Tin Việt Nam – 25/10/2018
Hội Cờ đỏ và lời kêu cứu của một linh mục
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho hay bị một thành viên Hội Cờ đỏ nhiều lần dọa giết trong khi lãnh đạo xã phủ định điều này.
Sự việc vị linh mục kêu cứu do bị dọa giết đã ồn ào trên mạng xã hội vài ngày nay.
“Ông Lê Đình Thọ, Hội trưởng Hội Cờ đỏ xóm Quỳnh Khôi đã ba lần đột nhập vào nhà thờ Giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, nơi tôi đang quản nhiệm, đe dọa giết tôi”, linh mục Anton Đặng Hữu Nam nói với BBC hôm 24/10.
Lời kêu cứu của linh mục
“Trong tuần các giáo dân thường có hoạt động cầu nguyện liên gia (tập trung đọc kinh tại nhà) nên nhà thờ thường vắng người. Ông Thọ biết lịch làm việc của nhà thờ nên thường đột nhập lúc chỉ có một mình tôi trong nhà xứ. “
“Ông ta đã ba lần chửi bới và lớn tiếng nói sẽ đoạt mạng tôi trong khu nhà xứ. Lúc đó có lớp học Kinh thánh của trẻ nhỏ trong nhà thờ. Các em rất sợ hãi, đã đổ ra sân. Lúc đó ông Thọ cùng người của ông lên xe rút lui. Ngoài ra ông Thọ cũng có phát ngôn công khai như vậy nhiều lần khác ở các nơi công cộng.” Linh mục Đặng Hữu Nam thuật lại với BBC.
Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?
Đảng CSVN đang ‘mềm dẻo hơn’ với đạo?
Linh mục Thục ‘không được xuất cảnh’
Nhiều giáo dân ở Nghệ An viết lên Facebook tố cáo sự việc ông Nguyễn Đình Thọ, Hội trưởng Hội Cờ đỏ Quỳnh Khôi, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An,” có âm mưu và hành dộng giết linh mục Anton Đặng Hữu Nam”.
Người dân cũng cáo buộc ông Thọ là “công an xóm Quỳnh Khôi và có nhiều thành tích bất hảo”. Ngoài ông Thọ, còn có sự tham gia của ông Phan Đình Đệ, công an viên Xóm Đồng Chùa sát cạnh xóm Quỳnh Khôi.
Linh mục Nam nói lý do khiến ông bị dọa giết là vì ông đã lên tiếng nhiều năm về gánh nặng thuế phí đè lên đầu người dân ở đây.
Bị đe dọa vì phản đối đóng nhiều loại thuế?
Theo đó, nông dân xã Khánh Thành, Yên Thành, Nghệ An nhiều năm nay đã phải gồng gánh đóng gần 20 khoản thuế ‘trái phép’, theo lời linh mục Anton Đặng Hữu Nam.
Gánh nặng thuế lên tới 3 – 4 triệu đồng/năm/hộ gia đình, “trong đó chỉ có khoảng 3 – 4 trăm ngàn là thuế được thu theo đúng luật”, vẫn theo lời linh mục Nam.
Danh sách các khoản thuế bị thu sai gồm thuế môi trường, thuế xây dựng nông thôn mới, thuế nông nghiệp, lạm thu tiền học của học sinh, và cả tiền phạt sinh con thứ ba.
“Nhiều nông dân chỉ trông vào mảnh ruộng, thu nhập trung bình mỗi ngày tính ra nghe khó tin, chỉ 200 VNĐ. Có gia đình không có tiền nộp thuế thì họ [chính quyền] đến dỡ cửa sổ, cửa chính (bằng gỗ). Nếu không thì bắt lợn, bắt gà.”
Hầu hết các khoản thuế này chính phủ đã bãi bỏ không thu từ năm 2017, nhưng đến nay xã vẫn thu của dân, linh mục Nam cho biết.
“Từ khi tôi quản nhiệm Giáo xứ Mỹ Khánh ở xã Khánh Thành, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và bắt đầu chương trình ‘Bảo vệ người dân’. Tôi cùng bà con phản đối quyết liệt nhiều khoản thu thuế trái phép, nên tôi thường nhận được nhiều lời đe dọa, thậm chí cắt điện, cắt internet.”
“Trong những ngày vừa qua khi tôi cùng bà con giáo dân tuần hành cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, chính quyền đã cử hàng ngàn người tới bao vây nhà thờ. Có một bộ phận trong đó là thành viên Hội Cờ đỏ,” linh mục Đặng Hữu Nam cho hay.
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam nói với BBC rằng điều đáng lo ngại là Hội Cờ đỏ này được chính quyền bảo hộ.
Hội Cờ đỏ là gì?
Đây không phải lần đầu vấn đề về Hội Cờ đỏ tại Nghệ An được nêu lên.
Cuộc ‘ra quân’ rầm rộ nhất, thu hút nhiều sự chú ý của dư luận của hội này, được cho là vào ngày 29/10, với hàng trăm người mang theo cờ đỏ sang vàng tuần hành tại xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An để “ra mắt Liên minh Hội Cờ đỏ Bảo vệ An ninh Tổ quốc”.
Đây cũng là thời điểm Nghệ An đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thăm và làm việc tại Quân khu 4.
Nhiều video công bố rộng rãi trên mạng xã hội thời điểm đó cho thấy một đám đông cuồng nhiệt ủng hộ một người đàn ông mặc quần áo và thắt băng rôn cờ đỏ sao vàng trên trán, đang đọc diễn văn.
Bài diễn văn nhắc tới “linh mục quạ đen Anton Đặng Hữu Nam” đã ‘lừa bịp giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước”.
Thời điểm đó, linh mục Nam đang quản nhiệm Giáo xứ Phú Yên tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và từng có các hoạt động phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung.
“Những người này được trả lương, với thành phần gồm công an, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, và các thành phần bất hảo ở địa phương,” linh mục Nam nói với BBC hôm 24/10.
“Chính vì được chính quyền thành lập, nên khi họ đến đe dọa giết tôi, và nhiều lần bao vây nhà thờ, chính quyền không can thiệp.”
“Tôi cũng đã báo cáo sự việc bị đe dọa giết, cùng với gửi hình ảnh và video tới chính quyền xã và công an xã Khánh Thành, nhưng không ai phản ứng gì.”
“Những người thuộc Hội Cờ đỏ khi tụ tập đến nhà thờ thường khoác lên vai lá cờ đỏ sao vàng. Cũng có khi họ mặc thường phục.”
Linh mục Nam nói ông không biết ở xóm Quỳnh Khôi có bao nhiêu người thuộc Hội Cờ đỏ vì ông mới được giao quản nhiệm giáo xứ tại đây một thời gian, nhưng ở Quỳnh Lưu ông biết Hội Cờ đỏ ra mắt chính thức năm 2017 với 700 thành viên.
Chính quyền nói gì?
Ông Nguyễn Đào Quý, chủ tịch xã Khánh Thành nói với BBC hôm 24/10 rằng ông biết sự việc linh mục Anton Đặng Hữu Nam kêu cứu.
Tuy nhiên ông phủ nhận việc ông Nguyễn Đình Thọ tới nhà thờ với mục đích ‘đoạt mạng’ linh mục Nam.
“Đúng là họ lên nhưng mà họ chưa làm gì. Có vấn đề gì thì họ lên để trao đổi thôi chứ không phải là họ làm gì cả,” ông Quý nói.
Khi hỏi chính quyền xã đã giải quyết sự việc này như thế nào, ông Quý nói:
“Họ vào nhà thờ để gặp linh mục thôi chứ họ có dọa giết gì đâu. Họ chưa có hành động gì cả.”
“Ông Thọ này ông ấy mất đồ gì đó ở nghĩa trang, ông ấy nghĩ là bà con giáo dân lấy thì ông ấy vào [nhà thờ] thôi chứ không phải vào để làm gì”.
