Tin Việt Nam – 01/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/11/2018

Đan sĩ Thiên An tuần hành phản đối

công trình xây dựng ‘phong tỏa’ đan viện

Sáng 1/11, các tu sĩ của đan viện Thiên An ở Thừa Thiên-Huế bắt đầu cuộc tuần hành mỗi ngày, kéo dài một tuần lễ, nhằm phản đối việc xây dựng trái phép trên phần đất mà các đan sĩ nói là thuộc về đan viện.

Sự kiện mới nhất diễn ra sau một chuỗi các vụ lấn chiếm, xây dựng, phá hoại… khiến các đan sĩ liên tục kêu cứu trong thời gian qua.

Linh mục Louis Gonzaga Đặng Hùng Tân, bề trên đan viện Thiên An, nói với VOA: “Nhà dòng phải xuống đường để người ta biết là mình phản đối. Vì trước đây, người ta đã lên nhà dòng nói chuyện, xin nhà dòng được sử dụng miếng đất bên cạnh (thuộc về đan viện) để có không gian để vật liệu nhưng nhà dòng không đồng ý”.

Tuy nhiên, chủ công trình vẫn tiếp tục xây tường rào lấn đất đan viện và hiện đang tiếp tục xây cổng cho công trình được cho là miếu, chùa hay nhà tổ ngay trên phần đất của đan viện.

Trong một đoạn video mà các đan sĩ ghi lại, người chủ công trình nói rằng: “Xếp tôi có lên xin mở cửa đó nhưng quý thầy không cho, rồi xếp tôi xuống gặp mấy chú công an thì họ nói mấy anh cứ trổ cái cửa đó đi…”

Theo các đan sĩ, phần đất mà chủ công trình đang xây trước đây thuộc về đan viện, nhưng đã bị chính quyền tịch thu và bán lại cho tư nhân để xây cất. Công trình hiện tại nằm ngay lối đi chính khiến cho cửa ngõ vào đan viện bị thu hẹp, cản trở việc đi lại của nhà dòng và khách hành hương. Chưa kể nhiều cây thông mà các đan sĩ đã dày công chăm sóc nhiều chục năm nay đều bị “bao vây” bên trong bức tường, đe dọa đến cảnh quan và môi trường trong khu vực.

“Bao nhiêu cái đơn trong mười mấy năm nay nhà nước đều không giải quyết”, LM. Tân cho VOA biết.

Đan viện Thiên An, được mệnh danh là “Đà Lạt trên đất Huế”, tọa lạc trên ngọn đồi lớn nhất trong số nhiều ngọn đồi thuộc quyền sở hữu mà đan viện đã có từ năm 1940.

Rừng thông trong khu đất này đã bị chính quyền “tiếp quản” từ năm 1976 đến nay vẫn chưa hoàn trả. Những năm gần đây, đan viện cho biết chính quyền địa phương đã thông qua Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong để chuyển đổi đất-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An thành đất tư nhân.

Các đan sĩ nói họ chỉ muốn đòi công lý một cách ôn hòa qua việc gửi đơn, thư và các cuộc họp với chính quyền, nhưng trong những năm qua, đan viện liên tiếp bị sách nhiễu bằng nhiều hình thức như đập phá thánh giá trên đồi thông, cho công an, côn đồ thóa mạ, đánh đập các đan sĩ…

Gần đây, trong khu vực rừng thông của đan viện liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn đáng ngờ khiến các đan sĩ phải lên tiếng kêu cứu.

“Trước đây, cháy rừng ít xảy ra lắm, rất hiếm. Mấy năm mới có cháy một lần. Nhưng từ đầu năm tới giờ, trong vòng có 2-3 tháng đã cháy tới 5 vụ, mà đều ở sát nhà dòng hết”, LM. Tân cho biết thêm.

Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa phản hồi hay tiến hành điều tra nguyên nhân các vụ hỏa hoạn trên.

Trong báo cáo về nhân quyền công bố hồi tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lưu ý đến trường hợp đan viện Thiên An và làng Đồng Tâm khi cho rằng luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện cho chính quyền đưa ra các quyết định tịch thu đất, định giá và bồi hoàn “thiếu công bằng” cho người dân, dẫn đến khiếu nại khắp nơi liên quan đến đất đai, cũng như tình trạng “thiếu minh bạch”, “tham nhũng” trong quá trình tịch thu đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, báo cáo về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 5 còn đặc biệt đề cập đến vụ hơn 10 côn đồ nghi là công an mặc thường phục đã đột nhập đan viện Thiên An hồi tháng 6 và đánh đập các đan sĩ, cũng như việc chính quyền địa phương can thiệp vào việc thay đổi nhiệm sở của Linh mục Nguyễn Văn Đức, cựu giám quản đan viện, vì cho rằng ông đã tổ chức các hoạt động bất hợp pháp, thách thức pháp luật và không tôn trọng chính quyền và người dân địa phương.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-si-thien-an-tuan-hanh-phan-doi-cong-trinh-xay-dung-phong-toa-dan-vien/4638423.html

 

Thân nhân người biểu tình Bình Thuận

bị cấm nhận giúp đỡ

Trên facebook cá nhân của chị Nguyễn Thúy Hạnh hôm 30/10 có viết “Hôm nay Quỹ 50k gửi một khoản tiền giúp đỡ những gia đình Phan Rí đang gặp khó khăn. CA Phan Rí đã rình bắt bà con đưa vào đồn CA, hiện nay vẫn chưa thả. Yêu cầu trả lại tiền của những người hảo tâm giúp đỡ bà con!

Yêu cầu thả người!”

Vào ngày 31 tháng 10, RFA liên lạc với chị Thúy Hạnh để hỏi về sự việc thì được chị chia sẻ:

“Hôm qua chị gửi một người 24 triệu nhờ chuyển cho 8 gia đình ở Phan Rí nhưng công an đi theo bắt họ rồi tịch thu hết tiền. Thế nhưng khi về thì họ không dám nói là bị bắt.”

Chị kể thêm rằng người dân bị công an tịch thu khoản tiền đó không dám nói sự thật vì sợ công an bắt luôn, không ai nuôi người con trai đang ở tù vì biểu tình.

Trước đây nguồn Quỹ 50k giúp được gần 30 gia đình nhưng bây giờ công an đến từng nhà đe dọa khiến họ cũng không dám nhận sự giúp đỡ.

“Công an đến từng nhà khủng bố và đe dọa là nếu nhận tiền thì con sẽ bị nặng án tù thêm và sẽ bắt cả nhà.”

Một người dân ở Phan Rí, Bình Thuận có con bị kết án tù 3 năm do tham gia biểu tình chống Dự luật đặc khu và An ninh mạng hôm 10 tháng 6 năm 2018 nói với RFA rằng ông không sợ gì hết và vẫn nhận tiền giúp đỡ của Quỹ 50k vì ông quá nghèo, con ông là lao động chính làm nghề biển, giờ ở tù rồi. Khi công an tới nhà hăm dọa thì ông trả lời rằng“Mấy ông bắt con tui, bây giờ tui khổ, tui bịnh mấy ông có lo cho tui đâu, có giảm án cho con tui đâu.”

Mấy ông bắt con tui, bây giờ tui khổ, tui bịnh mấy ông có lo cho tui đâu, có giảm án cho con tui đâu. – Một người dân

Tình trạng của người đàn ông này cũng không khác là bao đối với những đồng hương sống dọc ven biển bị ô nhiễm không còn kế sinh nhai. Một trong những nguyên nhân khiến người dân Bình Thuận phải một số lần đứng lên biểu tình bạo động là do quá bức xúc vì những nhà máy điện trong khu vực gây ô nhiễm đến mức không chịu được.

Đợt bạo động vào những ngày 10 và 11 tháng 6 trong vùng cũng có phần nào vì nguyên nhân đó gây nên.

Trước thảm cảnh của những người dân ở dọc ven biển nghèo khổ cùng cực, những người có lòng như nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh đã muốn đỡ đần cho họ phần nào khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng nguồn giúp đỡ khiêm tốn đó cũng bị chặn lại.

Biện pháp này của cơ quan chức năng địa phương tại tỉnh Bình Thuận cũng không khác gì mà lực lượng chức năng ở những địa phương khác hành xử đối với gia đình, thân nhân các tù chính trị, tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/relative-of-jailed-anti-sez-bill-protesters-revented-to-get-help-10312018134321.html

 

Út trọc bị tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù

Tòa án Quân sự Trung ương sau 2 ngày xét xử phúc thẩm ông Đinh Ngọc Hệ, hay còn gọi là “Út trọc”, và các đồng phạm, đã không chấp nhận kháng cáo, quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm cho các bị cáo.

Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 1 tháng 11, trích dẫn nội dung phiên tòa diễn ra cùng ngày.

Tin cho biết, ba bị cáo kháng cáo trong phiên tòa nắm giữ chức vụ cao trong Công ty Thái Sơn, thuộc Bộ Quốc phòng, bao gồm ông Đinh Ngọc Hệ – cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc; ông Trần Văn Lâm – cựu Giám đốc Điều hành; và ông Phùng Danh Thắm, cựu Tổng Giám đốc.

Hội đồng xét xử cho biết đã chỉ ra lý do vì sao không áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho những sai phạm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức” của ông Đinh Ngọc Hệ, nên ông Hệ vẫn giữ nguyên án 12 năm tù.

Đối với ông Trần Văn Lâm và Phùng Danh Thắm, Hội đồng xét xử cho rằng do trong phiên sơ thẩm đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ, nên phiên phúc thẩm không có cơ sở giảm thêm. Vì vậy, Tòa án Quân sự Trung ương vẫn giữ y án với ông Trần Văn Lâm là 5 năm tù, và ông Phùng Danh Thắm 24 tháng cải tạo không giam giữ.

Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cũng đề nghị xem xét trách nhiệm cá nhân ông Cung Đình Minh – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn và những người có liên quan trong việc ký quyết định cho thuê xe biển đỏ tại Công ty Thái Sơn.

