Tin khắp nơi – 11/11/2018
Người di cư tiếp tục tiến về biên giới Hoa Kỳ
Hàng trăm người di cư Trung Mỹ tiếp tục tiến về phía bắc qua Mexico hôm 10/11, trên đường đến biên giới Hoa Kỳ, nơi Tổng thống Donald Trump đã đình chỉ việc cấp quy chế tỵ nạn cho người vượt biên bất hợp pháp.
Theo Reuters, sắc lệnh của ông Trump có hiệu lực vào hôm 10/11, có nghĩa là người di cư sẽ phải trình diện tại các cửa khẩu nhập cảnh và tuân thủ các quy tắc khác được công bố hôm 8/11.
Mỹ: Tranh cãi việc điều động lính đến biên giới
Đảng Cộng hòa hay đảng Trump?
Mỹ điều hàng ngàn quân tới biên giới Mexico
“Dù chính quyền Trump áp quy định nào đi nữa thì chúng tôi không thể quay về nước mình. Tôi có một viên đạn trong tay và một viên đạn khác trên vai. Nếu phải trở về nhà, tôi thà về trong chiếc quan tài còn hơn,” Julio Caesar, 30 tuổi, từ Honduras, nói.
Đoàn caravan, phần lớn là người Honduras, lại lên đường vào sáng10/11 sau bốn ngày dừng chân ở Mexico City.
Họ mang theo ba lô, chăn mền, thức ăn, nhiều người đi cùng trẻ em. Tại thị trấn Tepotzotlan, họ được chính quyền cho xe buýt và xe tải chở giúp. Tại thành phố Queretaro, một sân vận động trở thành nơi tạm trú của người di cư.
Một số người di cư được đưa đến thành phố biên giới Tijuana vào hôm 12/11, trong khi những người khác tới Reynosa và các thị trấn biên giới khác.
Nhiều câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời đáp một ngày sau khi Lầu Năm Góc loan báo việc triển khai hơn 5.200 binh lính đến biên giới “để ứng phó với bất kỳ nguy cơ từ làn sóng di dân đang đến”.
Tổng thống Donald Trump củng cố lập trường cứng rắn về nhập cư trước ngày bầu cử giữa kỳ 6/11. Ông hướng sự chú ý đến đoàn người di cư qua Mexico tiến về phía Hoa Kỳ. Động thái này được cho là cách ông giúp đảng Cộng hòa vốn đang đối mặt với cuộc chiến khó khăn khi đảng Dân chủ tìm cách giành quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và những người khác ủng hộ Trump hoan nghênh việc điều động binh lính.
Nhưng giới chỉ trích nói Trump đang chính trị hóa quân đội, điều động họ như diễn viên đóng thế để đưa các cử tri đảng Cộng hòa đến cuộc bỏ phiếu mà không có bất kỳ mối đe dọa an ninh quốc gia thực sự nào.
Tướng Terrence O’Shaughnessy, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phương Bắc, bảo vệ chiến dịch này tại cuộc họp báo hôm 30/10. Ông nhắc lại quan ngại của chính quyền Trump về đoàn xe di dân và so sánh sứ mệnh ở biên giới với các sứ mệnh như cứu trợ bão lụt.
“Tôi tin chắc rằng an ninh biên giới cũng là an ninh quốc gia,” ông O’Shaughnessy nói.
Giới chức Lầu Năm Góc nói Bộ Quốc phòng sẽ cần phải tìm kinh phí cho chiến dịch này, ám chỉ nguồn tiền có thể được lấy từ các chương trình an ninh quốc gia khác.
O’Shaughnessy nói rằng chỉ có hơn 1.000 binh sĩ đã được triển khai đến Texas hôm 30/10, nơi họ sẽ thực thi các nhiệm vụ như xây dựng hàng rào, dựng lều…
Ông cho biết việc đưa quân tại Texas, Arizona và California chỉ là khởi đầu của đợt triển khai binh sĩ quy mô hơn và cuối cùng đến tiểu bang New Mexico.
Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng?
Mỹ dọa đánh thuế toàn bộ hàng TQ
Bầu cử giữa kỳ Mỹ và cử tri gốc Việt
Trước đó, Tổng thống Trump nói “cuộc xâm lược” của di dân sẽ phải đối mặt quân đội Mỹ đang chờ đợi họ.
Ông cũng nói với Fox News rằng “các thành phố lều trại” sẽ được xây dựng để có chỗ ở cho những người nhập cư xin tỵ nạn tại Mỹ.
“Nếu họ xin tỵ nạn, chúng tôi sẽ giữ họ cho tới khi phiên xử diễn ra. Chúng tôi sẽ giữ họ, chúng tôi sẽ xây các thành phố lều trại, chúng tôi sẽ xây lều bạt ở khắp nơi,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai 29/10.
Hiện đã có 2.100 lính Cảnh vệ Quốc gia tại biên giới được cử đến sau khi ông Trump yêu cầu hồi tháng Tư.
Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News từ Washington
Sau một tuần mà tin chính trên mặt báo là súng và bom, ông Donald Trump tìm cách chuyển sự chú ý về đoàn người di cư đang vượt qua Mexico hướng về biên giới Mỹ.
Số người này có thể giảm đi nhờ Mexico nhận người tỵ nạn và do đoạn đường dài, nhưng vị tổng thống Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Việc triển khai hơn 5.000 binh sỹ tới biên giới có lẽ sẽ không có nhiều tác động trông thấy, vì những người di cư dự định sẽ nộp đơn xin tỵ nạn.
Mức độ gấp gáp của việc này cũng đáng đặt câu hỏi, vì còn phải hàng tháng nữa họ mới tới được biên giới.
Tuy vậy, điều mà tuyên bố của ông Trump cho thấy là rất rõ. Tổng thống đang tìm cách vẽ bức tranh người tỵ nạn như một đe dọa quốc gia mà chỉ riêng ông là sẵn sàng đương đầu.
TT Trump cắt viện trợ Mỹ vì khủng hoảng nhập cư
Mỹ: 1.800 trẻ nhập cư đoàn tụ với cha mẹ
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46109661
Tổng thống Trump và Tổng thống Macron
tìm được tiếng nói chung về quốc phòng
Paris, Pháp – Hôm Thứ Bảy (10 tháng 11), Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đồng ý tăng ngân sách quốc phòng châu Âu. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại điện Elysee một ngày trước lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến thứ nhất.
Ông Macron đã tiếp đón Tổng thống Trump dưới cơn mưa với cái bắt tay thật chặt, nhưng gần đây mối thân tình giữa hai nhà lãnh đạo đã không còn như trước. Khi Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn châu Âu tăng ngân sách quốc phòng cho NATO để chia sẻ gánh nặng với Hoa Kỳ, ông Macron đồng ý với quan điểm này, đồng thời cho rằng châu Âu nên có tiềm lực quân sự riêng.
Kết quả cuộc bầu cử giữa mùa ở Hoa Kỳ đã khiến quyền lực của đảng Cộng Hòa suy giảm, chuyến thăm của Tổng thống Trump nhằm mục tiêu củng cố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Âu vào thời điểm cả thế giới kỷ niệm 100 năm đình chiến Thế Chiến thứ nhất.
Trong một dòng tweet trước khi đến Paris, Tổng thống Trump đã chỉ trích ông Macron khi Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần có khả năng phòng vệ trước Trung Cộng, Nga và cả Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông Macron cho rằng Nga có thể là mối đe dọa vì giáp biên giới với châu Âu và cả khu vực cần tự phòng vệ mà không cần phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, điện Elysee cho rằng hai bên đã hiểu lầm vì truyền thông Hoa Kỳ đã thổi phồng sự thật, và sự hiểu lầm này đã được làm rõ trong một giờ thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo. Điện Elysee trích dẫn lời Tổng thống Trump rằng cuộc thảo luận rất tuyệt và họ đã tìm được tiếng nói chung. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump và ông Macron cũng thảo luận về giao thương, quốc phòng, Syria và cái chết của ký giả Jamal Khashoggi. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-va-tong-thong-macron-tim-duoc-tieng-noi-chung-ve-quoc-phong/
Trump, Macron nhất trí về phòng thủ
sau lùm xùm về đạo quân Châu Âu
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Bảy nhất trí về việc Châu Âu cần chi tiêu nhiều hơn cho phòng thủ, khỏa lấp tình hình căng thẳng trước đó khi ông Trump lên Twitter mô tả lời kêu gọi của ông Macron cho một đạo quân Châu Âu là “rất xúc phạm.”
Gặp nhau để hội đàm tại Điện Élysée một ngày trước các hoạt động kỉ niệm đánh dấu 100 năm Thế chiến thứ nhất kết thúc, ông Macron chào đón ông Trump tới Paris vào một ngày mưa. Ngồi trên ghế thếp vàng trong dinh tổng thống, ông Macron đặt tay lên đầu gối của ông Trump và gọi ông là ” bạn tôi,” trong khi ông Trump giữ khoảng cách xa hơn dù ông cũng nêu bật những điểm chung về một vấn đề mà trước đó đã gây nên xích mích.
“Chúng tôi muốn có một Châu Âu cường thịnh, điều đó rất quan trọng với chúng tôi, và bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể làm điều đó tốt nhất và tiện lợi nhất sẽ là điều mà cả hai chúng tôi đều muốn,” ông Trump nói.
“Chúng tôi muốn giúp Châu Âu nhưng phải công bằng. Hiện tại Mỹ chịu phần lớn gánh nặng.”
Ông Macron nhắc lại ý đó, nói rằng ông muốn Châu Âu gánh thêm chi phí quốc phòng trong khối NATO, một luận điểm mà ông đã liên tục nêu ra kể từ khi nhậm chức, cùng với tham vọng của ông là Châu Âu có năng lực quân sự của riêng mình.
