoàn được giữ lại, nhưng trong bất cứ mọi hoàn cảnh thì cũng không được sử dụng nó. Như vậy thì lữ đoàn Dù chỉ ở lại để đóng vai điểm dựa tâm lý mà thôi. Xem ra thì cũng tốt thôi, khi mà vị tổng thống đã ghi nhận được giá trị về mặt tâm lý của lính Dù, nhưng cũng thật rõ ràng là ông ta cũng không nghỉ là cái lữ đoàn Dù đó rồi thì cũng giúp đổi thay được gì cho tình hình cả. Tới lúc này thì vị tư lệnh Quân đoàn I lại càng không nắm vững được những gì thực sự đang xảy ra trong cái tỉnh cực Bắc của mình nữa rồi.

Trong đêm 19 tháng 3 thì toàn thể lực lượng bảo vệ phòng tuyến dọc sông Thạch hãn, gồm có ba liên đoàn Địa phuong quân, một tiểu đoàn biệt động quân, cùng các đơn vị thiết giáp, đã kéo nhau rút về sông Mỹ Chánh. Toàn thể tỉnh Quảng Trị nay nằm dưới quyền kiểm soát của địch. Tới Mỹ Chánh, điểm địa đầu cực Bắc của tỉnh Thừa Thiên, thì các lực lượng đang rút đã dừng lại để tái thiết lập lại một phòng tuyến mới ở bên bờ phía Nam của sông.

Sáng sớm hôm 20 tháng 3 thì Tướng Trưởng bèn bay ra Bộ Chỉ huy Tiền phương của Sư đoàn TQLC đang nằm cách phòng tuyến Mỹ Chánh năm dặm Anh. Tại đó, ông đã gặp toàn thể các vị chỉ huy của những đơn vị chính đang chống giữ những vùng tiền phương của Quân đoàn I, để cùng nhau duyệt xét tình hình và thảo luận một kế hoặch hầu bảo vệ Huế, mà họ vừa nhận được lệnh trên là phải bảo vệ bằng mọi giá. Tình hình trước mắt lúc đó đối với Tướng Trưởng và các vị chỉ huy của ông thì quả thật cũng không quá xấu. Các lực lượng chính quy và địa phuong đều còn đang trong tình trạng tốt; kỷ luật vẫn được duy trì; và tinh thần vẫn còn cao. Tuy là việc tỉnh Quảng Trị bị thất thủ thì cũng có phần nào ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ, nhưng nói ngay thì đó cũng không phải là một thua thiệt đáng kể. Dù sao thì đa số dân cư cũng đã di tản được rồi và phần chính của Sư đoàn TQLC cũng đã an toàn rút được về Đà-nẳng rồi. Tình trạng chỉ huy và kiểm soát vẫn tốt đẹp và binh sĩ thì có vẻ cũng đồng lòng quyết chỉ sẽ trấn thủ để bảo vệ Huế.

Trên đường bay về Đà-nẳng, Tướng Trưởng có đáp xuống Huế để gặp vị phụ tá đặc trách về lãnh thổ là Thiêu tướng Hoàng Văn Lạc. Ông đã càng thêm phần tn tưởng sau khi đi thanh tra thành phố và các đơn vị trú đóng tại đó. Tới 1 giờ 30 phút trưa thì tiếng nói của Tổng Thống Thiệu được phát lên từ đài phát thanh Huế. Ông ta lên tiếng với người dân, đặc biệt là người dân Huế, và ra lệnh là Huế phải được bảo vệ bằng mọi giá. Tuy vẫn không hề tin vào hiệu quả của lời hiệu triệu này, nhưng Tướng Trưởng cũng ghi nhận là ít ra, đó cũng được là một điều tốt, nhằm nâng cao tinh thần người dân, việc đang rất ư là thiết yếu, tuy có phần nào cũng muộn màng mà thôi. Dù sao thì khi ông rời Huế thì lòng cũng đầy tự tin và không kém phần cương quyết.

Chiều tối hôm đó khi về lại đến Đà-nẳng, Tướng Trưởng lại liền nhận được một công điện khẩn xếp loại “Mật”. Trong đó đã là những lệnh của Tổng Thống do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển giao. Ngược với tất cả những gì mình từng tuyên bố trên đài phát thanh, nay Tổng Thống Thiệu ra lệnh là, đứng trước hoàn cảnh không thể nào bảo vệ được cùng một lúc cả ba tụ điểm (Huế, Đà-nẳng và Chu Lai), nay tùy theo tình hình cùng áp lực của địch, Tư lệnh Quân khu I được toàn quyền tái phối trí lực lựng chỉ để phòng ngự Đà-nẳng mà thôi. Lữ đoàn Dù còn lại thì cũng nhận được lệnh phải tức khắc rút về Sài-gòn; đơn vị này liền lên đường trước nữa khuya hôm đó.

Tình hình Quân khu I đã càng ngày càng trầm trọng thêm. Thông điệp của Tổng Thống vẫn đã được phát lên trong những ngày kế tiếp, nhưng đã không còn khả năng làm yên lòng người dân Huế, mà nay đã quá ư là đa nghi mất rồi. Lòng tin của họ đã bị giao động cực kỳ sâu xa; họ cứ tiếp tục đổ tràn lên đường rời bỏ Huế để về Đà-nẳng. Tới ngày 21 tháng 3, sau khi được bổ sung tăng cường bởi nhiều đơn vị từ hậu phương, địch bèn gia tăng áp lực trong vùng Phú Lộc và gây nhiều tổn hại nặng nề trên đoạn Quốc lộ 1 nằm giữa Huế và Đà-nẳng, nơi mà ngay đoàn người dân lành đang chạy tỵ nạn cũng bị chúng pháo kích luôn. Sư đoàn 1 Bộ binh liền tức khắc ra tay, và với sự yểm trợ của tối đa của pháo binh cùng không quân, lúc đầu cũng đã giải tỏa được phần nào áp lực địch. Nhưng cán cân lực lượng đôi bên thì cũng đã nghiêng rõ về phía địch mất rồi. Sư đoàn 1 đã trụ đóng chống giữ được cho tới trưa ngày hôm sau, ngày 22 tháng 3. Tới 2 giờ trưa thì Liên đoàn 15 Biệt Động Quân cùng nhiều đơn vị thuộc Trung đoàn 1 tại khu vực Phú lộc đã bị địch tràn chiếm nhờ quân số quá đông hơn. Quốc lộ 1 đã xem như hoàn toàn bị cắt đứt, và có vẻ là cũng không có hy vọng gì hầu giải tỏa nó lại được. Cả Liên đoàn 15 Biệt Động Quân và Trung đoàn 1 đều cùng bị tổn thất nặng nề.

Khi phải đối diện với vụ thất bại không ngờ này, cùng hoàn toàn không còn hy vọng gì để khai thông lại Quốc lộ 1 được nữa rồi, Tư lệnh QK I bèn ra lệnh gom quân lại để chỉ tăng cường các tuyến phòng thủ cho Huế. Trong khi đó, với số lượng phương tiện hải vận được tăng cường thêm, việc di tản các người thường dân tỵ nạn cùng gia đình binh sĩ về Đà-nẳng cũng đã triệt để được đẩy mạnh. Một số quân nhu quân liệu nặng cũng đã được hải vận theo chung với người tỵ nạn. Tới sáng ngày 23 thì địch bắt đầu pháo Huế. Trận pháo kích đã kéo dài nguyên cả ngày; tuy có vẻ rải rác và vô hiệu, nhưng kết quả tâm lý vào người dân đang vẫn bị kẹt lại trong thành phố thì đã quá ư là kinh khủng. Tâm lý kinh hải rồi thì đã đưa đến điên cuồng và náo loạn mà thôi.

  • • •

Tại Tỉnh Quảng Ngãi thì cùng ngày, địch cũng đã bắt đầu khởi công và tăng gia áp lực. Bọn đặc công, cùng các đơn vị chính quy và nhiều thành phần địa phuong của chúng bèn nương theo tình hình đang cứ càng bi đát, bèn tấn công phi trường, tấn công nhiều căn cứ quân sự cùng các làng xã bao quanh thủ phủ của Tỉnh. Quốc lộ 1 đã bị cắt ở đoạn đường giữa Quảng Ngãi và Chu lai; đường bộ đưa về bờ biển cũng bị cắt đứt luôn. Nói vắn tắt, chỉ trong có một ngày mà thôi, tình hình đã trở thành bi đát đến mức không còn có thể cứu vãn nữa được rồi . . .

Cuộc Di Tản Cuối

Vào ngày hôm sau là 25 tháng 3 thì tòan thể lực lượng của QK I đã tụ về được ba tụ điểm tương đối vững chắc là Đà-nẳng (kể luôn Hội An), còn ở phía Bắc là Huế và Chu Lai thì ở phía Nam. Tiến trình rút về những nơi đó đã quá ư là đau đớn và tốn kém. Đa số binh lính đều mệt mỏi và chán nản. Từ lâu nay, họ đã từng phải chiến đấu, từ chiến trận này qua chiến trận khác, năm này qua năm nọ, nhưng thật sự, họ quả chưa bao giờ lại quá ư là mất tinh thần. Nay thì đã không hề còn chút hy vọng là rồi thì sẽ có ai đó cứu giúp họ hầu có thể tái phục hồi để chiến đấu chống lại địch như dạo xưa.

Đúng vào cái lúc bi đát nhất này thì QK I lại nhận được một công điện khác. Tổng Thống Thiệu lại tái ra lệnh: QK I nay phải tái phối trí ba sư đòan chủ lực hầu bảo vệ Đà-nẳng, với Sư đoàn TQLC giữ vai trò trừ bị. Trong đêm đó, Tướng Trưởng ra lệnh cho Sư đoàn 1 và nhiều đơn vị khác trong khu vực Huế phải rút về Đà-nẳng. Đồng thời ông cũng ra lệnh cho Sư đoàn 2, cùng với các lực lượng và gia đình binh sĩ thuộc khu vực Quảng Ngãi phải kéo về Cù lao Ré, nằm độ hai mươi dặm Anh ngoài khơi của Chu Lai.

  • • •

Vào sáng ngày hôm sau, tức là ngày 26 tháng 3, thì biển bị động, nên việc di tản bằng tàu đành phải tạm hoãn. Mà cây cầu tại cữa sông thì cũng không thể sử dụng được vào đúng lúc này. Tới trưa thì thủy triều dâng cao khiến cho không thể nào vượt qua được cữa biển nữa. Tới lúc này thì địch đã khám phá ra được kế hoặch di chuyển của chúng ta và bắt đầu dồn pháo xuống cữa Tư Hiền cùng các điểm tụ tập khác. Đã không còn ai có thể chỉ huy và ra lệnh lạc được nữa. Kỷ luật nay không còn nữa. Chỉ độ có một phần ba toàn lực lượng cuối cùng mới về tới được Đà-nẳng. Nhưng ngay khi tới nơi thì họ cũng đã tự tan hàng để đi tìm gia đình cùng phương tiện hầu trốn thoát đi mà thôi. Đơn vị duy nhất mà còn khả dụng được chỉ đã là Sư đoàn TQLC.

