Tin Việt Nam – 22/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 22/10/2018

Trước ngày bỏ phiếu “nhất thể hóa”,

cử tri đòi Tổng Bí Thư công bố tài sản

Trong ngày khai mạc kỳ họp của nửa cuối năm 2018, quốc hội Việt Nam hôm 22/10 nghe tờ trình của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về dự kiến nhân sự để bầu chủ tịch nước.

Không có gì gây ngạc nhiên, theo tờ trình do bà Ngân đọc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, là người duy nhất được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cử để kế nhiệm ông Trần Đại Quang, vị chủ tịch nước đã qua đời cách đây hơn một tháng.

Tường thuật của báo chí trong nước cho hay dự kiến vào ngày thứ hai của kỳ họp, 23/10, quốc hội sẽ bầu tân chủ tịch nước “bằng bỏ phiếu kín”.

Giới am hiểu chính trị Việt Nam tin rằng cuộc bỏ phiếu về ông Trọng tại nơi mà họ xem là “quốc hội nghị gật” chỉ có tính chất thủ tục, và người đang đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền chắc chắn sẽ được chuẩn thuận để nắm thêm cả chức chủ tịch nước, một động thái thường được gọi là “nhất thể hóa”.

Vì sao ông Trọng ‘thích’ ngồi thêm ghế chủ tịch nước?

TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước ngày 23/10​

Các nhà hoạt động vì dân chủ trong những ngày này đang sử dụng diễn biến chính trị kể trên để chỉ ra sự méo mó của những gì vẫn được chính quyền gọi là nền dân chủ của Việt Nam.

Trên trang Facebook cá nhân có hơn 150.000 người theo dõi, cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định, người từng là một luật sư trước khi bị bỏ tù về tội “hoạt động lật đổ”, viết vào tối 22/10: “Là một công dân, tôi ao ước được thật sự cầm lá phiếu bầu Chủ tịch nước của tôi”.

Nhà giáo Phạm Toàn, người cũng tích cực góp tiếng nói vì sự tiến bộ, nói với VOA rằng ngay cả khi những người dân được đi bỏ phiếu, trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, những cuộc bầu cử đều là “vớ vẩn”. Ông nói thêm:

“Các cử tri chưa bao giờ biết mình là cử tri và chưa bao giờ biết mình được quyền suy nghĩ gì, đòi cái gì, yêu cầu cái gì”.

Tin tức trên truyền thông nhà nước nói quốc hội Việt Nam sẽ công bố “kết quả kiểm phiếu” bầu chủ tịch nước trong buổi chiều ngày 23/10. Tiếp sau là đó, vị chủ tịch nước tân cử sẽ làm lễ tuyên thệ.

Vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, 85 cử tri chủ yếu là các nhà hoạt động nổi tiếng và những đại diện xã hội dân sự có nhiều ảnh hưởng đã gửi thư yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là ứng cử viên chức chủ tịch nước, phải “công bố chương trình hành động” và “công khai tài sản”.

Đây là một sáng kiến của phong trào dân sự. Nghĩa là một phép thử, thế thôi. Tại vì ông ấy cũng sẽ không trả lời, ông ấy sẽ không công khai. Những người cùng với ông ấy cũng không ai công khai cả. Nhưng đây là một phép thử của dân sự để xem xem đại biểu của dân thực sự là cái gì.

Nhà giáo Phạm Toàn

Thư kiến nghị đề ngày 18/10, có chữ ký của ông Định, ông Toàn, giáo sư Tương Lai, tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhiều cựu quan chức chính quyền, v.v… đề nghị rằng ông Trọng “nêu gương công khai, minh bạch và trong sạch từ chính bản thân mình”.

Những người ký kiến nghị đưa ra lập luận rằng việc công khai bản kê khai tài sản là “rất dễ thực hiện”, vì theo luật về bầu đại biểu quốc hội, bản kê khai của ông Trọng “đã có sẵn” và “đã được nộp cho các cơ quan tổ chức bầu cử” trong quy trình bầu ông làm đại biểu quốc hội trước đây.

Trong thư, 85 cử tri khẳng định rằng “đòi hỏi” của họ hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đồng thời cũng “thể hiện nguyện vọng chính đáng và mong muốn mạnh mẽ của cử tri toàn quốc nói chung”.

Nhà giáo Phạm Toàn cho VOA biết thêm về ý nghĩa đằng sau bản ký nghị:

“Đây là một sáng kiến của phong trào dân sự. Nghĩa là một phép thử, thế thôi. Tại vì ông ấy cũng sẽ không trả lời, ông ấy sẽ không công khai. Những người cùng với ông ấy cũng không ai công khai cả. Nhưng đây là một phép thử của dân sự để xem xem đại biểu của dân thực sự là cái gì”.

Đây là lần thứ hai ông Trọng đối mặt với đề nghị từ cử tri về công khai tài sản cá nhân. Cách đây hơn 5 tháng, 70 công dân cũng đã gửi thư yêu cầu ông công bố bản kê khai tài sản cá nhân với tư cách là tổng bí thư đảng, theo một quy định của Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN áp dụng với các cán bộ lãnh đạo.

Kể từ đó đến nay, chưa hề có hồi âm từ Tổng Bí thư Trọng về thư kiến nghị thứ nhất đó.

Dự báo về lời kiến nghị hiện nay, nhà giáo Phạm Toàn cho rằng cũng sẽ không có sự hồi đáp và ông xem như điều đó cho thấy “nhà đương cục vẫn có thái độ bất cần”.

TBT Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước: Nhất thể hóa “hợp lòng dân”

Việt Nam trả lời quốc tế về việc tiến cử ông Trọng vào chức Chủ tịch nước​

Hồi đầu tháng này, toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước, một quyết định được xem là “chưa từng có trong lịch sử của Ban Chấp hành”.

Báo chí chính thống dẫn lời một số người dân và nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão nói rằng họ ủng hộ mô hình tổng bí thư cũng nắm cả chức chủ tịch nước.