“Đó là lí do tại sao tôi tin rằng các đề xuất của tôi cho phòng thủ của Châu Âu là hoàn toàn nhất quán với điều đó,” ông Macron nói bằng tiếng Anh.
Chuyến thăm của ông Trump nhằm mục tiêu củng cố liên minh Mỹ-Âu vào một thời điểm mang tính biểu tượng trong khi thế giới đánh dấu kỉ niệm một trăm năm Thế chiến thứ nhất kết thúc.
Nhưng trong một dòng tweet trước khi hạ cánh tại Paris, ông Trump tỏ ra bực bội về những bình luận mà ông Macron đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Europe 1 trong tuần này, trong đó ông dường như mô tả Mỹ là một mối đe dọa.
Bàn về những nguy cơ ngày càng lớn từ tấn công tin tặc, can thiệp vào các tiến trình bầu cử và quyết định của Mỹ rút khỏi hiệp ước phi đạn, ông Macron nói Châu Âu cần phải tự vệ trước Trung Quốc, Nga “và thậm chí cả Mỹ nữa.”
Sau đó trong cuộc phỏng vấn, ông nói về sự cần thiết của một đạo quân Châu Âu, nói rằng:
“Đối mặt với Nga, nước nằm sát biên giới của chúng ta và nước đã cho thấy họ có thể đe dọa … chúng ta cần một Châu Âu có thể tự vệ tốt hơn, mà không lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ.”
Ông Trump, người đã hối thúc các đồng minh NATO chi nhiều tiền hơn cho phòng thủ chung và không dựa dẫm vào Mỹ, lên Twitter than phiền.
“Rất xúc phạm, nhưng có lẽ Châu Âu trước hết phải trả cho đủ phần của NATO mà Mỹ trợ cấp rất nhiều,” ông Trump nói trên Twitter.
Điện Élysée nói sự hiểu lầm, điều mà họ nói là do các bản tin của báo chí Mỹ “phóng đại,” đã được làm sáng tỏ trong hơn một giờ hội đàm mà họ mô tả là “đáng kể” và “rất có tính xây dựng.”
“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất tốt và chúng tôi đồng quan điểm,” Điện Élysée dẫn lời ông Trump nói trong cuộc họp, bàn về thương mại, quốc phòng, Syria và hệ quả từ vụ sát hại nhà báo người Ả-rập Saudi Jamal Khashoggi ở Istanbul vào tháng trước.
Tổng thống Trump vắng bóng
tại hội nghị thượng đỉnh châu Á
Lãnh đạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương tuần này sẽ cùng với các nước Đông Nam Á kêu gọi hợp tác đa phương và cam kết giải quyết các căng thẳng ở khu vực từ cuộc khủng hoảng Rohingya ở Miến Điện tới tranh chấp ở Biển Đông, theo Reuters.
Nhưng một sự vắng bóng rõ nhất tại cuộc họp ở Singapore, nơi các cường quốc khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ mưu tìm sự hậu thuẫn cho một cơ thế thương mại đa phương, là Tổng thống Donald Trump.
Hãng tin Anh đưa tin rằng sự vắng mặt tại cuộc họp thượng đỉnh châu Á này đã dẫn tới nghi vấn về cam kết của ông Trump đối với chiến lược khu vực nhằm kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đi thay ông Trump là Phó Tổng thống Mike Pence. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ họp bàn với lãnh đạo 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ông Lý dự kiến sẽ vận động ủng hộ của các nước đối với hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP, hiện đang được thương thảo, vốn cho thấy thỏa thuận thương mại tự do bao gồm hơn một phần ba GDP của thế giới.
Hiệp định này bao gồm 16 nước, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng không có Mỹ.
Ông Trump từng cho rằng các thỏa thuận thương mại phải công bằng và có đi có lại.
Hoa Kỳ đang tái đàm phán thỏa thuận hiện hành với Hàn Quốc, cũng như thỏa thuận ba bên với Mexico và Canada.
Trước đó, Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, vốn gồm bốn nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, theo Reuters.
Trump bị chỉ trích vì hủy lễ tưởng niệm
tại nghĩa trang Mỹ ở Pháp do mưa
Tổng thống Donald Trump không thể tham dự một buổi lễ tưởng niệm ở Pháp dành cho binh sĩ và thủy quân lục chiến Mỹ tử trận trong Thế chiến thứ nhất trong ngày thứ Bảy vì mưa khiến Nhà Trắng không thể sắp xếp được việc đi lại, Nhà Trắng nói.
Việc hủy bỏ vào phút chót đã khơi ra chỉ trích rộng khắp trên mạng xã hội và từ một số quan chức ở Anh và Mỹ, nói rằng ông Trump “làm nhục” các quân nhân Mỹ.
Theo lịch trình tổng thống lẽ ra sẽ đến dự một buổi lễ tại Nghĩa trang Mỹ Aisne-Marne ở Belleau, cách Paris 85 km về phía đông, cùng phu nhân Melania. Nhưng mưa dầm dề và trần mây thấp khiến máy bay trực thăng của ông không thể bay tới địa điểm này.
“(Sự tham dự của họ) đã bị hủy bỏ vì những khó khăn trong việc lên kế hoạch và khó khăn hậu cần do thời tiết,” Nhà Trắng nói trong một thông cáo. Họ nói thêm rằng một phái đoàn của Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly, một tướng về hưu, đã đi thay.
Quyết định này khơi ra một loạt những chỉ trích trên Twitter. Nicholas Soames, một thành viên trong Nghị viện Anh và là cháu trai của cựu Thủ tướng Winston Churchill, nói ông Trump đang làm nhục các quân nhân Mỹ.
“Họ hi sinh khi đối diện kẻ thù và @realDonaldTrump thảm hại thậm chí không thể bất chấp thời tiết mà tới để tỏ lòng tôn kính những người đã ngã xuống,” ông Soames viết trên Twitter.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết quyết định được đưa ra do thời tiết và dẫn ra những lo ngại về an ninh trong việc vội vàng sắp xếp một đoàn xe hộ tống. Những lo ngại tương tự từng ngăn ông Trump đến khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên một năm trước khi sương mù ngăn máy bay trực thăng của ông hạ cánh.
Ben Rhodes, người từng là phó cố vấn an ninh quốc gia đặc trách truyền thông chiến lược dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói lí do thời tiết bất lợi là không thuyết phục.
“Tôi đã giúp lên kế hoạch cho tất cả các chuyến đi của Tổng thống Obama trong 8 năm,” ông viết trên Twitter. “Luôn tính tới chuyện trời mưa. Luôn luôn.”
Dù trời mưa lắc rắc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tổ chức một buổi lễ cảm động ở Compiègne, đông bắc Paris, để kỉ niệm 100 năm ngày kí hiệp ước đình chiến chấm dứt Thế chiến thứ nhất.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã dự buổi lễ của riêng ông để vinh danh các binh sĩ Canada tử trận tại Cao điểm Vimy, trên các chiến trường ở đông bắc nước Pháp.
Khoảng 70 nhà lãnh đạo, bao gồm ông Trump, dự kiến sẽ tề tựu tại Khải Hoàn Môn ở Paris vào sáng Chủ nhật để đánh dấu kỉ niệm một trăm năm chiến tranh kết thúc, khi khoảng 10 triệu binh sĩ thiệt mạng trong bốn năm xung đột.
Không rõ ông Trump quyết định làm gì thay vì đến thăm nghĩa trang. Nhà Trắng cho biết ông đang ở tại tư dinh của đại sứ Mỹ tại Paris. Trong khoảng thời gian đó, ông đã đăng một dòng tweet chúc mừng “Sinh nhật lần thứ 243” của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Tổng thống dự kiến sẽ tham dự một buổi lễ tại Nghĩa trang Mỹ Suresnes về phía tây của Paris vào chiều Chủ nhật, khi ông theo lịch trình sẽ có bài diễn văn chính thức.
Phó Tổng thống Mike Pence công bố chiến lược
về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Washington, D.C – Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence sẽ tham gia Diễn đàn Hợp tác Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea để công bố về các chiến lược châu Á của chính quyền Hoa Kỳ về một vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Đây là chuyến thăm châu Á thứ 3 của ông Pence kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Ông dự kiến sẽ tới thăm Nhật Bản, Singapore, Australia và Papa New Guinea từ ngày 11 tháng 11 đến ngày 18 tháng 11.
Tại Nhật Bản, ông Pence sẽ gặp Thủ tướng Shinzo Abe và tổ chức một cuộc họp báo chung. Sau đó, ông Pence sẽ thay mặt Tổng thống Trump tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị cao cấp Đông Á (EAS) tại Singapore. Đặc biệt vào ngày 17 tháng 11, khi ông Pence đến thăm Papa New Guinea và tham dự Hội nghị APEC, ông dự kiến sẽ nói về kinh tế và quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước Châu Á và trả lời các thắc mắc về vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đi cùng ông Pence trong các hội nghị sẽ có Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton.
Tại Nhật Bản, ông Pence sẽ thảo luận các vấn đề an ninh khu vực chủ yếu trong bối cảnh Trung Cộng và Bắc Hàn, cũng như Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tại Singapore, ông Pence sẽ nói về cách thức chống khủng bố, tăng cường an ninh mạng và nhiều khía cạnh của việc áp dụng mạng Internet, bao gồm việc thiết lập các thành phố thông minh.
