Tin khắp nơi – 16/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 16/11/2018

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2019:

Bình Nhưỡng phải đưa ra kế hoạch cụ thể

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 15/11 loan báo Tổng thống Donald Trump dự trù gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un trong năm 2019 và sẽ thúc đẩy một kế hoạch cụ thể phác họa các hoạt động của Bình Nhưỡng nhằm chấm dứt chương trình vũ khí.

Hoa Kỳ và Triều Tiên đang thảo luận về cuộc họp lần thứ hai của hai nhà lãnh đạo sau cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng 6 năm nay tại Singapore để đặt nền tảng cho việc chấm dứt đối đầu hạt nhân giữa hai cựu thù.

“Kế hoạch đang được tiến hành. Chúng tôi tin là cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra sau đầu năm nhưng khi nào và ở đâu vẫn còn đang thảo luận,” ông Pence nói với các phóng viên sau khi gặp Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng biệt với NBC News, ông Pence nói Hoa Kỳ sẽ không đòi hỏi Bình Nhưỡng cung cấp một danh sách đầy đủ vũ khí hạt nhân và địa điểm trước cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai nhưng cuộc họp này phải đưa ra một kế hoạch cụ thể.

Ông Pence và ông Moon gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Singapore.

Một cơ quan nghiên cứu Mỹ ngày 12/11 cho biết đã phát hiện được 13 trong số 20 căn cứ phi đạn không được công bố đang hoạt động bên trong Triều Tiên, nhấn mạnh đến những thách thức đối với các nhà thương thuyết Mỹ hy vọng thuyết phục ông Kim từ bỏ chương trình vũ khí.

Triều Tiên đã thỏa thuận với các cường quốc khu vực vào năm 1994 và 2005 từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy các lợi ích kinh tế và ngoại giao, nhưng những thỏa thuận này tan vỡ sau khi Bình Nhưỡng lén lút tiếp tục chế tạo vũ khí giết người hàng loạt.

Với một ít dấu hiệu tiến bộ về thương thuyết kể từ cuộc họp thượng đỉnh tháng 6 và những cuộc họp cấp cao bị hủy bỏ, ông Trump tuần trước nói ông “không vội” nhưng vẫn muốn gặp ông Kim lần thứ hai.

Phó Tổng thống Pence nói với NBC “Chúng ta sẽ tiếp tục làm áp lực. Chúng ta sẽ vẫn giữ nguyên các chế tài. Tổng thống Trump tiếp tục hy vọng vào cuộc họp thượng đỉnh sắp tới là chúng ta sẽ có được một kế hoạch thi hành và đạt được phi hạt nhân hóa.”

Các giới chức Mỹ nói chế tài buộc Triều Tiên phải ngồi vào bàn thương thuyết và quyết tâm làm áp lực cho đến khi đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Tuy nhiên Triều Tiên tin rằng các đột phá về hạt nhân và phi đạn đã giúp cho nước này một thế đứng vững chắc để gặp các cường quốc thế giới.

Ông Pence nói với các phóng viên là ông Moon đồng ý làm việc chặt chẽ với Hoa Kỳ về cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai, vào lúc Washington vẫn giữ một chiến dịch “áp lực tối đa” bằng cách giữ nguyên các chế tài đối với Bình Nhưỡng.

Được hỏi là liệu Trung Quốc, giúp nhiều cho nền kinh tế Triều Tiên, có làm đủ để giữ các áp lực chế tài hay không, ông Pence nói Bắc Kinh đã làm nhiều hơn trước đây và ông Trump cám ơn việc này.

Ngày 14/11, một ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ nói Trung Quốc dường như giảm bớt việc thi hành các chế tài đối với Triều Tiên khi Bình Nhưỡng bắt đầu giao tiếp với Hoa Kỳ trong năm nay.

Ông Trump được kỳ vọng là sẽ nói nhiều hơn về việc thực thi các chế tài khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng này và vai trò duy nhất Trung Quốc có thể giữ để đảm bảo việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, ông Pence cho biết.

Kể từ năm ngoái, Triều Tiên chưa thử nghiệm hạt nhân hay phi đạn đạn đạo nào và nói là đã đóng cửa địa điểm thử nghiệm hạt nhân chính, với kế hoạch gỡ bỏ thêm một vài cơ sở khác nữa.

Tuy nhiên Triều Tiên cảnh cáo là có thể tái tục chương trình hạt nhân nếu Hoa Kỳ không hủy bỏ các chế tài đối với họ.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-m%E1%BB%B9-tri%E1%BB%81u-2019-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-ph%E1%BA%A3i-%C4%91%C6%B0a-ra-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-c%E1%BB%A5-th%E1%BB%83/4661105.html

 

Mỹ giảm quân tại châu Phi,

hướng về Trung Quốc và Nga

Print

Quân đội Mỹ sẽ rút hàng trăm binh sĩ đặc biệt phụ trách các hoạt động chống khủng bố tại châu Phi trong vài năm tới để hỗ trợ chính sách tăng cường tập trung chống lại những đe dọa từ Trung Quốc và Nga, các giới chức Mỹ cho biết hôm 15/11.

Đầu năm nay, quân đội Mỹ đặt nhiệm vụ chống Trung Quốc và Nga là trung tâm của một chiến lược quốc phòng mới. Đây là dấu hiệu mới nhất về việc chuyển trọng tâm ưu tiên sau hơn một thập niên rưỡi tập trung vào công tác chiến đấu chống các phần tử hiếu chiến Hồi Giáo.

“Dự án tái phối trí đặc biệt nhằm giảm các lực lượng vào khoảng 10% trong vài năm tới—đại diện một thành phần của hơn 7.200 nhân viên của Bộ Quốc phòng làm việc tại châu Phi,” phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Trung tá Hải quân Candice Tresch nói với Reuters.

Bà Tresch nói việc cắt giảm này sẽ để nguyên các hoạt động “chống các tổ chức cực đoan bạo động” tại một vài nước, trong đó có Somalia, Djibouti và Libya.

Tại những phần khác trong vùng, kể cả Tây Phi, trọng tâm sẽ chuyển từ “trợ giúp chiến thuật sang, cố vấn, hỗ trợ, liên lạc và chia sẻ tình báo.”

Một giới chức Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói việc giảm quân sẽ diễn ra trong vòng 3 năm và có thể bao gồm các quốc gia như Kenya, Cameroon và Mali.

Vai trò của quân đội Mỹ tại lục địa châu Phi đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng sau một cuộc phục kích của một chi nhánh địa phương của Nhà nước Hồi Giáo tại Niger hồi năm ngoái làm cho 4 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Hoa Kỳ quan ngại về một cuộc nổi dậy đang gia tăng tại Nga, vốn đang gia tăng sức mạnh tại những vùng tranh chấp như Ukraine và Syria. Ngũ Giác Đài cũng gia tăng chú trọng đến thái độ hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc tại những khu vực như Biển Đông.

Động thái của Ngũ Giác Đài diễn ra giữa lúc Trung Quốc và Nga tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên bang Xô Viết đã có các mối quan hệ chặt chẽ về quân sự và ngoại giao với nhiều nước châu Phi. Nga hiện đang nỗ lực làm sống lại một số quan hệ đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ.

Kể từ khi các nước phương Tây chế tài Nga vì sáp nhập Crimea trong năm 2014, Moscow đã ký 19 thỏa thuận hợp tác quân sự tại tiểu vùng Sahara, kể cả với Ethiopia, Nigeria và Zimbabwe, theo các bộ quốc phòng và ngoại giao cũng như truyền thông nhà nước của những quốc gia này.

Trung Quốc từ lâu đã có sự hiện diện về kinh tế quan trọng tại châu Phi, nhưng đã tránh liên hệ đến quân sự. Tuy nhiên, năm ngoái, Trung Quốc đi thêm một bước bằng cách mở căn cứ quân sự đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tại Djibouti.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-gi%E1%BA%A3m-qu%C3%A2n-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-phi-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-nga-/4660662.html

 

Đại diện Thương mại Mỹ phủ nhận

tuyên bố ngưng áp thuế Trung Quốc

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngày 15/11 phủ nhận các tin tức cho rằng ông đã nói với một số giám đốc điều hành các ngành công nghiệp là một vòng thuế quan khác áp đặt lên hàng nhập khẩu Trung Quốc đã được hoãn lại vào lúc hai quốc gia theo đuổi các cuộc đàm phán.

Tin này do báo Financial Times đăng tải trích lời của một người không nêu tên quen thuộc với tình hình.

Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế quan lên 250 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ để buộc Bắc Kinh nhượng bộ trong danh sách yêu cầu cải cách thương mại. Ông cũng đe dọa nhắm vào trị giá 267 tỉ đô la hàng hóa khác nếu yêu cầu của ông không được giải quyết.

Ngày 14/11 Reuters loan tin là Trung Quốc đã viết thư hồi đáp những đòi hỏi của Washington, ba nguồn tin của chính phủ Mỹ cho biết. Tuy nhiên các nguồn này không nêu thêm chi tiết và hiện không rõ là thư trả lời có những nhượng bộ làm hài lòng ông Trump hay không.

Diễn tiến này xảy ra trước cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 tới.

Trong khi hai nguồn tin công nghiệp thông thạo nội dung bức thư nói với Reuters là phần lớn nội dung nhắc lại những cam kết trước đây của Trung Quốc, hành động này được xem như là điểm bắt đầu cần thiết để tiếp tục các cuộc thương thuyết.

Một trong những nguồn tin được biết về thư phản hồi của Trung Quốc cho biết thư có nhắc lại các lời hứa của ông Tập trong những bài diễn văn mới đây và yêu cầu Hoa Kỳ gỡ bỏ thuế quan, trong đó có thuế áp đặt lên thép và nhôm nhập khẩu.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-di%E1%BB%87n-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-ph%E1%BB%A7-nh%E1%BA%ADn-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-ng%C6%B0ng-%C3%A1p-thu%E1%BA%BF-trung-qu%E1%BB%91c-/4661149.html

 

Mỹ tập trung đối phó

“vành đai – con đường” của TQ

Từ ngày 11.11 tới 18.11, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ bắt đầu chuyến thăm châu Á một tuần. Ông sẽ tới thăm các nước Nhật, Singapore, Australia, Papua New Guinea và dự các hội nghị quốc tế quan trọng, trong đó có Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á, Thái Bình Dương (APEC). Một nội dung quan trọng trong hoạt động của ông Mike Pence là công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Phó Tổng thống Mike Pence sẽ thay mặt ông Donald Trump dự Hội nghị cấp cao APEC và công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ.

Tại Nhật, ông Mike Pence sẽ hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, thảo luận về tình hình Trung Quốc, Triều Tiên, an ninh khu vực và vấn đề an ninh của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tại Singapore, ông sẽ hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tại Papua New Guinea, ông sẽ gặp gỡ Thủ tướng Peter O’Neill, còn tại Australia ông có cuộc hội đàm với Thủ tướng Scott Morrison. Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton sẽ cùng ông Mike Pence tham dự các Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao Mỹ – ASEAN (US-ASEAN Summit) và Hội nghị cấp cao Đông Á.

Ngày 17.11, phó tổng thống Mike Pence sẽ thay mặt ông Donald Trump dự Hội nghị cấp cao APEC và có bài phát biểu quan trọng trình bày về Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, được giới quan sát quốc tế cho là đối trọng với “vành đai – con đường” của Trung Quốc.

Trong lần tới châu Á lần thứ 3 này, ông Mike Pence cũng sẽ tham dự một loạt hội nghị về kinh tế và an ninh tại Singapore và Papua New Guinea, bao gồm Hội nghị cấp cao Mỹ – ASEAN, Hội nghị cấp cao các nước Đông Á.

Trước khi ông Mike Pence khởi hành, hôm 9.11, bà Alyssa Farah, người phát ngôn của ông cho biết, trong chuyến đi này, ông Mike Pence “sẽ làm nổi bật địa vị lãnh đạo của Mỹ trong khu vực [Châu Á – Thái Bình Dương] và khẳng định lại cam kết của ông Donald Trump về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”. Bà Farah còn nói: “Ông Mike Pence còn truyền đi thông điệp: Mỹ sẽ

không dung thứ chủ nghĩa bá quyền, hành vi xâm lược và xem thường chủ quyền quốc gia khác của bất cứ nước nào trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Tờ Epoch Times cho biết, hôm 9.11, một quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã tiết lộ, trong bài diễn văn phát biểu tại Hội nghị cấp cao APEC tại Papua New Guinea, ông Mike Pence sẽ trình bày sâu rộng và toàn diện ý tưởng của Mỹ về cơ cấu an ninh khu vực và viễn cảnh chiến lược, sẽ công bố các biện pháp thực chất, bao gồm các hiệp nghị song phương về kinh tế số, năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Quan chức cao cấp này cho biết, khi tới thăm các nước và dự các hội nghị, ông Mike Pence sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên và vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cùng các chủ đề khác như chống khủng bố, an ninh mạng và xây dựng thành phố thông minh… Đặc biệt, trong hành trình này, ông Mike Pence sẽ kịch liệt phê phán Trung Quốc như trong bài diễn văn tại Viện nghiên cứu Hudson hôm 4.10 và tuyên bố chính phủ Mỹ sẽ viện trợ kinh tế 60 tỷ USD cho các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương  để chống lại chiến lược “vành đai -con đường” của Trung Quốc và tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Theo vị quan chức cao cấp thì Chính phủ Mỹ cho rằng, so với việc nhận vốn đầu tư của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc đầu tư tư nhân của các công ty Mỹ. Quan chức này nói, viện trợ của Mỹ không phải là của chính phủ mà mang tính chất dân sự, sẽ giúp mang lại phồn vinh cho dân chúng. “Ngành kinh tế tư nhân của Mỹ sẽ thúc đẩy phát triển mô thức kinh tế phi quốc doanh, không chỉ đem lại phồn vinh cho nước Mỹ mà cũng đem lại phồn vinh cho các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Hôm 4.10, ông Mike Pence đã có bài diễn văn về chính sách đối với Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson, Washington. Trong đó, ông đã phê phán gay gắt, toàn diện Trung Quốc về mọi lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế. Ông chỉ trích Trung Quốc lợi dụng tiền bạc và đe dọa để ảnh hưởng tới các công ty, trường đại học, cơ quan nghiên cứu và quan chức chính phủ Mỹ. Ông Mike Pence nêu ví dụ, một công ty lớn của Mỹ nếu từ chối phản đối chính sách mậu dịch của chính phủ Donald Trump, Trung Quốc sẽ đe dọa hủy bỏ giấy phép kinh doanh của họ tại Trung Quốc. Đối với số tiền hàng tỷ USD mà Trung Quốc đầu tư và cho vay đối với các nước châu Á, châu Phi thì ông Mike Pence cho rằng, Trung Quốc thực thi “ngoại giao nợ nần”, khiến có nước rơi vào bẫy nợ không thể hoàn trả được.

