Tin khắp nơi – 18/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 18/09/2018

‘Sói già’ Trump có đang áp đảo ông Tập Cận Bình?

Nguyễn Giangbbcvietnamese.com

Thương chiến Mỹ -Trung đã sang hồi 2, và đúng với phương án hai mà các học giả Trung Quốc dự đoán, theo một nhà báo từ Bắc Kinh nói với tôi.

‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’

Trump có đang thua cuộc chiến thương mại với TQ?

Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?

Năm điều nên biết về Jack Ma của Alibaba

Tôi quen anh bạn người Giang Tô trong một lần đến giảng tại trường cũ là Goldsmiths College, University of London.

Chen Zhiqun (Trần Chí Quân) học một năm lấy bằng thạc sỹ ngành global communications ở Anh rồi về nước làm việc.

Nay anh quay lại cùng làn sóng bành trướng sang châu Âu của truyền thông Trung Quốc, và làm sub-editor cho một trang tin song ngữ Anh-Hoa.

Gặp lại nhau, chúng tôi chia sẻ chuyện trường cũ rồi tất nhiên là không thể tránh khỏi nói về cuộc thương chiến Mỹ – Trung.

Chen cũng hỏi tôi về Brexit, về chuyện EU và Trung Quốc.

Tôi bảo Chen,”nói về Anh Quốc thì bạn cứ tạm quên đi, chừng nào cái đống mess về Brexit này xong đã”, và tôi nói thêm, “mà cũng chưa biết bao giờ nó xong”.

Khả năng cao là sẽ khó có thỏa thuận gì cụ thể trong năm nay mà sẽ là đi từ ‘chuyển tiếp’ này sang ‘chuyển tiếp’ khác.

Bà Theresa May sẽ cố tại vị đến tháng 3/2019 và khi Anh không còn trong EU nhưng vẫn có 21 tháng ‘transition’ thì ai lên thay bà sẽ phải lo có một ‘deal’.

Chen hỏi tôi:

“Anh đã sống ở nhiều nước châu Âu vậy cho tôi biết tại sao họ không thích Trung Quốc? Đầu tư vào Hy Lạp để cứu kinh tế của họ cũng có người phản đối, bỏ tiền vào Ba Lan, Hungary cũng có kẻ ghét, vì sao thế, hay là họ phân biệt chủng tộc (racist)?”

Tôi nghĩ một lúc rồi đáp và bảo Chen là đây chỉ theo trải nghiệm riêng thôi:

“Người châu Âu, không kể các nhóm bài ngoại, cực hữu đang nổi lên, thì đa số là thân ái, tôn trọng công bằng, có tinh thần dân chủ, và không phân biệt chủng tộc như chúng ta hiểu ở châu Á.”

“Nhưng họ có vấn đề cố hữu là phân biệt và tự tôn văn hóa.”

Chen ngạc nhiên:

“Nghĩa là sao?”

“Nghĩa là dù người châu Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, có nỗ lực đến đâu, thì đa số người Âu vẫn rất tự hào và tự tôn văn hóa, và chuyện Trung Quốc các bạn mở viện Khổng tử, quảng bá văn hóa Hán, sẽ vô ích thôi. Dân bản xứ có thể coi đó là thứ là lạ, có chút thiện cảm, nhưng bảo họ bị ảnh hưởng và đi theo thì sẽ không xảy ra.”

Tôi phải nói thêm cho người bạn Trung Quốc rằng sự phân biệt văn hóa đầu tiên là sự phân biệt giữa nước này với nước kia ở châu Âu.

Người Áo và Thuỵ Sĩ tìm mọi cách để tỏ ra họ không phải người Đức dù vẫn dùng tiếng Đức.

Người Ba Lan hiểu rõ người Nga, người Czech nhưng lại quý…người Hungary hơn.

Người Irish vừa chào xong đã nhấn mạnh trong câu thứ nhì họ không phải là người Anh.

Đại loại như vậy.

Tôi cho Chen một ví dụ là yoga và võ thuật Nhật, Hàn, Trung và Việt vào châu Âu vài chục năm qua kể cũng là một thành công của người Đông Á.

Nhưng tư tưởng và nếp sống hàng ngày của người Âu vẫn theo truyền thống Hy Lạp, La Mã và các tôn giáo lớn của họ: Công giáo La Mã, Tin Lành, Chính thống giáo…cộng với hai kỷ nguyên Phục hưng, Khai sáng và thời công nghiệp hóa đã sang thế hệ ba.

Không kể EU mà các xứ còn nghèo như Albania, Ukraine cũng tự hào với di sản châu Âu của họ.

Đầu tư Trung Quốc có thể thành công về kinh tế nhưng chỉ dừng ở đó.

Sẽ khó có chuyện người châu Âu đi theo đạo giáo, cách dạy con, chơi đàn, thể thao của Trung Quốc.

Chen đồng ý và cho hay chính giới nhà giàu ở Trung Quốc đang ‘phát rồ’ với đàn piano, với tennis, với đua xe F1.

Sự nhìn nhận từ Phương Tây vẫn là niềm khao khát, và lời phê phán to hay nhỏ từ Âu Mỹ đều là điều nhạy cảm ở Trung Quốc.

Chúng ta đang ở phương án 2

Sang chuyện thương chiến, Chen bảo tôi, ngay từ khi Trump bắt đầu đe dọa đánh thuế, các học giả Trung Quốc đã dự báo ba phương án (scenario):

-Một là Trung Quốc thủ thúc, không đáp trả, cố bảo vệ đồng nhân dân tệ và mạng lưới xuất khẩu;

-Hai là Trung Quốc sẽ đáp trả vừa phải, chờ xem có cách nào tốt hơn, tốt nhất là ‘vừa đàm vừa đánh’;

-Ba là hai bên đánh nhau bằng kinh tế tới cùng (all-out war);

Vào lúc tôi và Chen nói chuyện thì phương án một coi như không còn vì Trung Quốc đã đáp trả bằng vài chục tỷ USD thuế quan lên hàng Trung Quốc.

Như thế chúng ta đang sống trong phương án 2 và cuộc giao đấu cũng vào giai đoạn 2.

Các đợt tariffs, ban đầu chỉ đánh vào hàng thép, công nghiệp nặng nhưng nay nhắm tới sản phẩm tiêu dùng, hàng nông sản.

Nghe nói đậu nành của Mỹ cũng đang “trúng chưởng” từ Trung Quốc.

Cuộc chiến này sẽ đi về đâu, có tàn phá nhiều nền kinh tế hay không thì không ai dám đoán trước.

Nhưng câu chuyện Chen kể thì lại là vấn đề tâm lý, là cuộc chiến cân não Trump – Tập.

Khi ông Trump mới lên, người Trung Quốc vui mừng vì nghĩ ông ta không biết gì, và mạng xã hội còn nhạo ông.

Tên chính thức của Trump là Te-Lang-Pu (特朗普) bị gọi là ‘Chuan Pu'(川普) với Chuan như Xuyên trong Tứ Xuyên, ám chỉ kẻ quê mùa, từ vùng sâu vùng xa chui ra.

Nhưng nay thì Trump hiện rõ là tay chơi quỷ quyệt, một ‘sói già’ không e ngại tung đủ mọi đòn mà không ai lường trước được.

Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thưởng trà, tiệc tối, bữa trưa, với bà Bành và bà Melania khoe váy dài áo đẹp tưởng như đã chinh phục được nhà Trump.

Nay thì rõ là không phải như vậy.

Ông Tập Cận Bình hiện mắc kẹt ở hai điểm.

Một là trong quá trình thu quyền bính về một mối, ông đã hạ gục hết các đối thủ nội bộ vùng miền, phe Thượng Hải, Quảng Đông, Trùng Khánh nên chính trị Trung Quốc mất đi tính đa dạng.

Ông Tập cũng trở nên cô đơn vì ‘duy nhất đúng’.

Chen bảo nhiều báo cáo “dâng lên” chỉ để vừa lòng ông trong khi nợ công ngoài khu vực tài chính của các tỉnh, đô thị nay lên tới 250% GDP, rất đáng lo ngại.

Hai là, ông Tập đi lên từ một cán bộ trường Đảng trung ương, đã xây dựng hình ảnh của mình như một ‘nhà đức trị’ (man of virtue).

Điều này hóa ra là một cản trở, vì ông không thế nói ngược nói xuôi tùy lúc như ông Trump và không dùng mạng xã hội.

Chính phủ Trung Quốc liên tiếp bị choáng bởi những phát biểu bất ngờ trên mạng xã hội của ông Trump, về Bắc Hàn, về Biển Đông, về Trung Quốc.

Mà hệ thống của họ vận hành theo kiểu truyền thống, vẫn phải đợi duyệt qua nhiều cấp: Đảng, tuyên giáo, an ninh, rồi mới cho Bộ Ngoại giao phát biểu định kỳ.

Còn ông Trump, cứ 4 giờ sáng giờ bờ Đông nước Mỹ vì khó ngủ hay sao mà liên tục bắn ra các cú Twitter.

Điều này khiến cá nhân ông Tập Cận Bình đang lúng túng.

Ông Tập không có tài khoản mạng xã hội Weibo, WeChat tuy Chen bảo một số nhân vật và cơ quan không chính thức đôi khi bắn tin ra thay cho ông.

Cái được và mất của ông Trump thật khó định nghĩa, còn cái mất đầu tiên của ông Tập mà ông lo nhất là ‘mất mặt’, tỏ ra yếu.

CEO hay Chủ tịch của China Inc?

Vụ tan rã của các mạng tín dụng tư (P2P lending platform) cho thấy nếu Trung Quốc là một đại tập đoàn thì cần có một chủ tịch hội đồng quản trị vững về tầm nhìn xa, và một CEO rất quyền biến, linh hoạt.

Nay cả hai chức này gộp vào một vị trí của ông Tập, và Lý thủ tướng chỉ còn là phụ tá.

Và bài toán thương chiến đang diễn ra khá phức tạp.

Các đợt thuế ông Trump tung ra đầu tiên để làm vừa lòng cử tri ủng hộ ông trong tinh thần “Hoa Kỳ là trên hết”.

Nhưng nay người ta cảm thấy ông Trump muốn đánh quỵ và phá vỡ (disrupt) cả mạng lưới sản xuất – chế biến – xuất khẩu, là xương sống của kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc hoàn toàn có thể ‘ém quân’ bằng cách chuyển sản xuất sang Đông Nam Á, sang châu Phi như đang làm, nhưng khó làm nhanh.

Để xuất khẩu, Trung Quốc cần công nghệ cao từ Hoa Kỳ, nhưng Trump đã ra lệnh “chặn lương” nguồn này, bất kể nó có tác động xấu đến chính một số công ty Mỹ.

5 điều cần biết về tiền Trung Quốc

Việt-Trung: Có nặng đồng cân ‘nhân dân tệ?

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

Với ông Trump, kinh tế, quân sự và công nghệ có nhiều liên quan.

Ông ký Luật Chính sách Quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD, văn bản bị coi là thù địch nhất với Trung Quốc từ Chiến tranh Lạnh.

Luật này có mục đánh cả vào ZTE và Huawei.