Một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết tại Hội nghị EAS, phó tổng thống sẽ giải thích về những gì Hoa Kỳ có thể mang lại cho khu vực Đông Nam Á về mặt kinh tế cũng như thảo luận về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Tổng thống Donald Trump, mang lại thịnh vượng cho cả 2 bên. Đặc biệt đáng lưu ý là cuộc họp song phương của ông Pence tại Singapore với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/pho-tong-thong-mike-pence-cong-bo-chien-luoc-ve-an-do-duong-thai-binh-duong/
Chính sách của Mỹ với TQ không thay đổi
sau bầu cử giữa kỳ?
Tờ Taiwan News, ngày 8/11, đã cho đăng một bài viết của nhà báo Ryan Drillsma, nhận định về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sau cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua.
Theo cây viết Drillsma, chính quyền Trung Quốc nuôi hi vọng rằng việc đảng Dân Chủ kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ sẽ làm dịu đi chính sách cứng rắn hiện tại của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh, nhưng mọi chuyện có chiều hướng sẽ không xảy ra như vậy.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ đã kết thúc hôm thứ Tư với kết quả Đảng Dân chủ chiếm đa số ghế trong Hạ viện, trong khi Đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục kiểm soát Thượng viện.
Sự thay đổi này có thể gây ra khó khăn hơn cho việc thực hiện các mục tiêu đối nội của Tổng thống Donald Trump. Đảng Dân Chủ có thể sẽ tìm cách chặn chương trình thảo luận nhằm kiện toàn hệ thông pháp luật theo kế hoạch của chính quyền Trump và buộc các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa phải đương đầu với các chủ đề nhạy cảm như phúc lợi xã hội.
Các nghị sỹ Hạ viện của Đảng Dân Chủ cũng sẽ gây khó dễ cho ông Trump bằng cách yêu cầu ông chủ Nhà Trắng phải trả lời các câu hỏi liên quan đến chi tiêu cá nhân, khai thuế và tham nhũng.
Tuy nhiên, với chính sách thương mại quốc tế, mọi thứ có thể sẽ không thay đổi. Các chính sách về thuế nằm trong tay chính phủ Mỹ, và ông Trump nhiều khả năng sẽ không nhượng bộ trong cuộc xung đột thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.
Ngay cả khi ông Trump yêu cầu nghị viện ủng hộ chính sách Trung Quốc của mình trong tương lai, thì các nghị sỹ đảng Dân Chủ cũng khó lòng cản bước ông, nhà báo Drillsma nhận định.
Cây viết của Taiwan News cho rằng, tất cả sự chú ý hiện tại đang dồn vào Nghị sĩ Dân Chủ Nancy Pelosi, người nhiều khả năng sẽ được lựa chọn làm phát ngôn viên của Hạ Viện, thậm chí bà Pelosi có thể được tiến cử vào vị trí này bởi chính ông Trump. Phát ngôn viên của Hạ Viện Mỹ là người thường có ảnh hưởng lớn đối với việc điều hướng các quy tắc lập pháp và tổ chức các cuộc tranh luận.
Bà Pelosi được biết tới như là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Nữ nghị sĩ từng lên tiếng ủng hộ cộng đồng quốc tế tố cáo Trung Quốc đàn áp nhân quyền ở Tây Tạng năm 2008. Bà cũng tìm gặp những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc trong chuyến công du nước này năm 2009 bất chấp việc Bắc Kinh gây áp lực lớn. Sau đó bà Pelosi còn tiếp tục tới thăm các nhà lãnh đạo nhân quyền ở Hồng Kông và Thượng Hải.
Triển vọng khôi phục mối quan hệ tích cực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như sẽ rất khó khăn, ngay cả tạp chí Forbes, một tạp chí có khuynh hướng thân Bắc Kinh vì thuộc sở hữu của một doanh nghiệp ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2014, cũng cho công bố một bài báo ngày 5/11 với tựa đề “Chính phủ Trung Quốc thân mến, đảng Dân Chủ sẽ không Cứu bạn”.
Đảng Dân chủ dự định sẽ thông qua
luật kiểm soát súng
Washington, D.C – Theo bản tin của tờ Wall Street Journal, Đảng Dân chủ cho biết họ sẽ thông qua một luật kiểm soát súng nghiêm ngặt nhất trong nhiều thập kỷ qua, khi chính thức kiểm soát Hạ viện vào tháng 1 năm sau.
Đảng Dân chủ đã đánh bại ít nhất 15 dân biểu Cộng hòa ủng hộ Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA). Những dân biểu Dân chủ được NRA xếp hạng F – nghĩa là không ủng hộ NRA – đã đánh bại 15 dân biểu Cộng hòa được NRA xếp hạng A ủng hộ NRA.
Sự phát triển của phong trào kiểm soát súng càng được thể hiện rõ rệt trong tuần qua, sau sự kiện 12 người thiệt mạng trong một vụ nổ súng tại một hộp đêm ở thành phố Thousand Oaks thuộc tiểu bang California. Thay vì dành thời gian để đau buồn và cầu nguyện cho các nạn nhân sau vụ nổ súng, sự kiện nói trên đã khiến người dân phản ứng bằng một lời kêu gọi về luật kiểm soát súng. Bà Susan Orfanos, người có con trai đã thiệt mạng sau vụ tấn công tại Thousand Oaks, cho biết bà không cần những lời cầu nguyện hay cảm thông chia sẻ, thứ bà cần là luật kiểm soát súng đạn.
Khoảng 61% cử tri tham gia cuộc bầu cử năm 2018 cho rằng luật kiểm soát súng của Hoa Kỳ nên nghiêm ngặt hơn. Khoảng 13% thành viên Đảng Dân chủ và 8% cử tri cho biết kiểm soát súng là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến phiếu bầu của họ. Cuộc bầu cử năm 2018 đánh dấu lần đầu tiên những người ủng hộ kiểm soát súng vượt qua NRA về số tiền tài trợ các ứng cử viên. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-du-dinh-se-thong-qua-luat-kiem-soat-sung/
‘Kế hoạch B’ cho “viễn cảnh Brexit bị thất bại”
London, Anh Quốc – Theo tờ The Sun đưa tin vào hôm Thứ Sáu (10/11), các bộ trưởng nội các Anh Quốc đã lập ra “Kế hoạch B” cho “một tình huống Brexit không đạt được thỏa thuận,” phòng khi Quốc hội bỏ phiếu chống lại kế hoạch của Thủ tướng Anh Theresa May về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tờ The Sun cho biết, các bộ trưởng ủng hộ Brexit, xin được giấu tên, đã thông báo với Thủ tướng May về kế hoạch thay thế của họ. Các bộ trưởng đề nghị rằng Anh Quốc nên tiếp tục trả lệ phí thành viên EU cho đến năm 2021, và tuân thủ các quy tắc của khối, để tránh xảy ra hiềm khích và rắc rối khi nước này rời khỏi EU vào tháng 3 năm 2019. Sau đó, Anh Quốc sẽ có thể đàm phán với Brussels như một “nước thứ ba” trong hai năm. Điều này khiến nước Anh dễ đồng ý hơn về một thỏa thuận thương mại tự do mới, và giúp nước này tránh phải trả toàn bộ chi phí cho việc rời khỏi EU trị giá 38 tỷ bảng (tương đương 49 tỷ mỹ kim).
Khi các cuộc đàm phán với Brussels bước vào giai đoạn đầy kịch tính cuối cùng, thì cách tiếp cận của thủ tướng May đang bị lên án từ tất cả các bên của cuộc tranh luận Brexit đầy chia rẽ này. Nhiều chính trị gia không hài lòng với kế hoạch thỏa hiệp của bà May về việc duy trì thương mại tự do hàng hóa với EU.
Nếu thỏa thuận bị Quốc hội bỏ phiếu chống, Anh Quốc có thể bị đẩy vào một tương lai không chắc chắn, như là đột ngột rời khỏi mà không có bất kỳ thỏa thuận nào, hay sự sụp đổ của chính phủ Thủ tướng May, hoặc sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý mới như một số nhà phản đối Brexit hy vọng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ke-hoach-b-cho-vien-canh-brexit-bi-that-bai/
Trước lãnh đạo Nga, Mỹ,
Tổng thống Pháp nhắc ‘giá trị đạo đức’
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 11/11 đã dùng bài phát biểu trước lãnh đạo các nước có mặt ở Paris để lên án nguy cơ từ chủ nghĩa dân tộc, coi đó là sự phản bội các giá trị đạo đức.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi cách không xa, lắng nghe qua lời phiên dịch, ông Macron lên án những ai kích động tinh thần dân tộc để gây bất lợi cho người khác, theo Reuters.
“Lòng yêu nước đối nghịch hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc: chủ nghĩa dân tộc là sự phản bội lòng yêu nước”, ông Macron nói trong bài phát biểu dài 20 phút dưới Khải Hoàn Môn để đánh dấu 100 năm ngày kết thúc Thế Chiến I.
“Với việc theo đuổi lợi ích riêng của mình đầu tiên, không coi trọng người khác, chúng ta đã xóa bỏ điều thực sự quý giá nhất đã mang lại sự sống cho mình: các giá trị đạo đức”.
Trump bị chỉ trích vì hủy lễ tưởng niệm tại nghĩa trang Mỹ ở Pháp do mưa
Theo đuổi chính sách “Nước Mỹ đầu tiên” kể từ khi nắm quyền, cũng như khi vận động trước cuộc bầu cử giữa kỳ mới đây, theo Reuters, ông Trump trong tháng này đã tự coi mình là một “người theo tinh thần dân tộc”.
Hãng tin Anh miêu tả ông Trump “ngồi im” và “mặt lạnh như tiền” ở hàng đầu khi nghe ông Macron phát biểu.
Hiện chưa có phản ứng tức thời từ Nhà Trắng lẫn Điện Kremlin đối với lời phát biểu của Tổng thống Macron.
