Tin Việt Nam – 18/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 18/11/2018

Nha Trang: 13 người chết và mất tích do sạt lở đất

Có ít nhất 13 người chết và mất tích do sạt lở đất ở Nha Trang tính đến cuói giờ chiều ngày 18 tháng 11, Theo thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Khánh Hoà.

Trong số 9 người chết do thiên tai có 2 trẻ em 6 tuổi và 1 tuổi. Trong số 4 người mất tích có một cháu nhỏ chưa đầy 1 tuổi.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin cho hay trước đó lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 5 người bị đất đá vùi lấp tại xã Phước Đồng và Vĩnh Tường, thành phố Nha Trang.

Hiện tại lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục huy động thêm lực lượng tìm kiếm thi thể những người được gia đình báo là bị đất đá vùi lấp ở xã Phước Đồng.

Tuổi Trẻ trích lời Thượng tá Trần Quốc Toản, Phó chỉ huy trưởng /bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà cho biết số người bị vùi lấp chưa thể thống kê hết nhưng Theo thông báo thì rất nhiều. Ông cho biết thêm là công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn do địa hình núi khó đi.

Vụ sạt lở đất ở Nha Trang được xác định là do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớnn dẫn đến sạt lở đất.

Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương, sáng sớm ngày 18/11, bão số 8 (có tên quốc tế là Toraji) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ Khánh Hoà đến Bình Thuận có mưa to. Nước ở các sông từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận đang lên. Nhiều nơi có nguy cơ sạt lở đất và lũ quét, ngập lụt.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nha-trang-13-dead-and-missing-in-landslide-11182018102932.html

 

Người dân Vĩnh Long nửa đêm kéo ra đường

chặn xe chở chất thải

Cho rằng bình điện ắc-quy xe phế thải là loại rác thải gây nguy hại cho sức khoẻ con người, nên hàng chục người dân ở xã Hoà Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã kéo ra đường để chặn các xe chở phế thải.

Báo Người Lao Động ngày 17 tháng 11 loan tin, trong hai ngày 15 và 16 tháng 11, nhiều người dân sống gần bãi rác Hoà Phú, thuộc xã Hoà Phú đã bất mãn kéo đến đường vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khang Thiên Phát để chặn xe ô tô chở bình ắc-quy phế thải vào trong công ty.

Do nhiều tháng nay, các gia đình sống ở khu vực gần bãi rác đã hít phải mùi hôi giống mùi dây điện, mùi nhựa vỏ xe bị cháy, khiến họ rơi vào tình trạng khó thở. Họ nghi ngờ, những mùi này bắt nguồn từ công ty Khang Thiên Phát thải ra.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khang Thiên Phát là công ty chuyên giải quyết về chất thải y tế, công nghiệp và nguy hại, với công suất 16,500 tấn/năm. Vài tháng trở lại đây, công ty này đã vận hành thử nghiệm 2 hệ thống tái chế ắc-quy chì thải. Nên đã thải ra môi trường những mùi hôi độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đời sống của người dân trong khu vực.

Trước tình trạng này, người dân trong khu vực đã nhiều lần phản ánh, làm đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan nhà nước nhưng không được giải quyết dứt điểm. Quá bất mãn, những người dân này đã tự cứu lấy mình bằng cách kéo nhau ra đường chặn xe ô tô chở rác thải, không cho xe chạy vào công ty.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-vinh-long-nua-dem-keo-ra-duong-chan-xe-cho-chat-thai/

 

Làm Quan Vơ Vét Rồi Về Hưu

Có Thể Được Hạ Cánh An Toàn

SAIGON — Cán bộ có quyền tham nhũng, có quyền nhận tiền hối lộ, có quyền mở công ty sân sau để thầu dự án rồi cho thầu lại…   để rồi một hôm về hưu, và thoát tất cả tội lỗi.

Báo Đất Việt đưa ra bản tin cho thấy viễn ảnh cán bộ hạ cánh an toàn: Đề nghị không tố cáo cán bộ đã nghỉ hưu.

