Tin Việt Nam – 09/12/2018
Làm sao ngăn dân Thủ Thiêm
ăn tết ở thủ đô Hà Nội?
Gió Bấc
Dân Thủ Thiêm ùn ùn kéo ra thủ đô Hà Nội đang là nỗi lo của Chính Phủ Việt Nam. Điều này thể hiện thành chỉ đạo tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11 đã diễn ra ngày 3-12.
Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm tổ trưởng để xử lý các vụ việc nổi cộm. “Ví dụ như trong mấy tháng gần đây bà con tỉnh phía Nam ra Hà Nội nhiều, với nhiều bức xúc của nhân dân chưa được giải quyết, xử lý như vụ việc Thủ Thiêm. Để dịp Tết bà con hạn chế ra Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu mời bí thư các tỉnh, thành tham gia tổ công tác này để giải quyết các vụ việc nổi cộm”, ông Mai Tiến Dũng nói {1}
Từ năm 2014 đến nay, hơn 100 hộ dân Thủ Thiêm thuê trọ gần trụ sở Ban tiếp dân Trung ương trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội). Do đoàn người thuê trọ lâu ngày, luôn mang theo băng rôn yêu cầu xử lý vụ khiếu kiện đất, nên người dân địa phương quen mặt, thường gọi họ là cư dân “làng Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội” {2}
Viễn ảnh đoàn người dân Thủ Thiêm với những bang rôn, khẩu hiệu rực lửa trên các đường phố Thủ Đô trong ngày tết chắc hẳn sẽ làm xấu đi những báo cáo đẹp đẽ về nhân quyền với các tổ chức quốc tế, còn với dư luân, với người dân trong nước đó là chuyện hàng ngày chẳng đáng để chính phủ quan tâm.
Viễn ảnh đoàn người dân Thủ Thiêm với những bang rôn, khẩu hiệu rực lửa trên các đường phố Thủ Đô trong ngày tết chắc hẳn sẽ làm xấu đi những báo cáo đẹp đẽ về nhân quyền với các tổ chức quốc tế, còn với dư luân, với người dân trong nước đó là chuyện hàng ngày chẳng đáng để chính phủ quan tâm.
Vấn đề đặt ra là ông Trương Hòa Bình vốn dĩ là tướng Công An có cách nào trong thời gian ngắn ngủi trong hơn một tháng có thể giải quyết những bức xúc ngày càng gia tăng của hàng ngàn người dân Thủ Thiêm trong 20 năm nay?
Nhiều tháng qua, các lãnh đạo đảng, chính quyền TP. HCM họp hành, tiếp xúc cử tri liên miên nhưng tiến độ giải quyết nguyện vọng của người đang dừng chân tại chỗ. Mới đây nhất ngày 4-12 tại kỳ họp HĐND TP, ông Nguyễn Thiện Nhân, người từng thật thà tuyên bố “Tôi nói giọng Bắc nhưng tôi là người Nam” cho biết: “Thành phố đã có 3 cuộc làm việc với các Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố qua 5 nhiệm kỳ để làm rõ trách nhiệm, cái gì đúng, cái gì sai. Lần làm việc mới nhất là hôm chủ nhật 2/12, ông Nhân cho biết Ban cán sự đảng UBND thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo đúng yêu cầu của Thanh tra Chính phủ {3}. Cái kết luận mà ông Nhân đề cập là văn bản số 1843, xác định Thủ Thiêm chỉ có 4,3 ha bị giải tỏa ngoài quy hoạch giống như con voi bị biến thành con kiến.
Công bằng mà nói, lãnh đạo TP.HCM cũng làm đuợc một chuyện cụ thể là căn cứ vào kết luận 1483 xác định được ranh giới của 4,3 ha đất giải tỏa ngoài quy hoạch và đề ra chính sách kế hoạch 821 gồm 10 điểm để giải quyết khiếu nại của người dân trong phạm vi 4,3 ha này. Tuy nhiên, qua các cuộc tiếp dân, tiếp xúc cử tri của ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND TP và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội, Chủ Tịch HĐND TP người dân, cử tri đã phản đối hoàn toàn đề xuất này vì cho rằng kết luận của Thanh tra chỉ là văn bản nội bộ và chưa phản ánh đầy đủ thưc trạng sai phạm, có đến 5 khu phố ngoài ranh bị giải tỏa chứ không chỉ có 4,3 ha và chính sách 10 điểm của TP còn quá chung chung.
