Tin Việt Nam – 16/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 16/11/2018

Tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đức Độ

bị tù hình sự đánh trong tù

Thân nhân của tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ cho biết anh này bị ba tù hình sự giam chung phòng đánh vào ngày 15 tháng 10 và đến nay vẫn phải điều trị.

Anh Nguyễn Văn Đức Ấn, anh trai của tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ vào chiều ngày 16 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin như sau:

“Vào ngày 15 tháng 11 tôi và một người em nữa đến trại giam Chí Hòa để thăm Nguyễn Văn Đức Độ. Em tôi cho biết từ sau ngày xử sơ thẩm là 5 tháng 10 ba tù hình sự giam chung phòng ngày nào cũng gây sự, khủng bố tinh thần Độ. Vào ngày 15 tháng 10 ba tù hình sự giam chung phòng đó lại gây sự và ra tay đánh  khiến Độ phải đạp cửa kêu cứu. Phó giám thị trại có vào làm việc; Độ yêu cầu chuyển phòng giam; nhưng không được đáp ứng và khi cán bộ rời đi và khóa cửa thì ba tù hình sự đánh Độ đến ngất xỉu.

Độ phải được điều trị từ đó đến ngày 15 tháng 11 khi gia đình đến thăm”.

Anh Nguyễn Văn Đức Độ bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế trong vụ án cùng với ông Lưu Văn Vịnh theo cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Ba người khác cũng bị xử trong vụ này là ông Phan Trung, Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/political-prisoner-beaten-by-criminal-ones-in-prison-11162018083230.html

 

Bắt hai công an dùng nhục hình

Hai công an quận 11 – TP HCM vừa bị bắt khẩn cấp với cáo buộc “Dùng nhục hình”. Cả hai đều không nêu danh tính được cho là có liên quan đến cái chết của anh Châu Dung Thành sau 12 tiếng bị bắt.

Truyền thông trong nước hôm 16 tháng 11 nhắc lại vụ việc xảy ra vào ngày 17/10. Khi đó anh Châu Dung Thành được mô tả là chạy xe máy, giật điện thoại của một người lái xe ôm công nghệ đang đón khách.

Nạn nhân tri hô dẫn đến việc người dân và đội tuần tra của Công an quận 11 truy bắt kẻ giật điện thoại. Khi đến trước tiệm game bắn cá trên đường Tuệ Tĩnh, Châu Dung Thành lao vào trong cố thủ, dọa tự tử.

Đến khoảng 4 giờ sáng 18/10, công an cho biết anh Thành nói bị bệnh và yêu cầu được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngay tại bệnh viện vì “phù phổi cấp”.

Tuy nhiên Facebook Châu Tuyết Minh được cho là chị của nạn nhân đăng tải hình ảnh kèm lời tố cáo trên mạng xã hội, cho rằng em bà hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị bắt giữ và khi khám nghiệm tử thi cơ thể có nhiều viết thương, tím tái và gãy 3 xương sườn.

Bà này còn cho hay lúc gia đình lên nhận xác về mai táng còn bị công an làm khó, yêu cầu gia đình phải ký giấy biên bản không thưa kiện mới cho mang xác về mai táng.

Gia đình cho biết thêm trong lúc đám tang đang diễn ra cảnh sát hình sự còn theo dõi suốt mấy ngày trời và theo lên tới lò thiêu Bình Hưng Hòa mới thôi.

Đài Á Châu Tự Do chưa liên hệ được với gia đình để xác nhận vụ việc.

Vụ bắt giữ 2 công an diễn ra sau khi Việt Nam vừa điều trần trước Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ.

Trong 10 tháng đầu năm, đã có ít nhất 10 trường hợp tử vong sau khi bị công an bắt giữ mà lý do được nêu ra thường là “tự tử”.

Cũng tin liên quan đến hành xử của công an, vào ngày 16 tháng 11, lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân Phường Tân Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng với truyền thông về video clip trong đó một thiếu tá công an phường thách thức người dân khi làm công vụ.

Bà Vũ thị Thu Hà, Chủ tịch Phường Tân Phú xác nhận với báo giới vào ngày 16 tháng 11 rằng vụ việc xảy ra vào sáng ngày 14 tháng 11 và lãnh đạo Phường có nhắc nhở đối với công an.

Lời thách thức của vị thiếu tá công an cụ thể là ‘thích thì cởi đồ, chọn thời gian địa điểm’ được lãnh đạo Phường này giải thích vì do kích động trong lúc làm nhiệm vụ.

Sau đó vào tối ngày 15 tháng 11, video clip với hình ảnh và lới thách thức của công an như vừa nêu bị công khai trên mạng xã hội Facebook.

Gần đây, một số video clip về hành xử của công an bị đưa lên mạng xã hội và cơ quan chức năng phải có lời đính chính như vụ mới nhất là một công an té ngã khi làm việc với người dân mà theo nhận định từ video clip thì đó là ‘cú ngã nghiệp vụ’ nhằm làm cớ để bắt người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-policemen-arrested-because-of-using-torture-11162018082200.html

 

Vụ án đánh bạc triệu đô: Tại sao đưa hối lộ 100 tỷ

lại miễn truy cứu hình sự?

Kami

Ngày đầu tiên của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc triệu USD, tại phần công bố quyền và nghĩa vụ các bị cáo tại phiên tòa, bị cáo Phan Văn Vĩnh, cựu trung tướng – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát đã đề nghị HĐXX không công bố bản án đối với mình lên cổng thông tin điện tử của tòa án. Lập tức chủ tọa phiên tòa đồng ý với đề nghị của bị cáo Phan Văn Vĩnh. Dư luận đặt dấu hỏi: “Vì sao bị cáo lại có quyền ấy?” giữa lúc giới làm luật thì cho rằng, việc HĐXX chấp nhận ngay yêu cầu của cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh không công bố bản án lên mạng là không đúng luật.

Đã có nhiều nhận xét hoài nghi về sự công minh về phiên tòa tổ chức đánh bạc triệu đô, một vụ phạm tội với quy mô lớn có nhiều tướng lĩnh công an trực tiếp tham gia tổ chức và điều hành. Đã có nhiều biểu hiện cho thấy, việc xét xử đã được dàn dựng theo một kich bản có lợi cho những kẻ phạm tội, đặc biệt là 02 cựu tướng Công An là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa. Cụ thể, mặc dù Nguyễn Văn Dương – “ông trùm” của đường dây đánh bạc nghìn tỷ khai cho Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng và hơn 1,7 triệu USD, cho Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng, song quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra nói vẫn chưa đủ căn cứ để xác định Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa hưởng lợi cá nhân.

Đã có bình luận trên báo chí nhà nước nhận định cho rằng “Phiên tòa đã phá vỡ nhiều kỷ lục về tố tụng, buộc tòa án và những người liên quan thống nhất phải bỏ qua một số thủ tục đã được làm rõ. Đáng chú ý, vụ án đánh bạc cũng ghi nhận một số bị cáo được miễn truy cứu tội đưa hối lộ vì lý do khoan hồng.”

Phiên tòa đã phá vỡ nhiều kỷ lục về tố tụng, buộc tòa án và những người liên quan thống nhất phải bỏ qua một số thủ tục đã được làm rõ. Đáng chú ý, vụ án đánh bạc cũng ghi nhận một số bị cáo được miễn truy cứu tội đưa hối lộ vì lý do khoan hồng. – Truyền thông trong nước

Trong giai đoạn điều tra, ngày 31/8/2018, với lý do thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước…, VKSND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định số 02/KSĐT-P2, đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Văn Dương về tội “Đưa hối lộ”, cho dù Cáo trạng cho biết “Nguyễn Văn Dương đã đưa Phan Văn Vĩnh 1 đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỉ đồng, 1.750.000 USD, 1 chiếc áo sơmi, 1 lọ thuốc bổ gan. Đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, Dương khai cho cựu cục trưởng C50 22 tỉ đồng.Ngoài ra Dương còn khai cho Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm 700 triệu đồng, 1 phần mềm diệt virut trị giá 30.000 USD.”. Giá trị tài sản mà Nguyễn Văn Dương dùng để hối lộ cho hai viên cựu tướng Công An là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa có ước tính tương đương tới 100 tỷ VND.

