Tin khắp nơi – 17/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17/10/2018

Mỹ và Trung Quốc gặp nhau

giữa lúc căng thẳng leo thang

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis có kế hoạch gặp phía Trung Quốc tại Singapore sau các tuyên bố mạnh mẽ cũng như  giữa lúc căng thẳng Hoa Kỳ – Trung Quốc đang leo thang.

Hãng tin AP loan tin trên từ một trợ lý cao cấp của ông Mattis, cho biết cuộc gặp sẽ diễn ra vào thứ Năm 18/10 sau chuyến thăm Việt Nam của ông Mattis.

Ông Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có mặt tại Singapore trong một cuộc họp khu vực của các bộ trưởng quốc phòng. Trước đây, ông Mattis đã đến thăm Trung Quốc vào tháng Sáu, và kể từ đó một loạt các sự kiện leo thang căng thẳng đã xảy ra.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương, Randall Schriver, nói với các phóng viên rằng Trung Quốc đã yêu cầu cuộc họp tại Singapore. Vào cuối tháng Chín vừa qua, Trung Quốc nói với Lầu Năm Góc rằng Ông Ngụy sẽ không có mặt để gặp Mattis ở Bắc Kinh, vì vậy chuyến thăm của ông Mattis tới Trung Quốc đã bị hủy bỏ.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên xấu đi trong những tháng gần đây khi các tranh chấp thương mại leo thang và các chính sách ủng hộ Đài Loan của Mỹ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/mattis-to-meet-chinese-counterpart-amid-us-china-tensions-10172018084900.html

 

Mỹ muốn đàm phán thương mại

với Nhật, Anh và EU

Mỹ cho biết họ có ý định đàm phán ba hiệp định thương mại riêng biệt với Nhật Bản, Anh Quốc và Liên minh Châu Âu.

Động thái này là một phần trong nỗ lực cải cách chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm hỗ trợ chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” của ông.

Tuyên bố này được ra trong bối cảnh Mỹ đang đối đầu trong một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cuộc chiến thương mại: ‘TQ đang lo lắng’

Thế giới sẽ ‘nghèo hơn’ vì cuộc chiến thương mại

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ bằng cách đàm phán các hiệp định thương mại với Nhật Bản, EU và Vương quốc Anh”, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết.

“Chúng tôi cam kết kết thúc các cuộc đàm phán này với các kết quả kịp thời và thực tế cho công nhân, nông dân và doanh nghiệp Mỹ.”

Tuy nhiên Hoa Kỳ cho biết, có thể sẽ mất vài tháng trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu.

Trong một lá thư gửi Quốc hội, ông Lighthizer cho biết Mỹ có kế hoạch bắt đầu đàm phán với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, “càng sớm càng tốt, nhưng không sớm hơn 90 ngày kể từ thông báo này.”

Các cuộc đàm phán với Vương quốc Anh sẽ bắt đầu “ngay khi [Anh] sẵn sàng” sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3/2019, ông nói.

Mục đích là “để giải quyết các hàng rào thuế quan và phi thuế quan” và để đạt được thương mại tự do, công bằng và đối ứng,” ông Lighthizer nói.

Ông Trump luôn ưu tiên các giao dịch song phương hơn các giao dịch đa phương, và đây cũng là một phần trong chính sách thương mại bảo hộ mà ông đã thực hiện kể từ khi nhậm chức vào năm 2016.

Ông đã kéo Mỹ ra khỏi thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương và giờ đã có một thỏa thuận khác với Canada và Mexico.

Cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc đang tiếp tục leo thang, với các công ty đã cảm thấy bị ảnh hưởng và các chuyên gia cảnh báo nó sẽ gây hại cho tăng trưởng toàn cầu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45886066

 

Mattis nói Trump ủng hộ ông ‘100 phần trăm’

 sau nghi ngờ ‘theo Dân chủ’

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói Tổng thống Donald Trump đã trấn an ông rằng ông Trump hoàn toàn ủng hộ ông sau khi tổng thống Đảng Cộng hòa mô tả người đứng đầu Lầu Năm Góc là “có vẻ theo Đảng Dân chủ” và có thể sớm rời chính quyền của ông.

Ông Mattis, nói chuyện với các phóng viên trước khi hạ cánh tại Việt Nam hôm thứ Ba, cho biết ông đã nhận được sự bảo đảm từ ông Trump trong một cuộc điện đàm trong chuyến bay gần 20 tiếng từ Washington.

“Ông ấy nói, ‘Tôi ủng hộ ông 100%,’” ông Mattis thuật lại, hạ giảm tầm quan trọng của phát biểu của ông Trump trong cuộc phỏng vấn với chương trình “60 Minutes” của đài CBS phát sóng hôm Chủ nhật.

Khi được hỏi có phải ông theo Đảng Dân chủ hay không, như ông Trump gợi ý, ông Mattis tiết lộ rằng ông không đăng kí theo Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa.

“Tôi chưa bao giờ đăng kí theo bất kì đảng phái chính trị nào,” ông Mattis, một vị tướng Thủy quân lục chiến đã về hưu, nói.

Ông Mattis cố gắng mô tả vấn đề quốc phòng là một vấn đề vượt lên trên chính trị đảng phái. Ông cũng chỉ ra rằng binh nghiệp lâu năm của ông đã dạy ông phải hành động theo cung cách “phi chính trị đáng tự hào,” theo đó các quân nhân Mỹ thi hành các mệnh lệnh từ các tổng thống Cộng hòa cũng như Dân chủ.

Ông Mattis nói ông đã không bàn với ông Trump về việc rời bỏ chức vụ của mình và bác bỏ những đồn đoán rằng ông đang bị đẩy ra khỏi chính quyền.

“Tôi thuộc đội của ông ấy. Chúng tôi chưa bao giờ nói về chuyện tôi rời đi. Và như các bạn có thể thấy ngay tại đây, chúng tôi đang trên đường đến Châu Á. Chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ của mình,” ông Mattis nói.

Những phát biểu này là phản ứng đầu tiên và duy nhất của ông Mattis kể từ khi ông Trump nêu nghi vấn liệu ông Mattis có thể đang chuẩn bị rời bỏ chức vụ của mình hay không, có lẽ sau cuộc bầu cử giữa kì ở Mỹ vào tháng sau.

Tương lai của ông Mattis đã trở thành chủ đề bàn tán trong giới truyền thông, đặc biệt là sau khi cuốn sách của Bob Woodward, nhà báo kì cựu phanh phui vụ Watergate, hồi tháng trước cho biết ông Mattis đã chê bai ông Trump ở nơi riêng tư với các cộng sự.

Ông Mattis mạnh mẽ phủ nhận đưa ra những nhận xét như vậy.

https://www.voatiengviet.com/a/mattis-noi-trump-ung-ho-ong-100-phan-tram-sau-nghi-ngo-theo-dan-chu/4616383.html

 

Mỹ lo ngại trước hành vi ‘cướp bóc’ của TQ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington không cố kìm chế Bắc Kinh, nhưng chỉ trích những động thái về quân sự và thương mại của nước này.

“Mỹ rõ ràng không cố kìm chế Trung Quốc mà chỉ đưa ra quan điểm khác. Chúng tôi là hai cường quốc tại khu vực Thái Bình Dương và là hai nền kinh tế lớn. Sẽ có những lúc chúng tôi ‘giẫm chân lên nhau’. Vì vậy chúng tôi sẽ tìm cách để điều chỉnh hiệu quả mối quan hệ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay phát biểu trước khi lên chuyến bay tới Việt Nam và Singapore.

Tuy nhiên, Mattis sau đó đề cập tới những khúc mắc chính giữa hai nước, lên án “hành vi cướp bóc về kinh tế” của Bắc Kinh đối với các quốc gia nhỏ hơn tại châu Á, khiến những nước này rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Ông cũng bày tỏ lo ngại trước sự hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

“Chúng tôi vẫn vô cùng lo ngại trước tình trạng quân sự hóa đang tiếp diễn tại các thực thể trên Biển Đông”, Mattis cho biết. Trung Quốc gần đây tăng cường hoạt động quân sự hóa tại các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông. Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông nhằm phản ứng với yêu sách chủ quyền đơn phương của Trung Quốc.

Chuyến thăm Việt Nam của Mattis diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang xung quanh các vấn đề thương mại, Biển Đông và việc Washington cáo buộc Bắc Kinh can thiệp bầu cử. Mattis từng lên kế hoạch thăm Trung Quốc vào cuối tháng, nhưng chuyến đi đã bị hủy.

Mattis tới TP HCM vào ngày 16-17/10. Đây là chuyến thăm thứ hai của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Việt Nam trong năm nay, tiếp nối chuyến đi hồi tháng 1 tới Hà Nội. Mattis dự kiến hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và thăm sân bay Biên Hòa, nơi quân đội Mỹ từng chọn làm nơi chứa chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh và đang là một điểm nóng về ô nhiễm chất dioxin tại Việt Nam.

http://biendong.net/bien-dong/24199-my-lo-ngai-truoc-hanh-vi-cuop-boc-cua-tq.html

 

Lực Lượng Hoa Kỳ và Afghanistan

đối đầu phiến quân Taliban- ISIS

Nangarhar, Afghanistan — Kỳ bầu cử Quốc hội Afghanistan đang đến gần. Các tổ chức khủng bố Taliban và ISIS đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn cử tri tham gia bầu cử.

Tỉnh Nangarhar ở phía đông Afghanistan là một trong những chiến trường khắc nghiệt nhất đối với binh sĩ Hoa Kỳ năm 2017. Trong số 11 binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh tại Afghanistan vào năm ngoái, số người thiệt mạng ở Nangarhan chiếm hơn một nửa. Đây là lãnh thổ do Taliban và ISIS chiếm đóng, các nhóm khủng bố đã thực hiện 17 cuộc tấn công khiến hàng trăm người chết trong năm 2018.

Dưới sự chỉ huy của Trung tá Brian Ducote, lực lượng Afghanistan đang tổ chức chiến dịch tấn công các ngôi làng bị ISIS chiếm đóng. Các binh sĩ của Charlie Company là một trong 14,000 quân Hoa Kỳ đang hoạt động ở Afghanistan. Theo quan sát của phóng viên đài CBS, trong khi các đơn vị này di chuyển ra chiến trường, các quân nhân phải rất cảnh giác để đề phòng các tay súng, thiết bị đánh bom IED, đánh bom trên đường phố hoặc xe hơi chứa bom. Cách tiền tuyến 20 dặm, các viên chức quân đội Hoa Kỳ cũng đang giám sát cuộc chiến giữa Afghanistan và ISIS thông qua phi cơ drones và tin tình báo.

