Tin khắp nơi – 23/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/10/2018

Donald Trump: Mỹ sẽ phát triển vũ khí hạt nhân

Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng Mỹ sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình để gây sức ép lên Nga và Trung Quốc.

Nói chuyện với phóng viên, ông Trump lặp lại niềm tin của mình rằng Nga đã vi phạm Hiệp định Vũ khí Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987, cũng là hiệp định mà ông Trump dọa sẽ từ bỏ. Nga phủ nhận điều này.

Hiệp định từ thời Chiến tranh lạnh này cấm các tên lửa tầm trung, làm giảm mối đe dọa của Liên Xô đối với các quốc gia châu Âu.

Nga đã cảnh báo sẽ đáp trả tương tự nếu Mỹ phát triển thêm vũ khí.

Gorbachev cảnh báo việc Mỹ bỏ thỏa thuận hạt nhân

Hoa Kỳ đe doạ ‘xử lý’ tên lửa của Nga

Khủng hoảng quan hệ Slovakia-Việt Nam

Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA

Ông Trump nói Mỹ sẽ xây dựng kho vũ khí hạt nhân cho đến khi “mọi người biết suy nghĩ hợp lý hơn”.

Ông Trump cũng nói thêm: “Đó là mối đe dọa cho bất cứ quốc gia nào mà quý vị muốn nhắm vào, bao gồm Trung Quốc, Nga hay bất kỳ nước nào muốn chơi trò này … [Nga đã] không tôn trọng tinh thần của thỏa thuận hoặc không tôn trọng chính thỏa thuận đó.”

Trong khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã tham gia các cuộc đàm phán tại Moscow sau khi Nga lên án kế hoạch từ bỏ INF của Hoa Kỳ.

Nga nói với ông Bolton rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận sẽ là một “cú đánh nghiêm trọng” vào chính sách không phổ biến vũ khí.

Tuy nhiên, thư ký Hội đồng Bảo an Nga Nikolai Patrushev cũng cho biết điện Kremlin đã “sẵn sàng” để đàm phán với Mỹ nhằm loại bỏ những trách cứ “lẫn nhau” về INF.

Khi ông Bolton bắt đầu chuyến thăm của mình, Moscow cảnh báo sẽ thực hiện các bước nhằm duy trì cân bằng quyền lực hạt nhân.

“Chúng tôi cần nghe lời giải thích của phía Mỹ về vấn đề này”, phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov nói. “Việc [Mỹ] rút khỏi hiệp định buộc Nga phải có động thái để đảm bảo an ninh quốc gia”.

Hiệp ước nói gì?

Hiệp định INF được ký kết bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh.

Hiệp định này cấm tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất, với tầm bắn từ 500 đến 5.500km, cả loại hạt nhân và thông thường.

Hôm Chủ nhật 21/10, ông Mikhail Gorbachev đã lên tiếng rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp định sẽ làm đảo ngược những nỗ lực giải trừ hạt nhân.

Nhưng Mỹ khẳng định Nga vi phạm thỏa thuận này. Rằng Nga đã phát triển một tên lửa tầm trung mới gọi là Novor 9M729 – mà Nato gọi là SSC-8 – cho phép Nga có thể nhanh chóng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân vào các nước Nato.

Moscow phủ nhận điều này. Nhưng Nato cho biết hồi tháng Bảy rằng Nga đã không đưa ra bất kỳ “câu trả lời đáng tin cậy” nào về vấn đề tên lửa. Nato kết luận rằng “đánh giá hợp lý nhất sẽ là Nga đang vi phạm hiệp định”.

Ngoại trưởng Đức mô tả kế hoạch rút lui khỏi INF của ông Trump là “đáng tiếc”, và mô tả thỏa thuận này là “cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với châu Âu”.

Nhưng việc rời khỏi INF cũng được xem là một biện pháp đối phó với Trung Quốc, nước chưa ký kết hiệp định, và do đó có thể phát triển loại vũ khí này nếu muốn.

Quyết định này có thể tạo ra sự không chắc chắn về tương lai của các hiệp định giải trừ vũ khí khác giữa Hoa Kỳ và Nga, như Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới kết thúc vào tháng 2/2021.

Lần cuối cùng Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước vũ khí lớn là vào năm 2002, khi Tổng thống George W Bush kéo Mỹ ra khỏi Hiệp ước Tên lửa Chống đạn đạo. Hiệp ước này cấm các vũ khí được thiết kế để chống lại tên lửa hạt nhân đạn đạo.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45948712

 

TT Trump: Mỹ sẽ bắt đầu cắt viện trợ nước ngoài

khi dòng người di cư ùn ùn đổ về Mỹ

Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố Mỹ sẽ “bắt đầu cắt giảm” viện trợ nước ngoài tới Guatemala, Honduras và El Salvador vì khủng hoảng dân di cư đang tiếp diễn.

Ông Trump chỉ trích các quốc gia nói trên hôm thứ Hai vì đã để cho người dân rời khỏi khu vực Trung Mỹ và tới Mỹ “bất hợp pháp”.

Đây là nỗ lực mới nhất của ông Trump để khơi lại tranh luận trên toàn nước Mỹ về dân nhập cư trước các cuộc bầu cử giữa kỳ.

Đoàn hàng ngàn người nay đang tiếp tục đi xuyên Mexico và hướng về biên giới Mỹ.

Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân với Nga

Vụ Khashoggi: Trump ‘không hài lòng’ về Saudi

Mỹ ‘tránh’ nói Trung Quốc thao túng tiền tệ

Năm 2017, Guatemala nhận khoản viện trợ trên 248 triệu USD từ Mỹ. Cũng năm đó, Honduras nhận 175 triệu USD còn El Salvador nhận 115 triệu USD, theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ USAID.

Ông Trump cáo buộc người di cư tìm cách vào Mỹ trái phép, nhưng nhiều gia đình đang tiến về biên giới muốn xin tỵ nạn.

Những người di cư nói họ chạy khỏi sự ngược đãi, nghèo đói và bạo lực ở đất nước quê hương họ.

Không đưa ra bằng chứng, ông Trump nhắc đi nhắc lại rằng đoàn người này có động cơ chính trị.

“Đoàn người nhập cư là một điều xỉ nhục cho Đảng Dân chủ. Hãy thay đổi luật nhập cư NGAY BÂY GIỜ!” ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Hai.

Đoàn người nhập cư giờ đang ở đâu?

Hôm Chủ Nhật 22/10, đoàn người di cư đã đến thành phố Tapachula, cách biên giới phía Nam của Mexico với Guatemala chừng 37km.

Chính quyền Mexico trước đó tìm cách ngăn họ tại một cây cầu ở biên giới, nhưng một số người đã vào được Mexico bất hợp pháp bằng thuyền trên sông Suchiate.

“Chúng tôi bị cháy nắng. Chúng tôi bị rộp chân. Nhưng chúng tôi đã đến được đây. Sức mạnh của chúng tôi lớn hơn những lời đe dọa của Trump,” người nhập cư tên Britany Hernández nói với hãng tin AFP.

Một trong những cửa khẩu biên giới Mỹ gần nhất là Brownsville, tiểu bang Texas, vẫn còn cách Tapachula hơn 1.600km.

Họ cũng phải chờ cho đến khi Mexico làm thủ tục cho họ vào, để hoàn thành chặng cuối cùng trên hành trình của họ. Thời gian này có thể lên tới 45 ngày.

Vì sao Tổng thống Trump phản ứng mạnh mẽ?

Giảm số người nhập cư trái phép là một trong những lời hứa của ông Trump khi vận động tranh cử tổng thống.

Đảng Cộng hòa của ông đang đối mặt với kỳ bầu cử giữa kỳ hôm 6/11 và có thể mất ghế cho đảng Dân chủ trong Hạ viện. Người nhập cư là vấn đề quan trọng nhất cho nước Mỹ, theo ý kiến của 15% cử tri.

Mặc dù ông Trump có thể không ủng hộ việc cho phép hàng ngàn người nhập cư Trung Mỹ vào Mỹ, đoàn người này chính là điều có thể làm nổi máu những người ủng hộ ông.