Theo Reuters, ngoài ở Pháp, các đảng phái theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa và dân túy đã gia tăng hoặc chiếm vị trí trên chính trường các nước như Italy, Hungary, Ba Lan, Áo hay Slovenia.
Ngoài ra, hiện tượng đó cũng trỗi dậy ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines hay ở Mỹ và Nga.
Lãnh đạo Pháp, Đức kỉ niệm
100 năm Thế chiến thứ nhất kết thúc
Một trăm năm sau khi dứt tiếng súng Thế chiến thứ nhất, hai nhà lãnh đạo của Pháp và Đức nắm tay và tựa đầu vào nhau trong một buổi lễ gây xúc động đánh dấu sự kiện hai bên kí hiệp ước đình chiến.
Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel thị sát binh lính thuộc Lữ đoàn Pháp-Đức hỗn hợp trước khi khánh thành một tấm lắc tôn vinh sự hòa giải và tình hữu nghị mới giữa hai nước từng là kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Hơn 3 triệu binh sĩ Pháp và Đức nằm trong số khoảng 10 triệu binh sĩ tử vong trong cuộc Đại chiến năm 1914-1918. Phần lớn chiến sự ác liệt nhất diễn ra trong các chiến hào ở miền bắc của Pháp và Bỉ.
Một phái đoàn của Đức đã kí hiệp ước đình chiến trước bình minh vào ngày 11 tháng 11 năm 1918, trong một đoàn tàu riêng tư của tư lệnh lực lượng Pháp, Ferdinand Foch, đậu trên đường ray băng qua Rừng Compiegne. Vài giờ sau đó, lúc 11 giờ sáng, chiến tranh kết thúc.
“Châu Âu đã hưởng thái bình suốt 73 năm qua. Đó là bởi vì chúng ta muốn nó được như vậy, bởi vì Đức và Pháp muốn hòa bình,” ông Macron phát biểu trước một vài thanh thiếu niên, với bà Merkel đứng bên cạnh, nhắc đến hòa bình kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945.
“Và vì vậy thông điệp, nếu chúng ta muốn sống xứng đáng với sự hi sinh của những người lính nói rằng ‘Không bao giờ nữa!’, là không bao giờ khuất phục trước những bản năng yếu hèn nhất của chúng ta, cũng như trước những nỗ lực chia rẽ chúng ta.”
Bà Merkel nói bà cảm động vì buổi lễ và mô tả lời mời của ông Macron là một “cử chỉ rất có tính biểu tượng.”
Trong một biểu hiện đoàn kết mạnh mẽ, ông Macron và bà Merkel ngồi bên trong toa xe lửa được dựng lại bằng gỗ tếch mà trong đó hòa ước được kí và xem một cuốn sổ tưởng niệm. Sau khi hai người kí sổ tưởng niệm, họ nắm tay nhau lần thứ hai.
Lần cuối cùng các đoàn đại biểu Pháp và Đức ngồi ở nơi này là khi Adolf Hitler của Đức Quốc xã buộc nhà chức trách Pháp đầu hàng sau khi xâm lược nước này vào năm 1940.
Kể từ Thế chiến thứ hai, Pháp và Đức đã thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn ở Châu Âu và Liên minh Châu Âu đã trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới.
Tổng thống Nga bắt tay,
trao đổi với ông Trump ở Paris
Tổng thống Nga Vladimir Putin và nguyên thủ Mỹ Donald Trump hôm 11/11 đã bắt tay và chào nhau tại Khải Hoàn Môn ở Paris.
Theo Reuters, nguyên thủ Nga và Mỹ cùng lãnh đạo các nước đang có mặt ở thủ đô Pháp để kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế Chiến I.
Báo chí Nga đưa tin, ông Putin đã trao đổi với người đồng nhiệm Hoa Kỳ.
Hãng tin Nga RIA dẫn lời nhà lãnh đạo Nga nói rằng cuộc trao đổi diễn ra “tốt đẹp”.
Trước lãnh đạo Nga, Mỹ, Tổng thống Pháp nhắc ‘giá trị đạo đức’
Sau đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov được Interfax dẫn lời nói rằng nguyên thủ của Nga và Mỹ không thảo luận về hiệp ước liên quan tới tên lửa ký từ thời Chiến tranh Lạnh mà Hoa Kỳ đang tính rút.
Ông Peskov nói rằng ông Putin và ông Trump không thảo luận bất kỳ một vấn đề cụ thể nào.
Tháng trước, ông Trump nói rằng Washington muốn rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung vì Nga vi phạm thỏa hiệp.
Theo Reuters, Nga cảnh báo có các biện pháp trả đũa.
Ukraina : Lãnh thổ ly khai
bầu “tổng thống và quốc hội”
Phe thân Nga kiểm soát hai tỉnh Donetsk và Lougansk ở miền đông Ukraina ly khai, tổ chức bầu tổng thống và nghị viện, bất chấp khuyến cáo của Kiev và châu Âu.
Được Kremlin ủng hộ, cuộc bầu cử tại hai nước cộng hoà tự phong Donetsk và Lougansk, diễn ra trong ngày Chủ Nhật 11/11/2018 nhằm bầu « tổng thống và quốc hội ».
Theo AFP, mục tiêu của phe thân Nga là nhằm « hợp pháp hóa » tình trạng ly khai ra khỏi lãnh thổ của Ukraina trong khi tiến trình hòa bình, thực thi hiệp định Minsk năm 2015, cho dù có Nga bảo trợ, vẫn bế tắc.
Quyết định bầu cử đã gây phản ứng chống đối mạnh từ Kiev và các nước Tây phương, xem có bàn tay can thiệp của Matxcơva. Trưởng đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu (ngoại trưởng) Federica Mogherini cho biết Liên Hiệp Châu Âu không công nhận kết quả « trò hề » này. Đây cũng là quan điểm của Washington, qua tuyên bố tương tự của đặc sứ Kurt Volker.
Trái lại, Matxcơva, qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Maria Zakharova, biện giải là cần « giải quyết tình trạng thiếu chính phủ để bảo đảm sinh hoạt cho dân chúng », do vậy « cuộc bầu cử ở Donetsk và Lougansk không có liên can gì đến hiệp định Minsk ».
Theo phân tích của chuyên gia Nga Alexei Markarine, thuộc Trung Tâm Chính trị Matxcơva, đối với Nga « tính chính đáng » của các lãnh đạo mới tại hai tỉnh ly khai này quan trọng hơn là những lời chỉ trích của Tây phương.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181111-ukraina-lanh-tho-ly-khai-bau-tong-thong-va-quoc-hoi
Thuê Đất Lào, Cam Bốt: TQ Ỷ Mạnh, Chèn Ép VN
SAIGON — Trong khi tư bản đỏ VN rủ nhau sang kinh doanh tại các quốc gia bạn phía biên giới phía Tây, chính phủ Trung Quốc cũng chạy sang tranh bước của Việt Nam. Cho dù là nuôi heo hay trồng dưa hấu…
Bản tin Vinanet/VietnamNet kể rằng “Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao”…
Không chỉ tăng quy mô đàn lợn, Trung Quốc còn mở rộng diện tích trồng thanh long, dưa hấu để chủ động nguồn cung, thậm chí còn sang Lào, Campuchia thuê đất trồng rồi xuất ngược về nước.
Nếu Việt Nam không thay đổi thói quen sản xuất thì tình trạng dư thừa, phải đổ bỏ nông sản là điều khó tránh khi 75% nông sản Việt xuất sang thị trường Trung Quốc. Thực tế rất nhiều mặt hàng thế mạnh: Dưa hấu, thanh long, thịt lớn… đều đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Bản tin ghi rằng với thị trường hơn tỷ dân, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu một khối lượng hàng nông sản cực lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu trong nước. Thế nhưng, những năm gần đây, nước này đang cố gắng mở rộng vùng sản xuất để tự nội địa hóa, giảm dần khối lượng nhập khẩu.
Cụ thể, với mặt hàng thịt lợn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang bước vào chu kỳ mới. Theo đó, đàn lợn của nước này sẽ tăng hơn 27 triệu con trong năm 2018. Một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc có thể tăng đàn trong năm nay là giá heo hơi đang ở mức cao. Năm 2016, giá heo hơi của Trung Quốc lên cao kỷ lục, đạt khoảng 100 USD/con.
Thực tế, những nông trại nuôi lợn lớn hàng đầu Trung Quốc cùng với nhiều hộ chăn nuôi khác đang chạy đua xây dựng mô hình nông trại hiện đại tại khu vực Đông Bắc nhằm mở rộng thị trường thịt lợn đồng thời thúc đẩy nhu cầu ngũ cốc cho chăn nuôi.
Một số nhà nghiên cứu dự đoán, sản lượng thịt lợn khu vực Đông Bắc nước này sẽ chạm ngưỡng 120 triệu con/năm, gần gấp đôi các khu vực chăn nuôi chính như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông với sản lượng năm ngoái đạt 69 triệu con.
Không chỉ tăng quy mô đàn lợn trong nước để giảm lượng nhập khẩu, đầu năm 2017, Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), cho biết, sản lượng dưa hấu tại Trung Quốc tăng đều qua các năm gần đây (từ 72 triệu tấn năm 2013 lên 77,5 triệu tấn năm 2016). Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mỗi năm nước này sẽ tăng khoảng 1% (khoảng 2,2 triệu ha) diện tích trồng dưa hấu, dưa lưới trong giai đoạn 2015-2020.
Trung Quốc đang thu hẹp dần các khu vực trồng dưa nhỏ lẻ và thay thế bằng những vùng trồng có điều kiện tự nhiên phù hợp, quy mô sản xuất lớn, đồng đều đối với loại nông sản có tính mùa vụ cao.