  • • •

Trong ngày 27 tháng 3 thì tình hình Đà-nẳng cứ từng giờ cứ trở nên bi đát hơn thêm mà thôi. Ngay trong thành phố thì dân cư đã điên khùng lên và nổi loạn khiến việc phòng thủ nay chỉ là một chuyện không tưởng mà thôi. Còn từ ngoài thì địch lại cứ kiên trì không ngừng nghỉ tiến công vô . . .

Sáng sớm hôm 28 tháng 3 thì vị Tư lệnh QĐ 1 họp khẩn cấp với tất cả các vị chỉ huy đơn vị tại Bộ Chỉ huy. Nhiều biện pháp đã được quyết định hầu tái lập trật tự và khẩn cấp tái tổ chức các đơn vị từng đã bị tan tác, để thiết lập một phòng tuyến cuối cùng hầu bảo vệ thành phố. Nhưng các cố gắng này thì cũng quá ư là khó khăn vì thiếu nhân lực.

  • • •

Tướng Trưởng bèn báo cáo cho tôi tình hình. Ông cũng đích thân gọi điện thoại cho tổng thống và đề nghi cần phải di tản bằng đường biển ngay tức thì. Nhưng trong cuộc điện đàm này thì tổng thống cũng không đưa ra được một lệnh lạc nào cho được rõ ràng cả. Ông không hề ra lệnh cho Tướng Trưởng là phải rút đi hay là phải bám trụ tiếp tục chiến đẩu.  Ông chỉ đơn giản thắc mắc là nếu rút thì sẽ có thể rút đem đi được bao nhiêu người. Nay có vẻ như ông đã hiểu được phần nào tình hình là ra sao. Việc tái phối trí lực lượng này nay có vẻ biến thành cái thảm kịch mà đã từng xảy ra trên Cao nguyên Trung phần mất thôi. Nay ông không còn muốn chính mình lại phải đau đớn đưa ra một lệnh lạc như vậy nữa mà thôi.

Ngay sau cuộc điện đàm này thì mọi liên lạc với Sài-gòn đều đã bị gián đoạn vì pháo địch. Tình hình lúc đó đã hoàn toàn vô vọng. Tướng Trưởng đã không còn chần chờ nữa và ra lệnh rút bỏ Đà-nẳng . . . Sáng hôm sau, vào ngày 29 tháng 3, trước rạng đông thì toàn dọc bờ biển đã bị bao phủ đầy sương mù. Mọi thuyền và tàu khả dụng đều cũng tề tựu lại các điểm hẹn như đã từng được dự trù, nhưng thủy triều thì lại quá thấp; các tàu thuyền đều cùng không cặp bến được; cho nên binh sĩ đã phải lội nước và bơi ra tàu mà thôi. Cho tới giữa sáng thì việc lên tàu thuyền đã chót lọt xong. Tuy nhiên khi pháo địch bắt đầu nhắm trúng vào các bãi biển thì việc di tản trở nên hỗn loạn và nhiều binh lính đã bị chết đuối; một số khác thì bị tử nạn vì pháo địch. Khi các tàu rời được đi thì đã có được trên 6.000 TQLC và 4.000 thuộc Sư đoàn 3 và các đơn vị khác lên được an toàn trên các tàu.

Vấn Đề Tỵ Nạn

Một trong những vấn đề hóc búa nhất mà ngay cả QĐ I cũng không thể tự giải quyết được, đã là làn sóng người tỵ nạn. Đó cũng không phải là một đề tài mới lạ gì cả. Mọi cuộc tiến công quy mô của địch thì cũng đã từng gây ra tệ nạn người tỵ nạn. Người dân của QK I thì cũng đã quá ư là mệt mỏi trước những thăng trầm của thời cuộc mà thôi. Nhưng ký ức về Huế vào năm 1968, về Quảng Trị vào năm 1972 và biết bao nhiêu là tai ương giữa hai dấu móc đó, thì vẫn hãy còn quá ư là sống động và gợi nhớ đến biết bao nhiêu là cơn ác mộng. Xem ra thì phải chăng Trời đã sinh ra người dân của QK I với một định mệnh cứ mãi phải sống trong lo sợ triền miên, luôn luôn cứ phải sẳn sàng để mà thu gọn hành trang và lên đường rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún vào bất cứ lúc nào đó thôi . . .

Tin đồn thì cứ tràn lan và bành trướng; đã có thỏa thuận chia đất với bọn Cộng sản; chắc chắn là chính phủ rồi thì cũng bỏ QK I, như đã từng bỏ Plei-ku và Kon-tum. Các tin đồn này đã đẩy mạnh làn sóng người tỵ nạn, mà vào lúc đó thì cũng đã đạt tới tốc độ và tầm mức của một cơn đại hồng thủy mất rồi. Tới lúc mà thủ tướng cùng các nhân viên nội các bay ra Đà-nẳng vào ngày 18 tháng 3 để nghiên cứu và tìm cách giải quyết vấn đề người tỵ nạn, thì thành phố đã bị tràn ngập bởi hơn cả nữa triệu người dân mất gốc.

  • • •

Trước khi chủ tọa một phiên họp với các nhân viên chính quyền trực tiếp có trách nhiệm trong vấn đề tỵ nạn, thì Thủ Tướng Khiêm cũng đã có một cuộc họp riêng với Tướng Trưởng để được báo cáo về tình hình quân sự và kế hoặch rút quân. Đặc biệt, Tướng Trưởng đã có báo động với ông ta về tình trạng giao động cực kỳ trong nhân dân. Vị thủ tướng đã quá ư là ngở ngàng. Ông đã không ngờ được là tình hình lại đã đổi thay một cách cực kỳ nhanh chóng như vậy. Ông bèn chỉ thị cho Tướng Trưởng phải đệ trình cho Tổng thống mọi kế hoặch rút quân trước khi thi hành. Rồi thì ông ta bèn chỉ bước qua phòng bên cạnh, nơi mà các bộ trưởng của ông đang chờ họp.

  • • •

Huế đã bị rút bỏ trong đêm 25 tháng 3. Binh lính cùng thường dân còn lại cùng nhau kéo lê dọc bờ biển để về Đà-nẳng. Tam Kỳ bị địch đánh tràn trong ngày 24 tháng 3, còn Chu Lai thì đã phải di tản trong ngày 26. Dân cư của hai tỉnh ở phía Nam của Quân Khu  là Quảng Ngãi và Quảng Tín cũng cùng nhau bỏ chạy về Đà-nẳng . . . Tới lúc này thì cái thành phố đó thì cũng đã cực kỳ mất trật tự và hỗn loạn. Người ta hoảng chạy tứ phương hầu tìm phương tiện được cứu giúp để di tản mà thôi. Đường xá thì nghẹt cứng; xe cộ ngay cả nhúc nhích cũng không được nữa rồi. Đã vô phương để di chuyển cho được số 340 thương binh trầm trọng, trên cái đoạn đường ngắn chỉ có vài dặm Anh thôi, từ quân y viện ra đến phi trường. “Ước lượng đã có một triệu tới một triệu rưỡi người bị kẹt cứng trong thành phố. Họ đã dành để chiếm ngụ mọi công thự, mọi đường phố và luôn cả bến tàu. Không làm sao mà có thể nào mô tả cho được tình trạng hỗn loạn và mất trật tự đó. Đói khát, cướp bóc và tội phạm thì đầy dẫy. Tuyệt đối không còn có thể di chuyển bằng xe cộ được nữa. Để mở đường ngay cho họ, thì các thiết giáp xa cũng đã đành phải nghiền nát qua xác người”. Đó đã là lời mô tả của Trung Tướng Lê Nguyên Khang . . . sau khi đi công tác về từ Đà-nẳng.

Tới ngày 27 tháng 3 thì chiếc phản lực cơ dân sự đầu tiên được thuê bao để di tản đã đáp xuống phi trường. Kế hoặch là không vận độ mười bốn ngàn người bằng các chuyến bay hàng ngày từ Đà-nẳng về Cam ranh. Nhưng tin tức về vụ không tản này đã tức khắc liền lan tràn khắp nơi. Tức thì phi trường đã bị bao vây bởi làn song người dân đang hoảng sợ, mà trong đó cũng có luôn cả các binh sĩ đã đào ngũ và họ đã cùng nhau phá nát vòng rào an ninh, chế ngự binh lính đang bảo vệ, rồi tràn ngập ra luôn phi đạo và chiếm giữ phi cơ luôn. Bên ngoài phi cơ thì hoàn toàn là hỗn loạn và các binh sĩ bảo về phi trường cũng đã phải mất tới gần nữa ngày mới có thể tái lập lại được phần nào trật tự. Nhưng để rồi ngay sau khi một phi cơ khác đáp xuống thì đám đông lại tái lâm vào tình trạng hổn độn như củ mà thôi. Cuối cùng thì đã quá rõ ràng là không an toàn cho ngay các phi cơ đó, nên kế hoặc không vận cũng đã bị đình chỉ . . .

Còn tại bến tàu thì một đám đông khác cũng đã chiếm các cầu tàu. Một số tàu Mỹ có khả năng xuyên đại dương vừa tới Đà-nẳng đã được lệnh phải bỏ neo ngoài khơi. Rồi thì các người di tản mới bèn được chở ra bằng xà lan và thuyền nhỏ, Công tác đã thật là chậm chạp nhưng cũng khá thành công. Mổi tàu nào mà đã đón lên được độ 10.000 người thì liền được lệnh trực chỉ Cam-Ranh. Nhưng sau đó thì tàu lại được lệnh phải đi tiếp về Vũng Tàu và đảo Phú Quốc khi Nhatrang cũng bị di tản vào sáng 1 tháng 4. Chuyến hải hành xuôi Nam kéo dài đã thật là đau đớn và chí mạng cho một số người tỵ nạn, do một số binh sĩ vô kỷ luật và luôn cả một số điệp viên địch trà trộn theo họ để gây rối loạn. Thời tiết nghiệt ngã, cùng đói khát cũng đã góp phần bi thương cho số phận của họ và một số đã bị ngất xĩu ngay khi lên được bờ, chỉ vì đã quá kiệt lực. Tại Phú Quốc, đã có hơn cả mười tên điệp viên cộng sản bị đồng bào tố giác qua các hành vi quả tang phạm pháp và đã bị xử tử ngay tại bãi biển trên đảo.

  • • •

Cho dù có đến đâu thì rốt cuộc, làn sóng người tỵ nạn cùng mang theo rối loạn và tan vở mà thôi. Mối nguy đã đến mức mà Tổng Thống Thiệu cũng đành phải bị bắt buộc phải cấm họ xâm nhập vùng Châu thổ Cữu Long và các tỉnh bao quanh Sài-gòn. Ngay ông ta thì cũng đã phải than vãn: “Chổ nào mà mình đem người tỵ nạn tới thì sớm hay muộn rồi thì cùng sẽ bị mất đi mà thôi”.

