Tin Việt Nam – 05/12/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 05/12/2018

Giải thưởng nhân quyền

cho hai tù chính trị và nhà hoạt động Việt Nam

Hai tù nhân chính trị Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trụ ở ở Hoa Kỳ trao giải năm 2018.

Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức Phi chính phủ, phát đi vào ngày 30 tháng 11 nêu rõ công trạng của ba người được vinh danh với giải thưởng nhân quyền năm nay.

Theo Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thì anh Hoàng Đức Bình là nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường và giúp dân khiếu kiện sau thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh gây nên.

Anh này bị tuyên án 14 năm tù tại phiên xử hôm ngày 6 tháng 2 năm nay với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’ và Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân’.

Bà Trần Thị Nga, mẹ của hai con nhỏ, hiện đang phải thụ án 9 năm tù tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà Trần Thị Nga từng là nạn nhân của nạn xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những nạn nhân khác, và rồi dấn thân tranh đấu vì quyền con người.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, từng là một phóng viên của một số báo Nhà nước nhưng trở thành blogger, nhà hoạt động xã hội. Cô tham gia những hoạt động gồm chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của các cuốn sách Kỹ Năng Báo Chí Căn Bản, Cẩm Nang Hoạt Động Xã Hội, cùng dịch sách “Từ Facebook Đến Xuống Đường”.

Tác phẩm gần đây nhất là “Chính Trị Bình Dân” xuất bản trên Amazon năm 2017 và vì cuốn sách này cô nhiều lần bị cơ quan an ninh đưa lên đồn làm việc.

Nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân bày tỏ cảm xúc ngại và buồn khi là một trong ba người được nhận giải Nhân quyền Việt Nam năm 2018 trong khi hai nhà hoạt động còn lại vẫn ở tù và cô khẳng định rằng “cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn!”

Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, không ai trong số những người có quan tâm đến tình hình đất nước nên vui vì theo cô “Khi chúng ta chúc mừng một người tù nhân lương tâm nào đó thoát khỏi nhà tù (nhỏ và lớn) ở Việt Nam để “đến bến bờ tự do”, khi chúng ta chúc mừng một người Việt Nam nhận được một giải thưởng nhân quyền nào đó, chúng ta đều nên hiểu rằng điều đó chỉ chứng tỏ đất nước này đang trải qua những năm tháng đen tối đến mức nào, và cái thực tế ấy chẳng có gì đáng mừng”.

Và cô khẳng định việc “…Trả tự do và trục xuất một số tù nhân lương tâm không phải là giải pháp chung. Mà giải pháp chung phải là làm sao để tất cả tù nhân lương tâm đều được giải thoát và Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa (cũng như không còn dân oan). Điều đó chỉ có thể có được với một thể chế mới, một chính quyền mới.

Vì thế, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, và tôi cần sự ủng hộ của tất cả các bạn – những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi.”.

Giải Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 2002 được trao tặng hàng năm. Cho đến nay đã có 42 cá nhân và 3 tổ chức có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam được nhận giải.

Theo Ban tổ chức, giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.

Theo ban tổ chức thì buổi lễ trao giải thưởng năm nay sẽ diễn ra tại thành phố Westminster, Quận Cam, Bang Califorina vào ngày 9 tháng 12 tới đây.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-human-rights-network-awards-two-political-prisoners-and-one-activist-12052018081657.html

 

Luật sư nhân quyền Võ An Đôn kiện việc bị tước thẻ

Luật sư Võ An Đôn, người bị tước thẻ hành nghề vì công khai lên tiếng cho nhân quyền vào ngày 4 tháng 12 nộp đơn khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long ra tòa án tỉnh Phú Yên nhằm yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại ngày 15/11 và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.

Nói với Đài Á Châu Tự Do vào tối 5/12, luật sư Võ An Đôn cho hay nếu căn cứ theo quy định của pháp luật thì ông thắng 100%.

“Hôm qua em có nộp đơn khởi kiện ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Tòa án tỉnh Phú Yên, theo quy định của pháp luật và các căn cứ thì em thắng 100%, nhưng theo thực tế cho thấy những vụ án hành chính 99% là thua kiện. Em biết 100% vụ em ra tòa sẽ bị thua kiện vì họ xử theo chỉ đạo chứ không phải theo pháp luật,”

Vị luật sư được mệnh danh là luật sư của người nghèo giải thích thêm rằng, dù biết kiện là thua nhưng ông làm như vậy để người dân thấy được sự thật của pháp luật Việt Nam và để Liên đoàn luật sư Việt Nam và các tỉnh, cũng như Bộ Tư pháp sẽ thận trọng hơn trong tương lai nếu muốn tước thẻ hành nghề luật sư của bất kỳ ai.

Hôm 26/11 năm ngoái, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Phú Yên có quyết định kỷ luật xóa tên Luật Võ An Đôn (Trưởng Văn phòng LS Võ An Đôn) ra khỏi danh sách Đoàn LS tỉnh Phú Yên.

Lý do kỷ luật được nêu ra là: ông Đôn đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt; nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và Luật sư Việt Nam.

Trong đơn kiện của mình, ông Đôn cũng nêu rõ, việc ông trả lời phỏng vấn báo đài và cá nhân ở nước ngoài là quyền tự do ngôn luận của công dân, được quy định tại điều 25 Hiến pháp nước CHSXHCN Việt Nam năm 2013 và Điều 19 công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà VN là thành viên của công ước này.

Luật sư Võ An Đôn được nhiều người biết đến qua sự việc đại diện bào chữa cho phía gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều trong vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người trong đồn Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Vì vụ việc này mà vào năm 2014, liên ngành Công an, Viện Kiểm sát và thành phố Tuy Hòa có công văn đề nghị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Đôn vì cho rằng trong quá trình tham gia tố tụng cho bị hại Ngô Thanh Kiều ông đã có nhiều lời lẽ xúc phạm đến các bị cáo đồng thời lãnh đạo của các cơ quan nội chính, tư pháp tại tỉnh Phú Yên.

Đề nghị này sau đó vấp phải chỉ trích của dư luận và chính quyền thành phố Tuy Hòa phải rút lại kiến nghị này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/disbarred-laywer-sues-the-ministry-of-justice-12052018083538.html

 

LS Đặng Đình Mạnh:

 “Ít luật sư bảo vệ cho bất đồng chính kiến”

Luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ với BBC về những nguy hiểm trong nghề khi ông bào chữa trong các vụ án chính trị.

Mới đây, luật sư Lê Công Định chia sẻ trên Faccebook cá nhân việc luật sư Đặng Đình Mạnh bị sách nhiễu, thậm chí bị đe dọa, sau khi tham gia vào các vụ bào chữa cho người bất đồng chính kiến.

Hơn 100 luật sư cùng ủng hộ Võ An Đôn

Hơn 100 luật sư cùng ủng hộ Võ An Đôn

Huỳnh Thục Vy bị án tù 2 năm 9 tháng

Trao đổi với BBC hôm 5/12 từ Sài Gòn, luật sư Đặng Đình Mạnh khẳng định việc ông ba lần gặp rắc rối, thậm chí nguy hiểm, là có thật.

Luật sư Đặng Đình Mạnh từng tham gia bào chữa nhiều vụ án chính trị như vụ Huỳnh Thục Vy, tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, nhà hoạt động Vũ Quang Thuận…

Ba lần ‘gặp nguy’

“Lần gần đây nhất là sau phiên tòa xử Huỳnh Thục Vy ở Đắk Lắk với tội danh xúc phạm quốc kỳ. Khi xe ô tô của tôi vừa chạy quá trạm thu phí Buôn Hồ khoảng vài km thì tôi bị cảnh sát giao thông chặn lại”, luật sư Mạnh thuật lại.

“Họ yêu cầu đưa giấy tờ xe nhưng tôi không đưa mà hỏi tôi bị dừng xe vì vi phạm gì. Họ nói tôi chạy xe lấn tuyến, gây tai nạn ở đâu đó rồi bỏ chạy.”

“Tôi nó xe tôi có camera hành trình, các anh có thể xem thì viên cảnh sát lấy điện thoại ra gọi đi đâu đó rồi nói: Có thể tai nạn xảy ra ở bên hông xe thì camera hành trình không thấy.”

“Tôi lại nói xe tôi có cả camera trước và sau xe, như vậy camera sau có thể thấy nạn nhân.”

“Nghe vậy, viên cảnh sát lại gọi điện đi đâu đó rồi nói “Nhầm, mời anh đi”, mà không buồn xem giấy tờ xe cũng như camera hành trình!”

‘Mặc thường phục và kẹp cổ tay’

Lần thứ hai xảy ra trước đó vài tháng, sau phiên xử phúc thẩm luật sư Nguyễn Văn Đài về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” hồi tháng 5/2018.

“Khi tôi vừa bước ra ngoài, đang đi bộ dọc theo lề đường gần tòa án thì một nhóm người mặc thường phục đi xe bốn chỗ chạy kề bên.”

“Một người mở cửa rồi lôi tôi vào trong xe. Họ dùng tay kẹp cổ tôi rất chặt khiến tôi bị ép chặt vào băng ghế.”

“Lúc đó tôi đang trên đường ra sân bay để về TP Hồ Chí Minh nên có mang theo một va li kéo và một cặp táp.”