Hôm thứ Hai, ông Trump cũng giục mọi người đổ lỗi cho đảng Dân chủ về khủng hoảng biên giới, ông nói: “Hãy nhớ các cuộc bầu cử giữa kỳ.”

Truyền thông truyền thống ở Mỹ đã xoáy vào lời ông Trump nói đoàn người này đầy những người, và tội phạm, tìm cách vào Mỹ bất hợp pháp, cũng như những lời đổ lỗi cho đảng Dân chủ của ông.

Những người dân di cư là ai?

Một đoàn khoảng 1000 người Honduras đi bộ từ một bến xe buýt tại thành phố có tỷ lệ tội phạm cao San Pedro Sula hôm 13/10 nhằm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp và nguy cơ bạo lực.

Bản quyền hình ảnhAFPImage captionNhiều người trong đoàn là phụ nữ và trẻ em

Nhiều người biết tin về đoàn người di cư này ngày sau khi một cựu nghị sỹ sư ra thông báo về dòng người trên Facebook.

Tin tức về đoàn người nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.

Từ khi đó, nhiều người dân Trung Mỹ khác đã cùng hòa vào dòng người khi họ đi bộ xuyên qua Guatemala hướng về phía biên giới Mexico.

Khu vực Trung Mỹ có tỷ lệ giết người thuộc loại cao nhất trên thế giới và nhiều người đang tìm cách chạy khỏi bạo lực băng đảng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45942628

 

Đài Loan: Mũi tiến công trên biển thứ hai

của Mỹ nhắm vào Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Với quyết định điều hai chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan ngày 22/10/2018, Mỹ được cho là đang đẩy mạnh chiến thuật lưỡng diện giáp công trên biển nhằm gây sức ép trên Trung Quốc, không chỉ tập trung vào Biển Đông, mà còn mở rộng thêm lên vùng eo biển Đài Loan, một khu vực cũng nằm sát Trung Quốc.

Thách thức của Mỹ nhắm vào Trung Quốc trên Biển Đông từ ngày tổng thống Donald Trump lên cầm quyền ở Washington đã trở thành « thông lệ », với những chiến dịch tuần tra gần như là thường kỳ của Hải Quân Mỹ nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Phương thức tiến hành cũng trở nên quen thuộc, đi theo kịch bản chiến hạm Mỹ đi sâu vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp ở cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa. Gần đây, đến lượt oanh tạc cơ B-52 được Mỹ tung vào bay ngang Biển Đông, cũng nhằm mục tiêu phô trương thanh thế.

Song song với Hải Quân Mỹ, một số nước đồng minh của Hoa Kỳ, từ Nhật Bản, Úc, cho đến Anh, Pháp cũng góp phần tuần tra trong khu vực, nhưng không định kỳ, và tránh áp quá sát các thực thể mà Trung Quốc kiểm soát.

Bên cạnh sức ép rõ ràng tại Biển Đông nhắm vào Trung Quốc, Mỹ trong những tháng gần đây đã tăng cường đáng kể những hoạt động gây sức ép trên Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan.

Áp lực gián tiếp và trực tiếp

Những quyết định bán thêm vũ khí, tối tân hơn, cho Đài Loan, hay việc bật đèn xanh cho tăng cường quan hệ với chính quyền Đài Loan nằm trong mục tiêu gây sức ép trên Trung Quốc vì cho đến lúc này, Đài Loan vẫn là đối thủ của Trung Quốc, một đối thủ càng lúc càng kiên quyết hơn từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống, lật đổ chính quyền thân Bắc Kinh của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu.

Tuy nhiên, có thể nói là việc gây áp lực trên Bắc Kinh thông qua việc giúp đỡ chính quyền Đài Bắc còn mang tính chất gián tiếp. Chính quyền Mỹ gần đây đã không ngần ngại có những động thái trực tiếp hơn nhằm thách thức Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan.

Việc cho chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan có thể được xem là hành động thách thức trực tiếp mà Mỹ chỉ làm khi tình hình thật căng thẳng. Nhiều quan chức Mỹ thông thạo hồ sơ Đài Loan, hôm 20/10 vừa qua đã ghi nhận rằng việc chiến hạm đi ngang eo biển Đài Loan còn rất hiếm hoi. Lần cuối cùng mà một hàng không mẫu hạm Mỹ hiện diện tại nơi này là vào năm 2007.

Đối với chiến hạm nhỏ hơn, tình hình cũng gần như vậy. Sự kiện hai khu trục hạm USS Mustin và USS Benfold đi qua eo biển Đài Loan vào tháng 7 vừa qua chỉ được thực hiện sau khoảng một năm tàu Mỹ vắng bóng trong vùng biển này.

Sự kiện hai chiếc USS Curtis Wilbur và USS Antietam tuần tra khu vực ngày 22/10, chỉ ba tháng sau hai chiếc Mustin và USS Benfold là dấu hiệu cho thấy là Washington không còn ngại tăng cường áp lực trên Bắc Kinh.

Trang mạng thông tin News của Úc cho rằng việc hai chiếc Curtis Wilbur và Antietam đi ngang qua eo biển Đài Loan gửi tới Trung Quốc một thông điệp kép : Thứ nhất là Washington coi trọng sự tự trị của Đài Loan. Thứ hai là Mỹ không chấp nhận những yêu sách chủ quyền quá đáng trên biển và những hành vi bức hiếp.

Giáo sư Pháp Jean-Pierre Cabestan, giảng dạy về quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Đại Học Baptist Hồng Kông cũng ghi nhận : « Đi qua eo biển Đài Loan không phải là điều mới, nhưng đó là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy là Mỹ sẽ hậu thuẫn Đài Loan trong trường hợp khủng hoảng nổ ra giữa Đài Bắc và Bắc Kinh ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181023-dai-loan-mui-tien-cong-tren-bien-thu-hai-cua-my-nham-vao-trung-quoc

 

Guantanamo sắp phải chuyển thành trại dưỡng lão

Mai Vân

Trại giam Guantanamo của Mỹ trên đảo Cuba phải chăng đang biến thành một trại dưỡng lão tương lai? Đây là câu hỏi mà phóng viên của hãng tin Pháp AFP nêu lên ngày 16/10/2018 sau khi được cùng một nhóm nhà báo, đến viếng trại tù lừng danh này, trong một chuyến thăm mà quân đội Mỹ thường tổ chức cho giới báo chí.

Ghi nhận đầu tiên của nữ ký giả Pháp Sylvie Lanteaume, là sự kiện quân đội Mỹ đã hiện đại hóa trung tâm giam giữ này để thích ứng với tình hình tù nhân ngày càng già đi, và có lẽ sẽ không bao giờ ra khỏi nơi đây.

Người ta thấy nào là trung tâm y tế chuyên về các chứng bệnh cho người già, nào là phòng tập thể dục, thậm chí có cả một phòng giải phẫu. Với những phương tiện và cơ sở đó, Guantanamo bắt đầu có dáng dấp của một trung tâm chăm sóc người già, với tất cả những trang thiết bị cần thiết, từ khung tập đi bốn bánh đặt trong góc phòng của trung tâm y tế rất mới, cho đến các giường bệnh như thấy tại các nhà thương khác…

Nếu có khác chăng là các phòng không có cửa sổ bình thường, được thay thế bằng một cửa sổ con dưới mái che bằng kính đục, và lưới kẽm làm vách ngăn.

Tù nhân lớn tuổi nhất trong số 40 người ở Guantanamo hiện đã 71 tuổi, người trẻ nhất là 37, tuổi trung bình các tù nhân là 46. Họ bị cáo buộc là đã tham gia nhiều vụ khủng bố, nhất là vụ 11/9/2001, bị xem là những phần tử quá nguy hiểm để được thả ra.

