Tin khắp nơi – 03/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 03/11/2018

Trump: Có thể

sẽ ký thỏa thuận thương mại với TQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Sáu rằng ông có thể sẽ ký một thỏa thuận với Trung Quốc về thương mại, và rằng đã có rất nhiều tiến bộ trong việc giải quyết những khác biệt giữa hai nước, theo Reuters.

“Trung Quốc rất muốn có được một thỏa thuận,” Trump nói với các phóng viên ở Washington chỉ vài giờ sau khi cố vấn kinh tế hàng đầu vừa mới khuyên là nên thận trọng khi nói về khả năng có một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.

“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất tốt với Trung Quốc, chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc đạt được một điều gì đó,” ông Trump nói trước khi rời khỏi Nhà Trắng để đi đến một sự kiện vận động tranh cử.

“Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Tập (Cận Bình) ngày hôm qua. Họ rất muốn đạt được một thỏa thuận,” ông Trump nói.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thỏa thuận với Trung Quốc, và tôi nghĩ nó sẽ là một thỏa thuận rất công bằng cho tất cả mọi người, nhưng nó sẽ là một thỏa thuận tốt cho Hoa Kỳ.”

Trump cho biết ông sẽ bàn luận về thương mại với ông Tập khi hai người gặp nhau tại bữa tối bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 vào cuối tháng 11 tại Buenos Aires, Argentina.

Chính quyền của ông đã yêu cầu Bắc Kinh thực hiện các thay đổi về chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và tiếp cận thị trường nội địa, cùng với các bước để giảm thâm hụt hàng hóa khoảng 375 tỷ đôla giữa Mỹ với Trung Quốc.

Trump cho biết một thỏa thuận với Trung Quốc cũng sẽ tốt cho Bắc Kinh.

“Nếu chúng ta có thể mở cửa với Trung Quốc và khiến nó công bằng hơn, lần đầu tiên từ trước đến nay – điều này đáng lẽ phải được thực hiện nhiều năm trước bởi các tổng thống khác nhưng nó đã không xảy ra – nhưng tôi rất sẵn lòng làm điều đó,” ông nói.

Trump nói rằng nếu một thỏa thuận không đạt được với Trung Quốc, rất có thể ông sẽ áp đặt mức thuế nhập khẩu trị giá 267 tỷ USD đối với hàng hóa của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Từ khi khởi động cuộc chiến thương mại, Hoa Kỳ đã áp thuế quan trị giá 250 tỷ đô la đối với hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đã trả thù với mức thuế quan trị giá 110 tỷ đôla đối với hàng hóa Mỹ.

Chính quyền Trump cũng đã có hành động để đánh vào ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, cáo buộc hai công ty ăn cắp bí mật thương mại và cấm xuất khẩu phần mềm và các thiết bị của Mỹ cho các công ty này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46082187

 

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo TQ:

Hãy hành xử có chuẩn tắc

Trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ là “một câu chuyện đã diễn ra trong nhiều năm”.

Ông Pompeo nói thêm: “Tổng thống yêu cầu thương mại công bằng và đối ứng với Trung Quốc. Chúng tôi đã yêu cầu họ không lấy trộm tài sản trí tuệ của chúng tôi… Đó là nỗ lực đa hướng thay mặt cho chính phủ Hoa Kỳ thuyết phục Trung Quốc cư xử như một quốc gia có chuẩn tắc về thương mại và tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Phát biểu của ông được đưa ra sau khi 10 điệp viên Trung Quốc bị cáo buộc đang tìm cách lấy trộm công nghệ hàng không của Mỹ, chính phủ liên bang cũng mới xử phạt một hãng sản xuất con chip vì nghi ngờ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.

Bản cáo trạng của Bộ tư pháp Hoa Kỳ chống lại các điệp viên Trung Quốc cho thấy vụ trộm cắp là nhằm giúp Bắc Kinh có được bí quyết sản xuất động cơ phản lực tiên tiến mà không cần phải trả tiền cho công nghệ này.

Bộ thương mại Hoa Kỳ đã ra lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các công ty làm ăn với hãng sản xuất chip nói trên của Trung Quốc, công ty Fujian Jinhua Integrated Circuit Co.

Một lệnh cấm thương mại tương tự đã làm tê liệt hoạt động của tập đoàn ZTE Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay, trước khi nhà sản xuất thiết bị viễn thông này đồng ý giải quyết với Washington vào tháng 7.

Chính quyền Trump không dừng lại ở các bản cáo trạng và trừng phạt. Vào tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố rằng chính phủ liên bang sẽ thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghệ cao, bao gồm cả ngành hàng không.

“Đây là chính quyền đầu tiên đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại Trung Quốc, và chúng tôi đang làm như vậy trên tất cả các mặt trận”, Ngoại trưởng Pompeo cho biết.

http://biendong.net/bi-n-nong/24482-ngoai-truong-my-canh-bao-tq-hay-hanh-xu-co-chuan-tac.html

 

Ngoại trưởng của Trump:

Mỹ sẽ phản ứng ‘đanh thép’ với TQ

Trong một cuộc phỏng vấn đa phần là bình luận về Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thể hiện lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với những hành vi không lành mạnh của Bắc Kinh.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện cho chương trình phát thanh đặc biệt ‘Hugh Hewitt Show’ của người dẫn chương nổi tiếng Hugh Hewitt hôm 26/10 tại tại Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ trước mọi đe dọa, thách thức mà Bắc Kinh đặt ra, từ Biển Đông, thương mại, trộm cắp tài sản trí tuệ và đàn áp tự do tín ngưỡng.

Phát ngôn của nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ thường thu hút sự theo dõi sát sao của giới chính trị gia các nước, các hãng truyền thông, các chuyên gia phân tích và kể cả những người dân bình dị có mối quan tâm đến các chủ đề thời sự trên thế giới.

Xét tới mối quan tâm này, Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu với quý độc giả bản dịch tiếng Việt ghi lại toàn văn cuộc phỏng vấn của Ngoại trưởng Pompeo, được công bố bằng tiếng Anh trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Hugh Hewitt: Chào mừng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Ngoại trưởng Pompeo: Xin chào. Hôm nay anh thế nào?

Hugh Hewitt: Tôi không khỏe lắm. Tôi bị viêm thanh quản ở thành phố Pittsburgh, vì vậy tôi rất vui khi đã qua khỏi.

Ngài Ngoại trưởng, trong 2 tuần trước đây, tôi đã phỏng vấn Phó tổng thống Pence và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, và bây giờ là phỏng vấn ngài. Cả hai ông ấy đều cho thấy một bước ngoặt rõ ràng trong chiến lược của chúng ta đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và tôi muốn hỏi: Tôi có đúng không khi cho rằng quan điểm chung của chúng ta là khác nhau? Đã có một thời điểm Tổng thống nói: “Hãy xem xét, tôi sẽ là ‘cảnh sát’ tử tế với Chủ tịch Tập, và các anh, Bộ trưởng [quốc phòng] Mattis, anh, [ngoại trưởng] Mike Pompeo, ông John Bolton, Phó tổng thống, các anh sẽ là ‘cảnh sát’ cứng rắn [với Trung Quốc]?” Có phải điều đó đã được nói tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đúng không?

Ngoại trưởng Pompeo: Không đúng đâu, anh Hugh. Sự thật về vấn đề này là phù hợp với chiến lược mà chúng ta đã có, từ khi bắt đầu chính quyền này, nhận ra bản chất cạnh tranh của mối quan hệ giữa 2 nước, và khi Trung Quốc thực hiện những hành động gây rủi ro, nguy hiểm cho người dân Mỹ. Cho dù đó là rủi ro thông qua việc ăn cắp tài sản trí tuệ hay quy tắc thương mại không công bằng hoặc hoạt động ở Biển Đông, hay sự mở rộng liên tục của họ trong không gian, và những nỗ lực phát triển quân đội của họ, mỗi hành động đó đã gặp phải sự đáp trả đanh thép và mạnh mẽ từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy. Không có một khoảnh khắc nào, đúng hơn là một chính quyền nào, đã nhận ra sự thay đổi hành vi của Trung Quốc, và nhận ra Mỹ cần phải có phản ứng đáp trả đối với sự thay đổi hành vi đó.

Hugh Hewitt: Ngoại trưởng Pompeo, ngài là một người [tốt nghiệp từ Học viện quân sự Hoa Kỳ] ở West Point. Vừa nãy, tôi đã phỏng vấn Tướng về hưu Stanley McChrystal của West Point. Ông ấy nói về ‘Đội tàu Kho báu’ của [nhà thám hiểm] Trịnh Hòa (Zheng He) [thế kỷ 15 dưới thời Nhà Minh], và về cách mà Chủ tịch Tập hiện đang sử dụng nó như một phương kế ngụy biện cho chủ nghĩa bành trướng trên toàn thế giới của Trung Quốc. Ngài có nghĩ rằng liệu Chủ tịch [Trung Quốc] Tập [Cận Bình] có bất kỳ giới hạn nào về tham vọng, hay theo chiến lược của ông ấy, thế kỷ 21 về cơ bản là thuộc về Trung Quốc?

Ngoại trưởng Pompeo: Tôi nghĩ nếu anh xem xét những ý định mà Chủ tịch [Tập] đã nêu rõ, anh có thể thấy rõ ràng rằng Trung Quốc có một kế hoạch khác với kế hoạch mà họ đã có 5 năm trước hoặc thậm chí 2 hoặc 3 năm trước. Anh thấy điều này qua việc họ sử dụng tiền của mình trên toàn thế giới. Và tôi đã nói về vấn đề này. Tôi đã phát biểu về nó khi tôi ở Panama và khi đi khắp thế giới. Tôi nhắc nhở các nước rằng chúng ta hoan nghênh sự cạnh tranh thương mại với Trung Quốc trên cơ sở công bằng và có đi có lại, nhưng khi Trung Quốc sử dụng thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo những lãnh đạo cấp cao của các nước khác, nhằm đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng, thì họ sẽ gây tổn hại cho người dân của quốc gia đó, vậy thì tôi cho rằng cách nghĩ xây dựng một ‘đế chế’ dựa trên các khoản vay nợ’, là một cái gì đó có hại cho mỗi quốc gia này, và chắc chắn mang lại rủi ro cho lợi ích của Mỹ, và chúng tôi luôn có ý định chống lại.

Hugh Hewitt: Hai câu hỏi cụ thể hơn về Trung Quốc: Là ngoại trưởng Mỹ, ngài được biết đến với sự quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo trên toàn thế giới, không chỉ ở quê nhà. Hội đồng Liên Hợp Quốc ước tính rằng Trung Quốc hiện đang giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ, nhưng các nhóm nhân quyền ở Hồng Kông cho rằng con số này là từ 2 triệu đến 3 triệu người. Chính quyền Trung Quốc kịch liệt phủ nhận điều này. Quan điểm của Bộ ngoại giao Mỹ về những trại [cải tạo] này là như thế nào?

Ngoại trưởng Pompeo: Các trại này rõ ràng là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản người dân Trung Quốc thực hiện tự do tín ngưỡng của mình. Chúng ta đã thấy điều đó dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta đã thấy các nhà thờ đang có nhiều khó khăn hơn để đặt các cây thánh giá trên mái các tòa nhà của họ. Chúng ta đã thấy việc thực hành tự do tín ngưỡng bị từ chối theo những cách mà nó không xảy ra trong những năm trước đây. Đây là những mối đe dọa thực sự đối với tự do tín ngưỡng, điều mà Tổng thống Trump đã yêu cầu chính phủ Mỹ đối đãi một cách nghiêm túc với vấn đề này. Đây không chỉ đơn giản là phê bình một quốc gia nào đó vi phạm nhân quyền, mà là dùng đến sức ảnh hưởng của Mỹ và toàn thế giới để đối phó với những thách thức đối với những quyền cơ bản nhất của con người. Thật vậy, Ngày Tự do Tôn giáo Quốc tế [27/10] đang đến gần chúng ta, và là một dịp mà Bộ Ngoại giao [Mỹ] sẽ nói rất nhiều.

Hugh Hewitt: Bây giờ, một điều khác khiến tôi lo lắng về Trung Quốc, là khả năng [chiến tranh] mạng của họ. Theo quan điểm của tôi, một ‘Trân Châu Cảng trên Mạng’ được ngăn chặn tốt nhất bằng cách phân tán những vũ khí đáp trả, và một ý chí đáp trả rõ ràng. Chúng ta đã làm điều thứ nhất? và liệu có bất kỳ nghi ngờ gì về cam kết và khả năng của chúng ta, để hành động đáp trả hay không?

Ngoại trưởng Pompeo: Không có nghi ngờ gì [về việc đáp trả]. Chúng ta có năng lực đáp trả, và chúng ta đã đề ra một chiến lược để đáp trả. Tổng thống đã nói rõ rằng nếu có yêu cầu đáp trả, chúng ta sẽ thực hiện ngay. Liên quan đến việc phân tán [vũ khí đáp trả], tôi tin rằng ngày hôm nay chúng ta có khả năng phục hồi tốt hơn nhiều so với chúng ta đã từng có trước đây, khi mối đe dọa không gian mạng này xảy ra với chúng ta.

Hugh Hewitt: Tôi nghĩ rằng các cuộc bầu cử [giữa nhiệm kỳ vào 9/11 tới] sẽ chứng minh rằng chính sách đối với Trung Quốc đã được thể hiện rất chuyên nghiệp, và sẽ được toàn bộ cử tri ủng hộ. Tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ thấy. Đã có một sự tập trung vào vụ giết người ghê

tởm đối với [nhà báo] Jamal Khashoggi, một trong những đồng nghiệp của tôi tại tờ ‘Bưu điện Washington’, mặc dù tôi không biết ông ấy. Có tin gì về khía cạnh này không, Ngoại trưởng?

Ngoại trưởng Pompeo: Không có nhiều tin tức. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thêm một chút về những gì đã xảy ra và cách mà ông Khashoggi bị sát hại bi thảm. Anh đã thấy các công tố viên Ả Rập Xê Út hôm qua đã nói rõ rằng đây là một vụ giết người, có kế hoạch trước, và đã xảy ra. Chúng tôi đang tiếp tục tìm hiểu sự thật. Bộ Ngoại giao đã bắt đầu tiến hành điều tra để truy tố những kẻ chịu trách nhiệm, hoặc trừng phạt những người chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền đã xảy ra, nếu như dữ liệu chứng minh được, và sau đó chúng tôi đảm bảo rằng không ai trong số những người đó, có khả năng đi du lịch đến Mỹ nữa.