Khi được hỏi ông Thọ có thuộc Hội Cờ đỏ hay không, ông Quý nói xã Khánh Thành không có Hội Cờ đỏ. Và ông Thọ chỉ là một dân thường.
Tuy nhiên, khi phóng viên BBC tiếp tục hỏi đánh giá của ông về vai trò của Hội Cờ đỏ ở Nghệ An, ông Qúy từ chối trả lời, nói “đang bận họp”.
Báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam không đưa tin tức nào về Hội Cờ đỏ. Nhưng các hình ảnh và video clip về hoạt động của Hội này tại nhiều địa phương trên cả nước được đăng tải rộng rãi trên Facebook và Youtube.
Chính quyền nơi có Hội Cỏ đỏ hoạt động không khẳng định có trả ngân sách, hay hỗ trợ dưới bất kỳ hình thức nào hay không.
Vào thời điểm hàng ngàn người mặc trang phục cờ đỏ sao vàng diễu hành ở Nghệ An hôm 29/10/2017, ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải thừa nhận với BBC về sự tồn tại và hợp pháp hóa của hội này.
Đây là một tổ chức “tự phát”, “nhưng họ có xin phép”, ông Hùng nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45962216
Giáo sư Chu Hảo bị cho ‘tự diễn biến’
Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đề nghị kỷ luật với lý do đưa ra là ông này đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Đây là kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17-19/10 mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố trong ngày 25/10.
Theo kết luận, Giáo sư Chu Hảo trước đây từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng về sau ông có những bài viết, phát ngôn mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cho là không phù hợp với tư cách đảng viên, nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, điều lệ, chỉ thị, quy định Đảng, cũng như chính sách và pháp luật của nhà nước.
Ngoài ra, Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.
Những điều đó bị Ban Kiểm Tra Trung Ương cho là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Bình Định: Người dân tiếp tục phản đối
nhà máy rác gây ô nhiễm
Một số người dân ở thôn Thiện Đức, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hôm 25/10 đã kéo lên nhà máy xử lý và chế biến rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Chế biến rác thải Duy Anh để phản đối hoạt động của nhà máy này vì tình trạng gây ô nhiễm.
Báo Nông Nghiệp vào cùng ngày trích lời của ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Nhơn xác định tin này.
Ông Công được trích lời cho biết nhà máy dù đã bị đình chỉ hoạt động nhưng công ty Duy Anh vẫn tiếp tục thu gom, đưa rác thải về nhà máy để xử lý, gây ô nhiễm, khiến người dân bức xúc.
Đây không phải là lần đầu tiên người dân địa phương phản đối hoạt động của nhà máy này.
Từ năm 2015, người dân ở đây đã phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra bởi nhà máy. Truyền thông trong nước trích lời người dân địa phương cho biết nhà máy được xây dựng ở đầu nguồn mạch nước ngầm khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Không những thế, theo người dân, khu vực bên trong nhà máy có rất nhiều rác lộ thiên, bốc mùi hôi thối.
Trước phản đối của người dân, lãnh đạo địa phương đã phải tổ chức 2 cuộc đối thoại với người dân. Tại cuộc đối thoại lần 2 hồi giữa tháng 9 vừa qua, chính quyền địa phương đã quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của nhà máy này ít nhất 3 tháng bắt đầu từ ngày 1/10 để đánh giá năng lực thiết bị, quy mô công suất và khắc phục những công tác trong bảo vệ môi trường.
Nhà máy xử lý rác thải của công ty Duy Anh có diện tích hơn 10.000 m2, được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2014. Theo truyền thông trong nước, thời gian đầu, nhà máy thu gom, xử lý rác với số lượng vừa phải nên ít phát sinh mùi hôi. Nhưng từ năm 2015 đến nay, công ty đã tăng lượng rác thu gom với khối lượng 20 tấn/ngày trong khi công suất của nhà máy hạn chế, khiến lượng rác tồn dư ngày càng lớn, gây ô nhiễm.
Quanh vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng
Luật sư nói với BBC rằng lẽ ra cơ quan chức năng “không nên xử phạt người bán ngoại tệ mà chỉ nên phạt người mua ngoại tệ”.
Mạng xã hội xôn xao chuyện ông Nguyễn Cà Rê, thợ điện ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ chỉ vì đi đổi tờ 100 đôla tại tiệm vàng mà bị phạt 90 triệu đồng.
Tiệm vàng Thảo Lực trong vụ này bị cơ quan chức năng phạt 270 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng còn bị khám nhà, thu giữ 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng trong tiệm với lý do “không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài” và một đầu thu camera an ninh, theo báo Việt Nam.
Quanh việc ’60 tỷ đô nhàn rỗi trong dân’
Việt Nam: Yêu nước và ‘phương án Vàng’
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN
VN: Nguy cơ thiệt hại vì chiến tranh thương mại
Công an Cần Thơ nói không ‘gài bẫy’ vụ này.
Hôm 24/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tá Trần Văn Dương, trưởng phòng tham mưu Công an Cần Thơ: “Theo những gì tôi được báo cáo thì công an làm đúng luật. Nếu có việc “gài bẫy” thì công an phạt ông Rê 90 triệu đồng để làm gì?”
Trong khi đó, báo Zing viết: “Lấy lý do không có tiền, ông Cà Rê xin cơ quan chức năng ở Cần Thơ cho phép không nộp phạt 90 triệu đồng.”
‘Chỉ nên phạt người mua ngoại tệ’?
Trong vụ việc này, người ta cũng đặt dấu hỏi về mối liên quan đến việc Việt Nam cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp Trung Quốc.
Hôm 24/10, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: “Về bản chất, việc đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng là do vi phạm chính sách thu đổi ngoại tệ của Việt Nam.”
“Còn việc cho sử dụng nhân dân tệ tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc thực ra nó chính sách sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này đều ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Việt Nam.”
“Theo quy định của pháp lệnh ngoại hối thì các giao dịch vãng lai (mua bán hàng hóa, dịch vụ…) giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện.”
“Nghĩa là các bên có thể sử dụng đồng tiền của một trong các bên hay đồng tiền của nước thứ ba để thanh toán. Hay nói khác hơn, việc sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân Trung Quốc thì không có gì trái với quy định pháp luật từ trước đến nay.”
“Tuy nhiên, Thông tư 19/2018/TT-NHNN vừa qua cho phép sử dụng nhân dân tệ trong phương thức thanh toán tiền mặt trong phạm vi cả tỉnh chứ không còn gói gọn trong khu vực của cư dân biên giới, chợ đường biên như trước đây. Chính việc này mới là nguy cơ nhân dân tệ hóa tiền Việt Nam rất cao.”
“Ngoài ra, hiện nay pháp luật chưa có sự phân biệt vai trò ngoại tệ khi tham gia giao dịch nên không có chính sách phù hợp cho từng trường hợp. Bởi trên thực tế, ngoại tệ có tham gia giao dịch với tư cách là phương tiện thanh toán nhưng cũng có thể tham giao giao dịch với tư cách là đối tượng chính của giao dịch. Ví dụ như tặng cho tiền bằng đôla, hay mua tờ 2 đôla cổ.”
“Theo tôi, muốn triệt tiêu thị trường ngoại tệ chợ đen nói chung và đôla chợ đen nói riêng, Nhà nước không nên xử phạt người bán ngoại tệ mà chỉ nên phạt người mua ngoại tệ.”
“Trái lại, Nhà nước có thể cho thưởng thêm tiền cho người bán ngoại tệ. Khi đó, người mua ngoại tệ trái phép bao giờ cũng có nghi ngờ đối với người bán mà không thu mua ngoại tệ trái phép nữa.”
