Hiệp định thương mại Âu châu-Việt Nam và Nhân quyền
Nguyễn Bá Lộc Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên Hiệp Âu châu (European Union,EU) và Việt Nam là một Thỏa hiệp Mậu dịch và Đầu tư quốc tế quan trọng cho cả hai bên (gọi tắt là EVFTA). Đây là HĐ toàn diện và tiến bộ, vừa giúp phát triển kinh tế vừa phát triển xã hội. EVFTA cùng với TPP là hai mô hình mới đầy đủ về hợp tác kinh tế thế giới hiện nay. Dù cả hai bên cùng muốn thực hiện, nhưng HĐ bị kéo dài gần 6 năm. Một trong các lý do là vấn đề Nhân quyền tại VN. Một vấn đề EU quan tâm nhứt trong thương mại quốc tế với VN, một đối tác có tình trạng nhân quyền rất tồi tệ trên luật lệ, nguyên tắc lẫn trên thực tế . Ngày 17 -10- 2018 vừa qua, Ủy Ban EU ( EU Trade Commission) thông qua Bản dự thảo. Nhưng chỉ mới là bước đầu, còn hai bước nữa phải được chấp thuận và chuẩn phê để có hiệu lực chánh thức. I.Khái lược về Nhân quyền trong Mậu dịch tự do Phong trào Toàn cầu hóa (Globalization, TCH) phát triển mạnh mẽ từ khoảng 50 năm nay. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank ) nhờ phong trào nầy mà kinh tế thế giới phát triển tốt hơn và ổn định hơn. Nhờ TCH hàng hóa giao dịch trên toàn cầu từ 1955 tới nay tăng hơn 100 lần (theo Financial times) . Và cũng nhờ Phong trào nầy mà dân chúng tại nhiều nước nghèo và chưa mở mang có đời sống khá hơn, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhiều hơn . Tuy nhiên, TCH cũng có một số điều không tốt trên phương diện đạo đức chánh trị và xã hội học. Nhứt là nông dân và tiểu doanh nghiệp, vì phải cạnh tranh khó khăn với sản phẩm ngoại quốc. Đồng thời sự cách biệt giàu nghèo trên thế giới càng ngày càng lớn hơn. Vì vậy , để cải thiện, các Tổ chức quốc tế , nhiều chánh khách , nhà nghiên cứu của các nước Âu châu và Hoa kỳ đã đóng góp một số điều kiện , một số ràng buộc về Nhân quyền , về Tự do dân chủ trong các Hiệp định Thương mại quốc tế. Mục tiêu chánh yếu của FTA (Fee Trade Agreement) là Mậu dịch và Đầu tư ngoại quốc. Các điều khoảng về Dân chủ, Dân quyền và Nhân quyền mặc dù không quan trọng bằng , nhưng có qui định thành luật và các bên của HĐ phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị chế tài. Các HĐ về Mậu dịch tự do đều dựa trên nguyên tắc của Kinh tế thị trường tự do (Fee market Economy). Chánh quyền can thiệp rất giới han. Dân chúng có quyền tham dự và đóng góp vào các giai đoạn từ làm luật đến thi hành luật. EU chú trọng nhứt vế sự bảo vệ Nhân quyền và Tự do trong Mậu dịch quốc tế. Cũng như Hoa kỳ, EU chủ trương phát triển kinh tế phải công bằng và bền vững. Con người là chủ thể quan trọng nhứt trong phát triển kinh tế. Trong hơn 20 năm qua, các HĐ Mậu dịch quốc tế có tiến bộ lần lần , kể từ Tổ chức Mậu dịch toàn cầu (WTO) ra đời cho tới gần đây, nhứt là HĐ TPP (Xuyên Thái bình dương) và giờ là EVFTA. Ngoại trừ các HĐ do TQ dẫn đạo thì không buộc điều kiện Nhân quyền. Đối với VN Hội nhập toàn cầu là điều bắt buộc và là