Tin khắp nơi – 15/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/10/2018

Sự tàn phá của bão Michael gây choáng váng

Ở Mexico Beach, bang Florida, khu dân cư nhỏ ven biển vịnh Mexico hầu như bị cơn bão Michael xóa sổ khỏi bản đồ nước Mỹ.

“Khu vực Mexico Beach đã bị tàn phá”, Thống đốc bang Rick Scott nói về thị trấn nơi cơn bão đã đổ bộ với những cơn gió mạnh tới 250 km/h và là một trong những cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất đối với Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ.

“Nơi này giống như một vùng chiến sự”, ông nói hôm 13/10 khi ông đi thăm thị trấn có 1.000 dân.

Bão đã làm 17 người tử vong ở 4 bang. Thiệt hại tài sản ở Mexico Beach là rất lớn, nhiều ngôi nhà và cửa hàng đã bị san phẳng tới móng bê tông của chúng.

Giám đốc phòng y tế của thị trấn, Patricia Cantwell, nói với VOA: “Tôi đã sống qua cơn bão Andrew ở miền nam Florida năm 1992, nên biết rằng sẽ mất một thời gian. Mọi chuyện trông có vẻ thật quá sức khi mới bắt đầu xây dựng lại, nhưng, bạn biết đấy, cứ làm dần từng ngày một. Sẽ mất nhiều năm để dựng lại và đưa mọi thứ hoạt động trở lại”.

Brock Long, người đứng đầu Cơ quan Quản trị Tình trạng Khẩn cấp Liên bang, cho biết số người chết ở Mexico Beach có thể còn tăng lên, khi nhân viên cứu hộ tiếp tục tìm kiếm trong đống đổ nát do cơn bão để lại. Có thể mất thêm 10 ngày nữa mới ước tính đầy đủ được về thiệt hại.

https://www.voatiengviet.com/a/su-tan-pha-cua-bao-michael-gay-choang-vang/4613059.html

 

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Cuộc chiến cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như ‘lời tuyên chiến’ từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?

TQ đáp trả Mỹ bằng biểu thuế quan mới

Trump thay HR McMaster bằng John Bolton

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới ử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn “nảy lửa” ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc ‘Chiến Tranh Lạnh Mới’.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại (“Make America Great Again”) hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết (“America First”) như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm ca cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là “ông bình dân gần gũi”, nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và “không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ”, theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như “một viên đá nhắm hai con chim”, vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy “oai lực” của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?

TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.

Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ xiết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam lần hai

TQ sợ Mỹ ngăn chặn Tân Hoa Xã

Tàu TQ suýt va chạm tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hối và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữa tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hhiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ “The Next Recession” thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại ‘nhà tiên tri’ về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền “kinh tế thực” (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý “tẩu tán tài sản” của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn ‘quân biết nói tiếng Hoa’ vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương ‘gần Nga xa Trung Quốc’, trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng ‘đạo diễn’ Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn ‘đồng minh một lúc’ là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để ‘giúp Nga đánh Hoa’ vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và “mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025”.

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh “một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới” là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều “nhường nhịn” với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để “nắn gân Trung Quốc” và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn ‘Đường Lưỡi Bò’ ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn ‘Made in China‘ bằng ‘mác Việt Nam giả’ để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với ‘âm mưu’ này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng ‘mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc’ lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một lên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN– vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.

Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế “đu dây” của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế “Chẳng Đặng Đừng” duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45862058

 

Mỹ Sẽ Bán Đài Loan Vũ Khí

TAIPEI, Đài Loan — Bản tin RTI ghi nhận rằng Mỹ sẽ bình thường hoá bán vũ khí cho Đài Loan, Bộ Quốc phòng: Giúp nâng cao năng lực quốc phòng.

Về vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ sẽ đi theo hướng bình thường hoá. Ngày 12/10 phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, ông Trần Trung Cát cho biết cảm ơn Mỹ dựa theo Luật quan hệ Đài Loan, giúp đỡ Trung Hoa Dân quốc nâng cao năng lực quốc phòng.

Vào ngày 11/10 trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, đặc trách các vấn đề an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, ông Randall Schriver cho biết, về phương diện bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ đang tiến hành theo hướng bình thường hoá, và đây cũng là mối quan hệ mua bán vũ khí cho nước ngoài giữa chính phủ và chính phủ.

Bản tin RTI ghi lời Ông Trần Trung Cát nói, năm nay phía Mỹ vừa thông qua dự luật bán các phụ kiện có liên quan đến chiến đấu cơ F-16 trị giá 330 triệu mỹ kim. Ông cho biết, chính phủ Đài Loan rất cảm ơn chính phủ Mỹ đã giữ lời hứa giúp đỡ năng lực phòng thủ của Đài Loan, khi được các phóng viên hỏi điều này có khiến cho Trung Quốc nổi giận hay không, ông Trần Trung Cát trả lời, Trung Hoa Dân quốc là một nước độc lập chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ hoà bình ổn định tại vùng biển Đài Loan, những gì mà Đài Loan cống hiến thì không thể chất vấn nghi ngờ.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi lời Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Tư tuyên bố sẽ tăng cường an ninh quốc gia, nói rằng chính phủ của bà sẽ không khuất phục trước áp bức của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh gia tăng sức ép để khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo tự trị này.

Những phát biểu của bà Thái được đưa ra vài tuần trước các cuộc bầu cử địa phương khắp hòn đảo này vào cuối tháng 11, được xem là tín hiệu báo trước thành tích của đảng cầm quyền của bà trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020.

“Vào thời điểm này, hăm dọa và áp lực ngoại giao của Trung Quốc không chỉ làm tổn hại mối quan hệ giữa hai bên, mà còn thách thức nghiêm trọng sự ổn định hòa bình ở Eo biển Đài Loan,” bà nói trong một bài phát biểu nhân Ngày Quốc khánh ở Đài Bắc.

Đài Loan sẽ tăng ngân sách quốc phòng hàng năm để đảm bảo họ có thể bảo vệ chủ quyền của mình, bà Thái nói, bằng cách nâng cấp năng lực quân sự và sự tự túc, bao gồm việc tiếp tục phát triển các máy bay và tàu ngầm huấn luyện tiên tiến trong nước.

Trung Quốc, nước coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, đã gia tăng áp lực quân sự và ngoại giao lên Đài Bắc, dẫn tới một giai đoạn khó khăn cho tổng thống và Đảng Dân Tiến của bà.

Ba cựu đồng minh của Đài Loan – El Salvador, Burkina Faso và Cộng hòa Dominica – đã quay sang thiết lập bang giao với Bắc Kinh trong năm nay, và quân đội Trung Quốc đã đẩy mạnh các cuộc tập trận bao vây Đài Loan, điều mà Đài Bắc đã lên án là sự hăm dọa.