Giới chỉ huy cho rằng lực lượng Afghanistan sẽ dễ dàng chiếm lại vùng lãnh thổ bị mất, và tạo ra tầm ảnh hưởng lớn. Thời điểm hiện tại vẫn còn quá sớm để nhận định tầm ảnh hưởng của chiến thuật quân sự mới này. Nhưng quân đội Afghanistan đã thua trên chiến trường nhiều đến nỗi chính phủ không còn công bố bất cứ dữ kiện thống kê những trận chiến. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/luc-luong-hoa-ky-va-afghanistan-doi-dau-phien-quan-taliban-isis/

 

Trump: Thái tử Saudi nói không biết

chuyện gì xảy ra ở lãnh sự quán

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết thái tử của Ả-rập Saudi nói với ông rằng ông ta không biết chuyện gì đã xảy ra trong lãnh sự quán Saudi ở Istanbul, nơi mà nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi mất tích hai tuần trước.

“Vừa nói chuyện với Thái tử của Ả-rập Saudi, người hoàn toàn phủ nhận có hay biết về những gì đã xảy ra tại Lãnh sự quán của họ ở Thổ Nhĩ Kì,” ông Trump nói trên Twitter, nhắc đến Thái tử Mohammed bin Salman.

Ông Khashoggi, một thường trú nhân ở Mỹ và là người chỉ trích thái tử được nhiều người biết tiếng, đã biến mất sau khi đi vào lãnh sự quán Saudi ở Istanbul vào ngày 2 tháng 10. Các quan chức Thổ Nhĩ Kì nói họ tin rằng ông này đã bị giết chết ở trong đó và thi thể của ông đã được mang đi.

Ông Trump đã cử Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Riyadh để bàn về vụ ông Khashoggi mất tích với các nhà lãnh đạo của Ả-rập Saudi, một nước thân hữu của Mỹ suốt nhiều thập niên qua và là đồng minh chống lại Iran.

Ông Trump viết trên Twitter rằng thái tử ngồi cạnh ông Pompeo trong suốt cuộc điện đàm với tổng thống “và nói với tôi rằng ông ấy đã bắt đầu, và sẽ nhanh chóng mở rộng, một cuộc điều tra trọn vẹn và đầy đủ về vấn đề này. Sẽ sớm có câu trả lời.”

Truyền thông ở Mỹ hôm thứ Hai loan tin Ả-rập Saudi sẽ thừa nhận ông Khashoggi đã thiệt mạng trong một cuộc thẩm vấn bất thành.

Các nhà điều tra hiện trường án mạng của Thổ Nhĩ Kĩ đã bước vào lãnh sự quán lần đầu tiên kể từ khi ông Khashoggi mất tích và khám xét cơ sở này suốt hơn chín giờ.

Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kì đang mở rộng cuộc khám xét của họ để bao gồm cả nơi cư trú của lãnh sự Saudi tại Istanbul và các xe của lãnh sự quán, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết hôm thứ Ba.

Vụ Khashoggi đã gây ra một tình huống khó xử cho Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác. Ả-rập Saudi là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và chi bộn tiền để mua vũ khí của phương Tây, và cũng là một nước đồng minh lớn theo phái Hồi giáo Sunni.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-thai-tu-saudi-noi-khong-biet-chuyen-gi-xay-ra-o-lanh-su-quan/4616391.html

 

Ngoại trưởng Mỹ: A-rập Xê-út hứa

công bố kết quả điều tra vụ nhà báo mất tích

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã gặp các quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, sau khi các nhà lãnh đạo A-rập Xê-út nói họ sẽ “công bố với toàn thế giới” kết quả của cuộc điều tra kỹ lưỡng về việc một nhà báo A-rập Xê-út làm việc ở Mỹ đã biến mất.

Ông Pompeo đã không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về các cuộc hội đàm giữa ông với ông Erdogan hoặc Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu trước khi tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố nói rằng ông Pompeo “bày tỏ mối lo ngại của Hoa Kỳ về việc ông Jamal Khashoggi biến mất và nhắc lại rằng Mỹ sẵn lòng trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành điều tra”.

Ông Khashoggi, một người chỉ trích chế độ quân chủ A-rập Xê-út, và viết bài cho tờ Washington Post, được nhìn thấy lần cuối vào ngày 2/10 khi ông đi vào lãnh sự quán A-rập Xê-út ở Istanbul.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói các đặc vụ A-rập Xê-út đã giết ông Khashoggi. Các quan chức A-rập Xê-út lại nói rằng ông ấy đã tự mình rời khỏi lãnh sự quán.

Tờ Wall Street Journal đưa tin tối hôm 16/10 rằng các hoạt vụ A-rập Xê-út đã đánh đập và đánh thuốc mê ông Khashoggi, sau đó giết chết và phân thây ông. Tờ báo cho biết các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã chia sẻ bằng chứng, bao gồm cả những chi tiết về một bản ghi âm, với các quan chức A-rập Xê-út và Mỹ.

Hôm 17/10, trước khi bay tới Thổ Nhĩ Kỳ, ông Pompeo nói với các phóng viên rằng trong các cuộc gặp với Quốc vương A-rập Xê-út Salman, Thái tử Mohammed bin Salman và Bộ trưởng Ngoại giao Adel al-Jubeir, ông đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải điều tra toàn diện, và đã được đảm bảo là cuộc điều tra như vậy sẽ diễn ra.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói hôm 16/10 rằng Hoa Kỳ nên “trừng phạt cho A-rập Xê-út nhớ đời” vì vụ việc này, đồng thời nói rằng ông sẽ không bao giờ làm việc với thái tử A-rập Xê-út nữa.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-a-rap-xe-ut-hua-cong-bo-ket-qua-dieu-tra-vu-nha-bao-mat-tich/4617095.html

 

Tổng thống Trump không chịu trách nhiệm

nếu đảng Cộng Hòa mất đa số Hạ Viện

Washington, DC – Trong cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Associated Press (AP) hôm Thứ Ba (ngày 16 tháng 10), Tổng thống Trump đã so sánh cáo buộc chính quyền Saudi Arabia sát hại ký giả Jamal Khashoggi với cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh.

Trả lời trong cuộc phỏng vấn, tổng thống Trump cho rằng chính quyền Saudi sẽ còn tiếp tục bị quy tội, cho đến khi nước này chứng minh được họ thực sự vô tội, và ông không thích điều đó. Tổng thống Trump liên hệ với trường hợp của ông Kavanaugh, dù trải qua quá trình phê chuẩn kéo dài, nhưng ông Kavanaugh vẫn trong sạch ngay từ đầu.

Tổng thống Trump cũng đã nói chuyện với nhà vua Salman và hoàng tử kế vị Mohammed bin Salman. Hôm thứ Hai (ngày 15 tháng 10), thảo luận về tình hình trong nước, ông nói với AP rằng luật sư Pat Cipollone có thể sẽ thay vị trí của luật sư Tòa Bạch Ốc Don McGahn. Ông McGahn trước đó đã tuyên bố rời nhiệm sở trong mùa hè năm 2018.

Tổng thống Trump nói luật sư Michael Cohen đã nói dối, khi khai nhận rằng Tổng thống chỉ thị ông Cohen dùng quỹ tranh cử để trả tiền hai phụ nữ được cho là đã ngoại tình với ông. Tổng thống Trump cho biết ông Cohen chỉ giữ chức vụ nhỏ trong nhóm vận động tranh cử, đồng thời bày tỏ sự phiền lòng vì ông Cohen được giảm án.

Nhận xét về kỳ bầu cử giữ mùa, tổng thống Trump tuyên bố sẽ không chịu trách nhiệm nếu đảng Cộng Hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện. Bản thân ông đã nỗ lực vận động tranh cử cho các ứng cử viên. Tổng thống Trump tin tưởng rằng đảng Cộng Hòa sẽ đạt được kết quả tốt trong kỳ bầu cử giữa mùa sắp tới. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-khong-chiu-trach-nhiem-neu-dang-cong-hoa-mat-da-so-ha-vien/

 

Lũ lụt hoành hành ở Texas

sau nhiều ngày mưa liên tục

Kingsland, Texas – Theo tin từ đài CBS, vào hôm Thứ Ba (ngày 16 tháng 10), các cơn mưa nặng hạt kéo dài nhiều ngày đã hình thành lũ lụt nguy hiểm gây chết người ở miền trung tiểu bang Texas.

Hiện nay, mực nước các con sông đã dâng cao hơn 13 feet so với mực nước lũ, buộc chính quyền phải ban hành lệnh di tản. Nhiều con tàu và cây cối đã theo dòng nước lũ chảy xuống hạ nguồn, và con đập Max Starcke Dam đã phải mở cổng xả lũ để giảm áp lực nước. 10 feet nước lũ trên sông Llano River đã phá hủy một đoạn của cây cầu FM 2900 ở thành phố Kingsland.

Chính quyền thông báo lũ lụt đã khiến một người thiệt mạng. Hiện nay, cây cầu bắc qua sông Colorado River đã bị phong tỏa, khiến nhiều cư dân rất bất ngờ. Lệnh di tản bắt buộc cũng được ban hành tại các khu vực lân cận và các đội cấp cứu đang được điều động.

Ông Palmer Buck thuộc sở cứu hỏa Austin cho biết nhiều người đang mắc kẹt tại một hòn đảo, nhưng họ không thể tiếp cận vì nước lũ kéo theo rất nhiều mảnh vỡ gây nguy hiểm cho tàu cấp cứu, do đó họ rất cần sự hỗ trợ của máy bay trực thăng.

