Tin Việt Nam – 03/10/2018
Campuchia: Gần 10.000 người Việt
phải tái di cư
Thùy LinhBBC Tiếng Việt
Hơn 2.000 hộ gia đình, tức khoảng 10.000 người gốc Việt sinh sống trên các nhà nổi trên dòng Tonle Sap thuộc tỉnh Kampong Chhnang, sẽ buộc phải di cư lên bờ từ giờ cho đến hết 2018.
Thông báo di dân vừa chỉ được chính thức công bố hôm 24/9 nhưng yêu cầu người dân buộc phải tiến hành di dời ngay vào đầu tháng 10.
Mục đích của việc di dời là để chỉnh trang mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường và vệ sinh nguồn nước, vì việc sinh sống trên sông ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước, và sức khỏe người dân.
Theo kế hoạch, khoảng một vạn người gốc Việt sống trong các khu nhà nổi ở tỉnh Kampong Chhnang sẽ phải chuyển đến thôn Dambok Kokork, xã Svvay Chrum, huyện Rolea B’ier của tỉnh, nơi có quy mô 40ha.
Tính đổ đồng, mỗi hộ sẽ có khoảng 200m2 để sinh sống.
Campuchia: Chuyện ‘tước quốc tịch’ dân gốc Việt
Người gốc Việt nhận thẻ thường trú Campuchia
Thân phận trôi nổi của người Việt ở Campuchia
Thông báo này nhận được sự phản đối rất mạnh mẽ từ cộng động người gốc Việt cũng như tỉnh hội Người Campuchia gốc Việt.
Theo tờ Phnom Penh Post, kế hoạch di cư này đã được quyết định từ 2015.
Nhiều người dân cũng cho biết họ cũng đã được phổ biến về kế hoạch từ 2016, nhưng từ đó đến nay, điều kiện sinh sống tại địa điểm tái định cư vẫn chưa cải thiện.
Thiếu điện, nước, đường xá
Ông Trần Nhân Tuấn hôm 2/10 cho BBC biết rằng, khoảng vài trăm hộ ở huyện Kampong Chnnang, thuộc tỉnh KC đã phản đối việc di cư.
Ông cho biết, khu Rolea B’ier chỉ cách nơi ông sống 2-3km, tuy nhiên nơi này không có nước sạch, điện, đường xá cũng như cơ sở y tế, trường học, và ông có cơ sở vệ sinh môi trường.
“Khi người của phía chính quyền xuống xua đuổi bà con đi thì người ta leo lên bè bỏ đi, đến chiều tối thì lại về nhà nổi,” ông Tuấn nói.
Còn người dân ở huyện Kampong Tralach thì may mắn hơn. Cũng nhận được thông báo hôm 24/9, ông Nguyễn Văn Hòn, chi hội trưởng hội người Campuchia gốc Việt cùng nhiều dân đâm đơn lên huyện, phản đối chuyện tái định cư.
“Nếu chỗ mới có đường xá, bệnh viện, trường học thì chúng tôi sẵn sàng đi thôi, nhưng từ 2016 đến nay họ đã xây gì đâu.”
“Khu đó chỉ có trên trời dưới nước. Đất ngập nước, cống không thoát đi được, thúi lắm,” ông Hòn nói.
Sau khi có sự can thiệp của tỉnh hội và Đại sứ quán Việt Nam, khoảng 200 hộ ở huyện đã được phép chuyển lên khu đất ngay mé sống gần khu nhà nổi của họ, thay vì đến khu tái định cư ở Rolea B’ier.
Chính quyền địa phương Campuchia cũng “không bắt dân chuyển đi nữa” và hứa hẹn sẽ nối dây điện và cấp nước sạch.
Tuy nhiên khu đất này là đất tư nhân, người dân buộc phải trả tiền thuê khoảng 200 đôla Mỹ một năm cho 30-40m2. Nhà cửa buộc phải tự xây dựng.
Quan chức tỉnh hội nói gì?
Trả lời BBC chiều 2/10, ông Bùi Văn Bé, chủ tịch tỉnh hội người Campuchia gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, cho biết cán bộ tỉnh KC và tỉnh hội vừa kết thúc một cuộc họp với người dân chiều nay.
Ông Bé cho biết hầu hết người dân ở các huyện của tỉnh đều xin sinh sống ở cách mé sông 100m, để tiếp tục việc đánh cá, mưu sinh. Ông nói sau khi trao đổi với người dân, đoàn cán bộ sẽ xin ý kiến lãnh đạo về việc này.
Khu đất ở Rolea B’ier là thỏa thuận của một chủ đất tư nhân với giới chức, để người dân đến tái định cư.
Về việc cải thiện điều kiện sống tại khu đất này, ông Bé cho biết chủ khu đất tư nhân ở huyện Rolea B’ier sẽ tiến hành làm mặt bằng, xây dựng.
Người dân có thể chuyển đến khu vực này ngay, và chỉ phải trả tiền thuê đất sau khi mặt bằng đã hoàn thành.
Theo ông Trần Nhân Tuấn, lo ngại việc tái định cư có thể vi phạm quyền tự do cư trú theo luật pháp quốc tế, một số đại diện của Liên Hiệp Quốc đã xuống tỉnh từ hôm 1/10 để tiến hành giám sát và theo dõi quá trình tái định cư.
BBC sẽ tiếp tục theo dõi cập nhật tình trạng tái định cư của người dân tại tỉnh Kampong Chhnang, vùng biển Hồ Tonle sap, Campuchia.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45720750
Đơn kháng án của tù nhân Phan Kim Khánh
không được gửi đi
Đơn kháng án của tù nhân chính trị trẻ Phan Kim Khánh không đến được cơ quan chức năng theo như hạn định 15 ngày sau khi có án sơ thẩm.
Em gái của tù nhân Phan Kim Khánh vào ngày 2 tháng 10 cho Đài Á Châu Tự Do biết về tình hình liên quan như sau:
“Hôm 30 tháng 9 gia đình cháu đi thăm và anh trai hỏi bố về đơn kháng cáo; nhưng gia đình không biết gì.”
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho anh Phan Kim Khánh tại phiên sơ thẩm, cũng nói không biết gì về đơn kháng cáo của thân chủ. Ông nói thêm nếu quá thời hạn qui định theo pháp luật Việt Nam thì cần có lý do đặc biệt để có thể kháng cáo:
“ Chỉ trong vòng 15 ngày thôi, còn nếu quá 15 ngày thì cần có lý do khách quan mà tòa có thể chấp nhận được; chẳng hạn ốm đau, bệnh tật hoặc thiên tai hay một sự kiện nào đó mà không thể thực hiện được việc kháng cáo.”
Anh Phan Kim Khánh bị tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên 6 năm tù giam và 4 năm quản chế trong phiên xử diễn ra vào ngày 25 tháng 10 năm ngoái. Cáo cuộc đối với anh sinh viên Phan Kim Khánh là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Trước khi bị bắt anh Phan Kim Khánh được biết đến với tư cách là một nhà hoạt động sử dụng công cụ mạng xã hội để nói lên tình trạng tham nhũng và các vấn đề xã hội khác tại Việt Nam.
Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, nguyên là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Anh bị bắt vào ngày 21/3 năm nay, chỉ vài tháng trước khi hoàn thành chương trình Đại học.
Truyền thông trong nước loan tin, từ tháng 3/2015 Phan Kim Khánh đã lập và quản trị 2 trang blog, 3 tài khoản facebook và 2 kênh YouTube.
Cơ quan công an cho rằng Phan Kim Khánh dùng các trang mạng xã hội để đăng nhiều thông tin mà theo Công An Việt Nam là ‘có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng phản động khác.”
Hãng thông tấn AFP loan tin về việc xử án sinh viên Phan Kim Khánh vào ngày 25 tháng 10 năm 2017 cho rằng phiên tòa được tiến hành vào khi chính quyền Việt Nam xiết chặt kiểm soát đối với những tiếng nói chỉ trích trước dịp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới đây ở Đà Nẵng.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 24/10 cũng ra tuyên bố đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho sinh viên Phan Kim Khánh, và kêu gọi các nhà tài trợ cho Việt Nam và các lãnh đạo trong khu vực cần có yêu cầu Hà Nội phóng thích những tù chính trị trong nước trước APEC.
Theo AFP thì hằng chục nhà bất đồng chính kiến đang bị giam tù và theo các tổ chức giám sát nhân quyền thì năm 2017 là một năm đặc biệt khắc nghiệt đối với những nhà hoạt động tại Việt Nam, khi mà Hà Nội cho tiến hành đợt bắt giữ và kết án nặng nề những tiếng nói chỉ trích chính quyền.
Tổng giám đốc Sagri – Lê Tấn Hùng
bị khiển trách vì sai phạm trong quản lý
Tổng giám đốc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn- Sagri, Lê Tấn Hùng bị kỷ luật khiển trách, tuy nhiên mức phạt này chưa chính xác với những sai phạm của ông.
Thông tin vừa nói được ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nêu lên tại cuộc họp báo định kỳ hôm 3 tháng 10 năm 2018.
Theo ông Hoan, hiện thành phố đã thành lập hội đồng kỷ luật mới, để xem xét lại hình thức kỷ luật đối với ông Lê Tấn Hùng.
Ông Hoan cho biết thêm, Sagri có 2 sai phạm lớn trong quản lý đất đai và điều hành. Sai phạm đất đai đã xảy ra ở 2 nhiệm kỳ trước, còn trách nhiệm quản lý điều hành thuộc về Tổng giám đốc Lê Tấn Hùng.
Vào năm 2016, ông Hùng đã ký 10 hợp đồng trị hơn 13,3 tỉ đồng để tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài với Công ty thương mại dịch vụ Hòa Bình quốc tế và Công ty du lịch Thanh niên xung phong. Tuy nhiên, thanh tra phát hiện có đến 22 người không tham gia chuyến đi.