Đài Loan phải hợp tác với các nước khác để xây dựng một liên minh bảo vệ dân chủ, bà Thái nói, cảm ơn Nghị viện Châu Âu và Mỹ về sự ủng hộ của họ.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán cho Đài Loan những phụ tùng thay thế cho các máy bay chiến đấu F-16 và các máy bay quân sự khác trị giá tới 330 triệu đôla, một bước đi mà Trung Quốc nói là gây nguy hại cho sự hợp tác Trung-Mỹ.

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để buộc Đài Loan khuất phục dưới quyền kiểm soát của mình và thường xuyên gọi hòn đảo là vấn đề nhạy cảm nhất trong mối quan hệ của họ với Mỹ.

Quan hệ với Bắc Kinh đã tụt dốc mạnh kể từ khi bà Thái nhậm chức vào năm 2016. Trung Quốc nghi ngờ bà muốn thúc đẩy độc lập chính thức, một lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh.

VOA ghi nhận thêm rằng về phần mình, bà Thái đã nhiều lần nhấn mạnh việc duy trì hiện trạng kể từ khi lên nắm quyền.

Hôm thứ Tư, bà kêu gọi một nỗ lực đa quốc gia để chống lại một số hình thức xâm nhập, chẳng hạn như việc lan truyền những tin vịt được thực hiện bởi một số nước mà bà không nêu tên.

“Tôi muốn cam kết với tất cả mọi người rằng chúng ta sẽ không liều lĩnh gia tăng sự thù địch, nhưng chúng ta sẽ không khuất phục hay qui hàng,” bà nói.

https://vietbao.com/a286488/my-se-ban-dai-loan-vu-khi

 

Giáo hoàng hy vọng

đi thăm Bắc Triều Tiên vào mùa xuân tới

Mai Vân

Lãnh đạo đảng Dân Chủ đang cầm quyền tại Hàn Quốc vào hôm nay, 15/10/2018 tiết lộ : Giáo hoàng Phanxicô hy vọng đi Bắc Triều Tiên vào mùa xuân tới đây theo lời mời của lãnh đạo Kim Jong Un.

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, ông Lee Hae Chan, lãnh đạo đảng Dân Chủ Hàn Quốc đã cho biết như trên, nhưng không nói rõ ông có được thông tin từ đâu.

Trong một cuộc họp với một số nhân vật cao cấp trong đảng, ông Lee chỉ tiết lộ : « Tôi nghe nói có thảo luận chung quanh ý muốn của giáo hoàng Phanxicô hy vọng đi thăm Bắc Triều Tiên vào mùa xuân sắp tới… Đấy sẽ là một cử chỉ đầy ý nghĩa ».

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã đưa ra lời mời giáo hoàng trong cuộc gặp với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 vừa qua. Ông Moon Jae In dự kiến chuyển lời mời này đến giáo hoàng khi ông đến Vatican ngày 17 và 18/10.

Đài Loan mời đức giáo hoàng viếng thăm

Không chỉ có Bắc Triều Tiên, đức giáo hoàng Phanxicô cũng đã được Đài Loan mời đến thăm. Hãng tin Anh Reuters trích dẫn một thông cáo của phủ tổng thống Đài Loan cho biết là lời mời đã được phó tổng thống Đài Loan Trần Kiến Nhân (Chen Chien Jen) chuyển giao nhân cuộc hội kiến với đức giáo hoàng vào hôm qua, 14/10/2018 tại Tòa Thánh Vatican.

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo chỉ trả lời là sẽ cầu nguyện cho Đài Loan, nhưng không nói về thời điểm ghé thăm.

Trên mạng xã hội, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã cảm ơn giáo hoàng và hứa sẽ hành động tích cực và cụ thể để ủng hộ ngài.

Giới quan sát nhấn mạnh là lời mời giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Đài Loan được đưa ra vài tuần sau khi Vatican và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc đề cử giám mục (22/09/2018).

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181015-giao-hoang-hy-vong-di-tham-bac-trieu-tien-vao-mua-xuan-toi

 

Quốc tế Thời sự thế giới Tư liệu Liên minh tình báo

 lớn nhất thế giới “bài binh bố trận” đối phó với TQ

Năm quốc gia trong mạng lưới tình báo hàng đầu thế giới trao đổi những thông tin mật về các hoạt động ở nước ngoài của Trung Quốc với các quốc gia đối tác khác kể từ đầu năm nay, 7 quan chức của 4 nước tiết lộ với Reuters.

Theo hãng tin Reuters, việc tăng cường hợp tác trong liên minh Five Eyes – gồm Australia, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ – với các quốc gia như Đức và Nhật Bản là dấu hiệu của một mặt trận quốc tế mở rộng chống các hoạt động gây ảnh hưởng và đầu tư của Trung Quốc.

Một số quan chức giấu tên cho biết, việc tăng cường hợp tác liên quan đến sự mở rộng không chính thức của nhóm Five Eyes trong các vấn đề cụ thể liên quan tới sự can thiệp ở nước ngoài.

Một số nguồn tin cho hay, ngoài Trung Quốc là trọng tâm chính, các cuộc trao đổi cũng bàn về Nga.

“Các cuộc tham vấn với các đồng minh, với các đối tác cùng chí hướng về cách ứng phó với chiến lược quốc tế quyết đoán của Trung Quốc đã trở nên thường xuyên hơn và đang tập trung thành động lực” – một quan chức Mỹ nói.

Theo quan chức này, từ các cuộc trao đổi mang tính chất tình thế, hiện đã đưa tới các tham vấn mang tính chi tiết hơn về cách thức thực hiện tốt nhất và các cơ hội cho hợp tác sâu rộng hơn.

Tất cả các chính phủ liên quan, trong đó có cả Đức và Nhật Bản đều từ chối bình luận, theo Reuters.

Những nguồn tin của Reuters cho biết, các cuộc đàm phán vẫn đang trong vòng bí mật và chủ yếu là dưới hình thức song phương.

Theo hai nguồn tin, Pháp cũng có tham gia nhưng ở mức độ ít thường xuyên và ít toàn diện hơn.

Các quan chức cho hay, loạt các họat động tham vấn diễn ra trong những tháng gần đây. Trong đó, Washington phụ trách định hướng hợp tác trong vấn đề về đầu tư và Canberra đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc nâng cao nhận thức về sự can thiệp chính trị.

Họ cho biết, các cuộc trao đổi diễn ra giữa các nhà ngoại giao, các quan chức tình báo và người đứng đầu chính phủ.

Một nguồn tin từ quốc gia trong nhóm Five Eyes trực tiếp tham gia các cuộc trao đổi trong nhóm về những hoạt động ở nước ngoài của Trung Quốc cho biết, những biến động hiện nay “thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn và thực sự mở rộng trong việc chia sẻ thông tin tình báo”.

http://biendong.net/diem-tin/24152-quoc-te-thoi-su-the-gioi-tu-lieu-lien-minh-tinh-bao-lon-nhat-the-gioi-bai-binh-bo-tran-doi-pho-voi-tq.html

 

S-400 trở thành vũ khí ngoại giao của Putin

như thế nào?

Tên lửa S-400 được giới thiệu như là một trong những vũ khí phòng không hiện đại nhất thế giới, giờ trở thành tinh hoa trong xuất khẩu vũ khí Nga và còn là đòn bẩy ngoại giao của Kremlin đang được Hoa Kỳ theo dõi rất sát.

