Tin Việt Nam – 24/09/2018
Thêm một Facebooker bị kết án tù
Facebooker Quang Đoàn, tên thật Đoàn Khánh Vinh Quang, vào ngày 24 tháng 9, bị tòa án Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tuyên hai năm ba tháng tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức cá nhân’ .
Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày trích lại nguồn từ cơ quan chức năng thì ông Quang đã dùng Facebook của mình đưa ra những lời bình luận xúc phạm Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Cơ quan công an nói rằng đã thu được ở nhà ông Quang hai lá cờ vàng ba sọc đỏ, là cờ của Nước Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 ở miền Nam. Ngoài ra ông Quang còn bị cho tham gia vào việc xúi giục cuộc biểu tình vào ngày 10/6, cũng theo cơ quan chức năng, bằng cách kêu gọi mọi người bóp còi xe inh ỏi.
Trước đó, vào ngày thứ bảy 22/9, cũng tại Cần Thơ có hai người khác cũng bị xử cùng tội danh là Nguyễn Hồng Nguyên và Trương Đình Khang. Theo cáo trạng hai người này cũng đã dùng Facebook để nói xấu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó một số người dân ở Hà Tĩnh đã bị cúp điện vì dùng Facebook để than phiền là tiền điện của họ bị tính sai.
Tin cho hay sự việc bắt đầu khi bà Nguyễn Thị Hoa, cư ngụ ở Huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, chụp hình hóa đơn tiền điện của gia đình rồi đăng lên Facebook với những thắc mắc là tại sao tiền điện của bà bị tăng lên trong những tháng gần đây.
Bà Nguyễn Thị Hoa được 19 người đồng tình và cho rằng họ cũng bị tăng tiền điện như vậy.
Tất cả những người này sau đó bị nơi cung cấp điện là Hợp tác xã kinh doanh điện tổng hợp Thành Tâm tháo đồng hồ để thẩm định từ ngày 17 đến ngày 23/9, và trong thời gian đó, những người này không có điện để dùng.
Những người dân này đã rất bất bình, cho rằng nơi cung cấp điện đã đơn phương cắt điện mà không hỏi ý họ.
Người đại diện của hợp tác xã cung cấp điện cho rằng Hơp tác xã này làm không sai, vì phải tháo đồng hồ để đi thẩm định kỹ thuật.
Liên quan đến truyền thông và thông tin trên mạng xã hội, quyền Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lặp lại kêu gọi cần xử lý những thông tin sai lệch trên mạng.
Ông nói như vậy vào ngày 24/9 tại Đại hội lần thứ 12 của Công đoàn nhà nước Việt Nam.
Theo ông Hùng, hiện nay có nhiều thông tin sai trên mạng, cũng như nhiều người dùng mạng xã hội nhưng không nêu danh tánh. Ông nói rằng phải hoàn thiện khung pháp lý để giải quyết những chuyện đó. Ông cho biết là sắp tới đây sẽ thành lập một Trung tâm an toàn thông tin trên không gian mạng, và làm việc với những nhà cung cấp nước ngoài để sàng lọc thông tin.
Vào tháng Sáu vừa qua, Việt Nam đã thông qua Luật an ninh mạng, theo đó, những nhà cung cấp nước ngoài có nhiệm vụ cung cấp thông tin người sử dung khi cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu.
Đạo luật này bị chỉ trích là nhằm bóp nghẹt tự do biểu đạt trên không gian mạng.
Luật này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/social-mdedia-crackdown-09242018090508.html
Kêu ca về giá điện trên Facebook,
bị hợp tác xã ở Hà Tĩnh cắt điện
Hàng chục gia đình ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh bị cắt điện sau khi họ lên Facebook than phiền về hiện tượng giá điện tăng vọt.
Truyền thông trong nước cho hay, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp điện Thành Tâm đã thu thập tên tuổi và địa chỉ của từng người đã lên Facebook kêu ca về giá điện, rồi gửi cho mỗi nhà một thư thông báo. Thư này nói rằng, nếu khách hàng thấy giá điện không hợp lý, nguyên nhân có thể là do đồng hồ điện của họ bị hư. Trong thư, hợp tác xã đề nghị họ mạng đồng hồ điện đi kiểm định. Nhưng trên thực tế, một số gia đình đã bị hợp tác xã tự ý cho người đến tháo đồng hồ điện mang đi, và hậu quả là những nhà đó không còn có điện.
