Tin khắp nơi – 24/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 24/10/2018

Tổng thống Mỹ: TQ phải vào Hiệp ước INF

Nga sẽ đáp trả không đối xứng nếu Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF và bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Như đã biết hiện nay chính quyền Donald Trump đang xem xét về việc sẽ rút khỏi các thỏa thuận về vũ khí hạt nhân đã được ký kết trước đó.

Cụ thể Hoa Kỳ cho rằng, Nga vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Hiệp ước INF, ngoài ra nhiều nước khác cũng đang tăng cường các loại tên lửa tầm trung và tầm xa nhưng không tham gia vào Hiệp ước INF, vì vậy nếu thực hiện theo Hiệp ước này Hoa Kỳ sẽ gặp bất lợi.

Ngày hôm qua 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trumq đã tuyên bố nếu tiếp tục duy trì Hiệp ước INF, Trung Quốc cũng phải tham gia vào Hiệp ước này.

Trước đó phía Mỹ cho rằng họ bị hạn chế vì thực hiện theo Hiệp ước INF trong khi đó Trung Quốc không ngừng phát triển và trang bị loại vũ khí cấm theo Hiệp ước INF, vì vậy về lâu dài Hoa Kỳ sẽ thất thế trước Trung Quốc trong cuộc đối đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ nói rằng, Hoa Kỳ có nhiều tiền hơn bất cứ ai và họ đã sẵn sàng để tăng cường hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của mình. Điều này sẽ trở thành mối đe dọa đối với Nga và Trung Quốc, cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia, John Bolton trong một cuộc phỏng vấn với Kommersant đã nói rằng, khoảng 33% đến 50% số tên lửa đạn đạo của Trung Quốc vi phạm các quy định trong Hiệp ước INF.

Để tiếp tục và duy trì Hiệp ước này đồng nghĩa với Trung Quốc phải phá hủy số lượng vũ khí này. Rõ ràng điều này không thực tế và không thể thực hiện được.

Không chỉ Trung Quốc, Nga cũng đã và đang vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước này. Vì vậy Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi thỏa Hiệp ước này và họ sẽ bắt đầu phát triển các loại vũ khí mới.

Đáp trả cáo buộc từ phía Mỹ, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov đã yêu cầu phía Mỹ giải thích chi tiết và đưa ra bằng chứng thiết thực về các cáo buộc này. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng, nếu Hiệp ước này bị hủy bỏ Nga cũng sẽ thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh và tăng cường hơn nữa tiềm lực của họ.

Trong khi đó chuyên gia quân sự, chủ tịch của Viện Hàn lâm về các vấn đề địa chính trị, tiến sĩ Konstantin Sivkov trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti đã tuyên bố rằng, Nga nên đưa ra câu trả lời thích đáng, nếu Hoa Kỳ thực sự rút khỏi thỏa thuận INF.

Cụ thể theo ông, nếu Hoa Kỳ thực hiện bước đi này, trên cơ sở tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-102 Nga nên phát triển loại tên lửa tầm xa mới và triển khai chúng với số lượng lớn khoảng 400 đến 500 tên lửa.

Theo ông, loại tên lửa này sẽ có kích thước nhỏ, chi phí không quá cao và đặc biệt các hệ thống phòng không của Mỹ không thể đánh chặn chúng.

Ngoài ra Nga cũng sẽ tích cực phát triển loại tên lửa tầm xa với khoảng cách 10000 đến 12000km cho phép họ có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ nước Mỹ nhằm duy trì lợi thế của Nga.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24324-tong-thong-my-tq-phai-vao-hiep-uoc-inf.html

 

Mỹ rút khỏi hiệp ước INF:

Cơn ác mộng mới của TQ sẽ diễn ra như thế nào?

Quyết định này sẽ cho phép Washington cạnh tranh với Bắc Kinh trong lĩnh vực chế tạo các loại vũ khí tương tự mà trước đây từng nằm trong danh sách cấm của Hiệp ước INF.

Hôm 20/10, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Tổng thống Donald Trump cáo buộc rằng Nga đã “vi phạm hiệp ước INF trong nhiều năm”, và “chúng tôi sẽ không để họ vi phạm thỏa thuận hạt nhân, chế tạo những vũ khí mà theo nội dung của thỏa thuận chúng tôi không được phép chế tạo”.

Tuy nhiên, bất chấp những cáo buộc cho rằng Moscow đã nhiều lần vi phạm hiệp ước (Nga được cho là đã tiến hành thử nghiệm bay một loại tên lửa hành trình nằm trong danh sách cấm từ năm 2008) thì quyết định rút khỏi INF của Mỹ không hẳn là nhằm vào Nga, hay thậm chí cũng không phải vì vũ khí hạt nhân.

Theo chuyên gia Nathan Levine trên tạp chí National Interest, trong kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh chiến lược, động thái trên của Mỹ đang nhằm trực tiếp vào cuộc đối đầu với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc đối mặt với viễn cảnh ác mộng

Trung Quốc không tham gia INF – Hiệp ước nghiêm cấm phát triển hoặc triển khai các loại tên lửa đạn đạo/hành trình mang đầu đạn thông thường/hạt nhân phóng từ trên bộ có tầm bắn từ 500-5.500km.

Điều đó đã cho phép Bắc Kinh xây dựng một kho vũ khí khổng lồ gồm các loại vũ khí thông thường có khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), như tên lửa đạn đạo chống tàu – “sát thủ tàu sân bay” DF-21D (tầm bắn 1.500km). Trong khi ấy, tất cả những vũ khí trên đều nằm trong danh sách mà Mỹ bị cấm triển khai.

Điều này đã khiến Mỹ bị vượt mặt đáng kể trong cuộc cạnh tranh “tầm bắn” giữa các hệ thống khí tài được thiết kế để kiểm soát một cách an toàn các vùng biển và các vùng không phận phức tạp ở tây Thái Bình Dương.

Trong trường hợp nổ ra xung đột công nghệ cao, các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ sẽ gặp nhiều bất lợi, phải phụ thuộc vào các hệ thống thế hệ cũ, như tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk và lực lượng triển khai từ tàu sân bay (vốn rất dễ bị tấn công) để đối đầu với các loại vũ khí A2/AD vô cùng nguy hiểm mà Trung Quốc có thể giấu bên trong lãnh thổ.

Đây là một vấn đề lớn, bởi theo ông Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích các vấn đề Trung Quốc của CIA, “Trong bất cứ cuộc chiến tranh đường không nào, chúng ta sẽ đều chiến đấu rất tốt trong vài ngày đầu”, tuy nhiên, “sau đó chúng ta phải rút về Nhật Bản, và tại đó, ta không thể tiến hành đủ các đợt xuất kích để tấn công thọc sâu vào lục địa Trung Quốc”.

Trong trường hợp không thể tấn công các hệ thống chống tàu trên lục địa Trung Quốc thì các tàu sân bay Mỹ hoạt động ngoài khơi Trung Quốc sẽ rơi vào tình cảnh vô cùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, theo ông Levine, việc Mỹ rút khỏi INF có thể giúp đảo ngược trạng thái đối kháng này và khiến Trung Quốc đối mặt với viễn cảnh ác mộng.

Các hệ thống vũ khí thông thường mới của Mỹ (bắt đầu từ phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa Tomahawk, sau đó mở rộng tới các loại tên lửa đạn đạo tương tự như DF-21 và DF-26 của Trung Quốc) có thể được bố trí tại các khu vực xa xôi, không thể đánh chìm được như bắc Nhật Bản, nam Philippines hay thậm chí bắc Australia.

Những vũ khí này có tiềm năng trở thành nền tảng cho một chiến lược quân sự khác của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương – hiện chiến lược này đang ngày càng nhận được nhiều sự tán thành của các chuyên gia quân sự ở Washington.

Chiến lược mới sẽ sử dụng các hệ thống A2/AD của Mỹ để phong tỏa các vùng biển nằm trong “chuỗi đảo thứ nhất” và biến các vùng biển gần Trung Quốc trở thành “No Man’s Land” (vùng đất chẳng thuộc về ai).

Chiến lược Phòng thủ quần đảo, như chuyên gia Andrew Krepinevich đề cập trên tờ Foreign Affairs, sẽ mang lại cho Mỹ khả năng răn đe và kiềm chế sự hung hăng quân sự của Trung Quốc mà không cần phải triển khai các tàu chiến mặt nước của Mỹ ở khu vực nhiều nguy hiểm.

Ngoài ra, chiến lược này có thể sẽ có chi phí thấp hơn đáng kể (cả về tiền và nhân lực) so với chiến lược phụ thuộc vào các nhóm tác chiến tàu sân bay đắt tiền để duy trì quyền kiểm soát trên biển.

Các nhà chiến lược Trung Quốc từ lâu đã rất lo ngại về khả năng xảy ra viễn cảnh này, trong đó, các hệ thống phòng thủ của Mỹ và đồng minh trong khu vực sẽ khiến Trung Quốc không thể triển khai lực lượng hải quân vượt ra bên ngoài các vùng biển lân cận.

Mỹ đã quyết định sáng suốt?

Nhiều chuyên gia phân tích kiểm soát vũ khí đã cảnh báo rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF có thể kích động một cuộc “chạy đua tên lửa”. Chính trị gia Aleksey Pushkov của Nga thậm chí còn tuyên bố động thái này “là một đòn giáng mạnh mẽ vào toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược của thế giới”.

Song, ông Levine cho rằng, ít nhất trong tình cảnh của Mỹ-Trung hiện nay thì động thái của Washington, ngược lại, có thể giúp tăng mức độ ổn định chiến lược vì 2 lý do sau.

Đầu tiên, nếu đi theo Chiến lược Phòng thủ Quần đảo như đã đề cập ở trên thì Mỹ không nhất thiết phải triển khai các hệ thống quá đồ sộ tới khu vực nằm trong tầm bắn của vũ khí Trung Quốc nếu xảy ra khủng hoảng.

Những hệ thống trên, nếu bị thiệt hại, sẽ là thảm kịch lớn (VD như thiệt hại một chiếc tàu sân bay có thể kéo theo 6.000 sinh mạng), khiến bất cứ nhà lãnh đạo nào của Mỹ cũng sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, buộc phải bất ngờ khiến tình hình leo thang lên quy mô của một cuộc xung đột.