Song Phan Văn Vĩnh không thừa nhận lời khai của Dương đã cho Vĩnh 27 tỷ đồng và 1.750.000 USD. Ngoài ra, Dương còn khai tặng Phan Văn Vĩnh 1 đồng hồ đeo tay trị giá 7.000 USD, nhưng Vĩnh lại khai là đã trả tiền mua đồng hồ cho Dương 1,1 tỷ đồng, sau đó đã làm mất đồng hồ. Tương tự, Nguyễn Thanh Hóa chỉ thừa nhận Nguyễn Văn Dương đã hỗ trợ cho tập thể C50 tổng số tiền 700 triệu đồng, 1 bộ phần mềm diệt vius Symantec trị giá 30.000 USD, nhưng không thừa nhận Dương cho 22 tỷ đồng.

Tương tự, bị cáo Lưu Thị Hồng – Tổng giám đốc Cty CNC cũng được miễn truy cứu về tội “Đưa hối lộ” vì lý do thực hiện chính sách khoan hồng. Được biết, bị cáo Lưu Thị Hồng đã khai từng tặng 600 triệu đồng tiền tiêu Tết cho C50, người nhận là ông Võ Tuấn Dũng – nguyên Trưởng phòng nghiên cứu, xây dựng các thủ tục thành lập Cty bình phong. Lưu Thị Hồng đã chủ động khai báo việc này tại Cơ quan điều tra.

Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Thọ khẳng định, “… khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), ông Phan Văn Vĩnh đã cho phép thành lập công ty bình phong – Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), trái với quy định. Đồng thời, cho phép CNC thí điểm các trò chơi trực tuyến qua mạng internet, mà đây thực chất là hoạt động đánh bạc”. Cáo trạng cũng đã chỉ rõ, “… hành vi của bị cáo Phan Văn Vĩnh đã được các cơ quan tố tụng nhận định là có dấu hiệu “bảo kê”, nhận hối lộ, trong đó, ông Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy, còn Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), là người thực hành tích cực. Hai bị cáo này được xác định là người quyết định sự “sống còn” của đường dây đánh bạc Rikvip/Tip.club.”

Tuy vậy vẫn theo cáo trạng cho biết, “Đến nay, CQĐT chỉ khẳng định việc bị cáo Dương cho C50 bộ phần mềm và 700 triệu đồng. Ngoài ra, không có căn cứ làm rõ việc các ông Vĩnh, Hóa nhận tiền từ Nguyễn Văn Dương nên đã tách tài liệu để làm rõ, xử lý sau”.

Câu hỏi được đặt ra là, “Tại sao lại miễn truy cứu hình sự tội đưa hối lộ trong vụ đánh bạc triệu đô?”

Cứ tạm cho là cơ quan điều tra không có căn cứ làm rõ việc các ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa nhận tiền hối lộ từ bị can Nguyễn Văn Dương, ông trùm của đường dây tổ chức đánh bạc này.Nhưng họ không thể không xem xét việc bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khai nhận, thời gian Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C.50) hợp tác với Công ty CNC, Nguyễn Văn Dương đã hỗ trợ cho tập thể C50 tổng số tiền 700 triệu đồng, 1 bộ phần mềm diệt vius Symantec trị giá 30.000 USD, cũng như việc bị cáo Lưu Thị Hồng đã khai từng tặng 600 triệu đồng tiền tiêu Tết cho C50? Đó là chưa kể đến việc, trong thời gian cho C50 hợp tác với Công ty CNC, Phan Văn Vĩnh thừa nhận được Nguyễn Văn Dương cho 1 chiếc áo sơ mi, 1 lọ thuốc bổ gan, hỗ trợ cho Tổng cục Cảnh sát trong các chương trình giao lưu, làm từ thiện 1,1 tỷ đồng và một số bữa tiếp khách tại Tổng cục Cảnh sát  với sự có mặt của Dương (Dương khai, các bữa ăn Dương có mặt đều mang rượu đến, tổng trị giá khoảng hơn 10 tỷ đồng).

Được biết, bị cáo Nguyễn Văn Dương còn có biệt danh là Dương “phò mã”, bởi Nguyễn Văn Dương là con rể của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ông Phạm Quang Nghị. Chính vì thế dư luận xã hội trong những ngày này vẫn thắc mắc rằng, “Phải chăng, các bị cáo được miễn truy cứu tội đưa hối lộ, vì lý do liên quan đến việc ông Phạm Quang Nghị bố vợ của bị cáo Nguyễn Văn Dương”.

Tại Tòa, bị cáo Vũ Văn Dũng một nhân vật làm Rik trong đường dây tổ chức đánh bạc đã khai, “… có các thế lực rất lớn ở trên bảo kê nên tất cả các bị cáo đều yên tâm làm”

Tại Tòa, bị cáo Vũ Văn Dũng một nhân vật làm Rik trong đường dây tổ chức đánh bạc đã khai, “… có các thế lực rất lớn ở trên bảo kê nên tất cả các bị cáo đều yên tâm làm”. Sau khi nghe lời khai của bị cáo Dũng, Luật sư Trần Hồng Phúc (bào chưa cho bị cáo Phan Sào Nam) lập tức xin xét hỏi bị cáo Dũng. Bà Phúc đã chất vấn, “Vì sao với một tình tiết quan trọng thế mà bị cáo không khai báo với cơ quan điều tra, bây giờ tại tòa mới khai?” Một câu hỏi nữa được đặt ra rằng, Cơ quan điều tra có biết  (điều mà ai cũng biết) như trong lời khai của bị cáo Vũ Văn Dũng hay không và tại sao không làm rõ?

Giá trị tài sản mà Nguyễn Văn Dương khai dùng để hối lộ cho hai viên cựu tướng Công An là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa ước tính tương đương với 100 tỷ VND. Nếu so với vụ án 02 nông dân ở Bình Thuận, ông Nguyễn Thanh Tuấn và ông Nguyễn Thành Nam, đã từng bị xử tổng cộng 15 năm tù vì đã can tội nhận khoảng 17 triệu đồng của 12 hộ dân tự nguyện để chi cho xăng xe, điện thoại, thời gian công sức làm thủ tục vay vốn thì mới thấy hết sự kỳ lạ của ngành tư pháp Việt Nam!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-100-bil-bribery-not-prosecuted-11162018103757.html

 

Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm?

Ông Tất Thành Cang bị cáo buộc “vi phạm rất nghiêm trọng” trong công tác điều hành ở TPHCM, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm, theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố ngày 15/11.

Chiều 15/11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận về việc Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Tất Thành Cang đã vi phạm “rất nghiêm trọng” trong nhiều sự vụ.

‘Gửi hồ sơ Tất Thành Cang ra trung ương’

Dân Thủ Thiêm đòi cụ thể nhưng chính quyền đưa phương án ‘mơ hồ’

‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’

Thông cáo nêu rõ: “Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.

Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

Chỉ mới cách đó vài tuần, hôm 7/11, ông Cang được Thành ủy TP HCM cho kiêm thêm chức Trưởng Ban chỉ đạo của thành phố để thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính.

Ông Tất Thành Cang sinh tháng 2/1971 tại Long An.

1990-1998: Ông đi bộ đội và học tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).

2009-2012: Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 TP HCM

2012-2014: Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

2014-2015: Phó chủ tịch UBND TP HCM

2015-2018: Phó bí thư Thành ủy TP HCM

Bốn tuyến đường ‘dát vàng’ ở Thủ Thiêm

Một phần kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Tất Thành Cang được cho là đã phê duyệt dự án và ký hợp đồng với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh để xây bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Bốn tuyến đường này gồm đại lộ vòng cung dài 3,4 km; đường ven hồ trung tâm dài 3km; đường ven sông Sài Gòn 3km; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư dài 2,5 km.

Bốn tuyến đường này được coi là xương sống của Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng chiều dài 12 km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Như vậy, mỗi km đường trong Khu đô thị Thủ Thiêm có giá gần 700 tỷ đồng. Được cho là đắt gấp bốn lần số tiền đầu tư tuyến cao tốc Bắc Nam và đắt gấp ba lần tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Nhiều chuyên gia giao thông đánh giá, suất đầu tư này “đắt khủng khiếp”, theo VnExpress.

Ông Cang cũng được cho là “vượt thẩm quyền” khi ký kết với Đại Quang Minh vì thành phố chỉ được phê duyệt các dự án BT (xây dựng – chuyển giao) có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.

Bán, đổi đất ‘vàng’ với giá rẻ

Ông Tất Thành Cang đã dùng 79 ha ‘đất vàng’ ở trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm để thanh toán hợp đồng 12.000 tỷ đồng của công ty Đại Quang Minh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn nói Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM đã vi phạm “các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp”.

Ông Cang cũng “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố”.

Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin ông Cang đã để Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với ‘giá bèo’.