Hiện đại hóa cơ sở cho thích nghi với tù nhân cao niên

Ý thức rõ là những người hiện còn bị giữ tại đây sẽ không được rời khỏi nhà tù, chính quyền Mỹ đã quyết định biến nơi này thành một trại tù lâu dài, và Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho viên chỉ huy lực lượng cai quản Guantanamo, đô đốc John Ring, là phải bảo đảm sao cho trại tù vẫn có thể hoạt động trong 25 năm nữa.

Phát ngôn viên của trại, đại úy Anne Leanos, giải thích với các nhà báo đến tham quan là họ « đã suy nghĩ rất nhiều về cách chuẩn bị tiếp nhận các tù nhân già và những cơ sở hạ tầng cần phải thiết lập, vừa để bảo đảm an toàn, vừa có tình nhân đạo ».

Chính quyền Mỹ đã chi 12 triệu đô la để biến một khu của trại giam thành bệnh viện dã chiến hiện đại, với phòng mổ, phòng X quang, máy scanner, phòng cấp cứu và hồi sức. Trung tâm y tế Guantanamo chính thức mở cửa vào tháng 3/2018, và theo lời bác sĩ trưởng phụ trách trung tâm, thì họ đã sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Hiện thời, không một tù nhân nào ở Guantanamo cần đến xe lăn, nhưng trung tâm y tế ở đây đã thiết kế sẵn đường dốc dùng cho loại phương tiện này.

Để điều hành bệnh viện, quân đội Mỹ đã cử một đội bác sĩ và y tá luân phiên nhau đến Guantanamo làm việc trong thời hạn từ 6 đến 9 tháng. Đội ngũ này bao gồm 3 bác sĩ, một trợ lý điều trị, 3 nhà tâm thần học, 11 y tá.

Tù nhân tại Guantanamo bị những bệnh thường thấy ở vào lứa tuổi của họ : tiểu đường, huyết áp cao, bao tử, đường ruột… Phòng về tâm thần tọa lạc ở lầu trên, hai xà lim được biến thành hai phòng khám, một phòng thứ ba vách đệm bông, dùng làm nơi cách ly tạm giữ những người bị rối loạn thần kinh.

Cũng như các quân nhân được điều đến trại giam, các bác sĩ về tâm thần tại đây cũng thay phiên xoay vòng, ở tại chỗ từ 9 đến 12 tháng, cho nên vấn đề theo dõi, và tương tác với tù nhân có phần giới hạn.

Từ khi trại giam mở ra năm 2002, đã có 9 tù nhân bị chết, 7 người tự tử, một người chết vì ung thư, một người qua đời vì lên cơn tim.

Không có thông tin nào được đưa ra về tình trạng sức khỏe của các tù nhân, nhưng các nhà báo có mặt được biết qua một câu nói vòng vèo là « một tù nhân gương mẫu đang nhịn ăn trong lúc này nhưng không phải vì lý do kiêng kỵ của tôn giáo ». Đây là cách nói của lãnh đạo nhà tù để chỉ những cuộc tuyệt thực mà tù nhân thường hay làm để phản đối.

Phần đông tù nhân ở Guantanamo chưa bao giờ bị truy tố hay đưa ra xét xử, và tuy bây giờ những hành động phản kháng ngày càng trở nên hiếm hoi hơn, nhưng một số thì vẫn chống đối dữ dội.

Đô đốc John Ring cho biết có một tù nhân đang bị kỷ luật sau một sự cố với lính cai ngục. Ông giải thích : Nhiều người cho là họ vẫn trong tình trạng chiến tranh với nước Mỹ, họ tiếp tục cuộc chiến với những hành động phản kháng như vậy.

Guantanamo còn mở cửa ít nhất 25 năm nữa

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây từng mong muốn sớm đóng cửa trại giam Guantanamo, nằm ở phía đông nam Cuba. Tuy nhiên, theo đô đốc John Ring, trại sẽ còn mở cửa ít ra là 25 năm nữa, và công việc bây giờ là tập trung chuẩn bị cơ sở cho mục đích này.

Vào cuối tháng Giêng vừa qua, đương kim tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh đi ngược lại với chỉ thị không hiệu quả của ông Obama năm 2009, muốn đóng cửa trại giam vốn bị cả thế giới chỉ trích.

Sau sắc lệnh của tổng thống Trump về việc duy trì trại tù, đô đốc John Ring cho biết đã nhận được một bản ghi nhớ của Lầu Năm Góc nói rằng trại sẽ tiếp tục mở cửa trong thời hạn 25 năm hay là hơn nữa.

Vào tháng 12 năm ngoái, một báo cáo của chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tra tấn, Nils Melzer, cho là vẫn còn những trường hợp tù nhân bị tra tấn ở Guantanamo. Báo cáo nêu tên người bị tra khảo là Ammar al-Baluchi, một người bị tình nghi tham gia vụ khủng bố 11/09.

Chuyên gia Liên Hiệp Quốc đồng thời tỏ ý rất lo ngại cho sức khỏe nhất là tinh thần, của tù nhân bị giam một thời gian lâu dài như vậy trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn.

Trại giam Guantanamo được quân đội Mỹ xây dựng vội vã dưới thời cựu tổng thống George W.Bush vào năm 2002, sau vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ và dẫn đến cuộc tấn công Afghanistan sau đó ít lâu.

Trong thời gian đầu, số tù nhân lên khoảng 780 người, phần đông có liên hệ đến Al Qaeda và Taliban. Dưới thời hai tổng thống Bush và Obama, đã có hàng trăm người được thả ra, nhưng những kẻ bị tình nghi can dự vào loạt khủng bố 11/09 ở Mỹ, trong đó có nhân vật đầu xỏ là Khalid Sheikh Mohammed, vẫn chờ ngày được xét xử.

Kể từ năm 2008, Guantanamo đã không đón nhận thêm tù nhân nào. Trong số 40 người đang bị giam tại đấy, có Ali Hamza Ahmad al-Bahlul, một phó tướng của Oussama ben Laden, đã bị kết án tù chung thân, một người khác đang chờ ra tòa vào năm tới. Bên cạnh đó, có 26 người khác bị cho là quá nguy hiểm để được trả tự do. Trong số 12 người còn lại, 5 người được cho có thể chuyển đến một nước thứ 3, và 5 người khác đang trong vòng xét xử.

Trước cảnh tù nhân ngày càng già đi đó, và viễn cảnh sẽ còn phải ở lại Guantanamo hàng mấy chục năm nữa, cũng dễ hiểu là trại giam bắt buộc phải có cơ sở thích ứng, phải hiện đại hóa, nhất là cơ sở y tế để đáp ứng với đối tượng cao tuổi.

Tổng thống Donald Trump muốn gởi thêm tù nhân đến Guantanamo

Ngay cả đối với con số 1.800 quân nhân đảm bảo hoạt động của trại giam, từ lính gác, đầu bếp, cho đến lực lượng tuần tra trên biển, rất nhiều người vẫn còn phải sống trong những doanh trại cũ kỹ, có cái gần như đổ nát.

Ngân sách hoạt động hàng năm của Guantanamo là 78 triệu đô la. Đô đốc John Ring cho biết là ông phải nhờ đến một công ty quy hoạch thành phố để cải thiện điều kiện sống của quân nhân phục vụ ở Guantanamo trong một thời hạn trung bình là 9 tháng, không mang theo gia đình, vì không có chỗ ở.

Trong 10 năm qua, Guantanamo không có tù nhân mới, nhưng trong lúc vận động tranh cử, ông Donald Trump không che giấu ý định gởi đến đây những người « hung ác » bị bắt tại Syria hay Irak và sắc lệnh của ông dự kiến đưa thêm tù nhân đến đây.

Theo đài NBC, chính quyền Trump dự kiến gởi đến Guantanamo quân thánh chiến của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo bị bắt ở Syria và Irak.

Tuy nhiên trả lời báo giới, đô đốc John Ring cho biết là ông không nhận được chỉ thị nào theo chiều hướng nói trên. Theo ông, trại có khả năng đón 200 người mà không cần mở rộng thêm, nhưng khi ấy cần phải có thêm nhân sự.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181023-guantanamo-sap-phai-chuyen-minh-thanh-trai-duong-lao

 

Vụ Khashoggi: Mỹ gặp thái tử Saudi dù chỉ trích

Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ có cuộc họp với thái tử Ả rập Saudi tại Riyadh, dù quan ngại ngày càng tăng về vai trò của Saudi trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã gặp Mohammed bin Salman hôm 22/10.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Khashoggi đã bị giết tại sứ quán Saudi tại Istanbul khi đến đây vào ngày 2/10.