Vào trưa Thứ Ba, mực nước trên sông Llano River cũng đạt mức đỉnh điểm, khi mực nước lũ tăng gấp đôi. Nhiều trạm điện thoại và đường dây điện thoại đã bị phá hủy nên nhiều người có thể không biết về lệnh di tản. Tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng xấu vì nước lũ trên sông Llano dự kiến tiếp tục dâng cao vào sáng thứ Tư (ngày 17 tháng 10). (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/lu-lut-hoanh-hanh-o-texas-sau-nhieu-ngay-mua-lien-tuc/

 

Trump đe dọa cắt viện trợ cho Honduras

vì dòng người nhập cư

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ cắt viện trợ cho Honduras nếu nước này không chặn được dòng người kéo đến Hoa Kỳ. Đây là nỗ lực mới nhất của ông nhằm thể hiện quan điểm cứng rắn của chính quyền Mỹ đối với vấn đề nhập cư, theo Reuters.

Có đến 3.000 người di cư đã đi từ Honduras sang Guatemala vào ngày 15/10 trên đường hướng về phía bắc, sau một cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động và cảnh báo từ Washington rằng người di cư đừng cố nhập cảnh vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp.

“Hoa Kỳ đã thông báo cứng rắn tới Tổng thống Honduras rằng nếu đoàn người đến Hoa Kỳ không dừng lại và quay trở về Honduras, thì sẽ không có tiền hay viện trợ dành cho Honduras, và điều này có hiệu lực ngay lập tức!”, Reuters dẫn lời Tổng thống Trump viết trên trang Twitter.

Không rõ làm thế nào mà Honduras có thể kiểm soát những người đã rời khỏi đất nước.

Đoàn người đã đông hơn gấp đôi vào thứ Bảy, khi khoảng 1.300 người từ miền bắc Honduras gia nhập vào “Cuộc diễu hành tị nạn”, Reuters dẫn lời một người tổ chức cho biết.

Những người di cư dự định xin tị nạn ở Mexico hoặc đi đến Hoa Kỳ, và nói rằng họ đang chạy trốn khỏi đói nghèo và bạo lực ma túy ở các quốc gia của mình.

Reuters không thể độc lập xác minh số lượng người tham gia, nhưng hình ảnh cho thấy một nhóm người mang ba lô gây tắc nghẽn các con đường gần biên giới, một số người vẫy cờ của Honduras.

Các quốc gia nghèo khổ ở Trung Mỹ, nơi hàng ngàn người di cư đã bỏ trốn trong những năm gần đây, đang chịu nhiều áp lực từ chính quyền của ông Trump đòi phải làm nhiều hơn để kiềm chế làn sóng di cư hàng loạt.

Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật, Guatemala nói rằng nước này không cổ xúy hay chuẩn thuận “di cư bất hợp pháp”. Theo một hình ảnh mà Reuters nhìn thấy, cảnh sát Guatemala lúc đầu đã chặn người di cư tiếp cận một trạm hải quan. Nhưng nhóm này cuối cùng cũng đã vượt qua được, Reuters dẫn lời người tổ chức tên Bartolo Fuentes, một nhà cựu lập pháp của Honduras, cho biết.

Tổng thống Honduras, Juan Orlando Hernandez, nói việc cắt giảm hỗ trợ hồi tháng trước của Mỹ cho Trung Mỹ sẽ cản trở những nỗ lực ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp, trong lúc ông hoan nghênh sự hiện diện ngoại giao ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực này là một “cơ hội”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Hernandez bày tỏ tiếc nuối rằng các cam kết trước đây của Mỹ về việc tăng cường đầu tư vào Honduras, Guatemala và El Salvador đã được thu nhỏ lại kể từ khi ông Trump lên nhậm chức.

Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với Trung Mỹ. Hồi tháng Tám, El Salvador đã phá vỡ quan hệ ngoại giao với Đài Loan để ủng hộ Trung Quốc, viện dẫn các lý do kinh tế, theo sau gót chân của Panama năm 2017.

Honduras là một trong số ít quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-de-doa-cat-vien-tro-cho-honduras-vi-dong-nguoi-nhap-cu/4616059.html

 

Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt Iran

Mai Vân

Bộ Tài Chính Mỹ hôm qua, 16/10/2018, đã thông báo thêm một số biện pháp trừng phạt nhằm vào 20 doanh nghiệp và 5 ngân hàng bị cho là đã hỗ trợ lực lượng dân quân Bassidji, một thành tố của lực lượng Vệ Binh Cách mạng Iran, bị tố cáo tuyển mộ và huấn luyện lính trẻ em.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, tường thuật :

Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong chiến dịch gây sức ép ngày càng mạnh lên chế độ Iran”. Một quan chức Mỹ cao cấp đã cho biết như trên.

Nhân vật này nói tiếp: “Chúng tôi trừng phạt một hệ thống tài trợ cho Bassidji. Lực lượng dân quân này tuyển mộ, huấn luyện trẻ em ngay từ 12 tuổi , và đưa đi chiến đấu ở Syria phục vụ cho Vệ Binh Cách Mạng… Gởi trẻ em ra chết ở chiến trường là điều mà không một chính phủ bình thường nào làm cả”.

Các doanh nghiệp bị trừng phạt nằm trong nhiều lãnh vực, từ sản xuất máy kéo, thép, đến hầm mỏ, ngân hàng.

Theo bộ Tài Chính Mỹ, đây là một hệ thống có giá trị “hàng tỷ” đô la, có liên hệ với cả Châu Âu lẫn Trung Đông.

Trong cuộc họp báo, viên chức cao cấp Mỹ nói trên đã yêu cầu quốc tế cắt đứt giao dịch với những doanh nghiệp bị trừng phạt và cảnh báo là, nếu không tôn trọng yêu cầu của Mỹ, đến phiên họ có thể sẽ bị trừng phạt”.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181017-hoa-ky-gia-tang-trung-phat-iran

 

Faceboook cấm thông tin sai lệch

nhằm ngăn chặn ảnh hướng kỳ bầu cử giữa mùa

Theo phóng viên Tony Dokoupil của đài CBS, mạng xã hội Facebook hiện đang truy tìm các nguồn phát tán thông tin sai lệch trong tuần cuối cùng trước khi kỳ bầu cử giữa mùa diễn ra.

Bên cạnh đó, Facebook sẽ cấm đăng tải nội dung giả mạo, làm số lượng cử tri đi bầu suy giảm. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Facebook thông báo các tin tặc đã xâm nhập 29 triệu tài khoản và đánh cắp dữ liệu người dùng vào hai tuần trước. Loạt bê bối liên quan đến thông tin sai lệch suốt nhiều tháng qua đã buộc Facebook phải tiến hành kiểm soát thiệt hại toàn diện.

Chính sách mới nhất này sẽ giải quyết một trong những thách thức nhạy cảm nhất, đó là xác định và loại bỏ thông tin giả mạo. Năm 2016, Facebook cũng từng cấm những thông tin sai lệch về thời gian, địa điểm và điều kiện để tham gia bầu cử. Hôm Thứ Hai (ngày 15 tháng 10), Facebook tuyên bố sẽ cấm các bài viết hướng dẫn cách bầu cử bằng tin nhắn, vì đây cũng là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội trong kỳ bầu cử năm 2016.

Vào tháng 9, các nhà lập pháp đã đe dọa sẽ điều tra và áp đặt quy định chặt chẽ nếu Facebook và các mạng xã hội khác không thắt chặt việc kiểm soát dịch vụ cho người dùng.

Ông Thompson nhận định kỳ bầu cử giữa mùa sẽ là thời điểm quan trọng đối với Facebook. Nếu Facebook ngăn chặn thành công tình trạng thao túng nền dân chủ thông qua mạng xã hội, điều đó chứng tỏ công ty này đã giải quyết được vấn đề. Ngược lại, các vấn đề hiện hữu mà Facebook đang đối mặt sẽ ngày càng trầm trọng hơn. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/faceboook-cam-thong-tin-sai-lech-nham-ngan-chan-anh-huong-ky-bau-cu-giua-mua/

 

Canada chính thức cho phép sử dụng cần sa

Canada trở thành quốc gia thứ hai sau Uruguay hợp pháp hóa sở hữu và sử dụng cần sa cho mục đích giải trí.

Thị trường cần sa trên toàn Canada mở cửa vào thứ Tư 17/10 lúc nửa đêm trong lúc còn ngổn ngang những câu hỏi về tác động đến sức khỏe, luật pháp và sự an toàn cho cộng đồng.

Trước đó, chính phủ Canada đã gửi thư cho 15 triệu hộ gia đình, nêu chi tiết các luật mới về cần sa và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nhưng vẫn còn những lo ngại, kể cả về sự sẵn sàng của lực lượng cảnh sát trong việc giải quyết các vụ lái xe trong tình trạng phê thuốc.

Cần sa mọc gần văn phòng nghị sỹ Nhật

Thái Lan sẽ sớm hợp pháp hóa cần sa y tế?

Canada đã chuẩn bị trong nhiều tháng để chấm dứt việc cấm cần sa.

Các tỉnh và vùng lãnh thổ có trách nhiệm thiết lập các quy định chi tiết về nơi bán và tiêu thụ cần sa trong phạm vi quyền hạn của mình.

Điều này tạo ra sự chắp vá trong thực thi luật pháp vì các địa phương lựa chọn các khung pháp lý có ít hoặc nhiều trở ngại hơn để bán và sử dụng cần sa.

Các cửa hàng ở tỉnh Newfoundland đã mở cửa vào nửa đêm để bán những lô cần sa hợp pháp đầu tiên trong nước.

Canada ‘đặt cược’ những gì?

Jessica Murphy, BBC News, Vancouver

Hợp pháp hóa cần sa là một chủ đề được bàn cãi trong nhiều tháng tại Canada, khi chính phủ và các công ty chuẩn bị một cách nghiêm túc cho ngày 17/10.

Cuối cùng thì ngày đó cũng đã đến, và người dân Canada sẽ học được dù ít hay nhiều – khuôn khổ pháp lý mới sẽ thay đổi đất nước như thế nào. Nhưng đây không chỉ là chuyện trong nước.

Với xu hướng toàn cầu đang dịch chuyển nhanh chóng khỏi lệnh cấm nghiêm ngặt cần sa, thế giới sẽ theo dõi cuộc thử nghiệm mang tính quốc gia này về việc cần sa được tự do sử dụng như thế nào.

Một thước đo thành công – liệu việc hợp pháp hoá này sẽ là một chiến thắng cho Thủ tướng Justin Trudeau trước cuộc bầu cử liên bang năm 2019 hay không – sẽ phụ thuộc vào việc liệu nó có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không.