Tuy nhiên, một số người khác, trong đó có luật sư Hà Huy Sơn được nhiều người biến đến, đã bày tỏ ý kiến với VOA hoặc trên mạng xã hội rằng họ lo ngại về sự tập trung quyền lực vào tay một người, và như vậy là “không tốt cho dân chủ và xã hội”.

https://www.voatiengviet.com/a/truoc-ngay-qh-bo-phieu-nhat-the-hoa-cu-tri-doi-tbt-cong-bo-tai-san/4624070.html

 

Mục sư bị đánh trong buổi họp Thủ Thiêm

của ủy ban nhân dân thành phố

Trong buổi tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm của các quan chức TPHCM hôm Thứ Bảy 20/10, một mục sư đã bị nhân viên an ninh xúm lại đánh và đuổi ra ngoài không cho phát biểu.

Đây cũng chính là buổi họp xảy ra sự kiện gây xôn xao là một người phụ nữ đã ném giày vào chủ tịch hội đồng nhân dân Nguyễn Thị Quyết Tâm. Trong khi người phụ nữ nọ tức giận vì chờ quá lâu không tới lượt phát biểu, thì vị mục sư là ông Nguyễn Hồng Quang tới lượt phát biểu và đang đi lên phía trước thì bị ngăn chặn.

Cuộc họp là về vấn đề khiếu nại, bồi thường và giải tỏa mặt bằng trong 20 suốt năm qua tại Thủ Thiêm. Nói chuyện với báo mạng Tiếng Dân ở hải ngoại, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang cho biết, khi tới lượt mình, ông được một số viên chức phường An Khánh và Bình Khánh hướng dẫn lên trước các giới chức để trình bày những vấn đề của mình trong suốt 20 năm qua. Mục Sư Quang bị bốn viên công an và an ninh xốc nách đưa ra ngoài buổi họp ngay trước sự chứng kiến của các báo đài từ trung ương đến địa phương. Mục Sư Quang cho biết, ông bị họ thúc cùi chỏ vào hông khiến ông đau đớn và nghẹt thở. Ông cho rằng, ông là một người bị hại trong đại án Thủ Thiêm, cho nên ông có quyền phát biểu. Nhưng an ninh lại đánh ông ngay trước mặt các lãnh đạo thành phố. Điều này cho thấy, “nhà cầm quyền nơi đây đang chà đạp lên nhân phẩm của người dân một cách thô thiển”.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/muc-su-bi-danh-trong-buoi-hop-thu-thiem-cua-uy-ban-nhan-dan-thanh-pho/

 

Thêm 1 thanh niên tử vong trong đồn công an

Một thanh niên đang mạnh khỏe đột nhiên qua đời sau khi bị bắt vào đồn công an TPHCM.

Vào hôm Thứ Sáu 19/10, công an quận 11 cho biết, ông Châu Dung Thành, 35 tuổi, đã chết tại đồn sau khi bị tạm giam vì tình nghi cướp giật ở ngoài đường. Công an nói ông Thành đã cướp giật điện thoại của hai người đi xe máy trước khi bị bắt. Nhưng người nhà ông nói rằng từ vài ngày trước, ông bị thương trong một cuộc xô xát ở quán trò chơi điện tử và phải băng bó chân, nên không có chuyện ông đi ra đường cướp giật.

Truyền thông trong nước cho hay, ông Thành bị bắt vào trưa Thứ Tư 17/10 và được đưa về đồn công an quận 11. Đến sáng Thứ Năm, gia đình nghe tin ông Thành đã chết nên chạy tới bệnh viện. Khi đến nơi, thi thể ông Thành đã được chuyển tới nhà xác. Công an quận 11 nói rằng, ông Thành có dấu hiệu không tốt về sức khỏe nên họ đưa ông vào bệnh viện cấp cứu. Một giới chức công an quận 11 còn nhấn mạnh với báo chí rằng, không có chuyện ông Thành chết trong đồn công an, mà thật ra ông chết ở bệnh viện.

Báo mạng Zing dẫn lời chị ruột ông Thành là bà Châu Tuyết Minh cho biết, ông Thành khi bị tạm giữ thì sức khỏe bình thường. Nhưng kết quả giám định pháp y nói rằng ông Thành “tử vong do phù phổi cấp.” Bà Minh, cư dân quận 5, cho biết gia đình đang khiếu nại về cái chết của ông Thành và yêu cầu điều tra nguyên nhân gây tử vong.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/them-1-thanh-nien-tu-vong-trong-don-cong-an/

 

Quanh vụ ném giày ở Thủ Thiêm

Ben NgôBBC Tiếng Việt

Người phụ nữ trong vụ ném giày ở Thủ Thiêm nói với BBC rằng bà “làm việc đó do bức xúc lâu năm” và “không có bất kỳ sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân”.

Trong khi đó, một nhà quan sát nói “lãnh đạo đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày”.

Khi tường thuật về buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, các báo ở Việt Nam không hề đề cập đến sự kiện một phụ nữ trong khán phòng đã ném thẳng chiếc giày về bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.

Người phụ nữ sau đó ngay lập tức bị đẩy ra khỏi khán phòng.

Nhà hát 1.500 tỷ đồng: ‘Quyết định bất thường’?

Dân oan Thủ Thiêm: Có sự dàn dựng trong buổi tiếp dân

‘Không có quan điểm chính trị’

Hôm 22/10, trả lời BBC, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, tên của người phụ nữ này, nói: “Tôi là một người nội trợ, biết làm bánh. Anh em trai của ông bà cố và bà ngoại của tôi từng nuôi giấu người của cách mạng.”

“Nhưng sau chiến tranh biên giới Tây Nam, gia đình tôi bắt đầu không cho con cháu theo nghề công an.”

“Về vụ ném giày, tôi làm việc đó do bức xúc lâu năm, nhất là sau bài phát biểu của một cử tri về việc chồng cô ấy treo cổ tự tử.”

