Tin Việt Nam – 24/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 24/11/2018

Huỳnh Tấn Vinh:

‘Sơn Trà là miếng mồi ngon’

Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, người vừa bị Đảng CS xóa tên, nói với BBC rằng bán đảo Sơn Trà là miếng mồi ngon luôn có nguy cơ bị các nhóm lợi ích xâu xé.

“Tôi khá ngạc nhiên vì sao họ lại công khai thông tin này cho báo chí, và vào thời điểm này,” ông Nguyễn Thế Vinh nói với BBC hôm 22/11 về cảm giác của ông khi chính quyền Đà Nẵng công bố xóa tên ông khỏi danh sách Đảng viên Cộng sản Việt Nam.

‘Toàn dân’ bị chặn lối ra biển ở Đà Nẵng?

Paul Schuler nói về hiện tượng Nguyễn Bá Thanh

‘Ai thay ông Bá Thanh sẽ bị bẻ nanh’

Đảng CS cảnh cáo chủ tịch Đà Nẵng

“Tôi đã bỏ sinh hoạt đảng từ bốn năm nay. Có nhiều trường hợp người ta bỏ sinh hoạt đảng nhiều năm và xóa tên là việc bình thường trong nội bộ của Đảng, đâu nhất thiết phải đưa lên công luận?”

“Tôi không thấy thật vọng hay tức giận gì, vì tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Khi không còn sinh hoạt nữa thì nên bỏ tên trong tổ chức đó.”

Thông tin này được truyền thông Việt Nam đăng tải rộng rãi hôm 21/11.

Bị đe dọa vì bảo vệ Sơn Trà?

“Nếu việc này liên quan đến việc tôi bảo vệ bán đảo Sơn Trà thì tôi cho rằng nó không được hay cho lắm,” ông Sơn nói từ Đà Nẵng.

Về lý do bỏ đảng, ông Vinh nói bán đảo Sơn Trà là một phần của “những gì trong thực tế xảy ra không còn phù hợp với lý tưởng” mà ông từng phấn đấu, hi sinh để đi theo.

Ông Vinh cũng cho rằng dư luận đặt câu hỏi lý do đảng xóa tên ông liệu có liên quan đến việc ông bảo vệ Sơn Trà là do ông đã làm việc này nhiều năm nay và cũng gặp không ít sức ép.

“Vào cuối những năm 2016, đầu 2017, là một người dân sống ở Đà Nẵng, làm công tác du lịch, tôi nghĩ rằng cần phải gìn giữ bán đảo Sơn Trà như một tài sản thiên nhiên quý giá để hấp dẫn du khách, để Đà Nẵng phát triển bền vững.”

“Tôi rất ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy rằng chính quyền đã có một quy hoạch để phá vỡ bán đảo Sơn Trà bằng cách phá rừng để bê tông hóa với quy mô gần hết bán đảo.”

“Do đó tôi cùng cộng đồng ở Đà Nẵng, Việt Nam và quốc tế lên án việc này. Từ đó, chính phủ đã xem lại dự án, cho dừng quy hoạch để điều tra việc phá rừng, giao đất cho doanh nghiệp”.

“Thanh tra chính phủ đang làm việc đó. Từ đó đến nay bán đảo Sơn Trà đã tạm thời được bảo vệ.”

“Tôi nghĩ rằng nếu vào tháng 3/2017, cộng đồng không lên tiếng kịp thời thì năm 2018 Sơn Trà đã tan hoang.”

“Chính vì thế mà tôi bị đe dọa và gây sức ép từ nhiều cấp độ ở khác nhau. Từ việc họ đe dọa, gây sức ép lên tôi để tôi dừng công cuộc bảo vệ đó, đến hăm dọa ba mẹ, vợ con tôi.”

“Các mối nguy hiểm với gia đình nay đã giảm đi rồi. Nhưng những sức ép khác như từ các phía khác nhau thì vẫn còn.”

“Dù vậy, với sức ép nào thì việc bảo vệ bán đảo Sơn Trà luôn luôn là tiếng gọi với tôi và cộng đồng và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh.”

“Sơn Trà là một nơi hoang dã chỉ cách thành phố Đà Nẵng 15 phút chạy xe. Không có nơi nào trên thế giới mà ngay cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy Sơn Trà mỗi ngày.”

“Đó sẽ luôn luôn là miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư, những người muốn ăn xổi ở thì, muốn hái ra tiền ngay, bất chấp việc phá hủy môi trường hay thế hệ tương lai sẽ như thế nào. Nên đó luôn luôn là thách thức cho những người bảo vệ môi trường,” ông Huỳnh Tấn Vinh nói với BBC.

