Tin Biển Đông – 25/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 25/09/2018

Trung Quốc vô vọng trong trường hợp

xung đột với Mỹ ở Biển Đông

Cuộc tập trận gần đây của Mỹ cho thấy Hoa Kỳ vượt xa Trung Quốc về năng lực quân sự, kể cả trong tình huống xung đột ở Biển Đông.

Hải quân Trung Quốc đã tìm cách vượt mặt Hoa Kỳ với việc tập trung triển khai các tên lửa, máy bay chiến đấu và thậm chí là đưa các máy bay ném bom hạt nhân ra Biển Đông. Tuy nhiên, một bức ảnh từ cuộc tập trận quân sự gần đây cho thấy Hoa Kỳ vẫn là đệ nhất, theo Business Insider.

Tờ báo này cho biết, bức ảnh ghi lại cuộc tập trận quân sự Valiant Shield 18 của Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất trên thế giới, với sự tham gia của tàu sân bay USS Ronald Reagan, 15 tàu biển và 160 máy bay chiến đấu.

Bức ảnh cho thấy một điều mà Trung Quốc chưa thể nào có được. Business Insider bình luận, hải quân Trung Quốc luôn đe dọa bằng các tên lửa tầm xa, nhưng không rõ liệu Trung Quốc có thể phối hợp ăn ý giữa lực lượng không quân, hải quân, lục quân và tên lửa hay không, trong khi Hoa Kỳ rất chú trọng đào tạo những kỹ năng chiến sự khi chiến đấu thực tế.

tập trận Valiant Shield Ảnh chụp đội tàu sân bay trong buổi tập trận từ trên cao. (Ảnh: US Navy)

Trung Quốc đã trang bị những quả tên lửa được thiết kế đặc biệt để đánh chìm các tàu sân bay, nhưng không có dấu hiệu cho thấy chúng có thể hoạt động như kỳ vọng trong môi trường chiến đấu, Business Insider cho biết.

Về lý thuyết, các tên lửa tầm xa của Trung Quốc đã có thể hạ thủ các tàu sân bay tân tiến nhất của Hoa Kỳ, nhưng khái niệm về A2 / AD (chống tiếp cận / chống xâm nhập) của Trung Quốc vẫn chưa được mài dũa qua thực tế.

tập trận Valiant Shield Tên lửa Tomahawk được phóng ra để hạ gục đối thủ trong buổi diễn tập. (Ảnh: US NAVY)

Trong bức ảnh chụp tại cuộc tập trận quân sự Valiant Shield 18, tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu một nhóm tác chiến – được trang bị đầy đủ các tàu khu trục với tên lửa dẫn đường, các tàu yểm trợ và máy bay ném bom hạt nhân B-52 trên không. Đó là những khí tài cần có cho một cuộc chiến thực thụ chống lại Bắc Kinh ở Biển Đông, theo Business Insider.

Trong tình huống xảy ra xung đột, những quả bom B-52 cùng với tên lửa hành trình có thể tiếp cận và áp sát Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ có thể phóng ra các vũ khí tầm xa. Những chiến cơ F-35B của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được xuất binh lần đầu trong buổi huấn luyện năm nay, có thể trượt dưới radar và đánh gục bất kỳ mối đe dọa nào, Business Insider cho biết.

tập trận Valiant Shield Đối với Hoa Kỳ, sự phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng không quân và khí tài quân sự là một yếu tố quyết định và được mài dũa thực tế. (Ảnh: US NAVY)

Gần đây, Mỹ đã hoàn thành cuộc tập trận đánh chặn tên lửa với Nhật Bản, trong đó một tàu khu trục của Nhật với công nghệ Mỹ bắn hạ một tên lửa đạn đạo đang bay. Hoa Kỳ cũng có những đồng minh như Hàn Quốc, Úc, và cả Ấn Độ cũng tăng cường đứng lên chống lại Bắc Kinh.

Trong một cuộc phỏng vấn ngắn vào tháng 1/2017, phó đô đốc Hải quân Mỹ Tom Rowden, khi đó là người đứng đầu lực lượng trên biển của Hải quân Mỹ, nói với Defense News về sự khác biệt giữa tàu hải quân Trung Quốc và tàu hải quân Hoa Kỳ: “Một bên (Trung Quốc) là thiếu năng lực chiến đấu thực tế, còn một bên (Hoa Kỳ) sẽ làm lung lay bất cứ điều gì mà nó chống lại”.

http://biendong.net/bi-n-nong/23776-trung-quoc-vo-vong-trong-truong-hop-xung-dot-voi-my-o-bien-dong.html

 

Uy lực tên lửa TQ khiến Mỹ e ngại

Quân đội Trung Quốc mới đây đã đưa vào biên chế hoạt động một loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), có khả năng tấn công các căn cứ quân sự trên đất Mỹ.

Phát biểu trước báo giới, Đại tá Wu Qian, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay: “Loại vũ khí mới được triển khai của Lực lượng tên lửa chiến lược (thuộc quân đội Trung Quốc) là tên lửa Đông Phong-26 (DF-26). Sau quá trình thử nghiệm và vận hành thử nghiệm, mẫu tên lửa này đã sẵn sàng trang bị cho toàn bộ đơn vị và kể từ đó đã chính thức được biên chế hoạt động trong Lực lượng tên lửa chiến lược”.