“Gia đình tôi bị thu hồi đất ruộng đang tranh chấp năm 1990, khi tôi bắt đầu hành trình đi kiện tụng.”

“Thoạt đầu, tôi nghĩ chỉ có mỗi gia đình mình bị oan nhưng càng đi sâu thì càng thấy rất nhiều người cùng hoàn cảnh bị thu hồi đất nông nghiệp.”

“Người dân ở đây bức xúc vì Ủy ban nhân dân quận 2 mập mờ trong việc đền bù cho người dân trong việc xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận.”

“Tôi vốn không có quan điểm chính trị. Chỉ là mình không chấp nhận được việc sai trái.”

“Lúc bị đưa ra khỏi hội trường, tôi chỉ thấy mình khác người.”

“Họ không giống tôi. Khi tôi phạm lỗi thì xin lỗi, hối lỗi và khắc phục hậu quả của người bị tổn hại.”

“Chỉ có một chiếc giày mà tôi được cả chục nhân viên an ninh hộ tống thì họ khác tôi quá.”

“Sau vụ này, tôi bị phạt 750.000 đồng về tội “ném vật dụng vào người khác” và đã nộp phạt rồi.”

Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm

Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?

Vụ Thủ Thiêm ‘đã động đến các quyền của dân’

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo vụ Thủ Thiêm

Thủ Thiêm: Cần hy sinh cho phát triển đô thị?

Từ góc độ người dân quận 2, bà Thùy Dương bình luận về tin lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh gần đây xin lỗi và cam kết xử lý sai phạm vụ đất đai Thủ Thiêm trong tháng 11/2018:

“Theo tôi, việc xin lỗi không giải quyết được gì. Việc xin lỗi thì ai chẳng làm được.”

“Chẳng lẽ cướp ngân hàng xong thì tôi xin lỗi vì lỡ cướp ngân hàng rồi hứa sẽ kiểm điểm?”

“Huống chi đây không phải là ngân hàng, mà là nhân mạng, là hạnh phúc, nỗi đau của nhân dân vô tội.”

“Nói thật là không có bất kỳ một sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân trong vụ này.”

“Trong nhóm nạn nhân vụ Thủ Thiêm, phải đặc biệt lưu ý là trẻ em.”

Vì sao là đại diện của dân mà lại bị người dân coi như “thế lực thù địch” như vậy? Không ai mang giày đi sỉ nhục một người đại diện cho mình để nói lên tiếng nói có lợi cả. Có lẽ người đại biểu của nhân dân chỉ hứa mà không làm đã khiến họ quá mất niềm tin, đẩy bức xúc của người dân đến tận cùng.nhà báo Võ Đức Phúc

“Các em lớn lên tâm lý và các nhìn nhận cuộc đời sẽ ra sao khi chứng kiến gia đình mình bị cưỡng chế?”

“Còn về việc cam kết sẽ xử lý thì cụ thể là khi nào.”

“Chữ “sẽ” nguy hiểm lắm. Tôi nghe ông Nhân từng hứa hạn chót là 15/6/2018.”

‘Lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân?’

Cùng thời điểm, ông Võ Đức Phúc, Phó tổng Thư ký tòa soạn Báo Người Tiêu Dùng, bình luận với BBC: “Vụ người phụ nữ ném chiếc giày vào các đại biểu quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh khi họ đang tiếp xúc cử tri là hành động khó có thể chấp nhận, có biểu hiện vi phạm pháp luật.”

“Nhưng dường như hành động đó được cộng đồng mạng hưởng ứng, đồng tình thậm chí là hả hê. Dư luận đồn đoán rằng, chiếc giày đó có lẽ hướng về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhưng không trúng đích.”

“Tôi cho rằng, đã là đại biểu Quốc hội và còn là đại biểu Hội đồng Nhân dân mà bị cử tri ném giày thì không còn gì để nói. Người đại biểu của dân phải biết nhìn lại mình.”

“Vì sao là đại diện của dân mà lại bị người dân coi như “thế lực thù địch” như vậy? Không ai mang giày đi sỉ nhục một người đại diện cho mình để nói lên tiếng nói có lợi cả. Có lẽ người đại biểu của nhân dân chỉ hứa mà không làm đã khiến họ quá mất niềm tin, đẩy bức xúc của người dân đến tận cùng.”

“Tôi cho rằng, để xảy ra trường hợp như vậy, lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân chứ không phải lỗi của dân. Đại biểu của dân nhưng đã một thời gian dài không làm gì để cho người dân hết bức xúc, không làm tròn bổn phận mà người dân gửi gắm niềm tin thì trách nhiệm đó thuộc về người đại biểu của nhân dân.”

Sách ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ

Hoãn đêm diễn Nội Mông vì ‘sự cố kỹ thuật’

Ý kiến về Hà Nội ‘chiếu pháo hoa trên LED’

Tháng Tư nghe lại ‘Nối vòng tay lớn’

“Nỗi bức xúc trong lòng người dân đã dồn nén lâu ngày như nước trong một cái ly đã đầy. Nó đã lên tột đỉnh và những gì xảy ra ở Thủ Thiêm như một giọt nhỏ làm tràn ly nước đó. Chiếc giày của người phụ nữ ở Thủ Thiêm dành cho một số đại biểu quốc hội TP.Hồ Chí Minh là một hiện tượng không hay, chưa từng xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đất nghĩa tình Sài Gòn.”

“Bởi người miền Nam vốn sống xuề xòa, sởi lởi. Phải căm phẫn lắm họ mới làm như thế. Đặc biệt là người dân ở vùng đất Thủ Thiêm, nơi xảy ra quá nhiều sai phạm của nhiều cá nhân từng là lãnh đạo chính quyền thành phố, để lại quá nhiều oan trái, làm cho người dân Thủ Thiêm mất đất, mất nhà khiến họ phải khóc cạn nước mắt, đẩy nhiều phận người mất đất phải ra đường thì họ bức xúc cũng là lẽ thường tình.”