Tổng thống đã tuyên bố rất rõ ràng, chúng ta sẽ buộc những người đó phải chịu trách nhiệm, nhưng Mỹ có lợi ích chiến lược, lâu dài và quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta đối với Vương quốc Ả Rập Xê Út, và chúng ta sẽ làm cả 2 điều đó cùng một lúc: Bảo vệ lợi ích của chúng ta, và buộc những người có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm.

Hugh Hewitt: Bây giờ, nó rất tốt và đúng đắn rằng điều đó đang xảy ra. Đồng thời, một số nhà bình luận đã mở rộng vụ giết người này sang cơ hội tấn công Ả Rập Xê Út và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, từ Yemen. Ngài có thể giải thích cho khán giả về việc tên lửa Iran đã được phóng lên từ Yemen vào Ả Rập Xê Út như thế nào? Tôi nghĩ là 34 lần, hiện có thể nhiều lần hơn. Và chúng ta không nói về pháo đốt. Chúng ta đang nói về tên lửa đạn đạo đã được phóng đi từ Yemen. Chúng đến được đó như thế nào? Tên lửa của Iran đã đến được đó [Yemen] bằng cách nào?

Ngoại trưởng Pompeo: Anh Hugh, thứ nhất, số tên lửa đạn đạo đã phóng từ Yemen sang Ả Rập Xê Út và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, là nhiều hơn hàng chục lần so với con số 36, mà anh đã xác định.

Hugh Hewitt: Ồ.

Ngoại trưởng Pompeo: Thứ hai, những tên lửa đó, [các chi tiết] phần cứng và phần mềm hỗ trợ tên lửa, là đến từ Cộng hòa Hồi giáo Iran. Chúng ta nhận ra điều đó qua phần cứng, chúng ta có thể khẳng định bằng phép đo từ xa, và chúng ta biết qua thực tế là chúng ta đã có thiết bị đánh chặn trên biển, chỉ ra rất rõ điểm xuất phát [của tên lửa được phóng ra]. Vì vậy, những gì anh thấy, là một cuộc ‘chiến tranh ủy nhiệm’ (Proxy war), đang được Iran tiến hành chống lại Ả Rập Xê Út và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đó là điều mà chúng ta tuyên bố rất rõ rằng chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể, để ngăn chặn, và chúng ta đang hỗ trợ Ả Rập Xê Út và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong nỗ lực của họ nhằm bắn hạ những tên lửa này.

Hãy thử nghĩ, anh Hugh, nếu một trong số [những tên lửa] này bắn trúng một chiếc máy bay tại sân bay Riyadh, đó sẽ là một tác động kinh tế rất lớn đối với Mỹ, và thực tế có thể sát hại những người Mỹ bay qua sân bay quốc tế đó. Những mưu đồ của Iran là rất đáng lo ngại như vậy. Chúng ta đã kêu gọi các đối tác châu Âu của chúng ta, hỗ trợ chúng ta đẩy lùi hoạt động này, và cả thế giới nên hiểu rằng Iran đang đặt hàng không thương mại và dân sự vào rủi ro, nguy hiểm bởi những hành động mà họ đã thực hiện.

Hugh Hewitt: Hiện nay, chúng ta luôn luôn lên án việc ‘xuất khẩu’ bạo lực ra ngoài lãnh thổ, và như nó đã xảy ra khi các đặc vụ của Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) tấn công bằng chất độc thần kinh ở Anh, các đặc vụ Ả Rập Xê Út hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng liệu tôi có đúng không khi cho rằng nước xuất khẩu bạo lực khủng bố lớn nhất thế giới, trên thực tế, chính là Iran, với quy mô lớn hơn mọi người?

Ngoại trưởng Pompeo: Điều đó thậm chí không có gì là bí mật, và cũng không thể chối cãi. Mọi cơ quan, mọi tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc đưa tin về khủng bố, thì đều xác định Iran là nhà nước tài trợ khủng bố lớn nhất thế giới. Do đó, một tuần hoặc nhanh hơn, từ bây giờ, các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất mà Mỹ đã từng áp dụng chống lại Iran, sẽ có hiệu lực trở lại vào sáng ngày 5/11.

Hugh Hewitt: Vâng, tôi thấy sự thức tỉnh về Thỏa thuận hạt nhân của Iran với 5 nước (JCPOA) đang diễn ra ở mọi nơi. Ông Ben Rhodes [nguyên cố vấn cho cựu Tổng thống Barack Obama về JCPOA), mà tôi thích gọi ông ấy Metternich của mạng truyền hình MSNBC, nơi tôi đang làm việc, ông Metternich của MSNBC, luôn làm mất danh dự của ngài và của tổng thống [Trump] vì đã xa lánh thế giới, và rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. [Một thỏa thuận] giống như một chính sách đối ngoại kỳ quặc và phi lý. Ngài ngoại trưởng, Ngài phải dành bao nhiêu thời gian để bảo vệ? Ngài có phải dành thời gian để bảo vệ, thực hiện những bước thực sự cần thiết chống lại chính sách đối ngoại kỳ quặc [dưới thời ông Obama] hay không?

Ngoại trưởng Pompeo: Tôi không dành nhiều thời gian nghĩ về [những chỉ trích của] ông Ben Rhodes. Tôi dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về việc đảm bảo rằng nước Mỹ được an toàn, và những lợi ích của chúng ta được bảo vệ. Việc phóng những tên lửa này, như anh miêu tả, sự khủng bố mà anh nói đến, việc ‘xuất khẩu’ ảnh hưởng độc hại ra thế giới diễn ra trong thời kỳ JCPOA, và thực tế, trong hầu hết mọi trường hợp mà tôi vừa nhắc đến, nó đã tăng lên trong thời gian JCPOA . Đó là điều tồi tệ đối với Mỹ. Tổng thống đã đưa ra một quyết định đúng đắn, rút khỏi [JCPOA], và yêu cầu của chúng tôi đối với Iran chỉ đơn giản là trở thành một quốc gia bình thường. Dừng ‘xuất khẩu’ khủng bố, ngừng sử dụng “những lực lượng ủy nhiệm” để tạo ra hỗn loạn trên toàn thế giới, và sau đó chúng ta sẽ chào đón họ trở lại vào liên minh của các quốc gia. Và chúng ta chỉ, chúng ta đang chờ họ làm điều đó.

Hugh Hewitt: Cũng như Trung Quốc, tôi đang chờ đợi về cuộc bầu cử [giữa nhiệm kỳ hôm 6/11 tới], một tuần nữa kể từ hôm thứ Ba (30/10). Và cuối cùng, không quá nổi tiếng, nhưng Thống đốc Rick Scott là khách mời của tôi sáng nay. Ông ấy nói với tôi rằng những người nước ngoài Venezuela và Nicaragua ở Florida, những người mà ông ấy đang vận động, nói chuyện và giúp đỡ sau vụ Michael, vẫn rất ngạc nhiên khi chúng ta cho phép [Tổng thống Venezuela] Maduro làm những gì ông ta đã làm trong 10 năm qua. Chính sách hiện tại của chúng ta là gì? và ông ta có ảnh hưởng xấu như thế nào?

Ngoại trưởng Pompeo: Ông Maduro đã cư xử theo cách thức của các nhà độc tài, tạo ra nỗi thống khổ to lớn cho người dân Venezuela. Hiện chúng ta có vài triệu người Venezuela đã bỏ chạy khỏi đất nước mình, phần lớn là đến Colombia, nhưng bây giờ họ cũng đến những nơi khác ở Nam Mỹ. Chính sách của Mỹ là rất rõ ràng. Chúng ta đang ủng hộ Venezuela quay trở lại các quá trình dân chủ, và chúng ta đưa ra những biện pháp trừng phạt đáng kể đối với giới lãnh đạo Venezuela, nhằm thúc giục họ cho phép dân chủ trở lại, sao cho Venezuela một lần nữa lại là một quốc gia có năng lực to lớn, với dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác, là một quốc gia dân chủ, thịnh vượng và thành công, góp phần vào sự thịnh vượng của thế giới, trở về một đất nước có bản chất đó.

Hugh Hewitt: Hiện nay, Brazil sẽ sớm thoát khỏi sự bất ổn chính trị. Họ sẽ có một tổng thống mới. Ông ấy là một người đàn ông…..

Ngoại trưởng Pompeo: Đúng vậy, cuối tuần này.

Hugh Hewitt: Vâng, một người đàn ông thuộc cánh hữu. Và tiếp theo, ngài có Colombia và Brazil, với giới lãnh đạo chính trị mới. Ngài có nghĩ rằng giữa 2 nước đó, với sự giúp đỡ và cảm hứng từ Mỹ, liệu có thể làm được một cái gì đó về sự sụp đổ của [chính quyền] Venezuela? Bởi vì người dân đang phải chịu đựng thống khổ một cách lạ thường ở đó.

Ngoại trưởng Pompeo: Anh đề cập đến Venezuela và Nicaragua cùng một lúc. Tôi nghĩ rằng sự liên kết của các nhà lãnh đạo mới ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, những người quyết tâm giúp đỡ những quốc gia này, những nước nằm trong số láng giềng của họ, hành xử theo cách chống lại hạnh phúc của người dân mình, cho chúng ta cơ hội thay đổi đường hướng của 2 quốc gia đó.

Hugh Hewitt: Và một vài câu hỏi cuối cùng. Về Brexit. Ngài Ngoại trưởng, dường như tôi thấy EU đang không hợp lý ở đây, và có thể ép buộc. Tôi thậm chí còn sợ những rắc rối sẽ quay trở lại ở Bắc Ai Len, nếu như chúng ta không cẩn thận. Ngài có tham gia vào việc cố gắng đưa Anh và Liên minh châu Âu gần lại với nhau, đến một điểm cuối hợp lý của sự chia tách này?

Ngoại trưởng Pompeo: Đây là cuộc thảo luận giữa EU và Vương quốc Anh. Chúng ta rất hy vọng họ sẽ tiếp tục có các cuộc đối thoại, dẫn đến một kết quả tốt cho cả 2 bên.

Hugh Hewitt: Và câu hỏi cuối cùng liên quan đến Liên Hiệp Quốc. Chúng ta có một vị trí khuyết ở đó {Đại sứ Mỹ Nikki Haley đã xin nghỉ], và tôi chắc chắn ngài sẽ tìm thấy một người phù hợp, nhưng tôi chưa bao giờ thích có đại sứ trong nội các. Đối với tôi, việc đó có vẻ là một thông điệp lẫn lộn về cách điều hành [nội các]. Đã có quyến định nào được đưa ra về điều đó không?

Ngoại trưởng Pompeo: Chưa có. Đó sẽ là quyết định của tổng thống, cả về khía cạnh liệu đó có phải là thành viên nội các hay không, và ai sẽ là người đó. Rất nhiều công việc đã được thực hiện trong vấn đề này, và tôi tin rằng chúng tôi sẽ có được một kết quả rất tốt, một kết quả cho phép Mỹ được đại diện một cách tuyệt vời tại Liên Hợp Quốc.

Hugh Hewitt: Ngoại trưởng, ngài đã từng gặp với Tổng thống hàng ngày. Hiện, ngài đã thực hiện rất nhiều công việc. Ngài sẽ dành bao nhiêu thời gian để nói chuyện với Tổng thống về thế giới như nó hiện nay, và nó hoạt động như thế nào?

Ngoại trưởng Pompeo: Không nhiều lắm. Chắc chắn tôi không gặp ông ấy mỗi ngày, theo cách mà tôi đã làm trong vai trò [giám đốc CIA] trước đây của mình, nhưng tôi nhất định nói chuyện với ông

ấy mỗi ngày, và tôi thậm chí sẽ ở đó ngày hôm nay, vào giữa ngày để dành khoảng 1 tiếng với ông ấy, nói về một số vấn đề mà chúng ta đã thảo luận sáng nay.

Hugh Hewitt: Vâng, tôi hy vọng Iran đứng đầu trong các vấn đề đó. Cảm ơn Ngoại trưởng về thời gian của ngài sáng nay, và chúng tôi mong muốn sẽ gặp ngài trở lại, và tôi hy vọng rằng thứ Ba tới [6/11], mang lại một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào chính sách đối với Trung Quốc và Iran của chúng ta. Cảm ơn ngài, Ngoại trưởng.

http://biendong.net/bi-n-nong/24476-ngoai-truong-cua-trump-my-se-phan-ung-danh-thep-voi-tq.html

 

Chính quyền Trump tăng mạnh ngân sách tình báo

đối phó với gián điệp Nga, TQ

Chính quyền Trump đã tăng đáng kể kinh phí cho các hoạt động tình báo, bao gồm các hoạt động gián điệp nhắm vào Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, theo các tài liệu được Bộ Quốc phòng và giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ công bố hôm thứ Ba (30/10).

Những con số này đã nhấn mạnh động thái kiên quyết của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thông tin, giữa lúc Lầu Năm Góc tiết lộ một chiến lược an ninh không gian mạng mới, và Bộ Tư pháp khởi động một Lực lượng đặc nhiệm Cyber-Digital, nỗ lực tiến hành một cuộc chiến lược toàn diện che đậy các lỗ hổng thông tin, theo Fox News.

Mỹ đã chi 81,5 tỷ USD cho các hoạt động tình báo dân sự và quân sự trong năm tài chính gần nhất, tăng 11,6% so với năm trước đó. Và 59,4 tỷ USD đã được chuyển đến Chương trình Tình báo Quốc gia, bao gồm CIA, NSA và các bộ phận của FBI – tăng khoảng 5 tỷ USD so với năm ngoái.

Tổng thống Donald Trump, người từng gặp rắc rối vì các hoạt động gián điệp trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, cho rằng gián điệp Trung Quốc đặt ra mối đe dọa không thua kém gì tin tặc Nga. Ông Trump đã tái đề xuất thành lập một “Đơn vị an ninh mạng không thể xuyên thủng” với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những động thái trên cho thấy mối quan tâm lâu dài của ông Trump về chuỗi các nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh thông tin Hoa Kỳ.

Tờ The Wall Street Journal đưa tin hồi tháng Chín, Tổng thống Trump đã có một bước tiến lớn khi hủy bỏ các quy định thời Obama – những quy định

trở ngại cho các cơ quan Hoa Kỳ trong việc khởi động các cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức nước ngoài.

Bài báo dẫn lời một quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ mô tả động thái này là một “bước tiến công kích”, dù rằng một số nhà quan sát vẫn lo ngại về các hoạt động ảo không lường trước được, bao gồm những hoạt động ẩn dấu bên trong nước Mỹ.