Ngoài ra, theo điều tra của Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hồ Chí Minh, trong số 70 người có tên tham gia các chuyến đi nước ngoài trong hồ sơ vừa nêu, có 40 người không có tên trong danh sách của hệ thống xuất nhập cảnh và 30 người không hề có thông tin.
Theo thanh tra kết luận, việc Sagri không thực hiện các chuyến đi nước ngoài nhưng vẫn thanh toán hơn 13,3 tỉ đồng là sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý điều hành công ty Sagri của Tổng giám đốc Lê Tấn Hùng.
Liên quan sai phạm đất đai của công ty Sagri cùng các doanh nghiệp thành viên, kiểm toán nhà nước đã phát hiện có sai phạm lên đến khoảng 2.000 hécta đất công.
Cụ thể, Công ty Xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải sản có 100% vốn của Sagri, đã ký 10 hợp đồng góp vốn thành lập các pháp nhân mới để đầu tư trên 24 khu đất, có diện tích hơn 1.919 héc ta.
Trong số 1.919 héc ta đất này, Sagri đã chia nhỏ bàn giao cho các công ty thành viên khi chưa có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, chưa có quyết định thu hồi và giao đất của cơ quan có thẩm quyền. Điều này là trái quy định.
Ngoài ra, Sagri còn ký 7 hợp đồng hợp tác với 4 đơn vị để hợp tác kinh doanh trên 7 cơ sở nhà đất có tổng diện tích hơn 114ha. Thực chất của hợp đồng hợp tác là Sagri cho thuê lại đất, trái quy định và không có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Vài nét ký ức về Đỗ Mười
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Chúng tôi cũng một thời nghe về Đỗ Mười, sau 1975 đã dẫn đầu những cuộc đánh tư sản Miền Nam. Những âm mưu của bè lũ tư bản, tư sản đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cả nước ra sao và thành tích cũng như tài trí của Đỗ Mười như thế nào qua những chiến công đó.
Những câu chuyện đó qua báo chí, sách vở và truyền miệng đã đưa đến một hình ảnh lãnh đạo đất nước tài giỏi như Đỗ Mười khiến chúng tôi thấy thật hạnh phúc nếu được diện kiến.
Gặp Đỗ Mười
Điều choáng nhất đối với tôi đầu tiên khi động đến chính trị và các lãnh đạo đất nước, đó là sau khi vào Đại học Xây Dựng Hà Nội. Khi đó, Trường ĐHXD Hà Nội vẫn còn sơ tán ở Hương Canh, Vĩnh Phúc.
Một buổi chiều, tôi ra nhà ông Hoàng Xuân Liễn, là người quen của bố tôi khi học Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông làm Trưởng phòng Giáo vụ nhà trường. Đến nhà ông chơi, tôi chăm chú đọc tờ báo Liên Xô Ngày Nay, một loại họa báo in đẹp, tuyên truyền về Liên Xô, thành trì của Cách mạng vô sản và là Anh Cả trong phe XHCN.
Trên tờ họa báo, có in một đoạn bút tích của Hồ Chí Minh khi đến viếng Lenin. Đọc mãi mà tôi không thể hiểu được ý của ông Hồ định viết cái gì. Câu văn thì lủng củng, ngữ pháp không rõ ràng, khó hiểu. Tôi hỏi ông Liễn:
Bác có biết Bác Hồ viết như thế này là ý nghĩa gì không?
Thật bất ngờ, ông trả lời tôi:
Vớ vẩn. Tay này viết ngớ ngẩn.
Tôi giật bắn mình và không dám hỏi gì thêm. Bởi khi đó, với thế hệ chúng tôi ở miền Bắc, nói về Hồ Chí Minh mà nói vậy là sự xúc phạm còn hơn phá Nhà thờ. Bởi phá nhà thờ là điều chúng tôi thường thấy khi đó.
Năm thứ 3 ở ĐHXD, chúng tôi đã chuyển về học ở Đồng Tâm, Hà Nội. Khi đó, Trường ĐHXD có đến mấy cơ sở, Đồng Tâm là một trong 3 nơi. Nơi đó như một vũng lầy, đường sá bẩn thỉu, ngõ hẹp quanh co, lớp học và Ký túc xá ở lẫn nhà dân.
Người dân ở đó trồng rau, trồng hành, mùi… đủ thứ. Đến khi họ tưới phân thì khỏi học, ngồi trong lớp học hoặc ký túc xá như ngồi trong nhà vệ sinh công cộng. Cơ sở vật chất của ĐHXD chẳng có gì ngoài mấy dãy nhà cấp 4. Nhếch nhác, bẩn thỉu và xô bồ và đói là những gì mà thời sinh viên chúng tôi được hưởng.
Năm 1984, Trường ĐHXD tổ chức Hội nghị Khoa học. Không có hội trường nên nhà trường mượn Hội trường C2 Đại học Bách khoa Hà Nội để tổ chức.
Đến dự, có Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chúng tôi nô nức vì lần đầu được gặp một nhà lãnh đạo đất nước.
Cả hội trường tập trung một lúc lâu thì ông đến. Công an thì gác trong gác ngoài hết sức đông đúc và nghiêm trọng, cẩn mật.
Là những người xây dựng, chúng ta phải chú ý đến Thủ đô, nâng nó lên, ao hồ lấp hết đi – Đỗ Mười
Đỗ Mười đến, lên bục phát biểu một hồi dài. Phong cách của ông là chém tay liên tục. Tôi ngồi dưới hội trường thấy ông nói chuyện, giọng khàn đực và chém tay lia lịa, không thể nhớ được nhiều. Nhưng tôi choáng khi nghe ông nói có những nội dung mà tôi không nghĩ là người như ông lại nói thế. Tôi chỉ nhớ mấy ý như sau:
Tôi nhận được lời mời đến Đại học Xây dựng dự Hội nghị, mà tìm mãi không biết nó ở chỗ nào, mãi mới biết là mượn Hội trường của Bách Khoa. Các đồng chí được nhà nước giao cho trấn giữ ở phía Nam thủ đô, phải xây dựng cao lên, không chỉ năm, bảy tầng mà là mười tầng hoặc cao hơn nữa.
Ông Hiệu trưởng nhà trường mừng rỡ vì những lời này, cả hội trường yên chí rằng trường mình chắc sẽ được đầu tư đẹp hơn, tốt hơn.
Ông lại chém tay nói tiếp:
Đảng và nhà nước hết sức quan tâm đến lĩnh vực xây dựng. Các đồng chí thấy vừa qua Hà Nội mới mưa một trận đã ngập lụt khủng khiếp như thế chưa. Là những người xây dựng, chúng ta phải chú ý đến Thủ đô, nâng nó lên, ao hồ lấp hết đi.
Cả hội trường cười như vỡ chợ. Là Bộ trưởng Xây dựng một thời gian dài, chẳng lẽ ông không biết rằng lấp ao hồ đi thì ngập lụt sẽ càng tăng lên? Quả thật là sau đó, Hà Nội thi nhau lấp ao hồ thật và ngập lụt lại cứ triền miên như hiện nay.
Điều thứ hai ông nói về đội ngũ trí thức Việt Nam, lại làm tôi chú ý. Ông nói:
Chúng ta có đội ngũ trí thức hết sức đáng quý. Tình hình hiện nay là rất khó khăn. Các đồng chí tưởng tôi là Phó thủ tướng chính phủ là sung sướng lắm à? Suốt ngày đi ăn xin, xin lương thực, xin viện trợ.
Cả hội trường lại cười nhưng những tiếng cười khác trước. Có lẽ là cái cười đau khổ nhất của một tập thể mà tôi thấy. Đỗ Mười nói tiếp:
Anh Trường Chinh nói rằng, các Giáo sư, tiến sĩ của ta lương chỉ đủ sống có 15 ngày. Nhưng tôi tính thì chỉ đủ 7 ngày. Còn lại thì chúng ta nuôi lợn, chúng ta đi rửa bát thuê cho hàng phở, chúng ta trồng rau, tự túc lương thực để nghiên cứu khoa học. Thế đấy, chúng ta có đội ngũ khoa học, trí thức đáng quý như thế đấy. Nó như thép đã tôi, tôi đi rồi tôi lại.
Lại một lần nữa, hội trường cười như chưa từng được cười. Dưới hội trường xầm xì: Trí thức mà cứ phải đi rửa bát thì làm sao còn có thể nghiên cứu khoa với chả học? Đói bỏ mẹ lo ăn chưa xong lại còn nghiên với cứu? Tôi thép chỉ tôi một lần chứ ai tôi đi rồi tôi lại…
Cả hội trường cứ râm ran và cười. Đỗ Mười thấy vậy cứ tưởng phía dưới hưởng ứng càng chém tay mạnh hơn.
Chợt Huỳnh Ngựa, một anh bạn cùng lớp đứng bật dậy đi ra. Hắn ra đến hiên nhà vừa đi vừa chửi: “Đm, chẳng có tướng mạo con c. gì”. Chúng tôi lại choáng vì công an cả đàn cả lũ đang đứng gần đó nhìn theo. Có lẽ anh ta cũng như chúng tôi đã gặp con người thực tế của một lãnh đạo đất nước không như những gì chúng tôi đã được nghe, được tuyên truyền xưa nay nên anh ta thất vọng.
Lần gặp trực tiếp Đỗ Mười ấy, đã làm xáo trộn trong tôi về hình ảnh một lãnh đạo đất nước không như tôi nghĩ, không như tôi nghe, cũng tầm thường và thiếu hiểu biết chứ không như những ông Thánh trong chuyện cổ tích chúng tôi vẫn được tuyên truyền.