“Thay vì sốt sắng giải quyết cho người dân thì gần đây Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh lại triệu tập một cuộc họp bất thường để thông qua kế hoạch xây Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch với số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng ngay chính trên mảnh đất mà người dân vừa bị mất, giống như trêu ngươi, hát cười trên nỗi đau của người Thủ Thiêm.”

Tôi là một người làm báo ở Việt Nam, tôi không đồng tình và lên án hành động ném giày của người phụ nữ đó về phía đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm.”

“Nhưng tôi nghĩ rằng, người đại biểu không chỉ cúi đầu xin lỗi người dân Thủ Thiêm mà cần phải hành động để giải quyết quyền lợi chính đáng cho họ.”

“Đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày. Hãy nói chính xác một cái thời hạn trả đất cho dân, cho dù là đợi chờ 1 năm hay 10 năm đi chăng nữa. Làm được điều đó thì người dân sẽ tin, sẽ không ném giày nữa mà không cần phải nhọc công xin lỗi họ.”

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, bà Thùy Dương cũng bình luận về tin xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm: “Đầu tiên hãy xây dựng nhân tính trước khi bàn đến xây dựng văn hóa.”

“Nhà hát có thể xây. Nhưng là 20 năm nữa hoặc khi nào giải quyết hết khuất tất cho nhân dân.”

“Đồng thời phải xem xét về kinh phí khi xây dựng, cũng như tỷ lệ đội vốn là bao nhiêu.”

Trước đó, một luật sư nói với BBC rằng việc HĐND TP.HCM đồng ý xây dựng nhà hát giao hưởng trị giá 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm cho thấy “không phải mọi nghị quyết của HĐND đều thể hiện đúng ý chí của người dân” trong lúc một nhà quan sát nói đây là “quyết định bất thường ở kỳ họp bất thường”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45931048

 

Mẹ Nấm: ‘Tôi phải ra đi vì hai con nhỏ’

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, nói rằng Hà Nội trì hoãn việc trả tự cho cho bà cho tới khi có chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis tới Việt Nam.

Được đưa ra khỏi nhà tù và lên máy bay sang Mỹ tỵ nạn hôm 17/10, bà Như Quỳnh đi cùng hai con nhỏ và thân mẫu.

Mẹ Nấm và gia đình đặt chân tới Mỹ

Mẹ Nấm được trả tự do, lên đường đi Mỹ

Quảng Bình xử ông Nguyễn Trung Trực 12 năm tù

Tới thời điểm được thả, bà đã ngồi tù hai năm bảy ngày cho bản án 10 năm vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Blogger Mẹ Nấm nói bà “buồn vui lẫn lộn” khi phải rời khỏi Việt Nam, và giá như được lựa chọn thì bà muốn được ở lại.

“Cảm giác đầu tiên khi nghe tin mình sẽ được thả là rất buồn. Buồn bởi tôi biết là tôi phải lựa chọn: hoặc tranh đấu cho nhân quyền, hoặc là vì tương lai của hai con tôi.”

“Tôi buộc phải đi vì hai con tôi còn quá nhỏ.”

“Ra đi mà buộc phải để lại những việc mình mong muốn [tiếp tục làm], để lại rất nhiều anh chị em bạn bè cùng những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam. Tôi thấy buồn, vui lẫn lộn.”

Thời điểm bà Như Quỳnh được trả tự do trùng với lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis có chuyến công du tới Việt Nam.

Không rõ chuyến đi của ông Mattis có liên quan gì tới việc trả tự do cho Mẹ Nấm hay không.

‘Dân chủ Trung Quốc làm lu mờ Phương Tây’

Đảng CSVN đang ‘mềm dẻo hơn’ với đạo?

VN: Con thuyền ‘không bến’ hay ‘nhiều bến’?

Người Việt thờ ơ dân chủ và thích quân đội?

Tuy nhiên, gương mặt từng được Đệ nhất Phu nhân Mỹ trao giải thưởng Người phụ nữ quả cảm nói rằng việc trả tự do cho bà đã được dàn xếp từ trước đó, và chính phủ Việt Nam chỉ tận dụng chuyến thăm của ông Mattis để “ghi điểm thêm” với phía Mỹ.

“Tôi đã được viên chức của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ cho biết rằng chỉ còn chờ chuẩn thuận của chính phủ Việt Nam nữa là tôi sẽ được thả,” bà nói với Reuters hôm 19/10.

“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã trì hoãn việc để tôi ra đi cho tới khi ông Mattis tới thăm, nhằm ghi thêm điểm với chính phủ Hoa Kỳ.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45934197

 

Giáo xứ Mỹ Khánh thắp nến cầu nguyện

cho tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng

Vào ngày Chủ Nhật 21 tháng 10, 2018, giáo xứ Mỹ Khánh đã có một buổi cầu nguyện và thắp nên cho tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng.

Buổi cầu nguyện và thắp nến được linh mục Đặng Hữu Nam chủ trì. Được biết ông Lê Đình Lượng vừa bị tòa phúc thẩm xử y án 20 năm tù giam 5 năm quản chế ngày 18/10/2018 vừa qua. Ông Lê Đình Lượng vốn là một cựu quân nhân tham gia chiến đấu tại mặt trận phía bắc (chống quân xâm lược Trung Quốc). Sau khi phục viên trở về ông mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh cho công lý hòa bình, cho tự do dân chủ và nhân quyền cũng như môi trường sống. Ông Lượng lên tiếng phản đối dự án Bô Xít Tây Nguyên; tham gia biểu tình, phản đối Trung Cộng xâm lấn và gây hấn qua việc  đặt giàn khoan khai thác dầu trong vùng biển Việt Nam, đánh phá kinh tế và quấy nhiễu bờ cõi; chống nạn lạm thu tại chính quyền địa phương,  biểu tình phản đối, hỗ trợ các nạn nhân khởi kiện Formosa sát hại môi trường biển Việt Nam.