Ông vứt cam kết từ xưa và ve vãn Đài Bắc, khiến các công ty Hoa Kỳ cũng ‘định hướng lại’ cùng chính trị: Google, Facebook, IBM nay đầu tư ồ ạt vào Đài Loan.

Tôi hỏi Chen vậy giới trẻ Trung Quốc nghĩ gì?

Anh cho biết họ sợ Trung Quốc không đủ tiền để bước vào phương án 3, ‘chơi tới bến’ với ông Trump trong cuộc thương chiến.

Về cảm quan cá nhân, anh nói sau hai ba thế hệ Khai phóng, hàng chục triệu người Trung Quốc đã biết quá rõ hết những điều hay dở trong và ngoài nước.

Tất nhiên, họ phải tự khôn ngoan chọn cho mình và con cái.

Giới còn trẻ thì đang tìm “cơ hội ở Trung Quốc, cuộc sống ở bên ngoài”.

Ai đã đi cũng muốn về Trung Quốc kiếm tiền nhất là khi chính quyền và doanh nghiệp đang kêu gọi nhân tài, đầu tư tiền tỷ vào AI, vào công nghệ sinh học.

Nhưng tốt nhất thì vẫn có một lối quay lại Âu, Mỹ, Úc, và người giàu cũng tìm một vị trí công việc, bất động sản, cơ sở bên ngoài để khi cần khi đi.

Không chỉ dân trung lưu mà không ít doanh nghiệp đang tìm cách lặng lẽ chuyển đi nơi khác.

Điều họ lo là Trung Quốc sẽ còn lâu mới có nhà nước pháp quyền.

Một doanh nhân thành đạt, một diễn viên xinh đẹp nổi danh có thể bị gọi đi đâu đó, bị ‘biến mất’ vài tuần, vài tháng, hoặc mất hút luôn, mà không ai biết.

Nhà nước có thể ra lệnh cho mạng xã hội xóa mọi dấu vết về sự tồn tại trên thế giới ảo của họ.

Nói chuyện với Chen tôi hiểu thêm về một nước Trung Quốc năng động, phức tạp, con người tài năng, nhiều tham vọng nhưng cũng không ít lo âu.

Đúng năm nay là năm kỷ niệm vụ ngân hàng Lehman Brothers tan rã, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế, bắt đầu từ tài chính.

Gặp Chen sau vài hôm thì tôi đọc được Niall Ferguson viết rằng nhìn lại Khủng hoảng 2008, người ta nghĩ ngay đến Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay.

Và biết đâu sẽ đến lượt Trung Quốc, ông Ferguson từ Harvard nêu vậy.

Tôi thì nghĩ Trung Quốc đã liên kết sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nên một Trump ‘phá lệ’ chưa chắc đã lật lại được cả cuộc chơi to của chủ nghĩa tư bản.

Nhưng mô hình Nhất nhân trị của Trung Quốc đang bộc lộ nhiều bất cập trước một Trump đầy bất trắc.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45507422

print

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Macedonia

 “chặn ảnh hưởng Nga”

Tú Anh

Vào ngày 30 tháng 09 năm 2018, Macedonia sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc đổi tên mới là « Cộng hoà Bắc Macedonia », chấm dứt tình trạng trùng lập với một tỉnh biên giới của Hy Lạp. Lo ngại Matxcơva « can thiệp » giúp phe « chống » để duy trì nguyên trạng, đích thân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Skopje để hậu thuẫn phe « thuận ».

Đúng theo thỏa thuận ký với Hy Lạp hồi tháng 7 mở đường cho Macedonia, một bang của Nam Tư cũ, gia nhập NATO và đàm phán làm thành viên Liên Hiệp Châu Âu, cử tri sẽ phải bỏ phiếu thuận chấp nhận tên mới là « Cộng hoà Bắc Macedonia ». Chính vì thế, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ bay sang Skopje, lần lượt tiếp xúc với đồng nhiệm Ludmila Sekerinska và thủ tướng Zoran Zeav, kiến trúc sư của hiệp định lịch sử ký với Hy Lạp, đổi tên nước. Chủ nhân Lầu Năm Góc cũng sẽ gặp tổng thống Gjorgje Ivanov, người cùng quan điểm với phe quốc gia chủ nghĩa, chống việc đổi tên nước.

Trên máy bay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tố giác điều mà ông gọi là « chiến dịch gây ảnh hưởng của Nga, đánh lừa cử tri, tài trợ cho các nhóm chống trưng cầu dân ý ». Tướng Mattis lý giải « hãy để cho dân Macedonia tự quyết định tương lai, thế nào cũng được, nhưng không để một nước khác quyết định hộ ».

Một tiền lệ đã xảy ra vào năm 2017 với Montenegro, mặc dù Nga và một phần công luận địa phương phản đối kịch liệt, cuối cùng tiểu quốc Balkan này, với 600.000 dân, vẫn gia nhập NATO, sau trưng cầu dân ý.

Theo bà Laura Cooper, đặc trách hồ sơ nước Nga và Trung Âu trong bộ Quốc Phòng Mỹ, Matxcơva dùng tiền khuyến khích cử tri vắng mặt và tung tin thất thiệt, thậm chí đe dọa để làm thay đổi ý định bầu « thuận », hiện đang chiếm đa số.

Trái lại, đại sứ Nga tại Skopje cho là « Tây phương đang gây sức ép tinh thần rất nặng nề » lên cử tri Macedonia.

Báo chí, truyền thông Macedonia cũng ủng hộ đổi tên nước để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.

Tuy nhiên, con đường trước mặt còn nhiều chướng ngại. Theo Hiến Pháp, trưng cầu dân ý chỉ có giá trị « tham khảo ý dân ». Sau đó, Quốc Hội sẽ biểu quyết chấp thuận hay không với « đa số hai phần ba ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180917-bo-truong-quoc-phong-my-den-macedonia-chan-anh-huong-nga

 

Căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Palestine

Thanh Phương

Hôm qua, 16/09/2018, đại sứ của Tổ Chức Giải Phóng Palestine tại Hoa Kỳ thông báo là visa của vợ con ông sẽ không được triển hạn, một dấu hiệu mới cho thấy quan hệ với chính quyền Donald Trump và các lãnh đạo Palestine ngày càng xấu đi.

Theo lời đại sứ Houssam Zomlot, vợ và hai đứa con của ông đã rời nước Mỹ, sau khi được thông báo là visa của họ sẽ hết hạn cùng với việc đóng cửa cơ quan đại diện của Palestine. Trên nguyên tắc, visa của vợ con đại sứ Palestine phải đến 2020 mới hết hạn. Vào thứ Hai tuần trước, Hoa Kỳ đã loan báo ý định đóng cửa cơ quan đại diện của Palestine tại Washington trong tháng tới. Đối với đại sứ Palestine, hành động của Mỹ là trái với các chuẩn mực ngoại giao, bởi vì theo ông, vợ, con, gia đình không có liên quan gì đến các bất đồng chính trị.

Trong một thông cáo, bà Hanane Achraoui, một ủy viên ban chấp hành Tổ Chức Giải Phóng Palestine, lên án “hành động trả thù đầy ác ý” của chính quyền Trump.

Ngoài việc không triển hạn visa của vợ con đại sứ Palestine, theo một nguồn tin từ đại sứ quán Mỹ ở Israel, hôm qua, Hoa Kỳ đã cắt bỏ thêm một khoản viện trợ cho người Palestine, sau khi vào tháng trước loan báo cắt hơn 200 triệu đôla viện trợ dành cho họ.

Các khoản viện trợ mới bị cắt là dành cho các chương trình nhằm tạo điều kiện cho người Palestine và người Israel xích lại gần nhau. Cho tới nay ngân sách được cấp cho các chương trình này là 10 triệu đôla

Chính quyền Donald Trump cũng đã loan báo sẽ ngưng tài trợ cho Cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine ( UNRWA ), khiến cơ quan này có nguy cơ ngưng hoạt động vì thiếu ngân sách. Tổng thống Trump cho biết đã ra các quyết định nói trên nhằm buộc phía Palestine phải thương lượng. Cơ quan quyền lực Palestine đã ngưng mọi liên lạc với Washington sau khi tổng thống Trump vào đầu tháng 12 năm ngoái công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180917-cang-thang-gia-tang-giua-hoa-ky-va-palestine

 

Mỹ: Ứng viên Tối cao Pháp viện

bị tố ‘tấn công tình dục’

Phụ nữ cáo buộc bà bị ứng viên Tối cao Pháp viện Brett Kavanaugh tấn công tình dục cách đây ba thập niên vừa ra mặt, theo Washington Post.

Tiến sĩ Christine Blasey Ford nói với tờ Washington Post rằng ông Kavanaugh đã ghim bà vào giường và cố gắng cởi quần áo của bà khi cả hai đều là thanh thiếu niên.

Ông Kavanaugh phủ nhận cáo buộc khi tin này được tung ra vào tuần trước.

Các thành viên hàng đầu của Ủy ban Tư pháp Thượng viện giờ đây dự kiến sẽ nói chuyện với cả ông Kavanaugh và bà Ford về việc này.

Phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, chủ tịch Uỷ ban Tư pháp của đảng Cộng Hòa, nói ông “tích cực làm việc” để có các cuộc gọi phôn lưỡng đảng cho cả hai người liên quan đến kết quả của “phụ lục cuối cho tài liệu về thân thế của ông Bret Kavanaugh, sau khi tiến sĩ Ford tiết lộ về danh tính.”

Những cuộc gọi như vậy thường sẽ bao gồm đồng nghiệp cao cấp của Thượng nghị sĩ Grassley, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein.

Ông Kavanaugh, 53 tuổi, đã bị thẩm vấn trong bốn ngày điều trần tại Ủy ban Tư pháp Thượng Tiện vào tuần trước. Ủy ban này sẽ bỏ phiếu vào ngày thứ Năm về việc liệu đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ của ông có nên tiến tới một cuộc bỏ phiếu đầy đủ trong Thượng viện hay không.

Cuộc tấn công bị cáo buộc này xảy ra khi nào?

Tiến sĩ Ford, một giáo sư tâm lý học tại Palo Alto University, nói với tờ Washington Post rằng bà đã quyết định ra mặt vì quyền riêng tư của mình đang bị “va chạm”.

Bà Ford tin rằng sự việc xảy ra vào năm 1982, khi bà 15 tuổi và ông Kavanaugh 17 tuổi.

Ông là một sinh viên tại Georgetown Preparatory School ở Bethesda, tiểu bang Maryland, và bà đang học tại một trường trung học gần đó.

Trump đề cử Kavanaugh cho Thẩm phán tối cao

Brett Kavanaugh điều trần trước Thượng Viện

Trump ‘trông đợi’ được thẩm vấn

Sự việc được cho là đã xảy ra tại một cuộc họp mặt của giới trẻ tại một nhà riêng, khi ông Kavanaugh và một người bạn bị cáo buộc “lôi kéo” bà vào một phòng ngủ. Ông Kavanaugh và bạn ông lúc ấy đều say, bà nói.