“Họ mở cả va li và cặp táp thì thấy hồ sơ và laptop của tôi. Họ nói “chúng tôi cầm của anh mấy thứ này, xem xong sẽ trả lại. Nhưng từ đó đến nay tôi chưa hề nhận được những tài sản bị lấy mất. Họ mặc thường phục nên cũng không thể nói họ là ai, có phải là công an cài cắm hay không?”

Đạn chì bắn vào xe

“Lần thứ ba xảy ra hồi tháng 10/2018, khi chúng tôi gồm tôi, luật sư Nguyễn Văn Miếng và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc vào Biên Hòa để bào chữa cho những người biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng. Họ bị buộc tội gây rối trật tự công cộng.”

“Khi chúng tôi vừa ngồi vào xe thì nghe có tiếng nổ, nhìn qua cửa sổ thì thấy có một lỗ thủng và kính rạn dần, lan rộng quanh lỗ thủng đó.”

“Sau này tôi có nhờ một số anh em có nghiệp vụ xem xét thì họ nói nhiều khả năng chúng tôi bị bắn bằng đạn chì.”

‘Tác động đến người tranh đấu’

Bình luận về sự nguy hiểm của nghề luật sư nói chung và các sự việc xảy ra với luật sư Đặng Đình Mạnh gần đây, nhà báo Sương Quỳnh nói với BBC rằng bản thân bà từ lâu cũng đã chọn và đăng ký luật sư Mạnh bào chữa cho mình nếu có ngày bà phải ra tòa.

“Theo dõi nhiều vụ việc mà luật sư Mạnh tham gia bào chữa tôi biết đây là một luật sư có nhân cách và có tâm lòng với thân chủ của mình.”

“Luật sư phải là người bảo vệ công bằng, thay vì chỉ là một nghề kiếm tiền.”

Luật sư Đặng Đình Mạnh

“Luật sư Mạnh đã ký hợp đồng với những người bất đồng chính kiến với giá chi trả là một đồng.”

“Tôi khâm phục luật sư Mạnh. Có nhiều vụ án xử người yêu nước, án bỏ túi, lời bào chữa của luật sư Mạnh dù đầy đủ bằng chứng và các điều luật mà chính Việt Nam đã ban hành nhưng luật sư vẫn thua, người yêu nước vẫn ngồi tù.”

“Để giúp các thân chủ của mình, luật sư Mạnh đã viết lại các buổi xét xử hết sức trung thực trên trang cá nhân, truyền tải được tinh thần, lý lẽ xác đáng trước toà án bất công, nhưng cũng rất xúc cảm và đầy nhân văn. Nó sẽ gây tác động đến những người tranh đấu, khiến họ tự tin hơn khi có một luật sư như vậy bào chữa cho mình.”

Thế nhưng với luật sư Mạnh, do tính chất nguy hiểm của nghề nên số lượng luật sư nhận bào chữa cho người bất đồng chính kiến hoặc các vụ án chính trị thường ít.

“Ngoài ra còn có thể do họ ngại. Vì luật sư những vụ án chính trị thường không có được thiện cảm từ cơ quan chức năng, ví dụ từ công an,”

“Tôi từng bị an ninh mời, hỏi vì sao anh lại bào chữa cho vụ nọ vụ kia. Tôi còn bị an ninh địa phương điều tra, xem “anh có vấn đề gì ở địa phương hay không?”

‘Bào chữa vì lòng cảm phục’

“Tuy nhiên khi được bào chữa cho những người bất đồng chính kiến, tôi cảm thấy mình may mắn vì được làm việc với những con người dũng cảm, có lý tưởng, và nhiều người sau này sẽ trở thành các chứng nhân lịch sử,” luật sư Mạnh nói với BBC tờ Bangkok qua điện thoại.

“Tôi chấp nhận nguy hiểm vì lòng cảm phục dành cho họ. Có những thân chủ của tôi, dù tuổi đời rất trẻ, mới 20, như trong vụ việc ở Biên Hòa, hay lớn tuổi hơn, như ông Lê Đình Lượng, hoặc là nữ giới như Huỳnh Thục Vy, nhưng thái độ của họ rất rõ ràng, cương quyết. Họ cũng có ý thức chính trị rất rõ ràng.”

“Họ đã làm những việc rất quan trọng, phi thường, vượt lên trên quyền lợi cá nhân. Và nếu họ thành công, đó sẽ là thành công chung của xã hội, đất nước.”

“Trước tòa, họ rất mạnh mẽ, không e dè, sợ hãi. Viễn cảnh tù đày không khuất phục được ý chí của họ.”

Trước các vụ việc luật sư bị sách nhiễu, bị đe dọa, thậm chí bị xóa tên khỏi đoàn luật sư như trưởng hợp của luật sư Võ An Đôn và Phạm Công Út, luật sư Đặng Đình Mạnh nói những sự việc như vậy lẽ ra không nên xảy ra.

“Và để khắc phục những điều đáng tiếc này, cơ quan tư pháp phải là nơi bảo vệ các luật sư, nếu không muốn tạo ra các tiền lệ xấu, khiến giới luật sư càng ít người dám dấn thân vào con đường bào chữa cho những người bất đồng chính kiến.”

“Tôi chỉ mong rằng sẽ có thêm nhiều luật sư tham gia bào chữa cho những người bất đồng chính kiến. Nếu đội ngũ này đông dần lên, có thể sẽ tạo đà để giới luật không còn quá e dè, lo ngại nữa.”

“Luật sư phải là người bảo vệ công bằng, thay vì chỉ là một nghề kiếm tiền.”

‘Luật sư là nghề đang trỗi dậy’?

Trường hợp của luật sư Đặng Đình Mạnh được cho là bị ‘sách nhiễu’ chỉ được biết đến thông qua mạng xã hội.

Nhưng các vụ liên quan đến một số luật sư khác từng bào chữa các vụ án chính trị như Võ An Đôn và Phạm Công Út đều được đăng tải trên báo chính thống của nhà nước Việt Nam.

Tờ Nhân Dân hồi tháng Năm viết nhân vụ việc ông Đôn bị liên lạc Luật sư Phú Yên tước thẻ hành nghề, rằng ông đã “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.”

Tờ này cũng ho hay luật sư Đôn đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng “không thừa nhận sai phạm”.

Trong vụ việc luật sư Phạm Công Út bị Liên đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh kỷ luật, xóa tên , tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh nói ông “vi phạm quy tắc và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam” trong một “quan hệ tranh chấp” giữa ông Út và khách hàng.

Dù vậy, theo lời ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, “nghề luật sư là một nghề đang trỗi dậy” và “sẽ thăng hoa”.

“Đội ngũ luật sư Việt Nam đã và đang ngày càng trưởng thành trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng và cộng đồng xã hội. Nghề luật sư là một nghề đang trỗi dậy, sẽ thăng hoa cùng với sự thăng hoa của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế,” ông Thịnh được dẫn lời trên tờ Đảng Cộng sảntháng 2/2018.

Ông Thịnh cũng nói nếu có luật sư nào “tiếp tay cho tiêu cực, tham nhũng” thì sẽ bị “loại ra khỏi đội ngũ luật sư”.

Ngoài ra, ông Thịnh nói mục tiêu của Liên đoàn Luật sư là xây dựng một đội ngũ nghề nghiệp mạnh, “tạo lập được niềm tin tin vững chắc với Đảng, Nhà nước” và xã hội.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46450471

 

Hai vụ tát học sinh liên tiếp:

Sư phạm VN cần môn ‘ứng xử’

Trong khi vụ việc tát học sinh 231 cái ở Quảng Bình vẫn chưa kịp lắng xuống, thì mới đây nhất lại có thông tin một trường tiểu học ở Hà Nội cũng áp dụng hình phạt này.

Cụ thể là một học sinh lớp 2 tại Trường tiểu học Quang Trung bị phạt 50 cái, nhưng sau khi bị tát 20 lần thì em khóc lớn nên cô giáo cho dừng lại.

Vụ việc lại gây thêm bức xúc cho dư luận về tình trạng giáo viên bạo hành học sinh.

Đánh giá vụ việc tát học sinh 231 cái ở trường THCS Duy Ninh tại Quảng Bình, thầy giáo nổi tiếng tố cáo tiêu cực giáo dục Đỗ Việt Khoa đề nghị rằng để giải quyết tình trạng bạo hành học sinh, thì ngành giáo dục Việt Nam cần có các môn “ứng xử”.

Vụ tát học sinh, theo ý kiến của ông Khoa là “vụ việc rất lớn của ngành giáo dục Việt Nam”.

Pháp: Gia đình ‘đánh chết bé vì không làm bài’

‘Sẽ xử lý’ vụ cô giáo phạt ‘tát hội đồng’

Tát học trò 231 cái: Quảng Bình khởi tố vụ án

Nguyên nhân từ sự ác tâm?

Theo ông Khoa, có ba nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên.

“Thứ nhất là nói chung giáo viên chúng tôi chịu nhiều áp lực thi đua từ nhà trường và từ cả gia đình học sinh khiến cho nhiều người không kiểm soát được bản thân, trở nên bực bội về trút lên các em học sinh”.

Thứ hai, là “bản chất một số người có ác tâm. Người hiền lành tốt tính thì không thể để cho các học sinh tát nhau 230 cái được. Tôi cho rằng giáo viên này có biểu hiện của sự ác tâm”.