’60 tỷ đôla chưa huy động hết’
Hồi tháng 8/2018, báo Việt Nam dẫn lời ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng thị trường tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới: “Nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ đôla mà chưa huy động hết. Đây là tiềm năng lớn.”
Số lượng tiền, vàng cao tích lũy trong dân chúng từ lâu vẫn là một đề tài được Việt Nam quan tâm.
Vài tháng trước, truyền thông Việt Nam cũng đặt vấn đề: “Huy động 500 tấn vàng trong dân như thế nào?”. Đây cũng là nội dung mà các đại biểu Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hồi tháng 11/2017.
Việt Nam: Thượng Đế nơi đây rất dễ tính?
Doanh nghiệp Nhật cần VN có luật pháp rõ ràng
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói: “Tôi chưa được biết phương pháp cụ thể của Ngân hàng Thế giới để đưa ra con số 60 tỷ đôla.”
“Nhưng chuyện chính là một lượng tài sản của người dân tạm gọi là nhàn rỗi chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng thì thật sự là rất lớn.”
“Trong nhiều năm, tổng tiết kiệm trong nước lớn hơn nhiều con số tổng đầu tư hàng năm, tính theo GDP.”
“Con số hàng tỷ đôla tiền nhàn rỗi trong dân đặt ra rất nhiều vấn đề đối với chính sách.”
“Đó là vấn đề ổn định vĩ mô, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng cạnh tranh hơn.”
“Đây cũng là điều mà chính phủ Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình cải cách mấy năm qua.”
“Việc này nhằm tạo dựng lòng tin, để người dân thay vì giữ ngoại tệ, vàng dưới dạng tài sản thì đầu tư vào sản xuất kinh doanh.”
“Một vấn đề khác là việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam, xử lý những vấn đề liên quan đến cách thức can thiệp của nhà nước vào chính sách tiền tệ.”
“Theo tôi thấy, người dân cũng đủ khôn, không phải “tiền nhàn rỗi” nghĩa là họ không đầu tư, mà chỉ là không đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45949037
Lãnh đạo bị dân ném giày nói
cử tri ‘nóng nảy, quá khích’
Chủ tịch HĐND TPHCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nói với báo chí bên lề cuộc họp của Quốc hội hôm 24/10 rằng người phụ nữ đã ném giày về phía bà trong buổi tiếp xúc cử tri Q.2 là “quá khích” nên bị mời ra khỏi hội trường để đảm bảo trật tự.
Vị lãnh đạo đang bị người dân chỉ trích nặng nề về các dự án ở Thủ Thiêm nói bản thân bà luôn cố gắng lắng nghe ý kiến của cử tri. “Thậm chí, nếu hết thời gian, bà con nào chưa được phát biểu tôi sẵn sàng gặp riêng để trao đổi”, bà Tâm nói với báo chí hôm 24/10.
“Người dân có người này, người kia, đôi lúc họ bức xức, có lời lẽ nóng nảy, quá khích, mình cần bình tĩnh để lắng nghe, chia sẻ”, VnEpress dẫn lời bà Tâm nói.
Ngược lại, cô Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ đã thực hiện hành vi ném giày, qua trang Facebook cá nhân, đề nghị bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “tắt di động hoặc đưa cho thư ký giữ” trong lúc tiếp xúc với cử tri, vì theo cô, “cứ bấm bấm trong lúc cử tri đau khổ thì ngứa mắt lắm”.
Cô Dương cho biết cô đã ném giày về phía hội trường nơi bà Tâm ngồi là vì “không còn tin cô [bà Tâm] nổi” nữa. Cô nói cô “tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải hi vọng” vì “nếu không thì không biết phải làm sao”.
Cô gái sinh ra và lớn lên tại Q.2 cho biết cô đã chứng kiến những cuộc “cưỡng chế tàn nhẫn trên mảnh đất ký ức đẹp đẽ Thủ Thiêm, những người dân kêu khóc, những đứa trẻ đứng khóc hu hu vô tội, mình mẩy lấm lem giữa trời khi ngôi nhà của chúng bị đập…”
Bản thân cô Dương không ở Thủ Thiêm nhưng ở trong khu vực lân cận cũng bị lấy đất, nên cô đã bỏ công sức chuẩn bị và chờ đợi được nêu ý kiến với lãnh đạo thành phố trong buổi tiếp xúc cử tri. Cô cho biết đã rời nhà từ 5 giờ sáng và là 1 trong 10 người đến sớm nhất, đăng ký lấy số trước nhất nhưng lại bị nhận phiếu số 39.
“Cháu đã chờ, đã chuẩn bị tất cả để nói về những phần đất của người dân bị mất do việc đánh tráo khái niệm, có dấu hiệu làm giả giấy tờ để cướp đất của dân mà không hề đền 1 xu nào cả. Cưỡng chế, đánh đập, chĩa súng vào đầu. Và cả câu hỏi bao năm trong lòng cháu dành cho cô”, cô Dương cho biết trên trang Facebook. Khi thời gian cô giám sát và cô không chấp nhận chuyện chính quyền làm sai. Để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cô thấy mình xứng đáng nhận hình phạt gì?”, cô Dương ngỏ lời với bà Tâm qua trang Facebook.
“Và may mắn sao cháu lại được ‘sắp xếp’ để có cái số 39 thần thánh. Thì thưa cô niềm tin của cháu dành cho cô chú trong giây phút đó còn thua cả chiếc giày”.
Mặc dù chiếc giày cô Dương ném đã không rơi trúng ai, nhưng cơ quan công an quận 2 đã phạt cô 750.000 đồng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 24/10, bà Tâm giải thích vì lý do buổi tiếp xúc cử tri có rất đông người đến đăng ký phát biểu ý kiến nên ban tổ chức phải phát phiếu số thứ tự để đảm bảo trật tự.
Bà nói bà chưa nghe về tin nữ cử tri bị công an xử phạt, nhưng cho biết cá nhân bà sau buổi tiếp xúc đã “trao đổi” với Mặt trận Tổ quốc Q.2 cần gặp gỡ riêng nữ cử tri này để nêu rõ việc tại sao chưa được mời phát biểu.
Tin cho hay trong buổi thảo luận ở Quốc hội, bà Tâm nói rằng lãnh đạo thành phố đã có chỉ đạo để giải quyết những bức xúc, khiếu nại, kiến nghị của người dân, nhưng “có những việc đã qua quá nhiều thời gian, nhiều đời lãnh đạo thành phố” nên gặp khó khăn về cơ sở pháp lý, trong đó có vấn đề bản đồ quy hoạch, hồ sơ đền bù…
Bà Tâm cũng khẳng định quan điểm của lãnh đạo thành phố là “không áp đặt” trong việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm, mà căn cứ vào quy định pháp luật để thảo luận và “tạo sự đồng thuận”. Bà cho biết vào đầu tháng 11 sẽ có một cuộc tiếp dân nữa để nghe ý kiến của người dân.
Dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được UBND TP.HCM phê duyệt vào cuối năm 2005 với mục tiêu biến bán đảo này thành một trung tâm thương mại, tài chính với các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại.
Tuy nhiên, việc giải tỏa thi công đã vấp phải nhiều chỉ trích và bị cư dân địa phương phản đối dữ dội. Hàng trăm cư dân đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất. Cả một “hội dân oan” đã xuất hiện tại đây sau khi nhiều người mất nhà cửa cho dự án, thậm chí có người uất ức tới mức tự sát.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-bi-dan-nem-giay-noi-cu-tri-nong-nay-qua-khich/4627271.html
Quốc hội đánh giá tín nhiệm,
có thể tham khảo ý kiến người dân như lời Thủ tướng?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cử tri trao đổi với Đại biểu Quốc hội về mức độ tín nhiệm ai đó như thế nào là quyền của công dân, là chuyện bình thường, được pháp luật bảo vệ?? Sự thật lâu nay ở Việt Nam có như lời Thủ tướng Phúc hay không?