Đây là khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn, được bán giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về hơn 419 tỷ đồng, trong khi giá thị trường là hơn 2.000 tỷ đồng.

Ông Cang được cho là thậm chí không báo cáo Thường vụ Thành ủy khi đồng ý với chủ trương chuyển nhượng đất này.

Vụ việc đã khiến Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM thống nhất đề xuất kỷ luật ông Cang và gửi hồ sơ lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý từ hồi tháng 6/2018.

Ông Tất Thành Cang từng hứa gì?

Khi ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông Tất Thành Cang được cho là đã đưa ra nhiều hứa hẹn.

Ông hứa luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân; thường xuyên đi cơ sở để gặp gỡ, tìm hiểu nguyện vọng bà con nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của họ.

Ông Cang cũng hứa không ngừng rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức để “xứng đáng với niềm tin của cử tri và Nhân dân thành phố”.

Ông cũng hứa quyết liệt thực hiện cải cách hành chính và công khai, minh bạch để dân giám sát nhằm “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực” và “phòng, chống tham nhũng, lãng phí…”

Mạng xã hội nói gì?

Long Dang: Đối với Tất Thành Cang, cần phải có một kỷ luật phù hợp, thích đáng để củng cố niềm tin, làm trong sạch đội ngũ cán bộ. Cần tìm ra những người trong “lợi ích nhóm” với ông Tất Thành Cang để xử lý trước pháp luật. Bởi những sai phạm của ông này liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm, đất đai ở quận 7 đã làm mất lòng tin trong nhân dân, gây bức xúc dư luận.

Lê Dũng Vova: Thử làm một phép so sánh đơn giản thôi cũng đủ thấy cái phi vụ “đổi đất lấy hạ tầng” đã đem lại cho Đại Quang Minh cùng những người âm thầm ký hợp đồng này khoản lãi khủng như thế nào…. Tức là mỗi km đường tại Thủ Thiêm họ đã “nuốt” cả gần 700 tỷ đồng? Tự hỏi, ông Tất Thành Cang, người đặt bút kí hợp đồng, bây giờ đang nghĩ gì về con số 1.023 tỉ đồng để xây dựng 1km đường?

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46231681

TRANG CHÍNH | TIN TỨC | TIN VIỆT NAM

 

Bộ Công an đề nghị

cung cấp hồ sơ khu đất 8-12 Lê Duẩn

Bộ Công an vào ngày 16 tháng 11 có cuộc làm việc với Sở Tài nguyên – Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu cung cấp hồ sơ cấp giấy và chuyển nhượng khu đất 8-12 Lê Duẩn.

Báo mạng Pháp Luật loan tin trong cùng ngày. Theo đó khu đất 8-12 Lê Duẩn thuộc sở hữu của nhà nước, rộng gần 5.000 m2 được đánh giá là khu đất vàng vì vị trí ngay trung tâm thành phố.

Tin cho biết, khu đất này đang được Sở Tài nguyên – Môi trường tiến hành thu hồi vì những sai phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2016.

Theo đó, nhiều Sở, Bộ Công thương, và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có sai phạm trong việc chuyển quyền và cho thuê khu đất này không đúng quy định. Thay vì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên khu đất, ban lãnh đạo thành phố đã phê duyệt cho Công ty Lavenue thuê khu đất này trong 50 năm để xây khách sạn cao cấp và căn hộ cho thuê.

Vào ngày 30/6/2016, Công ty Lavenue sau đó đã nộp tiền theo yêu cầu và được cấp giấy sử dụng đất. Nhưng phía Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu thu hồi khu đất này để bán đấu giá.

Phía chủ đầu tư dự án đã gửi đơn khiếu nại lên Thủ tướng chính phủ đề nghị không thu hồi và tiếp tục để công ty thực hiện dự án.

Trong buổi họp báo vào ngày 1/11 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chánh văn phòng Võ Văn Hoan khẳng định vẫn đang tiến hành thu hồi, dù phía Công ty Lavenue dọa sẽ kiện Ủy ban Nhân dân Thành phố nếu phía công ty không được tiếp tục sử dụng khu đất.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-public-security-asked-for-the-files-of-8-12-le-duan-land-11162018074344.html

 

Bộ Công thương thừa nhận

tình trạng tro xỉ ở Nhiệt điện Vĩnh Tân

Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng chính phủ, thừa nhận tình trạng tro xỉ gây ô nhiễm và dự kiến quá tải của các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/11 cho biết Bộ Công thương xác nhận ba nhà máy Vĩnh Tân 2, 4 và ‘4 mở rộng’ dùng chung bãi chứa tro, xỉ có diện tích 38 ha, sức chứa khoảng 9,3 triệu m3. Hiện nay bãi đã chứa khoảng 4,5 triệu m3 tro, xỉ và dự kiến sẽ đầy trong 2 năm tới với lượng thải phát sinh thiết kế là 3,8 triệu m3/năm cho mỗi nhà máy.

Bộ Công thương xác nhận vị trí bãi tro, xỉ nằm gần đường quốc lộ và vận chuyển bằng ô tô nên ‘tiềm ẩn rủi ro’ gây bụi bởi gió biển và phát tán tiếng ồn.

Văn bản của Bộ Công thương nói lượng tro, xỉ thải phát ra nhiều nhất từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và 2 với lý do là vì dùng than antraxit. Nhà máy Vĩnh Tân 1 đã được Thủ tướng cho phép lưu tro, xỉ dài hạn, còn Vĩnh Tân 2 đang chịu ‘áp lực’ lớn vì không tiêu thụ được tro, xỉ.

Nhà máy Vĩnh Tân 2 được nói đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Mãi Xanh trọn đời dự án sản xuất gạch không khung. Công ty này mới lắp đặt 3/28 dây chuyền sản xuất và chỉ tiêu thụ được 450 tấn tro, xỉ mỗi ngày; trong khi đó hiện nay mỗi ngày Vĩnh Tân 2 thải ra 4.500 tấn tro, xỉ  mỗi ngày.

Các cam kết tiêu thụ tro, xỉ tại Nhà máy Vĩnh Tân 2 được đánh giá khó có khả năng thành hiện thực vì khó khăn về tài chính, công nghệ, và sản phẩm gạch không nung khó tiêu thụ vì giá thành cao.

Trung tâm điện lực Vĩnh Tân có 5 dự án nhà máy nhiệt điện: 1,2,3,4 và 4 mở rộng. Nhà máy Vĩnh Tân 2 do Tổng công ty Phát Điện 3 và Vĩnh Tân 4 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư đã đi vào hoạt động. Nhà máy Vĩnh Tân 4 do Trung Quốc đầu tư dự kiến phát điện từ tháng 9/2018. Nhà máy Vĩnh Tân 4 mở rộng dự kiến vận hành chính thức từ tháng 12/2019 và Vĩnh Tân 3 đang thực hiện các thủ tục đầu tư.

Năm 2008, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có vốn đầu tư dự kiến là 32.200 tỷ đồng; nhưng đến 2017, con số này đã tăng lên 104.900 tỷ đồng.

Cư dân địa phương ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, nơi các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân được xây dựng, suốt nhiều năm qua đã lên tiếng phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy này gây ra. Tháng 4/2015, người dân đã chặn Quốc lộ 1A; nhiều người bi cho quá khích đã dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-industry-and-trade-acknowledged-the-ash-condition-in-vinh-tan-thermo-power-plant-11162018075449.html

 

Quốc hội không những ngô nghê mà còn độc ác

Cánh Cò

Nói về những phát biểu ngô nghê của Đại biểu Quốc hội Việt Nam có lẽ phải viết riêng một cuốn sách phân tích về hiện tượng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Dưới mắt người dân bây giờ ĐBQH chẳng qua là những người thích nói, nói không cần biết có đúng hay không và đúng tới mức nào. Trách nhiệm trong lời nói của họ gần như số không, bất cần phía sau những lời nói hoa hòe gượng ép ấy sẽ ảnh hưởng tới dư luận như thế nào.

Khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khóa trước vô tư tuyên bố rằng “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai?” thì cả nước ngẩn cả mặt ra về cái tư duy vượt thời đại này. Không cần bàn chi sâu xa, tầm hiểu biết về Quốc hội của một ông Chủ tịch chính cái quốc hội ấy đã lộ rõ mười mươi, nó làm cho người dân ngao ngán cho cái bánh vẽ quốc hội mà mình đang có.