Theo trang The National Interest, DF-26 chính thức được quân đội Trung Quốc đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm nay. Bắc Kinh lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng loại tên lửa đạn đạo này trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng hồi tháng 9/2015.

Đại tá Wu tiết lộ 4 đặc điểm then chốt của thế hệ tên lửa mới như sau: “Trước hết, DF-26 do chính Trung Quốc nghiên cứu, phát triển và chế tạo một cách độc lập, nên chúng tôi có toàn quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tên lửa này. Thứ hai, DF-26 có thể mang theo cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, có khả năng thực hiện cả các cuộc phản kích hạt nhân nhanh chóng lẫn những cuộc tấn công chính xác tầm xa và tầm trung”.

“Thứ ba, DF-26 có thể giáng đòn tấn công chính xác vào những mục tiêu trên đất liền cũng như các tàu thuyền cỡ trung bình và cỡ lớn trên biển. Thứ tư, rất nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng cho tên lửa này, giúp tăng hiệu năng, cải thiện khả năng tích hợp cũng như thông tin của nó”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.

Điều đáng nói, DF-26 có tầm bắn xa tới 3.000 – 4.000km. Với khả năng mang theo một đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1.200 – 1.800kg, loại IRBM này được đánh giá đủ sức bắn chìm các tàu khu trục hạt nhân lớp Nimitz và lớp Ford của Mỹ, cũng như đánh trúng toàn bộ các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương, đặc biệt là căn cứ trên đảo Guam. Đây là lí do DF-26 còn có biệt danh là “sát thủ đảo Guam”.

Do phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau nên quân đội Trung Quốc được tin đã cho phát triển ít nhất 2 phiên bản của DF-26 là DF-26A và DF-26B. Trong đó, phiên bản dùng để tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất nhiều khả năng được trang bị đầu đạn kép (cả thông thường và hạt nhân), với sai số bắn trong khoảng 150 – 450 mét. Còn phiên bản tên lửa chống hạm chắc chắn phải được thiết kế có tầm bắn chính xác hơn, với sai số rất nhỏ, không quá 10 mét.

Trong dư luận từng có đồn đoán rằng, loại tên lửa được Trung Quốc đem thử nghiệm gần bán đảo Triều Tiên hồi tháng 5/2017 là DF-26. Song, quân đội Trung Quốc chưa bao giờ lên tiếng xác thực thông tin này.

Bất chấp các quan ngại của từ giới chức Washington, ông Wu nhấn mạnh, cũng giống như Mỹ và Nga, Trung Quốc hiện vẫn duy trì chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công trước. Nói một cách khác, các tên lửa DF-26 trang bị đầu đạn hạt nhân sẽ chỉ được dùng vào mục đích trả đũa.

Các nhà phân tích nhận định, việc đưa DF-26 vào biên chế trực chiến ám chỉ Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực nhằm răn đe Mỹ cũng như vô hiệu hóa khả năng Washington chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

http://biendong.net/bi-n-nong/23791-uy-luc-ten-lua-tq-khien-my-e-ngai.html

 

Biển Đông: Tàu Ngầm

Trần Khải

Dàn trận, dàn trận… Bây giờ là giây phút dàn trận ở Biển Đông. Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Úc, Pháp, Anh… trong khi Việt Nam gặp cơ nguy chầu rìa.

Bản tin Xinhuanet hôm 24/9/2018 ghi lời Ngoại Trưởng TQ Wang Yi hôm Thứ Hai thúc giục Anh quốc đừng đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông.

Yi nói như thế khi gặp Ngoại Trưởng Anh Jeremy Hunt bên lề hội nghị LHQ, và Yi yêu cầu Anh tôn trọng chủ quyền lãnh thổ TQ. Ý của Yi muốn nói rằng Biển Đông nằm trong chủ quyền lãnh thổ TQ.

Bản tin ghi rằng Hunt lập lại rằng lập trường Anh quốc là không về phe nào ở Biển Đông.

Than ôi… lại mắc bẫy “không về phe nào” – và thực tế là để cho TQ ức hiếp các nước nhỏ ở Biển Đông.

Trong khi đó, ván cờ mới: Hoa Kỳ có thể đánh cho TQ tan tành hay không? Chiến tranh thương mãi của Hoa Kỳ có thể ép TQ tới đâu?

Trong khi đó: Chiến tranh thương mại leo thang.

Trung Cộng tăng mức áp thuế mới vào hàng hóa Hoa Kỳ hôm Thứ Hai và tố cáo Hoa Kỳ bắt nạt.

Tổng Cục Thuế Quan TQ nói là bắt đầu thu thêm thuế quan 5% và 10% đối với 60 tỷ đôla danh sách của 5,207  mặt hàng Hoa Kỳ nhập vào Trung Quốc.