Vụ Khashoggi: Trump ‘không hài lòng’ về Saudi

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ‘tiết lộ hết’ về cái chết của Khashoggi

Anh và Mỹ ‘có thể tẩy chay’ hội nghị ở Ả Rập Saudi

Vụ án Jamal Khashoggi: Cảnh sát Thổ tiếp tục tìm kiếm

Giới chức Ả rập Saudi đưa ra một loạt giải thích trái ngược nhau.

Ban đầu họ nói ông Khashoggi đã rời khỏi sứ quán trong ngày mà ông đến làm thủ tục. Hôm 19/10, lần đầu tiên họ thừa nhận ông ta chết và nói rằng ông bị giết trong một “trận ẩu đả”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông sẽ tiết lộ “sự thật trần trụi” về vụ này tại nghị trường hôm 23/10.

Về cuộc gặp ở Riyadh

Truyền thông nhà nước Saudi tường thuật rằng ông Mnuchin và thái tử nhấn mạnh “tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược”.

Mỹ đến nay không đưa ra bình luận nào về cuộc họp kín tại thủ đô Ả rập Saudi.

Cuộc họp diễn ra dù thực tế rằng ông Mnuchin – cũng như một số chính trị gia và các doanh nhân phương Tây – rút khỏi diễn đàn đầu tư lớn được tổ chức tại thủ đô Saudi tuần này.

Bình luận mới nhất của Tổng thống Donald Trump cho thấy Mỹ vẫn chưa quyết định về phản ứng của họ.

“Tôi không hài lòng với những gì tôi đã nghe”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.

Nhưng ông nói thêm: “Tôi không muốn mất tất cả khoản đầu tư,” đề cập đến các giao dịch vũ khí trị giá nhiều tỷ đôla với Ả rập Saudi.

Ông nói: “Chúng ta sẽ tìm ra sự thật.”

Ông Trump cũng cho biết ông đã thảo luận vấn đề với thái tử Saudi, người được xem là nhân vật uy quyền nhất nước này.

Saudis nói rằng họ đã bắt 18 người, sa thải hai phụ tá của Mohammed bin Salman và tiến hành cải cách cơ quan tình báo sau vụ giết người

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng ông Khashoggi đã bị sát hại và thi thể của ông bị phân xác.

“Tôi không hài lòng cho đến khi chúng tôi tìm thấy câu trả lời”, ông Trump nói và cho biết thêm rằng đang tính đến biện pháp trừng phạt, nhưng việc đình chỉ một thỏa thuận vũ khí sẽ “hại cho chúng tôi nhiều hơn là cho họ”.

Ông Trump nói rằng “có khả năng” là Thái tử Mohammed bin Salman không biết về vụ giết người.

Cho đến hôm 19/10, Ả Rập Saudi phủ nhận về vụ việc và khăng khăng rằng ông Khashoggi đã rời khỏi lãnh sự quán nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ cam kết tiết lộ mọi chi tiết về vụ giết Khashoggi.

Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ có bằng chứng ghi âm và video cho thấy ông Khashoggi bị một nhóm đặc vụ Saudi giết ngay bên trong lãnh sự quán.

Cảnh sát khám xét lãnh sự quán, dinh lãnh sự, cũng như một khu rừng gần đó, nơi giới chức tin rằng thi thể ông Khashoggi có thể được chôn.

Vương quốc Ả Rập chịu áp lực lớn phải giải thích việc ông Khashoggi biến mất sau khi ông bước vào lãnh sự quán ở Istanbul hôm 2/10 để lấy giấy tờ cho lễ cưới sắp tới của mình.

Chuyện gì xảy ra theo lời của phía Ả Rập Saudi?

Vương quốc này nói một cuộc ẩu đả đã nổ ra giữa ông Mr Khashoggi, người không được chính phủ Saudi ưu ái, và một số người gặp ông trong tòa lãnh sự, dẫn đến cái chết của ông.

Quốc gia này nói cuộc điều tra đang được tiến hành, và tới giờ 18 người Saudi đã bị bắt.

Các quan chức ẩn danh nói với hãng tin Anh Reuters và tờ the New York Times rằng người Saudi không biết thi thể của nhà báo ở đâu sau khi nó được giao cho một “cộng tác viên địa phương” để tẩu tán.

Ngoài việc bắt giữ người, hai quan chức cao cấp của Saudi cũng đã bị sa thải vì vụ việc này – phó giám đốc tình báo Ahmad al-Assiri và ông Saud al-Qahtani, phụ tá cao cấp cho Thái tử Mohammed Bin Salman.

Chính quyền Saudi hiện vẫn chưa đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời giải thích của họ.

Các nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu các đồng minh phương Tây của Ả Rập Saudi có bị thuyết phục bởi “lời kể” của nước này, và liệu nó có thuyết phục được họ không đưa ra các biện pháp trừng phạt không.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện xảy ra là “không chấp nhận được” nhưng việc Saudi bắt giữ một số người là “bước đầu” quan trọng. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói họ đang cân nhắc bước đi tiếp theo sau khi nghe tin này.

‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’

‘Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Ả Rập Saudi’

Thổ Nhĩ Kỳ: Erdogan và đối thủ chê bai nhau

Phía Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiết lộ những gì đã xảy ra,” ông Omer Celik, phát ngôn viên của đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) nói, theo hãng tin Anadolu.

“Không một ai phải nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi không kết tội ai trước nhưng chúng tôi không chấp nhận bất cứ điều gì để che đậy [vụ việc này].”

Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ chỉ còn thiếu nước đổ cho Ả Rập Saudi đã gây ra vụ ám sát.

Tuy nhiên, các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ có bằng chứng âm thanh và hình ảnh cho thấy ông Khashoggi bị một nhóm điệp viên Saudi giết hại bên trong tòa lãnh sự và chặt làm chân tay.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuần này đưa những chi tiết rùng rợn về những gì được cho là những phút cuối cùng của ông Khashoggi.

Hồi đầu tuần, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói họ có thông tin về một nhóm gồm 15 người, nghi là điệp viên của Ả Rập Saudi, những người bay đến và đi khỏi Istanbul đúng hôm nhà báo mất tích.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chuyện với Vua Salman của Saudi tối thứ Sáu, và hai bên đồng ý sẽ tiếp tục hợp tác trong cuộc điều tra.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45949032

 

Vụ Khashoggi: Trump không thỏa mãnvới giải thích của Riyad

Anh Vũ

Trong vụ án mạng nhà báo Jamal Khashoggi, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng tỏ ra rời xa Ả Rập Xê Út. Hôm qua, 22/10/2018, ông tuyên bố không « thỏa mãn » với những giải thích của Riyad về cái chết của nhà báo Khashoggi trong toà lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul và đang chờ tin tình báo Mỹ trên thực địa.

Trong hoàn cảnh vẫn muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ trong vương quốc vùng Vịnh và duy trì trì chiến lược địa chính trị trong khu vực, dường như tổng thống Mỹ đang ngày càng khó tỏ rõ lập trường.

Thông tín viên Grégoire Pourtier tường thuật :

Jared Kushner, phụ trách chiến lược Mỹ tại Trung Đông, hôm qua đã tuyên bố « cần phải tập trung vào điều gì từng là tốt nhất cho nước Mỹ ». Mấu chốt của vấn đề là : Hoa Kỳ có thể hy sinh mối quan hệ ưu ái với Ả Rập Xê Út hay không ?

Con rể của tổng thống Donald Trump cho biết đã khuyên thái tử Mohammed Ben Salmane phải « minh bạch » trong cái chết của nhà báo ly khai Jamal Khashoggi.