Báo mạng Người Đưa Tin dẫn lời cư dân Nguyễn Thị Hoa cho biết, sau khi bà kêu ca về giá điện trên Facebook, nhà bà đã bị cắt điện từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 9. Sau đó, hợp tác xã đã tự ý cho người đến tháo đồng hồ điện. Kết quả là gia đình bà Hoa tiếp tục không có điện để sử dụng. Được biết hợp tác xã kinh doanh tổng hợp điện Thành Tâm cung cấp điện cho gần 3,000 gia đình ở xã Cẩm Nhượng với giá cao hơn 15% so với giá điện của nhà nước.
Nhà cầm quyền CSVN đang bỏ dần mô hình phân phối điện kiểu hợp tác xã đứng ra làm đại lý. Nhưng ở tỉnh Hà Tĩnh, việc chuyển đổi mô hình không bắt buộc, cho nên còn một số địa phương vẫn giữ kiểu phân phối điện thời xưa.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/keu-ca-ve-gia-dien-tren-facebook-bi-hop-tac-xa-o-ha-tinh-cat-dien/
Người dân lại dựng lều
phản đối bãi rác Khánh Sơn gây ô nhiễm
Hàng chục người dân hôm 22 và 23 tháng 9 đã dựng lều trước cổng bãi rác Khánh Sơn ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng phản đối bãi rác này gây ô nhiễm.
Theo phản ánh của người dân được truyền thông trong nước trích dẫn, lượng xe chở rác ở khu vực này lưu thông suốt ngày đêm gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rác tại bãi Khánh Sơn không đượcc che chắn bốc mùi hôi khiến đời sống người dân xung quanh bị ảnh hưởng, dân chúng kiến nghị chính quyền nhưng cơ quan chức năng cũng không có biện pháp xử lý gì.
Một số người dân cho biết đã chịu đựng ô nhiễm từ bãi rác Khánh Sơn 27 năm qua, chính quyền nhiều lần hứa di dời bãi rác, nhưng không thấy thực hiện.
Theo các nhân viên tổ giám sát bãi rác thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng, sở dĩ có mùi hôi là do bãi rác quá rộng không thể xịt thuốc xử lý hết và do người dân đào bới phế liệu dẫn đến mùi hôi phát tán. Ngoài ra, khu vực tiếp nhận bùn hầm cầu và phân loại rác lộ thiên cũng là nguyên nhân gây mùi hôi,
Cho đến chiều ngày 23, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu, đã đến hiện trường ghi nhận ý kiến của người dân. Ông Hưng cho biết quận đã báo cáo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thành phố sẽ tổ chức đối thoại với người dân về việc có di dời bãi rác hay không và khi nào thì di dời.
Bãi rác Khánh Sơn được quy hoạch hoạt động đến năm 2022, mỗi ngày tiếp nhận hơn 900 tấn rác thải. Đây là bãi rác lớn nhất ở Đà Nẵng và lâu nay luôn trong tình trạng quá tải.
Bộ Chính trị phân công bà Thịnh
giữ quyền nguyên thủ quốc gia
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chính thức được phân công giữ chức quyền Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời hôm 21/9.
Đây là lần đầu tiên từ 1976 nước Việt Nam thống nhất có phụ nữ nắm quyền nguyên thủ quốc gia.
Hôm 23/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Thông báo số 317, theo đó bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ giữ quyền Chủ tịch nước đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Thông báo này căn cứ theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Kết luận của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ quyền Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Kỳ họp Quốc hội thứ 6 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 22/10/2018.
Sang ngày 23/24, sau khi có thông báo về lễ Quốc tang cho cố Chủ tịch Trần Đại Quang vào ngày 26/27 tháng 9 này, nhiều ý kiến trên mạng xã hội tỏ ra ngạc nhiên khi Ban lãnh đạo Đảng CSVN đặt tên bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vào vị trí 17 trong danh sách lãnh đạo dự lễ.