Đã rõ ràng là Quân Khu I nay không còn có thể chống đở nổi một cuộc tổng tấn công từ phương Bắc xuống, khi so sánh cán cân lực lượng đôi bên vào lúc đó, cũng như là địa hình gập ghềnh mà đã giúp cho địch quá ư là nhiều cực kỳ lợi thế về chiến thuật. Nhưng đúng ra sự kiện tình hình tan vở quá nhanh thì lại là kết quả của tình trạng hỗn loạn cùng mất tinh thần hơn là do áp lực của địch. Quyết định tái phối trí lực lượng, tuy là bất khả tránh, thì lại không được rõ ràng và cứng ngắt trong trường hợp của Quân Khu I. Tổng Thống Thiệu đã không dám có can đảm để đưa ra một lệnh dớt khoát cho vị tư lệnh vùng. Thật rõ ràng là vụ thất bại toàn vẹn tại Quân Khu II đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm tư ông ta và cũng đã khiến ông ta không còn muốn lại phải đóng vai trò tổng chỉ huy quân đội nữa rồi. Ngược lại, do vẫn là một chính trị gia khôn lanh, ông ta bèn chơi chữ nhân khi ra lệnh, bằng ngay cả luôn những lần cố ý làm thinh, để khiến cho vị tư lệnh đang quá ư là bối rối phải tự mình phiên diễn ra mà thôi. Lệnh bỏ Huế của Tổng Thống Thiệu dã được ban ra chỉ một ngày sau khi chính ông ta đã cương quyết công bố và hứa hẹn với nhân dân là sẽ chống giữ “thành phố thủ đô củ”. Và rồi cũng rất đúng với bản tính cố h\xu, ông ta cũng không đưa ra chỉ dẫn gì về thời khóa biểu của cuộc rút quân. 

  • •  •

Những Ngày Cuối Của Quân Khu II

  • • •

Trước mối hiểm nguy sẽ bị địch tràn ngập, Quân Khu II đã bắt buộc phải ra lệnh cho Sư đoàn 22 Bộ binh, đơn vị duy nhất vẫn còn giữ được khả năng chiến đấu, phải tránh đối đầu địch hầu rút về Qui Nhơn. Trong ngày 30 tháng 3, Trung đoàn 41 và 42 chiếu theo lệnh, rút bỏ Bình Khê. Vị chỉ huy của Trung đoàn 42 là Đại tá Nguyễn Hữu Thông, ► đã quá ư là phẫn uất; ông đã năn nỉ vị sư đoàn trưởng đừng rút . . . Nhưng lúc đó thì cũng đã quá trể rồi. Khi hai trung đoàn về tới Qui Nhơn vào lúc đêm đã xuống thì tức khắc đã bị các lực lượng địch, mà đã chuẩn bị kiên cố xong rồi ngay trong thành phố,  chận đánh. Lúc đó thì đa số dân cư cùng lực lượng phòng thủ thì cũng đã bỏ trốn chạy đi mất rồi. Bến tàu thì cũng đã bị chúng chiếm đóng; cũng như là đa số các tòa cao ốc. Qui Nhơn đang thật sự nằm dưới quyền kiểm soát của Sư đoàn 3 Bắc cộng. Sau hai ngày chiến đấu thì hai Trung đoàn 41 và 42, với hải pháo hổ trợ, đã giải tỏa được một bãi để di tản ở hướng  Nam của thành phố và cùng nhau tụ tập lại tại một bãi biển cách hải cảng bốn dặm Anh. Lúc 2 giờ khuya ngày 1 tháng 4 thì ba tàu hải quân đã đón được lên tàu các quân nhân còn lại của Sư đoàn 22. Vị Chỉ huy của Trung đoàn 42 đã khước từ di tản và quyết định tự tử.

Đại tá Nguyễn Hữu Thông

(Hình trích từ 2 trang nêu lên tại mục 2 )

Trong lúc đó thì Trung đoàn 47 cũng bị đánh bật ra khỏi phi trường Phù Cát, nơi mà chỉ mới trước đó có hai ngày, họ đã rút về tới được. Trên đường rút tiếp về Qui Nhơn trong đêm đó thì họ bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát. Lực lượng địch thì cũng vừa mới tràn ngập thị xã chỉ có mấy giớ trước đó. Tử thi của vị tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân phòng thủ thị xã thì vẫn còn nằm ngay tại sân tiền đường của quận; thay vì chịu đầu hàng, ông ta cũng đã bèn quyết định tự tử.Trung đoàn 47 đã bị tổn thất đến phân nữa quân số và vị trung đoàn trưởng là Đại tá Lê Cầu thì cũng đã tự sát ngay tại chiến trường. ► Khi cùng nhau tề tựu lại được tại Vũng Tàu sau đó, thì Sư đoàn 22 Bộ Binh chỉ còn chút ít hơn hai ngàn binh sĩ mà thôi.

  • • •

Cũng như tại các thành phố và thị xã khác của Quân Khu II trong thời gian này, Nhatrang cũng bị tràn ngập bởi vô trật tự và hỗn loạn. Không còn ai có thể kiểm soát được thành phố cả. Lực lượng cảnh sát cùng binh sĩ phòng vệ địa phương thì cũng đã tan biến theo với làn sóng người tỵ nạn đang xuôi Nam. Tù nhân thì phá ngục tìm tự do và gây náo loạn khắp thành phố khi đi bắn phá lung tung với mọi súng ống vừa chụp được. Trong ngày 2 tháng 4 thì Bộ Tư lệnh Quân Đoàn II vẫn hãy còn nằm tại Nhatrang. Vào gần trưa thì Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, vị chỉ huy trưởng của Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế đã tới gặp Tướng Phú tại Tổng Hành Dinh. Họ hàn huyên riêng trong độ mười lăm phút và sau đó cùng nhau xuống tiếp Căn cứ Không quân Nhatrang. Tướng Phú thì lên phi cơ trực thăng riêng đê bay đi tìm các đơn vị  còn lại của mình. Ông ta về lại Nhatrang lúc 6 giờ chiều và báo cáo với Bộ Tổng Tham Mưu là đã không có thể tiếp xúc được với bất cứ đơn vị nào của mình. Rồi bất chấp lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu là phải phối hợp với Không quân và Hải quân để tổ chức phòng thủ bảo vệ căn cứ không quân, Tướng Phú vẫn bèn dùng phi cơ bay đi nữa tiếng sau đó, mà không hề để lại chỉ thị gì, cho ban tham mưu cũng như là cho vị chỉ huy căn cứ. Ông ta đã không về lại nhiệm sở và đã được nhận vào Tổng Y viện Cộng Hòa tại Sài-gòn trong ngày 4 tháng 4. Lúc đó thì Tứng Phú đã không còn minh mẫn để chỉ huy nữa rồi. Hơn nữa, cũng đâu còn gì nữa để ông ta chỉ huy đâu. Đã không còn có ai để chỉ huy, mà quân đội thì cũng không còn tinh thần để chiến đấu nữa, Ban Tham Mưu Quân Đoàn II rồi thì cũng đành phải di tản khỏi Nhatrang.

  • • •

[Rồi thì] toàn tỉnh Ninh thuận cũng đã bị mất vào tay Cộng sản vào ngày 16 tháng 4. Tướng Nghi, Tướng Sang của Sư đoàn 6 Không quân và vị vị chỉ huy của Lữ đoàn 2 Dù là Đại tá Nguyễn Thu Lương đều cùng bị báo cáo mất tích trên chiến trường. Ngày hôm sau thì quận lỵ Thiện Giáo thuộc Tỉnh Bình Thuận cùng bị địch tràn ngập và Phan Thiết rơi vào tay địch trong ngày 18. Toàn thể lãnh thổ Quân Khu II nay đã do địch kiểm soát.

VIII. PHÒNG THỦ TRONG MIỀN NAM

Ngày 26 tháng 3 thì Tướng Frederick C. Weyand, Tham Mưu trưởng Lục quân Hoa kỳ đã tới Sài-gòn. Tướng Weyand cũng đã từng phục vụ tại Việt Nam trong một thời gian dài trong nhiều chức vụ . . . Do sự liên hệ lâu dài với đất nước của chúng tôi, ông cũng đã rất được kính trọng bởi các nhà lãnh đạo dân và quân sự của chúng tôi. [Tướng Weyand đã tới Việt Nam hầu đánh giá hiện tình để cố vấn cho Tổng Thống Ford nay nên phải quyết định ra sao].

Nhân khi ông đến Bộ Tổng Tham Mưu thì cũng đã không hề có buổi thuyết trình chính thức nào cả. Tướng Weyand và tôi chỉ cùng nhau thảo luận về tình hình, cùng trao đổi ý kiến với nhau. Tôi đã cho Tướng Weyand biết về những khó khăn mà chúng tôi đang phải đối đầu, và tôi chỉ đưa ra một thỉnh cầu duy nhất là: Không quân Mỹ hãy dùng B-52 để không kích các lực lượng địch đang tập trung lại, cùng các căn cứ hậu cần mà nay đã lộ liễu ra rõ ràng. Tôi đã nghỉ là nếu có được B-52 tham dự, thì lòng tin tưởng cùng tinh thần của người dân và quân đội Nam Việt sẽ được tái lập. Tuy nhiên, Tướng Weyand đã giải thích cho tôi là mọi tái can thiệp của Quân đội Hoa kỳ vào Việt Nam sẽ cần phải được ngay chính Quốc hội Mỹ cho phép, mà rồi thì cũng rất có ít thy vọng là họ sẽ biểu quyết chấp thuận yêu cầu của chúng tôi.  

Rồi sau đó phái đoàn Mỹ đã cùng vị đại sứ tới chính thức gặp Tổng Thống Thiệu tại Dinh Độc lập. Trong buổi gặp gở này, phái đoàn Mỹ đã có nêu lên những điểm sau đây:

  • Chính phủ cần phải giải thích làm sao để người dân không bị xao xuyến bối rối trước các tin đồn nhảm nhí của địch. Các lãnh tụ Việt Nam cần phải chịu ra mắt nhiều hơn trên vô tuyến truyền hình để nói chuyện với người dân.
  • Bộ Tổng Tham Mưu cần phải được thêm nhiều thẫm quyền hơn.
  • Bộ Tổng Tham Mưu cần phải dành cho được một chiến thắng, dù nhỏ nhoi thôi, để giúp giải tỏa vấn nạn xin thêm 300 triệu Mỹ kim viện trợ quân sự. Sư đoàn 5 của Cộng sản tại Mỏ Vẹt ở phía Tây Đức Huệ đang là một mục tiêu lý tưởng.
  • Vấn đề tỵ nạn phải được giải quyết cho xong. Phải đặc biệt lưu ý tới gia đình binh sĩ. Cần phải đưa trước họ ra khỏi những vùng có khả năng sẽ có chiến trận.