một ý muốn rất mạnh, là vấn đề sanh tử. Vì kinh tế trong nước quá yều kém, nhứt là khu vực quốc doanh. VN đã Hội nhâp toàn cầu rất sớm sau khi đổi mới kinh tế. VN đã ký nhiều Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều quốc gia. Hiệp định Thương mại với EU đang thảo luận là một HĐ rất quan trọng đối với VN. Riêng về xuát cảng, Âu châu là thị trường lớn thứ hai của VN, sau Hoa kỳ. II.Tóm tắt Hiệp định Thương mại Âu châu – VN (EVFTA) Hiệp định Thương mại VN- Âu châu có tên là Europe- Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA). Hai bên, Việt Nam và Liên hiệp Âu châu ( với 28 quốc gia) bắt đầu thương thảo từ 2012. Hy vọng sẽ ký kết vào 2016. Nhưng rồi cứ lùi lại mãi tới tới tháng 10 vừa qua. Vấn đề Nhân quyền của VN là nguyên chánh của trở ngại. 1/Tiến trình của EVFTA EU và VN đã đưa ra vấn đề Thỏa hiệp Thương mại tự do (EVFTA), từ 2012. Dự thảo đã xong vào tháng 8/2015. Sẵn sàng để Ủy ban mậu dịch Âu châu biểu quyết dự trù trong năm 2016. Nhưng lịch trình không thực hiện đươc, vì trong hai năm qua tình trạng Nhân quyền ở VN càng tồi tệ hơn. Ủy Ban EU bị nhiều phản đối từ các Nghị sĩ cũng như từ các cơ quan nhân quyền. Cả các quốc gia trong EU đều không thuận lợi. Mãi đến ngày 17 tháng 10, 2018 Ủy ban EU biểu quyết chấp thuận, sau khi VN dự các buổi điều trần để trả lời về Nhân quyền và VN phải cam kết rõ ràng sẽ cải sửa Nhân quyền và một số điều khoảng khác về luật lệ cũng như về việc thi hành luật. Phái đoàn VN có cả Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc đến Bỉ hổ trợ. Qua được cửa ải đầu tiên VN rất phấn khởi. Theo thủ tục khi Ủy ban mậu dịch EU chấp thuận sẽ đưa quyết định lên Hội đồng Âu châu (European Council,EC) để quyết định vào cuối năm nay. Và sau đó sẽ phải qua sự chuẩn phê của Nghị viện Âu châu (European Parliament) vào năm tới, có lẽ trước tháng 5, vì sau tháng 5 sẽ có Nghị viện mới.Đó là thủ tục của HĐ về Mậu dịch. Còn về Đầu tư thì phải qua sự quyết định của EC, rồi qua sự chuẩn phê của Quốc hội của các thành viên EU, với 28 quốc gia. Sau đó mới tới sự chuẩn phê của Nghị viện Âu châu. Về phía VN thì phải cải tiến ngay từ bây giờ các thiếu sót và sự cam kết. Nhứt là luật lệ về Nhân quyền. Cần ra sớm Luật Công đoàn đã bắt đầu từ 2015 , đang còn dang dỡ. 2/.Tóm tắt nội dung EVFTA Vì chưa ký chánh thức, mới qua giai đoạn đầu, tôi chỉ nếu một số điểm chánh trong Dự thảo vừa thông qua hôm 17 tháng 10, 2018. EVFTA có 20 chương. Từ chương mở d9ầu đến chương kết luận. Các chương kia qui định nội dung chánh yếu. Qui định nầy có thể gồm hai phần. Phần nhiều nhứt là chi tiết nhứt liên quan đến Mậu dịch và Đầu tư. Phần thứ hai là những qui định về các điều có liên hệ gián tiếp đến thi hành HĐ và giải quyết tranh chấp. Phần chánh là Mậu dịch và Đầu tư. Lúc đầu hai phần nầy để chung trong một HĐ , sau nầy tách nó ra làm hai HĐ. Nội dung chánh gồm có: Mậu dịch hàng hóa , Dịch vụ. Sản phẩm trí tuệ. Chứng chỉ xuất xứ. Mức thuế. Kiểm soát vệ sinh… Các qui định về công bằng trong đầu tư. Vị trí Quốc doanh. Về cạnh tranh công bằng. Thầu cho chánh phủ Quan trọng là các qui định về quyền lợi người Lao động (căn cứ theo Tổ chức lao dộng quốc tế ILO). Trong đó ba điểm chánh là : Công đoàn độc lập, Quyền thương lượng tập thể, chống cưởng bách lao động. VN còn bị cam kết sẽ dành mọi thuận lợi cho các dịch vụ tài chánh, thông tin, chuyển vận, bảo vệ môi trường. 