Tác giả Pierre Avril có bài viết trên nhật báo le Figaro số ra ngày 15/10/2018 xung quanh hệ thống tên lửa hiện đại của Nga gần đây đang được nói tới nhiều. RFI Tiếng Việt tóm lược nội dung chính của bài viết:

S-400 có phải là loại vũ khí bất khả chiến bại?

Trong cuộc tập trận lớn gần đây “ Vostok 2018” trong vùng Siberi, Nga đã cho trình diễn trên thực địa tên lửa S-400. Loại vũ khí siêu nặng này đã hoàn thành nhiệm vụ, tiêu diệt mọi mục tiêu như dự kiến. Giữa tháng 9, Matxcơva đã cho phô diễn sức mạnh của thứ vũ khí phòng không được coi như lá bùa hộ mệnh của quân đội Nga, do tổ hợp quốc phòng Nhà nước Almaz Antey chế tạo. Ba tuần sau, trong chuyến thăm New Delhi của tổng thống Vladimir Putin, Ấn Độ ký với Nga hợp đồng trị giá 5,2 tỷ đô la mua giàn vũ khí hiện đại này.

Luôn ám ảnh phải cạnh tranh với Washington, chính quyền Nga không ngừng so sánh S-400 của họ với tên lửa Patriot, nhằm khẳng định sự vượt trội của vũ khí Nga so với Mỹ. Họ không đếm xỉa đến Israel, các nước châu Âu hay Trung Quốc là những quốc gia cũng đang phát triển hệ thống phòng không cho riêng mình.

Hãng tin Spunik của Kremlin giải thích rằng các tên lửa Nga sẽ nhanh gấp 2 lần so với Patriot, bán kính hoạt động rộng gấp 3 lần và nhất là việc triển khai nhanh gấp 5 lần. Một khả năng khác là cùng lúc, người ta có thể điều khiển 13 dàn S-400. Điểm mấu chốt, theo Spunik, S-400 chỉ có giá 80 triệu euro trong khi hệ thống Patriot của Mỹ phải lên tới gần 1 tỷ euro.

Vassili Kachin, nhà phân tích quân sự độc lập Nga đã ca ngợi S-400 “là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới và có thể là mạnh nhất hiện nay”. Theo chuyên gia này, S-400 có thể bắn được các tên lửa có trang bị radar dẫn đường và có khả năng ở chế độ tự động nhận các thông tin liên quan đến mục tiêu không nhìn thấy do các máy bay radar dò tìm từ xa cung cấp.

Nhưng những chỉ số như thế chỉ là trên lý thuyết. Chuyên gia của Sipri (Viện nghiên cứu Hòa Bình Stockholm) Siemon Wezeman cho rằng “chất lượng của toàn bộ hệ thống nói trên được ấn định bởi phần mềm đi kèm liên quan đến khả năng hòa nhập hệ thống, phân tích dữ liệu, phá nhiễu …. Phần lớn các thông tin như vậy thì không bao giờ được công khai”.

Quân đội Nga sử dụng S-400 như thế nào?

Hệ thống S-400 đã được triển khai trên khắp lãnh thổ Nga từ năm 2007. Từ biển Nhật Bản đến Biển Đen, Biển Berent qua đến miền Trung Nga và Siberi. Đó là một chiếc ô chống tên lửa khổng lồ bao phủ toàn bộ không phận Nga, có chỗ vượt ra ngoài hàng trăm cây số. Đến năm 2020, Nga sẽ có 56 đơn vị S-400.

Dàn S-400 gần nhất được triển khai ngày 21/09 vừa qua tại Yevpatoria, Crimée. Đây là đơn vị S-400 thứ 3 được đặt tại Crimée từ khi bị sáp nhập vào Nga năm 2014. Sắp tới một dàn S-400 sẽ còn được triển khai tại Djankoi, sát biên giới với Ukraina.

Ông Alexandre Taranov, chỉ huy tiểu đoàn S-400 tại Crimée cho biết : “Chúng tôi giám sát bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani, Bulgari, Ukraina, từ phía bắc cho tới phương Tây”. Các giàn tên lửa này có thể chuyển qua chiến đấu trong vòng dưới 5 phút. Cuối cùng Nga đã cho đặt hai giàn S-400 tại Syria, để bảo vệ căn cứ Hmeimim của họ, trong khi chế độ Damas vẫn hài lòng với hệ thống phòng thủ S-300 có từ thời Liên Xô.

Hệ thống S-400 chủ yếu để Nga xuất khẩu?

Quân đội Nga chuyển dần hướng sang các khách hàng nước ngoài. Năm 2016, Nga đã xây 2 nhà máy chuyên để xuất khẩu vũ khí. Theo tính toán của Viện Sipri, riêng ba hợp đồng đã ký với Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đem lại nguồn thu tiềm năng 2 tỷ đô la mỗi năm, tức khoảng 15% tổng doanh số xuất khẩu vũ khí hàng năm của Nga.

Trung Quốc muốn dựa vào vũ khí Nga để khống chế khu vực Biển Đông. Ấn Độ có hệ thống phòng không cũ kỹ lỗi thời, đang tìm cách đối phó với đe dọa của Trung Quốc cũng như của láng giềng Pakistan. Cuối cùng, nếu như Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy cần phải tự bảo vệ trước các tên lửa Israel, thì đây sẽ là khách hàng mang tính cơ hội nhất. Qua việc mua S-400 của cái gọi là “người bạn Nga”, chế độ Erdogan muốn xỏ mũi NATO mà họ là một thanh viên, đồng thời cũng để giỡn mặt Washington.

Giới quan sát cho rằng “quyết định của Ankara chỉ nhằm mục đích tỏ ra chống Mỹ. Trên thực tế, họ đâu cần đến S-400”. Chính quyền Nga cũng thăm dò bằng cách tung tin khả năng giao S-400 cho Qatar và Ả Rập Xê Út. Kịch bản này đã được lặp lại với Irak. Tháng Hai năm nay, đại sứ Nga tại Bagdad đã đánh tiếng về sự quan tâm của Irak đến S-400. Tuy nhiên những cuộc thương lượng như vậy chắc sẽ không bao giờ tới đích.

Trở ngại chính nào cho xuất khẩu S-400?

Chuyên gia Siemon Wezeman của Sipri lưu ý “Hoa Kỳ đe dọa bất kỳ ai mua vũ khí Nga” và các biện pháp đáp trả được ưu tiên áp dụng đối với S-400. Hoa kỳ có cả một chương trình mà tên gọi tắt CAATSA nhằm trừng phạt các cơ quan tổ chức và cá nhân liên hệ với quân đội và tình báo Nga. Các trừng phạt mới nhất được thông báo hôm 20/09 nhằm vào Trung Quốc. Cơ quan chịu trách nhiệm mua bán vũ khí của nước này sẽ không được tham dự vào hệ thống tài chính Mỹ, một hoạt động không thể thiếu vắng trong các giao dịch mua bán vũ khí.