Thời điểm trùng hợp với dự định của TT Trump sẽ tăng mức thuế quan lên 200 tỷ đôla hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ hiệu lực.

Bạch Thư của Trung Cộng lần đầu tiên tố cáo Hoa Kỳ “dùng chiến thuật hù dọa kinh tế” bằng chiến tranh mậu dịch, và khẳng định lập trường rằng vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại.

Bạch Thư được thông tấn chính thức Xinhua phổ biến sau loan báo hôm Thứ Bảy của Beijing từ chối đề nghị thuơng luợng từ chính quyền Trump.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận Trump muốn ra chiêu áp thuế cả với Nhật Bản: Thuế đánh lên xe hơi Nhật Bản bán sang Mỹ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận Donald Trump-Shinzo Abe ngày 26/09/2018 bên lề Đại Hồi Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bối cảnh Washington thẳng tay áp thuế nhập khẩu tổng cộng 250 tỷ đô la hàng Trung Quốc, không kể nhôm thép, liệu Nhật Bản, đồng minh châu Á của Mỹ, có tránh được cơn thịnh nộ của chủ nhân Nhà Trắng?

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường than phiền là Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ đã bị Nhật cạnh tranh bất chính và ông dọa sẽ buộc Nhật phải trả giá cho hiện tượng xuất siêu.

Tuy nhiên, trên thực tế, cán cân thương mại Mỹ-Nhật chỉ bất lợi cho Mỹ có 68 tỷ đô la, theo số liệu năm 2017. Nếu so với các đối tác khác của Mỹ về mức thâm thủng thì Nhật đứng hàng thứ ba, sau Trung Quốc (375 tỷ đô la), sau cả Mexicô (71 tỷ đô la). Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm thủng Mỹ-Nhật cũng giảm đi, còn 40 tỷ đô la.

Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ gần như khiêu chiến. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo phản ảnh đúng sự thật thì «Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh thương mại chống kinh tế Mỹ từ nhiều chục năm nay… giờ đây, Mỹ quyết tâm chiến thắng và sẽ đánh thắng».

Mục đích của Mỹ là gì ? Cũng theo tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, đó là «buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc thế giới, phải minh bạch trong lãnh vực thương mại và thượng tôn pháp luật». Nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài phân tích ngày 20/09/2018, cho biết là nhiều người trong chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng Donald Trump «đã thắng».

Theo nhà kinh tế Harumi Taguchi của viện tư vấn IHS Markit, một khi tìm được nhượng bộ của Trung Quốc và Mexico, Donald Trump sẽ nhìn sang Nhật Bản.

So với Trung Quốc của Tập Cận Bình, Nhật là một quốc gia tự do không khác gì nước Mỹ. Công nhân có nghiệp đoàn bảo vệ, không cô đơn như công nhân Trung Quốc. Chính phủ Nhật không can thiệp vào hối suất để bảo trợ xuất khẩu, không sử dụng các biện pháp hành chính nhiêu khê để bảo hộ thị trường, cũng không ép buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Dù vậy, hình ảnh hàng chục triệu xe hơi Nhật tràn ngập đường phố Mỹ làm chủ nhân Nhà Trắng khó chịu, nhất là xe Mỹ bán sang Nhật lại ít người mua. Khác với chính sách Mỹ, kể từ thời Ronald Reagan, chính phủ Nhật không áp thuế lên xe nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Theo giới chuyên gia trong lãnh vực xe hơi, xe Mỹ khó bán vì không hợp với sở thích của người Nhật. Đuối lý, Donald Trump viện lý do chẳng liên quan gì đến thuế quan: «thanh tra chất lượng» của Nhật quá khắt khe.

Mặt khác, bản tin RFA ghi nhận: Pháp muốn duy trì quyền tự do hàng hải ở biển Đông.

Pháp sẽ thảo luận với Úc nhằm tìm cách phối hợp các hoạt động tại biển Đông để duy trì quyền tự do hàng hải ở khu vực này.

Truyền thông trong nước dẫn tin của mạng News.com.au cho biết bà Florence Parly, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, nói như vậy trong chuyến thăm thành phố Adelaide của Úc để dự một buổi hội thảo quốc phòng vào hôm 24/9.

Bà Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nhận định Pháp ‘không đứng về phía nào’ nhưng Paris ý thức được rằng Trung Quốc ngày càng trở nên lấn lướt tại Biển Đông.

Tin cho biết bà Florence khẳng định lập trường của Pháp rất rõ ràng về việc Bắc Kinh đang vướng mắc các quy tắc quốc tế nhưng Paris vẫn đối thoại cởi mở. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp còn cho biết Pháp sẽ vẫn tiếp tục cho tàu hoạt động ở khu vực Biển Đông.

Hồi cuối tháng 5 vừa qua, Pháp đã cho tàu đổ bộ tấn công Dixmude và một tàu hộ vệ đi qua Biển Đông, gần một số bãi đá nhân đạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp trong khu vực Trường Sa.

RFA nhắc rằng Biển Đông là khu vực hiện đang tranh chấp giữa các nước gồm Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc đòi 90% diện tích với đường đứt khúc chín đoạn vốn đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở the Hague bác bỏ trong một phán quyết đưa ra vào tháng 7 năm 2016.