Tiếp thu ý kiến người dân ông Phong thừa nhận nói trong cuộc tiếp xúc lần trước bà con cũng đã nêu vấn đề 5 khu phố nằm ngoài ranh, hôm nay bà con cũng tiếp tục nêu. “Như tôi đã nói, buổi gặp hôm nay là để xin ý kiến bà con việc thực hiện kết luận 1483. Nhưng hôm nay phát sinh thêm nội dung này, tôi sẽ làm việc với Thanh tra Chính phủ về nguyện vọng của cô bác.
Tiếp xúc với bà con, tôi đã nghe rất nhiều ý kiến cho rằng 5 khu phố nằm ngoài ranh, đề nghị Thanh tra có nghiên cứu. TP cũng sẽ làm việc với các bộ Tài nguyên – môi trường, Xây dựng. Tinh thần là rất lắng nghe ý kiến cô bác, còn quá trình làm việc như thế nào tôi sẽ báo cáo lại sau” {4} Như vậy, đàng sau những lời hứa chung chung, kế hoạch cụ thể duy nhất giải quyết khiếu nại của người dân Thủ Thiêm đã hoàn toàn phá sản.
Trước đó, ngày 7-9, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra chỉ rõ UBND thành phố đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình phê duyệt và thu hồi khu tái định cư 160 ha thuộc 5 phường đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, thành phố đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng… trên khu đất đã quy hoạch tái định cư.
Việc này dẫn đến hậu quả là không đủ đất bố trí tái định cư, phá vỡ quy hoạch đã phê duyệt. Việc xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài, cuộc sống nhiều người bị ảnh hưởng.{5}
Số lượng đơn thư khiếu nại của người dân Thủ Thiêm đã tăng vọt, từ 115 hộ dân thường xuyên khiếu nại ở Hà Nội, lượng đơn thư tăng lên hàng chục lần. Riêng tại quận 2, tính đến hết ngày 18-10 đã có 2.206 hộ dân thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đến UBND quận 2 nộp đơn kiến nghị, phản ảnh (đơn riêng lẻ) với nội dung tập trung về yêu cầu được biết chính sách, chủ trương và được giải quyết bồi thường, hỗ trợ khi nhà đất nằm ngoài ranh quy hoạch {6}.
Nội dung khiếu nại của người dân không chỉ trong việc 160 ha đất tái định cư bị chia cho 51 doanh nghiệp mà còn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác. Tại buổi tiếp xúc của tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân TP khóa IX với cử tri quận 2 chiều nay 22-11, một số cử tri đề cập đến chuyện cần làm rõ việc mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm theo quyết định 367 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Cử tri Nguyễn Thị Tám – sinh sống tại KP1, phường Bình Khánh – cho biết từ đây đến cuối năm, người dân Thủ Thiêm mong muốn cơ quan chức năng trả lời rõ câu chuyện trong và ngoài ranh tại KĐTM Thủ Thiêm. Người dân hiện mong ngóng từng ngày vì nhiều người hiện sinh sống trong cảnh không có nhà cửa {7}
Như vậy, kỳ hạn giải quyết khiếu nại trước tết không chỉ là mong muốn của chính phủ mà còn là thách thức của người dân Thủ Thiêm. Nhưng việc giải quyết của chính quyền quá chậm và có khoảng cách quá xa với mong muốn của người dân. Sai phạm ảnh hưởng đến hàng ngàn gia đình màn trời chiếu đất, hàng trăm ha bị cưởng chiếm trái phép nhưng chính quyền chỉ muốn bó gọn trong 4,3 ha thì khó thể nào ý đảng lòng dân gặp nhau.
Sáng 8.12, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã cho ý kiến các chính sách dự kiến đối với 321 hộ dân trước đây ở khu vực 4,3 ha ngoài ranh Thủ Thiêm, cụ thể như sau: đối với phần diện tích đất đã được quy hoạch cho giao thông toàn khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) đi qua khu vực 4,3 ha, Thống nhất giữ nguyên quy hoạch để phục vụ lợi ích chung. Phần diện tích đất còn lại trong khu 4,3 ha được quy hoạch dành cho dịch vụ, thương mại và xây dựng chung cư. Chung cư này được sử dụng cho tái định cư.