Quan chức Nhà Trắng này cho biết thêm, tại các hội nghị và các cuộc hội đàm với các đối tác, ông Mike Pence sẽ tuyên bố nhiều hạng mục khác nhau. “Thế nào là khu vực Ấn Độ  – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ giúp đỡ các nước châu Á, các nước ASEAN thế nào… Ông ấy [Mike Pence] sẽ giải thích và trả lời mọi vấn đề được nêu lên”. Người này bổ sung: “Tóm lại, khái niệm Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do rộng mở của Tổng thống Donald Trump và một nguyên tắc then chốt của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là chủ quyền của các nước trong khu vực”.

Quan chức Nhà Trắng này cũng chỉ trích mô thức phát triển của Trung Quốc khi nói: “Chủ quyền thuộc về nhân dân các nước. Nhân dân cần có quyền được biết chính phủ và nhà nước mình đã ký kết gì với quốc gia chủ nợ, cần minh bạch, không nên chịu sự can thiệp của thế lực bên ngoài. Phó tổng thống của chúng ta sẽ tuyên bố nhiều sáng kiến và bố trí cụ thể, cuối cùng là nhằm giữ được độc lập, chủ quyền và tự do của các nước”.

Theo trang tin Đông Phương, ngày 11.11, ông Mike Pence đã đăng bài trên The Washington Post trình bày về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ. Ông nhấn mạnh: để thực hiện phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ vận dụng cơ chế viện trợ 60 tỷ USD được đề ra cách đây không lâu để viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực này. Cụ thể là giúp các nước xây dựng các cầu cảng, sân bay, cầu đường, đường sắt, đường ống dẫn dầu…

Ông Mike Pence bày tỏ, Mỹ hy vọng chủ quyền của khu vực này được tôn trọng, không ảnh hưởng đến lưu thông thương mại tự do và các nước tự quyết định vận mệnh của mình. Nhưng ông cho rằng một vài quốc gia đang tìm cách làm suy yếu cơ sở của khu vực này. Vì vậy, Mỹ đang hành động quyết đoán để bảo vệ lợi ích của mình và thúc đẩy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cùng chia sẻ thành công.

Về mặt an ninh, ông Mike Pence nói, Mỹ tiếp tục hợp tác với các đồng minh trong khu vực, bảo vệ tự do hàng hải và hàng không. Ông nói, Mỹ đã gây sức ép ngoại giao và kinh tế với Triều Tiên thành công, buộc nước này quay lại bàn đàm phán, cho đến khi thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mới thôi. Ông cũng yêu cầu các nước trong khu vực tôn trọng pháp trị… Ông phê phán “có nước xâm phạm chủ quyền láng giềng, Mỹ không cho phép trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương xuất hiện hành vi xâm lược và bá quyền”.

Đài NHK của Nhật nhận xét, tuy trong bài viết, ông Mike Pence không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng những biểu đạt rõ ràng là nhằm vào chiến lược “vành đai – con đường” của Trung Quốc. Mỹ muốn dùng biện pháp đẩy mạnh đầu tư để kiềm chế những ảnh hưởng đang không ngừng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Đài này dự đoán: bài diễn văn của ông Mike Pence về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tại Papua New Guinea hôm 17.11 tới đây sẽ đặt cơ sở cho cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước Mỹ – Trung trong khu vực này.

http://biendong.net/diem-tin/24765-my-tap-trung-doi-pho-vanh-dai-con-duong-cua-tq.html

 

Lộ thông tin

Mỹ bí mật truy tố sáng lập viên WikiLeaks

Bộ Tư pháp đã bí mật tiến hành truy tố ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, theo lời một người nắm thông tin về vụ việc. Động thái này đánh dấu sự leo thang quyết liệt trong cuộc chiến kéo dài hàng năm trời của chính phủ nhằm vào ông Assange và nhóm lật tẩy các bí mật do ông sáng lập.

Các quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp đã nói với các công tố viên hồi mùa hè rằng họ có thể bắt đầu soạn một hồ sơ kiện ông Assange, các quan chức ngành tư pháp hiện nay và trước đây cho hay. Hồ sơ bị lộ vào tối 15/11 qua một hồ sơ tố tụng khác không liên quan, trong đó các công tố viên vô tình đề cập về các tội danh nhắm vào ông Assange.

Joshua Stueve, một phát ngôn viên của văn phòng công tố Hoa Kỳ chuyên trách Quận hạt miền đông của Virginia nói: “Hồ sơ tố tụng đã bị lập sai. Đó không phải là cái tên mà hồ sờ này nhắm đến”.

Ông Assange đã sống trong nhiều năm tại Đại sứ quán Ecuador ở London và sẽ bị bắt và dẫn độ nếu ông phải đối mặt với cáo buộc của tòa án liên bang. Về tổng thể, đó sẽ là một thủ tục ngoại giao và pháp lý gồm nhiều bước.

Ông Assange đã bị đưa vào tầm ngắm của các công tố viên trong nhiều năm vì việc WikiLeaks tiết lộ hàng ngàn tài liệu mật của chính phủ.

Mặc dù động thái pháp lý nhằm vào ông Assange đúng sai ra sao vẫn là một bí ẩn vào hôm 15/11, song các cáo buộc tập trung vào việc công bố thông tin thuộc dạng vì lợi ích công chúng – ngay cả khi thông tin đó có được từ các tin tặc của chính phủ Nga – sẽ tạo tiền lệ với những ý nghĩa sâu xa về tự do báo chí.

Barry Pollack, một luật sư người Mỹ đại diện cho ông Assange, lên án về động thái này.

“Tin tức cho hay dường như đã có hồ sơ truy tố hình sự được nộp nhằm vào ông Assange, điều này thậm chí còn đáng lo ngại hơn cả cách thức mà thông tin đó đã được tiết lộ”, ông Pollack viết trong một email. “Việc Chính phủ đưa ra các cáo buộc hình sự nhằm vào một người vì người đó công bố thông tin có thật thì quả là một con đường nguy hiểm nếu một nền dân chủ đi theo”, ông viết tiếp.

Seamus Hughes, một chuyên gia về khủng bố tại Đại học George Washington, người đã theo dõi chặt chẽ các vụ kiện của tòa án, phát hiện ra hồ sơ này và đã đăng lên Twitter.

Một phát ngôn viên Bộ Tư pháp hôm 15/11 đã từ chối cho biết nguyên nhân của việc tiết lộ vô tình.

Bộ Tư pháp lâu nay đã nghiên cứu cách truy tố ông Assange hoặc WikiLeaks với một tội danh hình sự nào đó, kể từ khi trang web bắt đầu công bố kho tài liệu quân sự và ngoại giao bí mật mà họ thu thập được.

Cuộc tranh luận về việc liệu có truy tố ông Assange hay không đã tiếp tục dưới thời chính quyền của ông Trump.

Việc truy tố ông Assange đặt ra câu hỏi là phải chăng Bộ Tư pháp Mỹ bỏ qua những lo ngại về việc tạo ra tiền lệ có thể làm giảm các quyền tự do báo chí sau khi người ta biết về vai trò của WikiLeaks trong việc cung cấp thông tin về Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016, và công bố tài liệu về các công cụ hack của CIA, hay có phải các công tố viên đã xác định rằng việc công bố các email bị xem trộm đã tạo ra bối cảnh mới, mở ra một con đường pháp lý mới?

(New York Times, VOA)

https://www.voatiengviet.com/a/lo-thong-tin-my-bi-mat-truy-to-sang-lap-vien-wikileaks/4661735.html

 

Công ty Nga đòi hủy cáo trạng can thiệp bầu cử Mỹ,

 thẩm phán bác đơn

Một thẩm phán liên bang ngày 15/11 từ chối hủy bỏ các cáo trạng hình sự chống lại một công ty Nga bị Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller cáo buộc là tài trợ hoạt động tuyên truyền để khuynh đảo bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 theo hướng có lợi cho ông Donald Trump.

Phán quyết của Thẩm phán Dabney Friedrick tại Tòa án Liên bang ở Washington D.C được đưa ra sau khi luật sư của Công ty Quản lý và Tư vấn Concord khiếu nại rằng bản cáo trạng chống lại họ không đủ chứng cớ buộc tội.

Concord là một trong ba công ty cùng với 13 cá nhân Nga bị văn phòng ông Mueller truy tố vào tháng 2 với cáo buộc âm mưu phá rối cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bằng cách dùng những nhân vật giả mạo trên mạng thúc đẩy các thông điệp chia rẽ, tới Mỹ thu thập tình báo và tổ chức những cuộc tụ tập chính trị.

Bản cáo trạng nói Concord do doanh nhân Nga Evgeny Prigozhin kiểm soát. Ông này được truyền thông Nga đặt cho biệt danh là “đầu bếp của Putin” và là người mà các giới chức Mỹ nói có liên hệ chặt chẽ với quân đội và các tổ chức chính trị Nga.

Dù các giới chức Nga không thể bị trục xuất sang Mỹ để ra tòa, nhưng công ty Nga đã thuê luật sư Mỹ chống lại các cáo trạng của ông Mueller.

Phán quyết ngày 15/11 đánh dấu lần thứ nhì cùng một thẩm phán đã từ chối bỏ cáo trạng chống lại Concord. Trong nỗ lực đầu tiên, các luật sư của Concord tranh cãi rằng ông Mueller được bổ nhiệm bất hợp pháp và thiếu quyền công tố.

Nỗ lực mới nhất của các luật sư nhắm vào những tranh cãi mang tính kỹ thuật pháp lý hơn liên quan đến chuyện liệu các công tố viên có thực hiện đầy đủ các khâu thủ tục pháp lý nhiêu khê để truy tố công ty về âm mưu gian lận đối với nước Mỹ và liệu cáo trạng có chính đáng khi buộc tội rằng công ty cố ý phạm luật trong số những cáo buộc khác.

Thẩm phán Friedrick nói “Chủ yếu Concord muốn nói rằng chính phủ truy tố Concord dựa trên các hành xử không có gì là bất hợp pháp, nhưng Concord không thể phủ nhận thực tế là hành động lừa gạt, như bị tố cáo, là phạm pháp.”

Concord hiện đang tham gia một vụ kiện tương tự thách thức quyền hành của ông Mueller do ông Andrew Miller đệ nạp. Ông Miller là người cộng tác với ông Roger Stone, cố vấn lâu năm của ông Trump.

Tòa phúc thẩm liên bang chưa phán quyết về trường hợp này.

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4ng-ty-nga-%C4%91%C3%B2i-h%E1%BB%A7y-c%C3%A1o-tr%E1%BA%A1ng-can-thi%E1%BB%87p-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-b%C3%A1c-%C4%91%C6%A1n/4661124.html

 

Kêu gọi nghiên cứu tác động của dioxin

lên con cháu cựu chiến binh Mỹ

Một báo cáo mới công bố hôm 15/11 kêu gọi Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ xem xét tác động của chất dioxin/da cam lên các thế hệ con cháu của các cựu chiến binh Mỹ tham gia vào cuộc chiến Việt Nam, theo ABC News.

Báo cáo do Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia đưa ra sau khi nhận được yêu cầu đặc biệt từ Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Nhiều thập niên sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, con cái của các binh sĩ Mỹ phục vụ trong chiến tranh nói rằng họ vẫn tiếp tục vật lộn với những tác động của việc tiếp xúc với chất da cam.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng “có rất ít nghiên cứu về những ảnh hưởng sức khỏe từ việc người cha bị phơi nhiễm hóa chất lên con cháu họ, và không có giải quyết nào cho các cựu chiến binh Việt Nam”.

Tin cho hay phần lớn những nghiên cứu về ảnh hưởng của chất da cam trên các thế hệ được thực hiện bởi cộng đồng khoa học đều tập trung vào phụ nữ chứ không phải là đàn ông. Báo cáo này là nghiên cứu cuối cùng từ một loạt nghiên cứu về cựu chiến binh và chất độc da cam, một cuộc đánh giá bắt buộc theo yêu cầu của Quốc hội sau khi thông qua Đạo luật chất độc da cam vào năm 1991.

Chất độc màu da cam là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các hóa chất diệt cỏ không mùi đã được quân đội Mỹ sử dụng để khai quang tại cái khu rừng rậm được Việt Cộng dùng làm nơi ẩn nấp.

Theo Bộ Cựu chiến binh, gần 20 triệu gallon chất da cam đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 1962 đến năm 1971.

Tuần trước, bộ này nói với ABC News rằng họ sẽ tiếp tục giáo dục và đấu tranh cho các thành viên và con cháu của họ, bất kể kết quả của báo cáo như thế nào.

https://www.voatiengviet.com/a/keu-goi-nghien-cu-tac-dong-cua-dioxin-len-con-chau-cuu-chien-binh-vn/4661604.html

 

Vụ Khashoggi:

Mỹ chế tài 17 người Ả Rập Xê-út

Bộ Tài chánh Hoa Kỳ ngày 15/11 loan báo chế tài 17 người Ả Rập Xê-út vì vai trò của họ trong vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi tại tòa lãnh sự Ả Rập Xê-út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là phản hồi cụ thể đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump đối với cái chết của ông Khashoggi vào tháng trước.

Trong số những người bị chế tài có Saud al-Qahtani, một cựu phụ tá hàng đầu của Thái tử Mohammed bin Salman, và Tổng lãnh sự Ả Rập Xê-út Mohammed Alotaibi.

Chế tài được thi hành theo Luật Chịu Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, nhắm vào các thủ phạm vi phạm nhân quyền trầm trọng và tham nhũng. Loan báo này là một động thái bất thường của Washington vì Hoa Kỳ ít khi áp đặt chế tài lên Riyadh.

