CSVN đi đường nào cũng bị lãnh thẹo cả

Cac Bai Khac

No sub-categories

CSVN đi đường nào cũng bị lãnh thẹo cả

I. Mở bài
Tình trạng căng thẳng về thương mại và quân sự giữa Mỹ và Tàu Cộng ngày càng gia tăng, có thể đưa đến chiến tranh bất cứ lúc nào. Biển Đông là nơi có thể nổ ra cuộc chiến tàn khốc nhất bởi những vũ khí hiện đại nhất, kể cả vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Trung Quốc sẽ không có một tấc đất nào ở Biển Đông. Liên Hiệp Quốc cảnh báo, những đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có thể bị nổ tung.
Tàu Cộng đáp trả, bằng mọi giá để giữ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Đồng minh Hoa Kỳ và Tàu Cộng liên tục lôi kéo Việt Nam đứng về phía họ. CSVN theo Tàu Cộng thì ăn bom đạn Mỹ, theo Mỹ thì bị quan thầy Tàu Cộng tiêu diệt vì tên đầy tớ nầy đã bị cấy “sinh tử phù” và cho đội cái “vòng kim cô” từ lâu rồi.
Giả sử như CSVN cương quyết theo chính sách ba không (không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không để căn cứ quân sự nước nào trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia), nghĩa là không theo Mỹ, không theo Tàu Cộng thì cũng bị văng miểng, lãnh thẹo. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Phóng xạ hạt nhân của vũ khí nguyên tử cũng theo gió bay vào Việt Nam.
Tóm lại, CSVN đi theo đường nào thì cũng bị lãnh thẹo.
II. Vì sao Tàu Cộng muốn CS Việt Nam hợp tác khai thác chung ở Biển Đông? 
1. “Chiến lược ba bước lấn tới” của Tàu Cộng nhằm mục đích chiếm biển đảo của Việt Nam
“Chiến lược ba bước lấn tới” (Strategy of 3 steps to encroachment) là chiến lược nham hiểm nhất của Tàu Cộng trong việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Ba bước lấn tới là: tạo ra tranh chấp, gác lại tranh chấp để hợp tác khai thác chung, và bước thứ ba là tuyên bố chủ quyền.
Bước một. Tạo ra tranh chấp.
Tàu Cộng tự ý vẽ ra vùng biển hình lưỡi bò rồi tuyên bố có chủ quyền trên đó. Tức là tạo ra tranh chấp.
Bước hai. Gác tranh chấp chủ quyền, khai thác chung. 
Đó là gác vấn đề chủ quyền qua một bên, kiến tạo hòa bình và ổn định để cùng nhau hợp tác khai thác chung. Bước thứ hai nầy gián tiếp công nhận Tàu Cộng có 50% chủ quyền ở vùng biển tranh chấp. Họ công khai, hợp pháp hiện diện nơi tranh chấp. Do những thủ đoạn ma giáo của kẻ mạnh, lấn lướt và trấn áp.
Bước thứ ba. Công khai tuyên bố chủ quyền. 
2. Tàu Cộng kêu gọi Việt Nam khai thác chung
Ngày 1-4-2018, Ngoại trưởng Vương Nghị có cuộc gặp gỡ với Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, ông Vương tuyên bố: “Hai nước cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là cùng khai thác chung để bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển. Nguyễn Phú Trọng cũng nhất trí và đồng thuận giải pháp hợp tác khai thác chung trên Biển Đông.
Việc hợp tác nầy rất phức tạp. Phân chia lô để khai thác hay cùng khai thác từng lô một. Bằng cách nào thì CSVN cũng ở thế yếu hơn Tàu Cộng, vì Việt Nam không có đủ những phương tiện để thăm dò, khai thác, cũng không có chuyên viên phục vụ cho công việc nầy.
3. Mưu đồ nham hiểm của Tàu Cộng
Tàu Cộng kéo Việt Nam vào Biển Đông để khai thác chung thì được hai cái lợi, một là từng bước chiếm những đảo ở Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, đó là theo chiến lược ba bước lấn tới. Hai là ý đồ nham hiểm, đưa Việt Nam vào cuộc chiến để tăng cường lực lượng chống Mỹ, nhưng quan trọng hơn hết là đề phòng sự phản chủ của tên đầy tớ Hán ngụy nầy, trước những vuốt ve mua chuộc của đồng minh Mỹ.
4. Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác với Tàu Cộng
Một Vành Đai. Một Con Đường
Ngày 12-9-2018, Tân Hoa Xã loan tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Tàu Cộng là Hồ Xuân Hoa, hai bên hứa hẹn thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Tân Hoa Xã dẫn lời của Nguyễn Xuân Phúc, nói rằng: “Việt Nam luôn luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong việc hợp tác chiến lược toàn diện mà lãnh đạo hai bên đã nhất trí đồng thuận”. Nguyễn Xuân Phúc cũng cam kết sẽ tham gia “Sáng kiến Một Vành Đai. Một Con Đường” (Nhất Đới. Nhất Lộ. One Belt. One Road) của Tàu Cộng.
Cũng trong cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Tàu Cộng là Hàn Chính tại Nam Ninh. Ông Huệ đề nghị Tàu Cộng tìm kiếm một giải pháp để cải thiện tình trang nhập siêu của Việt Nam, và giải quyết vướng mắc của các công trình đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng do Tàu Cộng cho vay vốn trong thời qua, đã đội vốn và kéo dài thời gian hoàn tất.
Về nhập siêu của Việt Nam, thì từ năm 2013 đến quý 1 năm 2018, Việt Nam đã thâm hụt mậu dịch khoảng 150 tỷ USD, trung bình mỗi năm 25 tỷ USD. Nhập siêu nói nôm na là tiền mua vào to lớn hơn tiền bán ra. Bán ra không đủ trả tiền mua vào, nên phải xuất tiền túi hay ngân sách nhà nước mà trả. Như vậy là cán cân mậu dịch không cân bằng. Bất công.
Về dự án đầu tư hạ tầng cơ sở. Sự kiện cụ thể là dự án xe điện treo Cát Linh-Hà Đông, số vốn đầu tư ban đầu là 552 triệu USD, khởi công tháng 11 năm 2008 và sẽ hoàn thành vào tháng 11 năm 2013.
Nhưng chương trình ì ạch, câu giờ và đòi tăng vốn (đội vốn) lên tới 868 triệu USD có nghĩa là tăng thêm 316 triệu USD. Theo thỏa thuận thì dự án sẽ hoàn thành vào năm 2013, nhưng Tàu Cộng câu giờ và tuyên bố dự án sẽ được đưa vào khai thác thương mại cuối năm 2018. Tức là chậm trễ 5 năm.
Yêu cầu của Vương Đình Huệ có thể xem như một điều kiện, đòi tiền để hợp tác, mà cũng có thể là một cáo buộc, cho rằng anh không tốt với tôi cho nên tôi không theo anh, việc nầy khó có thể xảy ra vì cái não trạng làm đầy tớ bán nước, luôn miệng ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt đã in sâu vào trí não của các tay sai Hán ngụy.
5. “Quan hệ Việt-Trung hiện đang ở thời điểm tốt đẹp nhất trong lịch sử”
Tân Hoa Xã thuật lại tuyên bố trên của Nguyễn Phú Trọng trong khi gặp Triệu Lạc Tề vào buổi chiều ngày 27-9-2018.
Triệu Lạc Tề là Ủy viên Bộ Chính trị, hiện đang giữ chức Trưởng Ban Kiểm tra và Kỷ luật trung ương.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tàu Cộng lại cử Trưởng ban Kiểm tra và Kỷ luật qua gặp Nguyễn Phú Trọng?.
Ông Triệu nói với báo chí, chuyến đi của ông nhằm “thẩm định” việc thực hiện những đồng thuận quan trọng mà Tổng Bí thư hai bên đã thỏa thuận.
Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy việc hợp tác toàn diện Việt-Trung lên tầm mức cao hơn. Có nghĩa là việc hợp tác toàn diện hiện nay chưa đạt được mục đích yêu cầu.
Tóm lại Tập Cận Bình cử Trưởng ban Kỷ luật trung ương xuống thanh tra “chi bộ địa phương” là đảng CSVN. Trưởng Ban Kỷ luật khiển trách Nguyễn Phú Trọng và khuyến cáo gia tăng nỗ lực hợp tác toàn diện, nâng lên đỉnh cao mới, quan trọng nhất là phải “hợp tác khai thác chung ở Biển Đông”
III. Quan hệ Hoa Kỳ và Tàu Cộng
1. Tàu Cộng kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt hành động gây hấn
Bộ Ngoại giao Tàu Cộng mạnh mẽ thúc giục Hoa Kỳ chấm dứt các hành động gây hấn, đồng thời lập tức sửa chữa những sai lầm.
Chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ diễn ra vào thời điểm rạn nứt trong quan hệ quốc phòng của hai nước, khi Tàu Cộng bất bình về lịnh trừng phạt của Nhà Trắng nhắm vào quân đội Trung Quốc, do mua vũ khí của Nga, cũng như việc Hoa Kỳ hỗ trợ Đài Loan mà Bắc Kinh xem như một tỉnh của họ.
Hôm 30-9-2018, hãng Reuters đưa tin, Trung Quốc đã hủy một cuộc họp an ninh với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Jim Mattis, dự trù sẽ diễn ra vào tháng 10/2018.
Trung Quốc lên án “Chiến dịch tự do hàng hải” của Mỹ trên Biển Đông. Ngày 2-10-2018, Trung Quốc bày tỏ phẩn nộ sau khi một khu trục hạm của Hải quân Hoa Kỳ, là USS Decatur tiến sâu vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo, Đảo Gaven và Đá Gạc Ma.
2. Hoa Kỳ trừng phạt cơ quan Phát triển Trang bị của Trung Quốc vì đã mua tên lửa và máy bay chiến đấu của Nga
Tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35
Cơ quan Phát triển Trang bị, tiếng Anh là Equipment Development Department, viết tắt là EDD, trực thuộc Quân Ủy Trung ương, tức là đảng ủy chỉ đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Ngày 27-9-2018, chính phủ Mỹ đột nhiên tuyên bố tiến hành trừng phạt cơ quan Phát triển Trang bị và chủ nhiệm của cơ quan nầy là Trung tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), với lý do là đã mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tiếp tục mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 hồi tháng 12 năm 2017.
Một chuyện hi hữu khó tin nhưng có thật. Đó là Tổng thống Donald Trump áp dụng luật “Luật trừng phạt, chống đối thủ của nước Mỹ”. (Countering America’s Adversaries Through Sanction Act. viết tắt là CAATSA), ban hành ngày 2-8-2017. Trước vụ mua 4 tháng.
Quan chức chính phủ Mỹ giải thích, luật CAATSA được ban hành để trừng phạt Nga, do vụ can thiệp vào Ukraina, sáp nhập Crimea vào Nga, và việc tấn công mạng có ác ý vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016.
Đồng thời luật cũng quy định trừng phạt bên thứ ba đã thực hiện việc “giao dịch lớn” với Nga.
Luật nầy chủ yếu nhắm vào Nga chớ không phải Trung Quốc, nhưng TQ là bên thứ ba có “giao dịch lớn” với Nga.
Liền ngay sau khi tuyên bố lịnh trừng phạt của chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chánh Mỹ thông báo đã phong tỏa tài sản của cơ quan Phát triển Trang bị (EDD) và tài sản của tướng Lý Thượng Phúc tại những ngân hàng thuộc Hoa Kỳ. Từ chối cấp giấy phép xuất khẩu của Mỹ đối với cơ quan nầy. Cấm các ngân hàng Hoa Kỳ giao dịch tài chánh đối với cơ quan EDD của Trung Quốc. Không cấp visa nhập cảnh đối với Lý Thượng Phúc.
Truyền thông Pháp nêu nhận xét, hành động nầy của Mỹ gây ra khủng hoảng bất lợi cho chính quyền Bắc Kinh. Một số cán bộ cao cấp của Trung Quốc, nhất là tham nhũng, đã chuyển tài sản của họ ra nước ngoài, đa số là ở Hoa Kỳ.
Phản ứng của Trung Quốc
Ngày 25-9-2018, đài RFI loan tin, hành động phản kháng của Bắc Kinh vô cùng mạnh mẽ. Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, ông Terry Branstad, bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao để phản đối việc trừng phạt của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc cũng triệu hồi về nước, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Thẩm Kim Long, đang viếng thăm Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump phát động trừng phạt, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
3. Tổng thống Donald Trump kêu gọi các nước chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản
Ngày 25-9-2018, tổng thống Mỹ có bài phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cho biết tình hình khủng hoảng ở Venezuela là do CNXH gây ra. “Gần như ở nơi nào mà có CNXH hay CNCS thì chúng đã gây ra tham nhũng, đau khổ, mục nát. Cơn khát quyền lực của CNXH dẫn tới bành trướng, thôn tính, và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới có mặt nơi đây cần phải chống lại CNXH, vì sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người”.
Tổng thống Trump nói rất đúng. CNXH mang lại tham nhũng, thối nát và đàn áp, mà cụ thể nhất là tình trạng của Việt Nam ngày hôm nay.
Vậy thì ai chịu trách nhiệm về những xấu xa, tồi tệ mà người dân Việt Nam đã và đang phải chịu đựng cho tới ngày hôm nay?