Trái lại, sau nhiều lần cảnh cáo, Washington vẫn ngần ngại trừng phạt đồng minh Ấn Độ. Những đe dọa của Mỹ đối với Qatar, Ả rập Xê Út và Irak cũng đủ để răn đe 3 quốc gia vùng Vịnh này mua S-400. Là khách hàng quen mua Patriot của Mỹ, Doha, Riyad dường như chỉ muốn sử dụng đe dọa mua vũ khí Nga như là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán song phương với Washington.

Nga có thực sự nắm thế thượng phong công nghiệp quốc phòng?

Vừa mới tích lũy được chút thành công, Nga đã giới thiệu thế hệ kế tục S-400. Mẫu S-500, được đặt tên “Prométhée” đã được thử lần đầu tại Kazakhstan và sẽ được giao hàng vào năm 2020. Đến năm 2027, S-500 sẽ được trang bị đồng loạt cho quân đội Nga, theo nhật báo Rossiyskaya Gazeta. Trong một cuộc họp với các nhà công nghiệp Nga hồi tháng 5, tổng thống Vladimir Putin đã nhắc đến đến tham vọng này. Quân đội Nga đã bắt đầu đào tạo khóa đầu tiên 11 sĩ quan để khai thác thiết bị mới nói trên.

Tính năng chính của hệ thống S-500 là tầm bắn thẳng đứng trong phạm vi hơn 100 km, có thể bắn tới các mục tiêu tầm cao nơi đặt vệ tinh quân sự của nhiều nước.

Để đối phó, Nhà Trắng đã thông báo sẵn sàng khởi động lại chương trình chiến tranh các vì sao của cựu tổng thống Ronald Reagan. Bộ Quốc Phòng Mỹ đã thông báo từ nay đến năm 2020 thành lập binh chủng không gian mới. Hồi tháng 8 vừa rồi, tổng thống Donald Trump đã tuyên bố: “ Đối thủ của chúng ta đã biến không gian thành lĩnh vực chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ không lùi bước trước thách thức này”.

(Theo Le Figaro)

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181015-s-400-tro-thanh-vu-khi-ngoai-giao-cua-putin-nhu-the-nao

 

Tương lai của Macedonia nằm trong tay Quốc Hội

Mai Vân

Quốc Hội Macedonia hôm nay 15/10/2018, sẽ quyết định về tương lai của đất nước này khi bỏ phiếu phê chuẩn hay không thỏa thuận với Hy Lạp đổi tên Macedonia thành « Cộng Hòa Bắc Macedonia ».

Vào tháng 6 vừa qua, thủ tướng Macedonia Zoran Zaev đã ký thỏa thuận đổi tên này với thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.

Từ khi Macedonia giành độc lập năm 1991, Hy Lạp đã phản đối tên gọi này, cho rằng danh xưng đó chỉ có thể được dùng để gọi tỉnh phía bắc của Hy Lạp chung quanh vùng Thessalonique. Vì vậy, Athens đã gây cản trở cho việc quốc gia nhỏ bé mới độc lập này gia nhập NATO và ngăn chặn việc thảo luận cho nước này hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.

Việc đổi tên cũng đã đưa ra trưng cầu dân ý có tính tham khảo, vào ngày 30/09 vừa qua, đạt hơn 90% phiếu thuận. Tuy nhiên tỷ lệ tham gia bỏ phiếu quá thấp chỉ 37% cử tri, rất xa với tỷ lệ 50% cần thiết để kết quả được hợp thức hóa, cũng như không mang lại tính chính đáng mà thủ tướng Zoran Zaev mong muốn.

Mặt khác liên minh cầm quyền của ông hiện không hội đủ đa số 2/3 cần thiết để sửa đổi Hiến Pháp, và cần phải thuyết phục hơn một chục nghị sĩ đối lập.

Nếu Quốc Hội Macedonia vào hôm nay không phê chuẩn thỏa thuận đã ký với Hy Lạp, thì Macedonia sẽ bị lâm vào thế cô lập, hy vọng hội nhập với phương Tây, cụ thể là gia nhập NATO, và Liên Hiệp Châu Âu khó thể trở thành hiện thực.

Thủ tướng Zoran Zaev đã dự trù cho bầu cử Quốc Hội trước thời hạn nếu ông thất bại hôm nay.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181015-tuong-lai-cua-macedonia-nam-trong-tay-quoc-hoi

 

Pháp: Chìa khóa

giúp tháo gỡ cô lập ngoại giao cho Bình Nhưỡng?

Minh Anh

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có chuyến thăm cấp Nhà nước tại Paris trong vòng bốn ngày, bắt đầu từ thứ Bảy 13/10/2018, trước khi đến dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp Tác Châu Á – Châu Âu (ASEM), tại Bruxelles. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên là chủ đề nghị sự chính trong cuộc gặp của hai nguyên thủ Hàn Quốc và Pháp. Câu hỏi đặt ra: Paris có vai trò gì và có thể làm được gì trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên?

Chính phủ Hàn Quốc cho rằng cộng đồng quốc tế nên có các biện pháp “đáp trả tương xứng” vào lúc Bắc Triều Tiên đã có những thiện chí mang tính xây dựng. Seoul khẳng định Bình Nhưỡng “thành tâm” muốn giải trừ hạt nhân. Chế độ Kim Jong Un cho biết chấp nhận để các chuyên gia nước ngoài đến thanh tra bãi thử hạt nhân cũng như là trung tâm hạt nhân Yongbyon, nhưng có điều kiện.

Đáp lại, Seoul mong muốn Liên Hiệp Quốc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Do vậy, chính phủ tổng thống Moon Jae In cần phải thuyết phục được Hội Đồng Bảo An mà Pháp là một trong năm thành viên thường trực. Vì sao là Pháp mà không là các nước khác?

Thứ nhất, tại Hội Đồng Bảo An, tổng thống Hàn Quốc đã có được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc, vừa lên tiếng kêu gọi giảm nhẹ trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên.

Thứ hai, không như Anh Quốc, cũng là thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An, Pháp cùng với Estonia là những quốc gia duy nhất trong khối Liên Hiệp Châu Âu chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên.

Ít nhất 24 trong tổng số 27 nước thành viên Liên Hiệp đã mở đại sứ quán tại Bình Nhưỡng, hay văn phòng đại diện tại vùng Chongjin. Và Bắc Triều Tiên cũng được bốn nước châu Âu là Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan chấp nhận cho mở tòa đại sứ. Dù vậy, Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ chính thức nhìn nhận chế độ Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, Pháp cũng chưa bao giờ đoạn tuyệt quan hệ với Bắc Triều Tiên. Theo thông tin từ trang mạng của bộ Ngoại Giao Pháp, trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2016 là 8,2 triệu euro. Bên cạnh đó, giữa hai nước có nhiều chương trình hợp tác trao đổi “văn hóa, khoa học và kỹ thuật” và trợ giúp nhân đạo.