“Những cá nhân nhắm mục tiêu giết hại một cách tàn bạo một nhà báo cư ngụ và làm việc tại Hoa Kỳ phải đối mặt với những hậu quả do những hành động của họ,” Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin nói trong một thông báo.

Ông nói thêm Washington đang tiếp tục nỗ lực quyết định xem điều gì xảy ra và sẽ quy trách nhiệm cho bất cứ ai gây nên cái chết của ông Khashoggi.

Ông Mnuchin nói “Chính phủ Ả Rập Xê-út phải có những bước thích hợp để chấm dứt bất cứ việc nào nhắm vào những người bất đồng chính kiến hay các nhà báo.”

Trong số những người bị chế tài có ông Maher Mutreb, một phụ tá của ông Qahtani, có mặt trong những bức ảnh chụp với Thái tử Mohammed trong những chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ và châu Âu trong năm nay.

Ngày 15/11 văn phòng công tố viên Ả Rập Xê-út nói hiện đang đề nghị án tử hình đối với 5 trong số 11 nghi can bị truy tố trong vụ giết ông Khashoggi, vào lúc vương quốc này nỗ lực kìm chế cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong 1 thế hệ.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland ngày 15/11 hoan nghênh các chế tài của Bộ Tài chánh Mỹ đối với 17 giới chức Ả Rập Xê-út về vai trò của những người này trong vụ giết hại hồi tháng trước nhà báo Ả Rập Xê-út Jamal Khashoggi và nói Canada đang cân nhắc những hành động tương tự.

Ông Khashoggi, một người trong hoàng tộc nhưng trở thành người chỉ trích chính sách của Ả Rập Xê-út, bị giết trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê-út tại Istanbul ngày 2/10 sau một cuộc xung đột, bằng cách chích thuốc độc, phụ tá công tố viên và phát ngôn viên Shalaan al-Shalaan nói với các phóng viên.

Ông Shalaan nói Thái tử Salman không biết gì về vụ này. Xác ông Khashoggi bị chặt thành từng khúc và mang ra khỏi tòa lãnh sự, giao cho một “người hợp tác địa phương” không rõ danh tánh.

https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-khashoggi-m%E1%BB%B9-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-17-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-/4661132.html

 

Hỏa hoạn California :

63 người chết, hơn 600 người mất tích

Thụy My

Chính quyền California hôm 15/11/2018 loan báo tổng số nạn nhân hỏa hoạn lên đến 63 người chết và 631 người mất tích – riêng tại thành phố Paradise – còn trên toàn tiểu bang thì số người thiệt mạng là 66. Nhà Trắng loan báo tổng thống Donald Trump sẽ đến tận nơi ngày 17/11/2018, gặp gỡ những người sống sót ở Paradise.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric De Salves tường trình:

« Con số nạn nhân tăng lên một cách chóng mặt. Hôm thứ Tư, danh sách mất tích có khoảng gần 200 người, nhưng đến thứ Năm bỗng tăng vọt lên 631 người. Cảnh sát trưởng khi loan báo con số khủng khiếp này đã biện minh: Cần hiểu rằng chúng tôi phải đối mặt với sự hỗn loạn chưa từng thấy.

Hầu hết những người mất tích là người cao tuổi. Bởi vì cư dân Paradise đa số là người về hưu có thu nhập thấp, họ hoàn toàn bị bất ngờ do đám cháy lan ra quá nhanh. Đến ngày tìm kiếm thứ tám, tổng số người chết cũng tăng lên, có 63 thi thể được tìm thấy trong những đống tro tàn của thành phố nhỏ này. Nhưng không phải tất cả đều được nhận diện do tình trạng của xác, các xét nghiệm ADN đang được tiến hành.

Trên 450 nhóm cảnh sát hình sự và hai chục chó nghiệp vụ sục sạo kỹ lưỡng những khu vực đổ nát. Trong lúc đó đám cháy được đặt tên là Camp Fire vẫn còn hoành hành, mới chỉ khống chế được 40%. Khói đen lan rộng đến 400 kilomet tính từ tâm đám cháy, khiến không khí trở thành nguy hiểm cho sức khỏe. Cho đến nỗi tất cả các trường học và viện đại học ở San Francisco, cũng như trong khu vực, phải đóng cửa từ hôm nay, do chất lượng không khí quá tệ hại. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181116-hoa-hoan-california-63-nguoi-chet-hon-600-nguoi-mat-tich

 

Mỹ: Gây quỹ cho người vô gia cư

dựa trên ‘lời nói dối’

Georgina RannardBBC News

Cặp đôi khởi xướng chiến dịch GoFundMe để giúp một người đàn ông vô gia cư ở Mỹ đã bị buộc thông đồng, lừa dối và trộm cắp.

Kate McClure và Mark D’Amico quyên góp được hơn 400.000 đô la cho Johnny Bobbitt, một cựu quân nhân hải quân vô gia cư.

Nhưng vào tháng Tám, ông Bobbitt đã kiện cặp đôi này, tuyên bố ông không nhận được phần của mình một cách công bằng.

Hôn thê nạn nhân Lion Air chụp ảnh cưới một mình

Võ sỹ Muay Thái 13 tuổi chết trong trận đấu

Nay, các công tố viên ở New Jersey nói rằng ông Bobbitt là một kẻ đồng lõa trong vụ việc bị cáo buộc là dối trá.

Cả ba đều phải đối mặt với những cáo buộc tương tự.

Một luật sư của ông D’Amico, 39 tuổi và bà McClure, 28 tuổi, từ chối bình luận, theo truyền thông Mỹ.

Các công tố viên nói gì?

Tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, công tố viên quận Burlington, Scott Coffina, cho biết câu chuyện “thúc đẩy chiến dịch gây quỹ này nghe có vẻ ‘quá hay để có thể là sự thật’. Thật không may, đúng là như vậy”.

“Toàn bộ chiến dịch đã được thực hiện dựa trên một lời nói dối,” ông nói thêm.

Các công tố viên tin rằng chiến dịch đã được dàn dựng một tháng trước khi nó được tung ra.

Chiến dịch này rêu rao rằng ông Bobbitt đã sử dụng “20 đô la cuối cùng của ông” để giúp bà McClure khi chiếc xe của bà bị hỏng vào năm 2017.

Ông Bobbitt vẫn bị giam giữ, còn cặp đôi này đã được thả, chờ ra tòa vào ngày 24/12.

Cả ba phải đối mặt với án tù từ 5 đến 10 năm.

Chiến dịch ban đầu là gì?

Ông Bobbitt và cặp đôi này lần đầu tiên được chú ý vào tháng 11/2017 khi bà McClure tung ra chiến dịch GoFundMe gây quỹ từ thiện, mà họ nói, là để trả món nợ với một người đàn ông vô gia cư đã giúp bà lúc xe bà hết xăng bên đường.

Chiến dịch này tung ra một bức ảnh của bà McClure và ông Bobbitt, một cựu chiến binh và một người nghiện ma túy đã sống trên đường phố nhiều năm, đang đứng bên lề đường.

Hơn 14.000 người đã gửi tiền cho chiến dịch.

Nhiều người được truyền cảm hứng từ những chi tiết của câu chuyện, chẳng hạn như ông Bobbitt hướng dẫn bà McClure khóa cửa xe của bà trước khi ông trở lại với một thùng xăng.

Giới chức cho biết hôm thứ Năm 15/11 rằng họ tin bức ảnh được dàn dựng sau khi ba người gặp nhau khi bà McClure và ông D’Amico tới một sòng bạc gần một đường hầm nơi ông Bobbitt sống.

Sự việc trở nên tồi tệ khi nào?

Mối quan hệ giữa ba người trở nên tồi tệ vào tháng Tám khi ông Bobbitt kiện cặp vợ chồng này, cáo buộc họ đã sử dụng các quỹ như “con heo đất” của mình để phục vụ lối sống xa hoa.

Sau khi vượt quá mục tiêu gây quỹ ban đầu là 10.000 đô la, họ mua quần áo và một chiếc xe cắm trại mới cho ông Bobbitt, nhưng sau đó được cho là đã yêu cầu ông đưa những thứ này ra khỏi tài sản của họ.

Bà McClure và ông D’Amico nói với những người ủng hộ tiền qua mạng rằng sẽ chuyển số tiền đến hai quỹ tài chính cho ông Bobbitt, cũng như một luật sư và một cố vấn tài chính để giúp ông quản lý khoản tiền.

“Ông từng tiêu mọi đồng xu có được vào ma túy,” ông D’Amico nói với NBC trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phát sóng toàn quốc vào tháng Tám.

Các nhà điều tra cho rằng cả ba ban đầu đã dàn dựng một câu chuyện khiến mọi người cảm thấy tồi tệ và buộc các nhà tài trợ phải đóng góp.

Điều gì đã xảy ra với số tiền?

Số tiền thu được của bà McClure và ông D’Amico lên tới hơn 367.000 đô la Mỹ và được chi cho một chiếc xe hơi, các kỳ nghỉ, túi xách cao cấp và cờ bạc, ông Coffina nói.

Công tố viên nói rằng ông Bobbitt nhận được khoảng 75.000 đô la.

Trong hàng ngàn tin nhắn mà cảnh sát đọc, cặp đôi đã thảo luận về khó khăn tài chính, không có khả năng thanh toán hóa đơn và nợ, và ông D’Amico nói ông hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách ký hợp đồng xuất bản sách về câu chuyện này.

Thể hiện sự cảm thông đối với hoàn ảnh vô gia cư của ông Bobbitt, nhưng công tố viên cũng cáo buộc ông “hoàn toàn đồng lõa” trong chiến dịch, quảng bá nó trên truyền thông và xuất hiện trong bức ảnh đầu tiên.

Ông Bobbitt đã đăng một câu chuyện tương tự trên Facebook vào năm 2012 về việc giúp một người phụ nữ khi xe bà hết xăng, giới chức nói, nhưng cả ba cần gánh “toàn bộ trách nhiệm”.

Trong một tuyên bố với CNN, một phát ngôn viên của trang web gây quỹ GoFundMe đã xác nhận rằng các nhà tài trợ đóng góp cho chiến dịch sẽ được hoàn lại tiền

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46231680

 

EU: Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại

Nghị viện châu Âu lên án hồ sơ nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và khuyến nghị các nước châu Âu tăng cường gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Nghị viện châu Âu đưa ra yêu cầu này trong nghị quyết 2018/2925(RSP) ra ngày 15/11 về Việt Nam, đặc biệt là tình hình các tù nhân chính trị.

Nghị quyết này lên án ‘tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn’ trong đó có việc kết án, đe dọa, theo dõi, sách nhiễu, hành hung và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền.

Nghị viện châu Âu cũng lên án các đạo luật của Việt Nam mà họ cho là ‘cản trở quyền con người và quyền tự do cơ bản’, trong đó họ nêu các đạo luật như Bộ luật Hình sự, luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo.

Từ đó, cơ quan này đưa ra một số lời kêu gọi đối với chính quyền Hà Nội, trong đó có phóng thích tất cả các tù nhân chính trị ‘ngay lập tức và vô điều kiện’. Trong danh sách được Nghị viện châu Âu yêu cầu trả tự do có các nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Trung Trực và Lê Đình Lượng.

Ngoài ra, nghị quyết này cũng yêu cầu Việt Nam ‘hủy bỏ hoặc sửa đổi tất cả các điều luật mang tính đàn áp’ và ‘đảm bảo rằng mọi quy định pháp luật phải phù hợp với tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền’. Nghị quyết còn kêu gọi Việt Nam xây dựng luật biểu tình.

Đối với các nhà hoạt động nhân quyền, Nghị viện châu Âu yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hành vi cản trở và sách nhiễu trong khi đối với những người đang bị giam giữ, cơ quan này yêu cầu phải đối xử với họ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo họ không bị tra tấn và ngược đãi và được quyền tiếp xúc với luật sư.

Về phía các nước thành viên EU, Nghị viện châu Âu kêu gọi tăng cường gây sức ép để đạt được những cải thiện cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm đợt đánh giá định kỳ toàn cầu phổ quát (UPR) sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc.

Nghị viện châu Âu lặp lại lời kêu gọi cấm bán cũng như nâng cấp, bảo trì cho Việt Nam tất cả các dạng thiết bị an ninh có thể hoặc đã được sử dụng để đàn áp nội bộ, trong đó có cả kỹ thuật giám sát trên mạng.

Cơ quan này cho rằng cam kết cải thiện tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ‘là một mấu chốt’ của quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU và có liên quan đến việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) cũng như Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam (PCA).

https://www.voatiengviet.com/a/eu-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-t%E1%BB%87-h%E1%BA%A1i/4660668.html

 

Đồng Bảng ổn định trở lại

sau ngày tồi tệ nhất kể từ 2016

Đồng Bảng Anh đã ổn định trở lại sau khủng hoảng hôm thứ Năm (15/11) được khơi mào bởi khó khăn chính trị xuất phát từ kế hoạch Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May.

Bảng Anh tăng giá so với đô la Mỹ lên mức 1,2816 USD khi không có thêm bất kỳ sự từ chức nào sau bản dự thảo của Thủ tướng Anh.

Đồng Bảng giảm mạnh nhất trong hai năm vào hôm thứ Năm, trong khi cổ phiếu tập trung vào Anh cũng giảm mạnh.

Brexit: bảng Anh sụt giá và nội các khủng hoảng

Kinh tế Anh tăng nhanh nhất kể từ 2016

Bảng Anh lên giá mức cao nhất hậu Brexit

Cố phiếu của các nhà thầu xây dựng và ngân hàng tiếp tục suy yếu hôm thứ Sáu (16/11)

Điều gì xảy ra với đồng Bảng?

Mặc dù Thủ tướng Anh tuyên bố hôm thứ Tư rằng bà đảm bảo nội các ủng hộ bản dự thảo Brexit với Brussels, việc từ chức của Bộ trưởng chuyên trách Brexit Dominic Raab và Bộ trưởng Lao động và Hưu trí Esther McVey hôm thứ Năm đã làm rung chuyển thị trường.

Hôm thứ Năm, đồng Bảng ghi nhận biến động cao nhất kể từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6/2016 khi nó giảm 1,7% so với USD và 1,9% so với euro.