Theo truyền thông Việt Nam, ông Đinh Ngọc Hệ và Tổng công ty Thái Sơn là chủ của nhiều dự án BOT, BT trong cả nước trong đó có dự án BOT cầu Việt Trì bị nhiều người dân phản đối.

Cáo trạng cho biết, ông Hệ và đồng phạm hưởng lợi 6 tỷ đồng từ việc mua các xe quân sự, xe biển xanh 80A và thế chấp 29/38 xe quân sự, 15 xe biển xanh cho các ngân hàng khác nhau.

Ông Hệ cũng làm giả giấy tờ để không bị phạt 1,5 tỷ đồng vì cây xăng của Công ty Thái Sơn thiếu giấy tờ hợp lệ và tồn hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng… dẫn đến bị niêm phong cột bơm. Tuy nhiên với ý kiến chỉ đạo của nguyên chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung biện pháp này bị hóa giải gây thất thoát cho ngân sách số tiền 1,5 tỷ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ut-troc-was-sentenced-to-12-years-in-prison-11012018083647.html

 

Vũ nhôm được giảm án 1 năm tù

Trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 1 tháng 11 ở Hà Nội, ông Phan Văn Anh Vũ, tức “Vũ nhôm” đã được Tòa án Nhân Dân Cấp cao chấp nhận kháng cáo, giảm án 1 năm tù.

Truyền thông trong nước loan tin này cùng ngày, như vậy bản án về cáo buộc ‘làm lộ bí mật nhà nước’ tuyên cho ông Phan Văn Anh Vũ còn 8 năm.

Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 30 tháng 7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt ông Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù giam vì tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Ông Phan Văn Anh Vũ, nguyên là một sĩ quan công an cấp tá, được cho là đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của ông để trục lợi trong việc mua bán tài sản công cộng tại thành phố Đà Nẵng.

Ông Phan Văn Anh Vũ cũng sẽ bị đưa ra xử công khai vào ngày 27/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, về cáo buộc ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 203 tỷ đồng’ trong vụ án Ngân hàng Đông Á.

Được biết, các bị can sau đây cũng ra tòa cùng với ông Phan Văn Anh Vũ, đó là ông Trần Phương Bình – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến – Phó Tổng giám đốc, và ông Phạm Văn Phước – nguyên Giám đốc công ty cổ phần lương thực Nam Định.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vu-aluminum-is-reduced-prison-sentence-11012018083807.html

 

Xác định đất Thủ Thiêm ngoài ranh qui hoạch

và biện pháp của Tp HCM

Diện tích đất 4,3 héc ta tại Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 hoàn toàn nằm ngoài dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.

Đây là kết luận mới nhất được chính lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 1 tháng 11.

Chánh văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan, cho báo giới biết Sở Tài Nguyên- Môi Trường Thành phố đã xác định được ranh giới khu 4,3 héc ta trên bản đồ. Ngoài ra kết luận còn được dựa trên căn cứ pháp lý của các quyết định.

Theo lời ông Chánh Văn Phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Võ Văn Hoan thì cơ quan này sẽ xin ý kiến Thường Vụ Thành Ủy, Thanh Tra Chính Phủ, cơ quan chức năng để thống nhất phương án xử lý rồi tiếp tục tiến hành họp dân để cắm mốc cụ thể.

Ông Võ Văn Hoan cho biết thêm sẽ tiến hành lấy ý kiến người dân về 3 chính sách hỗ trợ, bồi thường rồi sau đó tiến hành kiểm điểm tập thể, các cá nhân có vi phạm trong vụ việc Thủ Thiêm. Cụ thể các tập thể, cá nhân bị kiểm điểm gồm lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ, lãnh đạo Ban Quản Lý Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, lãnh đạo UBND Quận 2 cũng qua các thời kỳ suốt 20 năm qua.

Thời điểm được nói cố gắng hoàn thành trong tháng 11 này.

Trước thông báo mới nhất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu, một người dân phải khiếu kiện suốt thời gian qua về biện pháp cưỡng chế sai trái của các cấp chính quyền thành phố cho biết phản ứng của những người dân liên quan:

“Đó là đánh tráo đánh lận con đen, ngay cả ông Lê Văn Lung nhà ổng không nằm trong khu vực 4,3 ha cũng không nằm trong 160 ha khu vực đô thị mới Thủ Thiêm, ổng nằm ngoài 145 ha ăn cướp không không vậy đó. Họ đem 4,3 ha qua để che lấp 5 khu phố hàng trăm ha của người dân nằm ngoài ranh khu đô thị mới thủ thiêm. Nên họ làm điều đó là không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng và phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là khiến nại của 115 hộ dân, thực tế xác nhận chỉ có 107 hộ dân đấu tranh 20 năm không nghỉ 5 khu phố ngoài ranh mà họ cớ chi họ đem 4,3 ha họ có thỏa thuận là gì, cái đó hoàn toàn không có đúng. Cơ sở nào xác định 4,3 ha nằm ngoài ranh, phải có cơ sở là bản đồ gốc bản đồ chính. Nghị định 91 là phải phê duyệt sơ đồ , đồ án mới được quy hoạch thì phải có đồ án mới xác định được cái nào trong ranh và ngoài ranh cũng là đánh lận con đen.”

Vụ việc Thủ Thiêm kéo dài suốt 20 năm qua; thế nhưng gần đây mới được phép thông tin rộng rãi tại Việt Nam. Lần gặp mới nhất được tổ chức giữa lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và một số hộ dân trong diện phải khiếu nại diễn ra hôm 20 tháng 10. Một nữ cử tri trong diện liên quan quá bức xúc phải ném giày lên phía lãnh đạo.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thu-thiem-land-outside-the-planned-area-verified-11012018082953.html

 

Kiểm thế thì… “cha” cũng khóc!

Đồng Phụng Việt

Có lẽ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN) Khóa 12 không dè kết luận của kỳ họp lần thứ 30 (từ 17 tháng 10 đến 19 tháng 10) lại trở thành một thứ… chổi chà, quét sạch mọi nỗ lực chứng minh Tổng Bí thư đang cố gắng “chỉnh đốn” để Đảng trở thành… “trong sạch, vững mạnh”.

Từ đầu năm 2016 đến giờ, UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN Khóa 12 đã “tả xung, hữu đột”, hết đề nghị kỷ luật tổ chức Đảng này (Thành ủy, Tỉnh ủy, Đảng ủy cấp bộ – ngành),  tới đề nghị kỷ luật hàng chục đảng viên cao cấp khác, không tha cả Ủy viên Bộ Chính trị,  Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN đương nhiệm có sai sót lẫn đã nghỉ hưu và đã từng lầm lỗi.

Hình như trọng trách quá lớn (giám sát, kiểm tra, thi hành kỷ luật, bảo vệ thanh danh, uy tín của Đảng CSVN) nên UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN không ngần ngại lội ngược dòng, quay về học tập một số chính thể quân chủ chuyên chế châu Á, ứng dụng hình thức xử lý chưa từng thấy trong các nền cộng hòa, kể cả cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Đề nghị tước bỏ những chức vụ mà các đương sự bị xác định là vi phạm kỷ luật đã từng mang!

Tác động từ đề nghị kỷ luật Đinh La Thăng – mở đường cho việc truy cứu trách nhiệm, xử lý hình sự một Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm không phải là nhỏ. Thậm chí đã có một vài người ví von UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN Khóa 12 như… “Phủ Khai Phong”.

Tuy nhiên “Phủ Khai Phong” thời nay ở Việt Nam chỉ mở cửa công đường đúng một lần và giống như Bao Công, UBKT BCH TƯ Đảng chỉ thực thi công lý với một “hoàng thân, quốc thích”, lờ đi trách nhiệm của cả “Triều đình” lẫn “Thánh Thượng”, cho dù “Thánh Thượng” lẫn “Triều đình” nhiều lần khẳng định, muốn “trong sạch, vững mạnh” thì dứt khoát không thể tha người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra sai phạm.

Ngoài Đinh La Thăng – hy lễ duy nhất tế nhân tâm, “Phủ Khai Phong” thời nay ở Việt Nam chỉ đề nghị cách chức và tước bỏ những chức vụ mà “hoàng thân, quốc thích” từng mang. Khi tương lai được bảo đảm, ai cũng có thể sống an nhàn với những thứ đã thu thập được, “Phủ Khai Phong” thời nay ở Việt Nam  hoàn thành thêm một trọng trách nữa, vừa tỏ cho thần dân thấy “Thánh thượng”, “Triều đình” hết sức “nghiêm minh”, không ngừng “chỉnh đốn”, vừa không để cho  “hoàng thân, quốc thích” nào nảy sinh mưu đồ “tạo phản”.

Đó là kiểm tra mà không để lòi ra… “cha” của những thứ cần phải kiểm hay đã kiểm!

Nếu cứ tiếp tục như thế thì công cuộc “chỉnh đốn” để Đảng “trong sạch, vững mạnh” tạm… ổn vì ngoài công dân, ở Việt Nam vẫn còn những người chấp nhận thân phận… “thần dân” nhưng kỳ họp vừa rồi, UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12… tham không đúng chỗ.

Thay vì chỉ hít, ngửi một số tổ chức Đảng (Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa – Quảng Trị), một số cá nhân (Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Trung tướng Nguyễn Văn Ba – từng là Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát, Thiếu tướng Lê Đình Nhường – từng là Chánh Văn phòng Cục Cảnh sát điều tra, Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ – từng là Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sá, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh – từng là Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Đại tá Nguyễn Thanh Trang – từng là Phó Văn phòng Cục Cảnh sát điều tra, Đại úy Nguyễn Chí Trung – từng là một Phó phòng của Văn phòng Cục Cảnh sát điều tra, Thiếu tướng Phan Tấn Tài – Phó Tư lệnh Quân khu 7,  bà Hồ Thị Lệ Hà – Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Hướng Hóa, ông Võ Thanh – Phó Bí thư huyện Hướng Hóa, ông Đặng Trọng Vân – Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa),  rõ ràng đã bốc mùi, UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 lại muốn ngửi, hít thêm về “tư tưởng”.