3/. Tầm mức quan trọng của EVFTA * Tổng quát về kinh tế: EU là thị trường lớn thứ hai của VN. Trong nửa dầu năm 2018, VN xuất qua EU tăng 16 % so với năm trước (theo Vietnambiz tháng 10/2018). Khi có EVFTA, xuất VN sẽ tăng thêm do HĐ từ 4-6%.. nhờ bỏ gần hết (99%) thuế quan đánh lên hàng VN xuất qua EU chỉ còn % hay 1-2% . Và đồng thời VN cũng sẽ được nhập hàng hóa từ EU với giá rẽ nhờ bỏ tối đa quan thuế. FDI từ EU sẽ tăng. Đối với các nước EU VN là một thị trường mở mang cho nhiều loại hàng hóa và nơi khá thuận lợi cho FDI nhờ nhân công rẽ và nơi thuận tiện xuất hàng cho các nước Á châu. *VN sẽ được cải tiến kỹ thuật , quản lý, tay nghề qua các công ty FDI từ Âu châu. *Cải thiện môi trường kinh doanh ở VN giúp gia tăng phẩm chất nền kinh tế, và qua sự áp dụng đúng đắn nguyên tắc kinh tế tự do, minh bạch và công bằng. * VN có thể cải thiện và giảm tai hại , đặc quyền quốc doanh. Cải tiến sự bảo vệ tác phẩm trí tuệ. Giảm tham nhũng. *Bảo vê Nhân quyền . Đây là ràng buộc quan trọng . Nhứt là quyền Người lao động. Áp dụng đúng theo công ước quốc tế ILO mà VN đã ký tổng quát từ 1992. Nhưng có một số điều VN chưa chuẩn thuận. Đó là quyền thành lập Công đoàn độc lập, Quyền thương lượng tập thể và chống lao động cưởng bách. Trong kỳ hợp tại Bỉ tháng 10 vừa qua, Ủy ban EU buộc VN phải hứa chuẩn phê các diều nầy. Cũng như phải chứng tỏ trong thực tế sự cải thiện Nhân quyền. *Cải tiến luật pháp và Hành chánh dần dần theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. *Đặc biệt trong những năm gần đây, EU cũng đã xoay trục qua Á châu. Mặc dù sau Hoa kỳ, nhưng là điều quan trong không phải chỉ kinh tế mà còn trên lảnh vực chánh trị và an ninh quốc tế, trong đó sự ngăn chận mức bành trướng của TQ. III.Nhân quyền trong HĐ EVFTA Các nước Tư bản tiến bộ đểu có luật qui định Nhân quyền trong mọi Hiệp ước thương mại. Các điều khoản luật lệ về Nhân quyền và Dân quyền không phải chỉ ràng buộc với chánh quyền và doanh nhân quốc gia đối tác mà còn cho cả doanh nhân của họ khi làm ăn với ngoại quốc. EU chú trọng rất nhiều về Nhân quyền và Dân chủ trong mậu dịch quố tế. Vấn đề nhân quyền của VN đã bị chỉ trích quá nhiều về cả hai mặt :Thiếu những luật lệ đúng theo tiêu chuẩn quốc tế và việc thi hành luật quá nhiều sai trái và tàn bạo. Các nước văn minh không thể chấp nhận . Vấn đề nhân quyền của VN đã được bàn cải và cam kết nhiều trong HĐTPP. Nhưng tới nay VN chưa cải sửa. Nay với EVFTA , có nhiều điểm giống TPP, Ủy ban EU và bảo vệ Nhân quyền được nhiều Dân