Trong bối cảnh không ai từ chức nữa, đồng Bảng ổn định vào sáng thứ Sáu. Nhưng sự ổn định có thể không kéo dài, giới phân tích cho biết.

“Chừng nào việc ‘không có thỏa thuận’ còn duy trì như vậy thì vẫn có rủi ro đồng Bảng sụt giá liên tục,” Ulrich Leuchtmannan, nhà chiến lược ngoại hối của Commerzbank cho biết.

“Sự biến động đồng Bảng đã thức giấc sau giấc ngủ 100 năm và có thể vẫn còn phản ứng.”

James Bevan, giám đốc đầu tư của CCLA Investment Management, nói với chương trình BBC’s Today rằng có một số “nguyên tắc cơ bản thú vị” ảnh hưởng đến đồng Bảng.

Trong số đó là sự tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở Anh so với EU và Hoa Kỳ, có nghĩa là lãi suất ở Anh có thể không tăng nhanh như những nơi khác trên thế giới. Điều này làm cho đồng Bảng kém hấp dẫn với giới đầu tư.

Điều gì đang xảy ra với giá cổ phiếu?

Trong ngày thứ Năm, cổ phiếu của các công ty phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Anh chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất, đặc biệt là các nhà thầu xây dựng và ngân hàng bị tác động mạnh. Ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS) giảm 9%, trong khi cố phiếu của các công ty nhà cửa Persimmon, Taylor Wimpey và Barratt Developments đều giảm khoảng 7%.

Hôm thứ Sáu, cố phiếu của RBS giảm thêm 2% xuống còn 218,7p.

Trong số các nhà thầu xây dựng, Persimmon và Barrett giảm thêm 1% trong khi Taylor Wimpey giảm 0,5%.

Chỉ số FTSE 100 thay đổi một chút ở mức 7.031,82, trong khi FTSE 250 – thường được coi là thước đo chỉ số (barometer) sát hơn với nền kinh tế Anh – tăng 12,57 điểm ở mức 18.674,78.

Doanh nghiệp nói gì?

Doanh nghiệp lớn nhìn chung ủng hộ dự thảo Brexit được công bố hôm thứ Tư.

Warren East, giám đốc điều hành công ty Rolls-Royce, nói với chương trình Today rằng thời gian đã hết và bất kỳ thỏa thuận nào đạt được đều tốt hơn so với việc rời EU mà không có thỏa thuận nào.

“Tôi, một nhà lãnh đạo kinh doanh, muốn thấy các chính trị gia đôi bên ngồi vào bàn và đám phán một thỏa thuận thực tế mà có ích cho doanh nghiệp,” ông nói.

Người đứng đầu Co-operative Group cảnh báo rằng chất lượng đồ ăn tươi của cả Anh và nước ngoài có thể bị tác động bởi một Brexit mà không đạt được thỏa thuận nào.

Steve Murrells nói với BBC Radio 5 rằng dự trữ không phải là lựa chọn vì “không đủ khả năng giữ lạnh”.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46234853

 

Thủ tướng Anh tranh đấu giữ Brexit,

các bộ trưởng từ chức

Thủ tướng Anh Theresa May hôm 15/11 nói với các nhà lập pháp rằng sự lựa chọn của họ là rõ ràng: hoặc ủng hộ Brexit, hoặc từ bỏ, hoặc hoàn toàn không có Brexit.

“Sự lựa chọn là rõ ràng: Chúng ta có thể chọn giải pháp rời bỏ mà không cần thỏa thuận, chúng ta có thể hoàn toàn không có Brexit, hoặc chúng ta có thể chọn đoàn kết và ủng hộ một thỏa thuận tốt nhất có thể thương lượng được,” Thủ tướng May nói với quốc hội Anh trong một tuyên bố hôm 15/11.

Chỉ 12 tiếng đồng hồ sau khi bà May loan báo đội ngũ bộ trưởng hàng đầu của bà đã nhất trí với các điều khoản trong bản dự thảo thỏa thuận, Bộ trưởng Brexit Dominic Raab và Bộ trưởng phụ trách việc làm và lượng hưu Esther McVey đệ đơn từ chức sau khi tuyên bố họ không thể ủng hộ việc này.

Sự ra đi của hai bộ trưởng này, cùng với quyết định từ chức của hai bộ trưởng khác đi kèm với những thông tin cho biết nhiều người khác đang cân nhắc giải pháp từ nhiệm, đã làm cho guồng máy chính phủ vốn đã bị chia rẽ của Thủ Tướng May, và chiến lược Brexit của bà rơi vào khủng khoảng.

Những diễn biến này càng làm tăng khả năng vương quốc Anh có thể rời bỏ EU mà không đạt được một thỏa thuận nào. Một số nhà lập pháp công khai đặt nghi vấn liệu chính phủ của bà May có thể sống sót qua cơn khủng hoảng này hay không.

Bà May cho biết rằng nỗ lực thương thuyết gay go để đạt được một thỏa thuận với nội các của bà không phải là “một tiến trình thoải mái”. Nhưng bà nói với các nhà lập pháp tin rằng bà có thể đạt được một thỏa thuận không bao gồm một sự dàn xếp phòng ngừa để tránh việc quay lại với một ranh giới trên đảo Ireland, rằng họ đã sai lầm.

Chính sự dàn xếp đó, trong đó Anh và EU sẽ thiết lập một lãnh thổ hải quan chung, là lý do đã khiến bộ trưởng Brexit và bộ trưởng việc làm và lương hưu từ chức.

“Tôi không thể chấp nhận các điều khoản của thỏa thuận được đề xuất với những lời hứa mà chúng tôi đã đưa ra trong tuyên ngôn của chúng tôi trong cuộc bầu cử mới đây nhất,” Bộ trưởng vừa từ chức, Raab, nói. “Về thực chất, điều này là một vấn đề của sự tin tưởng của công chúng. Tôi không thể ủng hộ thỏa thuận được đề xuất này.”

Chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là tới thời điểm Anh rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019, một loạt quyết định từ chức đã đặt chiến lược Brexit của bà May vào thế bấp bênh.

Các nhà lãnh đạo EU đã sẵn sàng hội họp vào ngày 25/11 để ký vào bản thỏa thuận ‘ly hôn’, để Anh chính thức rút ra khỏi EU.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-anh-tranh-dau-giu-brexit-cac-bo-truong-tu-chuc/4660429.html

 

Khủng hoảng chính trị Anh vì Brexit

Lê Hải

Vào lúc phải đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu về thủ tục Brexit, thủ tướng Anh bị tấn công từ nhiều phía. Ngày 15/11/2018 một loạt các bộ trưởng xin từ chức để phản đối thỏa thuận Brexit của Luân Đôn. Một nghị sĩ trong đảng Bảo Thủ còn đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm bà Theresa May.

Ngày hôm trước, nữ thủ tướng Anh đã phải trải qua một cuộc họp hội đồng bộ trưởng kéo dài trong 5 giờ đồng hồ để thuyết phục các thành viên trong nội các về kế hoạch chia tay với Liên Âu bà đề xuất với Bruxelles. Kế hoạch này đang được đem ra thảo luận tại Quốc Hội. Liệu Theresa May có nguy cơ bị truất phế hay không ? Thông tín viên Lê Hải từ Luân Đôn trình bày :

Lê Hải – Khủng hoảng chính trị tại Luân Đôn 16/11/2018 16/11/2018Nghe

Lê Hải : Trước mắt, nhật báo Guardian đưa ra 6 kịch bản diễn biến sắp tới. Nếu các nghị sĩ quốc hội trong đảng Bảo Thủ muốn phế truất thủ tướng thì cần kiếm được 48 phiếu ban đầu, rồi tổ chức bỏ phiếu nội bộ vào tuần sau. Tiếp theo đó đảng này phải chọn người thay thế bà Theresa May. Còn nếu không thì họ phải để yên cho thủ tướng làm việc trong vòng ít nhất là 12 tháng tiếp theo. Thế nhưng, câu chuyện chính hiện nay là liệu Quốc Hội có thông qua bản thỏa thuận mà chính phủ đã đồng ý với Liên hiệp châu Âu hay không. Hạn chót để 27 nước trong Liên Âu phê chuẩn là ngày 25/11/2018.

Cho nên theo kịch bản thứ hai thì đến tận tháng 12/2018 thủ tướng mới phải đưa thỏa thuận đó ra Quốc Hội Anh. Nếu Quốc Hội không thông qua thì bà May còn thêm 21 ngày để đưa ra một kế hoạch mới. Kịch bản thứ ba là nếu liệu rằng quốc hội sẽ không thông qua thỏa thuận đó, thì bà thủ tướng sẽ không đưa ra bỏ phiếu, mà chấp nhận mất mặt với Liên Hiệp Châu Âu để thương thuyết lại.

Kịch bản thứ tư là chính phủ Anh sẽ đề nghị kéo dài hạn chót theo qui định của điều khoản số 50 về việc rút khỏi Liên Âu. Con đường này cũng không hề an toàn cho chiếc ghế thủ tướng.

Kịch bản thứ năm cũng khó có khả năng xảy ra, là thủ tướng ra quyết định giải tán Quốc Hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn. Sau cùng, kịch bản thứ sáu là nước Anh sẽ lại trưng cầu dân ý một lần nữa xem có muốn rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu hay không. Nhìn chung thì bất kể là cuộc đua chính trị chạy theo hướng nào, thì bầu không khí ảm đạm vẫn tiếp tục bao phủ chính trường nước Anh.

Ai có đủ trọng lượng để thay thế Theresa May ?

Lê Hải : Qui trình thay thế thủ tướng bắt đầu từ một cuộc họp trung ương của đảng Bảo Thủ. Việc từ chức thủ tướng có nghĩa là rời khỏi vị trí lãnh đạo đảng. Những ai cảm thấy mình có thể lên thay thế sẽ ra ứng cử để toàn thể đại biểu bỏ phiếu. Nếu nhìn lại con đường bà Theresa May lên làm lãnh đạo đảng Bảo Thủ rồi sau đó là thủ tướng thay cho ông David Cameron, mọi người còn nhớ rằng lúc đó bà May chỉ được xếp ở hàng thứ 5, nhưng rồi lần lượt 4 ứng viên nặng ký hơn vì lý do này lý do khác đã rút tên. Cuối cùng thì chỉ còn lại Theresa May là ứng viên duy nhất.

Thế nhưng, quan sát những động thái mới nhất của bà thủ tướng, thì có lẽ bà đang cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng này bằng tuyên bố sẽ vận động để Quốc Hội thông qua kế hoạch Brexit mà chính phủ của bà đã đàm phán xong. Nghị sĩ Michael Gove được mời vào thay thế chiếc ghế của người chuyên trách Brexit là ông Dominic Raab mới vừa từ chức hôm 15/11/2018. Ông Gove là người luôn ủng hộ rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu và điều kiện ông đưa ra là thủ tướng phải thay đổi chiến lược đàm phán. Điều này cũng khiến bà Theresa May phần nào thêm lúng túng vì cứ nghĩ là sẽ được ông Gove ủng hộ giống như trong những ngày qua. Tuy nhiên, trên các báo ngày hôm nay chưa thấy nói đến chuyện ai có khả năng thay thế thủ tướng, mà tập trung vào nội dung của báo cáo 585 trang về những gì mà chính phủ Anh đã thỏa thuận với các nhà đàm phán từ 27 nước Liên hiệp châu Âu.

Thỏa thuận Brexit với Liên Âu bất lợi cho nước Anh

Lê Hải : Khủng hoảng chính trị tại Luân Đôn hiện tại bắt nguồn từ đàm phán về Brexit. Theresa May bị chỉ trích tứ bề. Đầu tiên hết là số tiền bồi thường mà nước Anh sẽ phải chi để chia tay Liên Hiệp Châu Âu, lên tới khoảng 39 tỷ bảng Anh. Vấn đề thứ hai được nhắc đến chi tiết trong báo cáo là việc giữ nguyên quyền lợi của công dân châu Âu đã nhập cư vào Anh sống và làm việc, nhưng lại rất mơ hồ về quyền lợi của công dân Anh đang sống và làm việc ở các nước Liên Âu.

Về mặt thời gian, thì sau ngày chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu là 29/03/2019, nước Anh sẽ còn tiếp tục áp dụng luật châu Âu thêm 21 tháng nữa trong giai đoạn chuyển đổi và biên soạn luật riêng để thay thế. Qui định đó có nghĩa là các thỏa thuận về thương mại giữa hai bên sẽ bị gác lại đến tận cuối năm sau mới bàn xong. Tức là, nước Anh vẫn bị dính vào qui định về thị trường chung và thuế quan chung. Đây là điều khiến cho giới bình luận chỉ trích nhiều nhất, khi cho rằng chính phủ Anh đàm phán với Bruxelles, chịu mất hàng chục tỷ bảng Anh bồi thường, mà về kinh tế vẫn tiếp tục mở cửa thuế quan và thị trường cho Liên Hiệp Châu Âu như trước. Số này cho rằng, đây là một bản thỏa thuận còn tệ hơn là tình trạng hiện nay khi đang còn là thành viên của Liên Hiệp, như một bài phân tích dài của nghị sĩ John Redwood, một người ủng hộ Brexit trong đảng Bảo Thủ.

Tương tự vậy, nghị sĩ David Davis, cựu bộ trưởng đặc trách về Brexit, yêu cầu thủ tướng Anh phải đàm phán lại với Liên Âu. Hôm nay, 16/11/2018 là một ngày bận rộn để bà Theresa May thuyết phục dân chúng rằng những gì bà đã thỏa thuận với Bruxelles là hợp lý. Thế nhưng có vẻ như càng lúc bà càng thêm đơn độc, như nhận xét của báo chí nước Anh. Tệ hơn nữa, những gì bà đã thỏa thuận không chỉ tạo ra rắc rối cho bản thân, mà trong trường hợp có người thay thế, thì cũng sẽ khiến chính phủ mới mệt mỏi để giải quyết hậu quả.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181116-khung-hoang-chinh-tri-anh-vi-brexit

 

Thủ tướng Anh có nguy cơ

bị bỏ phiếu bất tín nhiệm

Thụy My

Sau một ngày hỗn loạn với những vụ từ chức hàng loạt trong chính phủ Anh hôm qua 15/11/2018, thủ tướng Theresa May vẫn bám lấy chức vụ, tuyên bố sẽ đi đến cùng trong việc thực hiện thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên bà May nay đang bị đe dọa bởi một kiến nghị bất tín nhiệm, từ một nhóm Brexit cứng rắn trong đảng bảo thủ của bà.

Thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn tường trình :

« Sáng nay báo chí Anh khẳng định, sau một ngày đầy kịch tính hôm qua, mà tờ Times thậm chí còn gọi là « phim kinh dị », số phận của bà Theresa May tại Downing Street nay chỉ như mành treo chuông, khi nhiều nghị sĩ ngay trong đảng của bà đòi hỏi thủ tướng phải ra đi. Tờ Telegraph cho biết đang chờ đợi thêm nhiều vụ từ chức trong chính phủ vào hôm nay, khiến chiếc ghế của bà May khó thể giữ vững.

Sau hành động gây tiếng vang hôm qua : nghị sĩ ủng hộ Brexit Jacob Rees-Mogg đã gởi thư bất tín nhiệm, người ta biết rằng nhiều nghị sĩ khác đã theo chân, nhưng không biết có đạt đến số lượng 48 lá thư cần thiết hay không. Nếu đạt được con số này, những người « nổi loạn » có thể cố gắng hất cẳng bà May trong vòng vài ngày.

Nhưng phe bảo thủ đang chia rẽ về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, vì một thủ tướng chủ trương Brexit vẫn sẽ đối mặt với cùng vấn đề như bà Theresa May. Đó là Liên Hiệp Châu Âu không muốn sửa đổi thỏa thuận đã được thương lượng, và một nhà lãnh đạo mới sẽ không đạt được điều gì hơn. Và nếu những người ủng hộ Brexit đề nghị việc ra khỏi EU không cần thỏa thuận, thì lần này rất có thể Quốc Hội Anh sẽ phản đối, vì đa số nghị sĩ cho rằng đây sẽ là thảm họa cho đất nước ».

Hôm nay, theo Sunday Times, năm bộ trưởng Môi Trường, Ngoại Thương, Giao Thông, Phát Triển Quốc Tế và Quan Hệ Với Quốc Hội, tuy ủng hộ Brexit nhưng vẫn quyết định ở lại trong chính phủ Theresa May.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181116-thu-tuong-anh-co-nguy-co-bi-bo-phieu-bat-tin-nhiem

 

Nga chế tạo tên lửa siêu vượt âm

 làm mục tiêu tập bắn

Loại tên lửa mới được Nga phát triển dường như để luyện tập cách đối phó với các loại vũ khí siêu vượt âm của đối phương.

“Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa siêu vượt âm mới, dự kiến hoàn thành vào năm 2019 trước khi được Bộ Quốc phòng Nga đặt mua và biên chế. Tên lửa này có tốc độ siêu vượt âm, đóng vai trò mục tiêu tập bắn cho các hệ thống vũ khí mới”, Sputnik dẫn lời tổng giám đốc Tập đoàn khoa học công nghệ (NPO) Molniya Olga Sokolova hôm qua cho biết.

Việc phát triển tên lửa mục tiêu này dường như là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm đối phó với các chương trình vũ khí siêu vượt âm được Mỹ và Trung Quốc theo đuổi. Nó cho phép binh sĩ Nga làm quen với những mục tiêu thế hệ mới, có tốc độ bay trên 6.000 km/h và chưa có biện pháp đánh chặn hiệu quả.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3 hé lộ nhiều hệ thống vũ khí tối tân đang được phát triển, trong đó tên lửa diệt hạm Kh-47M2 Kinzhal và phương tiện lướt Avangard có tốc độ 12.000-25.000 km/h. Quân đội Nga sau đó cũng công bố một số tính năng của tên lửa phòng không tầm xa S-500, như phát hiện và diệt đồng thời 10 đầu đạn hạt nhân bay ở tốc độ 23.400 km/h.

Tổng giám đốc NPO Molniya cho biết tập đoàn này cũng chuẩn bị nghiên cứu loại mục tiêu hồng ngoại mới để huấn luyện phi công tiêm kích và các hệ thống phòng không tầm gần.

“Nó được phóng từ mặt đất và treo lơ lửng trên không bằng dù, có thể tạo ra nguồn nhiệt lớn để mô phỏng luồng xả động cơ máy bay. Quá trình phát triển dự kiến kéo dài hai năm và sản phẩm sẽ có giá thành tương đối rẻ”, tổng giám đốc Sokolova tiết lộ.

http://biendong.net/diem-tin/24767-nga-che-tao-ten-lua-sieu-vuot-am-lam-muc-tieu-tap-ban.html

 

APEC: Trung Quốc muốn gì ở Thái Bình Dương

Có một câu chuyện tiếu lâm xung quanh Port Moresby những ngày này về việc làm cách nào Trung Quốc đồng ý tài trợ cho dự án đại lộ chính của thành phố.

Trong chuyến đi gần đây đến Bắc Kinh, hoặc theo chuyện kể như vậy, thủ tướng Papua New Guinea nói với chủ tịch Trung Quốc rằng ông muốn một con đường rộng lớn chạy xuyên qua trung tâm thủ đô Port Moresby đến nhường nào.

Không vấn đề gì, chủ tịch Trung Quốc đáp. Chỉ cần nói với tôi một điều. Nó có cần đủ rộng cho xe tăng đi vào, như của chúng tôi hay không?

TQ: ‘Bẫy nợ là thuyết âm mưu của phương Tây’

PNG bị giám sát vì mua xe sang chở lãnh đạo APEC

Úc gia tăng vai trò ở Thái Bình Dương vì ngại Trung Quốc

Có rất nhiều giai thoại về đầu tư của Trung Quốc ở Port Moresby những ngày này, và câu chuyện hài này ám chỉ những lo lắng ở nơi đây trước những ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.

Tăng cường đầu tư

Lái xe quanh Port Moresby trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hướng dẫn viên bản địa chỉ cho tôi thấy tất cả những dự án mà Trung Quốc đã giúp đỡ xây dựng để chuẩn bị cho hội nghị này.

Các con đường, đại lộ – thậm chí bến xe buýt cũng được xây bằng tiền của Trung Quốc.

Quốc gia nghèo nàn này đang tổ chức hội nghị tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nhân hàng đầu, cùng với các cuộc đàm phán thương mại cấp cao trong chương trình nghị sự.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến hôm thứ Năm (15/11) trong chuyến thăm cấp nhà nước trước hội nghị.

Nhưng điều Trung Quốc quan tâm ở quốc gia này không có gì là mới lạ.

Trong thập kỷ qua, quy mô viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở Thái Bình Dương gia tăng đáng kể, như những nghiên cứu gần đây của Viện Lowy cho thấy.

Theo bản đồ viện trợ khu vực Thái Bình Dương của viện, chi tiêu của Trung Quốc ở Papua New Guinea tổng cộng là 20,83 triệu USD trong năm 2016. Số tiền này tăng gấp ba lần trong năm sau đó.

Hãy xem xét việc này trong bối cảnh.

Úc vẫn chi nhiều tiền hơn ở Papua New Guinea so với Trung Quốc – 70% viện trợ của quốc gia này đến từ nước thực dân cai trị cũ.

Papua New Guinea là thành viên nghèo nhất trong APEC với khoảng 40% dân số sống dưới mức 1 USD một ngày, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Dân bản xứ kể với tôi rằng Úc từ lâu đã đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục và cung cấp đào tạo quản trị tốt hơn.

Trong khi đó Trung Quốc đang đầu tư vào các lĩnh vực mà Papua New Guinea đang rất cần ngay bây giờ là cơ sở hạ tầng.

“Trung Quốc xây cho chúng tôi những con đường, cây cầu và họ sẽ tiếp tục làm điều đó,” giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Papua New Guinea Douveri Henao nói với tôi.

“Và không chỉ ở Papua New Guinea. Tham vọng là trên toàn Thái Bình Dương.”

Đó là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, một chương trình trị giá hàng tỷ đô la nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và đầu tư.

Nó là đứa con của Chủ tịch Tập Cận Bình – nhưng tương tự tham vọng của Trung Quốc là những gì được cho là đằng sau cam kết của Úc về quỹ 1 tỷ USD hồi tuần trước để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở đây.

Ngoài ra, giới chỉ trích chính sách đầu tư và hỗ trợ của Trung Quốc ở Papua New Guinea nói với tôi rằng vấn đề với tiền của Trung Quốc ở đây thường là không có sự minh bạch về giải ngân và tiền sẽ đến tay ai.

Một phần của vấn đề là sự yếu kém về quản trị và mức độ tham nhũng cao ngay trong Papua New Guinea. Nhưng vấn đề khác là Bắc Kinh thường chi tiền trước – rồi mới hỏi sau.

Điều này thường dẫn đến các dự án không cần thiết và lãng phí, trong khi tiền có thể được sử dụng cho các nhu cầu cấp thiết khác trong nước như chăm sóc sức khỏe.

Viện trợ trở thành chính trị

Có những lý do kinh tế và ngoại giao tại sao Bắc Kinh đang đầu tư vào Thái Bình Dương.

Ví dụ, Papua New Guinea là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản đất hiếm, và các quốc đảo Thái Bình Dương là nơi có một phần ba số nước trên thế giới ủng hộ Đài Loan – những điều mà giới phân tích cho rằng Trung Quốc muốn gây ảnh hưởng.

Nhưng những tham vọng chiến lược dài hạn của Trung Quốc đang làm dấy lên những câu hỏi lớn nhất.

Jonathan Pryke thuộc Viện Lowy nói với tôi: “Những gì bạn đang thấy là hỗ trợ địa chính trị”.

“Nỗi sợ lớn của các quốc gia như Úc và Hoa Kỳ là cuộc chơi cuối cùng của Trung Quốc là thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở đâu đó trên Thái Bình Dương trong hai mươi đến ba mươi năm tới. Đó là lý do tại sao bạn thấy Washington và Canberra phản ứng trước việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.”

Papua New Guinea cách Guam, căn cứ của Mỹ, vài nghìn cây số.

Báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhấn mạnh rằng hoàn toàn có thể thấy quân đội Trung Quốc sẽ muốn “mở rộng hoạt động ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên, cho thấy khả năng tấn công Mỹ và lực lượng đồng minh và các căn cứ quân sự ở Tây Thái Bình Dương, gồm cả Guam.”

Hầu hết các nhà phân tích, trong đó có cả ông Pryke của Viện Lowy, không thực sự tin rằng điều này sẽ xảy ra.

Nhưng nó là mối đe dọa đủ để thuyết phục Hoa Kỳ và Úc chú ý nhiều hơn đến Thái Bình Dương.

Đó là lý do tại sao sẽ không chỉ có Trung Quốc vung tiền vào Papua New Guinea tuần này. Mỹ, Úc và Nhật Bản có khả năng sẽ mang các món quà đến cho các quốc đảo Thái Bình Dương khi họ đến Port Moresby dự hội nghị APEC.

Papua New Guinea giờ đây là chiến trường mới nhất trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46234852

 

Hội nghị ASEAN: Hai viễn kiến đối nghịch

cho Á Châu-Thái Bình Dương

Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm thứ Năm đưa ra những viễn kiến đối nghịch nhau cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, tổ chức khu vực quy tụ các nước mà nền kinh tế và các lợi ích chiến lược luôn gắn bó với cả hai cường quốc này.

Ông Pence khẳng định cam kết “kiên định và bền vững” của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương khi ông gặp lãnh đạo các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN thường niên ở Singapore.

​Báo Straight Times của Singapore dẫn lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố không có chỗ cho “các đế chế hay mưu đồ xâm lược” trong khu vực, một phát biểu ám chỉ Trung Quốc.

Tạp chí Time cũng dẫn lời ông Pence gián tiếp chỉ trích Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và liên tục quân sự hóa Biển Đông. Ông Pence nói:

“Tầm nhìn của chúng tôi đối với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương không loại trừ bất kỳ nước nào. Tầm nhìn đó chỉ đòi hỏi mọi quốc gia phải đối xử với nước láng giềng của mình bằng sự tôn trọng, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia cũng như các quy tắc về trật tự quốc tế.”

Ông Pence đại diện cho Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị ASEAN cũng như tại một hội nghị thượng đỉnh ở Papua New Guinea vào cuối tuần này.

Trọng tâm của các hội nghị ASEAN là tăng cường thương mại và an ninh trong khu vực bao trùm hơn 630 triệu người.

Về phần Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường trong thời gian ở Singapore, đã tìm cách trấn an các nước láng giềng về tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn của nước ông trong khu vực, cả về kinh tế lẫn quân sự,.

Trong một cuộc họp riêng với các lãnh đạo ASEAN, ông Lý kêu gọi họ hãy tiếp tay với ông để trấn an các thị trường quốc tế đang bị tác động bởi các chính sách thương mại của Mỹ, áp thuế lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất trị giá hàng tỷ đô la.

Các nước Đông Nam Á và các nước khác trong khu vực chia sẻ mối lo ngại của Bắc Kinh về những hành động của chính phủ Tổng thống Trump, gạt sang một bên các chế độ thương mại đa phương và hệ thống thương mại toàn cầu đã giúp cho các nước này hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của họ trong thời gian qua. Nhiều nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời, bảo vệ các quy tắc đã giúp điều hành nền thương mại toàn cầu.

Theo ông Lý, khu vực cần có hành động cụ thể để duy trì chế độ thương mại tự do dựa trên luật pháp và đánh đi một thông điệp tích cực đến thị trường để cung cấp những điều kiện ổn định, có thể đoán trước và dựa trên pháp quyền.

Quản lý xung đột ở Biển Đông là một mối quan tâm đã có từ lâu. Trung Quốc đang đối đầu với các nước láng giềng nhỏ hơn trong các vụ tranh chấp biển đảo trên các rạn san hô và bãi cạn nằm trong vùng biển thiết yếu cho thương mại toàn cầu, phong phú hải sản, và có tiềm năng dầu khí lớn.