 Do thái tử Ả Rập Xê Út bị nghi ngờ có dính líu, khó có thể bảo đảm đó không phải là sự thật. Ngay cả tổng thống Mỹ cũng ngày càng tỏ thận trọng hơn. Ông đang chờ đợi các báo cáo của tình báo chứ không tin ngay vào những giải thích của Riyad. Ông Trump nói :

« Không lâu nữa chúng ta sẽ biết. Ở tại chỗ, chúng ta có những nhân viên cực kỳ tài năng làm tốt công việc này. Tối nay hay ngày mai họ sẽ trở về, khi đó tôi sẽ sớm biết được ngay. Bởi tôi không thỏa mãn về những gì tôi được nghe. »

Có điều ông Trump liền sau đó đã nhắc lại rằng ông không tính từ bỏ 450 tỷ đô la hợp đồng làm ăn đã ký với Ả Rập Xê Út. Bằng chứng người Mỹ đang tìm cách giữ liên hệ với vương quốc này là việc bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin hôm qua đã có mặt tại Riyad. Cho dù thông báo không tham dự Diễn đàn Kinh tế Riyad bắt đầu từ hôm qua, ông Mnuchin vẫn kín đáo đến gặp thái tử Mohammed ben Salmane. Về mặt chính thức, đó là các cuộc thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế giữa hai nước.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181023-vu-khashoggi-donald-trump-khong-thoa-man-voi-giai-thich-cua-riyad

 

‘Vua giày chạy bộ’ Brooks Running

cân nhắc bỏ Trung Quốc, sang Việt Nam

Brooks Running được mệnh danh là ‘Vua giày chạy bộ chuyên nghiệp’ đang cân nhắc giải pháp bỏ Trung Quốc để chuyển một số hoạt động sang Việt Nam vì hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Giám đốc điều hành công ty Jim Weber nói trên CNBC.

Brooks Running là công ty thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Bershire Hathaway của tỷ phú Mỹ Warren Buffett từ 2006. Sau đó được cho tách ra thành một công ty độc lập, với giám đốc Weber báo cáo trực tiếp cho tỷ phú Buffett.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tài chính “Squawk Box” của đài CNBC, Jim Weber nói công ty Brooks Running đang chuẩn bị ứng phó với thuế xuất 25% phụ trội cộng thêm với mức thuế 20% đã đánh trên các loại giày thể thao mang thương hiệu này.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đối đầu trong một cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang, giữa lúc hai bên liên tiếp áp đặt thuế quan lên hàng hóa của nhau.

Gần đây nhất, Hoa Kỳ áp thuế quan lên 200 tỉ đôla hàng hóa nhập từ Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỉ đôla.

Trong mấy tuần gần đây, một số công ty công nghiệp Mỹ đã bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp của họ.

Hồi tháng trước, Ford, công ty sản xuất ô tô lớn thứ nhì của Mỹ, cho biết công ty này đãthua lỗ 1 tỉ USD do các sắc thuế đánh trên kim loại nhập vào Hoa Kỳ.

CEO Jim Weber nói với đài CNBC rằng nếu công ty Brooks Running dời hoạt động sang Việt Nam hay một nơi nào khác, thì quyết định này sẽ vĩnh viễn, tức là sẽ không được lật ngược, bởi vì, theo lời ông, “chúng tôi không thể đánh đu với đường dây cung cấp của chúng tôi.”

Mới năm ngoái, Brooks mở rộng hoạt động sang thị trường Trung Quốc và Brazil sau khi thành công lớn tại Châu Âu,Nhật Bản và Canada.

https://www.voatiengviet.com/a/vua-giay-chay-bo-brooks-can-nhac-bo-tq-chuyen-sang-vn/4625765.html

 

Nga-Mỹ : Trump dọa tăng cường kho đạn hạt nhân

Thanh Hà

Hai ngày sau khi thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi INF- Hiệp Ước Hạn Chế Vũ Khí Hạt Nhân Tầm Trung, ngày 22/10/2018 tổng thống Donald Trump đi xa hơn với đe dọa “sẽ phát triển” vũ khí hạt nhân nếu như Nga và Trung Quốc “không dừng” trò chơi nguy hiểm đó.

Theo giới phân tích, tổng thống Trump tiếp tục dùng đòn hù dọa với những lời lẽ đao to búa lớn. Trả lời báo chí tại Nhà Trắng, nguyên thủ Mỹ một lần nữa nhắc lại Nga “không tôn trọng tinh thần của thỏa thuận và không tôn trọng bản thân hiệp ước INF” từng được Washington và Matxcơva ký kết năm 1987, khi chiến tranh lạnh chưa kết thúc.

Tuy nhiên hãng tin Pháp AFP lưu ý, Donald Trump không nói rõ là một khi rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Ước Hạn Chế Vũ Khí Hạt Nhân Tầm Trung, Hoa Kỳ có đàm phán lại về một hiệp định mới với Nga hay không. Chủ nhân Nhà Trắng dọa tăng cường kho đạn hạt nhân nếu như “Nga, Trung Quốc hay bất kỳ một ai” tiếp tục các hoạt động này.

Đang có mặt tại Matxcơva, cố vấn an ninh của Nhà Trắng John Bolton trong buổi làm việc với bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou ngày 23/10/2018 cho biết, nhiệm vụ của ông lần này là nhằm “thúc đẩy và tăng cường đối thoại” Mỹ-Nga. Cũng trong ngày hôm nay, ông Bolton được tổng thống Vladimir Putin tiếp tại điện Kremlin trước khi họp báo vào lúc 5 giờ chiều nay, giờ quốc tế tổng kết về chuyến công tác tại Liên Bang Nga.

Hôm qua, cố vấn an ninh phủ tổng thống Mỹ trong cuộc thảo luận với ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và lãnh đạo Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nga, Nikolai Patrouchev, đã tập trung vào hai hồ sơ gồm hiệp ước INF và cảnh cáo Nga không nên can thiệp vào bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Phía Matxcơva bác bỏ những cáo buộc vi phạm hiệp ước lịch sử năm 1987.

Trả lời báo chí, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF “đẩy thế giới vào tình huống nguy hiểm hơn“, và trong trường hợp Washington thực sự rút khỏi Hiệp Ước Hạn Chế Vũ Khí Tầm Trung, Matxcơva sẽ “khôi phục lại cân bằng quân sự” với Hoa Kỳ.

Theo giới quan sát, cuộc tiếp xúc giữa cố vấn an ninh Mỹ và các đối tác Nga tại Matxcơva là một cuộc “đối thoại giữa những người điếc“, không bên nào nghe bên nào.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181023-nga-my-trump-doa-tang-cuong-kho-dan-hat-nhan

 

TT Putin muốn đàm phán

với TT Trump ở Paris vào tháng tới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 23/10 nói với Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton rằng ông muốn đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump, và đề nghị gặp nhau tại Paris vào tháng tới, theo Reuters.

Ông Putin và ông Trump dự kiến sẽ tham gia một sự kiện ở Paris vào ngày 11/11 nhân kỷ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và ông Putin đề nghị cả hai có thể gặp nhau bên lề sự kiện này, điều mà ông Bolton nói ông tin là ông Trump sẽ trông chờ.

Tổng thống Putin đưa ra phát biểu trên vài ngày sau khi Tổng thống Trump nói ông muốn Hoa Kỳ bỏ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga. Ông Putin còn nói với ông Bolton rằng đôi khi Nga ngạc nhiên vì những hành động vô cớ của Washington chống lại Moscow.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-putin-muon-dam-phan-voi-tt-trump-o-paris-vao-thang-toi/4625982.html

 

Nga sẽ trả đũa tương xứng

nếu Mỹ phát triển phi đạn tầm trung

Điện Kremlin ngày 22/10 tuyên bố Nga buộc sẽ hồi đáp tương xứng nếu Mỹ bắt đầu phát triển phi đạn mới sau khi Washington rút chân ra khỏi một hiệp ước cột mốc thời Chiến tranh lạnh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/10 loan báo Washington sẽ rút ra khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung vì các vi phạm của Nga, khơi dậy cảnh báo trả đũa từ Moscow.