Rồi Chủ tịch Quốc hội đời kế tiếp là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bắt chước câu nói nổi tiếng của Tổng thống Kennedy một cách máy móc và không hề ngượng miệng khi tuyên bố: “Tôi xin hỏi những người phản biện, các người đã làm được gì cho đất nước chưa?”

Người dân lại lãnh thêm một hòn đá lớn ném vào quyền bày tỏ của mình.

Nếu thống kê cho hết những phát biểu trật lề của các ĐBQH trong nhiều khóa gần đây có lẽ tốn thời gian cho người đọc mà không mấy khơi gợi thêm sự khinh bỉ của dân chúng đối với họ, bởi người dân đã hằn sâu định kiến về kiến thức, lòng tự trọng, kể cả sự ương bướng cố hữu của người Cộng sản đối với từng lời từng chữ của các ĐBQH trước một diễn đàn lớn nhất nước.

Chẳng những ngô nghê mà họ còn ác độc nữa.

Vào chiều ngày 12 tháng 11, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thi hành án hình sự, ĐBQH Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam.

Theo báo chí ghi nhận lại thì ông Hồ Đức Phớc cho rằng “tù tại gia” không chỉ giúp giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách quốc gia chi cho các tù nhân mà còn có tác dụng về giáo dục, khiến người vi phạm phải xấu hổ với cộng đồng, làng xóm và gia đình.

Theo báo chí ghi nhận lại thì ông Hồ Đức Phớc cho rằng “tù tại gia” không chỉ giúp giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách quốc gia chi cho các tù nhân mà còn có tác dụng về giáo dục, khiến người vi phạm phải xấu hổ với cộng đồng, làng xóm và gia đình.

Ông Phớc còn đề nghị “để quản lý những phạm nhân được phép ở tù tại gia, cơ quan chức năng có thể nghiên cứu nhà sắt giam giữ. Buồng giam này được cán bộ đưa đến nhà phạm nhân, chìa khoá giám thị cầm, gia đình chỉ chăm sóc, đến bữa cho ăn. Giám thị sẽ định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, nếu để phạm nhân trốn thì gia đình cùng chịu trách nhiệm.”

Bao nhiêu cũng đủ thấy sự độc ác trong lời đề nghị của một kẻ mang danh hiệu Đại biểu Quốc hội. Độc ác và vi hiến một cách trầm trọng khi chủ trương làm cho người bị giam lẫn gia đình của họ xấu hổ với cộng đồng, hàng xóm và gia đình. Đối với đề nghị này thì ông Phớc ngang nhiên vi hiến vì đã cổ vũ một biện pháp xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người dân vi phạm Khoản 1 Điều 20 của Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Ông Phóc không hiểu rằng vi phạm pháp luật phải được xử lý nhưng quyền cơ bản con người được Hiến pháp bảo vệ thì không ai có quyền xúc phạm, kể cả ông, một Đại biểu Quốc hội rất tồi khi không nhớ nỗi điều căn bản này.

Ông đem cả gia đình của tù nhân ra làm thế chấp cho cái gọi là “xấu hổ với cộng đồng, hàng xóm”. Ông không ý thức được hậu quả của sự “xấu hổ” ấy sẽ đẩy cả gia đình họ trôi dạt về đâu trong ánh mắt xa lạ khinh bỉ của láng giềng, vốn cũng rất ngô nghê với chính cái quyền căn bản của mình. Ông Phớc tỏ ra rất chuyên chính trong lời đề nghị rặt tính Cộng sản khi một phạm nhân bị mang tấm bảng kê khai tội danh mình đi bêu rếu trên đường phố của thập niên 50 trong thời kỳ cải cách ruộng đất.

Ông trừng phạt thân nhân của họ vì phải nấu ăn, cung phụng cho tù nhân trong khi trách nhiệm này phải thuộc về nhà nước. Ông cưỡng chế không gian riêng tư của gia đình họ bằng hành vi đi ngược lại với quyền tự do cư trú của người dân.

Ông mang hình ảnh nhà giam tới từng hộ dân khi cho giám thị nhà giam tự do đi lại tới từng nhà, ám ảnh tự do của từng công dân, những người chưa bao giờ phạm tội. Ông mang chế độ công an trị tới từng ngóc ngách xã hội mà không tốn một xu nào cho ngân sách.

Chưa thấy đủ, ông Phớc còn đề nghị đem cả cũi sắt về tận nhà để nhốt người, đủ hiểu mức ác độc trong tư duy của ông là không giới hạn.

Ông xem tù nhân là con vật, và cũi sắt là nơi mà chúng phải thuộc về.

Ông Phóc với tư cách là một Tổng kiểm toán nhà nước, chắc không phải lả người xa lạ với những con số. Hãy thử tính xem trên toàn quốc nếu số cũi sắt này cung ứng đầy đủ thì Việt Nam có phải là một nhà tù vĩ đại hay không?

Ai cho phép ông có một đề nghị xảo quyệt như vậy khi bắt cả gia đình tù nhân ở tù chung với nhau trong một không gian tự do mà hiến pháp quy định? Đặt cái cũi sắt trong nhà của họ có khác gì mang một vết thương chia đều cho từng người khi phẩm giá, lòng tự trọng, danh dự của họ bị chà đạp?

Vậy mà lạ thay, lời đề nghị này được Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ công an hứa sẽ xem xét và nghiên cứu, bên cạnh những đại biểu “tầm cỡ” khác rất phấn khởi vì đề nghị khác thường này….mặc cho bên ngoài xã hội làn sóng phỉ nhổ nổi lên tiếp theo các làn sóng căm phẫn khác.

Ở những nước phát triển người ta không dùng hình ảnh “tù tại gia” để miêu tả biện pháp theo dõi phạm nhân có thời gian ngắn được phép rời nhà tù vì lý do đặc biệt nào đó. Cảnh sát gắn một vòng khóa có thiết bị điện tử dưới chân xác định vị trí mà tù nhân đang đứng để khi cần thì cảnh sát có thể không chế nếu tù nhân ấy có ý định bỏ trốn.

Biện pháp này chỉ được áp dụng cho tội tiểu hình trong một thời gian sau khi được tòa xem xét lý do hợp lý và chấp nhận. Cái vòng điện tử phải được lắp dưới cổ chân cho người khác không nhìn thấy chứng tỏ phẩm giá và danh dự của người vi phạm pháp luật vẫn được tôn trọng như bất cứ công dân bình thường nào khác.

Tứ chiếc vòng điện tử dưới cổ chân tiến tới cái củi sắt nhốt người ngay trong gia đình của tù nhân thật là một bước nhảy vọt vượt bậc đáng tự hào của Quốc hội Việt Nam.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/national-assembly-not-only-ignorant-but-also-cruel-11162018110144.html

 

Tù tại gia: Những nhà tù di động

Diễm Thi, RFA

Tù tại gia là gì?

Chiều 12/11/2018, tại phiên thảo luận về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam.

Ông Phớc cho rằng để phạm nhân lao động ngoài trại giam sẽ tạo hình ảnh phản cảm, có nguy cơ phạm nhân bỏ trốn và sự lạm dụng của cán bộ quản lý trại.

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh hiện ở Canada, muốn có hình thức “tù tại gia” thì trước hết Việt Nam phải hiểu khái niệm tù. Ông cho rằng ông Hồ Đức Phớc không hiểu khái niệm “tù tại gia” về mặt triết lý nó là như thế nào và về mặt xã hội nó là như thế nào. Ông nói:

“Khái niệm “tù tại gia” là một khái niệm rất là mới đối với công chúng Việt Nam. Khái niệm của người Việt Nam nói chung thì tù là sự trả giá cho những hành động sai trái của mình đối với xã hội, nhưng chưa hiểu tới khái niệm tù còn là cơ hội để sửa những sai trái để hoàn thiện, không tái phạm và làm cho xã hội tốt hơn.”

Ông giải thích về tính triết lý, tù tại gia thể hiện tính “nhân bản” trong việc thi hành án tức là không có sự trừng phạt mà chỉ là sự giới hạn quyền tự do của con người. Mục đích của nó muốn cảm hóa con người để họ ăn năn hối lỗi, hồi tâm chuyển hướng về cái thiện của xã hội chứ không muốn trừng phạt.

Tại Việt Nam hiện nay, một số người sau khi thi hành xong bản án tù trong trại giam thì tiếp tục bị một hình phạt bổ sung khác gọi là “quản chế”. Vậy đây có phải là một hình thức tù tại gia hay không?  Luật sư Phạm Văn Thọ – Trưởng Văn phòng Luật sư Minh Thọ tại Sài Gòn giải thích rằng:

“Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một số quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Như vậy, theo tôi, một người bị quản chế sau khi ra tù không phải là một hình thức “tù tại gia”, mà đó là một trong các hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội sau khi thi hành bản án tù giam.”