Trong khi đó, bản tin Sputnik cho thấy khía cạnh căng thẳng: Cuộc chạy đua vũ trang dưới biển Đông.

Nhà bình luận Piotr Tsvetov viết:

..Gần đây, sự leo thang của hạm đội tàu ngầm ở Biển Đông đã đặc biệt trở nên đáng chú ý. Các tàu này được sử dụng cho mục đích trinh sát, cũng như đe dọa các nước láng giềng. Rõ ràng, hạm đội tàu ngầm lớn nhất là của Trung Quốc — gồm 48 tàu ngầm diesel và 10 tàu ngầm hạt nhân (cũng có thể nhiều hơn). Indonesia có hơn 20 tàu ngầm. Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm diesel của Nga. Malaysia và Đài Loan có một số tàu ngầm. Philippines đang chuẩn bị mua các tàu ngầm mới. Tất cả các nước này lý giải mong muốn gia tăng đội tàu ngầm của mình là do xuất phát từ lợi ích đảm bảo an ninh quốc gia. Trong thời đại hỗn loạn mà chúng ta đang sống, điều đó là dễ hiểu.

Nhưng có một lực lượng khác quan tâm đến sự xuất hiện của các tàu ngầm mới ở Biển Đông. Đó là tổ hợp quân sự-công nghiệp của những quốc gia có truyền thống sản xuất tàu ngầm. Chẳng hạn, các công ty Đức và Hàn Quốc xây dựng tàu ngầm cho Indonesia, các công ty Pháp — cho Malaysia và Úc. Nga bán tàu ngầm của mình cho Việt Nam và Trung Quốc. Hãng Krupp của Đức hứa hẹn sẽ bắt đầu cung cấp tàu ngầm cho Singapore, kể từ năm 2020.

Do đó, tình hình căng thẳng chính trị quân sự ở Biển Đông đang trở thành một vấn đề toàn cầu thực sự.”

Có một viễn ảnh mới tại Việt Nam đang được quna sát: Chủ Tịch Trần Đại Quang chết, Phó Chủ Tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh tạm thời lên thay… nhưng viễn ảnh có thể là sẽ nhất thể hóa: gom chung chức Tổng Bí Thư và chức Chủ Tịch Nước.

Bản tin VOA ghi nhận:

“…Một khả năng cũng được xem là rất có thể diễn ra là Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ nắm cả chức chủ tịch nước, theo một số nhà quan sát, nhà phân tích, hay nói cách khác, việc nhất thể hóa hai chức vụ lãnh đạo hàng đầu Việt Nam có thể sẽ diễn ra sớm.”

Chuyện cung đình suy nghĩ cũng mệt… Dân chúng đứng bên lề thôi.

https://vietbao.com/p123a285813/bien-dong-tau-ngam

 

Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông:

Thực trạng và triển vọng

Do tranh chấp Biển Đông đã trở thành một vấn đề quốc tế, theo nhiều nhà quan sát, công việc tìm giải pháp nên được quốc tế hoá. Quốc tế hoá không chỉ là đưa vấn đề ra các cuộc đàm phán đa phương, các định chế quốc tế, mà còn nhằm đánh động dư luận thế giới thông qua các Hội nghị hay diễn đàn thảo luận.

Vấn đề Biển Đông luôn “nóng” tại các diễn đàn, hội thảo quốc tế

Vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp đối với cộng đồng quốc tế:

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 600 triệu người dân của các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ.

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 – 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 – 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới. Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney – Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Australia, New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Australia và New Zealand, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực. Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Ngoài ra, lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai – Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đối với hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới

Tranh chấp trên Biển Đông không chỉ là vấn đề của khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và châu Á – Thái Bình Dương, việc tranh chấp trên Biển Đông đã đưa vấn đề vượt ra ngoài phạm vi khu vực, thu hút sự quan tâm của các cộng đồng quốc tế có liên quan đến những tranh chấp này. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước lớn có lợi ích quốc gia ở Biển Đông (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga…) đang ngày càng tăng cường hiện diện trong khu vực để ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc và bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực, cũng như trên thế giới. Nhìn một cách tổng quan, tranh chấp Biển Đông đã tác động đến phân cực châu Á và thúc đẩy một cấu trúc cân bằng quyền lực mới ở châu Á – Thái Bình Dương; gia tăng căng thẳng trong khu vực Tây Thái Bình Dương; cộng đồng quốc tế liên tục đưa ra các biện pháp ngăn chặn, phản đối hành vi phi pháp ở Biển Đông.