Ai ai cũng biết, cũng nhớ, đó chính là tên tội đồ của dân tộc là Hồ Chí Minh. Bàn tay của hắn đã vấy máu đồng bào trong Cải cách ruộng đất khiến cho 172,008 người dân vô tội bị giết. Và hàng ngàn người bị chôn sống trong các mồ tập thể hồi Tết Mậu thân ở Huế năm 1968.
IV. Chiến dịch bảo đảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông
1. Nhật Bản tham gia chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải
Bộ Quốc phòng Nhật Bản loan báo, đã đưa 3 tàu khu trục đến Biển Đông và Ấn Độ Dương từ ngày 26-8-2018 đến tháng 10 năm 2018.
Theo tờ Japan Times thì ba tàu khu trục là tàu sân bay trực thăng Izumo và hai hộ tống hạm ghé cảng Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines.
Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết ba khu trục hạm sẽ hợp tác tập trận chung với hải quân của 5 quốc gia nêu trên. (Không có Việt Nam).
Nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết, động thái nầy nằm trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mang tên “Tự do và mở rộng” do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng vào năm 2016.
Việc điều động tàu chiến nầy còn có mục đích phản ứng trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặt khác, Thủ tướng Shinzo Abe cũng lên kế hoạch cho tàu Nhật đến thăm Úc vào tháng 11 năm 2018.
Thủ tướng Nhật cùng người đồng nhiệm là Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull đã có những cuộc hội đàm nhằm tăng cường hợp tác hướng tới mục tiêu Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.
Nhật và Úc có mối quan hệ chặt chẽ vì Nhật là quốc gia đầu tư quặng sắt của Úc từ năm 1960.
Biển Đông là khu vực mà tuyến đường thương mại hàng hải có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Nhật và Mỹ.
Trái lại, Bắc Kinh cho rằng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông mang ý nghĩa hòa bình và bảo vệ chủ quyền của họ trên các đảo ở Biển Đông.
2. Tàu chiến của liên minh Mỹ liên tiếp cập bến Việt Nam trong mục đích bảo vệ tự do giao thông hàng hải ở Biển Đông.
a. Tàu chiến liên minh Mỹ cập cảng Việt Nam
Ngày 30-9-2018, đài VOA loan tin, một loạt các chiến hạm của đồng minh Mỹ tới Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc củng cố chủ quyền ở Biển Đông.
Sau những chiến hạm của Nhật, Hàn Quốc, Anh, New Zealand, chiến hạm HMCS (HMCS=Her Majesty’s Canadian Ship) Calgary của Canada đã cập bến Đà Nẵng trong chuyến viếng thăm 4 ngày, từ 26 đến 30-9-2018.
Bộ Quốc phòng Canada dẫn lời của hạm trưởng Blair Saltel, cho biết: “Việt Nam là cơ hội cho Calvary tiếp xúc với cộng đồng địa phương và thể hiện cam kết rằng, chúng tôi là một đối tác quan trọng”.
Đại biện lâm thời Robert Bissett của Đại sứ quán Canada cho biết, chuyến thăm của HMCS Calgary, thể hiện sự hợp tác với các đồng minh Mỹ như: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các đảo nhỏ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nhằm mục đích chứng tỏ sự hiện diện của hải quân đồng minh của Mỹ để bảo vệ tuyến đường giao thông hàng hải ở Biển Đông.
Trước đó, ngày 25-9-2018, tàu Hải quân New Zealand HMNZS Te Mana F77, với thủy thủ đoàn 178 người cập cảng Sài Gòn, bắt đầu viếng thăm 4 ngày tại TP.HCM.
Tàu khu trục Hải quân Hàn Quốc với thủy thủ đoàn trên 300 người đã cập cảng Tiên Sa, thăm Đà Nẵng 4 ngày.
Tàu ngầm Kuroshio của Nhật đã tham dự cuộc tập trận ở Biển Đông trước khi cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.
Tàu Hải quân Hoàng Gia Anh thăm Việt Nam. Ngày 29-8-2018, nguồn tin từ Đại sứ quán Anh ở Hà Nội cho biết, tàu đổ bộ HMS (Her Majesty’s Ship) Albion sẽ thăm TP/HCM 4 ngày, từ 3 đến 6-9-2018.
HMS Albion là tàu đổ bộ mạnh nhất của Anh, có thể chở 67 xe thiết giáp các loại và 710 binh sĩ đổ bộ.
Trước đó HMS Albion và HMS Sutherland đã đi vào vùng biển tranh chấp để tham gia chiến dịch tự do hàng hải của liên minh Hoa Kỳ.