Giam trong buồng sắt tại nhà

Một giải pháp mà ông Hồ Đức Phớc đưa ra để quản lý những phạm nhân ở tù tại gia là nghiên cứu nhà sắt giam giữ. Nhà sắt này được cán bộ đưa đến nhà phạm nhân, giám thị là người giữ chìa khoá, gia đình sẽ chăm sóc, cho ăn. Giám thị sẽ định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra. Nếu để phạm nhân trốn thì gia đình cùng chịu trách nhiệm.

Sáng 13/11, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm cho biết Bộ sẽ tiếp nhận đề xuất của đại biểu Quốc hội về hình thức “tù tại gia” để nghiên cứu.

Cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an nhận định về vấn đề này:

“Nếu Bộ công an chấp nhận đề xuất tù tại gia này thì tôi thấy thứ nhất là phản tác dụng, phản cảm và không đúng với giá trị nhân văn của người Việt khi người phạm tội lại ở trong một lồng sắt (như đề xuất) trước mắt gia đình. Thứ hai nó có thể sinh ra một tiêu cực khác gọi là “chạy” để được tù tại gia. Nó nảy sinh một loại tham nhũng mới cho người có quyền quyết định để một người được tù tại gia hay không.”

Ông nói thêm rằng việc giám thị có thể đến nhà phạm nhân bất cứ lúc nào để kiểm tra, tức họ đặt toàn bộ gia cư của người phạm tội dưới sự giám sát của chính quyền như một nhà tù lưu động.

Luật sư Lê Văn Luân hiện sống ở Hà Nội viết trên trang facebook cá nhân của mình rằng việc bị buộc phải chứng kiến và sống chung với “tội phạm” ngay tại nơi ở thường ngày không khác gì hành động bêu đầu và lăng nhục người có hành vi phạm tội từ thời phong kiến xưa kia. Ông viết tiếp:

“Không những vậy, việc đẩy phạm nhân vào trong lồng sắt giam tại nhà ở nảy sinh vấn đề là bất cứ khi nào nhân viên công cụ cũng sẽ có quyền, mà không cần lệnh, được phép xâm nhập gia cư bất kể thời gian và bất kỳ trường hợp nào.”

Liệu có khả thi?

Tờ Economist số ra ngày 27/5/2017 có trích một nghiên cứu của Rafael Di Tella (Đại học Harvard) và Ernesto Schargodsky (Đại học Torcuato Di Tella, Argentina) so sánh tỷ lệ tái phạm giữa phạm nhân bị gắn chip – tức được phép ở bên ngoài nhưng vẫn có thể theo dõi qua thiết bị điện tử, và phạm nhân bị giam giữ trong các nhà tù ở Argentina. Kết quả là chỉ có 13% phạm nhân bị gắn chip tái phạm so với tù nhân bị giam là 22%.

Điều này cho thấy hình thức “tù tại gia” có những mặt tốt của nó, nhưng với tình hình Việt Nam hiện nay thì Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang cho rằng rất khó để thực hiện:

“Ở một số nước văn minh, xuất phát từ lòng nhân đạo thì người ta có hình thức tù tại gia. Nhưng họ có đủ yếu tố về pháp lý nên họ mới thực hiện được. Điều kiện gắn chip vào tù nhân giam giữ tại gia ở Việt Nam không khả thi trong tình hình hiện nay. Vài mươi năm nữa thì có thể thành hiện thực.”

Nhân bản, nhân đạo cũng là điều mà luật sư Vũ Đức Khanh muốn nhấn mạnh khi trao đổi với RFA về vấn đề này. Theo ông thì khái niệm “tù tại gia” là một khái niệm rất là mới đối với công chúng Việt Nam, nhưng ở các nước phát triển thì họ không lạ gì khái niệm này do họ có khái niệm nhân bản về người tù, tức họ muốn đưa người tù gần với xã hội, với gia đình để dễ cảm hóa, đưa họ trở thành người tốt cho xã hội. Nhà tù chưa chắc là nơi làm người ta tốt hơn, mà có khi đưa họ trở thành người xấu hơn. Ông nhận định:

“Trong tình cảnh của Việt Nam thì cái vấn đề tôi vẫn chưa thấy được là cái triết lý mà Nhà nước muốn giam giữ tù nhân là gì, mà tôi chỉ thấy những điểm, chẳng hạn như đối với những tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị, thì đối với nhà cầm quyền, cái tù là họ muốn đày đọa, họ muốn triệt tiêu…”

Điều này cũng được blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chia sẻ với RFA chiều 13/11/2018:

“Quỳnh nghĩ cái lớn nhất là sự riêng tư trong buồng giam không có. Họ thiết kế kiểu gì mình không biết nhưng người đi canh gác toàn đàn ông. Có cổng và cửa chính nhưng chỉ cần bước vào cổng là họ nhìn luôn được cái restroom. Nó cho mình cái cảm giác không an toàn bất kỳ lúc nào. Những người tù ở chung với mình chính là những tai mắt của công an, mình sẽ bị quan sát 24/24.”

Cô cho biết khi bị tạm giam cô phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo, không có được cái mền để đắp. Bên cạnh đó là chuyện ăn uống và vệ sinh cho phụ nữ thì rất là tệ.

Hôm 14/11, báo 24h.com dẫn lời Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn nói rằng “Bản chất của hình phạt tù chính là muốn giáo dục con người, khiến người ta nhận ra tội lỗi, sửa chữa, khắc phục mà người ta vẫn có thể gắn kết với gia đình, với cộng đồng”.

Phát biểu của chuyên gia, lãnh đạo VN về mặt lý thuyết luôn đúng; nhưng thực tế lại trái ngược.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prison-at-home-mobile-prison-dt-11142018133953.html

 

CPTPP có giúp để nông dân VN thoát cảnh nghèo?

Nguyễn Quang DuyGửi cho BBC từ Melbourne, Úc

Muốn biết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có giúp được 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa ở Việt Nam thoát khỏi cảnh đói nghèo, ta cần hiểu rõ điều gì khiến họ nghèo khó.

Tại sao nông dân lại nghèo?

Giảm giá đồng tiền giúp hàng hóa xuất cảng rẻ hơn và nhiều hơn, thu được nhiều ngoại tệ hơn, nhưng việc giảm giá gạo và lương thực xuất cảng lại làm giảm thu nhập của nông dân.

Ký kết CPTPP: Việt Nam có lợi gì?

Việt Nam: ‘Nhà nông nhỏ lẻ cần hợp tác cùng nhau’

Vì sao Việt Nam hút đầu tư từ Thái Lan?

VN: ‘Vướng mắc đất đai tước cơ hội của nông dân’

Giảm giá đồng tiền lại làm tăng giá phân bón, giá nhiên liệu, thuốc trừ sâu, máy móc nhập cảng, làm tăng giá thành gạo và lương thực xuất cảng, và giảm xa hơn lợi nhuận nông dân có thể thu vào.

Thị trường gạo vẫn như thời bao cấp, doanh nghiệp nhà nước độc quyền thu mua và xuất cảng.Nguyễn Quang Duy

Chính phủ Thái Lan trợ giá gạo bằng cách mua lúa của nông dân, sau đó sẽ bán lại cho các công ty xuất cảng.

Trong vụ mùa 2018-19, chính phủ Thái hỗ trợ chừng 3 tỷ Mỹ kim cho ngành lúa gạo, gồm những khoản cho vay, khoản trợ cấp trực tiếp cho nông dân, nếu họ đồng ý giữ lúa trong kho và bán ra khi được giá.

Mức trợ giá thường được định tính ra cao hơn mức giá thị trường toàn cầu từ 40 đến 50%.

Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và các quốc gia nhập cảng gạo bảo vệ sản xuất gạo nội địa bằng cách đánh thuế và quy định số gạo được nhập cảng.

Ngày 1/7/2018, Trung Quốc điều chỉnh mức thuế nhập cảng gạo từ 40% tăng lên 50%.

Từ con số Thái Lan và Trung Quốc bảo trợ nông dân, ước tính nông dân Việt đã hy sinh đến 50% lợi nhuận do sách lược tăng trưởng dựa vào xuất cảng mà nông dân Việt Nam lại không hề được bồi hoàn hay bảo trợ.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam là một tổ chức được Hà Nội thành lập nhằm mục đích quản lý thị trường gạo và bảo đảm số gạo xuất cảng theo kế hoạch đề ra.