Biển Đông là một điểm nóng có nguy cơ bùng nổ và là mối quan ngại lớn đối với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác phụ thuộc vào quyền tự do hàng hải trên tuyến đường thủy huyết mạch này.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed nói:

“Tất cả chúng ta đều đồng ý về những cách thức để không làm tăng căng thẳng ở Biển Đông. Đó là không đưa tàu chiến vào, và cho phép tự do hàng hải”.

“Tất cả chúng ta đều đồng ý về những cách thức để không làm tăng căng thẳng ở Biển Đông. Đó là không đưa tàu chiến vào, và cho phép tự do hàng hải”.

Thủ Tướng Malaysia Mahathir Mohamed

Được hỏi về phản ứng của Hoa Kỳ, nước đã cam kết bảo vệ các đồng minh trong khu vực thông qua hiệp ước, ông Mahathir nói “Ông Pence nói năng có vẻ hợp lý và ông ấy nói rằng Tổng thống Trump rất quan tâm tới tình hình trong khu vực.”

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã đấu dịu trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo mà Manila cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nói điều thiết yếu là các nước liên quan phải hoàn thành một ” bộ quy tắc ứng xử” để giúp ngăn chặn những sự hiểu lầm có thể dẫn tới xung đột.

“Trung Quốc đã hiện diện ở đó. Đó là một thực tế,” ông Duterte nói với các nhà báo. “Các hoạt động quân sự tại đây sẽ khiêu khích phản ứng của Trung Quốc. Tôi không màng chuyện mọi người phát động chiến tranh với nhau, nhưng vấn đề nằm ở chỗ Philippines ở kế cận các hòn đảo đó. Nếu có nổ súng thì đất nước tôi sẽ chịu khổ đầu tiên. ”

Các cuộc họp hôm thứ Năm diễn ra tiếp theo sau một loạt cuộc gặp gỡ song phương và các cuộc thảo luận về một số vấn đề khác như vấn đề môi trường, cơ chế đối phó với thiên tai và cuộc khủng hoảng người Rohingya ở Myanmar. Hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn để thoát bạo lực ở Myanmar. Hơn 700.000 người đã trốn khỏi bang Rakhine ở miền tây Myanmar để thoát những vụ giết chóc và cảnh nhà cửa bị phá hủy, khiến thế giới lên án Myanmar về tội diệt chủng.

https://www.voatiengviet.com/a/hoi-nghi-asean-hai-vien-kien-doi-nghich-cho-a-chau-thai-binh-duong/4660320.html

 

Dù vắng mặt, ảnh hưởng của TT Mỹ

vẫn đè nặng trên thượng đỉnh ASEAN

Trọng Nghĩa

Tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa bế mạc hôm 15/11/2018 tại Singapore, nhân vật được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến các diễn biến trong khu vực lại là lãnh đạo duy nhất vắng mặt : tổng thống Mỹ Donald Trump, đã để cho người phó của mình là Mike Pence đi thay. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dù không hiện diện bằng xương bằng thịt, bóng dáng ông Trump đã chi phối hội nghị Singapore.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, một vị thủ tướng đã cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể gây ra một “hiệu ứng domino” của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong khu vực. Một lãnh đạo khác thì lo ngại trước khả năng trật tự thế giới lại bị chia rẽ thành hai khối đối nghịch nhau như thời chiến tranh lạnh trước đây. Tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ các chính sách của đương kim tổng thống Mỹ, người đã khởi động cuộc đọ sức thương mại gay gắt với Trung Quốc.

Theo ông Malcolm Cook, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tại Singapore, điều oái oăm ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là “người lãnh đạo quan trọng nhất và được nói đến nhiều nhất… – tức là tổng thống Trump – lại là người duy nhất không hiện diện”.

Thế nhưng ảnh hưởng tổng thống Mỹ lại được thấy trong rất nhiều động thái của các nước còn lại, mà nổi bật nhất là sự kiện các nước quốc gia từ Nam Á đến Đông Á đã đẩy nhanh tốc độ hình thành các mối quan hệ đa phương về thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau.

Trung Quốc, nước bị Mỹ coi là đối thủ chủ chốt, đã góp phần thúc đẩy chiều hướng này, một cách để đối phó với Mỹ.

Đối với ông Simon Tay, chủ tịch Viện Quan Hệ Quốc Tế Singapore, khi không đến Singapore, tổng thống Mỹ Donald Trump đã vô tình giúp các quốc gia châu Á gắn kết lại với nhau một cách dễ dàng hơn.

Theo chuyên gia kỳ cựu này, vào lúc các chính sách của ông Trump có khuynh hướng phá vỡ trật tự tự nhiên mà châu Á phụ thuộc, việc ông Trump có biểu hiện lơ là châu Á, không có mặt tại chỗ để trấn an, đã tạo ra tâm lý bất an trong vùng và các nước châu Á đã phải “cố tìm ra những phương cách hoạt động mà không dựa vào Mỹ quá nhiều”.

Cũng như đối với hội nghị ASEAN ở Singapore vừa kết thúc, tổng thống Trump cũng sẽ bỏ qua Thượng Đỉnh APEC tại Papua New Guinea vào cuối tuần.

Vào năm 2017, ông Trump đã tham dự cả hai cuộc họp ASEAN và APEC, nhưng quyết định không đến châu Á của ông năm nay, đã làm dấy lên hoài nghi về chiến lược khu vực của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc.

Phó tổng thống Mike Pence, người đại diện cho tổng thống Trump tại Singapore, đã liên tục khẳng định rằng cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rất “kiên định và bền bỉ”.

Tuy nhiên, trong tư cách là phó tổng thống, những tuyên bố trấn an của ông Pence được cho là chỉ có sức nặng tương đối mà thôi.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181116-du-vang-mat-anh-huong-cua-tt-my-van-de-nang-tren-thuong-dinh-asean

 

Vành đai Con đường:

Bẫy nợ là thuyết âm mưu của phương Tây?

Hôm 14/11, các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc và Học viện Ngoại giao Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Sáng kiến Vành đai Con đường và Hợp tác Việt – Trung” lần thứ hai với hơn 80 đại biểu của hai nước tham dự.

Sự kiện được vinh dự tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm ra đời Sáng kiến Vành đai Con đường, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Truyền thông trong nước ít đưa tin về sự kiện này, trong số ít thì có VnExpress, với tiêu đề “Việt-Trung nêu trở ngại về lòng tin khi hợp tác Vành đai Con đường.”

VN ở đâu trong ‘Vành đai và Con đường’ của TQ?

Thanh toán bằng nhân dân tệ là ‘xu hướng thế giới’

VN tham gia ‘Vành đai, Con đường’ như thế nào?

Nhiều quốc gia đang ‘cưỡng lại’ Trung Quốc?

VnExpress dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã nói tại buổi hội thảo rằng:

“Niềm tin là vấn đề rất quan trọng, khi các tầng lớp xã hội chưa hiểu hết về hợp tác của Việt Nam và Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai Con đường.

“Con đường tơ lụa trên biển nằm trong Sáng kiến đi qua Biển Đông, là vùng biển quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh và phát triển của Việt Nam, cũng như hoà bình, ổn định ở khu vực.

“Vì thế Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý bất đồng ở Biển Đông, giúp cải thiện được niềm tin của người dân.”

Ông Cường còn nêu thêm rằng các Đông Nam Á vẫn còn nhiều nghi ngại với các dự án thuộc BRI, vì lo ngại “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã, thì các quan chức Việt Nam khen ngợi những thành tựu thực tế của Sáng kiến Vành đai và Con đường trong suốt 5 năm qua và đã trở thành một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng phát biểu khai mạc hội thảo rằng trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, Việt Nam và Trung Quốc đều có nhu cầu to lớn trong việc xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết, cùng thúc đẩy hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định, đóng góp vào sự thịnh vượng chung.

Bẫy nợ là thuyết âm mưu của phương Tây?

Hùng Ba (Xiong Bo), tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam gọi “cái bẫy” là “thuyết âm mưu của phương Tây về Sáng kiến Vành đai Con đường, theo VnExpress.

Ông Hùng Ba khẳng định nguyên tắc hợp tác của sáng viên là bình đẳng, cùng có lợi. Và rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 4 năm nay cho biết trong 5 năm qua, hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế đã tham gia BRI. Trung Quốc đã cam kết đổ 126 tỷ USD vào sáng kiến.

Ông nhắc đến việc hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa “Hai hành lang, một vòng tròn kinh tế” với sáng kiến “Vành đai và Con đường” khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào 11/2017.

Việt-Trung: Có nặng đồng cân ‘nhân dân tệ?

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

‘Cho thuê đất gần thế kỷ thuộc quyền của nhân dân’

“Từ đầu năm, lãnh đạo cấp cao Việt – Trung nhấn mạnh hợp tác kết nối, thời gian tới cần thực hiện tốt việc này,” ông Hùng Ba nói.

Con đường dẫn tới ‘đặc khu Vân Đồn’

‘Vành đai và Con đường lấy tài nguyên của nước đối tác’

Hồ Chính Dược, Phó chủ tịch Hiệp hội Ngoại giao công chúng Trung Quốc, nguyên trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, cũng nói Bắc Kinh hiểu rõ “lo lắng của các nước ASEAN” về bẫy nợ.

Ông Hồ Chính Dược khẳng định sáng kiến dựa trên năm nguyên tắc: bình đẳng cùng có lợi; mục tiêu hợp tác cùng thắng; tôn chỉ mở cửa bao dung; con đường kết nối phát triển; cơ sở pháp chế quy phạm.

Ông Hồ Chính Dược đề nghị “Trung Quốc và Việt Nam tăng cường trao đổi để xử lý các vấn đề còn tồn tại,” theo VnExpress.

Về tình hình cuộc chiến thương mại, các quan chức Trung Quốc nói hiện cuộc chiến vẫn đang được kiềm chế, với 5 vòng đàm phán hai bên.

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng 11.

Tuần này, ông Tập đã tới Papua New Guinea dự hội nghị APEC, sự kiện có Phó TT Mỹ Mike Pence tham gia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46231791

 

TQ thưởng tiền cho người dân

phát hiện tàu ngầm gián điệp không người lái

Theo tờ SCMP, chính quyền Trung Quốc đang khuyến khích các công dân theo dõi, phát hiện các thiết bị không người lái ngầm dưới nước do ngoại quốc sản xuất.

Một công dân CHND Trung Hoa hồi tháng 9 năm nay phát hiện một UAV dưới nước đã trình báo và được trả tiền thưởng. Sau đó phía Trung Quốc xác minh được rằng “thiết bị đáng ngờ” mà người này tìm thấy là một phương tiện giao thông ngầm, sản phẩm của một nhà sáng chế Canada.

Thông tin do tờ SCMP đưa tin, dẫn nguồn từ Wenzhou Daily (Nhật báo Ôn Châu).

Loại hình của thiết bị không người lái, cũng như tên quốc gia xuất xứ không được tiết lộ nhưng các báo cáo cho biết, UAV dưới nước có trang bị thiết bị ghi hình với độ phân giải cao và có thể tìm kiếm mục tiêu ở độ sâu 600 mét.

“Loại thiết bị này có thể thu thập dữ liệu quan trọng về môi trường, cũng như theo dõi hoạt động của tàu thuyền thuộc hạm đội của chúng ta và nhận thông tin từ cự ly gần” – báo cáo cho biết.

Năm 2016, Washington đòi Bắc Kinh trả lại bộ máy tự động ngầm dưới nước bị Hải quân Trung Quốc thu giữ trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Khi đó, Hải quân Mỹ tuyên bố rằng thiết bị UAV dưới nước này thuần túy tham gia thu thập thông tin khoa học.

http://biendong.net/diem-tin/24761-tq-thuong-tien-cho-nguoi-dan-phat-hien-tau-ngam-gian-diep-khong-nguoi-lai.html

 

Chủ tịch Trung Quốc thúc đẩy ảnh hưởng

ở Thái Bình Dương

Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 16/11 thúc đẩy việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, qua việc tổ chức một diễn đàn ở Papua New Guinea với các nhà lãnh đạo của tám đảo quốc nhỏ.

Úc, New Zealand và Hoa Kỳ lâu nay vẫn thận trọng theo dõi nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành thêm bạn bè ở vùng Thái Bình Dương giàu tài nguyên. Ba nước vốn là các cường quốc có tầm ảnh hưởng truyền thống trong khu vực đã không được mời tham dự diễn đàn hôm 16/11.

Bên cạnh đó, các quan chức Trung Quốc đã cấm hầu hết các phương tiện truyền thông, kể cả các phóng viên từ vùng Thái Bình Dương. Họ không được dự diễn đàn mà tại đó ông Tập gặp các lãnh đạo của quần đảo Cook, Fiji, Micronesia, Niue, Samoa, Tonga, Vanuatu, và Papua New Guinea ở thủ đô Port Morseby của nước này trước hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối tuần này.

Trong số những người bị cấm dự, nhiều người than vãn về điều mà họ cho là thiếu minh bạch liên quan đến nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành thêm đồng minh mới.

“Việc đó gửi ra một tín hiệu xấu khủng khiếp”, Jonathan Pryke thuộc Viện Lowy tại Sydney, phát biểu.

“Cứ dường như là họ chỉ đang cố mua ảnh hưởng chứ không phải xây dựng ảnh hưởng”, ông nói, đề cập đến viện trợ của Trung Quốc cho khu vực.

Hàng chục nhà báo đã được cấp thẻ đã bị từ chối mặc dù họ đã được các quan chức nước chủ nhà mời tham dự, phía nước chủ nhà cũng thu xếp việc đưa đón phóng viên đến địa điểm diễn đàn được bảo vệ nghiêm ngặt.

Các quan chức Trung Quốc nói họ đã không nhận được thông báo về kế hoạch của nước chủ nhà và đã phải hạn chế số lượng phương tiện truyền thông.

Lina Keapu, phóng viên ảnh tại tờ Sunday Chronicle của Papua New Guinea cho biết đó là một “cái tát vào mặt”.

“Là truyền thông địa phương, lẽ ra chúng tôi phải được ở đó đưa tin về sự kiện và chuyển tin tức đến công chúng trong nước của chúng tôi”, bà nói.

Pita Ligaiula, một nhà báo thuộc Hiệp hội Tin tức Đảo Thái Bình Dương, có trụ sở tại Fiji, cho biết ảnh hưởng của Trung Quốc là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến khu vực, việc họ có thể thông báo cho công chúng về ý định của họ là điều quan trọng.