Chỉ mang tính cảnh báo, nhắc nhở
Lần đầu Quốc hội Việt Nam tiến hành lấy phiếu tín nhiệm là vào năm 2013, có 47 chức danh chuẩn được đưa ra đánh giá. Lần thứ hai là vào tháng 11 năm 2014, có 50 chức danh đã được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Và kỳ này là lần thứ ba lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh.
Tin cũng cho biết, kể từ Quốc hội khóa XIV, sẽ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần vào giữa nhiệm kỳ.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 23 tháng 10 năm 2018, Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết:
Cái thủ tục này là nhằm cảnh báo, nhắc nhở, điều chỉnh nhiều hơn là sự đánh giá mang tính chất quyết định cho cái vị trí của nhân vật đó.
-ĐBQH Dương Trung Quốc
“Theo tập quán chung, theo thông lệ thì việc lấy phiếu tín nhiệm thường có 2 nấc thôi, là tín nhiệm và không tín nhiệm, và cũng thường là lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân vật mà có những sự cố, có những sự việc cần đưa ra để đánh giá thôi. Chứ còn ở Việt Nam là lấy tất cả những đối tượng đối với Quốc hội là Quốc hội bầu, đối với tổ chức dân cử khác như địa phương là Hội đồng nhân dân bầu. Cái thứ hai là có ba mức khác nhau là ‘tín nhiệm cao’, ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm thấp’. Nếu mà ‘tín nhiệm thấp’ mà quá bán thì mới bước sang một khâu là bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm. Lúc đó mới quyết định là sự tín nhiệm có được ở lại vị trí cũ hay không? Nói như thế là cái thủ tục này là nhằm cảnh báo, nhắc nhở, điều chỉnh nhiều hơn là sự đánh giá mang tính chất quyết định cho cái vị trí của nhân vật đó.”
Theo ông Dương Trung Quốc, lần lấy phiếu tín nhiệm này về cơ bản cũng như hai lần trước, chỉ có khác là các hồ sơ được gởi đến các đại biểu quốc hội sớm hơn. Nhưng hồ sơ chỉ dừng lại là những bản báo cáo của cá nhân về những việc đã làm trong thời gian đã qua. Ông nói tiếp:
“Cá nhân tôi quan niệm là, các con số tuyệt đối nó không phản ánh đúng sự thật. Tất cả những nhân vật đó ở những vị trí rất khác nhau, rất khó so sánh được người này với người kia. Tôi lấy thí dụ là các vị làm trong quốc hội chẳng hạn, thì khi thể hiện rất là khó. Một trong các đánh giá là công việc làm luật, nếu mà nói bảo một cái bộ luật kém chất lượng, bị xã hội phê phán đánh giá, thì rất khó để mà quy trách nhiệm cho ai trong gần 500 lá phiếu, trong đó có cả tôi. Tôi cũng phải chịu trách nhiệm một phần trong quyết định cuối cùng khi ban bố bộ luật ấy.”
Rất khó có thể lấy ý kiến cử tri
Tại cuộc họp báo diễn ra vào sáng 22 ngày 10 năm 2018, trước thềm kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên về việc liệu cử tri có quyền công khai nói với vị Đại biểu Quốc hội đại diện cho mình, là nên đánh giá tín nhiệm cao hay thấp cho một vị lãnh đạo nào đó mà họ quan tâm hay không, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cử tri trao đổi với Đại biểu Quốc hội về mức độ tín nhiệm ai đó như thế nào là quyền của công dân, là chuyện bình thường, được pháp luật bảo vệ??
Từ Đà Nẵng, Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Có tín nhiệm và mức bao nhiêu thì tôi cho rằng đó là hình thức, là mị dân. Trước hết thì quy định lấy phiếu như thế nào và đối tượng như thế nào thì tôi không rõ, nhưng như trường hợp một nhà báo như tôi, khi đó là năm 2013, lần đầu quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, thì để hưởng ứng việc lấy phiếu tín nhiệm của quốc hội thì trên website của tôi, tôi đã mở một hộp thư điện từ, tôi mở một cái trang để bạn đọc người ta vào. Tôi cho rằng ý kiến bạn đọc thì cũng như là kiểu bây giờ tham khảo ý kiến người dân. Thì ý kiến bạn đọc của tôi cũng là ý kiến người dân. Thì khi đó có mấy triệu lượt bạn đọc vào trang đó người ta có ý kiến, người ta bỏ phiếu tín nhiệm điện tử trên cái trang của tôi. Nhưng bên an ninh lại cho rằng đó là một trong 12 bài là chứng cứ để kết tội tôi và kết án tôi hai năm tù.”
Nhà báo Trương Duy Nhất nêu ví dụ như trường hợp Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ, làm cho nền giáo dục Việt Nam bê bết, tai tiếng mà vẫn làm bộ trưởng giáo dục mặc dù có ý kiến dư luận yêu cầu từ chức:
“Đó là những ý kiến, của chúng tôi có được lắng nghe không? Tôi cho là không được lắng nghe. Còn cái bỏ phiếu trong quốc hội thì thật ra quốc hội của mình là trên 90% là đảng viên. Mà đại biểu quốc hội thì toàn kiêm nhiệm hết, bên này nói bên kia rồi cả nể, nể nang lẫn nhau, thì tôi cho rằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nó chỉ là hình thức chứ không thực tế.”
Nhận xét về câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam cho rằng:
Người ta có ý kiến, người ta bỏ phiếu tín nhiệm điện tử trên cái trang của tôi. Nhưng bên an ninh lại cho rằng đó là một trong 12 bài là chứng cứ để kết tội tôi và kết án tôi hai năm tù.
-Nhà báo Trương Duy Nhất
“Vấn đề không phải là chỗ ông ấy nói, mà thực tế người ta đã tiến hành như thế nào? Tôi thấy họ nói là cái bỏ phiếu thì không có phiếu ‘bất tính nhiệm’, mà chỉ có ‘rất tín nhiệm’, ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm ít’… có nghĩa là tất cả đều tín nhiệm. Như cái bài diễn văn khai mạc của bà Chủ tịch Quốc hội, thì cái gì cũng đẹp hết, nhưng thực tế nó không phải như vậy. Riêng cái chuyện ấy thôi cũng thấy rằng người ta rất sợ sự thật, và người ta rất sợ lòng dân.”
Theo ông Dương Trung Quốc, các Đại biểu quốc hội ở cương vị đại diện cho cử tri, nhưng thực chất rất khó có thể lấy ý kiến cử tri về việc đánh giá tín nhiệm. Bởi vì những gì báo cáo, nhân thân thì Đại biểu quốc hội cũng được tiếp cận một cách rất hạn chế vì đó là tài liệu mật, làm sao có thể công bố cho người dân biết được. Làm sao để thu thập ý kiến người dân.
Thông thường tại các nước văn minh, sự tín nhiệm của người dân vô cùng quan trọng, nó bảo đảm sự hợp pháp của quyền lực chính trị. Muốn biết sự tín nhiệm của người dân như thế nào đối với một vấn đề gì đó, chính phủ phải tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy nhiên không dễ thực hiện việc này, vì vậy các quan chức chính phủ cần phải được bỏ phiếu tín nhiệm bởi các vị dân biểu.