Có một số giải thích cũng của cộng đồng mạng rằng vì bà Thịnh không phải ủy viên Bộ Chính trị nên bị đặt thấp, nhưng các ý kiến ngược lại cho rằng như thế không ổn khi bà nắm quyền Chủ tịch nước, chức vụ theo hiến pháp và đối ngoại, là Nguyên thủ Quốc gia của Việt Nam.
Ai sẽ kế nhiệm Chủ tịch Quang?
Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần ‘vì virus hiếm’
Chủ tịch Trần Đại Quang và Bộ Công an
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, 59 tuổi, trúng cử chức vụ Phó chủ tịch nước thay bà Nguyễn Thị Doan ngày 8/4/2016 với tỷ lệ phiếu tán thành 91%.
Trước đó, bà từng giữ chức Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long khóa 13, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Bà cũng từng là Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Lương chủ tịch nước cho đến năm 2018 là 18 triệu đồng/tháng, theo Nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 11.
Truyền thông Việt Nam đưa tin bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vừa dẫn đầu một đoàn đại biểu dự Diễn đàn phụ nữ Á – Âu ở St.Petersburg, Nga từ ngày 19-22/9.
Bàn tròn đặc biệt: sự kiện Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời
‘Chủ tịch Quang chủ động, sáng tạo và hiệu quả’
Quanh suy đoán Chủ tịch Quang ‘sẽ được thay thế’
Tiểu sử bà Đặng Thị Ngọc Thịnh
Họ và tên:Đặng Thị Ngọc Thịnh
Ngày sinh: 25/12/1959
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam
Trình độ học vấn: Trên đại học
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ xây dựng Đảng, Cử nhân khoa học Sử, Cử nhân Luật
Ngày vào đảng: 19/11/1979
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII
Đại biểu Quốc hội khoá: XI, XIII
Nơi ứng cử: Vĩnh Long
Tang lễ cố Chủ tịch Trần Đại Quang
Theo Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hàng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chỉnh phủ, Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam, lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tổ chức với nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 26 và 27/9/2018.
Lễ viếng: 7 giờ 00, ngày 26/9 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội
Lễ truy điệu: 7 giờ 30 phút, ngày 27/9 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội
Lễ an táng: 15 giờ 30 phút, ngày 27/9 tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Trong hai ngày Quốc tang, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Cũng theo thông cáo này, danh sách Ban Lễ tang gồm 37 thành viên. Trưởng ban Lễ tang là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo có đoạn viết:
“Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45617991
Thông tin liên quan quốc tang ông Trần Đại Quang
Theo thông báo của chính phủ Việt Nam, tang lễ của ông Trần Đại Quang sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang và tang lễ sẽ diễn ra ngày 26/9 tại nhà tang lễ quốc gia Hà Nội.
Ban lễ tang cho ông Trần Đại Quang gồm 37 người và do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang. Người vừa được cử giữ chức quyền chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, đứng thứ 17 trong danh sách Ban Lễ tang.
Thông báo của chính phủ Việt Nam cũng cho biết thêm lễ an táng của ông Trần Đại Quang sẽ được tổ chức tại quê nhà và gần với ngôi nhà của ông tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Công an Thành phố Hà Nội vào ngày 24/9 ra thông báo trong hai ngày diễn ra lễ tang 26 -27/9 sẽ só phân luồng giao thông cũ thể tại Hà Nội và tổ chức hướng đi cho các loại xe để đảm bảo không gây ra tình trạng kẹt xe tại Hà Nội.
Việt Nam cũng tuyên bố trong hai ngày diễn ra quốc tang, các công sở, các nơi công cộng phải treo cờ rủ và ngừng mọi hoạt động vui chơi giải trí.
Bộ Văn Hóa- Thông Tin- Du Lịch vào ngày 24 tháng 9 thông báo khi đi viếng lễ tang ông Trần Đại Quang, các đoàn trong nước chỉ mang băng tang, không mang theo vòng hoa.