Năm 2009, tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy, đã từng giao cho cựu bộ trưởng Văn hóa Pháp Jack Lang “nhiệm vụ thông tin” về Bắc Triều Tiên, để rồi hai năm sau đó cho ra đời Văn Phòng Hợp Tác Văn Hóa và Nhân Đạo của Pháp tại Bình Nhưỡng.

Nhìn lại chặng đường tổng thống Moon Jae In đã đi qua từ đầu năm đến nay: Từ thượng đỉnh Moon – Kim lần I, có thể xem như chất xúc tác cho các thượng đỉnh kế tiếp Kim – Tập hồi tháng 5, rồi Kim – Trump tại Singapore vào tháng 6… cho thấy rõ nỗ lực của tổng thống Moon Jae In đang từng bước tháo gỡ thế cô lập cho quốc gia anh em láng giềng.

Phải chăng trong chiều hướng này, tổng thống Moon Jae In dành đến 4 ngày viếng thăm nước Pháp, để thuyết phục Paris thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bình Nhưỡng? Nếu thành công, chắc chắn đó là chiếc cầu nối cho Bắc Triều Tiên mở rộng quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, bớt bị cô lập trên trường quốc tế, dẫn đến giảm nhẹ cấm vận trong tương lai.

http://vi.rfi.fr/phap/20181015-phap-chia-khoa-giup-thao-go-co-lap-ngoai-giao-cho-binh-nhuong

 

Đức : Bầu cử địa phương tại Bayern,

liên minh cầm quyền suy yếu

Thanh Hà

Trong cuộc bầu cử cấp vùng tại Bayern, miền đông nam nước Đức, ngày 14/10/2018, đảng CSU cánh hữu tuy về đầu nhưng mất gần 10 điểm so với cuộc bầu cử hồi năm 2013. Đảng Xã Hội Dân Chủ SPD cánh tả thua đậm. Cả hai đảng này cùng tham gia liên minh chính phủ với đảng CDU của thủ tướng Angela Merkel, vị thế của nữ thủ tướng Đức càng thêm suy yếu.
Đặc phái viên của RFI tại Munchen, Pascal Thibaut, nhận định tuy là một cuộc bầu cử cấp vùng, nhưng kết quả tại Bayern ảnh hưởng đến toàn bộ chính quyền ở Berlin. Đặc biệt là trong bối cảnh, hai tuần nữa đến lượt vùng Hessen bầu lại chính quyền địa phương:
Bầu cử tại Bayern là một thất bại thảm hại đối với chính phủ liên minh của Đức. Đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo CSU từ nhiều tháng qua liên tục chỉ trích thủ tướng Merkel và gây nhiều bất ổn cho chính quyền tại Berlin, đã bị cử tri mạnh tay trừng phạt qua lá phiếu. Đảng này bị suy yếu, giờ đây phải băng bó vết thương và sẽ có những vụ thanh toán lẫn nhau trong nội bộ đảng CSU và không loại trừ đảng này chĩa mũi dùi tấn công vào bà Merkel thuộc đảng CDU – Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.
Hai tuần nữa đến lượt đảng CDU của bà Merkel phải đối mặt với cuộc bầu cử địa phương tại Hessen. Đây là nơi CDU đang kiểm soát chính quyền và lãnh đạo cấp vùng cũng có thể sẽ bị cử tri mạnh tay trừng phạt. Bà Angela Merkel vốn đã yếu thế nay lại càng bị đe dọa, nhất là trong bối cảnh, đến đầu tháng 12 này, CDU họp đại hội đảng và bà Merkel muốn tiếp tục giữ chức chủ tịch đảng thêm một nhiệm kỳ.
Nhìn đến thành phần thứ ba tham gia nội các Angela Merkel hiện nay là đảng Xã Hội Dân Chủ SPD, trong cuộc bầu cử hôm qua tại Bayern, đảng này bị thảm bại, với chưa đầy 10 % cử tri ủng hộ. Đây là một thất bại ê chề. Trong hai tuần nữa, nếu kết quả bầu cử tại Hessen không khả dĩ, chắc chắn là những tranh cãi về việc tham gia liên minh chính phủ với CDU và CSU lại càng gia tăng gấp bội.
Liệu liên minh sẽ có được một sức bật mới, không còn tranh cãi và khủng hoảng nữa? Nhìn vào kết quả tồi tệ của các cuộc thăm dò dư luận, cả ba đảng là CDU, CSU và SPD đều không có lợi ích gì nếu nước Đức phải bầu lại Quốc Hội trước thời hạn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181015-duc-bau-cu-dia-phuong-tai-bayern-chinh-phu-lien-minh-cua-thu-tuong-merkel-bi-suy-ye

 

Vụ nhà báo Khashoggi mất tích,

Ả Rập Xê Út dọa trả đũa

Thanh Hà

Hơn một chục ngày từ khi nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi mất tích, Ryiad hôm 14/10/2018 dọa trả đũa nếu bị quốc tế trừng phạt. Chương trình cải tổ kinh tế do thái tử Mohammed Ben Salman khởi động bị đe dọa.

Sau khi tổng thống Mỹ, dọa trừng phạt Ả Rập Xê Út, chỉ số tài chính tại Ryiad ngày 14/10/2018 mất 7 %, gây thiệt hại 50 tỷ đô la. Đây là mức độ sụt giảm mạnh nhất từ ba năm qua. Một quan chức xin được giấu tên trong hoàng cung Ả Rập Xê Út gián tiếp nêu nên khả năng dùng lá bài dầu hỏa để trả đũa trong trường hợp vương quốc này bị cộng đồng quốc tế trừng phạt kinh tế hay gia tăng áp lực về mặt chính trị. Tới nay Ả Rập Xê Út vẫn là nguồn cung cấp dầu hỏa hàng đầu thế giới.

Trước mắt từ sau vụ nhà báo đối lập Khashoggi mất tích tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 02/10/2018, nhiều doanh nhân Mỹ hủy chương trình đến dự diễn đàn kinh tế Ryiad mở ra từ ngày 23 đến 25/10/2018. Diễn đàn này được coi là “chiếc tủ kính” trong chiến lược phát triển Ả Rập Xê Út do thái tử Mohammed Ben Salman khởi xướng.

Trong số những vị khách mời của vương triều Ryiad tẩy chay diễn đàn kinh tế Ả Rập Xê Út lần này, có lãnh đạo ngân hàng Mỹ JP Morgan, chủ tịch hãng xe Ford hay tổng giám đốc Uber …

Ả Rập Xê Út luôn bác bỏ mọi các buộc cho là Ryiad có liên quan đến vụ nhà báo đối lập Jamal Khashoggi mất tích sau khi ông bước vào tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc vương Ả Rập Xê Út, trong một thông cáo ngày 14/10/2018 khẳng định về mối quan hệ chặt chẽ và vững chắc giữa Ryiad và Ankara vào lúc Thổ Nhĩ Kỳ đòi làm sáng tỏ sự thật về trường hợp của nhà báo Khashoggi. Nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định ông Khashoggi đã bị sát hại trong khuôn viên tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út ở Istanbul.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181015-vu-nha-bao-khashoggi-mat-tich-a-rap-xe-ut-doa-tra-dua

 

Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út

điện đàm vụ phóng viên Khashoggi mất tích

Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út đã thảo luận việc thành lập một nhóm làm việc chung để điều tra vụ nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi bị mất tích từ hôm 2/10 tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở thủ đô Istanbul.