Thống nhất giao Ban cán sự Đảng UBND TP đề xuất chính sách đền bù thiệt hại về tinh thần và vật chất cho 321 hộ dân trước đây ở khu vực 4,3 ha theo kết luận của Thanh tra Chính phủ{8}.
Trên các diễn đàn mạng xã hội lập tức có nhiều ý kiến không đồng tình. Fb của luật sư Nguyễn Tấn Thi đã đặt câu hỏi “Nhìn chung các chính sách này tương tự như chính sách đối với người bị thu hồi đất, nó không khác gì là tiếp tục bị thu hồi. Có khác chăng là giá đất đền bù mới và các chính sách khác có đảm bảo quyền lợi cho người dân hay không mà thôi.Sự khác nhau giữa người dân trong quy hoạch trước đây đã bị thu hồi so với những hộ nằm ngoài ranh quy hoạch là gì?” {9}
Nhà báo Lê Nguyên My Thời báo Kinh Tế Sài Gòn thì bình luận rằng “Nói chung là ông Nhà nước đã thu hồi rồi thì dù việc thu hồi có sai, ông Dân vẫn không được thu hồi lại” {10}. Người khách quan đã thấy bất hợp lý như vậy thì chắc hẳn 321 hộ bị thu hồi sai khó có thể đồng tình.
Bức xúc trước thực trạng không nhà, không chỗ nương thân trong khi những kẻ được giao đất đang giàu lên nhanh chóng khi giá đất Thủ Thiêm tăng vọt lên hàng trăm triệu một m2, một số người dân Thủ Thiêm đã thực hiện phương châm của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời đầu đổi mới “phải tụ cứu mình trước khi trời cứu”. Không thể chờ ơn mưa móc, sự công tâm sửa sai của chính quyền, họ đã tự quay về cất nhà trên nền đất cũ.
Ngày 4-12, tại kỳ họp HĐND TP, đại diện UBND quận 2 cho biết theo ghi nhận của quận, hiện có ba hộ dân về dựng lại nhà tôn trong khu vực đất thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trong đó, có hai hộ dân ở khu phố 1, phường Bình An nằm trong ranh dự kiến khu 4,3ha được Thanh tra Chính phủ xác định nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hộ còn lại ở phường An Khánh. Còn ở phường Bình Khánh người dân chỉ rào đất lại chưa xây dựng nhà. Hiện quận đã lập biên bản và xử lý theo đúng quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Pháp luật nào cho phép chính quyền thu hồi sai đất của người dân, đã biết thu sai nhưng vẫn không trả lại mà ép họ phải vào sống trong khu tạm cư chật chội, thiếu thốn trăm bề?
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết quan điểm của Thành ủy xác định: đối với những hộ dân Thủ Thiêm đã di dời nhưng khó khăn về chỗ ở sẽ được mời hết vào khu tái định cư, sau đó sẽ giải quyết theo thủ tục. “Đã làm việc phải đúng thủ tục pháp luật, nếu làm ngược sẽ phức tạp thêm” – ông nói. {11}
Rất tiếc là trong lập luận này và kế hoạch 321 đã nêu, ông Nhân đã tự mâu thuẩn với mình. Pháp luật nào cho phép chính quyền thu hồi sai đất của người dân, đã biết thu sai nhưng vẫn không trả lại mà ép họ phải vào sống trong khu tạm cư chật chội, thiếu thốn trăm bề? Đối với người dân Việt miếng đất cái nhà đi liền với khúc ruột, ngoài giá trị tài sản nó còn là tình cảm thiêng liêng. Một chính quyền do dân, vì dân lẽ nào lại nhẫn tâm lấy đất đai, nhà cửa sinh kế của người dân sai trái như vậy?
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã đưa lên fb clip vidéo hình ảnh của một nhóm bà con Thủ Thiêm kéo lên găp một cán bộ Phường tên Thi theo lời mời của anh này với một hộ dân đang xây nhà trên đất cũ. Họ muốn cả tập thể cùng gặp để đối thoại vì tất cả sẽ cùng cất nhà chứ không riêng một hộ được mời. Cán bộ phường né tránh với lý do trụ sở chật hẹp không đủ chỗ, người dân sẵn sàng chấp nhận đứng ở ngoài sân hay bất cứ ở đâu nhưng không nói chuyện cá nhân. Cuộc đối thoại bế tắc và những người dân tự tin ý muốn của họ là chính đáng.