Trong khi đó, các loại vũ khí tấn công tầm xa không người lái, với chi phí rẻ, có thể làm tốt nhiệm vụ của chúng, và giúp giảm nguy cơ leo thang khủng hoảng.

Thứ hai, khi Mỹ giảm nhu cầu triển khai các tàu mặt nước gần Trung Quốc thì nhu cầu tấn công các hệ thống tên lửa nằm trong lục địa Trung Quốc cũng sẽ giảm theo.

Điều này rất có ý nghĩa, bởi như chuyên gia Caitlin Talmadge từng giải thích trong một bài báo gần đây trên tờ Foreign Affairs, các loại vũ khí hạt nhân được Trung Quốc trà trộn với lực lượng tên lửa thông thường.

Do đó, Mỹ gần như không thể tấn công vào kho tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc mà không vô tình phá hủy các hệ thống nằm trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh.

Trong trường hợp “phải đối mặt với mối đe dọa như vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ triển khai những vũ khí hạt nhân còn lại”, làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24338-my-rut-khoi-hiep-uoc-inf-con-ac-mong-moi-cua-tq-se-dien-ra-nhu-the-nao.html

 

INF: John Bolton tuyên bố

tên lửa của Nga tại châu Âu mới là mối đe dọa

Tú Anh

Ngày 23/10/2018, tại Matxcơva, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã giải thích với giới lãnh đạo Nga vì sao Washington rút bỏ hiệp định về tên lửa tầm trung INF, một thỏa thuận song phương thời chiến tranh lạnh. John Bolton đặt Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong tầm ngắm và cáo buộc Matxcơva từ nhiều năm nay vi phạm hiệp định INF.

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường thuật :

Bay sang Matxcơva ngay sau khi Hoa Kỳ thông báo rút khỏi hiệp định tên lửa hạt nhân tầm trung, ông John Bolton cho biết hai bên thảo luận rất đầy đủ và mang tính xây dựng.

Giữ vững lập trường cứng rắn, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ bác bỏ lập luận của Matxcơva tố cáo Mỹ gây phương hại cho an ninh thế giới.

John Bolton giải thích với với giới lãnh đạo Nga là chính họ đã vi phạm hiệp định INF và do vậy Washington phải rút khỏi hiệp định.

 « Vấn đề là chính những tên lửa của Matxcơva vi phạm hiệp định INF đã được Nga bố trí tại châu Âu. Mối đe dọa không xuất phát từ quyết định rút bỏ hiệp định tên lửa tầm trung. Mối đe dọa thực sự chính là tên lửa của Nga ».

Tại thủ đô nước Nga, cố vấn John Bolton đã gặp đồng nhiệm Nicolai Patrouchev và ngoại trưởng Serguei Lavrov. Hai bên cùng duyệt qua các vấn đề quốc tế, từ tình hình Syria cho đến cuộc chiến chống khủng bố và chuyện Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ mà theo suy xét của ông John Bolton, hoàn toàn vô hiệu.

Cuối cùng, cố vấn an ninh tổng thống Mỹ hội kiến với tổng thống Vladimir Putin trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Ông chuyển lời của tổng thống Donald Trump sẵn sàng gặp tổng thống Vladimir Putin tại Pháp vào đầu tháng 11 nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Đệ nhất Thế chiến. Đề nghị đã được chấp nhận, bốn tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181024-inf-john-bolton-tuyen-bo-ten-lua-cua-nga-tai-chau-au-moi-la-moi-de-doa

 

Bolton nói với Putin: Mỹ nhất quyết từ bỏ INF

Washington sẽ vẫn triển khai kế hoạch từ bỏ một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân quan trọng bất chấp sự phản đối của Nga và một số nước châu Âu, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết hôm 23/8 sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Bolton đã có cuộc gặp kéo dài 90 phút ở điện Kremlin với ông Putin mà ở đó hai người đã đạt được thỏa thuận tổ chức gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Putin ở Paris vào tháng tới – vài tháng sau khi cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của hai ông ở Helsinki.

Tuy nhiên, cuộc thảo luận ở Moscow dường như không đem lại sự thay đổi đột phá nào cho ý định được công bố của ông Trump là rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), một bước đi mà Moscow đã lên án là nguy hiểm và nhiều nước châu Âu đã cảnh báo là sẽ kích hoạt một cuộc chay đua vũ trang theo kiểu Chiến tranh Lạnh.

“Thế giới đang có một thực tế chiến lược mới,” ông Bolton phát biểu tại cuộc họp báo. Ông giải thích rằng hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh này không giải quyết được các mối đe dọa tên lửa mới từ những nước như Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và do đó trở nên dư thừa.

“Về việc gửi thông báo rút lui chính thức, thông báo đó vẫn chưa được gửi đi nhưng nó sẽ được gửi đi vào lúc thích hợp,” ông nói thêm và cho biết quá trình đó có thể mất vài tháng.

Moscow đã cảnh báo Washington rằng họ buộc sẽ đáp trả tương xứng để khôi phục cán cân quân sự nếu ông Trump vẫn cứ thực hiện lời đe dọa rút khỏi Hiệp ước INF vốn cấm hai bên phát triển và triển khai các tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung.

“Vấn đề là giờ đây phía Nga có vi phạm ở châu Âu,” ông Bolton nói với các phóng viên. Tuy nhiên, trước giờ phía Nga luôn bác bỏ mình đã vi phạm hiệp ước.

“Mối đe dọa không phải là việc Mỹ rút ra khỏi INF, mà mối đe dọa là các tên lửa của Nga đã được triển khai.”

Bolton nói rằng hiệp ước INF đã lỗi thời bởi vì những quốc gia khác được tự do phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung trong khi Mỹ bị bó buộc bởi hiệp ước. Ông lưu ý rằng các nỗ lực trước đây để lôi kéo các nước khác tham gia hiệp ước đã không đi đến đâu.

Trước đó, phát ngôn nhân Điện Kremlin nói rằng Hiệp ước INF có những điểm yếu, nhưng cách làm của Mỹ là muốn rút khỏi hiệp ước mà không đưa ra biện pháp thay thế ‘là nguy hiểm’.

Tuy nhiên, trợ lý chính sách đối ngoại của Điện Kremlin, ông Yuri Ushakov, đã có thái độ hòa hoãn hơn. Ông nói rằng Moscow xem chuyến thăm của ông Bolton là dấu hiệu cho thấy Washington muốn tiếp tục đối thoại về vấn đề này. Ông nói Moscow cũng muốn điều tương tự.

https://www.voatiengviet.com/a/bolton-n%C3%B3i-v%E1%BB%9Bi-putin-m%E1%BB%B9-nh%E1%BA%A5t-quy%E1%BA%BFt-t%E1%BB%AB-b%E1%BB%8F-inf/4626332.html

 

Trump có thể gặp Putin vào tháng 11 ở Paris

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/10 cho biết ông có thể sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng tới khi hai nhà lãnh đạo có mặt ở Paris để kỷ niệm tròn 100 năm kết thúc Đệ nhất Thế chiến.

Sau cuộc gặp ở Moscow giữa ông Putin và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, quan chức cả hai phía cho biết họ đã đạt được một thỏa thuận ban đầu về cuộc gặp vào ngày 11/11 tại thủ đô của Pháp và những sắp xếp chi tiết đang được thực hiện.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-c%C3%B3-th%E1%BB%83-g%E1%BA%B7p-putin-v%C3%A0o-th%C3%A1ng-11-%E1%BB%9F-paris/4626327.html

 

Những điểm yếu có thể khiến Mỹ bại trận

trong chiến tranh tương lai

Sa lầy chiến tranh và chia rẽ chính trị nội bộ là những nguy cơ có thể khiến Mỹ đánh mất ưu thế trong xung đột thế kỷ 21.

Với vị thế là cường quốc quân sự số một thế giới, giới quân sự Mỹ và phần lớn chuyên gia an ninh tin rằng nước này đủ sức giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể chịu thất bại nặng nề trên chiến trường tương lai nếu các đối thủ khai thác được hàng loạt điểm yếu của nước này, theo Business Insider.

Theo chuyên gia quân sự Steven Metz, Mỹ luôn có lợi thế trong các cuộc chiến chớp nhoáng nhờ sự vượt trội về năng lực tác chiến và công nghệ, nhưng các ưu thế này sẽ nhanh chóng biến mất nếu Washington bị sa lầy vào một cuộc chiến dài hơi.

Trong Thế chiến II, Mỹ có thể duy trì năng lực và sức mạnh dù chiến tranh kéo dài nhờ khả năng sản xuất nội địa. Tuy nhiên, ưu thế này hiện nay đã dần mất đi do các vũ khí tối tân phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp linh kiện từ nước ngoài. Khi nguồn cung này bị gián đoạn, Mỹ sẽ thiếu hụt vũ khí công nghệ cao, buộc Washington phải lựa chọn giữa việc tiếp tục tham chiến với nguy cơ thương vong lớn hoặc đàm phán hòa bình ở thế yếu hơn.

Nắm được điểm yếu này, đối thủ của Mỹ trong tương lai có thể tìm cách kéo dài cuộc chiến, khiến giới chính trị và người dân nước này mất kiên nhẫn, muốn kết thúc xung đột khi chưa đạt được mục tiêu chiến lược.

Nguy cơ thứ hai là đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tấn công chớp nhoáng, chiếm các khu vực địa lý có lợi ích chiến lược của Mỹ và khiến Washington trả giá đắt nếu muốn đẩy lùi cuộc xâm lược.

Việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ buộc Mỹ lựa chọn giữa can dự vào một xung đột có nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân, hoặc chấp nhận đánh đổi lợi ích và đồng minh ở nước ngoài để bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Mỹ. Trong kịch bản này, Trung Quốc có thể dùng vũ lực thu hồi Đài Loan hoặc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc mà không bị Mỹ tấn công.

Washington cũng có thể thất bại trong kịch bản được gọi là “vùng xám”. Các đối thủ sẽ áp dụng chiến thuật gây hấn quyết liệt và có chủ đích, nhưng không nghiêm trọng đến mức Mỹ quyết định sử dụng biện pháp quân sự đáp trả.

Bắc Kinh coi chiến thuật gây hấn trong vùng xám là cách thay đổi thế cân bằng chiến lược và thực thi yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, trong khi vẫn tránh leo thang căng thẳng đến mức nổ ra xung đột quân sự với Washington. Mỹ có thể thua một cuộc chiến mà chưa kịp nổ súng, bởi quốc hội và công chúng nước này khó ủng hộ khi đối thủ gây tình trạng “sự đã rồi” trên thực địa.