biểu, cơ quan Nhân quyền , Truyền thông đặt ra cách mảnh liệt trong vài năm qua. Cần ghi nhớ là EU có truyền thống Nhân quyền lâu nhứt và đầy đủ nhứt trên thế giới. Còn VN là một trong những nước có tình trạng nhân quyền kém nhứt thế giới. Về Nhân quyền trong HĐ Thương mại quốc tế có hai phần và được qui định thành luật. Nhân quyền có liên quan trực tiếp với kinh tế. Và Nhân quyền gián tiếp liên quan tới kinh tế. Cũng như TPP , Nhân quyền và Dân quyền được qui định trong EVFTA như là phần yểm trợ cho thương mại và đầu tư quốc tế và có tầm quan trọng trong mục tiêu của HD là phát triển toàn diện , Kinh tế lẫn Xã hội . Tầm quan trong Nhân quyền được thể hiện qua : *Muc tiêu của HĐ EVFTA: Là sự hợp tác cho sự phát triển toàn diện và bền vững Là hợp với chiều hướng mới của TCH. Là mô hình mới của sự hợp tác kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia. Đó cũng là một trong các phương cách xây dựng trật tự kinh tế mới, phần nào để đối kháng với TCH của TQ. EVFTA và quyền Người lao động là yêu cầu chánh yếu của Ủy ban Âu châu. Luật Lao động VN sẽ phải sửa theo như Luật Lao động của cơ quan Lao động quốc tế (ILO International Labor Organization) là một công ước quốc tế mà VN có cam kết từ 1992 và có văn phòng tại tại Hà nội 2003.Tuy nhiên có một số điểu luật của ILO VN chưa chuẩn nhận. Nguyên tắc căn bản luật lao động quốc tế là : Tự do, Dân chủ , Nhân quyền và Công bằng. Về các qui định về quyền người lao động . Các qui định có tính bắt buộc : Công nhân được tự do kết hợp (Điều 87 ILO) . Công nhân được quyền thành lập “Công đoàn độc lập”. Từ trước tới nay ở VN chỉ có Công đoàn của đảng. Đây là khúc quanh quan trọng. Công đoàn nầy phải cính do công nhân bầu ra và binh vực quyền lợi cho công nhân. Công nhân được quyền thương lượng tập thể (Đ.97 ILO) về những quyền lợi được luật pháp quốc tế qui định. Đây cũng là điểm căn bản trả lại quyền sống cho người lao động. Luật chống lại cưởng bách lao động (Đ.105 ILO). Nhứt là trẻ vị thành niên hay lao động khổ sai Luật lao động phải minh bạch qui định về các quyền lợi công nhân: Lương tối thiểu, an toàn nơi làm việc, môi trường làm việc không ô nhiểm. *Qui định khác về nhân quyền Chánh phủ VN phải tạo cơ hội cho các Hội đoàn dân sự, các Tổ chức phi chánh phủ, các Nhóm Tư vấn tham gia vào các giai đoạn thi hành EVFTA. Người dân được quyền đóng góp ý kiến và tham dự vào quyết định về thương mại, đầu tư công, ngân sách, viện trợ, xử dụng tài nguyên quốc gia. Hiệp ước Mậu dịch đầu tư có liên hệ chánh yếu đến các thành phần kinh tế: Chánh quyền, Nhà đầu tư, nhà kinh doanh, cơ quan dịch vụ tài chánh, dân chúng và một số cơ quan quốc tế. Trong phạm vi trách nhiệm và quyền lợi phải thi hành nghĩa vụ đã cam kết. IV.Thử thách- Cải tiến – Vận động Nhân quyền, Dân chủ qua EVFTA EVFTA chưa đến chung cuộc. Nhưng cả hai bên VN và EU đều muốn vì quyền lợi kinh tế. Vấn đề mấu chốt là VN phải cái sửa nhiều điều. Tức là thử thách đối với chánh