Khi tôi về công tác tại Viện Thiết kế Bộ Giao thông, thỉnh thoảng chúng tôi được nghe về những câu chuyện của các lãnh đạo quốc gia bởi những người đã gặp, những câu chuyện họ đã nghe. Những câu chuyện về đời thực của các lãnh đạo, đều như những câu chuyện phản động nào đó, ít ai dám nói công khai.
Một lần, nói đến những nhà lãnh đạo, một chị trong phòng kể:
Ông chồng chị, một lần đi công tác với Đỗ Mười, về nhà thấy thì thầm với chị: Đúng là tay Đỗ Mười này ăn nói cục súc thật, như thằng ngoài chợ. Chị hỏi chuyện gì, ông kể rằng hôm nay, đi cả đoàn cùng với Đỗ Mười thăm Nhà máy Dệt Nam Định. Đến chỗ dệt, có một bộ phận cuốn sợi hay chỉ gì đó ông cũng không rõ, Đỗ Mười hỏi: Đây là cái gì thế? Sau khi được giải thích đây là bộ phận nọ kia trong quá trình dệt vải. Đỗ Mười nói một câu: “Nhìn như cái l. đàn bà ấy’. Cả đoàn choáng và ông cũng choáng về cách ăn nói của lãnh đạo đảng và nhà nước trước cả đoàn cán bộ cao cấp.
Ông Kiến trúc sư kể lại: Hồi tôi thiết kế phương án Trụ đầu cầu Thăng Long, sau khi thiết kế xong thì phải đến thông qua Đỗ Mười, nhưng không thể gặp ban ngày mà người ta bố trí buổi tối gặp ông ấy tại nhà. Chúng tôi đến quần áo chĩnh chiện nghiêm trang như đi hội nghị. Đến nhà, ông ấy bận một bộ quần áo ngủ tiếp khách. Ngồi nghe chúng tôi trình bày phương án xong ông phán mấy câu: Phải hiện đại, phải dân tộc, phải đáp ứng yêu cầu nọ kia của tình hữu nghị Việt – Xô… nghe xong chúng tôi ra về mà không hiểu cần làm như thế nào để đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy. Chán.
Những câu chuyện tôi trực tiếp thấy và nghe về Đỗ Mười từ những con người cụ thể đã từng gặp là có thế. Sau này, khi mạng Internet đã vào Việt Nam, tôi mới hiểu hơn về thân thế, xuất thân cũng như những hành động, những mặt đằng sau của các lãnh đạo đất nước không như những lời mà hệ thống tuyên truyền đã bơm vào đầu cả dân tộc này bao nhiêu năm qua.
Tôi đã đọc Hồi Ký của Đoàn Duy Thành, hiểu rõ hơn về chân dung Đỗ Mười, về những kế hoạch tàn bạo, man rợ của tư duy cướp bóc bất chấp luật pháp và lẽ phải của ông ta trong những quyết định, những chỉ thị khi làm lãnh đạo. Tôi ấn tượng về câu chuyện khi ông đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng, nhìn thấy ngôi nhà hai tầng của một thủy thủ tàu viễn dương bên đường, ông ta hỏi nhà thằng nào mà đẹp thế. Sau đó ông chỉ thị tịch thu tất cả những nhà cao tầng của bất cứ người dân nào để làm công sở, làm nhà trẻ không cần biết xuất xứ.
Tôi cũng thấy hiện lên qua đó, hình ảnh chân thực hơn về một trong những lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp thất học và những hạn chế về kiến thức nhưng được giao quyền lực lớn đã để lại những hậu quả to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc này.
Tôi cũng đọc nhiều về những việc làm, lời nói và cách lãnh đạo, bè phái trong đảng khi chọn người làm lãnh đạo đất nước như lời Đỗ Mười: “Nó lật tao thì tao lật nó”.
Và rồi hệ thống tuyên truyền với tư duy nói mãi thì sự dối trá cũng thành sự thật, tôi nghe một sư quốc doanh như Thích Thanh Hiền ca ngợi Đỗ Mười là “Bồ tát thị hiện” mà ngao ngán cho một tôn giáo đã bị lũng đoạn khủng khiếp như Phật giáo quốc doanh ngày nay.
Đặc biệt, tôi nhớ hình ảnh Đỗ Mười trong cái gọi là Hội nghị Thành Đô với Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam với bản mật ước mà đến nay đảng CSVN vẫn giấu diếm như một điều gì đó khủng khiếp dù nó liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, của đất nước Việt Nam này. Người ta đồn đoán, người ta lên án sự bất minh đó.
Bởi thường những gì phải lén lút, giấu diếm một cách bất minh thì thường là sự bất chính.
Một đất nước, một dân tộc mà đưa sinh mạng, tương lai cũng như tất cả mọi thứ của cả trăm triệu con người giao vào tay một cái đảng với những lãnh đạo như thế này, thì tương lai sẽ về đâu?
Câu hỏi không khó trả lời cho lắm.
Hôm nay, Đỗ Mười đã trở về cát bụi như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Liệu ông ta được xây lăng to, mộ lớn thì có làm yên lòng dân, có làm cho con cháu và họ hàng được tự hào?
Hãy nhìn những phản ứng của người dân trên mạng xã hội, ngoài quán nước và trong lòng dân thì sẽ hiểu.
Nhất là nếu là người tin có đời sống tâm linh thì liệu Đỗ Mười có được thanh thản nơi chín suối khi có thời gian để ngẫm lại những việc của mình đã từng làm trên đời này khi sống một kiếp người?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/some-memory-about-do-10-10022018140452.html
Tín hiệu ‘định hướng’ cho Tứ Trụ / Tam Trụ
Cát Linh, RFA
‘Bất thường’ hay có định hướng
Những bài viết đang rộ lên trên truyền thông trong nước và mạng xã hội có phải được diễn ra “theo định hướng” hoặc “theo quy trình” hay không? Nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác khẳng định?:
“Tôi cho rằng có sự định hướng từ nội bộ Trung ương Đảng, từ nội bộ cấp cao để định hướng cho những nhóm cây bút quyền lực trong truyền thông mạng.
“Bây giờ tìm nhân sự nào để thay vào ghế Trần Đại Quang hay là hợp nhất Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Đó là công việc đột xuất buộc phải tuyên truyền, đưa ra những thông tin. Còn định hướng thì những năm gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ này có những luồng định hướng mà đa phần là truyền thông mạng chứ báo chí thì không được. Quyền lực truyền thông của nhà nước bây giờ là con số 0. Quyền lực truyền thông bây giờ là Facebook và truyền thông mạng.”
Không chỉ trước mỗi kỳ đại hội mà thậm chí là trước mỗi kỳ Hội nghị Trung ương đã có những làn sóng vận động, đặc biệt nếu là những hội nghị bàn về nhân sự và sắp xếp nhân sự thì trước đó đã có những chiến dịch vận động nhân sự và dùng truyền thông, đặc biệt là dùng mạng xã hội để tác động. Không chỉ vậy còn có những biểu hiện là tung những đơn thư tố cáo lẫn nhau trên mạng xã hội. Việc này nó đã diễn ra trong suốt 6 năm qua, từ năm 2012 đến giờ. – Phạm Chí Dũng
Ngược lại, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nêu quan điểm khá đối lập. Ông cho rằng những diễn biến báo chí như thế là “một đặc điểm và đồng thời là 1 qui luật diễn biến hoà bình trong nội bộ.”
“Không chỉ trước mỗi kỳ đại hội mà thậm chí là trước mỗi kỳ Hội nghị Trung ương đã có những làn sóng vận động, đặc biệt nếu là những hội nghị bàn về nhân sự và sắp xếp nhân sự thì trước đó đã có những chiến dịch vận động nhân sự và dùng truyền thông, đặc biệt là dùng mạng xã hội để tác động. Không chỉ vậy còn có những biểu hiện là tung những đơn thư tố cáo lẫn nhau trên mạng xã hội. Việc này nó đã diễn ra trong suốt 6 năm qua, từ năm 2012 đến giờ.”
Những ai quan tâm đến nội bộ chính trường Việt Nam hẳn chưa quên năm 2012 là thời điểm xuất hiện trang mạng ‘Quan làm báo”. Theo ông Phạm Chí Dũng, 1 số thế lực nào đó trong nội bộ Đảng đã dùng trang đó để công kích và triệt hạ lẫn nhau. Sau đó thì xuất hiện thêm vài trang khác như “Chân dung quyền lực”…
Tín hiệu đặc biệt 2018
Một nhận định khác RFA được nghe từ nhà báo Võ An Dân nói về tính chất đặc biệt đang diễn ra trong văn đàn mạng xã hội
“Người ta gọi trong những trường hợp đặc biệt phải làm việc đặc biệt. Hiện giờ sự đặc biệt là nhân sự chuẩn bị cho Chủ tịch nước mà để phù hợp điều kiện cần và đủ là hoàn toàn không có. Nên đòi hỏi cách truyền thông của nó cũng phải đặc biệt để xử lý trường hợp này.
Những ngòi bút có sức ảnh hưởng cũng có quyền viết về điều đó. Nhưng vấn đề tôi muốn nói ở đây là nên viết 2 chiều và viết trung thực.”
Vào năm 2015, bài viết ‘Bộ Tứ’ của tác giả ký tên Osin Huy Đức đã làm xôn xao dư luận lúc đó khi “công khai” ủng hộ người đắc cử vào vị trí Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng. Bốn năm sau, ngay trước khi Hội nghị Trung ương 8 khai mạc, một bài viết ngắn được đăng tải trên trang Facebook của chủ tài khoản cũng có tên Osin Huy Đức với tựa “Nhất thể hoá” 1 lần nữa làm dậy sóng dư luận. Lần này, tuy không nhắc đến tên của một nhân vật chủ chốt nào nhưng ẩn ý thì lại rất rõ, ngay câu mở đầu:
“Nhưng nếu quyết định để Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước lần này trở thành tiền lệ thì cũng rất có ý nghĩa. Ít nhất “biên chế” sẽ chỉ còn là Bộ Tam thay vì Bộ Tứ.”
