Tin Biển Đông – 14/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 14/10/2018

Cố vấn an ninh quốc gia: Mỹ sẽ khai thác

dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc

Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton mới đây lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đã lợi dụng trật tự thế giới quá lâu trong khi Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc. Ông đồng thời cũng nói đến khả năng Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không. Ông John Bolton không nói cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đòi chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Ông John Bolton nói điều này trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt nổi tiếng của Mỹ hôm 11/10 vừa qua.

Ông John Bolton nói ông cho rằng sẽ có thêm những khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng Biển Đông dù có hợp tác với Trung Quốc hay không. “Họ cần phải biết rằng họ không thể đạt được sự đã rồi tại khu vực này. Đây không phải là một tỉnh của Trung Quốc và sẽ không bao giờ là một tỉnh của Trung Quốc”, Cố vấn An ninh John Bolton nói.

Phát biểu của giới chức cao cấp chính phủ Mỹ được đưa ra sau khi có tin cho biết Hoa Kỳ có kế hoạch có những phô diễn sức mạnh ở Biển Đông vào tháng 11 tới, trùng hợp với chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines.

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có kế hoạch thực hiện một loạt các hoạt động ở Biển Đông trong thời gian một tuần để cảnh cáo Trung Quốc và cho thấy sự quyết tâm của Mỹ trong việc đối phó với những hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc tại vùng nước tranh chấp.

Cố vấn An ninh John Bolton cũng nói đến chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã tiến hành ở Biển Đông trong những năm qua để thách thức các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc ở khu vực này. Ông nói Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ còn tiếp tục cho tàu đi qua khu vực này nhiều hơn trong thời gian tới.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-senior-national-security-advisor-more-oil-exploration-in-scs-despite-china-10132018204319.html

 

Trung Quốc sẽ phản đối đàm phán phân định

ranh giới biển giữa Việt Nam và Philippines

Một chuyên gia về an ninh và chính trị khu vực châu Á cho biết Trung Quốc sẽ phản đối những đàm phán giữa Philippines và Việt Nam về ranh giới trên biển.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 12/10 cho biết có khả năng Philippines và Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán phân định ranh giới trên biển.

Trong bài phân tích được đăng tải trên trang scribd hôm 12/10, Giáo sư Carl Thayer thuộc học viện Quốc phòng Úc viết rằng: “Trung Quốc sẽ phản đối (đàm phán này) vì Trung Quốc đòi chủ quyền đối với tất cả các thực thể và vùng nước tiếp giáp các thực thể ở Biển Đông nằm trong vùng đứt khúc 9 đoạn. Tuy nhiên những đòi hỏi của Trung Quốc không dựa vào Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc cũng chưa đưa ra đường cơ sở đối với các đảo nhân tạo mà nước này xây lấp

Theo Giáo sư Carl Thayer, hai trong số những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây lấp là Subi và Vành Khăn nằm dưới mực nước nên không thể có bất kỳ vùng nước chủ quyền nào. Trong khi đó Việt Nam cũng luôn nói rằng Việt Nam sẽ đàm phán ranh giới biển với các nước khác nếu không có nước thứ ba tham gia.

Vào năm 2016, Toà Trọng tài Quốc tế ở The Hague đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn, đồng thời khẳng định các thực thể ở Trường Sa không phải là các đảo có thể duy trì được sự sống lâu dài. Điều này có nghĩa là các thực thể ở Trường Sa không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà.

Truyền thông Philippines trích lời Tổng thống Duterte hôm 12/10 nói rằng Manila không hề bỏ qua phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế.

Theo Giáo sư Carl Thayer, việc đàm phán phân định ranh giới trên Biển Đông đã từng diễn ra trong quá khứ giữa các quốc gia. Trung Quốc và Việt Nam cũng đã đạt được thoả thuận trong việc phân định ranh giới ở Vịnh Bắc Bộ. Indonesia và Việt Nam cũng đã đạt được thoả thuận trong phân định vùng thềm lục địa và hiện đang đàm phán về vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn.