Và cuối cùng, ông cho rằng “người Việt nói chung có nhược điểm là hay lạm dụng quyền lực, gây ra một sự tha hóa. Thầy cô trên lớp coi mình có quyền lực rất lớn, bắt nạt cả phụ huynh, đánh học sinh bằng đòn roi, khủng bố tinh thần với những lời nói cay nghiệt.”

Thầy giáo Khoa cho biết tình trạng bạo hành học sinh này đã xảy ra từ lâu, “từ hồi tôi còn đi học đã có cảnh giáo viên đánh mắng học sinh” nhưng nhờ có công nghệ điện thoại, Internet nên các vụ việc này nhanh chóng bị phát hiện hơn.

Theo ông Khoa cần phải tuyên truyền, đồng thời xử phạt những người vi phạm nghiêm trọng để răn đe và có các quy định bằng văn bản.

“Cũng cần khuyến khích học sinh tự bảo vệ mình, tự bảo vệ bạn trước các hành vi bạo lực học đường. Và phải thay đổi quan niệm tư duy ‘thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi’.”

“Chúng ta nên dạy học sinh bằng sự yêu thương, nhân bản nhất chứ không phải bằng bạo hành”.

Cần đào tạo ứng xử trong sư phạm?

Xét về giải pháp mang tính hệ thống, ông Khoa cho rằng cần phải có bộ môn ứng xử trong các trường sư phạm để dạy cho các giáo viên tương lai cách ứng xử và các quy phạm pháp luật, và tùy từng tình huống cư xử cho khôn khéo.

“Không thì giờ cứ mỗi người một kiểu. Người thì ghi sổ đầu bài, người thì bắt chép phạt, người thì nặng nề hơn là đánh đập học sinh, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, và quyền trẻ em.”

Còn xét trong vụ việc cụ thể này, thì theo ông Khoa, thì “chỉ nên đình chỉ công tác một năm, hạ bậc lương và sau đó xem xét lại.”

“Truy tố, khởi tố thì cũng có thể nhưng có nặng quá không? Nó không phù hợp lắm với văn hóa phương Đông, cần có sự khoan dung độ lượng.”

Cụ thể vụ việc

Vụ việc tát học sinh 231 cái đã gây ra nhiều sự phẫn nộ trong dư luận trong tuần qua. Hôm 19/11, một học sinh lớp 6 bị cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy phạt bị bạn học tát 230 cái vì “nói tục”.

Quá bức xúc, học sinh nam này buột miệng nói “Em ghét cô” và bị cô Thủy tát.

Em học sinh sau đó nhập viện và bị chuẩn đoán bị thương phần mềm, khó khăn trong việc mở miệng và ăn uống. Tinh thần em cũng hoảng loạn, sợ hãi đến trường.

Sau đó, báo chí trong nước còn phát hiện ra bà Thủy đã thực hiện hình phạt này với ít nhất bảy học sinh khác trong lớp, với tổng số cú tát lên đến khoảng 900 cú tát.

Hôm 25/11, bà Thủy thừa nhận việc tiến hành hình phạt này lấy lý do áp lực thành tích của nhà nước và vì lớp bà chủ nhiệm là lớp cá biệt với các học sinh bướng bỉnh.

Hôm 26/11, Công an huyện Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, làm rõ hành vi Hành hạ người khác của bà Thủy.

Đến hôm 28/11, bà Thủy nhập viện vì bị “hoảng loạn tinh thần, sức khỏe kiệt quệ”, theo báo Zing. Trước đó bà đã bị nhà trường đình chỉ 15 ngày.

Tuy nhiên vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết khi hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh tiến hành cuộc khảo sát với 23 học sinh có mặt hôm đó, với các câu hỏi như:

“Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?” “Khi bị tát bạn N. có khóc không?” “Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không?”

Câu hỏi gây thêm nhiều bức xúc trong dư luận, vì các em bị yêu cầu trả lời khảo sát mà không có sự giám sát của phụ huynh.

Cụ thể luật sư Lê Văn Luân cho rằng cần phải khởi tố thêm. Ông cho rằng việc ban giám hiệu trường thực hiện hành vi “lấy lời khai và cưỡng buộc học sinh khai gian dối” là đủ dấu hiệu hai hai tội cưỡng ép khai bác và cung cấp tài liệu sai sự thật.

Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Luân

Cuối Facebook tin bởi Luân

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46452864

 

Lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị:

Sân khấu mới, vở diễn cũ?

Trung Khang, RFA

Một vở kịch diễn lại?

Hội nghị Trung ương lần thứ 9 sắp diễn ra và một công tác chính được cho biết là tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương và thường trực cấp ủy các cấp… Đây là một dấu hiệu tốt hay chỉ là một vở kịch diễn lại?

Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ chính trị trong một Hội nghị trung ương.

Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương lần này, được thực hiện theo quy định số 262-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội…

Về hình thức tôi nghĩ cũng như thế thôi, tức là không đưa ra mục tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Mà lại đưa ra mục tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, tức là ba cái là tín nhiệm cả.
-Nhà báo Trương Duy Nhất

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về việc này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết:

“Cũng từ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, Ban chấp hành trung ương cũng có chủ trương lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư… Thông qua việc lấy phiếu này, Ban chấp hành trung ương cũng sẽ có cơ sở để đánh giá các thành viên bộ chính trị và ban bí thư, để rồi có cái xem xét quyết định quy hoạch nhiệm kỳ tới.”

Ông Lê Văn Cuông cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ chính trị lần này, cũng sẽ tương tự như việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Theo ông, đây là quy định chung của Việt Nam cho đến thời điểm này, tức là Trung ương hay Quốc hội cũng đều lấy phiếu giống nhau, với ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Tại cuộc gặp cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 24 tháng 11 năm 2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho cử tri biết sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư… Tuy nhiên, theo ông Trọng, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải để truy trách nhiệm!? Ông Trọng cho rằng chỉ căn cứ vào phiếu tín nhiệm mà thay thế cán bộ thì chưa chuẩn xác, mà chủ yếu để răn đe, ngăn ngừa, giáo dục…

Từ Đà Nẵng, Nhà báo Trương Duy Nhất, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:

“Theo như ông Trọng tổng bí thư tuyên bố, thì trung ương đảng sẽ lấy phiếu tính nhiệm của các ủy viên bộ chính trị. Tôi nghĩ không biết hình thức lấy phiếu tín nhiệm như thế nào, chứ nếu giống như lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội thì sẽ không có tác động gì cả. Bởi cái thứ nhất, về hình thức tôi nghĩ cũng như thế thôi, tức là không đưa ra mục tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Mà lại đưa ra mục tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tức là ba cái là tín nhiệm cả. Thứ nhì, đối với đối tượng có điểm số tín nhiệm yếu nhất, thì tôi thấy nó chẳng tác động gì đến sự cố gắng, để xử lý họ hay tạo cho họ sự phấn đấu cả.”

Không tác động gì nhiều?

Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra ví dụ vào cuối năm 2013, khi đó lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, thì lần đó người có số phiếu tín nhiệm thấp nhất là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên với số phiếu tín nhiệm thấp nhưng ông Dũng vẫn là thủ tướng. Ông nói tiếp:

“Tức là không có một tác động gì cả do bỏ phiếu tín nhiệm. Và sau này ông Dũng cũng trị vì từ 2013 đến 2016 ông mới nghỉ. Và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua ở Quốc hội cũng thế, người đội sổ có phiếu tín nhiệm thấp nhất, bê bết nhất là ông Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Nhưng người ta cũng không coi những cái đó để đánh giá ông Phùng Xuân Nhạ. Thậm chí trong buổi làm việc với Bộ giáo dục, ông Nguyễn Phú Trọng còn nói chưa có bao giờ sự nghiệp giáo dục tốt như bây giờ.”

Trong chế độ độc tài cộng sản họ muốn làm gì cũng làm được hết, họ muốn làm gì thì mọi cái họ sẽ giải thích theo đấy, dư luận, rồi đài, các tờ báo sẽ nói theo ý đấy. Cho nên mọi cái chỉ là hình thức, chứ bản chất không hề thay đổi.

-Bác sĩ Đinh Đức Long

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, một Trung tá quân đội đã từ bỏ đảng, hiện sống tại Sài Gòn, thì về hình thức, việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị ở Hội nghị Trung Ương là như nhau. Ông cho rằng Quốc hội thì hơn 90% là đảng viên, còn Hội nghị trung ương cũng là đảng viên, cho nên về cơ bản cũng là những con người ấy, nên ông nghĩ không có gì khác nhau về bản chất. Tuy nhiên ông Đinh Đức Long nói tiếp:

“Tôi nghĩ trong chế độ độc tài cộng sản này, họ muốn làm gì chả được, có thể họ nói một đường họ làm một nẻo. Như ông Đinh La Thăng đấy, tín nhiệm rất cao, nhưng khi cần kỷ luật khai trừ khỏi đảng, bỏ tù thì họ vẫn làm được, vẫn đúng quy trình, vẫn đúng pháp luật. Cho nên những cái vấn đề chỉ là hình thức, trong chế độ độc tài cộng sản họ muốn làm gì cũng làm được hết, họ muốn làm gì thì mọi cái họ sẽ giải thích theo đấy, dư luận, rồi đài, các tờ báo sẽ nói theo ý đấy. Cho nên mọi cái chỉ là hình thức, chứ bản chất không hề thay đổi.”