Trung Quốc giận dữ phản đối. Anh Quốc có hành vi khiêu khích và gởi công hàm phản đối việc tàu HMS Albion tiến gần các đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc. “Trung Quốc hy vọng nước Anh sẽ thực hiện lập trường của mình, là không đứng vào bên nào trong vấn đề Biển Đông, tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, và không làm bất cứ điều gì có thể phương hại tới lòng tin giữa hai nước”.
Pháp muốn duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngày 24-9-2018, trong cuộc thăm viếng thành phố Adelaide của Úc, bà Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Florence Parly cho biết, Pháp sẽ thảo luận với Úc, tìm cách phối hợp hoạt động tại Biển Đông để duy trì tự do hàng hải trong khu vực nầy. Bà Florence Parly cho biết, Paris đã ý thức được rằng Trung Quốc ngày càng trở nên lấn lướt tại Biển Đông.
Trước đó, hồi tháng 5, Pháp đã cho tàu đổ bộ tấn công Dixmude và một tàu hộ vệ đi qua Biển Đông, đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trái phép.
Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Canada đã tham gia chiến dịch Tự do Hàng hải, tạo ra sức mạnh tổng hợp đầy chính nghĩa do Hoa Kỳ khởi xướng.
b. Vì sao Trung Quốc không phản ứng mạnh trước vụ tàu chiến liên minh Mỹ cập cảng Việt Nam?
Ông Gregory B. Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á cho biết, các tàu chiến cập cảng Việt Nam là những hoạt động đơn lẻ trong việc hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia là chuyện bình thường.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh phát biểu: “Các hoạt động trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Mỹ đem lại lợi ích cho hòa bình, ổn định trong khu vực thì chúng tôi không phản đối”.
V. Mỹ và đồng minh tập trận
1. Máy bay ném bom B-52 tiếp tục bay qua bầu trời Biển Đông
Máy bay ném bom B-52
Ngày 27-9-2018, hãng Reuters đưa tin, quân đội Mỹ tiếp tục cho máy bay ném bom hạng nặng B-52 bay trên bầu trời của Biển Đông. Điều nầy khiến cho Tàu Cộng nổi giận trong tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Dave Eastburn nói rằng, máy bay B-52 bay qua Biển Đông là một phần của “hoạt động thường xuyên theo lịch trình, để nâng cao khả năng hợp tác với các đồng minh trong khu vực”.
Trung Quốc phản ứng. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “Không có tàu chiến hay máy bay quân sự nào khiến cho Trung Quốc hủy bỏ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình”.
2. Tàu chiến Mỹ áp sát vào Đá Vành Khăn
Ngày 23-3-2018 chiếc USS Mustin đi vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo Đá Vành Khăn (Mischief Reef) do Tàu Cộng kiểm soát. Ngay lập tức, hai tàu chiến của Tàu Cộng ra cảnh báo và yêu cầu rời đi. Tàu Cộng cho rằng đó là hành động khiêu khích của Hoa Kỳ.
Sự việc nầy diễn ra ngay sau một ngày, khi Tổng thống Trump tuyên bố tăng thuế hải quan trị giá 60 tỷ USD đối với các mặt hàng của Tàu Cộng nhập vào Mỹ.
3. Tàu Mỹ đến Gạc Ma, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
a. Tàu USS Decatur xâm nhập 12 hải lý của đảo Gạc Ma
Tàu USS Decatur (DDG 73) của Mỹ
Ngày 30-9-2018, hãng Reuters dẫn nguồn tin của quan chức Mỹ giấu tên, nói rằng tàu khu trục USS Decatur đã tiến vào trong vùng biển 12 hải lý của cặp Đá Gaven-Đá Lạc và đảo Gạc Ma (Johnson Reef). Hoạt động của tàu chiến nầy là hành động mới nhất để thực hiện”quyền tự do hàng hải” ở vùng biển chiến lược là Biển Đông.
Quan chức Mỹ giấu tên nầy nói với hãng Reuters rằng, chúng tôi thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, đó là công việc bình thường mà chúng tôi đã làm và sẽ tiếp tục làm nữa.
Cuộc chiến thương mại đang gia tăng và hoạt động quân sự hai bên căng thẳng, có thể chiến tranh sẽ nổ ra do một khiêu khích mà Trung Quốc đã làm đối với tàu khu trục USS Decatur của Hoa Kỳ. Một tàu chiến của Trung Quốc đâm thẳng vào chiếc USS Decatur. Hai con tàu nặng 8,000 tấn, thiếu chút nữa va chạm vào nhau khi cách nhau chỉ có 41m trên khu vực Trường Sa.
b. Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông
Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Những ngày cuối tháng 9, Bắc Kinh cho hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tập trận bắn đạn thật ở vùng biển tranh chấp. Việc tập trận nầy để đáp trả vụ máy bay ném bom B-52 đã hai lần bay qua bầu trời Biển Đông.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã khiêu khích Bắc Kinh.