Theo lời của tờ Washington Post, “Trong khi người bạn canh chừng, bà Ford nói, Kavanaugh ghim bà ấy vào một chiếc giường và mò mẫm bà bên ngoài lớp quần áo, đè thân mình lên người của bà, và tìm cách giựt bộ đồ tắm một mảnh và quần áo mặc bên ngoài của bà xuống.”

“Khi bà ấy cố hét lên, bà ấy nói, ông ta lấy tay bịt miệng bà.”

Bà Ford, 51 tuổi, được trích dẫn thêm khi nói rằng bà đã vùng vẫy thoát được.

“Tôi nghĩ ông ta [Kavanaugh] có thể vô tình giết tôi,” bà nói với Washington Post.

Ông Kavanaugh tuần trước phủ nhận cáo buộc: “Tôi rõ ràng và dứt khoát phủ nhận cáo buộc này. Tôi không làm điều này ở trường trung học hay bất cứ lúc nào”.

Tình hình không thể căng thẳng hơn

Anthony Zurcher, BBC North America reporter

Con đường vào Tối cao Pháp viện của Brett Kavanaugh đang bị gián đoạn. Điều đó, tuy nhiên, không có nghĩa là cơ hội ông có thể vào được Tối cao Pháp Viện sẽ để sụp đổ và tan thành mây khói.

Các cáo buộc về một sự việc xảy ra khi thẩm phán là một thiếu niên, cách đây hơn 30 năm, sẽ rất khó được chứng minh với bất kỳ mức độ chắc chắn nào.

Trong khi tiến sĩ Christine Blasey Ford đưa ra bằng chứng để chứng thực cho cáo buộc của mình, những cáo buộc này sẽ không được xét xử trong một tòa án của pháp luật hoặc thậm chí tòa án dư luận.

Điều duy nhất quan trọng cho số phận của sự nghiệp của ông Kavanaugh là khi có ít nhất hai thành viên đảng Cộng hòa trong Thượng viện sẵn lòng đứng về phe Dân chủ và ngăn chặn sự việc ông được xác nhận.

Tất cả các ánh mắt sẽ đổ dồn vào Thượng nghị sĩ Susan Collins và Lisa Murkowski, hai người được xem là có xác suất đi ngược ý của đảng cao nhất.

Sự kiện này gợi nhớ một trận chiến cũng căng thẳng cách đây hơn 25 năm, khi đó thẩm phán Clarence Thomas phải đối mặt với những cáo buộc quấy rối tình dục trong phiên điều trần để xét việc ông được vào Tối cao Pháp viện.

Ông Thomas cuối cuông thắng thế, nhưng biến cố ấy khiến cả hai bên bầm dập và cay đắng, và có thể đã góp phần vào việc nhiều phụ nữ được bầu vào Quốc hội hơn vào năm 1992.

Bây giờ lịch sử dường như lặp lại, lần này trong bối cảnh của phong trào #MeToo. Với tầm quan trọng của các thẩm phán tại Tối cao Pháp viện cho cả một thế hệ trước mặt và cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ sắp xẩy ra trong non hai tháng nữa, tình hình không thể căng thẳng hơn.

Cáo buộc đầu tiên xuất hiện như thế nào?

Tiến sĩ Ford tiếp xúc các nhà lập pháp đảng Dân chủ lần đầu tiên vào tháng Bảy, ngay sau khi việc đề cử Kavanaugh của ông Trump khiến bà nhớ lại biến cố đau đớn.

Bà cho biết đã gửi một bức thư gửi cho dân biểu địa phương Anna Eshoo, và Thượng nghị sĩ Feinstein, thành viên đảng Dân chủ cao cấp của Ủy ban Tư pháp Thượng viện.

Tiến sĩ Ford nói bà tin rằng Thượng Nghị Sĩ Feinstein tôn trọng yêu cầu giữ bí mật danh tánh của bà, nhưng “những người khác thì không”.

Thượng Nghị Sĩ Feinstein nói trong một tuyên bố sau khi xem bài viết của tờ Washington Post: “Tôi ủng hộ quyết định chia sẻ câu chuyện của mình của bà Ford, và bây giờ bà đã ra mặt, thì vấn đề nằm trong tay cơ quan FBI điều tra. Điều này phải xảy ra trước khi Thượng viện cứu xét tiếp về ứng cử viên này. “

Thượng nghị sĩ Grassley đã đưa ra một tuyên bố bảo vệ ông Kavanaugh.

“Thẩm phán Kavanaugh đã trải qua sáu cuộc điều tra toàn diện của FBI từ năm 1993 đến năm 2018,” ông nói. “Không có cáo buộc nào giống như những cáo buộc nặc danh được khám phá.”

Thẩm phán Kavanaugh là ai?

Ông Kavanaugh là người được Tổng thống Trump đề cử để thay thế thẩm phán Anthony Kennedy, và một số thành viên đảng Dân Chủ phản đối mạnh mẽ quan điểm của ông, chẳng hạn như về phá thai.

Nếu được chọn cho một vị trí nhiệm kỳ suốt đời, vị thẩm phán bảo thủ này dự kiến sẽ nghiêng số thẩm phán của Tối cao Pháp viện qua bên phải.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45544188

 

Người phụ nữ cáo buộc Brett Kavanaugh tấn công tình dục

sẵn sàng điều trần trước Quốc Hội

Washington DC – Người phụ nữ cáo buộc Thẩm phán Brett Kavanaugh quấy rối tình dục đã xuất hiện trước công chúng hôm Chủ Nhật (16 tháng 9), và đưa ra thông tin chi tiết về hành vi của ông Kavanaugh trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post.

Bài báo viết bà Christine Blasey Ford, Giáo sư đại học Palo Alto tại tiểu bang California, đã liên lạc với tờ báo hồi tháng 7 khi hay tin ông Kavanaugh là một trong những ứng cử viên thay thế Thẩm phán Anthony Kennedy, nhưng bà từ chối tiết lộ với Washington Post về sự việc suốt nhiều tuần liền.

Sau khi Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein công khai cáo buộc quấy rối tình dục, bà Ford quyết định tự mình kể lại câu chuyện. Bà Ford cho biết bà đã không nhắc đến sự việc năm đó cho đến khi vợ chồng bà tham gia liệu pháp điều trị dành cho cặp vợ chồng năm 2012. Chồng của bà là Russell Ford xác nhận bà Ford có kể rằng bà bị quấy rối và nhắc đến ông Kavanaugh.

Theo tờ Washington Post, lúc đầu bà Ford liên lạc với dân biểu Anna Shoo, sau đó lá thư được gửi cho thượng nghị sĩ Feinstein.

CNN không có được bản sao chép của lá thư, nhưng một nguồn tin đang giữ lá thư đã công bố nội dung đã được biên tập lại. Theo đó, bà Ford bày tỏ mong muốn được ẩn danh và kể lại chi tiết sự việc.

Lá thư viết ông Kavanaugh đã đẩy bà vào phòng ngủ khi bà đang hướng đến nhà vệ sinh, sau đó, bạn bè ông Kavanaugh khóa cửa và tăng âm lượng nhạc để bà không thể kêu cứu. Bà Ford viết khi đó ông Kavanaugh đè bà xuống giường và muốn cởi quần áo của bà trong trạng thái say xỉn, và bà rất lo sợ cho tính mạng khi ông Kavanaugh bịt mồm bà lại. Dù may mắn chạy thoát nhưng bà Ford đã phải điều trị tâm lý trong một thời gian.

Phản ứng trước thông tin này, ông Kavanaugh đã một mực phủ nhận cáo buộc trên. Bên cạnh đó, Đảng Dân Chủ đã kêu gọi Ủy ban Tư pháp Thượng viện hoãn ngày bỏ phiếu cho ông Kavanaugh để xem xét lại lời cáo buộc.

Theo tin từ CBS, Thượng nghĩ sĩ Cộng Hòa Jeff Flake đang kêu gọi Uỷ ban Tư pháp Thượng Viện hoãn ngày bỏ phiếu cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện của ứng cử viên Brett Kavanaugh. Ông Flake nói với tờ Washington Post rằng ủy ban nên nghe lời kể của người phụ nữ cáo buộc ông Kavanaugh quấy rối tình dục thời trung học. Quyết định tiếp theo sẽ phụ thuộc vào Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell. Ông McConnell có thể bắt đầu tiến trình bầu chọn cho ông Kavanaugh sớm nhất vào trưa thứ Năm (ngày 20 tháng 9), sau đó là ngày tranh luận và bỏ phiếu lần cuối trong tuần lễ ngày 24 tháng 9.

Theo phát ngôn viên ủy ban Taylor Foy, Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Charles Grassley và bà Dianne Feinstein đang chuẩn bị cuộc gọi liên lạc với ông Kavanaugh và bà Ford. Ông Foy cũng bày tỏ sự bực bội khi cáo buộc quấy rối tình dục xảy ra 35 năm trước lại xuất hiện đúng vào lúc bỏ phiếu.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham cũng bày tỏ mong muốn đối chiếu thông tin với người phụ nữ đưa ra cáo buộc, và cho rằng Ủy ban nên tiến hành ngay lập tức để tiến trình bầu chọn ông Kavanaugh diễn ra đúng kế hoạch.

Tin mới nhận được vào sáng nay 18/09, bà Ford đã đồng ý ra điều trần trước Quốc Hội. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nguoi-phu-nu-cao-buoc-brett-kavanaugh-tan-cong-tinh-duc-san-sang-dieu-tran-truoc-quoc-hoi/

 

Hai bang Carolina ngập trong nước lũ

sau bão Florence

Vào ngày 17/9, cơn bão gây chết chóc Florence đã di chuyển qua khu vực phía tây bang North Carolina và tiếp tục trút mưa xuống khiến nước không còn nơi thoát, làm dâng nước sông, ngập đường cao tốc, nhà cửa và đe dọa nhiều mạng sống hơn khi cơn bão hướng về phía bang Virginia và New England, theo Reuters.

Tại hai bang Carolina đang bị ngập trong nước, “điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra” khi mực nước sông dâng lên ở mức cao lịch sử, Reuters dẫn lời ông Zach Taylor, một nhà khí tượng học thuộc cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ (NWS) cho biết.

Cảnh báo lũ lụt, lở đất và “nước dâng cao đáng kể trên sông” trong toàn khu vực vẫn tiếp tục có hiệu lực trong vài ngày tới, theo NWS.

Thành phố ven biển Wilmington vẫn bị chia cắt bởi nước lũ cao vào đầu ngày 17/9. Hàng chục ngàn ngôi nhà bị hư hại và ít nhất 17 người chết được xác nhận ở bang North Carolina và South Carolina.

Hôm 16/9, bão Florence đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, dự kiến sẽ tiếp tục giảm cường độ vào ngày 17/9 trước khi tăng trở lại vào ngày 18 và 19/9, vẫn theo NWS.

Cơn bão đã đổ tới 40 inch (100 cm) mưa ở North Carolina từ ngày 13/9 và tiếp tục mưa lớn trên phần lớn North Carolina và phía đông South Carolina, NWS cho biết.

Dự kiến sẽ có thêm từ 2 đến 5 inch mưa, với các khu vực bị chia cắt có thể lên tới 8 inch tới ngày 18/9 ở hai bang Carolina và Virginia.