“Những kẻ tấn công mạng ác ý xâm nhập vào máy tính và tài khoản của từng công dân, doanh nghiệp, quân đội và các cấp chính quyền mỗi ngày”, Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen vào tháng Bảy.

“Nỗ lực của Nga để can thiệp cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 chỉ là một cái cây trong cả một khu rừng đang lớn. Việc chỉ chăm chăm để ý một cuộc bầu cử đơn lẻ sẽ làm lỡ trọng tâm vấn đề”, ông bổ sung.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24480-chinh-quyen-trump-tang-manh-ngan-sach-tinh-bao-doi-pho-voi-gian-diep-nga-tq.html

 

Hoa Kỳ thông qua

thỏa thuận phòng thủ hỏa tiễn của Đức

Berlin, Đức Quốc – Vào hôm Thứ Sáu (2/11), một phát ngôn viên cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã phê chuẩn việc tích hợp hỏa tiễn US Patriot PAC-3 MSE vào hệ thống phòng thủ hỏa tiễn thế hệ mới của Đức. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thành thương vụ mua bán vũ khí trị giá hàng triệu Mỹ kim, vốn đã bị trì hoãn trong thời gian qua.

Theo hai nguồn tin trong cuộc, quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán cao cấp của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis trong mùa hè này.

Hồi năm 2015, Đức đã chọn hệ thống phòng không mở rộng tầm trung (MEADS) do công ty Lockheed Martin Corp và nhà sản xuất hỏa tiễn MBDA thay vì chọn hệ thống phòng không và hỏa tiễn Patriot của công ty Raytheon, nhưng đã phải mất nhiều năm mới có thể cải thiện lên hệ thống phòng thủ mới có tên TLVS.

Đại tá Không quân Hoa Kỳ Mike Andrews, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, khẳng định rằng hỏa tiễn MSE đã được phê chuẩn để được sử dụng trong chương trình của Đức, nhưng ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

Lockheed, nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Hoa Kỳ và MBDA cũng không đưa ra thông tin chi tiết, nhưng cho biết họ lạc quan rằng chương trình vẫn đang đạt được tiến triển. Công ty MBDA thuộc sở hữu chung của Airbus, BAE Systems của Anh Quốc và Leonardo của Italy.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức không đưa ra thông tin chi tiết, nhưng cho biết cả hai bên Hoa Kỳ và Đức đã cam kết sẽ ký hợp đồng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-thong-qua-thoa-thuan-phong-thu-hoa-tien-cua-duc/

 

Tối cao Pháp viện bác bỏ yêu cầu

hoãn phiên tòa về thống kê dân số

Washington, DC – Bất chấp yêu cầu hoãn vụ kiện của chính quyền Tổng thống Trump, Tối cao Pháp viện vẫn tiến hành phiên tòa liên quan đến vụ kiện Bộ Thống kê Dân số kèm thêm một câu hỏi là người được đếm có phải là công dân Hoa Kỳ hay không. Hôm Thứ Sáu (2 tháng 11), Tối cao Pháp viện đã khước từ yêu cầu xin hoãn của chính phủ và thông báo phiên tòa sẽ bắt đầu vào Thứ Hai (ngày 5 tháng 11) ở New York.

Hàng chục tiểu bang và thành phố lớn đã kiện Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, sau khi ông Ross quyết định thêm câu hỏi quốc tịch vào mẫu đơn thống kê dân số. Bên khởi kiện nhận định rằng câu hỏi quốc tịch sẽ khiến cộng đồng người di dân từ chối tham gia thống kê dân số, ảnh hưởng xấu đến bản đồ chính trị và làm suy giảm nguồn quỹ liên bang dành cho các tiểu bang ủng hộ đảng Dân Chủ. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump cho rằng câu hỏi quốc tịch cho phép Bộ Tư pháp thực hiện Đạo luật Quyền bầu cử hiệu quả hơn.

Hồi tuần trước, Tối cao Pháp viện đã hủy bỏ phiên chất vấn ông Ross trước khi phiên xét xử diễn ra, tuy nhiên những quá trình chuẩn bị khác đều được tiến hành bình thường. Thẩm phán Jesse M. Furman, người sẽ chủ tọa phiên tòa cho biết, có bằng chứng cho thấy ông Ross đã tự ý thêm câu hỏi quốc tịch mà không tham khảo ý kiến của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, ông Furman cho hay ông Ross đã bác bỏ ý kiến của viên chức cao cấp Bộ Thống kê Dân số, người này nhận định việc thêm câu hỏi quốc tịch sẽ rất tốn kém và ảnh hưởng đến thống kê dân số.

Hồi tháng trước, trong ghi chép của Bộ Tư pháp, ông Ross cho biết ông nhớ đã từng nói chuyện với cựu cố vấn Steve Bannon về việc thêm câu hỏi quốc tịch vào năm 2017. Theo ghi chép của luật sư Bộ Tư pháp, ông Ross nhớ rằng ông đã thảo luận về việc này với Bộ trưởng Jeff Sessions mùa xuân năm 2017 và nhiều dịp khác. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-bac-bo-yeu-cau-hoan-phien-toa-ve-thong-ke-dan-so/

 

Hoa Kỳ miễn trừ cấm vận dầu Iran cho tám quốc gia

Singapore – Theo tin từ Reuters, chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý cho phép tám quốc gia, bao gồm cả các đồng minh thân cận là Nam Hàn và Nhật Bản, cũng như Ấn Độ, tiếp tục mua dầu của Iran sau khi tái áp dụng lệnh trừng phạt lên thủ đô Tehran vào tuần tới.

Các quốc gia mua dầu lớn nhất của Iran – tất cả đều ở châu Á – đã tìm cách miễn trừ các biện pháp trừng phạt để có thể tiếp tục mua dầu của Iran, và đã đưa ra lập luận rằng lệnh cấm sẽ thúc đẩy một cuộc biểu tình về giá dầu thô.

Vào hôm Thứ Sáu (2 tháng 11), hãng tin Bloomberg đưa tin rằng Nam Hàn và Nhật Bản đã được miễn trừ cùng với Ấn Độ, là các quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp dầu của Iran. Theo hãng tin Bloomberg, danh sách tất cả các quốc gia được miễn trừ dự kiến sẽ được phát hành chính thức vào hôm Thứ Hai tuần sau (5 tháng 11). Bắt đầu từ Thứ Hai tuần sau, Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp dầu lửa của Iran, sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận nguyên tử giữa thủ đô Tehran và các cường quốc toàn cầu khác hồi đầu năm nay. Nhưng hành động này đã phản tác dụng đối với Tổng thống Trump, khi ảnh hưởng của nó làm giá dầu tăng mạnh, bao gồm chi phí đổ xăng, trước các cuộc bầu cử giữa mùa của Hoa Kỳ.

Hiện vẫn không rõ liệu tám quốc gia này sẽ được phép mua bao nhiêu dầu thô từ Iran. Trong những tuần gần đây, lượng xuất cảng dầu thô của Iran đã giảm từ mức trung bình hơn 2.5 triệu thùng mỗi ngày xuống khoảng 1.5 triệu thùng / ngày. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-mien-tru-cam-van-dau-iran-cho-tam-quoc-gia/

 

Nhập Cư Hay Xâm Nhập Mỹ

Vi Anh

Mỹ là nước tự do, dân chủ, giàu mạnh nhứt hoàn cầu, vấn đề dân nhập cư lậu là một truyện dài chưa có hồi kết. Cứ mỗi lần có cuộc bầu cử lớn như tổng thống, quốc hội liên bang là mỗi lần vấn đề người nhập cư lậu xảy ra như giặc chòm trước và trong cuộc tranh cử.

Trong mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ của TT Trump sẽ diễn ra vào ngày 6 tháng 11 năm 2018 này, cả một binh đoàn bảy tám ngàn người, quân số càng đi gần Mỹ càng tăng, gọi là caravan như một đoàn quân di hành đến Mỹ để vượt biên giới, nhập cư bất hợp pháp, như xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ. Họ thành lập đoàn 7.000 người đi từ Honduras và các quốc gia thuộc tam giác Bắc Trung Mỹ gồm Honduras, El Salvador và Guatemala. Họ đến Mexico ngày 26-10, theo yêu cầu của TT Trump, Tổng thống Mexico giúp Mỹ, tuyên bố với số người này, rằng nếu ở đây như “Bạn đang ở nhà”, sẽ được chăm sóc y tế, trẻ em được đến trường và có thể được cấp thẻ căn cước tạm trú để tiến hành các thủ tục cần thiết trong khi chờ hợp pháp hóa. Nhưng họ bất chấp, cứ tiến quân, căng biểu ngữ, hô khẩu hiệu như khi xung phong: “Trái tim của các bạn rất can đảm, đừng bỏ cuộc”. Binh đoàn đón nhận thêm thành viên trên đường tiến về hướng bắc để xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Mỹ. Chỉ có người mơ ban ngày mới cho đó là hành động tự phát, vô tổ chức.

Trên thế giới này chánh quyền nước nào cũng coi nhiệm vụ bảo quốc là nhiệm vụ hàng đầu và tiên quyết. Mỹ cũng thế. Tin cho biết Mỹ đã đang điều vệ binh quốc gia và quân đội chánh qui ra ngăn chận ‘đoàn caravan’ như một binh đoàn dân quân ‘biển người’ sắp vượt biên giới Mỹ, xâm nhập nước Mỹ. Chắc chắn trong đoàn người ô họp này, hành động như võ biền có những thành phần bất hảo, du thủ, du thực và các tổ ngầm của quân khủng bố, phá hoại của Hồi giáo cực đoan trà trộn, len lỏi đi từ Trung Mỹ qua Mexico để xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ.

Hôm 4.4 TT Trump ra lệnh điều lực lượng Vệ Binh Quốc Gia tới khu vực biên giới phía nam nước này nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico. Bộ trưởng An Ninh Nội Địa Mỹ Kirstjen Nielsen cho hay Tổng thống Trump đã chỉ đạo bộ này cùng Bộ Quốc Phòng làm việc với các thống đốc của những bang biên giới để bàn cách khai triển lực lượng Vệ binh quốc gia nhằm hỗ trợ việc tuần tra kiểm soát biên giới. “Chúng tôi hy vọng việc khai triển này sẽ bắt đầu ngay lập tức. Hôm nay 4.4 là ngày chúng tôi muốn bắt đầu quá trình này”, bà Nielsen cho biết.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vừa phê chuẩn việc dùng quân đội chánh qui và nguồn lực quân sự khác tại biên giới giáp với Mexico, đẩy mạnh cuộc chiến do TT Trump ra lịnh ngăn chặn làn sóng xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ.

Quân đội Mỹ và Vệ Binh Quốc gia và lực lương thi hành luật pháp Mỹ đã phối hợp bố trí đội hình phòng thủ biên giới phía Nam của Mỹ, báo chí ghi nhận được như sau. Mỹ đã bố trí 5.200 binh sĩ đến bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico. Quân đội cũng dự trù sẵn sàng 7.000 binh sĩ nữa làm lực lượng trừ bị, cấm trại 24/24 giờ, sẵn sàng ra quân thi hành nhiệm vụ. Tướng Terrence O’Shaughnessy, Chỉ huy Bộ Tư lệnh phía Bắc của Mỹ, cho biết các cánh quân Mỹ đã đến biên giới của Texas, California và Arizona. Tướng O’Shaughnessy cho biết khi trình bày chi tiết kế hoạch triển khai tăng quân với quy mô lớn hơn nhiều so với con số 800 đến 1.000 binh sĩ được ước tính hồi tuần trước, “Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh rằng an ninh biên giới là an ninh quốc gia”.

Bộ Quốc Phòng Mỹ điều thêm ba đại đội trực thăng trang bị cảm biến công nghệ cao và thiết bị nhìn đêm để giám sát biên giới, cùng nhiều đơn vị quân cảnh làm nhiệm vụ tuần tra. Quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định binh sĩ chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ và không tham gia các hoạt động của lực lượng hành pháp, nhưng vẫn được trang bị đầy đủ vũ khí.

Số người định xâm nhập vào Mỹ một cách bất hợp pháp này tin rằng khi tạo thành hành động, tình trạng đã rồi, đã vào được bên trong đất nước Mỹ thì có thể được hợp thức hoá thành người nhập cư hợp pháp, đã có tiền lệ rồi. Tiêu biểu như năm 2012, trong mùa bầu cử 2012, TT Obama tái tranh cử nhiệm kỳ 2, Ông đã dùng đặc quyền hành pháp, ra một sắc lịnh ưu đãi cho một số người nhập cư lậu được ở lại Mỹ hai năm, có quyền làm việc để thực hiện lời Ông hứa trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ đầu, tỷ lệ người Mỹ gốc Hispanics đã ủng hộ Ông rất cao. Ông viện lẽ dùng sắc lịnh

vì Ông trình dự luật Dream Act giúp hợp thức hoá người Hispanics không thành, bị Quốc Hội nhứt là Hạ Viện chống đối. Nên Ông ra sắc lịnh với hiệu lực vào ngày 15 tháng Tám, là thời gian còn khoảng 12 tuần nữa là bầu cử tổng thống.

Và trong mùa bầu cử 2014, thông tín viên VOA Carolyn Presutti 20/11/2014, tường trình từ Tòa Bạch Ốc,  rằng “Theo dự liệu, ông [TT Obama] sẽ ký những mệnh lệnh hành pháp, không cần có sự chấp thuận của quốc hội, để giúp hàng triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ ở Mỹ tránh bị trục xuất.”

Đây là vấn đề hai phe Cộng hòa và Dân chủ đã tranh cãi với nhau rất dữ dội. TT Obama đổ thừa vì quốc hội không hành động nên Ông phải hành động. “Tôi sẽ loan báo từ Tòa Bạch Ốc một số biện pháp để bắt đầu sửa chữa hệ thống di trú bị hỏng của chúng ta.” Ông sẽ loan báo việc thực hiện những hành động của hành pháp để giúp khoảng 5 triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ khỏi bị trục xuất.