Mọi khó khăn về chính quyền cùng dân chúng cũng đã được thảo luận bởi, một bên là tổng thống và Thủ tướng Khiêm, và bên kia là phái đoàn Mỹ. Tuy nhiên vấn đề giao thêm thẫm quyền cho Bộ Tổng Tham Mưu rồi thì cũng không được đề cập tới vì tính cách quá ư tế nhị của nó. 5 ► Chỉ riêng Tổng Thống Thiệu mới có thể giải quyết được vấn đề này, nếu ông ta muốn.Về mặt quân sự thì tôi hoàn toàn đồng ý là chúng tôi đang cần một chiến thắng, nhưng vào lúc này, thì cũng không có được một đơn vị sẳng sàng hầu mở chiến dịch tiêu diệt Sư đòan 5 Bắc cộng. Chuyện này thì cũng phải chờ một cơ hội thích hợp nào đó trong tương lai mà thôi. Tôi lại một lần nữa nhấn mạnh về yêu cầu dùng B-52 để phá tan các đơn vị địch đang tập trung lại. Kết quả sẽ tuyệt diệu cho tinh thần các lực lượng quân sự cùng người dân Việt Nam.

  • • •

Việc di tản gia đình binh sĩ rời khỏi những vùng tác chiến thì lại có thể gây hậu quả ‘boomerang’ ngược lại với mong đợi. Trong trận Tấn công Tết Mậu Thân 1968, đặc biệt là tại nhiều tiền đồn xa xôi hẻo lánh, thì các người vợ cùng con trẻ của chính binh sĩ đã tích cực yểm trợ hiệu quả trong việc tiếp tế đạn dược, di tản thương binh và ngay cả sử dụng các khẩu đại liên để chống trả lại địch.

  • • •

Tình Hình Quân Khu III

  • • •

Trong những ngày cuối cùng thì lực lượng địch chung quanh Biên Hòa và Sài Gòn đã lên tới 15 sư đoàn bộ đội Bắc cộng, được tăng cường thêm và yểm trợ bởi một sư đoàn công binh, một sư đoàn pháo, vài lữ đoàn tăng cùng các đơn vị phòng không SAM.

Địch đã tấn công trên bốn mặt trận khác nhau, tại mổi nơi với một lực lượng tương đương cấp quân đoàn với ba sư đoàn. Để chống trả lực lượng kinh khủng này thì Quân Đoàn III chỉ huy động được có ba sư đoàn cơ hữu là Sư đoàn 5, 25 và 18 cùng với Lữ đoàn 3 Thiết Giáp, ba liên đoàn Biệt động quân với một lữ đoàn của Sư đoàn Dù.

  • • •

Các báo cáo tình báo đã cho biết là địch đang dồn quân về Sài Gòn từ nhiều hướng. Mổi mủi tiến công đều gồm có hai hay ba sư đoàn chính quy có pháo và tăng yểm trợ. Trong khi đó thì tình hình an ninh lại cứ tiếp tục tan rã, kể từ sau ngày Tổng Thống Thiệu tứ chức là ngày 21 thấng 4 năm 1975. Lợi dụng tình hình chính trị bị xáo trộn tại Sài Gòn, cùng tình trạng hỗn loạn và tinh thần xuống thấp trong dân chúng cũng như là trong binh sĩ, địch bèn tung ra một trận tổng tấn công vào Biên Hòa từ hướng Nam và Đông Nam trong ngày 26 tháng

IX. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

Việc Ban-mê-thuột thất thủ và sự thất bại trong chiến dịch rút quân khỏi Kontum-Pleiku đã gây ra nhiều biến động chính trị đáng kể tại Sài Gòn. Các thành phần của phong trào chính trị chống đối nằm chìm lâu nay, thì bây giờ lộ mặt ra và tổ chức những buổi hội họp để biểu lộ sự bất mãn đối với chính phủ. Chính phủ bèn ra tay, và vào ngày 27 tháng 3 đã bắt giữ một số người bị tình nghi đang âm mưu đảo chánh. Cũng vào lúc đó, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho thủ tướng của ông thành lập một nội các mới. Do tình hình cứ càng ngày càng xấu đi, tiến trình thăm dò và tham khảo đã phải tốn nhiều thì giớ hơn và cũng gặp phải nhiều trở ngại vô phương để mà vượt qua được. Mọi chính trị gia mà chấp nhận sẽ tham gia nội các thì cũng đều đưa ra những điều kiện bất khả chấp. Mọi giới chống đối về chính trị thì cũng đều cáo buộc Tổng Thống Thiệu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng quá ư là bi đát của tình hình quân sự. Sau hơn một tuần tham khảo mà vẫn không có kết quả, thì Thủ Tướng Khiêm bèn từ chức. Ông nêu lý do là để giúp cho nhiều thành phần khác có thể tham gia vào nội các.

Vào ngày 2 tháng 4 năm 1975, nhân một phiên họp thường lệ, Thượng viện đã biểu quyết chấp thuận một nghị quyết với 42 phiếu thuận chống 10, nhằm quy trách Tổng Thống Thiệu phải chịu trách nhiệm về tình hình cứ đang sa sút hiện nay và đòi hỏi ông phải tức khắc xúc tiến thành lập một chính phủ có tầm mức rộng rãi hơn. Tin đồn vang rộng là sẽ có khả năng của một chính phủ liên minh mà mấy ông Trần Văn Lắm và Trần Văn Đổ sẽ chấp nhận điều khiển. Nhưng rồi cũng không có gì xảy ra; xem ra thì ý kiến đó đã bị Tổng Thống Thiệu bác bỏ mất thôi.

Ba ngàu sau đó, vào ngày 5 tháng 4, ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch Hạ Nghị Viện, đã được chỉ định làm vị tân Thủ Tướng. Ngày 8 tháng 4 thì một khu trục cơ F-5 của Không quân Nam Việt đã bay bỏ bom đánh Dinh Độc Lập. Đây là lần đầu tiên mà tân dinh đã bị không kích bằng bom. (Dinh củ thì từng đã bị tấn công vào năm 1960 bởi một phi cơ A-1 Skyraider của Không quân trong nhiệm kỳ của tổng thống Diệm). Các tin đồn lại lan rộng là số phần của Miền Nam Việt nam đã bị an bài và các cường quốc đã đồng ý để cho Bắc Việt toàn quyền tự do xúc tiến thống nhất đất nước. Cũng đã có suy đoán là hầu để cứu được chút gì còn lại, chính quyền cần phải gởi một phái đoàn với toàn quyền để đi Ba-lê và yêu cầu Chính phủ Pháp làm trung gian chính thức trong việc điều đình với Cộng sản. Tin đồn cũng còn cho biết là hạn chót cho cuộc vận động này là ngày 7 tháng 4, và sau đó thì đã được kéo thêm đến ngày 10 tháng 4. Phó Thủ Tướng Trần Văn Đôn, sau khi về từ một công tác liên lạc với Hoa Kỳ, cũng đã tường trình như vậy cho tổng thống trong ngày 5 tháng 4. Nhưng Tổng Thống Thiệu hoàn toàn không tin.

  • • •

Tình hình quân sự thì cứ càng ngày càng sa sút trầm trọng hơn. Cho dù Bộ Tổng Tham Mưu vẫn cố gắng tối đa để yểm trợ cho các tư lệnh chiến trường và để tái tổ chức cùng tái tân trang mọi đơn vị từng bị nát tan hầu nay có thể tái sử dụng được tức thì.

Các đòi hỏi để Tổng Thống Thiệu phải từ chức và rồi trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh lại mạnh mẽ tái xuất hiện. Có chủ trương là một chính phủ liên hiệp do Tướng Minh lãnh đạo thí sẽ có nhiều hy vọng hơn để được Cộng sản chấp nhận; và nhờ vậy thì sẽ tránh được việc tắm máu. Vào ngày thứ hai 21 tháng 4, nhân một buổi họp tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống Thiệu công bố quyết định từ chức. Ông ám chỉ là Mỹ đã muốn ông phải từ chức và do đó, dù ông có muốn hay không, thì cũng có vài vị tướng vẫn đang gây áp lực cho việc này phải xảy ra mà thôi. Ông tuyên bố là quyết định của mình rồi cũng sẽ thực sự mang lại được hòa bình cho đất nước, cũng như là sẽ giúp có thêm được viện trợ quân sự cho quân đội. Chiếu theo hiến pháp, ông sẳn sàng để bàn giao chức vụ tổng thống lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Cuối cùng, ông yêu cầu quân đội và Cảnh Sát Quốc gia phải ủng hộ tuyệt đối vị tân tổng thống.

Vào chiều tối ngày 21 tháng 4 thì buổi lễ bàn giao tại Dinh Độc Lập đã được truyền hình. Trong bài diển văn giả từ, khi nói với chính quyền và nhân dân, Tổng Thống Thiệu đã phân tích tỉ mỉ tình hình, cùng các lý do vì sao ông phải từ chức. Đây cũng là lần đầu tiên mà ông đã nhìn nhận mình đã từng ra lệnh rút khỏi Pleiku và Kontum bởi vì ông nghỉ đó là giải pháp đương nhiên trước một tình hình ngày cứ càng sa sút trầm trọng; nhưng ông cũng nhấn mạnh là các tướng lãnh thì cũng đã không chu toàn được trách vụ của họ mà thôi.

Nghi vấn chính, vào lúc đó và cũng như hiện nay, là đã có chăng những áp lực từ phía sau của việc Tổng Thống Thiệu từ chức. Phải chăng đó chỉ là một quyết định riêng của chính ông ta? Trong buổi điều trần trước Tiểu ban Điều tra thuộc Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hạ viện vào ngày 27 tháng giêng năm 1976, Đại sứ Graham Martin có xác nhận là mình cũng đã từng không đóng một vai trò quan trọng nào trong việc thuyết phục ông Thiệu phải từ chức. Nhưng ông cũng xác nhận là nhân một lần trao đổi với Tổng Thống Thiệu trong ngày 20 tháng 4 thì ông ta đã có trao cho Tổng Thống Thiệu kết quả đúc kết tình báo của USDAO cùng CIA về cán cân lực lượng vào lúc đó: “Tôi đã nói là theo kết luận của riêng tôi, thì gần như toàn thể các vị tướng của ông ta, tuy là cũng sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu, thì cũng đã nghỉ là vô vọng mất rồi, trừ phi sẽ có được một cuộc hưu chiến, mà một cuộc đàm phán khả dĩ có thể  sẽ đem lại được . . . Và họ không nghỉ là một biến chuyển như vậy lại có thể xảy ra, nếu mà vị Tổng Thống lại không ra đi hay đưa ra những quyết định hầu cho phép việc đó sẽ xảy ra liền tức thì . .  . Tôi đã nói lên quan điểm riêng của tôi [sic] là nếu ông ta không chịu quyết định nhanh thì các vị tướng của ông ta rồi thì cũng đòi hỏi ông ta phải ra đi mà thôi”.  1 và 6 ►

Đại sứ Martin đã có nhấn mạnh tính cách cá nhân riêng tư của mình trong quan điểm đưa ra của mình. Như ông đã nói rõ là khi ông nói với Tổng Thống Thiệu thì “chỉ là trong tư cách một cá nhân, chứ không phải là để thay mặt cho Tổng Thống hay cho Ngoại Trưởng, hay thậm chí cho cả luôn một vị Đại sứ Hoa Kỳ”.