4. Hoa Kỳ có khả năng cho nổ tung các đảo nhân tạo ở Biển Đông
Ngày 31-5-2018, truyền thông quốc tế dẫn lời của Trung tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Kenneth McKenzie, Giám Đốc Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, nói với báo chí là Mỹ có khả năng và kinh nghiệm cho nổ tung những đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương trong Thế Chiến II. Tuyên bố nầy gây thêm căng thẳng Mỹ-Trung.
Ngày 30-8-2018, Đô Đốc Harry Harris, Tư lịnh mãn nhiệm của Bộ Tư Lịnh Thái Bình Dương, nói rõ Trung Quốc là một thách thức lớn nhất và lâu dài nhất của Hoa Kỳ.
5. Hải quân Mỹ đề xuất một cuộc phô diễn sức mạnh để cảnh cáo Trung Quốc
Ngày 5-10-2018, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ soạn thảo một văn kiện bí mật, đề nghị tiến hành một cuộc phô diễn lực lượng toàn cầu nhằm cảnh cáo Trung Quốc, và chứng tỏ Washington sẵn sàng chận đứng và đáp trả bất cứ hành động quân sự nào của Trung Quốc.
Dự thảo đề nghị Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành một loạt các hoạt động kéo dài một tuần lễ trong tháng 11 năm nay.
Cuộc tập trận tập trung cao độ có sự tham gia của tàu chiến, máy bay và binh sĩ tác chiến để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ lập tức phản công kẻ thù trên nhiều mặt trận để thực hiện chiến dịch tự do hàng hải gần vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông, cũng như tại eo biển Đài Loan để chứng tỏ quyền tự do lưu thông trên vùng biển quốc tế.
Bản đề nghị nầy được đưa ra chỉ sau vài ngày khi Ngũ Giác Đài tố cáo một tàu chiến Trung Quốc có hành vi “không an toàn” khi tiếp cận tàu khu trục USS Decatur của Hoa Kỳ, như đã nói trên.
Bản đề nghị đưa ra trong thời gian có cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, có thể tạo ra những tác động không có lợi cho chính quyền Tổng thống Trump nếu như Trung Quốc có thể đưa ra những thách thức mới.
Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ chưa đưa ra bình luận về bản đề nghị nầy.
VI. Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
1. Tàu Cộng diễn tập hải quân ở Biển Đông
Ngày 23-3-2018, đài BBC tiếng Hoa ở Hongkong cho biết: “Trung Quốc tuyên bố mục đích của cuộc diễn tập nầy là để thử thách và nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc”.
Bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã viết: “Cuộc diễn tập nầy không nhắm vào một quốc gia nào hay một mục tiêu cụ thể nào”
2. Tàu Cộng diễn tập không quân
Ngày 25-3-2018, Tàu Cộng công bố hình ảnh của một cuộc diễn tập trên vùng trời Biển Đông và biển Hoa Đông. (Tây Thái Bình Dương của Mỹ).
Các máy bay ném bom hạng nặng H-6K, các chiến đấu cơ Su-30, Su-35 và các loại phi cơ khác.
Tàu Cộng không tiết lộ địa điểm và thời gian của cuộc tập trận nầy, nhưng tuyên bố: “Diễn tập là hành động tốt nhất để chuẩn bị và sẵn sàng cho chiến tranh trong tương lai”.
3. Tàu Cộng tập trận ở Biển Đông để cảnh báo tàu sân bay Mỹ
Ngày 12-4-2018, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) đưa tin, Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận mới trong khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang có kế hoạch tập trận ở Biển Đông. Cuộc diễn tập kéo dài 3 ngày, từ 11 đến 13-4-2018, gần căn cứ tàu ngầm Du Lâm thuộc đảo Hải Nam.
Song song với cuộc tập trận nầy, Tàu Cộng cũng đang có một cuộc tập trận khác kéo dài 5 tuần lễ với sự tham dự của tàu sân bay Liêu Ninh, diễn ra ở phía đông đảo Hải Nam.
Chuyên viên hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cho biết, động thái mới nhất của nước nầy nhằm gởi đến Hoa Kỳ, là Trung Quốc sẵn sàng đối phó với bất cứ thách thức nào của Mỹ.