“Cơn bão chưa bao giờ nguy hiểm hơn lúc này”, Reuters dẫn lời Thống đốc bang North Carolina Roy Cooper nói trong một cuộc họp báo.

Hơn 900 người đã được cứu khỏi khu vực nước lũ dâng cao và 15.000 người vẫn còn lưu lại tại các nơi trú ẩn của tiểu bang, ông Cooper cho biết.

Lực lượng cứu hộ đã dùng tàu cao tốc để cứu người ở thành phố ven biển Wilmington, với khoảng 117.000 cư dân, nằm trên một bán đảo giữa sông Cape Fear và Đại Tây Dương.

Các đội cứu hộ đã dọn dẹp cây cối gãy đổ và dây điện để tiếp cận với các cư dân bị mắc kẹt, Thị trưởng Bill Saffo cho biết trên đài phát thanh WHQR.

Các giới chức kêu gọi những người đã đi sơ tán hãy tránh xa khu vực này.

Tại Leland, một thành phố nằm ở vùng đất thấp ở phía bắc Wilmington, nhà cửa và văn phòng bị nhấn chìm bởi nước dâng cao tới 10 feet (3 mét) trên Quốc lộ 17, trong trận lũ lụt mà người dân địa phương nói là “chưa từng có”.

Cảnh sát và các thiện nguyện viên đã dùng thuyền giải cứu những cư dân bị mắc kẹt, các gia đình, trẻ sơ sinh, người già và thú nuôi. Các trạm xăng bị bỏ mặc, cây cối gãy đổ khiến nhiều con đường không thể đi qua được.

Hơn 641.000 ngôi nhà và văn phòng bị mất điện ở North và South Carolina và các bang lân cận, giảm so với thời gian đỉnh điểm lên tới mức gần 1 triệu.

Bão Florence đã lập kỷ lục tiểu bang về lượng mưa chỉ trong một cơn bão, vượt qua mức trước đó là 24 inch (61 cm) của cơn bão Floyd đã giết chết 56 người vào năm 1999, Bryce Link, một nhà khí tượng học của cơ quan dự báo tư nhân DTN Marine Weather cho biết.

Cơn bão đã giết chết ít nhất 11 người ở North Carolina, trong đó có một người mẹ và đứa trẻ bị cây đổ đè chết, theo lời các giới chức tiểu bang. 6 người chết ở South Carolina, trong đó có 4 vụ tai nạn xe hơi và 2 người bị nhiễm độc carbon monoxide từ máy phát điện di động.

Thống đốc bang South Carolina thúc giục mọi người trong khu vực dễ bị ngập lụt phải di tản.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 17/9, tốc độ gió của bão Florence đã giảm xuống còn khoảng 30 dặm/giờ (45 km/giờ), theo NWS, và dự báo sẽ suy yếu so trong 24 giờ tới trước khi tăng cường độ trở lại. Tâm bão hiện ở khoảng 125 dặm (200 km) về phía tây tây nam Roanoke, bang Virginia, và di chuyển về phía đông bắc với tốc độ 13 mph (20 km/giờ).

https://www.voatiengviet.com/a/hai-bang-carolina-ngap-trong-nuoc-lu-sau-bao-florence/4574684.html

 

Ít nhất 18 người chết, hàng trăm người

vẫn còn bị cô lập do bão Florence

Lumberton, North Carolina – Tính đến nay, bão Florence đã biến thành áp thấp nhiệt đới, đã khiến 18 người thiệt mạng, hàng trăm người khác mắc kẹt và cô lập một số khu vực ở North và South Carolina.

Theo dự báo, bão Florence sẽ còn tiếp tục gây mưa ở North Carolina trong những ngày tới, và nhiều con sông dự kiến sẽ đạt mức báo động lũ. Diễn biến lũ lụt ở North Carolina đang ngày càng nghiêm trọng, Bộ giao thông của tiểu bang khuyến cáo người dân không nên di chuyển vào tiểu bang trong lúc này. Nhiều tuyến đường xa lộ, bao gồm xa lộ Interstate 95 và Interstate 40 đã bị phong tỏa.

Chỉ riêng North Carolina, có hơn 900 cuộc gọi cầu cứu vì lũ lụt. Nhóm tình nguyện viên của United Cajun Navy cho biết họ đã đến hỗ trợ ở Leland, nơi có khoảng 200 người gọi điện cầu cứu, trước đó nhóm này cũng đã tham gia ứng cứu ở Wilmington.

Theo Trung tâm Bão Quốc gia, tính đến chiều Chủ Nhật (16 tháng 9), Florence đang di chuyển với vận tốc 14 dặm/giờ, sức gió vào khoảng 35 dặm/giờ và cách phía nam-đông nam thành phố Greenville thuộc South Carolina 25 dặm. Trước khi cơn bão kết thúc, khu vực đông nam North Carolina sẽ hứng chịu lượng mưa lên đến 40 inch.

Tại Lumberton, người dân thành phố đang gấp rút củng cố hệ thống đê điều khi mực nước sông Lumber ngày càng dâng cao. Tính đến trưa Chủ Nhật, mực nước cao 24 feet và dâng cao lên 25.7 feet vào chiều tối Chủ Nhật hoặc rạng sáng thứ Hai. Giới chức cho biết hệ thống đê ngăn lũ sẽ bị tràn nếu nước sông đạt mức 26 feet.

Trong khi đó, lũ lụt đã cô lập thành phố Wilmington. Mực nước lũ trên sông Cape Fear River cũng đã nhấn chìm một phần trung tâm thành phố. Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang (FEMA) và công ty điện lực đã phải tạm hoãn mọi công tác sửa chữa từ tối Thứ Bảy vì lũ lụt.

Thống đốc tiểu bang North Carolina, ông Roy Cooper đang tiếp tục kêu gọi người dân di tản đến khu trú ẩn khẩn cấp, đồng thời tuyên bố tiểu bang sẽ thiết lập thêm nhiều khu trú ẩn nếu không đủ chỗ cho mọi người. Tính đến nay có khoảng 15,000 người đang sống ở 150 khu trú ẩn. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/it-nhat-18-nguoi-chet-hang-tram-nguoi-van-con-bi-co-lap-do-bao-florence/

 

Thủ tướng Anh dám để Brexit

‘rơi tự do’ không thỏa thuận

Thủ tướng Anh Theresa May nói với BBC rằng các dân biểu sẽ phải lựa chọn giữa việc chấp nhận thỏa thuận với EU do bà đề xuất, hoặc sẽ không có thỏa thuận nào hết.

Bà cũng chỉ trích kế hoạch của phe ủng hộ Brexit trong việc xử lý vấn đề biên giới với Ireland, nói việc đó sẽ tạo ra “đường biên giới cứng 20km giữa phần Bắc và Nam đảo Ireland”.

Bắc Ireland là một phần của Liên hiệp Vương quốc Anh và sẽ rời EU tuy nằm chung hòn đảo với CH Ireland, nước là thành viên EU.

Anh tuyển lao động phổ thông từ ngoài EU

Nhắc lại thời vào Mỹ không cần hộ chiếu

Brexit: Chiến dịch Vote Leave đã ‘vi phạm luật bầu cử Anh’

Trump ‘khuyên Anh kiện EU’

Cựu ngoại trưởng Boris Johnson nói các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề cho tới nay là một sự “hủy diệt hiến pháp”.

Một gương mặt chủ trương ủng hộ Anh rút khỏi EU là Jacob Rees-Mogg nói bà thủ tướng cần “nỗ lực thêm chút nữa” để đạt được thỏa thuận tốt hơn.

Anh dự kiến sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019, và các cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn đang diễn ra.

Bà May đưa ra các đề xuất đối với vấn đề then chốt trong quan hệ thương mại qua biên giới sau khi có cuộc họp thượng đỉnh Chequers hồi tháng Bảy.

Tuy nhiên, các nội dung trên đã bị phe ủng hộ Brexit chỉ trích dữ dội.

Trả lời trong chương trình Panorama của BBC, bà May nói rằng nếu Quốc hội không chuẩn thuận kế hoạch Chequers thì “tôi nghĩ rằng lựa chọn thay thế sẽ là không có thỏa thuận nào hết”.

Phóng viên chuyên về chính trị của BBC, Laura Kuensberg, nói rằng tính toán của bà Theresa May ở đây là khi phải đối diện với một “lựa chọn nhị phân” – giữa việc chấp nhận thỏa thuận Chequers với việc không có thỏa thuận nào – phe Brexit sẽ không có “sự trơ tráo để nói ‘quên đi'” và phe muốn Anh ở lại sẽ thấy rằng việc tiếp tục đấu tranh với kế hoạch đó sẽ là việc làm đem lại quá nhiều rủi ro.

Nhưng những rủi ro mà bà thủ tướng không thể đoan chắc là thỏa thuận sau cùng sẽ thế nào – và một số người thuộc phe Brexit đã quyết là sẽ không bỏ phiếu ủng hộ, phóng viên BBC nói thêm.

Bài viết của ông Johnson trên báo Daily Telegraph số ra hôm thứ Hai tiếp tục công kích các đề xuất Chequers và các kế hoạch của chính phủ trong việc tránh các biện pháp kiểm tra mới tại đường biên giới Bắc Ireland.

Ông chỉ trích quyết định của chính phủ Anh trong việc đồng ý với EU về nhu cầu cần có một “chốt chặn cuối” (‘backstop’ trong tiếng Anh) để tránh việc có đường biên giới cứng, bất kể thỏa thuận thương mại sẽ ra sao. Ông nói vấn đề đang được dùng để “ép buộc Anh phải trở thành một nước chư hầu của của Brussels”.

Cựu bộ trưởng Anh kêu gọi trưng cầu Brexit lại

Trump chê ‘Brexit mềm’ và khen Boris Johnson

Hoa Kỳ thu hút người nước ngoài ở Châu Âu sau Brexit?

Phủ thủ tướng Anh phản ứng bằng việc nói ông Johnson đã từng làm một phần trong chính phủ ký kết kế hoạch “chốt chặn cuối” đó.

Trả lời phỏng vấn của BBC Panorama, bà May nói cần có “sự di chuyển hàng hóa không gây va chạm”, theo đó không có việc kiểm tra hải quan hoặc tra xét mức độ tuân thủ các quy định giữa Anh và EU trên đảo Ireland, nhằm tránh tình trạng có đường biên giới cứng ở đây.

Hồi tuần trước, nhóm các dân biểu ủng hộ Brexit thuộc đảng Bảo thủ nói có thể tránh được đường biên giới cứng bằng cách dùng công nghệ “có uy tín” và “điều chỉnh” các thỏa thuận hiện thời.

Ông Johnson nhắc tới các gợi ý của Nhóm Nghiên cứu Âu châu trong bài viết của mình và nói rằng “các công tác kiểm tra thêm được thực hiện ở cách xa đường biên giới” có thể giúp ngăn chặn nhu cầu cần kiểm tra thực tế khi xe cộ qua lại giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland.

Nhưng bà May nói rằng bất kỳ hệ thống kiểm tra nào thì “cũng vẫn là đường biên giới cứng”.

“Quý vị không thể xóa bỏ đường biên giới cứng bằng cách đưa ra một đường biên giới cứng nằm sâu trong đất Ireland 20km được,” bà nói.