Đó là việc hạn chế thanh thiếu niên – những người dùng thuốc phiện nhiều nhất – tiếp cận với cần sa. Qua đó nhằm làm giảm gánh nặng về luật cần sa cho hệ thống tư pháp Canada, và giảm thị trường cần sa bất hợp pháp

Và nếu kết quả là tích cực, các quốc gia khác có thể sẵn sàng làm theo.

Tại sao Canada hợp pháp hóa cần sa?

Việc hợp pháp hoá sử dụng cần sa là nhằm thực hiện lời hứa của Thủ tướng Justin Trudeau, lãnh đạo Đảng Tự do khi ông tham gia chiến dịch tranh cử năm 2015.

Thủ tướng Trudeau lập luận rằng các luật lệ của Canada trong suốt thế kỷ qua sử lý hình sự việc sử dụng cần sa không hiệu quả. Và rằng người Canada vẫn nằm trong số những người nghiện cần sa nặng nhất thế giới.

Ông cho biết luật mới được thiết kế để ngăn chặn ma túy tới tay trẻ vị thành niên và lợi nhuận tới tay giới tội phạm.

Chính phủ liên bang cũng dự đoán sẽ tăng 400 triệu đô la một năm nhờ doanh thu thuế từ việc bán cần sa.

Việc sở hữu cần sa bị kết tội hình sự lần đầu ở Canada vào năm 1923 nhưng việc sử dụng cho mục đích y tế được hợp pháp hóa kể từ năm 2001.

Canada theo bước chân của Uruguay, đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá việc bán cần sa để sử dụng giải trí trong năm 2013.

Một số tiểu bang Hoa Kỳ cũng đã bỏ phiếu cho việc chấm dứt luật cấm sử dụng cần sa.

Ngày càng có nhiều nước châu Âu dùng cần sa trong y tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45885816

 

Giới ngoại giao Cuba ‘đả đảo’

sự kiện của Mỹ về tù chính trị tại LHQ

Các nhà ngoại giao Cuba và Bolivia hôm 16/10 la hét, hô theo nhịp và gõ tay lên bàn để phản đối việc Mỹ khởi động một chiến dịch tại Liên Hiệp Quốc nói về hoàn cảnh khổ sở của các tù nhân chính trị Cuba.

Đặc sứ Mỹ tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (ECOSOC) Kelley Currie không bỏ cuộc, vẫn đọc bài phát biểu của bà trong phòng họp của ECOSOC, tiếp sau bà là một số diễn giả khác, trong đó có Tổng Thư ký Tổ chức Các Nước châu Mỹ Luis Almagro.

“Chưa bao giờ trong đời tôi lại thấy các nhà ngoại giao cư xử như phái đoàn Cuba đã làm hôm nay. Điều đó thực sự gây sốc và ghê người”, bà Currie nói với các phóng viên.

“Quý vị có thể hiểu rất rõ lý do tại sao người ta cảm thấy sợ hãi khi nói ra suy nghĩ của họ … với loại chính phủ thế này, với kiểu cư xử côn đồ thế này”, bà nói. “Chúng không có chỗ ở đây, ở Liên Hiệp Quốc”.

Trong cuộc họp đó, các nhà ngoại giao hô vang “Cuba si, bloqueo no (Cuba – có, phong tỏa – không)!” để phản đối lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên đối với đảo quốc vùng Caribê, mà gần đây Tổng thống Donald Trump đã thắt chặt thêm.

Đại sứ Cuba tại LHQ Anayansi Rodríguez Camejo đã gửi lời phản đối đến Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres trước khi sự kiện diễn ra, và hôm 16/10 bà đã mô tả sự kiện này là một “vở hài kịch chính trị”.

“Cuba tự hào về hồ sơ nhân quyền của mình, hồ sơ này phủ nhận bất kỳ sự thao túng nào chống lại nó”, bà nói với các phóng viên. “Ngược lại, Hoa Kỳ không đủ đạo đức để mà dạy bảo, càng không thể trong vấn đề này”, theo lời bà.

Hoa Kỳ nói qua một tuyên bố rằng họ ước tính có 130 tù nhân chính trị bị chính phủ Cuba cầm giữ. Chiến dịch mà Mỹ khởi động hôm 16/10 có tên “Bị bỏ tù vì điều gì?”

Chính phủ Cuba lâu nay vẫn khăng khăng rằng họ không có bất kỳ tù nhân chính trị nào, và gọi cộng đồng giới bất đồng chính kiến chỉ có ít người ở Cuba là những tên lính đánh thuê do Hoa Kỳ nuôi dưỡng để gây bất ổn đối với chính phủ Cuba.

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-ngo%E1%BA%A1i-giao-cu-ba-da-dao-su-kien-cua-my-ve-tu-chinh-tri-tai-lhq/4617173.html

 

Bị TT Mỹ dọa cắt viện trợ,

Honduras, Guatemala chặn đoàn di dân

Người tổ chức đoàn xe di dân từ Honduras đã bị bắt tại Guatemala hôm thứ Ba 16/10 sau khi chính quyền của TT Trump dọa sẽ ngừng viện trợ cho cả hai nước này và El Salvador, nếu làn sóng di dân đang tiến về Hoa Kỳ không bị chặn lại.

Hãng tin Reuters dẫn số liệu ước lượng của những người tổ chức, cho hay có đến 3000 người di dân từ Honduras băng sang biên giới vào Guatemala trong cuộc hành trình về hướng Bắc sau một cuộc đụng độ hôm 15/10 với cảnh sát trang bị chống bạo động.

Bộ Ngoại giao Honduras kêu gọi công dân nước họ đừng tham gia đoàn di dân. Chính phủ Honduras kêu gọi “các công dân đừng để phong trào rõ ràng mang động cơ chính trị lợi dụng.”

Trong một bài diễn văn đọc đêm 16/10, Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez cho biết một số đang đi theo đoàn xe di dân giờ đã trở về nhà và chính phủ đang chuẩn bị để giúp đỡ họ. Ông không nói rõ bao nhiêu người đã quay trở về.

Bên kia biên giới, cảnh sát Guatemala bắt giữ ông Bartolo Fuentes, trước đây là một nhà lập pháp Honduras, từ giữa một đám đông mà ông cùng 3 người khác trong ban tổ chức đã dẫn đầu từ thành phố San Pedro Sula, Honduras từ hôm thứ Bảy 13/10.

Những diễn biến này xảy ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa chính phủ của ông sẽ ngưng viện trợ nếu các quốc gia Trung-Mỹ này không hành động. Đây là cố gắng mới nhất của ông Trump để chứng minh lập trường cứng rắn của ông về vấn đề di trú.

Bộ An ninh Hondura cho biết ông Fuentes bị câu lưu bởi vì ông “không tuân thủ các luật lệ di trú của Guatemala”, và ông sẽ bị trục xuất về lại Honduras trong những giờ sắp tới.

Chính phủ Guatemala nói họ không có những số liệu chính thức về có bao nhiêu người di dân trong đoàn xe đã băng qua biên giới.

Thông thường các công dân Guatemala, Honduras, El salvador và Nicaraqua trưởng thành chỉ cần trình giấy căn cước để băng qua biên giới của các nước kia. Quy định đó không áp dụng một khi họ vào tới Mexico.

Các văn phòng của Cao Ủy Nhân quyền LHQ tại địa phương ra thông báo hôm 16/10, bày tỏ lo lắng về sự an toàn của những người di dân trong đoàn xe, và lưu ý rằng trong đoàn người có phụ nữ, trẻ em và những người lớn tuổi.

Đài CNN và chương trình tin tức của đài truyền hình FOX đề cập tới những dòng chia sẻ trên trang Twitter của Tổng thống Trump hôm thứ Ba 16/10, bày tỏ nỗi bực dọc của ông về đoàn xe di dân, tương tự như đoàn hồi tháng Năm vừa rồi, với kết quả là hàng trăm người di dân hoặc là đã xin quy chế tị nạn tại Hoa Kỳ, hoặc còn lưu lại Mexico.

Những hình ảnh truyền hình chiếu quang cảnh tại hiện trường cho thấy một số giới chức an ninh tại vùng biên giới Honduras giáp ranh với Guatemala ở Agua Caliente, đã phong tỏa con đường để chặn lại một nhóm ít người hơn.

Một trong những dòng tweet của Tổng thống Trump dọa cắt đứt viện trợ cho các nước Trung Mỹ.

“Hoa Kỳ đã thông báo cho Honduras, Guatemala và El Salvador rằng nếu họ cho phép các công dân của họ, hay những người khác, băng qua biên giới các nước này để tới Hoa Kỳ, với mục đích nhập cảnh trái phép vào Mỹ, thì tất cả mọi khoản tiền dành cho họ sẽ NGƯNG!”

Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence cũng đưa ra thông điệp tương tự, ông cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Honduras Hernandez và Tổng thống Guatemala Jimmy Morales và cảnh cáo họ Mỹ sẽ ngưng viện trợ nếu các nước này không giúp bảo vệ biên giới nước Mỹ.

Nhưng một số nhà quan sát lo ngại rằng những lời cảnh cáo nặng nề của Mỹ có thể đẩy các nước Trung Mỹ vào vòng tay của Trung Quốc, giữa lúc Bắc Kinh đang tăng cường các nỗ lực ve vãn các nước đang còn có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, như Honduras.

https://www.voatiengviet.com/a/bi-tt-my-doa-cat-vien-tro-honduras-guatemala-chan-doan-di-dan/4617443.html

 

Miến Điện : 9 thành viên Hội Đồng Bảo An

đòi nghe báo cáo về Rohingya

Tú Anh

Trong một bức thư chung, gởi ngày 16/10/2018, 9 trên 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An yêu cầu được nghe Phái bộ thiết lập sự thật của Liên Hiệp Quốc – tác giả bản báo cáo chấn động về các vụ đàn áp sắc tộc Rohingya tại Miến Điện. Trung Quốc tìm cách ngăn cản.

Theo AFP, bức thư đã được chuyển đến Bolivia, chủ tịch luân lưu của Hội Đồng Bảo An. Trong số 9 nước ký tên có ba thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp cùng với Côte d’Ivoire, Koweit, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan và Pêru.