Đối thủ của Mỹ có thể khai thác yếu tố địa chính trị để giành lợi thế. Mỹ thường xuyên phải triển khai lực lượng viễn chinh tới những vùng cách xa lãnh thổ nước này và luôn cần sự hỗ trợ của đối tác khu vực thông qua việc cho phép sử dụng căn cứ, cũng như quá cảnh trên không phận.

“Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 không thể kết thúc nếu thiếu sự hỗ trợ của Arab Saudi, và Mỹ cũng khó lòng đánh bại quân đội Iraq năm 2003 một cách chóng vánh nếu không được sử dụng các căn cứ không quân tại Kuwait. Trong cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001, quân đội Mỹ đều phải di chuyển lực lượng và khí tài qua Pakistan”, Metz cho hay.

Trong chiến tranh tương lai, các nước đồng minh của Mỹ có thể chịu nhiều sức ép khiến họ từ chối cho mượn căn cứ hoặc hỗ trợ. Nếu kịch bản này xảy ra, Washington sẽ không phát huy được toàn bộ sức mạnh quân sự và chịu thất bại chiến lược.

Rạn nứt chính trị nội bộ cũng là một nguy cơ có khả năng bị đối phương khai thác thông qua các hành vi can thiệp dư luận, khiến chính phủ Mỹ không thể toàn tâm toàn ý đáp trả những hành vi gây hấn. Khi đó, nước Mỹ sẽ không có sự thống nhất cần thiết để đối phó với cuộc xung đột vũ trang ở nước ngoài.

Trong quá khứ, nước Mỹ luôn đoàn kết khi đối mặt với kẻ thù bên ngoài. Tuy nhiên, điều này có thể khó lặp lại trong tình hình chính trị hiện nay, khi xã hội Mỹ ngày càng trở nên chia rẽ dưới thời của Tổng thống Donald Trump. Những mâu thuẫn chính trị nội bộ luôn có nguy cơ khiến Mỹ chệch hướng trong việc đối phó với mối đe dọa từ bên ngoài.

Khi đại sứ quán Mỹ ở Benghazi, Libya bị tấn công khủng bố năm 2012, thay vì tập trung vào cùng nhau đối phó mối đe dọa an ninh tại quốc gia này, đảng Cộng hòa lại chú trọng vào việc công kích chính quyền cựu tổng thống Barack Obama. Nếu kịch bản này lặp lại, Mỹ có nguy cơ thất bại ngay trong nội bộ, không phải trên chiến trường.

“Thay vì tin vào việc sẽ giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến, quân đội Mỹ nên tính đến kịch bản bị các đối thủ đánh bại trong tương lai để có phương án đối phó từ bây giờ”, Metz nhấn mạnh.

http://biendong.net/dam-luan/24326-nhung-diem-yeu-co-the-khien-my-bai-tran-trong-chien-tranh-tuong-lai.html

 

Mỹ chi hơn 5 tỷ USD chế tàu ngầm “Voi biển”

để đối phó với Nga, TQ?

Hải quân Mỹ đang tập trung chế tạo tàu ngầm tấn công thế hệ mới, có thể đảm nhận được nhiều nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh mối đe dọa gia tăng từ phía Nga, Trung Quốc.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đã xác nhận những ưu tiên hàng đầu của Hải quân trong phân tích về kế hoạch đóng tàu mới nhất trong năm tài chính 2019. Theo đó, sau khi kết thúc chế tạo tàu ngầm lớp Virginia vào năm 2033, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu thiết kế, chế tạo hạm đội gồm 30 tàu ngầm mới, gọi đơn giản là SSN (X).

Cụ thể, Hải quân chỉ ra rằng tàu ngầm tấn công thế hệ tiếp theo phải đảm bảo tốc độ nhanh hơn, tàng hình và có thể mang nhiều ngư lôi hơn lớp Virginia, dự kiến sức mạnh sẽ kế thừa các tàu ngầm lớp Seawolf (Voi biển).

Lớp tàu ngầm Seawolf của Hải quân Mỹ ra đời với các tiêu chí trên nhằm đối phó với hạm đội hải quân Liên Xô. Các tàu ngầm lớp Seawolf có lượng giãn nước khi lặn 9.138 tấn, tốc độ tối đa 65 km/h và có thể lặn sâu tới 610 m.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, Mỹ đã ngừng đóng tàu ngầm lớp Seawolf và hiện chỉ có 3 chiếc tàu ngầm lớp này có mặt trong biên chế Hải quân.

Theo USNI News, tàu ngầm thế hệ mới SSN(X) sẽ mang theo nhiều ngư lôi và có nhiều ống phóng ngư lôi hơn tàu ngầm lớp Virginia để tấn công các mục tiêu trên và dưới mặt biển. Tàu ngầm lớp Virginia thường mang theo ít ngư lôi nhằm dành chỗ cho tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên đất liền.

Nguyên nhân khiến Mỹ quyết định chi hàng tỷ USD cho lớp tàu ngầm tấn công mới SSN(X) được cho là sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc và Nga trong thời gian gần đây. Mỗi tàu ngầm SSN(X) sẽ trị giá khoảng 5,5 tỷ USD.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24337-my-chi-hon-5-ty-usd-che-tau-ngam-voi-bien-de-doi-pho-voi-nga-tq.html

 

TT Trump gọi vụ ám sát Khashoggi

là ‘sự che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử’

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói phản ứng của Ả Rập Saudi về vụ ám sát nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi là “sự che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử”.

Những kẻ đứng sau vụ ám sát trong lãnh sự quán Saudi ở Istanbul cách đây ba tuần “đáng phải gặp rắc rối lớn,” ông nói.

Ngay sau đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Mỹ sẽ “trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm” và sẽ hủy visa của 21 nghi phạm đã được xác định.

Chính phủ Ả Rập Saudi đổ cho một nhóm tình báo lừa đảo đã gây ra vụ giết người.

Vụ Khashoggi: Mỹ gặp thái tử Saudi dù chỉ trích

Vụ Khashoggi: Trump ‘không hài lòng’ về Saudi

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ‘tiết lộ hết’ về cái chết của Khashoggi

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói nhà báo là nạn nhân của một “vụ ám sát chính trị” được lên kế hoạch cẩn thận bởi các nhân viên tình báo và quan chức khác của Saudi.

Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng hôm thứ Ba, ông Trump nói: “Họ có một ý tưởng rất tồi, nó được thực hiện tồi và chuyện che đậy là tồi tệ nhất trong lịch sử các vụ che đậy.”

“Ai đã nghĩ ra ý tưởng này, tôi nghĩ người đó sẽ gặp rắc rối to. Và họ đáng phải gặp rắc rối to.”

Chính phủ Saudi đưa ra những lời giải thích trái ngược nhau về chuyện gì đã xảy ra với ông Khashoggi, một người sống ở Mỹ và từng viết bài cho tờ Washington Post. Sau nhiều tuần khẳng định rằng ông vẫn còn sống, nay các quan chức cấp cao Saudi nói nhà báo 59 tuổi này bị giết trong một điệp vụ giả mạo sau khi ông vào lãnh sự quán Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trang web tin tức The Harrieyt Daily nói hai chiếc vali đáng ngờ chứa đầy quần áo đã được tìm tấy trong xe hơi của lãnh sự quán được bỏ trong một bãi đỗ xe ở Istanbul.

Ông Trump đã nói gì?

Lời chỉ trích công khai Ả Rập Saudi của ông Trump hôm thứ Ba 23/10 là mạnh mẽ nhất cho tới nay, nhưng ông vẫn tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của vương quốc này như một đồng minh của Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với tờ the Wall Street Journal, ông Trump nói về khả năng có sự tham gia của hoàng gia Saudi trong vụ ám sát và nói ông không tin rằng Vua Salman biết trước về vụ này.

Khi được hỏi về khả năng có vai trò của Thái tử Mohammed bin Salman hay không, vị tổng thống đáp: “Ông ấy điều hành mọi việc nên nếu có ai đó [được thông báo], người đó sẽ là ông ấy.”

Tổng thống Trump nói ông đã hỏi vị thái tử về cái chết của Khashoggi, và được trả lời là ông không biết về vụ này khi nó đang được lên kế hoạch.

Khi được hỏi nếu ông tin vào lời phủ nhận của gia đình hoàng gia Saudi, ông Trump được cho là đã ngừng rất lâu rồi đáp: “Tôi thực sự rất muốn tin họ.”

Ông Trump cũng nói các quan chức tình báo Mỹ sắp trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi với các thông tin về vụ này.

Giám đốc CIA Gina Haspel đã được cử đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tình báo Mỹ đã chia sẻ một đoạn ghi âm bên trong lãnh sự quán Saudi với bà, tờ Daily Sabah viết. Đoạn ghi âm này được cho là tiết lộ nhiều chi tiết ghê rợn của vụ ám sát.

Vị tổng thống Mỹ dường như đã thay đổi suy nghĩ về vụ này. Mới cách đây vài ngày, khi một phóng viên ở Arizona hỏi liệu ông có cho rằng lời giải thích của phía Saudi là khả tín không, ông nói: “Tôi có. “

Mỹ sẽ làm gì tiếp?

Ngoại trưởng Pompeo nói Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa ra các hình thức trừng phạt cho những ai có liên quan đến vụ giết ông Khashoggi ngoài biện pháp hủy visa của họ.

“Những biện pháp trừng phạt [hủy visa] này không phải là lời cuối cùng từ Hoa Kỳ,” ông nói thêm.

Ông Pompeo nói các nghi phạm làm việc cho cơ quan tình báo Saudi, bộ ngoại giao và gia đình hoàng gia. Nhưng một quan chức bộ ngoại giao Mỹ nói những người này sẽ không được nêu tên vì “tính bảo mật visa”.

Quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ ra sao?

Hôm thứ Ba, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói với các nghị sỹ trong đảng cầm quyền rằng vụ ám sát ông Khashoggi đã được lên kế hoạch từ nhiều ngày trước.

Ông Erdogan nói Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng rõ ràng nhà báo bị giết trong một vụ ám sát “man rợ” và được vạch định trước trong lãnh sự quán Saudi ở Istanbul hôm 2/10.