quyền VN là không nhỏ. Còn phía bên dân chúng VN , nhứt là công nhân đây là cơ hội vừa có lợi về kinh tế, nhưng quan trong hơn là lợi cơ hội nầy để cải tiến phần nào về nhân quyền và dân quyền đã bị CSVN chà đạp từ lâu. Đối với các cơ quan , tổ chức quốc tế , thì đây là cơ hội có thể yểm trợ giúp đở dân chúng VN trong tiến trình Dân chủ hóa và cải tạo xã hội đang đau khổ đưới chế độ CS. 1.Về phía chánh quyền VN: Đối với một HĐ Thương mại toàn diện như EVFTA, cũng như với CPTPP, việc thi hành có kết quả tốt là một thử thách lớn cho chánh quyền VN. Chánh quyền VN đã cam kết sửa đổi nhiều thứ về nhân quyến cũng như nhiều lảnh vực khác. Ông Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói ‘ sẽ có hàng loạt luật, văn bản pháp qui cần sửa đổi” (Theo bao Vietnambiz). Ủy Ban EU yêu cầu VN phải cải sửa nhiều điều liên hệ Lao động. ( theo qui định củ ILO): Hoàn tất luật Lao động. Chuẩn phê ba công ước của Chuẩn phê ba qui định của ILO Cho phép thành lập công đoàn độc lập là quan trong nhứt. Đó là sự thực thi quyền tư do dân chủ và nhân quyền. VN cũng phải sửa lại Luật đánh cá, và luật vế Môi trường theo như luật quốc tế. VN phải sửa đổi luật lệ để có công bằng cạnh tranh giữa công ty quốc doanh và công ty ngoại quốc, giữa quốc doanh và tư doanh trong nước. VN phải cương quyết hơn về chống tham nhũng , nhứt là trong các dự án ngoại quốc viện trợ và thực hiện, từ EU. VN còn phải cải sửa Bộ máy công quyền đơn giản hơn, minh bạch hơn . 2.Về phía người dân Nói chung, người dân , nhứt là công nhân cần vận dụng HĐ EVFTA cho sự thành hình các công đoàn độc lập. Yêu cầu chánh quyền và chủ nhân thực thi quyền của công nhân. Dân chúng có thể được tổ chức những buổi đình công, biểu tình theo như qui định EVFTA. Dân chúng có cơ hội đứng lên chống các vi phạm môi trường. Bên cạnh dân, các Hội đoàn dân sự cần mở rộng hoạt động yểm trợ, hướng dẫn quần chúng theo qui định EVFTA. Dĩ nhiên, dưới chế độ độc tài CS thì mọi sự tranh đấu cho quyền lợi chánh đáng của người dân đều có thể bị dẹp tan, dù CSVN đã có ký ước với quốc tế. 3.Về phía quốc tế Bên ngoài VN, gồm cộng đồng VN hải ngoại và các cơ quan quốc tế nhứt là EU , ILO, Tổ chức Nhân quyền, các chánh phủ trong EU vận động cho sự thi hành nghiêm chỉnh EVFTA. Tới nay EVFTTA chưa được chấp thuận chánh thức. Sự tranh đấu còn qua hai trường hợp. Khi EVFTA chưa chuẩn phê và trường hợp EVFTA được chánh thức và thi hành. Các thành phần dân chúng trong nước, doanh nhân cần hiểu rõ luật và quyền , lợi trách nhiệm trong thự thi theo EVFTA. Đoàn thể dân sự, tìm hiểu và kết hợp các Tổ chức quốc tế có liên hệ để vận dụng EVFTA cho Kinh tế, cho Nhân quyền và Dân chũ hóa VN. Công cuộc tranh đấu cho Nhân quyền và Dân chủ cho VN thật là khó khăn và phải nhiều hy sinh. Con đường còn nhiều gian khổ. Thế gới hiện nay có nhiều biến động và chuyển biến . Có thể xem EVFTA như là một cơ hội để tranh đấu cho Nhân quyền và Dân chủ cho VN.
Cali , 25-10-2018
|