Các cơ quan thông tấn hai nước nói Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Quốc Vương Ả Rập Xê Út Salman đã điện đàm hôm tối Chủ nhật 14/10 thảo luận về vụ mất tích này.

Cho đến nay cả hai phía Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ đều đưa ra những thông tin khác nhau về những gì đã xảy ra với nhà báo Khashoggi sau khi ông vào lãnh sự quán.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói họ tin rằng ông Khashoggi đã bị sát hại, trong khi phía Ả Rập Xê Út cho rằng cáo buộc như vậy là “vô căn cứ” và nói rằng ông Khashoggi đã tự rời khỏi tòa lãnh sự. Tuy nhiên, cả hai bên đều không đưa ra bằng chứng rõ ràng cho tuyên bố của mình.

Phía Ả Rập Xê Út bác bỏ các mối đe dọa từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi ông phát biểu trên chương trình tin tức “60 phút” của đài CBS nói rằng sẽ có các “hình phạt nghiêm trọng” nếu xác định được ông Khashoggi bị giết trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út.

Trước khi bị mất tích, ông Khashoggi sống lưu vong tại Hoa Kỳ và đã từng chỉ trích Hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman khi ông làm cộng tác viên cho tờ Washington Post.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-tho-nhi-ky-va-a-rap-xe-ut-dien-dam-vu-phong-vien-khashoggi-mat-tich/4613964.html

Trung Quốc than phiền

về những tín hiệu “lộn xộn” từ Washington

Mai Vân

Vào lúc quan hệ Mỹ-Trung đang hết sức căng thẳng, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ ngày 14/10/2018 đã công khai lên tiếng than phiền về những tín hiệu rất « lộn xộn » mà Washington đưa ra về bang giao hai nước.

Tuy nhiên quan chức Trung Quốc này vẫn hy vọng là tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau ở thượng đỉnh G20 vào tháng tới.

Xuất hiện trên kênh truyền hình Mỹ Fox News vào hôm qua, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã cho là tình hình quan hệ Mỹ-Trung không rõ ràng, « rất là lộn xộn » trên vấn đề thương mại. Trung Quốc rất phiền trước những những dấu hiệu mâu thuẫn mà chính quyền Trump đưa ra.

Đại diện Trung Quốc khẳng định : « Thẳng thắn mà nói, khi tôi nói chuyện với các đại sứ khác tại Washington thì họ cũng gặp phải vấn đề tương tự, không biết ai đưa ra quyết định cuối cùng và quyết định sẽ ra sao. Dĩ nhiên người ta có thể nghĩ là tổng thống Mỹ là người đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng không thể biết ai đóng vai trò gì. Tình hình rất lộn xộn. »

Đại sứ Trung Quốc tuy nhiên vẫn mong muốn một cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump – Tập Cận Bình, vì theo ông chỉ có trao đổi ở cấp cao nhất này mới có thể thúc đẩy trở lại quan hệ hai nước.

Trong thời gian gần đây, khả năng tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc gặp nhau ở Thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires vào cuối tháng 11 tới đây càng lúc càng được đặt ra.

Cũng trên đài Fox News hôm qua, cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ Larry Kudlow đã nhắc đến khả năng cuộc gặp này tại thượng đỉnh G20 ở Achentina. Quan chức này cho biết là việc đó đang được thảo luận và lập chương trình.

Tuy nhiên ông Kudlow đã công nhận rằng quan hệ Mỹ-Trung không tốt trong thời gian qua, và cho biết là phía Mỹ muốn Trung Quốc có những sự đáp ứng tương xứng trong mọi lãnh vực, từ thương mại cho đến an ninh, quân sự…

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181015-trung-quoc-than-phien-ve-nhung-tin-hieu-lon-xon-tu-washington

 

Bị giam 5 ngày

do phát live-stream ‘sỉ nhục quốc ca’ TQ

Một gương mặt Trung Quốc nổi tiếng trong hoạt động phát video trực tiếp (live-stream) vừa bị tạm giam năm ngày vì tội “sỉ nhục” quốc ca của đất nước.

Dương Khải Lợi, 20 tuổi, có hàng chục triệu người theo dõi trên các trang mạng xã hội, đã xuất hiện trước camera và vừa hát quốc ca vừa vung tay.

Giới trẻ TQ chơi chữ hiểm hóc chống kiểm duyệt

Tìm hiểu chuyện ‘người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp’

Bỉ trục xuất cán bộ Bộ Công an TQ sang Mỹ để xử

Mạng nền tảng thực hiện buổi live-stream này, Huya, trước đó đã gỡ bỏ video và cấm kênh cá nhân của cô.

Cô Dương, còn được biết đến với tên Li Ge, sau đó đã công khai xin lỗi.

Sở Cảnh sát Thượng Hải trong tuyên bố ra hôm thứ Bảy nói rằng cô đã vi phạm Luật Quốc ca Trung Quốc.

“Quốc ca là một biểu tượng của đất nước, tất cả mọi công dân đều phải tôn trọng và bảo vệ sự nghiêm cẩn của quốc ca,” bản tuyên bố viết.

“Các mạng phát live-stream không đứng trên pháp luật – luật lệ và các tiêu chuẩn đạo đức được áp dụng tương tự ở những nơi đó.”

Theo Luật Quốc ca Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ năm ngoái thì những ai hát quốc ca theo “cách thức bóp méo hoặc thiếu tôn trọng” có thể bị giam giữ tới 15 ngày.

Có hàng ngàn người phát live-stream tại Trung Quốc. Họ quay, phát cảnh ăn uống, hát hoặc đơn giản hơn là nói trước camera để mua vui cho mọi người và kiếm tiền.

Hàng triệu người đã xem các buổi live-stream đó trên mạng, và người xem có thể gửi các món quà ảo cho người phát live-stream mà họ yêu thích, và những người này có thể đối những món quà đó thành tiền mặt.

Trong 2016, thị trường live-stream Trung Quốc được ước tính trị giá chừng 5 tỷ đô la.

‘Luật là luật’

Cô Dương phát live-stream cảnh cô hát quốc ca trên Huya hôm 7/10.

Cô hát câu đầu tiên của bài quốc ca, vừa hát vừa mỉm cười và vung tay như thể đang chỉ huy dàn nhạc.

Các tường thuật trên báo chí nói rằng cô Dương có khoảng 44 triệu người theo dõi trên Huya trước khi tài khoản của cô bị đóng.

“Hành động của Li Ge vi phạm Luật Quốc gia,” công ty nói trong tuyên bố ra tuần trước. “Huya đã quyết định cấm kênh cá nhân của cô. Chúng tôi cam kết phát đi năng lượng tích cực và… bảo vệ sự nghiêm cẩn của quốc ca.”