Ông cũng kêu gọi đưa các nghi phạm ra xét xử ở Istanbul.

Bài phát biểu của ông Erdogan được đưa ra cùng thời điểm với hội nghị các nhà đầu tư ở Ả Rập Saudi, bị che phủ bởi vụ Khashoggi. Hàng chục lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp đã rút khỏi hội nghị, nhưng Thái tử Mohammed bin Salman đến dự hôm thứ Ba 23/10.

Nhiều lãnh đạo thế giới đã lên án vụ ám sát nhà báo bất đồng và yêu cầu có cuộc điều tra đầy đủ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45965276

 

Vụ Khashoggi : Hoa Kỳ hủy visa

của những người Ả Rập Xê Út có liên can

Thanh Phương

Ngày 23/10/2018, Hoa Kỳ đã tiến hành hủy visa nhập cảnh của các nhân viên và quan chức Ả Rập Xê Út có dính líu với vụ sát hại nhà báo đối lập Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán ở Istanbul ngày 02/10.

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Heather Nauert, có 21 người bị hủy visa hoặc sẽ không được cấp visa vào nước Mỹ. Đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên của Washington đối với đồng minh thân cận Ryad. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã cảnh báo những biện pháp trừng phạt này không phải là phản ứng cuối cùng của Hoa Kỳ về vụ Khashoggi.

Sau nhiều lần chối, rồi đưa ra những giải thích trái ngược nhau, chính quyền Ả Rập Xê Út cuối cùng mới thừa nhận nhà báo Khashoggi đã bị giết trong một chiến dịch « không được cho phép », mà hoàng thái tử Mohamed Ben Salman đã không được thông báo.

Về phần tổng thống Donald Trump, hôm qua, ông đã chỉ trích chiến dịch nói trên của các nhân viên tình báo Ả Rập Xê Út, và đáng ngạc nhiên hơn hết, ông Trump chê bai luôn cả cách thức mà nhóm hung thủ đã che giấu tội ác.

Từ Washington, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình:

 « Donald Trump cho biết ông đang chờ giải thích dứt khoát, rõ ràng về vụ việc ngày 02/10 ở Istanbul, nhưng tổng thống Mỹ nhấn mạnh là ông không muốn bị mắc lừa lần nữa.

Ông Trump nghĩ gì về những nhân viên tình báo Ả Rập Xê Út đã sát hại nhà báo Jamal Khashoggi ? Tổng thống Mỹ đánh giá : “Kế hoạch của họ ban đầu đã rất là tồi, mà lại thực hiện rất dở, còn về việc che giấu thì đây rõ ràng là một trong những chiến dịch tệ nhất trong lịch sử các chiến dịch che giấu”.

Tổng thống Mỹ bực bội cũng là chuyện dễ hiểu, vì ông đã phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt với Ả Rập Xê Út và đây là quốc gia đầu tiên mà ông đến thăm sau khi nhậm chức. Donald Trump đã đặt kỳ vọng vào xu hướng cải cách của hoàng thái tử Mohamed Ben Salman, nhân vật mà ông đã đón tiếp rất long trọng tại Nhà Trắng.

Nhất là ông đã nhiều lần tuyên bố rằng những giải thích của chính quyền Ả Rập Xê Út về vụ Khashoggi là khả tín. Trump rất ghét bị xem là đánh giá sai lầm hoặc bị lừa. Ông sẽ nhanh chóng nhận được báo cáo của giám đốc cơ quan tình báo CIA, đã có mặt ở Istanbul từ đầu tuần này.

Nhưng Hoa Kỳ có thể ra những biện pháp trừng phạt cụ thể nào đối với vương quốc này ? Liệu ông Trump có thể gây xích mích với Mohamed Ben Salman ? Dầu gì đi nữa, tổng thống Mỹ thừa nhận rằng ông sẽ rất giận dữ nếu biết được là hoàng thái tử Ả Rập Xê Út có dính líu đến vụ này ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181024-vu-khashoggi-hoa-ky-huy-visa-cua-nhung-nguoi-a-rap-xe-ut-co-lien-can

 

Văn phòng CNN ở New York sơ tán vì gói đồ khả nghi

CNN cho biết văn phòng của họ ở khu Manhattan thuộc thành phố New York đã phải sơ tán vì một gói đồ khả nghi.

Đài truyền hình tin tức này đưa tin hôm thứ Tư rằng một đội rà phá bom của cảnh sát đang có mặt tại văn phòng.
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ cho biết các mật vụ đã chặn các gói đồ chứa “thiết bị nổ khả dĩ” được gửi đến cựu Tổng thống Barack Obama và Hillary Clinton.

Các quan chức chấp pháp nói rằng gói đồ gửi cho CNN được phát hiện trong phòng thư. Vẫn chưa rõ liệu nó có liên quan tới những gói đồ kia hay không.

https://www.voatiengviet.com/a/van-phong-cnn-o-new-york-so-tan-vi-goi-do-kha-nghi/4627291.html

 

‘Thiết bị nổ’ gửi cho Obama

và gia đình Clinton bị chặn lại

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ cho biết các mật vụ đã chặn những gói đồ chứa “thiết bị nổ khả dĩ” được gửi đến cựu Tổng thống Barack Obama và Hillary Clinton.

Cơ quan này nói rằng cả bà Clinton lẫn ông Obama đều không nhận được các gói đồ này, và họ không có nguy cơ nhận được chúng vì các thủ tục rà soát nghiêm ngặt.

Cơ quan này nói rằng các thiết bị được phát hiện vào tối ngày thứ Ba và sáng ngày thứ Tư.

Một quan chức Mỹ nói với hãng tin AP rằng một “thiết bị nổ hoạt động” đã được tìm thấy trong khi rà soát những thứ được gửi tới nhà riêng của ông Bill và bà Hillary Clinton ở một vùng ngoại ô ở bang New York.

Các quan chức cho biết các nhà điều tra tin rằng thiết bị nổ này có liên hệ tới một thiết bị nổ được phát hiện hôm thứ Hai tại khu nhà của tỉ phú George Soros chuyên quyên góp tiền cho Đảng Dân chủ.

Cơ quan Mật vụ cho biết một gói thứ hai đã được gửi cho ông Obama và đã bị chặn lại ở Washington.

Nhà Trắng lên án âm mưu tấn công Tổng thống Barack Obama, cựu Tổng thống Bill Clinton và Hillary Clinton.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói trong một thông cáo hôm thứ Tư:

“Đây là những hành vi khủng bố hèn hạ, và bất cứ ai gây ra vụ này sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm theo phạm vi rộng nhất của luật pháp.”

Bà nói thêm: “Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và các cơ quan chấp pháp khác đang điều tra và sẽ thực hiện tất cả các hành động thích hợp để bảo vệ bất kì ai bị đe dọa bởi những kẻ hèn nhát này.”

https://www.voatiengviet.com/a/thiet-bi-no-gui-cho-obama-gia-dinh-clinton-bi-chan-lai/4627265.html

 

Quan chức cấp cao của Mỹ

không dự hội chợ đầu tư của TQ

Mỹ sẽ không cử quan chức cấp cao dự một hội chợ đầu tư lớn ở Trung Quốc vào tháng tới, Đại sứ quán Mỹ cho biết hôm 24/10, trong một động thái cho thấy rõ hơn những đụng độ thương mại ngày càng xấu đi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Trung Quốc cần phải thực hiện các cải cách cần thiết để chấm dứt các hành động không công bằng của họ hiện đang làm tổn hại đến nền kinh tế thế giới”, một phát ngôn viên của Đại sứ quán cho biết, với điều kiện không nêu tên như thường lệ.

“Chính phủ Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch về việc quan chức cấp cao của chính phủ tham gia hội chợ”, vị quan chức nói với hãng tin AP. “Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc tạo ra sân chơi công bằng cho hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ”, phát ngôn viên nói.

Truyền thông nhà nước cho biết Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế lần đầu tiên từ trước đến nay của Trung Quốc dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 10/11 tại trung tâm tài chính Thượng Hải. Nó thu hút hơn 2.800 công ty từ 130 quốc gia.

Hội chợ nhằm mục đích quảng bá tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là thị trường cho hàng hóa nước ngoài, và những động thái gần đây khuyến khích thương mại và đầu tư trong bối cảnh có những cáo buộc là Trung Quốc phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài và yêu cầu một cách không công bằng với họ về chuyển giao công nghệ then chốt.

Sự kiện này sẽ diễn ra vào lúc Mỹ đã tăng thuế lên tới 25% đánh vào 250 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc và có thể sẽ còn có thêm các biện pháp như vậy. Bắc Kinh đã đáp trả với mức tăng thuế quan của phía họ, đánh vào 110 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Mỹ.

“Việc Trung Quốc trở lại con đường cải cách kinh tế và cam kết chân thành với các tiêu chuẩn thương mại và đầu tư dựa trên thị trường sẽ tốt cho Hoa Kỳ, thế giới và trên hết là tốt cho Trung Quốc”, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ nói .

Cả Bắc Kinh lẫn Washington đều không cho thấy bất kỳ dấu hiệu xuống thang nào, mặc dù Trung Quốc đã công bố mức tăng trưởng của nền kinh tế 12 nghìn tỷ đô la một năm của họ đã phát triển chậm, chỉ đạt mức 6,5% so với năm trước tính đến tháng 9, là mức thấp trong giai đoạn hậu khủng hoảng toàn cầu. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã giảm 30% kể từ tháng 1.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-cap-cao-cua-my-se-khong-du-hoi-cho-dau-tu-cua-tq/4627049.html

 

Mỹ-Triều : Washington để ngỏ

chuyện thanh tra hạt nhân và tuyên bố hòa bình

Tú Anh

Mỹ có muốn thanh tra bãi thử hạt nhân Punggye-ri và tuyên cáo hòa bình với Bắc Triều Tiên như Bình Nhưỡng mời gọi hay không ? Theo một viên chức cao cấp Hàn Quốc xin ẩn danh, Washington sẽ quyết định chung một lần tùy theo diễn tiến đàm phán.

Một nguồn tin của chính phủ Hàn Quốc do hãng Yonhap trích dẫn cho biết « Hoa Kỳ nhìn vấn đề một cách toàn diện. Washington sẽ đúc kết tất cả (hồ sơ) trong một thỏa thuận chung, kể cả những yêu sách đánh đổi của Bắc Triều Tiên ».