Phát ngôn nhân Điện Kremlin, Dmitry Peskov, ngày 22/10 khuyến cáo hành động của Mỹ sẽ làm thế giới trở nên nguy hiểm hơn và rằng Nga buộc sẽ hành động để khôi phục sự cân bằng sức mạnh quân sự nếu như Washington rút lui khỏi Hiệp ước và khởi sự phát triển phi đạn mới.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-s%E1%BA%BD-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-t%C6%B0%C6%A1ng-x%E1%BB%A9ng-n%E1%BA%BFu-m%E1%BB%B9-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-phi-%C4%91%E1%BA%A1n-t%E1%BA%A7m-trung/4625266.html

 

Vụ Khashoggi:

Đức ngưng bán vũ khí cho Ả Rập Xê-út

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/10 gọi vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Istanbul là “khủng khiếp” và nhất quyết ngưng xuất khẩu vũ khí sang Ả Rập Xê-út cho đến khi vụ này được sáng tỏ.

Bà Merkel chỉ trích điều bà gọi là “sự dã man tại lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Thổ Nhĩ Kỳ” trong một cuộc tập họp vận động tranh cử tại thị trấn Ortenberg, cách Frankfurt khoảng 50 kilômét về phía đông bắc.

“Việc này phải được làm sáng tỏ. Chừng nào không được sáng tỏ, sẽ không có việc xuất khẩu vũ khí sang Ả Rập Xê-út. Tôi bảo đảm chắc chắn như thế,” bà Merkel nói.

Cùng ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông vẫn chưa hài lòng về những gì ông nghe được từ Ả Rập Xê-út đối với việc nhà báo Jamal Khashoggi bị giết, nhưng ông không muốn mất những khoản đầu tư từ Riyadh.

Ông Jamal Khashoggi là một người viết bình luận cho tờ Washington Post và thường chỉ trích Thái tử Mohammed bin Salman, người cai trị trên thực tế Ả Rập Xê-út. Nhà báo này mất tích cách đây 3 tuần sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê-út tại Istanbul để xin giấy tờ làm thủ tục kết hôn.

Lúc đầu Riyadh nói không biết gì về số phận của ông Khashoggi, nhưng sau đó công nhận ông này bị giết trong một vụ xung đột trong lãnh sự quán, một phản ứng bị một vài chính phủ phương Tây nghi ngờ, gây nên căng thẳng trong mối quan hệ với quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lớn nhất thế giới này.

https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-khashoggi-%C4%91%E1%BB%A9c-ng%C6%B0ng-b%C3%A1n-v%C5%A9-kh%C3%AD-cho-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-/4625229.html

 

Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam đầu tháng 11/2018

Anh Vũ

Phủ thủ tướng Pháp, Điện Matignon, hôm qua 22/10/2018, thông báo, thủ tướng Edouard Philippe từ ngày 02 đến 04 tháng 11 sẽ tới thăm Việt Nam, tham dự hai sự kiện « kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm đối tác chiến lược » giữa hai nước.

Về lịch trình hoạt động của thủ tướng Edouard Philippe, Điện Matignon cho biết : Đến Hà Nội ngày 02/11 thủ tướng Pháp sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam. Hai hợp đồng kinh tế sẽ được ký nhân dịp này.

Ông Edouard Philippe sẽ khánh thành khu trường quốc tế Pháp mới. Ngày 04, thủ tướng Pháp tới thành phố Hồ Chí Minh thăm một trung tâm khởi nghiệp do một người Pháp thành lập và dự diễn đàn kinh tế « quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Pháp -Việt ».

Trong thời gian ở Việt Nam, thủ tướng Pháp sẽ tới thăm Điện Biên Phủ, chiến trường ghi dấu ấn bại trận của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Trước ông Philippe, mới chỉ có cố tổng thống Pháp François Mitterrand năm 1993 tới thăm di tích biểu tượng cho sự kết thúc hiện diện của thực dân Pháp tại Việt Nam.

Tân chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều hôm nay, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được Quốc Hội bầu làm chủ tịch nước với tỷ lệ phiếu 99,79% .

Ngày thứ 2 của kỳ họp cuối năm Quốc Hội khóa 14, sau khi các đại biểu bỏ phiếu bầu vào buổi sáng, kết quả được công bố vào buổi chiều. Tiếp đó tân chủ tịch nước đã tuyên thệ nhậm chức.

Sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời hôm 21/09, hội nghị Trung ương 8 họp đầu tháng 10 đã giới thiệu ông Trọng là ứng viên duy nhất cho chức vụ chủ tịch nước. Cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội chỉ mang tính thủ tục. Ông Trọng năm nay 74 tuổi, là người thứ 2 sau ông Hồ Chí Minh, vừa lãnh đạo đảng vừa kiêm nhiệm chức chủ tịch nước.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181023-thu-tuong-phap-tham-viet-nam-tu-ngay-2-den-411

 

Chiến tranh thương mại

cản trở quá trình trả nợ của TQ

Ngay khi Trung Quốc bắt đầu ra tay tháo ngòi “bom nợ”, cuộc chiến thương mại với Mỹ lại buộc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải làm chậm lại quá trình này.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Trung Quốc đang đứng trước bờ vực vỡ nợ.

Trong những năm gần đây, các dự án đầu tư khổng lồ đã giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hai con số, đưa nước này trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Tuy nhiên, cái giá của tăng trưởng là “núi nợ” ngày càng cao, khiến chính quyền Bắc Kinh phải tìm cách chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn. Nền tảng của kế hoạch này là tăng trưởng dựa trên tiêu dùng thay vì đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đang làm kinh tế Trung Quốc trì trệ và khiến quá trình trả nợ chậm lại.

Các nhà kinh tế nước này đang nhìn rõ hơn viễn cảnh tất cả hàng hóa Trung Quốc đến Mỹ đều bị đánh thuế. Điều này sẽ khiến Bắc Kinh buộc phải tung ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tránh những cú sốc về kinh tế.

Gần đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giúp các ngân hàng thương mại có nhiều tiền cho vay hơn, kích thích nền kinh tế gia tăng vay vốn.

“Những chính sách như vậy cho thấy sự chuyển dịch trong mô hình tăng trưởng của Trung Quốc ít nhiều đang bị chậm lại. Chúng ta sẽ thấy các biện pháp nới lỏng tiền tệ xuất hiện nhiều hơn nữa”, chuyên gia kinh tế Le-Gang Liu tại Citi nhận định.

Theo một báo cáo mới của Citi, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc có thể tăng thêm 12,3% lên 274,5% vào cuối năm nay.

“Phản ứng của thị trường không phải không có lý do. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là những lo ngại về tính bền vững của Trung Quốc và nguy cơ rủi ro tài chính đang gia tăng”, báo cáo của Citi viết.

Giám đốc điều hành Andrew Collier tại viện nghiên cứu Orient Capital Research cho rằng nền kinh tế nợ của Trung Quốc đã xuất hiện những “vết rạn”.

“Tôi không lạc quan về sự trì hoãn này và mức nợ dù dậm chân tại chỗ hay tăng thêm cũng đều là thảm họa”, Collire nói trong một cuộc họp ngày 10/10.

http://biendong.net/bien-dong/24289-chien-tranh-thuong-mai-can-tro-qua-trinh-tra-no-cua-tq.html

 

Trung Quốc quan ngại

tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Trung Quốc hôm 23/10 nói họ đã bày tỏ lo ngại với Mỹ sau khi hai chiến hạm của Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan, theo hãng thông tấn nhà nước Xinhua.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra lời nhận định này tại một cuộc họp báo thường kỳ.

“Trung Quốc đã theo dõi sát sao việc tàu chiến hạm của Mỹ đi ngang qua eo biển Đài Loan và theo dõi toàn bộ hành trình,” bà Hoa nói với các phóng viên.