“Tôi đã đi chặng đường dài từ Fiji để đến đây mà chỉ để nghe là chúng tôi không được mời đưa tin về sự kiện này”, ông nói.

Pryke cho rằng Trung Quốc đã đá phản lưới nhà khi “gạt bỏ các phương tiện truyền thông trong nước của chính các nước trong khu vực” trong khi lẽ ra họ có thể được đưa tin tích cực từ sự kiện này.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-trung-quoc-thuc-day-anh-huong-o-thai-binh-duong/4661568.html

 

TQ: Vợ cũ ra oai, phó bí thư mất ghế

Một quan chức cấp cao tại TP Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc vừa bị cách chức và khai trừ đảng do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” sau khi vợ cũ của ông gây bão dư luận trên mạng xã hội.

Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Tứ Xuyên hôm 13-11 công bố hình thức kỷ luật nói trên dành cho ông Yan Chungfeng, Phó Bí thư Thành ủy Quảng An.

Ông Yan mất chức sau khi bị điều tra hồi tháng 5 với cáo buộc nhận hối lộ và lạm dụng chức vụ để trục lợi cho người thân và bạn bè. Ngoài ra, ông này còn bị cáo buộc vi phạm quy định chính trị, không báo cáo tình trạng hôn nhân và kê khai tài sản theo yêu cầu.

Cuộc điều tra trên diễn ra 1 tuần sau khi bà Li Xiangyang, vợ cũ của ông Yan, đòi một giáo viên mẫu giáo xin lỗi “con gái của Bí thư Yan” trước mặt bọn trẻ học cùng lớp và toàn bộ giáo viên.

Bà Li ra oai với giáo viên mẫu giáo họ Chen này trong một cuộc trao đổi trên mạng, trong đó cô giáo cho biết sẽ tách con gái bà Li khỏi các bạn học khác ngay trước khi hết giờ học.

Đoạn trao đổi giữa 2 người sau đó được lan truyền trên mạng nhưng không có thông tin nào lý giải hành động của cô giáo.

Ngoài việc đòi xin lỗi, bà Li còn nói trường mẫu giáo Golden Apple ở TP Thành Đô, nơi con gái bà theo học, đã quyết định sa thải cô giáo Chen. Nhiều cư dân mạng phỏng đoán “Bí thư Yan” có ý nói đến ông Yan Chunfeng nhưng thông tin này không được xác nhận.

Trong bài viết trên website mình, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) đánh giá cao hành động nhanh chóng của chính quyền tỉnh Tứ Xuyên đối với vụ việc. “Cơ quan kiểm tra kỷ luật ở địa phương không tránh né hoặc che đậy những chủ đề nóng trong xã hội và đang nhanh chóng tiến hành các cuộc điều tra” – CCDI cho biết.

http://biendong.net/diem-tin/24757-tq-vo-cu-ra-oai-pho-bi-thu-mat-ghe.html

 

Liệu Philippines, TQ có đạt được thỏa thuận hợp tác

thăm dò, khai thác chung ở Biển Đông không?

Theo giới quan sát cảm nhận được và đánh giá, rất khó có khả năng để chính quyền của tổng thống Duterte đạt được thỏa thuận hợp tác thăm dò chung với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2018 đến nay, theo giới quan sát đánh giá, chưa có hành động “nổi trội” nào dẫn đến căng thẳng, phức tạp. Nói cách khác, hòa bình, ổn định ở Biển Đông đang được duy trì một cách tương đối. Cũng theo giới quan sát nhìn nhận, kể từ sau sự kiện Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tháng 7/2016 đến nay, Biển Đông bớt đi các loại sự kiện mang tính “đối đầu” như hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng chủ quyền của nước khác, xua đuổi bắn chết ngư dân các nước trong khu vực đánh bắt hải sản trên biển… Thay vào đó là xu hướng đối thoại, tìm cách hợp tác giải quyết tranh chấp. Đó là, ngoài việc các nước ASEAN đang trong tiến trình đàm phán với Trung Quốc nhằm tiến tới đạt được thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý, còn có việc chính quyền của tổng thống Duterte ở Philippines, bên thắng kiện Trung Quốc trong vụ bãi cạn Scarborough lại đang tìm cách thỏa thuận với Trung Quốc về hợp tác thăm dò chung tại vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền, được PCA công nhận nhưng nằm trong đường lưỡi bò do Trung Quốc tuyên bố. Sự kiện trên đang thu hút sự quan tâm, theo dõi của giới quan sát và người ta đặt câu hỏi, liệu Philippines, Trung Quốc có đạt được thỏa thuận hợp tác thăm dò, khai thác chung ở Biển Đông không?

Trước hết, cần phải hiểu vùng biển mà Philippines muốn cùng với Trung Quốc hợp tác thăm dò chung là vùng biển nào và vì sao Philippines lại muốn hợp tác với Trung Quốc.

Theo bản đồ tài nguyên của Philippines, ngoài khơi phía tây tỉnh Palawan của Philippines, cách bờ khoảng 85 hải lý, có một vùng biển rộng khoảng 10.000 cây số vuông được phát hiện có tiềm năng dầu khí có thể khai thác. Kết quả điều tra, thăm dò sơ bộ ở đây cho thấy có thể có đến 8 – 9 mỏ chứa khí. Philippines đặt tên cho vùng biển này là lô SC72. Những năm 2000 trở về trước, Philippines đã biết vùng biển này có dầu khí nhưng không thể một mình thăm dò khai thác được vì nó nằm trong đường lưỡi bò do Trung Quốc tuyên bố. Trung Quốc phản đối mọi hoạt động đơn phương của Philippines ở đây, thậm chí cho tàu quân sự xuống ngăn chặn. Mặt khác, vùng biển này cũng cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam không xa nên khi đó, Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền một phần ở đó. Để giải quyết vấn đề, Philippines mời Trung Quốc, Việt Nam cùng họ tiến hành hợp tác thăm dò ở vùng biển trên. Năm 2005, ba nước đã đạt được thỏa thuận hợp tác phát triển chung tại vùng biển trên. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận đạt được, ba nước mới chỉ triển khai được một vài hoạt động mang tính biểu tượng chứ không thực chất. Bên cạnh đó, do tác động, ảnh hưởng nhiều chiều từ các vấn đề khác trong khu vực và tình hình mỗi nước nên thỏa thuận trên dẫm chân tại chỗ, không có tiến triển tích cực nào. Năm 2008, thỏa thuận hết thời hiệu. Buộc lòng, Philippines quay sang tìm đối tác nước ngoài mới và họ đã mời được Công ty Forum Energy Plc có trụ sở tại London vào thăm dò. Nhưng sau vài năm tiến hành hoạt động, phía Forum cũng gặp phải rất nhiều sự ngăn trở từ Trung Quốc và kết quả thăm dò không khả quan nên họ bỏ cuộc. Lô SC72 vẫn chưa có gì thay đổi.

Năm 2016, ông Duterte giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống ở Philippines và điều trùng hợp là ông được hưởng thành quả thắng kiện Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển mà chính quyền tiền nhiệm đã thưa kiện ra tòa quốc tế từ năm 2013. Đáng chú ý, trong phán quyết của PCA có nêu rằng, vùng biển thuộc lô SC72 cách bờ biển Philippines 83 hải lý là vùng thuộc thềm lục địa của Philippines, nên thuộc chủ quyền của Philippines. Tuy nhiên, tổng thống Duterte không vì thế mà gây sức ép với Trung Quốc để đòi hỏi chủ quyền mà lại tận dụng cơ hội này tìm đường phát triển kinh tế cho Philippines. Duterte đánh tín hiệu sẽ hợp tác với Trung Quốc trong

thăm dò, khai thác tài nguyên biển và ông này ngay lập tức được lãnh đạo Trung Quốc mời sang thăm. Các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước từ đó đến nay cho thấy, phía Philippines hứa hẹn sẽ thúc đẩy và ký kết với Trung Quốc thỏa thuận hợp tác thăm dò chung tại lô SC72, phía Trung Quốc hoan nghênh, cho rằng đó là động thái thiện chí và tích cực của chính quyền Philippines, đổi lại, Trung Quốc hứa sẽ đầu tư nhiều tỷ USD vào Philippines nhằm giúp nước này thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên thực tế, quan chức chính quyền hai bên đã có những cuộc gặp không chính thức để thảo luận về vấn đề trên.

Như vậy, phải chăng Philippines sẽ là nước đầu tiên trong các nước tại khu vực có liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ đạt được thỏa thuận “gác tranh chấp, cùng khai thác” hay “hợp tác khai thác chung” với Trung Quốc ở Biển Đông?

Xem xét từ các góc độ khác nhau, tình hình lại không đơn giản như vậy. Theo giới quan sát cảm nhận được và đánh giá, rất khó có khả năng để chính quyền của tổng thống Duterte đạt được thỏa thuận hợp tác thăm dò chung với Trung Quốc ở Biển Đông, vì:

Thứ nhất, những rào cản và vướng mắc từ phía Philippines

Tổng thống Philippines rõ ràng muốn lợi dụng con bài Biển Đông để mang lại lợi ích phát triển kinh tế cho đất nước, nhưng không phải ông muốn là được, vì ở Philippines không phải tất cả ai cũng nghĩ và làm như ông. Đây là một đất nước có chế độ đa đảng và cũng phải nói có nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Vì vậy, có không ít rào cản từ bên trong không cho phép Tổng thống tự hành động, bao gồm: Một là, hiến pháp Philippines có những điều khoản quy định chặt chẽ liên quan đến chủ quyền quốc gia. Trong đó có điều khoản quy định các vùng biển thuộc quyền tài phán của Philippines thì trong hợp tác với các đối tác bên ngoài, phía Philippines phải được hưởng 60% quyền lợi, bất cứ pháp nhân đối tác nào của Philippines cũng chỉ được hưởng 40% lợi ích. Quy định này đang trói tay ông Duterte vì tuân thủ nó để ký thỏa thuận ở lô SC72 thì Trung Quốc không bao giờ chấp nhận. Muốn Trung Quốc chấp nhận theo ý họ thì ông Duterte chỉ có cách sửa hiến pháp, đây không phải là việc dễ dàng. Hai là, giới tư pháp ở Philippines. Đây là giới có quyền lực không thua kém giới hành pháp vì họ được hiến pháp quy định có quyền giám sát mọi hoạt động của chính quyền có phù hợp hiến pháp hay không. Những người có vai trò, quyền lực trong giới này, đứng đầu là Chánh án tòa án tối cao Philippines là ông Antonio Carpio nhận thấy rằng thỏa thuận mà ông Duterte đánh tiếng với Trung Quốc có nguy cơ xâm hại đến chủ quyền quốc gia nên đã ra sức phản đối. Thậm chí, ông Carpio đe dọa sẽ đưa ông Duterte ra toà án hiến pháp nếu ông hành động làm hại lợi ích quốc gia. Ba là, các đảng đối lập ở Philippines chống quyết liệt, đang sử dụng vấn đề này để hạ uy tín tổng thống và nếu họ thành công thì chưa biết chừng, ông Duterte sẽ phải ra đi. Bốn là, thỏa thuận trên mới chỉ là ý định thôi, nội dung cụ thể của nó là gì chưa ai rõ nhưng đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Philippines. Trong đó, những người phản đối ý định trên lại chiếm đa số. Theo một thăm dò dư luận gần đây, có tới 79% số người dân được hỏi bày tỏ không ủng hộ cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông của ông Duterte. Như vậy, vượt qua được những rào cản trên đối với ông Duterte chẳng khác gì đem trứng chọi với đá.

Thứ hai, những khó khăn, nghi ngại từ chính Trung Quốc

Sở dĩ Trung Quốc hoan nghênh đề nghị từ phía chính quyền Philippines và mong muốn thúc đẩy nó vì nếu có được thỏa thuận hợp tác thăm dò chung ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có tranh chấp thì rõ ra là Philippines thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền, vậy là gián tiếp thừa nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc và đương nhiên, chính Philippines lại phủ nhận phán quyết của PCA đang có lợi cho mình. Mặt khác, nếu có được thỏa thuận này thì Trung Quốc chứng minh được cho các nước khác thấy đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” của họ là đúng và các nước nên theo hướng đó để duy trì hòa bình ở Biển Đông. Nhưng dù vậy, Trung Quốc cũng đang phải tính toán có nên bắt tay với Philippines không, bởi những nghi ngại sau: Một là, về kinh tế, Trung Quốc được lợi gì và lợi đến đâu. Xem ra, việc hợp tác thăm dò này có lợi cho Philippines nhiều hơn vì tài chính và công nghệ cho việc thăm dò chắc chắn phải từ phía Trung Quốc, Philippines đào đâu ra tiền và công nghệ. Đã thế, Trung Quốc lại còn phải đổ thêm tiền đầu tư giúp Philippines phát triển kinh tế nữa theo như đã hứa. Kết quả thăm dò tốt hay xấu, có dầu, khí hay không có dầu, khí cũng chưa nhìn thấy lợi ích của Trung Quốc đâu vì đây mới chỉ là hợp tác thăm dò chứ không phải hợp tác khai thác. Không khéo lại “dọn cỗ cho người khác xơi”. Hai là, về chính trị, chính quyền do ông Duterte nắm quyền liệu còn tồn tại được bao nhiêu năm nữa, liệu có nhiệm kỳ thứ hai của Duterte ở Philippines không mà làm ăn trong khi ông này làm tổng thống đã gần 3 năm rồi. Người khác lên liệu có tôn trọng thỏa thuận của ông Duterte không. Nên nhớ, chính người Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông, làm Trung Quốc mất mặt, đến giờ vẫn đang phải tìm cách bào chữa đơn phương. Bài học còn nóng hổi kia. Ba là, 10.000 cây số vuông ở lô SC72 chỉ là cái móng tay so với tham vọng hàng triệu cây số vuông ở Biển Đông của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc hợp tác khai thác chung được với Philippines ở đó thì nước lớn khác cũng hợp tác khai thác chung được với Philippines hay một nước khác trong khu vực, ở những chỗ khác thì sao. Không khéo lại “vẽ đường cho hươu chạy” để rồi Trung Quốc lại phải đương đầu với các ông lớn khác thì gay go. Minh chứng cho sự tính toán này là cho đến nay, Trung Quốc chưa hề giải ngân đồng nào cho các khoản đầu tư vào Philippines mà họ đã hứa hẹn, mặc ông Duterte dài cổ chờ đợi.