Còn về chi tiết là “các vị tướng của ông ta rồi thì cũng đòi hỏi ông ta phải ra đi mà thôi”, thì tôi cũng đoan chắc là về phía chúng tôi, đã hoàn toàn không hề có bất cứ áp lực nào của bất kỳ vị tướng nào, để cưởng bách ông ta phải từ nhiệm đâu.

  • • •

Tổng Thống Hương đã có ý định yêu cầu Tướng Dương Văn Minh tham gia chính quyền. Ông bèn đưa ra lời mời nhưng liền tức khắc bị Tướng Minh từ chối vì đương sự đòi nhiều quyền hạn rộng rãi hơn cho ngay chính đương sự. Từ lâu nay thì Tướng Minh vẫn đã có một ban tham mưu về quân sự và chính trị thiên tả. Tham vọng của đương sự vẫn luôn luôn là trở nên chính ngay là tổng thống mà thôi và cũng đã hy vọng là chính Tổng Thống Thiệu rồi thì cũng sẽ bàn giao chức vụ này trực tiếp cho đương sự mà thôi. Tuy là các tin đồn vẫn lan truyền là bọn Cộng sản chỉ muốn thương thảo với Tướng Minh mà thôi, ông Hương, một người hằng chủ trương phải tôn trọng tính cách hợp hiến của chính phủ, thì lại không chịu trao lại quyền cho Tướng Minh mà không có được sự chấp thuận của Quốc hội.

Trong khi đó thì tình hình quân sự lại cứ càng ngày càng bê bết thêm. Vào chiều Chủ nhật 27 tháng 4 năm 1975, thì bộ trưởng quốc phòng Trần Văn Đôn hướng dẫn một phái đoàn quân sự gồm các tướng lãnh thuộc Bộ Tổng Tham Mưu cùng vị chỉ huy Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô ra trước một phiên họp họp lưỡng viện. Tới 7 giớ rưỡi tối thì đã có được 138 thượng nghị sĩ và dân biểu tề tựu lại được. Ông Đôn bèn sơ lược tình hình quân sự: Sài Gòn nay đang bị bao vây bởi tới 15 sư đoàn địch thuộc ba quân đoàn. Xa lộ Sài Gón Vũng Tàu nay đã bị cắt nghẹt và quân địch đang tiến về căn cứ Long Bình. Tới 10 giờ 20 tối thì Đại Hội Đồng biểu quyết với 136 phiếu chống 2 để trao lại chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn Minh. Ngày hôm sau, 28 tháng 4 năm 1975, vào lúc 5 giờ rưỡi chiều, Tướng Minh được tuyên thệ thành tổng thống. 2

  • • •

Nhân một lần gặp gở vào dạo sau ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tướng Minh đã có khoác lác với tôi là đương sự vẫn từ lâu nay có liên lạc với phe bên kia qua vô tuyến. Y cho biết lâu nay đã không dám tiết lộ việc này ví sợ sẽ bị bỏ tù, nhưng nay thì y tự tin là có thể cho tôi biết được như vậy. 7 ► Do đó, y tuyệt đối tin tưởng là một chính phủ do y cầm đầu thì sẽ được Cộng sản chấp nhận và chúng cũng sẽ sẳn sàng thương lượng với y hầu tìm ra một giải pháp chính trị. Đó cũng là lý do mà vì sao một số lớn sĩ quan trong quân đội cùng nhiều công chức đã quyết định ở lại để làm việc trong tân chính phủ. Với hy vọng là sẽ giữ được một vai trò nào đó trong nền hành chánh mới, vài người từng lâu nay sống tại ngoại quốc cũng đã mang gia đình về lại Sài Gòn. Nhưng như kết quả đã từng cho thấy, Hà Nội đã đổi ý mất rồi. Tôi biết được là vào cuối tháng 3 thì Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đã nhận được những báo cáo gởi đi bởi một điệp viên của họ, mà đã xâm nhập được vô tới trong Văn Phòng Nam Việt Trung Ương của Cộng sản là Bắc Việt đã nghiêng về giải pháp của một cuộc chiến thắng quân sự hơn là một thương lượng về chính trị.

Tướng Minh đã vô vọng chờ đợi một tín hiệu thuận lợi từ phía bên kia, nhưng hoàn toàn chỉ là im ru. Cách trả lời của Cộng sản thì cũng thật là rõ rang mà thôi: chúng pháo kích Căn cứ Không quân Biên Hòa ngay vào lúc y tuyên thệ nhậm chức và rồi chỉ mười hai tiếng sau đó, thì bắt đầu pháo kích Sài Gòn luôn. Tuy nhiên trong một cố gắng cuối cùng, phe Tướng Minh cùng đã ráng tiếp xúc với Cộng sản qua trung gian của các tay đại diện của chúng trong Tân Sơn Nhất. Nhưng cách trả lời thì cùng đã rất ư là lơ lửng mà cũng thật là đáng ngại. Tướng Minh bèn mới nhận chân ra được  là không còn chút hy vọng gì nữa mà thôi. Đương sự rồi thì cũng đành phải đi chấp nhận thi hành mọi đòi hỏi của bọn Cộng sản mà thôi.

Riêng cá nhân Tướng Minh thì y cũng từng có thú nhận là mình đã bị bọn Cộng sản gạt gẫm. Y đã từng khuyên tay tùy viên thân cận nhất, cùng tay con rể là Đại tá Nguyễn Hồng Đài phải rời Viêt Nam ngay tức thì vào lúc đó. 8 ► Nhưng không phải chỉ Tướng Minh mới bị lừa. Cũng đã có nhiều kẻ phải bị ngở ngàng khi khám phá ra được là đã quá trể để rời nước ra đi trước những sự việc đang xảy ra. Trong số đã từng quyết định ở lại, thì cũng có vài sĩ quan, công chức cùng nghệ sĩ, văn sĩ, v. v. . . cũng đã được đối xử tốt và rồi được giao cho những chức vụ cũng tốt trong tân chính phủ nhờ những móc nối củ, cùng các công tác từng thực hiện giúp cho bọn Cộng sản nằm vùng. Và cũng nhân đó, chúng tôi cũng đã ghi nhận ra được sự yếu kém thời dạo củ về tình báo an ninh của chúng tôi, cả trong quân báo lẫn dân sự, trong cố gắng ngăn chận bọn Cộng sản cùng điệp viên xâm nhập trà trộn vô chính quyền.

Cuộc Di Tản

Những người kêu gọi hòa giải và liên hiệp với bọn Cộng sản đã tin là một cuộc hưu chiến – chắc chắn rồi thì cũng sẽ xảy ra chỉ trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau – sẽ bắt đầu ngay sau lễ nhậm chức của Tướng Minh. Nhưng với những người khác, mà đã không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp với bọn Cộng sản và đối với họ, một chính phủ liên hiệp thì cũng chỉ là một bản án tử hình đối với họ mà thôi, thì việc nhậm chức này này chính là dấu hiệu để gom chút ít áo quấn lại để mà ra đi thôi. Với những người này, những kẻ cương quyết và cực kỳ chống Cộng, thi một chương sử Việt đã vừa chấm dứt. Nó đã từng được viết bởi máu của cả hàng trăm ngàn quân nhân cho một chính nghĩa mà họ vẫn mãi mãi hằng tin vào. Ngay cả sau khi mà Tổng Thống Thiệu đã từ nhiệm, thì đa số những người đó  – trong đó có các sĩ quan trong quân đội và các công chức từng phục vụ dưới chế độ và sự lãnh đạo của ông ta – cũng vẫn đã hy vọng rồi thì cũng sẽ có thể tiếp tục cuộc chiến đấu. Rõ ràng họ đã không phải là những người của phe Thiệu; họ chỉ đơn giản muốn phục vụ cái lý tưởng mà đã từ lâu nay, họ đã phải chiến đấu để bảo vệ. Mà nay thì một chương sử mới đã bắt đầu, thì họ tự cảm thấy là nơi đây, không còn là đất để họ dung thân nữa rồi; thôi thì tốt hơn, là để cho đám người vẫn hằng tin là sẽ có thề thương lượng được với bọn Cộng sản, ở lại mà ăn có với chúng mà thôi.

Kế hoặch nhằm di tản nhân sự Mỹ cùng số người Việt được lựa chọn một cách hạn chế cũng đã được soạn thảo kỹ càng bởi Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, và đã căn cứ vào các bài học được từ hoàn cảnh vô trật tự cùng các khó khăn từng bị gặp phải, nhân khi di tản các người tỵ nạn từ Đà Nẳng về tới Nhatrang.

Mọi kế hoặch nhằm đối phó với hoàn cảnh bất trắc cũng đã được chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận bảo mật. Bên phía Việt Nam, cả về phía dân lẫn quân sự, thì cũng đã hoàn toàn không hay biết gì về các kế hoặch đó. Mọi chi tiết đều đã được giữ kín. Không ai được cho biết là, chẳng hạn như sẽ có bao nhiêu người mà Tòa Đại sứ Hoa Kỳ sẽ dự trù di tản đi, hay là họ sẽ được di tản bằng cách nào, những thủ tục nào sẽ được áp dụng hay là nơi nào cùng khi nào thì những người di tản đó phải tề tựu để được lên đường. Với giới quân nhân, thì chỉ nhờ những liên hệ cá nhân, thường là với vị cố vấn đối tác, mà đều cùng như nhau, đã khuyến cáo họ là nên cho di tản trước vợ con đi thôi.

Nan đề đối với người quân nhân vào lúc đó là lệnh cấm đi du lịch ra ngoại quốc vẫn còn hiệu lực. Khi người quân nhân rời khỏi nước thì sẽ bị xem như là đã đào ngủ. Còn thường dân thì sẽ bị truy tố về tội vuất ngoại bất hợp pháp. Về một phương diện khác, vì phía Việt Nam không kiểm soát được các phuong tiện di tản, nên không ai đã biết chắc chắn được, là có bao nhiêu người tỵ nạn sẽ được chấp nhận, cũng như là cuối cùng, rồi họ sẽ được đưa đến đâu, hay là sẽ phải cần những thủ tục hay giấy tờ gì. Do đó, Bộ Tổng Tham Mưu cũng không hề ra chỉ thị nào về vấn đề di tản cả. Tuy nhiên thì ai cũng hiểu là số người rồi đây được di tản sẽ bị hạn chế và được lựa chọn một cách kỹ càng. Họ sẽ được nhân viên Mỹ tiếp xúc và giải thích tường tận sẽ phải làm sao. Đó là những điều chung chung mà bên phía Việt Nam chúng tôi đã có được biết vè những kế hoặch của phía Hoa Kỳ.