Ông Lê Đình Lương bị bắt cóc vào tháng 7, 2017 và bị xử sơ thẩm ngày 16/8/2018 và phúc thẩm ngày 18/10/2018.

Chị Nguyễn Thị Quý, vợ tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng hiện diện trước cộng đoàn và ngỏ lời cám ơn đến cộng đoàn đã lên tiếng, hành động, cầu nguyện và đồng hành cùng ông Lê Đình Lượng và gia đình.  Hiện diện trong giờ cầu nguyện còn có những người đến từ các giáo xứ và cả những người tôn giáo bạn khắp nơi và gia đình của ông Lượng.

Trong một diễn biến khác, hội cờ đỏ Quỳnh Khôi xã Khánh Thành đã được thành lập để chuẩn bị đối phó linh mục Đặng Hữu Nam.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/giao-xu-my-khanh-thap-nen-cau-nguyen-cho-tu-nhan-luong-tam-le-dinh-luong/

 

Có dấu hiệu bắt người trái luật

vụ phụ nữ chết trong đồn công an Ninh Hòa

Luật sư đại diện cho chồng của nạn nhân cho rằng, có dấu hiệu bắt giam người trái pháp luật trong vụ nữ chủ nhân nhà nghỉ chết sau khi làm việc tại trụ sở công an thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Theo báo Pháp Luật Online, luật sư Nguyễn Văn Quynh từ Hà Nội có đơn kiến nghị khẩn cấp liên quan đến cái chết của bà Huỳnh Thị Nhung, 45 tuổi, cư dân xã Ninh Sim, thị xã Ninh Hòa. Luật sư Quynh là người nhận bảo vệ quyền lợi cho ông Nguyễn Trọng Chinh, chồng bà Nhung. Theo đơn của luật sư Quynh, đến nay nhà chức trách vẫn chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào để chứng minh tuyên bố của công an thị xã Ninh Hòa, rằng bà Nhung đã dùng kéo tự đâm vào mình để tự sát trong khi đang làm việc với công an.

Chồng bà Nhung cho biết, nhà nghỉ của gia đình ông chưa từng vi phạm pháp luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Luật sư Quynh nêu nghi vấn đây có thể là một trường hợp công dân bị bắt giữ trái pháp luật, vì chưa phải là một nghi phạm. Luật sư cũng đề nghị làm rõ những ai có trách nhiệm giám sát và làm việc với bà Nhung tại đồn công an thị xã Ninh Hòa từ đầu cho tới khi nạn nhân chết bằng nhiều nhát kéo.

Luật sư Quynh cho rằng việc công an tỉnh Khánh Hòa điều tra vụ này là không đúng thẩm quyền, và nên giao cho viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý. Ông cho rằng trong vụ này, công an thị xã Ninh Hòa có dấu hiệu phạm tội “xâm phạm hoạt động tư pháp”.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/co-dau-hieu-bat-nguoi-trai-luat-vu-phu-nu-chet-trong-don-cong-an-ninh-hoa/

 

Sài Gòn: Cho Thuê Hàng Loạt Công Sản Với Giá Rẻ Mạt

Trước kia là rạp Hướng Dương, nay cho thuê làm bãi giữ xe với giá rẻ mạt.

Ngay sau vụ dự án nhà hát 1,500 tỉ đồng xây dựng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã khiến dư luận phẫn nộ, chủ đầu tư dự án này là Sở Văn hóa và Thể thao TP. Sài Gòn (Sở VHTT) vừa bị phanh phui về hành vi quản lý, sử dụng  lãng phí  một số công sản gồm toàn những địa chỉ nhà, đất có vị trí đắc địa tại Sài Gòn, theo trang web Người Tiêu Dùng (NTD).

Trong 57 địa chỉ nhà, đất do Sở VHTT và các đơn vị trực thuộc đang quản lý, sử dụng, có 8 nhà, đất kiến nghị bán đấu giá và 8 nhà, đất chờ thực hiện dự án.

Theo NTD, đối với nhà, đất đang thực hiện dự án, qua kiểm tra một số địa chỉ điển hình thì tất cả đều đem cho thuê. Đáng nói là phần lớn các công sản này được cho thuê với giá rẻ không tưởng.

Như  tòa nhà, đất ở số 618/20 Ung Văn Khiêm (Q. Bình Thạnh) do Trung tâm Thông tin triển lãm quản lý, sử dụng có diện tích 983m2 nằm mặt tiền đường. Từ tháng 8/2011, đây là dự án xây nhà ở phục vụ công tác di dời các hộ tạm cư trong các cơ sở ngành văn hóa quản lý.  Gần 7 năm qua, dự án không  thực hiện, thay vào là cho tư nhân thuê làm bãi giữ xe. Giá cho thuê chỉ 10.3 triệu đồng/tháng, tức mỗi m2 chưa tới 10,500 đồng/tháng, so với giá tư nhân cho thuê phòng trọ (hạng trung bình) cũng ở quận Bình Thạnh chung chung là mỗi m2 phải 140,000 – 150,000 đồng (theo giá cho thuê 1.4 – 1.5 triệu đồng/tháng loại phòng 10m2).

Đúng ra, vào đầu năm 2013, để hoàn vốn đầu tư, UBND TP. có chấp thuận cho bán (chỉ định người mua) khu đất 618/20 Ung Văn Khiêm này cho nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ – Văn hóa – Nghệ thuật Gia Định. Thế nhưng đã 5 năm trôi qua, dự án trên lẫn dự án nhà ở phục vụ di dời các hộ tạm cư vẫn không thấy đâu. Còn khu đất được cho 1 đơn vị thuê mở nhà sách với giá 50 triệu đồng/tháng trên tổng diện tích 1,118m2 (bình quân 44,722 đồng/m2/tháng).