Bản tin ghi rằng “Ông Nghĩa cho rằng nếu cho phép tố cáo sẽ ảnh hưởng đến cán bộ nghỉ hưu…”

Góp ý tại phiên thảo luận tổ sáng 8/11, về dự thảo luật Tố cáo (sửa đổi), đại biểu Ngô Xuân Nghĩa (TP. SG) đề nghị không nên đưa diện cán bộ công chức đã nghỉ hưu vào diện điều chỉnh của luật.

Ông Nghĩa nói: “Cán bộ đã trải qua nhiều đơn vị, nhiều chức vụ. Có những vụ việc thời điểm đó là đúng nhưng sau này chưa phù hợp, do đó nếu cho phép sẽ ảnh hưởng đến cán bộ nghỉ hưu”.

Vị đại biểu này cũng cho rằng, dự thảo luật nên thu hẹp hình thức tố cáo, chỉ dừng ở tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.

Theo ông, quy định quá rộng sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan hoặc tạo điều kiện cho những phần tử xấu lợi dụng để quấy rối cán bộ.

Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Thích Nữ Tín Liên (TP.SG) lo ngại, nếu không cho tố cáo cán bộ công chức đã nghỉ hưu sẽ dẫn đến lọt tội.

Vị nữ đại biểu nói rõ: “Những cán bộ làm sai hoặc có hành vi tham nhũng nhưng người dân không tố cáo khi còn đương chức, đương quyền. Khi họ về hưu luật lại không cho phép là vô lý”.

Trong khi đó, tại tổ Hà Nội, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cũng kiến nghị phải đưa vào luật quy định xử lý cán bộ bị tố cáo đã nghỉ hưu. Theo ông Hiểu, thực tế Đảng vẫn đang xử lý cán bộ dù đã nghỉ hưu, nhưng Luật Tố cáo lại không đưa vào, như vậy tức là chúng ta đã cắt bỏ một hành lang pháp lý như cái cửa đầu tiên được chúng ta xử lý.

“Nếu chúng ta không xử lý thì rõ ràng có sự bất cập và đây là mong đợi của nhân dân và hoàn toàn phù hợp với pháp luật, thực tiễn và thông lệ quốc tế” – đại biểu Hiểu nhấn mạnh.

https://vietbao.com/p124a287696/lam-quan-vo-vet-roi-ve-huu-co-the-duoc-ha-canh-an-toan

 

Phiên toà phúc thẩm nhà báo công dân Đỗ Công Đương

 sẽ diến ra vào ngày 21/11/2018

Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức phiên toà phúc thẩm xử nhà báo công dân Đỗ Công Đương với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của bộ Luật hình sự 2015 vào ngày 21/11/2018.

Trước đó, trong phiên sơ thẩm ngày 17/9/2018, toà án nhân dân thị xã Từ Sơn đã kết án ông Đương 4 năm tù giam trong một phiên toà không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của quốc tế về xét xử công bằng. Ngay sau phiên toà sơ thẩm này, ông Đương đã nộp đơn kháng án. Phiên phúc thẩm sẽ là phiên xử công khai tại trụ sở toà án nhân dân tỉnh, ở thành phố Bắc Ninh.

Ông Đương bị bắt ngày 24/01/2018 khi đang quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở thị xã Từ Sơn. Ông bị buộc hai tội danh, “gây rối trật tự công cộng” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Về tội danh thứ 2, ông đã bị Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh kết án 5 năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 12/10/2018. Theo gia đình thì ông cũng đã kháng cáo bản án này. Rất ít có khả năng ông Đương được nhà cầm quyền giảm án vì ông khẳng định ông vô tội và việc kết án ông nhằm bịt miệng ông.

Ông Đương là nạn nhân của thu hồi đất đai của chính quyền thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh mà không được đền bù thoả đáng theo giá thị trường. Từ đó, ông trợ giúp những nạn nhân bị cướp đất khác, giúp họ làm đơn tố cáo lên cấp cao hơn. Ông cũng là một nhà báo công dân, phanh phui những vụ tiêu cực của địa phương và đưa những tin tức về tài sản bất minh của nhiều cán bộ đứng đầu tỉnh Bắc Ninh.