Cùng quan điểm với Bác sĩ Đinh Đức Long, Nhà báo Trương Duy Nhất cũng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên bộ chính trị thì cũng chỉ là hình thức giống như các cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội, chứ không tác động gì nhiều. Ông đưa ra nhận định:

“Quốc hội còn như thế huống gì trong đảng, trong Quốc hội thì hơn 90% là đảng viên rồi nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ người ngoài đảng, mà người ta còn cả nể bỏ phiếu như thế, huống hồ trong đảng bỏ phiếu cho nhau. Bây giờ trong đảng, các ủy viên trung ương lẫn nhau, có ông nào dám bỏ phiếu cho các ủy viên bộ chính trị, tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội là tin nhiệm thấp không? Như thế là chết ngay, mệt ngay với mấy ổng. Tôi nghĩ đó là hình thức chủ nghĩa thôi chứ không có tác động gì cả.”

Nhà báo Trương Duy Nhất kết luận, đánh giá qua việc lấy phiếu tín nhiệm là vô nghĩa, nó như hình thức cho vui chứ nó không tác động thực sự gì đối với việc đánh giá chất lượng cán bộ đảng viên theo yêu cầu của bộ máy.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-9-meeting-of-the-central-committee-will-rating-members-12042018184127.html

 

Vingroup vươn ra nhiều lĩnh vực,

lộng giả thành chân?

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông, không những các kênh chính thống của nhà nước mà còn của mạng xã hội, nhất là từ khi công ty này tuyên bố sản xuất xe hơi tại Việt Nam.

Từ một công ty chuyên sản xuất mì ăn liền ở Ukraine, Vingroup phát triển hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau: sản xuất xe hơi, mở một xưởng sản xuất điện thoại di động thông minh tại Hải Phòng, rồi một trường Đại học tại Hà Nội.

Chỉ trích đầu tiên được đưa ra đối với dự án sản xuất xe hơi tên gọi là Vinfast của Vingroup là dự án này nhập động cơ đã lỗi thời từ công ty BMW của Đức.

Việt Nam mua cái dây chuyền sản xuất và lắp ráp xe BMW X5 là đời cũ chỉ đạt tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu là Euro 5 thôi. Vậy nếu sản xuất thì không thể bán được ở châu Âu.
-Nhà báo Lê Trung Khoa.

Một người tự xưng là làm việc lâu năm trong ngành xe hơi tại Nhật Bản có nick Facebook là Tony Pham, viết trên một trang blog có nhiều thông tin về tài chính là blog Phương Thơ (được cho là của một chuyên gia ngành ngân hàng Mỹ là bà Betsy Grasek), rằng động cơ xe của Vinfast là một tập hợp những sửa chữa không đồng bộ, và việc đưa ra sản xuất chỉ một thời gian ngắn sau khi vẽ kiểu xe là một sự phiêu lưu nhiều nguy hiểm.

Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời Báo tiếng Việt tại Berlin cho biết về vụ mua bán động cơ xe của Vingroup với hãng BMW, trích dẫn nguồn từ báo chí Đức:

Việt Nam mua cái dây chuyền sản xuất và lắp ráp xe BMW X5 là đời cũ chỉ đạt tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu là Euro 5 thôi. Vậy nếu sản xuất thì không thể bán được ở châu Âu.”

Một chỉ trích nữa đối với Vinfast là từ một tác giả viết trên Facebook là Quang Hữu Minh, cho rằng những quảng cáo về sản phẩm của Vinfast là không minh bạch, có thể dẫn đến những khuất tất về tài chính.

Chúng tôi không liên lạc được với Vingroup để xác nhận những thông tin này.

Tuy vậy một chuyên viên kinh tế người Việt hiện sống ở Na Uy là Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ lại cho rằng việc sản xuất xe hơi của Vingroup là một việc tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

Điều này tùy thuộc vào việc Vinfast muốn sản xuất cái gì. Bước đầu họ có thể nhập dây chuyền và sản xuất theo thiết kế của họ. Rồi từ từ, với bộ phận nghiên cứu của mình họ cải tiến và thay thếĐó là một cách mà tôi nghĩ họ có thể làm được hiện nay.”

Bình luận về việc sản xuất điện thoại di động của Vingroup, ông Vũ đưa ra một trường hợp đã thành công là công ty nổi tiếng Apple, khi khởi nghiệp đã dựa trên những phát minh và sáng chế của quân đội Mỹ, các trường Đại học Mỹ.

Bình luận về loại động cơ không còn phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu mà Vinfast nhập về từ Đức, Tiến sĩ Vũ nói tiếp:

Vấn đề là nếu nó không phù hợp với châu Âu, nhưng vẫn phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam thì vẫn tốt. Vì ta không thể đòi hỏi tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như châu Âu được vì như vậy vô tình bóp chết doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, chính phủ có thể dựa vào các tiêu chuẩn môi trường để nâng đỡ các doanh nghiệp.”

Không thấy những thông tin về tiêu chuẩn môi trường của động cơ Vinfast và tiêu chuẩn Việt Nam được báo chí Việt Nam bàn tới.

Ngành sản xuất xe hơi đã được một số công ty như Toyota, Ford,… đưa vào sản xuất tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn chưa phải là một quốc gia có ngành sản xuất xe hơi phát triển. Một trong những cản trở được các nhà kinh tế nói đến từ nhiều năm nay là Việt Nam không có một ngành công nghiệp hổ trợ để sản xuất linh kiện xe.

Ta không thể đòi hỏi tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như châu Âu được vì như vậy vô tình bóp chết doanh nghiệp Việt Nam.

-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.

Trả lời câu hỏi là liệu điều này có cản trở dự án xe hơi của Vinfast hay không, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội trả lời rằng:

Tôi nghĩ rằng cái đó cần phải có thời gian, không thể mong đợi một sớm một chiều họ có thể làm được. Nhưng với những nổ lực ban đầu của Vinfast thì tôi thấy rất đáng khích lệ, tôi hy vọng là họ sẽ vượt qua những khó khăn ban đầu để đạt những hiệu quả tích cực.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đánh giá cao hướng phát triển của Vingroup, từ kinh doanh bất động sản sang đa ngành là sản xuất xe hơi, điện thoại, xây dựng bệnh viện và trường đại học.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho ý kiến về con đường về lâu dài mà tập đoàn Vingroup cần theo đuổi.

Về lâu dài họ cần phải có một đội ngũ nghiên cứu để phát triển sản phẩm, đó là cái cách mà các nước đi trước đã thành công. Họ có thể mở trường đại học để phát triển đội ngũ nhân sự của họ.”

Thông tin về trường đại học do Vingroup thành lập hiện nay rất ít ỏi, ngoại trừ việc công bố khánh thành tòa nhà của trường này. Hai chuyên viên hiểu biết về ngành giáo dục Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc cũng không có thông tin gì.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, thì nếu theo những thông tin hiện có chính thức về Vingroup là đúng, nếu họ thực sự bước vào ngành sản xuất xe hơi, điện thoại di động,… thì là điều đáng hoan nghênh vì tạo công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai là tạo sự phát triển về chất xám và công nghệ tập trung hơn.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vingroup-critics-applauded-12042018121247.html

 

Xã hội đen cho vay nặng lãi

phát triển mạnh tại thành phố HCM

Từ năm 2014, trung bình mỗi ngày công an thành phố HCM xử lý 1 vụ đòi nợ tín dụng đen nhưng sau 4 năm phải xử lý 4 vụ/ngày, khiến người dân bất an và việc quản lý càng trở nên phức tạp vì tính chất vụ việc ngày càng nghiêm trọng thậm chí xảy ra án mạng.

Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu như vừa nêu của thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc công an thành phố HCM tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra vào sáng 5/12.

Theo thiếu tướng Phan Anh Minh, hiện công an thành phố đã thống kê được 873 người được cho là hoạt động cho vay với lãi suất trái pháp luật. Trong đó có hơn 2/3 là người ở các tỉnh phía Bắc và rất đông các đối tượng đang bị điều tra và truy nã.

Tướng Minh cho rằng, do các đối tượng cho vay nặng lãi không có chỗ ở cố định, chủ yếu thuê nhà nên việc xử lý rất khó khăn, nhẹ nhất là xâm phạm chỗ ở, nặng hơn là cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản và nặng nhất là dẫn đến giết người.

Ngoài ra, thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay nặng lãi phát triển mạnh tại thành phố là do luật quy định xử phạt còn chồng chéo nên dẫn đến khó xử lý các đối tượng này. Đồng thời, ông cũng cho biết thực ra vi phạm này không phải lớn nhưng vấn đề là hệ quả nó gây ra.

Để ngăn chặn tình trạng này, thiếu tướng Minh khẳng định cần sửa đồng bộ các quy định và trách nhiệm cũng như hành vi của các nhóm tội phạm này trong bộ luật hình sự, luật hành chính… và từ đó ngành công an mới có đủ cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm này.