NTD nêu thêm khu đất số 33 Vạn Tượng (P.13, Q.5) trước kia là rạp hát Hướng Dương, hiện do Trung tâm tổ chức biểu diễn và Điện ảnh TP. quản lý, có diện tích 1,100m2, tọa lạc bên hông chợ hóa chất Kim Biên. Ngày 10/12/2015, UBND TP. có văn bản giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất phối hợp với Sở VHTT lập thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất. Thế nhưng đến nay, Sở VHTT không thực hiện mà vẫn cho thuê 1,100m2 này

chỉ với giá 27 triệu đồng/tháng để làm bãi giữ xe máy, ô tô. Tính ra giá cho thuê mỗi m2 đất này chỉ có 24,545 đồng/tháng.

Tại số 257 Trần Hưng Đạo (Q.1), diện tích 2,374m2, giao Trung tâm huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao (thuộc Sở VHTT) quản lý từ khi lập ngày 21/3/2013. Hiện nay, khu đất cũng cho thuê, liên doanh liên kết bằng 3 hợp đồng cho thuê để làm 2 phòng tập thể hình (514m2) và kinh doanh quán cà phê.

Theo NTD, đất công thuộc quản lý của Sở VHTT còn sử dụng sai mục đích dưới hình thức hợp tác kinh doanh.

Cụ thể địa chỉ nhà, đất ở số 2- 4 Lê Đại Hành (Q.11) do Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao quản lý, có tổng diện tích 260,164m2, đang được trưng dụng để cho thuê bằng hình thức hợp tác.

Trung tâm sử dụng một phần diện tích làm văn phòng, phòng bán vé, căn tin, khán đài, trường đua ngựa, nhà tập thể lực, nhà tập võ… và bỏ trống hơn 5.000m2. Diện tích còn lại khoảng 40,000m2, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với 16 tổ chức, cá nhân: quán cà phê, quán kem tự chọn, cửa hàng sửa xe, bãi giữ xe, câu lạc bộ bi da, sân bóng đá mini, sân tennis, cửa hàng bán dụng cụ thể dục thể thao…

Theo Thanh tra TP., trong 16 hợp đồng hợp tác kinh doanh ấy có 7 hợp đồng (tổng diện tích 4,345m2) không gắn với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao, sai mục đích sử dụng đất được giao. Đáng nói hơn là trong toàn bộ 16 hợp đồng nêu trên, mức giá mà trung tâm này cho thuê cao nhất chỉ là 187,500 đồng/m2/tháng, thấp nhất 10,000 đồng/m2/tháng. Đây là mức giá cho thuê  thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường ở khu vực đó.

https://vietbao.com/p124a286742/sai-gon-cho-thue-hang-loat-cong-san-voi-gia-re-mat

 

Quan chức thành phố bị chỉ trích

“trình diễn” nhắn tin ủng hộ người nghèo

 221018_3c

 Sau khi báo chí trong nước đưa tin và đăng ảnh các quan chức TPHCM cùng bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân giàn hàng đứng bấm điện thoại nhắn tin gửi tiền cho quỹ người nghèo, dư luận trên mạng xã hội rộ lên những lời chỉ trích thay vì khen ngợi hành động từ thiện này.

Được biết cảnh nhắn tin tặng tiền tập thể diễn ra sáng ngày 15 tháng 10, ngay sau lễ chào cờ của các quan chức thành phố. Đứng trong hàng ngũ quan chức cùng bấm điện thoại, người ta thấy có ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy, ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực thành ủy, bà Võ Thị Dung, phó bí thư thành ủy, ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thành ủy. Theo báo chí nhà nước, họ hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban mặt trận tổ quốc thành phố ủng hộ Quỹ Vì Người Nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. Được biết, với mỗi tin nhắn gửi đi, người nhắn tin đóng góp 20,000 đồng, khoảng 89 xu Mỹ, cho Quỹ Vì Người Nghèo. Người nhắn tin có thể nhắn bao nhiêu lần cũng được.

Màn trình diễn này bị các cư dân mạng xã hội Việt Nam gọi là “mị dân”, vì nặng phần trình diễn nhằm tô vẽ cho hình ảnh quan chức. Facebooker Trương Châu Hữu Danh cho hay đã vào cổng thông tin điện tử Nhân Đạo Quốc Gia 1400, nhập số điện thoại công khai của 106 quan chức thành phố để xem họ nhắn tin ra sao. Kết quả là chỉ có 7 người nhắn tin ủng hộ người nghèo.

Trong một diễn biến riêng rẽ, vào ngày 16 tháng 10, tức chỉ một ngày sau màn trình diễn nhắn tin tập thể ủng hộ người nghèo, thành ủy TPHCM ra lệnh “xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng”, nhấn mạnh đến việc “bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố”. Giới quan sát cho rằng chiến dịch mới này là dấu hiệu của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên nơm nớp lo sợ bị dân chúng chỉ trích trên không gian mạng.

https://www.sbtn.tv/quan-chuc-thanh-pho-bi-chi-trich-trinh-dien-nhan-tin-ung-ho-nguoi-ngheo/

 

Điều tra Vũ “nhôm” nhận 13 triệu USD

từ Trần Phương Bình

Ông Phan Văn Anh Vũ tức Vũ “nhôm” vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra việc nhận 13 triệu USD từ ông Trần Phương Bình nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á.

Truyền thông Việt Nam loan tin vừa nói ngày 22 tháng 10 năm 2018.

Theo điều tra của công an, trong quá trình điều tra vụ án, đã thu giữ 5 tờ giấy viết tay của ông Đỗ Thanh Hùng, thủ quỹ Hội sở Ngân hàng Đông Á, ghi chép lại các khoản thu chi sai nguyên tắc.

Cụ thể những giấy viết tay này thể hiện trong hơn hai năm, ông Hùng đã xuất chi tổng cộng gần 295 tỷ đồng để mua 13,9 triệu USD cho ông Trần Phương Bình. Sau đó theo đề nghị của Vũ “nhôm”, ông Bình đã chuyển gần hết số tiền này cho ông Vũ.