Quang Tuấn

https://www.sbtn.tv/phien-toa-phuc-tham-nha-bao-cong-dan-do-cong-duong-se-dien-ra-vao-ngay-21-11-2018/

 

Người dân Quảng Nam đổ xô

chặt cây dó liệt bán cho thương lái TQ

Gần 2 tháng trở lại đây, nhiều người dân ở Quảng Nam đổ xô đi chặt cây dó liệt để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng.

Cây dó liệt thường mọc tự nhiên ở các vùng đất cát, trong đó nhiều nhất là ở huyện Thăng Bình và huyện Duy Xuyên. Cây dó liệt chủ yếu được dùng làm củi đốt. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì thời gian gần đây thương lái đổ xô về lùng sục, tạo nên cơn sốt.

Theo Dân Việt, thương lái thu mua cả gốc, rễ, thân cành của cây với giá trung bình từ 2.500-3.000 đồng/kg.

Nhiều người dân ở 2 huyện này cho hay, không biết thương lái thu mua loại cây này với mục đích gì, nhưng vì thấy bán được giá nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi chặt cây. Trung bình mỗi ngày thu về từ 250.000-300.000 đồng/kg.

Bà Trần Thị Hương tại xã Bình Dương (huyện Thăng Bình) chia sẻ: “Thời gian đầu, thương lái chỉ mua với giá 2.500 đồng/kg, nhưng hiện nay cây này dần trở nên khan hiếm nên thương lái tăng giá thu mua lên 3.000-3.500 đồng/kg. Giá tăng đột ngột nên số lượng người dân đi chặt cây tăng mạnh, khiến loại cây này cũng khó kiếm hơn. Hết cây to, người dân bắt đầu lùng và tận diệt cả cây nhỏ, thu gom cành khô và đào luôn cả gốc rễ để bán”.

Một thương lái chuyên thu mua cây dó liệt cho biết chỉ thu mua của người dân rồi chở ra miền Bắc bán lại cho người khác mà không biết chính xác tác dụng của loại cây này.

Nhiều người cho rằng cây dó liệt được thu mua, phân loại rồi bán cho thương lái sau đó xuất sang Trung Quốc để làm dược liệu hoặc làm hương.

Ông Phạm Ngọc Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sa, cho biết trên báo Nông Nghiệp, thời gian gần đây, khi thương lái tìm đến thu mua cây dó liệt với giá cao, nhiều người dân địa phương cùng một số người dân ở xã khác đã đổ xô vào rừng tìm về bán. Khi phát hiện tình trạng này, chính quyền xã đã báo cáo sự việc lên huyện Thăng Bình và Chi cục kiểm lâm Quảng Nam.

Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng đã thông báo trên loa đài yêu cầu người dân ngừng chặt phá cây dó liệt để tránh ảnh hưởng tới hệ sinh thái của cây rừng.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24792-nguoi-dan-quang-nam-do-xo-chat-cay-do-liet-ban-cho-thuong-lai-tq.html

 

Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad

Nguyễn Thế PhươngGửi cho BBC Tiếng Việt

Ý kiến nói rằng đối với Việt Nam, mọi hợp tác an ninh khu vực “phải được tiến hành trên cơ sở đa phương, và có mục đích và chương trình nghị sự rõ ràng”.

Bộ “Tứ cường”, tên gọi không chính thức của đối thoại an ninh bốn bên bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

TQ: Bẫy nợ là ‘thuyết âm mưu của Phương Tây’

Đối thoại Shangri-La: VN ‘khó phát biểu chung chung’

Tướng Vịnh bàn hợp tác quốc phòng với Hàn Quốc

Việc VN mua vũ khí Mỹ ‘mang tính chất phòng thủ’

Chỉ trong vòng 1 tháng kể từ giữa cuối tháng 10/2018, đã có ít nhất hai học giả Mỹ đưa ra đề xuất Washington nên mời Việt Nam tham gia vào “bộ tứ”. Từ đề xuất này có thể thấy:

Mỹ đang muốn bộ “Tứ cường” trở thành một cơ chế an ninh hiệu quả và thực chất hơn trong tổng thể chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIP)

Việt Nam hiện tại được Mỹ xem như là một đối tác không thể thiếu của FOIP

Derek Grossman, từ RAND, cho rằng “Bộ tứ” thực chất không phải là một cơ chế đối thoại hiệu quả. Xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 10 năm, từ giữa năm 2006, “Bộ tứ” là tập hợp của bốn quốc gia dân chủ nhằm đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên “có lợi ích chung”. Tuy nhiên, cả bốn quốc gia dường như chưa bao giờ thống nhất được về khái niệm, nội hàm, hay lịch trình nghị sự của đối thoại này. Liệu Bộ tứ này là một liên minh, một diễn đàn an ninh, hay chỉ đơn giản là một sự mở rộng của đối thoại an ninh chiến lược ba bên? (trước đó chỉ bao gồm Mỹ, Nhật, Úc). Bốn nước trong bộ tứ họp lại với nhau một lần duy nhất vào tháng 5/2007 mà không có một nghị trình hay kết quả cụ thể nào. Tháng 9 cùng năm, cuộc tập trận hải quân đầu tiên – và cũng là duy nhất – của bộ tứ diễn ra tại Vịnh Bengal với sự tham gia của Singapore.

“Phiên bản” đầu tiên này của “Bộ tứ”, còn được gọi là Quad 1.0, kết thúc bởi nhiều lý do, trong đó có sự e ngại phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc cũng như các vận động chính trị nội bộ của các nước trong bộ tứ (bầu cử ở Úc, Nhật, sự chống đối trong nội bộ Ấn Độ). Một sáng kiến mơ hồ trong định nghĩa, lai gặp phải phản ứng có phần lạnh nhạt của các thành viên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn chưa quá hung hăng đã dẫn tới sự kết thúc của Quad 1.0.

Các lãnh đạo của Việt Nam khá kiên định trong chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện cân bằng chiến lược cùng với việc công khai chính sách trung lập một cách nhất quán.chuyên gia Nguyễn Thế Phương

Kỳ vọng về một Quad 2.0 nổi lên từ cuối năm 2017 khi khái niệm một “Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do” ra đời dưới thời kỳ chính quyền Trump. Cả bốn nước đều có một số động thái với mong muốn “hồi sinh” bộ tứ kim cương, song đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Tứ giác quan hệ này thực chất là môt sự tứ trùng lợi ích phức tạp từ các cặp quan hệ lớn, cùng với đó là tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc. Đó là còn chưa kể yếu tố Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế đã có những biến chuyển mới khi các nước trong “Bộ tứ” nay đã có nhu cầu gắn kết chặt hơn, một phần do sự hung hăng và phiêu lưu ngày càng lớn của Trung Quốc, cả về mặt an ninh cũng như kinh tế.

Cả Rossman và Kurlantzick từ Hội đồng Quan hệ Đối thoại đều đồng ý với nhau một điểm rằng Quad 2.0 lần này sẽ không thể thành công nếu thiếu đi sự tham gia của tổ chức đa phương hàng đầu khu vực: ASEAN. Nếu xem Quad là một trong những trụ cột của FOIP, thì phải thuyết phục các nước ASEAN về sự cần thiết và tầm quan trọng của Quad. Theo cả hai học giả, để thuyết phục được ASEAN thì cần lôi kéo một số nước đầu tàu tham gia, và Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại là quốc gia phù hợp nhất.

VN chỉ đủ sức đánh ‘dập mũi’ TQ?

Trung Quốc ‘đáp phi cơ quân sự xuống Đá Vành khăn’

Theo Kurlantzick, việc mời Việt Nam tham gia vào Quad là một phần trong những biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, trong đó có đề xuất nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Kurlantzick cho rằng Việt Nam sẽ là quốc gia phù hợp nhất, quốc gia đi đầu trong ASEAN giúp Mỹ tăng cường lợi ích tại khu vực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Cả hai nước có lợi ích song trùng một cách rõ rệt.