Thêm vào đó, theo nguồn tin nội bộ mà chúng tôi có được, buổi họp của Bộ Chính trị vào chiều ngày 30 tháng 9 đã được quyết định phương án hợp nhất chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước.
Sự “trùng khớp vô tình” vừa nêu được tranh luận khá nhiều trong dư luận những ngày qua. Liệu đó có phải là 1 tín hiệu đặc biệt có định hướng trên mạng xã hội hay không?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra nhận định:
“ Mặc dù trong bài viết của Huy Đức hoàn toàn không nêu tên Nguyễn Phú Trọng nhưng có nêu 1 nhân vật quyền lực nhất hiện nay thì không ai khác hơn là Nguyễn Phú Trọng vì không còn đối trọng Nguyễn Tấn Dũng nữa, mà chỉ còn 1 chút đối trọng là Trần Đại Quang mà thôi. Mà Trần Đại Quang cũng không còn nên Nguyễn Phú Trọng không còn đối thủ chính trị.
Thứ hai, Huy Đức đề cập đến nền cộng hoà bán tổng thống thì thật ra tôi cũng không biết nó là cái gì, vì nó rất lạ với nền độc tài độc đảng ở Việt Nam. Nhưng mà cho dù mô hình bàn tổng thống đi nữa thì cũng có nghĩa là bắt đầu 1 phần ngả sang mô hình tam quyền phân lập và dân chủ của phương Tây rồi. Nhưng trong suốt nhiệm kỳ ông Trọng cầm quyền đến nay, không có bất kỳ dấu hiệu gì cho thấy ông Trọng muốn ngả sang mô hình tam quyền phân lập, dân chủ, đa đảng đa nguyên ở phương Tây, càng không có chuyện dân chủ nhân quyền. Trong việc này tôi dám thách bất kỳ ai đưa ra 1 minh chứng nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng muốn thay đổi về dân chủ mở mang hơn cho người dân về quyền làm người. Việc Huy Đức đưa ra mô hình cộng hoà bán tổng thống làm gì? Phải chăng tiếp thêm 1 tiếng nói cho sự tuyên truyền lừa mị của chế độ này và tiếp tục làm cho những người ngây thơ, cả tin bị lừa mị thêm 1 nhiệm kỳ nữa?”
Tôi kết luận bài viết đó mang tính định hướng là vì anh ấy nói đi nhưng không nói lại. Vấn đề nhất thể hoá đã được khoá trước mang ra bàn, thì cũng chính phái bảo thủ trong đảng bác bỏ. Anh Huy Đức nên nhắc lại sự thật đó. Đến bây giờ khi những tiếng nói cải cách đã suy yếu rồi thì anh lại đề nghị phái bảo thủ nhất thể hoá. Khi nó đã không công bằng, không sòng phẳng không 2 chiều thì nó mang tính định hướng. – Võ An Dân
Chia sẻ từ nhà báo Võ An Dân được ông khẳng định là “nên dùng bài ngửa với nhau” để nói về sự việc này
“Trương Huy Đức tức Trương Huy San muốn ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành nhất thể hoá hợp nhất chức danh trong thời kỳ đặc biệt này là đang thiếu vị trí Chủ tịch nước. Tuy nhiên tôi kết luận bài viết đó mang tính định hướng là vì anh ấy nói đi nhưng không nói lại. Vấn đề nhất thể hoá đã được khoá trước mang ra bàn, thì cũng chính phái bảo thủ trong đảng bác bỏ. Anh Huy Đức nên nhắc lại sự thật đó. Đến bây giờ khi những tiếng nói cải cách đã suy yếu rồi thì anh lại đề nghị phái bảo thủ nhất thể hoá. Khi nó đã không công bằng, không sòng phẳng không 2 chiều thì nó mang tính định hướng.”
Kể từ sau Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21 tháng 9, nhiều cái tên được báo chí trong nước nhắc một cách “vô tình” trong các bài báo như Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Phạm Bình Minh, Phạm Minh Chính…, chưa kể là những bài viết nêu hẳn về nhân vật nữ đầu tiên đảm nhiệm chức quyền chủ tịch nước hiện thời là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Thế nhưng, qua những diễn biến “mang tính định hướng” như đã phân tích, có thể thấy rằng dư luận trong nước đang rất rộng đường trong nhận định sắp tới đây Việt Nam sẽ vẫn còn Tứ Trụ hay khác trước là lần đầu tiên có một Tam Trụ như mô thức Trung Quốc hiện nay.
Hội nghị Trung ương 8 ‘
quyết định nhân sự chủ tịch nước’
Tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hôm 2/10, Bộ Chính trị trình Trung ương “xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu chủ tịch nước”, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam cho hay.
Hội nghị Trung ương 8 diễn ra từ ngày 2 đến 6/10, trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức xong quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trước đó, mạng xã hội ngày 30/9 xuất hiện nhiều tin tức gợi ý rằng Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá kỹ phương án “nhất thể hóa” hai chức danh tổng bí thư Đảng và chủ tịch nước.
Bật đèn xanh cho phương án ‘nhất thể hóa’?
Việt Nam: Không dễ quyết ai làm Chủ tịch nước
Hợp nhất hai chức danh và công thức ‘thần thánh’
Chính trường Việt Nam sau cái chết của Chủ tịch Quang
PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói về ‘đất đai và lăng mộ’ Chủ tịch Quang
TT Donald Trump ‘tấn công trực diện’ CNXH
Tuy vậy, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam không cho biết chi tiết thêm về chuyện các ứng viên nào sẽ được giới thiệu để Quốc hội bầu chủ tịch nước, ngoài việc đề cập đây là một trong các “vấn đề quan trọng” bên cạnh việc bầu bổ sung ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII và xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cán bộ theo quy định của Đảng.
Theo tìm hiểu của BBC, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư hiện được xem là một trong các ứng viên hàng đầu vào chức Chủ tịch nước.
Việt Nam nhất thể hóa là tốt, nhưng phải là một việc làm bài bản, có tính sách lược, chứ không phải trong bối cảnh này.nhà báo tự do Nguyễn An Dân
Có ý kiến nói ông Phạm Minh Chính, cựu trung tướng công an, nguyên Bí thư Quảng Ninh và hiện là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cũng là một nhân vật sáng giá khi đảng Cộng sản sắp xếp lại các chức vụ cao nhất.
Ngoài ra, có câu hỏi trong giới quan sát rằng liệu quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có được Đảng xem xét đưa vào Bộ Chính trị để chính thức giữ chức vụ Chủ tịch nước hay không.
Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời và di sản
Cố Chủ tịch Trần Đại Quang – Hậu sự và nhân sự thay thế
VN có nhất thể hóa TBT và Chủ tịch nước?
Quốc tang ở các nước trên thế giới
Quyền Chủ tịch nước đứng thấp trong Ban tang lễ
‘Nhất thể hoá là tốt, nhưng…’
Trả lời BBC hôm 2/10, cây bút Nguyễn An Dân, từ TP.Hồ Chí Minh đưa nhận định: “Nếu không tính đến phương án nhất thể hóa thì các ứng viên chủ tịch nước sẽ là Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hoặc Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nếu Đảng thiên về phương Bắc.”
“Còn muốn tỏ ra gần phương Tây hơn thì là Bộ trưởng Công An Tô Lâm hoặc Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng.”
“Việt Nam nhất thể hóa là tốt, nhưng phải là một việc làm bài bản, có tính sách lược, chứ không phải trong bối cảnh này.”
“Mà nếu không nhất thể hóa lúc này thì phải thực hiện quy trình “trường hợp đặc biệt” do Ban chấp hành Trung ương, chứ không phải Bộ Chính trị quyết định, theo quy chế Đảng.”
“Do đó nếu Đảng muốn nhất thể hóa thì cần trưng cầu dân ý. Còn không thì thực hiện bầu chủ tịch nước theo thông lệ lâu nay.”
“Ai đủ tiêu chuẩn thì đưa ra bầu chọn như lâu nay vẫn làm.”
“Cái lo lắng nhất của nhân dân và của cả Đảng là quyền lực chưa được kiểm soát. Nếu nhất thể hóa trước khi mối lo này được giải quyết thì mâu thuẫn với thực tế và lý luận.”
Cùng thời điểm, cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh được báo Dân Việt dẫn lời: “Để kiểm soát quyền lực khi nhất thể hóa phải có những cơ chế kiểm soát quyền lực, phải có những quy chế, quy định rất rõ, chi tiết đối với những vị trí này và phải có giám sát của Đảng, các cấp chính quyền ở dưới cũng như của nhân dân. Những đồng chí nào vi phạm chức năng quyền hạn thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.”
Cũng trong mấy ngày qua, có ý kiến của TS Vũ Cao Phan từ Hà Nội cho rằng đây là dịp “có thể nhất thể hóa cái chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước là một.”
Trả lời Bàn tròn Thứ Năm 27/09 của BBC Tiếng Việt, ông giải thích vì sao:
“Thứ nhất, Việt Nam là nước XHCN duy nhất cho đến nay chưa kết hợp hai chức vụ ấy làm một. Trung Quốc, Cuba và ngay bên cạnh là Lào, tất cả đều làm thế rồi, chỉ còn Việt Nam thôi.