Đa số 9 trên 15 cho phép tránh được giai đoạn « biểu quyết thủ tục » có thể làm cho sáng kiến bị bác bỏ. Lý do là từ khi xảy ra vụ đàn áp Rohingya, làm hơn 700 ngàn dân Hồi Giáo Miến Điện chạy sang Bangladesh tị nạn, Trung Quốc luôn luôn gây sức ép để ngăn chận mọi hành động của Hội Đồng Bảo An. Theo lý giải của Bắc Kinh, vụ khủng hoảng Rohingya là vấn đề chỉ liên quan đến hai nước Miến Điện và Bangladesh.

Theo lịch trình, Phái bộ thiết lập sự thật về Miến Điện sẽ phúc trình với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 23 tháng 10. Theo các nhà ngoại giao, cuộc họp với Hội Đồng Bảo An có thể diễn ra ngay vào ngày hôm sau 24/10. Quyết định thuộc thẩm quyền của chủ tịch luân lưu Bolivia.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181017-mien-dien-9-thanh-vien-hoi-dong-bao-an-doi-nghe-bao-cao-ve-rohingya

 

ASEM 2018 : Kết nối với châu Á,

thách thức hàng đầu của Liên Âu

Trọng Thành

Ngày mai và ngày mốt, 18 và 19/10/2018, tại Bruxelles sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp Tác Châu Á – Châu Âu(ASEM) lần thứ 12, với sự tham gia của nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ từ hơn 50 quốc gia châu Âu và châu Á. Diễn đàn ASEM ra đời cách nay 22 năm, có mục tiêu thúc đẩy các đối thoại về mọi phương diện giữa hai lục địa Á – Âu. Tại Diễn đàn ASEM lần này, có gì đáng chú ý ?

Nếu như tại thượng đỉnh ASEM lần thứ 11 ở Mông Cổ, vấn đề khủng bố và căng thẳng tại Biển Đông, trong bối cảnh Tòa Trọng Tài Thường Trực vừa ra phán quyết bác bỏ tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại phần lớn vùng biển này, thì khung cảnh nổi bật của thượng đỉnh ASEM lần thứ 12 này là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khởi sự từ vài tháng nay, với quyết định tăng thuế nhập khẩu song phương, với tổng số hàng trăm tỉ đô la hàng hóa.

Hàng loạt vấn đề quan trọng với châu Âu và châu Á, cũng có nghĩa là với thế giới (bởi các đối tác ASEM chiếm 60% dân số toàn cầu, 65% GDP và trao đổi 55% thương mại), sẽ được thảo luận tại Diễn đàn này. Từ các hồ sơ an ninh lớn như hạt nhân Bắc Triều Tiên, việc Mỹ hành xử đơn phương trong việc trừng phạt Iran, đến các triển vọng hợp tác kinh tế Á-Âu, sẽ được bàn thảo. Tuy nhiên, tăng cường hợp tác và nối kết Âu-Á trong bối cảnh xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng, đặc biệt do lập trường của chính quyền Mỹ, cũng như xu thế lấn lướt của Trung Quốc, một quốc gia được điều hành không minh bạch, có lẽ là thách thức hàng đầu của thượng đỉnh ASEM lần này.

Viện tư vấn về chính trị quốc tế Carnegie Endowment for International Peace (CEIP), có trụ sở tại Mỹ, nêu ra một số vấn đề đáng chú ý, qua nhận định của một số chuyên gia.

Diễn đàn ASEM diễn ra trong bối cảnh nào ? Khả năng đạt đồng thuận ra sao ?

Trước hết bà Lizza Bomassi, phó giám đốc chi nhánh châu Âu của Carnegie, nhấn mạnh đến các khó khăn trong nội bộ châu Âu khiến Liên Hiệp Châu Âu, cũng như các nước thành viên, có thể bị phân tâm trong dịp đối thoại quan trọng này, đặc biệt là cuộc thương lượng cam go với Luân Đôn cho Brexit, thái độ khó lường của chính phủ dân túy tại Ý, hay quan hệ khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa kể quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và Nga. Về phần mình, châu Á cũng có những mối bận tâm riêng. Cụ thể như Hàn Quốc đang xoay xở để bình ổn quan hệ với người anh em khó chơi phía bắc. Nhật Bản tìm cách hoàn tất thỏa thuận tự do mậu dịch với Liên Âu. Ấn Độ thì chuẩn bị bước vào cuộc tổng tuyển cử mùa xuân năm tới. Chưa kể đến Trung Quốc đang đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại gia tăng.

Trong một bối cảnh đầy trở ngại như vậy sẽ khó có thể có được một đồng thuận vững chắc trong khuôn khổ Diễn đàn này. Cũng có thể các bên sẽ bày tỏ sự nhất trí nào đó trong vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran, nhưng điều này chỉ để cho thấy là phương pháp hành xử ngoại giao theo kiểu truyền thống vẫn còn đất sống. Vấn đề hệ trọng nối kết Âu-Á ắt hẳn sẽ là thách thức lớn nhất, do nhiều điểm khác biệt giữa các bên, đặc biệt là giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Lizza Bomassi, điều mà các nước châu Âu và châu Á đều có chung quyền lợi, đó là bảo vệ định chế Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vị chuyên gia này nhấn mạnh : Bất chấp các lập trường hết sức khác biệt, WTO vẫn là định chế duy nhất có sức sống, có khả năng mang lại một cơ chế dựa trên luật pháp, để xử lý các tranh chấp thương mại toàn cầu.

Liên Hiệp Châu Âu hy vọng đạt được gì từ các đối thoại cấp cao này ?

Ông Erik Brattberg, giám đốc chương trình châu Âu của Carnegie, lưu ý là chiến lược để kết nối mạnh mẽ châu Âu với châu Á là ưu tiên hàng đầu của Liên Âu tại Diễn đàn ASEM lần thứ 12. Cụ thể là kết nối về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số giữa hai lục địa. Ủy Ban Châu Âu vừa công bố chiến lược kết nối mới giữa Âu và Á, xác lập một khung khổ cho phép Liên Hiệp Châu Âu thúc đẩy các dự án kết nối khu vực với các quốc gia châu Á trong nhiều lĩnh vực, từ giao thông vận tải, năng lượng đến kinh tế kỹ thuật số.

Cho dù một số lãnh đạo châu Âu phủ nhận, chiến lược này cần phải được coi như một câu trả lời trước dự án đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc, mang tên « Một vành đai, một con đường » (Nhất đới, nhất lộ), mà nhiều lãnh đạo châu Âu ngày càng lo ngại. Có nhiều lý do khiến Liên Hiệp Châu Âu lo ngại dự án « Một vành đai, một con đường » của Bắc Kinh. Cụ thể là việc các tiêu chuẩn về lao động, về môi trường, về nhân quyền không được tôn trọng, đấu thầu không minh bạch, không mở rộng. Và đặc biệt là chính sách bẫy nợ của Trung Quốc.

Quan điểm của châu Âu khi xây dựng chiến lược kết nối này không phải là chống lại Trung Quốc, mà nhằm khẳng định rõ lập trường của Liên Hiệp Châu Âu, là duy trì với thái độ cân nhắc các cam kết với Trung Quốc, cùng lúc với việc làm sáng tỏ các ưu tiên của châu Âu và «các lằn ranh đỏ ».

Trái ngược hẳn với dự án « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc, sáng kiến của Liên Hiệp Châu Âu nhằm tới thiết lập các khuôn khổ mang tính pháp lý, nhằm thực thi các dự án kết nối, mang tính minh bạch và bền vững. Việc Liên Hiệp Châu Âu thuyết phục được các nước châu Á, là dự án của mình có thể thay thế cho dự án của Trung Quốc, cũng như việc châu Âu có thể đầu tư đủ nguồn lực cho dự án này là thách thức rất lớn.

Liên Âu có thể làm gì trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng ?

Chuyên gia Yukon Huang, thuộc chương trình châu Á của Carnegie, cho rằng việc Hoa Kỳ tung ra đòn đánh thuế bổ sung với 250 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mới đây cho thấy chiến tranh thương mại đã trở thành hiện thực. Trong bối cảnh hai đối thủ đều có nhiều tiềm lực, cuộc đối đầu hứa hẹn một viễn cảnh tồi tệ. Liên Hiệp Châu Âu có thể đóng vai trò trung gian tháo gỡ khủng hoảng, tuy nhiên dường như các lãnh đạo châu Âu đang ở trong tình thế rối bời, nên khó lòng đảm nhiệm được công việc này.

Trên thực tế, Liên Hiệp Châu Âu có thế mạnh để đảm nhận sứ mạng nói trên. Quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mật thiết, nhưng giữa Liên Âu với Trung Quốc còn sâu sắc hơn. Trong vòng thập niên vừa qua, đầu tư châu Âu vào Trung Quốc cao gấp khoảng hai lần so với Mỹ. Điều này là do các nước châu Âu xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc máy móc, cũng như hàng hóa chất lượng cao, đồng thời sử dụng địa bàn Trung Quốc làm cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, châu Âu không dễ thực hiện vai trò trung gian tháo gỡ xung đột, bởi bản thân chính châu Âu cũng có nhiều vấn đề với Trung Quốc, giống như Hoa Kỳ, cụ thể như việc bị đối xử bất công tại thị trường Trung Quốc, liên quan đến đầu tư hay công nghệ cao chẳng hạn. Bên cạnh đó, chính Liên Âu cũng ở trong tình thế khó khăn hiện nay với Mỹ, khi một mặt phải thương thuyết một thỏa thuận thương mại mới với Mỹ, mặt khác phải nỗ lực để củng cố Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, định chế quốc tế mà tổng thống Mỹ tìm cách phá bỏ.

Vấn đề hết sức nan giải của Liên Hiệp Châu Âu hiện nay là, liệu các nhà lãnh đạo châu Âu, trong bối cảnh áp lực chính trị nội bộ chồng chất, có đủ khả năng cương quyết hành động và hành động một cách thực tế, để cùng với Trung Quốc cải tổ hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời phải bảo đảm làm sao để cho quan hệ vốn sâu sắc hơn nhiều với nước Mỹ không bị tổn hại.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181017-asem-2018-ket-noi-voi-chau-a-thach-thuc-hang-dau-cua-lien-au

 

Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA

Ủy ban châu Âu hôm 17/10 thông qua hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư EU – Việt Nam, mở đường cho việc ký kết để phê chuẩn.