Hà Nội được cho là quốc gia chủ động quyết liệt nhất trong việc kìm hãm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế ở Đông Nam Á, dù Việt Nam phải rất thận trọng để không làm phật lòng Bắc Kinh trong một số vấn đề. Các lãnh đạo của Việt Nam khá kiên định trong chính sách đối ngoại, tiếp tục thực hiện cân bằng chiến lược cùng với việc công khai chính sách trung lập một cách nhất quán. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với bốn thành viên của Quad ngày càng được thắt chặt.

Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, trong khi quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ ngày càng được thắt chặt.

Yếu tố nữa khiến Kurlantzick cảm thấy tự tin là sự ủng hộ của người dân Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, khi sự ủng hộ Mỹ nói chung và chính quyền Trump nói riêng của người dân luôn ở mức rất cao. Yếu tố này lại không được mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á khác, như Malaysia hay Indonesia. Trong khi đó tại Thái Lan hay Philippines, chính phủ dường như đang ngày càng chấp nhận vai trò của Trung Quốc tại khu vực.

Việt Nam nên phản ứng thế nào?

Sẽ là một phản ứng hết sức thận trọng.

Nâng cấp mối quan hệ lên hàng đối tác chiến lược và tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh-quốc phòng sẽ là mục tiêu của cả hai quốc gia trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc có tham gia vào Quad hay không thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nên lưu ý rằng Việt Nam vẫn đang trung thành với chính sách ba không, trong đó có việc không gia nhập vào liên minh quân sự nào. Một khi bản thân bộ tứ vẫn chưa thể định nghĩa được nội hàm của Quad là gì, và chưa định hình được chương trình nghị sự tương lai, thì Việt Nam vẫn sẽ xem Quad như một liên minh quân sự tiềm tàng.

Điều này là rõ ràng khi tân Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, khi trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ về việc có hay không ủng hộ Quad, đã thể hiện rõ quan điểm rằng Việt Nam sẽ không ủng hộ bất cứ một hình thức liên minh quân sự nào có khả năng gây phương hại tới ổn định và hoà bình của khu vực. Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh rõ: sẽ là “đi ngược lại lợi ích của Việt Nam nếu bất cứ một tập hợp quốc gia nào có ý định sử dụng vũ lực” tại khu vực.

Đối với Việt Nam, mọi hợp tác an ninh khu vực phải được tiến hành trên cơ sở đa phương, và có mục đích và chương trình nghị sự rõ ràng. Quad muốn trở thành một thiết chế đa phương thành công, nhất thiết phải thuyết phục được các nước khác tham gia. Và để như thế, chương trình nghị sự của Quad phải được thay đổi để phù hợp hơn với xu thế hợp tác hoà bình của khu vực. Ở đây có thể bao gồm mở rộng danh mục tập trận, không chỉ gồm tập trận hải quân mà còn phải mở rộng ra thành phối hợp tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an ninh hàng hải, chống lại các thách thức an ninh phi truyền thống…

Đối với Mỹ và rộng ra hơn là sáng kiến FOIP, Quad dường như đang được xây dựng như một trụ cột về an ninh quốc phòng. Việc khởi động lại Quad 2.0 có thể được xem như là nỗ lực của Washington trong việc tập hợp lại đồng minh và kiềm tỏa Trung Quốc, nhưng Mỹ phải khôn khéo hơn nếu như muốn gia tăng sự hấp dẫn của sáng kiến này.

Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS).

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46204411

 

Giải pháp nào cho mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp?

Luật sư Ngô Ngọc Traigửi cho BBC từ Hà Nội

Từ mấy năm trước các ban ngành nhà nước đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 cả nước sẽ có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhưng mục tiêu này đến nay được đánh giá là không thể đạt được.