Nếu theo chân lý “Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” không cần hội họp liên miên, cứ để người dân quay về đất cũ thì chắc hẳn người dân Thủ Thiêm sẽ vui vẻ ăn tết tại chỗ mà không phải gồng gánh đường xa ngàn dặm ra Hà Nội. Nhưng qua ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân và Ban Thường Vụ Thành Ủy, đã lở lấy thì lấy luôn chắc hẳn ngươi dân phải làm điều gì đó. Không chỉ 321 hộ trong khu vực 4,3 ha mà sẽ là hơn 2.200 hộ đang khiếu nại {11}.
Sức mạnh cưỡng chế của chính quyền chắc hẳn cũng sẽ được huy động như ở Cống Rộc, Văn Giang, Đồng Tâm…nhưng quy mô chắc hẳn sẽ lớn hơn nhiều
https://tuoitre.vn/khong-de-ba-con-thu-thiem-phai-keo-ra-ha-noi-dip-tet-20181203181034922.htm
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lang-thu-thiem-giua-long-ha-noi-3745919.html
https://tuoitre.vn/quy-hoach-thu-thiem-duoc-duyet-phai-thuc-hien-nghiem-chinh-20181106154531837.htm
https://tuoitre.vn/hon-2-200-ho-dan-thu-thiem-nop-don-sau-ket-luan-kiem-tra-20181103070410884.htm
https://tuoitre.vn/van-de-thu-thiem-khong-chi-kien-nghi-giai-quyet-khu-4-3ha-20181122183712886.htm
https://www.facebook.com/huudanh.truong.5?__tn__=%2CdlC-R-R&eid=ARCg7q5ApMSeRFrhyB3PRTnd2V1mh8I3M_Q7u8b6NY6W4VwJw-6TNfzx1nfPw-ANwufILfXvtvKFTvMt&hc_ref=ARRl1tNXMRYPX1tT0DQk27LE958OutGYpy6SgO5oaugJJDPnEBPFGCaVTG_kdEJgIRA
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Phản đối BOT An Sương, một võ sư bị bắt cóc
và phải nhập viện cấp cứu
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Vì phản đối trạm thu phí BOT An Sương- An Lạc, đoạn qua quận Bình Tân, Sài Gòn mà ông Hùng đã bị an ninh CS bắt cóc, đánh đập đến thương tích nặng rồi mới thả ra. Trận đòn của an ninh CS đã khiến ông Hùng phải nhập viện cấp cứu.
BOT từ An Sương đến An Lạc có chiều dài 14 km, được nâng cấp mở rộng 6 nút đồng mức và xây dựng bổ sung 6 cây cầu trên tuyến với tổng mức đầu tư là 831,639 tỷ đồng. Dự án này đưa vào sử dụng ngày 31 tháng 12 năm 2004, thời gian thu phí 145 tháng, đến ngày 31 tháng 1 năm 2017 hết hạn và phải tháo dỡ. Mỗi ngày chủ BOT thu lợi ít nhất không dưới 600 triệu đồng đã khiến họ không kiềm chế được lòng tham, bất chấp tất cả để tiếp tục thu tiền.
Quá bất mãn với cách bóc lột này, bắt đầu từ tối ngày 3 tháng 12 năm 2018, có nhiều tài xế tập trung tại BOT An Sương- An Lạc để phản đối, nên xảy ra tình trạng kẹt xa, buộc đơn vị quản lý phải xả trạm. Trước tình hình trên, phía nhà cầm quyền CS đã huy động một lực lượng lớn an ninh đến khu vực BOT để bố ráp, đánh đập, chửi bới các tài xế phản đối BOT.
Theo Facebook có tên Trương Châu Hữu Danh, trong những người đấu tranh chống BOT thì có một người đàn ông tên Hùng đã bị công an cộng sản bắt cóc vào ngày 7 tháng 12. Ông Hùng dù có võ, đẳng cấp đai đen tam đẳng, nhưng cũng bị an ninh CS đánh đến chấn thương nặng, vì chúng dùng những cú đòn đánh vào khớp xương, chấn thuỷ, bẹ sườn, đỉnh đầu. Những đòn “nghiệp vụ” này gây hậu quả nặng nề về sau nhưng vết tích thì rất ít.