Không những vậy, Biển Đông còn là một trung tâm tranh chấp của thế giới về mức độ phức tạp, số lượng các bên tranh chấp và sự quan tâm lợi ích của các cường quốc. Biển Đông là khu vực đặc thù, chứa đựng tất cả các yếu tố liên quan như quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo (Indonesia và Philippines), quốc gia không có biển hay bất lợi về mặt địa lý (Lào), các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đàn cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn…

Theo đánh giá của giới chuyên gia, các tranh chấp trên biển ở Biển Đông không những chỉ ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước có liên quan, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác, đến hòa bình, ổn định và sự hợp tác phát triển của khu vực và thế giới. Vì vậy, các nước đặc biệt quan tâm, thúc đẩy, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Các hoạt động không tính đến lợi ích của nước khác tất sẽ đưa đến sự chú ý của dư luận và các động thái nhằm tìm kiếm sự cân bằng có lợi cho hòa bình và phát triển trong khu vực. Ngoài ra, một khi trong khu vực xảy ra căng thẳng, xung đột khiến các tuyến đường hàng hải bị cắt đứt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của các nước nhập khẩu dầu lớn, đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc, đánh mạnh vào buôn bán thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Khởi nguồn của “quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”

Phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (23/7/2010) lần đầu đề cập lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, cho rằng: “Lợi ích quốc gia của Mỹ bao hàm quyền tự do hàng hải, quyền tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông; Mỹ ủng hộ ngoại giao phối hợp với các bên nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ mà không gây sức ép, đồng thời phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất cứ bên nào”; xác định là việc giải quyết tranh chấp Biển Đông là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Mỹ”; nhấn mạnh “Mỹ đang tìm cách làm việc với các quốc gia ASEAN, Trung Quốc, và một số nước khác để phát triển một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp”; cho rằng “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông không những chỉ giúp cho Việt Nam thoát ra khỏi hiểm họa Trung Quốc mà còn giúp cho các nước ASEAN vì không nước nào muốn thấy Trung Quốc dùng Việt Nam làm bàn đạp để thực hiện tham vọng bành trướng chủ quyền trong khu vực.

Phản ứng trước tuyên bố trên của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (25/7/2010) tuyên bố Mỹ không nên “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông; cho rằng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông chỉ làm tình hình xấu đi thêm và việc tìm giải pháp khó khăn thêm; tái khẳng định cách thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp loại này là đàm phán trực tiếp song phương giữa các nước liên can, đồng thời nhấn mạnh Biển Đông hiện vẫn đang là một khu vực hòa bình, không hề có vấn đề an ninh hay quyền tự do hàng hải bị hạn chế.

Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề đương nhiên đối với cộng đồng quốc tế

Trong những năm gần đây, vấn đề Biển Đông đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế. Từ những nước xa xôi, hẻo lãnh, chậm phát triển ở châu Phi cho đến những cường quốc hàng đầu thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Nga…) đều đặc biệt quan tâm diễn biến tình hình khu vực Biển Đông, cụ thể:

Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục đưa ra các tuyên bố phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hoá các tiền đồn ở khu vực làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp và leo thang tranh chấp, gây tổn hại đến tự do thông thương và ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đưa ra các tuyên bố lên án Trung Quốc, đồng thời triển khai nhiều hoạt đồng tuần tra, giám sát trong khu vực Biển Đông. Quốc hội Mỹ thông qua nhiều đạo luật chỉ trích, lên án, thậm chí đe dọa có các biện pháp trừng phát Trung Quốc vì những hành vi phi pháp, khiêu khích ở Biển Đông. Cùng với những hoạt động trên thực địa và tuyên bố ngoại giao, Mỹ cũng tăng cường quan hệ với các nước đồng minh thân thiết trong khu vực như Nhật Bản, Australia, Philippines để tìm cách kiềm chế và ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc.

Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông là duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải quốc tế, trên nguyên tắc mọi bất đồng tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển phải được giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế bằng các biện pháp hòa bình. Mục tiêu quan trọng của Nhật Bản khi can dự vào vấn đề Biển Đông là tăng cường sự ảnh hưởng của nước này tại khu vực Biển Đông, tích cực can dự đối với cục diện an ninh khu vực, xây dựng hình ảnh nước lớn ở khu vực. Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động như xây dựng và quân sự hóa các đảo trên biển ở quy mô lớn của Trung Quốc; ủng hộ phán quyết của Toà trọng tài; phản đối các hành động đơn phương của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp trên biển… nhằm thúc đẩy quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông tại các diễn đàn song phương và đa phương, từng bước ngăn chặn các hành động đơn phương không tuân theo luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Không những vậy, Nhật Bản cũng hỗ trợ trang thiết bị như tàu tuần tra, máy bay tuần tra và hỗ trợ đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho cán bộ chấp pháp biển cho một số nước ASEAN đã góp phần nâng cao năng lực chấp pháp biển của một số nước, hỗ trợ các nước đối phó với âm mưu, hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và qua đó gia tăng áp lực quân sự đối với Trung Quốc.

Ấn Độ đang ngày càng khẳng định vai trò lớn hơn khi công bố có lợi ích ở Biển Đông, phản đối các hành động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và khẳng định sự cần thiết phải giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc phòng và an ninh biển với các nước trong khu vực.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2017, Tuyên bố chung khẳng định các thành viên G7 cam kết “duy trì trật tự dựa trên pháp luật trong lĩnh vực hàng hải dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế”, kêu gọi giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua ngoại giao cũng như phương tiện pháp lý, bao gồm toà trọng tài. Nhóm cũng nhất trí hối thúc tất cả các bên phi quân sự hoá trên “các thực thể tranh chấp”, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018, Thông cáo chung một lần nữa bày tỏ sự phản đối đối với các hành động đơn phương có thể gây leo thang căng thẳng và gây tổn hại đến ổn định khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng hối thúc tất cả các bên thực hiện việc phi quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp ở khu vực.