Nhưng trong bối cảnh bầu cử và dưới lăng kính chánh trị bầu cử, việc hợp thức hoá hàng triệu di dân bất hợp pháp ấy là để câu phiếu. Không phải những người được hưởng ân huệ do sắc lịnh của TT Obama ban cho sẽ bỏ thăm cho Ông vì những người đó không phải là công dân nên không có quyền bầu cử. Nhưng vì cảm tình với TT Obama dành cho đồng hương họ, số người gốc Latino hay Hispanics có quốc tịch Mỹ, là công dân Mỹ, có quyền bỏ phiếu ở Mỹ, với số cử tri Mỹ gốc Hispanic lên đến 21 triệu người. Đó là mục tiêu TT Obama và đảng Dân Chủ hướng đến khi dùng đặc quyền hành pháp này.

Theo trình bày của những giới chức có liên quan của chánh phủ Obama, sắc lịnh của TT Obama  ban hành hồi tháng 6, 2012 chỉ có khoảng 800.000 người được hưởng ân huệ này. Nhưng theo viện dân số học độc lập của Mỹ, ba phần tư số người được hưởng ân huệ của sắc lịnh của TT Obama là người gốc Latino, gốc gác ở nước Mexico lân cận Mỹ và một số nước ở Nam Mỹ châu. Số người này sống tập trung ở các tiểu bang  California, Texas, Florida, New York và Illinois của Mỹ. Như Viện Chính Sách Di Trú (MPI) công bố vào Thứ Ba 7 tháng 8, 2012, có đến 1.760.000 người nhập cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sẽ tạm thời không bị trục xuất. Họ sẽ không bị trục xuất và được cấp giấy cư trú hay giấy cho phép làm việc trong hai năm.

Công luận bất bình TT Obama hơn trong việc lợi dụng sắc lịnh trong thời gian vận động tranh cử. Báo Wall Street Journal và truyền hình NBC cùng thăm dò, kết quả cho thấy 48% dân chúng Mỹ không tán thành việc giải quyết vấn đề di trú bằng sắc lịnh hành pháp. Phía Cộng Hoà cho đó là một thủ đoạn chính trị và một sự ân xá trá hình của TT Obama Dân Chủ.

Thiết nghĩ những giới chức nào cho việc tổ chức cả một binh đoàn vượt biên giới Mễ, xâm nhập vào lãnh thổ, để phe đảng mình hốt phiếu, khiến chánh quyền Mỹ phải điều vệ binh quốc gia, quân đội chánh qui ra ngăn chận, tạo rối loạn cho ngành nội an trong mùa bầu cử để câu phiếu, hốt phiếu cho phe đảng mình, việc làm ấy là làm hại đất nước Mỹ. Làm là mất ý nghĩa bầu cử, bắt Mỹ phải gồng gánh thêm một số dân bất hợp pháp, tạo thành tiền lệ hễ có bâu cử cấp quốc gia thì biên giới phía nam có rắc rối, hai đảng lớn Cộng Hòa và Dân Chủ chống đối nhau về số người nhập cư bất hợp pháp. Phe đảng nào làm những điều ấy để câu phiếu, kiếm phiếu có thể tránh né được luật pháp Mỹ, nhưng không tránh được chế tài của toà án lương tâm, và cán cân công lý chánh trực của cử tri Mỹ./.(VA)

https://vietbao.com/p123a287195/nhap-cu-hay-xam-nhap-my

 

Trump rút lại gợi ý

cho phép binh sĩ Mỹ bắn di dân

Tổng thống Donald Trump hôm 2/11 rút lại phát biểu của ông một ngày trước đó nói rằng binh sĩ Hoa Kỳ được điều tới biên giới Mỹ-Mexico sẽ được phép nổ súng vào các di dân ném đá vào họ. Giờ ông nói rằng chỉ cần bắt giữ những người ném đá, chứ không cần nổ súng.

“Họ không cần bắn. Ý tôi là tôi không muốn họ ném đá [vào binh sĩ Mỹ],” ông Trump nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng. “Nếu họ làm như vậy với chúng ta, họ sẽ bị bắt giữ dài hạn.”

Luận điệu của ông Trump về chuyện nổ súng bắn di dân đã khơi ra chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền nói rằng ông kích động nỗi sợ hãi trước các cuộc bầu cử giữa kì. Tổ chức Human Rights First nói trong một thông cáo rằng dán nhãn di dân là mối đe dọa an ninh quốc gia là chuyện “vừa ngớ ngẩn, vừa tàn ác”.

Ông Trump đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn về vấn đề di trú trong một nỗ lực nhằm khuấy động cơ sở ủng hộ chính trị của ông trước các cuộc bầu cử Quốc hội vào tuần sau. Phe Cộng hòa của ông đang trong một cuộc chiến cam go nhằm duy trì quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày thứ Ba tuần sau, dù họ được dự báo sẽ giành thêm được vài ghế trong Thượng viện.

Lầu Năm Góc hôm thứ Hai cho biết họ đã điều động hơn 5.200 binh sĩ đến biên giới theo chỉ thị của ông Trump để đối đầu với một đoàn người bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang đi bộ xuyên qua Mexico trên hành trình chạy lánh bạo lực và nghèo khó ở Trung Mỹ. Ông Trump gọi hiện tượng này là một “cuộc xâm lăng” của di dân.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-rut-lai-goi-y-cho-phep-binh-si-my-ban-di-dan/4640755.html

 

Obama, Trump ráo riết vận động

cho các ứng cử viên hai đảng trước bầu cử

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Sáu cảnh báo hãy dè chừng những luận điệu mà ông nói nhằm gieo rắc sợ hãi khi ông vận động ủng hộ các ứng cử viên Đảng Dân chủ, trong khi Tổng thống Donald Trump dồn dập nhấn mạnh thông điệp cứng rắn chống nhập cư để tiếp sức cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa.

Trong một ngày vận động ráo riết trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa kì vào ngày thứ Ba, ông Trump tiếp tục một loạt những những cuộc tập hợp chính trị kêu gọi cử tri giữ cho Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, trong khi phe Dân chủ dường như giành được một chiến thắng trong nỗ lực ngăn chặn thông tin xuyên tạc lan truyền trên mạng.

Twitter cho biết họ đã xóa hơn 10.000 tài khoản tự động đăng những thông điệp kêu gọi mọi người đừng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba và dường như giả dạng là những người theo Đảng Dân chủ, sau khi đảng này báo cáo những dòng tweet gây lung lạc với mạng xã hội này.

Những tài khoản này bị xóa bỏ vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10.

Ông Obama xoáy vào chủ đề chung của các chiến dịch tranh cử của phe Dân chủ – bảo vệ luật chăm sóc y tế mang dấu ấn của ông vào năm 2010, trong khi kêu gọi người Mỹ không chấp nhận sự thù địch và chia rẽ trong chính trị.

“Chúng ta đã thấy những nỗ lực lặp đi lặp lại nhằm chia rẽ chúng ta với những luận điệu cố tình làm cho chúng ta tức giận và làm cho chúng ta sợ hãi,” ông Obama nói ở thành phố Miami. “Nhưng bốn ngày nữa, Florida, các bạn có thể giúp kiểm soát kiểu hành vi đó.”

Đứng cạnh ông Obama là ứng cử viên thống đốc Andrew Gillum, người đang đối đầu với cựu dân biểu và cũng là người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ Ron DeSantis, và Thượng nghị sĩ Bill Nelson, người đang bị thách thức bởi thống đốc Florida sắp mãn nhiệm, Rick Scott.

Những điểm dừng trong chuyến đi vận động của ông Trump nhắm mục tiêu tăng cường vị thế của các ứng cử viên Cộng hòa thách thức các thượng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm ở West Virginia và Indiana, hai bang mà ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Phát biểu thay mặt Mike Braun, người đang tìm cách lật đổ Joe Donnelly trong Thượng viện, ông Trump nói với những người đến dự cuộc tập hợp ở thành phố Indianapolis:

“Nếu bạn muốn sự thịnh vượng cho gia đình của bạn, an toàn cho con cái của bạn và an ninh cho đất nước của bạn, hãy bầu cho Mike Braun.”

Đứng trên sân khấu cùng với ông Trump có cựu huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại của Đại học Indiana, Bobby Knight, người dẫn đầu đám đông hô khẩu hiệu “Go get’em Donald” (Hãy cho bọn họ biết tay, Donald).

Các cuộc khảo sát ý kiến và các nhà dự báo phi đảng phái nhìn chung nhận định phe Dân chủ có cơ hội giành thêm 23 ghế và chiếm thế đa số trong Hạ viện. Họ có thể sử dụng thế đa số của mình để khởi động các cuộc điều tra nhắm vào chính quyền của ông Trump và ngăn chặn nghị trình lập pháp của ông.

Phe Cộng hòa được dự đoán sẽ giữ được quyền kiểm soát Thượng viện, cơ quan có những thẩm quyền bao gồm chuẩn thuận những người được ông Trump đề cử để làm thẩm phán trọn đời tại Tòa án Tối cao.

Phần phát biểu của ông Obama liên tục bị gián đoạn vì một số người la hét phản đối, khiến ông đưa ra lời châm biếm: “Tại sao những người chiến thắng bầu cử hồi gần đây lúc nào cũng tức giận vậy nhỉ?”

Sự quan tâm tới cuộc bầu cử đã tăng cao một cách bất thường trong một năm khi mà Quốc hội chứ không phải Nhà Trắng đang bị đe dọa, theo những kiểm đếm số người bỏ phiếu sớm. 27 bang cùng với Địa khu Columbia (thủ đô Washington) đã ghi nhận nhiều phiếu bầu sớm vào thời điểm này trong chiến dịch tranh cử hơn cả toàn năm 2014, theo The Election Project tại Đại học Florida chuyên theo dõi số cử tri bỏ phiếu.

Texas ghi nhận nhiều phiếu bầu hơn so với cả năm 2014, bao gồm Ngày Bầu cử, nhóm này cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/obama-trump-rao-riet-van-dong-cho-cac-ung-cu-vien-hai-dang-truoc-bau-cu/4643218.html

 

Hàng không mẫu hạm Mỹ

tham gia tập trận đại quy mô với Nhật, Canada

Thụy My

Hôm nay 03/11/2018 các chiến đấu cơ Mỹ xuất hiện dày đặc trên bầu trời Tây Thái Bình Dương, và hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan cùng với các khu trục hạm Nhật Bản, Canada tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển quanh Nhật Bản.

Nhật Bản và Hoa Kỳ đã huy động 57.000 binh sĩ hải quân, không quân và thủy quân lục chiến trong cuộc tập trận Keen Sword diễn ra hai năm một lần với các cuộc thực tập đổ bộ, không chiến và bắn hỏa tiễn đạn đạo. Số lượng quân nhân tham gia lần này tăng thêm 11.000 người so với năm 2016, trong đó riêng phía Nhật là 47.000 quân, tức 1/5 quân số nước này.

USS Ronald Reagan là tàu sân bay lớn nhất của Mỹ tại châu Á, với thủy thủ đoàn 5.000 người và 90 chiến đấu cơ F-18. Tám chiến hạm hộ tống tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm, phô trương sức mạnh tại vùng biển mà Washington và Tokyo vẫn lo ngại trước sự hung hăng của Bắc Kinh. Một tàu Canada cũng tham gia cuộc tập trận Keen Sword năm nay.

Thiếu tướng Karl Thomas chỉ huy hàng không mẫu hạm tuyên bố : « Chúng tôi đến đây để giữ ổn định, và các cuộc tập trận như Keen Sword chính là điều phải làm ». Thiếu tướng Hiroshi Egawa, chỉ huy các chiến hạm Nhật cũng khẳng định : « Liên minh Mỹ-Nhật rất cần thiết cho sự ổn định trong khu vực và rộng hơn nữa là Ấn Độ – Thái Bình Dương ».

Trong năm nay Tokyo cũng đã điều chiến hạm lớn nhất là tàu chở trực thăng Kaga (thực chất là hàng không mẫu hạm) tuần tra trong hai tháng tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, ghé thăm Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Singapore. Chiếc Kaga cùng với hai khu trục hạm hộ tống và một tàu ngầm cũng tham gia tập trận tại Biển Đông.

Bắc Kinh dự trù chi 160 tỉ đô la cho quân đội nước này trong năm 2018, gấp ba lần Nhật Bản.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181103-hang-khong-mau-ham-my-tham-gia-tap-tran-dai-quy-mo-voi-nhat-canada

 

Tổng thống đắc cử Brazil

dọa cắt quan hệ ngoại giao với Cuba

Tổng thống đắc cử có chủ trương cực hữu của Brazil, Jair Bolsonaro, nói không việc gì phải làm ăn kinh doanh với Cuba và không có lí gì lại duy trì quan hệ ngoại giao với đảo quốc cộng sản chà đạp nhân quyền này.

Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tạp chí Correio Braziliense, ông Bolsonaro chỉ trích chương trình Mais Medicos (Thêm nhiều Bác sĩ) mà theo đó 11.420 bác sĩ người Cuba đến làm việc ở các vùng quê nghèo hoặc hẻo lánh ở Brazil.

Ông nói rằng 75 phần trăm tiền lương của các bác sĩ phải trả lại cho chính phủ Cuba và con cái của họ không được phép đến Brazil cùng họ, dẫn ra trường hợp một bác sĩ phải để ba đứa con ở lại Cuba.

“Đó chẳng khác nào tra tấn người mẹ,” ông Bolsonaro nói. “Chúng ta có thể duy trì quan hệ ngoại giao với một đất nước đối xử với người dân của họ theo cách đó sao?”

Ông Bolsonaro nói chương trình này, được khởi xướng bởi cựu Tổng thống cánh tả Dilma Rousseff để cung cấp thêm dịch vụ y tế ở những khu vực mà các bác sĩ Brazil không muốn phục vụ, có thể được tiếp tục, nhưng các bác sĩ Cuba sẽ phải được nhận toàn bộ tiền lương và được mang con cái theo.

Ông Bolsonaro, người đắc cử vào tuần trước, sẽ nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 và hứa hẹn sự thay đổi lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Brazil suốt nhiều thập niên.

Ông sẽ tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và xác nhận hôm 1/11 rằng ông dự định sẽ theo bước Tổng thống Mỹ Donald Trump dời đại sứ quán Brazil ở Israel về Jerusalem.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-thong-dac-cu-brazil-doa-cat-quan-he-ngoai-giao-voi-cuba/4640752.html

 

Cuba phản đối các biện pháp trừng phạt mới

của chính quyền Hoa Kỳ

Havana, Cuba – Hôm Thứ Sáu (2 tháng 11), Cuba cho biết các biện pháp trừng phạt mới mà Hoa Kỳ dự tính áp đặt đều sẽ vô ích trong việc thay đổi các chính sách của Cuba, và sẽ chỉ tiếp tục cô lập Washington đối với quốc tế.