Cựu lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ, Sir Nick Clegg nói với chương trình Today của kênh phát thanh BBC Radio 4 rằng khi bà thủ tướng nói đây là “sự lựa chọn giữa miếng kẹo Chequers và việc bấp bênh bên bờ vực thảm họa” thì đó chính là “sự sỉ nhục lên trí tuệ của cử tri Anh”.

Bà May hiện đang phải đấu tranh với một số người trong đảng của mình, sau khi khoảng 50 dân biểu thuộc đảng Bảo thủ trong Nhóm nghiên cứu Âu châu công khai thảo luận về việc họ sẽ buộc bà phải rời khỏi vị tri thủ tướng ra sao, vào lúc nào.

Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Môi trường Michael Gove, một người ủng hộ Brexit, nói rằng kế hoạch Chequers là đúng đắn “vào lúc này”.

Ông nói với BBC rằng một thủ tướng tương lai cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa Anh và EU.

Bà May sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo EU về các kế hoạch của bà trong cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Salzburg vào thứ Năm này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45536783

 

Ứng viên cộng sản đối lập Nga ‘tuyệt thực’

Một ứng cử viên đối lập ở Nga tuyên bố tuyệt thực sau khi bất ngờ thua trong cuộc bầu cử khu vực.

Ba kịch bản ‘Cái ô của Putin’

Hội nghị Trump-Putin: Người Nga ca ngợi Putin

Ông Andrei Ishchenko, thuộc đảng cộng sản, vốn dẫn trước 5 điểm sau khi đã kiểm xong 95% phiếu ở khu vực Primorye.

Nhưng sau đó một đối thủ thân Putin, Andrei Tarasenko, lại vượt lên dẫn trước.

Ông Ishchenko nói đảng cộng sản Nga đang chuẩn bị cho các cuộc biểu tình phản đối ở nhiều quận thuộc Vladivostok.

Ông Tarasenko, hiện là quyền thống đốc vùng Primorye, bỗng vượt lên dẫn trước sau khi 99% phiếu được kiểm, theo nhóm vận động bầu cử công bằng Golos.

Tuần rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ông Tarasenko ở Vladivostok nhưng không gặp các ứng viên khác.

Ông Ishchenko cáo buộc phiếu bầu “bị đánh cắp”.

Ông cáo buộc giới chức chỉ mất “một giờ” để cho thêm 40.000 phiếu ủng hộ Tarasenko.

Một người phê phán Putin nổi tiếng ở Nga, Alexei Navalny, cũng kêu gọi người dân biểu tình vì vụ việc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45552899

 

Bất đồng Nga-Thổ cho Idlib thêm thời gian

Thanh Hà

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và đồng nhiệm Nga tại thành phố Sotchi ngày 17/09/2018 liệu có sẽ đặt lên bàn cân những hồ sơ kinh tế trong quan hệ song phương để thu hẹp được bất đồng về hồ sơ Syria ? Khi nào Damas được đèn xanh của Matxcơva để tiến hành đợt tấn công chiếm lại Idlib, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy?

Sau thất bại tại thượng đỉnh Teheran ngày 07/09/2018, quy tụ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran bàn về tương lai Syria, tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gặp lại nhau hôm nay bên bờ Hắc Hải. Theo chương trình nghị sự được điện Kremlin thông báo, đôi bên thảo luận về “quan hệ song phương và hồ sơ Syria“.

Ai cũng biết, sớm muộn gì quân đội Damas sẽ mở đợt tấn công vào thành trì cuối cùng của phe nổi dậy Syria. Đây là nơi có khoảng 3 triệu dân cư sinh sống, 60 % lãnh thổ vẫn do nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al Cham, hậu thân của Al Qaeda tại Syria kiểm soát.

Bài toán trở nên nan giải hơn do vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ. Một mặt, Ankara tới nay luôn yểm trợ phe nổi dậy Syria, mặt khác, tổng thống Erdogan cùng với các ông Putin và Rohani lại là ba người “đỡ đầu” cho tiến trình hòa đàm Astana, được khởi động từ tháng 1/2017. Với “tiến trình Astana” đó, các bên đã đồng ý quy định 4 vùng giảm căng thẳng, trong đó có Idlib, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Có hai lý do khiến Ankara lo ngại việc Damas và đồng minh Nga mở chiến dịch tấn công tái chiếm Idlib. Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đón nhận thêm các làn sóng người tị tạn từ Syria tràn qua. Trong 7 năm qua, từ đầu khủng hoảng Syria Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đón nhận 3 triệu người tị nạn Syria.

Thứ hai, cũng chính trong khuôn khổ tiến trình Astana, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa cả trăm binh sĩ sang đóng tại 12 điểm quan sát trong vùng Idlib, để bảo đảm là các bên tôn trọng thỏa thuận “giảm căng thẳng” tại khu vực này. Ankara vừa muốn bảo đảm an toàn về tính mạng cho số lính này, vừa muốn bảo vệ phe nổi dậy mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “thành phần ôn hòa“, chủ yếu tập trung ở phía nam tỉnh Idlib.

Ở góc đài bên kia, tổng thống Nga Vladimir Putin dường như muốn nhanh chóng dẹp được phe nổi dậy Syria, tức là thiên về giải pháp tấn công, giúp chế độ Bachar Al Assad chiếm lại toàn bộ lãnh thổ sau một cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2011 tới nay. Dù vậy, Matxcơva cũng muốn tránh cắt đứt đối thoại với Ankara, một đối tác kinh tế quan trọng của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong những đối tác của các tập đoàn dầu khí Nga, là khách hàng của nước Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, kể cả trong lĩnh vực trang thiết bị quân sự.

Bên cạnh yếu tố kinh tế, còn phải kể đến tính toán chiến lược của điện Kremlin. Một chuyên gia quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được AFP trích dẫn nhận định : đành rằng Nga yểm trợ chính quyền của ông Bachar Al Assad, nhưng Matxcơva cũng rất thận trọng trước ảnh hưởng của Iran đối với chế độ Damas, do vậy, ông Putin cần có Erdogan và muốn “giữ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chơi (…) Nga cần có Thổ Nhĩ Kỳ, một nước Hồi Giáo thuộc hệ phái Sunni ; để làm đối trọng với sự hiện diện của các lực lượng Shia ở miền bắc Syria“.

Từ sau thất bại của thượng đỉnh Teheran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ráo riết đàm phán để tìm ra một giải pháp cả đôi bên cùng có thể chấp nhận được. Theo giới quan sát, một trong những giải pháp đó có thể là Vladimir Putin bảo đảm với đồng nhiệm Erdogan rằng Damas dùng sức mạnh quân sự để vô hiệu hóa tổ chức thánh chiến Hayat Tahrir al Cham, nhưng tránh gây ra thảm họa nhân đạo cho Idlib.

Một nhà phân tích về tình hình Syria thuộc trung tâm nghiên cứu độc lập Jusoor, trụ sở đặt tại Liban, cho rằng đối thoại Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cho phép hy vọng Damas sẽ hoãn kế hoạch tấn công Idlib cho tới cuối năm nay.

Tóm lại, số phận của ba triệu dân Idlib phần nào đang được định đoạt tại Sotchi.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180917-bat-dong-nga-tho-cho-idlib-them-thoi-gian

 

Gác căng thẳng,

tướng Trung Quốc dự hội thảo quân y với Mỹ

Một viên tướng hàng đầu Trung Quốc đã tham dự lễ khai mạc một diễn đàn y tế của lực lượng vũ trang khu vực do quân đội Trung Quốc và Mỹ tổ chức, trong lúc hai bên gạt sang một bên những căng thẳng về thương mại và vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, theo Reuters.

Diễn đàn có tên Giao lưu Y tế Quân sự châu Á Thái Bình Dương diễn ra vào tuần này ở thành phố Tây An, nơi nổi tiếng với đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, với sự tham dự của khoảng 600 người, gồm các quan chức quân sự đến từ 28 quốc gia, bao gồm các nước đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Úc.

Tướng Tống Phổ Tuyển, người đứng đầu Cục Hỗ trợ Hậu cần Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã cùng chụp ảnh với ông Terry M. Rauch, Quyền Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tại lễ khai mạc ở khách sạn Tây An.

Sự có mặt của tướng Tống không được thông báo trước và ông cũng không phát biểu tại hội thảo. Reuters dẫn các nguồn tin quân sự cho biết rằng ông rất gần gũi với Chủ tịch Tập Cận Bình và trước đây từng đứng đầu bộ chỉ huy phía bắc của quân đội Trung Quốc, và thăng tiến cấp bậc nhanh chóng kể từ khi ông Tập nhậm chức 6 năm trước.

Trung Quốc muốn nêu bật việc hợp tác với quân đội Mỹ, bất chấp những tranh chấp thương mại và hoài nghi của Bắc Kinh về sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan cũng như sự can dự của Mỹ vào khu vực Biển Đông đầy tranh chấp.

“Cuộc họp này có thể giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ quân sự giữa hai bên, và đóng góp vào việc thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á Thái Bình Dương, mang đến năng lượng tích cực”, ông Trần Cảnh Nguyên, đồng nghiệp của tướng Tống, người đứng đầu về y tế tại Cục Hỗ trợ Hậu cần, nói với các phóng viên.

Phát biểu trước đó, ông Trần ca ngợi sự kiện này là cuộc giao lưu “đầu tiên” về quân y giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở châu Á Thái Bình Dương.

Chuẩn Đô đốc Louis C. Tripoli, chỉ huy nhóm bác sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cám ơn Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vì những nỗ lực trong việc sắp xếp hội thảo.

“Chúng tôi hy vọng quý vị cảm nhận được mức độ xem trọng khi chúng tôi có mặt ở đây”, ông Tripoli nói.

Chuẩn Đô đốc Hoa Kỳ cho biết thêm rằng hai bên đã có “những cuộc thảo luận rất tốt”.

“Tôi tin rằng mọi người đều minh bạch và trung thực về những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt trong khu vực, từ quan điểm về y tế, và tôi tin rằng mọi người ở đây đều mong muốn cùng nhau giải quyết những vấn đề này”, ông Tripoli nói.

Hồi tháng 5, Trung Quốc đã nổi giận khi Hoa Kỳ rút lại lời mời nước này tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn do Hoa Kỳ chủ trì, nói rằng việc hủy bỏ này không giúp quảng bá cho việc hợp tác và tin tưởng lẫn nhau.

Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) mà Trung Quốc từng tham dự trước đây là diễn tập hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới và được tổ chức hai năm một lần tại Hawaii vào tháng 6 và tháng 7.

Ngũ Giác Đài nói việc rút lại lời mời là phản ứng lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Tuy nhiên, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long dự định sẽ đến thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng này. Trong thời gian đó, ông sẽ tham dự một diễn đàn hải quân quốc tế, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/gac-cang-thang-truong-trung-quoc-du-hoi-thao-quan-y-voi-my/4574794.html

 

Trung Quốc không đàm phán kiểu ‘tự sát’ với Mỹ

Hôm 17/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ đáp trả nếu Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp thuế quan mới đánh vào 200 tỷ đôla giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc như Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ công bố, theo hãng tin Reuters.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại một cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa hai bên nên được diễn ra một cách bình đẳng.