Tại Cơ quan điều tra, ông Bình khai đã chỉ đạo mua hộ Vũ “nhôm” 13,4 triệu USD tương đương 284 tỷ đồng. Đến nay, Vũ “nhôm” vẫn chưa trả khoản tiền mua giùm này.

Theo cơ quan truy tố, Vũ “nhôm” phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền 13,4 triệu USD cho ông Bình để trả cho Ngân hàng Đông Á. Cáo trạng cũng nêu rõ, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sẽ bị xử lý.

Cũng trong ngày 22 tháng 10, tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên tiếng về biện pháp điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phức tạp, như: vụ đánh bạc trên internet, vụ “Vũ nhôm”, “Út trọc”…

Theo ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc điều tra các vụ án này giúp thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước.

Phan Văn Anh Vũ được cho biết từng là thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ tức Vũ “Nhôm”, sống tại Đà Nẵng, bị Cơ quan an ninh điều tra hôm 21 tháng 12 năm 2017, khởi tố và truy nã về tội ‘làm lộ tài liệu bí mật nhà nước’, theo điều 263 Bộ luật hình sự năm 1999. Đến ngày 4 tháng 1 năm 2018, Vũ ‘nhôm’ bị đưa về Hà Nội sau nhiều ngày trốn lệnh truy nã tại Singapore.

Ngày 30 tháng 7 năm 2018, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt ông Vũ 9 năm tù, sau một ngày xử kín.

Còn ông Đinh Ngọc Hệ tức Út “trọc” là cựu thượng tá quân đội, cựu phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, bị nhà cầm quyền Việt Nam tuyên phạt 10 năm tù giam về tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và 2 năm tù về tội ‘sử dụng tài liệu giả’ trong phiên toà hồi tháng 7 năm 2018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/investigation-vu-nhom-received-13-million-from-tran-phuong-binh-10222018090029.html

 

Luật Đặc khu sẽ được trình vào lúc thích hợp

để đảm bảo An ninh Quốc gia

Sáng 22/10, trong phiên họp trù bị trước khi khai mạc kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định Luật Đặc khu vào thời điểm thích hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Mạng báo VnEconomy dẫn báo cáo nêu rõ, thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp tục chuẩn bị, lấy ý kiến rộng rãi, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong xã hội về dự án Luật Đặc khu.

Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi được trình làng tại Quốc hội hồi tháng 6/2018.

Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.

Đến ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước người dân vẫn xuống đường phản đối, dẫn đến hàng chục người dân bị bắt giữ, bị xử với các án tù khác nhau.

Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc.

Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là 1 điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/sez-bill-to-be-presented-at-the-congress-at-the-appropriate-time-10222018083156.html

 

Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền

trong Luật An Ninh Mạng

Tổ chức theo dõi nhân quyền Amnesty International vào ngày 22 tháng 10 gửi thư ngỏ đến các đại biểu quốc hội Việt Nam về quan ngại đối với vấn đề nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam.

Theo thư của Ân Xá Quốc Tế thì quan ngại của tổ chức này là Luật An Ninh Mạng không tuân thủ luật pháp quốc tế và chính Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam.

Một điều luật cụ thể trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được Ân Xá Quốc Tế chỉ rõ là Điều 8 đưa ra các hành vi và hoạt động như ‘xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’, ‘phát tán thông tin gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội’. Từ ngữ như thế bị Amnesty International cho là mơ hồ và giới chức trách được trao thẩm quyền quá mức và tùy tiện để có thể quyết định những gì cấu thành nên hành vi bị cấm.

Ngoài ra Điều 16 bị nói đưa ra một định nghĩa quá rộng về những gì cấu thành hành vi bị cho ‘tuyên truyền chống nhà nước’ gồm ‘xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.’Theo đó thì điều khoản này không đủ chính xác để một cá nhận có thể điều chỉnh hành vi của bản thân.

Theo quan ngại của Ân Xá Quốc Tế thì Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật An Ninh Mạng của Việt Nam sẽ còn áp đặt thêm những hạn chế nữa đối với tự do mạng và có thể ảnh hưởng đáng sợ đến nhân quyền khi truy cập vào mạng Internet tại Việt Nam.

Quan ngại đối với Dự Thảo là điều 58 khoản 5 buộc mọi công ty Internet hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ và giao nộp dữ liệu của người sử dụng cho Cục An Ninh Mạng khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Thống kê của Ân xá Quốc tế cho thấy hiện nay có hơn 60 triệu trên tổng số dân chừng 96 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet.

Việt Nam là một thành viên của Công ước Quốc Tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị (ICCPR) nên có nghĩa vụ pháp lý phải bảo đảm quyền tự do biểu đạt, quyền riêng tư cả trên mạng lẫn ngoài đời thực.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-calls-vietnam-to-respect-human-rights-in-the-law-on-cyber-security-10222018090044.html

 

An ninh mạng quốc tế phát hiện “cửa sau”

của nhóm tin tặc làm việc cho CSVN

Giới chuyên gia an ninh mạng quốc tế vừa khám phá ra những công cụ truy cập từ xa, hay còn gọi là “cửa sau”, liên quan tới một nhóm tin tặc Việt Nam, bị cho là từng tấn công vào các tổ chức chính phủ và các công ty giàu tài sản trí tuệ.

Báo mạng Cyberscoop hôm 17 tháng 10 đưa tin, các nhà phân tích của công ty an ninh mạng Cylance cho biết, trong khi điều tra một vụ đột nhập hồi năm ngoái, họ tìm thấy nhiều cửa sau được sử dụng bởi nhóm gián điệp mạng mang tên APT32, hay OceanLotus. Một báo cáo công bố hôm Thứ Tư bởi Cylance, công ty đặt trụ sở tại Irvine, California, cho biết thiết kế của các công cụ đột nhập cho thấy chúng là sản phẩm của một đội ngũ lập trình viên được tài trợ dồi dào.