Thứ hai, trên thực tế, Việt Nam đã có ý định thực hiện từ hơn 20 năm trước, từ thời ông Lê Khả Phiêu còn làm Tổng Bí thư.
Thứ ba, có thể nói là sự ra đi của ông Trần Đại Quang là ngẫu nhiên thôi nhưng trở thành tất nhiên – nghĩa là một sự chín muồi cho sự nhất thể hóa.
Nhưng theo tôi điều quan trọng nhất là sự kết hợp đó là hợp lý và có lợi.”
Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu kỳ họp từ 22/10 đến 20/11.
Theo luật, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước, nhưng trong bối cảnh chính trị một đảng ở Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Đảng trước đó quyết định nhân sự.
Bộ Chính trị đang ‘thiếu người’
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản.
Đại hội Đảng năm 2016 đã bầu ra 19 ủy viên Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Những người từng làm Chủ tịch nước Việt Nam
Tôn Đức Thắng 1976-80
Nguyễn Hữu Thọ 1980-81
Trường Chinh 1981-87
Võ Chí Công 1987-1992
Lê Đức Anh 1992-97
Trần Đức Lương 1997-2000
Nguyễn Minh Triết 2006-11
Trương Tấn Sang 2011-16
Trần Đại Quang 2016-18
Đặng Thị Ngọc Thịnh 21/9/2018
Nhưng chỉ một năm sau, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật, thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TPHCM. Ông Thăng sau đó bị hai án tù – 13 năm và 18 năm tù – và tổng cộng lại sẽ phải thi hành mức án 30 năm tù giam.
Ông Đinh Thế Huynh phải nghỉ điều trị bệnh, thôi chức Thường trực Ban Bí thư từ đầu năm 2018 tuy vẫn ngồi trong Bộ Chính trị.
‘Quỹ nhân sự cao cấp’ hiện bị hẹp lại sau cái chết của Chủ tịch Quang, và sự vắng mặt lâu của ông Đinh Thế Huynh, cùng việc bỏ tù ông Đinh La Thăng.
Ông Trần Quốc Vượng, vốn là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chính thức giữ chức Thường trực Ban Bí thư từ tháng 3/2018.
Trong danh sách Ban lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang.
Danh sách này xếp thứ tự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng thứ hai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thứ ba và ông Trần Quốc Vượng thứ tư.
Việc bổ sung bất cứ ai vào Bộ Chính trị cũng có thể tạo ra “phản ứng dây chuyền” vì chức vụ của người đó sẽ cần phải có người khác thay thế.
Quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Chân dung quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
Sinh năm 1959 ở tỉnh Quảng Nam, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vào Đảng Cộng sản năm 1979.
Bà có bằng Thạc sỹ xây dựng Đảng, Cử nhân khoa học Sử, Cử nhân Luật.
Bà có thời gian dài làm việc tại TPHCM, qua các chức vụ như Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (Quận 1, TPHCM); Viện trưởng Viện KSND Quận 1 (TPHCM), Phó Chủ tịch UBND Quận 1; Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHCM.
Sau khi được điều động ra Hà Nội, bà Ngọc Thịnh trở thành ủy viên dự khuyết BCH Trung ương khóa X năm 2006.
Năm 2009, bà về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy một năm sau đó.
Đầu năm 2015, bà lại được điều ra Hà Nội giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đại hội Đảng năm 2016 bầu bà vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Sau đó, bà được Quốc hội bầu vào chức Phó Chủ tịch nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45705656
TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’
100% đại biểu tại Hội nghị Trung ương 8 “tín nhiệm giới thiệu” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam.
Loan báo chính thức nói Ban Chấp hành Trung ương Đảng “thống nhất rất cao” với tỉ lệ bỏ phiếu tuyệt đối 100%.
Về lý thuyết, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu chức vụ Chủ tịch nước mới, sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời hồi tháng 9.
Viết cho BBC Tiếng Việt ngay sau khi có tin về phương án ‘nhất thể hóa’ với một ứng viên duy nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng được nêu công khai hôm 03/10, TS Phạm Quý Thọ từ Hà Nội bình luận:
“Người dân suy nghĩ đơn giản rằng họ đóng thuế để nuôi bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tham nhũng và ‘hành là chính’, như hiện nay, thì cần cắt giảm đi để họ bớt khổ, để có hy vọng cơ hội làm ăn. Sức nóng này khiến tạo nên các bình luận rằng đây là ‘thời cơ’ để gộp hai chức danh cao nhất, sau đó là đến các ban, bệ ở trung ương và bộ máy chính quyền địa phương.”
Vấn đề liên quan đến hiến pháp
Việc đương kim Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước như một phương án ‘nhất thể hóa’ hai chức vụ cấp cao đang được công luận quan tâm là ‘không trái với Hiến pháp’, một chuyên gia về Luật Hiến pháp từ Hà Nội nói với BBC hôm 01/10/2018.
Tuy nhiên cùng ngày, một luật sư và nhà vận động nhân quyền từ Sài Gòn nói với BBC Tiếng Việt phương án nhất thể hóa vào một nhân vật lãnh đạo sẽ ‘chỉ mang tính tượng trưng’ mà không giải quyết ‘phần gốc rễ của vấn đề thể chế’.
Một ý kiến khác từ nhà nghiên cứu và quan sát chính trị Việt Nam từ trong nước trong dịp này cho rằng khu vực và thế giới có thể sẽ quan tâm tới hiệu quả của việc lãnh đạo, quản lý, quản trị hơn là ‘tam trụ’ thay ‘tứ trụ’, nếu việc điều chỉnh, hợp nhất không đem lại thực chất.
Hội nghị Trung ương 8 ‘quyết định nhân sự CTN’
LS Trịnh Hội: “Đừng mong mỏi nhiều, đặc biệt là vào nước Mỹ”
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ này chẳng trái với điều lệ Đảng cũng như Hiến pháp. Nếu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng nếu tiếp tục làm Tổng Bí thư thì mới phải sửa đổi Điều lệ ĐảngPGS. TS. Phạm Đức Bảo
Dấu ấn của TBT Đỗ Mười trong thời Đổi Mới
Hội nghị TƯ 8 là cơ hội để VN chuyển đổi?
Bật đèn xanh cho phương án ‘nhất thể hóa’?
Từ Hà Nội hôm thứ Hai, PGS. TS. Phạm Đức Bảo, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu quan điểm:
“Tôi ủng hộ phương án này vì tôi thấy việc nhất thể hóa là cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay như Luật sư Trần Quốc Thuận đã nói với BBC. Việc Tổng Bí thư nắm giữ cương vị Chủ tịch nước thì sẽ chính danh và phù hợp hơn trong quan hệ quốc tế nhân danh Nhà nước.
“Vấn đề quan trọng là phải tiếp tục cải cách thể chế để bảo đảm việc kiểm soát quyền lực và thực thi dân đủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước. Việc này đáng lẽ ra phải làm từ lâu nhưng vì nhiều lý do nên không thực hiện được nhưng nay đến nay các điều kiện đã chín muồi và cơ hội đã cho phép để hiện thực hóa. Trên thế giới, tất cả các nước được gọi là XHCN thì chỉ còn Việt Nam là chưa nhất thể hóa hai vị trí cao nhất của Đảng và Nhà nước làm một như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Lào…
“Còn tất cả các quốc gia khác trên thế giới thuộc các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển, các nước kém phát triển dù dân chủ hay độc tài thì người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước (đối với các nước theo hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống như Mỹ, Philipines…hay cộng hòa lưỡng tính như Pháp, Nga…) hay đứng đầu chính phủ (đối với các nước theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị hay còn gọi là cộng hòa nghị viện và quân chủ lập hiến như Cộng hòa liên bang Đức, Ấn Độ, Sinhgapore, Italia, Nhật Bản, Thái Lan…
“Vì vậy việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền chiếm hơn 90% số đại biểu Quốc hội nắm giữ vị trí nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà nước để thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại cũng là điều cần thiết và không có gì lạ.”
Không trái với Hiến pháp?
Trước câu hỏi nếu phương án nhất thể hóa ở cấp cao này diễn ra, thì ban lãnh đạo nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam có cần phải sửa Hiến pháp, sửa đổi Điều lệ Đảng ra sao, chuyên gia luật học này nói:
VN có nhất thể hóa TBT và Chủ tịch nước?
Hợp nhất hai chức danh và công thức ‘thần thánh’
Việc hợp nhất hai chức vụ cao nhất của đảng và nhà nước không đồng nghĩa với việc hợp nhất hai hệ thống đảng và chính quyền, nên không giải quyết được vấn đề chồng chéo và chồng lấn giữa đảng và nhà nướcLuật sư Lê Công Định
Tổng thống Donald Trump tấn công trực diện Chủ nghĩa xã hội
Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời và di sản
Chính trị Việt Nam sau cái chết của Chủ tịch Quang
“Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ này chẳng trái với điều lệ Đảng cũng như Hiến pháp. Nếu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng nếu tiếp tục làm Tổng Bí thư thì mới phải sửa đổi Điều lệ Đảng mà hiện tại quy định người đứng đầu cấp ủy Đảng các cấp không giữ giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.
“Còn Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước cũng chẳng có quy định nào của Hiến pháp hạn chế cả nên Hiến pháp chẳng việc gì phải sửa cả. Hiến pháp 2013 quy định: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang là Đại biểu Quốc hội khóa XIV nên chẳng việc gì phải sửa đổi Hiến pháp cả. Có một số nhà nghiên cứu, kể cả quan chức, trí thức Việt Nam không nắm vững Hiến pháp 2013 nên mới nói đến chuyện sửa đổi Hiến pháp cho việc nhất thế hóa hai chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước.”
Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, một nhà vận động cho dân chủ nhân quyền của Việt Nam nêu quan điểm:
“Việc hợp nhất hai chức vụ cao nhất của đảng và nhà nước không đồng nghĩa với việc hợp nhất hai hệ thống đảng và chính quyền, nên không giải quyết được vấn đề chồng chéo và chồng lấn giữa đảng và nhà nước.
“Vấn đề gây tốn kém cho ngân sách và kém hiệu quả hệ thống nhà nước là bởi hệ thống đảng lấn áp và chồng lên chính quyền các cấp. Vì thế Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hợp nhất vào một nhân vật chỉ mang tính tượng trưng mà không giải quyết phần gốc rễ của vấn đề thể chế.”
Hôm 02/10, trong một bình luận thêm với BBC, Luật sư Định viết tiếp:
“Thật ra đó không phải là cải cách thể chế gì cả, mà chỉ là ‘thâu tóm quyền hành cá nhân’. Do vậy, ảnh hưởng của “nhất thể hoá” theo cách đó không có ý nghĩa cho đất nước.
“Tam quyền phân lập mới là điều cần thiết cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, nếu chuyển ‘độc tài đảng trị’ sang ‘độc tài cá nhân thì cơ hội ‘xoá bỏ độc tài chính trị’ sẽ dễ dàng hơn cho phong trào dân chủ,” ông Lê Công Định nêu quan điểm cá nhân.
Trước đó, hôm thứ Hai, TS Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas – Singapore) bình luận với BBC về quan tâm của quốc tế và khu vực, ông nhận xét:
“Quốc tế và khu vực có thể cho rằng không quan trọng về vấn đề ‘tam trụ’ hay ‘tứ trụ’. Nếu lãnh đạo không hiệu quả thì ‘tam trụ’ không hơn ‘tứ trụ’.
Bình luận nhanh với BBC Tiếng Việt về phương án hợp nhất này, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A từ Hà Nội viết: “Theo tôi, phương án này có thể ‘hay’ cho ông Trọng, nhưng ‘xấu’ cho Việt Nam.”
Tách biệt hai Văn phòng?
Trước câu hỏi có thay đổi gì không trong hoạt động giữa hai cơ quan là Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Trung ương Đảng, nếu việc sáp nhập hai chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được tiến hành trong thời gian sắp tới đây, nếu không có các phương án khác, PGS. TS. Phạm Đức Bảo nói:
Theo tôi, việc “nhất thể hóa” hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nếu xảy ra trong thời gian tới, là một quá trình “logic” từng bước rập khuôn theo mô hình tổ chức nhà nước của Trung QuốcÔng Trương Nhân Tuấn, Pháp
Cố Chủ tịch Quang – hậu sự và nhân sự thay thế
“Trước hết, cần nói thêm là về địa phương thì đang thí điểm dự án nhất thể hóa các chức danh lãnh đạo của hai hệ thống chức vụ bên đảng và chính quyền.
“Còn văn phòng thì không cần sáp nhập vì chức khác nhau. Văn phòng Trung ương là cơ quan giúp việc cho Ban chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban của Đảng chứ không chỉ giúp việc Tổng Bí thư.
“Còn Văn phòng Chủ tịch nước là cơ quan giúp việc cho Cơ quan Chủ tịch nước (Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước) làm nhiệm vụ đối nội, đối ngoại.”
Cũng hôm 01/10/2018, từ Marseille, Pháp, nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn nêu quan điểm với BBC về phương án sáp nhập cấp cao nói trên:
“Ý kiến của tôi là dè dặt trên những nhận định nào đó về tính “chính danh”, về nền “cộng hòa”, về chế độ “bán tổng thống”… mà theo tôi là là chưa tương ứng với những định nghĩa thông thường. Trong các chế độ cộng hòa, quyền lực không có kế thừa và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tính chính danh của quyền lực được bảo đảm bằng sự chuẩn nhận của toàn dân, qua hình thức phổ thông đầu phiếu.
“Trên quan điểm này thì ở Việt Nam, tất cả các quan chức nắm quyền lực trong nhà nước không ai có “chính danh”. Chủ tịch nước, Thủ tướng… được Quốc hội bầu lên nhưng tất cả các đại biểu Quốc hội đều là người của đảng hay do đảng đề cử. Đây là nguyên tắc “dân chủ tập trung” của mô hình nhà nước Xô Viết mà Việt Nam (và Trung Quốc) áp dụng từ nhiều thập niên qua. Mọi quyền lực nhà nước đều nằm trong tay đảng.
“Nhưng nếu nhận định trên bản Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, “đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Thì người đứng đầu đảng, tức vị Tổng bí thư, là người lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đây là tính “chính danh” của Tổng bí thư đảng, (theo mô hình tổ chức nhà nước Xô Viết).
“Vì vậy ý kiến nói rằng “nhất thể hoá tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam” theo tôi là không đúng. Ta có thí dụ là ông Nikita Khouchtchev ngày trước vốn là Tổng bí thư, chỉ nắm chức Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, tức Thủ tướng, trên nguyên tắc đứng hàng thứ ba trong hệ thống quyền lực Xô viết. Thực tế thì ông này mới là người đại diện cho Liên Xô, về mọi mặt đối nội lẫn đối ngoại.
“Còn ý kiến nào nói về “nền cộng hòa”, thì theo tôi, Việt Nam (và cả Trung Quốc) không phải là những nhà nước xây dựng trên nền tảng “cộng hòa” đúng thực chất. Nền “cộng hòa” được xây dựng lên nhằm đối lập với các chế độ phong kiến đế quyền. Quyền lực trong chế độ cộng hòa không có kế thừa (như trong chế độ phong kiến đế quyền).
“Quyền lực nhà nước ở các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc đều tập trung vào đảng. Đảng cộng sản thể hiện như một “chân mạng thiên tử”, các đảng viên thế hệ này qua thế hệ khác cứ thay thế lẫn nhau tiếm quyền của nhân dân “thay trời hành đạo”. Tức là quyền lực nhà nước lại được “kế thừa” trong đảng, như dưới thời phong kiến đế quyền. Điều này trái ngược với khái niệm “cộng hòa”.
“Về ý kiến đề cấp một chế độ “bán tổng thống”, đều này cần được định nghĩa rõ rệt. Bởi vì, nếu chế độ “bán tổng thống” có nghĩa như là “semi présidentiel” của Pháp. Theo đó chế độ này là chế độ hỗn hợp giữa mô hình “tổng thống chế” và “đại nghị chế”. Tổng thống được bầu theo thể thức trực tiếp và phổ thông. Tổng thống có đặc quyền riêng biệt và một nội các (chính phủ) chịu trách nhiệm trước quốc hội.
“Tức là việc “nhất thể hóa” hai chức danh “tổng bí thư” và “chủ tịch nước” của VN (và TQ) không có chút quan hệ nào với chế độ “semi présidentiel” của Pháp hết cả.”
Ý kiến về nhất thể hóa hợp lý với điều kiện ông Tổng Bí thư phải là thành viên Quốc Hội do dân bầuÔng Văn Thế Vĩnh, Hoa Kỳ
Bản sao không hoàn chỉnh?
Theo nhà biên khảo từ Marseille, Việt Nam dường như có sự tham khảo ít nhiều mô hình cầm quyền và nhà nước của Trung Quốc, ông Trương Nhân Tuấn tiếp tục bình luận:
“Theo tôi, việc “nhất thể hóa” hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nếu xảy ra trong thời gian tới, là một quá trình “logic” từng bước rập khuôn theo mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Việt Nam luôn là “một bản sao không hoàn chỉnh” của Trung Quốc từ thời lập quốc cho tới nay (ngoại lệ với Việt Nam Cộng hòa từ 1954-1975). Từ khi có cuộc chiến biên giới 1979, tâm lý người dân Việt Nam có nhiều “nhạy cảm” đối với Trung Quốc.
“Mặc dầu quan hệ ngoại giao hai bên thiết lập lại với những cam kết của lãnh đạo cấp cao “4 tốt và 16 chữ vàng”. Vì vậy lãnh đạo chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam cố ý “làm khác” với Trung Quốc để nhân dân không ‘dị nghị’, như duy trì nguyên tắc “tứ trụ”, quyền lực phân bổ đồng đều giữa ba chức danh với ba miền. Vị Tổng Bí thư đóng vai trò “nhiếp chánh” kiểm soát và cân bằng quyền lực.
“Vì vậy tôi rất hoài nghi (sẽ trở thành hiện thực) các nhận định về khả năng “cải cách chế độ” như ý kiến của ai đó nói. Việc “nhất thể hóa” của Trung Quốc đến nay đã sinh ra một Tập Cận Bình, với quyền lực tập trung trong tay như một Mao Trạch Đông thứ hai. Quyền lực (và vị thế) của Tập Cận Bình đang bị thách thức. Cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ khởi đầu có nguyên nhân đến từ sự “ngạo mạn” về một “TQ vượt qua Mỹ” của họ Tập.
“Theo tôi, Việt Nam đi theo con đường TQ là “cải cách” ngược và là trở về thời “chống Mỹ” của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Cái cần thiết cho VN hiện nay (để cất cánh thành rồng) là “thoát Trung”, là dân chủ hóa chế độ, chớ không phải nhất cử nhất động đều rập khuôn theo TQ,” ông Trương Nhân Tuấn nêu quan điểm riêng với BBC.