Nhưng sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm của các vị dân biểu chưa chắc đã trùng hợp ý nguyện của người dân. Vì vậy đôi khi chính phủ một quốc gia có quyền giải tán quốc hội để tổ chức bầu cử lại. Nếu người dân vẫn bầu lại cho lãnh đạo chính phủ hay đảng của chính phủ đương nhiệm, thì có nghĩa chính phủ đã vượt qua được sự bất tín nhiệm của quốc hội. Tuy nhiên cũng có khi ý nguyện của người dân và của quốc hội đã hoàn toàn giống nhau.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ tín nhiệm hay không tín nhiệm thì ngay cả các nước như tôi được biết thì cũng không làm đại trà. Ví dụ có những vấn đề gây sự cố hay có những vấn đề gây bức xúc toàn xã hội hay đánh giá của cả nội các thì có thể có. Chứ hàng năm hay một nhiệm kỳ đem ra đánh giá thì cũng chẳng nước nào làm. Vì thế tôi cho rằng trong tương lai, cái việc giám sát này, dù dưới hình thức nào, nó phải phản ánh đúng nguyện vọng của người dân.”
Theo nhà báo Trương Duy Nhất, nếu thủ tướng nói người dân có quyền là một cái kênh để quốc hội tham khảo trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, thì ông đề nghị quốc hội và chính phủ nên xin lỗi những người mà chính phủ đã bắt bỏ tù như ông, vì ông là người với tư cách công dân và nhà báo đã từng lên tiếng để giúp quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trước đây, từ năm 2013.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/congressional-rating-can-consult-voters-10242018133952.html
Đề xuất thành lập Viện Đạo đức
huấn luyện cán bộ: ‘Lời thú nhận đắng cay’
Vì sao phải dạy đạo đức?
Đạo đức, từ rất lâu đã được định nghĩa là một khái niệm về hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người hiểu, biết và tự điều chỉnh cũng như chịu trách nhiệm hành vi của mình. Hành vi đó phải phù hợp và tương xứng với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Đạo đức cũng có thể được hiểu là truyền thống văn hoá. Mỗi một quốc gia, dân tộc sẽ có một chuẩn mực về đạo đức riêng phù hợp với quá trình hình thành và phát triển văn hoá, xã hội và cả chính trị của quốc gia đó.
Do đó, nếu hiểu theo đúng logic của câu nói là “thiếu cái gì, bù cái đó”, thì Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng “phải chăng những cán bộ ấy không có đạo đức nên mới phải có đề xuất để được huấn luyện?”.
Ông xác nhận mình rất ngạc nhiên với ý kiến của Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc từng đưa ra.
“Khi ông đưa ra ý kiến về cái viện dạy đạo đức học cho các cán bộ thành viên trong Đảng thì tôi rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vì như vậy là ổng mặc nhiên công nhận là các vị quan chức, cán bộ cao cấp không có đạo đức. Bởi vì nếu họ có đạo đức thì lập ra cái viện để làm gì?
Ổng công nhận 1 thực tế ‘nó là như vậy đó.’ Và ổng cũng công nhận 1 chuyện nữa bấy lâu nay qua 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư, cái công thức đưa ra học tập đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mấy mươi năm trời không có kết quả sao? Tại sao phải đầu tư 1 cái viện như vậy để dạy đạo đức? Đạo đức mới là đạo đức gì?
Cho nên, đây là 1 lời thú nhận đắng cay, 1 sự bất lực về vấn đề hành xử đạo đức của cấp chính quyền ở Việt Nam.”
Khi ông đưa ra ý kiến về cái viện dạy đạo đức học cho các cán bộ thành viên trong Đảng thì tôi rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vì như vậy là ổng mặc nhiên công nhận là các vị quan chức, cán bộ cao cấp không có đạo đức. Bởi vì nếu họ có đạo đức thì lập ra cái viện để làm gì? – Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
Đề xuất của vị Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Trọng Phúc được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia “Sửa đổi lối làm việc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 18/10/2018, nhân kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947 – 10/2017) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Đạo đức” vốn là một từ Hán Việt, được ghép nối bởi từ Đạo là con đường, đức là đức tin, đức tính tốt. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Mà lối sống chân, thiện, mỹ vốn là kết quả của sự rèn luyện đức tâm. Tôn giáo đóng vai trò không nhỏ, nếu không nói là rất quan trọng.
Hoà thượng Thích Không Tánh, vị sư trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) chia sẻ với chúng tôi:
“Bất cứ trong 1 xã hội nào, 1 đất nước nào mà nếu thiếu vấn đề đạo đức là coi như xã hội đó bị thoái hoá hoặc sa đoạ. Nếu thiếu đạo đức thì nó không còn là con người mà là những con vật thôi.”
Và chính hoà thượng Thích Không Tánh cũng đặt câu hỏi về lý do vì sao phải thành lập Viện Đạo đức huấn luyện cán bộ.
“Khi 1 tổ chức, 1 đất nước hay 1 chủng tộc nói là phải cổ suý đạo đức, cần phải giáo dục đạo đức hay cần phải hướng dẫn đạo đức thì tôi nghĩ xã hội đó đã bị tha hoá, bị thiếu đạo đức rất trầm trọng rồi. Và chính vì vậy người ta mới cần cái giáo dục.”
Khi 1 tổ chức, 1 đất nước hay 1 chủng tộc nói là phải cổ suý đạo đức, cần phải giáo dục đạo đức hay cần phải hướng dẫn đạo đức thì tôi nghĩ xã hội đó đã bị tha hoá, bị thiếu đạo đức rất trầm trọng rồi. Và chính vì vậy người ta mới cần cái giáo dục. – Hoà thượng Thích Không Tánh
Đạo đức được giáo dục từ đâu?
Quan niệm của việc giáo dục đạo đức đối với Thầy Thích Không Tánh là nền tảng căn bản phải có từ ban sơ, vì vốn dĩ “nhân chi sơ, tính bổn thiện.” Ông khẳng định nhân loại chúng ta cần tôn giáo, nhờ những đạo đức, luân lý, truyền thống của tôn giáo làm cho chúng ta quay về với nhân bản, đạo đức. Như thế mới thiết lập nên 1 xã hội tiến bộ.
Với một quốc gia mà tất cả hệ thống lãnh đạo, quyền lực và quyết định đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, thì chắc chắn đạo đức của người Đảng viên chính là yếu tố quan trọng trong sự phát triển. Cũng ý kiến này, nhưng Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có cách gọi khác, ông nói rằng đạo đức của xã hội, con người Việt Nam phụ thuộc vào hệ giá trị của chính quyền.
Ông phê phán cách giáo dục xưa nay là lấy học đường làm cơ sở để tuyên truyền chính trị, tuyên truyền những vấn đề đấu tranh giai cấp, những lý thuyết sáo rỗng đi ngược với thực tế, chối bỏ tư tưởng tôn giáo là nền tảng của những đạo đức.
“Những chính sách phá hoại tôn giáo, lũng đoạn tôn giáo, cho tôn giáo là thuốc phiện, những cuộc phá hoại những giá trị tôn giáo của ngàn năm lịch sử ở Việt Nam phải chấm dứt. Bỏ đi chuyện quốc doanh hoá đội ngũ sư sãi. Đó là tác hại vô cùng to lớn cho tôn giáo. Giá trị của tôn giáo là giá trị của tâm hồn.”
Là nhà khoa học giáo dục, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhìn thấy tôn giáo là vị thầy của đạo đức. Giá trị của tôn giáo làm nên nền tảng của đạo đức. Điều này cũng lý giải vì sao Hoà thượng Thích Không Tánh tự hỏi ai là người đứng ra huấn luyện giá trị đạo đức cho tầng lớp cán bộ đó? Giáo dục theo hướng thế nào? Nhằm mục đích gì?
“Nếu sự giáo dục đó bị nô lệ vào 1 hệ ý thức không đặt căn bản trên nhân tính, đạo đức tiến hoá, mà hướng về vật chất, đấu tranh, hay theo những chủ nghĩa không nhân bản thì đó là 1 vấn đề khác.”