Chính phủ Trung Quốc có thể từ chối không tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại do phía Hoa Kỳ đề xuất, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này, nếu chính quyền của Tổng thống Trump áp dụng các mức thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, tờ Wall Street Journal trích lời các viên chức Trung Quốc đưa tin hôm 16/9.

Trước đó, Hoa Kỳ đã đề xuất các cuộc đàm phán thương mại, nhưng đồng thời ra kế hoạch bổ sung đánh thuế đối với 200 tỷ đôla giá trị hàng hóa Trung Quốc, tờ Wall Street Journal đưa tin.

Tờ báo này trích lời một quan chức cấp cao của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ không tham gia đàm phán kiểu “tự sát” như vậy.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đề xuất thực hiện các cuộc đàm phán thương mại mới bắt đầu vào tầm 20/9.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-khong-dam-phan-kieu-tu-sat-voi-my/4574558.html

 

Trung Cộng sẽ phản công

trong cuộc chiến tranh thương mại

Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo Reuters dẫn lời một tờ báo của Đại Lục, Trung Cộng sẽ không chấp nhận việc phòng thủ trong cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

Hôm Chủ Nhật (ngày 16 tháng 9), tờ Wall Street Journal cũng dẫn lời các viên chức Trung Cộng cho biết nước này có thể sẽ từ chối đàm phán với Hoa Kỳ vào cuối tháng này, nếu họ tiếp tục bị áp thuế đối với các hàng hóa xuất cảng sang Hoa Kỳ. Hiện tại, lượng thuế mà Hoa Kỳ và Trung Cộng đã áp đặt lên hàng hóa của hai bên đã lên đến con số 50 tỷ mỹ kim.

Gần đây, Tổng Thống Trump dự định sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch áp thuế lên 200 tỷ Mỹ Kim hàng hóa của Bắc Kinh vào ngày hôm nay 17 tháng 9. Báo Global Times của Trung Cộng cho biết việc Hoa Kỳ tìm cách làm leo thang căng thẳng nhằm tận dụng thêm lợi thế trong bàn đám phán là không có gì mới lạ. Nhưng Trung Cộng chắc chắn sẽ tìm một cách phản công “đẹp” hơn.

Tại một diễn đàn Bắc Kinh diễn ra vào chủ nhật, Cựu Bộ Trưởng Tài Chính Lou Jiwei cho biết Trung Cộng sẽ hạn chế xuất cảng các hàng hóa, nguyên liệu và thiết bị thiết yếu cho các công ty Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Trung Cộng cho biết họ sẽ đáp trả trong cuộc chiến tranh thương mại leo thang bằng những mức thuế tương ứng cũng như bằng các biện pháp đáp trả khác vẫn chưa được công khai. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-se-phan-cong-trong-cuoc-chien-tranh-thuong-mai/

 

Bắc Kinh và Thụy Điển tranh cãi

vụ đuổi khách du lịch Trung Quốc

Hôm 17/9, Trung Quốc đã kêu gọi Thụy Điển điều tra vụ cảnh sát đuổi ba công dân Trung Quốc ra khỏi một khách sạn ở thủ đô Stockholm, theo hãng tin Reuters.

Cảnh sát Stockholm đã lôi một người đàn ông Trung Quốc họ Tăng (Zeng) và đuổi cha mẹ của ông ra khỏi một khách sạn ở Stockholm vào rạng sáng ngày 2/9 sau khi họ đến làm thủ tục nhận phòng khách sạn một ngày sớm hơn lịch đặt phòng và được yêu cầu rời khỏi khách sạn, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại một cuộc họp báo rằng Trung Quốc đã gửi công hàm cho đại diện ngoại giao của Thụy Điển về vụ việc này và đã yêu cầu phía Thụy Điển phản hồi ngay lập tức.

Ông Sảng nói: “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Thụy Điển phản hồi về mối quan ngại của phía Trung Quốc và thực hiện các biện pháp thiết thực để bảo vệ an ninh và lợi ích hợp pháp của du khách Trung Quốc.”

Ông Mats Ericsson, Công tố viên Thụy Điển, nói với tờ nhật báo Aftonbladet rằng chưa tiến hành bất kỳ một cuộc điều tra sơ bộ nào bởi vì “chúng tôi đánh giá rằng chưa có xảy ra bất kỳ hành vi phạm tội nào của cảnh sát.”

Một nguồn tìn từ chính phủ Thụy Điển cho biết, Thụy Điển tin rằng Trung Quốc đã phóng đại vụ việc này vì trước đó Thụy Điển đã nêu trường hợp của một công dân Thụy Điển bị giam giữ tại Trung Quốc.

Nguồn tin này nói rằng Thụy Điển và Liên hiệp châu Âu “liên tiếp kêu gọi thả” công dân này và “chính quyền Trung Quốc không thích điều đó”.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tố Thụy Điển là đạo đức giả.

https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-va-thuy-dien-tranh-cai-vu-duoi-khach-du-lich-trung-quoc/4574902.html

 

Bão Măng Cụt càn quét miền Nam Trung Quốc

Miền Nam Trung Quốc đang gánh chịu cơn bão Măng Cụt kéo theo mưa lớn và tốc độ gió lên tới 162km/h.

Hàng triệu người bị ảnh hưởng khi các chuyến bay, chuyến tàu bị hủy và các con đường bị đóng.

Bão Măng Cụt: Philippines đang thống kê thiệt hại

Siêu bão Măng Cụt đã ập đến Philippines

Mỹ lo sợ bão Florence gây lũ quét chết người

Cơn bão khởi đầu cho ngành khí tượng thế giới

Cư dân ở tỉnh Quảng Đông nhận được cảnh báo ở mức độ cao nhất.

Hai người đã thiệt mạng, theo báo nhà nước Trung Quốc.

Trước đó, ít nhất 64 người chết ở Philippines.

Măng Cụt, được coi là cơn bão mạnh nhất năm 2018, càn quét phía bắc đảo Luzon của Philippines hôm thứ Bảy trước khi đi về phía tây.

Cơn bão dự kiến ​​sẽ dần suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào hôm 18/9 khi nó tiếp tục di chuyển trong đất liền.

Măng Cụt đổ bộ vào bờ biển Trung Quốc gần thành phố Giang Môn vào chiều 16/9.

Hơn 2,45 triệu người đã được sơ tán trước khi chính quyền ban hành cmức cảnh báo cao nhất.

‘Gió rất mạnh’

Matt Bossons, nhà báo Mỹ đang ở Thâm Quyến cho hay:

“Gió rất mạnh và mưa to làm hạn chế tầm nhìn vào thời điểm này.

Sóng lớn trong lúc bão đổ vào bãi biển.

Lẽ ra chúng tôi đã rời khỏi đây sáng nay nhưng giờ thì vẫn còn kẹt ở đây vì những tuyến đường chính đều bị đóng. Các chuyến tàu nối Thâm Quyến với các tỉnh đều ngưng chạy. Do vậy, kế hoạch rời khỏi đây của chúng tôi bị hoãn lại trong ít nhất 24 giờ tới.”

Philippines đang thống kê thiệt hại kinh tế và thương vong do cơn bão Măng Cụt gây ra.

Tỉnh nông nghiệp Cagayan gánh chịu nhiều thiệt hại về mùa màng.

Cơn bão với diện mưa lên tới 900 km và gió mạnh hiện đang hướng về phía nam Trung Quốc.

Nó đổ bộ vào Baggao, đông bắc của đảo Luzon, vào khoảng 01:40 giờ địa phương hôm 15/9 và rời đất liền khoảng 20 giờ sau đó.

Được dự báo là siêu bão mạnh nhất năm 2018 nhưng Măng Cụt đã giảm sức mạnh khi đổ bộ.

5 triệu người nằm trong khu vực bão quét qua và hơn 100.000 người trú ẩn trong các khu trại tạm.

Hầu hết các tòa nhà ở Tuguegarao, thủ phủ của tỉnh Cagayan, bị thiệt hại, một quan chức cho biết.

Francis Tolentino, cố vấn chính trị của Tổng thống Rodrigo Duterte, nói với BBC rằng chỉ 1/5 sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch trước cơn bão và những người trồng gạo và bắp bị thiệt hại nhiều.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Philippines, Richard Gordon, nói với BBC hôm 15/9 rằng nước này vẫn chưa ngoài vòng nguy hiểm.

“Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi phải đối mặt là lũ lụt,” ông nói.

Phóng viên BBC Jonathan Head đang ở đảo Luzon, chứng kiến 200 người tạm trú tại một trường học tiếp tục được sơ tán do nước sông dâng cao.

Biến đổi khí hậu ‘tác động nhiều đến phụ nữ’

Dù lượng CO2 giảm, ‘Trái đất nóng lên’ vẫn đe dọa

Mỹ sơ tán dân trước nguy cơ vỡ đập

Cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận ở Philippines là siêu bão Hải Yến 2013, đã giết chết hơn 7.000 người và ảnh hưởng tới hàng triệu người khác.

Bão được dự báo sẽ tiếp tục đi về phía Tây, đi qua Hong Kong vào chiều Chủ Nhật.

Chính quyền Hong Kong đã cảnh báo kêu gọi người dân ở trong nhà khi cơn bão đến gần, và các chuyên gia thời tiết cho rằng đây có thể là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất để tấn công lãnh thổ này trong nhiều thập kỷ.

Các cơn bão dự kiến sẽ suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới vào thứ Ba.

Philippines đã ban hành cảnh báo ở hàng chục tỉnh, và hoạt động du lịch biển và hàng không đã bị hạn chế. Các chuyến bay đã bị hủy bỏ, các trường đóng cửa và lực lượng quân đội đang chờ đợi trong tư thế sẵn sàng.

Các nhà chức trách cũng cảnh báo rằng mưa lớn có thể gây ra lở đất và lũ quét.

Có phải do nóng lên toàn cầu?

Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và bão nhiệt đới là một mối quan hệ phức tạp.

Bão được hình thành khi không khí được làm nóng bởi nước biển ấm. Vì vậy, khi nhiệt độ của nước biển tăng lên, dự báo cường độ của các cơn bão sẽ tăng lên trong tương lai.

Một bầu không khí nóng hơn cũng có thể chứa nhiều nước hơn, vì vậy điều này sẽ khiến các cơn bão đổ kéo thêm nước vào các khu vực bị ảnh hưởng.

Nhưng có rất nhiều yếu tố tác động đến các hiện tượng này, rất khó để có thể đưa ra một khẳng định rõ ràng từ dữ liệu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45538663

 

Trung Quốc bơm tiền vào Go-Jek,

mở rộng thị trường Đông Nam Á

Hãng xe ôm Go-Jek của Indonesia đang tìm cách nâng mức đầu tư khoảng 2 tỷ đôla từ các nhà đầu tư hiện tại, bao gồm công ty lớn của Trung Quốc là Tencent Holdings Ltd và JD.com, để mở rộng thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, theo hãng tin Reuters.

Việc hãng Go-Jek kêu gọi nâng mức đầu tư diễn ra giữa lúc đối thủ chính Grab có trụ sở tại Singapore cũng đang mở rộng thị trường và phát triển mạnh ở Indonesia.