Cathay Pacific sơn tên sai trên thân máy bay

Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?

Cô gái Hong Kong bị lừa cưới chồng ở TQ

Quyết định giam giữ cô Dương khiến người dùng Weibo vừa khen ngợi, vừa chỉ trích.

“Luật là luật, có những thứ cần phải được tôn trọng,” một người bình luận.

“Thật xấu hổ. Cô ta sỉ nhục quốc ca và vi phạm pháp luật,” một người khác nói.

Tuy nhiên, có những người khác không nghĩ vậy.

“Tôi không nghĩ rằng cô ấy cố ý sỉ nhục quốc ca,” một người nói. “Hơi sai một chút khi áp đặt hình phạt nghiêm khắc như vậy,” một người khác nói.

Cô Dương sau đó đã lên Weibo xin lỗi và nói cô “xấu hổ” vi đã có một “lỗi lầm ngu ngốc”.

“Tôi thành thực xin lỗi về việc đã không hát quốc ca một cách nghiêm chỉnh. Quốc ca là thiêng liêng và cách hành xử của tôi khiến mọi người đau lòng,” cô nói, và nói thêm rằng cô sẽ “chấm dứt toàn bộ hoạt động phát live-stream”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45866588

 

TQ xem xét khả năng gia nhập CPTPP

Trung Quốc được cho là đang cân nhắc khả năng gia nhập CPTPP để mở rộng thị trường giữa sức ép từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tờ South China Morning Post ngày 12.10 dẫn nguồn tin chính phủ Trung Quốc tiết lộ các quan chức nước này đã cân nhắc khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tìm hiểu vấn đề này trong vài tháng qua.

Trung Quốc trước đây có thái độ hoài nghi đối với hiệp định TPP, tiền thân của CPTPP khi mà chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nỗ lực kêu gọi các bên ký kết và phê chuẩn hiệp định này nhằm giảm sự phụ thuộc về thương mại của các nước với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, thái độ này đã thay đổi sau khi chính quyền Donald Trump rút khỏi hiệp định và giữa lúc Trung Quốc đang phải đối phó với cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Giới quan sát nhận định rằng gia nhập CPTPP sẽ giúp Trung Quốc mở rộng mối quan hệ thương mại giữa thời điểm có nguy cơ bị Mỹ cô lập kinh tế, đồng thời cho thấy rằng nước này nghiêm túc về việc đẩy mạnh cải cách và mở cửa thị trường, lấy được niềm tin từ các nước khác.

CPTPP là phiên bản mới được 11 thành viên còn lại của TPP (gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam) ký kết hồi tháng 3 sau khi Mỹ rút ra. Đến nay, mới chỉ có 3 nước là Mexico, Nhật Bản và Singapore phê chuẩn CPTPP. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau khi có 6 nước phê chuẩn.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24143-tq-xem-xet-kha-nang-gia-nhap-cptpp.html

 

Triều Tiên và chỉ dấu kinh tế thị trường

Nền kinh tế CHDCND Triều Tiên được cho là đang có những thay đổi mạnh mẽ theo định hướng thị trường trong bối cảnh căng thẳng khu vực giảm nhiệt.

Theo tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc, bất chấp các lệnh cấm vận quốc tế, việc kinh doanh ở nhiều khu chợ của Triều Tiên vẫn đang phát triển hết sức sôi động, trong khi hàng hóa vẫn chất đầy trên kệ các siêu thị. Đáng chú ý là nhà nước đã cấp phép hoạt động cho khoảng 430 khu chợ tư nhân, được gọi là jangmadang, bày bán nhiều mặt hàng nước ngoài, chủ yếu nhập qua ngả Trung Quốc. Giao dịch tại đây được tiến hành bằng ngoại tệ và nhiều người đổi tiền công khai dạo quanh các sạp hàng để hỏi ai có nhu cầu đổi đồng won Triều Tiên sang nhân dân tệ, euro hoặc USD hay không.

Triều Tiên và chỉ dấu kinh tế thị trường1

Mặt khác, thị trường bất động sản cũng phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở Bình Nhưỡng. Trong đó, khu vực phố Ryomyong là điểm dự án trọng tâm của chính phủ nhằm thay đổi diện mạo của thủ đô. Theo JoongAng Ilbo, đây là khu dân cư, thương mại hiện đại với 44 tòa nhà căn hộ mới, nhà hàng, công viên và một trung tâm mua sắm. Không chỉ Bình Nhưỡng mà cả ở những địa phương nhỏ như TP.Hyesan giáp giới Trung Quốc, các công trình cao ốc thi nhau mọc lên để đáp ứng nhu cầu của lớp người có tiền ngày càng gia tăng nhờ nền kinh tế thị trường đang bắt đầu hình thành.

Kể từ khi lên lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2011, ông Kim Jong-un thực hiện chính sách vừa phát triển vũ khí hạt nhân vừa chú trọng phát triển kinh tế. Đến nay, trong bối cảnh quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc có nhiều diễn biến tích cực, lãnh đạo Kim được cho là tập trung vào xây dựng kinh tế, thử nghiệm các mô hình cải cách và mở cửa. Theo BBC, các áp phích tuyên truyền tại Triều Tiên trong thời gian gần đây không còn mang nội dung chỉ trích Seoul và Washington mà tập trung truyền tải thông điệp về tái thống nhất, tiến bộ kinh tế và thành tựu khoa học. Trước đó, trang tin Pulse News của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức nước này tiết lộ lãnh đạo Kim đã bày tỏ sự quan tâm đến mô hình kinh tế của VN trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 4. Theo quan chức này, trong cuộc trò chuyện riêng kéo dài 40 phút giữa hai nhà lãnh đạo, ông Kim nhiều lần nhắc đến quá trình cải cách kinh tế của VN, đồng thời bày tỏ nền kinh tế Triều Tiên đạt bước tiến thực sự.

Theo giới quan sát, triển vọng giảm bớt không khí thù địch trên bán đảo Triều Tiên cũng như việc lãnh đạo Kim công du nước ngoài thường xuyên hơn mở ra khả năng Bình Nhưỡng sẽ sớm chính thức tiến hành cải cách sâu rộng, mở cửa nền kinh tế. Trong bài bình luận đăng trên chuyên san The Diplomat, nhà quản lý Jongsoo Lee tại Công ty chứng khoán Mỹ Brock Securities LLC nhận định: “Với cải cách hợp lý và sự hỗ trợ từ cộng đồng toàn cầu, Triều Tiên có tiềm năng lớn phát triển kinh tế. Không có lý do gì Triều Tiên không thể là con hổ kinh tế châu Á kế tiếp”. Tương tự, tờ South China Morning Post hôm qua dẫn lời 2 chuyên gia Wonsik Choi và Jonathan Woetzel cho rằng nếu vượt qua được những rào cản địa chính trị để bắt tay cùng phát triển, đến năm 2050, Triều Tiên cùng Hàn Quốc có thể trở thành một thế lực kinh tế tổng hợp với GDP từ 4.000 – 6.400 tỉ USD.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24144-trieu-tien-va-chi-dau-kinh-te-thi-truong.html

 

Dự án giao thông sắt, bộ

nối Nam-Bắc Triều Tiên sắp khởi công

Minh Anh

Hôm nay, 15/10/2018, bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc và đồng nhiệm Bắc Triều Tiên đã gặp nhau tại Bàn Môn Điếm. Hai bên đã đạt được đồng thuận về nhiều điểm nhằm thúc đẩy quan hệ Liên Triều, trong đó có dự án nối liền tuyến đường sắt và đường bộ giữa hai miền.