‘Không có sức ép quốc tế, tôi không đi dự EVFTA được’

Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền

Quan hệ Việt Đức khôi phục trước khi EVFTA thông qua?

Ủy ban nay sẽ gửi cho Hội đồng châu Âu đề nghị hoàn tất hai thỏa thuận này.

Nếu Hội đồng thông qua, hai thỏa thuận sẽ được ký và trình cho Nghị viện châu Âu.

Theo giải thích của Ủy ban châu Âu, một khi Nghị viện đồng ý, thỏa thuận thương mại sẽ được Hội đồng châu Âu ký kết để đi vào hiệu lực.

Còn thỏa thuận bảo vệ đầu tư với Việt Nam sẽ chờ các nước thành viên trong EU phê chuẩn.

Thỏa thuận thương mại

EU loan báo thỏa thuận thương mại sẽ xóa bỏ hầu hết thuế quan hàng hóa giữa hai bên, cũng cam kết phát triển bền vững (gồm tôn trọng nhân quyền, quyền lao động, bảo vệ môi trường).

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố ngày 17/10 rằng hai thỏa thuận sẽ “đem lại lợi thế, lợi ích chưa từng có cho các công ty, người lao động và người tiêu dùng châu Âu và Việt Nam.”

Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmström giải thích: “Thông qua các thỏa thuận, chúng ta cũng có thể giúp lan tỏa đi các tiêu chuẩn cao của châu Âu, tạo ra khả năng để bàn thảo sâu sắc về nhân quyền và bảo vệ công dân.”

Theo thỏa thuận thương mại, Việt Nam sẽ

Xóa bỏ ngay 65% các loại thuế nhập khẩu từ EU, và phần còn lại sẽ xóa bỏ trong vòng 10 năm.

Nhiều bộ phận của ô tô, hiện chịu thuế có thể tới 32%, sẽ thành 0% sau 7 năm. Ô tô (trừ loại có dung tích xi-lanh lớn) xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm. Ô tô có dung tích xi-lanh lớn (trên 3000 cm3 với loại dùng xăng hoặc trên 2500 cm3 với loại dùng diesel) xóa bỏ thuế trong vòng 9 năm.

Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực

Một nửa hàng xuất khẩu dược phẩm EU sẽ ngay lập tức miễn thuế, và nửa còn lại thì sau 7 năm (hiện chịu thuế tối đa 8%).

Rượu vang, rượu mạnh, bia xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng10 năm. Rượu và đồ uống có cồn xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm.

Thịt heo đông lạnh sẽ miễn thuế sau 7 năm, thịt bò sau 3 năm, sản phẩm sữa sau khoảng 5 năm.

Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóaxuất khẩu sang EU, và cam kết không tăng thuế đối với các sản phẩm còn lại(trong đó có dầu thô và than đá).

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU

Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

EU sẽ không hoàn toàn mở cửa cho hàng nhập khẩu thuộc diện “sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm” của Việt Nam. Sẽ có quota để hạn chế số lượng hàng được EU miễn thuế, gồm các sản phẩm nông nghiệp như gạo, tỏi, nấm, trứng, đường…

Việc miễn thuế cho một số sản phẩm Việt Nam trong khu vực giày dép, dệt may sẽ chịu thời gian chuyển tiếp tối đa 7 năm.

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Trung Quốc vui vì Mỹ bỏ TPP

5 điều cần biết về tiền Trung Quốc

Để hưởng ưu đãi, EU sẽ áp dụng quy định về nguồn gốc hàng hóa, theo đó, buộc dùng vải sản xuất ở EU, Việt Nam hay Hàn Quốc (EU có thỏa thuận thương mại với nước này).

EU giải thích điều này để bảo đảm sản phẩm các nước mà EU không có thỏa thuận sẽ không thể được hưởng ưu đãi vào EU qua ngả Việt Nam.

Thỏa thuận đầu tư

Theo EU, thỏa thuận bảo vệ đầu tư sẽ bao gồm các “quy định hiện đại” được thực thi nhờ Hệ thống Tòa án Đầu tư mới có, thay thế các thỏa thuận song phương của 21 nước trong EU (hiện có tổng cộng 28 thành viên) đã có với Việt Nam.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ban đầu kết thúc đàm phán tháng 12/2015.

Nhưng tháng 5/2017, Tòa án Công lý Châu Âu ra ý kiến về thẩm quyền phê chuẩn các FTA của EU.

Theo đó, các nội dung về đầu tư gián tiếp của nước ngoài và cơ chế nhà đầu tư kiện Chính phủ sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia các nước thành viên (tức là nội dung này phải được cả EU và quốc gia thành viên đồng ý mới có hiệu lực).

Vì thế, để hiệp định có thể sớm hoàn tất, ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất.

Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một về thương mại và một về đầu tư.

Tháng 8/2018, hai bên công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (nay có tên là IPA).

Hiệp định thương mại tự do thuộc thầm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu.

Hiệp định bảo hộ đầu tư (bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư) cần sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45892696

 

Liên Âu trấn an các tổ chức phi chính phủ

về thỏa thuận mua gỗ với Việt Nam

Liên Âu đang tìm cách đánh tan những mối lo ngại của một số tổ chức bảo vệ môi trường ở Cambodia về một thỏa thuận mua gỗ nhiệt đới ký với Việt Nam.

Nhật báo Khmer Times hôm Thứ Hai 15/10 trích thư điện tử của đại sứ Liên Âu tại Cambodia, ông George Edgar, cho biết Liên Âu khuyến khích Cambodia có những bước đi cần thiết để ngăn chặn nạn khai thác gỗ phi pháp, và hai nước Cambodia và Việt Nam nên duy trì một cuộc đối thoại cởi mở và phối hợp các nỗ lực nhằm ứng phó với vấn đề trên thực tế. Ông Edgar cũng nói rằng Liên Âu quyết tâm chống nạn khai thác gỗ lậu và hoạt động buôn bán liên hệ. Đại sứ Liên Âu tại Cambodia cũng lưu ý rằng, Việt Nam cần phát triển hệ thống bảo đảm tính hợp pháp của gỗ Việt Nam- VTLAS.

Tuần trước, một nhóm tổ chức phi chính phủ ở Cambodia kêu gọi Liên Âu hoãn ký thỏa thuận thương mại về gỗ với Việt Nam, cho tới khi nào Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập cảng gỗ lậu khai thác từ rừng ở Cambodia. Ông Ouch Leng, một nhà hoạt động môi trường và cũng là chủ tịch của Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhân Quyền Cambodia, cho rằng Liên Âu không nên tin tưởng vào VTLAS, vì Việt Nam thường xuyên nhập gỗ lậu từ Cambodia, Lào và những nước khác. Ông Leng chỉ trích Liên Âu là tạo thêm vấn đề, vì thỏa thuận này có thể dẫn tới việc khai thác gỗ bất hợp pháp quy mô lớn kèm theo hoạt động vận chuyển lậu xuyên biên giới. Theo ông Leng, nếu không có người mua, thì không có người bán.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/lien-au-tran-an-cac-to-chuc-phi-chinh-phu-ve-thoa-thuan-mua-go-voi-viet-nam/

 

Biên giới Ireland gây bế tắc cho đàm phán về Brexit

Thanh Phương

Các cuộc đàm phán về việc đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ( Brexit ) cho tới nay vẫn vấp phải cản ngại chủ yếu, đó là vấn đề biên giới Ireland, một vấn đề khiến các nhà thương thuyết nhức đầu trong nhiều tháng qua. Cả Luân Đôn lẫn 27 thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu đều không muốn tái lập đường biên giới này, nhưng họ lại bất đồng về giải pháp.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu vì sao vấn đề này lại phức tạp đến mức nó gây bế tắc cho đàm phán về Brexit, khiến trưởng phái đoàn thương thuyết của Liên Hiệp Châu Âu đã phải đề nghị kéo dài thêm một năm thời kỳ chuyển tiếp sau Brexit.

Với việc Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đường biên giới dài 500 km giữa tỉnh Bắc Ireland ( thuộc Anh Quốc ) với Cộng hòa Ireland ( quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu ) sẽ trở thành đường biên giới trên bộ duy nhất giữa Anh Quốc với Liên Hiệp Châu Âu. Luân Đôn đã quyết định rút ra khỏi liên minh thuế quan và thị trường duy nhất châu Âu, tức là không còn có sự tự do đi lại và không còn các chuẩn và thuế quan chung, cho nên sẽ phải tái lập việc kiểm tra ở biên giới.

Theo số liệu thống kê của năm 2016 thì có đến 31% hàng xuất khẩu của Bắc Ireland là sang Ireland và mỗi ngày có đến khoảng 30 ngàn người qua lại biên giới. Cho nên, người dân và doanh nghiệp ở hai bên đang tha thiết mong muốn là sự giao thương và đi lại trong tương lai sẽ không bị cản trở do Brexit.

Mặt khác, hiệp định hòa bình 1998 đã chấm dứt các vụ bạo động ở hai miền. Việc tái lập đường biên giới giữa Bắc Ireland và Ireland đang gây lo ngại về nguy cơ tái diễn các vụ rối loạn đó. Cảnh sát dự báo là các nhóm bán quân sự vốn không chấp nhận hiệp định 1998 rất có thể sẽ tấn công vào các cơ sở ở đường biên giới được tái lập.

Giải pháp nào cho biên giới Ireland ?

Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị một quy chế đặc biệt cho Bắc Ireland, với những quy định giống như Liên Hiệp Châu Âu. Để đẩy nhanh tiến trình thương lượng, Luân Đôn vào tháng 12/2017 đã chấp nhận một giải pháp mang tên là « backstop », hay còn được gọi là « lưới an toàn », sẽ được áp dụng nếu không có giải pháp thương lượng nào tốt hơn, nhằm tránh việc tái lập biên giới Ireland. Trong những điều kiện đó, 27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu cho rằng Bắc Ireland có thể ở lại bên trong liên minh thuế quan và thị trường duy nhất châu Âu, không giới hạn thời gian. Nhưng đây là một giải pháp không thể chấp nhận được đối với Luân Đôn, vì họ cho là làm như thế sẽ gây tổn hại cho toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh và thị trường nước này.