Hôm thứ Hai, trong một ý kiến bình luận với BBC từ Hoa Kỳ, một nhà khảo cứu khác, ông Văn Thế Vĩnh, từng tốt nghiệp ngành quản trị hành chính công từ trường Quốc gia Hành Chánh của Sài Gòn trước năm 1975, nhận xét:
“Ý kiến về nhất thể hóa hợp lý với điều kiện ông Tổng Bí thư phải là thành viên Quốc Hội do dân bầu. Tuy nhiên, nếu chế độ nầy muốn phát huy lên cao để hội nhập cộng đồng quốc tế thì bước kế tiếp theo tôi [có thể được kỳ vọng nhưng khó xảy ra] là phải bỏ hệ thống hành chánh do đảng cộng sản đơn phương nắm giữ lâu nay, để áp dụng đồng bộ thể thức nầy – bí thư của đảng cầm quyền kiêm lãnh đạo hành chánh Nhà nước xuống tới các cấp địa phương.
“Điều này giúp chấm dứt tình trạng nhóm ‘chóp bu’ của đảng [đơn phương và không hạn chế thời gian, nhiệm kỳ] bổ nhiệm các bí thư đảng khống chế hệ thống nhà nước như hiện nay. Bước kế tiếp cần chấp nhận các tổ chức dân sự có đủ pháp nhân và tư cách để sẵn sàng tiến đến đa đảng (ít nhất lưỡng đảng thì càng tốt) và xây dựng nền pháp trị trên căn bản tam quyền phân lập.
“Được như thế thì tất hợp lòng dân ít nhất trên nguyên tắc, sau đó sẽ chỉnh đốn, điều chỉnh dần dần theo thời gian. Thiết nghĩ chỉ có thật sự dân chủ mới trường tồn, còn thể chế ‘độc tài’ thì xét về lâu dài chỉ hiện hữu trong giai đoạn ngắn của lịch sử được mà thôi,” ý kiến từ quan điểm riêng này chia sẻ với BBC.
Tin cho hay, hôm 02/10/2018 tại Hà Nội đã khai mạc Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với trong tâm giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước và chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13 của Đảng này.
“Tại Hội nghị lần thứ 8, Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước; bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII; và xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cán bộ theo quy định của Đảng,” Website của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm thứ Ba cho hay.
Hiện chưa rõ việc “nhất thể hóa” chỉ áp dụng cho cá nhân GS Nguyễn Phú Trọng nắm cả hai chức Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước, hay sẽ thành định chế được hợp thức hóa từ nhiệm kỳ đại hội Đảng CSVN lần tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45710592
TBT Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước:
Nhất thể hóa “hợp lòng dân”
Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng hôm 3/10 nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước với phương án nhất thể hóa hai chức danh cao nhất của nhà nước Việt Nam sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời đang trở thành hiện thực.
Thông cáo phát đi từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Hội nghị TƯ 8 được truyền thông trong nước trích dẫn cho biết 100% nhất trí giới thiệu ông Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14.
Đây được coi là sự sao chép của mô hình được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm nay trong đó Tập Cận Bình kiêm hai chức vụ cao nhất.
Việc bỏ thiếu cho ông Trọng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ kỳ họp kéo dài hơn 22 ngày đang diễn ra tại Hà Nội.
Trước đó trong ngày, đồng loạt các báo lớn trong nước trích lời nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão ủng hộ mô hình tổng bí thư làm chủ tịch nước. Ông Mão nói ông ủng hộ nếu tổng bí thư được bầu làm chủ tịch nước bởi đây là phương án “tốt nhất” trong tình hình hiện nay.
“Niềm tin của người dân đặt vào Tổng Bí thư ngày càng mạnh mẽ, đây là thời điểm chín muồi để Trung ương triển khai việc thực hiện mô hình tổng bí thư làm chủ tịch nước,” ông Mão, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nói. Ông cho rằng phương án này “hợp lòng dân.”
Tuy nhiên theo hai người hiện đang sống trong nước cho VOA biết hôm 3/10, chưa có một cuộc khảo sát ý kiến nào được thực hiện để cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước.
“Tôi thấy chưa có trưng cầu dân ý thì chưa thể nói là lòng dân như thế nào cả,” Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho biết và nói rằng bản thân ông không ủng hộ nhất thể hóa vì “nó tập trung quyền lực” vào tay một người và như vậy “không tốt cho dân chủ và xã hội.”
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng nhận định của ông Mão là “không đúng” và “hồ đồ” vì nó không dựa trên một thăm dò xã hội nào cả.
Theo quan sát của VOA, có những bình luận của độc giả trên các trang báo mạng trong nước ủng hộ việc ông Trọng kiêm chức chủ tịch nước.
Một bạn đọc của Dân Trí có tên Nguyễn Huy Hoàng viết: “Nếu kỳ họp Quốc hội lần này thống nhất bầu tổng bí thư đảm nhiệm luôn vai trò chủ tịch nước, chắc chắn nhân dân ta sẽ được hưởng nhiều quyền lợi từ tư tưởng, đạo đức và cái tâm, cái tầm của ông Nguyễn Phú Trọng.”
Nhà báo Tạo cho rằng có nhiều người dân là đảng viên trong nước ủng hộ chiến dịch “đốt lò” – tức cuộc chiến chống tham nhũng – của ông Trọng nên vị Tổng bí thư này đã gây được cảm tình đối với họ khi đưa những đảng viên ‘có cỡ’ như cựu Ủy viên TƯ Đảng Đinh La Thăng ra tòa xử.
“Nhưng họ chỉ thấy như thế thôi chứ họ không thấy một cách toàn diện là có rất nhiều người tham nhũng rất nặng nhưng không bị xử lý.” Ông Tạo, cũng là một cựu binh, gọi chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng là “chống tham nhũng có định hướng.”
Mặc dù việc nhất thể hóa được một số người ủng hộ cho rằng sẽ giảm được biên chế khi hợp nhất các chức danh, nhưng trong một thể chế không có đa nguyên chính trị và tam quyền phân lập thực sự như ở Việt Nam, việc kiểm soát quyền lực sẽ rất khó để thực hiện, theo nhà báo Tạo.
Tuy nhiên, với quyết định chưa từng có trong lịch sử của Bộ Chính trị Việt Nam hôm 3/10, việc nhất thể hóa, mà lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 4/2017, đang dần trở thành hiện thực. LS Sơn cho rằng cần phải sửa đổi Hiến pháp để đưa Đảng Cộng sản, cơ quan mà ông Trọng đang lãnh đạo, vào cơ cấu của nhà nước để chịu trách nhiệm trước pháp luật nhằm kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
“Theo như hiến pháp hiện nay mới ghi là Đảng có quyền nhưng thực chất Đảng không có trách nhiệm gì trước pháp luật cả và ông Tổng bí thư không bao giờ bị chất vấn trước Quốc hội.”
LS Sơn cho rằng bản hiến pháp hiện nay mâu thuẫn về mặt logic khi quy định “Đảng lãnh đạo” nhưng “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.” Do đó vị luật sư này đề xuất rằng Hiến pháp cần thay đổi để buộc Đảng phải là nơi trịu trách nhiệm cao nhất.
Ông Robert Kalinak khẳng định
không dính líu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kalinak, khẳng định rằng ông không hề dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức rồi đưa qua ngã Slovakia về Việt Nam.
Hãng thông tấn Slovakia TASR vào ngày 2 tháng 10 loan tin vừa nêu dẫn một bình luận mà ông Robert Kalinak viết trên mạng xã hội. Theo đó, ông này viết rằng nếu việc bắt cóc được xác định là phía ông có liên quan bởi Việt Nam lợi dụng lòng hiếu khách thì điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về ngoại giao.
Theo ông Kalinak, cuộc điều tra cho đến nay đã không xác nhận được một sự liên quan nào của ông trong vai trò Bộ trưởng Nội vụ và bác bỏ nghi vấn tham gia vụ bắt cóc của các cơ quan nhà nước Slovakia.
Ông hy vọng rằng hai nhân viên cảnh sát từng đưa ra lời khai và bị cho là nhân chứng vụ bắt cóc sẽ tiếp tục hợp tác với Văn phòng Công tố viên.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc vào tháng 7 năm 2017 từ Đức qua Slovakia đến Việt Nam.
Vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, bà Denisa Sakova đã có buổi hội đàm với ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ Đức tại Berlin. Hai vị bộ trưởng đã thảo luận về vụ việc Trịnh Xuân Thanh có thể đã được đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng máy bay của chính phủ Slovakia.
Cũng liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, một đảng đối lập ở Slovakia là Đảng Tự do và Đoàn kết (SaS) muốn đương kim Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova từ chức.
Lãnh đạo đảng này cho biết theo thông tin các nhân viên cảnh sát Slovakia khai thì họ xác nhận rằng phái đoàn Việt Nam đã lợi dụng chuyến thăm Slovakia vào năm ngoái để chở ông Thanh về nước.
Theo SaS, cựu bộ trưởng nội vụ Robert Kalinak, cựu thư ký tiểu bang và bây giờ là Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova và người đứng đầu ban lễ tân của Bộ Nội Vụ, ông Radovan Culak bị nghi ngờ hỗ trợ hoặc che đậy vụ bắt cóc.
Còn theo đảng đối lập OlaNO thì tin rằng một số quan chức hàng đầu trong Bộ Nội Vụ Slovakia đồng lõa trong chuyện bắt cóc này.
Slovakia khởi tố vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Slovakia vừa quyết định khởi tố vụ án liên quan đến vụ sử dụng máy bay của chính phủ trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, truyền thông Slovakia cho biết hôm 2/10.
Theo lời công tố viên Michal Surek nói với hãng thông tấn Slovakia TASR, tổng cộng có 22 người bị thẩm vấn liên quan đến vụ bắt cóc ông Thanh. Họ nằm trong số 44 người được Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova miễn trừ nghĩa vụ bảo vệ bí mật để cung cấp thông tin liên quan cho giới hữu trách.