Tại các diễn đàn đa phương trong khu vực cũng như trên thế giới, vấn đề Biển Đông luôn là một trong những chủ đề nóng, được chính giới, chuyên gia, học giả và truyền thông đặc biệt quan tâm như Shangri-La, ARF, EAS, G7…

Dư luận liên quan:

Giáo sư Nhật Bản Kazunime Akimoto khẳng định rằng tất cả các quốc gia Đông Á đều liên quan đến Biển Đông. Nếu khu vực này bị một quốc gia nào đó độc chiếm, tác hại không chỉ xảy ra cho khu vực mà cả cho an ninh toàn thế giới. Do tranh chấp Biển Đông đã trở thành một vấn đề quốc tế, theo nhiều nhà quan sát, công việc tìm giải pháp nên được quốc tế hoá. Quốc tế hoá không chỉ là đưa vấn đề ra các cuộc đàm phán đa phương, các định chế quốc tế, mà còn nhằm đánh động dư luận thế giới thông qua các Hội nghị hay diễn đàn thảo luận.

Phó Giáo sư Peter Dutton, Viện Nghiên cứu Biển Trung Hoa thuộc trường Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng cách tiếp cận mang tính quốc tế hóa đối với vấn đề Biển Đông là phù hợp nhất lúc này vì có nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền và có lợi ích tại đây. Tiến trình quốc tế hóa có thể sẽ thất bại nếu Trung Quốc không sẵn lòng tham gia các cuộc hội thảo cũng như tìm kiếm các giải pháp quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu nhiều áp lực phải chứng tỏ mình là một nước láng giềng tốt đối với các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cũng như các nước không tuyên bố chủ quyền, nhưng có tiếng nói hữu ích, giúp giải quyết các bất đồng. Trung Quốc có thể từ chối tham gia giải quyết vấn đề, nhưng điều đó sẽ khiến họ tự biến mình thành người ngoài cuộc. Cho dù các cuộc đàm phán quốc tế không giải quyết được từng vấn đề như chủ quyền đối với các hòn đảo hay đường lãnh hải, nhưng ít ra các cuộc thương thuyết đó sẽ tìm ra cách đẩy nhanh tiến trình tìm giải pháp.

Xu hướng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông tiếp tục được duy trì và phát huy trong thời gian tới

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… sẽ gia tăng mức độ can dự ở Biển Đông bằng nhiều hình thức khác nhau; phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp và ngăn chặn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông; chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, tích cực ủng hộ chủ trương quốc tế hóa vấn đề Biển Đông; coi những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông là nhân tố gây mất ổn định trong khu vực. Các nước sẽ thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông bằng cách kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ các nước ASEAN đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông tại các diễn đang quốc tế. Đồng thời, các nước tiếp tục lên tiếng yêu cầu các nước liên quan xác định rõ quyền lợi biển của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc nhanh chóng xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), phê phán hoạt động bồi lấp và xây dựng hạ tầng của Trung Quốc tại một số đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

http://biendong.net/bi-n-nong/23782-quoc-te-hoa-van-de-bien-dong-thuc-trang-va-trien-vong.html

 

Nhìn lại cam kết không “quân sự hóa”

ở Biển Đông của TQ

Trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ (25/9/2015), sau khi hội đàm với Tổng thống Mỹ B.Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần đầu tiên cam kết công khai rằng sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép trên Biển Đông. Tuy nhiên, trên thực tế những năm qua Trung Quốc đã không ngừng mở rộng xây dựng, bồi đắp đảo và quân sự hóa ở Biển Đông.

Hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Nguồn: CSIS/AMTI

Từ những cam kết mập mờ về việc không “quân sự hóa” ở Biển Đông

Từ ngày 22-28/9/2015, Chủ tịch Trung Quốc có chuyến thăm chính thức đến Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng bởi vấn đề Biển Đông và gián điệp mạng. Tổng thống Mỹ Barack Obama đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình theo nghi thức trọng thể ở Nhà Trắng trước khi hai ông hội đàm trong phòng Bầu dục. Giới nghiên cứu lúc đó kỳ vọng Mỹ sẽ nêu đậm và gây sức ép mạnh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và an ninh, an toàn và tự do hàng hải, đặc biệt là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo phi pháp ở Trường Sa. Tuy nhiên, trong bản tóm tắt nội dung chuyến thăm do Văn phòng báo chí Nhà trắng phát ra, không có bất kỳ từ nào đề cập Biển Đông. Đến cuộc họp báo chung sau đó, hai nhà lãnh đạo cũng chỉ nhắc lại quan điểm riêng của mình. Điểm đáng chú ý duy nhất là việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công khai cam kết sẽ không “quân sự hóa” ở Biển Đông. Ông Tập Cận Bình cho biết “các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Trường Sa không nhằm vào hay có ảnh hưởng gì tới bất kỳ quốc gia nào và Trung Quốc không có dự định theo đuổi quân sự hóa”. Dư luận giới nghiên cứu nhận định cụm từ “quân sự hóa” mà Chủ tịch Trung Quốc đưa ra là một ngôn ngữ mới và rất mơ hồ. Liệu các binh sỹ có sử dụng các đường băng đó không? Liệu có triển khai tên lửa không?”, ông Bonnie Glaser, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định. “Ý của ông Tập trong tuyên bố mà ông ấy đưa ra tùy thuộc vào cách ông ấy hoặc Trung Quốc định nghĩa từ ‘quân sự hóa’”, chuyên gia M. Tayolor Fravel thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát biểu. “Mỹ và các nước khác có thể tham chiếu tuyên bố của ông Tập khi đánh giá hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng để làm vậy đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về ‘quân sự hóa’”. Cam kết “không quân sự hoá Biển Đông” do ông Tập Cận Bình đưa ra không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không triển khai quân đội hay khí tài tại đây, chuyên gia Greg Austin nhận định. Đa số ý kiến đều cho rằng cần phải chờ xem Trung Quốc thực hiện như thế nào để có thể đưa ra kết luận chính xác.     Đến khẳng định việc quân sự hóa ở Biển Đông và tìm cách biện minh

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM-51) diễn ra từ ngày 01-4/2018, tại Trung tâm Hội nghị EXPO, Singapore. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Singapore, Chủ tịch ASEAN 2018, Lý Hiển Long, Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN và các nước khách mời (Argentina, Iran, Na Uy, Papua New Guinea, Thụy Sĩ, Timo Leste và Thổ Nhĩ Kỳ) cùng Tổng Thư ký ASEAN. Hội nghị đã thông qua Thông cáo chung AMM 51, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; chia sẻ quan ngại trước hoạt động quân sự hóa làm xói mòn lòng tin, gây phương hại tới hoà bình và an ninh khu vực. Theo đó, các Ngoại trưởng ASEAN kêu gọi các bên kiềm chế không có các biện pháp làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS); thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC. Về đàm phán COC, các ngoại trưởng ghi nhận một số tiến triển vừa qua trong thương lượng, trong đó có việc thống nhất Văn bản dự thảo thương lượng duy nhất làm cơ sở đàm phán, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường thuận lợi cho tiến trình thương lượng COC. Trước những diễn biến tình hình phức tạp trên thực địa, các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hoá và thực hiện đầy đủ cá nghĩa vụ liên quan, trong đó có các nghĩa vụ ghi ở DOC.

Phát biểu bên lề AMM 51, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố rằng “Một số quốc gia không giáp Biển Đông, chủ yếu là Mỹ, đã gửi lượng lớn vũ khí chiến lược tới khu vực để phô trương sức mạnh quân sự và gây sức ép lên các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc. Tôi e đây chính là lý do lớn nhất thúc đẩy Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông”. Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng áp lực quân sự như vậy khiến các nước trong khu vực, gồm cả Trung Quốc, phải “thiết lập các cơ sở phòng thủ để tự vệ”. Khi được hỏi về khả năng các quốc gia khác đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, ông Vương nói Bắc Kinh có quyền thực thi “các biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông. Trong Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6/2018, trung tướng Hà Lôi, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cũng ngang nhiên cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là “nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép”. Còn trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Đại lễ đường nhân dân hôm 27/6/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa cam kết duy trì hòa bình nhưng tuyên bố sẽ không từ bỏ “dù chỉ là một tấc đất lãnh thổ mà tổ tiên để lại”.

Như vậy có thể thấy rõ, ngay trong các tuyên bố, Trung Quốc đã cho thấy sự bất minh, bất nhất về cam kết không quân sự hóa ở Biển Đông. Từ chỗ người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đưa ra tuyên bố nhằm trấn an, hướng lái dư luận vào thời điểm đó, song sau đó chính các quan chức hàng đầu của Trung Quốc lại khẳng định “Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông”. Vậy đâu là điều đáng lên án?

Cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và kêu gọi TQ thực hiện cam kết

Hành động phản bội cam kết của chính mình đã khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore tháng 6 vừa qua. Trong chuyến thăm Trung Quốc cùng thời gian này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tái khẳng định quan ngại sâu sắc về việc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cho rằng hành động này “làm gia tăng căng thẳng, phức tạp và leo thang tranh chấp, gây nguy hiểm cho dòng chảy tự do thương mại và làm suy yếu sự ổn định của khu vực”. Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2019, trong đó yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao phải thường xuyên báo cáo “về các hoạt động quân sự và đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông”. Còn Nhà Trắng nhiều lần hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở rộng cam kết phi quân sự hóa ra phạm vi toàn bộ Biển Đông. Phát biểu trong một cuộc hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, phía Mỹ cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình phải mở rộng cam kết phi quân sự hóa đối với toàn bộ Biển Đông và không có những bước đi làm leo thang căng thẳng. Ngoại trưởng Mike Pompeo (14/6/2018) tái khẳng định quan ngại sâu sắc về việc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, vì những hành động đó làm gia tăng căng thẳng, phức tạp và leo thang tranh chấp, gây nguy hiểm cho dòng chảy tự do thương mại và làm suy yếu sự ổn định của khu vực.