Theo Thông cáo báo chí về Kỳ họp lần thứ 30 của UBKT BCH TƯ Đảng CSVN thì những sai phạm của các cá nhân lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, khiến Tổng cục trưởng (Trung tướng Phan Văn Vĩnh), Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa) bị tống giam, rồi vi phạm pháp luật trong “điều tra – xử lý một số vụ án”, “thực hiện một số dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị”, hoặc “sai phạm về tài chính” ở Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Tỉnh ủy Bình Phước, hay sai phạm của Phó Tư lệnh Quân khu 7 “ký hợp đồng chuyển nhượng hai khu đất quốc phòng cho doanh nghiệp mà không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật”,… đều không “nghiêm trọng” bằng sai phạm của ông Chu Hảo!

Không phải tự nhiên mà sau khi UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN Khóa 12 công bố kết luận của Kỳ họp lần thứ 30, một lô, một lốc các ông, kể cả ông Chu Hảo  tuyên bố ly khai Đảng và càng ngày càng nhiều người công khai cho rằng cần phải kiểm tra lại UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12.

Xem những sai phạm liên quan tới lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhũng lạm, che chắn cho tội phạm, sang đoạt công sản không… nghiêm trọng bằng phổ biến tri thức, đóng góp ý kiến để có thể xây dựng thành công một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, văn minh thì ắt phải bị… tổ trác. Chưa bao giờ lên sân khấu, kể cả sân khấu của những câu lạc bộ tổ chức vũ thoát y  mà không mặc quần lại được xem là… nên cả.

Tuy đảm trách vai trò giám sát, kiểm tra, thi hành kỷ luật để bảo vệ thanh danh, uy tín của Đảng CSVN nhưng UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN Khóa 12 không nhận ra có ít nhất hai loại đảng viên. Một loại nương nhờ Đảng để “vinh thân, phì gia” và một loại Đảng cần nương nhờ để che… hạ thể. Học tập, làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh mà quên điều đó thì rõ ràng là học… chưa tới nơi, tới chốn.

Với loại thứ nhất, UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN Khóa 12 có nhân danh Đảng, thay mặt Đảng vụt cho mấy gậy, các đồng chí ấy cũng sẽ cun cút về chỗ Đảng chỉ, bởi quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đồng nghĩa với lợi ích cá nhân của các đồng chí ấy được bảo đảm một cách lâu dài. Song loại thứ hai thì không.

UBKT của BCH TƯ Đảng CSVN Khóa 12 chỉ mới kết luận “đồng chí Chu Hảo” có “sai phạm rất nghiêm trọng” và đề nghị “xem xét, kỷ luật”.  Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa kịp có ý kiến thì “đồng chí Chu Hảo” đã thôi, không thèm làm “đồng chí” nữa. Ngoài “đồng chí Chu Hảo”, Đảng mất thêm một mớ “đồng chí” nữa. Chuyện này mới thật sự “ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng”.

Kiểm tra lẽ ra không được để lòi ra… “cha”, giờ rõ ràng là “cha” cũng… khóc. Kỷ luật là để thị… “chúng”. “Chúng” không… kinh, dân thêm khinh khiến “cha” lúng túng. Lờ đi, không công bố biện pháp kỷ luật “nguyên đồng chí” Chu Hảo thì dở mà làm tới thì  khác gì “….. Tổng Bí thư nói dóc” về chuyện “đổi mới toàn diện, đồng bộ, đặc biệt là đổi mới tư duy lý luận, phát huy tự do tư tưởng, bảo đảm dân chủ, khuyến khích những tìm tòi sáng tạo để  đặc biệt là  vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước tiến lên”?

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-is-the-party-discipline-commission-doing-11012018075834.html

 

Sao học giả Trung Quốc

 chụp lén tài liệu ở Viện Hán Nôm?

Quy định và Xử Lý

Luật sư, Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn sau khi nghe tin về vụ việc lên tiếng với RFA rằng điều đó thật sự nguy hiểm và ông cảnh giác: “Chính ra nên chọn lọc đối tượng nào có thể vào đọc những thông tin đó chứ không hẳn cho họ vào họ đọc công khai rồi họ dùng những phương tiện để mà họ có thể sao chép như vậy.”

Trong khi đó theo Luật sự Nguyễn Văn Hậu thì trường hợp như thế chưa đến mức giao cho cơ quan chức năng xử lý.

“Tôi thấy về mức độ mình phải xem động cơ của người này chụp để làm gì, bởi vì khi nội quy của viện Hán Nôm cấm chụp hình nhưng lại cố chụp hình, cần phải biết chính xác mục của người đó là gì, còn nếu chỉ để nghiên cứu, tham khảo thì mức độ này Viện Hán Nôm chỉ ngăn chặn không cho người đó chụp hình thôi. Chứ chưa đến mức giao cho công an xử lý.”

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu thì trong trường hợp người phụ nữ liên quan vẫn tiếp tục cố tình sao chép thì pháp luật mới xử lý.

 Trong trường hợp cố ý chụp lén lút này có thể bị xử phạt hành chính, đối với người nước ngoài có thể trục xuất người đó theo thủ tục hành chính nếu không có đủ yếu tố để xử lý hình sự.

– LS. Nguyễn Văn Hậu

Còn theo luật sự Đặng Đình Mạnh, đối với các tài liệu mà có thể cho người nước ngoài đọc như vậy thì chắc chắn đó không phải là tài liệu mật, cho nên nếu tại thư viện cấm chụp hình mà bị phát hiện thì Viện có thể xử lý ngăn cản hoặc cấm không cho vào nữa.

“Mình có pháp lệnh về việc giữ bí mật thì trong cái văn bản đó thì có quy định rõ những loại tài liệu nào của cơ quan nào thì được coi là mật và nếu tài liệu mật thì chắc chắn nó không được phép lưu hành cũng như giới hạn số người được phép xem. Nếu vi phạm đó là một tội hình sự.”

Luật sư Mạnh còn cho biết thêm, đối với người nước ngoài khi muốn xem thì họ phải xuất trình được giấy tờ chứng minh họ là ai thì mới được vào xem nhưng họ được phép tiếp cận như vậy thì anh không rõ tài liệu đó là mật hay không mật.

Đồng ý quan điểm này, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng đã gọi là tài liệu mật thì sẽ qua rất nhiều quy trình để được tiếp cận, nhiều khi bất khả xâm phạm.

“Việt Nam có luật tiếp cận thông tin có quy định rất là rõ là khi mình tiếp cận thông tin những gì được gọi là bí mật của đơn vị đó hay của một quốc gia, nếu anh muốn tiếp cận thì anh phải làm theo một thủ tục của luật quy định, bởi vậy trong trường hợp cố ý chụp lén lút này có thể bị xử phạt hành chính, đối với người nước ngoài có thể trục xuất người đó theo thủ tục hành chính nếu không có đủ yếu tố để xử lý hình sự.”

Tài liệu Hoàng Sa

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày với RFA người phụ nữ Trung Quốc có gửi đơn cho Viện Nghiên Cứu Hán Nôm trong đó nêu 15 đầu sách đề nghị được đọc. Tuy nhiên Viện Phó Viện Nghiên Cứu Hán Nôm chỉ đồng ý cho 7 mà thôi.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói rõ trong 7 đầu sách đó có 1 bộ sách gọi là Minh Mệnh Chính Yếu. Tài liệu Minh Mệnh chính yếu mà người nữ học giả Trung Quốc chụp lén là ghi chép các chính sách quan trọng dưới triều Minh Mệnh, chia thành 22 mục: Kính Thiên, Pháp tổ, Đôn thân, thể thần, Cầu hiền, Kiến quan, Cần chính, Aí dân, Trọng nông, Sùng kiệm, Lễ nhạc, giáo hóa, Chế binh, Thận hình, Tài phú, Pháp độ, Dùng văn, Phân vũ, Quảng ngôn lộ, Cố phong thủ, Phủ biến, Khu viễn.

Minh Mệnh chính yếu là tư liệu có liên quan đến Quần đảo Hoàng Sa.

Tình báo?

Sau khi sự việc vừa nêu được lan truyền, nhiều cư dân mạng xã hội xôn xao cho rằng người phụ nữ sao lén lút sao chép tài liệu của Viện Hán Nôm như thế có thể là nhân viên tình báo, điệp viên của Trung Quốc. Mục đích đến thăm dò cũng như sao chép lại toàn bộ tài liệu lịch sử quan trọng của Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

 Nó vi phạm quy chế của thu viện, đó là hành động gọi là chụp trộm, chụp lén không được phép và đạo đức của một nhà khoa học thì không được phép làm như vậy. 

– TS. Nguyễn Xuân Diện

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì cho rằng không có gì để khẳng định điều đó cả:

“Cái đấy chúng tôi không biết được và cũng không có gì để khẳng định cả, chỉ biết là cô này đến đọc sách và có vi phạm một số quy định tại thư viện là chụp hình trong thư viện, chúng tôi lập biên bản và không cho cô ấy đọc sách vậy thôi, chứ còn chuyện điệp viên hay tình báo thì chúng tôi không được biết và chúng tôi không có quyền phán xét điều đó.”

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng tương tự tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm ở Hà Nội. Trước đây, cũng có một thanh niên người Trung Quốc trẻ hơn đã dùng điện thoại để chụp lại một số tài liệu cổ và cũng bị phát hiện, tịch thu và xóa hết dữ liệu.

Trường hợp các tài liệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm thỉnh thoảng vẫn hay được các học giả Trung Quốc ghé thăm và chụp trộm một số tài liệu cổ như vậy, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khẳng định rằng về đạo đức của một nhà khoa học thì không cho phép làm như vậy.