Nữ phát ngôn viên còn cho biết vấn đề Đài Loan gây lo ngại về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

“Chúng tôi thúc giục Mỹ tuân thủ nghiêm khắc ba thông cáo chung Trung-Mỹ và giải quyết các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách hợp lý để tránh làm tổn hại đến các mối quan hệ song phương cũng như hòa bình và sự ổn định xuyên eo biển Đài Loan,” bà Hoa nói.

Hoa Kỳ ngày 22/10 phái 2 chiến hạm đi ngang qua Eo biển Đài Loan, lần thứ 2 trong năm nay, vào lúc quân đội Hoa Kỳ tăng cường những chuyến hải hành qua hải lộ chiến lược này dù Trung Quốc phản đối.

Vào tháng 7 năm nay, Hải quân Mỹ tiến hành một nhiệm vụ tương tự trên vùng biển quốc tế tại eo biển lần đầu tiên trong vòng một năm.

Chuyến đi mới đây cho thấy Hải quân Mỹ tăng cường nhịp độ đi qua eo biển.

Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh ngang ngạnh và đã tăng cường áp lực để xác nhận chủ quyền đối với đảo này. Trung Quốc nêu lên những quan ngại về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong những cuộc thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Singapore tuần trước.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-quan-ngai-tau-chien-my-di-qua-eo-bien-dai-loan/4626068.html

 

Trung Quốc: Mỹ rút khỏi INF là sai lầm

Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết hợp lý tranh cãi về Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) thông qua tham vấn và đối thoại, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 22/10.

Phản ứng của Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi INF, Hiệp ước được ký năm 1987 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô để loại trừ phi đạn tầm ngắn và tầm trung.

Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh:

“Tất cả chúng ta đều biết Hiệp ước INF là một hiệp ước kiểm soát võ khí và giải giới quan trọng đạt được giữa Mỹ và Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu quan hệ quốc tế, thăng tiến tiến trình giải giới hạt nhân và duy trì cân bằng-ổn định chiến lược toàn cầu. Hiệp ước này tới nay vẫn hết sức quan trọng. Đơn phương rút chân ra khỏi Hiệp ước sẽ gây nên những tác động tiêu cực trong nhiều lĩnh vực.”

Ông Trump tố cáo Nga vi phạm Hiệp ước và loan báo Mỹ sẽ phải phát triển các loại võ khí đó trừ phi Nga và Trung Quốc cũng cam kết ngưng phát triển chúng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói liên kết Trung Quốc với việc Mỹ rút ra khỏi Hiệp ước INF là hoàn toàn sai lầm. Bà Hoa nói Bắc Kinh hy vọng các nước liên quan tôn trọng những thành tựu mất nhiều thời gian và công sức mới đạt được, giải quyết vấn đề thỏa đáng thông qua tham vấn và đối thoại và cân nhắc kỹ về việc rút lui khỏi Hiệp ước.

Một số giới chức Nga khuyến cáo Washington chớ rút chân vì hành động đó sẽ rất nguy hiểm.

Hiệp ước INF, ký hồi năm 1987 giữa Liên Xô và Mỹ, cấm phát triển, triển khai và thử nghiệm các phi đạn hành trình hoặc phi đạn đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 483 km tới 5472 km.

Moscow và Washington mấy năm gần đây tố cáo nhau vi phạm Hiệp ước kiểm soát võ khí INF giữa căng thẳng leo thang giữa hai nước.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-m%E1%BB%B9-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-inf-l%C3%A0-sai-l%E1%BA%A7m/4625258.html

 

Trung Quốc phản pháo

nhận xét của Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 22/10 mạnh mẽ chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau khi ông đưa ra nhận xét tại Châu Mỹ Latin cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi tìm đầu tư của Trung Quốc giữa bối cảnh trận chiến tranh dành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng leo thang.

Ông Pompeo cuối tuần trước đi thăm một số nước Châu Mỹ Latin, gặp các nguyên thủ quốc gia tại Panama và Mexico. Ông Pompeo phát biểu với báo giới trong chuyến đi rằng “khi Trung Quốc tới gõ cửa quý vị thì điều này chẳng phải lúc nào cũng có lợi cho nhân dân của quý vị.”

“Khi họ mang đến những hợp đồng dường như tốt đến nỗi khó tin thì thực tế thông thường là không có tốt đến thế đâu,” Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố hôm 18/10 tại Mexico City, theo bình luận đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trong một bài xã luận ngày 22/10, tờ China Daily nói nhận xét của ông Pompeo “dốt nát và nham hiểm” khi chỉ trích sáng kiến hạ tầng cơ sở Vành đai và Con đường của Trung Quốc là một cái bẫy nợ cho các nước khác.

Trung Quốc đang gầy dựng vị thế tại Châu Mỹ Latin giàu tài nguyên, gây nên những lo ngại tại Washington là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đang xây dựng ảnh hưởng giữa căng thẳng về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang đẩy mạnh kế hoạch bành trướng hành lang thương mại dọc theo Con đường Tơ lụa thời cận đại nối liền châu Á, châu Âu và châu Phi, bơm tiền xây đường bộ, đường xe lửa và bến cảng theo một sáng kiến hạ tầng cơ sở trị giá một ngàn tỉ đô la.

Ông Pompeo nói Hoa Kỳ hoan nghênh sự cạnh tranh của Trung Quốc, nhưng ông chỉ trích việc thiếu minh bạch tại những công ty quốc doanh, và điều mà ông gọi là “hoạt động kinh tế trấn lột.”

Trong nhận xét tại Panama, ông nói các nước nên “cảnh giác” đối với những đầu tư của Trung Quốc.

Tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước Trung Quốc điều hành, trong một bài xã luận ngày 22/10, nói nhận xét của ông Pompeo là “bất kính” và nói thêm là Hoa Kỳ đang nỗ lực “chia rẽ” các mối quan hệ ngày càng tăng giữa Trung Quốc với Châu Mỹ Latin.

Vào tháng 2 năm nay, Trung Quốc chỉ trích người tiền nhiệm của ông Pompeo là cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson sau khi ông Tillerson tuyên bố Châu Mỹ Latin “không cần những đế quốc mới” và rằng Trung Quốc “đang sử dụng sức mạnh kinh tế để đẩy vùng này vào quỹ đạo của họ.”

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-ph%E1%BA%A3n-ph%C3%A1o-nh%E1%BA%ADn-x%C3%A9t-c%E1%BB%A7a-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-hoa-k%E1%BB%B3/4624847.html

 

Trung Quốc thông cầu xuyên biển

dài nhất thế giới nối Hong Kong, Macau

Trung Quốc vừa khánh thành chiếc cầu dài nhất thế giới vượt đại dương nối đại lục với Hong Kong và Macau, một dấu hiệu mới nhất của việc thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các lãnh thổ bán tự trị.

Hôm 24/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo của ba thành phố đã cắt băng khánh thành tại thành phố Chu Hải, phía nam Trung Quốc, với màn bắn pháo hoa điện tử trên một màn hình lớn phía sau.

Chiếc cầu dài 55km có một đoạn hầm chui xuyên biển, nối thành phố Chu Hải với trung tâm tài chính Hong Kong và khu sòng bạc Macau ngang qua đồng bằng châu thổ Châu Giang.

Hong Kong và Macau là hai đặc khu hành chính và kinh tế của Trung Quốc.

Việc xây dựng cầu được bắt đầu năm 2009, trải qua nhiều khó khăn như chậm tiến độ, đội vốn, giới quản lý tham nhũng và công nhân thiệt mạng trong lúc quá trình thi công, theo AFP. Tổng kinh phí được ước tính lên đến 20 tỷ USD.

Có ít nhất 10 công nhân đã thiệt mạng trong thời gian 9 năm xây dựng cầu và những người bảo vệ môi trường đưa ra lo ngại khả năng ảnh hưởng không tốt tới những chú cá voi trắng của Trung Quốc đang có nguy cơ tiệt chủng, theo New York Times.

