Tin Việt Nam – 09/10/2018
Trạm thu phí BOT Ninh Lộc tiếp tục xả trạm
Trạm thu phí BOT Ninh Lộc thuộc tỉnh Khánh Hòa phải xả trạm vào sáng ngày 9 tháng 10 sau khi các tài xế quyết định dừng xe không mua vé, gây nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng.
Báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin này vào chiều cùng ngày, cho biết thêm các tài xế bắt đầu dừng xe vào khoảng 8 giờ 45 phút, gây kẹt đường hàng kilomet, nhưng đến 9 giờ 20 thì Ban quản lý BOT Ninh Lộc mới quyết định xả trạm.
Tính từ cuối năm 2017 đến nay, trạm thu phí BOT Ninh Lộc đã phải xả trạm gần 50 lần do bị các tài xế phản đối bằng cách dừng xe lâu giữa làn thu phí hoặc không mua vé.
Tin cho biết, trong tháng 5/2018, chủ đầu tư BOT Ninh Lộc đã đối thoại với tài xế ở 20 phường, xã ở tỉnh Ninh Hòa, và thống nhất việc miễn, giảm phí qua trạm. Bộ Giao thông Vận tải và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa cũng chấp thuận phương án này.
Nhưng đến cuối tháng 8, tình trạng tài xế phản đối trạm thu phí vẫn diễn ra. Lãnh đạo BOT Ninh Lộc quy kết các tài xế cố tình gây rối làm mất an ninh trật tự.
Không chỉ tại trạm thu phí BOT Ninh Lộc như vừa nêu mà tình trạng tương tự cũng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều trạm phu phí BOT trên các tỉnh thành khác của Việt Nam. Phản đối được cho biết vì trạm không được đặt đúng vị trí và mức thu quá cao.
Cho đến nay nhiều giải pháp được cả chính phủ Hà Nội và cơ quan chức năng đề ra vẫn chưa được thực hiện.
Vụ nữ sinh Thái Bình: ‘Khởi tố thượng tá công an’
Công an thành phố Thái Bình khởi tố một nghi can là cựu Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế tỉnh trong vụ ‘xâm hại’ nữ sinh lớp 9, theo các báo Việt Nam.
Phong trào #MeToo liệu có lớn mạnh ở Việt Nam?
‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’
Ba Lan: ‘Một phụ nữ VN tử vong khi bị bắt’
TPHCM: Hai phụ nữ kể chuyện bị bắt hôm 17/6
Đại tá Võ Tuấn Dũng ‘đột tử’ trong phòng làm việc
Trang Infonet.vn hôm 09/10/2018 trích lời Trung tá Nguyễn Quốc Vương, phát ngôn viên Công an tỉnh Thái Bình cho hay cuộc điều tra để “làm rõ sự việc” liên quan đến bốn nghi can là đàn ông, vẫn đang tiếp diễn.
Trung tá Vương xác nhận: “Tiếp tục điều tra vụ án xâm hại trẻ vị thành niên, Công an thành phố đã khởi tố thêm hai bị can, trong đó có Phạm Văn Lam, 46 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Thái Bình”.
Hôm 04/10/2018, ông Phạm Văn Lam đã bị tạm giam vì “tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định”, theo điều 145 Bộ luật Hình sự Việt Nam, các nguồn tin chính thức cho hay.
Trước đó, ba người đàn ông khác mà báo chí Việt Nam cho là có liên quan trong vụ việc đã bị bắt.
Vẫn các nguồn tin này cho hay họ bị “nghi giao cấu với nữ sinh 14 tuổi” trong vụ việc gây chấn động dư luận.
Theo trang VTC News hôm 09/10, “cả bốn nghi can đều có quan hệ mật thiết với nhau và đều là người giàu có hoặc có địa vị xã hội”.
Riêng ông Phạm Văn Lam, sinh năm 1972, có hàm thượng tá ngành công an.
Hiện ông đã bị “đình chỉ sinh hoạt Đảng”.
Vụ việc được nêu ra trong tháng 9 và đưa đến quyết định khởi tố vụ án hôm 11/09 năm nay, theo trang VOV.
Nạn nhân là nữ sinh lớp 9, sinh năm 2004, bị cho là “không về nhà nhiều ngày” và khi trở về thì có dấu hiệu “sức khỏe xấu, tâm sinh lý bất ổn”.
Khi được hỏi, em gái này kể lại chuyện “bị một nhóm bốn người xâm hại tình dục” trong mấy ngày liền ở một khách sạn tại Thái Bình.
Sự việc đang thu hút đông đảo dư luận Việt Nam và nhiều ý kiến trên báo chí chính thống và mạng xã hội yêu cầu làm rõ và trừng phạt các nghi phạm nếu đúng là họ gây ra tội hình sự như vậy.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45802183
Phong tỏa tài sản 9 người
liên quan đến Vũ “nhôm”
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an Việt Nam vào ngày 9/10 có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân Dân Đà Nẵng cùng các cơ quan liên quan rà soát hồ sơ pháp lý và tạm dừng mọi giao dịch đối với tài sản của các cá nhân bị cho có liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ thường được gọi là Vũ “nhôm”.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn tin từ Bộ Công an rằng biện pháp phong tỏa tài sản 9 cá nhân liên quan nhằm phục vụ điều tra vụ án “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng.