Cũng tin liên quan, Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 23/9 đã ra thông báo cho biết ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bắt đầu vào ngày 24/9 tại New York, Hòa Kỳ.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong cuộc họp diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc tại Mỹ hôm 20/9, tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh sự hiện diện của 84 người đứng đầu nhà nước và 44 lãnh đạo cấp cao của chính phủ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc kỳ này.
Nhất thể hóa chức tổng bí thư và chủ tịch
sau khi ông Quang qua đời?
Chính phủ Việt Nam hôm 23/9 thông báo tang lễ của Chủ tịch Trần Đại Quang sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/9 theo nghi thức quốc tang.
Cũng hôm 23/9, một thông báo của quốc hội gửi ra nói người phó của ông Quang, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, chính thức giữ quyền chủ tịch nước cho đến khi quốc hội bầu chủ tịch nước mới.
Thực tế nền chính trị Việt Nam, nơi chỉ có Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, cho thấy người giữ chức vụ chủ tịch nước trong nhiều nhiệm kỳ gần đây thường là một ủy viên Bộ Chính trị, nhóm 19 quan chức có quyền quyết định lớn nhất trong đảng.
Chức chủ tịch nước được xem là chủ yếu mang tính lễ nghi, không có nhiều thực quyền điều hành đất nước.
Việc bầu chọn chủ tịch nước, cũng như các vị trí quan trọng khác trong chính quyền, diễn ra trong một hội nghị của đảng, trước khi được phê chuẩn tại quốc hội cho đủ thủ tục theo hiến pháp.
Quyền Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, hiện không phải là ủy viên Bộ Chính trị.
Liên Hiệp Quốc dành một phút mặc niệm ông Trần Đại Quang
Tổng thống Trump chia buồn trước tin Chủ tịch Việt Nam qua đời
Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Chủ tịch Việt Nam qua đời
Giới phân tích và nghiên cứu những ngày này đưa ra những dự đoán khác nhau về người sẽ kế nhiệm ông Quang. Ba ủy viên Bộ Chính trị được xem là ứng cử viên sáng giá gồm có ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội; và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Theo suy đoán của tôi, người có khả năng thay vào chỗ đó tốt nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nguyên Phó Chủ nhiệm VP QH Trần Quốc Thuận
Một khả năng cũng được xem là rất có thể diễn ra là Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ nắm cả chức chủ tịch nước, theo một số nhà quan sát, nhà phân tích, hay nói cách khác, việc nhất thể hóa hai chức vụ lãnh đạo hàng đầu Việt Nam có thể sẽ diễn ra sớm.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận đưa ra nhận định với VOA:
“Theo suy đoán của tôi, người có khả năng thay vào chỗ đó tốt nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì trong thời gian vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt đảng, nhà nước Việt Nam đã thăm các nước, đặc biệt là các cường quốc. Và trong các cuộc hội nghị gần đây, ông xuất hiện ở vị trí rất quan trọng”.
Luật sư Thuận cho rằng ông Trọng đã thể hiện tốt vai trò là người lãnh đạo hàng đầu Việt Nam trong các cuộc gặp gỡ song phương hoặc hội nghị quốc tế ở Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu và ASEAN.
Song ông Thuận nói rằng quan trọng hơn so với các hình ảnh đối ngoại là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắm đến củng cố kiểm soát quyền lực, chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021.
Mỗi kỳ đại hội là dịp đảng quyết định về các nhân sự lãnh đạo chủ chốt và các chính sách lớn của đất nước trong 5 năm tiếp theo.
Ông Thuận phân tích rằng trong bối cảnh như vậy, kết hợp với cuộc đấu tranh chống tham nhũng do ông Trọng đứng đầu đang được đẩy mạnh, người sẽ là chủ tịch nước tiếp theo không còn mang tính hình thức nữa mà sẽ “cực kỳ quan trọng”.
Ông nói thêm:
“Theo những nguồn mà tôi tiếp cận, quen biết và cảm nhận được, rõ ràng người ta đã thấy đã đến lúc hợp nhất hai chức đó lại, cũng như ở cấp địa phương đã hợp nhất chức bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, hay có nơi bí thư kiêm luôn chủ tịch ủy ban nhân dân”.