Trong cuộc gặp lần chót vào tháng 10, chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đề nghị với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mời thanh tra quốc tế, chủ yếu là Mỹ, đến kiểm chứng thiện chí của Bình Nhưỡng phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Bắc Triều Tiên cũng muốn Hoa Kỳ thay thế hiệp ước đình chiến tạm thời bằng một hiệp định hòa bình vĩnh viễn.

Theo nguồn tin Hàn Quốc, phía Mỹ muốn bắt đầu đàm phán nhưng ngày giờ và địa điểm chưa rõ ràng. Pompeo muốn họp vào tuần tới với ngoại trưởng Bắc Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng chưa trả lời.

Còn trong quan hệ liên Triều, cũng theo Yonhap, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc dự tính cùng Bắc Triều Tiên thành lập một ủy ban quân sự hỗn hợp để làm giảm căng thẳng ở biên giới. Đề nghị này sẽ được Seoul đề nghị trong cuộc họp cấp tướng tại Bàn Môn Điếm vào thứ Sáu 26/10.

Giới doanh nhân Hàn Quốc cũng hy vọng sớm mở lại hoạt động khu công nghệ Kaesong, hiện đang bị đóng cửa theo lệnh của Bắc Triều Tiên. Một chuyến thăm viếng sẽ được tổ chức cho 150 người vào tuần tới, theo một viên chức bộ Thương Mại Hàn Quốc.

Trong khi đó, tình hình nhân quyền tại Bắc Triều Tiên không có dấu hiệu thay đổi. Đó là nhận định của báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc trách hồ sơ nhân quyền Bắc Triều Tiên, Tomas Ojea Quintana, trong cuộc họp báo tại New York ngày 23/10/2018.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181024-my-trieu-washington-de-ngo-chuyen-thanh-tra-hat-nhan-va-tuyen-bo-hoa-binh

 

Nhân quyền ‘bị gạt khỏi đàm phán’ Bắc Hàn?

Một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc lên tiếng lo ngại về quyền con người bị gạt ra khỏi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nam Hàn với Bắc Hàn về chương trình hạt nhân.

Theo Reuters, Tomas Ojea Quintana, báo cáo viên đặc biệt về Bắc Hàn của Liên Hiệp Quốc, nêu quan ngại tình hình Bắc Hàn “sẽ giống Myanmar”.

Ông Quintana giữ vai trò tương tự về Myanmar từ 2008 đến 2014 khi nước này bắt đầu chuyển đổi sang nền dân chủ sau hàng thập kỷ cai trị của quân đội.

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn ‘sau bầu cử giữa kỳ’

Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên

Bắc Hàn đồng ý đóng cơ sở thử tên lửa

Bắc Hàn ‘sẽ không giải trừ nếu tiếp tục bị phạt’

Một năm sau khi quá trình chuyển đổi bắt đầu vào năm 2011, Quintana cho biết ông đã nêu lo ngại về việc quân đội Myanmar phạm tội ác chống lại nhân loại và kêu gọi thiết lập ủy ban điều tra. Quân đội Myanmar bác bỏ những cáo buộc đó.

“Cộng đồng quốc tế không thể đạt được một quyết định về chuyện này – họ ủng hộ việc chuyển đổi, đặt nhân quyền sang một bên, và bây giờ thì chúng ta thấy hậu quả,” ông nói.

Cuộc đàn áp quân sự Myanmar ở bang Rakhine năm ngoái nhắm vào người Hồi giáo Rohingya khiến 700.000 người vượt biên qua Bangladesh. Một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về cuộc khủng hoảng đã cáo buộc quân đội Myanmar với tội diệt chủng.

Myanmar phủ nhận tội ác chống lại người Rohingya, nói rằng quân đội của thực hiện các hành động chính đáng nhắm vào các chiến binh.

Quintana nói rằng trong khi các tình huống ở Myanmar và Bắc Hàn không hoàn toàn giống nhau “tại một thời điểm nào đó, chúng ta không nên làm xói mòn… các nguyên tắc nhân quyền vì sớm hay muộn nó sẽ quay trở lại.”

Ông nói ông ủng hộ mạnh mẽ việc nối lại quan hệ hữu nghị với Bình Nhưỡng và hội đàm Mỹ, Nam Hàn với Bắc Hàn, nhưng không rõ liệu nhân quyền đã được thảo luận trong các sự kiện này hay chưa.

Hôm 10/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hội nghị thượng đỉnh lần hai với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 6/11.

Theo Reuters, trả lời phóng viên trong lúc bay tới Iowa để chủ trì một buổi vận động, ông Trump nói: “Sự kiện này sẽ diễn ra sau bầu cử giữa kỳ. Tôi không thể đi vụ đó lúc này. “

Mỹ sẵn sàng ‘tái đàm phán’ với Bắc Hàn

Trước đó, Trump nói rằng kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai đã được sắp xếp và ông cho rằng tiến trình đàm phán với quốc gia bị cô lập diễn ra “đáng kinh ngạc”.

Ông cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc đàm phán rất tốt với ông Kim vào cuối tuần trước và rằng “ba, bốn địa điểm đã được cân nhắc”.

Trong lúc đến Nhà Trắng chiều 9/10, ông Pompeo nói: “Trong khi vẫn còn một chặng đường dài để đi và nhiều việc phải làm, bây giờ chúng ta có thể thấy con đường giúp chúng ta đạt được mục tiêu tối thượng, đó là việc phi hạt nhân hoàn toàn và được xác nhận ở Bắc Hàn.”

Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân?

Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’

Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 8/10 rằng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẵn sàng cho phép các thanh sát viên quốc tế vào các điểm thử hạt nhân và tên lửa.

Đây là một trong các vấn đề chính còn vướng mắc của cam kết phi hạt nhân trước đó.

Pompeo, người đã gặp ông Kim trong một chuyến đi ngắn đến Bình Nhưỡng hôm 7/10, cho biết các thanh sát viên sẽ đến thăm một cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa và điểm thử hạt nhân Punggye-ri ngay sau khi hai bên thống nhất về công tác hậu cần.

“Có rất nhiều việc hậu cần phải hoàn tất trước khi thực hiện điều đó,” Pompeo nói trong cuộc họp báo tại Seoul trước khi đi thăm Bắc Kinh.

Viên chức ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ cũng cho biết cả hai bên “gần” đạt thỏa thuận về chi tiết của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn thứ hai theo đề xuất của ông Kim trong bức thư hồi tháng trước.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45949039

 

Bruxelles bác ngân sách Ý,

cho Roma ba tuần để điều chỉnh

Thu Hằng

Liên minh dân túy đang điều hành chính phủ Ý khẳng định không thay đổi ngân sách dự trù cho năm 2019, mặc dù ngày 23/10/2018 Ủy Ban Châu Âu đã bác ngân sách này, vì tỉ lệ thâm hụt cao. Bruxelles cho Roma ba tuần để điều chỉnh. Đây là lần đầu tiên Ủy Ban Châu Âu ra một quyết định như vậy.

Theo lời hứa của chính phủ Ý tiền nhiệm, thuộc cánh trung tả, thâm hụt ngân sách công của Ý sẽ chỉ lên đến 0,8% GDP cho năm 2019. Tuy nhiên, chính phủ dân túy hiện nay lại dự trù mức thâm hụt là 2,4%, tiếp theo là 2,1% cho năm 2020. Ý là một trong những nước có khối nợ công cao nhất thế giới, chiếm hơn 131% GDP.

Đặc phái viên Anastasia Becchio tường trình từ Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg :

« Quyết định của Ủy Ban Châu Âu đã được biết trước. Vào tuần trước, Ủy Ban Châu Âu đã cảnh báo nguy cơ ngân sách của Ý « không phù hợp một cách nghiêm trọng » với các quy định của Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng đối với nghị sĩ châu Âu Tiziana Beghin, thuộc Phong Trào Năm Sao, thành viên trong liên minh chính phủ Ý, quyết định này là bất công.

Bà nói : « Tôi cho rằng đây là một quyết định mang tính chính trị. Điều quan trọng đối với chúng tôi là nhắc lại với Ủy Ban Châu Âu rằng chúng tôi sẽ không thay đổi những lời cam kết chính trị đối với cử tri Ý mà chúng tôi đã đưa ra trong thời gian vận động tranh cử, trong đó có thu nhập tối thiểu, sự linh hoạt về thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những điểm tương đối quan trọng và phải tiếp tục thực hiện ».

Theo Bruxelles, chính sách của Ý sẽ gây hậu là quả đào sâu thêm mức thâm hụt ngân sách công và tăng thêm khối nợ của Ý, một trong những nước có nợ công cao nhất thế giới. Đối với nghị sĩ châu Âu Mercedes Bresso, thành viên đảng Dân Chủ Ý, quyết định của Ủy Ban Châu Âu là điều không tránh được.

Bà cho biết : « Đây không phải là tin tốt đẹp cho người dân Ý. Tôi thật sự tin rằng đất nước tôi phải chấp nhận đàm phán, phải chấp nhận rằng chúng tôi là thành viên một cộng đồng lớn và phải tôn trọng các quy tắc của cộng đồng đó. Đôi khi người ta có thể làm trái quy định, nhưng cũng cần thương lượng về điều đó ».

Ủy Ban Châu Âu cho Ý ba tuần để trình bản dự thảo ngân sách được điều chỉnh lại ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181024-ngan-sach-y-2019-bruxelles-cho-roma-ba-tuan-de-dieu-chinh

 

Chính phủ dân túy Ý: Con ngựa thành Troie

của Trung Quốc tại Châu Âu

Huê ĐăngThụy My

Hôm 27/04/2018 vừa qua 28 đại sứ Châu Âu ở Trung Quốc, kể cả đại sứ Ý, đã ký một tuyên bố có nội dung phê phán “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc. Đó là một bản cáo trạng chống lại dự án toàn cầu đầu tư vào hạ tầng cơ sở do Tập Cận Bình đề xướng, vì dự án này “đi ngược lại với các chương trình của Châu Âu nhằm tự do hóa thương mại và chuyển dịch cán cân quyền lực có lợi cho các công ty Trung Quốc được nhà nước hỗ trợ”.

Thông tín viên Huê Đăng – Roma24/10/2018 – Thụy MyNghe

Mối hoài nghi của Châu Âu ngày càng gia tăng về sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, và Ủy ban Châu Âu cũng đã đề ra một kế hoạch thay thế.