Cũng theo Bộ Công an 9 cá nhân có tài sản bị phong tỏa gồm các ông Đào Tấn Bằng nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng, Nguyễn Viết Vĩnh nguyên giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Nguyễn Văn Can nguyên chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, Phan Xuân Ích nguyên phó chánh văn phòng Đà Nẵng và một người thân của Vũ “nhôm” là Nguyễn Quang Thành. Ông Nguyễn Công Lang nguyên giám đốc công ty quản lý nhà Đà Nẵng, Phan Ngọc Thạch nguyên tổng giám đốc công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng, Trần Phi nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng và Huỳnh Tấn Lộc nguyên tổng giám đốc công ty công nghệ phẩm Đà Nẵng.
Đến nay đã có 13 cán bộ lãnh đạo công ty tại Đà Nẵng bị khởi tố vì liên quan đến Vũ “nhôm” trong đó có 2 cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến cũng bị cơ quan điều tra phong tỏa tài sản.
Cũng liên quan đến vụ án của Vũ “nhôm”, trong quá trình thanh tra toàn bộ bán đảo Sơn Trà, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện vi phạm pháp luật tại một số dự án có liên quan đến Vũ “nhôm” và đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra làm rõ.
Theo Thanh tra Chính phủ, một trong hai dự án có dấu hiệu vi phạm về đất đai thuộc sở hữu của công ty cổ phần xây dựng 79 của Vũ “nhôm” là dự án Khu du lịch sinh thái biển và khu biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn – Bãi Đa.
Vào năm 2015, UBND TP Đà Nẵng đã cấp 33 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hơn 150.000 m2 trong tổng số hơn 900.000 m2 đất của dự án cho công ty xây dựng 79. Việc cấp sổ đỏ cho 33 lô đất này theo thanh tra chính phủ là sai phạm rất nghiêm trọng và gây thất thoát ngân sách lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Mười bốn viên chức quân đội Việt Nam bị kỷ luật
Ủy Ban Kiểm Tra Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong cuộc họp thứ 9 vào ngày 9/10, ra quyết định kỷ luật 14 viên chức quân đội, trong đó có 6 người bị tước quân tịch, một người bị giáng cấp, 5 người bị cảnh cáo và khiển trách hai người.
Đồng thời có một số tổ chức đảng cũng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Tuy nhiên danh tánh, chức vụ của những người bị kỷ luật không được báo chí công khai nêu ra.
Quân ủy trung ương là tổ chức lớn nhất của đảng cộng sản trong quân đội Việt Nam. Trong cơ chế duy nhất một đảng lãnh đạo như hiện nay, cơ quan này có quyền lực rất lớn trong quân đội, và trên chính trường Việt Nam.
Người đứng đầu quân ủy trung ương hiện nay là ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Cũng liên quan đến những viên chức quân đội bị kỷ luật, vào cuối tháng 10 tới đây Tòa án Quân sự sẽ mở phiên phúc thẩm xử ông Đinh Ngọc Hệ, biệt danh Út trọc, cùng hai bị cáo khác là Trần Văn Lâm và Phùng Danh Thắm.
Ông Lâm và ông Thắm là các giám đốc các công ty quốc phòng do quân đội quản lý.
Ông Đinh Ngọc Hệ vốn là một Thượng tá quân đội Việt Nam, đã bị tòa án quân sự tại Quân khu 7, khu vực Sài Gòn và Miền Đông Nam bộ, xử 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, và sử dụng hồ sơ, giấy tờ giả.
Ngoài ra còn có một bị cáo khác từng giữ những chức vụ cao cấp khác cũng bị án trong vụ này là ông Bùi Văn Tiệp, nguyên sư đoàn trưởng, với 2 năm tù treo.
Một Phó chủ tịch huyện bị khởi tố do tham ô
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hôm thứ Ba 9 tháng 10 khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ để điểu tra tội tham ô tài sản.
Truyền thông trong nước loan tin dẫn nguồn từ đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết như trên. Theo cơ quan này, trong quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Hoà, 58 tuổi, người dân tộc Mường, quê quán tại xã Yến Mao, huyện Thanh Thủy đã tham ô nhiều tỉ đồng của nhà nước để phục vụ mục đích cá nhân.
Số tiền mà ông Hoà đã tham ô là 38 tỷ đồng.
Tin nói cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc. Ngoài những trường hợp cán bộ cao cấp ở Trung Ương và cấp tỉnh, thành bị kỷ luật vì tham ô tài sản công, nhiều viên chức cấp huyện, xã, thôn cũng bị phanh phui nhũng lạm của công nhiều tỷ đồng.
Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm:
‘Quyết định bất thường’?