Thông cáo chung được công bố sau cuộc gặp và được hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn, cho biết: Vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, miền Nam và miền Bắc sẽ cùng tổ chức lễ khởi công dự án hiện đại hóa, nối liền tuyến đường sắt và đường bộ dọc theo các vùng miền đông và miền nam của hai nước.

Đây là một trong những nội dung đã được lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc quyết định trong cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba vừa qua tại Bình Nhưỡng.

Ngoài dự án nói trên, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên còn đạt đồng thuận về việc tổ chức nhiều cuộc gặp khác, như cuộc họp của Hội Chữ Thập Đỏ hai nước vào tháng tới để bàn về hồ sơ các gia đình ly tán do chiến tranh, cuộc gặp giữa các tướng lĩnh hai miền nhằm làm giảm căng thẳng quân sự và thành lập một ủy ban quân sự hỗn hợp.

Cuối tháng 10 này, tại văn phòng liên lạc ở khu công nghiệp Kaesong, hai bên sẽ thảo luận về việc cùng đăng cai tổ chức Thế Vận Hội mùa hè 2032, về dự án đưa một đoàn văn công Bắc Triều Tiên sang biểu diễn tại Hàn Quốc…

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181015-du-an-giao-thong-sat-bo-noi-nam-bac-trieu-tien-sap-khoi-cong

 

TT Hàn Quốc cố thuyết phục Paris

“nương tay” với Bình Nhưỡng

Mai Vân

Đến Paris từ hôm 13/10/2018 trong khuôn khổ một chuyến công du cấp Nhà nước sẽ kéo dài 4 ngày, theo chương trình dự kiến, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có cuộc họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron vào tối nay 15/10.

Trước buổi gặp, phía Hàn Quốc đã liên tiếp tung ra tín hiệu, xác nhận trọng tâm của Seoul là cố gắng thuyết phục Paris đồng ý giảm nhẹ cấm vận Bình Nhưỡng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, hai bên cũng đề cập đến các chủ đề tâm đắc của Pháp là khí hậu và sáng tạo công nghệ.

Trong bài phỏng vấn công bố hôm nay, 15/10 trên tờ Le Figaro, một nhật báo lớn tại Pháp, tổng thống Hàn Quốc đã nhấn mạnh trên điều được ông khẳng định là « thái độ thành thật » của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, một người mà ông cho là « đã có một cái nhìn rõ ràng về hòa bình và thịnh vượng ở cả hai miền Nam và Bắc Triều Tiên », và có quyết tâm « dồn toàn lực vào việc phát triển đất nước của ông, không cần đến vũ khí hạt nhân ».

Tuy nhiên, tổng thống Moon Jae In cũng nhấn mạnh rằng ông Kim Jong Un sẵn sàng phi hạt nhân hóa « với điều kiện là chế độ của ông ấy được bảo đảm » về mặt an ninh.

Xuất phát từ nhận định đó, tổng thống Hàn Quốc cho rằng đã đến lúc mà cộng đồng quốc tế phải đáp ứng các cố gắng mà Bắc Triều Tiên đã phải khó khăn lắm mới đồng ý được, và «bảo đảm sao cho ông Kim Jong Un thấy được rằng ông ấy đã quyết định đúng khi chấp nhận phi hạt nhân hóa, đồng thời hỗ trợ ông ấy trong ý muốn có được một nền hòa bình bền vững ».

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay đã không ngần ngại nêu bật mong muốn cụ thể của tổng thống Hàn Quốc là cộng đồng quốc tế nên nghĩ đến việc giảm nhẹ, và thậm chí là hủy bỏ hẳn một số cấm vận đối với Bắc Triều Tiên.

Về mục đích chuyến đi Pháp, hãng Yonhap đã trích nguyên văn lời của ông Moon Jae In: « Tôi sẽ yêu cầu Pháp, vốn là ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng thời là một thành viên chủ chốt của Liên Hiệp Châu Âu, là cần hậu thuẫn cho tiến trình phi hạt nhân hóa và thiết lập một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên ».

Theo các nhà phân tích, nỗ lực thuyết phục Pháp rất cần thiết vì lẽ cho đến nay, Paris vẫn có thái độ thận trọng trước quyết tâm phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng.

Hãng tin Anh Reuters đã nêu bật quan điểm hoài nghi của bộ Ngoại Giao Pháp. Một ghi nhận công bố hôm 24/09 vừa qua trên trang web của ngành ngoại giao Pháp vẫn nhấn mạnh trên rằng Bình Nhưỡng chưa thực hiện các bước cụ thể nhằm hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Nước Pháp vẫn quan ngại trước việc « Bắc Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và đạn đạo, được chứng minh trong các báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc. Pháp tin rằng các chương trình đó tiếp tục đặt ra một mối đe dọa ở bên trong và bên ngoài châu Á ».

http://vi.rfi.fr/phap/20181015-tt-han-quoc-co-thuyet-phuc-paris-nuong-tay-voi-binh-nhuong

 

Campuchia nối lại chương trình

tìm kiếm người Mỹ mất tích sau chiến tranh VN

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm Chủ Nhật, ngày 14/10 tuyên bố nước này nối lại chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích sau chiến tranh (gọi tắt là POW/ MIA) sau một thời gian gián đoạn.

Chương trình này bị ngưng lại hơn một năm qua sau khi Hoa Kỳ đưa ra những hạn chế về visa đối với các giới chức Bộ Ngoại giao Campuchia và gia đình họ sau khi Phnom Penh từ chối tiếp nhận những người bị Mỹ trục xuất do có hồ sơ phạm tội trên đất Mỹ.

Người phát ngôn đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen hôm Chủ Nhật nói rằng việc nối lại chương trình là một hành động nhân đạo cho thấy sự tôn trọng nhân quyền của Campuchia.

Mặc dù vậy, theop Phnompenh Post, phía Đại sứ quán Mỹ ở Campuchia hôm Chủ nhật cho biết họ vẫn chưa nhận được thông tin xác nhận về quyết định mới này.

Tờ Phnompenh Post trích lời Thủ tướng Hun Sen cho biết chương trình POW/ MIA đã được tiến hành rất thành công trong hơn 30 năm qua trước khi bị ngưng lại. Ông Hun Sen nói rằng việc nối lại chương trình không phụ thuộc vào quyết định hạn chế visa vẫn đang có hiệu lực của Mỹ đối với các giới chức Ngoại giao Campuchia.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cambodia-resumes-powmia-program-10152018091820.html