“Mong cộng đồng, những người yêu tự nhiên hãy lên tiếng bảo vệ Sơn Trà cho đất nước.”

‘Làm ồn ào để hạ uy tín’?

Bình luận về sự việc của ông Huỳnh Tấn Vinh, nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông “cũng lấy làm lạ” với hành xử của chính quyền Đà Nẵng.

“Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi vì sao thành phố Đà Nẵng lại làm ồn lên như vậy trong khi ông Vĩnh đã tự ra khỏi đảng từ hơn bốn năm nay rồi?

“Nhiều anh em báo chí bạn tôi là đảng viên khi nghỉ hưu cũng nghỉ sinh hoạt đảng ở các tổ hưu địa phương, tổ chức đảng cũng nghiễm nhiên coi họ không phải là thành viên nữa thì đây đâu phải là việc công bố ồn ào đâu?”

“Yêu cầu xóa một điều đã không còn nữa là điều vớ vẩn”.

“Có vấn đề gì đối với cá nhân ông Vinh hay không? Hay là do ông ấy đã lên tiếng quá dữ dội, và được coi là thủ lĩnh trong vấn đề bảo vệ voọc chà và bán đảo Sơn Trà thời gian qua. Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi có phải đó là lý do khiến người ta không ưa ông Vinh nên làm ồn ào để hạ uy tín của ông?”

“Việc tự ra khỏi Đảng không phải là cá biệt. Theo tính toán của tôi, có tới hàng vạn người ra khỏi đảng trong vài năm qua.”

Liên quan đến việc ông Huỳnh Tấn Vinh bị Đảng CS xóa tên xảy ra chỉ ít sau khi Đảng tuyên bố xóa tên GS Chu Hảo, ông Nhất nói:

“Có lẽ đó là một chủ trương của đảng, mà lâu nay Trung ương đảng thường gọi ám chỉ là thành cho thành phần “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

“Đã qua giai đoạn mà ý chí của những người cầm quyền trong đảng cho những người đó mặc nhiên ra đi một cách nhẹ nhàng. Nay họ muốn trừng phạt để răn đe những thành viên còn lại trong tổ chức của họ.”

“Biện pháp răn đe này theo tôi có hiệu quả. Vì với những ai chán đảng rồi, tự ra khỏi đảng rồi thì họ chả làm sao. Nhưng với những quan chức còn trong hệ thống thì vì cái ghế, vì chức quyền đang có được thì họ phải sợ. Vì tổ chức chỉ chớm đặt vấn đề này với họ thì coi như đường tiến thân của họ không còn.”

Bị xóa tên khỏi Đảng Cộng sản

Truyền thông Việt Nam đăng tin rộng rãi việc ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng bị xóa tên khỏi Đảng CSVN hôm 21/11.

Theo đó, Quận ủy Hải Châu (TP Đà Nẵng) đã chỉ đạo Ban Tổ chức Quận ủy phối hợp với các cơ quan chức tiến hành làm quy trình để xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh.

Ông Vinh được cho là đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng từ năm 2014.

Theo Điều lệ Đảng CSVN, đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng, thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.

Ông Huỳnh Tấn Vinh từng bị đề nghị xử lý năm 2017 vì có những phát biểu thiếu chính xác liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Theo đó, ông Vinh được cho là đã nói quy hoạch Sơn Trà vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo…

Sau đó Bộ Văn hoá thu hồi văn bản này với lý do có một số nội dung “chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm”.

Năm 2017, ông Vinh từng gửi tâm thư đến thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét về bản Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46313125

 

Đại sứ Nhật gửi thư cho nhà cầm quyền CSVN

Tại các cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo chính phủ Nhật Bản và CSVN, viên chức Nhật đã nhiều lần yêu cầu chính quyền CSVN trả nợ số tiền 100 triệu Mỹ kim cho nhà thầu Nhật thực hiện tuyến đường giao thông Metro số 1, nhưng phía chính quyền CSVN đã  ỳ ra không chịu trả.

Ngày 22 tháng 11, báo Thanh Niên loan tin, đại sứ Nhật Bản vừa có thư gửi lên lãnh đạo chính quyền CSVN, và lãnh đạo CS địa phương tại Saigon cho biết, nếu đến cuối tháng 12, nhà thầu Nhật không được nhận được tiền nợ thì họ sẽ ngừng thực hiện công trình Metro số 1.