Hiện tại, anh Hùng đang phải nhập viện cấp cứu sau khi được thả ra.
https://www.sbtn.tv/phan-doi-bot-an-suong-mot-vo-su-bi-bat-coc-va-phai-nhap-vien-cap-cuu/
Nhà hoạt động Đoàn Thị Hồng
chưa được gặp luật sư sau 3 tháng tạm giam
Tin từ Ninh Thuận – Ngày 08/12/2018, công an CSVN tại Sài Gòn vẫn chưa cho phép luật sư Nguyễn Văn Miếng tiếp xúc với thân chủ của mình là cô Đoàn Thị Hồng, người bị bắt cóc và tạm giam từ đầu tháng 9 tới nay vì những hoạt động ôn hoà của mình.
Theo một văn bản đề ngày 19/11/2018 của sở công an thành phố gửi văn phòng luật sư Luật Hồng Đức, nơi luật sư Miếng làm việc, thì cô Đoàn Thị Hồng bị bắt trong vụ án “Phá rối an ninh” của một nhóm do một người tên là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đứng đầu.
Bên phía công an cho biết đây là vụ án thuộc phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự 2015 nên việc tiếp xúc giữa bị can với luật sư sẽ tuân thủ theo Điều 74 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Văn bản cũng nêu rõ cô Đoàn Thị Khánh, là chị gái của cô Đoàn Thị Hồng, đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng luật sư Luật Hồng Đức, một văn phòng luật do luật sư Đặng Đình Mạnh làm giám đốc.
Cô Đoàn Thị Hồng được cho là thành viên của nhóm Hiến Pháp, một nhóm 18 người hoạt động cổ suý nhân quyền và dân quyền bằng việc phổ biến Hiến pháp 2013 của chính Việt Nam. Cô có tham gia biểu tình ôn hoà chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn vào ngày 10/6 năm nay.
Công an đã bắt cóc cô vào ngày 02/9/2018 và giam giữ biệt giam cho tới nay. Công an cũng tiến hành khám xét phòng trọ của cô ở Sài Gòn hai lần ngay sau khi bắt cô. Tuy nhiên, gia đình chưa nhận được lệnh bắt cũng như cáo buộc mà cô phải đối mặt.
Trong đầu tháng 9, công an CSVN đã bắt 9 người thuộc nhóm Hiến pháp, hai trong số họ, anh Hồ Đình Cương và ông Ngô Văn Dũng bị cáo buộc “Phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự 2015, một tội danh có mức án cao nhất là 15 năm. Ông Huỳnh Trương Ca bị cáo buộc theo Điều 117 còn ông Lê Minh Thể bị cáo buộc theo Điều 331, với mức án cao nhất là 12 năm và 7 năm tương ứng.
Những nguời còn lại bao gồm Đỗ Thế Hoá, Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương và Trần Hoàng Lan vẫn chưa có cáo buộc cho dù họ bị biệt giam từ đầu tháng 9.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-doan-thi-hong-chua-duoc-gap-luat-su-sau-3-thang-tam-giam/
Học Nghề, Vượt Quyền, Cà Phê, Lao Động…
Xuân Niệm
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ… Bao giờ cũng thế.
Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm…. Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% – 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Trong khi đó, một bản tin VOV kể chuyện Trưởng phòng ở Cà Mau “vượt quyền“: Huyện ủy tiếp tục xem xét xử lý.
Huyện ủy Thới Bình cho biết, đã giao cho đơn vị chức năng tiếp tục xem xét, xử lý theo đúng quy định vụ Trưởng phòng “vượt quyền”.
Liên quan vụ việc ông Nguyễn Nhật Bằng, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thới Bình, Cà Mau “vượt quyền” Chủ tịch UBND huyện ký hàng loạt quyết định tuyển dụng, nâng lương cho nhiều viên chức và duyệt chi sai hơn 100 triệu đồng nhưng không bị xử lý kỷ luật, ông Lê Bình Nguyên – Phó Bí thư Huyện ủy Thới Bình cho biết, đã giao cho đơn vị chức năng của Huyện ủy tiếp tục xem xét, xử lý theo đúng quy trình, quy định.