Ben NgôBBC Tiếng Việt
Một luật sư nói với BBC rằng việc HĐND TP.HCM đồng ý xây dựng nhà hát giao hưởng trị giá 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm cho thấy “không phải mọi nghị quyết của HĐND đều thể hiện đúng ý chí của người dân” trong lúc một nhà quan sát nói đây là “quyết định bất thường ở kỳ họp bất thường”.
Mạng xã hội dấy lên tranh cãi sau khi các báo Việt Nam cho hay TP.Hồ Chí Minh xây nhà hát 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm là “vì cần cho người dân”.
Kinh phí xây dựng được hiểu là “từ nguồn ngân sách thành phố”.
Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm
Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?
Vụ Thủ Thiêm ‘đã động đến các quyền của dân’
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo vụ Thủ Thiêm
Thủ Thiêm: Cần hy sinh cho phát triển đô thị?
Quyết định này được thông qua tại kỳ họp bất thường Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh hôm 8/10.
Theo báo Dân Trí, nhà hát này được xây dựng với quy mô 1.700 chỗ, có khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ. Dự kiến, thời gian thực hiện từ 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
Tờ báo cũng mô tả đây là “công trình điểm đến cho tương lai”.
‘Đảng cử, dân bầu’
Hôm 9/10, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: “Nếu xét về khía cạnh pháp lý thì việc thông qua đề xuất xây nhà hát ở Thủ Thiêm hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu hỏi việc này có thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân thành phố hay chưa thì câu trả lời chắc chắn là chưa vì trên các diễn đàn, mạng xã hội thì rất nhiều người phản đối.”
“Vì người ta thấy nó chưa thực sự cần thiết vào thời điểm hiện nay.”
“Qua việc này cho thấy một điều không phải mọi nghị quyết của Hội đồng Nhân dân đều thể hiện đúng ý chí của người dân thành phố.”
“Hiện nay không có cơ chế nào để người dân có thể ngăn chặn Hội đồng Nhân dân ra các nghị quyết như vậy.”
“Bởi thực tế đại đa số đại biểu Hội đồng Nhân dân là Đảng viên. Đảng cử dân bầu nên chắc chắn Hội đồng Nhân dân không thể đại diện cho ý chí của cử tri một cách đầy đủ.”
“Theo tôi, đã đến lúc cần có cơ chế để Hội đồng Nhân dân làm việc hiệu quả và đảm bảo các quyết sách của cơ quan được xem xét một cách thấu đáo và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của người dân.”
Sách ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ
Hoãn đêm diễn Nội Mông vì ‘sự cố kỹ thuật’
Ý kiến về Hà Nội ‘chiếu pháo hoa trên LED’
Tháng Tư nghe lại ‘Nối vòng tay lớn’
‘Quyết định bất thường’
Cùng ngày, trả lời BBC, ông Cù Mai Công, một nhà báo sinh ra ở Sài Gòn và là tác giả sáu tập sách Saigon By Night, nói: “Đây quả là quyết định bất thường ở một kỳ họp bất thường. Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng được thông qua khi bản giao hưởng “nước mắt Thủ Thiêm” còn đây!”
“Theo Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm, các đề án trong kỳ họp này, đặc biệt là dự án nhà hát, rất quan trọng cho sự phát triển, nâng cao đời sống người dân thành phố. Bà khẳng định đây là dự án có tầm vóc thế kỷ, được người dân thành phố chờ đợi từ lâu nên đề nghị các đại biểu cân nhắc.”
“Một số đại biểu của dân lại có vẻ “không chờ đợi” khi vẫn còn nhiều băn khoăn. Trong đó, đáng lưu ý là ý kiến của bà Võ Thị Ngọc Thúy: “Thành phố đã khảo sát thị trường để biết được nhu cầu nhạc giao hưởng, vũ kịch của khán giả ra sao?”
“Nhưng hình như không đại biểu nào nói về việc TP.Hồ Chí Minh quyết xây dựng nhà hát giao hưởng này khi bản “giao hưởng nước mắt” 20 năm của bà con Thủ Thiêm tới giờ vẫn chưa có kết quả cụ thể sau khi Thanh tra Chính phủ công bố bản điều tra (chưa phải kết luận thanh tra).”
“Cuối cùng thì dự án 1.500 tỷ đồng đã được thông qua nhanh chóng tại kỳ họp này.”
“Kỳ họp bất thường không phải để giải quyết chuyện nóng bỏng thời sự, chẳng hạn như Bệnh viện Nhi đồng 1 đang “vỡ trận” mà quyết một công trình dự kiến mấy năm mới xong (2018-2022). Lẽ nào sinh mạng của hàng trăm, hàng trăm, hàng ngàn công dân bé nhỏ ở Sài Gòn không được người dân ưu tiên bằng nhà hát giao hưởng?”
“Rõ ràng là bất thường. Càng bất thường hơn khi kinh phí hơn 1.500 tỉ đồng xây nhà hát này là tiền đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn (có người cho rằng lô đất này có giá trị 2.500 tỷ đồng chứ không phải 1.500 tỷ đồng), tức tiền dân mà không phải từ những doanh nghiệp bất động sản đang thu lợi cực lớn ở Thủ Thiêm.”