Hôm Thứ Năm tuần này, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, tuyên bố rằng, hơn hai chục công ty Cuba có liên quan đến quân đội hoặc tình báo, đã bị thêm vào danh sách các công ty mà người dân Hoa Kỳ không được phép thực hiện giao dịch hoặc bảo trợ. Hiện nay, danh sách cấm này đã lên đến hơn 100 công ty.

Thông báo được đưa ra chỉ một giờ, sau khi 189 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc kêu gọi quyết định chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ đối với Cuba. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc cũng chỉ tạo ra một áp lực mang tính tượng trưng, vì chỉ có Quốc hội Hoa Kỳ mới có quyền dỡ bỏ lệnh cấm vận hơn 50 năm đối với Cuba.

Cố vấn John Bolton là người đưa ra kế hoạch trở nên cứng rắn hơn đối với Cuba và các đồng minh của đất nước cộng sản này, là Venezuela và Nicaragua; kế hoạch của ông Bolton được đưa ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa mùa sắp tới.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã thắt chặt các quy tắc về việc người dân Hoa Kỳ du lịch đến Cuba, và hạn chế các công ty Hoa Kỳ kinh doanh ở hòn đảo này. Nhiều công dân Hoa Kỳ có tài sản bị chính phủ Cuba tịch thu, và ông Bolton cho biết chính quyền ở Washington sẽ xem xét về việc cho phép những công dân này kiện các công ty ngoại quốc tại Cuba.

Ông Carlos Fernandez de Cossio, giám đốc bộ phận các vấn đề về Hoa Kỳ của Bộ Ngoại giao Cuba, khẳng định rằng biện pháp này là vi phạm luật pháp quốc tế, và sẽ khiến Hoa Kỳ tiếp tục bị cô lập. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cuba-phan-doi-cac-bien-phap-trung-phat-moi-cua-chinh-quyen-hoa-ky/

 

Thêm hàng ngàn di dân Trung Mỹ

 ‘trực chỉ’ biên giới Hoa Kỳ

Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Donald Trump, các đoàn xe chở di dân từ Trung Mỹ liên tục trực chỉ biên giới Hoa Kỳ.

Thêm một đoàn di dân nữa trên dưới 1500 người, lần này từ El Salvador, vượt con sông Suchiate đi vào lãnh thổ Mexico ngày 2/11 với hy vọng tới được biên giới Mỹ.

Họ tìm cách băng qua cây cầu nối liền Guatemala với Mexico, nhưng nhà chức trách Mexico buộc họ phải trình passport và visa và phải đi vào từng tốp 50 người để được duyệt xét giấy tờ. Các di dân không có giấy tờ sợ bị trục xuất trở lại cố quốc nên đã lội sông, lội bộ vào lãnh thổ Mexico.

Cảnh sát có mặt nhưng không ngăn cản đoàn di dân.

Mexico giờ đang rơi vào tình thế chưa từng có trước nay với 3 đoàn di dân trải dài trên 500 cây số đường cao tốc ở các bang Chiapas và Oaxaca. Nhóm đầu đông nhất, với gần 4 ngàn người nhập cảnh Mexico cách đây gần 2 tuần và hiện đang tập trung tại Donaji, Oaxaca.

Đoàn di dân thứ nhì khoảng từ 1.000 tới 1.500 người hiện đã có mặt ở Mapastepec, Chiapas.

Bộ Nội vụ Mexico cho hay gần 3 ngàn di dân đã nộp đơn xin tị nạn ở Mexico, hàng trăm người khác đã quay về nước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ có thể điều tới 15 ngàn quân triển khai tới biên giới với Mexico để ngăn chặn làn sóng di dân tràn vào Mỹ bất hợp pháp.

https://www.voatiengviet.com/a/them-hang-ngan-di-dan-truc-chi-bien-gioi-my-/4640748.html

 

Phương Tây đang dè chừng TQ như thế nào?

Phương Tây đang giật mình vì những con số thống kê cho thấy bản chất và quy mô của vấn đề hợp tác nghiên cứu khoa học quân sự.

Năm 2016, Huang Xianjun, một sinh viên người Trung Quốc hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học Manchester, với công trình khám phá ra graphene, một loại vật liệu có khả năng dẫn điện và rất linh hoạt.

Sau đó, nhà khoa học này trở về Trung Quốc để làm việc cho các dự án quan trọng cho Quân đội nước này (PLA).

Cơ quan quốc phòng châu Âu đã mô tả graphene là một trong những vật liệu có tiềm năng nhất để làm cuộc cách mạng về khả năng phòng thủ trong thập kỷ tới.

Cơ quan này cho biết, “graphene rất nhẹ và linh hoạt nhưng mạnh gấp 200 lần thép, độ dẫn điện và nhiệt của nó là phi thường”. Graphene cũng có thể được sử dụng để sản xuất lớp phủ hấp thụ ra-đa làm cho xe quân sự, máy bay, tàu ngầm hoặc tàu chiến mặt nước hầu như không thể phát hiện.

“Tất cả những điều này làm cho graphene trở thành một vật liệu cực kỳ hấp dẫn không chỉ cho các ngành công nghiệp dân dụng mà còn cho các ứng dụng quân sự, trong lĩnh vực đất đai, hàng không và hàng hải”, cơ quan quốc phòng của EU nói.

Sau nghiên cứu ấn tượng về ăng-ten làm bằng vật liệu graphene, Huang nhận được lời mời làm việc hấp dẫn từ các công ty phương Tây và có cơ hội ở lại như một nhà nghiên cứu tại Manchester. Nhưng anh này đã “lịch sự từ chối những lời đề nghị và nhanh chóng trở lại Trung Quốc”, một tờ báo của PLA đưa tin.

Huang hiện là nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Quốc phòng (NUDT) của PLA, nơi đã gửi anh ra nước ngoài. Tờ báo Trung Quốc lưu ý rằng, “mục tiêu mà nhà khoa học này đeo đuổi là ứng dụng graphene vào các lĩnh vực quân sự có liên quan đến AI, chế tạo vật liệu che chắn và tàn hinh theo nhu cầu của quân đội”.

Tờ báo quân sự mô tả trường hợp của Huang là, “hút phấn hoa ở vùng đất của nước ngoài và làm mật ong ở Trung Quốc”.

Câu chuyện của Huang chỉ là một trong số khoảng 2.500 nhà khoa học và kỹ sư được “chọn lọc” của quân đội Trung Quốc nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài trong suốt thập kỷ qua.

Phương Tây đang cảm thấy giật mình vì những con số thống kê cho thấy bản chất và quy mô của vấn đề bị bỏ qua này. Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và Đức, theo thứ tự đó là các quốc gia hàng đầu về hợp tác nghiên cứu với PLA. Trên toàn cầu, số lượng các bài báo được xuất bản như là một phần của sự hợp tác này đã tăng gấp bảy lần trong một thập kỷ qua.

Ấn tượng hơn cả đó là Úc. Sự cộng tác của Úc với PLA đã tạo ra hơn 600 bài báo khoa học được đánh giá liên quan đến khoảng 300 nhà khoa học quân sự Trung Quốc đến Úc làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Úc tích cực hợp tác nghiên cứu nhất với PLA, gấp sáu lần ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales công bố nhiều bài báo khoa học hợp tác cùng PLA hơn bất kỳ trường đại học nào khác ở phương Tây. Thậm chí, hai giáo sư tại các trường đại học Úc còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại NUDT.

Trường hợp của Huang là điển hình cho thấy, các nhà khoa học được PLA gửi đi làm việc hoặc học tập ở nước ngoài để tìm cách nắm bắt các công nghệ có giá trị cho quân đội.

Ví dụ, những người được gửi đến Úc đã nghiên cứu về các chủ đề như xử lý tín hiệu, radar, vật liệu nổ, hệ thống định vị, siêu máy tính, xe tự trị và mật mã. Khi đến Manchester, Huang cho biết đã thành thạo các kỹ năng để phục vụ tốt hơn việc xây dựng quân đội và quốc phòng của Trung Quốc.

Giúp quân đội Trung Quốc mang tài năng khoa học và kiến thức của mình lên các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới không phải là lợi ích của Úc và đòi hỏi phải có một phản ứng từ chính phủ và các trường đại học.

Chính phủ và các trường đại học nên làm việc cùng nhau để thúc đẩy tiến bộ khoa học và thúc đẩy hợp tác trong khi đảm bảo rằng bất kỳ sự hợp tác nghiên cứu nào cũng có lợi ích quốc gia.

Chính phủ Úc nên xây dựng một chính sách rõ ràng về hợp tác với quân đội Trung Quốc để thông báo cho các lập pháp và các bên có liên quan.

Đạo luật kiểm soát thương mại quốc phòng của Úc cần được sửa đổi để hạn chế việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho các thành viên của quân đội không phải là đồng minh như PLA.

Cần phải áp dụng biện pháp thẩm định di trú hiệu quả hơn cho các thành viên của quân đội Trung Quốc có ý định sử dụng kiến thức và kỹ năng đã đạt được ở Úc để phát triển công nghệ quân sự trở về nhà.

Các trường đại học cần phải tiếp cận chủ động hơn với sự tham gia của họ với Trung Quốc, đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến an ninh của chính họ và lợi ích của Úc.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24464-phuong-tay-dang-de-chung-tq-nhu-the-nao.html

 

Nga sắp cho Cuba vay 38 triệu euro mua vũ khí

Nga sắp đồng ý cho Cuba vay 38 triệu euro để mua vũ khí do Nga sản xuất, Reuters dẫn lời một thứ trưởng tài chính cho biết hôm 2/11, sau khi Tổng thống Vladimir Putin gặp Tổng thống Cuba Miguel Diaz-Canel tại Moscow.

Nhật báo Kommersant của Nga trước đó cho biết Moscow đã lên kế hoạch cấp cho Cuba một khoản vay trị giá hơn 50 triệu đôla để cho phép họ mua thiết bị của Nga như xe tăng, xe bọc thép và máy bay trực thăng quân sự.

Dưới thời ông Putin, Nga đã tìm cách hồi sinh các mối quan hệ và làm sâu sắc thêm ảnh hưởng của mình ở châu Mỹ Latinh, đặc biệt với các nước cảnh giác với ảnh hưởng của Hoa Kỳ như Cuba, quốc gia có mối quan hệ thân thiện với Moscow trong thời kỳ Xô Viết.

Reuters dẫn lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Sergei Storchak cho biết một phái đoàn quân sự Cuba sẽ đến thăm Nga trong hai tuần tới, khi mà ông dự kiến một thỏa thuận cho vay để mua thiết bị đã được ký kết. Các cơ quan thông tấn Nga cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Cuba Leopoldo Cintra Frias sẽ có mặt trong phái đoàn.

“Khoản vay vẫn đang được làm việc”, ông Storchak nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm của ông Putin với tổng thống Cuba.

“Không ai từ chối ai bất cứ điều gì. Có một sự việc và có một khoản vay như vậy. Chỉ là có một số phần của nó vẫn chưa được đồng ý.

… Phái đoàn Cuba dự định đến thăm và tôi nghĩ chúng tôi sẽ ký thỏa thuận trong chuyến đi của họ”, Reuters dẫn lời ông Storchak nói và cho biết ông dự kiến sự kiện này sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.

Tờ Kommersant trích một nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quân sự của Nga nói rằng Cuba đang tìm cách hiện đại hóa thiết bị của Nga mà nước này đã vận hành và có được các thiết bị mới.

Một nguồn tin khác nói với tờ nhật báo rằng ông tin Cuba cũng quan tâm đến việc mua vũ khí hạng nhẹ từ Nga.

Nga đề nghị giúp đỡ

Ông Putin nói tại một cuộc họp báo với Tổng thống Cuba rằng Nga sẽ xây dựng một trạm mặt đất ở Cuba cho phép quốc đảo này khai thác hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu Glonass của Nga.

Ông nói rằng Moscow sẵn sàng giúp Cuba hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng lưới đường sắt của nước này.

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Nga kể từ khi nhậm chức, ông Diaz-Canel đã mời ông Putin đến thăm Cuba vào năm tới.

Trong một tuyên bố chung sau đàm phán, hai lãnh đạo kêu gọi Hoa Kỳ xem xét lại ý định rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, nói rằng động thái này sẽ gây bất lợi cho an ninh quốc tế.

Washington tuyên bố muốn rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung và cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước, một điều mà Moscow phủ nhận.

Tuyên bố chung cũng chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, gọi đó là sự can thiệp của Washington trong công việc của các quốc gia khác, và lối hành xử áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây bất ổn cho các quốc gia khác.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-sap-cho-cuba-vay-38-trieu-euro-de-mua-vu-khi/4640420.html

 

Tổng thống Nga ca ngợi

cơ quan tình báo quân đội GRU đang bị tai tiếng

Thụy My

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua 02/11/2018 đã ca ngợi « sự chuyên nghiệp » và « lòng can đảm » của tình báo quân đội (GRU), tuy cơ quan này đang dính líu đến nhiều vụ tai tiếng động trời. Bị Anh quốc tố cáo đã đầu độc cựu điệp viên Skripal, bị Hoa Kỳ cáo buộc tấn công tin học…từ nhiều tháng qua tình báo quân đội Nga đang trong tâm bão.

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :

« Ông Putin đã phát biểu trước cử tọa gồm các sĩ quan và nhân viên tình báo quân đội, trong buổi lễ diễn ra tại Nhà hát quân đội Nga ở Matxcơva để kỷ niệm 100 năm thành lập GRU.

Cơ quan tình báo quân đội Nga lâu nay vẫn rất bí mật, những tháng gần đây lại liên tục chiếm trang nhất của truyền thông phương Tây. Tuy nhiên không có chuyện bỏ rơi đơn vị này, mà bằng chứng là những lời ca ngợi nhiệt liệt từ tổng thống Nga.

Ông Putin tuyên bố : « Các đồng chí quý mến, tôi nhìn nhận một cách không hề phóng đại, về năng lực độc nhất vô nhị của các đồng chí, kể cả trong các chiến dịch đặc nhiệm. Tôi rất tin tưởng về tính chuyên nghiệp và lòng can đảm của từng người, và tôi biết rằng mỗi đồng chí đều nỗ lực làm tất cả vì nước Nga và vì nhân dân chúng ta ».