Chỉ sau này thì mới biết được là kế hoặch dự phòng đã được soạn bởi Tòa Đại sứ Hoa Kỳ và cơ quan DAO, với sự cộng tác của CINCPAS. 9 ► Kế hoặch đó, với tên mật mã là “Talon Vise”, đã cứ thường xuyên được cập nhật hóa, hầu đáp ứng với các đòi hỏi cùng phương tiện rồi sẽ đang có được. Cũng đã có tiên liệu giải pháp dùng không quân với một lực lượng bộ binh trong nhiệm vụ bảo vệ về an ninh. Theo như sau này Đại sứ Martin đã phúc trình, mối âu lo chính đã là phải làm sao tránh cho được tình trạng điên cuồng thường do hỗn loạn gây ra. Mục tiêu đã là phải bóc đi các Mỹ kiều, các thân nhân Việt của họ và các công dân Việt mà sinh mệnh sẽ hiểm nguy, nếu họ bị kẹt lại. Cũng theo phúc trình sau này của Đại sứ Martin, tổng số của thành phần thứ ba này đã được ấn định là 50.000 người vào ngày 25 tháng 4 năm 1975.

  • • •

Thật sự thì sự việc đã xảy ra như sau: những đối tượng Việt xem như “bị hiểm nguy cao” đều đã được tiếp xúc để yêu cầu cung cấp cho một danh sách của các thân nhân mà họ muốn được cùng di tản. Sau khi được Tòa Đại sứ hay DAO chấp thuận, thì họ được thông báo cho một điểm hẹn, cùng lời dặn dò là mổi người rồi thì sẽ chỉ được phép mang theo chỉ một túi xách đựng những đồ quý giá hay tối cần thiết nhất mà thôi. Tại điểm hẹn, họ sẽ được xe buýt đón và chở đi tới khuôn viên của DAO. Tại đó, họ sẽ được phân phối ngồi chờ trong những phòng rộng lớn. Các phi cơ dùng cho việc di tản đều là những vận tải cơ loại lớn như là C-141 hay C-130, và sẽ tới vào chiều tối, để đậu lại tại cuối phi đạo ở phi trường Tân Sơn Nhất, thật cách xa với các trụ sở chính của phi trường. Khi tối đến, khoảng từ 7 tới 8 giờ tối, thì sẽ có những chiếc xe buýt cữa thì được che kiếng kỷ càng tới đón số người đã nằm trong danh sách được lập trước mà đã đang chờ trong khuôn viên của DAO rồi. Cảnh sát và quân cảnh thì cũng không hề can thiệp, vì chính thân nhân của họ cũng đang nằm trong số những người đó. Nhờ vậy, các người di tản đó chỉ việc đơn giản rồi bước lên phi cơ, mà không hề phải đi qua những thủ tục thông thường quy định bởi Bộ Nội Vụ, mà cũng không hề bị các giới chức phi trường kiểm soát. Nói một cách khác, đối với chính quyền, thì đó là một kiểu xuất ngoại bất hợp pháp. Cuộc không vận kiểu đó thì đã cứ tiếp diễn ra hàng đêm để rồi phải chấm dứt vào tản sáng hôm sau. Nó đã tiếp diễn êm xuôi cho tới ngày 28 tháng 4, đến khi mà phi trường Tân Sơn Nhất đã không còn sử dụng được nữa, do pháo và không kích nặng nề.

Trong hai ngày cuối, tức là ngày 29 và 30 tháng 4, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ cũng đã thành công di tản được thêm 11.600 người bằng trực thăng và bằng phà. Cũng đã có một số người đánh cá sống ven bờ biển, cùng một số người tỵ nạn mà đã dùng ghe thuyền ra đi, đã được Đệ Thất Hạm Đội đang ở ngoài khơi cứu vớt. Khi phân tích sự hiệu quả của tiến trinh di tản, đúng ra thì con số sẽ được cứu vớt đã phải được cao hơn nhiều nếu có được thêm thời gian và nếu hoàn cảnh đã có khác.

Nhưng dù sao, việc di tản được cho tới cả 130.000 người Việt, thì ngay nó, cũng đã quả thật là một kỳ công mà thôi, rất xứng đáng để được so sánh với như một chiến trận thành công. Đó đúng đã là khác hẳn những gì từng đã xảy ra tại Đà Nẳng, Nhatrang và ngay cả Nam Vang.

Sài Gòn

Tới ngày 25 tháng 4 năm 1975 thì coi như áp lực địch đã bao ngập quanh toàn thể Biệt Khu Thủ Đô, và chúng cũng đang cố gắng đẩy mạnh tiến công khắp tứ phương.

  • • •

Các đơn vị tiền phương địch cũng đã bắt đầu mở màn tấn công thăm dò ở ven đô. Trong đêm 26 tháng 4, thì đặc công địch đã đồng tấn công Tân Cảng, cầu xa lộ gần đó và trung tâm viễn liên tại Phú Lâm.

  • • •

Vào tối 27 tháng 4 hôm sau, mọi đồn dọc sông Vàm Cỏ Đông ở Hậu Nghĩa của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đều đã bị địch tấn công và tràn ngập, và do đó, đã khiến toàn hông phía Tây của Sài Gòn bị trống cho địch tiến vào..

  • • •

Nay thì Sài Gòn đã bị vây hãm hoàn toàn và nằm trong tầm pháo 130 ly của địch.

  • • •

Địch đã bắt đầu pháo liên tục vào chu vi Bộ Tổng Tham Mưu, phi trường Tân Sơn Nhất và bộ Tư lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng kể từ 4 giờ sáng  ngày 29 tháng 4. Bộ Tổng Tham Mưu và bộ Tư lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng chỉ bị thiệt hại nhỏ, nhưng phi trường Tân Sơn Nhất thì bị thiệt hại rất ư là nặng nề. Các ụ dành cho phi cơ đậu, các bồn nhiên liệu, các kho đạn dược đã đều bị pháo kích trúng. Hỏa hoạn và tiếng nổ vang trời khắp nơi. Tổng hành dinh của DAO (trụ sở của MACV củ)  10 ► cũng bị pháo trúng, nhưng chỉ bị thiệt hại sơ sài về vật chất mà thôi. Có hai TQLC Mỹ đang gác đã bị thương.

  • • •

Tới 9 giờ sáng ngày 29 tháng 4 thì phi trường Tân Sơn Nhất lại bị đánh bom lần thứ nhì. Thiệt hại đã khá nặng nề. Các phi cơ tại các ụ chứa, kể cả A-37 và đặc biệt là bốn chiếc C-130 được trang bị sẳn sàng bom đạn, đã bị trúng và nổ tung. Hỏa hoạn lan tràn nhanh chóng khắp nơi. Căn cứ không quân đã hoàn toàn bị tê liệt và rối loạn. Trên cả 3 ngàn người mà đã tới được trong ngày hôm qua, ngày 28 tháng 4, để chờ được Mỹ di tản bằng không vận mà đang ở phía sau chu vi của DAO, đã hoảng sợ lên và cuốn cuồng rời bỏ căn cứ. Đến 10 giờ sáng thì Bộ Tư Lệnh Không Quân cũng không còn điều khiển được binh lính nữa. Trên không thì từng đoàn trực thăng Mỹ bay quần quần và lượn qua lại phía trên các tòa nhà cao từng, cũng như là tại khuôn viên của DAO để di tản nhân viên Mỹ. Lúc đó thì cũng khó mà phân biệt được giữa trực thăng Mỹ với  trực thăng Nam Việt Nam.

  • • •

Trong thời gian đó thì kho đạn dược Thành Tuy Hạ cũng đã bị trúng pháo nặng và nổ tung tan tành. Liên lạc vô tuyến với kho đã bị mất vào lúc 1 giờ trưa. Tăng của địch thì  bắt đầu ló dạng ở Cát Lái và đã đang xạ kích vào bến cảng, nơi từng được dùng để cất dở đạn dược. Nay thì đã hoàn toàn bị bao vây và cô lập, mà lại không hề có yểm trợ nào cũng như là viện binh, Biệt Khu thủ Đô chỉ còn vô vọng chờ đợi, để mà bị chiếm giữ thôi.

Tổng Thống Minh ra lệnh cho mọi nhân viên Hoa Kỳ đều phải rời khỏi Việt Nam trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Cuộc di tản đã tiếp tục trong điên cuồng suốt đêm và đã chấm dứt vào lúc 5 giờ sáng ngày 30 tháng 4. Tới 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Minh ra lệnh cho quân đội của chúng tôi phải ngưng chiến đấu. Và rồi thì Miền Nam Việt Nam bị nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng sản và không còn hiện hữu như là một quốc gia tự do nữa.

X. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT

Nam Việt Nam đã bị mất vào tay bọn Cộng. Sau ba mươi năm được đem ra thí nghiệm và thử thách trên chiến trường Việt Nam, hình thức chiến tranh của chúng – cho dù gọi là du kích chiến, chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân hay chiến tranh giải phóng nhân dân – cuối cùng đã thành công. Điều này phải là một cảnh cáo cho các quốc gia khác là sẽ có nhiều Việt Nam khác rồi đây sẽ xảy ra trong tương lai mà thôi. Rồi lần lượt thì từ nước này sau nước khác, cứ sẽ cứ bị chúng xâm chiếm, con số những quốc gia phi Cộng sẽ phải cứ giảm dần đi, đến mức mà một ngày nào đó, rồi thì chỉ còn độc chiếc Hoa Kỳ cùng vài ba hay bốn nước khác, bị bao vây bởi một số đông hơn của những nước cộng sản hay thiên Cộng. Đó quả là một viễn ảnh đen tối mà rồi chúng ta sẽ phải đối diện trong những thập niên tới, nếu chúng ta không ghi nhận ra được các thiếu kém cùng lổi lầm trong quá khứ, để lấy được một quyết định hầu có một đường lối xử sự trong tương lai.

Sau khi đã đọc qua các chương trước, chắc một vị đọc giả có suy tư thì cũng tự tìm ra được cho mình một vài lý do là vì sao mà Miền Nam Việt Nam đã phải bị sụp đổ mà thôi. Theo thiển ý của người viết, mà vài nguyên nhân thì cũng đã từng được nêu ra trong bài viết này trước rồi, một cách rõ ràng hay chỉ có tính cách ám chỉ thôi, thì là:

  1. Nam Việt Nam đã phải chấp nhận một thỏa thuận quá ư là bất lợi cho hy vọng sống còn của mình: Hiệp định Ba Lê đã khiến cán cân quyền lực nghiêng về phía Cộng sản và cho phép Bắc Việt rảnh tay hầu tung ra cuộc tấn công trong năm 1975.
  2. Lời cam kết đưa ra bởi một vị Tổng Thống Hoa Kỳ là sẽ phản ứng mãnh liệt mà Nam Việt Nam đã xem như là một cam kết có tính cách của một quốc gia, thì lại đã không được cái chính phủ kế tiếp của họ chịu tôn trọng, ngay cả khi các vi phạm của bọn Cộng đã thật là quá ư công khai lộ liễu.
  3. Việc cắt giảm cực kỳ về số viện trợ quân sự của Mỹ cho Nam Việt Nam đã ảnh hưởng sâu đậm vào khả năng chiến đấu, cũng như là vào tinh thần của quân nhân và người dân Nam Việt Nam.
  4. Tổng Thống Thiệu đã lấy một quyết định về chiến lược quá trể, để có được chỉ chút xíu hy vọng thành công, cho dù ông ta đã phải làm vậy, chỉ vì bị bắt buộc phải làm mà thôi. Cuộc rút quân của Quân Đoàn II đã quá ư là hốp tốp và vô trật tự, khiến đã đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của cả Quân Đoàn II và rồi Quân Đoàn I.
  5. Các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam đã thất bại không nhận ra được là chính sách Hoa Kỳ đã chuyển hướng, hầu tạo bớt căng thẳng, cùng hòa giải với bọn Cộng sản, ngay cả thậm chí đến chối từ thi hành một cam kết là sẽ giúp một đồng minh của mình duy trì được nền độc lập của họ. Do đó, họ đã không thể thích hợp được theo với những sự thật đang xảy ra trong thời kỳ hậu thỏa hiệp, nhưng lại cứ mãi đánh phé với định mệnh của Miền Nam Việt Nam và dựa trên một tin tưởng xa vời và vô lý.