Chiếc cầu nối Chu Hải-Hong Kong-Macau được thông xe chỉ một tháng sau khi Trung Quốc mở tuyến đường sắt cao tốc mới nối Hong Kong với đại lục. Điều này gây thêm lo ngại rằng Bắc Kinh đang dần dần xâm lấn vào sự tự do mà các khu tự trị này đã có theo cơ chế “một quốc gia, hai chế độ” được thiết lập khi Anh trao trả lại quyền kiểm soát cho Trung Quốc vào năm 1997.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-thong-cau-xuyen-bien-dai-nhat-the-gioi-toi-hong-kong-macau/4626099.html

 

Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng

vào chuyến thăm của Thủ tướng Nhật

Chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sang Trung Quốc sẽ giúp quan hệ song phương đạt bước phát triển mới, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố ngày 22/10.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Hoa nhấn mạnh:

“Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng quan trọng. Duy trì trao đổi và khích lệ hợp tác hữu nghị trong mọi lĩnh vực đóng góp cho lợi ích chung của cả hai nước. Năm nay đánh dấu 4 thập niên ký kết Hiệp ước Hòa bình Hữu nghị Nhật-Trung và đôi bên nhất trí về chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Trung Quốc.”

Bà Hoa cho hay lãnh đạo Trung Quốc sẽ có các cuộc họp và đàm phán với Thủ tướng Abe khi ông ghé thăm Trung Quốc, trao đổi quan điểm về việc cải thiện-phát triển quan hệ song phương và các vấn đề khu vực mà đôi bên cùng quan tâm.

Bà Hoa nói đôi bên cũng tổ chức lễ đánh dấu 40 năm ngày ký Hiệp định Hòa bình Hữu nghị Trung-Nhật và rằng Trung Quốc hy vọng chuyến thăm của ông Abe sẽ củng cố quan hệ song phương, giúp đạt tiến bộ mới.

Đáp lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ chính thức công du Trung Quốc từ thứ năm tới thứ bảy tuần này.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%B7t-nhi%E1%BB%81u-k%E1%BB%B3-v%E1%BB%8Dng-v%C3%A0o-chuy%E1%BA%BFn-th%C4%83m-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nh%E1%BA%ADt/4625254.html

 

Nhật-Ấn thảo luận hiệp ước tiếp vận quân sự

Nhật Bản hy vọng ký một hiệp ước tiếp vận quân sự với Ấn Độ cho phép tiếp cận các căn cứ quân sự của hai nước, thắt chặt các mối quan hệ nhằm cân bằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, theo tin từ đại sứ Nhật Bản ngày 22/10.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuần này sẽ đi thăm Nhật Bản để họp thượng đỉnh hàng năm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và đề nghị về Thỏa thuận về các Dịch vụ Hỗ tương giữa quân đội hai nước cũng nằm trong lịch trình thảo luận.

Dưới thời ông Modi và ông Abe, các mối quan hệ song phương mở rộng nhanh chóng và hai nước tiến hành các cuộc tập trận hải quân 3 chiều với Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, Kenji Hiramatsu, nói lẽ dĩ nhiên là hai quân đội cần có một thỏa thuận chia sẻ tiếp vận vì số lượng lớn những cuộc tập trận được thực hiện mỗi năm.

Theo thỏa thuận, các chiến hạm Nhật Bản sẽ được tiếp dầu và các dịch vụ khác tại những căn cứ hải quân chính của Ấn Độ trong đó có đảo Andaman và Nicobar nằm gần eo biển Malacca qua đó một số lượng lớn hàng hóa và dầu của Nhật Bản và cũng của Trung Quốc được vận chuyển.

Hải quân Ấn Độ, ngày càng điều động nhiều chiến hạm đi xa hơn nữa như là một cách thức để chống lại sự hiện diện đang mở rộng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, sẽ được tiếp cận những cơ sở của Nhật Bản để bảo trì.

Chính phủ Modi cũng ký một thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ vào năm 2016, chấm dứt nhiều năm do dự của chính quyền trước vì ngại làm Trung Quốc nổi giận.

Bắc Kinh trong quá khứ đã bày tỏ lo ngại về những cuộc tập trận đa phương và phức tạp, gọi những cuộc tập trận này làm mất ổn định trong vùng.

Đại sứ Hiramatsu nói Nhật Bản và Ấn Độ có điểm chung lớn đối với tự do hàng hải và minh bạch tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-%E1%BA%A5n-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-hi%E1%BB%87p-%C6%B0%E1%BB%9Bc-ti%E1%BA%BFp-v%E1%BA%ADn-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-/4625224.html

 

Triều Tiên mua hàng trăm triệu đô

xa xỉ phẩm từ Trung Quốc

Năm ngoái, Triều Tiên nhập khẩu ít nhất 640 triệu đô la hàng xa xỉ của Trung Quốc, bất chấp các chế tài của Liên hiệp quốc cấm các thương vụ như vậy vì chương trình hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên, một nhà lập pháp Hàn Quốc cho biết hôm 22/10.

Hoa Kỳ yêu cầu thi hành nghiêm ngặt các chế tài trong khuôn khổ một chiến dịch “áp lực tối đa” mà Washington cho rằng đã giúp mang một nước Triều Tiên nghèo khổ đến bàn thương thuyết.

Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy chiến dịch đã suy giảm dần kể từ khi Triều Tiên ngưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn và lãnh tụ Kim Jong Un cho biết quyết tâm tiến đến việc phi hạt nhân hóa tại một cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 6 năm nay- và Trung Quốc cũng như Nga kêu gọi giảm nhẹ các chế tài.

Nhà lập pháp đối lập Yoon Sang-hyun trong một thông cáo nói “Ông Kim đã mua những hàng hóa xa xỉ từ Trung Quốc và những nơi khác như thủy phi cơ, không những chỉ cho gia đình ông, nhưng cũng mua những nhạc cụ đắt tiền, truyền hình chất lượng cao, xe ô tô, rượu mạnh, đống hồ, và áo lông để làm quà cho những nhân vật cao cấp ủng hộ chế độ của ông ta.”

“Với những lỗ hổng ngày càng lớn, Ông Kim có thể tiến gần đến mục liêu sớm triệt tiêu các chế tài mà không phải từ bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên.”

Năm ngoái, Triều Tiên tiêu ít nhất 640 triệu đô la hàng hóa xa xỉ mua từ Trung Quốc, theo như ông Yoon cho biết.

Trung Quốc không tiết lộ những con số thuế quan. Ông Yoon đưa ra các dữ liệu căn cứ trên một danh sách các hạng mục bị cấm do Seoul soạn thảo phù hợp với một nghị quyết năm 2009 của Liên hiệp quốc.

Hải quan của Bắc Kinh không trả lời yêu cầu bình luận. Bắc Kinh cho biết tuân thủ chặt chẽ những chế tài quốc tế chống lại Triều Tiên.

Khối lượng hàng hóa xa xỉ năm 2017 thấp hơn so với cao điểm 800 triệu đô la của năm 2014, nhưng chỉ giảm 3,8% so với 666,4 triệu đô la trong năm 2016, theo ông Yoo.

Ông Yoon cho biết tiếp là những món hàng xa xỉ chiếm 17,8% tổng số hàng nhập khẩu của Triều Tiên từ Trung Quốc vào năm ngoái trị giá 3,7 tỉ đô la.

Tiền mua các sản phẩm điện tử như TV tối tân chiếm hơn một nửa tổng số các loại hàng hóa, trị giá 340 triệu đô la, tiếp theo là ô tô với 204 triệu đô la và rượu mạnh với 30 triệu đô la.

Buôn bán của Trung Quốc với Triều Tiên từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay giảm 57,8% so với con số của năm ngoái là 1,51 tỉ đô la, hải quan Trung Quốc tháng trước cho biết.

Phân tích của ông Yoon cũng cho thấy Triều Tiên chi hơn 4 tỉ đô la mua hàng hoá xa xỉ của Trung Quốc kể từ khi ông Kim lên cầm quyền vào cuối năm 2011.

Ông Yoon cáo buộc Trung Quốc nới lỏng các chế tài, và chỉ trích việc Hàn Quốc hồi gần đây yêu cầu Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ đặt ra những biệt lệ để tái khởi động hợp tác kinh tế liên-Triều.