Ai sẽ lên thay Chủ tịch Trần Đại Quang?
Bức thư cuối cùng Chủ tịch Trần Đại Quang gửi trước khi qua đời
Theo những nguồn mà tôi tiếp cận, quen biết và cảm nhận được, rõ ràng người ta đã thấy đã đến lúc hợp nhất hai chức đó lại.
Nguyên Phó Chủ nhiệm VP QH Trần Quốc Hội
Trong một email gửi đến VOA, Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà nghiên cứu về Việt Nam hiện cư trú và làm việc ở Canada, đưa ra ý kiến rằng việc ông Trần Đại Quang từ trần cũng là thời điểm thích hợp để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể “hiện thực hóa” chủ trương của một số người trong đảng về việc “nhất thể hóa” hai chức danh tổng bí thư đảng và chủ tịch nước.
Nhà nghiên cứu này lập luận rằng trong bối cảnh tình hình chính trị cả trong lẫn ngoài nước hiện nay “khá rối rắm”, giải pháp “cẩn thận” nhất là “không có quá nhiều thay đổi lớn”.
Ông Khanh loại trừ các ứng cử viên Nguyễn Xuân Phúc, hiện là thủ tướng; và Tòng Thị Phóng, hiện giữ chức phó chủ tịch thường trực của quốc hội, vì cho rằng họ “không có tham vọng”.
Về ứng cử viên Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư của Tp.HCM, ông tiên liệu rằng ông Nhân sẽ không kế nhiệm ông Trần Đại Quang “vì như thế sẽ rất hụt hẫng cho một vị thế đầu tàu kinh tế như Tp.HCM, nơi mà chưa đầy 3 năm đã có 3 đời Bí thư!”
Nhận định về Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng, luật sư Khanh cho rằng người giữ vị trí Thường trực Ban Bí thư mới là ủy viên Bộ Chính trị của khóa 12 hiện nay, nên “cần phải có thời gian để củng cố chỗ ngồi”.
… người ta sẽ suy diễn cuộc chiến chống tham nhũng lâu nay của ông là giúp ông phục vụ mục đích thâu tóm quyền lực chẳng hạn. Chính vì vậy, tôi nghĩ khả năng ông Trọng lên hợp nhất hai chức danh ngay sau lễ tang của ông Quang là khả năng thấp.
Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp
Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore, nói với VOA rằng ông không nghĩ việc nhất thể hóa sẽ sớm diễn ra.
Tiến sĩ Hiệp nói rằng cản trở đầu tiên là tuổi tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ở tuổi 74, ông Trọng sẽ còn nắm giữ chức vụ hiện nay trong hơn 2 năm nữa, cho đến Đại hội Đảng tiếp theo. Nếu ông Trọng nắm cả hai chức vụ trong thời gian còn lại khá ngắn như vậy, sẽ không bảo đảm tính kế thừa, theo ông Hiệp.
Một lý do khác, theo nhà nghiên cứu, là bản thân vị tổng bí thư có thể muốn tránh những đánh giá “không hay” về uy tín của mình. Ông Hiệp nói thêm:
“Nhiều người sẽ nói ông tập trung quyền lực, tham quyền cố vị. Hoặc là người ta sẽ suy diễn cuộc chiến chống tham nhũng lâu nay của ông là giúp ông phục vụ mục đích thâu tóm quyền lực chẳng hạn. Chính vì vậy, tôi nghĩ khả năng ông Trọng lên hợp nhất hai chức danh ngay sau lễ tang của ông Quang là khả năng thấp”.
Xu hướng về cơ cấp lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam sẽ đi theo hướng nào, sẽ được xác định khi Hội nghị Trung ương 8 của đảng họp vào tháng 10 tới, theo các ông Trần Quốc Thuận và Lê Hồng Hiệp.
Tiến sĩ Hiệp nói với VOA rằng ông nghiêng về khả năng ông Trần Quốc Vượng sẽ được bầu làm chủ tịch nước tiếp theo, điều đã được một số nhà phân tích khác cũng cho là một khả năng cao.