“Thứ nhất nó vi phạm quy chế của thư viện, đó là hành động gọi là chụp trộm, chụp lén không được phép và đạo đức của một nhà khoa học thì không được phép làm như vậy. Cái thứ hai thì bất kỳ tài liệu gì hay như thế nào mà lấy về một các trái phép và không lành mạnh như vậy thì không một nước nào người ta ủng hộ chuyện đấy cả.”

Nhiều người Trung Quốc lâu nay bị các quốc gia khác phát hiện đến nước sở tại để thu thập tin tức bí mật cho chính quyền Bắc Kinh. Tờ Financial Times của Anh vào đầu tháng 10 vừa qua dẫn 4 nguồn thạo tin từ Nhà Trắng cho biết rằng chính quyền Mỹ từng có cân nhắc việc ngưng cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc sang học tại các đại học ở Mỹ vì quan ngại về hoạt động gián điệp.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-scholars-caught-handed-in-illegal-photocopying-vietnamese-document-11012018105235.html

 

Kết luận thêm hai vụ việc

vi phạm đất đai ở Tp HCM

Cũng tại buổi gặp với báo chí, ông Võ Văn Hoan cho biết về tình hình quy hoạch cụm đô thị mới tại bán đảo Thanh Đa, được biết đã quy hoạch từ năm 1992 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành và là một dự án treo kỷ lục tại thành phố.

Ông cho biết, dự án này do tập đoàn Bitexco và một công ty về bất động sản của Dubai tham gia dự án. Tuy nhiên, do bế tắc trong vấn đề chi phí bồi thường và thời điểm giao đất, do đó công ty Dubai đã rút khỏi dự án.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết doanh nghiệp Dubai rút khỏi dự án nên thành phố lại mất gần 6 tháng để thẩm định năng lực tài chính của Bitexco và tiến hành thực hiện cơ chế đấu thầu.

Ngoài báo cáo liên quan dự án Thủ Thiêm và Bán đảo Thanh Đa, UBND Thành phố HCM còn cho biết đã thực hiện kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến sai phạm trong vụ 5000 m2 đất tại số 8-12 đường Lê Duẩn, trung tâm thành phố bị bán rẻ sai quy định và đang tiến hành thủ tục để thu hồi khu đất vàng này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/other-land-violations-in-hcmc-11012018083427.html

 

Việt Nam rập khuôn theo Trung Quốc

trong quản lý mạng xã hội?

Hòa Ái, phóng viên RFA

Thủ tướng Việt Nam vừa chỉ đạo Bộ Thông Tin-Truyền Thông xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Dư luận cho rằng cùng với Luật An ninh mạng, bộ quy tắc ứng xử này là công cụ để nhà cầm quyền đàn áp người dân.

“Không bỏ trống trận địa mạng xã hội”

Lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc Hội, tân Bộ trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng, vào chiều ngày 31 tháng 10 nhấn mạnh rằng chính quyền và người dân phải sống nhiều hơn trên mạng xã hội vì mạng xã hội không ảo nữa.

Lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng được không ít cư dân mạng tại Việt Nam đón nhận với tinh thần lạc quan. Họ cho rằng người đứng đầu ngành truyền thông của Nhà nước chính thức nhìn nhận mạng xã hội là không ảo, cũng như kêu gọi chính quyền và người dân phải sống nhiều hơn trên mạng xã hội, hòa nhập vào thế giới phẳng trong thời đại công nghiệp 4.0 là điều tuyệt vời. Nhà báo tự do Sương Quỳnh nêu lên quan điểm của bà về tuyên bố vừa nêu của tân Bộ trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông Việt Nam:

“Đó là phương tiện để họ biết được lòng dân như thế nào đối với các lãnh đạo, những chính sách của nhà cầm quyền đưa ra…Đây là thông tin nhanh nhất mà các quan chức có thể năm bắt được ý kiến của người dân một cách thực tế nhất. Các ông như Vũ Đức Đam, Lê Mạnh Hà hay ông Đinh La Thăng đã từng mở tài khoản Facebook để theo dõi thông tin. Làm được như vậy thì tốt. Nhưng tôi cho rằng 15 nhân vật trong Bộ Chính trị và nhất là 500 Đại biểu Quốc hội cần vào mạng xã hội để nghe tiếng nói phản ảnh trung thực của người dân, hơn là những thông tin mù mờ qua các báo cáo và từ hệ thống truyền thông bị kiểm duyệt một chiều.”

Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của Đại biểu Đinh Duy Vượt liên quan biện pháp xử lý những thông tin sai sự thật gây bất an cho xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng cần phải dựa vào công nghệ và pháp luật để đảm bảo an toàn thông tin mạng xã hội.

Tôi cho rằng 15 nhân vật trong Bộ Chính trị và nhất là 500 Đại biểu Quốc hội cần vào mạng xã hội để nghe tiếng nói phản ảnh trung thực của người dân, hơn là những thông tin mù mờ qua các báo cáo và từ hệ thống truyền thông bị kiểm duyệt một chiều

-Nhà báo Sương Quỳnh

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Bộ Thông Tin-Truyền Thông đã xây dựng trung tâm quốc gia để đánh giá, phân tích, phân loại thông tin trên mạng xã hội hàng ngày, và sẽ sửa đổi một số quy định của pháp luật để định nghĩa thế nào là thông tin sai bằng pháp luật, cũng như sẽ mạnh tay hơn trong việc yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ luật pháp Việt Nam, đặc biệt là yêu cầu gỡ bỏ thông tin.

Bên cạnh đó, truyền thông quốc nội còn đăng tải thông tin vào sáng ngày 30 tháng 10, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đọc báo cáo về chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Thông Tin-Truyền Thông phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội hoạt động tại Việt Nam như Facebook, Youtube; trong đó các nhà mạng được yêu cầu phải có những giải pháp kỹ thuật mới để ngăn chặn sự phát tán những thông tin xấu độc và đẩy mạnh hợp tác với Facebook, Google để ngăn chặn, gỡ bỏ cái thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Công cụ đàn áp

Trước thông tin về thiết lập bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, một số cư dân mạng nhắc lại cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông Tin-Truyền thông với Báo mạng Vietnamnet.vn, đăng tải hồi trung tuần tháng 8 năm 2017. Trong cuộc phỏng vấn này, giới chức của Bộ Thông Tin-Truyền Thông “cảnh báo” rằng mặc dù mạng xã hội rất tiện ích trong việc biểu đạt quan điểm, nhưng không phải lúc nào cũng hữu ích và mang lại ích lợi cho xã hội, mà “sự dễ dãi và tiện ích đó đang dần làm tha hóa hành vi sống của mỗi con người”. Một làn sóng phản đối mạnh mẽ vì cho rằng lời cảnh báo vừa nêu đã thể hiện rõ chủ trương của Nhà nước và Đảng lãnh đạo Việt Nam luôn coi truyền thông mạng xã hội như là “đối tượng bất đồng” của chế độ và có thể dọn đường cho một chính sách đối xử không công bằng đối với mạng xã hội trong tương lai.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận rất nhiều cư dân mạng tại Việt Nam khẳng định bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được thiết lập và Luật An ninh mạng có hiệu lực trong vòng hai tháng nữa sẽ là các công cụ để nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp người dân trong khi họ chỉ thực hiện các quyền được ghi trong Hiến pháp về tự do ngôn luận và tự do thông tin. Nhà báo tự do Đỗ Cao Cường lên tiếng với RFA:

Việt Nam hiện tại học theo mô hình quản lý của Trung Quốc. Có vẻ như là ông Tập Cận Bình thắt chắt quyền tự do ngôn luận như thế nào thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng học theo như vậy ở Việt Nam. Tôi cho rằng với Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019, cùng với bộ quy chuẩn về sử dụng mạng xã hội cho thấy quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam bị đe dọa hơn bao giờ hết
-Nhà báo Đỗ Cao Cường

“Việt Nam hiện tại học theo mô hình quản lý của Trung Quốc. Có vẻ như là ông Tập Cận Bình thắt chắt quyền tự do ngôn luận như thế nào thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng học theo như vậy ở Việt Nam. Tôi cho rằng với Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019, cùng với bộ quy chuẩn về sử dụng mạng xã hội cho thấy quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam bị đe dọa hơn bao giờ hết, dưới thời của ông Nguyễn Phú Trọng. Điều này chứng tỏ số lượng tù nhân lương tâm sẽ là đông nhất, bắt đầu từ năm tới vì bày tỏ chính kiến, bất đồng quan điểm với chính quyền trên mạng xã hội.”

Theo số liệu của Bộ Thông Tin-Truyền Thông, hiện Việt Nam có khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội. Trong khi đó, theo ghi nhận của giới facebooker và blogger tại Việt Nam thì tỉ lệ thuận với sự gia tăng ngày càng có nhiều người sử dụng mạng xã hội, nhà cầm quyền Việt Nam càng gia tăng bắt bớ và tuyên những bán án tù nặng nề qua các điều luật mà những tổ chức nhân quyền thế giới chỉ trích là mơ hồ như Điều 88, Điều 258, Điều 79…

Một số facebooker và blogger Đài RFA tiếp xúc cho biết mới đây nhất, vụ việc GS. Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị kỷ luật là một tín hiệu mà nhà cầm quyền Việt Nam sẽ xiết chặt hơn nữa trong việc kiểm soát thông tin mạng xã hội và Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn tối tăm trong lãnh vực thông tin truyền thông.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-vn-copying-china-method-to-control-social-media-10312018140035.html

 

Việt Nam tiếp tục gia tăng kiểm soát mạng

viện lẽ chống « tin giả »

Trọng Nghĩa

Vào hôm qua, 31/10/2018, chính quyền Việt Nam cho biết đã thiết lập một đơn vị giám sát mạng internet, có khả năng « quét », tức là rà soát, đến 100 triệu tin tức mỗi ngày, để tìm ra các « thông tin sai lệch ».