Hiệp hội này đại diện cho một số doanh nghiệp nhà nước, hội đủ các quy định về kinh doanh xuất cảng gạo là phải có kho trữ gạo lớn, nhà máy xay xát thóc lớn và có vốn nhiều.

Thị trường gạo vì thế vẫn như thời bao cấp, doanh nghiệp nhà nước độc quyền thu mua và xuất cảng.

Các doanh nghiệp nhà nước thường ký những hợp đồng với giá gạo rẻ hơn giá thị trường có khi lên tới cả 100 Mỹ Kim rẻ hơn giá gạo Thái Lan.

Người nông dân Việt Nam ít ruộng, không vốn để giữ lúa, không chỗ chứa lúa khi giá rẻ, ít thông tin về giá cả và mất quyền thương lượng nên bị doanh nghiệp nhà nước ép phải bán theo giá nhà nước đưa ra nên lợi nhuận còn lại rất thấp.

Tính trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá 100 USD mỗi tháng, thấp hơn lợi tức nông dân trồng lúa Thái Lan 2,7 lần và 1,5 lần so với Indonesia và Philippines.

Hội Nông dân bất lực vì…

Được VnEconomy ngày 23/1/2016 phỏng vấn tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường trả lời nguyên văn như sau:

23 triệu nông dân không có sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị vì thế nông dân mãi vẫn nghèo.Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Nông dân

“…Những biện pháp trợ giúp cho nông dân, tôi nói một việc cụ thể là trợ giá hoặc mua tạm trữ, nông dân không được gì cả, doanh nghiệp được hết, ở giữa ăn chặn hết.

Nhà nước có chính sách mục đích là giúp nông dân, là để cho nông dân lãi 30%. Được mùa rớt giá thì mua tạm trữ, nhưng tất cả cái lợi đó vào túi doanh nghiệp hết, cái đó người ta chứng minh rất rõ rồi, trợ giúp không đến được với nông dân.”

Ông Nguyễn Quốc Cường tiếp tục cho biết:

“Hội Nông dân không có sức mạnh kinh tế, bởi không phải là các tập đoàn, chỉ là đoàn thể, nên kiến nghị cao nhất là tại Đại hội Đảng toàn quốc. Vì Đại hội Đảng là cao nhất, nên tôi phải đưa ra kiến nghị ở đây, mặc dù đã kiến nghị rất nhiều lần với Chính phủ, trong Trung ương, Quốc hội rồi.”

Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường trả lời khá rõ 23 triệu nông dân không có sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị vì thế nông dân mãi vẫn nghèo.

Quyền tư hữu đất đai

Đến nay nông dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng quyền tư hữu đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền hưởng lợi và quyền mua bán.

Mất quyền tư hữu đất đai và không sức mạnh chính trị, nông dân liên tục bị mất đất cho việc phát triển công nghiệp và phát triển đô thị.Nguyễn Quang Duy

‘Vũ khí’ mới giúp nhà nông VN tăng sản lượng

Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA

Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến

Có quyền tư hữu người dân mới yên tâm mua thêm đất, mở rộng cơ nghiệp, mới chí thú và mạnh dạn phát triển kinh tế nông thôn, mới đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhằm tăng năng suất và sản lượng.

Nông thôn có phát triển mới thu hút được đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thu hút nhân tài về phát triển nông thôn, thu hút đầu tư vào công nghiệp nhẹ sản xuất ngay tại nông thôn…

Nông thôn có phát triển thì đời sống nông dân mới khá hơn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị mới thu hẹp, người trẻ không rời lên đô thị kiếm sống, giảm gánh nặng cho đô thị, đất nước mới thực sự phát triển.

Mất quyền tư hữu đất đai và không sức mạnh chính trị, nông dân liên tục bị mất đất cho việc phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Mất đất người nông dân không còn phương tiện trồng trọt và sinh sống.

Các yếu tố khác như các đập thủy điện đầu nguồn ngăn chặn lượng nước phù sa, gây lụt lội, nước mặn xâm nhập, việc lạm dụng nước giếng cho sản xuất và tiêu dùng, việc khai thác cát trên sông, nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm… đều ảnh hưởng đến môi trường sống và lợi tức của người dân nông thôn.

Không chỉ 23 triệu nông dân mà gần 70 triệu dân sống ở nông thôn vì bị hệ thống chính trị kềm hãm không phát triển được nên mãi vẫn đói nghèo.

Việc thông qua CPTPP buộc nhà cầm quyền Hà Nội chấp nhận nghiệp đoàn với 23 triệu thành viên nông dân, nhưng lại “không làm chính trị” thì thật khó mà nông dân có thể thoát được đói nghèo.

SunRice mua nhà máy chế biến gạo…

Ngay khi Úc và Việt Nam chính thức thông qua CPTPP, công ty SunRice cũng hoàn tất việc mua lại nhà máy chế biến gạo tại tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

SunRice được thành lập năm 1950 do các nông dân trồng lúa hùn vốn và cho tới năm 1987 thì được cổ phần hóa.

Với chỉ chừng 1500 nông gia trồng lúa, mức độ sản xuất gạo tại Úc đã lên tới hàng triệu tấn hằng năm và trên một nửa được xuất cảng.

Lúa Úc trồng theo cách luân canh hai năm trồng lúa, hai năm trồng cỏ nuôi cừu, hai năm trồng lúa mì, xong lại xoay qua trồng lúa.

Nhờ thế sản lượng sản xuất rất cao tính trung bình 10 tấn/ha và được xem là gạo sạch vì sử dụng rất ít phân bón hóa học và rất ít dùng thuốc trừ sâu.

Ngoại trừ những năm thiên tai hạn hán, còn thường xuyên ngành nông nghiệp tại Úc không được trợ giúp gì từ cả chính phủ liên bang lẫn chính phủ tiểu bang.

SunRice trong vòng ba năm gần đây đã mua 200 triệu Mỹ Kim, khoảng 5% lượng gạo Việt Nam xuất cảng. Việc SunRice gia nhập thị trường Việt Nam có 3 điểm đáng ghi nhận:

Thứ nhất, phá vỡ thế độc quyền, tạo ra cạnh tranh trong thu mua và xuất cảng gạo với các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện còn quá sớm để thấy được liệu việc này và CPTPP nói chung có giúp ích được gì cho nông dân Việt Nam.

Kinh nghiệm cho thấy đổi mới và toàn cầu hóa đã không mang lại lợi ích như đã kỳ vọng cho tầng lớp nông dân được trình bày bên trên.

Thứ hai, SunRice có thể sẽ thu mua lúa sạch dùng ít phân hóa học sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn, như thế giúp nông dân giảm bớt bị nhiễm độc hóa chất và bớt ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, mọi trợ giúp nông dân từ chính phủ có thể vi phạm vào các điều khoản CPTPP và có thể bị SunRice kiện, vì thế việc trợ giúp nông dân vốn đã ít nay lại còn ít hơn.

Việt Nam sẽ phải sản xuất lúa sạch dùng ít phân hóa học sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn

Nghiệp đoàn “không làm chính trị”

Cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đã thắng tại các tiểu bang nông nghiệp và các vùng nông thôn, trong khi Đảng Dân chủ được ủng hộ tại các đô thị, các vùng ngoại ô.

Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ từ đó phải đưa ra những chính sách y tế đại chúng, giáo dục, phát triển đường xá, … và thậm chí trợ giá để bảo đảm quyền lợi nông dân không thua thiệt so với thành thị.

Nông gia Mỹ và các nghiệp đoàn nông gia không làm chính trị nhưng họ có quyền lực chính trị, bằng lá phiếu họ buộc hai đảng chính trị phải bảo vệ quyền lợi của họ và gia đình.

Ở Mỹ các nghiệp đoàn không là “sân sau” của lưỡng Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Mỗi nghiệp đoàn thường xuyên tìm hiểu và vận động các đảng phái mang đến quyền lợi thiết thực nhất cho thành viên nghiệp đoàn.

Bởi thế chỉ ba thập niên trước đây thành phần cử tri ở nông thôn và những người làm trong khu vực kỹ nghệ thường bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ, nhưng nay lại bầu ngược lại.

Cũng là lưỡng đảng tranh quyền nhưng tại Úc một số các nghiệp đoàn lớn lại là “sân sau” của Đảng Lao động.