Được phe bôn-sê-vích thành lập vào năm 1918, cơ quan tình báo quân đội nổi tiếng về sự táo bạo và kín đáo của các nhân viên. Nhưng trong những tháng gần đây, danh tiếng này đã bị ảnh hưởng nặng nề do sự vụng về và sai sót trong nhiều vụ, từ vụ đầu độc cha con điệp viên Skripal, cho đến âm mưu dọ thám Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OPCW) ở Hà Lan.

Như vậy việc ông Vladimir Putin hết lời ca ngợi có lẽ nhằm tái khẳng định sự ủng hộ đối với các cơ quan tình báo hiện đang bị chê bai, đồng thời làm ngơ trước những cáo buộc gay gắt từ các nước phương Tây ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181103-putin-nhiet-liet-ca-ngoi-co-quan-tinh-bao-quan-doi-dang-bi-tai-tieng

 

Thủ tướng Pháp thăm Điện Biên Phủ

Thụy My

Hai mươi lăm năm sau chuyến viếng thăm của tổng thống François Mitterrand, hôm nay 03/11/2018 thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã đến thăm chiến trường xưa ở Điện Biên Phủ. Ông tuyên bố cần nhìn lại quá khứ chung giữa Pháp và Việt Nam với tinh thần hòa giải.

Thủ tướng Pháp đã đến thăm các ngọn đồi Gabrielle (phía Việt Nam gọi là Độc Lập), Béatrice (Him Lam), Eliane…và hầm chỉ huy của tướng Christian De Castries. Ông đặt vòng hoa tại cả hai đài tưởng niệm chiến sĩ Pháp và Việt Nam, để tưởng nhớ 13.000 người lính của cả hai bên đã ngã xuống trong trận đánh kéo dài 56 ngày đêm. Sự kiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị thất thủ vào ngày 07/05/1954 đã chấm dứt sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương.

Thủ tướng Pháp vinh danh những quân nhân Pháp đã tử trận, và trước đó tại Hà Nội, ông cũng ca ngợi « những người lính Việt Nam đã chiến đấu cho nền độc lập ».

Đây là lần thứ hai một nhà lãnh đạo Pháp đến thăm vùng lòng chảo Điện Biên Phủ nổi tiếng. Trước một số lời chỉ trích về việc đi thăm địa điểm mà quân đội Pháp bị thất trận, thủ tướng Edouard Philippe cho biết ông chỉ « ngạc nhiên vì sao trước đó ít ai làm điều này ».

Thủ tướng Philippe tuyên bố : « Việt Nam luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong tâm tưởng người Pháp. Bởi vì chúng ta có một lịch sử chung, vừa vinh quang vừa bi thảm. Bởi vì trong rất nhiều gia đình người Pháp, người ta vẫn nhớ lại về một thời kỳ, về mối quan hệ hết sức gần gũi và mãnh liệt ».

Năm 1993, một tấm đan đơn sơ – được chính quyền Việt Nam dựng lên làm bia tưởng niệm lính Pháp, theo hiệp định Genève – đã bị sụp đổ. Một năm sau, Rolf Rodel, một cựu lính lê dương người Đức đã xây dựng một đài tưởng niệm khác cao ba mét tại đây.

Tháp tùng thủ tướng Édouard Philippe là hai cựu quân nhân Jacques Allaire và William Schilardi. Năm nay 85 tuổi, họ nằm trong số 3.000 tù binh sống sót trên tổng số 10.000 lính Pháp bị bắt. Tù binh phải đi bộ 800 km trong ba tháng trời, bị phân tán vào các trại giam gần biên giới Việt-Trung.

10 tỉ euro hợp đồng thương mại

Về kinh tế, hôm qua tại Hà Nội, thủ tướng Pháp và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến buổi lễ ký kết các hợp đồng thương mại có trị giá tổng cộng 10 tỉ euro, trong đó có 5,7 tỉ euro là hợp đồng mua 50 chiếc máy bay Airbus. Tập đoàn điện lực Pháp EDF loan báo đã ký bản ghi nhớ liên quan đến nhà máy điện chạy bằng khí đốt Sơn Mỹ 1.

Phía Pháp cho biết ủng hộ hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, hôm qua tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Quốc Hội Việt Nam thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cho rằng hiệp định này sẽ làm nâng cao vị thế của Việt Nam, giúp hội nhập sâu rộng với quốc tế.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181103-thu-tuong-phap-tham-dien-bien-phu

 

TT Thổ Nhĩ Kỳ: Vụ Khashoggi

được quyết định ở cấp cao nhất tại Riyad

Trọng Nghĩa

Trong một động thái rất cứng rắn, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã chính thức lên tiếng tố cáo Ả Rập Xê Út về vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi. Trên mục diễn đàn của nhật báo Mỹ Washington Post vào hôm qua, 02/11/2018, ông Erdogan đã khẳng định là lệnh ám sát nhà báo Khashoggi đến từ “cấp cao nhất trong chính quyền Riyad”.

Trong bài viết của mình, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng nước ông biết là thủ phạm vụ sát hại ông Khashoggi « nằm trong 18 kẻ tình nghi mà Ả Rập Xê Út đang giam giữ… », rằng những kẻ này đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để « thực hiện lệnh đã được ban ra là giết Khashoggi rồi rời đi ».

Yếu tố đáng chú ý nhất trong phát biểu của ông Erdogan chính là : « Chúng tôi – tức Thổ Nhĩ Kỳ – còn biết là lênh giết Khashoggi đến từ cấp cao nhất của chính quyền Ả Rập Xê Út ».

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không nói rõ là cấp cao nhất đó là ai, nhưng đã khẳng định rằng ông không tin « một giây phút nào » là quốc vương Salmane của Ả Rập Xê Út đã ra lệnh tiến hành vụ giết người đó. Thế nhưng tổng thống Erdogan không nói gì về thái tử Mohammed ben Salmane, người bị nghi ngờ là kẻ chủ trương vụ thủ tiêu nhà báo đối lập Khashoggi.

Riêng hôn thê của nhà báo bị sát hại, bà Hatice Cengiz, nhân lễ tưởng niệm Khashoggi tổ chức hôm qua 02/11 tại Washington, đã kêu gọi tổng thống Mỹ hỗ trợ cuộc điều tra mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành.

Trong một thông điệp thu âm trước, bà Cengis cho biết là bà « muốn yêu cầu ông Trump hỗ trợ nỗ lực hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ để làm sáng tỏ sự vụ và để xác định xem thi thể ông Khashoggi ở đâu ».

Chính quyền Riyad vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, muốn được cung cấp thông tin về chỗ giấu xác nạn nhân. Một cố vấn của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm qua, cho biết là xác ông Khashoggi, sau khi bị cắt ra thành từng mảnh, đã bị tiêu hủy bằng a xít.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181103-tt-tho-nhi-ky-vu-khashoggi-duoc-quyet-dinh-o-cap-cao-nhat-tai-riyad

 

‘Cha đẻ của phong trào Taliban’

bị sát hại ở Pakistan

Peshawar, Pakistan / Islamabad – Vào hôm Thứ Sáu (2/11), Giáo sĩ Hồi giáo Sami ul-Haq, người được gọi là “Cha đẻ của phong trào Taliban” vì đã chỉ dạy cho một số lãnh đạo Hồi giáo Afghanistan, đã bị sát hại tại Pakistan.

Ông Yousaf Shah, cấp dưới của “Cha đẻ phong trào Taliban” cho biết, vị giáo sĩ này điều hành một chủng viện Hồi giáo ở tây bắc Pakistan và được xem là một bên trung gian khả thi trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban.

Hiện các bản tin vẫn còn đang mâu thuẫn nhau về cách thức gây án, cũng như lý do tại sao vệ sĩ và tài xế của nạn nhân dường như không có mặt để bảo vệ ông ta vào thời điểm vụ tấn công xảy ra.

Ban đầu ông Shah cho biết rằng ông giáo sĩ Haq đã bị bắn chết. Cháu trai của ông Haq là Mohammad Bilal trả lời với hãng tin Reuters rằng thi thể nạn nhân được phát hiện với những vết thương do bị đâm và bị bắn, tại một căn nhà mà nạn nhân làm chủ trong một khu vực cao cấp ở ngoại ô Islamabad. Anh Bilal cho rằng những kẻ tấn công đã đột nhập vào nhà nạn nhân, tấn công ông Mullah Sami ul-Haq bằng dao rồi sau đó bắn chết ông. Các tình tiết khác trong vụ án hiện vẫn chưa được rõ ràng.

Ông Haq đã điều hành chủng viện Darul Uloom Haqqania ở tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa của Pakistan, gần biên giới Afghanistan, trong nhiều thập kỷ qua. Một trong những học trò của ông từ những năm 1980, được biết đến với tên gọi Mullah Mohammad Omar, đã cùng với các bạn học đến Afghanistan tham gia các nhóm thánh chiến để chiến đấu chống lại ách xâm lược của Liên Xô. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/cha-de-cua-phong-trao-taliban-bi-sat-hai-o-pakistan/

 

Hai sinh viên Hội Marxist ở Nam Kinh ‘bị kẻ lạ đánh’

Hai sinh viên một Hội Marxist ở ‘bị người lạ mặt đánh và lôi đi’ vì phản đối trường này cấm hoạt động của họ, theo Reuters.

Vụ việc xảy ra hôm thứ Năm 01/10, không lâu sau khi Đại học Cornell ở Hoa Kỳ tuyên bố ngưng chương trình hợp tác với Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh.

Lý do trường Cornell nêu ra là họ không chấp nhận việc một đại học hàng đầu của Trung Quốc cản trở tự do học thuật.

Hôm thứ Ba tuần này, trường School of Industrial and Labour Relations (ILR) thuộc ĐH Cornell ra thông báo nói họ tạm ngưng chương trình trao đổi giáo dục có từ 2014 “vì lo ngại rằng sinh viên ở trường của Trung Quốc bị trừng phạt do muốn lên tiếng bảo vệ quyền công nhân”.

Theo Reuters, Dương Khai và Chu Thuận Khanh, hai thành viên của Hội Marxist ĐH Nam Kinh đã bị tấn công khi dẫn đầu một nhóm biểu tình trong trường.

Con số người tham gia có khoảng 100, theo những gì một đoạn video đăng tải trên mạng.

Nhưng Dương Khai đã bị một nhóm đàn ông lạ mặt đánh và quật ngã xuống đất.

Sau đó họ đưa sinh viên năm thứ tư ngành công nghệ thông tin đi và bắt giam chừng 4 tiếng.

Còn Chu Thuận Khanh thì bị công an Trung Quốc mặt thường phục đánh tại trường hôm thứ Năm, theo Reuters.

Sang hôm thứ Sáu 02/10, sinh viên này bị tấn công tiếp rồi bị lôi đi khỏi trường trong lúc thầy cô giáo và bạn bè chỉ đứng nhìn.

Nhưng việc sinh viên chủ động nghiên cứu chủ nghĩa Marx, một ý thức hệ hợp pháp, lại không đơn thuần là vấn đề học thuật cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vì sao ĐH Bắc Kinh muốn dẹp Hội Marxist?

Việt Nam ‘đổi mới nhưng không đổi màu’?

Đảng Cộng sản Anh không ra tranh cử

Tiệp Khắc kháng cự các đồng chí Liên Xô ra sao?

Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx của các sinh viên Trung Quốc đã bị chính quyền và các phòng giáo vụ ở mấy đại học lớn ra lệnh cấm.

Các giảng viên được yêu cầu không nhận giảng dạy cho các sinh viên là thành viên của Hội.

Nhà chức trách cũng ngăn cản họ đến Thâm Quyết để ‘đi thực tế’ và biểu tình ủng hộ công nhân Trung Quốc lập nghiệp đoàn độc lập.

Dù chủ nghĩa Marx là ý thức hệ lãnh đạo, Đảng Cộng sản TQ chống lại mọi hoạt động tự tổ chức thành hội đoàn mà họ không kiểm soát được.

Cùng lúc, có vẻ như một phong trào lập Hội Marxist đang bùng lên ở các đại học Trung Quốc.

Hồi tháng 8, chừng 50 sinh viên từ nhiều trường trên cả nước, gồm một số từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh và Đại học Nam Kinh đã đến Thâm Quyến để phản đối chính quyền và ủng hộ công nhân trong một nhà máy.

Marxism nào mới là ‘nguyên bản’?

Sang tháng 9, Hội Marxist ở Bắc Kinh công bố trên mạng xã hội thông báo họ muốn được đăng ký để trở thành một câu lạc bộ nghiên cứu tư tưởng Marx-Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Một thành viên hàng đầu của Hội, cô Nhạc Hân (Yue Xin) còn nổi tiếng với phong trào #MeToo, phản đối lạm dụng tình dục phụ nữ.

Theo Nhạc Hân, cô và các các thành viên muốn đọc về chủ nghĩa Marx từ sách nguyên bản, không phải qua giáo trình nhà nước phát hành.

Nhiều tổ chức cánh tả ở nước ngoài đang tung ra khẩu hiệu và hashtag (#ReinstatetheMarxistStudentSociety!) yêu cầu chính quyền TQ cho phép Hội Marxist hoạt động.

Họ cho rằng cuộc đấu tranh giai cấp mới, chống lại chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Trung Quốc là vấn đề rất thời sự.

Tại châu Âu, giới trẻ đôi khi vẫn mang theo cờ đỏ khi biểu tình chống chủ nghĩa tư bản nhưng cách hiểu về chủ nghĩa Marx ở Phương Tây rất khác ở Trung Quốc.

Phái tả quốc tế tin rằng lý tưởng của Marx về quyền lập nghiệp đoàn, chống chủ tư bản bóc lột, về tình ái hữu trí thức – công nhân, rất cần cho Trung Quốc hiện nay.

Cùng lúc cũng có các tên tuổi trong phong trào cánh tả của giới trí thức Trung Quốc (Tân Tả) được chính quyền dung túng nhưng hạn chế hoạt động.

Các đại diện quan trọng của phái này như Vương Hối, Thôi Chi Nguyên…được in ấn, phát hành một số bài viết trong giới nghiên cứu.

Về cơ bản, họ coi chủ nghĩa Marx là đúng, và tham nhũng là biểu hiện của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh Trung Quốc.

Có đánh giá rằng chính Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp nhận nghị trình chống tham nhũng của phe Tân Tả này.

Nhóm này cũng cho rằng xã hội Trung Quốc chỉ có thể chấn chỉnh các “tệ nạn cố hữu” mà kinh tế tư bản gây ra, bằng hoạt động của chính quyền.

Nhưng những thanh niên tân Marxist bác bỏ luận điểm này.

Họ cho chính quyền Trung Quốc hoàn toàn đứng về phía chủ tư bản, hy sinh quyền lợi công nhân.