Theo hãng tin Pháp AFP , đây là một động thái mới của Nhà nước Việt Nam trong việc tung ra những công cụ nhằm siết chặt hơn nữa quyền kiểm soát thông tin, hạn chế quyền tự do internet.

Trích lời bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng được đăng trên trang web chính phủ, hãng tin Pháp ghi nhận là phương tiện mới nhất là một loại phần mềm được cho là có thể đọc mỗi ngày 100 triệu thông tin trực tuyến, « để phân tích, đánh giá và phân loại ».

Theo lời ông Hùng, việc rà soát lượng thông tin khổng lồ này là một điều cần thiết để có thể « trừng phạt một cách hợp pháp » những người loan truyền tin giả trên các mạng xã hội.

Bộ trưởng Thông Tin Việt Nam tuy nhiên không cho biết chi tiết về cách thức vận hành của bộ phận « chống tin giả » gọi là « trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng » – và nhất là nhờ đâu mà bộ phận đó có thể ra soát được một khối lượng thông tin khổng lồ cả « trăm triệu thông tin » như vậy.

Trong thời gian gần đây, Nhà nước độc đảng tại Việt Nam đã lần lượt triển khai một loạt biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng, một động thái bị giới chỉ trích cho là nhằm trấn áp giới bất đồng chính kiến, đang sử dụng Facebook và YouTube làm công cụ hoạt động.

Trong chiều hướng đó, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật an ninh mạng ngặt nghèo vào tháng Sáu vừa qua, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải lưu trữ dữ liệu về người dùng Việt Nam ngay tại Việt Nam, và phải xóa các « nội dung độc hại » nếu được yêu cầu. Các tập đoàn internet như Facebook và Google cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính quyền yêu cầu.

« Trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng » là một công cụ được loan báo ít lâu sau khi chính quyền tiết lộ là đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm Internet có đến 10.000 người, chuyên trách việc theo dõi các bài đăng trên mạng.

Theo AFP, một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đã cho biết là ​​các thành phần gọi là dư luận viên đó đã ồ ạt tung bình luận ủng hộ chính phủ trên các trang Facebook của họ.

Nhận xét chung của các nhà quan sát là trong lãnh vực kiểm duyệt Internet, Việt Nam đã rập khuôn theo mô hình chuyên chế của Trung Quốc, và Luật An Ninh Mạng của Việt Nam đã bắt chước luật của Trung Quốc.

Báo cáo thường niên công bố vào hôm qua, 31/10 của tổ chức bảo vệ dân chủ Freedom House, do chính quyền Mỹ tài trợ, đã nêu bật vai trò « đầu têu » của Bắc Kinh trong việc đề ra những luật lệ ngặt nghèo về Internet, luật lệ mà Trung Quốc đã « xuất khẩu » qua hơn một chục nước. Trung Quốc còn xuất khẩu công nghệ kiểm duyệt thông tin, và nhất là cố vấn cho các « khách hàng ».

Báo cáo của Freedom House đã dựa trên thông tin từ báo chí và chính phủ Trung Quốc để tiết lộ rằng Việt Nam cùng với Uganda, Tanzania, hai quốc gia châu Phi, là nơi mà các biện pháp về an ninh mạng đều được đưa ra sau những cuộc thảo luận với các quan chức Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181101-viet-nam-tiep-tuc-tung-vu-khi-kiem-soat-mang-vien-le-chong-%E2%80%9Ctin-gia%E2%80%9D

 

Bộ Công an: Luật ANM sẽ

không kiểm soát hoạt động công dân

Bộ Công an cho biết Luật An ninh mạng mới được thông qua hồi tháng 6 không kiểm soát và làm lộ thông tin người dùng giữa lúc có những lo ngại luật này sẽ theo dõi hoạt động công dân trên mạng và thông tin cá nhân sẽ không được giữ kín.

Bộ Công an, cơ quan ban hành bộ luật gây tranh cãi trong nhiều tháng qua, khẳng định luật sẽ không dẫn tới những hệ quả nói trên trong một văn bản trả lời thắc mắc của người dân được đăng trên cổng thông tin điện tử của bộ.

Luật An ninh mạng được cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký ban hành hồi tháng 6 bất chấp những phản đối của người dân. Nhiều cuộc biểu tình trong và ngoài nước đã nổ ra khi người dân cho rằng luật mới, dự kiến có hiệu lực ngày 1/1/2019, sẽ là công cụ để nhà cầm quyền thắt chặt tự do ngôn luận trên mạng, nhất là mạng xã hội.

Với quy định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet “phải xác thực thông tin người dùng và cung cấp cho lực lược chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an” khi có yêu cầu, nhiều người dùng internet và mạng xã hội đã lo ngại rằng thông tin cá nhân của họ sẽ không còn được giữ kín.

XEM THÊM:

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi VN tôn trọng nhân quyền trong Luật An ninh mạng

Tuy nhiên theo báo Pháp Luật, Bộ Công an cho biết luật quy định “chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng” thì luật mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó. Bộ khẳng định lực lược chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật với “trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

“Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật,” theo phần trả lời thắc mắc của người dân liên quan đến Luật An ninh mạng hôm 30/10.

Trước những lo ngại của người dùng internet và mạng xã hội về việc bị kiểm soát dưới các quy định của luật mới, Bộ Công an nói luật này không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube.

“Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước,” theo Bộ Công an.

Tuy nhiên, Luật An ninh mạng quy định rằng những người dùng mạng xã hội như Facebook, Google, hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo pháp luật của Việt Nam.

Bộ Công an cho rằng không gian mạng còn bị các “thế lực thù địch, phản động sử dụng để phát tán thông tin kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn, khủng bố, lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia.”

Theo anh Nguyễn Chí Tuyến, một người dùng mạng xã hội và nhà hoạt động dân chủ trong nước, việc có những thông tin sai lệch trên mạng là một thực tế trong thời đại bùng nổ thông tin trên internet. Tuy nhiên ông Tuyến không đồng ý với nhận định của Bộ Công an về việc dùng mạng để “phát tán thông tin kêu gọi biểu tình.”

“Biểu tình là quyền của công dân và ngay cả trong hiến pháp Việt Nam có quy định. Nếu như họ chỉ dùng Luật An ninh mạng để dập tắt hay đập tan tất cả những quyền biểu tình của người công dân hoặc những quyền khác như quyền tự do ngôn luận hay bàn luận về các chính sách của nhà nước hay những phát biểu của các quan chức trong bộ máy nhà nước, hay họ lèo lái dư luận, kiểm soát thông tin với cách mà từ xưa đến nay họ vẫn toàn quyền trong việc truyền thông tin đi thì điều đó tôi không đồng ý và phản đối.”

Việt Nam hiện chưa có Luật Biểu tình. Việc soạn thảo bộ luật này lần đầu được đề cập tại Quốc hội vào năm 2011. Từ đó đến nay, dù nhiều lần đại biểu quốc hội chất vấn chính phủ, chưa bao giờ một dự luật như vậy được giới thiệu và bàn thảo các điều khoản. Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang hồi tháng 6 năm nay từng nói “cần có luật biểu tình” nhưng những thông tin về phát ngôn này của ông sau đó bị gỡ bỏ khỏi các trang mạng do nhà nước kiểm duyệt.

Mặc dù có những phát triển về kinh tế nhưng Đảng Cộng sản hiện đang cầm quyền ở Việt Nam vẫn duy trì việc kiểm soát chặt chẽ các thông tin mà họ gọi là “tin vu khống, xuyên tạc” hay “xấu, độc.”

Bộ trưởng Công an Tô Lâm hôm 1/11 cho các thành viên Quốc hội biết rằng bộ đã “yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngăn chặn truy cập từ trong nước với gần 3.000 trang mạng có nội dung xấu độc” và “yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài hợp tác xử lý cá thông tin vi phạm pháp luật ở Việt Nam.”

Ông Lâm nói trong một phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội khóa 14 đang diễn ra ở Hà Nội rằng Bộ Công an đang phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản thi hành Luật An ninh mạng để “xử lý hành vi vu khống trên không gian mạng.”

Do vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng là “rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo vệ an ninh mạng trong tình hình hiện nay,” theo Bộ Công an.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-cong-an-luat-an-ninh-mang-se-khong-kiem-soat-hoat-dong-cong-dan/4638442.html

 

Kỷ luật GS. Chu Hảo có giúp bảo vệ Đảng?

Nhà quan sát nói với BBC rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương “lợi bất cập hại” khi đề nghị kỷ luật một trí thức và rằng “tác dụng răn đe không hiệu quả vì tình hình bây giờ đã khác thời Nhân văn-Giai phẩm”.

Trong lúc vụ Giáo sư Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vẫn đang gây tranh cãi, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm 31/10 viết bài giải thích chi tiết về ông, người bị nói có “biểu hiện suy thoái rất nghiêm trọng”.

Bài viết của ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nói vi phạm của “đồng chí Chu Hảo” bắt đầu khi ông nghỉ hưu, không còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ năm 2005, sang công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Trước đó, hôm 26/10, giáo sư Chu Hảo viết thư “từ bỏ Đảng Cộng sản” sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật.

Đảng Cộng sản nêu ‘sai trái’ của GS Chu Hảo

Kỷ luật ông Chu Hảo là ‘giọt nước tràn ly’

Có thêm các trí thức ‘bỏ Đảng’ sau vụ TS Chu Hảo

GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘tự diễn biến’

‘Càng gây thêm bức xúc’

Trả lời BBC hôm 1/11, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, nói: “Tôi có cảm giác kết luận về ông Chu Hảo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương “lợi bất cập hại.”

“Bất cứ đảng nào cũng đều cần có quyết định hợp với lòng dân, hợp với thực tế, nhưng quyết định này hoàn toàn ngược lại, không có lợi gì cho Đảng.”