Cuối cùng Theo Giáo sư Carl Thayer, việc đàm phán thành công giữa Philippines và Việt Nam có thể là một lợi thế cho các nước ASEAN trong việc đàm phán đưa ra văn bản cuối cùng về Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-will-object-vn-philippines-negotiation-10132018211452.html

 

Không quân Hoa Kỳ sẵn sàng

bổ sung máy bay chở dầu tới Biển Đông

Không quân Hoa Kỳ sẵn sàng tăng cường máy bay chở dầu tới Biển Đông giữa bối cảnh Chính quyền Tổng thống Trump cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc và Nga.

Quân đội Mỹ cần nhiều phi đội máy bay chở dầu hơn nhằm cạnh tranh với sự hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ Heather Wilson cho biết hôm thứ Tư (10/10).

“Thách thức tại Thái Bình Dương là hành động chuyên quyền về khoảng cách, và điều đó có nghĩa là các phi đội tàu chở dầu chiếm vai trò rất quan trọng’, bà Wilson phát biểu trước các thành viên của Thượng viện trong một buổi điều trần hôm thứ Tư, cho thấy sự sẵn sàng của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ mới đây đã công bố kế hoạch tăng số lượng phi đội chở dầu – dùng để tiếp nhiêu liệu cho máy bay quân sự đang hoạt động – từ 40 đến 54 chiếc vào năm 2030.

Một chiếc máy bay chở dầu tiếp nhiên liệu KC130J của Không quân Mỹ và 2 chiếc máy bay trực thăng Caracal của Pháp bay qua Champs Elysees trong cuộc diễu hàng quân sự Bastille Day tại Paris, Pháp hôm 14/7/2016. (Ảnh: Reuters)

“Khi mà chúng tôi đặt kế hoạch vào khoảng năm 2025, 2030, thì chúng tôi tin rằng mối đe dọa đối với tiến độ chính là Trung Quốc”, bà Wilson cho biết.

Nhận xét của Bộ trưởng Wilson được đưa ra sau các hoạt động “tự do hàng hải” mới đây của quân đội Hoa Kỳ nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại các vùng biển quốc tế, và thúc đẩy tự do đi lại trên tuyến đường thủy trọng yếu, nơi mà một nửa tàu buôn trên toàn thế giới cần đi qua.

Bộ trưởng Không quân Heather Wilson phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược quốc tế, Washington, D.C hôm 5/10/2017. (Ảnh: (U.S. Air Force /Wayne A. Clark / AF)

Máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ đã tiến hành các hoạt động trên không phận quốc tế trên Biển Đông và Biển Hoa Đông hồi tháng trước, Lầu Năm Góc gọi là một phần của “sự hiện diện liên tục của các máy bay ném bom” trong khu vực, và Trung Quốc gọi đó là “khiêu khích”.

Kế hoạch máy bay chở dầu mới là một phần của đề xuất củng cố lực lượng không quân. Bà Wilson cho biết kế hoạch này nhằm ủng hộ Chiến lược Quốc phòng mới của chính quyền Tổng thống Trump, ưu tiên cạnh tranh quyền lực lớn với Trung Quốc và Nga trong nỗ lực chống khủng bố.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đưa ra các chiến lược của Mỹ hồi cuối tháng Giêng, ông đã cảnh báo rằng, quân đội Mỹ đã mất đi lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh ngang hàng.

“Quân đội của chúng ta vẫn mạnh mẽ, nhưng lợi thế cạnh tranh của chúng ta đã bị xói mòn trong mọi lĩnh vực chiến tranh – không khí, đất liền, biển, không gian và không gian mạng – và đang tiếp tục bị xói mòn”, ông Mattis nói.

Ông Mattis cảnh báo rằng người Mỹ “không có quyền ưu tiên chiến thắng trên chiến trường” và phải trả chi phí để duy trì lực lượng chiến đấu mạnh nhất thế giới. “Đó là cái giá đắt. Chúng tôi nhận ra điều đó. Nhưng nó ít tốn kém hơn so với việc chiến đấu với một ai đó nghĩ rằng chúng ra đã đủ yếu nhược để họ có thể tấn công”, theo ông Mattis.

http://biendong.net/bi-n-nong/24118-khong-quan-hoa-ky-san-sang-bo-sung-may-bay-cho-dau-toi-bien-dong.html