4. Trung Quốc tập trận tên lửa ở Biển Đông
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 14-6-2018 cho biết, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc diễn tập tấn công tên lửa trong một khu vực không xác định ở Biển Đông, nhắm vào ba mục tiêu là phi cơ không người lái ở những cao độ khác nhau.
5. Vũ khí hạt nhân Trung Quốc gieo rắc nỗi lo mới
Vào giữa tháng 8/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo thường niên, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Biển Đông, nhằm đối phó với những chiến hạm Mỹ thường trang bị hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân.
Theo báo cáo, quân đội Trung Quốc đã phát triển bộ ba hạt nhân gồm: lực lượng tên lửa, hải quân và không quân.
Theo Lầu Năm góc, máy bay ném bom H-6K có thể mang vũ khí hạt nhân.
VII. Chiến tranh có thể nổ ra ở Biển Đông
1. “Trung Quốc sẽ không còn một tấc đất nào ở Biển Đông”
Tình trạng căng thẳng Mỹ-Trung có thể nổ ra chiến tranh ở Biển Đông. Tổng thống Trump tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không có một tấc đất nào ở Biển Đông”. Trung Quốc “phản pháo”, “Trung Quốc sẵn sàng đối phó với bất cứ thách thức nào của Mỹ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông”.
Biển Đông là nơi tranh chấp quân sự giữa Mỹ và đồng minh với Trung Quốc, mục đích bảo vệ tự do hàng đi ngang qua vùng biển nầy.
Nếu thật sự có chiến tranh, thì đó là cuộc chiến bấm nút hỏa tiễn để giành thắng lợi và sống còn, cuộc chiến sẽ nhanh chóng kết thúc. Tàu Cộng kéo CSVN vào trận làm tiền đồn, để Hà Nội đỡ đạn cho Bắc Kinh. Hà Nội là tiền tuyến, Bắc Kinh là hậu phương.
Đến đây mới thấy sự nham hiểm của Tàu Cộng đối với CSVN. Việt Nam ăn đạn oan ức vì sẽ tan tành theo số phận của kẻ thù cướp nước. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chiến vì Tàu Cộng chỉ cần dựng một anten chảo ở đặc khu Vân Đồn, neo đậu một tàu hải quân tại cảng Bắc Vân Phong thì Việt Nam sẽ không còn nguyên vẹn.
“Trung Quốc sẽ không còn một tấc đất ở Biển Đông”. Tổng thống Trump nói được và có thể làm được, vì cuộc chiến nổ ra thì Mỹ sẽ thắng, mà tổn hại nhân mạng sẽ không to lắm vì nước Mỹ ở quá xa. Chỉ cần 300 hỏa tiễn đủ sức nhấn chìm các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Ông Trump dám nói và cũng có thể dám làm. Ông cần làm để chứng tỏ cho người dân Mỹ thấy tuyên bố của ông là “Nước Mỹ là trên hết”, và “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make America Great Again-MAGA) thành hiện thực và ông xứng đáng tiếp tục ngồi trong Nhà Trắng ở nhiệm kỳ thứ hai.
2. Thế lực của hai bên, Hoa Kỳ và Trung Quốc
a. Ưu thế của Hoa Kỳ 
Mỹ có chính nghĩa là bảo vệ tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Mỹ có nhiều đồng minh. Vũ khí hiện đại nhất của Mỹ từ đáy biển đến trên mặt nước, trên mặt đất, trên bầu trời và cả ngoài vũ trụ, như tàu con thoi
 Lực lượng quân sự của Mỹ có ưu điểm là sự di động của ba tàu sân bay của hạm đội 3 và hạm đội 7 thuộc Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, (United States Indo-Pacific Command- viết tắt là USINDOPACOM).
Căn cứ quân sự của Mỹ tạo thành một vành đai bao vây Tàu Cộng và Biển Đông. Đó là những căn cứ từ Alaska, Hạm đội 3 Bắc Thái Bình Dương, Hạm đội 7, đảo Guam, Okinawa và Yokosuka (Nhật), Nam Hàn, Úc Châu, Singapore…
Mỹ có nhiều đồng minh trong việc bảo vệ con đường hàng hải quốc tế như Anh, Pháp, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore…
b. Thế yếu của Tàu Cộng
Tàu Cộng không có chính nghĩa vì thái độ côn đồ khiến cho thế giới e ngại. Ý đồ kiểm soát tuyến đường hàng hải đi qua Biển Đông làm cho thế giới phẩn nộ.