Đại sứ Umeda Kunio Nhật cho biết, dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên được triển khai thực hiện bằng vốn vay của Nhật Bản từ năm 2007. Việc chậm phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh dự án của nhà cầm quyền CSVN khiến dự án chưa được phân bổ ngân sách từ tháng 10 năm 2017. Ông Umeda Kunio đề nghị nhà cầm quyền CS tại Sài Gòn báo cáo bộ chính trị và uỷ ban thường vụ quốc hội sớm phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh phân bổ ngân sách cho dự án.

Lý do mà nhà cầm quyền cộng sản đưa ra khi chậm thanh toán tiền cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn Nhật số tiền 100 triệu Mỹ Kim là do có nhiều “vướng mắc.”

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/dai-su-nhat-gui-thu-cho-nha-cam-quyen-csvn/

 

‘Sẽ xử lý’ vụ cô giáo phạt ‘tát hội đồng’

Một thứ trưởng Bộ giáo dục nói lãnh đạo Bộ yêu cầu xử l‎ý vụ cô giáo phạt tát một học sinh tới mức nhập viện.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng dù bất kỳ nguyên nhân là gì thì việc cô giáo phạt học sinh với hình phạt tát là sai và hoàn toàn không chấp nhận được và rằng nhà trường phải xem xét và xử lý thật nghiêm.

Tin cho hay vào hôm 19/11, giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy, dạy toán và công nghệ của lớp 6.2 do nghi một học sinh nói tục trong giờ học đã cho cả lớp tát học sinh này.

Được biết em học sinh này bị tát 231 cái (23 học sinh mỗi người tát 10 cái) và người tát cái cuối cùng là cô giáo Thủy.

Mẹ của học sinh bị tát phát hiện con mình hai bên má bị thâm tím và được con kể về vụ việc.

“Sau trận đòn “man rợ” từ bạn và cô giáo của mình, em N. mặt mũi tím sưng, không nói được nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hai má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. Đến sáng 24-11, N. đã ra viện nhưng chưa trở lại trường học vì tâm lý không ổn định,” báo Người Lao động viết.

Bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, được dẫn lời nói về sự chậm trễ trong xử lý vụ việc cũng như thiếu sự quan tâm đối với em học sinh bị tát và hứa sẽ xử lý nghiêm vụ việc.

Tuy nhiên bà Phạm Thị Lệ Anh “xin báo chí đừng lên tiếng” bởi trường “sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II”, theo Soha.

Truyền thông trong nước cho hay chiều 24/11, Sở GD-ĐT Quảng Bình cũng họp để xem xét sự việc trên cơ sở giải trình của những người liên quan.

Được biết thời dạy tại một trường khác trước khi về Trường THCS Duy Ninh, cô Thủy cũng có cách “giáo dục mạnh tay”.

Bộ Giáo dục Đào tạo hồi tháng 5/2018 ban hành một chỉ thị về việc tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo.

Chỉ thị này qui định tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động với những trường hợp giáo viên vi phạm các qui định đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất trong đợt lấy phiếu hồi tháng 10, cho biết sẽ có nhiều giải pháp quyết liệt để đáp ứng sự kỳ vọng của người dân.

Đây không phải lần đầu xảy ra việc giáo viên phạt tát học sinh.

Hồi tháng 12/2016 tại một trường tiểu học tại Thường Tín, Hà Nội đã xảy ra việc 40 học sinh lớp bốn được lệnh của giáo viên chủ nhiệm cho tát một học sinh vì cáo buộc “chửi bậy”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46328538

 

Tổng Bí thư nói kỷ luật GS Chu Hảo

để cứu muôn người

Khai trừ Đảng GS. Chu Hảo: “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người!”

Đó là câu nói của Tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với cử tri hai quận Ba Đình, Tây Hồ, thành phố Hà Nội vào sáng 24/11/2018.

Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng, về mặt chính trị, đảng viên có biểu hiện suy thoái như Giáo sư Chu Hảo, Tổng Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức còn nguy hiểm hơn cả tham nhũng.

Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người, nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp.

Về cơ bản là rất tốt rồi nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, phán gì thì phán, nói trái Điều lệ, nói trái Cương lĩnh; đi tuyên truyền người khác vậy còn xứng là đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ“- báo Người Lao Động trích dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng nói thêm: “Bất cứ ai, nếu có suy thoái, chúng ta phải giáo dục, phải uốn nắn. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người cơ mà, để người khác đừng phạm vào nữa, đừng cậy mình thế này, thế nọ, là công thần rồi phê phán hết cả“.

Hôm 15/11, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam có thông cáo chính thức quyết định thi hành kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng.

Quyết định này được đưa ra sau khi giáo sư Chu Hảo tuyên bố ra khỏi đảng vào hôm 26/10, một ngày sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật do “tự diễn biến”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/party-chief-talk-about-chuhao-discipline-11242018100111.html