Ủy ban nhân dân thành phố cũng vừa có kiến nghị với Bộ Tài chính đề nghị cho chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ này vào danh mục ngành nghề cấm hoạt động.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/black-society-thrives-sharply-in-hcmc-12052018101007.html

 

Viễn Ảnh 2019

Nguyễn Xuân Nghĩa

Chúng ta đang đi hết năm 2018 có quá nhiều biến động trên trường quốc tế. Qua năm 2019 thì tình hình sẽ ra sao, mục Diễn đàn Kinh tế tìm một dự báo cho năm tới, với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tạm lắng được 90 ngày được dư luận quốc tế gọi là “hưu chiến”, nhưng liệu đôi bên có thể vượt qua nhiều mâu thuẫn hay không? Và vì chúng ta đang bước vào cuối năm 2018 nên Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho những dự báo về năm 2019 sắp tới đây.

Dự báo về năm 2019

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Về cuộc “hưu chiến” trong trận thương chiến Mỹ-Hoa đã khởi sự từ đầu năm nay, tôi không lạc quan như đa số các thị trường tài chính.

– Trước hết, nói về bối cảnh thì kể từ khi Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các quốc gia Tây phương đều thấy rằng xứ này không cải cách cơ chế để có quy chế kinh tế thị trường trong vòng 15 năm như cam kết và nhờ vậy mà chiếm được lợi thế cạnh tranh khi giao dịch mua bán với thiên hạ.

Viễn ảnh 2019 là tình trạng tranh chấp gay go hơn giữa hai cường quốc kinh tế trên hai bờ Thái Bình Dương.

-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Bị thiệt hại nhiều nhất trong cạnh tranh thương mại vì nhập siêu quá nặng với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã nhiều lần nêu vấn đề cho tới khi ông Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống vào cuối năm 2016 thì cho nghiên cứu lại quan hệ với Trung Quốc và lần lượt nêu vấn đề với Bắc Kinh qua ba đợt tăng thuế nhập khẩu. Lần thứ tư là kỳ này, qua việc tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% trên một lượng hàng hóa trị giá khoảng 217 tỷ đô là do Trung Quốc bán vào Mỹ kể từ đẩu năm tới. Nhân thượng đỉnh vừa qua tại Bueno Aires của xứ Argentina, lãnh đạo hai nước đồng ý tạm hoãn các biện pháp trừng phạt thương mại trong 90 ngày để đôi bên sẽ thương thuyết lại. Nhưng tôi không tin là trong kỳ hạn ba tháng này mà hai nước sẽ giải tỏa được các mâu thuẫn chồng chất được 90 ngày được dư luận quốc tế gọi là “hưu chiến”, nhưng liệu đôi bên có thể vượt qua nhiều mâu thuẫn hay không? Và vì chúng ta đang bước vào cuối năm 2018 nên Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho những dự báo về năm 2019 sắp từ lâu.

Nguyên Lam: Vì sao ông nghĩ như vậy khi mà các thị trường tài chính thế giới đều tỏ vẻ vui mừng và tăng giá trong ngày Thứ Hai sau quyết định hưu chiến của lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc vào tối Thứ Bảy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Các thị trường có thể phản ứng với tin thời sự ngắn hạn, chứ việc trì hoãn để đàm phán trong 90 ngày sẽ khó đạt kết quả. Tôi thấy ra ba lý do giải thích sự kiện này. Thứ nhất là khác biệt trong cách đôi bên trình bày và diễn giải kết quả thảo luận trong bữa ăn tối giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng bí thư Tập Cận Bình, với tám nhân vật trong nội các của mỗi người. Ông Trump còn có phát biểu lạc quan hơn thông báo chính thức của Phủ Tổng thống Mỹ, trong khi phía Bắc Kinh cũng trình bày sự kiện này như một thắng lợi của phái đoàn Trung Quốc mà chẳng nói gì về chi tiết như phía Hoa Kỳ đã báo cáo. Điều ấy cho thấy hai bên đều muốn trấn an dư luận ở nhà và tự chuẩn bị cho các đợt đàm phán sắp tới. Lý do thứ hai là ngay từ đầu, phía Hoa Kỳ đã khiếu nại về  nhiều chuyện chứ không riêng gì về việc buôn bán thiếu công bằng giữa đôi bên.

– Một cách cụ thể thì Chính quyền Donald Trump còn giàng yếu tố an ninh vào kinh tế và nêu ra bốn vấn đề là Bắc Kinh có chính sách 1/ ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ hay thuật lý, technology; 2/ không tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để tiện bề ăn cắp; 3/ đặt ra nhiều rào cản ngoài thuế quan để gây khó cho doanh nghiệp Mỹ; và 4 / có hoạt động tình báo trên không gian điện toán “cyberspace”, mà tôi xin gọi là “không gian điện não” vì ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta. Lý do hoài nghi thứ ba thuộc phạm vi rộng lớn hơn chứ không thu hẹp vào lĩnh vực thương mại, đó là phía Hoa Kỳ muốn Trung Quốc thay đổi cách hành xử với các nước, cụ thể là không được uy hiếp Đài Loan và bành trướng ảnh hưởng quân sự xuống vùng biển Đông Nam Á và gây trở ngại cho quyền tự do lưu thông ngoài biển. Cũng vì vậy mà viễn ảnh 2019 là tình trạng tranh chấp gay go hơn giữa hai cường quốc kinh tế trên hai bờ Thái Bình Dương.

Nguyên Lam: Chúng ta bước qua phần hai của chương trình kỳ này là những dự báo về tình hình 2019. Ông thấy ra những gì là đáng quan tâm nhất vào năm tới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Đầu tiên là với Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ tăng sức ép về thương mại, đầu tư và nói chung là kinh tế để bảo vệ quyền lợi và an ninh của nước Mỹ. Cũng với Bắc Kinh, cả Hành pháp lẫn Quốc hội Hoa Kỳ sẽ có một sự thống nhất hiếm hoi là bảo vệ sự tồn tại của Đài Loan lẫn quyền tự do lưu thông ngoài vùng biển Đông Nam Á. Thứ ba là Hoa Kỳ đã khẳng định từ cuối năm ngoái và nhiều lần nhắc lại trong năm nay về những thách đố chiến lược phát sinh từ Liên bang Nga và Trung Quốc, cho nên trong năm tới ba cường quốc này sẽ lao vào một cuộc thi đua võ trang có thể lên tới lĩnh vực không gian và điện não.

– Vì yếu tố thực chất là an ninh mà kinh tế chỉ là một diện không duy nhất, Hoa Kỳ tiếp tục tranh thủ các bạn hàng và đồng minh chiến lược như Âu Châu, Nhật Bản, Úc, Canada, Nam Hàn và Đài Loan lẫn Ấn Độ để dựng lên rào cản chung cho các hoạt động đầu tư của Bắc Kinh, nhất là trong các lĩnh vực tiên tiến là trí tuệ nhân tạo và mạng công nghệ 5G. Do đó, Bắc Kinh sẽ có phản ứng để thu hẹp khoảng cách trong các lĩnh vực chiến lược là không gian, là ráp chế vi mạch bán dẫn và gia tăng mối lo cho các doanh nghiệp thuộc loại “cao kỹ” hay hi-tech của các nước. Hậu quả chung là năm 2019 có nhiều rủi ro cho các doang nghiệp khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn hay đảo lộn, với những vụ kiện cáo bất tận về tác quyền.

Dự báo về kinh tế 2019

Nguyên Lam: Riêng về lĩnh vực kinh tế thì tình hình năm tới sẽ ra sao, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Năm ngoái, tôi có dự báo mà sai rằng cuối năm 2018 này, kinh tế thế giới có thể bị suy trầm nhẹ vì hiệu ứng từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều ấy chưa xảy ra, nhưng vẫn có thể trong một viễn ảnh xa hơn, là vào năm 2020, với những hậu quả còn nghiêm trọng hơn vụ Tổng Suy Trầm 2008-2009. Tình hình năm 2019 có thể tiên báo điều ấy cho nên chúng ta rất cần theo dõi.

Nguyên Lam: Trên cơ sở nào mà ông đưa ra những dự đoán ảm đạm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Có bốn năm lý do cho kịch bản u ám này. Thứ nhất, trận thương chiến Mỹ-Hoa khiến cơ chế hòa giải của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO có thể bị tê liệt nên khó khăn thương mại càng dễ lan vào kinh tế. Thứ hai, kinh tế Trung Quốc bị đình đọng sẽ lãnh thêm hậu quả bất lợi của thương chiến, bất lợi vì kinh tế xứ này cần bán hơn là kinh tế Hoa Kỳ. Thứ ba, khối kinh tế Âu Châu sẽ ảm đạm ám hơn vì khó khăn nội bộ, từ  nước Ý, nước Đức cho tới Pháp với vụ khủng hoảng chính trị vừa bùng nổ từ phong trào “Áo Vàng”, chưa kể tới một rủi ro khác là Quốc hội Anh không phê chuẩn Hiệp ước ly khai hay “Brexit” do Vương quốc Anh thống nhất vừa hoàn tất với Liên Âu.

Nguy cơ bất nguy ổn vẫn là viễn ảnh 2019 cho toàn khu vực Đông Nam Á và việc Bắc Kinh đang tìm cách mua chuộc Philippines có thể là một kinh nghiệm mà các quốc gia Đông Nam Á cần theo dõi trong năm tới.