Vì chỉ còn 2 năm nữa là đến mốc thời hạn cuối cùng nhưng theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê mới đây về tình hình doanh nghiệp thì tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế tính đến thời điểm 31/12/2017 mới chỉ đạt 561.064 doanh nghiệp.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 96.611 doanh ngiệp, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 22.897 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh là 23.053 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 50.050 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 11.536 doanh nghiệp. Đến hết tháng 9/2018 số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế đạt khoảng 595.933 doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động cho nền kinh tế? Tôi xin đưa ra một gợi ý giải pháp mà nếu được thực hiện thì cũng sẽ giúp gia tăng số lượng doanh nghiệp và nâng cao chất lượng của nền kinh tế.

Tư pháp Việt Nam kém được coi trọng?

Nền tư pháp là nút thắt cản trở kinh tế?

VN: Cải cách thể chế ‘tự giam trong chậm chạp’?

Không thấy “phá sản”

Trong các số liệu của Tổng cục thống kê nêu trên được thể hiện trong báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 không thấy có số liệu về doanh nghiệp phá sản.

Trong khi báo cáo có các số liệu cập nhật rất đầy đủ về doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký và không đăng ký, doanh nghiệp chờ giải thể.

Theo luật hiện nay giải thể là hình thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong khi vẫn đủ khả năng trả hết các khoản nợ. Còn phá sản là thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp khi đã mất khả năng thanh toán.

Như vậy đối với số doanh nghiệp giải thể thì có thể lạc quan là vấn đề nợ đọng của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo và hy vọng về khả năng quay trở lại của doanh nghiệp hãy vẫn còn.

Nhưng còn đối với doanh nghiệp phá sản thì sự vắng bóng của số liệu phải chăng do người ta không muốn làm tối màu bức tranh kinh tế?

Tôi cho rằng có khi muốn cũng chẳng có số liệu để mà báo cáo.

Vì sao như vậy?

Mặc dù không có số liệu về doanh nghiệp phá sản nhưng làm phép loại suy chúng ta vẫn có thể hình dung ra được con số.

Theo số liệu thống kê thì số doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký đã có, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể đã có, còn lại là số doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc đang chờ giải thể là 50.050 doanh nghiệp.

Nếu vẫn còn khả năng trả nợ thì có khó gì đâu cho doanh nghiệp làm thủ tục giải thể? Do vậy những doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký mà cũng không làm thủ tục giải thể thì có thể quy cho là lâm vào tình trạng mất khả năng trả nợ.

Như vậy có thể nhận định số doanh nghiệp thực chất lâm vào tình trạng phá sản là một phần nào đó nằm trong con số 50.050 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc đang chờ giải thể này.

Và đây mới chỉ là con số của 9 tháng đầu năm 2018, nếu tính cộng số liệu trong nhiều năm thì con số doanh nghiệp thực chất lâm vào tình trạng phá sản sẽ còn cao hơn nữa.

Vậy nếu chúng ta có cơ chế giúp giải quyết nhanh chóng số doanh nghiệp này, tất toán các khoản công nợ và kết thúc mọi nghĩa vụ cho chủ doanh nghiệp thì sao?

Thì khi đó chúng ta sẽ mở ra cơ hội cho sự quay trở lại của một số lượng rất lớn doanh nhân có kinh nghiệm. Và đó chính là mấu chốt của vấn đề giúp gia tăng số lượng để đạt đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp.

Phá sản giúp giải thoát khỏi nợ nần

Vậy vì sao lâu nay số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản lại ít đến nỗi chẳng có số liệu để mà báo cáo?

Nguyên nhân một phần là do nhận thức, một phần là do năng lực thực thi.

Về nhận thức thì hiện tại nhiều người vẫn chưa hiểu hết về phá sản doanh nghiệp và thường hay đánh đồng phá sản với tội phạm trốn nợ.

Trong khi chỉ một số nhất định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do chủ doanh nghiệp làm việc gì đó vi phạm pháp luật.

Còn lại rất nhiều trường hợp tình trạng mất khả năng trả nợ đơn thuần là do vấn đề năng lực quản trị, kế hoạch kinh doanh, nghị lực vươn lên, hoặc những biến động thị trường.