“Có thể chủ ý của Ủy ban này là lấy ông Chu Hảo ra để răn đe những người khác nhưng tình hình bây giờ đã khác thời Nhân văn-Giai phẩm.”

“Bây giờ là thời 4.0 mà, dân chúng và ngay cả đại đa số Đảng viên đều có điều kiện tiếp cận thông tin rộng rãi.”

Tôi ngạc nhiên là vụ ông Chu Hảo về vấn đề tư tưởng, văn hóa lại bị Ủy ban này đưa ra chung hồ sơ với những viên chức công an, quan chức tham nhũng tồi tệ. Đốt lò quan chức tham nhũng thì đáng hoan nghênh, nhưng cùng lúc đốt lò trí thức tâm huyết thì đó là sai lầm.giáo sư Nguyễn Đăng Hưng,

“Nên tác dụng răn đe không hiệu quả.”

“Tôi thấy trên mạng người ta ầm ầm ủng hộ ông Chu Hảo.”

“Chỉ một số dư luận viên chê bai ông Chu Hảo nhưng rất thô thiển, không dựa trên luận cứ nào cả.”

“Điều này càng gây thêm bức xúc cho người dân.”

“Tôi nghĩ sau vụ này, những người trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải suy nghĩ lại và có biện pháp bảo vệ Đảng hữu hiệu hơn.”

“Mà muốn bảo vệ Đảng hữu hiệu nghĩa là phải vệ lẽ phải và những ý kiến có lợi cho đất nước, cho dân tộc.”

Nhà quan sát độc lập về chính trường Việt Nam cũng cho biết thêm: “Tôi thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương thường được dùng để kỷ luật, có biện pháp bãi miễn, khai trừ những thành phần mà Đảng cho là thoái hóa, có phát biểu không có lợi cho Đảng.”

“Tôi ngạc nhiên là vụ ông Chu Hảo về vấn đề tư tưởng, văn hóa lại bị Ủy ban này đưa ra chung hồ sơ với những viên chức công an, quan chức tham nhũng tồi tệ.”

“Hai vấn đề này khác nhau.”

“Đốt lò quan chức tham nhũng thì đáng hoan nghênh, nhưng cùng lúc đốt lò trí thức tâm huyết thì đó là sai lầm.”

Cùng ngày, BBC gọi cho ông Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng để hỏi bình luận nhưng ông Phúc nói nhanh: “Tôi không có ý kiến” rồi cúp máy.

‘Cánh tay đắc lực’

Một nghiên cứu sinh người Việt ở Mỹ đề nghị ẩn danh, nói với BBC hôm 1/11:

“Quyết định xem xét kỷ luật ông Chu Hảo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thực hiện đúng theo trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan này. Theo theo thông tin trong bài viết của ông Phạm Tiến Đức, việc xem xét kỷ luật ông Chu Hảo đã bắt đầu từ năm 2009, tiếp tục vào năm 2016 và lặp lại năm 2018, dẫn đến quyết định được công bố tuần trước như chúng ta đã biết.”

“Với chức năng tham mưu về kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, Ủy ban nêu trên là cánh tay đắc lực của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá nhân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong việc tăng cường kỷ luật đảng, phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa của đảng viên. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện nay, ông Trần Cẩm Tú, là phó chủ nhiệm thường trực dưới thời ông Trần Quốc Vượng. Nay thì cả ông Trần Quốc Vượng và ông Trần Cẩm Tú đều là thành viên Ban Bí thư cùng với ông Nguyễn Phú Trọng. Điều này khiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương trở thành một trong những cơ quan quyền lực nhất của Đảng.”

“Do Ban Bí thư là cơ quan lãnh đạo công việc hàng ngày của Đảng, chắc chắn quyết định xem xét kỷ luật ông Chu Hảo phải được sự đồng ý của Ban Bí thư và cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng.”

“Về khả năng Ủy ban nêu trên nhận sai hoặc rút lại quyết định kỷ luật trước áp lực công luận là điều gần như không có, bởi hai lý do. Thứ nhất, cơ quan này không độc lập ra quyết định kỷ luật mà phải nhận được sự đồng thuận của Ban Bí thư và ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng việc xem xét kỷ luật trong Đảng được thực hiện rất thận trọng, bài bản để người bị kỷ luật phải tâm phục khẩu phục.”

“Thứ hai, ĐCSVN coi việc siết chặt kỷ luật Đảng là nhiệm vụ sống còn, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, chẳng hạn thể hiện qua Nghị quyết 04-NQ/TW “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.”

“Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sử dụng tất cả những cụm từ này để nói về ông Chu Hảo và đánh giá mức độ vi phạm, khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng. Ông Chu Hảo sẽ trở thành trường hợp điển hình bị kỷ luật vì lý do suy thoái tư tưởng nhằm răn đe các đảng viên khác.”

Hôm 29/10, báo Quân đội nhân dân cho hay: “Nhiều ý kiến của cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh và quần chúng nhân dân, bày tỏ sự đồng tình với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương [về vụ ông Chu Hảo].

Một bài trên tờ này dẫn lời ông Phan Thanh ở quận Ba Đình, Hà Nội: “Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị thi hành kỷ luật đối với ông Chu Hảo là đúng đắn, đồng thời cho thấy kỷ luật của Đảng là nghiêm minh, cho dù người bị xử lý là ai, đã và đang giữ cương vị gì, thấp hay cao; trình độ chính trị, văn bằng là gì, quá trình công tác và thành tích như thế nào… nếu vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý nghiêm minh. Xử lý kỷ luật ông Chu Hảo nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Nhà nước.”

Cùng thời điểm, trang Viet-studies đăng ý kiến của ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, cựu Đại sứ Việt Nam tại Pháp: “Tôi khẩn thiết đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương bình tâm và sáng suốt xem xét lại và dũng cảm rút quyết định về ông Chu Hảo.”

“Ủy ban làm được việc này sẽ góp phần lấy lại và nâng cao uy tín của Ủy ban nói riêng và của Đảng nói chung, là điều hết sức cần thiết hiện nay, trước tình hình thế giới đang thay đổi rất căn bản, sâu sắc, với tốc độ chóng mặt, những đảo lộn khôn lường, đặt ra cho đất nước ta những thách thức thật sự hiểm nghèo, đồng thời cũng có những cơ hội lớn mà Đảng và dân tộc không được bỏ lỡ.”

In sách ‘sai trái’

Bài viết hôm 31/10 của tác giả Phạm Đức Tiến mang quan điểm chính thức của Đảng nhận định ông Chu Hảo, khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đã cho in nhiều sách “có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng”.

Bài viết kết luận: “Đồng chí Chu Hảo là đảng viên trí thức nhưng đã đi ngược lại phẩm giá của người trí thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người tri thức và tư cách đảng viên.”

Phản ứng về bài viết, nhà văn Phạm Thị Hoài, sống ở Berlin, hôm 31/10 viết trên Facebook:

” Sự kiên nhẫn của Đảng không phải là vô tận. Nhưng cho đến hết bài, Đảng vẫn gọi ông Chu Hảo là đồng chí.”

Trước đó, giáo sư Chu Hảo công bố thư trên mạng xã hội nói bản thân ông nay “từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam” để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh.

Cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật gần đây, cũng nói ông đề nghị chi bộ “xóa tên tôi trong danh sách Đảng viên”.

Theo ông Chu Hảo, quyết định kỷ luật ông được Đoàn Kiểm tra “đơn phương công bố rộng rãi” mà không thông báo trước “cho cá nhân và tổ chức đương sự”.

Ông viết “đây là bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc”.

Ông Chu Hảo cũng nói mình đã “từ chức” khỏi vị trí ở Nhà Xuất bản Tri Thức.

Tuy nhiên, ông Chu Hảo viết ông sẽ vẫn tiếp tục con đường Khai Sách của Phan Châu Trinh: Dân tộc, Dân chủ và Phát triển, thông qua các hoạt động giáo dục.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46053720

 

Thanh Hóa: Thu hồi

quyết định đuổi học vì ‘nói xấu giáo viên’

Một trường ở tỉnh Thanh Hóa rút lại quyết định đuổi học nhiều học sinh lớp 10 vì “nói xấu” giáo viên trên Facebook.

Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam

Vì sao ta nghiện tin nhắn, Facebook?

Bị cắt điện vì than phiền trên Facebook

Ban đầu, Trường THPT Nguyễn Trãi ở tỉnh này hôm 23/10 đuổi học 1 năm với 3 học sinh, đuổi học 1 tuần với 4 học sinh, và cảnh cáo toàn trường 1 học sinh.

Lý do là các học sinh này đã “dùng mạng xã hội xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của giáo viên và nhà trường, gây ảnh hưởng xấu tới công tác giáo dục của nhà trường”, theo báo Thanh Niên.

Nhưng sau phản đối trong dư luận về tin này, ngày 1/11, ông Bùi Nguyên Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, nói với báo chí là Ban giám hiệu nhà trường vừa thu hồi các quyết định kỷ luật.

Diễn biến mới nhất xảy ra sau khi Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu xem xét lại vụ việc.

Chỉ đạo

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa, được báo Thanh Niên dẫn lời nói đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xuống tận trường kiểm tra, làm rõ vụ việc.

Bà Hằng nói: “Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường thu hồi tất cả các quyết định kỷ luật 8 học sinh, đặc biệt quyết định đuổi học 1 năm đối với 3 học sinh.”

“Đồng thời, yêu cầu nhà trường phải thông báo ngay cho các học sinh bị kỷ luật đuổi học trở lại từ ngày 2.11; rà soát lại toàn bộ quy trình kỷ luật, sau đó xem xét lại mức độ vi phạm của học sinh để có hình thức kỷ luật phù hợp; báo cáo giải trình về vụ việc, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể.”