Cả hai hãng Go-Jek và Grab đều đang huy động hàng tỷ đôla và đang đầu tư hàng trăm triệu đôla vào cuộc đua giành quyền thống trị ở khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực với hơn 640 triệu người tiêu dùng và ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm, đi lại và thực hiện thanh toán online.

Một nguồn tin không tiết lộ danh tính cho biết: “Các nhà đầu tư Trung Quốc có rất nhiều tiền, nhưng tổng số tiền đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.” Ngoài Tencent Holdings Ltd and JD.com, các nhà đầu tư hiện tại của Go-Jek là công ty cổ phần tư nhân Warburg Pincus và KKR.

Ra mắt vào năm 2011 tại thủ đô Jakarta, Go-Jek – một từ tiếng địa phương có nghĩa là taxi xe máy – đã phát triển từ dịch vụ gọi xe tới ứng dụng giúp các khách hàng thanh toán trên mạng cũng như đặt hàng mọi thứ từ thực phẩm, hàng tạp hóa, đến mát xa.

Trong tháng 5, Go-Jek cho biết họ sẽ đầu tư 500 triệu đôla vào Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Philippines, sau khi hãng Uber bán các thị trường Đông Nam Á cho Grab.

Ông Nadiem Makarim, người sáng lập và giám đốc điều hành của Go-Jek, nói với Reuters hồi tháng trước rằng công ty đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư vì hãng tích cực mở rộng thị trường.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-bom-tien-vao-go-jek-mo-rong-thi-truong-dong-nam-a/4574798.html

 

Trung Quốc yêu cầu Đài Loan

ngừng đánh cắp thông tin tình báo

Trung Quốc hôm 16/9 cáo buộc các cơ quan tình báo Đài Loan gia tăng đánh cắp thông tin tình báo nhằm “xâm nhập” và “phá hoại”.

Theo Reuters, Bắc Kinh cũng cảnh báo Đài Bắc không nên làm tổn hại thêm nữa mối quan hệ xuyên eo biển vốn đã căng thẳng

.Hãng tin Anh dẫn lại Tân Hoa Xã trích lời một phát ngôn viên của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc yêu cầu Đài Bắc phải “ngay lập tức” chấm dứt các hoạt động đó.

Hôm 15/9, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát phần đầu trong một loạt các chương trình, trong đó cáo buộc các nhân viên tình báo Đài Loan dùng tiền, tình và quan hệ để lôi kéo các sinh viên Trung Quốc ở Đài Loan.

Cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực khuyến khích người Đài Loan sang đại lục định cư vĩnh viễn.

Nhưng Đài Bắc đã lên tiếng cảnh báo với các nguy cơ của việc này, nhất là chuyện sống trong một xã hội mà Internet bị kiểm duyệt.

Trung Quốc và Đài Loan thường cáo buộc lẫn nhau chuyện do thám. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời.

Trong những tháng qua, Trung Quốc đã lôi kéo số ít các nước có quan hệ ngoại giao với hòn đảo tự trị.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-yeu-cau-dai-loan-cham-dut-danh-cap-thong-tin-tinh-bao/4573810.html

 

Tàu sân bay Trung Quốc

bị chính máy bay nhà cản chân

Thế hệ máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự phát triển Shenyang J-15 Flying Shark có thể là trở ngại cho tham vọng mở rộng sức mạnh hạm đội tàu sân bay của nước này.

Theo trang Business Insider hôm 14-9, máy bay tiêm kích Shenyang J-15 của Trung Quốc quá lớn, quá nặng (trọng lượng cất cánh không vũ khí là 17,5 tấn so với 14,6 tấn của chiếc F/A-18 Super Hornet của Mỹ) và không đáng tin cậy đối với các hoạt động của tàu sân bay.

Các vấn đề màShenyang J-15 gặp phải, đặc biệt là các hệ thống điều khiển bay, được cho là nguyên nhân gây ra một số vụ tai nạn chết người trong quá trình bay huấn luyện, báo Asia Times đưa tin.

Trung Quốc cũng dường như đang thiếu một số lượng lớn chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được cho là chỉ sở hữu khoảng 30-40 chiếc Shenyang J-15.

Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninhcần 24 chiếc để tạo thành một phi đội đầy đủ sẵn sàng chiến đấu và tàu sân bay thứ hai sắp hạ thủy cũng cần số lượng máy bay tương tự. Có thông tin cho rằng Bắc Kinh dự định thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư bằng loại phù hợp hơn.

Vào thập kỷ tới, Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng 4 nhóm tác chiến tàu sân bay để phù hợp với các hoạt động hàng hải trên toàn cầu. Trung Quốc hiện có tàu sân bay Liêu Ninh đang hoạt động, một tàu sân bay đang thử nghiệm và một chiếc nữa đang được phát triển.

Các chuyên gia suy đoán 2 tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bị hạn chế về khả năng chiến đấu nhưng tàu sân bay thứ ba có thể đạt được bước tiến lớn.

Truyền thông Trung Quốc thường ca ngợi lực lượng máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay đã có những “đột phá” kể từ khi thành lập cách đây 5 năm.

Theo đó, phi công của Hải quân Trung Quốc “đủ điều kiện cho Shenyang J-15 cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, bao gồm cả hạ cánh ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết”.

Thời báo Hoàn cầu hôm 13-9 cũng đăng tải một đoạn video quay cảnh các máy bay chiến đấu Shenyang J-15 tiến hành các hoạt động ban đêm từ boong tàu sân bay Liêu Ninh.

Nếu Trung Quốc muốn xây dựng hạm đội hải quân và mở rộng khả năng quân sự, đặc biệt là các tàu sân bay, họ sẽ phải đối mặt những thách thức như số lượng phi công được đào tạo, các vấn đề về điện và động lực, hệ thống điều khiển…

http://biendong.net/bi-n-nong/23631-tau-san-bay-trung-quoc-bi-chinh-may-bay-nha-can-chan.html

 

Tổng thống Nam Hàn làm việc tại Bắc Hàn

Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, vào sáng ngày 18 tháng 9 sẽ đến Bình Nhưỡng, trong khuôn khổ chuyến công du Bắc Hàn kéo dài hai ngày. Theo lịch trình tổng thống Moon Ja-in sẽ có những cuộc làm việc với chủ tịch Kim Jong-Un trong thời gian lưu lại thủ đô miền bắc.

Nguồn tin nội bộ cho biết hai vị nguyên thủ của hai miền Nam- Bắc Triều Tiên sẽ có một số hoạt động được cho là đáng ngạc nhiên như chuyến đến thăm Núi Baekdu hay Cao nguyên Kaema. Ngoài ra có thể tổng thống Moon Jae-in sẽ được mời đến Cung Điện Kumsusan nơi đặt xác ướp của cha và ông nội của đương kim lãnh tụ Kim Jong-Un.

AP vào ngày 17 tháng 8 dẫn phát biểu của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae- in rằng bản thân ông sẽ thúc đẩy cho một nền hòa bình dài lâu tại Bán đảo Triều Tiên và cuộc đối thoại tốt đẹp hơn giữa Bình Nhưỡng cùng Washington.

Tuy vậy, Chánh văn phòng Im Jong-seok, cũng được AP dẫn lời nói với báo giới trong ngày 17 tháng 9 là khó có thể đạt được tiến triển trong việc giải giới hạt nhân ngay trong kỳ thượng đỉnh lần này. Vấn đề là hai phía thẳng thắn đến đâu.

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh tụ hai miền Nam- Bắc Triều Tiên vào tuần này là lần thứ ba trong năm nay. Thượng đỉnh giữa tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong- Un kỳ này diễn ra vào khi những nỗ lực ngoại giao quốc tế giải trừ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn bị chựng lại và có nghi ngờ về thực tâm của chủ tịch Kim Jong-un đối với lời hứa giải giới vũ khí nguyên tử.

Vào tháng 6 vừa qua, trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Singapore, Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đưa ra cam kết giải trừ hạt nhân; đối lại người đứng đầu Nhà Trắng hứa bảo đảm an ninh cũng như cho ngưng những cuộc tập trận lớn giữa Hoa Kỳ với miền nam Triều Tiên.

Bình Nhưỡng lâu nay luôn cho rằng chương trình nguyên tử của Bắc Hàn là nhằm đối phó với những mối nguy bị quân đội Mỹ tấn công. Tuy nhiên trong năm nay căng thẳng giữa hai phía giảm đi.  Bình Nhưỡng cho thực hiện một số bước như cho phá dỡ những khu thử nghiệm nguyên tử và tên lửa. Tuy nhiên Washington đòi hỏi Bình Nhưỡng cần có những bước nghiên túc hơn nữa trước khi nhận được những nhân nhưỡng từ bên ngoài.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/moon-will-have-a-busy-schedule-in-north-korea-09172018083311.html

 

Thượng đỉnh Moon-Kim lần 3

giúp gì cho phi hạt nhân hóa ?

Trọng Thành

Đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đang bế tắc. Thượng đỉnh Liên Triều lần thứ ba, được tổ chức tại Bình Nhưỡng, khởi sự từ ngày mai 18/09/2018, mang lại nhiều hy vọng sẽ thúc đẩy tiến trình, vốn đã được khai mào đặc biệt với thượng đỉnh Mỹ -Bắc Triều Tiên. Theo một số nhà quan sát, đây là một cơ hội hiếm có để Seoul và Bình Nhưỡng làm rõ quan điểm, thu hẹp bất đồng, có sáng kiến đột phá tạo niềm tin, làm bàn đạp cho giai đoạn tiếp theo.

Trang mạng The Diplomat chuyên về thời sự châu Á giới thiệu bài « Cần chú ý điều gì trong thượng đỉnh Liên Triều » (1) của Charles Knight. Chuyên gia Viện Nghiên Cứu Hòa Bình và An Ninh Quốc Tế nhấn mạnh trước hết đến quan điểm rất khác biệt giữa các bên trong vấn đề « phi hạt nhân hóa » cho đến nay, cụ thể là giữa Hoa Kỳ một bên, và bên kia là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

“Giải trừ” trước hay “hòa bình” trước ?

Theo Charles Knight, đối với Seoul và Bình Nhưỡng, để tiến đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thì điều kiện căn bản là « có được các tiến bộ trong tiến trình hòa bình và thịnh vương chung của hai miền Nam Bắc Triều Tiên ». Giám đốc an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Chung Eui Yong, trong một cuộc họp báo sau chuyến công du Bắc Triều Tiên, ngày 5/9, thông báo các thảo luận giữa hai bên trong ba ngày làm việc tại Bình Nhưỡng, sẽ tập trung vào hai vấn đề tiến trình hòa bình và thịnh vượng chung (2), đúng theo tuyên bố của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, trong bài diễn văn mới đây, nhấn mạnh là « quan hệ Liên Triều tiến triển là động lực » cho phi hạt nhân hóa.

Về vấn đề này, Hoa Kỳ có quan điểm trái ngược. Đó là việc « giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược » mới là điều kiện cho hòa bình và thịnh vượng của Bắc Triều Tiên.