Khi đó việc mất khả năng trả nợ chỉ đơn thuần là quan hệ pháp luật dân sự.

Mà trong quan hệ pháp luật dân sự thì khi hết tài sản không còn gì nữa thì con nợ cũng được giải thoát khỏi trách nhiệm trả nợ.

Giống như trong rất nhiều bản án dân sự do tòa án tuyên buộc bên này phải trả tiền cho bên kia, nhưng nếu không có tiền để thi hành án thì cũng thôi chứ có làm gì được bên có nghĩa vụ nữa đâu.

Trong các doanh nghiệp như cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần hay thành viên góp vốn trong công ty Trách nhiệm hữu hạn thì những người này cũng chỉ chịu trách nhiệm tương tứng với phần vốn góp của họ.

Khi đó thủ tục phá sản thực ra là quy trình pháp lý giúp tất toán các hợp đồng, kết thúc một chu kỳ quan hệ về quyền lợi nghĩa vụ dân sự.

Sau khi xác định các khoản nợ và mức độ tài sản hiện còn của doanh nghiệp, thủ tục phá sản sẽ được thực hiện. Khối tài sản ít ỏi còn lại sẽ được dùng để chi trả cho các khoản nghĩa vụ lần lượt được xác định. Sẽ có những khoản nợ không được hoàn trả vì tài sản doanh nghiệp đã hết. Và khi đó chủ nợ cũng đành phải chấp nhận.

Khi đó thủ tục phá sản chính là cách để giải thoát trách nhiệm cho các doanh nhân khỏi các vướng mắc pháp lý, làm sạch bản thân để từ đó có thể có một khởi đầu mới.

Theo Luật phá sản năm 2014 đang có hiệu lực thi hành thì chế tài cuối cùng mà một chủ doanh nghiệp có thể phải chịu đó là bị cấm thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm.

Nhưng chế tài đó cũng chỉ áp dụng cho những người đã có hành vi bất hợp tác chống đối trong quá trình xử lý thủ tục phá sản. Còn lại hầu như không có vấn đề gì đối với một chủ doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản.

Ích lợi như thế mà lâu nay rất ít doanh nghiệp thực hiện cho xong thủ tục phá sản một doanh nghiệp.

Và điều đáng buồn là tình trạng này lại một lần nữa làm lộ ra vấn đề năng lực của ngành Tư pháp Việt Nam.

Bởi lẽ thủ tục phá sản là một quy trình tư pháp được thực hiện bởi Tòa án. Quyết định về phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thực thi tương tự như bản án.

Song những thủ tục tư pháp nhiêu khê và năng lực thực thi yếu kém đang là nguyên nhân khiến cho rất ít doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản, ít đến nỗi không cả có số liệu thống kê về phá sản.

Nay để gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, các ban ngành cần phải giải quyết cho thông suốt vấn đề doanh nghiệp phá sản.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luật sư hiện đang hoạt động tại Hà Nội.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46254067

 

Thủ tướng Nga thăm Việt Nam

Trong khi đó, theo cổng thông tin của chính phủ Việt Nam, đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Nga sang Việt Nam sau khi Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử vào tháng Ba.

VGP News dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh cho rằng chuyến thăm công du của ông Medvedev “sẽ giúp tạo thêm xung lực mới cho quan hệ Việt – Nga”, trong khi Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov “nhấn mạnh ý chí phát triển quan hệ Nga – Việt được ủng hộ rộng rãi trong xã hội Nga”.

Theo Reuters, Nga hiện là nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất sang Việt Nam và các công ty Nga hiện tham gia một số dự án về năng lượng ở quốc gia Đông Nam Á này.

Ông Medvedev tới Việt Nam sau khi tham dự cuộc họp thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Thủ tướng Nga thay mặt Tổng thống Vladimir Putin tới dự cuộc họp ở Papua New Guinea, nơi các nhà lãnh đạo không thể ra tuyên bố chung vì căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nga-th%C4%83m-vi%E1%BB%87t-nam/4663647.html