Thứ ba, những tác động và kiềm chế từ bên ngoài

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước có liên quan trong khu vực đã kéo dài cả chục năm nay, khi căng thẳng, quyết liệt, khi hòa dịu, nhưng đã khiến cho các nước có liên quan đều gia tăng sức mạnh quân sự trên biển để bảo vệ lợi ích của mình. Điều này tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến hòa bình, ổn định ở khu vực và cũng tác động đến cả lợi ích của những nước ngoài khu vực bởi họ cần đến tuyến đường giao thông hàng hải, hàng không bậc nhất thế giới đi qua đây. Vì thế, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và gần đây là cả Anh, Pháp cũng đưa tàu chiến đến hoạt động ở Biển Đông để bảo vệ lợi ích của họ. Các nước trên, ngoài lợi ích bảo đảm an toàn giao thông, tự do hàng hải còn tìm kiếm những lợi ích chiến lược khác liên quan đến kinh tế, an ninh và địa chính trị. Có thể nói, ý định thỏa thuận với Trung Quốc về hợp tác thăm dò ở lô SC72 của Philippines chẳng khác gì thông điệp ngầm gửi tới các nước trên rằng, chỗ này có chúng tôi rồi, các ngài hãy đi nơi khác. Trong khi chiến lược của các nước ấy đâu dễ thay đổi một sớm, một chiều. Một chuyên gia quân sự Mỹ từng nói “Biển Đông không nổi sóng, Mỹ sẽ chẳng được lợi ích gì”. Do đó, những nước trên đâu dễ ngồi yên để Philippines ngon lành hợp tác thăm dò, khai thác với Trung Quốc. Người ta không ra mặt phản đối Philippines đâu nhưng người ta thiếu gì cách để cũng gửi thông điệp ngầm cho Philippines rằng, các ngài được lợi ở đấy cũng được, nhưng các ngài sẽ thất lợi ở những cái khác, chỗ khác. Không biết chừng sự thất lợi còn lớn hơn nhiều cái lợi mà Philippines đang mong muốn. Điều này lý giải vì sao chỉ có một bộ phận quan chức chính quyền Philippines là sốt sắng với ý định của ông Duterte, còn phần đông, nhất là giới quân sự Philippines không mấy mặn mà, thậm chí có người còn bàng quan.

Thành thật mà nói rằng, vấn đề Biển Đông giờ đây không phải chỉ là vấn đề của Philippines với Trung Quốc, không phải chỉ là vấn đề của các nước trong khu vực với Trung Quốc, mà đã là vấn đề quốc tế, vấn đề của nhiều nước, nhiều bên trong và ngoài khu vực có liên quan. Nên cách thức mà ông Duterte có ý định thực hiện với Trung Quốc dù là một nỗ lực thông qua con đường hòa bình, hợp tác để phát triển nhưng sẽ không dễ gì trở thành hiện thực nếu không tính đến đặc điểm, bối cảnh tình hình hiện nay và nhất là lợi ích của các bên còn lại.

http://biendong.net/bi-n-nong/24771-lieu-philippines-tq-co-dat-duoc-thoa-thuan-hop-tac-tham-do-khai-thac-chung-o-bien-dong-khong.html

 

Lãnh đạo Triều Tiên

đang giám sát thử nghiệm vũ khí mới

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 16/11 loan báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un thanh sát một địa điểm thử nghiệm “vũ khí chiến lược tối tân mới được chế tạo”, thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc loan tin.

Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV) cho biết vũ khí mà ông Kim giám sát thử nghiệm “đã được nghiên cứu và phát triển trong một thời gian dài”, nhưng không nói rõ là loại gì. Theo tường thuật của Yonhap, cuộc thử nghiệm đã thành công.

https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-%C4%91ang-gi%C3%A1m-s%C3%A1t-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-v%C5%A9-kh%C3%AD-m%E1%BB%9Bi/4661083.html

 

Aung San Suu Kyi: Biểu tượng sụp đổ

Nguyễn Trang Nhung

Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi“. Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy.

Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới.

Là con gái của tướng Aung San, anh hùng dân tộc của Myanmar, bà thừa hưởng từ cha danh tiếng và di sản chưa hoàn thành – đó là bổn phận làm những điều lớn lao cho đất nước.

Với thân thế đó, bà được dẫn dắt bởi một chuỗi các sự kiện và biến cố để trở thành một chính trị gia và một biểu tượng quốc tế về sự dấn thân bền bỉ và mạnh mẽ cho tự do và dân chủ.

Sinh ra vào năm 1945, hơn 2 năm sau, Aung San Suu Kyi mất cha vì ông bị ám sát. Bà trải qua những năm tháng tuổi thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới dưới sự chăm sóc của mẹ là một nhân viên ngoại giao.

Năm 1964, Aung San Suu Kyi đến Đại học Oxford để học chính trị, kinh tế và triết học. Tại đây, bà gặp Michael Aris, người về sau đã ngỏ lời cầu hôn và nhận được câu trả lời đồng ý từ bà với một điều kiện: nếu đất nước cần, bà sẽ phải đi.

Năm 1988, bà về nước để thăm người mẹ bị đột quỵ. Chuyến đi được dự kiến diễn ra trong một tuần trở thành dài đằng đẵng bắt đầu từ việc bà miễn cưỡng đáp ứng lời đề nghị của một nhóm trí thức, rằng bà sẽ dẫn dắt phong trào dân chủ Myanmar.

Từ đó, bà cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ và bầu cử tự do, và nhận được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng. Tiếng tăm của bà vang dội, và hình ảnh của bà trở nên quen thuộc trong đời sống chính trị Myanmar.

Không thể chấp nhận các hoạt động cùng ảnh hưởng của bà, chính quyền quân sự đã quản thúc bà tại gia vào năm 1989 và bắt giữ nhiều thành viên của NLD. Lo ngại người vợ bị hãm hại, Michael đã thực hiện một chiến dịch cấp cao để xây dựng hình ảnh của bà như một biểu tượng quốc tế.

Năm 1990, để đạt được tính chính danh, chính quyền quân sự tổ chức bầu cử toàn quốc. NLD thắng lợi nhưng bị chính quyền khước từ chuyển giao quyền lực. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại gia trong chuỗi tháng ngày cô đơn.

Năm 1991, với ảnh hưởng của mình và nỗ lực thầm lặng của Michael, bà đoạt giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động đấu tranh, và vì là “một tấm gương tiêu biểu về quyền lực của người không quyền lực“.[1]

Năm 2010, chính quyền quân sự của Thein Sein đã chính thức trả tự do cho bà và bắt đầu tiến hành cải cách. Điều này mở đường cho một cuộc bầu cử công khai và cạnh tranh vào tháng 11/2015 mà NLD giành thắng lợi áp đảo.

Tuy không thể trở thành tổng thống vì giới hạn trong Hiến pháp (đối với người có vợ/chồng và con là người nước ngoài), bà giữ cương vị cố vấn quốc gia và hi vọng có thể lèo lái đất nước thông qua tổng thống là người phụ tá thân cận của mình trước kia.

Tưởng như Myanmar từ đây đã bước sang một thời kỳ đầy hứa hẹn, với người lãnh đạo tinh thần Aung San Suu Kyi, người được dân chúng kính ngưỡng, thậm chí tôn thờ, nhưng nền dân chủ của Myanmar lại rơi vào tình trạng bấp bênh.

Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm,[2] chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa.

Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp.[3]

Các vấn đề đã cho thấy rõ ràng rằng Aung San Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho.

Vì lẽ đó, nhiều địa phương, tổ chức trên thế giới từng vinh danh bà bằng các giải thưởng cao quý đã thu hồi các giải tưởng ấy, trong đó có các thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ,[4] và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 11/11 vừa qua.[5]

Có người nói sở dĩ các giá trị từng được bà đề cao giờ đây bị bà hạ thấp là vì sự ham muốn quyền lực đã làm bà mờ mắt. Và nói theo cách mà bà đã viết về tự do khỏi sự sợ hãi, thì chính sự sợ hãi mất quyền lực đã khiến bà mất tự do.

Biểu tượng của nền dân chủ Myanmar đã thực sự sụp đổ. Có hai điều người ta có thể rút ra từ câu chuyện của Aung San Suu Kyi: thứ nhất, để không quá phụ thuộc vào biểu tượng duy nhất, phong trào đấu tranh cần xây dựng nhiều hơn một biểu tượng, và thứ hai, khi nắm quyền lực, một người có thể xa rời lý tưởng, dù người đó trước kia tốt đẹp thế nào đi chăng nữa.

Chú thích:

[1] Dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nobel

[2] Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180906-mien-dien-aung-san-suu-kyi-cam-quyen

[3] Như [2]

[4] Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi
https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-an-xa-quoc-te-tuoc-giai-thuong-cu…

[5] Amnesty International withdraws human rights award from Aung San Suu Kyi
https://www.amnesty.org/en/latest/news/2018/11/amnesty-withdraws-award-f…

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/aung-san-suu-kyi-collapsed-idol-11162018100652.html

 

Hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ bị kết tội diệt chủng

Hôm nay, Tòa án Khmer Đỏ dự kiến sẽ đưa ra phán quyết đối với hai lãnh đạo còn sống cuối cùng của chế độ Pol Pot về tội diệt chủng.

Đó là Nuon Chea, 92 tuổi, Phó tổng bí thư Đảng Cộng sản Campuchia, cấp dưới của Pol Pot, và Khieu Samphan, 87 tuổi, Chủ tịch Nước Campuchia Dân chủ.

Nuon Chea được coi là cánh tay phải và phó tư lệnh của Pol Pot.

Họ đang bị xét xử vì tội diệt chủng đối với người Chăm theo đạo Hồi và người thiểu số gốc Việt ở Campuchia.

Có tới khoảng hai triệu người đã bị sát hại dưới chế độ tàn bạo Khmer Đỏ từ năm 1975 đến 1979.

Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba

Đặng Tiểu Bình ‘hiểu rõ lãnh đạo VN’

Thân phận trôi nổi của người Việt ở Campuchia

Angelina Jolie ‘được thức tỉnh nhờ Campuchia’

Nhiều người trong số đó chết vì đói khát và lao lực, hoặc bị xử tử vì bị coi là kẻ thù của nhà nước.

Cả hai cựu lãnh đạo Pol Pot đang thụ án chung thân sau khi bị kết án một số tội ác chống lại loài người vào 2014.

Tuy nhiên, một phán quyết có tội hôm nay sẽ là sự thừa nhận chính thức đầu tiên rằng những gì chế độ Khmer Đỏ đã thực hiện là sự diệt chủng như được định nghĩa theo luật pháp quốc tế.

Cả hai sẽ bị phán quyết dựa trên nhiều tội ác chống lại loài người – bao gồm giết người, nô lệ và tra tấn – và các vi phạm trong các Công ước Geneva.

Khmer Đỏ là ai?

Khmer Đỏ là những người theo chủ nghĩa Mao cực đoan thành lập một chế độ cai trị Campuchia từ 1975 đến 1979, dẫn đầu bởi Saloth Sar, thường được biết đến là Pol Pot.

Chế độ này được thành lập bởi những người trí thức từng được giáo dục ở Pháp, tìm cách tạo ra một xã hội tự lực và nông nghiệp: thành phố trống trải và tất cả người dân buộc phải làm việc trên các hợp tác xã nông thôn.

Nhiều người đã làm việc cho đến chết trong khi những người khác bị bỏ đói khi nền kinh tế sụp đổ.

Trong bốn năm nắm quyền bằng bạo lực, Khmer Đỏ cũng giết tất cả những người họ cho là kẻ thù – gồm giới trí thức, nhóm người thiểu số, cựu quan chức chính phủ và gia đình của họ.

Chế độ này đã bị đánh bại trong một cuộc xâm lược của Việt Nam vào 1979. Pol Pot bỏ trốn và vẫn được tự do cho đến năm 1997, rồi chết khi bị quản thúc tại gia một năm sau đó.

Tại sao tòa án này lại gây tranh cãi?

Tòa án Khmer Đỏ (ECCC) được thành lập vào năm 2006 bao gồm các thẩm phán Campuchia và quốc tế.

Đến nay ECCC chỉ mới kết án ba người vì tội ác của chế độ Khmer Đỏ nhưng với chi phí tiêu tốn lên đến 300 triệu đô la.

2010, ECCC đã kết tội Kaing Guek Eav, còn được gọi là Duch, người quản lý trung tâm tra tấn Tuol Sleng khét tiếng và nhà tù ở Phnom Penh.

Trong khi đó cựu bộ trưởng ngoại giao Khmer Đỏ, Ieng Sary, cũng là đồng bị cáo với Khieu Samphan và Nuon Chea, lại chết trước khi các thẩm phán đưa ra phán quyết trong hai phiên tòa trước vào 2014.

Vợ ông ta, bà Ieng Thirith, bộ trưởng bộ xã hội của chế độ và đồng bị cáo, đã được xét là không đủ điều kiện tâm lý để bị xét xử và qua đời vào 2015.

Mặc dù còn một số vụ án đối với bốn thành viên Khmer Đỏ khác, nhưng Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc ECCC mở thêm bất kỳ phiên tòa mới nào.

Bản thân Hun Sen cũng chính là một cựu thành viên cấp trung của chế độ Khmer Đỏ.

Thủ tướng Campuchia nói rằng người dân của ông muốn vượt qua quá khứ và những cuộc truy tố khác có thể dẫn đến bạo lực.

Khmer Đỏ đã tiến hành một cuộc nổi loạn sau khi bị lật đổ, mặc dù hàng ngàn đã từ bỏ chế độ này vào những năm 1990 trước khi nhóm này tan rã hoàn toàn vào 1999.

Hiện tại nhiều nơi trên Campuchia, nạn nhân và những kẻ từng tra tấn họ vẫn đang sống cạnh nhau trong làng.

Nhưng nhiều người Campuchia không còn quan tâm đến phiên tòa và thế hệ trẻ thì mong muốn đất nước họ được biết đến bằng một điều gì khác thay vì là “cánh đồng chết”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46231790