Đọc thêm : Mỹ-Triều : Sức ép Bình Nhưỡng – gọng kềm Washington, ai lợi thế hơn ?

Nhà nghiên cứu Viện Nghiên Cứu Hòa Bình và An Ninh Quốc Tế Cambrige nhấn mạnh là, cho đến nay, cho dù khác biệt rất lớn về quan điểm như vậy, ba bên « trong các tuyên bố công khai đều tỏ ra chừng mực, và thậm chí còn phủ nhận các bất đồng quan trọng này ».

Định nghĩa rõ về “phi hạt nhân hóa”

Do không tìm được thỏa hiệp, bế tắc trong đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã dâng lên đỉnh điểm với việc chuyến công du Bình Nhưỡng, dự kiến hồi tháng trước, của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị hủy bỏ. Tuy nhiên, việc Seoul và Bình Nhưỡng quyết định tổ chức thượng đỉnh lần thứ ba, đã phần nào giúp cho quan hệ Hoa Kỳ – Bắc Triều Tiên không đi vào ngõ cụt (xem thêm : Trump hưởng ứng thượng đỉnh lần hai với Kim). Theo giám đốc an ninh Hàn Quốc, lãnh đạo Bắc Triều Tiên tái khẳng định mục tiêu « phi hạt nhân hóa toàn toàn » và quyết tâm sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ không chỉ với Hàn Quốc, mà cả với Hoa Kỳ trong vấn đề này.

Chủ đề phi hạt nhân hóa như vậy lại trở thành thách thức số một mà thượng đỉnh Liên Triều lần thứ ba cần phải hóa giải (3). Theo nhà nghiên cứu Charles Knight, để đàm phán không rơi vào ngõ cụt như trước, Seoul và Bình Nhưỡng cần phải đưa ra các đề xuất và ý tưởng, nhằm vượt qua tình trạng thuật ngữ « phi hạt nhân hóa », hiện đang được mỗi bên hiểu một cách. Điều đó có nghĩa là cần điều chỉnh lại bản Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa Liên Triều năm 1992.

“Danh sách tượng trưng”, cắt giảm vũ khí…

Bên cạnh đó, một điều quan trọng khác mà nhà nghiên cứu Viện Nghiên Cứu Hòa Bình và An Ninh Quốc Tế Cambrige nhấn mạnh, là cần phải xác định các biện pháp mang tính trung gian nhằm từng bước gây dựng lòng tin giữa các bên, hơn là đòi hỏi Bắc Triều Tiên phải khởi sự ngay lập tức tiền trình tiêu hủy hệ thống vũ khí hạt nhân, như quan điểm của Washington cho đến nay. Ông Charles Knight lưu ý là đòi hỏi cung cấp một lịch trình tiêu hủy, số lượng vũ khí, địa điểm cất giữ phương tiện, sản xuất nhiên liệu…, là điều quá sớm trong giai đoạn hiện nay, bởi điều đơn giản là không có một quốc gia nào sở hữu vũ khí này lại sẵn sàng đơn phương cung cấp cho « kẻ thù » các thông tin như vậy, để sau đó, các thông tin ấy có thể được sử dụng cho mục tiêu khác.

Một khả năng thực tế hơn, là Bắc Triều Tiên sẽ đưa ra một danh sách « mang tính tượng trưng » nhiều hơn, về những gì mà họ cho rằng phía Mỹ cũng đã nắm được…

Một điều có ý nghĩa tích cực rất đáng kể khác, mà hai miền có thể làm được trong thượng đỉnh lần thứ ba này, theo thông báo của giám đốc an ninh Hàn Quốc, được Charles Knight dẫn lại, đó là Seoul và Bình Nhưỡng lập ra một lộ trình « giảm căng thẳng về quân sự và thiết lập các kế hoạch cụ thể nhằm gây dựng lòng tin ». Cụ thể là hai bên cần giảm mạnh số lượng vũ khí quy ước và các đơn vị quân đội trên toàn bán đảo Triều Tiên, trước hết là hàng ngàn trọng pháo và hỏa tiễn của mỗi bên, đang hàng ngày, hàng giờ, sẵn sàng nhả đạn. Việc triệt thoái quân sự này phải được hai bên thực hiện từng bước một, và được kiểm chứng. Đây là một phần căn bản và rất khó khăn trong tiến trình hòa bình, đòi hỏi thời gian và sự kiên định.

Tuyên bố chấm dứt chiến tranh : Mỹ, Hàn mỗi bên một khác

Một điều rất quan trọng khác về mặt biểu tượng và cả về mặt thực tế, được chuyên gia Charles Knight lưu ý là, với thượng đỉnh Moon-Kim lần thứ ba, Seoul và Bình Nhưỡng có thể ra tuyên bố chung chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (mà về mặt nguyên tắc, mới chỉ bị đình chỉ hồi 1953). Một tuyên bố chấm dứt chiến tranh hai miền như vậy sẽ thúc đẩy chính quyền Trump thương thuyết một thỏa thuận hòa bình giữa Washington với chế độ Bình Nhưỡng. Theo ông Morton Halperinn, chuyên gia về chính trị quốc tế và kiểm soát vũ khí, để tỏ thiện chí thúc đẩy đàm phán, trong giai đoạn hiện tại, Bắc Triều Tiên có thể tuyên bố đơn phương ngừng làm giàu nhiên liệu hạt nhân. Đây là một cử chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn, bởi trên thực tế, cũng giống như việc tuyên bố ngừng các vụ thử hạt nhân, biện pháp này không ảnh hưởng gì đến hệ thống vũ khí nguyên tử mà Bắc Triều Tiên hiện có.

Riêng về viễn cảnh Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, theo đòi hỏi của Bình Nhưỡng như một điều kiện tiên quyết cho việc phi hạt nhân hóa, báo The National Interest (4) có bài phân tích cảnh báo là không thể coi đây là tiền đề cho các bước thương lượng tiếp theo (5). Bởi lẽ một trong các lý do chính là khi hiệp định này được ký kết, thì Bộ Chỉ Huy các Lực Lượng Vũ Trang của Liên Hiệp Quốc (United Nations Command – UNC), đồn trú tại Hàn Quốc để bảo vệ miền Nam, trước các đe dọa từ phía bắc, sẽ hết sứ mạng (6). Và một khi đã bị giải tán, Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ không thể tái lập cơ chế này để bảo vệ Seoul, nếu Bình Nhưỡng thay đổi thái độ, bởi trong hoàn cảnh hiện tại, Hội Đồng Bảo An – với quyền phủ quyết của Nga và Trung Quốc – chắc chắn sẽ không phê chuẩn cho việc triển khai một lực lượng như vậy tại Hàn Quốc.

Ghi chú

1. « What to Look For in the Pyongyang Inter-Korean Summit», 14/09/2018.

2. Bài « Achieving Peace on the Korean Peninsula », mạng The Diplomat, 13/09/2018.

3. « Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Thế nào là thành công đối với Hoa Kỳ ?», RFI, 12/06/2018.

4. «Ending the Korean War Is Much More Than a Symbolic Concession », The National Interest, 11/09/2018. Xem thêm « Triều Tiên: Chuyên gia Mỹ đề nghị tách hòa bình ra khỏi hồ sơ hạt nhân », RFI ngày 16/09/2018.

5. « Bình Nhưỡng gây sức ép với Mỹ để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên », RFI, 23/8/2018.

6. Kể từ năm 1978, nhiệm vụ được chuyển sang cho Bộ Tư Lệnh Liên Hợp Mỹ – Hàn (Combined Forces Command – CFC) phụ trách.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180917-thuong-dinh-moon-kim-lan-3-giup-gi-cho-phi-hat-nhan-hoa

 

Phát hiện kim khâu trong dâu tây của Úc

Cảnh sát Úc hôm 17/9 cho biết đã phát hiện những chiếc kim khâu bên trong trái dâu tây ở thêm hai bang khác của Úc, gây thêm sợ hãi về sức khỏe khiến cho các siêu thị phải thu hồi sản phẩm và nông dân phải đổ bỏ dâu tây giữa lúc loại trái cây này đang vào mùa.

Hãng tin Reuters cho biết, một người đàn ông ở bang Tây Úc và một cô gái ở Nam Úc đã báo cáo phát hiện kim khâu trong dâu tây trong hai ngày qua, cảnh sát Úc cho biết.

Bảy nhãn hiệu dâu tây ở Úc hiện được cho là bị dính kim khâu và đinh ghim, theo báo cáo của cảnh sát, khiến nhà chức trách phải cảnh báo nên cắt lát trái cây trước khi ăn.

Người đứng đầu cảnh sát Queensland, Ian Stewart, nói với các phóng viên hôm 17/9 rằng không rõ liệu đây là kết quả hành động đơn lẻ của một người hay có nhiều người hành động độc lập, và cần có thời gian cho việc truy tìm dựa theo chuỗi cung ứng.

Người tiêu dùng ở Queensland là những người đầu tiên báo cáo việc phát hiện kim khâu ẩn bên trong quả dâu tây.

Trong một thông cáo, cảnh sát Tây Úc cho biết có một người đã đến đồn cảnh sát ở York để tường trình về việc phát hiện kim khâu trong dâu tây.

Trong khi đó, cảnh sát Nam Úc cho biết đã khuyên người dân nên kiểm tra kỹ dâu tây nhãn hiệu Mal’s Black Label sau khi có báo cáo về một cây kim khâu được tìm thấy bên trong trái dâu tây vào sáng 16/9.

“Khi trái cây được tiêu thụ vào sáng nay, một cây kim khâu đã được tìm thấy bên trong một trong những quả dâu tây. Không có trường hợp thương tích nào được báo cáo”, cảnh sát tiểu bang cho biết.

Cảnh sát ở cả hai bang hiện đang điều tra sự việc.

Hôm 17/9, cả hai chuỗi siêu thị lớn nhất của New Zealand đã quyết định tạm dừng các đơn đặt hàng dâu tây của Úc, mặc dù Bộ Các ngành Công nghiệp Cơ bản nước này xác nhận không một thương hiệu dâu tây bị nhiễm kim nào có mặt ở các cửa hàng.

Cảnh sát Úc cho biết trái cây nhiễm kim dường như có xuất xứ từ một nhà cung cấp ở Queensland.

Queensland là nơi sản xuất dâu tây chính trong ngành công nghiệp quốc gia trị giá hơn 130 triệu đôla/năm của Úc (93,22 triệu đôla Mỹ).

Tập đoàn Woolworths cũng đã bỏ tất cả các thương hiệu bị ảnh hưởng ra khỏi kệ hàng trong siêu thị, nhưng vẫn tiếp tục bán các loại trái cây khác.

Ông Jamie Michael, người đứng đầu Hiệp hội trồng dâu Tây Úc, nói với tập đoàn truyền thông Australia rằng trang trại của ông đã phải đổ bỏ dâu tây ngay vào mùa cao điểm, và nếu người tiêu dùng vẫn tránh ăn dâu tây, một số nông dân sẽ không còn đủ khả năng để trồng dâu vào năm tới.

https://www.voatiengviet.com/a/phat-hien-kim-khau-trong-dau-tay-cua-uc/4574907.html