Tàu Cộng không có đồng minh. Đồng minh duy nhất không đáng kể là anh “độc nhản long” Hun Sen của Campuchia. Nga cũng có những cuộc tập trận chung với Tàu Cộng, nhưng cuộc chiến ở Biển Đông không có lợi ích đáng kể nào cho Nga cả, hơn nữa Nga đang dưỡng quân và ra sức phát triển kinh tế đã bị kiệt quệ trong chiến tranh lạnh với Mỹ. Đó là ý đồ ngoi lên để trở thành một cường quốc như hồi Liên Xô cực thịnh.
Yếu điểm quân sự của Tàu Cộng ở Biển Đông là ở vị trí cố định của những đảo nhân tạo, nghĩa là đứng một chỗ đưa lưng ra hứng đạn của Mỹ và liên minh.
VII. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
1. Các nước tẩy chay Trung Quốc
a. Đức tẩy chay Trung Quốc
Trong nhiều tháng trước, Đức, Anh, Pháp, Úc và Nhật Bản có vẻ cùng hợp tác chống lại sức mạnh của đồng nhân dân tệ, với lý do là vì an ninh quốc gia. Tờ Bưu Điện Hoa Nam đưa tin như thế vào ngày 14-9-2018.
Hồi tháng 8, chính phủ Đức dùng quyền “phủ quyết”, không cho hãng Yantai Taihai, một công ty chuyên sản xuất thiết bị hạt nhân của Trung Quốc, tiếp quản công ty chuyên về hàng không vũ trụ và hạt nhân của Đức.
b. Canada tẩy chay Trung Quốc
Hồi tháng 5, Canada không cho phép một đơn vị của China Communications Construction thâu tóm công ty Aecon của Canada.
Theo một chuyên gia, thì đang có một phong trào lan tỏa trên toàn cầu kêu gọi cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt về công nghệ.
Ông Jerry Zucker, một chuyên gia về thương mại quốc tế ở Washington cho biết, khi Trung Quốc tuyên bố thống lĩnh ngành công nghệ cao trong 7 năm tới, với chương trình “Made in China 2025” thì đó là một tuyên chiến đối với Phương Tây.
Các nước Liên Âu như Anh và Đức đang đưa ra một số dự luật và chính sách sau khi chứng kiến nhiều thương gia Trung Quốc thâu tóm các tập đoàn khổng lồ của hai quốc gia nầy.
2. Chiến dịch Thu-Đông “Tốc chiến-Tốc thắng” của Tổng thống Trump
Có một điều mà Tập Cận Bình không nghĩ đến là vì sao mà Tổng thống Trump lại quyết “Tốc chiến-Tốc thắng” trên chiến trường thương mại như thế, mặc dù ông Tập đã tấn công vào điểm yếu của Mỹ là đánh vào mặt hàng nông sản của Mỹ, kích động Kim Jong-un trở cờ với Mỹ, và kích động lực lượng thiên tả, thế lực thù ghét ông Trump ở Mỹ trước khi có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 năm 2018, nhưng tất cả đều không ngăn cản được bước tiến của ông Trump, mà trái lại làm cho ông Trump phấn khởi, quyết truy bức Trung Quốc vào thế phải đầu hàng bằng chiến dịch Thu-Đông năm 2018, đó là gia tăng thuế quan 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.
Mức quan thuế nầy sẽ làm cho tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product) phải giảm xuống ngoài dự đoán, và hàng hóa Trung Quốc buộc phải hạ giá nếu muốn vào thị trường Mỹ, tức là lợi nhuận phải bị giảm xuống. Lỗ lã.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Donald Trump mở màn tấn công Trung Quốc như đã hứa trong tranh cử năm 2016. “America First”.
IX. Kết luận
Thực hiện lời cam kết khi tranh cử, Make America Great Again, Tổng thống Donald Trump mở đợt tấn công thương mại với Trung Quốc, đồng thời gây căng thẳng quân sự ở Biển Đông. Mỹ và liên minh quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải qua Biển Đông.
Tập Cận Bình thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, “Một Vành Đai-Một Con Đường”, quyết tâm khống chế Biển Đông để bảo vệ con đường chiến lược cho tàu ngầm hạt nhân từ căn cứ Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, vào Ấn Độ Dương rồi quay lại Thái Bình Dương, nhằm bảo vệ “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” và chống Mỹ.
Tình thế ngày càng căng thẳng mà hai đối thủ chưa có dấu hiệu ai nhượng bộ ai.
Nếu chiến tranh bùng nổ ở Biển Đông thì Việt Nam đi đường nào cũng bị lãnh thẹo.
13.10.2018