APT32 bị các thợ săn mã độc lưu ý hồi năm ngoái, sau khi đột nhập vào hàng loạt công ty có lợi ích thương mại ở Việt Nam. Theo Cylance, APT32 đã gia tăng hoạt động trong vòng 18 tháng qua, tham gia vào một vụ đánh cắp bản ghi cuộc chuyện trò giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte.

Theo một hãng an ninh mạng khác từng theo dõi hoạt động của nhóm tin tặc Việt Nam là FireEye, thì vào khoảng cuối năm 2017, APT32 chuyển mục tiêu các công ty điện tử và kỹ nghệ xe hơi, giữa lúc nhà cầm quyền CSVN chuẩn bị đẩy mạnh các kỹ nghệ này. Trong suốt năm 2018, APT31 tập trung vào các ngân hàng, dường như để thu thập hàng loạt dữ liệu về đầu tư của các công ty nước ngoài.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/an-ninh-mang-quoc-te-phat-hien-cua-sau-cua-nhom-tin-tac-lam-viec-cho-csvn/

 

Ông Bắc Son bị xóa cả tư cách ‘nguyên bộ trưởng’

Ông Nguyễn Bắc Son vừa bị quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông trong phiên họp trù bị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam do những sai phạm trong vụ MobiFone mua AVG.

Quyết định này là kỷ luật hành chính được tiến hành sau kỷ luật của Đảng Cộng sản.

Hồi đầu tháng 10, ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại Hội nghị Trung ương.

Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương

Xử lý vụ Mobifone-AVG ‘không thể duy ý chí’

Vụ Mobifone-AVG: Bộ Công an ‘tiếp nhận hồ sơ’

Theo kết luận của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Son phải ‘chịu trách nhiệm chính’ về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016.

“Ông trực tiếp quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công. Ông cũng thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng,” theo VN Express.

‘Rất nghiêm trọng’

Bộ Chính trị đánh giá những vi phạm của ông Nguyễn Bắc Son là rất nghiêm trọng và đề nghị Ban chấp hành Trung ương “xem xét kỷ luật nghiêm minh”.

Theo truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Son sinh năm 1953 tại Hà Nội.

Ông có học vị Tiến sĩ, là Uỷ viên trung ương Đảng khoá X, XI, đại biểu Quốc hội khoá XIII.

Ông Son từng là trợ lý cho Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Ông cũng từng giữ các vị trí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và Phó ban Tuyên giáo Trung ương trước khi trở thành Bộ trưởng Thông tin Truyền thông (2011-2016).

MobiFone mua AVG: Thu hồi tiền, xem xét khởi tố

Mobifone huỷ hợp đồng với AVG trong vụ “nhạy cảm”

Các diễn biến chính vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG:

10/7/2018: Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án thương vụ MobiFone mua 95% AVG vì vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Lê Nam Trà – nguyên chủ tịch HĐTV, nguyên tổng giám đốc MobiFone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn phòng Bộ TT&TT) và ông Phạm Đình Trọng, vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT).

30/6/2018: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà và ông Phạm Đình Trọng; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, Tổng giám đốc Mobifone; khiển trách đối với ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT & TT.

Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT và ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT & TT

24/4/2018: Thanh tra Chính phủ chuyển giao hồ sơ điều tra vụ Mobifone mua cổ phần của AVG cho Bộ Công an

14/3/2018: Thanh tra Chính phủ công bố kết luận và xác định Mobifone đã mua cổ phần của AVG “với giá tiền lớn gấp nhiều lần giá trị thực sự của AVG.”

Theo kết luận, AVG chỉ có giá trị ròng khoảng 1.900 tỷ đồng, vì vậy Mobifone làm thất thoát ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng.

MobiFone bị “xác định mắc 4 sai phạm”: Làm trái và thiếu trách nhiệm trong đề xuất dự án; lựa chọn thẩm định giá; lập trình dự án và vi phạm thỏa thuận ký kết, thanh toán mua cổ phần.

Bộ Thông tin Truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong quá trình thẩm định dự án, quyết định phê duyệt dự án.

Bộ Kế hoạch Đầu tư đã không hướng dẫn Bộ TT-TT và Mobifone thực hiện dự án đầu tư theo quy định, các văn bản thiếu nhất quán.

Bộ Tài chính thì không kịp thời đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất đầy đủ, toàn diện về những tác động trực tiếp từ việc Mobifone bỏ số vốn rất lớn để đầu tư dự án.

Việc Bộ Công An xác định không cho phép AVG chuyển nhượng cổ phần sang nước ngoài mà buộc phải bán trong nước là “không phù hợp”.

12/3/2018: Mobifone công bố đã chính thức huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần đã ký kết hồi 2015 với AVG.

9/2016: Bắt đầu thanh tra toàn diện vụ MobiFone mua AVG

Hiện nay, ông Trương Minh Tuấn, người kế nhiệm ông Nguyễn Bắc Son ở chức Bộ trưởng TT & TT cũng đã bị hạ bệ.

Tuy nhiên, dù mất chức bộ trưởng, ông Tuấn được Đảng CSVN điều trở lại làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.

Khi đó, ông nói ông quay về ‘nhà Tuyên giáo’ và nói ông có tinh thần bộ đội ‘ngã gục ở đâu thì tiếp tục đứng dậy ở đó’, theo các báo Việt Nam hồi tháng 7/2018.

Hiện có một luồng dư luận hỏi vì sao bị cho là “vi phạm nghiêm trọng” các quan chức cao cấp như ông Bắc Son và Trương Minh Tuấn chỉ bị “kỷ luật” còn các nhân vật cấp dưới lại bị bắt để chờ ra tòa.

Vẫn truyền thông Việt Nam tường thuật hôm 23/7, sau khi chính phủ Việt Nam thông báo ông Trương Minh Tuấn bị loại, Bí thư đã chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tiếp theo đó, ông Hùng, thiếu tướng quân đội và là lãnh đạo tập đoàn Viettel, được bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng TT & TT, chờ Quốc hội phê chuẩn chính thức.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45942624