Trước đó, vào năm 2015, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chia sẻ: “Người Trung Quốc sang tận Lào, Campuchia thuê hàng trăm ha đất tự trồng dưa hấu, do vùng trồng trong nước hạn chế”.
Mới đây, theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Trung Quốc cũng đang phát triển vùng trồng thanh long tại Quảng Tây, đảo Hải Nam với diện tích khoảng 20 ngàn ha, dự kiến đến năm 2019 sẽ là 30 ngàn ha. Ngoài ra, họ còn thuê đất trồng thanh long tại Lào, Campuchia.
Do vậy, Việt Nam cần điều chỉnh đối sách…
Bản tin cũng ghi rằng:
“Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 75% lượng nông sản xuất khẩu của nước ta. Các chuyên gia trong ngành dự báo, thời gian tới, một số mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do Trung Quốc giảm nhập khẩu nhờ tự nội địa hóa nguồn hàng của mình bằng cách tăng quy mô chăn nuôi, mở rộng vùng sản xuất. Chưa kể, những năm gần đây, Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua đường tiểu ngạch…”
https://vietbao.com/p122a287447/thue-dat-lao-cam-bot-tq-y-manh-chen-ep-vn
Trung Quôc Với Các Mưu Đồ tại Châu Âu
và Cách thức Châu Âu nên Đối Phó
Người dịch: Trần Thuý Hạc Nguyên tác: China has designs on Europe. And how Europe should respond
Châu Âu đã lọt vào mắt xanh của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc đã tăng vọt, lên gần 36 tỷ euro (40 tỷ đô la) trong năm 2016 – gần gấp đôi so với tổng số các năm trước. FDI (Foreign direct investment ) của Trung Quốc giảm trong năm 2017, nhưng tỷ lệ chi tiêu ở châu Âu lại tăng từ một phần năm đến một phần tư. Đa phần, số tiền này được hoan nghênh vì mối quan hệ thương mại của châu Âu với Trung Quốc đã làm cho cả hai bên trở nên giàu có hơn.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang sử dụng sức mạnh tài chính của mình để tạo ảnh hưởng chính trị. Tổng thống nước Séc, ông Milos Zeman, muốn đất nước của ông trở thành “tàu sân bay không thể chìm ” của Trung Quốc ở châu Âu. Năm ngoái, Hy Lạp đã chận đứng Liên minh châu Âu trong việc chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại một diễn đàn của LHQ. Hungary và Hy Lạp đã ngăn không cho EU ủng hộ phán quyết của tòa án chống lại các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đối diện với các cách hành xử như vậy của Trung Quốc, châu Âu phải quan ngại là một điều thận trọng hợp lý.
Và không chỉ châu Âu. Các điều khoản mà siêu cường phi dân chủ mới nổi lên này (Trung Quốc) đang đầu tư vào thế giới bên ngoài cũng là chuyện được mọi nuớc trên thế giới quan tâm – đặc biệt nếu những chuyện khác, chẳng hạn như chính sách đối ngoại, có thể bị ảnh hưởng. Người Mỹ, ngày càng bị ám ảnh bởi sự lo sợ rằng Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa thương mại và quân sự, cũng nên lưu tâm đến sự tranh dành về lòng trung thành của đồng minh lâu đời nhất của họ (Châu Âu). Vì lợi ích chung của tất cả, mọi người, mọi nước, điều quan trọng là người châu Âu phải tính toán sự hoan nghênh của họ đối với Trung Quốc một cách khôn ngoan. Chỉ hiềm một nỗi là hiện tại, bây giờ, Châu Âu không nhìn vấn đề theo cách như thế.
Một Quan Điểm thăng bằng và hợp lý
Nhiều kế hoạch của Trung Quốc ở châu Âu chỉ là những gì ta mong đợi ở một nền kinh tế đang tăng trưởng. Một số khoản đầu tư là tư nhân, lợi nhuận và vô hại. Có được công nghệ bằng cách TQ mua các công ty sáng tạo, bao gồm cả Mittelstand của Đức, cũng hợp lý, miễn là các giao dịch được xem xét kỹ lưỡng về các rủi ro an ninh quốc gia. Không như Nga, có những điều mà Trung Quốc không muốn, chẳng hạn như làm suy yếu EU hoặc gây rắc rối bằng cách hỗ trợ những đảng phái theo chủ nghĩa dân túy hay kỳ thị nguời ngoại quốc. Thay vì thế, Trung Quốc muốn châu Âu vẫn ổn định và mở cửa cho doanh nghiệp. Về các vấn đề như biến đổi khí hậu và thương mại, Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm hơn chính quyền Trump, họ tìm cách duy trì các hiệp định toàn cầu hơn là dẹp bỏ nó một cách phũ phàng (chuck grenades at them) (như Trump đã làm).
Một số người châu Âu đưa ra điều này để cho rằng Trung Quốc là một đối trọng hữu ích đối với một Bác Sam không thể tiên liệu trước. Đó là một cái nhìn lệch lạc.
Châu Âu có nhiều điểm chung với Mỹ hơn với Trung Quốc, dù nhiều người châu Âu có thể không thích chủ nhân ông hiện nay của Toà Bạch Ốc. Hơn nữa, Trung Quốc đã sử dụng nhu cầu nhất trí trong quyết định của Cộng Đồng Âu Châu trong nhiều quyết định của mình để lựa ra một hoặc hai
quốc gia thành viên nhằm ngăn chặn các tuyên bố hoặc hành động mà Trung Quốc không ưa — chẳng hạn như với nhân quyền.
Những người châu Âu khác lại dùng những chuyện như vậy để có kết luận ngược lại. Họ lo sợ rằng Trung Quốc sẽ một ngày nào đó phá hoại liên minh quân sự của châu Âu với Hoa Kỳ. May thay, đó là chuyện còn lâu mới xảy ra vì quân đội Pháp và Anh đã thể hiện sự liên đới bằng cách cùng với Mỹ và Nhật Bản thách thức TQ tại Biển Đông. Trừ khi TQ trở thành một quốc gia dân chủ- họ chưa có dấu hiệu nào như thế, Châu Âu chắc chắn sẽ vẫn gần gũi hơn với các đồng minh truyền thống của nó.
Châu Âu, do đó, cần phải có một chính sách/ con đường tránh hai thái cực của sự ngây thơ và sự thù nghịch. Châu Âu nên tránh bắt chước chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc. Nghe thì có vẻ “công bằng” khi đề cập đến các công ty Trung Quốc ở châu Âu phải chịu những hạn chế mà các công ty châu Âu phải đối mặt ở Trung Quốc, nhưng điều đó lại là một sai lầm. Tính thấm thấu (có thể thu nhận) của các xã hội và nền kinh tế châu Âu đối với các ý tưởng và ảnh hưởng là một thế mạnh.
Nhưng sự cởi mở như vậy cũng khiến cho Châu Âu dễ bị tổn thương. Do đó, các chính phủ nên xem xét kỹ các đầu tư theo từng trường hợp. Montenegro không nên cho phép các khoản nợ của mình đối với Trung Quốc trở nên quá lớn và nguy hiểm. Hungary và Ba Lan nên xem xét kỹ hơn một số dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc khi họ trả giá rẻ mạt hoặc không bao giờ được hoàn thành đúng cách.
Người châu Âu có thể tích cực hơn để chứng minh cuộc đối thoại của họ với Trung Quốc về mặt “có đi có lại” hay câu thần chú mà EU và Trung Quốc nên đối xử với nhau như lòng mong muốn mình cũng được đối xử như thế. [Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân]. Châu Âu có thể, ví dụ, xử dụng các công cụ mới để việc cho phép những người mua cổ phần trong các công ty được rõ ràng hơn, và xem việc thực hành đó có một cách công bằng không. Châu Âu cũng nên gia tăng kinh phí cho các nghiên cứu vô tư về Trung Quốc. Tính minh bạch về tiền bạc phải được đòi hỏi đối với các đảng phái chính trị, trường đại học, nhà tư tưởng và vận động hành lang. Đôi khi, tiền bạc của Trung Quốc đã mua một cách lộ liễu những cuộc nói chuyện vui vẻ. Nhưng thuờng xuyên hơn, thì chuyện tiền bạc này dẫn đến sự tự kiểm duyệt tại cơ sở và việc giằng-co ngay cả tại các học viện danh giá.
Và châu Âu nên nhắm đến việc họ có thể tuyên bố chung một cách nhất trí. Không một quốc gia nào của Châu Âu có thể đối mặt với Trung Quốc một mình, nhưng, khi hành động cùng với nhau, họ có thể đuơng đầu TQ trong nhiều thập niên tới. Ví dụ, EU có thể sử dụng cách biểu quyết đa-số đủ-điều kiện (qualified majority voting /QMV) thay vì bỏ phiếu nhất trí về một số đối tượng nhạy cảm với Trung Quốc, chẳng hạn như nhân quyền. Điều này sẽ không luôn luôn hiệu quả đối với mọi trừong hợp – hầu hết các quốc gia EU sẽ không phủ quyết Brussels (Tổng Hành Dinh của EU) về cách họ điều động lực lượng quân sự của họ. Nhưng QMV sẽ khiến Trung Quốc khó làm tê liệt EU bằng cách lựa lọc ra một thành viên nhỏ tại một thời điểm nào đó (để áp lực). EU cũng có thể phối hợp các quy trình sàng lọc đầu tư của các quốc gia thành viên. Và có thể giúp đỡ nhiều hơn cho các quốc gia phía nam và phía đông châu Âu vì các nước này đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của Trung Quốc, và đồng thời EU cũng cung cấp các nguồn đầu tư thay thế TQ trong các dự án mà Châu Âu cho là quan trọng. Tình đoàn kết nội bộ thêm giữa các nước châu Âu hơn sẽ giúp Châu Âu tiến xa.