Trước đó một ngày, tờ Spectator cho biết hai sĩ quan cảnh sát Slovakia đã ra làm chứng và xác nhận họ nhìn thấy Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào chiếc máy bay mà chính phủ Slovakia cho đoàn quan chức cấp cao, đứng đầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, mượn trong chuyến công tác của đoàn này đến Slovakia hồi năm ngoái. Truyền thông Slovakia nói rằng lời chứng của hai sĩ quan là một bước ngoặt trong cuộc điều tra của nước này về vụ bắt cóc.
Tuần trước, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã chất vấn Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về vụ bắt cóc và nói rằng những giải thích trước đây của Việt Nam về vụ này “không thỏa đáng”. Ông cảnh báo Việt Nam về “hậu quả” của vụ này và yêu cầu Hà Nội phải “nhanh chóng làm rõ mọi nghi ngờ để khôi phục lòng tin lẫn nhau trong quan hệ song phương”.
Doanh nhân-công chức nhà nước Trịnh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Đức vào tháng 7 năm ngoái trong lúc ông này đang xin tị nạn tại Đức. Các nhà điều tra sau đó phát hiện ông Thanh đã được chở đến Slovakia rồi được đưa lên máy bay của chính phủ Slovakia, từ đó bay sang Nga và về Việt Nam.
Phía Việt Nam nói ông Thanh tự ra đầu thú, sau đó kết án ông hai án tù chung thân về tội tham ô vào đầu năm nay.
Hiện vụ việc đang được cả hai cơ quan Slovakia và Đức điều tra.
https://www.voatiengviet.com/a/slovakia-khoi-to-vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh/4597860.html
Siêu ủy ban có thể dẫn tới siêu tham nhũng
Kính Hòa RFA
Ngày 30/9/2018, một ủy ban quản lý vốn nhà nước của Việt Nam chính thức ra đời. Ủy ban này sẽ quản lý vốn ở 19 doanh nghiệp nhà nước, với tổng số vốn lên đến hơn 1 triệu tỉ đồng.
Với qui mô đó, báo chí nhà nước đặt tên cho ủy ban này là “siêu” ủy ban, với thẩm quyền ngang bộ và chịu trách nhiệm trực tiếp từ Thủ tướng Việt Nam.
Các nhà quan sát kinh tế và chính sách trong và ngoài nước nhìn nhận sự kiện này ra sao?
Ông Huỳnh Bửu Sơn, một chuyên viên ngân hàng tại Sài Gòn giải thích lý do tại sao Chính phủ Việt Nam lại thành lập “siêu” ủy ban quản lý vốn nhà nước, đó là vì các bộ trước đây vừa nhận vốn, vừa thành lập các dự án để đầu tư vốn đó, dẫn tới những hậu quả không tốt.
“Có nhiều người họ cho rằng làm như thế không khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi, sẽ không có tính khách quan, từ đó dẫn đến việc quản lý nguồn vốn không hiệu quả, tham nhũng, tiêu cực,… Bây giờ tập trung tất cả nguồn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước đó, về một nơi quản lý thôi, đó là ủy ban quản lý tài sản nhà nước, trực thuộc thủ tướng chính phủ, thì đương nhiên các bộ sẽ không thể là có một can thiệp gì.”
Tuy nhiên Tiến sĩ Vũ Quang Việt, từ Hoa Kỳ, dựa vào nghị định thành lập của Ủy ban quản lý vốn này thì cho rằng thực chất không có gì khác, thay vì trước đây các bộ quản lý nay là một cơ quan ngang bộ quản lý, chỉ khác đi là các bộ không còn quyền bổ nhiệm người quản lý các dự án. Nhưng theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, đây lại chính là một điều mâu thuẫn trong sự thành lập của Ủy ban quản lý vốn, vì một mặt qui định Ủy ban sẽ bổ nhiệm người quản lý, nhưng mặt khác lại nói rằng ủy ban không can thiệp vào chuyện quản lý của các dự án.
Ông Huỳnh Bửu Sơn cũng đồng ý ở điều mâu thuẫn này, vì nếu ủy ban phải chịu trách nhiệm về lời và lỗ, thì tại sao không được quyền điều hành?
Nhưng lo ngại lớn nhất đối với tất cả các nhà quan sát mà chúng tôi tiếp xúc chính là ở qui mô “siêu” của ủy ban này.
Việc làm thế nào để cho việc quản lý đó vừa hiệu quả vừa minh bạch, trong sạch, thì đây là cần một sự kiểm tra chéo, rồi một sự giám sát thường xuyên của chính phủ đối với ủy ban này.
_Ông Huỳnh Bửu Sơn.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từng là một nhà kinh doanh ngân hàng, nói với RFA từ Hà Nội:
“Những nước từng là xã hội chủ nghĩa trước kia, cũng thành lập cơ quan tương tự như ủy ban quản lý vốn nhà nước như thế này, để cai quản toàn bộ tài sản của nhà nước, thu về một mối, tập trung. Cái việc ấy tôi nghĩ là tốt, nhưng đúng là nó có một nguy cơ, bởi vì nó tập trung. Nó tập trung tài sản như thế thì nó trở thành một cơ quan rất nhiều quyền lực về mặt kinh tế. Nếu không được giám sát cẩn thận thì nguy cơ tham nhũng là rất, rất cao.”
Ông nói thêm là các ủy ban như vậy ở các nước cựu cộng sản Đông Âu cũ đã không còn tồn tại sau khi các nước này hoàn thành việc tư hữu hóa các xí nghiệp nhà nước trước kia, và trong quá trình đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc tập trung nguồn vốn khổng lồ đã tạo ra không ít các vụ bê bối tham nhũng, chủ yếu là bán rẻ tài sản của quốc gia cho giới tư nhân.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Huy Vũ, đang sống là làm việc ở Na Uy lo ngại chính môi trường xã hội và chính trị hiện nay của Việt Nam:
“Trong một cơ chế mà thiếu sự giải trình, thiếu minh bạch, thiếu sự giải trình, chuyện đưa tất cả nguồn vốn tập trung về một nơi cũng không tránh được sự thất thoát. Chuyện thứ hai là tập trung tất cả dự án vào một siêu ủy ban, để siêu ủy ban đó kiểm soát tất cả các nguồn vốn, đó sẽ là một công cụ chính trị cho những người nào nắm giữ quyền kiểm soát ủy ban đó.”
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn cũng bày tỏ sự lo lắng trong việc kiểm soát sự vận hành của Ủy ban quản lý vốn, mặc dù ông cho rằng việc thành lập nó là một điều tích cực:
“Việc tập trung này thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ, thì đó là tốt. Tuy nhiên năng lực quản lý của ủy ban đó như thế nào, cũng như cái việc làm thế nào để cho việc quản lý đó vừa hiệu quả vừa minh bạch, trong sạch, thì đây là cần một sự kiểm tra chéo, rồi một sự giám sát thường xuyên của chính phủ đối với ủy ban này.”
Trong các quốc gia đã phát triển theo nền kinh tế thị trường lâu đời, cũng có những đồng vốn do nhà nước quản lý, mà theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là những mô hình mà Việt Nam nên noi theo. Ông nêu ví dụ như Tập đoàn quản lý vốn nhà nước Temasak ở Singapore.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho rằng mô hình Temasak và mô hình “siêu” ủy ban của Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Ông đưa ra phân tích với RFA như sau:
Cách làm này khác hẳn Temasak Holdings của Singapore, là công ty thuộc nhà nước nhưng độc lập, có toàn quyền với việc mua bán vốn của các công ty có cổ phần nhà nước (kể cả cổ phần 100%) và hiện nay có vốn sở hữu (equity) trên 300 tỷ US. Các công ty phải trả cổ tức, lãi cho Temasak và Temasak cũng phải trả thuế cho chính phủ. Như vậy đánh giá loại công ty Temasak sẽ dễ dàng, dựa trên đánh giá giá trị phần vốn equity của nó, lãi hàng năm và tỷ lệ lãi.
Ông đặt câu hỏi đối với “siêu” ủy ban của Việt Nam thì lấy điều gì để đánh giá hiệu năng của nó.
Ông Nguyễn Huy Vũ đưa ra một mô hình quản lý vốn nhà nước khác có thể tham khảo là mô hình Na Uy:
“Đó thực chất là một công ty đầu tư chuyên nghiệp, những giám đốc, quản lý công ty là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ đầu tư ra tất cả các quốc gia khác nhau để cuối cùng là đem về lợi nhuận, phục vụ cho sự phát triển của Na Uy. Họ phải giải trình với chính phủ và với quốc hội.”
Và điều quan trọng là công ty này là một công ty độc lập và minh bạch, mỗi người dân có thể vào web site của công ty này để theo dõi tình hình kinh doanh của nó.
Trong một cơ chế mà thiếu sự giải trình, thiếu minh bạch, thiếu sự giải trình, chuyện đưa tất cả nguồn vốn tập trung về một nơi cũng không tránh được sự thất thoát.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.
Kết thúc buổi nói chuyện với đài RFA, ông Huỳnh Bửu Sơn mong rằng “siêu” ủy ban tránh được vết xe đổ của một cơ cấu tương tự ở Malaysia, với những vụ bê bối tài chính rất lớn dẫn đến việc bắt giữ viên chức từng giữ chức vụ cao nhất nước là cựu Thủ tướng Najib Razak với cáo buộc tham nhũng.
Theo thông tin từ báo chí nhà nước Việt Nam, người được bổ nhiệm đứng đầu “siêu” ủy ban quản lý vốn nhà nước hiện nay là ông Nguyễn Hoàng Anh, một viên chức có bằng cử nhân lý luận chính trị, thạc sĩ kinh tế, và trước khi đảm nhiệm chức vụ mới ông giữ những chức vụ đảng và chính quyền tại tỉnh miền núi biên giới Cao Bằng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/super-committee-super-corruption-10022018130330.html