Nhà báo Cù Mai Công cho biết thêm:
“Đầu thế kỷ 20, khi Chú Hỏa (Hui Bon Hoa) được hưởng lợi từ các lô đất chính quyền Pháp ở Sài Gòn cấp cho khi làm đường Trần Hưng Đạo hiện nay, ông ta phải xây tặng cho Sài Gòn các công trình lớn cho tới nay vẫn xài tốt: Bệnh viện Từ Dũ, khách sạn Majestic, Trường Minh Đức (đường Nguyễn Thái Học, Q.1) và Trung tâm cấp cứu Sài Gòn hiện nay.”
“Trước đó, hai nhà hát Hòa Bình, Bến Thành được xây dựng sau 1975 cũng đã được kỳ vọng lớn. Giờ hai nhà hát này hoạt động ra sao thì ai cũng biết: Vừa xuống cấp vừa không đạt tiêu chuẩn tổ chức các buổi diễn quốc tế.”
“Đó là chưa kể mới đây, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang với những kỳ vọng vực dậy bộ môn cải lương sau khi đội vốn từ 60 tỷ đồng lên 132 tỷ đồng, đưa vào hoạt động thì chỉ cầm chừng vì chật chội và sai… thiết kế.”
“Thực tế người dân đủ mọi thành phần thì đang nói đầy trên Facebook,” ông Cù Mai Công bày tỏ ý kiến.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45775257
Việt Nam: Buôn lậu ngà voi ‘lãi hơn ma túy’
Cơ quan Điều tra Môi trường Vương quốc Anh (EIA) nói Việt Nam vẫn tiếp tục là tâm điểm của hoạt động buôn lậu ngà voi.
Báo cáo của EIA được đưa ra vào tháng trước như lời cảnh báo cho Hà Nội trước thềm Hội nghị quốc tế về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép diễn ra tại London vào tuần này.
EIA nói 56 tấn ngà voi đã bị bắt giữ tại Việt Nam và 20 tấn ngà voi “có liên quan tới Việt Nam” bị thu giữ tại các quốc gia khác kể từ năm 2009.
‘VN cần trình giấy phép mua vây cá mập Chile’
Thân phận bé gái Việt ‘bị lừa sang Trung Quốc’
Nhà điều tra thị trường ngà voi bị giết ở Kenya
“Việc không có bất kỳ hành động có ý nghĩa nào chống lại các mạng lưới và đối tượng tội phạm đã được xác định đã dẫn tới tình trạng các băng nhóm tội phạm quốc tế người Việt đang hoạt động tự do ở khắp châu Phi và vào Việt Nam cũng như các quốc gia láng giềng.
“Ngà voi, sừng tê giác và tê tê đang được đưa trái phép vào Việt Nam với tốc độ đáng báo động, đẩy nhanh tốc độ suy giảm của các quần thể voi, tê tê, và tê giác vốn đã đang trong tình trạng nguy cấp,” EIA nói trong báo cáo này.
Các băng nhóm người Việt được mô tả là “có nhiều chiêu trò hơn” băng nhóm tội phạm người Trung Quốc khi vận chuyển hàng hóa trên nhiều tuyến bao gồm đường không, đường biển và đường bộ.
Một người bị cáo buộc là “thủ lĩnh” trong đường dây tội phạm được dẫn lời kể lại việc băng nhóm của mình sử dụng một thiết bị giám sát vệ tinh GPS để theo dõi một chuyến hàng sừng tê giác từ Mozambique về Việt Nam qua Doha.
EIA nói tham nhũng “có mặt trong toàn bộ dây chuyền buôn bán” và hầu hết các thành viên cấp cao của các băng nhóm người Việt đều khoe khoang rằng mối quan hệ với các quan chức tham nhũng giúp họ chuyển trót lọt các lô ngà voi.
Hầu hết các chuyến hàng được đưa từ Mozambique về Malaysia và rồi được đưa qua Lào và sau đó đưa vào Việt Nam bằng đường bộ. Ngà voi, sừng tê giác, vẩy tê tê được tiêu thụ tại Việt Nam hoặc được chuyển tiếp để bán qua Trung Quốc tại đường biên giới phía bắc.
Cuộc điều tra bí mật được tiến hành trong hai năm của EIA nói về sự tồn tại của một mạng lưới buôn bán ngà voi phức tạp do các đối tượng người Việt cầm đầu và mới chỉ nêu tên được một số đối tượng tuy có rất nhiều các đối tượng có liên quan khác.
Ít nhất một trong số những người bị cáo buộc bị ghi hình mô tả hoạt động buôn lậu ngà voi là “lãi hơn ma túy”.
EIA ước tính, từ năm 2015 những đối tượng buôn bán ngà voi được xác định trong cuộc điều tra này có liên quan tới các vụ thu giữ tổng cộng 6,3 tấn ngà voi và 299kg sừng tê giác và có ít nhất 22 vụ vận chuyển ngà voi trót lọt từ châu Phi, với khối lượng ước tính khoảng 19 tấn và doanh thu tiềm năng 14 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 11/2017.