Nhưng bây giờ lại chính là Ý với chính phủ dân túy 5 Sao và Lega Nord đã thay đổi quan niệm nói trên. Trong thời gian tới, khi Phó thủ tướng Luigi Di Maio (và là đương kim lãnh đạo chính trị của 5 Sao) quay trở lại Trung Quốc thì có thể Ý, quốc gia thành viên sáng lập của Liên Hiệp Châu Âu (EU) sẽ là quốc gia G7 đầu tiên ký kết bản ghi nhớ (memorandum) với Trung Quốc về “Con đường tơ lụa”.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với thông tín viên Huê Đăng tại Roma về vấn đề này.

RFI : Thân chào anh Huê Đăng, cụ thể thì chuyện gì đã xảy ra từ hồi tháng Tư đến nay ở nước Ý ?

Huê Đăng : Từ đầu tháng 6 Phong trào 5 Sao và đảng Lega Nord đã thành lập chính phủ dân túy, có khuynh hướng ngoại giao nghiêng về phía “Đông”. Lúc đó ai cũng chỉ nghĩ đến Nga (chỉ cần nhớ đến các tuyên bố thân Nga của Matteo Salvini, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nội Vụ và là lãnh đạo chính trị của Lega Nord), và các động thái như chính phủ Ý lớn tiếng đòi bãi bỏ các biện pháp cấm vận đối với Nga hiện nay. Nhưng hóa ra phía “Đông” hiện thời mà Ý đang “ngóng trông” lại là Trung Quốc.

Trong mấy tuần vừa qua đã có nhiều lãnh đạo chính phủ Ý liên tục công du sang Trung Quốc. Đầu tiên là Bộ trưởng Kinh Tế Giovanni Tria, sau đó là Phó thủ tướng Luigi Di Maio. Tất cả đều muốn “nhanh tay nhanh chân”. “Chúng tôi muốn hoàn tất bản ghi nhớ trong lần viếng thăm Thượng Hải vào tháng 11 tới” – ông Di Maio đã tuyên bố như thế với sự hiện diện của Thứ trưởng Michele Geraci. Ông Geraci là một nhân vật đã sinh sống và làm việc từ mười năm nay ở Trung Quốc, thông thạo tiếng Quan Thoại, là nhân vật chủ chốt của chính phủ Ý hiện nay trong các hoạt động quan hệ với nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh, chủ trì của một Task Force được thành lập ngay trong bộ Phát triển Kinh tế (mà Di Maio là Bộ trưởng).

Chính phủ Ý đang trông chờ gì trong việc gia tăng quan hệ hữu hảo với Trung Quốc ? Cũng rất dễ đoán ra: các công trình đầu tư. Chẳng hạn như tuần vừa qua ở Milano, Bộ trưởng Kinh Tế Giovanni Tria đã có buổi gặp gỡ với nhân vật số hai của CIC (China Investment Corporation), quỹ đầu tư quốc gia (sovereign investment fund) của Trung Quốc. Dự kiến là đến đầu năm 2019 hai bên sẽ đi đến việc ký kết một thỏa thuận để thành lập quỹ đầu tư Ý-Trung Quốc trên cả hai thị trường.

Ngoài ra còn có những hải cảng nổi tiếng ở phía bắc vùng biển Adriatic và biển Tyrrhenian mà Bắc Kinh đang dự tính sẽ biến thành “đầu cầu” cho các tuyến vận chuyển thương mại hàng hải của Trung Quốc. Các tập đoàn hàng hải lớn Trung Quốc đang nhắm vào Trieste để có thể xây dựng một hải cảng mới rộng lớn. Thứ trưởng Michele Geraci đã hồ hởi: “Chúng tôi muốn là đối tác đầu tiên của Trung Quốc ở Châu Âu”.

RFI : Nhưng cái giá phải trả cho tất cả các “sáng kiến” nói trên là gì, theo anh ?

Đối với Trung Quốc, chữ ký của chính phủ Ý vào bản ghi nhớ về “Con đường tơ lụa” là một sự nhìn nhận quan trọng, một quả “bộc phá” để đánh thẳng vào trái tim của Châu Âu. Trước đây cũng đã có nhiều quốc gia Châu Âu ký bản ghi nhớ, nhưng đó là những quốc gia “ngoại vi” như Hungary, Hy Lạp, và Bruxelles cũng đã phản ứng bằng cách ngăn cản những nước khác ký tham gia ký tên.

Nhưng trong trường hợp Roma thì lại khác, vì đây là quốc gia thành viên sáng lập Liên Hiệp Châu Âu, với nền kinh tế đứng hàng thứ ba ở Châu Âu (sau Đức và Pháp). Và việc Ý ký kết bản ghi nhớ sẽ xảy ra trong khi Liên hiệp Châu Âu đang đề xướng một kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.

Hiện nay người ta đang thảo luận về một cơ chế để sàng lọc các dự án đầu tư mà chính Ý đã đề xướng với Pháp và Đức – vốn là những quốc gia đang lo ngại về những hoạt động “thâu tóm” của Trung Quốc trong lãnh vực kỹ thuật công nghiệp chiến lược. Nhưng ngược lại, thứ trưởng Ý Michele Geraci, trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg đã tuyên bố rằng Roma không còn quan tâm đến một chính sách đầu tư chung của Châu Âu vốn “có đến 28 nền kinh tế khác nhau với 28 lợi ích khác nhau”.

Dĩ nhiên vì lợi ích của mình, Ý cũng cần đối thoại với Trung Quốc (cũng giống như ở Berlin cũng đã ký kết nhiều hợp đồng với Trung Quốc). Ngay chính Thủ tướng Paolo Gentiloni (đảng Dân chủ) trước đây cũng đã từng là vị khách quan trọng trong diễn đàn lần thứ nhất về “Con đường tơ lụa”, nhưng điều này cũng đã không cấm chính phủ Ý từng lớn tiếng phê phán các chính sách phản cạnh tranh thương mại của Bắc Kinh. Chẳng hạn như Ý đã bỏ phiếu không nhìn nhận “nền kinh tế thị trường” của Trung Quốc.

“Có một chính sách tích cực đối với Trung Quốc là điều rất tốt, nhưng cũng cần phải tiến hành dựa trên những đánh giá đúng đắn, và chính đây là điều mà hình như ở Ý chưa đạt được”. Lucrezia Poggetti, một chuyên gia nghiên cứu của think tank Đức Merics đã nhận xét như trên. Chẳng hạn như ở Ý chẳng ai bàn thảo lợi hại về việc quyết định ủy thác hạ tầng mạng 5G cho Huawei, vốn đã bị chính phủ Mỹ và Úc loại ra ngoài vì bị đánh giá gây phương hại đến an ninh quốc gia.

RFI : Dường như sự xích gần lại Trung Quốc của chính phủ dân túy Ý hiện nay chỉ mang tính cơ hội phải không thưa anh ?

Mục đích là đi tìm đầu tư nhanh chóng để bù đắp lại khoản bội chi ngân sách nhà nước – sẽ lên đến 2,4% trên GDP cho năm 2019 -chứ không phải dựa trên một chiến lược tầm xa. Thậm chí Michele Geraci, trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua trong vai trò thứ trưởng còn “tự hào” rằng ông ta là người đi “bỏ mối các công trái phiếu nhà nước Ý”. Và điều này minh chứng cho việc bộ Tài Chính đang cần tìm người mua công trái, nhất là sau khi BCE ngừng hỗ trợ mua (thông qua kế hoạch “Quantitative Easing của BCE).

Ngài thứ trưởng tiếp tục: “Vị trí quốc gia đầu tiên đi đến những thỏa thuận kể trên sẽ cho phép Ý đạt được nhiều thuận lợi”. Trong khi chờ đợi, theo các nguồn tin thì bản ghi nhớ chỉ là một văn bản ở dạng PDF mà Bắc Kinh đã soạn sẵn và đã gởi cho chính phủ Ý: chỉ cần quyết định ký hay không ký.

Và trong khi cứ giả định rằng chính phủ dân túy Ý hiện nay cũng biết mình đang làm gì để đạt được mục đích gì, thì phía Trung Quốc đã biết rất rõ cái họ muốn. Chỉ cần nhìn qua những nước đối tác khác với Trung Quốc, lấy Hy Lạp làm thí dụ: Trung Quốc đã tận dụng đầu tư của mình để áp lực lên các lãnh vực khác, kể luôn cả lãnh vực nhân quyền.

Chuyên gia Lucrezia Poggetti nhận định: “Trung Quốc chẳng muốn một Châu Âu bị phân tán, bởi vì chính Trung Quốc đang hưởng lợi từ một thị trường chung. Nhưng ngược lại Trung Quốc đang tìm cách khai thác những căng thẳng trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu để dễ dàng đạt được những mục tiêu của mình”.

Và nước Ý với một chính phủ dân túy có thể sẽ trở thành “con ngựa thành Troie” cho Trung Quốc.

RFI : Xin rất cảm ơn thông tín viên Huê Đăng từ Roma.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181024-chinh-phu-dan-tuy-y-con-ngua-thanh-troie-cua-trung-quoc-tai-chau-au

 

Nga đẩy mạnh chiến dịch tác động lên bầu cử Mỹ

Thanh Phương

Tấn công tin học, loan tin giả trên mạng, càng gần đến ngày bầu cử giữa kỳ tại Mỹ 06/11, các nhân viên của Matxcơva càng gia tăng chiến dịch nhằm tác động đến cuộc bầu cử này, giống như họ đã làm với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, theo ghi nhận của hãng tin AFP hôm qua, 23/10/2018.

Mặc dù Mỹ đã đóng hàng ngàn tài khoản do Nga kiểm soát trên mạng xã hội Twitter và Facebook, truy tố 14 nhân viên của Cơ quan Nghiên cứu Internet ( IRA ) của Nga, mà tư pháp Mỹ xem là một « ổ » tin tặc, tin giả, nhận tiền của điện Kremlin, các nỗ lực nhằm can thiệp vào chính trị nội bộ nước Mỹ vẫn không suy giảm.

Một chuyên gia về an ninh quốc gia, làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS ), bà Suzanne Spaulding cho biết : « Sau bầu cử năm 2016, đã có nhiều tranh luận về khả năng người Nga quay trở lại năm 2018. Kể từ nay, chúng ta biết rõ : họ chưa bao giờ rời đi ».