Cuối cùng thì sau bao năm liên tục bị hiểm họa chiến tranh, Nam Việt Nam đã phải tiến dần đến một tình trạng phá sản về chính trị và kinh tế. Tinh thần đoàn kết quốc gia nay không còn nữa; không hề có được ai đủ khả năng để tập hợp người dân lại hầu bảo vệ chính nghĩa quốc gia. Chính phủ thì mục nát vì tham những và đôi khi cũng vì bất tài cùng vô trách nhiệm, nên cũng không đáp ứng được các nhu cầu của người dân mà cũng đang dần dần đánh mất niềm tin nơi họ. Bất kể những kế hoặch và dự án đầy lạc quan, nền kinh tế quốc gia cứ càng ngày càng sa sút và có vẻ vô phuong cứu chữa nếu rồi sẽ không có được một phép lạ nào đó. Dưới những điều kiện đó, xã hội của Miền Nam Việt Nam cứ bị tan rã lần lần mà thôi, và tràn ngập khắp nơi thì nào là đa nghi, chia rẽ, bất ổn và chủ bại, đến một mức độ mà toàn quốc đã trở thành như một quả trái thúi, mà chỉ còn chờ một cơn gió thoảng qua thì cũng phải rụng mà thôi.

Bên cạnh những lý do chính, thì dĩ nhiên cũng đã có những lý do khác mà cũng đã góp phần vào kết thúc phải bị thất bại hoàn toàn, những lý do từng hổ tương lẫn nhau, thuộc các môi trường chính trị, kinh tế, hành động quân sự và ngoại giao mà đã có gốc gác mãi từ thời xa xưa. Sau khi Thế chiến Thứ 2 chấm dứt, thì đã không có nước nào cạnh tranh được với vai trò lãnh đạo thế giới tự do của Hoa Kỳ cả. Nhưng riêng đối với Việt Nam, và Đông Nam Á nói chung, chính sách ngoại giao của Mỹ từ sau 1945 đã bị thay đổi nhiều lần, mà khởi đầu là tình trạng hoàn toàn không có chính sách nào cả, rồi tiến tới cái chính sách can thiệp cao điểm chấp nhận đối đầu nóng bỏng chống Cộng, để rồi cuối cùng nhượng bộ từng đợt, cho tới lúc rồi đã chấp nhận hòa giải với chúng. Các sự đổi thay này đã đương nhiên ảnh hưởng tới các chính sách viện trợ cùng phương thức giao chiến tại phần đất này của thế giới mà thôi.

  • • •

Vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin R. Laird đã từng chỉ trích chính sách của nhà cầm quyền củ: “Đứng về tầm nhìn của chính sách quốc phòng Hoa Kỳ, thì thảm trạng Việt nam đã là không chịu quyết định Việt Nam hóa cuộc chiến mãi trước cả từ thời năm 1969, qua một chính sách nhằm huấn luyện và trang bị kỹ lưỡng cho các lực lượng của Nam Việt Nam, hầu đủ khả năng chiến đấu một cách có hiệu quả chống lại Bắc cộng, cũng như là đối phó được với các vấn đề an ninh nội bộ do hoạt động của Việt cộng gây ra. Những cơ hội đó đã từng có được mãi đến thập niên 1960 (và cũng không chỉ ở Việt Nam mà thôi). Rõ ràng là các cơ hội đó đều đã bị gạt qua bên, để bị thay thế bằng các quyết định can thiệp sâu đậm của Hoa Kỳ trong mọi giai đoạn của cuộc chiến”. 3

Ngay trường hợp khẩu súng căn bản dùng để trang bị cho bộ binh, tức là khẩu AR-15, sau này được gọi là M-16, đã là minh chứng rõ ràng nhất. Ngay từ năm 1964 thì súng AR-15 đã được mang qua Việt Nam để trắc nghiệm. Lữ đoàn Dù Việt Nam cũng đã nhìn nhận đó là một vũ khí tuyệt hảo: nhẹ nhàng, dể bảo trì và chính xác. Đạn thì lại nhỏ nên người lính bộ binh sẽ có thể mang theo được một số lượng nhiều hơn trước nay và đạn thì cũng có khả năng xuyên phá nặng nề nhờ tốc độ khi bắn đi thì khá cao; nói chung thì đó là một vũ khí rất thích hợp cho người quân nhân Việt trên một chiến trường Việt Nam. Ấy vậy, rồi thì chỉ có hơn chút ít là hai trăm khẩu đã thực sự được mang qua Việt Nam để sử dụng mà thôi. Súng M-16 chỉ trở thành vũ khí cá nhân căn bản của bộ binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mãi tới cả nhiều năm sau, sau khi mà, một cách rất ư là đau thương, bọn Cộng đã chứng minh khả năng vượt trội của khẩu AK-47 của chùng, nhân trận Tổng Tấn công Tết Mậu Thân 1968. Đối với các loại vũ khí khác thì cũng vậy mà thôi. Binh lính của chúng tôi đã được trang bị bằng súng phóng hỏa tiễn chống tăng M-72, và sau đó là hỏa tiễn TOW, chỉ sau khi bọn Cộng đã từng bắt đầu sử dụng loại B-40 và B-41 cực kỳ hiệu quả của chúng. Và rồi chỉ sau khi các tăng T-54 với pháo 130 ly của Cộng sản xuất hiện trên chiến trường, thì chúng tôi mới lại nhận được các chiến xa M-48, cùng pháo tự phóng (self-propelled) 175 ly. Đó chỉ là mới nói đến vài ví dụ thôi về vấn đề vũ khí được trang bị cho binh lính mà thôi. 11 ►

  • • •

Phía Nam Việt Nam thì tiến hành cuộc chiến một cách tổng quát chỉ là để tự về. Mục tiêu của chúng tôi chỉ là ngăn chận Cộng sản bành trướng tại quốc nội, và do đó, đã hoàn toàn không có vấn đề tấn công ra Bắc. Chỉ có hai lần, chúng tôi đã vượt biên giới và tấn công các căn cứ địch trên đất Kampuchia và Lào, nhưng dù vậy, các cuộc hành quân đó cũng chỉ là những hành vi tự vệ và cũng không nằm trong một chiến lược liên tục và cố tình. Nhiệm vụ chính của quân đội chúng tôi luôn luôn chỉ là bình định (có nghĩa là kiểm soát) lãnh thổ quốc gia, do dó đã là một chiến thuật hai mang: bình định các vùng có dân cư và tìm-để-diệt để loại bỏ số đơn vị quan trọng của Cộng quân tại những vùng không dân cư. Suốt toàn thời gian xảy ra cuộc chiến, cái chiến lược tự vệ này đã luôn luôn khiến chúng tôi chỉ mãi phải lo đối phó với một kẻ địch luôn luôn nắm thế chủ động, cho dù là về chiến thuật hay là về vũ khí.

  • • •

Cuộc chiến tranh Việt Nam . . . đã không còn là cái mà nhiều người đã sai lầm gọi là một “cuộc chiến dân sự ~ civil war”. Vào những giai đoàn cuối, nó đã trở nên một chiến tranh xâm lược quy ước từng sử dụng với biết bao là vũ khí và trang bị tân kỳ quá ư dồi dào được cung cấp bởi ngay khối Cộng. Nó đã là một cuộc chiến tranh từng được thai nghén, rồi kế hoặch hóa, tiến hành và điều khiển bởi Bắc Cộng núp sau chiêu bài gọi là Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Nam Việt Nam.

  • • •

Các cố gắng để có thể rồi tôn trọng vài nguyên tắc dân chủ cũng đã cản trở nổ lực chiến tranh của một quốc gia đang tranh đấu để chỉ được sống còn mà thôi. Chẳng hạn như là chúng tôi đã từng bị cấm dùng những biện pháp vũ lực hay “phi dân chủ” hầu giải quyết những vấn đề liên hệ đến kỷ luật quốc gia, quân dịch, đào ngũ hay trốn tránh quân dịch, hay về các vấn đề trong cuộc sống chính trị nói chung, như là phong trào chống đối chủ bại hay thiên Cộng. Đã từng có quá ư là nhiều những thiếu kém trong việc kiểm soát và vô hiệu hóa các thành phần thiên Cộng mà vẫn cứ sống nhỡn nhơ và tự do ngay trong dân gian. Ngay cả thì cũng có một số người liên hệ cùng thân nhân của một số cán bộ Cộng cao cấp vẫn đã sinh sống yên bình trong những vùng do chính phủ kiểm soát. Và rồi, sau cuộc sụp đổ, vài ký giả, nghệ sĩ, chính trị gia và sĩ quan trong quân đội, đã được giao cho những vai trò có trách nhiệm bởi Cộng sản. Theo tôi nghỉ, xuyên qua hành động, quyết định cùng chính sách, một quốc gia đang lâm trận cần phải, trước hết, cố gắng đối xử một cách hiệu quả và dứt điểm với cuộc chiến tranh. Chiến tranh phải được đặt vào ưu tiên số một; mọi vấn đề khác đều phải chỉ là phụ và kém quan trọng hơn mà thôi.

  • • •

Nói chung, bọn Cộng đã được lợi thế khi có được một hậu phương vẫn vững chắc và có an ninh dưới một chính quyền cảnh sát trị độc tài và hoàn toàn do đảng kiểm soát.