Nhà nghiên cứu này cho rằng nếu ông Vượng trở thành chủ tịch nước cuối năm nay, điều đó đặt ra vấn đề là sau Đại hội 13 vào năm 2021 ai sẽ lên làm tổng bí thư, kế nhiệm ông Trọng, trong khi hiện nay ông Vượng cũng là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư trong tương lai.
Một diễn biến như nêu trên sẽ là chỉ dấu cho thấy việc nhất thể hóa sẽ diễn ra tại đại hội đảng năm 2021, với việc ông Vượng sẽ được bầu để nắm cả hai chức vụ tổng bí thư đảng lẫn chủ tịch nước, theo tiến sĩ Hiệp.
Ngược lại, nếu một trong các ứng cử viên như ông Nguyễn Thiện Nhân hay bà Tòng Thị Phóng được bầu làm chủ tịch nước trong những tháng tới, điều đó cho thấy cơ cấu “tứ trụ” của Việt Nam, sẽ vẫn được duy trì ổn định, kể cả sau năm 2021, nhà nghiên cứu ở Singapore nói.
Hàng loạt báo điện tử ở Việt Nam bị đánh sập
trong gần 5 tiếng
Hàng loạt báo điện tử ở Việt Nam vào sáng Chủ Nhật 23/09 không còn truy cập được.
Các nguồn tin trên mạng cho hay, người đọc không thể vào được các trang như VnExpress, Zing, Báo Mới… Các phiên bản điện tử của báo lớn như Thanh Niên, Tiền Phong, Pháp Luật, An Ninh Thủ Đô… cũng gặp tình cảnh tương tự. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống kinh doanh trực tuyến của công ty VinaGame bao gồm mạng tin nhắn Zalo và những trang dịch vụ như Zing MP3, Zing TV, Zalo Pay, 360game cùng hàng chục trò chơi qua điện thoại và qua mạng do VinaGame phát hành cũng không truy cập được.
Theo một thông cáo của báo điện tử Thanh Niên sau khi báo này phục hồi sự hiện diện trên mạng, thì vụ trục trặc này xảy ra từ 11 giờ sáng đến 3 giờ 40 phút chiều Chủ Nhật. Theo lời giải thích của công ty VinaGame, hệ thống máy chủ của họ gặp trục trặc khi công viên nhu liệu Quang Trung ở quận 12, Sài Gòn, bị cúp điện. Hàng loạt báo điện tử trong nước sử dụng dịch vụ của VinaGame đã bị ảnh hưởng theo.
Lời giải thích này đã không được đa số cộng đồng mạng chấp nhận. Chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc nói với báo mạng VnExpress rằng, mất điện là lý do “khó chấp nhận”, bởi vì điện, mạng Internet và hệ thống làm mát là ba thành phần căn bản của một trung tâm dữ liệu. Nếu trang mạng bị sập 5 phút là trục trặc lớn, còn 30 phút tới một tiếng là khó chấp nhận được. Hiện giới chuyên gia không loại trừ khả năng các báo mạng Việt Nam đã bị tin tặc nước ngoài đánh sập.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/hang-loat-bao-dien-tu-o-viet-nam-bi-danh-sap-trong-gan-5-tieng/
Mỹ tặng máy soi hành lý cho Hải quan Việt Nam
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam – ông Daniel Kritenbrink – đã bàn giao một máy soi hàng hóa trị giá 200.000 USD do chính phủ Mỹ tặng cho Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 24/9.
Việc tặng chiếc náy này nằm trong khuôn khổ Chương trình kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới (EXBS).
Đây là chương trình liên bộ của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ Ngoại giao quản lý, nhằm giúp ngăn chặn khả năng phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt thông qua việc trợ giúp chính phủ các nước thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát xuất khẩu hiệu quả, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Cũng trong khuôn khổ Chương trình kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới, từ ngày 10 đến 14/9, các chuyên gia Mỹ đã trực tiếp đào tạo cán bộ, công chức Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài những kiến thức cơ bản trong việc phân tích hình ảnh máy soi.