Về phần mình, thủ tướng Anh Theresa May đã đề nghị là giải pháp « backstop » được áp dụng trên toàn bộ Vương quốc Anh và việc áp dụng phải giới hạn về thời gian. Nhưng Bruxelles đã bác bỏ cả hai đề nghị đó. Bà May cũng cho rằng trong tương lai gần nếu thành lập được một vùng tự do mậu dịch về hàng hóa, bao gồm cả Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu thì vấn đề biên giới Ireland sẽ được giải quyết. Nhưng đối với Bruxelles, việc thiết lập vùng tự do mậu dịch này sẽ được bàn đến sau, khi đàm phán về quan hệ tương lai giữa hai bên.

Cho dù 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu không chống lại dự án thiết lập vùng tự do mậu dịch, nhưng họ xem đây là mưu toan không thể chấp nhận được của thủ tướng Theresa May để cho Anh Quốc tiếp tục nằm trong thị trường duy nhất và liên minh thuế quan châu Âu với một quy chế dành riêng cho nước này.

Nhưng cũng phải thông cảm cho vị thế rất khó khăn hiện nay của bà Theresa May, vì thủ tướng Anh phải cần đến các dân biểu của DUP, một đảng nhỏ của Bắc Ireland, để có được đa số tuyệt đối ở Quốc Hội. Thế mà đảng này cho tới nay vẫn không chấp mọi quy chế đặc biệt cho tỉnh Bắc Ireland.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181017-bien-gioi-ireland-gay-be-tac-cho-dam-phan-ve-brexit

 

Nga có kế hoạch ‘bí mật’

nhằm loại bỏ giao dịch bằng USD

Kế hoạch gồm nhiều các biện pháp giúp các cá nhân, tổ chức ở Nga thu lợi nhiều hơn nếu sử dụng đồng rúp, kể cả trong và ngoài nước.

Đài RT ngày 16.10 đưa tin chính phủ Nga đang có kế hoạch bí mật nhằm loại bỏ sự lệ thuộc vào đồng USD và giúp các nhà sản xuất trong nước đạt lợi nhuận nhiều hơn nhờ giao dịch bằng đồng rúp.

Đây là bản kế hoạch chi tiết nhằm thực thi kế hoạch đưa ra mới đây, trong đó doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT nhanh hơn, bên cạnh những ưu đãi khác nếu bỏ đồng USD trong giao dịch.

Danh sách chi tiết đang được Bộ Tài chính, Bộ Phát triển kinh tế và Ngân hàng Trung ương Nga soạn thảo trước khi trình lên Thủ tướng Dmitry Medvedev. “Chúng tôi vẫn còn một số bất đồng giữa các ban ngành và sẽ phải hoàn chỉnh nhanh chóng để chính phủ xem xét”, Thứ trưởng Tài chính Nga Alexey Moiseev nói.

Ông Moiseev cũng cho biết thêm rằng kế hoạch chi tiết sẽ lưu hành nội bộ chứ không được công bố.

Trước đó, giới chức Nga cho hay kế hoạch sẽ không cấm lưu hành đồng USD ở Nga nhưng sẽ có vô số biện pháp nhằm thúc đẩy giao dịch bằng đồng nội tệ. Kế hoạch cũng không cấm các tổ chức tín dụng cung cấp khoản vay bằng đồng USD nhưng lợi nhuận sẽ không cao như khi cho vay đồng rúp.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24196-nga-co-ke-hoach-bi-mat-nham-loai-bo-giao-dich-bang-usd.html

 

Cambridge muốn xé nhỏ tour du lịch TQ

Quốc tới thành phố nên chia thành những toán nhỏ hơn.

Họ phàn nàn rằng các tour đông người “làm những phố nhỏ kẹt cứng không ai qua lại được”.

Du khách ‘bị đưa ra nghĩa địa’, Trung Quốc đòi Thụy Điển xin lỗi

Cả đoàn ‘theo chân bác Tập’ đến York ăn cá rán

Du khách TQ từ chối xuống thăm đảo Jeju

Theo báo The Guardian (13/10/2018), CEO của cơ quan quảng bá du lịch Cambridge, bà Emma Thornton nói thành phố đang nghiên cứu một kế hoạch bắt các tour phải chia nhỏ ra.

“Nhiều du khách, nhất là người từ Trung Quốc, thường đi cùng nhau thành các nhóm đông đảo, có khi 50 người.”

Theo bà Thornton, điều này “gây lo ngại cho những người dân sinh sống, làm việc trong thành phố, ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ ngay trong trung tâm”.

Sau đó, bà Thornton có đổi cách nói, và phát biểu rằng cơ quan du lịch Cambridge “hoan nghênh người đến từ mọi quốc gia”.

Tuy thế, ý kiến của bà rằng thành phố muốn “tác động đến hành vi ứng xử” của du khách, và không nên để một nhóm 50 người chắn cả King’s College, được cho là nhắm vào du khách Trung Quốc.

Theo các báo Anh, ngoài chuyện thăm thành phố Cambridge, du khách Trung Quốc còn thường đến trường King’s College, có từ thế kỷ 15 để xem một cái cây.

Cây này nổi tiếng vì có một sinh viên Trung Quốc là Từ Chí Ma (Xu Zhimoi, tử nạn năm 1931) viết bài thơ trên đá ở gốc cây từ hồi đầu thế kỷ 20.

Người Trung Quốc gọi Cambridge là Khang Kiều, và bài thơ Tái Biệt Khang Kiều (Say Goodbye to Cambridge Again) đã được phổ nhạc và dịch ra tiếng Anh.

Tuy nhiên, thời Từ Chí Ma sang Anh thì người Trung Quốc ở nước này rất ít, và đa số là trí thức, khác với thời đại du lịch đại chúng ngày nay.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45875425

 

Thủ tướng Armenia từ chức

để thúc đẩy bầu cử Quốc Hội trước thời hạn

Mai Vân

Phát biểu trên đài truyền hình vào tối qua, 16/10/2018, thủ tướng Armenia Nikol Pachinian đã thông báo từ chức. Sự kiện này đã không gây nhiều ngạc nhiên vì mục tiêu của ông Pachinian là tạo cơ sở cho việc giải tán Quốc Hội đương nhiệm để tổ chức một cuộc bầu cử trước thời hạn dự kiến vào trung tuần tháng 12 tới đây, trong đó ông hy vọng giành được đa số để tiếp tục cầm quyền.

Thông tín viên RFI tại Erevan, Constance Léon, cho biết thêm chi tiết :

« Tối thứ Ba hôm qua, vào lúc 20 giờ, thủ tướng Nikol Pachinian đã thông báo từ chức trên truyền hình nhà nước Armenia. Diễn văn rất long trọng, và thủ tướng tỏ ra rất tin tưởng.

Trong hai tuần tới đây, nếu thỏa thuận giữa thủ tướng và các dân biểu vẫn được tôn trọng, thì Quốc Hội sẽ giải tán. Theo Hiến Pháp Armenia, việc thủ tướng từ chức sẽ cho phép tổ chức bầu cử trước thời hạn, với điều kiện là không có một thủ tướng nào khác được các dân biểu đề cử trong thời gian trước cuộc bỏ phiếu. Đó là điều mà ông Nikol Pachinian đã yêu cầu họ.

Tuy nhiên, quyết định của ông Pachinian có vẻ phiêu lưu, vì đa số ghế hiện nay ở Quốc Hội hiện nằm trong tay đảng Cộng Hòa bảo thủ, vẫn chống đối cuộc “cách mạng” mà ông Pachinian tiến hành tháng 5 vừa qua.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181017-thu-tuong-armenia-tu-chuc-de-thuc-day-bau-cu-quoc-hoi-truoc-thoi-han

 

Nhìn từ hai vụ ‘mất tích’ nổi cộm ở Trung Quốc

Andreas IllmerBBC News

Sự biến mất gần đây của hai công dân Trung Quốc nổi tiếng khiến quốc tế một lần nữa nhìn vào hệ thống pháp lý và các vụ bắt giữ bí mật ở nước này.

Đầu tiên là vụ biến mất của nữ diễn viên hàng đầu Phạm Băng Băng, người tham gia bom tấn X-Men và Iron Man.

Người ta không thấy cô xuất hiện trong nhiều tháng và im lặng trên mạng xã hội, trước khi đột ngột đưa ra lời xin lỗi vì trốn thuế vào đầu tháng 10/2018.

Chủ tịch Interpol bị bắt ở TQ vì đã ‘nhận hối lộ’

Trung Quốc xác nhận bắt Giám đốc Interpol

Chủ tịch Interpol người Trung Quốc ‘mất tích’

Bạn có muốn xem gameshow về Tập Cận Bình?

Hai ngày sau khi cô tái xuất, lại có tin giám đốc Interpol Mạnh Hoành Vỹ mất tích trong chuyến đi Trung Quốc. Vợ ông tiết lộ tin nhắn gần nhất mà chồng bà gửi là biểu tượng một con dao mà bà hiểu là ông đang gặp nguy hiểm.

Ngày 8/10, chính quyền Trung Quốc tuyên bố ông Mạnh đang bị điều tra cáo buộc nhận hối lộ.

Trong khi hai trường hợp này khiến quốc tế chú ý, các vụ cưỡng ép mất tích không có gì mới lạ ở Trung Quốc.

Biến mất, thú tội, án tù

Tuy nhiên, những trường hợp mới nhất này cho thấy cách các vụ cưỡng ép mất tích là một phần trong việc cai trị dưới thời Chủ tịch Tập”, Michael Caster, nhà nghiên cứu và tác giả cuốn The People’s Republic of the Disappeared (Cộng Hòa Nhân Dân Biến Mất) nói.

Ông cho biết thêm, thông thường kịch bản diễn ra như thế này:

Các cá nhân biến mất và phải mất nhiều ngày hoặc vài tuần cho đến khi chính quyền xác nhận rằng người đó đang bị giam giữ và họ bị buộc tội gì

Cuối cùng, có lời thú tội công khai và lời xin lỗi – dù một số người bị giam nhiều năm mà không có tin gì

Thường thì sau đó sẽ có thêm lệnh giam hoặc án tù – Phạm Băng Băng thay vì chịu án tù thì bị phạt 129 triệu đôla.

Nạn nhân của các vụ biến mất có thể thuộc các tầng lớp khác nhau: luật sư nhân quyền, quan chức tham nhũng, quan chức bị nhắm đến vì mục đích chính trị, người bán sách khiến lãnh đạo Đảng tức giận…

Từ khi Tập Cận Bình nắm quyền năm 2012, không gian bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp – và giới hoạt động nói rằng cuộc đàn áp ngày càng gay gắt hơn và có hệ thống hơn.