-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Thứ tư, ta chẳng thề quên nhiều khó khăn của các nền kinh tế đang phát triển, nhất là các nước đã vay quá nhiều bằng Mỹ kim khi đô la lên giá, nội tệ mất giá mà còn bị nguy cơ lạm phát và bất ổn chính trị trong nội bộ khiến chính quyền rất khó chống đỡ. Sau cùng, chúng ta đang thấy một trường hợp hy hữu là các nền kinh tế lớn nhất, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, thậm chí một số quốc gia Âu Châu đều mắc nợ quá nhiều nên khó ứng phó với kịch bản suy trầm toàn cầu. Đã vậy, ta còn thấy nạn bất công xã hội lan rộng trong nhiều nước nên khi nền kinh tế sa sút thì bất ổn kinh tế dễ đưa tới khủng hoảng chính trị. Trong hoàn cảnh mới là các nước buôn bán với nhau nhiều hơn trước qua các ngả hàng không, thủy vận và trên không gian Internet, thì bất ổn từ nền kinh tế này rất dễ lan qua xứ khác theo nguyên lý cộng hưởng.

Nguyên Lam: Thưa ông, riêng về khu vực Á Châu Thái Bình Dương thì tình hình sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trong khu vực Á Châu Thái Bình Dươg, mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chi phối các nước nằm ở giữa. Giữa hai nước thì Trung Quốc có nhiều vấn đề hơn cả vì vừa muốn cải cách cơ chế và san bằng những dị biệt bên trong vừa cải thiện tình trạng hủy hoại môi sinh mà nay các tỉnh ở miền Đông giàu có nhất lại bị thiệt hại nhất vì trận thương chiến xuất phát từ Hoa Kỳ. Bắc Kinh có thể tìm ảnh hưởng khác từ kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ nhằm gia tăng sức đầu tư ra ngoài mà chưa chắc đã thuyết phục được các nước.

– Yếu tố thứ hai nên chú ý là nền kinh tế có sản lượng thứ ba sau Mỹ và Tầu là Nhật Bản. Thủ tướng Nhật là Shinzo Abe sẽ nhận thêm một nhiệm kỳ nữa cho tới năm 2021 nên sẽ ra sức phục hưng nước Nhật, với hy vọng tăng thuế để quân bình ngân sách mà không làm kinh tế bị suy trầm. Đối ngoại, Nhật Bản tiếp tục tranh thủ bạn hàng với Hiệp ước Đối Tác Toàn Diện Xuyên Thái Bình Dương vừa được ký kết và còn mong Hoa Kỳ sẽ đổi ý mà trở lại tham gia trong ý hướng ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Quốc. Ít ai chú ý rằng Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc, mới là quốc gia tài trợ nhiều nhất cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở của các nước Đông Nam Á, và nhiều nhất là cho Việt Nam.

Viễn ảnh 2019 cho Đông Nam Á

Nguyên Lam: Câu hỏi sau cùng là hoàn cảnh của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thưa ông viễn ảnh 2019 cho Đông Nam Á là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hoàn cảnh của các nước Đông Nam Á là nằm giữa các thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất mà cũng là các đối thủ về an ninh trong luồng giao lưu và chuyển vận ngoài biển Đông. Các quốc gia này đều phải cân nhắc giữa yếu tố ưu tiên là kinh tế với mối nguy về quân sự khi được cả Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và thậm chí Ấn Độ chiêu dụ. Nhưng nói chung nguy cơ bất ổn vẫn là viễn ảnh 2019 cho toàn khu vực này và việc Bắc Kinh đang tìm cách mua chuộc Philippines có thể là một kinh nghiệm mà họ cần theo dõi trong năm tới. Việt Nam rất nên tìn hiểu động thái sắp tới giữa Manila và Washington để tìm ra giải pháp cho mình, trong khi vẫn phải tìm ra cơ hội có lợi cho lâu dài khi thương chiến Mỹ-Hoa sẽ còn gia tăng cường độ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài dự báo kỳ này, và xin hẹn quý thính giả vào tuần sau.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/the-2019-perspectives-12042018134616.html

 

Giám đốc Facebook Việt Nam thông báo rời vị trí này

Giám đốc Faceook Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang, vào ngày 5 tháng 12 xác nhận đến cuối năm nay sẽ rời khỏi chức vụ này.

Truyền thông trong nước loan tin dẫn lý do bà này từ chức chỉ sau 9 tháng đảm nhận chức vụ giám đốc Facebook Việt Nam là để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và một vài ý tưởng mới.

Trên trang Facebook cá nhân, bà Lê Diệp Kiều Trang nêu ra rằng thời gian làm việc ở Facebook Việt Nam là một chặng đường thú vị, được học hỏi, được xây dựng và dẫn dắt bộ phận kinh doanh của Facebook tại Việt Nam.

Tuy nhiên mạng Zing.com dẫn nguồn tin riêng là trong thời gian làm việc tại Facebook, bà Lê Diệp Kiều Trang gặp một số vấn đề nội bộ nhân sự.

Bà Lê Diệp Kiều Trang được chính thức nhận chức giám đốc Facebook Việt Nam từ ngày 20 tháng 3 năm 2018. Bà làm việc tại trụ sở Facebook ở Singapore.

Thời điểm giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang rời chức vụ vào cuối năm nay trùng với mốc thời gian Luật An Ninh Mạng bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam; tức đầu năm 2019.

Luật An Ninh Mạng của Việt Nam bị cho là phiên bản của Trung Quốc và là công cụ nhằm bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt của người dân. Một trong những quan ngại về Luật An Ninh Mạng mà Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 là qui định phải cung cấp thông tin cá nhân cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Bên cạnh đó là qui định về máy chủ lưu trữ dữ liệu thông tin cá nhân đặt tại Việt Nam…

Vào những ngày 9, 10 và 11 tháng 6 vừa qua, nhiều người dân xuống đường biểu tình phản đối dự Luật An Ninh Mạng và dự luật Khu Hành chánh- Kinh tế đặc biệt vì những quan ngại đối với hai dự luật này.

Quốc hội Việt Nam hoãn thông qua dự luật Khu Hành chánh-Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn- Bắc Vân Phong và Phú Quốc; thế nhưng lại thông qua dự Luật An Ninh Mạng.

Chính phủ Hà Nội có nhiều cuộc làm việc với đại diện Facebook và Google; sau đó thông báo có yêu cầu hai tập đoàn này gỡ bỏ một số nội dung bị cho là nói xấu đảng, nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, mạng ITCNews loan tin tính đến hết tháng 6 năm nay, Google gỡ bỏ 6700 trên tổng số 7800 video clips đăng trên Youtube. Có 6 kênh Youtube bị chặn hoàn toàn.

Facebook tiến hành chặn và gỡ bỏ gần 1000 trên tổng số 5500 đường link mà theo ITCNews là ‘có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam’.

Vào đầu tháng 9 vừa qua, lực lượng chức năng Việt Nam tiến hành bắt một số Facebooker và sau đó đưa ra xét xử rồi tuyên án tù. Bốn người phải lãnh án tại Cần Thơ gồm Nguyễn Hồng Nguyên (Facebook Bồ Công Anh), Trương Đình Khang (Facebook Hồ Mai Chi), Đoàn Khánh Vinh Quang, và Bùi Mạnh Đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-facebook-director-to-resign-12052018111518.html

 

Phạm Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu Việt Nam

không có khao khát dân chủ và tự do

Kính Hòa RFA

Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền hàng năm cho ba người là blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, và nhà đấu tranh vì quyền lao động Trần Thị Nga.

Nhân dịp này blogger Đoan Trang trao đổi với đài RFA về những vấn đề xung quanh giải thưởng này cũng như phong trào nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Đoan Trang: Khi nhận giải này tôi hơi bối rối, vì không nghĩ rằng mình đã làm cái gì để nhận được giải này. Nhất là tôi nhận giải này với hai người nữa là nhà hoạt động môi trường và nhân quyền Hoàng Bình, nhà hoạt động cho quyền lao động Trần Thị Nga. Cả hai người vẫn đang ngồi tù với mức án rất nặng. Tôi thấy mình chưa làm được gì cả, và cảm thấy buồn nữa, thương cho chị Nga và anh Hoàng Bình.

Kính Hòa: Chị viết trên Facebook rằng việc nhận giải nhân quyền mà cứ kéo dài thì đó là một điều đáng buồn, chị có thể giải thích rõ hơn?

Đoan Trang: Tôi nghĩ rằng một đất nước nào mà công dân nhận những giải Nobel về kinh tế, vật lý, hóa học,… thì có thể tự hào, nhưng mà Nobel hòa bình thì lại dễ gây tranh cãi, hoặc đặt ra vấn đề về nền dân chủ của nước đó. Thì giải thưởng nhân quyền này của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cũng tương tự. Chừng nào mà còn có người nhận giải nhân quyền thì nó chứng tỏ rằng đất nước đó, nền chính trị của đất nước đó, còn có rất nhiều vấn đề, còn vi phạm nhân quyền. Hễ còn vi phạm nhân quyền thì còn có người nhận giải về nhân quyền.

Kính Hòa: Giải thưởng này được một tổ chức có trụ sở ở California trao tặng hàng năm. Chị nghĩ gì về sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại đối với phong trào nhân quyền trong nước?

Đoan Trang: Việc mà họ trao giải hàng năm, nếu tôi nhớ không lầm là từ năm 2002, đến nay đã gần 20 năm, chứng tỏ họ luôn sát cánh với những người hoạt động trong nước. Họ theo dõi tình hình nhân quyền trong nước, theo dõi sự hoạt động của những người hoạt động nhân quyền trong nước. Đó là một sự khích lệ tin thần rất lớn với những người hoạt động.