“Chúng tôi yêu cầu như vậy vì các quyết định kỷ luật học sinh như đuổi học 1 năm với 3 học sinh là quá nặng, chưa đến mức độ như vậy, và nhà trường quá nóng vội.”

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, sự việc bắt đầu khi một học sinh vào hôm 2/10 sử dụng điện thoại di động trong giờ học nên đã bị giáo viên bộ môn thu giữ, sau đó giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp là cô Đậu Thị Bích.

Chiều cùng ngày, cô Bích phát hiện trên màn hình điện thoại của học sinh này hiện lên cuộc nói chuyện từ tài khoản Facebook với nội dung nói xấu thầy cô giáo và nhà trường.

Từ việc này, nhà trường lập hội đồng xét kỷ luật tám học sinh lớp 10A5, năm học 2018-2019 vì đã có hành vi lập nhóm trên Facebook nói xấu thầy cô, nhà trường.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46059366

 

Việt Nam thuộc nhóm nước

cản trở thương mại điện tử của Mỹ

Việt Nam nằm trong nhóm thủ phạm hàng đầu cản trở thương mại điện tử của Mỹ, theo phát hiện của Hiệp hội Internet (IA) đệ trình cho Báo cáo Ước định Thương mại Quốc gia 2019 (NTE) của Đại diện Thương mại Mỹ.

Ngoài Việt Nam, các quốc gia dựng nên rào cản nhiều nhất cho các công ty Mỹ bị nêu tên trong văn bản IA công bố ngày 31/10 còn có Ấn Độ, EU, Indonesia, và Trung Quốc.

“Thương mại điện tử là tương lai của kinh tế Mỹ,” giám đốc phụ trách chính sách thương mại của IA Jordan Haas nói. “Chúng ta đã tạo dựng được thặng dư thương mại 196 tỷ đô la vốn đem đến lợi ích cho tất cả các thành phần của nền kinh tế chúng ta nhờ vào khung chính sách cho phép doanh nghiệp có quy mô khác nhau cạnh tranh và tiếp cận được các thị trường trên toàn thế giới. Báo cáo NTE của IA đã nêu rõ vì sao Đại diện Thương mại Mỹ nên ủng hộ sự thành công tiếp diễn của Mỹ trong lĩnh vực kỹ thuật số và giúp cho nền kinh tế kỹ thuật số của Mỹ được phồn thịnh.”

Văn bản của IA nêu chi tiết những rào cản thương mại điện tử mà các công ty internet đối mặt trong việc làm ăn hay cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng ở trên 50 quốc gia. Những rào cản này ngăn trở các công ty Mỹ trong việc cung cấp dịch vụ đến với người dân sở tại và kết nối họ với phần còn lại của thế giới.

Danh sách các rào cản được nêu trong báo cáo của IA bao gồm: hệ thống bảo vệ dữ liệu mang tính phân biệt đối xử và tạo gánh nặng; rào cản hải quan đối với sự phát triển thương mại điện tử; hạn chế dòng dữ liệu và ngăn chặn dịch vụ; áp dụng các quy tắc cạnh tranh một cách không khách quan và phân biệt đối xử; lọc; kiểm duyệt; chặn dịch vụ; hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ đám mây của Mỹ, những quy định giới hạn quá mức về các dịch vụ trực tuyến; khung bản quyền và trách nhiệm mất cân đối, hệ thống thuế một chiều và phân biệt đối xử.

Việt Nam lâu nay bị chỉ trích về các nỗ lực kiểm duyệt internet mà gần đây nhất là Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng 6.

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-thuoc-nhom-nuoc-can-tro-thuong-mai-dien-tu-cua-my-/4637552.html

 

VNCH: Hóa ra có tới hai ‘Tháng Tư Đen’

TS Nguyễn Tiến HưngGửi bài từ Virginia, Hoa Kỳ

Lịch sử Miền Nam Việt Nam thật kỳ lạ: hai cái mốc lịch sử ấy lại cách nhau đúng 20 năm – đánh dấu lúc khai sinh và lúc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

‘Tháng Tư Đen’ thứ nhất: năm 1955

Sau khi ông Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ Tướng vào Hè 1954, Sàigòn dần dần chìm đắm vào cảnh nội loạn. Lý do chính yếu là Pháp nhất quyết dẹp Thủ Tướng Diệm để thành lập một chính phủ thân Pháp và bảo vệ quyền lợi của Pháp.

Tình hình chính trị khó khăn tại Miền Nam từ năm 1954 kéo dài sang năm 1955.

Tư lệnh quân Đội Pháp Paul Ély thuyết phục được Đại sứ Mỹ Lawton Collins rằng ông Diệm không thể lãnh đạo Miền Nam Tự Do.

Ông đề nghị năm bước để thay thế Thủ tướng Diệm (chỉ mới chấp chính được mười tháng). Collins đích thân bay về Washington để áp lực cả tổng thống lẫn ngoại trưởng.

Lệnh rút khỏi Huế của Tổng thống Thiệu

Báo Sóng Thần chống tham nhũng trước 1975

Chợ Lớn thời VNCH và thời nay

‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH

Sau cùng cả TT Eisenhower lẫn Ngoại Trưởng Dulles đã phải nghe theo – dù hết sức lưỡng lự.

Washington gửi điện mật tới Sàigòn đồng ý cho đảo chính vào lúc Pháp đang bí mật yễm trợ lực lượng Bình Xuyên lật đổ Tổng thống Diệm.

Vào mùa xuân 1955, ngoài đối phó với Pháp, ông Diệm còn có vấn đề lớn lao nữa là việc định cư gần một triệu dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam, bất chợt làm tăng dân số Miền Nam lên 7%.

Khi đưa một số dân lên khai khẩn các khu dinh điền trên cao nguyên, ông Diệm bị chỉ trích là mang người Kinh lên chiếm đất của người Thượng. Nhiều người còn dị nghị là chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Bắc Nam và thiên vị người Công Giáo.

Không những tình hình chính trị mà tôn giáo tại Miền Nam thật rối ren. Vào tháng 3, các giáo phái thành lập “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.”

Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ Mặt Trận và thông báo cho Mỹ là ông Diệm không còn hữu hiệu nữa. Ngày 21 tháng 3, 1950 Mặt Trận tống đạt một tối hậu thư, đòi ông Diệm trong vòng năm ngày phải thành lập chính phủ mới, gồm đại diện của các lực lượng dân chủ đối lập nếu không họ sẽ biểu tình.

Thành lập xong, đại diện Mặt Trận liên lạc ngay với phía Mỹ để yêu cầu ủng hộ việc đòi ông Diệm phải thành lập chính phủ mới. Tại Sàigòn, Đại sứ Collins tuy là chống biểu tình nhưng khuyên ông Diệm phải thương thuyết để dung hòa với Mặt Trận, như vậy “có thể đổi thù thành bạn.”

Thoạt đầu ông Diệm đồng ý, nhưng khi các giáo phái nói là không thể điều đình về những yêu sách của họ, ông Diệm cho ông Collins biết là sẽ dùng vũ lực để giải quyết. Collins không đồng ý, trả lời rằng quân đội sẽ không ủng hộ việc dùng vũ lực và tiếp tục khuyên ông Diệm phải tìm giải pháp ôn hòa.

Một quyết định táo bạo

Cuối tháng 3, 1955 bầu không khí Sàigòn trở nên ngột ngạt sau khi ông Diệm ban hành sắc lệnh tách Cảnh sát Biệt khu Thủ đô ra khỏi hệ thống chỉ huy của Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Lại Văn Sang. Không thông báo cho Đại sứ Mỹ, ông Diệm bắt đầu xúc tiến kế hoạch truất chức ông Sang và tấn chiếm Trung Tâm Cảnh sát, dự định cả hai việc sẽ được thi hành vào ngày 29 tháng 3.

Thế nhưng chỉ mấy giờ trước khi kế hoạch bắt đầu, Pháp biết được tin này nên gấp rút can ngăn ông Diệm, hứa sẽ tìm cách đưa quân đội Bình Xuyên ra khỏi lực luợng cảnh sát.

Đại sứ Collins cũng đến gặp ông Diệm để phản đối việc dùng vũ lực.

“Nếu ngài giải quyết vấn đề bằng cách này, chúng tôi sẽ bị áp lực mạnh mẽ phải ủng hộ việc thay đổi chính phủ ngài.”

Đêm 29 rạng 30 tháng 3, giao tranh giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia đã xảy ra, nhưng vào lúc 3:15 sáng, Tướng Ely áp đặt ngay lệnh ngưng chiến.

Để biểu dương lực lượng, ông cho xe thiết giáp quần trên đường phố Sàigòn. Vì đã có giao tranh đem đến đổ máu và chết chóc, Pháp nhân cơ hội này sắp xếp một kế hoạch toàn bộ để dẹp ông Diệm.

Một mặt thì thuyết phục Đại sứ Collins (cũng là cựu chiến hữu với Ély trong Thế Chiến II) về ông Diệm không đủ tài năng và uy tín, mặt khác thì đề với nghị Quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes phải có hành động quyết liệt như cất chức ông Diệm, đồng thời ngấm ngầm yểm trợ lực lượng Bình Xuyên.

Tháng 4/1955: năm bước để loại bỏ Thủ Tướng Diệm

Pháp đã thành công trong việc thuyết phục được Đại sứ Mỹ Collins. Ngày 9 tháng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị toàn bộ cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Sàigòn. Đề nghị này gồm hai phần: sắp xếp việc ông Diệm ‘từ chức,’ và thẩm định hậu quả của việc từ chức. Tóm tắt phần một như sau:

Hãy xem công điện số 4448

Ngày 9 tháng 4, 1955

Việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi, :

1. Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên;

2. Thuyết phục ông Diệm từ chức;

3. Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng;

4. Đi tới một thỏa thuận về giải pháp đối với các giáo phái; và

5. Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

Nửa đêm ngày 28 tháng 4

Khuyến cáo của Đại sứ rõ ràng, mạch lạc là như vậy, nhưng tại Washington phản ứng về vụ Bình Xuyên nổ súng thì lại khác.

Ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nửa đêm ngày 28 tháng 4, 1955 ở Sàigòn tức là trưa ngày 29 tháng 4 ở Washington, Ngoại trưởng Dulles nhận được tin “giao tranh đã bắt đầu giữa Quân Đội Quốc Gia và Bình Xuyên” khi ông đang ăn trưa với một số dân biểu lưỡng đảng tại Tòa Bạch Ốc:

“Đây là cơ hội chúng ta đã chờ đợi để tìm hiểu xem ông Diệm có đủ can đảm và quyết tâm hành động không, và cũng để biết được Quân đội Việt Nam có trung thành với ông ta hay không,” ông Dulles nói với các dân biểu, “Nếu chứng tỏ được hai điều này thì ta hết lo (we are over the hump); còn nếu như ông thất bại về một trong hai điểm thì bắt buộc ông ta phải từ chức. Dù sao chúng ta cũng sẽ có câu trả lời.”

TT Eisenhower chỉ thị:

“Nếu như ông ta thất bại thì thật là bết bát, nhưng ta cần phải tìm hiểu ngay bây giờ hơn là để muộn về sau, xem Quân đội Quốc gia mà ta tốn phí quá nhiều để phát triển liệu có trung thành với ông ta hay không.”

Trong hoàn cảnh xáo trộn và trước sự chống đối ông Diệm của Đại sứ Collins, TT Eisenhower gọi ông Collins về Washington để tham khảo. Trước khi đi, ông Collins còn gửi đề nghị cho TT Eisenhower (19/04/1955) là vẫn phải thay thế ông Diệm.

Rồi Collins còn đến gặp ông Diệm một lần nữa và báo cáo về Washington là ông đã nói thẳng với ông Diệm rằng chính phủ của ông ta sẽ không thể tồn tại nổi được ba tháng nữa, và nếu cứ tiếp tục như thế này thì loạn lạc là điều trông thấy.

Và vì vậy, “Tôi thêm rằng bắt buộc tôi phải báo cáo cho chính phủ tôi rằng hành động của ông Diệm sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến.”

Theo Collins, ông Diệm đã trả lời rằng mỗi khi ông nhân nhượng và thỏa hiệp thì vấn đề lại trở nên khó khăn hơn.

Vì sợ ông Diệm lợi dụng lúc Collins không có mặt ở Sàigòn để tấn công Bình Xuyên và đặt Mỹ vào một việc đã rồi nên Collins còn căn dặn ông Diệm là “Ngài nên làm bất cứ điều gì có thể để tránh xảy ra một cuộc xung đột trong khi tôi đi vắng.”

Ông Diệm nói lảng đi, phàn nàn rằng nếu như ông đã cất chức Tổng Giám Đốc Cảnh sát Lại Văn Sang ngay từ đầu thì bây giờ tình hình tại Sàigòn đã có thể kiểm soát được rồi.

Chào tạm biệt, ông Collins cho ông Diệm hay là chính Quốc trưởng Bảo Đại sẽ giải nhiệm ông nếu tình hình này cứ kéo dài. Kết thúc bản báo cáo gửi Washington, Collins đề nghị:

“Tôi không thấy, nhắc lại là không thấy, một giải pháp nào khác ngoài việc thay thế ông Diệm cho sớm.”

Bên bờ vực thẳm

Đại sứ Collins về tới Washington ngày thứ Năm, 21/04.

Ngày 22 tháng 4, ông dùng bữa ăn trưa với TT Eisenhower, và sau đó gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung ương Tình báo để ‘lobby’ chống ông Diệm. Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và có kế họach hành động ngay tức khắc.

Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế. Ngày 27 tháng 4, ông Dulles đã đồng ý một cách lưỡng lự.

Ông chấp thuận một mật điện do Bộ Ngoại giao soạn thảo ra lệnh thay thế Thủ Tướng Diệm. Ông Young viết lại rằng:

“Chẳng một ai trong chúng tôi thật sự tin tưởng vào bức điện đó, nhưng chúng tôi phải đối diện với những đề nghị mạnh mẽ của Collins và ưu thế của ông là ông ta đã đến tòa Bạch Ốc ngay hôm sau ngày ông từ Sàigon về tới Washington.”

Mật điện lịch sử ngày 27/04/1955: thay thế Thủ Tướng Diệm

Bức điện ngày 27 tháng 4, 1955 cho phép sắp xếp thay thế Thủ Tướng Diệm trích dẫn ở phần Phụ Lục là một văn kiện lịch sử hết sức quan trọng. Nó giống như mật điện ngày 24 tháng 8, 1963 vào lúc sắp xếp việc đảo chánh.

Sau đây là tóm tắt:

Bộ Ngoại Giao

Ngày 27/04/1955

“Tướng Collins và Ely phải thông báo cho Thủ tướng Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chinh phủ mới nào được chỉ định…

” Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:

1)Nội các: quyền hành pháp đầy đủ trao cho [Trần Văn] Đỗ hoặc [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng…

2)Hội Đồng Tư Vấn khoảng từ 25 đến 35 đại diện các phe nhóm, gồm cả các giáo phái…và

3) Quốc hội Lâm thời: một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp, gồm những người đã trù liệu được bầu ra hay chỉ định theo lịch trình…” Dulles

Bộ Ngoại giao gửi mật điện đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 27/04 giờ Washington nhưng khi chỉ thị vừa được gửi đi là tin tức này đã lọt ra ngoài nên ông Diệm biết được và đã hành động kịp thời.

Những giờ phút quyết liệt cuối tháng 4/1955

Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống loạn lạc nổi lên

Tháng 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy

30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH

Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam

Theo tác giả Mark Moyar trong cuốn Triumph Foresaken (xuất bản năm 2006) thì:

“Trong mấy giờ đồng hồ hết sức cam go sau khi gửi mật điện này, Washington nhận được rất nhiều điện văn dồn dập do Đại tá Landsdale gửi.

Rồi ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nữa đêm giờ Washington (Sàigòn là trưa) Landsdale báo cáo là “giao tranh đã bắt đầu giữa Quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên.”

TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles nghe vậy giật mình, quyết định hủy bỏ kế hoạch Collins nhằm dẹp ông Diệm, đồng thời ra lệnh cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Paris và Sài gòn phải gấp rút đốt hết các mật điện nói về việc này.

Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng về lịch sử Việt Nam Joseph Buttinger trong cuốn “Vietnam, A Dragon Embattled” nhận xét:

“Trong sự tranh đấu để thu hồi và bảo vệ được quyền bính, ông Diệm đã trải qua nhiều giai đoạn bất trắc và khổ cực. Tuy nhiên, cho dù cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông năm 1963, ông Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955.”

May mắn cho kế hoạch khai sinh VNCH

Trước khi rời Sàigòn về Washington (ngày 20/04), theo tác giả Mark Moyar trong sách đã viện dẫn, Đại sứ Collins có nói với Cao ủy Pháp Ely rằng:

“Hoa Kỳ đã quyết định ông Diệm phải từ chức.”

Theo sự thỏa thuận này, ngày 30 tháng 4, Ely tới gặp Quyền Đại sứ Mỹ Randolph Kidder để yêu cầu Hoa Kỳ cộng tác với Pháp trong việc dẹp ông Diệm.

Lúc ấy, Kidder không biết chính sách của Washington diễn biến ra sao vì trước khi rời Sàigòn, Collins chỉ nói với Kidder là “thượng cấp còn đang bàn định về những kế hoạch mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam,” và lúc này Collins còn đang bàn bạc, vận động tại Washington.

Thế nhưng, vì đã tận mắt thấy ông Diệm đang thành công, Kidder trả lời thẳng thừng cho Ely là “Không, Hoa Kỳ sẽ không cộng tác trong việc dẹp ông Diệm.”

Về sau, Kidder kể lại “Lúc ấy tôi thực không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự quyết định lấy về chính sách của Hoa Kỳ, vì nếu trả lời là “tôi không biết” thì thật là buồn cười.”

Tướng Ely vô cùng giận dữ và phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã bội ước, vì chính ông đã nhận được sự đồng ý của Tướng Collins về việc thay thế ông Diệm. Thái độ phẫn nộ của Ely cũng giống như lúc ông đã hết sức bất mãn về sự hứa hẹn của tướng Radford là sẽ can thiệp vào Điện Biên Phủ, rồi không làm như vậy.

Dù Ely phản kháng, Kidder vẫn giữ nguyên lập trường là Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm chứ không bắt tay với Pháp để dẹp ông đi.

Rất may cho Thủ Tướng Diệm và còn may hơn nữa cho việc khai sinh nền Cộng Hòa Việt Nam: cũng theo Moyar, nếu như trong buổi họp ngày 30 tháng 4, ông Kidder đã nói thật với Tướng Ely rằng: Tòa Đại sứ thực sự chưa nhận được những hướng dẫn về chính sách của Hoa kỳ đối với ông Diệm vào lúc ấy (ngoài lệnh hủy công điện ngày 27 tháng 4) thì rất có thể ông Ely đã có những biện pháp mạnh mẽ để dẹp ông Diệm hơn là đã nhân nhượng ông ta.

Ngoài ra, giả như Đại sứ Collins không về Washington và có mặt tại buổi họp với Ely hôm ấy thì rất có thể là Collins đã đồng ý với Ely rồi. (Sự việc này cho ta một bài học: hành động của đại sứ Mỹ có mặt tại chỗ là hết sức quan trọng).

Năm năm sau, trong một bức thư gửi TT Diệm (1960), TT Eisenhower còn nhắc tới sự cương quyết và thành công của Thủ tướng Diệm năm 1955:

“Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ thật nhanh chóng.”

Nền Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm đã vượt qua và tồn tại đến ngày 1/11/1963.

Bài lấy từ trích dẫn trong cuốn sách ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’ của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng. Ông là Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46058746