Truyền thông trong nước cho biết tại buổi lễ bàn giao máy soi tại Chi cục Hải quan sân bay Nội Bài, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam khẳng định “Mỹ coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Những mối quan tâm và lợi ích của hai nước ngày càng trùng hợp và chúng ta đều ủng hộ việc phát triển một khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương hòa bình, an ninh và tuân thủ luật lệ.
Chính vì vậy, hợp tác trong lĩnh vực an ninh giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những lĩnh vực hợp tác mạnh mẽ nhất giữa hai bên. Cùng những hợp tác với Bộ Quốc phòng, và Cảnh sát biển Việt Nam, sự kiện hợp tác với Tổng cục Hải quan ngày hôm nay là một phần trong sự hợp tác đó. Mỹ sẽ tiếp tục là một đối tác mạnh mẽ của Việt Nam và chúng tôi mong đợi sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam”.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, phát biểu rằng tổng cục sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ Cục Hải quan Hà Nội vận hành máy soi một cách hiệu quả.
Nhiều dự án quy hoạch trong nước
được đề nghị cần làm rõ
UBND tỉnh Bình Thuận hôm 24 tháng 9 giao cho Sở Kế hoạch và đầu tư vận động Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Regina (Hàn Quốc) trả lại dự án khu phức hợp lấn biển Phú Hải (phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết).
Báo Pháp Luật đưa tin nêu lý do việc vận động trả lại dự án vốn đã được cấp 10 năm nay là gây tác động môi trường biển. Đây là dự án được UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với tổng diện tích lên đến 442 ha, tổng vốn đầu tư hơn 90 triệu USD. Mục tiêu của dự án này là xây dựng tổ hợp khu du lịch lấn biển với nhiều dịch vụ du lịch vui chơi giải trí.
Cũng theo tin cho biết công Regina đã xin thay đổi vị trí ranh giới của dự án, và theo Sở KH & ĐT tỉnh Bình Thuận, dự án này vi phạm Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013.
Cũng trong ngày 24 tháng 9, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở KH & ĐT TP.HCM lên tiếng tại Hội nghị trực tuyến về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 rằng TP HCM đang bị thiếu đội ngũ giáo sư tiến sĩ làm quy hoạch.
Cụ thể hơn, ông Ngọc Anh cho biết những ngành nghề như karaoke, massage…tuy pháp luật không cấm nhưng chưa có hướng dẫn về quy hoạch và quy định về hàng rào kỹ thuật nên khó quản lý. Theo ông Ngọc Anh, đây là vấn đề lớn của nhà nước, phải cần được tháo gỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm ăn.
Cũng theo Giám đốc Sở KH & ĐT TP.HCM, năm 2018, TP HCM đã đầu tư 135 ngàn tỉ đồng và thông qua kế hoạch huy động thêm 171 ngàn tỷ đồng nhưng vẫn không đủ. Ông Ngọc Anh khẳng định vấn đề TP HCM đang gặp phải là có chiếc áo quá chật, cần phát triển các vùng ven hiện đại và đúng quy hoạch hơn.
Cùng thời điểm, Bộ Xây dựng lên tiếng về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP Hạ Long theo đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tin cho biết Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ về việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, yếu tố cảnh quan, môi trường tự nhiên của khu vực dự kiến điều chỉnh cục bộ, xác định rõ quy mô sử dụng đất dự kiến chuyển mục đích sử dụng phát triển đô thị, tình hình thực hiện và quản lý quy hoạch khu vực phía tây Hạ Long.
Trong diễn tiến khác, tại thành phố Đà Nẵng hôm 24 tháng 9 tại trụ sở Chính phủ, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải làm bài bản quy hoạch dự án cảng Liên Chiểu.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ cho biết Đà Nẵng là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung. Cảng Đà Nẵng hiện bao gồm 2 khu bến chính là Tiên Sa và Sơn Trà.
Dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2022 có tổng mức đầu tư hơn 7,370 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân yêu cầu các bộ và TP Đà Nẵng có văn bản báo cáo làm rõ về vấn đề chủ đầu tư cũng như các thủ tục liên quan.