Khi Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đề cập với chúng tôi về câu chuyện đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay, ông nhìn thấy môi trường xã hội Việt Nam bị lũng đoạn 1 cách rất sâu đậm. Những đạo lý truyền thống của người Việt, những tập tục thói quen về đạo đức của dân tộc nó bị xói mòn 1 cách thảm hại sau 1 thời gian mà chính quyền mới ngự trị 70 năm nay. Theo như ông nói, những cái mất mát đắng cay này này cũng phát xuất từ hệ thống giáo dục có nhiều khiếm khuyết, sai lầm và có thể nói là đi lạc đường.
Nếu sự giáo dục đó bị nô lệ vào 1 hệ ý thức không đặt căn bản trên nhân tính, đạo đức tiến hoá, mà hướng về vật chất, đấu tranh, hay theo những chủ nghĩa không nhân bản thì đó là 1 vấn đề khác. – Hoà thượng Thích Không Tánh
Con đường giáo dục sai lạc theo lời ông là sự thiếu vắng dạy dỗ về tình thương yêu từ những nơi chốn cơ bản nhất
“Đó là cha mẹ, là anh em, là họ hàng, là gia đình, thương yêu con đường làng, dòng sông bến cũ, đồng lúa bờ đê . Sau đó mới là tình yêu lớn hơn, tình yêu Tổ quốc.”
Ông khẳng định, cán bộ, hay bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng cần được huấn luyện những giá trị đạo đức căn bản của người Việt. Giá trị đó xuất xứ từ nguồn đạo lý Việt Nam. Ông mong mỏi tất cả hệ giá trị truyền thống dân tộc của Việt Nam phải trở lại và phải được đề cao. Như thế, mới gọi là huấn luyện đạo đức.
Dự thảo Nghị định An ninh mạng Việt Nam:
‘Đổi mà chưa đổi’
Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng của Việt Nam đã có một số thay đổi, nhưng “bản chất” vẫn chưa đổi, theo một cây bút nhiều kinh nghiệm.
Ân xá Quốc tế yêu cầu VN đình chỉ thực thi luật ANM
Thái Lan ‘xem lại dự luật an ninh mạng’
Cựu đại sứ Mỹ: Luật An ninh mạng ‘là bước lùi lớn’
Ông Huy Đức, trong bài viết trên Facebook, vừa tiết lộ chỉ riêng trong tháng 10, Việt Nam đã thay đổi đến ba phiên bản dự thảo – 3/10, 11/10 và bản mới nhất.
Các văn bản này đều chưa được công bố chính thức.
Ông Huy Đức đánh giá: “Khác với người tiền nhiệm, lãnh đạo mới của Cục An ninh mạng (A05 – nhập từ A68 và C50) đã lắng nghe ý kiến của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) và của các bộ ngành hơn.”
Cụ thể, dự thảo mới nhất “đã bỏ khá nhiều quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh từng bị phản đối trong 2 dự thảo trước”, theo cây bút Huy Đức.
Dự thảo mới cũng đã bỏ yêu cầu “doanh nghiệp kinh doanh online phải xin phép và có sự đồng ý của Cục An ninh mạng”; bỏ việc thành lập trung tâm dữ liệu và tiếp nhận dữ liệu doanh nghiệp chuyển giao.
Dự thảo cũng không còn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dữ liệu gốc, chưa mã hóa của người dùng cho cơ quan điều tra.
Thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp chuyển dữ liệu bây giờ là bộ trưởng bộ công an thay vì cục trưởng cục an ninh mạng như 2 dự thảo cũ.
‘Chưa thay đổi’
Tuy nhiên, cây bút Huy Đức nhận xét: “bản chất của dự thảo này vẫn chưa thay đổi”.
“Phạm vi dữ liệu người dùng bị buộc phải lưu trữ ở Việt Nam vẫn còn rất rộng – gần như toàn bộ dữ liệu của mạng xã hội và các dịch vụ online – chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vẫn vô cùng lớn và vô lý.”
Ông Huy Đức lo lắng “không chỉ dân chúng mà cả Quốc hội cho đến tận bây giờ cũng chưa hiểu hết tầm ảnh hưởng của Luật ANM”.
Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018 với tỷ lệ đồng ý là 86,86%.
Vào tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Công an xây dựng 03 văn bản chính trình Chính phủ gồm: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng và Quyết định của Thủ trướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Cuộc họp ngày 9/10 của Bộ Công an cho biết giới chức đang “khẩn trương hoàn thiện” các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, bảo đảm hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Cây bút Huy Đức nhận định: “Luật ANM và các quy phạm đang hình thành trong nghị định không những không có giải pháp nào bảo vệ hữu hiệu mạng VN trước các hackers mà còn đặt nó trong những nguy cơ cao hơn khi ép lưu trữ dữ liệu cá nhân trong một quốc gia có nền tảng công nghệ thấp và đội ngũ thi hành công vụ rất dễ lạm quyền.”
Ông đề xuất: “Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Bộ chính trị và Tân Chủ tịch nước nên nghe lại, đầy đủ và nhiều chiều. Nếu nghị định không hạn chế được các ảnh hưởng xấu của Luật thì nên hoãn thi hành nó.”
Tuyên truyền về luật
Trong những ngày này, tại một số địa phương ở Việt Nam đã diễn ra các sự kiện nhằm tuyên truyền về Luật An ninh mạng.
Hôm 24/10, Thành ủy Vũng Tàu tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề về luật này.
Trang tin điện tử UBND thành phố Vũng Tàu nói hội nghị giúp cán bộ, đảng viên “nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản, cốt lõi của Luật An ninh mạng”.
Tương tự, ngày 19/10, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt, trong đó có nội dung về phổ biến Luật An ninh mạng.
Tại đây, một đại diện của Bộ Công an được dẫn lời nói “mong rằng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và đối với Luật An ninh mạng nói riêng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn và tạo sự đồng thuận trong nhân dân”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45977950
Dàn lãnh đạo cũ của Tổng cục Cảnh sát bị kỷ luật?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật hàng loạt nguyên lãnh đạo của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Thông cáo ngày 25/10 của Ủy ban này nói vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát “làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát đã “vi phạm nghiêm trọng Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát”.
Hậu quả là để một số cán bộ lãnh đạo Tổng cục và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) “tiếp tay, bao che cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet diễn ra trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Ngoài ra, cơ quan này còn “xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong hoạt động điều tra, xử lý một số vụ án và trong thực hiện một số dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị; để một số tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật”.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhắc lại tên hai quan chức đã bị bắt giam trước đó, là ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy Tổng cục cảnh sát, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng C50 bị khởi tố, bắt giam và khai trừ ra khỏi Đảng.
Những cái tên mới bị nêu hôm 25/10 là:
Trung tướng Nguyễn Công Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng;
Trung tướng Nguyễn Văn Ba, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng;
Thiếu tướng Lê Đình Nhường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (C44);
Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53);
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị phải xem xét, thi hành kỷ luật những người này.
Trong một năm qua, nhiều tướng công an đã bị kỷ luật, trong chiến dịch được xem là nhằm “khôi phục niềm tin” vào cơ quan công an Việt Nam.
Chiến dịch “bàn tay sạch” này diễn ra trong bối cảnh Bộ Công an còn đang tiến hành sắp xếp lại bộ máy để “tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Một nghị định được Chính phủ thông qua hồi tháng 8 cho hay sẽ giảm 6 Tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp Cục và gần 300 đơn vị cấp Phòng của ngành công an.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45977952
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm Trung Quốc
Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam vào hôm 24/10 cho biết, đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Việt Nam do Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sẽ sang Trung Quốc tham dự diễn đàn Hương Sơn lần thứ 8 tại Bắc Kinh, diễn ra từ ngày 24 – 26/10.
Tiếp sau hội nghị, đoàn Việt Nam sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 26 đến 28/10 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Ngụy Phượng Hoàng.
Chuyến thăm này được cho biết nhằm tăng cường hiểu biết, tạo sự tin cậy giữa lãnh đạo quân đội hai nước và thúc đẩy triển khai tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025.