Báo cáo của EIA được đưa ra sau hai năm kể từ khi Việt Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về Buôn bán Động vật hoang dã tại Hà Nội.
Với báo cáo khá chi tiết, EIA khuyến nghị nhà chức trách Việt Nam điều tra và khởi tố các đối tượng có liên quan đến hành vi tham nhũng cho phép hoạt động buôn lậu động vật hoang dã diễn ra ở Việt Nam, bao gồm tại các điểm nhập cảnh và xuất cảnh cho ngà voi như sân bay, bến cảng và cửa khẩu đường bộ.
Tổ chức có trụ sở tại London này nhấn mạnh về nhu cầu hợp tác giữa các cơ quan dựa trên thông tin tình báo để phá vỡ và bắt giữ các mạng lưới buôn bán ngà voi có tổ chức và cải thiện hợp tác quốc tế như thông qua dẫn độ, và điều tra hoạt động buôn bán ngà voi và động vật hoang dã bất hợp pháp thông qua mạng xã hội như WeChat, Zalo và Facebook.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45769310
Vùng Tây Nguyên khuyến khích
mở rộng diện tích cây bơ
Viện Khoa Học Lâm – Nông Nghiệp Vùng Tây Nguyên khuyến khích nông dân mở rộng diện tích cây bơ tại địa phương này.
Thống kê cho thấy hiện tỉnh Dak Lak ở Tây Nguyên có hơn 4300 héc ta trồng cây bơ. Sản phẩm thu được không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất sang các thị trường khác gồm Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp và Hòa Lan.
Trong khi đó tỉnh Dak Nong có hơn 2500 héc ta trồng cây bơ. Sản lượng trái thu hoạch được tăng lên hơn 11 ngàn 100 tấn tính đến thời điểm này trong năm. Năm ngoái con số này là hơn 4200 tấn.
Theo một dự án tái cơ cấu nông nghiệp cho vùng Tây Nguyên, thì công nghệ cao sẽ dược áp dụng trong ngành canh tác cây bơ. Đến năm 2020 sẽ có 1 ngàn héc ta được ứng dụng loại công nghiệp cao này; sau đó tăng lên.
Giới khoa học nông nghiệp cho rằng cây bơ chỉ thích hợp tại một số vùng có điều kiện đất cụ thể. Đó là các vùng tại Mexico, Indonesia, Trung Mỹ và Vùng Tây Nguyên Việt Nam. Do đó, khu vực Tây Nguyên có khả năng mở rộng diện tích canh tác cây bơ.
Malayisa cấm
nhập ớt Việt Nam bị nhiễm hóa chất
Malaysia thông báo cho phía cơ quan chức năng chính phủ Hà Nội lệnh của Kuala Lumpur ngưng nhập khẩu ớt của Việt Nam.
Tin cho biết Cục Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn Việt Nam vừa gửi công văn cho các chi cục Kiểm Dịch Thực Vật tại các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại Việt Nam về lệnh vừa nêu của phía Malaysia.
Theo đó thì Cơ quan Kiểm tra – Kiểm Dịch của chính phủ Kuala Lumur phát hiện nhiều lô ớt của Việt Nam nhập sang Malaysia nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép của nước sở tại.
Biện pháp cấm nhập ớt từ Việt Nam sang Malaysia đã có hiệu lực từ ngày 14 tháng 9 vừa qua.
Trước lệnh đó của Malaysia, phía Cục Bảo Vệ Thực Vật yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất nông sản của Việt Nam rà soát lại qui trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu; thực hiện ngay những biện pháp phòng ngừa, bảo đảm kiểm soát nguồn hàng từ sản xuất ban đầu để tránh trường hợp sản phẩm nhiễm thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép của phía nhà nhập khẩu.
Mạng báo Người Lao Động vào ngày 9 tháng 10 dẫn phát biểu của phó Giám Đốc Trần Kim Phát, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất & Chế Biến Ớt Phạm Tân ở Thành phố Hồ Chí Minh, rằng hoạt động sản xuất ớt của công ty này sang Malaysia phải ngưng hai tháng nay rồi, trước khi có thông báo chính thức từ phía cơ quan chức năng.
Mạng báo Người Lao Động cũng dẫn trình bày của các doanh nghiệp là một khi bị cấm, thường khó mở lại thì trường cho mặt hàng nông sản.
Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan tại Việt Nam từng được cảnh báo lâu nay.
Thống kê chính thức cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam chi ra hơn 1 tỷ rưỡi đô la Mỹ để nhập thuốc trừ sâu và phân bón.
Cơ quan chức năng phủ nhận tin
Trung Quốc ngưng ngập thanh long Việt Nam
Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào sáng 9/10 lên tiếng cho rằng không phải Trung Quốc ngưng nhập trái thanh long của Việt Nam mà qui định về chất lượng sản phẩm được siết chặt hơn.
Ông Lê Sơn Hải, Trưởng phòng Kiểm dịch Cục Bảo vệ thực vật, nói với truyền thông trong nước rằng tình hình xuất khẩu thanh long vẫn bình thường khi ông này đi kiểm tra tại cửa khẩu Kim Thành, Thành phố Lào Cai.