Các sinh viên cũng muốn thực sự đi vào giới cần lao để lập công hội, và làm lại cuộc cách mạng cộng sản.

Điều này bị chính quyền của ông Tập Cận Bình kiên quyết ngăn chặn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46076829

 

Vì sao TQ gia tăng

cử học giả ra nước ngoài nghiên cứu?

Trung Quốc đang mở rộng hợp tác nghiên cứu với các học giả Mỹ và các nước tiên tiến khác về công nghệ, thông qua hình thức trao đổi học giả, theo Viện Chính sách Chiến lược Úc.

Đồng tác giả Kate O’Keeffe và Melissa Korn trong một bài viết trên The Wall Street Journal cho hay: Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã tài trợ cho hơn 2.500 nhà khoa học và kỹ thuật quân sự du học trong thập kỷ qua, theo Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI).

Các nhà khoa học Trung Quốc đã che dấu mối quan hệ của họ với PLA, điều này giúp họ tiếp cận và làm việc với các giáo sư tại các trường đại học hàng đầu như Carnegie Mellon trong khi nhà trường không hề nhận thức về mối quan hệ quân sự của họ, theo tờ Wall Street Journal.

Việc này chỉ bị phát giác sau khi Mỹ – Trung gia tăng cạnh tranh công nghệ, bao gồm các ứng dụng trong lĩnh vực thương mại và quân sự, như vật lý lượng tử, mật mã và công nghệ tự động, cũng là những lĩnh vực mà các nhà khoa học của PLA nghiên cứu khi đi du học.

Báo cáo của ASPI làm dấy lên nghi vấn về việc liệu chính phủ và các trường đại học đã cẩn thận cân nhắc về loại hình trao đổi học giả từ quân đội Trung Quốc này hay chưa. Bởi trao đổi quân sự giữa các quốc gia thường liên quan tới việc các bên cử cán bộ tới thăm các tổ chức của nhau để cải thiện mối quan hệ và giao tiếp. Tuy nhiên, ASPI cho rằng các nhà khoa học được PLA gửi ra nước ngoài thường “tương tác tối thiểu hoặc không có sự tương tác”.

Theo tác giả, các nhà khoa học PLA này là các thành viên đảng Cộng sản dân sự, những người trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu trước khi rời đi. Báo cáo trích dẫn ấn phẩm quân sự PLA Daily, cảnh báo rằng nếu sinh viên cử ra nước ngoài “phát triển các vấn đề về chính trị và tư tưởng, hậu quả sẽ là không thể tưởng tượng”.

Tiến sỹ Cai Jinting hay còn gọi là Gill Cai – đã tham gia nghiên cứu ngôn ngữ tại Đại học Ohio giai đoạn 2012-13, làm việc với một giáo sư nghiên cứu chủ đề ngôn ngữ bản địa ảnh hưởng đến cách mọi người học thêm các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ học có thể ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Tiến sỹ Cai đã không tiết lộ mối liên hệ của mình với PLA khi mà ông ta tới nước sở tại. Ông Scott Jarvis, người đã làm việc với ông Cai khi còn là phó Giáo sư tại Đại học Ohio cho hay: Tiến sỹ Cai đã nhiệt tình hỗ trợ công tác tuyển dụng sinh viên Trung Quốc tham gia vào các chương trình nghiên cứu.

Phát ngôn viên Đại học Ohio cho biết, nhà trường không độc lập phán xét các học giả “bởi các liên kết học thuật hay lai lịch của họ” mà để cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá điều đó.

Hoa Kỳ đang thực hiện các bước nhằm ngăn chặn Trung Quốc chiếm được những sáng kiến công nghệ quan trọng của các công ty Hoa Kỳ. Nhưng để giải quyết các vấn đề tương tự ở cấp đại học có thể còn khó khăn hơn. Hệ thống học thuật của Hoa Kỳ vẫn luôn tự hào về tính chất hào phóng của họ, nhờ vậy mà nhiều học giả Trung Quốc đã đạt được cả kiến thức và tài trợ.

Tuy nhiên, “Giúp đỡ đối thủ phát triển chuyên môn và công nghệ không đem lại lợi ích cho quốc gia”, báo cáo nhấn mạnh.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24484-vi-sao-tq-gia-tang-cu-hoc-gia-ra-nuoc-ngoai-nghien-cuu.html

 

TQ bị tố hưởng lợi hơn ASEAN

từ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, COC, sẽ chỉ mang đến sự ổn định cho Bắc Kinh chứ không phải các quốc gia ASEAN, theo phân tích của một chuyên gia trên trang tin ABS-CBN của Philippines.

Trong chuyến thăm Phillipines hôm thứ Hai (29/10), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Philippines và ASEAN để hướng tới việc xây dựng COC, ca ngợi văn bản này như một “nhân tố giữ gìn ổn định” trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Jay Batongbacal, Viện trưởng Viện Hải dương và Luật biển Philippines, lưu ý COC sẽ loại bỏ các quốc gia Đông Nam Á khỏi danh sách các vấn đề mà Trung Quốc phải đối phó “ở bất cứ thời điểm nào tranh chấp [trên Biển Đông] nổ ra”.

“Ổn định có nghĩa là họ đang giảm số lượng các rắc rối họ phải đối mặt trong trường hợp các tranh chấp nổi lên. Bằng cách này, họ chỉ cần ngồi và thưởng thức cảm giác rằng họ không phải đối phó với tất cả các đám cháy. Họ không phải tham gia chữa cháy với từng thành viên và cả ASEAN, [như vậy] họ có thể tập trung vào việc giải quyết các áp lực bên ngoài”, ông Batongbacal nói với ANC’s Early Edition.

Theo ông Batongbacal, việc các bên nước ngoài khu vực tham gia vào các tranh chấp trên Biển Đông là một vấn đề lớn hơn đối với Trung Quốc so với việc phải đối phó các nước ASEAN, bởi vì các cường quốc thế giới họ có thể vận dụng “luật pháp quốc tế để chứng minh tính hợp pháp trong các hành động của họ”.

“Đối với Trung Quốc, càng nhiều quốc gia đến [Biển Đông], càng nhiều quốc gia khẳng định điều gì là hợp pháp, họ sẽ càng phải giải thích, họ càng phải biện minh cho hành vi của mình vì nó trái ngược với luật pháp quốc tế”, ông Batongbacal phân tích.

Theo Agence France-Presse, trong bản dự thảo COC được đưa ra vào tháng 8, Bắc Kinh đề nghị Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN nên thường xuyên thực hiện các cuộc diễn tập hàng hải cùng nhau. Tuy nhiên, họ đưa ra yêu cầu, cuộc diễn tập không có sự tham gia của các nước bên ngoài khu vực “trừ khi các bên liên quan [đến COC] được thông báo trước và không phản đối”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24481-tq-bi-to-huong-loi-hon-asean-tu-quy-tac-ung-xu-o-bien-dong.html

 

TQ đã làm những gì để kiểm soát dư luận thế giới?

Chính quyền Trung Quốc đã dành hàng năm trời để duy trì và gia tăng nỗ lực kiểm soát dư luận trong nước, cũng như can thiệp và tác động đến cách thế giới nói về mình.

National Public Radio (NPR) ngày 3/10 đã xuất bản một bài báo đưa ra những dẫn chứng về nỗ lực chi phối dư luận quốc tế của chính quyền Bắc Kinh. Đây là một phần trong chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhằm thay đổi hình ảnh của họ trong mắt cộng đồng quốc tế.

Đối tượng kiểm duyệt là những hoạt động và những phát biểu mâu thuẫn với đường lối của đảng hoặc động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm cao, ví dụ như Tây Tạng và Đài Loan.

Đe dọa các doanh nghiệp phương Tây

Nỗ lực đe dọa các doanh nghiệp phương Tây của chính phủ Trung Quốc đã phần nào phát huy tác dụng, thậm chí đôi khi, chính các doanh nghiệp trở thành cánh tay đắc lực tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc.

Để minh chứng cho điều này, ký giả Frank Langfitt đã thuật lại những gì đã xảy ra ở Luân Đôn mùa hè này, tại một giải bóng đá mô phỏng theo World Cup. Trong số các đội tuyển tham gia giải đấu có người dân tộc thiểu số và những lãnh thổ bị cô lập, bao gồm cả Tây Tạng, một vài nhà tài trợ tiềm năng bắt đầu gây khó dễ vì điều đó.

“Đã có những yêu cầu được đưa ra, rằng liệu chúng tôi có thể cân nhắc loại người Tây Tạng ra khỏi giải đấu hay không”, Paul Watson, giám đốc thương mại của Liên đoàn các Hiệp hội Bóng đá Độc lập (CONIFA), đơn vị điều hành giải đấu cho biết.

Watson nhớ lại lời mà các nhà tài trợ tiềm năng đã nói với ông: “Tôi đã hỏi ý kiến ông chủ của tôi. Về vấn đề Tây Tạng. Anh có thể loại họ ra khỏi [giải đấu] không? Tôi thực sự xin lỗi. Thật khủng khiếp khi đưa ra một yêu cầu như thế này. Chúng tôi yêu quý những gì anh đang làm, nhưng anh có thể loại bỏ Tây Tạng không?”.

Watson từ chối gạt bỏ những người Tây Tạng, quyết định này đã khiến CONIFA thiệt hại hơn 100.000 USD tài trợ.

Đội tuyển Tây Tạng đấu với đội tuyển Luân Đôn Thổ Nhĩ Kỳ All-Stars ở cúp CONIFA (Ảnh: Sam Mellish / Getty Images)

Watson cho biết không một đại diện nào của chính phủ Trung Quốc từng tiếp cận ông, nhưng họ chẳng cần phải làm vậy, vì chính các nhà tài trợ đã lường trước những rủi ro.

Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, nhưng nhiều người Tây Tạng không thừa nhận chế độ cai trị này. Họ tin rằng chính phủ Bắc Kinh đang cố gắng phá hủy bản sắc văn hóa và tinh thần Tây Tạng, cả ở trong và ngoài đất nước.

Các nhà tài trợ cố tránh xúc phạm Bắc Kinh vì họ đã thấy hình phạt của ĐCSTQ đối với các công ty vi phạm·đường lối của chính quyền nước này. Hồi tháng Giêng, website của tập đoàn khách sạn Marriott ở Trung Quốc đã bị đình chỉ hoạt động vì để tham chiếu trên trang web rằng Tây Tạng, Hồng Kông và Ma Cao là các quốc gia. Tháng tiếp theo, Mercedes-Benz buộc phải xin lỗi vì trích dẫn lời Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, trên Instagram.

“Nhìn vào tình huống từ mọi góc độ, và bạn sẽ trở nên cởi mở hơn”, câu trích dẫn đọc.

Những người Tây Tạng ở London, những thành viên chủ chốt của đội tuyển đã rất ngạc nhiên và bày tỏ sự biết ơn khi biết rằng CONIFA đã đứng lên vì họ.

Can thiệp các diễn đàn tự do ngôn luận

Khi một tổ chức ở phương Tây làm trái đường lối của Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc sẵn sàng áp dụng quyền lực để cưỡng chế đối phương thực thi theo quan điểm của họ.

Năm ngoái, công đoàn sinh viên Đại học Durham đã tổ chức một cuộc tranh luận về chủ đề liệu Trung Quốc có phải là mối đe dọa đối với phương Tây hay không.

Tom Harwood, Chủ tịch công đoàn khi đó, cho biết Hội sinh viên và học giả Trung Quốc đã phàn nàn về chủ đề này và ép anh gạch tên cựu Hoa hậu Thế giới Canada, Anastasia Lin, khỏi danh sách diễn giả. Lin là một nhà hoạt động nhân quyền và là một học viên Pháp Luân Công, một nhóm thiền định được yêu thích trên thế giới nhưng lại bị cấm bởi chính phủ Trung Quốc.

Cựu hoa hậu Thế giới Canada, Anastasia Lin, cô cũng là môt nhà hoạt động nhân quyền và là học viên Pháp Luân Công, người đã nhiều lần khiến Trung Quốc phải e ngại vì nỗ lực phơi bày những tội ác của Trung Quốc

“Đại sứ quán Trung Quốc đã gọi điện đến văn phòng của chúng tôi và truy hỏi về cuộc thảo luận, họ hỏi xem chúng tôi có thể không mời Anastasia Lin được không. Thậm chí, một quan chức đại sứ quán Trung Quốc còn đe dọa rằng nếu cuộc thảo luận này vẫn diễn ra, Vương quốc Anh có thể nhận được các điều khoản thương mại kém thuận lợi sau Brexit”.

Vào tháng Ba, Vương quốc Anh dự định rời Liên minh châu Âu, một thị trường khổng lồ với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Các quan chức Anh đang nỗ lực tìm kiếm các thỏa thuận thương mại tự do mới với các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc.

Harwood đã thật sự choáng váng khi một nhà ngoại giao Trung Quốc sẵn sàng đưa ra lời đe dọa rằng đất nước của anh sẽ phải trả giá chỉ vì một chuyện nhỏ xíu như một cuộc thảo luận của trường đại học.

“Thật đáng ngạc nhiên đối với một tổ chức đã 175 tuổi, tự hào là một diễn đàn tự do ngôn luận, tự do trao đổi, tự do tranh luận, lại xuất hiện một thế lực bên ngoài cố gắng thay đổi điều đó, và cố gắng ngăn chặn chúng tôi mời một diễn giả”, Harwood nói.

Càng cúi đầu, càng bị bắt nạt

Bình luận về trường hợp của giải đấu CONIFA, cựu quan chức của Học viện Tây Tạng Tự do, Pema Yoko cho biết: “Rất hiếm khi bạn thấy người ta gắn bó với những nguyên tắc như vậy, nhưng bạn càng cúi đầu trước Trung Quốc, Trung Quốc sẽ càng bắt nạt bạn”.

Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc bác bỏ việc gây áp lực cho hội sinh viên và cho biết họ chưa bao giờ nghe nói về giải đấu bóng đá CONIFA.

Malcolm Rifkind, cựu ngoại trưởng Anh, người đã tham gia cuộc tranh luận ở Đại học Durham, cho biết ông không nghĩ gì nhiều về thủ đoạn của Trung Quốc.

“Tôi cho rằng điều đó thật thảm hại,” Rifkind nói. “Đó là những gì mà người Trung Quốc cứ lặp đi lặp lại một cách ngu ngốc”.