Có những Thứ/Điều Tiền Bạc Không thể Mua được
Trong việc này Mỹ cũng có vai trò quan trọng. Điều lý tưởng nhất là chính quyền Trump sẽ ngừng đối xử với người châu Âu như những kẻ ăn ké trên quyền lực của Mỹ, rất xứng đáng bị đá văng đi chỗ khác. Về thương mại, đặc biệt, Cộng Đồng Âu Châu là một đồng minh mạnh mẽ có tiềm năng buộc Trung Quốc phải tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu. Mỹ cũng nên làm việc chặt chẽ hơn với chính phủ châu Âu để thiết lập các tiêu chuẩn chung về tính minh bạch, cách phá vỡ nạn hối lộ cấp quốc tế, ngăn chặn các ảnh hưởng can thiệp của nước ngoài, điều này sẽ khiến Trung Quốc khó áp đặt các quy tắc riêng của mình ở các nước nhỏ hơn. Vào thời điểm khi các tiêu chuẩn về các rủi ro trong Công Nghệ Thông Tin và Trí tuệ nhân tạo bị tách ra thành một khu thuộc Trung Quốc và một khu khác của người Mỹ, châu Âu có thể giúp tìm ra một con đường trung gian ở giữa.
Khi Trung Quốc thăng tiến, những lợi ích cho thế giới từ một châu Âu độc lập, cởi mở và tự do sẽ tăng lên theo. Ngược lại, một châu Âu suy yếu và chia rẽ bằng một chế độ độc tài mạnh nhất thế giới (China) sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề vượt xa biên giới của EU. Châu Âu không thể để cho chuyện này xảy ra.
Mẫu tên lửa Trung Quốc có thể
xuyên thủng lá chắn tàu sân bay Mỹ
Tên lửa CM-401 có quỹ đạo khác thường và tốc độ lớn khi lao tới mục tiêu, khiến đối phương rất khó đánh chặn.
Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hôm 6/11 ra mắt tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới mang tên CM-401 tại Triển lãm Hàng không Chu Hải 2018. Loại vũ khí này có thể được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ và tàu khu trục hạng nặng Type-055, đặt ra thách thức lớn với Mỹ cùng các đồng minh, theo Drive.
Dựa trên kích thước tên lửa hành trình C-602 và bệ phóng phía sau, chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận định tên lửa CM-401 có đường kính tối đa khoảng 85 cm, hình dáng rất giống mẫu Iskander-M của Nga nhưng nhỏ hơn. Bảng thông số của CASIC cho thấy CM-401 có tầm bắn 15-290 km, khiến nó được xếp vào loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Đồ họa đi kèm với mô hình CM-401 cho thấy nó có quỹ đạo bay kiểu “lượn sóng”, trong đó đầu đạn liên tục thay đổi độ cao trong hành trình bay. Khi tới gần mục tiêu, đầu đạn CM-401 đột ngột bay vọt lên rồi lao thẳng xuống với vận tốc rất lớn.
Kiểu cơ động này dường như sẽ giúp tăng tầm cho tên lửa đạn đạo, nhưng cũng tạo ra quỹ đạo bay bất thường khiến đối phương gần như không thể ngăn chặn được.
Tốc độ trong pha cuối của CM-401 đạt 4.940-7.410 km/h. CASIC cho biết quả đạn có thể xuyên thủng mọi lá chắn trên tàu chiến hiện nay nhờ sự kết hợp giữa tốc độ cao và khả năng cơ động phức tạp. Mỗi bệ phóng CM-401 có thể khai hỏa hai quả đạn theo quỹ đạo khác nhau để tấn công tối đa hai mục tiêu cùng lúc, khiến đối phương càng khó chống đỡ.
CM-401 có thể tấn công mục tiêu cỡ lớn, di chuyển với tốc độ tương đối chậm như tàu sân bay, tàu hậu cần và chiến hạm mặt nước hạng nặng của hải quân Mỹ. Mẫu CM-401 trưng bày ở triển lãm Chu Hải dường như còn được lắp radar mảng pha ở mũi, cho thấy đầu đạn của nó có thể tự tìm mục tiêu trong pha cuối.
CASIC tiết lộ CM-401 còn có chức năng tấn công mặt đất để tận dụng khả năng cơ động xuyên thủng lưới phòng không đối phương. Nó sẽ đặc biệt hữu ích với phiên bản lắp trên tàu chiến nhờ độ linh hoạt cao hơn nhiều so với tên lửa hành trình diệt hạm và tấn công mặt đất trong biên chế Trung Quốc hiện nay.
Tấm bảng trưng bày tại triển lãm Chu Hải cho thấy CM-401 sẽ được trang bị cho tàu khu trục hạng nặng Type-055. Tuy nhiên, chưa rõ có bao nhiêu bệ phóng sẽ được lắp chiến hạm trên, cũng như khả năng tương thích với cụm ống phóng thẳng đứng (VLS) của chiếc Type-055.
Nhiều chuyên gia cũng hoài nghi về tầm bắn tối đa của tên lửa CM-401. Với kích cỡ lớn, hình dáng nhỏ gọn và quỹ đạo lượn sóng, mẫu tên lửa này có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới 1.000 km, thay vì chỉ hơn 290 km như CASIC tuyên bố.
Lý do khiến Trung Quốc hạ thấp tầm bắn có thể là để phù hợp với Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR). Thỏa thuận này được 35 quốc gia ký kết nhằm cấm xuất khẩu các tên lửa đầu đạn trên 500 kg và tầm bắn hơn 300 km. Dù không phải nước tham gia ký MTCR, Trung Quốc từng nhiều lần tuyên bố sẽ tuân thủ điều khoản thỏa thuận này.
Nếu các thông số kỹ thuật được công bố là chính xác, việc Trung Quốc xuất khẩu tên lửa CM-401 sẽ không vi phạm thỏa thuận MTCR. Nhiều khả năng CASIC sẽ xuất khẩu phiên bản có tầm bắn 290 km, trong khi cung cấp biến thể CM-401 nội địa với tầm trên 300 km cho quân đội Trung Quốc.
Dù có tầm bắn ngắn hơn tên lửa hành trình diệt hạm YJ-12 và YJ-62, tốc độ cực nhanh trong pha cuối và khả năng chọc thủng lưới phòng thủ của CM-401 khiến nó là vũ khí lợi hại trong chiến lược phòng thủ chống hạm đa tầng của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.
Ngoài ra, việc bố trí CM-401 trên đất liền có thể giúp Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Tokyo, cũng như nhằm vào đảo Đài Loan. Hiện có rất ít quốc gia sở hữu năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển, khiến CM-401 trở thành mối đe dọa không thể xem thường.
Sự xuất hiện của CM-401 cũng sẽ khiến Mỹ phải tính toán lại chiến lược phòng thủ tên lửa của mình. Hải quân Mỹ đang vận hành 92 tàu khu trục, tàu tuần dương có năng lực phòng không hạm đội, nhưng chỉ có 38 chiếc trong số đó được trang bị tên lửa SM-2, SM-3 và SM-6 có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo.
Việc Trung Quốc sở hữu ngày càng nhiều loại tên lửa diệt hạm phức tạp hơn sẽ buộc Mỹ phải tăng cả số lượng tàu chiến lẫn năng lực phòng thủ của chúng. Hải quân Mỹ lên kế hoạch tăng số tàu chiến chống tên lửa đạn đạo lên 57 chiếc vào năm 2023 với tổng cộng 600 tên lửa đánh chặn các loại.
“Khi được trang bị cho khu trục hạm Type-055, tên lửa CM-401 sẽ đặt ra thách thức lớn với mọi đối thủ của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra trên Thái Bình Dương”, chuyên gia Trevithick nhận xét.
TQ có thể mừng hụt vì cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ
Kỳ vọng của các học giả Bắc Kinh rằng đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện sẽ kiềm chế Trump có thể không bao giờ trở thành hiện thực.
Cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 6/11 đã khiến đảng Cộng hòa của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đảng Dân chủ và chỉ còn giữ ưu thế đa số tại Thượng viện. Nhiều học giả Trung Quốc lập tức tỏ ra vui mừng với kết quả này, cho rằng đây là đòn giáng mạnh vào uy tín của Trump và sẽ khiến ông nhượng bộ trong chiến tranh thương mại với Bắc Kinh.
“Đây chưa phải là kịch bản tồi tệ nhất với Trump, vì đảng Cộng hòa không mất quyền kiểm soát cả hai viện quốc hội. Nhưng Trump sẽ đối mặt với sự kiềm chế lớn hơn khi đảng Dân chủ tìm cách ghìm cương các chính sách của ông sau khi kiểm soát Hạ viện”, Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Phúc Đán, nói với tờ Global Times.
Ông Wu cho rằng cuộc bầu cử giữa kỳ không phải là yếu tố mang tính quyết định đến kết cục chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hiện nay, mà nó phụ thuộc lớn vào cảm nhận của Trump về tác động của nó tới khả năng tái đắc cử vào năm 2020. Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định Trump sẽ phải thay đổi đáng kể thái độ cứng rắn của mình với Trung Quốc sau khi để mất Hạ viện vào tay đảng Dân chủ.
Theo Wu, chính quyền Trump khởi đầu cuộc chiến tranh thương mại chống lại Trung Quốc với niềm tin rằng Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ dưới sức ép của Washington. “Nhưng mọi sự không như họ nghĩ. Sau cuộc bầu cử giữa kỳ, chính quyền Trump lo lắng nhiều hơn so với chính phủ Trung Quốc”, ông nói.