Giới nghiên cứu cho rằng Bắc Kinh muốn tạo ra “tính chính danh” cho các hoạt động quân sự của mình với cả cộng đồng quốc tế và dân chúng trong nước. “Điều này nguy hiểm về mặt lâu dài cho bất kỳ nỗ lực hợp tác giải quyết vấn đề chủ quyền ở Biển Đông một cách hòa bình. Ngoài ra, chúng ta cũng không biết Trung Quốc sẽ “tiến xa” và “tiến nhanh” tới đâu ở Biển Đông”, ông Trung nhận định. Trong khi đó, chuyên gia Hoàng Việt cho rằng việc quân sự hóa ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông tạo ra hành vi đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế. Từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc nhiều lần ngang nhiên điều hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo Đài Fox News. Tháng 5/2018, Bắc Kinh lần đầu điều máy bay ném bom chiến lược H-6K diễn tập cất/hạ cánh trên đảo Phú Lâm. Trung Quốc còn xây 3 đường băng phi pháp ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Đây là 3 trong số 7 thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ngày 3/5/2018, CNBC dẫn một số nguồn tin tiết lộ Trung Quốc đã âm thầm đưa tên lửa HQ-9 và tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B đến 3 đá này. Hơn một tuần sau đó, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đăng bài phân tích cho thấy Trung Quốc đã điều máy bay vận tải quân sự tới Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. AMTI nhận định hầu hết những hoạt động quân sự hóa gần đây của Trung Quốc ở Trường Sa theo mô hình đã thực hiện tại đảo Phú Lâm. Từ đó, AMTI dự đoán Bắc Kinh sẽ sớm đưa chiến đấu cơ tới Trường Sa.

Gần đây, giới quan sát quốc tế cũng vạch rõ mưu đồ của Trung Quốc khi triển khai phi pháp tàu cứu hộ đến đồn trú thường trực tại quần đảo Trường Sa. Hành động quân sự hóa ở cả 2 đầu trong khu vực Biển Đông cho thấy chiến lược “quyết liệt từng bước” kéo dài trong nhiều thập kỷ đã trở thành một cuộc tấn công toàn diện. Trung Quốc đang biến Biển Đông thành một khu vực chống tiếp cận – chống xâm nhập. Trung Quốc muốn đẩy những đối thủ về mặt quân sự ra khỏi khu vực (đặc biệt là Hải quân Mỹ) hoặc ngăn cản các nước khác hoạt động tự do trong khu vực. Việc Trung Quốc quân sự hóa trái phép Biển Đông gây ra rất nhiều hệ lụy. Bắc Kinh có thể ngăn cản tự do hàng hải, cho phép Trung Quốc lấn át các nền kinh tế trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc có thể gây khó khăn hơn cho những nước không phải là hải quân Trung Quốc khi đi lại giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời có thể gây bất lợi cho chủ quyền của rất nhiều nước trong khu vực.

http://biendong.net/bi-n-nong/23777-nhin-lai-cam-ket-khong-quan-su-hoa-o-bien-dong-cua-tq.html

 

Trung Quốc yêu cầu Anh

không can dự vào Biển Đông

Thùy Dương

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), hôm qua 24/09/2018, trong cuộc gặp với đồng nhiệm Anh Jeremy Hunt, bên lề khóa họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ, đã yêu cầu Luân Đôn không can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, lãnh đạo Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi chính quyền Anh thực hiện lời hứa không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông và thể hiện sự tôn trọng thực sự điều mà họ gọi là “chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc. Ông Vương Nghị nói thêm là Bắc Kinh hy vọng Luân Đôn sẽ làm thêm nhiều việc để thúc đẩy quan hệ song phương, thay vì làm sói mòn lòng tin của nhau, để bảo đảm mối quan hệ giữa Trung Quốc và nước Anh phát triển lành mạnh và ổn định.

Trước đó, Trung Quốc và Anh đã nói về một “kỷ nguyên vàng” của các mối quan hệ. Hồi tháng 08/2018, hai bên đạt đồng thuận để xem xét khả năng ký thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit. Tuy nhiên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khi nói về cuộc cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng Vương Nghị và Jeremy Hunt lại không đề cập đến Brexit hay thỏa thuận thương mại tự do.

Hồi đầu tháng 09/2018, một chiến hạm Anh, trên đường ghé thăm Việt Nam, đã đi sát khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Đó là tàu đổ bộ HMS Albion của Hải Quân Anh, có trọng tải 22.000 tấn, với một đơn vị thủy quân lục chiến. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc khi đó coi đây một hành động “khiêu khích” của Anh.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180925-trung-quoc-yeu-cau-anh-khong-can-du-vao-bien-dong