Rifkind nói rằng một vài thập kỷ trước đó, khi Trung Quốc yếu hơn và nền kinh tế nhỏ hơn nhiều, thật dễ dàng bỏ qua những lời than phiền đó.

Rifkind từng giữ chức ngoại trưởng Anh vào thời điểm nước này chuẩn bị trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. Vào thời điểm đó, nền kinh tế của Anh lớn hơn Trung Quốc. Khi Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu gặp Rifkind, khoảng một năm trước khi bàn giao, ông chẳng hề ngần ngại.

“Họ đã lúng túng,” Rifkind nhớ lại. “Họ phàn nàn. Họ nói điều đó là không thích hợp, nhưng không có gì hơn thế, bởi vì tại thời điểm đó, họ không có tiếng nói như bây giờ”.

Trở lại năm 2012, nền kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ đã lớn gấp ba lần Vương quốc Anh, khi Thủ tướng Anh David Cameron gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma ở Luân Đôn, Bắc Kinh đáp trả bằng cách hủy bỏ các cuộc họp và đóng băng hoạt động của các quan chức Anh.

Đến năm 2015, Cameron đã từ chối gặp Đạt Lai Lạt Ma, người đã nói với The Spectator, một tạp chí chính trị bảo thủ: “Tiền, tiền, tiền. Đó là tất cả những gì trong vấn đề này. Còn Đạo đức ở đâu?”.

Chính phủ Trung Quốc không chỉ cố trừng phạt phương Tây vì đi sai đường lối ĐCSTQ. Những năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến xa hơn thế, với lập luận rằng mô hình quyền lực của Trung Quốc có thể trở thành một hình mẫu cho các nước khác noi theo, thay thế cho nền dân chủ tự do.

Jan Weidenfeld, người điều hành đơn vị Chính sách Châu Âu của Trung Quốc tại Học viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Berlin, cho biết ĐCSTQ đã lập luận thế này: “Nhìn vào nơi dân chủ đã trói buộc bạn? Rất nhiều những quyết định phi lý. Bạn có Donald Trump trong Nhà Trắng. Bạn có Brexit, còn chúng tôi có mô hình [nhà nước] tốt hơn”.

Những nỗ lực vụng về để kiểm soát dư luận – như trong trường hợp của cuộc tranh luận tại Đại học Durham – đã phản tác dụng, nhưng Trung Quốc đã thành công với việc gây áp lực lên các doanh nghiệp, như lời xin lỗi của Marriott và Mercedes-Benz.

Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, nhận định, thái độ khuất phục trước ĐCSTQ của một số người phương Tây chính là một phần của vấn đề.

Năm ngoái, quan chức Đại sứ quán Trung Quốc đã thúc giục một thành viên Quốc hội Anh ngăn cản một trang web bảo thủ xuất bản bài báo của Rogers, viết về các chính sách đàn áp của Trung Quốc tại Hồng Kông nhân ngày kỷ niệm 20 năm bàn giao.

Rogers nói rằng 5 hay 10 năm trước, đại sứ quán Trung Quốc sẽ không bao giờ có can đảm để thử điều đó.

“Tôi nghĩ rằng [Trung Quốc] được khuyến khích bởi sự thỏa hiệp của chúng ta trong những năm gần đây”, Rogers nói. “Thực ra, nếu chúng ta đứng vững hơn từ vài năm trước, có lẽ họ sẽ không thể làm vậy lúc này”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24478-tq-da-lam-nhung-gi-de-kiem-soat-du-luan-the-gioi.html

 

Hồ sơ nhân quyền Bắc Triều Tiên :

Hàn Quốc « khó xử »

Thùy Dương

 Đó là khẳng định của báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Vấn đề này cũng khiến chính phủ Hàn Quốc khó xử.

Trả lời cho câu hỏi Tomas Ojea Quintan – báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên – nói cụ thể về điều gì, từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias giải thích :

« Tomas Ojea Quintan công nhận là tiến trình đối thoại bắt đầu từ năm nay có tác động tốt tới an ninh và hòa bình trong khu vực. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định là tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên không hề được cải thiện chút nào.

Đại diện của Liên Hiệp Quốc gợi nhắc lại rằng các tội ác mà chế độ Bình Nhưỡng phạm phải và được mô tả hồi năm 2014 trong một báo cáo dài của Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc vẫn còn nguyên tính thời sự : các vụ bắt bớ vô cớ, giam giữ trong các trại tập trung, các vụ hành quyết, tra tấn, hãm hiếp và thiếu vắng hoàn toàn quyền tự do báo chí và tôn giáo.

Nếu từ vài năm nay, có một vài tiến bộ được ghi nhận, nhất là về quyền tự do đi lại trong nước, thì vẫn còn tới 120.000 tù nhân chính trị bị giam giữ trong các trại tập trung.

Tomas Ojea Quintan giúp chúng ta thấy là các tuyên bố chung gần đây giữa Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ đều không hề nhắc tới nhân quyền. Ông kêu gọi không để cho vấn đề về nhân quyền bị lãng quên. »

Nhiều người cho rằng tiến trình hòa giải trên bán đảo Triều Tiên đã góp phần đưa hồ sơ nhân quyền ở Bắc Triều Tiên rơi vào quên lãng. Về vấn đề này, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết thêm :

« Nhờ ngoại giao thượng đỉnh năm nay, hình ảnh của Kim Jong Un đã được cải thiện rất nhiều và ông đã tạo cho mình tầm vóc của một nguyên thủ đáng được tôn trọng. Người ta vẫn còn nhớ là, tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng Sáu, đã tuyên bố rằng Kim Jong Un là một người « rất đáng mến, rất thông minh » và là người « thương yêu nhân dân ».

Còn chính quyền Hàn Quốc, vốn chỉ bận tâm đến việc cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng, luôn tìm cách lảng tránh vấn đề nhân quyền để không làm mếch lòng chế độ Bắc Triều Tiên. Sự im lặng của chính quyền miền Nam trên hồ sơ nhân quyền đã bị phe bảo thủ và các hiệp hội người tị nạn Bắc Triều Tiên ở Seoul chỉ trích nặng nề.

Trong khi đó, Bắc Triều Tiên công khai đe dọa Hàn Quốc : Tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố là nếu Seoul tham gia nghị quyết tới đây của Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt các vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên, thì điều này sẽ đi ngược lại tinh thần hòa giải và hòa bình giữa hai miền nam-bắc Triều Tiên. »

Moon Jae In từng là luật sư chuyên bảo vệ nhân quyền trong suốt nhiều thập kỷ trước khi đắc cử tổng thống Hàn Quốc.Vì thế, giờ đây trên cương vị nguyên thủ, việc ông im lặng trước tình trạng chế độ Kim Jong Un vi phạm nhân quyền bị coi là một nghịch lý. Thông tín viên Ojardias giải thích :

« Chính vì thế mà các hình ảnh về quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa hai nhà lãnh đạo nam-bắc Triều Tiên, các hình ảnh hai lãnh đạo ôm hôn nhau, hay những nụ cười, những cú bắt tay thật lâu, khiến nhiều người ở Seoul nghiến răng giận dữ.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã đáp lại các lời chỉ trích : Trong một buổi trả lời phỏng vấn đài BBC, ông khẳng định chủ đề nhân quyền là « rất quan trọng », nhưng để cải thiện tình hình thì các sức ép quốc tế không có hiệu quả. Ông cho rằng sự hợp tác giữa chế độ Kim Jong Un và cộng đồng quốc tế sẽ cho phép « thúc đẩy Bắc Triều Tiên hướng theo con đường cải cách và mở cửa », và theo ông, điều đó sẽ có lợi cho người dân Bắc Triều Tiên.

Nhưng đây không phải một vấn đề mới mẻ. Đã từ nhiều thập kỷ nay, cánh tả Hàn Quốc bị tố cáo là che giấu vấn đề nóng bỏng về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. »

Khủng hoảng Rohingya : Miến Điện bị Liên hiệp Châu Âu dọa hủy ưu đãi thương mại

Ủy ban châu Âu đang nghiên cứu khả năng rút các ưu đãi thương mại mà Miến Điện được hưởng từ năm 2003, nhằm trừng phạt việc quân đội nước này trấn áp sắc tội Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh phái đoàn của châu Âu mới đây có chuyến làm việc kéo dài 3 ngày tại Miến Điện, trong đó đại diện Liên Hiệp đã gặp gỡ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự và cả đại diện chính phủ nước này.

Từ Rangun, thông tín viên RFI Elisa Hunt giải thích :

« Ủy ban châu Âu quyết định rút các ưu đãi thương mại chẳng hạn hủy quyết định cho phép Miến Điện không phải trả bất cứ loại thuế nào khi xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Ưu đãi này vốn rất có lợi cho Miến Điện, nhất là ngành công nghiệp dệt may. Các sản phẩm dệt may chiếm phần lớn lượng hàng hóa Liên Hiệp nhập từ Miến Điện, chẳng hạn sản phẩm của các hãng Adidas, H&M hay Pimkie đều được sản xuất từ Miến Điện.

Châu Âu là một thị trường rất quan trọng cho ngành thương mại Miến Điện. Một nửa hàng dệt may xuất khẩu của Miến Điện là nhắm tới thị trường Liên Hiệp Châu Âu, một thị trường đang ngày càng được mở rộng. Xuất khẩu từ Miến Điện sang Liên Hiệp đã tăng mạnh thêm 41% trong năm 2018.»

Theo thông tín viên Elisa Hunt, khả năng Châu Âu rút các ưu đãi thương mại mà Liên Hiệp dành cho Miến Điện kể từ năm 2003 đang bị chỉ trích nặng nề, bởi vì biện pháp này nếu được áp dụng có thể gây ra những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Miến Điện, nhất là đối với 400.000 lao động trong lĩnh vực dệt may.

« Miến Điện có thể sẽ mất hàng trăm ngàn việc làm nếu Ủy ban châu Âu quyết định hủy ưu đãi đặc biệt đó và nếu các doanh nghiệp châu Âu rời nước này. Liên Hiệp Quốc, các cơ quan thương mại châu Âu và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp đều phản đối một quyết định kiểu như vậy.

Tất cả đều nhắc nhở là gần như mọi lao động trong lĩnh vực dệt may đều là phụ nữ, một số người thuộc sắc tộc thiểu số di cư đến Rangun để tìm việc làm và nuôi sống cả gia đình bằng tiền lương. Nếu những người phụ nữ này mất việc, họ có thể sẽ phải kiếm sống bằng cách khác, chẳng hạn sang Thái Lan hoặc bán dâm. »

Chính quyền Miến Điện đã làm gì để thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu thay đổi ý định, tránh bị châu Âu hủy ưu đãi thương mại ? Thông tín viên Elisa Hunt giải thích :

« Nhà chức trách đã gặp phái đoàn của Ủy ban Châu Âu để trao đổi về vấn đề này. Trước đây, Miến Điện đã từng tuyên bố rằng một quyết định kiểu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng rất nhiều người mất việc làm. Và Châu Âu cần cho Miến Điện một thời gian để nhà chức trách tự cho tiến hành các cuộc điều tra tra riêng của nước này, để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra trong thời gian bùng nổ các hành vi bạo lực nhắm vào người Rohingya, giai đoạn mà cộng đồng quốc tế không được can thiệp.

Phản ứng này tương tự cách nhà chức trách Miến Điện đã từng nhiều lần phản ứng trước các sức ép quốc tế, nhất là trước việc Tòa hình sự quốc tế dọa cho tiến hành một cuộc điều tra ».

Google : Hàng ngàn nhân viên biểu tình phản đối nạn quấy rối tình dục trong tập đoàn

Ngày 01/11/2018, hàng chục ngàn nhân viên của tập đoàn Google ở nhiều thành phố trên khắp thế giới, từ Tokyo, Singapore, cho đến Berlin, Zurich, Dublin, Luân Đôn, New York, và đương nhiên là cả ở Mountain View ở California, Hoa Kỳ, nơi đặt trụ sở Google, đã biểu tình phản đối nạn quấy rối tình dục trong nội bộ tập đoàn.

Cuộc biểu tình diễn ra một tuần sau khi New York Times cho đăng một bài viết về việc Google đã đền bù hàng trăm triệu đô la chocáclãnh đạo cấp cao bị sa thải về tội quấy rối tình dục nhân viên, trong đó một số người thú nhận có những hành vi quấy rối tình dục nhưng đã được ban lãnh đạo tập đoàn bênh vực trong một thời gian rất dài.

Nhà báo Juliette Gheerbrant cho biết thêm chi tiết :

« Cuộc điều tra của báo New York Times đã tạo ra hiệu ứng như một quả bom nhỏ đối với nhân viên tập đoàn Google. Cuộc điều tra này đã khẳng định những nghi ngờ theo đó Google đã nhắm mắt làm ngơ trước nhiều vụ quấy rối tình dục. Chẳng hạn, theo New York Times, ông Andy Rubin, người sáng lập hệ điều hành Android và cũng là người đã phủ nhận mọi cáo buộc quấy rối tình dục nhân viên, đã rời tập đoàn Google với 79 triệu euro tiền đền bù, trong khi đó Google không đưa ra bất cứ lời giải thích nào về lý do sa thải Andy Rubin.

Sau các tiết lộ nói trên, ban lãnh đạo Google đã gửi cho các nhân viên một tin nhắn để thông báo là trong hai năm qua, có 48 nhân viên của tập đoàn, trong đó có 13 quan chức lãnh đạo đã bị đuổi việc vì tội quấy rối tình dục và không được hưởng tiền đền bù. Hôm thứ Tư, Alphabet, công ty mẹ của Google, thông báo ông Rich De Vaul, lãnh đạo phòng thí nghiệm sáng chế Google X cũng bị sa thải và không được đền bù.

Nhưng điều này không đủ để làm cho nhân viên Google nguôi giận. Họ đã tham gia biểu tình đông đảo vượt quá hy vọng ban đầu của những người khởi xướng. Ở hàng chục thành phố trên khắp thế giới, nhân viên Google đòi hỏi tập đoàn phải có các biện pháp để chấm dứt nạn quấy rối tình dục và xử lý minh bạch hơn nữa những vụ vi phạm kiểu này.

Nhân viên Google cũng biểu tình chống lại tình trạng bất bình đẳng về lương và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp giữa nam giới và nữ giới. Chủ tịch tập đoàn Google, Sundar Pichai, khẳng định là ông ủng hộ những nhân viên tham gia biểu tình lần này. »

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181103-ho-so-nhan-quyen-bac-trieu-tien-han-quoc-%C2%AB-kho-xu-%C2%BB