Người cán bộ này cho biết giá thanh long thấp trên thị trường hiện nay là loại có phẩm chất thấp, do nông dân bán rẻ để tận thu chứ không phải giá chung của thị trường.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, người được nói cũng có mặt tại Lào Cai khẳng định mỗi ngày có khoảng 13 ngàn tấn thanh long Việt Nam được xuất sang Trung Quốc.
Đại diện Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Bao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh) nói với báo trong nước rằng mỗi ngày có trên 100 xe chở thanh long từ miền Nam ra xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh. Người này nói thêm, khi lượng lớn thanh long đổ ra cửa khẩu phía Bắc thì giá sụt giảm là đương nhiên.
Cơ quan chức năng lý giải thêm tình trạng thanh long rớt giá tại Việt Nam xảy ra có thể vì nhân dịp Trung Quốc nghỉ lễ quốc khánh nước này, thương lái tung tin Trung Quốc ngưng nhập để ép giá nông dân.
Cùng ngày 9/10, báo mạng zing.vn cho biết thanh long Bình Thuận đang tràn vào Sài Gòn vì không xuất sang được Trung Quốc khiến giá loại trái này sụt một nửa giá. Báo này trích lời một người bán lẻ cho biết vài ngày trước giá một ký thanh long là 15.000 đồng thì nay chỉ còn 7.500 đồng, thậm chí người mua có thể trả giá thấp hơn. Số lượng thanh long ở Bình Thuận chưa tìm được mối bán ra được nói vẫn còn rất nhiều.
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, trái thanh long tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 1,5 triệu tấn thanh long; trong đó xuất sang Trung Quốc là 1,3 triệu tấn. Cơ quan này cũng cho biết Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 1,32 triêu tấn thanh long trong 9 tháng đầu năm nay.
Quan hệ Việt Đức khôi phục
trước khi EVFTA thông qua?
Mọi khía cạnh của các hiệp định thương mại và đầu tư EU – Việt Nam đều có thể được bàn luận tại phiên điều trần của Ủy ban Thương mại Quốc tế tại Nghị viện Châu Âu vào ngày 10/10 này.
Các nghị viên Châu Âu (MEP) có thể đặt các câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA), trong đó có cả chủ đề nhân quyền, một người phát ngôn của EU cho BBC hay.
Trong khi đó, hôm 9/10 một chuyên gia kinh tế ở Hà nội nhận định phiên điều trần sẽ “không dễ dàng” vì quan điểm về nhân quyền giữa Việt Nam và EU là không giống nhau, nhưng hai bên có thể tiếp tục nỗ lực để “giảm bớt khoảng cách”.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cũng nói Việt Nam và Đức sẽ sớm có đàm phán cấp cao nhằm khôi phục quan hệ hợp tác toàn diện như đã có trước đây.
Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền
VN-EU: Cần gỡ rối cho vụ Trịnh Xuân Thanh
EU cảnh cáo VN vì ngư dân ‘đánh bắt phi pháp’
Việt Nam ‘sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của EU’
Cuối tháng 7/2018, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của EU có chuyến thăm Việt Nam, khi ông gặp nhiều lãnh đạo cao cấp Việt Nam.
Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, trong chuyến đi, ông Bernd Lange có đưa ra một số yêu cầu cho phía Việt Nam, như Việt Nam phải ký kết ba công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) và sửa đổi, bổ sung một số điều luật.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam sẽ sẵn sàng ký công ước của ILO.
“Hiệp định mà Quốc hội Việt Nam sắp sửa xem xét và thông qua trong kỳ này là Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (TCTPP), cũng có những yêu cầu tương tự [như EVFTA].
“Tôi nghĩ Quốc hội Việt Nam muốn thông qua hiệp định TCTPP thì sẽ sửa đổi bổ sung một số luật và sẽ ký kết những công ước tương tự như đề ra trong EVFTA. “
Quan hệ đối tác chiến lược Đức – Việt sớm được khôi phục?
TS Lê Đăng Doanh chia sẻ với BBC rằng vào ngày 5/10, ông được vị Đại sứ Đức ở Hà Nội mời dự tiệc chiêu đãi nhân ngày thống nhất nước Đức.
“Đại sứ Đức có tuyên bố chính phủ Đức ở Berlin có chuyển thư mời một phái đoàn của chính phủ Việt Nam sang Berlin để hai bên đàm phán khôi phục lại mối quan hệ hợp tác giữa Đức và Việt Nam, và triển khai mối quan hệ hợp tác toàn diện như trước đây,” TS Lê Đăng Doanh cho biết.
“Tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt lành. Vấn đề khôi phục lại quan hệ sẽ được thực hiện trong cuộc đàm phán cấp cao giữa hai bên trong thời gian tới đây.”
“Phía Đức và phía Việt Nam sẽ nỗ lực để từ nay đến cuối năm có những kết quả thiết thực, trên cơ sở đó Nghị viện Châu Âu sẽ xem xét việc thông qua EVFTA vào tháng 3/2019,” TS Doanh dự đoán.