Lin Hongyu, giám đốc Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Hoa Kiều thì cho rằng kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ với sự trỗi dậy của đảng Dân chủ sẽ là một đối trọng với Trump và ngăn Tổng thống Mỹ có những quyết định “thất thường”. “Nhà Trắng sẽ không thể đưa ra quyết sách một cách chóng vánh và dễ dàng như trước đây”, Lin nói. “Bất cứ chính sách nào Trump đưa ra, trong đó có chính sách với Trung Quốc, cũng sẽ vấp phải kháng lực”.
Trong khi đó, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc lại thể hiện quan điểm trái ngược và không mấy vui mừng trước kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ. Các bài viết với từ khóa “bầu cử giữa kỳ Mỹ” thu hút tới 50 triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo, nhưng phần lớn đều cho rằng nó sẽ không tạo ra bước đột phá trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, theo QZ.
“Dù đảng Dân chủ và Cộng hòa bất đồng trong nhiều vấn đề, họ có chung quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. Tâm lý chống Trung Quốc đã trở thành một chân lý chính trị ở Mỹ”, Li Chengdong, một người tự nhận là chuyên gia phân tích thương mại điện tử với hơn 220.000 người theo dõi trên Weibo, bình luận.
Một số người chỉ ra rằng dù Trump là người khơi mào cuộc chiến, thái độ cứng rắn với Trung Quốc của Mỹ thực ra bắt nguồn từ chính những người thuộc đảng Dân chủ. “Cần phải nhớ rằng chiến lược với Trung Quốc của Mỹ thay đổi vào năm 2010, dưới thời tổng thống Barack Obama”, một người dùng Weibo viết. “Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton thường xuyên chỉ trích Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử và lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi cũng không phải là người có thiện cảm với Bắc Kinh”.
Trên thực tế, Trung Quốc từng rất e ngại ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton vì bà thể hiện quan điểm cứng rắn với vấn đề Biển Đông và tuyên bố sẽ có chính sách thương mại quyết liệt hơn với Bắc Kinh. Giới học giả Trung Quốc từng rất vui mừng khi Trump đắc cử tổng thống Mỹ và cho rằng một người xuất thân là doanh nhân như ông sẽ “dễ đối phó” hơn so với Clinton, vốn là một luật sư.
“Đảng Dân chủ và Cộng hòa chủ yếu bất đồng về các vấn đề chính trị nội bộ, nhưng khi chạm tới vấn đề thương mại với Trung Quốc, họ chẳng có bất đồng nào cả”, Ren Zeping, chuyên gia kinh tế tại tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc, viết trong một bài đăng trên WeChat, thu hút 36.000 lượt xem. “Nhiều khả năng những quyết sách cứng rắn của Trump trong thương mại với Trung Quốc sẽ tiếp diễn”.
Ren cho rằng hy vọng duy nhất để Trump nhượng bộ và đi đến thỏa thuận kết thúc chiến tranh thương mại với Trung Quốc là khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu chững lại và suy giảm. Trong thời gian đó, Trung Quốc cũng phải “làm việc của mình” và thực hiện những cam kết về cải cách, mở cửa nền kinh tế.
Trong bài xã luận hôm 7/11, tờ Global Times cũng thừa nhận rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ là thứ chịu ít tác động nhất từ kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ, khi lập trường cứng rắn với Bắc Kinh là một trong những vấn đề hiếm hoi mà đảng Dân chủ và Cộng hòa có chung tiếng nói. “Việc để mất Hạ viện sẽ hầu như không có tác động trực tiếp nào tới chính sách của Trump với Trung Quốc”, bài xã luận viết. “Nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ Mỹ – Trung đi xuống hiện nay chính là não trạng của người Mỹ không chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
David Shambaugh, giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, cho rằng người Trung Quốc đã đúng khi nhận định người Mỹ đang có sự đồng thuận trong tâm lý chống Bắc Kinh. Ông nhận định đây là hậu quả từ những tác động tiêu cực do các chính sách của Trung Quốc gây ra với nhiều tầng lớp xã hội Mỹ, từ quân đội, giới doanh nhân, học giả cho tới truyền thông.
Nếu Trung Quốc không có những thay đổi căn bản trong chính sách và hành động để cởi mở hơn ở trong nước và kiềm chế hơn ở nước ngoài, quan điểm cứng rắn mới của người Mỹ với nước này sẽ “tồn tại vĩnh viễn”, Shambaugh viết trên SCMP.
Bình luận viên Stephen Bartholomeusz của SMH cũng có chung quan điểm, cho rằng các thành viên đảng Dân chủ cũng hoài nghi về vấn đề thương mại của Trung Quốc không khác gì Trump, nên “bản năng bảo hộ” của Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ không bị kiểm soát kể cả khi đảng Cộng hòa không còn nắm đa số tại Hạ viện.
“Nếu Trung Quốc không chịu khuất phục trước sức ép mà Mỹ đang gây ra với nền kinh tế của họ và không để Trump tuyên bố chiến thắng, chiến tranh thương mại sẽ trở nên khốc liệt hơn”, Bartholomeusz viết. “Điều này sẽ không tốt đẹp gì cho Trung Quốc, cũng không mang lại triển vọng tươi sáng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24649-tq-co-the-mung-hut-vi-cuoc-bau-cu-giua-ky-my.html
Bắc Hàn Chưa Gỡ Vũ Khí Độc
SEOUL, Nam Hàn — Bắc Hàn vẫn mưu toan với vũ khí độc…
“Bắc Hàn không có dấu hiệu phá dỡ bãi phóng vệ tinh khu vực biển Tây”…
Bản tin KBS ghi rằng trang web chuyên về Bắc Hàn mang tên “38 North” (Vĩ tuyến 38 độ Bắc) của Mỹ ngày 8/11 (theo giờ địa phương) cho biết Bắc Hàn vẫn chưa có hoạt động phá dỡ bãi phóng vệ tinh khu vực biển Tây, một bãi thử tên lửa đạn đạo quan trọng mà nước này cam kết sẽ tiến hành phá dỡ trong “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9”, được lãnh đạo hai miền Nam-Bắc thông qua ngày 19/9.
Dựa theo kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh chụp bãi phóng vệ tinh khu vực biển Tây ở xã Dongchang, huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan của miền Bắc vào ngày 31/10 vừa qua, trang web này kết luận rằng Bắc Hàn đã không tiến hành thêm hoạt động phá dỡ nào tại khu vực bệ phóng và trạm thử nghiệm động cơ tên lửa dạng thẳng đứng.
Ngày 3/8 vừa qua, Bắc Hàn đã tiến hành phá dỡ kết cấu cốt thép tại trạm thử nghiệm động cơ tên lửa dạng thẳng đứng. Nhưng từ đó cho tới nay, miền Bắc đã dừng hoạt động phá dỡ.
Trong hình ảnh vệ tinh chụp vào đầu tháng trước, trang “Vĩ tuyến 38 độ Bắc” cho biết có một số sự thay đổi ở mái của boong-ke ngầm chứa nhiên liệu và chất chống ô-xy hóa dùng cho bệ phóng tên lửa. Trang web này phỏng đoán: có vẻ như miền Bắc đã lắp đặt thêm thiết bị thông khí trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 7, và những hoạt động này có liên quan tới cam kết phá dỡ bãi phóng vệ tinh khu vực biển Tây của miền Bắc.
https://vietbao.com/p122a287457/bac-han-chua-go-vu-khi-doc
Singapore và Ấn Độ
bắt đầu cuộc tập trận song phương hàng hải
Singapore – Vào hôm Thứ Bảy (10/11), Bộ Quốc phòng Singapore cho biết một số lượng quân sự kỷ lục – gồm phi cơ, chiến hạm và tàu ngầm – đang tham gia vào cuộc tập trận song phương hàng hải năm nay giữa Hải quân Singapore và Ấn Độ.
Giờ đây, trong năm thứ 25, cuộc tập trận song phương hàng hải Singapore – Ấn Độ (Simbex) được tổ chức ở Vịnh Bengal và biển Andaman, sẽ xử dụng khoảng 30 vũ khí mới nhất từ hỏa tiễn đạn đạo, đến vũ khí xử dụng trên biển và dưới nước của Hải quân Singapore (RSN) và Hải quân Ấn Độ. Cuộc tập trận này bắt đầu từ Thứ Bảy và kéo dài cho đến ngày 21 tháng 11.
Bộ Quốc phòng Singapore cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ng Eng Hen cũng sẽ đến thăm cuộc tập trận Simbex vào ngày 20 tháng 11. Ông cũng sẽ đồng chủ trì cuộc đối thoại Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman lần thứ ba vào ngày 19 tháng 11 tới đây. Cả hai bộ trưởng cũng sẽ chứng kiến việc thảo luận một thỏa thuận song phương quân sự mới cho phép quân đội hai bên thực hiện các cuộc tập trận và đào tạo chung. Thỏa thuận quân sự này được gia hạn lần cuối vào năm 2013, trong khi các thỏa thuận hải quân và không quân song phương đã được trao đổi hồi năm ngoái (2017). (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/singapore-va-an-do-bat-dau-cuoc-tap-tran-song-phuong-hang-hai/
Philippines cáo buộc trang tin Rappler trốn thuế
Philippines nói sẽ buộc tội Rappler tội trốn thuế.
Đây là một trang tin lớn, vốn từng chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte.
Cơ quan công tố hôm thứ Sáu nói họ cũng có cơ sở để buộc tội người sáng lập trang này, bà Maria Ressa, về tội vi phạm luật thuế sau khi không khai các khoản thu nhập trong hồ sơ báo thuế.
Châu Á trong cuộc chiến chống ‘tin giả’: cấm hay không?