Tôi rất cảm ơn Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Tôi luôn nhấn mạnh là những người trong nước đấu tranh là khó khăn vất vả. Những người Việt ở nước ngoài đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam cũng là một hoạt động đáng quý. Thật sự cũng khó khăn cũng có cản trở, và rất đáng được tri ân.

Những người Việt Nam ở trong nước đấu tranh vì dân chủ trong một nền chính trị tệ hại như thế này là một việc đương nhiên. Nhưng đối với người Việt ở nước ngoài thì chẳng có lý do gì để quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam cả. Họ có thể hưởng một cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về môi trường, và còn đầy đủ về tinh thần nữa, không có lý do gì để quan tâm tới một đất nước xa vời vợi và còn chìm ngập trong lắm vấn đề phức tạp. Nhưng mà họ vẫn quan tâm, theo dõi mà còn đặt ra một giải thưởng nữa, để hổ trợ, khích lệ tinh thần những người trong nước.

Kính Hòa: Tù nhân lương tâm liên tục bị tống xuất ra nước ngoài. Chị thấy chính sách đó của Việt Nam có hiệu quả hay không?

Những người Việt Nam ở nước ngoài có thể hưởng một cuộc sống tốt đẹp mà không cần quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam, thế mà họ vẫn quan tâm. Đó là một điều đáng để tri ân.
-Phạm Đoan Trang.

Đoan Trang: Đó là một chính sách mang rất nhiều lợi ích cho họ. Tôi vẫn hay viết và nói ra thế này: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước buôn dân. Cấp trên hay cấp dưới đều buôn cả.

Cấp trên thì đổi tù nhân lương tâm để lấy những điều lợi về kinh tế, với cộng đồng quốc tế. Như là một hiệp định với EU hay một hiệp định với Mỹ.

Cấp dưới thì bắt những tù nhân lương tâm, những người hoạt động dân chủ để được lên lon, lên lương.

Tù nhân lương tâm ngày càng trở nên một món hàng rất là hời cho nhà cầm quyền này ở các cấp.

Không có lý do gì để họ không làm điều ấy cả. Bắt thì họ chẳng thiệt gì, thả thì được tiếng tôn trọng nhân quyền với các đối tác phương Tây. Tôi nghĩ là việc bắt người rồi trục xuất sẽ còn dài dài, chừng nào chính thể này còn tồn tại.

Kính Hòa: Nó có làm ảnh hưởng đến hoạt động cho quyền dân sự, cho nhân quyền trong nước không?

Đoan Trang: Đối với cá nhân tôi thì nó không ảnh hưởng gì lắm. Xưa nay tôi vẫn làm những công việc đó. Có ai bên cạnh giúp hay không thì tôi vẫn làm. Còn đối với phong trào thì tôi nghĩ là cũng có, vì người ta nghĩ rằng những gương mặt nổi bật đại diện cho phong trào, ít nhất về mặt hình ảnh, không còn nữa thì còn ai? Có thể nhiều người sẽ nghĩ như vậy.

Kính Hòa: Gần đây có trường hợp chị Lê Thu Hà, bị trục xuất sang Đức, rồi lại trở về Việt Nam, lại bị trục xuất. Cũng có những ý kiến bàn tán về việc này. Chị nghĩ sao?

Đoan Trang: Khi biết chuyện đó tôi rất lo lắng và thương cho Hà. Tôi nghĩ là tôi hiểu tâm trạng của Hà. Một phụ nữ trẻ, đấu tranh là vì cái chung, cho dân chủ cho Việt Nam, bị bắt giam hai năm rưỡi, trong phòng tạm giam chắc là ba đến sáu mét vuông một người, như là cái cũi. Ngày này qua ngày khác, không có bất kỳ một thông tin nào từ bên ngoài vào, chưa kể điều kiện vật chất thì vô cùng tồi tệ. Một phụ nữ rất lãng mạn, yêu thơ văn, rất yêu nước,… sống như vậy trong vòng hai năm rưỡi. Đó là một địa ngục trần gian. Hà chưa có một ngày nào gặp lại gia đình cả. Đùng một cái rời nhà tù đến một đất nước xa lạ, mùa đông rất lạnh lẽo.

Những điều đó đủ cho chúng ta cảm thấy xót xa cho Hà.

Khi Hà về Việt Nam tôi rất lo lắng không biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ làm gì với Hà. Dù sao thì khi họ trục xuất thì sai pháp luật, nhưng rất là may vì nếu không họ lại bắt nữa thì lại còn khổ cho Hà.

Việc đó làm tôi thật sự áy náy, mình không làm gì được và cũng sẽ không làm gì được cho Hà.

Kính Hòa: Giải nhân quyền lần này có ba người, thì anh Hoàng Bình là về hoạt động môi trường, chị Nga về quyền lao động, chị có nghĩ rằng nếu hoạt động vì môi trường và quyền lao động ra khỏi cái từ nhân quyền mà những người cộng sản rất sợ, thì có dễ hơn không?

Đoan Trang: Nói chung những khái niệm như dân chủ, nhân quyền, tự do, đều kiên kỵ với người cộng sản, họ không thích. Đấu tranh nói chung hay là tách ra với những quyền môi trường, hay những quyền nghe rất vô hại như là quyền của người thiểu số chẳng hạn, quyền lao động… nghe có vể nhân văn không mang tính chính trị, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì cả. Cộng sản đã ghét rồi thì họ đàn áp thẳng tay, đừng tưởng đấu tranh vì môi trường mà họ không đàn áp. Không hề!

Kính Hòa: Có hai việc, thứ nhất là hiệp định thương mại với châu Âu có bắt Việt Nam cho phép lập nghiệp đoàn lao động độc lập, thứ hai là những vụ bê bối về môi trường như Formosa, hay Vĩnh Tân đã gây những xáo trộn xã hội lớn. Chị có nghĩ rằng tới đây nhà nước Việt Nam sẽ nới ta trong các vấn đề lao động và môi trường, vì rõ ràng nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính họ?

Đoan Trang: Có một điều tôi rất nghi ngờ là sự thay đổi suy nghĩ của những người cộng sản, để họ có tầm nhìn dài hạn hơn, vì dân vì nước hơn. Tôi không tin.

Những người cộng sản lúc nào cũng sợ mất quyền và tiền. Thứ hai là họ không có tầm nhìn xa như thế. Chúng ta có thể nói với họ là môi trường và nhân quyền mà tốt thì mọi người đều có lợi, nhưng họ sẽ không tin và họ không quan tâm. Họ thấy cái gì trong ngắn hạn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ là họ phải dập, phải đàn áp.

Đặc biệt nhà nước công an trị có một cái tư tưởng là phải tiêu diệt tổ chức phản động từ trong trứng nước. Tức là bất cứ khi nào người dân có sự tu tập, kết nối với nhau mà họ không kiểm soát được, hay nói theo từ cộng sản là không có sự quản lý và định hướng của nhà nước, thì cứ phải diệt, diệt ngay lập tức.

Cho nên là công đoàn, môi trường, hay quyền giáo dục, quyền ý tế… tất cả những cái đó chẳng có nghĩ gì với họ cả.

Tôi không tin là họ có thiện chí nào cho sự thay đổi.

Kính Hòa: Việt Nam cải cách kinh tế từ năm 1986, đã hơn 30 năm rồi. Có những ý tưởng cho rằng cải cách kinh tế sẽ dẫn đến chính trị, nhưng có vẻ chúng ta đang chứng kiến một chuyện ngược lại, khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đây nói sự suy thoái về chính trị còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế. Chị nghĩ khi nào thì cải cách chính trị đến với Việt Nam?

Đoan Trang: Tôi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc cung cấp cho thế giới hai ví dụ cho việc cải cách kinh tế không nhất thiết dẫn đến cải cách chính trị. Huống chi là Việt Nam cũng chẳng tự do về kinh tế. Việt Nam chưa bao giờ tự do về kinh tế cả.

Cho nên tôi không thấy lý do gì mà những chuyện 32 năm qua sẽ dẫn đến cải cách chính trị. Tôi chẳng thấy dấu hiệu nhượng bộ nào từ nhà cầm quyền cả.

Kính Hòa: Cho tự do kinh tế một chút xíu, nhưng vẫn nắm chặt về chính trị, thì việc này chị có cho là nó cũng có nguồn gốc từ truyền thống Á Đông, những xã hội Việt Nam Trung Quốc đều theo Khổng giáo vốn có truyền thống độc tài đàn áp từ lâu rồi, chị có thấy vậy không?

Bất cứ khi nào người dân có sự tu tập, kết nối với nhau mà họ không kiểm soát được, hay nói theo từ cộng sản là không có sự quản lý và định hướng của nhà nước, thì cứ phải diệt, diệt ngay lập tức.
-Phạm Đoan Trang.

Đoan Trang: Tôi cho rằng ở những đất nước mà thay đổi kinh tế dẫn đến chính trị, thì do là thay đổi kinh tế dẫn đến thịnh vượng hơn, hình thành tầng lớp trung lưu, một tầng lớp có đòi hỏi mạnh mẽ nhất về cải cách chính trị.

Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc thì cho thấy ngược lại. Tầng lớp trung lưu có hình thành thì nó cũng chẳng dẫn đến cải cách chính trị. Ho không có nhu cầu cải cách chính trị.