Tháng 3/2019: thời điểm vàng cho EVFTA
Tháng 3/2019 là mốc thời gian quan trọng cho việc thông qua EVFTA vì sau đó Nghị viện Châu Âu hiện nay sẽ giải thể. Nghị viện Châu Âu mới sẽ được bầu vào tháng 5/2019.
“Nghị viện Châu Âu mới sẽ có nhiều ưu tiên và một chương trình bận rộn”, TS Lê Đăng Doanh nói, “cho nên nếu không được thông qua, hiệp định này có thể sẽ phải được xem xét và chờ đợi trong một thời gian dài hơn.”
Về tiến độ của EVFTA, một người phát ngôn của EU nói với BBC:
“Hiện chúng tôi đang nỗ lực để dịch tài liệu thỏa thuận [sang 28 thứ tiếng] càng sớm càng tốt. Sau đó, Ủy ban Châu Âu sẽ gửi đề xuất tới Hội đồng Châu Âu để phê chuẩn trước khi ký kết.
“Cuối cùng, Nghị viện Châu Âu sẽ cần phê chuẩn trước khi hiệp định này đi vào hiệu lực. Thời gian của quá trình này còn phụ thuộc vào các quá trình nội bộ của Hội đồng Châu Âu”.
Nhân quyền và EVFTA
Nhân quyền là một trong các chủ đề có thể được dân biểu EU đặt câu hỏi trong phiên điều trần ở Nghị viện EU hôm 10/10.
TS Lê Đăng Doanh nhận định với BBC phiên điều trần sẽ làm rõ hơn “những tiến bộ Việt Nam đã đạt được đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế.”
“Những hạn chế đó nếu được chỉ ra thì Việt nam sẽ có nỗ lực để đáp ứng những yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, những cam kết và công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
“Tôi nghĩ rằng phiên điều trần sẽ là một việc không dễ dàng vì quan điểm giữa hai bên về nhân quyền là không giống nhau. Vậy chúng ta có thể tiếp tục giảm bớt khoảng cách giữa hai bên.
Cái lợi ích rất lớn là nếu EVFTA được thực hiện sẽ đóng góp tích cực cho việc cải thiện nhân quyền ở VN, tạo ra công ăn việc làm cho lao động VN và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của VN, qua đó tạo cơ hội để EU tác động tích cực vào việc cải cách và cải thiện tình hình nhân quyền ở VNTS Lê Đăng Doanh
“Cái lợi ích rất lớn là nếu EVFTA được thực hiện sẽ đóng góp tích cực cho việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, tạo ra công ăn việc làm cho lao động Việt Nam và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, và qua đó tạo cơ hội để EU tác động tích cực vào việc cải cách và cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam,” TS Lê Đăng Doanh bình luận.
EU tăng cường bảo vệ dữ liệu người lên mạng
Mỹ bác đề xuất miễn trừ của EU
EU-Nhật ký thỏa thuận thương mại tự do lớn
Hôm 17/9, 32 thành viên của Nghị viện châu Âu đã gửi thư ngỏ thúc giục chính phủ Việt Nam thực hiện những bước cải thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền trước khi có thể được phê chuẩn để tham gia EVFTA.
Bức thư nhấn mạnh rằng “điều cốt lõi là EU nêu cụ thể một loạt những tiêu chuẩn về nhân quyền mà Việt Nam cần phải đạt được trước khi EVFTA được đệ trình lên Nghị viện Châu Âu để phê chuẩn và có những khuyến cáo cụ thể”.
Ủy ban Châu Âu (EC) nói EU chia sẻ những lo ngại tương tự như những gì mà các dân biểu Nghị viện Châu Âu nêu trong bức thư, mặc dù Việt Nam “đã đạt được những tiến bộ đáng kể về kinh tế và xã hội và điều đó dẫn đến tăng cường các quyền kinh tế xã hội”.
“Nay là thời điểm thích hợp để Chính phủ Việt Nam tham gia một cách xây dựng và toàn diện với các hội dân sự nhằm mục đích đảm bảo một cách thức dựa trên nhân quyền,” một người phát ngôn của EC trả lời BBC qua email hôm 27/9.
“Về khía cạnh này, EU chia sẻ những lo ngại tương tự như những gì mà các nghị viên Châu Âu nêu trong bức thư hôm 17/9/2018.
“Những lo ngại này được trình bày với giới chức Việt Nam trong Đối thoại Nhân quyền, được tổ chức ở thủ đô các nước hàng năm.
“Đối thoại này nhằm bàn thảo nhân quyền, xem xét việc triển khai nhân quyền ở Việt Nam và EU như thế nào, và thành lập môt diễn đàn để nêu những vấn đề nhất định.
“Ngoài cuộc họp hàng năm này, EU cũng giữ một kênh tiếp xúc mở với chính quyền Việt Nam qua đó chúng tôi lưu ý các vấn đề và thiếu sót cụ thể có liên quan đến nhân quyền. Trong những vụ việc nghiêm trọng, chúng tôi đã đưa ra thông cáo và qua các dự án hợp tác kỹ thuật, EU nhằm hỗ trợ các hội dân sự ở Việt Nam.”