Theo kế hoạch, Đại tướng Ngô Xuân Lịch sẽ có bài phát biểu đầu tiên tại phiên họp của diễn đàn về chủ đề Quản trị an ninh quốc tế. Mạng báo VietnamPlus cho biết bài phát biểu của ông Ngô Xuân Lịch sẽ “khẳng định vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực; thể hiện quan điểm của Việt Nam về các vấn đề an ninh và phát triển”.
Việc phái đoàn Việt Nam sang tham dự diễn đàn Hương Sơn lần này được cho biết là để khẳng định vai trò chủ động và trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực cũng như các vấn đề về an ninh mà quốc tế đặc biệt quan tâm.
Diễn đàn Hương Sơn được tổ chức vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm và được Bắc Kinh xem như kiến trúc an ninh mới để lên tiếng về các tranh chấp khu vực.
Diễn đàn Hương Sơn bắt đầu từ năm 2006 với tần suất 2 năm 1 lần. Đến năm 2014, diễn đàn được tổ chức mỗi năm một lần.
Đây được xem là đối trọng của Đối thoại An ninh Shangri-la được tổ chức vào tháng 6 hàng năm ở Singapore.
Theo Tân Hoa Xã, tại diễn đàn này sẽ có hơn 500 đại biểu đến từ 67 quốc gia và tổ chức trên thế giới.
Trump đang đẩy lùi tiến trình dân chủ ở Việt Nam?
Chính sách đối ngoại của Washington dựa trên quan điểm “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump đã có nhiều tác động lớn nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Và Việt Nam là một trong những nước chịu một sự ảnh hưởng không nhỏ từ sự thay đổi này, bắt đầu từ những hiệp ước thương mại cho đến tiến trình dân chủ hóa, theo như hai nhà báo Simon Denyer và David Nakamura của Washington Post.
“Không còn ràng buộc bởi các điều kiện do chính quyền Barack Obama áp đặt để tham gia nhập hiệp ước thương mại, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã xóa bỏ các kế hoạch cho phép các tổ chức công đoàn hoạt động và tiến hành cuộc trấn áp gay gắt nhất từ trước đến nay đối với giới bất đồng chính kiến,” Denyer và Nakamura viết trong một bài bình luận trên tờ Washington Post.
TT Donald Trump: ‘Các nước cần chống lại CNXH’
Trump bàn thương mại, quên nhân quyền
Ông cho rằng Việt Nam là một ví dụ điển hình cho sự suy thoái vốn ít được để ý đến kể từ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Trump.
Khi xây dựng một thỏa thuận thương mại TPP, chính phủ Hoa Kỳ khi đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải cho phép các công đoàn độc lập hoạt động, tăng cường bảo vệ môi trường và cho phép Internet tự do và cởi mở.
Và bằng cách thành lập một trật tự dựa trên quy tắc của Washington, nó cũng là một nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Khi TPP đang được đàm phán, trên mạng xã hội Việt Nam cũng đã xuất hiện một phong trào do các nhà hoạt động Việt Nam khởi xướng để truyền bá về quyền lợi người lao động, sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và thậm chí về sự dân chủ, bài của WP viết.
“TPP đã có thể là một làn gió xuôi cánh buồm của các nhà hoạt động Việt Nam, các công đoàn và các nhà môi trường,” Brad Adams, giám đốc khu vực Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói với Nakamura. “Việc rút khỏi TPP là một bước thụt lùi lớn.”
Bài viết của Nakamura và Denyer sau đó đã được toàn ban biên tập Washington Post ủng hộ.
“Thay đổi không dễ dàng… Nhưng từ bỏ cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì sẽ luôn luôn khiến tình trạng đàn áp ngày càng nhiều hơn, trong khi việc đấu tranh cho những giá trị này có thể thu nhận được kết quả, dù không đồng đều và không hoàn hảo,” bài bình luận thể hiện quan điểm của toàn ban biên tập Washington Post viết hôm 21/10.
Tranh cãi giữa các nhà báo kỳ cựu
Nhận định của Nakamura và Denyer vô tình tạo ra tranh cãi giữa những nhà báo đã từng tường trình hay theo dõi sát về Việt Nam từ khi cuộc chiến Việt Nam chưa chấm dứt.
Cựu nhà báo của hãng tin Associated Press, Carl Robinson, cho rằng Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép TPP đưa Việt Nam về hướng dân chủ hơn.
Ông cho rằng bản phân tích của Nakamura khá “ngây thơ” và cả chính quyền Obama cũng “ngây thơ” khi nghĩ rằng TPP có thể khiến Việt Nam hướng thêm về dân chủ.
“Người Việt Nam thực ra chỉ rất là thực tế và sẵn lòng nói bất cứ điều gì, làm bất cứ điều gì để thể hiện một hình ảnh nhất định. Nhưng thực tế, họ sẽ không bao giờ dao động với mô hình Một Đảng của mình,” vị nhà báo kỳ cựu từng làm cho AP trước năm 1975 nhận định.
Ông Robinson cũng cho rằng ông Trump “vẫn quan tâm về nhân quyền” vì dựa trên bài phát biểu của ông trước Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9, khi ông lên tiếng chỉ trích Venezuela.
“Ánh hoàng quang về nhân quyền chắc chắn là không còn nhưng tôi muốn nói rằng có rất nhiều điều đang xảy ra sau hậu trường,” ông Robinson nói, tự nhận mình là một nhà quan sát thường xuyên về tình hình Việt Nam.
“Nếu có một thông điệp nhất quán ở đây thì đó là Hoa Kỳ chẳng đếm xỉa gì đến bất kỳ ai ngoài quyền lợi của riêng nó,” ông nói.
Trong khi đó Paul Mooney, một nhà báo tự do ở khu vực châu Á hơn 30 năm qua thì lại đồng tình với Nakamura.
Ông Mooney cho biết đã trao đổi với một vài nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến Việt Nam và một vài tổ chức nhân quyền thì tất cả đều “xác nhận rằng Trump không nói một lời về nhân quyền, hay nhắc đến tên những người đã bị trấn áp khi ông ta đến thăm Việt Nam”.
“Và họ nói rằng tình trạng nhân quyền đã xấu đi đáng kể kể từ khi ông Trump nhậm chức vì chính phủ Việt Nam và những nước trong khu vực – biết rằng họ không phải phản hồi lại áp lực của Mỹ đối với những vấn đề này nữa.”
“Tôi biết rằng các chính quyền Cộng hòa và Dân chủ trước đây luôn lên tiếng thúc đẩy về nhân quyền ở nhiều quốc gia khi tôi còn đưa tin từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và các nước khác trong gần 30 năm qua, và nó đã có một tác động nhất định.”
“Khi Obama thăm Việt Nam lần cuối cùng, ông đã gặp một nửa tá nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến. Những thứ như thế này tuy mang tính biểu tượng, nhưng cũng gửi một thông điệp quan trọng.”
“Ông có thể đưa ra bằng chứng nào chứng minh Trump đã làm gì thúc đẩy nhân quyền ở đó không? Số người Việt Nam bị bắt đang tăng lên đáng kể kể từ khi ông ta được bầu. Nhưng Trump có bao giờ nhắc đến nổi một cái tên không?” ông Mooney, người từng làm tại hãng tin Reuters đặt câu hỏi cho Robinson.
Rút khỏi TPP tác động đến nhân quyền?
Trích lời một nhà đấu tranh, và đơn cử vài người trong giới bất đồng chính kiến, bài báo trên tờ Washington Post nhận định rằng sự thay đổi chính sách đột ngột đã gây ra một hệ lụy sâu sắc.