Báo Infonet kể: Tập đoàn Trung Nguyên của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ vừa chính thức giới thiệu sản phẩm mới Trung Nguyên Legend Capsule (viên nén cà phê rang xay).
Theo giới thiệu của Trung Nguyên, sản phẩm này có sự khác biệt và duy nhất với 3 hương vị: Thiền – Roman – Ottoman. Theo đó, sản phẩm phản ánh góc nhìn thế giới cà phê qua 3 nền văn minh cà phê: văn minh cà phê Thiền – văn minh cà phê Roman – văn minh cà phê Ottoman.
Trung Nguyên Legend đã tuyển chọn nguồn nguyên liệu từ Brazil, Columbia, Ethiopia, Jamaica, Việt Nam
Trong khi đó, Báo Pháp Luật kể chuyện cà phê Đồng Nai: Qua gần 20 tháng thi công, lắp đặt máy móc thiết bị và chạy thử nghiệm đến nay nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động. Sáng ngày 8/12/2018 tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 giai đoạn 2, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Cà phê Tín Nghĩa tổ chức Lễ Khánh thành “Nhà máy sản xuất Cà phê hòa tan Tín Nghĩa”.
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, gắn liền với đời sống của hàng triệu người dân, đồng thời cũng gắn liền với sự nghiệp kinh doanh của hàng trăm doanh nghiệp. Cà phê đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước, 30% GDP các tỉnh Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho trên 2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp.
Báo Lao Động kể: Chủ doanh nghiệp “lời ăn lỗ chạy”, người lao động nắm dao đằng lưỡi…
Công nhân thắng kiện nhưng bản án lại khó thi hành nên quyền lợi vẫn “treo”. Chủ doanh nghiệp đi đâu không ai biết! Tài sản ở doanh nghiệp chẳng còn gì giá trị… là tình trạng mà các công nhân ở các doanh nghiệp vắng chủ tại TPSG đang gặp phải.
Tại hội nghị giao ban công tác tư vấn pháp luật 6 tháng cuối năm 2018 do LĐLĐ TPSG tổ chức ngày 7.12, nhiều cán bộ công đoàn ở các quận, huyện bày tỏ lo lắng cho các trường hợp công nhân khởi kiện đòi quyền lợi ở tòa, dù thắng kiện nhưng quyền lợi vẫn “treo”.
Bản tin Kinh Tế Nông Thôn kể: Cam Hà Giang vào siêu thị Hà Nội…
Hà Giang đã quy hoạch vùng trồng cam ổn định ở 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên với 2 loại, cam sành và cam Vinh. Hiện, một số đơn vị đã đưa cam vào siêu thị Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hà Giang có 9.000ha cây có múi. Theo đó, có 2 loại cam chủ lực là cam sành (chiếm 70%) và cam Vinh, bưởi các loại (30%). Hiện, cam Vinh đã vào vụ thu hoạch; cam sành chín vào dịp Tết, dự kiến, tháng 11 âm lịch trở đi bắt đầu xuất bán.
Báo Phụ Nữ VN kể về một hội thảo.
“Việc tạo điều kiện cho phụ nữ làm việc là đầu tư. Còn nếu trao quyền kinh tế cho phụ nữ là chiến lược thông minh. Thực tế, những doanh nghiệp có nữ tham gia ở cấp cao thì thấy doanh nghiệp đó phát triển tốt”, bà Elisa Fernandez Saenz nói.
Ngày 7/12, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp hỗ trợ các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ.
Theo nghiên cứu của McKinsey thực hiện năm 2015, phụ nữ đóng vai trò bình đẳng trong thị trường lao động, có thể giúp GDP hàng năm của toàn cầu tăng thêm tới 28.000 tỷ USD vào năm 2025. Các nghiên cứu hiện nay cũng chứng minh rằng, tính đa dạng về giới giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, cho thấy lợi ích cá nhân và lợi ích chung có thể song hành.
Bản tin Zing kể: TP.SG giảm học phí cho học sinh bậc THCS và mầm non…
Kể từ năm 2019, học sinh THCS và mầm non tại các trường công lập trên địa bàn TP.SG được giảm học phí. Mức giảm chia theo 2 nhóm (19 quận và 5 huyện).