Trước hết là quyền lợi của họ gắn chặt với nhà cầm quyền.

Ở Việt Nam, những công ty lớn, những đại gia, tất cả những thành công của họ đều xuất phát từ quan hệ với nhà cầm quyền. Đều là sân sau, cửa sau của nhà cầm quyền. Không có sự thành đạ nào xuất phát từ sáng kiến, từ đổi mới từ tài năng kinh doanh cả.

Điểm thứ hai là đúng như anh nói, dường như cái não trạng của người Việt Nam có ảnh hưởng từ Khổng giáo. Giới trung lưu Việt Nam họ không có khát vọng về dân chủ. Còn thượng lưu ở Việt Nam thì không có nghĩa là tinh hoa. Đại gia của Việt Nam thì có nghĩa là ăn bò Kobe, hay là đi mua giường,… Tầng lớp “tinh hoa” ở Việt Nam, xin lỗi phải dùng từ là xôi thịt, không có tầm văn hóa để dẫn dắt xã hội.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/doan-trang-middle-class-no-need-democracy-12052018111504.html

 

Tại sao ‘Sao Đỏ lên chốt giữ vùng Tây Bắc’?

Phạm Chí Dũng

Khoảng thời gian cuối tháng Mười Một năm 2018 đã chứng kiến một hiện tượng lạ: một trong những lần thật hiếm hoi, vài tờ báo nhà nước ở Việt Nam công khai hoạt động “Trung đoàn 921 về Yên Bái: Su-22 đoàn KQ Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc” – theo Soha.vn.

Chủ ý ‘làm lộ bí mật nhà nước’?

Theo bản tin còn hơn cả đặc biệt trên, toàn bộ lực lượng máy bay Su-22, phi công, thợ máy và vũ khí, trang bị của Trung đoàn 921 đã chuyển sân từ Nội Bài về Yên Bái làm nhiệm vụ canh trời Tây Bắc của Tổ quốc. Sân bay Yên Bái trước đây là căn cứ của Trung đoàn không quân 931 (nay đã giải thể) sử dụng tiêm kích MiG-21. Để đón các máy bay Su-22 của Trung đoàn không quân 921, sân bay Yên Bái đã được đầu tư lớn để nâng cấp, kéo dài đường băng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ đơn vị đóng quân lâu dài…

Vì sao báo chí nhà nước lại dám công bố sự kiện trên khi việc bố trí lực lượng quân sự và các kế hoạch chuyển quân, dù vào thời bình, vẫn thuộc loại bí mật quân sự và được xếp trong danh mục bảo vệ bí mật của Bộ Quốc phòng? Vì sao những tờ báo này lại không sợ bị truy tố vì ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’?

Việc công bố trên càng trở nên lạ lùng khi từ trước tới nay trên mặt báo chí nhà nước cực kỳ hiếm thông tin chuyển quân loại này, dù đôi khi mạng xã hội đã phát hiện vài dấu hiệu và biểu hiện cho thấy có những cuộc vận chuyển khí tài quân sự từ Bắc và Nam hoặc theo chiều ngược lại.

Khách quan mà xét, có thể cho rằng cuộc chuyển quân của đoàn không quân Sao Đỏ là hết sức bình thường và bản tin của Soha.vn cũng là chẳng có gì đặc biệt, nếu không vướng vào yếu tố… Trung Quốc.

Hiện tượng trên lại có nét khá tương đồng với một sự kiện khác xảy ra vào năm 2016, chỉ có điều mãi cho đến nay vẫn chưa hề được Bộ Quốc phòng Việt Nam hay bất kỳ tờ báo nhà nước nào công bố.

Tên lửa và dầu khí

Để đối chọi với những quả tên lửa mà Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, quân đội Việt Nam đã âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa vào năm 2016. Nhưng điều lạ lùng là tin tức về chuyện Việt Nam “can đảm” mang tên lửa ra Trường Sa không phải được công bố bởi Bộ Quốc Phòng của viên tướng được một số người xem là “quan văn” – ông Ngô Xuân Lịch, mà lại được tiết lộ vào tháng Tám năm 2016 bởi hãng tin Anh Reuters, dẫn nguồn từ một “thông tin tình báo,” cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa.

Bản tin của Reuters dẫn rằng Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đã nói với Reuters tại Singapore hồi tháng Sáu năm 2016 rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như thế tại Trường Sa, nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào. Nguyên văn lời nói của tướng Vịnh là: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”. Đây là một khẩu khí “lạ” của tướng Vịnh. Trước đây chưa từng xuất hiện những ngôn từ này nơi viên tướng bị coi là rất thiếu minh bạch về quan điểm đối ngoại.

Việc Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa nằm trong bầu không khí quan hệ Việt – Trung có phần căng thẳng, Trung Quốc liên tiếp xua tàu hải giám và tàu cá vào Biển Đông để gây hấn và bắn giết ngư dân Việt. Cũng khi đó, những mỏ dầu khí mà Việt Nam dự kiến khai thác như Cá Rồng Đỏ (liên doanh với Công ty Repsol của Tây Ban Nha) và Lan Đỏ (liên doanh với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga) đều bị Trung Quốc đặt vào tầm ngắm và chuẩn bị đe dọa. Sang năm 2017, Repsol đã chính thức thất thủ và phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ bởi có đến vài trăm tàu Trung Quốc bao vây mỏ dầu khí này. Thậm chí hải quân Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam khai thác Cá Rồng Đỏ.

Năm 2018, Việt Nam lại âm thầm định cùng Repsol khai thác Cá Rồng Đỏ. Nhưng một lần nữa, kế hoạch này lại thất bại thê thảm bởi ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc.

Cho tới nay, toàn bộ các mỏ Cá Rồng Đỏ, Lan Đỏ và kể cả mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi đều đang bị đình hoãn khai thác.

Những biểu hiện về ‘chiến tranh dầu khí’ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông là ngày càng rõ ràng. Nhưng liệu còn những dấu hiệu và tín hiệu nào khác về một cuộc xung đột quân sự trên đất liền trong tương lai không xa?

Một chỉ dấu tiền chiến tranh?

Cho tới hôm nay, bản tin “Trung đoàn 921 về Yên Bái: Su-22 đoàn KQ Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc” của trang Soha.vn đã tồn tại được nhiều ngày, trong khi rất nhiều trường hợp báo nhà nước phải gỡ những bài ‘nhạy cảm’ chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải trên mạng do lệnh miệng của Ban Tuyên giáo trung ương – một thứ vòng kim cô tư tưởng như một đặc thù không thể thiếu của ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam.

Do vậy, chỉ có thể cho rằng bản tin trên của Soha.vn được bật đèn xanh của không chỉ ban Tuyên giáo trung ương mà còn cả từ cấp cao hơn – Bộ Quốc phòng, Thường trực ban bí thư và thậm chí cả bí thư quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng.

Rất có thể, mối quan hệ ‘mười sáu chữ vàng’ Việt – Trung và cả vài cuộc giao lưu quốc phòng vừa diễn ra giữa quân đội ‘hai nước anh em xã hội chủ nghĩa’ đã chỉ có ý nghĩa như một bức tranh che đậy cái vùng phía sau của nó đang đen dần, như một cơn giông tố đang hình thành và lừ lừ trùm lên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, nhất là vùng Tây Bắc – nơi mà “đoàn không quân Sao Đỏ anh hùng” vừa được chuyển đến để ‘làm nhiệm vụ canh trời Tây Bắc của Tổ quốc’.

Cũng rất có thể, Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng quân ủy trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng – bằng chỉ đạo cho công khai cuộc chuyển quân của đoàn không quân Sao Đỏ lên vùng Tây Bắc – đang muốn lặp lại chiến thuật ‘răn đe Trung Quốc’ khi Việt Nam mời cả một hàng không mẫu hạm của quân đội Hoa Kỳ – USS Carl Vinson – đến ‘giao lưu quân sự’ tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba năm 2018.

Nói về Không quân Việt Nam, không thể không nhắc tới Trung đoàn 921 – Đoàn không quân Sao Đỏ, anh cả của lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam với những chiến công lẫy lừng, khiến những phi công sừng sỏ của Không quân và Không quân hải quân Mỹ phải khiếp sợ và nể phục” – Soha.vn kết thúc bản tin.

Chỉ có điều cho tới nay Bộ Quốc phòng và báo chí nhà nước Việt vẫn tuyệt đối câm lặng về vụ có đến hai chiếc Su-22 và một máy bay CASA của không quân Việt Nam bị ‘rơi’ vào giữa năm 2016. Quá nhiều bí ẩn của vụ việc này vẫn được cố thủ trong ngăn kéo. Nhưng nhiều thông tin ngoài lề cho biết thủ phạm bắn rơi Su-22 của Việt Nam, không phải ai khác, chính là “bạn vàng” Trung Quốc.

Chưa kể một chiếc Su khác – có được từ tiền đóng thuế của hàng triệu dân Việt – bị rơi thật – tức tự rơi mà chẳng bị kẻ nào bắn phá – vào tháng Bảy năm 2018 tại Nghệ An, mà chỉ có thể kết luận rằng trình độ lái máy bay, điều hành bay và có thể cả khả năng tác chiến trên không của không quân Việt Nam là ‘trên cả tuyệt vời’.

https://www.voatiengviet.com/a/tai-sao-sao-do-len-chot-vung-tay-bac/4686688.html