Trong khi đó giới nông gia lại thường bỏ phiếu cho Đảng Quốc gia thường liên minh với Đảng Tự do.

Các nghiệp đoàn làm “sân sau” cho đảng chính trị nên bị chính trị hóa, dần dần bị suy yếu. Vì thế, nhiều nghiệp đoàn, 3 thập niên qua, liên tục giảm về số lượng thành viên, giảm sức mạnh chính trị để bảo vệ quyền lợi thiết thực của thành viên.

Hệ thống chính trị Úc thì bị các phe cánh trong đảng thao túng, tranh giành quyền lực chỉ trong vòng 11 năm đã 6 lần thay đổi thủ tướng và không thủ tướng nào giữ trọn nhiệm kỳ 3 năm.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản vẫn nắm độc quyền chính trị, như ông Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường đã nói rõ mặc dầu Hội Nông dân đại diện 23 triệu nông dân nhưng lại không có sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh chính trị nên nông dân mãi vẫn nghèo.

Bởi thế việc Việt Nam tham gia CPTPP hay ký Hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu nhưng vẫn chưa có tự do chính trị thì thật khó để 23 triệu nông dân và nông thôn thoát cảnh đói nghèo.

Có tự do bầu cử, tự do ứng cử, tự do chính trị thì nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị mới có cơ hội để tiếng nói của họ được lắng nghe, quyền lợi của họ mới được các đảng chính trị và được chính phủ bảo đảm thực thi, như thế đời sống của họ mới thực sự thoát khỏi đói nghèo.

Bài viết thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46227154

 

Trung Quốc tiếp tục thu mua kiểu tận diệt

Cá Lìm Kìm gai, một loài cá sống được cả ở nước ngọt lẫn nước lợ, đang được Trung Quốc thu gom mua một cách bất thường.

Theo truyền thông trong nước thì hiện nay nhiều người dân Cà Mau bỏ bê công việc đồng áng kéo nhau đi bắt cá suốt ngày đêm để bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng chưa từng có.

Cụ thể, với cá Lìm Kìm gai tươi được mua với giá từ 500.000 đồng/kg đến 1,3 triệu đồng/kg, tùy kích cỡ. Cá Lìm Kìm gai khô giá 3-4 triệu đồng/kg. Loại cá này trước nay không ai để ý vì không có giá trị kinh tế cũng như không được người dân dùng làm thực phẩm.

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã mời Chi cục Thủy sản đến lấy mẫu gửi về Đại học Cần Thơ để xác định chủng loài, xem nếu bị tận diệt thì có ảnh hưởng gì cho môi trường hay không.

Trong khi đó thì ở Quảng Nam, thương lái Trung Quốc lại thu mua một loại cây dại có tên Dó Liệt. Người dân nơi đây lại đổ xô đi chặt loại cây này để bán với giá 2.500-3.000 đồng/kg (mua cả gốc, rễ, thân, cành). Trước đây, loại cây dại này chỉ được người dân chặt về làm củi khô.

Chuyện thương lái Trung Quốc thỉnh thoảng sang thu mua một loại cây hay một loài sinh vật nào đó với giá cao ngất ngưởng và người dân thu gom để bán không phải mới xảy ra. Trước đây Trung Quốc từng thu mua móng trâu/bò, đỉa, rễ cây hồ tiêu, lá điều, thậm chí mua đọt và lá khoai lang non.

Và chuyện người dân thu gom xong thì thương lái Trung Quốc biến mất không mua cũng đã từng xảy ra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-continues-collect-in-extirpation-style-11162018072703.html

 

Khi nợ nước ngoài của Việt Nam đến ngưỡng tối đa…

Nợ nước ngoài của quốc gia sắp chạm trần sẽ làm Việt Nam đối mặt những khó khăn gì, trong khi vẫn đang căng thẳng với tình hình nợ công?

Sẽ ảnh hưởng hàng loạt vấn đề về đầu tư

Ủy ban Tài chính Ngân sách vừa trình Quốc hội ‘Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018’, trong đó cho biết tỷ lệ nợ công trên GDP đã giảm nhẹ trong những năm gần đây, tuy nhiên nợ nước ngoài của quốc gia lại đang tăng lên hàng năm đến gần mức trần cho phép là 50% GDP.

Cụ thể theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2017 là 45,2% GDP; năm 2018 là 49,7%GDP và dự kiến năm 2019 là 49,9 %GDP.

Theo Luật Quản lý nợ công, nợ nước ngoài quốc gia gồm nợ nước ngoài chính phủ, các khoản vay nước ngoài được chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên Luật Quản lý nợ công cũng quy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ hạn mức vay của doanh nghiệp.

Nợ nước ngoài sắp chạm trần, thì nó cũng thì nó cũng có khả năng vượt trần. Đó là cái điều chúng ta không mong muốn nhưng có thể nó vẫn xảy ra. Như vậy là nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về đầu tư.

-GS. TS. Vũ Văn Hóa

Khi nợ nước ngoài của Việt Nam gần chạm trần cho phép là 50% GDP sẽ dẫn đến hệ quả gì? Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Hiệu phó trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết:

“Thật ra thì cái nợ nước ngoài sắp chạm trần, thì nó cũng thì nó cũng có khả năng vượt trần. Đó là cái điều chúng ta không mong muốn nhưng có thể nó vẫn xảy ra. Như vậy là nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về đầu tư cũng như những công việc khác của chính phủ, nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vấn đề tài chính gặp khó khăn.”

Giáo sư Vũ Văn Hóa cho rằng, không một chính phủ nào mong muốn như thế, nhưng do tình hình tài chính trong nước đang gặp khó khăn, cho nên cần vay của nước ngoài. Việc đó là bất khả kháng của một nền kinh tế đang gặp khó khăn. Ông nói tiếp:

“Tất nhiên là nó sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối tài chính trong nước, bởi vì tất cả những khoảng nợ nước ngoài trước đây cũng đã đến hạn trả một số rất là lớn. Cho nên bây giờ vay nước ngoài nữa thì nó làm cho vấn đề tài chính càng gặp khó khăn hơn. Và nếu không trả nợ nước ngoài đúng hạn còn ảnh hưởng vấn đề uy tính với các tổ chức tín dụng hoặc các quốc gia cho Việt Nam vay.”

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn lại không tỏ ra lo ngại về tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam hiện nay:

“Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam theo tôi là nằm trong vòng kiểm soát và không gây áp lực quá nhiều đối với vấn đề thanh toán của Việt Nam. Cho nên mức trần nợ nước ngoài của Việt Nam là một giới hạn tượng đối an toàn.”

Ông Huỳnh Bửu Sơn chỉ lo ngại việc vay nước ngoài bằng ngoại tệ đặt ra một nhu cầu cần phải có ngoại tệ để thanh toán. Điều đó tạo ra một áp lực khá lớn đối với chính phủ. Theo ông, nếu vay trong nước thì việc thanh toán khoản nợ đó bằng tiền nội tệ tuy cũng là một áp lực nhưng dù sao đây cũng là đồng nội tệ nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có thể chủ động để có tương đối dễ dàng!?

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, nợ trong nước cũng đã có nhiều và đang tăng lên, nên không thể vay thêm nữa hoặc không dám vay thêm nữa vì lo ngại mất cân đối kinh tế trong nước.

Khi trình Quốc hội ‘Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018’, ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm gần đây: năm 2017 là 62,6%GDP, năm 2018 có thể giảm còn 61,4%GDP và dự kiến xuống còn 61,3%GDP trong năm 2019.

Tốc độ tăng nợ công hiện vẫn rất cao

Tuy nhiên theo Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội thì tốc độ tăng nợ công hiện vẫn rất cao:

“Hiện nay tỷ lệ nợ công cũng như bội chi ngân sách thì giảm so vơi trước thôi, chứ tốc độ tăng hiện vẫn rất cao. Nợ nước ngoài hay trong nước mà cao thì đều ảnh hường và rủi ro cả, nhưng tất nhiên nợ nước ngoài thì nhiều áp lực hơn nợ trong nước.”

Theo số liệu Ủy ban Tài chính Ngân sách công bố vào cuối tháng 10 năm 2018, số tuyệt đối về nợ công vẫn tiếp tục tăng: nợ công năm 2017 là 3,13 triệu tỷ đồng; năm 2018 ước tính khoảng 3,41 triệu tỷ đồng, tăng hơn 280 ngàn tỷ đồng.

Tôi đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam đang là căng thẳng và nợ nước ngoài cũng không thể xem thường. Cách chúng ta tính toán và xử lý cho đến nay thì vẫn ở trong một tình hình rất căng thẳng, chứ chưa phải là có sự cải thiện đáng kể gì.