Trong số quan chức “mất tích” được cho là vì mục đích chính trị, nhân vật cấp cao nhất là Chu Vĩnh Khang, người từng nắm vị trí quyền lực thứ ba ở Trung Quốc. Vào năm 2015, ông Chu bị bỏ tù vì tội hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật nhà nước.

Mạnh Hoành Vỹ được thăng chức thứ trưởng Bộ Công an dưới thời ông Chu và giới chức Trung Quốc nói mục đích là “loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng nguy hiểm của Chu Vĩnh Khang” khi công bố những cáo buộc chống lại ông Mạnh.

Điều này khiến giới quan sát tin rằng trong vụ ông Mạnh có yếu tố chính trị.

Phạm Băng Băng nộp phạt và thuế 130 triệu đôla

‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ ghi vào Điều lệ Đảng?

TQ: Xôn xao vụ phóng viên ‘nhìn bất mãn’

Ông Mạnh là nhân vật cao cấp mới nhất bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi của Trung Quốc.

Trong một thông báo về cuộc điều tra, Bộ Công an Trung Quốc nói cuộc điều tra là “đúng đắn, khôn khéo và cho thấy quyết tâm của chính quyền để tiếp tục nỗ lực chống tham nhũng.”

Interpol là ở quan cảnh sát toàn cầu phối hợp các lực lượng cảnh sát trên toàn thế giới, trong đó có các cuộc tìm kiếm người mất tích và người bị truy nã.

Ban thư ký của Interpol điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức gồm 192 thành viên này, và chủ tịch chủ yếu đóng vai trò xã giao.

Sau khi chuyện ông Mạnh mất tích được công khai hôm thứ Sáu 6/10, có đồn đoán rằng ông đã bị Trung Quốc bắt giữ. Một số các quan chức chính phủ cao cấp, tỷ phú và thậm chí ngôi sao hạng A đã biến mất trong những tháng gần đây.

Nhưng các phóng viên nói vị trí cao của ông Mạnh trong Interpol từng được coi là một niềm tự hào của Bắc Kinh, đặt câu hỏi ông đã làm ai bực tức hay đã làm gì để trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập.

Interpol nói gì về chuyện này?

Trong một tuyên bố trên Twitter, tổ chức này cho hay đã nhận được quyết định từ chức của ông Mạnh và quyết định có hiệu lực ngay lập tức.

Interpol đã bổ nhiệm phó chủ tịch cấp cao, ông Kim Jong-yang của Hàn Quốc, làm quyền chủ tịch.

Chủ tịch mới sẽ được bầu để đảm nhiệm thay ông Mạnh trong hai năm còn lại của ông ở cương vị này. Việc bầu chọn sẽ diễn ta tại hội nghị của Interpol ở Dubai vào tháng tới.

Hôm thứ Bảy 6/10, Interpol đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ tình trạng của ông Mạnh, và rằng tổ chức này lo ngại cho an sinh của ông.

Cho tới giờ, chưa có lời nào từ ông Mạnh về các tội mà ông bị cáo buộc.

Vợ ông Mạnh nói gì?

Chính quyền Pháp đã mở một cuộc điều tra và đặt vợ ông Mạnh dưới sự bảo vệ của cảnh sát sau khi bà nhận nhiều lời đe dọa.

Bà Grace Mạnh đã nói với các nhà báo trước khi Trung Quốc xác nhận họ bắt giữ ông Mạnh rằng bà cho rằng ông đang gặp nguy.

Bà Grace Mạnh cũng kêu gọi sự trợ giúp quốc tế để tìm kiếm chồng mình.

Trong ngày ông Mạnh mất tích, bà cho hay ông gửi tin nhắn cho bà trên mạng xã hội, nói chờ ông gọi điện, trước khi gửi hình ảnh một con dao, ám chỉ nguy hiểm.

“Tôi không biết điều gì đã xảy ra với ông ấy,” bà Mạnh nói.

Bà Grace Mạnh, quay lưng về phía camera nhằm tránh bị nhận dạng do lo sợ cho an toàn của mình, cố kìm nén tiếng nức nở khi đọc một tuyên bố bằng tiếng Anh và Trung.

“Chúng tôi luôn kết nối với nhau bằng trái tim. Anh ấy sẽ hỗ trợ tôi thực hiện điều này. Vụ việc này thuộc về công bằng và công lý. Thuộc về cộng đồng quốc tế. Và thuộc về người dân quê hương tôi.”

Tầm với của Đảng Cộng sản

Phân tích của phóng viênBBC Robin Brant từ Bắc Kinh

Khi ông Mạnh Hoành Vỹ được cử giữ chức giám đốc Interpol hai năm trước, một tờ báo Trung Quốc viết điều đó sẽ “thúc đẩy sự hiểu biết ở nước ngoài về hệ thống pháp luật Trung Quốc”.

Vụ việc này có lẽ không phải là điều có thể ngờ được lúc đó. Việc “từ chức” của ông và việc ông bị bắt giữ cho thấy rõ rằng chính luật của Trung Quốc – và luật lệ của Đảng Cộng sản cầm quyền – là trên hết cho bất kỳ quan chức chính phủ nào. Ngay cả khi họ được cử sang làm việc ở Pháp.

Ủy ban Giám sát Quốc gia mới của Trung Quốc – một cơ quan chống tham nhũng – nói ông Mạnh đang bị điều tra vì “vi phạm luật pháp”.

Nhưng điều quan trọng mà cơ quan này không nói, tương tự như các vụ bắt giữ các nhân vật cao cấp như vụ này, là tội “vi phạm điều lệ Đảng”.

Cơ quan chống tham nhũng đã nhắm vào hàng ngàn người trong một chiến dịch không mệt mỏi do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Có tin đồn rằng ông Mạnh có thể bị lật đổ vì ông có liên hệ với một nhân vật cao cấp khác trong đảng, người đã trở nên thất sủng với các lãnh đạo Đảng Cộng sản.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45854854

 

Trung Quốc ‘khai trừ đảng’

hai cựu tướng hàng đầu vì tham nhũng

Trung Quốc vừa khai trừ đảng hai cựu tướng vì tội tham nhũng (một trong hai người đã chết) nói rằng sự bất trung và tham lam của họ đã làm hại quân đội, Reuters dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hôm 16/10.

Trong hai bài ngắn và gần như giống hệt nhau, hãng tin chính thức Tân Hoa Xã cho biết cuộc điều tra tướng Phòng Phong Huy, cựu Tổng tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã có kết luận và hồ sơ vụ này đã được chuyển sang cho viện kiểm sát.

Một vị tướng khác, tướng Trương Dương, một thành viên của Quân ủy Trung ương bên cạnh tướng Phòng cho đến khi cả hai bị mất chức vào năm ngoái, đã tự tử hồi tháng 11 trong lúc đang bị điều tra về tội tham nhũng.

Theo cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, hai cựu tướng này bị tình nghi đã đưa và nhận hối lộ, và nắm giữ khối lượng lớn tài sản lớn mà không thể giải thích nguồn gốc.

Quân đội Trung Quốc được xem là lớn nhất thế giới và đang trong chiến dịch hiện đại hóa đầy tham vọng. Đây cũng là trọng tâm chính của những nỗ lực chống tham nhũng dài hơi của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Cả hai cựu tướng đều là những nhân vật có ảnh hưởng. Sự sụp đổ của họ được xem là một phần của cuộc tái cơ cấu lãnh đạo quân sự, vốn giúp cho ông Tập cài đặt những phe cánh đáng tin cậy và củng cố quyền kiểm soát lực lượng vũ trang.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-khai-tru-dang-hai-cuu-tuong-hang-dau-vi-tham-nhung/4616038.html

 

HRW lo ngại trẻ em Duy Ngô Nhĩ

bị Bắc Kinh tách khỏi cha mẹ

Mai Vân

Sau khi tiết lộ cách đây một tháng là có khoảng 1 triệu người Hồi Giáo bị bắt đưa vào các trại cải tạo ở Tân Cương, tổ chức bảo vệ nhân quyền Mỹ Human Rights Watch, vào hôm qua, 16/10/2018, đã lên tiếng báo động về số phận các trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào cô nhị viện, sau khi cha mẹ bị bắt.

Trong một bản thông cáo báo chí, tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York này đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả về cho gia đình những trẻ em đang bị giữ trong các cô nhi viện, sau khi bố mẹ các em bị giam giữ một cách tùy tiện.

Theo một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì có đến 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và sắc tộc khác nói tiếng Thổ ở Tân Cương đã bị bắt giam trong các trại cải tạo. Vấn đề được HRW nêu lên hôm qua là số phận con em những người bị đưa đi cải tạo, một số được người thân đón về, nhưng một số bị đưa đến các cô nhi viện Nhà nước.

Bà Sophie Ridcharson, giám đốc phụ trách Trung Quốc của HRW, giải thích: “Điều đáng lo ngại là trong tình hình đàn áp và chia cắt này, việc trẻ em bị tách khỏi gia đình, ông bà, chú bác, sẽ tạo ra một thế hệ bị chấn thương tâm lý”.

Một điểm đáng quan ngại khác đối với bà Richardson, là chủ trương tách ly con cái khỏi bố mẹ này cho phép Trung Quốc “xóa bỏ hoàn toàn bản sắc của cả một dân tộc”.

Theo bà Richardson, trong vài tuần nữa, tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc sẽ được đưa ra xem xét ở Liên Hiệp Quốc và đây sẽ là cơ hội then chốt để các quốc gia khác, như Pháp chẳng hạn, chất vấn Bắc Kinh về việc tách ly con cái khỏi gia đình để đưa vào cô nhi viện, cũng như yêu cầu Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo và trả tự do cho những người bị giam giữ trong đó.

Sau một thời gian dài chối cãi, Trung Quốc hôm qua đã đổi giọng. Một lãnh đao ở Tân Cương đã gián tiếp công nhận là có những trại cải tạo, nhưng khẳng định rằng đó chỉ nhằm mục tiêu chống khủng bố, thông qua các trung tâm “dạy nghề”.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181017-hrw-lo-ngai-tre-em-duy-ngo-nhi-bi-bac-kinh-tach-khoi-cha-me