“Ngay sau khi Mỹ rút khỏi TPP, bạn đã thấy một sự thay đổi căn bản trong cách chính phủ [Việt Nam] đối xử với công nhân, các nhà hoạt động lao động và công đoàn,” Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động quyền người lao động 33 tuổi, nói tại một quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh. “Rất nhiều người đã bị quấy rối, theo sau, bị cầm tù và bị đe dọa.”
Bản thân bà Hạnh cũng phải đối mặt với tình trạng sách nhiễu, thậm chí bị nhiều đàn ông đeo khẩu trang ném đá và chất nổ vào nhà.
Dấu hiệu đầu tiên của cuộc trấn áp xảy ra ngày từ trước khi ông Trump đắc cử, bằng việc bắt giữ blogger Mẹ Nấm hồi tháng 10, 2016.
Đến vào giữa 2017, các cuộc bắt giữ các nhà hoạt động diễn ra nhanh chóng và dày đặc hơn, với số lượng các nhà hoạt động, blogger bị bắt giữ gia tăng cũng như mức án tù của họ, từ 10 năm đến mức kịch trần là 20 năm tù giam.
Bài viết của Nakamura và Denyer chỉ ra bản án 20 năm tù của nhà hoạt động Lê Đình Lượng và gọi ông là nhà đấu tranh về môi trường.
Ông Trump từng nhiều lần lên án chủ nghĩa xã hội
Trump nói về CNXH: giới bất đồng chính kiến ‘hả hê’
Nếu chính phủ Mỹ chịu ở lại TPP, “Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều cam kết về cải thiện nhân quyền, cải thiện tình hình cho người lao động”, luật sư Nguyễn Văn Đài nói trong một cuộc phỏng vấn tại căn nhà hai phòng khiêm tốn ngoại ô Frankfurt.
“Nó đã có thể là một cơ hội để thay đổi đất nước tôi.”
Hiệp ước quốc tế không chắc đem lại dân chủ
Bài báo của Washington Post, tuy nhiên, cũng trích quan điểm của Garrett Marquis, phát ngôn viên cho Hội đồng An ninh Quốc gia, rằng, thường các hiệp ước thương mại không nhất thiết hiệu quả trong việc đạt được cải cách dân chủ.
Ông Marquis dẫn chứng việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO vào 2001 “chứng tỏ thương mại quốc tế gia tăng không phải lúc nào cũng tự do hóa các quốc gia độc đảng chuyên chế. Thực tế, nó còn làm trì hoãn tiến hình tự do hóa vì khiến cho đảng cầm quyền mạnh hơn.”
Việt Nam vẫn có ý định tham gia CPTPP phiên bản mới của TPP mà không có Hoa Kỳ. Nhưng thỏa thuận này không bao gồm những điều kiện buộc Việt Nam phải cam kết, gồm cả quyền của người lao động.
Trong quá trình đàm phán TPP, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius liên tục nhấn mạnh về sự cần thiết trong việc hiệp định thương mại được Quốc hội phê chuẩn và ông sẽ mang lá thư từ các nghị sĩ đến chính quyền Việt Nam, nhấn mạnh họ chú ý đến nhân quyền.
“Nó là một thông điệp rất, rất mạnh mẽ,” vị cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam được bổ nhiệm dưới thời Obama nói.
“Điều này không có nghĩa họ sẽ mở cửa tất cả cánh cửa nhà tù, nhưng họ đã phải cân nhắc quan điểm của Hoa Kỳ mỗi khi họ đưa quyết định. Tôi không nghĩ điều này vẫn xảy ra kể từ khi chúng ta rút khỏi TPP,” ông Osius nói.
Kém so với chính quyền của Obama?
Nhà báo Nakamura và Denyer cũng chỉ ra sự khác biệt về phong cách đối ngoại của hai tổng thống Obama và Trump.
Cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Việt Nam tương tự như Obama theo hai cách: Tập trung mạnh vào việc phát triển mối quan hệ quân sự và an ninh, và giúp giới lãnh đạo Việt Nam tiếp cận tới cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ.
Hồi tháng 7, 2015, Obama đã làm một điều chưa từng có tiền lệ đó là gặp gỡ với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Washington. Vị tổng thống Hoa Kỳ đã dành bốn tiếng chuẩn bị cho cuộc gặp và có một thông điệp quan trọng để truyền tải.
‘Không có sức ép quốc tế, tôi không đi dự EVFTA được’
‘Dân chủ Trung Quốc làm lu mờ Phương Tây’
Ông Obama nói ông “tôn trọng” hai hệ thống chính trị khác biệt, theo ba nhân chứng có mặt trong văn phòng.
“Nhân quyền và tự do dân chủ vẫn rất quan trọng, nhưng Washington không có ý định lật đổ Đảng Cộng Sản.”
Kết quả của cuộc gặp này là hàng loạt các thỏa thuận song phương chấn động, như việc gỡ bỏ cấm vận vũ khí vào 2016 và một lá thư về thoả thuận TPP, trong đó Hà Nội hứa sẽ cho phép thành lập công đoàn độc lập, theo Evan Medeiros, giám đốc cấp cao về Châu Á cho Hội đồng An ninh Quốc gia.
“Tiền đề cơ bản dưới sự cai trị của một đảng là đảng kiểm soát tất cả mọi thứ. Để thiết lập các hiệp hội độc lập về mặt chính trị có thể được cho là mang tính khá cách mạng,” Tom Malinowski, trợ lý thư ký về dân chủ, nhân quyền và lao động dưới thời Obama, cho biết.
Nhưng về những mặt khác thì nó rất khác.
Vào tháng 5/2017, khi ông Trump đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vị cố vấn an ninh khi đó H.R. McMaster chỉ có đúng 5 phút để cố vấn ông Trump, theo như cựu đại sứ Osius.
Nhưng hầu hết cuộc gặp đó là ông Trump nói những câu đùa thô thiển, theo ông Osius.
“Khá là rõ ràng là ngài tổng thống đã không biết người ông ấy sẽ gặp là ai, gặp về điều gì và thậm chí cũng không hề hứng thú về cuộc gặp đó,” ông Osius nói thêm.
Trong khi đó Nhà Trắng phủ nhận ông Trump thiếu chuẩn bị cho cuộc gặp trên.
Vào tháng 11/2017, Ông Trump gặp cố chủ tịch Trần Đại Quang và đưa ra một tuyên bố chung đề cập rằng “cả hai nhà lãnh đạo nhận ra sự quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.”
Trong khi đó, trong chuyến đi đến Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với giới bất đồng chính kiến và các thanh niên trẻ.
Còn Trump thì nhấn mạnh vào tình trạng thâm hụt thương mại và tìm cách bán vũ khí Hoa Kỳ cho Hà Nội, bài báo của WP viết.
Tuy vậy, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ Pope Thrower nói rằng chính quyền Hoa Kỳ sẽ “duy trì cam kết lâu dài với các đối tác chính phủ và phi chính phủ để thúc tiến quyền lao động ở Việt Nam.”
Chính quyền Trump cũng nhiều lần lên tiếng rằng “vô cùng lo lắng” về sự kết tội đối với các nhà hoạt động và kêu gọi chính quyền Hà Nội cho phép các cá nhân “bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do và tụ tập một cách ôn hòa.”
Chính quyền của Trump cũng yêu cầu Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với điều kiện ẩn danh. Tuy nhiên viên chức này cũng thừa nhận Hà Nội hầu hết đều lờ đi các áp lực bên ngoài.
“Tình hình này đang khá xấu,” viên chức này nói. “Tôi nghĩ đó là một trở ngại cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam.”
Theo ông Adams, chính quyền Cộng sản hiện nay phần lớn lờ đi những khiếu nại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
“Khi họ nhìn vào Trump, họ thấy một vị tổng thống Hoa Kỳ, người tỏ rõ quan điểm là ông ta không quan tâm đến nhân quyền và dường như tỏ ra thích những kẻ độc tài,” ông Adams nói.