Sáng 7/12, kỳ họp thứ 12 HĐND TP.SG khóa IX thảo luận và thông qua nghị quyết các tờ trình của UBND TPSG. Đáng chú ý, HĐND TP.SG đã thông qua tờ trình của UBND TP về điều chỉnh mức thu học phí cho học sinh bậc THCS và mầm non tại các trường công lập.
Báo Doanh Nghiệp VN kể rằng nhiều công ty Nhật đang đầu tư vào Miền Tây VN… Trong đó, Tập đoàn VN One đang kết hợp với các đối tác Việt Nam để phát triển các khu công nghiệp, xây dựng, phát triển đô thị và đang hướng đến địa bàn đầu tư trọng tâm là khu vực Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dư địa đầu tư ở khu vực này vẫn còn rất lớn, nhất là nhu cầu đầu tư về hạ tầng cơ sở, hạ tầng logistic. Cần Thơ hiện đã có cảng biển, sân bay. Nhà nước cũng đang đầu tư xây dựng đường cao tốc. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp, lúa gạo, cây trái, thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể căn cứ vào những đặc điểm này của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để nắm bắt các cơ hội hợp tác đầu tư với các đối tác Việt Nam.
Báo Đầu Tư kể chuyện Phú Quốc: Khu nghỉ dưỡng InterContinental Phuquoc Long Beach Resort đã vượt qua hàng loạt các đại diện đến từ các châu lục, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới để giành chiến thắng ở nhiều hạng mục danh giá là World’s Leading New Family Resort 2018 – Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu thế giới dành cho gia đình); World’s Leading New Luxury Resort 2018 – Khu nghỉ dưỡng mới sang trọng hàng đầu thế giới ); World’s Leading New MICE Resort 2018 – khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới dành cho khách MICE.
Báo Pháp Luật kể: Hàng Việt chinh phục thế giới, thất thế ở sân nhà…
Cá tra VN đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Năm 2018, dự kiến thu trên 2 tỉ USD giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này nhiều người Việt vẫn chưa mặn mà dùng cá tra…
Hạt điều xuất khẩu của VN cũng đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới nhưng ngay thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân lại chưa có chỗ đứng…
Bản tin Báo Pháp Luật ghi lời bà Ngô Thị Thức, Phó Chi cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), thừa nhận: Doanh nghiệp gặp khó khăn về giấy phép khi quay về thị trường trong nước là có thật. Nguyên nhân do xuất khẩu thì Bộ NN&PTNT quản lý nhưng nội địa lại do ngành y tế phụ trách… Việc phối hợp với nhau chưa chặt chẽ tạo sự chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệp.
https://vietbao.com/p121a288431/hoc-nghe-vuot-quyen-ca-phe-lao-dong-
Nhật Bản dừng cấp Visa
cho 5 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Toà Đại sứ Nhật Bản đã ra thông báo về một số công ty du học làm giả giấy tờ và có hành vi lừa gạt tại một số trường trung học phổ thông ở Hà Nội, những công ty này sẽ không được chấp nhận đại diện nộp hồ sơ xin visa.
Báo Tuổi Trẻ ngày 8 tháng 12 năm 2018 loan tin, từ ngày 1 tháng 12 năm 2018 đến ngày 31 tháng 5 năm 2019, 5 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam sẽ không được chấp nhận đại diện nộp hồ sơ xin visa. Các công ty này đều có trụ sở tại Hà Nội. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty du học đã có những hành vi không minh bạch trong việc cung cấp thông tin ứng viên như trình độ tiếng Nhật, năng lực chuyên môn hay khả năng tài chính; một số công ty khác còn có dấu hiệu đưa lao động sang Nhật trái phép núp bóng du học.
Trước đó, vào đầu tháng 11 năm 2018, Toà Đại sứ Nhật Bản đã ra thông báo về một số công ty du học làm giả giấy tờ và có hành vi lừa gạt tại một số trường trung học phổ thông ở Hà Nội.
Theo số liệu thống kê cấp visa của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, năm 2017 có khoảng 25,000 du học sinh Việt Nam được cấp visa sang Nhật, đứng thứ 2 trong số các quốc gia trên thế giới, chỉ sau Trung Cộng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nhat-ban-dung-cap-visa-cho-5-co-so-tu-van-du-hoc-cua-viet-nam/