Quan hệ Đức – Việt gặp khủng hoảng sau vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh mà phía Đức nói là bị mật vụ Việt Nam “bắt cóc tại Berlin” hè 2017 rồi chuyển về Hà Nội đưa ra tòa.
Berlin đã tạm ngưng đối tác chiến lược với Hà Nội sau đó.
Phía Việt Nam cho đến nay không giải thích được cho Đức và Slovakia, một nước EU khác cũng liên quan, rằng ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam bằng cách nào.
Tuy nhiên, có vẻ như trọng tâm vụ việc này chuyển từ Đức sang Slovakia dù vụ xử án “bắt cóc” tại Berlin vẫn chưa khép lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45797543
Tài năng âm nhạc Việt
sắp bị Đức trục xuất khi đang xin tị nạn
Sinh viên âm nhạc Nguyễn Quang Hồng Ân, 18 tuổi, đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất từ Đức về Việt Nam trong khi đang chờ phỏng vấn xin tị nạn chính trị tại Canada.
Vào năm 2014, Nguyễn Quang Hồng Ân đoạt 3 giải trong cuộc thi Piano Quốc Tế tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ. Năm 2016, một năm sau khi cùng cha mẹ đến Đức, Hồng Ân đã đoạt giải nhất tại cuộc thi âm nhạc nổi tiếng Piano-Steinway.
Trên đường đi trình diễn và tham dự các kỳ thi Piano Quốc tế tại Châu Âu vào năm 2015, gia đình cô Hồng Ân đã xin tị nạn chính trị tại Đức.
Từ Nuremberg, Nguyễn Quang Hồng Ân, chia sẻ với VOA: “Tôi đang chờ phỏng vấn đi Canada nhưng chính quyền Đức có thể bắt giam và kết tội hình sự tôi vì thị thực hết hạn, trong khi đã xin tỵ nạn hợp pháp.”
Hồng Ân cho biết thêm:
“Trong 4 tháng vừa qua họ làm khó cho tôi vô cùng như là cắt hết quyền lợi mà người tỵ nạn đáng được hưởng, ngoại trừ quyền về nhà ở, nhưng tôi không biết nay mai sẽ như thế nào. Tôi giải thích rõ với họ là trường hợp của tôi là tỵ nạn chính trị một cách hợp pháp nên không cần phải gia hạn hộ chiếu. Tôi đến Đức để tìm sự che chở vì gia đình tôi bị bách hại ở quê nhà.”
Hiện nay gia đình Hồng Ân đang đối mặt với nguy cơ bị chính quyền Đức bắt giữ và trục xuất về Việt Nam.
Hồng Ân nói:
“Hiện nay có bằng chứng rõ ràng rằng khi trở về thì gia đình tôi sẽ bị trả thù và bị tù tội bởi vì chính quyền Việt Nam đã thông qua Lực lượng Tác chiến Không gian Mạng lên án tôi là ‘phản bội tổ quốc’ và gia đình tôi là ‘phản động chuyên nghiệp.’
Hồng Ân cho biết cô và gia đình đang chờ phỏng vấn tị nạn chính trị ở Canada.
“Hiện tại tôi đang chờ phỏng vấn để sang nước thứ ba là Canada, hồ sơ đã được Cơ quan Di trú Canada chấp thuận. Thế nhưng chính phủ Đức vẫn một mực yêu cầu em đến Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt để làm lại hộ chiếu, họ đã soạn sẵn văn bản và yêu cầu tôi ký với hạn chót là ngày 25/10/2018 và nếu không có hộ chiếu mới thì sẽ bị quy tội hình sự, bị bắt giam để trục xuất về Việt Nam.”
VOA chưa liên lạc được với chính quyền thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để xác nhận yêu cầu trục xuất đối với cô Hồng Ân và gia đình.
Vào đầu năm nay, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, thân phụ của cô Hồng Ân, nói với VOA rằng chính quyền thành phố Nuremberg đã thu hồi tất cả các giấy tờ tùy thân của gia đình và cô con gái Hồng Ân, hiện là sinh viên khoa dương cầm Đại học Âm nhạc Nuremberg.
Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, còn được biết đến là nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang, từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù. Ông nói:
“Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì tôi hoạt động về nhân quyền, nhưng sau đó tổ chức bị vỡ. Sau khi ra tù tôi thấy Việt Nam thiếu về nghề nghiệp nên tôi mới mở một trường công nghệ ở Đà Lạt để đào tạo ngành nghề cho sinh viên, nhưng họ biết tôi ở tù mới ra cho nên họ đóng cửa.”
Năm 1979, ông Nguyễn Quang bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc “hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng” và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra ngoại quốc. Trong lời nói cuối cùng trước tòa, ông kêu gọi LHQ mở cuộc điều tra về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Về án tù của cha, Hồng Ân nói:
“Ba của tôi là một cựu tù nhân lương tâm, đã từng bị giam giữ 20 năm dưới chế độ Cộng sản. Ông là một nhà hoạt động nhân quyền và hiện điều hành Viện nhân quyền Việt Nam.”