  • • •

Tại Việt Nam trong thời kỳ Mỹ đang can thiệp tích cực . . . chúng tôi đã không bao giờ thực hiện được sự thống nhất về chỉ huy và do đó, đã vi phạm một trong những nguyên tắc căn bản về chiến tranh . . . Các nguyên tắc có thể dùng để thay thế, nhằm cùng nhau cộng tác và phối hợp qua cảm thông qua thiện chí, nếu mà được áp dụng tại mọi tầng lớp, cũng đã sẽ phải mang lại được những kết quả tốt đẹp mà thôi, vì mọi vị chỉ huy thì cũng chỉ muốn tránh đụng chạm mà thôi. Cho dù vẫn đã có những đụng độ nhỏ, do cá tánh khác biệt, hiểu lầm hay vì quá rối răm, thì cũng đều vô nghĩa. Nhưng khi mà không có được một thẫm quyền duy nhất để chỉ huy, thì cố gắng chiến đấu của chúng ta sẽ lại bị thua thiệt do việc thiếu ý chí, do việc chần chờ mổi khi cần phải quyết định, và khi không biết sử dụng các khả năng cùng phương tiện đang có được.

  • •  •

Từ năm 1968 trở đi, thì chúng tôi cũng đã thu lượm được nhiều tin tình báo hơn, mà lại còn chính xác hơn trước đó nữa. Cũng vậy, về quân nhu quân dụng, thì cơ cấu phục vụ của chúng tôi cũng đã được khuếch trương và tối tân hóa, hầu có thể đáp ứng được một cách hiệu quả, cho các nhu cầu của các đơn vị tác chiến về tiếp vận, bảo trì cùng nhiều dịch vụ khác.,

  • • •

Rõ ràng là bọn Cộng sản cũng đã ý thức được điều này, khi mà Hoa Kỳ vẫn cứ giữ viện trợ quân sự được ở một mức nào đó, thì Nam Việt Nam dư sức để đứng vững và chiến đấu. Vì vậy chúng bèn hết sức cố gắng tìm cách để ngăn chận nguồn viện trợ này. Đó cũng là một cú dứt điểm cực kỳ tàn khốc của chúng, bởi vì nó cũng đã đánh trúng ngay chính vào căn nguyên của cuộc chiến. Toàn bộ guồng máy tuyên truyền của Bắc cộng bèn nhập cuộc, và không những được lặp lại mà còn được thổi phồng thêm bởi báo chí và bộ máy tuyên truyền vĩ đại của toàn khối Cộng trên toàn thế giới . Các âm mưu khắp thế giới của chúng thì cũng đã chứng minh, một mặt cho cái loại chiến tranh mà chúng đang tiến hành, và mặt khác cúng thành công làm méo mó đi sự hiểu biết về cố gằng chiến đấu của phía bên kia mà thôi. Đối với người dân Mỹ và toàn thế giới nói chung, cuộc chiến mà chúng tôi đang tiến hành đã bị chụp mủ để phải bị biến thành vô nhân đạo và gian ác, cũng như là biến chính phủ Nam Việt Nam như là một chế độ bất tài     và tham nhũng, không xứng đáng để được nhận bất kỳ loại viện trợ nào cả. 4

Giới báo chí Mỹ, mà nhiều tờ thì cũng đã từng có khuynh hướng phản chiến rồi, thì cũng hoàn toàn không giúp được gì để cải chính cho việc này. Do đó, chính nghĩa mà chúng tôi vẫn đang chiến đấu để bảo vệ, nói chung thì cũng đã bị đa số không biết đến hay cũng từng bị tường trình một cạch méo mó mà thôi. Thêm nữa, các nhóm phản chiến đã quá ư là ồn ào tại Mỹ, và cũng đã phụ giúp đánh tan những tiếng nói của lương tri và chân lý. Một trong các nhóm đó, cái Indochina Resource Center mà chính Đại sứ Martin cũng đã từng nói tới trong lần phúc trình trước Hạ Viện, nguyên đã là một hiệp hội quy tụ các giáo sư đại học, giám mục, linh mục cùng nữ tu mà đã từng phổ biến luân lưu cái ‘bức thư mục tử’ khả ố kêu gọi phải chấm dứt chiến tranh bằng việc chấm dứt hoàn tòan viện trợ quân sự.

Chính sách tuyên truyền của Cộng sản cũng đã lợi dụng các khuynh hướng và quan niệm tâm lý của công luận Mỹ, cố tình đẩy mạnh các tình tự phản chiến, cùng niềm tin là cuộc Chiến Việt Nam cũng chỉ là một [phiêu lưu] vô vọng, mà có thể sẽ cứ phải mãi mãi kéo dài thôi. Do tâm trạng bừng tỉnh lẫn tuyệt vọng, các sinh viên và tuổi trẻ Mỹ đã bị kích thích để đi biểu tình phản chiến một cách rất ư là hung dữ. Quốc hội thì cũng bèn bị giao động và bị thúc đẩy phải hành động bởi những hành vi và nổi niềm đó, và họ đã xúc tiến những thủ tục, hầu chấm dứt sự can thiệp về quân sự của Mỹ và sau đó, thì chính là cắt giảm viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam. Sau cuộc Chiến Tranh Đông Dương thứ Nhất, thì dân chúng đã có thể tuyên bố một cách đầy tin tưởng là Người Pháp đã thất trận ngay tại Ba Lê; bây giớ một cách công bằng, thì chúng ta cũng có thể nói là cuộc Chiến Tranh Việt Nam cũng đã bị thua ngay tại ngay Hoa Kỳ mà thôi.

Bọn địch của chúng ta thì đã rất ư là quyết chí, cố chấp mà cũng đầy kinh nghiệm. Đó chính là một sự kiện mà một cách thành thật, chúng ta không thể nào mà chối cải được. Suốt những năm tháng đằng đẳng đấu tranh, địch vẫn đã luôn luôn có được một chiến lược chính trị và quân sự duy nhất, liên tục và bất biến để hướng dẫn chúng. Mục tiêu mãi mãi của chúng vẫn là “giải phóng”, đồng nghĩa với xâm chiếm Nam Việt Nam và thống nhất đất nước xuyên qua nhiều đợt của một cuộc chiến tranh nhân dân mà nhân đó, lực lượng quân sự của chúng sẽ giữ một vai trò quyết định. Từ lúc này qua lúc khác thì sau những lần họp đảng quan trọng, chúng cũng đã có đưa ra những nghị quyết có ảnh hưởng đến cách tiến hành chiến tranh và đôi lúc thì cũng có thay đổi nó, nhưng mọi việc thì đều cũng chỉ nhắm vào một mục tiêu chính, và đó thì cũng chỉ là cái kiểu tiến hành cuộc chiến ra sao của chúng mà thôi.

  • • •

Bọn Cộng sản thì không bao giờ phải bỏ thì giờ ra để mà ưu tư về con số tổn thất của chúng. Mọi mục tiêu quân sự đối với chúng thì cũng như nhau mà thôi, mọi phương tiện thì cũng chỉ cần phải giúp đạt cho được cứu cánh.

  • • •

Các yếu điểm và thất bại của chúng đều bị dấu nhẹm đi và không bao giờ bị phe chúng tôi thành công khai thác được. Nói một cách tổng quát, thì bộ đội Cộng sản chỉ được huấn luyện cho những mặt trận từng quen thuộc trước. Chúng hoàn toàn trở nên bị động, khi hoàn cảnh đòi hỏi sáng kiến và phản ứng nhanh trước một tình thế mới hay một biến chuyển bất ngờ. Nhưng đối với mọi sai lầm phạm phải, thì chúng cũng đã biết dùng để tự kiểm tự phê để rồi trong tương lai sẽ tránh phải tái phạm. Đặc tính kiên trì và sẵn sàng học hỏi của chúng rốt cuộc đã chứng minh được cho sự thành công của chúng.

Ngược lại, phía chúng tôi thì lại đã không bao giờ học được bài học của quá khứ và không hề biết khai thác các thành công cùng tài năng của mình, mà thường cứ bị bỏ vào quên lãng mà thôi. Tôi cũng muốn nhân đây nêu lên để thảo luận về trận Tấn công Tết Mậu Thân 1968, là nếu nhân đó, nhờ hoàn cảnh quân sự đang lợi thế về phía chúng tôi, nếu chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh các chiến thắng bằng những hành động mạnh mẽ cùng những trận phản công quy mô, thì chắc là cuộc chiến Việt Nam lúc đó đã được giải quyết xong được ngay tại chổ rồi. Mọi người đều biết lúc đó thì Cộng sản đã đanh bị kiệt quệ; thật vậy, chúng đã phải cần cho tới bốn năm để mới có thể phục hồi được khả năng tác chiến. Cũng như đã có một nguồn tin không kiểm chứng được, là đã có một lần B-52 đã đánh trúng Văn Phòng Trung Ương Miền Nam của chúng và phá tan trung tâm đầu não đó của Cộng sản. Nhưng tiếc thay, lúc đó chúng tôi đã không có khả năng để khai thác vụ thành công này.

Các lợi và bất lợi, sức mạnh và yếu kém của cả hai bên thì rốt cuộc cũng đã đưa đến sự sụp đổ tan hàng vào lúc cuối của Miền Nam Việt Nam. Chúng ta vẫn có thể rút từ đó ra một bài học và nghiên cứu ra một chính sách khôn ngoan cho tương lai, nhưng có thể là sẽ quá trể: hiểm họa thách đố của Cộng sản vẫn cứ đang xảy ra hiện nay mà thôi.

*****

Đại Tướng Cao Văn Viên

(21 Tháng Chạp 1921 – 22 Tháng Giêng 2008)

*****

Chú thích của TS Lewis Sorley

Các phụ chú của các tác giả thì cũng đã được in theo như thông lệ. Những phụ chú ngắn có tính cách giải thích hay các tu chính do chính người đó đã bổ túc thêm thì đều được đặt trong dấu ngoặc [ . . .] ‘brackets’. Các đoạn bị rút bỏ trong nguyên bản thì đều được ghi bằng dấu ( . . . ) ‘ellipses’, nếu xảy ra trong một câu hay một phân đoạn nào đó. Khi có một phần khá lớn bị loại bỏ thì sẽ được cho thấy bằng những chấm lớn nằm riêng ’centered, larger ellipsis points’ như là

  • • •

————-

Của tác giả LEWIS SORLEY phụ đính

1

“The Vietnam-Cambodia Emergency, 1975”, Part III – Vietnam Evacuation: Testimony of Ambassador Graham A. Martin (Hearing before the Special Subcommittee on Investigations of the Committee on Interantional Relati0ns, House of Representatives, Quốc hội khóa 94 , Nhiệm kỳ 2, 27 tháng Giêng năm 1975), trang 546-547. (Phúc trình trước Hạ viện của Đại sứ Martin)

2

Trước khi Tổng Thống Hương nhường quyền thì ông đã ký một sắc lệnh chấm dứt vai trò Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu của tôi. Nên tân tổng thống sẽ toàn quyền chỉ định người kế quyền tôi. Tôi đã chỉ định Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, trưởng ban tham mưu của tôi, để tạm điều hành và đã rời Việt Nam trong chiều ngày thứ 28 tháng 4 năm 1975 để ra Đệ Thất Hạm Đội.

3

Bài diễn văn của Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin R. Laird “The Nixon Doctrine: From Potential Despair to New Opportunities”.

4

Phụ chú bị bỏ thiếu.

*****

Của người chuyển ngữ phụ đính

Nhấn mạnh bằng màu XANH là của người chuyển ngữ