Vào thứ Sáu tuần trước, bộ Tư Pháp Mỹ thông báo việc truy tố lãnh đạo của Cơ quan Nghiên cứu Internet, tức là cơ quan quản lý hàng chục ngàn đô la ngân sách dành cho các hoạt động loan tin giả ở Mỹ và châu Âu. Bản cáo trạng nêu rõ là đã có rất nhiều tài khoản của IRA mạo danh là tài khoản của các công dân Mỹ, chuyên đăng những bài viết, những tin nhắn, với những nội dung « đổ thêm dầu vào lửa » về tình hình chính trị nội bộ của Mỹ, đặc biệt là nhằm bài bác đảng Dân Chủ.

Theo các cơ quan tình báo Mỹ, đích thân tổng thống Vladimir Putin vào năm 2016 đã chỉ đạo các nỗ lực nhằm gây tác động lên bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, theo hướng bất lợi cho ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton, để cử tri dồn phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump.

Theo lời ông Bret Schafer, người điều hành trang web Hamilton 68, sau khi hàng ngàn tài khoản trên Twitter và Facebook bị đóng, nhiều tài khoản mới đã xuất hiện, trong đó nhiều tài khoản tự động hóa. Thay vì tạo ra những nội dung mới, những tài khoản này chỉ việc đăng lại những tin nhắn « gây mất đoàn kết nội bộ » cử tri Mỹ, lan truyền trên các mạng xã hội qua các tài khoản thật của dân Mỹ.

Những tin nhắn, bài viết với những nội dung như trên có thể ảnh hưởng mạnh đến kết quả bầu cử giữa kỳ ngày 06/11, một cuộc bầu cử mang tính chất quyết định cho việc kiểm soát Quốc Hội Mỹ.

Tuy nhiên, đối với ông James Lewis, chuyên gia an ninh mạng của CSIS, thật ra thì phía Nga muốn nhân bầu cử giữa kỳ làm một cuộc « tổng diễn tập » cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kỳ tới vào năm 2020.

Nhưng theo AFP, đó không phải là điều gây lo ngại nhất cho các chuyên gia, mà theo họ, nguy cơ lớn nhất là cử tri có thể không còn tin tưởng vào kết quả các cuộc bầu cử. Như ghi nhận của chuyên gia Spauding ( CSIS ), theo nghĩa rộng, đây thật sự là một chiến dịch nhằm làm suy yếu nền dân chủ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181024-nga-day-manh-chien-dich-tac-dong-len-bau-cu-my

 

Vụ Khashoggi : Thổ Nhĩ Kỳ giữ thông tin

để gây sức ép với Ả Rập Xê Út

Thu Hằng

Theo đúng lời hứa công bố « sự thật » về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Istanbul, ngày 23/10/2018, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nêu nhiều tình tiết do các nhà điều tra thu thập được từ đầu vụ việc.

Theo Sky News ngày 23/10, dường như thi thể của nhà báo đối lập đã được tìm thấy trong khuôn viên tư dinh của tổng lãnh sự Ả Rập Xê Út, ngay gần lãnh sự quán tại Istanbul. Tuy nhiên, thông tin này chưa được tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ. Thông tín viên RFI tại Istanbul Anne Andlauer cho biết có thể Ankara muốn tiếp tục gây thêm sức ép đối với chính quyền Riyad trong thời gian tới, bằng cách tiết lộ dần những thông tin khác trên báo chí:

« Đúng là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận nhiều thông tin quan trọng mà các cố vấn của ông cũng như những nguồn tin chính thức khác đã tiết lộ trên báo chí trong những tuần vừa qua. Nhưng cuối cùng, ông lại không tiết lộ nhiều tình tiết mới về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, và ông bỏ lửng những câu hỏi quan trọng.

Có thể là vì các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ chưa có hết các câu trả lời về vụ sát hại mà ông Erdogan gọi là « tội ác » và về những người chịu trách nhiệm. Nhưng  quan trọng nhất là có thể ông Recep Tayyip Erdogan định tiếp tục gây sức ép với Riyad bằng cách tiết lộ dần những thông tin gây chấn động trong những ngày tới.

Những thông tin còn nặng nề hơn đối với hoàng thái tử Mohammed Ben Salmane, người không được đánh giá cao ở Thổ Nhĩ Kỳ và lại càng ít được thiện cảm hơn kể từ khi ông cáo buộc Ankara hình thành « tam giác tội ác » với Iran và các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ Mohammed Ben Salmane đã ra lệnh sát hại Jamal Khashoggi, và làm mọi cách để đẩy hoàng thái tử vào thế khó khăn hơn trong nội bộ hoàng gia Ả Rập Xê Út.

Còn về thông tin liên quan đến thi thể của nhà báo bị sát hại, về mặt chính thức cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ chưa tìm thấy. Việc tìm ra được thi thể này sẽ là một bước tiến quan trọng trong cuộc điều tra và có thể cho phép giải thích chính xác chuyện gì đã xảy ra với nhà báo Jamal Khashoggi ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181024-vu-khashoggi-tho-nhi-ky-giu-thong-tin-de-gay-suc-ep-voi-a-rap-xe-ut

 

Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc

Phóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.

Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2015. Hình ảnh chụp từ vệ tinh khi đó chỉ cho thấy một vùng cát hoang vu, không dấu chân người ở khu vực phía tây Tân Cương, Trung Quốc.

Nhưng ba năm sau, ngày 22/4/2018, ảnh vệ tinh chụp cũng khu vực này cho thấy một quần thể doanh trại đã được hình thành.

Tìm hiểu chuyện ‘người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp’

TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur

Doanh trại này được bảo vệ nghiêm ngặt, với tường bao quanh dài 2km và 16 vọng gác.

Trung Quốc bị cáo buộc đã giam cầm hàng trăm ngàn người Hồi giáo mà không qua xét xử ở khu vực phía tây Tân Cương.

Chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận những cáo buộc này, nói rằng người dân sẵn sàng học ở “các trường giáo dục” nhằm đẩy lùi “chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”.

Hệ thống trại giam khắp Tân Cương

Các báo cáo đầu tiên về việc Trung Quốc vận hành một hệ thống trại giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương bắt đầu xuất hiện vào năm ngoái.

Bức ảnh vệ tinh được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm bằng chứng về hệ thống này trên phần mềm bản đồ toàn cầu, Google Earth.

Kết quả cho thấy mạng lưới này nằm ngay bên ngoài thị trấn nhỏ Dabancheng, khoảng một giờ lái xe từ thủ phủ Urumqi.

Phóng viên BBC John Sudworth đã đến Dabancheng để điều tra về các trại tập trung đang hình thành trên sa mạc này.

Nhìn qua cửa kính ô tô, người ta có thể thấy các trại tập trung này trông giống như một thành phố nhỏ mọc ra từ sa mạc, với tua tủa cần cẩu, với những tòa nhà khổng lồ màu xám. Tất cả đều có bốn tầng.

Phóng viên John Sudworth cũng phát hiện hàng loạt các hoạt động tại đây mà thế giới bên ngoài dường chưa từng biết đến.

Ở các vùng xa xôi trên thế giới, hình ảnh của Google Earth có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để cập nhật.

Tuy nhiên, các nguồn ảnh vệ tinh khác – như cơ sở dữ liệu Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu – cung cấp nhiều hình ảnh thường xuyên hơn, mặc dù chúng có độ phân giải thấp hơn nhiều.

Hình ảnh của Sentinel hồi tháng 10/2018 cho thấy các trại tập trung khổng lồ này đã được xây dựng với tốc độ nhanh thế nào trên sa mạc.

Nó có kiểu cấu trúc tương tự các nhà tù lớn được xây dựng ở Tân Cương trong vài năm qua.

‘Thú tội’

Trong sự kiểm soát gắt gao của cảnh sát, phóng viên BBC đã tìm cách gọi hú họa vào một loạt số điện thoại, ví dụ như gọi cho chủ cửa hàng, chủ khách sạn,

Hầu hết đều nói đây là trung tâm giáo dục, nơi đang chứa hàng chục ngàn người “có vấn đề về suy nghĩ”.

Thế nhưng những tòa nhà khổng lồ này không giống với bất cứ định nghĩa nào về trường học.

Nhà nước Trung Quốc, trước chỉ trích của quốc tế về việc đàn áp người Hồi giáo, đã tung ra một ‘gói’ tuyên truyền.

Truyền hình quốc gia chiếu hình ảnh các lớp học sáng bóng với các học sinh mắt đầy nét biết ơn.

Nhưng chính phủ Trung Quốc không cho biết học sinh được chọn vào đây dựa trên cơ sở nào và khóa học kéo dài bao lâu.

Dù vậy, các cuộc phỏng vấn của BBC cho thấy một số manh mối. Người trả lời phỏng vấn nghe như đang thú tội.

“Tôi đã hiểu sâu sắc những sai lầm của mình”, một người đàn ông nói trước máy quay, “tôi xin thề sẽ là một công dân tốt sau khi tôi về nhà “.

BBC được cho biết mục đích chính của những cơ sở này là để chống chủ nghĩa cực đoan, thông qua một hỗn hợp của lý thuyết về pháp lý, kỹ năng làm việc và đào tạo tiếng Trung Quốc.

Các cơ sở này dành riêng cho các dân tộc thiểu số Hồi giáo Uighur ở Tân Cương, nhiều người trong số họ không nói tiếng Trung Quốc.

Video cho thấy nhà trường quy định về trang phục – không sinh viên nữ nào được đeo khăn trùm đầu.

Có hơn 10 triệu người Uighur ở Tân Cương.

Trong thập kỷ qua, hàng trăm sinh mạng người Uighur đã bị tước đoạt từ các cuộc bạo loạn và các cuộc tấn công của cảnh sát.

Chính sách đối với người Uighur trùng hợp với sự kìm kẹp xã hội dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó lòng trung thành với gia đình và đức tin phải phụ thuộc vào vấn đề tối quan trọng duy nhất – trung thành với Đảng Cộng sản.

Chỉ trung thành với Đảng Cộng sản

BBC đã thực hiện các cuộc phỏng vấn dài với tám người Uighur đang sống lưu vong.

Lời kể của họ thống nhất một cách đáng kinh ngạc, cung cấp bằng chứng về các điều kiện và hoạt động ngày thường trong các trại giam và lý do vì sao mọi người bị giam giữ.