-TS. Lê Đăng Doanh

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:

“Tôi đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam đang là căng thẳng và nợ nước ngoài cũng không thể xem thường. Cách chúng ta tính toán và xử lý cho đến nay thì vẫn ở trong một tình hình rất căng thẳng, chứ chưa phải là có sự cải thiện đáng kể gì. Tôi rất mong chính phủ tiếp tục cải cách ngân sách, tái cơ cấu ngân sách, giảm các khoản chi thường xuyên, giảm bộ máy nhà nước để làm sao có một đề án tái cơ cấu ngân sách một cách hiệu quả hơn, và giảm tỷ lệ nợ công.”

Hiện khả năng huy động vốn trong nước của Việt Nam cũng bị hạn chế, mặc dù huy động vốn trong nước thì lãi suất cao hơn vay nước ngoài rất là nhiều. Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, trong điều kiện lạm phát, bội chi ngân sách và thâm thủng như hiện nay thì lãi suất trong nước sẽ luôn luôn là cao. Chính vì vậy, Việt Nam luôn cố gắng huy động, cũng như vay ở nước ngoài nếu có điều kiện cũng như mức lãi suất phù hợp.

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quốc Hội Việt Nam thông qua nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, Việt Nam sẽ gia tăng vay vốn ODA nước ngoài thêm 60.000 tỷ đồng cho đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và sẽ giảm nguồn vốn vay quốc nội để bảo đảm an toàn nợ công.

Nhận xét về điều này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:

“Nếu mà không vay ODA thì vẫn có thể vay thương mại, nhưng vay thương mại thì lãi suất sẽ cao hơn là vay ODA. Tôi chưa rõ các nguồn vay ODA như thế nào, nhưng Việt Nam hiện nay đạt mức thu nhập trung bình, tức thu nhập khoảng 2.400 USD một đầu người. Và như vậy sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi như trước kia.”

Việc Quốc hội quyết định cho vay thêm vốn ODA của nước ngoài và giảm vay trong nước, thì Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng cũng sẽ làm giảm chi ngân sách vào lãi suất. Nhưng giải pháp cơ bản hơn là phải tái cơ cấu ngân sách, giảm vay nợ và giảm bội chi ngân sách. Theo ông, biện pháp này không dễ dàng và đòi hỏi một quyết tâm rất cao, cũng có thể phải chịu đau, nhưng ông cho rằng thà chịu đau sớm, còn hơn để tình hình tiếp tục căng thẳng hơn thì lúc bấy giờ sẽ còn bất lợi hơn.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-s-foreign-debts-are-nearing-the-limit-11162018081048.html

 

Luật bảo vệ bí mật Nhà nước:

 Đảm bảo an ninh quốc gia hay che giấu thông tin

Diễm Thi, RFA

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được Quốc hội chính thức thông qua hôm 15/11/2018 với gần 92% đại biểu tán thành. Luật mới quy định các bí mật trong 15 lĩnh vực. Đáng chú ý trong danh mục được đưa vào bí mật quốc gia có những thông tin về thân thế và bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại.

Bí mật sức khỏe lãnh đạo cao cấp

Từ xưa đến nay, tình hình sức khỏe lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam vẫn là điều bí mật dù chưa được luật hóa. Mỗi khi có vị lãnh đạo nào vắng mặt ở các sự kiện cấp quốc gia, hay có vị nào ra nước ngoài thì lập tức người dân bàn tán về tình hình sức khỏe của họ, chẳng hạn như cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hay gần đây nhất là cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Bác sĩ Đinh Đức Long, một Trung tá quân đội đã từ bỏ đảng cho RFA biết:

“Thực ra bây giờ họ mới công khai nói về điều đó chứ từ xưa đến nay họ vẫn giữ bí mật. Họ có lý do của họ là công dân có quyền bí mật riêng tư, nhưng công dân này là của công chúng, lẽ ra người dân phải có quyền giám sát cả về hành vi và sức khỏe. Các nước dân chủ thì công chúng có quyền giám sát nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Ngay cả những cái gọi là công khai vẫn là bí mật, ví dụ như những phiên tòa gọi là công khai nhưng có ai được vào đâu. Cho nên ở Việt Nam thì ngay khi chưa có luật họ đã giữ bí mật sức khỏe lãnh đạo rồi.”

Họ có lý do của họ là công dân có quyền bí mật riêng tư, nhưng công dân này là của công chúng, lẽ ra người dân phải có quyền giám sát cả về hành vi và sức khỏe.- Bác sĩ Đinh Đức Long

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thì cho rằng vai trò của lãnh đạo hay nguyên thủ quốc gia hết sức quan trọng, khi tình hình sức khỏe chưa có kết luận rõ ràng mà tung tin không tốt sẽ ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của người lãnh đạo, cho nên vấn đề này cũng cần phải đưa vào diện bí mật để đảm bảo cho lãnh đạo yên tâm. Không những lãnh đạo mà người dân cũng vậy thôi. Đó là những vấn đề cá nhân thì không nên công khai. Ông cho biết thêm:

“Cái này thì đã có quy định của hiến pháp pháp luật, bây giờ chỉ vận dụng vào luật này thôi. Sức khỏe của các nhà lãnh đạo được nằm trong phạm vi phải giữ bí mật vì theo tôi nghĩ, nếu như công khai cũng không có lợi cho việc điều hành hay dư luận. ”

Bí mật chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực chính trị được quy định trong luật mới bao gồm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Cựu đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông nhận định rằng không phải là tất cả các chủ trương, đường lối của đảng hay chính sách của Nhà nước là đều bí mật. Quốc hội cũng đã cân nhắc để giới hạn những gì thuộc về phạm vi bí mật, những gì có thể công khai.

Vấn đề này nó liên quan đến thể chế của nước Việt Nam vì những vấn đề, chủ trương đang nghiên cứu có ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích  quốc gia. Nếu công khai, lộ ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia, nên phải giữ trong phạm vi bí mật.

Tôi có suy nghĩ là các nước trên thế giới cũng thế thôi bởi vì không phải vấn đề gì của đất nước liên quan đến an ninh hay lợi ích quốc gia hoặc đang trong quá trình nghiên cứu trong phạm vi hẹp mà công khai ra thì nó không có lợi.”

Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng luật này được thông qua có nhiều mục đích:

“Thứ nhất là họ che giấu hành động khuất tất của họ. Ví dụ hiệp định biên giới trên biển, trên bộ với Trung Quốc hay Hiệp định Geneve đến bây giờ có công khai cho dân biết đâu. Thứ hai họ dùng luật này để bỏ tù những ai lộ bí mật theo tiêu chí của họ.”

Hiệp định biên giới trên biển, trên bộ với Trung Quốc hay Hiệp định Geneve đến bây giờ có công khai cho dân biết đâu. – Bác sĩ Đinh Đức Long

Là một Trung tá quân đội, ông hiểu rằng trong chiến tranh thì các chiến dịch quân sự phải bí mật, thế nhưng tiêu chí bí mật không thể áp dụng trong lĩnh vực khác, chẳng hạn như dự án kinh tế hay điện hạt nhân. Những điều đó phải công khai cho dân biết để phản biện vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Ông cho rằng hiện ở Việt Nam không có tam quyền phân lập nên không ai giám sát ai và mọi thứ rất nhập nhằng. Ông nói:

“Họ có danh mục cái nào bí mật cái nào không. Lẽ ra họ phải luật hóa cụ thể, chứ họ lợi dụng bí mật này để che giấu những chính sách mờ ám khác để phục vụ lợi ích nhóm chứ không phải lợi ích dân tộc. Cái gì có lợi cho họ thì họ che. Cái gì có hại cho người khác, thậm chí cho dân mà họ có lợi thì họ vẫn làm. Tôi nghĩ là phải có cơ chế nào kiểm soát họ, chứ thực tế bây giờ rất nhập nhằng, rất khó biết cái nào thật sự bí mật.”

Cho đến hôm nay người dân Việt Nam vẫn mong chờ Nhà nước công khai hóa nội dung và các thỏa thuận của Hội Nghị Thành Đô – cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Văn Linh dẫn đầu.

Vì không công khai nên có nhiều thông tin chưa rõ ràng và có những nghi ngờ từ người dân về những thỏa thuận không có lợi cho phía Việt Nam.

Theo luật mới, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/around-law-on-protection-of-state-secrets-11152018131035.html