Philippines: Trang tin Rappler bị rút giấy phép
Quốc gia ‘mắc kẹt’ giữa Mỹ và Trung Quốc
Rappler bác bỏ các cáo buộc và gọi vụ việc là một “hình mẫu rõ ràng về việc tiếp tục dọa dẫm và quấy rối”.
Nếu bị buộc tội, bà Ressa có thể sẽ bị phạt và bị tù tới 10 năm.
Chính quyền cáo buộc Rappler và giám đốc điều hành đã không trả thuế cho khoản bán cổ phần hồi 2015, là giao dịch đem về cho họ 162,5 triệu peso (3 triệu đô la Mỹ) lợi nhuận.
Luật sư của trang tin tiếng Anh này nói với các phóng viên rằng vụ việc “không hề có căn cứ pháp lý gì hết” bởi Rappler không gian lận bất kỳ nghĩa vụ thuế nào.
Một quan chức của Bộ Tư pháp Philippines nói với hãng tin AFP rằng các cáo buộc sẽ được đệ trình lên toà án vào tuần tới.
Trước đó, hồi đầu năm nay, giấy phép hoạt động của Rappler đã bị bãi bỏ, làm dấy lên cuộc tranh cãi trên toàn quốc về tự do báo chí.
Được thành lập hồi 2012 bởi bà Ressa, cựu phóng viên CNN, Rappler đã nhanh chóng nổi danh về cách làm báo không né tránh các chủ đề khó, và cách làm các phóng sự điều tra.
Trang tin trực tuyến này là một trong số ít các tổ chức báo chí Philippines công khai chỉ trích nhà lãnh đạo đất nước, đặt câu hỏi về tính chính xác trong các tuyên bố công khai của ông tổng thống, và nhất là về cuộc chiến chống ma túy của ông, vốn được thực hiện bằng những hình thức rất đẫm máu.
Tổng thống đã gọi các bản tường thuật của Rappler là ‘xuyên tạc’ và cấm phóng viên của họ tới đưa tin về các hoạt động chính thức của ông.
Philippines từng là quốc gia có mức độ tự do báo chí lớn nhất châu Á, nhưng các nhà quan sát nói điều này đã thay đổi kể từ khi ông Duterte lên làm tổng thống.
Hồi 2016, ông bị chỉ trích khi nói rằng đa số các phóng viên bị giết ở nước này là đáng chết.
Kể từ 1986 tới nay, đã có 176 phóng viên bị sát hại tại Philippines, khiến nước này trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với cho giới phóng viên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46171046
Australia tiết lộ chi 1,5 tỷ USD quỹ Thái Bình Dương
nhằm cản lại Bắc Kinh
Australia sẽ thiết lập quỹ đầu tư trị giá 1,46 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Thái Bình Dương, Thủ tướng Scott Morrison công bố hôm thứ Năm (8/11).
Tuyên bố của Thủ tướng Australia được đưa ra giữa bối cảnh đất nước này đang hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên các hòn đảo chiến lược quan trọng, theo Nikkei.
“Australia sẽ tiến lại gần Thái Bình Dương và đưa ra cam kết với khu vực lên một tầm cao mới. Trong khi chúng tôi có những lợi thế tự nhiên về mặt lịch sử, lân cận và chia sẻ các giá trị, Australia lại không thể có những ảnh hưởng có giá trị tại Tây Nam Thái Bình Dương – và thật đáng buồn, tôi nghĩ rằng, chúng ta đã thường xuyên như vậy”, ông Morrison nói.
Australia thận trọng với vai trò nổi lên của Trung Quốc trong việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở Nam Thái Bình Dương, và lo ngại rằng các quốc đảo thuộc khu vực đang vận lộn dưới gánh nặng nợ nần với người Trung Quốc, những khoản vay xây dựng các cảng, những con đường và những toà nhà. Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn thứ hai trong khu vực, sau Australia, nước đã rót viện trợ 1,26 tỷ USD kể từ năm 2011.
“Dấu chân của Trung Quốc tại Thái Bình Dương ngày nay phổ biến hơn nhiều so với trước đây”, Jonathan Pryke, giám đốc Chương trình Quần đảo Thái Bình Dương tại Viện chính sách Lowy Institute, trụ sở tại Sydney cho hay. Đồng thời, ông nói, “không có gì bí mật” rằng mối quan hệ của Úc với Trung Quốc đã lạnh giá trong năm qua.
Thủ tướng Australia, Scott Morrison kêu gọi Thủ hiến Victoria Daniel Andrews tiết lộ chi tiết thoả thuận đã ký với Trung Quốc. (Ảnh: AAP/ Theaustralian)
“Vậy đó, Australia, chúng tôi đang đẩy lùi [sự ảnh hưởng của Trung Quốc]. Ngưỡng mà chúng tôi đặt ra là không muốn Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài trong khu vực, chúng tôi không muốn thấy Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng mà theo vài cách kết nối với Australia. Chúng tôi đang thiết lập một ranh giới cho những gì mà chúng ta thấy là không can thiệp vào lợi ích quốc gia của chúng tôi”, theo Pryke.
Ông Morrison cho biết, ước tínhThái Bình Dương cần đầu tư 3,1 tỷ USD mỗi năm cho tới năm 2030. Cơ quan Tài chính Cơ sở Hạ tầng Thái Bình Dương của Australia sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu đó bằng cách trao các khoản tài trợ và cho vay nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong các lĩnh vực gồm năng lượng, truyền thông, giao thông và tài nguyên nước. Viện trợ từ Australia cho tới nay đã tập trung vào chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ thiên tai và trật tự công cộng.
Sự “tái tập trung” hỗ trợ Thái Bình Dương cũng sẽ bổ sung tài trợ cho các quan chức ngoại giao, cũng như hợp tác an ninh chặt chẽ hơn dưới hình thức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Thái Bình Dương và các chương trình đào tạo, theo Thủ tướng Morrison.
Trung Quốc đã tạo dựng một mối quan hệ viện trợ chặt chẽ với các nước giống Papua New Guinea là Vanuatu và Samoa. Diễn đàn APEC sẽ được tổ chức tại Papua New Guinea tuần tới. Không giống viện trợ của Australia dựa trên nguyên tắc viện trợ, Trung Quốc có hình thức viện trợ nợ, thường với các điều khoản trả nợ tàn nhẫn, theo ký giả Sarah Hilton của tờ Nikkei.
Các nhà phê bình lo sợ điều này có thể cho phép Trung Quốc chiếm các cơ sở quan trọng như các cảng để sử dụng cho mục đích an ninh của riêng họ. Một cảng nước sâu tại Tonga, nơi mà khoản nợ của Trung Quốc đã phình như bong bóng là một mối quan tâm đặc biệt.
Thủ tướng Tonga Akalisi Pohiva đã kêu gọi Trung Quốc xoá nợ cho các nước đảo Thái Bình Dương, cảnh báo rằng việc trả nợ áp một gánh nặng lớn cho các quốc gia nghèo khó, theo VOV. (Ảnh: Nepal24hours)
Australia không phải là nước duy nhất có động thái bảo vệ vị thế tại Thái Bình Dương. New Zealand, một cường quốc truyền thống trong khu vực, đã công bố Quỹ Kích hoạt Thái Bình Dương vào hôm thứ Năm (9/11), trước cuộc họp APEC, cam kết tài trợ 6,8 triệu USD tài trợ cho các hoạt động ngoại giao và hợp tác quân sự.
Anh, Úc, New Zealand, Ấn Độ
kỷ niệm 100 năm chấm dứt Thế Chiến I
Ngày 11/11/2018, New Zealand, Úc và Ấn Độ lần lượt kỷ niệm tròn 100 năm chấm dứt Thế Chiến I và tưởng nhớ đến 150.000 quân nhân của ba nước hy sinh khi sát cánh cùng quân đồng minh trên chiến trường châu Âu.
Ấn Độ tổ chức một buổi lễ long trọng tại thủ đô New Delhi để tưởng nhớ đến khoảng 74.000 người đã ngã xuống trong cuộc chiến 1914-1918. Dù không liên quan trực tiếp đến cuộc đại chiến thứ nhất, nhưng lúc đó Ấn Độ là thuộc địa của Anh nên có khoảng 1,3 triệu quân nhân Ấn Độ đã nhập ngũ.
Về phía Úc, thủ tướng Scott Morrison, trước hàng nghìn người tụ họp tại Canberra ngày 11/11, đã nhắc lại sự hy sinh những người lính Úc, đặc biệt là trên mặt trận Fromelles, phía bắc nước Pháp. Trong Thế Chiến I, có hơn 300.000 quân nhân Úc chiến đấu ở nước ngoài và gần 62.000 người tử trận.
Tại New Zealand, buổi lễ tưởng niệm bắt đầu bằng hai phút mặc niệm, đúng vào 11 giờ, thời điểm thỏa thuận đình chiến bắt đầu có hiệu lực. Tiếp theo là 100 cú đại bác được bắn ra phía bờ biển Wellington trong tiếng còi xe và tiếng chuông ngân vang từ các nhà thờ trên khắp nước. Hơn 100.000 người New Zealand, chiếm 1/10 dân số lúc đó, tham chiến ở nước ngoài trong Thế Chiến I, trong đó khoảng 18.300 người đã hy sinh.
Còn tại Anh, theo thông tín viên RFI Muriel Delcroix, từ một tuần trước ngày ký kết Đình chiến 1918, nhiều hoạt động nghệ thuật đã được tổ chức trên khắp nước Anh, đặc biệt là buổi lễ long trọng tại đài tưởng niệm Whitehall ở Luân Đôn vào ngày 11/11 :
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181111-anh-uc-new-zealand-an-do-ky-niem-100-nam-cham-dut-the-chien-i