Hoạt động tôn giáo chính thống, bất đồng chính kiến và mối liên hệ với những người Uighur sống ở nước ngoài đủ để đưa họ vào hệ thống nhà tù này.

Theo lời kể, trong trại giam, mỗi sáng họ bị đánh thức trước bình minh. Sau đó, họ có một phút để có mặt ở sân. Họ xếp hàng, rồi bắt đầu chạy.

Các sân tập thể dục có thể được nhìn thấy rõ trên các bức ảnh vệ tinh.

“Chúng tôi phải hát bài “Không có Đảng Cộng sản không thể có một Trung Quốc mới”, một người tên Ablet nói.

“Và họ dạy chúng tôi luật pháp. Nếu bạn không thể đọc những luật này đúng cách, bạn sẽ bị đánh.”

‘Trại giam lớn nhất thế giới’

Phân tích các dữ liệu và hình ảnh thu thập được từ 101 cơ sở như vậy khắp Tân Cương cho thấy trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều cơ sở an ninh mới, với tốc độ đáng kinh ngạc.

Diện tích bề mặt của các cơ sở an ninh ở Tân Cương đã mở rộng khoảng 440 ha kể từ năm 2003.

Các phân tích cũng cho thấy một khu vực trại giam ở Dabancheng, Tân Cương có thể nhốt ít nhất 11.000 tù nhân.

Con số này khiến trại giam này có thể sánh ngang với một nhà tù lớn nhất thế giới.

Ở đó, có 24 trại giam cho nam giới. 32 cho nữ giới.

Các tính toán cũng đặt ra khả năng mỗi tù nhân bị nhốt trong một phòng đơn.

Còn nếu ở theo kiểu ký túc xá, thì tổng công suất nhà tù tại Dabancheng sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 130.000 người.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45962215

 

Báo Caixin nêu

số quan chức TQ ‘tự sát’ hoặc chết bất thường

Sau cái chết vì ‘nhảy lầu’ của ông Trịnh Hiểu Tùng, Chánh văn phòng đại diện Trung Quốc ở Macau, trang Caixin vừa liệt kê ra danh sách dài số quan chức Trung Quốc đã ‘tự sát’ hoặc chết bất thường từ 2014.

Sang ngày 22/10, chính quyền Trung Quốc đưa ra lời giải thích nói ông Trịnh đã tự sát hôm 20/10 ở tuổi 59 vì ‘trầm cảm nặng’.

Trang Caixin (Tài Tân) ở Trung Quốc đã có bài liệt kê ra con số mà họ có được về 30 trường hợp tự sát trong quan chức nước này từ 2014 đến nay.

Trong số các tên tuổi nổi bật nhất có:

Thượng tướng Trương Dương, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng, tự sát bằng treo cổ ngày 23/11/2017, theo thông tin chính thức từ chính quyền.

Phó Bí thư tỉnh Quảng Đông, ông Lưu Hiểu Hoa, tự tử chết ngày 12/06/2016.

Thị trưởng, Phó Bí thư Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, ông Tiêu Vân Tôn, tự chết đuối ngày 1/11/2015.

Phó Bí thư Bắc Kinh, ông Vương Hiểu Minh, nhảy lầu chết ngày 21/05/2018.

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Hohhot, khu tự trị Nội Mông, ông Trương Bành Tuệ, tự sát trong văn phòng ngày 8/09/2015.

Năm 2015 là năm đặc biệt có nhiều vụ quan chức trung và cao cấp Trung Quốc “tự sát”, với cả thảy 11 người.

Sang năm 2016, con số này giảm hẳn đi, chỉ có 5 vụ.

Khai trương cầu 55 km nối Hong Kong với Chu Hải-Macau

Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú

5 điều cần biết về tiền Trung Quốc

Chủ tịch Interpol bị bắt ở TQ vì đã ‘nhận hối lộ’

Nhưng điều đặc biệt của năm 2016 là số vụ tự sát do nhảy lầu chiếm khá cao: 4/5 trường hợp.

Trong khi đó, các năm khác ghi nhận nhiều nguyên do tử vong rất đa dạng.

Có đủ các loại lý do khiến quan chức Trung Quốc kết liễu mạng sống: tự tử trong văn phòng, chết trong công viên, nhảy lầu, nhảy xuống sông, tự treo cổ.

Riêng năm 2017 có hai quan chức, một ở Cam Túc, một ở Lan Châu, bị cho là “chết đuối ở sông Dương Tử”.

Duy nhất có một phó chủ tịch ở Vân Nam hồi tháng 7/2014 “tự sát” vì đã nhiễm HIV.

Con số thật là bao nhiêu?

Nhưng trang Caixin cũng chỉ nói danh sách của họ không nêu đủ số cán bộ trung và cao cấp của Đảng Cộng sản và chính quyền Trung Quốc “tự sát”

Bài báo trích một điều tra hồi 2017 của Viện Hàn lâm Xã hội học Trung Quốc (CASS) nói có 243 quan chức Trung Quốc đã tự tử từ 2009 đến 2016.

Riêng năm 2014 có con số cao kỷ lục: 59 vụ.

Vẫn thống kê của CASS nói cứ 100 nghìn quan chức Trung Quốc thì có 5 người tự tử hàng năm.

Quan trường Trung Quốc là chốn rất dễ gây các bệnh như trầm cảm, với con số quan chức bị bệnh này lên tới 50%, theo CASS.

Sự thiếu vắng tính minh bạch quanh các vụ tử vong “bất thường” của quan chức Trung Quốc khiến dư luận chỉ có thể đồn đoán.

Chẳng hạn như khi Thượng tướng Trương Dương chết tháng 11/2017, báo đài chính phủ chỉ nói ông bị “trầm cảm nặng”.

Nhưng gần đây, Đảng Cộng sản lại công bố quyết định khai trừ ông dù ông đã chết, đặt ra câu hỏi về cái chết đã gần một năm về trước.

Được biết Chánh văn phòng Liên lạc Đại lục – Macau, ông Trịnh Hiểu Tùng tự sát chỉ vài ngày trước khi lễ khánh thành cây cầu thế kỷ nối Hong Kong với Chu Hải và Macau với sự có mặt của Chủ tịch tối cao Tập Cận Bình.

Thời Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc trong thập niên 1960-70 cũng có các vụ ‘tự sát’ của cán bộ Đảng và quân đội.

Nhưng về sau này không ít các vụ việc được cho là nạn nhân bị đẩy đến chỗ không muốn sống do bị đấu tố, hành hạ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45956903

 

Truyền thông Trung Quốc :

Mỹ ‘chơi ván cờ nguy hiểm’ tại eo biển Đài Loan

Thu Hằng

Chỉ một ngày sau khi hai khu trục hạm có tên lửa dẫn đường của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, truyền thông nhà nước Trung Quốc, ngày 23/10/2018, đã nhanh chóng lên tiếng cáo buộc chính quyền Donald Trump « chơi ván cờ nguy hiểm » khi ủng hộ Đài Loan.

Theo trang CNBC, trong bài xã luận đăng ngày 23/10, tờ China Daily cáo buộc chính quyền của tổng thống Trump đã gửi một « tín hiệu trấn an » đến tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và « chơi ván cờ nhiều rủi ro khi ủng hộ Đài Bắc ».

Sự hiện diện của tầu chiến Mỹ ở eo biển Đài Loan, nằm trong chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tại châu Á của chính quyền Washington, được truyền thông nhận định là « một lời cảnh cáo » đối với Bắc Kinh.

Với lời lẽ đe dọa, xã luận của China Daily viết tiếp : « Những nhân vật diều hâu trong giới quân sự ở Washington tìm mọi cách làm Bắc Kinh lo sợ và trấn an Đài Bắc. Nhưng họ sẽ phải tính đến những hậu quả thảm khốc cho đất nước họ khi tiến hành một cuộc đối đầu tốn kém, trước hết là vô ích, mà lại có thể tránh được ».

Sự kiện hai khu trục hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan ngày 22/10, công khai thách thức Bắc Kinh, là dấu hiệu mới nhất cho thấy căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung hiện bị tổn hại vì cuộc chiến thương mại.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181024-truyen-thong-trung-quoc-my-%E2%80%98choi-van-co-nguy-hiem%E2%80%99-tai-eo-bien-dai-loan

 

Nhật Bản : Hai công ty làm giả thông tin

về thiết bị chống động đất

Thu Hằng

Tại Nhật Bản, hai công ty chuyên sản xuất trang thiết bị bảo vệ các tòa nhà khỏi các cơn địa chấn đã thừa nhận làm sai dữ liệu nhiều sản phẩm được trang bị cho các trường học và nhiều công sở. Sau công ty KYB, ngày 23/10/2018, một công ty thứ hai đã thừa nhận điều chỉnh dữ liệu của vài nghìn thiết bị giảm chấn chạy bằng dầu được lắp tại Nhật Bản.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles cho biết thêm :

« Tại Nhật Bản, một chi nhánh của công ty Kawakin Holdings đã trang bị cho 93 trường học và tòa nhà công nhiều thiết bị giảm xóc chạy bằng dầu, hoặc thiết bị giảm chấn, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong trường hợp xảy ra động đất.

Trước đó, một công ty khác, KYB, một trong những nhà sản xuất chính các máy móc như vậy, cũng đã thừa nhận làm giả dữ liệu thiết bị giảm chấn được sản xuất từ đầu những năm 2000 cho đến nay.

Gần 1.000 tòa nhà được trang bị máy giảm xóc của KYB không đạt tiêu chuẩn an toàn. Bắt đầu từ Tokyo Sky Tree, một trong những tòa tháp cao nhất thế giới. Các thiết bị giảm xóc chạy dầu này được gắn vào loạt hệ thống phức tạp giúp tòa nhà chịu đựng được những cú sốc trong trường hợp xảy ra động đất.

Nhật Bản hứng chịu 20% các trận động đất mạnh nhất thế giới. Từ vài năm nay, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bị bắt quả tang thiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Năm 2015, một vụ tai tiếng tương tự liên quan đến công ty Toyo Tire & Rubber, chuyên sản xuất thiết bị cao su giảm chấn cho các tòa nhà cao tầng ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181024-nhat-ban-hai-cong-ty-lam-gia-thong-tin-ve-thiet-bi-phong-ve-dong-dat